Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 284957 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #210 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 09:14:32 pm »

  Coi vậy chứ chống xuồng chưa quen khó lắm Kontahien ơi ! Chống từ từ thì dễ , nhưng mà muốn chống nhanh như người đã quen chống thì mình cũng thua , khi ra sức chống thật mạnh cho xuồng đi nhanh thì cây sào nó lún sâu khó rút lên lắm rút mạnh tay thì mình lại rớt xuống xuồng , chứ sào cũng không lên . Không biết bạn nào có bí quyết rút sào chỉ giùm với .
 Có lẽ Kontahien nhìn thấy người ta chống mấy chiếc ghe tam bản lớn khi tách bến hay là cặp bến , phải dùng sào chống , thì mới đứng ở mũi thuyền . sau khi chống muốn rút sào lên thì dùng tay ngoáy cây sào một tý thì rút nó mới nhẹ nhàng . Còn chống xuồng ba lá là phải đứng đằng sau lái và chống nhanh để đạt tốc độ lớn lúc đó không quen khó mà ngoáy cây sào kịp vì vậy rút mạnh là rơi khỏi xuồng ngay .
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #211 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 09:42:21 pm »

PHUM TH'NO,XÃ LÔ VÊNH RƯ XÂY.
  Ngày đầu tiên vác ba lô lội bộ về phum Th'no ,cũng là lần đầu tiên duc thao xuống tới khu vực nầy kể từ khi tiểu đoàn về đứng chân ở đây.Do đặc điểm bch chỉ có mình duc thao là phải chỉ huy tác chiến,mà địa bàn c nào ban đầu cũng có địch hoạt động,nên tiểu đoàn gần như chia thành 2 khu vực.Từ phum Th'no ken về phum S'piên Thốt nốt,kéo dài theo hai hướng bắc nam là do c1 và D bộ đảm nhiệm truy quét và xây dựng,nhưng lực lượng chủ yếu là c1,thỉnh thoảng 1 vài khẩu đội hỏa lực của D mới đi phối thuộc.
  Còn từ ngả ba P'Rây T'tưng về tới địa giới Kong pong thom,và sâu hai bên trục lộ 6 thì do c2 (tăng cường 1 cối 82 và 1 máy PRC 25)và c3(tăng cường 1 DKZ 82)đảm nhiệm.C3 chốt theo trục lộ 6,có b1 đóng ngay ngả ba đường vào phum Chòm bọ,cách ngả ba P'Rây T'tưng khoảng 2 km,đội hình bố trí 2 bên trục đường.Đi qua 1 cây cầu nhỏ về hướng Kong pong thom gần 2 km,ngay ngả ba lộ 6 tiếp nối đường vào phum Lô vênh rư xây_Tà nguôn,là bch c3 cùng b2 đóng ở giửa.Lên tiếp khoảng 1 km là b3,rồi đến chốt tà ông cách b3 khoảng gần 2 km.Như vậy đội hình c3 là dài nhất,rải theo trục đường lộ 6 gần 6 km.Từ ngả ba bch c3 theo trục đường lộ đất về hướng bắc,hướng phum Lô vêng rư xây_Tà nguôn 3 km là đội hình c2,đóng quân thành cụm,cùng c3 hình thành cụm chốt hinh chử T ngược theo trục lộ.
   Cả tiểu đoàn lúc nầy mới hợp đồng đánh vào phum Bà lăng 1 lần,nên duc thao vẩn chưa có dịp xuống đến c2,c3.
   Có 1 điều là từ đoạn cua cách ngả ba P'Rây T'tưng khoảng gần 800m,nơi có trục đường vào phum Bà lăng theo hướng nam,thẳng về b1 c3 gần 2 km lại bỏ ngỏ,không có đ/v nào của ta chốt giử,nên nhiều lúc khá mất an toàn,nhất là đoạn có cây cầu hay bị pot ra tổ chức đốt.
   Không nhớ rỏ lắm trên suốt tuyến c3 rải quân có bao nhiêu phum theo trục đường nằm trên đó,chúng tôi chỉ nhớ những địa danh chính như Th'no,Tà ông mà thôi...Địa hình 2 bên đường khá trống trải,chủ yếu là ruộng lúa xen kẻ vài đám thốt nốt và cây xanh.Phía b1 người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa.Còn ngay khu vực bch c3 có 1 ngôi trường cấp 1 khá lớn nằm ở hướng nam, đối diện ngả ba.Còn ngay ngả ba đi vào c2 khoảng 3,400m có một ngôi chùa xây cất khá lớn.Uỷ ban xã của bạn nằm ở bắc đường sát trục lộ về hướng đông bch c3 khoảng 200m.Dân cư còn lại về hướng Kong pong thom thì làm đủ các nghề :lúa,thốt nốt,đánh bắt cá biển hồ thời vụ.Nhưng đặc biệt nhất là dân khu vực b3 là dân xẻ gổ,những cô gái ở đây rất khỏe mạnh,có thể quật ngả lính ta bằng 1 cú hốt.
   Đoạn từ bch c xuống tới Tà ông về hướng bắc,hai bên đường là ruộng lúa,nhưng sâu vào phía trong khoảng 1 km là mí rừng,nơi đây pot thường tổ chức các toán nhỏ lẻ ra quan sát động tỉnh của ta,sau đó tổ chức cắt đường theo hướng bắc nam,dọc địa giới Siêm riệp_Kong pong thom cho các đoàn qua lại.
   Chính quyền bạn thì ta cũng đang tìm cách gom lại,ủy ban xã cũng đang trong giai đoạn phục hồi,do trước đây bị pot khống chế.Về trụ sở ủy ban thì đơn giản hơn,nhưng sự phân loại địch ta trong các cấp chính quyền thì chưa được chính xác lắm.Còn dân cư thì ai mạnh thì theo,đa số họ không quan tâm đến chính sự lắm,nhưng qua phân loại tạm thời,số gia đình có con em theo pot cũng khá lớn,nhất là ở những phum xa đường.
   Không biết ai chọn vị trí đặt bch từ đầu,đó là 1 ngôi nhà dân khá lớn nằm ở hướng nam đường,trong nhà ngoài 2 vợ chồng người chủ ra,chú ý nhất là người con gái của họ.Đó là 1 cô giáo dạy học tận thị trấn Chi ka ren,khá cứng tuổi ,độ hơn 30,lúc nào cũng mặc quần 2 ống và chưa có gia đình.Có thân hình khá thon thả và nước da khá trắng chứ không đen đúa như đa số các cô gái ở đây.Nhưng thú thật mặc dù cô nàng nầy là cô giáo,nhưng sự lẳng lơ của cô ta khiến ngay từ những ngày đầu về đây duc thao tự nhiên thấy không thiện cảm lắm,cứ muốn tìm cách dời bch đi chổ khác,để tránh rắc rối về sau.
    Còn về bch c ,lúc duc thao về đây thì đ/c Đờn đả đi phép,chỉ còn đ/c Chánh,đồng hương duc thao và đ/c Trường,quê Hải Hưng ,n/n 78,c phó,bị bể sau đợt chỉ huy để mất cầu 20 thời đ/v còn ở Mo hơn.Do cả 2 đ/c nầy không hợp tính nhau,nên đ/c Chánh bỏ xuống Tà ông nằm với chốt cầu.Còn đ/c Trường thì lại như 1 bản sao của đ/c Tiềm,chỉ có điều đ/c nầy đả báo cáo không nhận nhiệm vụ thẳng lên trung đoàn,và đang nằm chờ giải quyết chính sách.Lính tráng thì đa số ae chấp hành nhiệm vụ rất tốt,chỉ có vài dư luận về 1 tốp lính ta,thỉnh thoảng hay trốn xuống địa bàn Kong pong thom,chặn xe dân để xin tiền.Ngoài ra còn trường hợp đ/c b trưởng b2 tên Miền,lính Hài hưng n/n 79,vốn trước đây là liên lạc tiểu đoàn phấn đấu lên cán bộ b.Nhưng khi lên được thì lại trở nên tiêu cực,nhiệm vụ không nhận làm,cho về thì không chịu.
   Nhữngngày đầu tiên nhận nhiệm vụ ở đ/v khác của duc thao là như vậy đó,lại phải trăn trở,phải suy nghỉ lại từ đầu.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #212 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 09:51:28 pm »

Chèo hay chống xuồng thì cũng phải học và trải qua thực tế mới giỏi được. Có xuồng rồi thì chỉ nên chèo hoặc chống thôi chứ gặp trũng sâu sao mà đẩy được.
Đúng ra phải cho quân  Đồng Tháp Mười hoặc lính QK9 xuất thân từ các tỉnh Minh Hải, Cà Mau, Bạc Liêu tham dự trận thay cho đ/v ducthao chắc chắn có kết quả tốt hơn vì họ rất quen sông nước, tương tự tác chiến tại Biển Hồ.
Ở Cà Mau thuyền mộc 3 lá có, 5 lá có nhưng trang bị cả chèo và chống. Vào khu vực đồng nước nhiều cỏ năng thì mới phải dùng chống. Khi chống phải đứng ở vị trí mũi thuyền. Thế chống phải đứng thẳng dùng cây chống cắm xuống đất sình. Khi thuyền trôi thì người chống phải chuyển tay lần lần cho hết chiều dài cây chống, Đến lúc ây cây chống đã thành thế nằm ngang với thuyền, phần cuối cây chống tiếp xúc với sình được tạo thành hốc vát lớn hơn 45 độ, nhích nhẹ rút theo chiều ngiêng nên thuyền sẽ không bị chững lại. Chúng tôi từng phải học chèo chống cũng nhiều lần mới điều khiển xuồng như ý nhưng tất nhiên vẫn thua xa dân địa phương.

Chú Kontihen nói đúng rồi, khi chống cắm cây sào vuông góc với mặt nước khi ghe lướt tới thì lần tay theo sào và sào đã tạo với mặt bùn 45 độ rút sào lên nhẹ nhàng không làm ghe chậm lại. Nhưng ở quê cháu chống thuyền toàn phải đứng phía sau thôi, khi chống sào xuống người chống nhún thêm một cái nhẹ nhàng làm mũi ghe nhổng lên đỡ cản nước nên xuồng đi rất nhanh, đứng trước mũi thì khó chống lắm trừ khi chống phụ (một người chống chính ở phía sau). Cháu quê ở miền trung nhưng mà do sinh ra ở nhà quê một bên là rừng một bên là sông nên mấy món đi rừng, lội sông, chống ghe, chèo ghe cháu rành lắm.
Khi chưa đi học đại học cháu đi chở gỗ lậu đố mấy ông kiểm lâm bắt được. Mấy ổng lấy ca nô dí  nhìn thấy khoảng cách còn khoảng 50m là cháu nhận chìm ghe (ghe có chở gổ nha) bơi vào bờ chạy trốn. Chờ trời tối ra lặn vớt ghe, vớt gỗ lên chở đi tiếp. Nói ra thì mấy chú phê bình là dân lâm tặc nhưng mà cũng do nghèo quá, không có việc làm thì phải đi làm rừng kiếm tiền thôi.
Đọc bài chú Đức Thảo thấy đưa cả trăm bộ đội mà chèo chống thế kia thì thua. Đùa giởn với sông nước không được đâu, muôn đi sông đi biển phải có kinh nghiêm các chú ạh. Đi sông nước không rành là trả giá bằng mạng sống liền. Ra giũa sông gặp mưa thì không sợ chứ gặp gió lớn tạo thành sóng là dễ lật ghe lắm, muốn đi trong điều kiện sóng đó thì các cụ ở quê cháu có chỉ dạy là phải đi gối sóng, nghĩa là khi nhìn thấy con sóng tràn về phía mình mũi ghe dứt khoát phải lái cho vuông góc với con sóng. nếu không muốn bị sóng nhấn chìm ghe.

Vài dòng chia sẽ kinh nghiệm với các chú các bác. Mong các chú các bác chỉ dạy thêm cho lớp hậu sanh bọn cháu!
Anh chia sẽ cho em tý kinh nghiệm nhá.anh đồng ý là đ gối sóng nhưng đ gối sóng theo vuông góc sóng như em noíthi2 sẽ gặp rắt  rối ngay , thứ 1 :xuồng sẽ đi rất chậm vì hướng mũi thuyền ngược sóng chính diện lực cản tối đa thuyến đi chậm. Thứ 2:xuồng rất dễ bị chìm khi bước sóng của sóng nước nhỏ hơn chiều dài thân xuồng;trường hợp này là cơn sóng trước chưa qua khỏi thân xuồng cơn sóng tiếp theo sẽ phủ lên mũi xuồng  nước vào mũi xuồng làm xuồng nhanh chìm.Cách tốt nhất là chẻ sóng ở góc 45 độ nếu sóng lớn và dồn dập nên chẻ sóng ở góc 30 độ chấp nhận cho xuồng chao ngang nhưng rất khó chìm
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #213 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 10:13:23 pm »

hehe em cũng thấy tụi nó toàn chống sau chứ không thằng nào chống trước vì lúc nào vị trí mũi cũng là thằng RPD hoặc B . Thằng chống là thằng quan sát và chỉ huy cái tổ tam tam đó  Grin
@KTH : hehe dĩ nhiên khi đẩy phải là chổ nước cạn chứ nước sâu ai mà đẩy được  Grin hành quân bộ mỏi chân còn ráng lết được chứ chèo chống tay đuối rồi , gặp nước ngược là chịu chết . Nhiều khi muốn vất xuồng đi nhảy xuống nước lội cho xong nhưng mất xuồng về dân nó kiện cho chết 
Grin
Ngồi trước mũi giữ RPD là hết sức hợp lý, nhưng cầm B lỡ gặp pot chả ngứa tay thổi một phát thì anh em ngồi sau làm sao hả bác Haanh? Lửa phụt hậu của B cũng nghê lắm!
hehe chổ em lính mới thường phải vác B nhưng khi nổ súng không bao giờ được bắn , khi được bắn rồi thì không có cái chuyện sợ phụt lửa sau lưng  Grin Thật ra bắn B cũng không có cái gì ghê gớm , lửa phụt hậu cũng thường thôi , bác BY lần đầu nằm bắn để lửa phụt vào chân cũng chỉ bị cháy vài cộng lông thôi Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #214 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 09:01:31 am »

 Xin bác duc thao cho biết:
-vào mùa mưa lũ, nước ở dòng sông dưới cầu con Rồng có nhiều lắm không ? Làm sao chảy hết qua những cửa hẹp như thế này ?

-Anh Cần và cô gái K sau đó thế nào ?
  (Hình 2 ở tỉnh CongpongThom gần khu vực dẫn vào Biển Hồ )
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2011, 09:13:30 am gửi bởi lamson1981 » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #215 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 12:18:02 pm »

Gởi bác Lam son 1981.
_Tiếng là đ/v đứng chân tại huyện Chi ka ren,khu vực cầu con rồng,nhưng vì từ chổ đứng chân lên đó cũng khá xa,mà công việc thì nhiều,nên thật tình tầm hiểu biết của duc thao về cây cầu nầy chắc cũng hạn chế như bác thôi.Nghĩa là không biết mùa mưa nước lớn,dòng chảy qua cầu như thế nào nửa,chỉ biết chắc chắn nó sẻ chảy từ bắc(nơi cao) về nam(vùng thấp)xuôi ra biển hồ thôi.
_Còn chuyện chú Cần,thì khi duc thao nhận lệnh về c3 chưa kịp bàn giao lại cho 2 đ/c chỉ huy mới qua phép,rồi không lâu sau cả đ/v nhận lệnh về phum Chi ka ren,từ thị trấn theo đường lộ đất về hướng biển hồ khá xa,hàng chục km,còn nếu tính từ Th'no ken đi vòng lên thị trấn rồi vào thì xa hơn,tầm gần 20 km,phum Th'no ken giao lại cho lực lượng dân quân của xả đội trưởng Mon đảm nhiệm,nên vụ việc nầy chắc cũng bị chìm xuồng(thật may).Sau nầy được nghe,cô bé nầy cũng hay lên thăm Cần,và Cần cũng hay về phum củ thăm viếng lại,trong sự bao che,đùm bọc của ae trong đ/v.Lúc nầy duc thao đả là chỉ huy đ/v khác rồi,nên cũng chẳng liên quan.
Thân mến bác.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 01:19:51 pm »

Có phải cầu Con Rồng đây không ạ?





Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #217 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 01:25:45 pm »

Dàn nhạc của những người khiếm thị lối vào đền Ta-phrom

Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #218 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 01:55:03 pm »

   Lại vẫn là vấn đề Hệ thống thông tin chỉ huy lạc hậu,dẫn đến hợp đồng tác chiến không tốt-> hiệu qua thấp , điểm yếu cố hữu của các đội quân nhà nghèo !

Thông tin lúc ấy là đơn vị nào ấy nhẩy?
  Chắc TT của đoàn "nhảy nhẩy.." nào đó phụ trách địa bàn này đó bác ạ  Grin  Grin  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #219 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 06:09:12 pm »

Có phải cầu Con Rồng đây không ạ?






Hình 2 của bác là cầu con gà bác ạ
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM