Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:35:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 285266 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #200 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 11:21:32 am »

   Lại vẫn là vấn đề Hệ thống thông tin chỉ huy lạc hậu,dẫn đến hợp đồng tác chiến không tốt-> hiệu qua thấp , điểm yếu cố hữu của các đội quân nhà nghèo !

Thông tin lúc ấy là đơn vị nào ấy nhẩy?
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #201 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 12:05:13 pm »

VỀ PHUM TH'NO_KHU VỰC LÔ VÊNH RƯ XÂY.
   Dù có những chuyện vi phạm xảy ra thường xuyên,nhưng tình hình ta, địch,chính quyền và dân bạn nhìn chung là rất ổn định.Lúc nầy c1 chủ yếu là làm công tác cũng cố và quản lý tốt quân số trong c.Tình hình địch trong khu vực rất lặng yên,hầu như không có lần hoạt động nào vào thời điểm nầy ta phát hiện được dấu vết gì của chúng.Chính quyền xả lúc nầy cũng mạnh lên trong thấy,nhất là lực lượng vủ trang.Từ chổ họ mạnh lên,hoạt động thật thường xuyên,nên phía ta cũng ít tổ chức các đợt truy quét như lúc đầu mới đến nửa.Dân chúng thì đả thực sự tin tưởng vào sự bảo vệ và giúp đở các mặt từ lính ta.Bch bắt đầu đưa ra nhiều chế độ sinh hoạt theo điều lệnh hơn,nhằm mục đích ghép ae vào khuôn khổ,để cán bộ các cấp dể quản lý.
   Trọng tâm sau đợt công tác biển hồ là chúng tôi vận động nhân dân và chính quyền xây dựng cho được nhà làm việc cho ủy ban xả lúc đó.Từ trước đến giờ không hiểu sao các xả khác thì có trụ sở ủy ban,dù khi chúng tôi vừa về,đa số đả bị pot đốt cháy hết.Nhưng ở xả nầy lại không thấy có nhà ủy ban,nên đ/c chủ tịch xả không có 1 nơi để làm việc cố định.Có khi ngay cả bch c tìm gặp đ/c nầy còn khó thấy.
   Điều bắt buộc của 1 bộ mặt chính quyền là phải có nơi cố định để tiếp dân,chứ không thể để đ/c chủ tịch xả cứ rày đây,mai đó,không thể hiện được bộ mặt của chính quyền.Nghỉ là làm,vị trí nhà ủy ban được chọn ngay sát góc ngả ba đường vào phum Th'no lục tiếp giáp cùng trục lộ 6.Vị trí nầy khá trống trải,an toàn bởi được bao bọc bằng các b bộ binh ta chốt xung quanh.Người dân khi có việc gì cần liên hệ cũng rất tiện.Ngày khánh thành dù quy mô nó không lớn,nhưng cũng có đủ cờ hiệu,trang trí và vài bộ bàn ghế cho dân ngồi khi ra liên hệ với ủy ban.Đ/c Mon có vẻ mừng lắm,ra ngồi làm việc cả ngày không đi đâu,chỉ trừ đến tối lại dắt đám dân quân về cuối phum để chốt gác.
   Vài ngày sau đ/c Lực,c phó từ ngày còn ở Poi pet trả phép qua,và đ/c Toàn c trưởng chính thức cũng đi phép trước khi duc thao về thay ở Poi pet, nghe nói đả đăng ký tại trạm 583 cũng đang chờ xe qua để về đ/v tiếp tục công tác.Linh cảm sắp xảy ra sự thay đổi gì đó trong nhiệm vụ của duc thao cứ lớn dần,vì không thể có 2 cán bộ c trưởng trong cùng 1 đ/v.Đa số ae trong đ/v phản ứng không được tích cực với nguồn tin nầy lắm.Cho rằng sau bao công sức bỏ ra để chỉ huy đ/v cho đến lúc nầy,cán bộ c phải được thụ hưởng vì tình hình ở c1 lúc nầy là tốt nhất,ở nhiều mặt,còn đưa duc thao về bộ phận nào khác của D cũng là thiệt thòi cho duc thao lúc nầy.
   Tội nghiệp ae trong đ/v,chắc có lẻ sự khắn kết trong một thời gian dài cùng chịu đựng những vất vả và ác liệt tạo thành 1 tình cảm to lớn với nhau ,nên ae mới phát biểu nghe như vậy.Nhưng đối với 1 sỉ quan chỉ huy như duc thao,việc sẳn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao là điều bắt buộc,dù đôi lúc cũng không thực sự yên lòng.
   Một buổi sáng sau đó không lâu,đ/c Tứ từ BCH D xuống c giao nhiệm vụ cho duc thao lập tức bàn giao đ/v để về c3 nhận quyền c trưởng tiếp.Hình thức thì không có vẻ áp đặt giao nhiệm vụ chút nào.Đ/c d phó nầy chỉ nói:"Tao thấy mầy nên về c3 phụ với thằng Chánh,thằng Đờn đả được giải quyết cho đi phép,chỉ còn nó với thằng Trường,trong khi khu vực nầy bắt đầu rất căng...".Nói ra những câu nầy,thực ra đ/c D phó đả đánh đúng vào tâm lý của duc thao.Hai thằng đồng cấp cùng đợt với nhau,ở chung cùng a ở quân trường,cùng qua K,cùng về một tiểu đoàn,chỉ có khác đại đội.Ngày E2 được tổ chức cho rút quân,lính Tân bình chỉ còn vài thằng cùng đ/v được về chính sách,và 2 thằng nhận nhiệm vụ ở lại trong 180 chục tân binh bổ sung ngày đó.Giờ nghe dưới nó khó khăn,không lẻ nào duc thao không xuống.
   Vậy là chỉ kịp làm 1 lể chia tay đơn sơ với đ/v,sau khi bàn giao lại cho đ/c Lực xong,duc thao lại khoác ba lô,hành quân bộ về c3 nhận nhiệm vụ mới.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #202 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 01:35:57 pm »

Xuồng ba lá khi cần chìm cho chìm,khi cần chở cho nổi khi đắm thì lật úp lại cứu người.Đây là bửu bối  của chị Út Tịch  để lại phải không Bác Hai
 Nếu đúng là bửu bối của chị Út Tịch thì càng tốt vì chị Út cũng dân miền tây sông nước , quê chị ở Trà Vinh . Nhưng mà cái kiểu lật xuồng cho chìm chơi trẻ con vùng mình nó quen lắm , bốn năm đứa bơi xuồng ra giữa sông chơi , rồi nổi hứng tự lật xuồng cho chìm , khi nào tắm đã thì lắc nước cho xuồng nổi lên rồi trèo lên bơi lại vô bờ  . Còn riêng cái việc chống xuồng như Haanh mình cũng còn chưa biết chống . Nếu chống từ từ thì được , còn chống cho xuồng đi nhanh thì thua . Ở những đầm lầy như lung năng , hay bàu (đầm nước ) bông súng chẳng hạn , phía dưới đáy là một lớp bùn non dầy lại rong rêu , cỏ lát mọc đầy , ở đây không thể nào bơi xuồng được vì lớp cỏ hay lớp bùn vướng vào đáy xuồng , bơi cách mấy cũng không đi , lúc nầy phải dùng cây sào dài khoảng 3 mét mà chống , người chống đứng phía sau lái xuồng vừa chống cho xuồng đi thẳng về phía trước vừa giữ lái cho xuồng đi đúng hướng . Chống như vậy xuồng lướt rất nhanh trên đầm lầy , nhưng khổ nổi mình chưa biết chống vì khi ra sức cố chống thật mạnh cho xuồng đi nhanh thì cây sào lại cắm sâu xuống bùn dẽo và dính luôn ở đó , đến khi xuồng vọt lên rồi tới đoạn nhổ sào là coi như mình đu lại cây sào và rớt xuống bùn còn chiếc xuồng thì chạy phóng về phía trước , hồi nhỏ đi chăn trâu mình tập chống hoài mà chưa được  . Vậy chứ quê mình nhiều người chống xuồng giỏi lắm , đứng trên xuồng mà chống xuồng lướt băng băng trên mặt đầm nước .
Bác Hai ơi, em là dân trung nhưng kỹ thuật chống xuồng như bác nói ở đây cũng hơi khó .Vì người chống xuồng phải biết khéo léo giữ hướng cho xuồng, vừa chống đủ mạnh cho xuồng lướt đi vừa hạn chế độ lún chân sào, khi rút sào phải xoay sào kết hợp rút nhẹ để giảm ảnh hưởng đến sức lướt của xuồng-lưu ý góc độ sào so với phương ngang.Lính em đây chỉ biết chống vậy còn bác Haanh có kỹ thuật gì khác thì truyền bí kiếp cho ae học hỏi.Nếu chống giỏi thi ba người chèo thua xa một người chống
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #203 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 01:52:51 pm »

hehe em chèo còn chưa xong nữa nói chi là chống , toàn ngồi hưởng thụ không hà  Grin Em chỉ có 1 tuyệt chiêu là khi 2 thằng bạn đuối sức em nhảy xuống ..đẩy thuyền  Grin Đúng như các bác nói chống xuồng phải quen mới chống được em đã chống thử , cố gắng lắm mới không mất cây sào hoặt rơi xuống nước nhưng xuồng đi còn tệ hơn chèo tay phồng rớm máu  Grin may mắn lính chổ em toàn dân sông nước miền tây nên thằng nào cũng chống xuồng giỏi trong khi thua em cái chổ không biết ..đi xe đạp  Grin ( nhỏ đến lớn tụi nó đi toàn bằng xuồng  Grin )
Dân chổ em họ dùng xuồng ba lá chính gốc Nam bộ nên cứ 3 thằng 1 xuồng , khi nổ súng 2 thằng bắn 1 thằng chống cứ như anh Ba Đô  Grin
 
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #204 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 07:13:07 pm »

hehe em chèo còn chưa xong nữa nói chi là chống , toàn ngồi hưởng thụ không hà  Grin Em chỉ có 1 tuyệt chiêu là khi 2 thằng bạn đuối sức em nhảy xuống ..đẩy thuyền  Grin Đúng như các bác nói chống xuồng phải quen mới chống được em đã chống thử , cố gắng lắm mới không mất cây sào hoặt rơi xuống nước nhưng xuồng đi còn tệ hơn chèo tay phồng rớm máu  Grin may mắn lính chổ em toàn dân sông nước miền tây nên thằng nào cũng chống xuồng giỏi trong khi thua em cái chổ không biết ..đi xe đạp  Grin ( nhỏ đến lớn tụi nó đi toàn bằng xuồng  Grin )
Dân chổ em họ dùng xuồng ba lá chính gốc Nam bộ nên cứ 3 thằng 1 xuồng , khi nổ súng 2 thằng bắn 1 thằng chống cứ như anh Ba Đô  Grin
 
quá khôn, khi đuối thì đẩy, quá khôn Haanh ơi... nói tới chèo thì mình cũng được học và thực hiện tốt luôn, số là những năm 1976 -77, mình luôn là người phụ trách đoàn TN đi lao động XHCN ở Lê Minh Xuân, ăn ở 1 tháng hơn mới về, việc láng trại thì đã dựng xong, giờ lo mỗi vụ nước, mà nước lúc này phải ra tận cầu Bình Minh, phương tiện đi lấy nước là chiếc xuồng, mà chỉ mỗi một người biết chèo mà thôi, mình được cử ra để học chèo, hết chèo mũi tới chéo lái, riết rồi rành và hàng ngày cứ 3 giờ chiều là chèo xuồng ra cầu để nhận nước về nấu nướng và cho các em tắm rửa sơ sơ... ( xuồng chở 4 phi loại 220 lít một phi đấy, thế lần đầu mới có 1 em để ý đến mình nhờ nước đấy, cái chính là biết chèo xuồng thôi )
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #205 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 08:57:07 pm »


quá khôn, khi đuối thì đẩy, quá khôn Haanh ơi... nói tới chèo thì mình cũng được học và thực hiện tốt luôn, số là những năm 1976 -77, mình luôn là người phụ trách đoàn TN đi lao động XHCN ở Lê Minh Xuân, ăn ở 1 tháng hơn mới về, việc láng trại thì đã dựng xong, giờ lo mỗi vụ nước, mà nước lúc này phải ra tận cầu Bình Minh, phương tiện đi lấy nước là chiếc xuồng, mà chỉ mỗi một người biết chèo mà thôi, mình được cử ra để học chèo, hết chèo mũi tới chéo lái, riết rồi rành và hàng ngày cứ 3 giờ chiều là chèo xuồng ra cầu để nhận nước về nấu nướng và cho các em tắm rửa sơ sơ... ( xuồng chở 4 phi loại 220 lít một phi đấy, thế lần đầu mới có 1 em để ý đến mình nhờ nước đấy, cái chính là biết chèo xuồng thôi )
[/quote]
Bác sapaco ơi,lẽ ra bác phải được nhiều em để ý nhiều em thương chứ sao có 1 em để ý vậy.Chắc chắn bác có ý ưu ái em này đây Huh
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #206 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 10:40:11 am »

Chèo hay chống xuồng thì cũng phải học và trải qua thực tế mới giỏi được. Có xuồng rồi thì chỉ nên chèo hoặc chống thôi chứ gặp trũng sâu sao mà đẩy được.
Đúng ra phải cho quân  Đồng Tháp Mười hoặc lính QK9 xuất thân từ các tỉnh Minh Hải, Cà Mau, Bạc Liêu tham dự trận thay cho đ/v ducthao chắc chắn có kết quả tốt hơn vì họ rất quen sông nước, tương tự tác chiến tại Biển Hồ.
Ở Cà Mau thuyền mộc 3 lá có, 5 lá có nhưng trang bị cả chèo và chống. Vào khu vực đồng nước nhiều cỏ năng thì mới phải dùng chống. Khi chống phải đứng ở vị trí mũi thuyền. Thế chống phải đứng thẳng dùng cây chống cắm xuống đất sình. Khi thuyền trôi thì người chống phải chuyển tay lần lần cho hết chiều dài cây chống, Đến lúc ây cây chống đã thành thế nằm ngang với thuyền, phần cuối cây chống tiếp xúc với sình được tạo thành hốc vát lớn hơn 45 độ, nhích nhẹ rút theo chiều ngiêng nên thuyền sẽ không bị chững lại. Chúng tôi từng phải học chèo chống cũng nhiều lần mới điều khiển xuồng như ý nhưng tất nhiên vẫn thua xa dân địa phương.
Logged
phungtgc
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #207 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 02:49:07 pm »

Chèo hay chống xuồng thì cũng phải học và trải qua thực tế mới giỏi được. Có xuồng rồi thì chỉ nên chèo hoặc chống thôi chứ gặp trũng sâu sao mà đẩy được.
Đúng ra phải cho quân  Đồng Tháp Mười hoặc lính QK9 xuất thân từ các tỉnh Minh Hải, Cà Mau, Bạc Liêu tham dự trận thay cho đ/v ducthao chắc chắn có kết quả tốt hơn vì họ rất quen sông nước, tương tự tác chiến tại Biển Hồ.
Ở Cà Mau thuyền mộc 3 lá có, 5 lá có nhưng trang bị cả chèo và chống. Vào khu vực đồng nước nhiều cỏ năng thì mới phải dùng chống. Khi chống phải đứng ở vị trí mũi thuyền. Thế chống phải đứng thẳng dùng cây chống cắm xuống đất sình. Khi thuyền trôi thì người chống phải chuyển tay lần lần cho hết chiều dài cây chống, Đến lúc ây cây chống đã thành thế nằm ngang với thuyền, phần cuối cây chống tiếp xúc với sình được tạo thành hốc vát lớn hơn 45 độ, nhích nhẹ rút theo chiều ngiêng nên thuyền sẽ không bị chững lại. Chúng tôi từng phải học chèo chống cũng nhiều lần mới điều khiển xuồng như ý nhưng tất nhiên vẫn thua xa dân địa phương.

Chú Kontihen nói đúng rồi, khi chống cắm cây sào vuông góc với mặt nước khi ghe lướt tới thì lần tay theo sào và sào đã tạo với mặt bùn 45 độ rút sào lên nhẹ nhàng không làm ghe chậm lại. Nhưng ở quê cháu chống thuyền toàn phải đứng phía sau thôi, khi chống sào xuống người chống nhún thêm một cái nhẹ nhàng làm mũi ghe nhổng lên đỡ cản nước nên xuồng đi rất nhanh, đứng trước mũi thì khó chống lắm trừ khi chống phụ (một người chống chính ở phía sau). Cháu quê ở miền trung nhưng mà do sinh ra ở nhà quê một bên là rừng một bên là sông nên mấy món đi rừng, lội sông, chống ghe, chèo ghe cháu rành lắm.
Khi chưa đi học đại học cháu đi chở gỗ lậu đố mấy ông kiểm lâm bắt được. Mấy ổng lấy ca nô dí  nhìn thấy khoảng cách còn khoảng 50m là cháu nhận chìm ghe (ghe có chở gổ nha) bơi vào bờ chạy trốn. Chờ trời tối ra lặn vớt ghe, vớt gỗ lên chở đi tiếp. Nói ra thì mấy chú phê bình là dân lâm tặc nhưng mà cũng do nghèo quá, không có việc làm thì phải đi làm rừng kiếm tiền thôi.
Đọc bài chú Đức Thảo thấy đưa cả trăm bộ đội mà chèo chống thế kia thì thua. Đùa giởn với sông nước không được đâu, muôn đi sông đi biển phải có kinh nghiêm các chú ạh. Đi sông nước không rành là trả giá bằng mạng sống liền. Ra giũa sông gặp mưa thì không sợ chứ gặp gió lớn tạo thành sóng là dễ lật ghe lắm, muốn đi trong điều kiện sóng đó thì các cụ ở quê cháu có chỉ dạy là phải đi gối sóng, nghĩa là khi nhìn thấy con sóng tràn về phía mình mũi ghe dứt khoát phải lái cho vuông góc với con sóng. nếu không muốn bị sóng nhấn chìm ghe.

Vài dòng chia sẽ kinh nghiệm với các chú các bác. Mong các chú các bác chỉ dạy thêm cho lớp hậu sanh bọn cháu!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #208 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 03:08:42 pm »

hehe em cũng thấy tụi nó toàn chống sau chứ không thằng nào chống trước vì lúc nào vị trí mũi cũng là thằng RPD hoặc B . Thằng chống là thằng quan sát và chỉ huy cái tổ tam tam đó  Grin
@KTH : hehe dĩ nhiên khi đẩy phải là chổ nước cạn chứ nước sâu ai mà đẩy được  Grin hành quân bộ mỏi chân còn ráng lết được chứ chèo chống tay đuối rồi , gặp nước ngược là chịu chết . Nhiều khi muốn vất xuồng đi nhảy xuống nước lội cho xong nhưng mất xuồng về dân nó kiện cho chết  Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2011, 03:14:42 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #209 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 08:54:12 pm »

hehe em cũng thấy tụi nó toàn chống sau chứ không thằng nào chống trước vì lúc nào vị trí mũi cũng là thằng RPD hoặc B . Thằng chống là thằng quan sát và chỉ huy cái tổ tam tam đó  Grin
@KTH : hehe dĩ nhiên khi đẩy phải là chổ nước cạn chứ nước sâu ai mà đẩy được  Grin hành quân bộ mỏi chân còn ráng lết được chứ chèo chống tay đuối rồi , gặp nước ngược là chịu chết . Nhiều khi muốn vất xuồng đi nhảy xuống nước lội cho xong nhưng mất xuồng về dân nó kiện cho chết 
Grin
Ngồi trước mũi giữ RPD là hết sức hợp lý, nhưng cầm B lỡ gặp pot chả ngứa tay thổi một phát thì anh em ngồi sau làm sao hả bác Haanh? Lửa phụt hậu của B cũng nghê lắm!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM