Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:17:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 285201 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #240 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 10:03:44 pm »

 Xin bác Đức thảo và bác hai ruộng giải thích thêm : Là khi đóng quân ở ở 1 địa phương lâu ngày thì có công sự vững chắc như 1 đồn lính hay không ? Ban đêm anh em nằm dưới nhà sàn hay dưới công sự ?

- Nếu không ở trong đồn và ở lâu dài trong dân thì chắn chắn địch sẽ biết tối đó sẽ có 1 bộ phận ở vị trí A,
  thì đặt tình huống chúng mò vào cách vài chục mét và nã vài trái B40 rồi bỏ chạy ngay thì ta xử lí tình
  huống này như thế nào ? Ta có bảo đảm khỏi thương vong ? và có thể tiêu diệt địch kịp hay không ?

  Còn để chống việc địch lấy một bộ phận nhỏ để chọc phá ta , thì đơn vị mình lại dùng cách khác không cần phải xuất kích , mình có thể nêu ra đại loại như sau :
 Tăng cường phục kích địch ở các nẻo đường quan trọng ngoài nơi đóng quân . Có khi D tổ chức một B cơ động luân phiên , bằng cách mỗi đêm trong các C bộ binh luân phiên nhau cử ra một B chiều là lên D nhận nhiệm vụ đi phục kích , khi đi phục kích cũng phải nghi binh , đi hướng này , nhưng ban đêm lại vòng ra phục kích hướng khác

Cách của bác Hai Ruộng cũng rất hay, nhưng có làm mãi như thế nổi không ?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 10:11:19 pm gửi bởi lamson1981 » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #241 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 10:33:17 pm »

Đức Thảo ơi ! Bao giờ mình cũng coi Đức Thảo là cấp sỹ quan sáng giá và những cung cách chỉ huy của Đức Thảo cũng rất sáng suốt , đọc bài của Đức Thảo lúc nào mình cũng thấy hài lòng , từ cách đối xử với nhân dân bạn cho đến cách chăm lo cho anh em lính tráng mình quý lắm , chính vì thế mà mình đưa ra tình huống để anh em ta cùng nhau học tập trao đổi kinh nghiệm với nhau . Đó cũng là cách học theo cụ Nguyễn Sơn , cụ là một vị tướng giỏi nổi tiếng cũng là bố đẻ của chị cả Hatuyenha trong QSVN mình . Dù là vị tướng giỏi nổi tiếng rồi , vậy mà lúc cụ đi công tác ngang qua đường gặp lũ trẻ chăn trâu chơi trò đánh trận giả , cụ còn trèo lên gò đất cao để mà xem , rồi tự rút ra cái hay cái giở . Anh em mình bàn luận tình huống trận đánh của Đức Thảo mình thấy cũng hấp dẫn lắm chứ , người thì đưa ra quan điểm , người thì phản biện , quá hay !
  Từ khi mà D6 bị trận điệu hổ ly sơn . Lúc đó E747 hết sức cảnh giác trong việc xuất kích khi bị địch chọc phá , rất hạn chế ,xuất kích khi nào thật cần thiết , mà muốn xuất kích thì phải tổ chức chu đáo, bộ phận nhỏ đi đầu dò xét , bộ phận xuất kích phải có phương án tác chiến cẩn thận , nếu khi xuất kích bị địch phục kích  thì cách phản ứng như thế nào , bộ phận nào nằm lại ứng chiến , bộ phận nào vận động đánh vào sườn đội hình phục kích của địch . Rồi chi viện tiếp từ cứ ra như thế nào , phải có kế hoạch chu đáo trước .
 Còn để chống việc địch lấy một bộ phận nhỏ để chọc phá ta , thì đơn vị mình lại dùng cách khác không cần phải xuất kích , mình có thể nêu ra đại loại như sau :
  Tăng cường phục kích địch ở các nẻo đường quan trọng ngoài nơi đóng quân . Có khi D tổ chức một B cơ động luân phiên , bằng cách mỗi đêm trong các C bộ binh luân phiên nhau cử ra một B chiều là lên D nhận nhiệm vụ đi phục kích , khi đi phục kích cũng phải nghi binh , đi hướng này , nhưng ban đêm lại vòng ra phục kích hướng khác . Những địa điểm phục kích bố Sườn ( D trưởng D7) đã chọn trước khi đi điều nghiên địa hình cùng với các cán bộ B . Mỗi vị tri phục kích đều có phướng án bố trí hỏa lực và trung liên , B40  Cối 82  từ D bộ lấy phần tử sẳn trước đội hình phục kích 100 mét , khi nổ súng là bắn cối ngay . Khi phục kích xong nếu đêm đó không gặp địch thì phải xóa sạch dấu vết trước khi rút về , để hôm sau còn phục tiếp . Tùy theo tình hình có khi một đêm phục hai hoặc ba điểm , lúc thì một điểm . B phục kích luôn luôn có máy thông tin đi theo . Nếu có trường hợp ta phục kích mà địch vẫn lẻn vào chọc phá ta theo hướng khác thì D sẽ điều B Phục kích nầy từ từ vị trí phục kích về bọc hậu chúng , hoặc là quay ngược đội hình phục kích lại đón lỏng chúng trở về .
   Cách thứ hai là xung quanh vị trí đóng quân trong khoảng cách từ 200 mét cho đến 500 mét , những vị trí có vật che đỡ mà địch có thể lợi dụng vào đó để tập kích vào nơi đóng quân của ta , ta cho canh cối trước , hoặc là gài mìn trái . Khi địch muốn chọc phá ta chúng cũng sợ ta từ trong bắn ra vì thế chúng phải tìm vật che đỡ để mà nấp tránh đạn thì chúng mới chọc phá ta được . Khi chọc phá ta bọn chúng cũng rất khôn , chúng chia ra hai bộ phận . Một bộ phận tìm vị trí vững chắc như ụ mối , bờ ruộng ,vv.. . Những vị trí nầy chúng chọn cách ta chừng 150 đến 200 mét , một hai tên nấp vào đó liên tục nã súng vào vị trí đóng quân của ta có thể là B 40 , hoặc AK . Còn một bộ phận lợi dụng trời tối chúng bò vào sát giao thông hào hay chốt gác nằm im ở đó , vì trời tối chúng không thể nào biết rõ công sự ta chính xác ở đâu , đợi khi những tên có ụ mối nấp bắn chọc vào đội hình đóng quân của ta , ta ra công sự và bắn trả lộ hỏa điểm là chúng ton B40 hoặc ném lựa đạn vào . Vì thế anh em mình nếu gặp tình huống mà bọn chúng chọc phá như vậy không được phép bắn trả đó là lệnh của Bố Sườn . Chỉ được bắn khi nào nó bò lên cách công sự chỉ vài mét và bắn là phải hạ gục , địch bỏ xác tại chỗ , nếu anh nào mà bắn bậy lộ hỏa điểm là chết với bố . Còn vài thằng chọc phá chỉ cần tong vài trái cối 60 là ông nội chúng cũng không dám chọc phá nữa . Vì nó đã có ụ mối che chắn ta có bắn B 40-41 cũng bằng không chẳng ăn thua vì bọn này , nhưng đối với cối nổ phía sau lưng chúng thì ụ mối không còn tác dụng che đở cho nó nữa . Cái trò này mà chúng lặp lại lần thứ hai lần thứ ba là chúng chết với anh em mình đi phục kích ngay , hốt gọn chúng khi chúng chọc phá mình xong và quay về nhà
 
Cách bài binh bố trận của bố Sườn (D trưởng D7)đa năng ,ứng biến từ công sang phòng ngự và ngược lại mang tính tổng thể công thủ toàn năng .
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #242 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 10:41:28 pm »

VIẾT TIẾP CHUYỆN C2.
   Lúc nầy đả vào tháng mưa dầm,có những lúc mưa liên tục đến mấy ngày liền,khiến mọi hoạt động của ta phần nào cũng hạn chế.Chúng tôi vừa tranh thủ cũng cố chính quyền và lực lượng vủ trang cho bạn,vừa vẩn phải thường xuyên tổ chức các đợt tác chiến dọc ra 2 bên,tránh để địch tiếp cận quá gần,tìm cơ hội tập kích tiêu hao lực lượng ta và khống chế hoạt động của bạn.
   Đáng chú ý là lần đích thân duc thao tổ chức 1 tổ 7 đ/c mang theo 3 quả DH10,bố trí phục kích ở rừng mây,khu vực bắc Tà ông,cách chốt ta gần 2 km.Vượt qua 1 cánh rừng thưa sau khi cắt qua khỏi cánh đồng ruộng lúa,khu vực nầy xuất hiện chằng chịt những đám cây mây rậm rạp,xen kẻ bên trong là các con đường mòn dân tạo ra để vào khai thác mây và đi lại,bề ngang chỉ từ 6 tấc đến 1m,vướng víu rất khó đi.Từ đặc điểm địa hình như thế nầy,khiến việc trinh sát ,đi lại và bố trí mìn trái phục kích của ta rất khó khăn,và nhiệm vụ phục kích được thực hiện trong điều kiện rất nguy hiểm,nếu bị địch phát hiện ra ta sớm.
   Sau khi tổ chức trinh sát chọn điểm xong,chúng tôi xuất phát vào lúc 8 giờ đêm 1 ngày mưa dầm,khung cảnh rất âm u.Do địa hình bố trí không rộng rải lắm,nên cả tổ phục phải luồn người chui vào những đám mây để ẩn nấp,sau khi tự bố trí mìn trái của mình.Cứ vậy,đ/c nào cũng trùm ni lon nằm sát đất để nghe ngóng và chờ đợi.Mưa cứ rả rích đến tầm khoảng 10 giờ,đột nhiên chúng tôi phát hiện nhiều ánh đèn pin quét qua lại liên tục từ hướng tây bắc đi xuống.Lúc nầy không ai bảo ai, đ/c nào cũng căng thẳng chờ đợi,sẳn sàng giật trái và nổ súng.
   Một lúc sau,tiếng nói chuyện râm ran nổi lên,và ánh đèn pin thì cứ thay nhau quét ngang dọc liên tục,chói cả mắt rọi đến.Nhưng trái với nhận định của chúng tôi,địch không đi ngang qua đội hình phục kích của ta theo hướng từ tây sang đông,mà chúng lại theo con đường từ bắc xuống,chệch bên ngoài quả mìn cuối ta bố trí đến 20 m.Qua cách đi lại và nói chuyện của chúng,chúng tôi biết rằng lực lượng chúng khá đông,nên với địa hình kiểu nầy,cộng với lực lượng khá mạnh,rồi chủ quan cho rằng thời tiết nầy,các lực lượng ta không hoạt động,nên bọn chúng rất nghênh ngáo và chủ quan,vừa rọi đèn vừa nói chuyện thật ồn ào.Hàng trăm tên lần lượt vượt qua bởi ánh đèn pin lấp lóa khiến ae chúng tôi nhìn thấy khá rỏ bước chân của chúng.May là đêm đó chúng không đi đúng hướng như ta bố trí mìn nên ae không dám giật,chứ nếu không,không biết tình thế như thế nào vì chúng tôi chỉ dự kiến địch có đi lại trên tuyến đường nầy chỉ khoảng 7 đến 10 tay súng,nên mìn trái gài khá dầy,lại cận đường do không thể bố trí sâu vô trong,nếu điểm hỏa sát thương sẻ không cao.
   Với lực lượng còn lại quá đông,có lẻ chúng tôi sẻ khó thoát.Khi bọn chúng đi qua hết 1 thời gian,chúng tôi liền thu hồi mìn trái,tổ chức rút lui về căn cứ,báo động đ/v cảnh giác và chờ đợi đến sáng.Và mặc dù không nổ súng được,nhưng chúng tôi cũng phát hiện ra lực lượng địch ở đây là khá lớn.Chúng đang tổ chức bố trí lại lực lượng hay cơ động đánh vào đ/v nào khác,chúng tôi không nắm được ,chỉ báo cáo tình hình về trên để có hướng xử lý.
   Kể từ lúc nầy bọn địch ngầm trong phum cũng bắt đầu trổi dậy đối phó với ta,kết hợp với những toán nhỏ lẻ ngoài rừng bắt đầu các hoạt động quấy phá.
   Nặng nề nhất là c2 ở Lô vênh rư xây.Lợi dụng lúc có chớp lạch và sấm nổi lên,bọn địch ngầm liền dùng B đứng trên sàn nhà bắn trực xạ vào lính ta đang sinh hoạt dưới sàn nhà dân đối diện bên kia đường,gây cho ta khá nhiều thiệt hại về nhân mạng.Cứ mổi lần như thế,ta phải có đến mấy ca hy sinh.Áp dụng lối đánh nầy rất lợi hại,vì ae ở gần xung quanh nghe tiếng nổ cứ ngở là tiếng sấm.Đến chừng phát hiện ra vấn đề,thì chúng đả kịp xóa hết dấu vết,ta không tài nào phát hiện ra. Mãi đến sau nầy,ta mới áp dụng phương pháp đo đường đạn,mới xác định vị trí đứng bắn của chúng,bắt nhiều tên ở sát lính ta dấu súng trong nhà mới hết bị tập kích theo kiểu đó.
   Ngoài ra chúng còn tổ chức gài trái ngay trên đường ra mặt gác ban đêm của ta,khiến có đ/c phải mất giò.Đến khi ae c2 tổ chức phục kích bắt được,mới gở được thêm tên địch ngầm hay ăn nhậu cùng lính.Tổng kết lối đánh phối hợp của bọn địch ngầm nầy,c2 chúng tôi mất đi hơn chục đ/c.
   Đả vậy đ/c Vinh lại bỏ đ/v trốn lên Poi pet 1 thời gian,lúc quay về đứng trước tình hình thiệt hại nầy,anh bắt đầu có những biểu hiện thần kinh không bình thường.Vậy là mọi sự lại rớt lên vai đ/c Toàn,phải gánh lấy đ/v trong điều kiện địch bắt đầu tăng cường mọi hoạt động.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 07:24:46 am gửi bởi ducthao » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #243 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:09:18 pm »

hehe bác ducthao nhận định 1 số vấn đề trên chiến trường K thời điểm 1985 nghe lạ quá  Grin
- Vào thời điểm 1985 địch và ta quá  rỏ nhau về mọi mặt , đặc biệt là những đơn vị làm công tác xây dựng địa bàn chúng biết tên từng cán bộ đến cấp b , biết cả thói quen , tính tình của từng người . Ngay địa bàn bác đứng chân chắc chắn đã xảy ra hàng ngàn trận đánh từ 79 - 85 nên sư 912 Pốt nó cũng không lạ gì bộ đội VN nên không cần phải chứng minh bản lĩnh bằng cách liều lĩnh cho lính ra khỏi công sự truy kích địch ban đêm vì quá nguy hiểm dễ rơi vào thế trận phục kích của chúng . Khi địch dám đánh ta ở thế phòng ngự chúng đã phải huy động lực lượng đông gấp 3 lần , tổ chức kế hoạch tấn công , chặn viện và rút lui chu đáo nên ta phòng ngự đến sáng chờ chi viện hoặc buột địch phải rút là quá giỏi rồi không ông chỉ huy nào dám tổ chức phản công ngoài công sự .
Năm 85 - 86 dù địch phân tán từng tốp nhỏ nhưng tính cơ động rất cao . Khi đã lên phương án xóa sổ 1 C ( 30 người )đứng chân nào nó chúng huy động trên 2 E có khi chúng còn rủ thêm tụi para để đánh bật chúng ta ra khỏi phum . Khi chúng vào được phum là bắt giết cán bộ chính quyền bạn cướp và đốt kho lúa sau đó nhanh chóng phân tán lực lượng rút lui . Hầu như các D địa bàn của 7705 trong 2 năm này đều ít nhất có 1 lần bị địch dập kiểu này , đến năm 87 tình hình mới đở hơn .
Vào thời gian này các D địa bàn phài dâng đội hình cao lên hướng bắc phối hợp với các đơn vị chủ lực ở biên giới tảo thanh bọn địch bị động ổ ở chiến dịch biên giới đầu 1985 và phải mướt mồ hôi với địch . Cuối năm 86 khi được rút ra gần đường 6 ai cũng thở phào nhẹ nhỏm .
Ngày nào không nghe súng nổ ăn cơm không ngon , địch và ta cứ xà quần rượt đuổi nhau từ phum này sang phum nọ mà cứ phải căng thẳng suy đoán tính toán cho từng lần đánh nhau vậy chắc mấy ông chỉ huy đơn vị tụi em bị tâm thần hết quá  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #244 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:18:04 pm »

Xin bác Đức thảo và bác hai ruộng giải thích thêm : Là khi đóng quân ở ở 1 địa phương lâu ngày thì có công sự vững chắc như 1 đồn lính hay không ? Ban đêm anh em nằm dưới nhà sàn hay dưới công sự ?

- Nếu không ở trong đồn và ở lâu dài trong dân thì chắn chắn địch sẽ biết tối đó sẽ có 1 bộ phận ở vị trí A,
  thì đặt tình huống chúng mò vào cách vài chục mét và nã vài trái B40 rồi bỏ chạy ngay thì ta xử lí tình
  huống này như thế nào ? Ta có bảo đảm khỏi thương vong ? và có thể tiêu diệt địch kịp hay không ?

  Còn để chống việc địch lấy một bộ phận nhỏ để chọc phá ta , thì đơn vị mình lại dùng cách khác không cần phải xuất kích , mình có thể nêu ra đại loại như sau :
 Tăng cường phục kích địch ở các nẻo đường quan trọng ngoài nơi đóng quân . Có khi D tổ chức một B cơ động luân phiên , bằng cách mỗi đêm trong các C bộ binh luân phiên nhau cử ra một B chiều là lên D nhận nhiệm vụ đi phục kích , khi đi phục kích cũng phải nghi binh , đi hướng này , nhưng ban đêm lại vòng ra phục kích hướng khác

Cách của bác Hai Ruộng cũng rất hay, nhưng có làm mãi như thế nổi không ?

hehe nhiệm vụ ta là giúp bạn xây dựng chính quyền khi chính quyền phum mạnh rồi ta đi nơi khác nên không phải làm đồn chi cho tốn công bác ạ . Nếu ở lâu thì làm mấy cái nhà bằng lá ở bìa phum , đào giao thông hào để phòng ngự . Nhiều khi ta quay lại đánh địch trong phum đó tụi nó lại dùng chính cái giao thông hào đó đánh lại ta  Grin
Còn về vụ đi phục như bác HR nói là điều bắt buộc , ngày nào bác còn ăn cơm thì đêm đó bác phải đi phục , đơn giản vậy thôi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #245 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:55:52 pm »

Bạn Lamson ơi! Cái cách đóng quân trong đồn bót kiên cố như lính Ngụy coi vậy mà mà có nhiều yếu điểm lắm . Chẳng hạn : tập trung đông người lại một chổ rất dể làm mồi cho hỏa lực nặng nhu cối pháo . Mục tiêu lại nổi lên sừng sửng , DK hoặc H 12 quét cũng sập , còn linh thì tập trung vào các công sự gặp mùa nóng không tài nào chịu nổi , nên bọn lính thường lên bót mà ngủ khi có nổ súng mới chui vào công sự , cứ một cái đồn diện tích vài chục mét vuông mà tập trung cã bốn năm chục tên dầy đặc . Đặc công ta chỉ cần lẻn vào chừng vài người là ném lựu đạn tiêu diệt cả mấy chục tên đang nằm ngủ . Vì vậy bộ đội ta không hề đóng quân trong đồn bót , mà chỉ đóng quân trong dân , đào công sự , hoặc giao thông hào phòng thủ gác sách từng cụm liên hoàn vì vậy đóng lâu trong dân phải tổ chức chốt gác nghi binh , rồi chốt gác bí mật , ngủ cũng vậy trời không mưa thì ngủ khác , trời mưa thì ngủ khác , cứ thay đổi liên tục . Điều quan trọng là khi đóng quân làm nhiệm vụ ở địa bàn nào , thì cũng cố và nắm địa hình phải làm thật nhanh , khi đứng chân khá vững rồi thì phải tăng cường trinh sát đánh địch ngay những nơi mà chúng cho là sào huyệt , hay chiến khu của chúng , hành quân vào lùng sục đánh chúng liên tục , chúng lo chống đở , hoặc trốn tránh ta thì chúng còn đầu óc ở đâu mà tìm đến quấy phá mình . Ta đưa từng mũi lùng sục tận trong rừng cách nơi ta đóng quân hai ba ngày đường ,  có khi mang cơm vắt cã tuần vào sát cứ chúng mà phục kích , đến nổi lúa ngoài rẩy của chúng chín vàng mà chúng còn không dám ra gặt lúa . Bọn mình thường tổ chưc từng B vào sát cứ của chúng nằm phục kích , nằm im chôn mình trong đám lá như là con óc , chúng bửa củi nấu cơm anh em mình còn nghe . Đợi nó vừa ra khỏi cứ , bắn xong là nhào lên lấy vũ khí rồi chạy ngay nếu chậm chân  chúng có thể bao vây lại ta vì ta vào sâu quá . Mùa mưa  thường một B mình đi phục cách nơi đóng quân từ 30 đến 50 cây số trong rừng , có khi còn sâu hơn nữa , cứ mỗi lần đi là mang cơm vắt và lấy gạo ngâm nước rồi rang cho chín sau đó lấy đường ngào thành cốm để ăn . Đến mùa khô là tổ chức chiến dịch đánh thẳng vào cứ chúng luôn , lúc đó chúng chỉ lo chống đở , lo chạy trốn và dời cứ liên tục , Chúng chịu sao nổi , còn sức đâu mà quấy rối mình . Những hình thức quấy rối mình như vậy chỉ thời gian đầu khoảng một tháng trở lại khi đơn vị mình vừa đến đứng chân thôi . Một vài tháng sau khi mình tập trung đánh thốc vào cứ của chúng là ở ngoài cứ của mình có thể cho dân tổ chức múa lâm thon được rồi đó .
 Trái lại đơn vị nào mà chỉ lo đứng chân trụ cho vững ở một vài phum , mà không dám mò vào cứ của chúng để chơi chúng  là chết với bọn chúng . Vì bọn chúng có cứ , có hậu phương , chúng chọc phá ta xong , chúng về cứ chúng dưỡng sức, khi khỏe chúng ra chọc tiếp , phòng thủ riết rồi quan lính gì bệnh tâm thần hết .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 12:05:01 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #246 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 08:14:00 am »



_Khi chuẩn bị mở ra to pic nầy,duc thao hơi mất hứng thú 1 chút vì thấy mình có vẻ đơn độc quá,để kể lể về đ/v của mình mà không ai minh chứng cũng như xác nhận từng sự kiện,hay cùng nhau bàn bạc cho sát thực tình hình,hầu rút ra kinh nghiệm gì đó của một thời quá khứ.
_Nhưng rồi có một số ae cũng động viên,như anh H3 Hùng đả nói với duc thao,thôi rán 1 mình tác chiến,vì thời điểm khu vực nầy chỉ có mình duc thao lên mạng.
_Thật ra trước khi viết lên vấn đề gì,duc thao đều có trao đổi với đ/c Chánh,c phó c7,hiện là thương binh,cư ngụ tại quận Tân Phú,người đả từng nằm chung với duc thao thời gian nầy,xem thử câu chuyện kể đó có chính xác hay chưa,và chuyện gì có thể hoặc không nên đưa lên thành câu chuyện.Bởi vậy vừa kể duc thao cứ vừa phải băn khoăn,mình nên kể 1 câu chuyện hay là nói lên 1 sự thật,thành ra có nhiều sự kiện chỉ dám nói chung chung,làm nhiều đ/c đọc lên có thể không hiểu hết.
_Nếu chỉ lấy đ/v mình mà so sánh với đ/v khác,câu chuyện sẻ rơi vào thế chủ quan.Chổ đ/v duc thao cũng vậy,với toàn bộ lính 82 lúc nầy chưa được về chính sách,lớp lính từng rất giỏi lối đánh phản công vào sườn địch,cơ động đánh sau lưng chúng từ những ngày còn ở nơi biên giới,trong điều kiện rừng rậm và mìn trái dầy đặc,thì thú thật,việc xuất kích đánh vào đội hình địch khu vực nội địa sau nầy,không là chuyện gì đáng ngại với chúng tôi lắm.Đó thuộc về bản lỉnh của một đ/v chứ không phải là sự liều lỉnh của một chỉ huy,vì hình thức tác chiến nầy gần như là lối đánh trong tiềm thức của đ/v duc thao rồi.Khi tình huống xảy ra,thật ra chỉ huy không cần ra lệnh,thì từng đ/c trong đội hình đả theo phương án từ trước tự giác thực thi rồi.
   Có lẻ đ/v duc thao may mắn hơn những đ/v khác là mặc dù vậy,chưa từng bị rơi vào các tình huống ae đưa ra,nên cũng chưa hình dung sự thể thế nào.Nhưng cứ nằm đó chờ tốp địch vào tập kích 1 bộ phận rồi rút chạy,trong khi các bộ phận khác cứ nằm yên thì chúng đâu có ngán,muốn tập kích bộ phận nào cũng được.Trong khi vừa đánh vào bộ phận nầy,chưa kịp rút lui đả bị đánh vào sườn,thì yếu tố tâm lý của thằng tập kích cũng khác chứ.Thực tế đả cho chúng tôi thấy sau nầy địch không còn vào tập kích lần nào,sau vài lần bị ta phản ứng như vậy.
_Nhiều đ/c khi nói lên phiên hiệu của đ/v duc thao còn chưa biết nó nằm ở đâu,như thế nào.Trái lại duc thao biết rất rỏ toàn cục của MT thời gian đó,và rất nhiều đ/v như thế nào.Nên nhiều khi có nhiều câu chuyện nghe qua hơi khó hiểu quá.Nhưng vì tôn trọng nên không tiện hỏi han thêm.Mong ae góp ý xác thực 1 chút như anh Hai Ruộng,anh Le thao 1394,anh Lam son...sự bàn bạc,tìm ra vấn đề sẻ phong phú và tập trung hơn
_Xin bổ sung thêm mấy dòng cùng bác Lam sơn 1981.Cuộc chiến ở Cam pu chia,nhất là ở khu vực nội địa,thường thì trong điều kiện nổ súng ta hay chấp địch 1_0 bác à.Có nghĩa là nó hay nổ súng trước,sau đó mới tới lính ta.Một phần vì ta hay sợ bắn nhầm dân,một phần do đặc điểm ta thì chốt,chúng thì vào tập kích.Thông thường chúng vào tập kích thì triển khai ở xa,xong bắn vài quả B,vài loạt đạn nhọn rồi bỏ chạy.Kiểu đánh nầy mang tính chất tâm lý nhiều hơn gây thương vong cho ta.Còn khi thấy ta có nhiều chủ quan ,sơ hở,chúng tập trung quân đánh bứt 1 đ/v rồi rút lui,lúc đó ta chỉ còn giải quyết hậu quả.Vài tình huống tiêu biểu để bác tham khảo thêm.
   Còn tất cả hy vọng thời gian sẻ khẳng định.
   Thành thật cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 09:01:43 am gửi bởi ducthao » Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #247 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 09:22:51 am »

Chủ yếu về sau này Pôt vẫn dùng chiến thuật du kích với ta nhưng khác hơn thời kỳ E747 của Tiahien và bác Hai ruộng ở chỗ:
1-Địch đã được tập hợp lại, có động cơ lý tưởng dân tộc (do Sihanuc kêu gọi liên minh dựa vào lực lượng của Pốt)
2-Số quân nội gián tăng, nguy cơ gây thiệt hại từ địch ngầm là rất cao.
3-Được trang bị mạnh từ nhiều nguồn. Kinh nghiệm chiến đấu cao vì đã tồn tại trong suốt thời gian khắc nghiệt của chiến trường.
4-Thay đổi phương thức chiến tranh và chiến thuật: bao vây du kích bằng mìn bẫy, thông tin nội gián chính xác+du kích phá rối+chủ lực cơ động.
........
Thấy cục diện tại Chi-kreng do ducthao kể lại lúc này hình như địa bàn lộ 6 bị bỏ lơi. Thật ra những trận đánh lớn đã được lên sơ đồ để giải quyết thế chiến lược mà trận Ban TaTum là một điển hình.
Nổi bật nhất trong thời này là kiểu đánh cù cưa, bộ đội ta bị thương do mìn TQ trang bị quá nhiều cho Pôt hơn là hy sinh. Đi ra đầu ngõ đã có mìn nên lính ta lạnh cẳng chẳng dám đi càn xa. Chính vì vậy địch có cơ hội tập trung quân đông ngay trước mũi của ta để thừa cơ đột kích

He he... cái quan trọng là thực tế chiến trường, địch có mạnh mà ta vẫn thắng thì chiến thắng ấy mới có ý nghĩa chứ. Ducthao cứ bình tâm đi tiếp, ae các cựu vẫn dõi theo từng trang hồi ức đó.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #248 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 09:52:15 am »

 Kotahien nhận xét rất đúng về tình hình thay đổi có nhiều cái bất lợi cho ta vào thời điểm Đức Thảo . Năm 1982 KONTAHIEN cũng đã từng hết sức chủ quan khi nói với anh em lính mới qua năm 1982 " Tụi tao đánh hết giặc rồi , tụi mầy qua làm gì nữa " . Đúng thật lúc đó bọn nó chịu không nổi chạy qua tạm trú ở Thái Lan hết , sau nầy vào QSVN rồi mình mới biết nó chẳng những sống lại mà còn mạnh đến không ngờ . Nhưng rồi đàn em mình cũng đánh thắng , thấy cũng vui mừng mà cũng rất thương . Vì lúc mình về nước hơi quá đột ngột không được truyền lại hết kinh nghiệm cho đàn em . Còn lớp cán bộ mà từ thời chống Mỹ đầy kinh nghiệm quí báo thì hầu hết lại muốn về nước vì cuộc trường chinh quá mõi mệt so với các cụ . Lớp thừa hưỡng kinh nghiệm của các cụ như bọn mình lại cũng về theo luôn . Để lại đàn em bơ vơ và có phần thiếu kinh nghiệm so với bọn Pốt . Nhưng cuối cùng đàn em cũa mình cũng chiến thắng oanh liệt , có những sỹ quan như Đức Thảo mình rất tự hào cho đàn em của mình . Cái mong muốn của mình là làm sao truyền lại hết kinh nghiệm cho thế hệ đàn em tiếp nữa , để không phải hụt hẩn như thời sau năm 1982 . Nếu mà bây giờ mà những anh em như Đức Thảo , Svailo .vv... còn trong quân đội là mình vui lắm . Đất nước mình khó mà tránh khỏi kẽ thù tham lam dòm ngó . Bọn mình truyền đạt được nhiều kinh nghiệm đánh giặc cho thế hệ đàn em sau nầy càng nhiều càng có lợi có sao đâu .
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #249 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 10:34:08 am »

Lớp lính đàn em chúng tôi cảm thấy hụt hẫng lắm mỗi khi đ/v giải quyết ra quân cho lớp đàn anh,trong khi kinh nghiệm thì chưa tích lũy được bao nhiêu lại phải dìu dắt lớp đàn em mới toanh,Thực sự cũng không an tâm cho lắm.Dần dà từ thực tế+kinh nghiệm được truyền lại qua những mẫu chuyện kể vv.. lốp chúng tôi cũng trưởng thành hơn.Rồi chiến tranh cũng qua đi ,giã từ áo lính về lại cuộc sống bình thường.Giờ đây bình "loạn" để được nghe nhiều, biết nhiều hơn trong đời " lính rừng" thế thôi.Mong DucThao tiếp tục để ae còn biết nhiều nhiều hơn nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM