Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:20:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 284949 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #190 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 12:37:56 pm »

CHIẾN DỊCH BIỂN HỒ(TT).
    ....Vậy mà nhiều đ/c giử hỏa lực ở c1 còn kịp đổi được 1 số đầu B40 Trung quốc để sử dụng....    Hôm sau chúng tôi hành quân theo dòng suối về hướng phum Chi ka ren,rồi được xe chở về đ/v,kết thúc đợt tham gia chiến dịch qui mô lớn đầu tiên khi mới về đứng chân trong nội địa nầy.
Mình không hiểu sau này các đ/v có quán triệt xuống là không được xài đạn địch?
Đ/v mình đã xảy ra 1 trường hợp xài đạn tịch thu của địch để bắn, kết quả 4 chiến sĩ hy sinh tại nòng pháo Cối 82, trong đó có C phó Dưỡng. Trước khi đem xác về nước, đ/c Khải C phó CT còn dựng hòm C phó Dưỡng đứng dậy để đọc quyết định kỷ luật.
Tất cả đạn tịch thu được trên chiến trường đều phải đưa qua ban quân khí kiểm tra trừ trường hợp bất khả kháng. Không đùa với nguyên tắc trên vì nó trả giá bằng sinh mạng của mình và của đồng đội nữa.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #191 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 12:59:30 pm »

Một chiến dịch tuy không lớn nhưng với sự phối hợp , hợp đồng tác chiến không quân- giang thuyền hải quân - bộ binh( lính bộ đánh thủy của bác ĐT) mả hiệu quả không cao, theo tôi vì công tác chuẩn bị chiến dịch không chặt chẻ trong hợp đồng quân binh chủng.Nếu trong trận đấu pháo 20 giờ đêm mà chỉ huy chiến dịch cho không quân xuất kích và hiệu chỉnh cho pháo ta từ giang thuyền  thì chắc chắn bác ĐT nhà ta thu lắm đồ cỗ (theo thiển ý của lính lác tôi đây)
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #192 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 04:35:57 pm »

   Lại vẫn là vấn đề Hệ thống thông tin chỉ huy lạc hậu,dẫn đến hợp đồng tác chiến không tốt-> hiệu qua thấp , điểm yếu cố hữu của các đội quân nhà nghèo !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #193 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 09:51:17 pm »

   Lại vẫn là vấn đề Hệ thống thông tin chỉ huy lạc hậu,dẫn đến hợp đồng tác chiến không tốt-> hiệu qua thấp , điểm yếu cố hữu của các đội quân nhà nghèo !
Bác sờ chúng  ơi,  bác nói rất phải  rất chí lý.Tôi nhớ lần bị pốt vây năm 88 ở chốt 562 (Dăng rết)tụi tôi hết đạn(3 vn và 17 tay lính K chọi một d pốt) thanh thủ D bộ báo ban về E tôi cho 2w lên máy báo t/h khẩn cấp thế mà cái tay phụ trách TT tiểu đoàn không nhận tin tắt máy vì lúc này không đánh nhau tiết kiệm pin, hỏi có điên không bác.Tôi thề nếu còn sống về được sẽ bắn toát đầu hắn, sau này hắn nghe tôi vế đ/v hắn dò chừng tôi có xách súng qua thăm hắn không Grin
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #194 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:08:30 pm »

 Cuối cùng thì quyết định trận đánh cũng là bộ binh , bộ binh bao giờ cũng làm chủ thật sự trận địa và cũng nguy hiểm nhiều nhất so với các binh chủng khác . Đơn vị của Đưc Thảo được bình yên trở về mình mới hết có cảm giác hồi hộp . Bọn Pốt trình độ tác chiến  còn thua xa các cụ thời chống Mỹ của mình . Thời Mỹ máy bay nó bay như ruồi , lớp thì pháo bầy pháo từ mặt đất pháo từ tàu thủy bắn lên  , lớp thì phản lực ném bom . lớp thì máy bay trực thăng rải lính , lớp thì tàu thủy đổ bộ vậy mà các cụ đặc công Rừng Sát mình đánh tiêu diệt gọn một tiểu đoàn lính Mỹ , cũng kiểu đánh tương tự như vậy ở vùng Rừng Sát lầy lội , khi Mỹ phát hiện ra chổ đóng quân của anh em đặc công Rừng Sát và chúng tập trung huy động lực lượng tổng hợp để bao vây hòng tiêu diệt bộ đội đặc công của mình . Không ngờ các cụ đặc công Rừng Sát của ta lật kèo , bẻ gảy đợt tấn công và diệt gọn luôn một tiểu đoàn Mỹ đổ bộ vào một điểm đóng quân của ta ở Rừng Sát , thời điểm năm 66-67 .
  Tóm lại lối đánh hợp đồng binh chủng kiểu Mỹ chỉ thích hợp với quân đội nhà giàu , tốn kém nhiều mà hiệu quả thì quá ít , thị - uy là chủ yếu . Bộ đội ta con nhà nghèo nên tìm và học cách đánh của cha anh thời chống Mỹ lối đánh thọc sâu và đánh hiểm  là hiệu quả nhất .
  Mình theo dõi bài của Đức Thảo mà hồi hộp riết . Vì những chiếc thuyền mà dân cho đơn vị của Đức Thảo mượn hầu hết là loại thuyền độc mộc được đẻo từ cây thốt nốt già rất nặng nề khó xoay trở chèo rất chậm dù cho người chèo có quen với sông nước đi nữa . Vì vậy khi tấn công cũng chậm chạp , mà khi bị truy đuổi cũng khó mà chạy , mà mỗi chiếc thuyền lại quá đông anh em . Ngày xưa thuyền của du kích hay bộ đội ta đều được làm chỉ có ba tấm ván mỏng thôi rất nhẹ , mỗi chiếc chỉ có hai hoặc ba chiến sỹ là cùng khi qua lộ hoặc hoặc cần hành quân băng qua đồng , anh em du kích ta chỉ cần hai người mỗi người khiêng lên vai một đầu là có thể đưa chiếc thuyền vượt cạn hàng cây số . Thuyền nhẹ nên chèo cũng rất nhanh khi cần thiết , tuy nhiên động tác mà bước lên chiếc thuyền nhỏ là rất khó , không quen là khi bước xuống thuyền tròng trành lắc qua lắc lại vài cái là lật úp liền , nếu là dân sông nước thì chỉ cần bước xuống thuyền nhỏ là nhận ra ngay . Khi bước xuống thuyền nhỏ ta phải ngồi xuống ngay ,nó tròng trành mặc kệ rồi nó sẽ tự cân bằng . Những người không quen khi bước xuống thuyền thấy thuyền nó nghiêng thường có thói quen nghiêng ngược lại để cho thuyền thăng bằng , vô tình khi thuyền lắc ngược trở lại là mất cân bằng thêm , chỉ cần lắc qua lắc lại chừng ba lần là úp thuyền ngay  . Khi cần che giấu thuyền , thì chỉ cần nhận nước cho nó chìm rồi lấy rong rêu đậy lại là kín bưng , khi cần thì lắc vài cái nước ra hết là trèo lên ngay , động tác trèo lên xuồng từ dưới nước là rất khó , người không quen thì không trèo lên được vì động tác trèo lên xuồng  chẳng khác gì động tác nhận cho xuồng chìm . Nếu giữa đồng nước mênh mông mà có giông gió thì mặc kệ , cứ để cho xuồng ( thuyền ) chìm thoải mái , hai tay cứ bám vào be xuồng , vì xuồng làm bằng gổ nên khi chìm vẫn nổi lềnh bền trên mặt nước chứ không chìm hẳn , anh em ta cứ bám vào xuồng bơi nương vào đó như nương vào bè vậy đở tốn sức , khi trời lặng gió êm thì lắc xuồng lên cho nước ra hết xuồng lại nổi lên , trèo lên tát thêm ít  nước còn sót lại là bơi tiếp , không có chuyện gì lo sợ hết . Vùng quê mình ngày xưa xuồng thường gắn máy đuôi tôm , du kích nhiều tay thiện nghệ lái xuồng đuôi tôm chỉ bằng chân . Một chân đứng trụ trên xuồng , một chân đạp vào cần lái máy đuôi tôm , còn hai tay sử dụng AK , chở thêm một chiến sỹ ngồi ở mũi xuồng nữa , cứ thế mà xã hết tốc lực tấn công truy kích địch .
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2011, 10:24:30 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #195 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:30:15 pm »

Cuối cùng thì quyết định trận đánh cũng là bộ binh , bộ binh bao giờ cũng làm chủ thật sự trận địa và cũng nguy hiểm nhiều nhất so với các binh chủng khác . Đơn vị của Đưc Thảo được bình yên trở về mình mới hết có cảm giác hồi hộp . Bọn Pốt trình độ tác chiến  còn thua xa các cụ thời chống Mỹ của mình . Thời Mỹ máy bay nó bay như ruồi , lớp thì pháo bầy pháo từ mặt đất pháo từ tàu thủy bắn lên  , lớp thì phản lực ném bom . lớp thì máy bay trực thăng rải lính , lớp thì tàu thủy đổ bộ vậy mà các cụ đặc công Rừng Sát mình đánh tiêu diệt gọn một tiểu đoàn lính Mỹ , cũng kiểu đánh tương tự như vậy ở vùng Rừng Sát lầy lội , khi Mỹ phát hiện ra chổ đóng quân của anh em đặc công Rừng Sát và chúng tập trung huy động lực lượng tổng hợp để bao vây hòng tiêu diệt bộ đội đặc công của mình . Không ngờ các cụ đặc công Rừng Sát của ta lật kèo , bẻ gảy đợt tấn công và diệt gọn luôn một tiểu đoàn Mỹ đổ bộ vào một điểm đóng quân của ta ở Rừng Sát , thời điểm năm 66-67 .
  Tóm lại lối đánh hợp đồng binh chủng kiểu Mỹ chỉ thích hợp với quân đội nhà giàu , tốn kém nhiều mà hiệu quả thì quá ít , thị - uy là chủ yếu . Bộ đội ta con nhà nghèo nên tìm và học cách đánh của cha anh thời chống Mỹ lối đánh thọc sâu và đánh hiểm  là hiệu quả nhất .
  Mình theo dõi bài của Đức Thảo mà hồi hộp riết . Vì những chiếc thuyền mà dân cho đơn vị của Đức Thảo mượn hầu hết là loại thuyền độc mộc được đẻo từ cây thốt nốt già rất nặng nề khó xoay trở chèo rất chậm dù cho người chèo có quen với sông nước đi nữa . Vì vậy khi tấn công cũng chậm chạp , mà khi bị truy đuổi cũng khó mà chạy , mà mỗi chiếc thuyền lại quá đông anh em . Ngày xưa thuyền của du kích hay bộ đội ta đều được làm chỉ có ba tấm ván mỏng thôi rất nhẹ , mỗi chiếc chỉ có hai hoặc ba chiến sỹ là cùng khi qua lộ hoặc hoặc cần hành quân băng qua đồng , anh em du kích ta chỉ cần hai người mỗi người khiêng lên vai một đầu là có thể đưa chiếc thuyền vượt cạn hàng cây số . Thuyền nhẹ nên chèo cũng rất nhanh khi cần thiết , tuy nhiên động tác mà bước lên chiếc thuyền nhỏ là rất khó , không quen là khi bước xuống thuyền tròng trành lắc qua lắc lại vài cái là lật úp liền , nếu là dân sông nước thì chỉ cần bước xuống thuyền nhỏ là nhận ra ngay . Khi bước xuống thuyền nhỏ ta phải ngồi xuống ngay ,nó tròng trành mặc kệ rồi nó sẽ tự cân bằng . Những người không quen khi bước xuống thuyền thấy thuyền nó nghiêng thường có thói quen nghiêng ngược lại để cho thuyền thăng bằng , vô tình khi thuyền lắc ngược trở lại là mất cân bằng thêm , chỉ cần lắc qua lắc lại chừng ba lần là up thuyền ngay  . Khi cần che giấu thuyền , thì chỉ cần nhận nước cho nó chìm rồi lấy rong rêu đậy lại là kín bưng , khi cần thì lắc vài cái nước ra hết là trèo lên ngay , động tác trèo lên xuồng từ dưới nước là rất khó , người không quen thì không trèo lên được vì động tác trèo lên xuồng  chẳng khác gì động tác nhận cho xuồng chìm . Nếu giữa đồng nước mênh mông mà có giông gió thì mặc kệ , cứ để cho xuồng ( thuyền ) chìm thoải mái , hai tay cứ bám vào be xuồng , vì xuồng làm bằng gổ nên khi chìm vẫn nổi lềnh bền trên mặt nước chứ không chìm hẳn , anh em ta cứ bám vào xuồng bơi nương vào đó như nương vào bè vậy đở tốn sức , khi trời lặng gió êm thì lắc xuồng lên cho nước ra hết xuồng lại nổi lên , trèo lên tát thêm ít  nước còn sót lại là bơi tiếp , không có chuyện gì lo sợ hết . Vùng quê mình ngày xưa xuồng thường gắn máy đuôi tôm , du kích nhiều tay thiện nghệ lái xuồng đuôi tôm chỉ bằng chân . Một chân đứng trụ trên xuồng , một chân đạp vào cần lái máy đuôi tôm , còn hai tay sử dụng AK , chở thêm một chiến sỹ ngồi ở mũi xuồng nữa , cứ thế mà xã hết tốc lực tấn công truy kích địch .
Xuồng ba lá khi cần chìm cho chìm,khi cần chở cho nổi khi đắm thì lật úp lại cứu người.Đây là bửu bối  của chị Út Tịch  để lại phải không Bác Hai Huh
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #196 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:59:53 pm »

hehe riêng chiến dịch này không nghèo tí nào  Grin, hải lục không quân đều có đủ , đánh đúng bài bản hỏa lực dọn đường cho bộ binh , hoành tráng quá đến nổi hôm qua bác quyenkh hỏi sao thời ducthao hoành tráng quá vậy  Grin ( dù cái sự hoành tráng này các bác E55 ở kong pong chàm và tụi em ở XR đều là dân ăn dằm nằm dề ở BH chưa từng được hưởng bao giờ  Grin )
Đúng như bác lethao nhận định chiến dịch này chuẩn bị kế hoạch kém quá , hiệp đồng tác chiến không tốt . Nếu như TT được phổ biến tần số LL với giang thuyền thì đơn vị bác ducthao đã có thể chỉnh pháo dùm họ rồi .
Thông thường chiến dịch lớn như thế thì tin tình báo rất chính xác , các đơn vị tham chiến đều được giao nhiệm vụ cụ thể với tọa độ chính xác trên bản đồ . Vấn đề là các đơn vị có đi đúng đến điểm và đúng thời gian hay không ? đến nơi còn địch hay chúng đã rút đi nơi khác , trên cơ sở những thông tin liên tục cập nhật về BCH tiền phương sẽ chỉ đạo tiếp hướng phát triển của từng đơn vị . Vì vậy bộ phận TT phải được chuẩn bị chu đáo mà ở đây ta thấy ở trên bộ don vị bác ducthao không được trang bị máy TT nhưng khi đánh BH đã được trang bị .
Hehe mà nói thật chứ cái kiểu chơi sang cho hải quân , không quân bắn phá trước mở đường cho bộ binh ở BH là không ăn thua vì địch chẳng bao giờ chịu làm cứ ở trảng nước mênh mông mà tụi nó chia nhiều tốp nhỏ làm cứ ( gọi là cứ cho sang chứ  tụi nó làm sạp trên ngọn cây như khỉ  Grin ) ở các khu rừng ngập nước dày đặt máy bay không cách gì phát hiện được chỉ bắn hú họa biết bao nhiêu đạn cho đủ  Grin
Lính mình chỉ chèo , chống sào ở ngoài trảng trống chứ lọt vào rừng rồi thì chỉ nắm cây mà rướn khẽ tới vừa dò dây KP2 ở đưới vừa quan sát trên các đọt cây để chỉ mong đòm nó trước khi nó đòm mình . Chỉ cần chạm súng 1 điểm là ở các trạm tiền tiêu khác tụi nó phóng xuóng xuồng chèo mất tiêu  Grin Ở những cụm rừng nhỏ mình vây kín thì chúng nó buộc phải vọt ra trảng nước để di chuyển đến những cụm rừng lớn , lúc này chèo vất hết cong đít chống sào rượt đuổi nhau xà quần máy bay hay pháo cũng phải bó tay , chỉ có các loại DK , cối 8 , 12.7 phát huy tác dụng . Grin
Túm lại các bác đã xem phim Cánh đồng hoang thì sẽ hình dung rỏ hơn về những trận đánh ở BH mùa mưa ( nhớ đảo vai nha  Grin )

Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #197 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 11:23:35 pm »

TRỞ LẠI CHUYÊN PHUM TH'NO KEN.
   Sau đợt tác chiến xong,chúng tôi trở về đ/v tiếp tục triển khai công tác dân vận và xây dựng chính quyền .Những ngày đầu mới về,có rất nhiều sự việc tồn đọng theo mức độ bình thường cũng có,mà khá nghiêm trọng cũng có.Những việc bình thường là suốt cả tuần ae đi công tác vắng,ở nhà đ/c Tiềm không hề triển khai giao ban,mọi công việc chỉ do cán bộ ở các b tự động chỉ huy,sắp xếp,dẩn đến sổ giao ban hàng ngày không có lấy thêm 1 chử nào ,giúp chỉ huy nắm bắt tình hình để triển khai thêm kế hoạch.
   Thời điểm chúng tôi mới về đứng chân ở đây là thời điểm đầu vụ lúa,các cánh đồng bao quanh phum đả bắt đầu xăm xấp nước,rồi sau đó dân cũng đả cài ải ruộng xong.Nhìn thấy lối canh tác của họ,những ae có quê làm nông nghiệp như quân khu 9 và Hà Sơn Bình thấy ngứa nghề lắm.Người Cam pu chia truyền thống lâu đời làm nông kiểu làm chơi ăn thiệt,cái lối canh tác làm lụng của họ khác ta rất nhiều.Chậm lụt và cầu may,bỏ cây lúa xuống rồi là nhờ trời cho thu hoạch.Còn ra lao động ngoài đồng cứ tà tà,làm ít nghỉ nhiều,nên sản lượng thu hoạch của họ thường chẳng được bao nhiêu.Chổ nào tiến bộ một chút,thì họ áp dụng làm theo lối vần công,đổi công là chủ yếu,tuần tự luân phiên theo thứ tự tùy khả năng gia đình nào tổ chức đải cơm trước hết.Nhưng nhều khi thấy họ cứ làm việc tà tà,chờ đến giờ cơm rượu cho xong việc.
   Nhiều ae lính ta thấy vậy ngứa nghề,bèn đề nghị bch c đưa vấn đề tham gia cấy lúa giúp dân vào công tác dân vận,đề ae có điều kiện biểu diển cho dân K thấy được trình độ làm nông của dân mình.Đề nghị của ae khá bất ngờ nhưng cũng khá hợp lý.Chỉ có điều từ trước đến giờ ở biên giới chỉ toàn rừng rậm,bch có thấy ae làm lúa như thế nào đâu.Vả lại duc thao vốn là dân thành phố,không rành mấy vụ cấy hái nầy lắm,sợ không ra gì,làm hư lúa của dân rồi lại mang tiếng nửa thì kỳ lắm.Nhưng đây cũng là 1 phương án khá hay,góp phần vào việc quản lý quân số .Hàng ngày ngoài những mặt công tác đ/v phân công,do quân đông,nên ae rảnh rổi cũng khá nhiều,nếu đưa được 1 phần quân số vào giúp dân,cũng đở nhiều về mặt quản lý.
   Vậy là chọn 1 đ/c cán bộ b quê gốc ở An Giang làm nhiệm vụ phụ trách bộ phận làm lúa giúp dân cho kịp thời vụ.Hàng ngày chúng tôi tổ chức 1 quân số từ 3 đến 40 đ/c,bắt đầu đi vào giúp dân cấy lúa.Để làm đúng với tinh thần nầy,chúng tôi quán triệt coi đây như 1 phần công tác của đ/v,làm giúp dân nhiệt tình,nhưng không nhận bất kỳ hình thức bồi dưởng nào,cũng không phải tổ chức cơm nước gì cho tốn kém.Buổi sáng,sau khi cơm nước xong,bộ phận nầy ra đồng giúp dân,trưa chiều về đ/v ăn cơm theo tiêu chuẩn của đ/v.Bắt đầu từ những gia đình có con em tham gia lực lượng dân quân,du kích,lực lượng vủ trang của bạn,các gia đình chính sách,và cuối cùng là các gia đình neo đơn ,khó khăn trong phum.Còn thời gian chúng tôi luân phiến giúp các gia đình khác.
   Quả thật như dân bạn lúc đó nhận xét,dù cầm súng khá lâu,nhưng vào việc hầu như không người dân nào so sánh với tốc độ cấy lúa với nhiều ae ta được.Trong 1 vài ngày đầu,chúng tôi đả giải quyết diện tích cho họ khá nhiều,tạo thành sự cảm phục rất lớn trong dân.Nhiều đ/c lính ta,năng lực cấy gấp mấy lần công bạn,trong 1 buổi sáng thôi cả 1 diện tích rộng lớn đả được giải quyết xong.Thỉnh thoảng có sự thách đấu xảy ra vói một lính ta và 1 thiếu nử cấy giỏi của bạn,nhưng lần nào lính ta cũng chiến thắng nhiều hơn.Điều mà người dân ở đây mừng nhất,có lẻ không phải là xong phần diện tích,mà là gì họ không phải tốn kém thứ gì.
   Sau đó đ/v chúng tôi còn nhân đà nầy phát động thêm các phong trào phát hoang đường đi ,lối lại.Dọn vệ sinh nhà cửa giúp dân,đổ đầy nước các chum vại,chăm sóc cắt tóc cho trẻ em.Khám điều trị bệnh và cả giảm tiêu chuẩn ăn giúp đở những gia đình khó khăn khi giáp hạt.
   Tóm lại lúc nầy chúng tôi đả tạo ra 1 tiền đề khá tốt trong công tác giúp bạn,làm nên sự tin tưởng rất tốt trong dân,xây đắp được 1 mối hửu nghị mạnh mẻ.
   Công tác giúp dân là vậy,địch thì đả bị đánh bật ra xa.Yêu cầu nhiệm vụ từng đ/c phải cố gắng nhanh chóng học tiếng để có thể tiếp xúc,liên hệ với dân được tốt đang là ưu tiên hàng đầu.Nhưng vấn đề nầy lại nảy sinh ra 1 rắc rối mới là dể phát sinh ra tình cảm nam nử,những câu chuyện mà lúc nào cũng được 2 cá nhân giử kín,khó mà phát hiện được nếu không xảy ra chuyện xui rủi hay kiện thưa.Thường thì một trong 2 bên chủ động quan hệ thì mới gọi là phạm tội cưỡng hiếp hay ép dâm.Còn 2 bên đối tượng đều đồng ý,chủ động quan hệ với nhau thì rất khó xử lý.
   Trường hợp quan hệ nam nử đầu tiên ở đ/v duc thao xảy ra chắc ngay thời điểm nầy,thời điểm mà đa số ae trong đ/v đang tham gia tác chiến tại biển hồ.Đ/c a trưởng cối 60 tên Cần,n/n 83 quê Hà Nam Ninh trong lúc quan hệ với 1 thiếu nử K không biết lộ liểu thế nào để ae phát hiện.Nên khi vừa về đ/v nắm tình hình đả nghe ae báo cáo.
   Khi gọi lên bch c để làm việc đ/c nầy cũng hoàn toàn thừa nhận những gì xảy ra và sẳn sàng chấp nhận kỷ luật của đ/v.Nói thêm về đ/c nầy,là 1 đ/c rất cao ráo,trắng trẻo và đẹp trai.Đặc biệt tính tình rất vui vẻ,hay làm và làm rất giỏi nhiều công việc,nhất là những chuyện về cấy hái,đan lác nên trong dân rất thương.Còn cô gái K cũng là 1 thiếu nử mới lớn,nhìn khá đẹp và cũng rất hiền lành,gia đình cũng thuộc dạng tốt trong phum.Có 1 điều khiến duc thao vô cùng ngạc nhiên là cả 2 vẩn chưa rành tiếng tăm của nhau,vậy không hiểu 2 đứa làm sao có những cử chỉ để yêu và quan hệ với nhau được.
    Sau khi cho đ/c Cần làm tường trình, tự kiểm xong,bch liền mời đại diện gia đình cô bé K lên để lấy ý kiến.Chuyện trò hỏi han 1 hồi,ông cha mới nói đại ý là nếu đ/v kỷ luật theo kiểu bắt đ/c Cần phải lấy con ông ta làm vợ thì ông ta đồng ý,còn kỷ luật mà cho đi tù thì ông không thưa kiện gì hết,coi như không có gì.Còn con ông thương ai thì ông cứ để cho nó thương ,không hề ngăn cản.
    Thiệt tình trường hợp nầy không khác gì đánh đố.Dỉ nhiên là phải kỷ luật đ/c Cần rồi,nếu không muốn chuyện nầy thành 1 tiền lệ xấu cho ae .Khi mà quy định ta dứt khoát không chấp nhận mối quan hệ có tính vi phạm kỷ luật nghiêm trọng đến như vậy.
    Còn báo về trên để kỷ luật thì thật tình bch cũng đau lòng,vì đ/c nầy từng là 1 chiến sỉ chiến đấu rất dũng cảm trong những ngày đ/v còn ở Poi pet.Đến khi về đây cũng vậy,đ/c vẩn biểu hiện tính chiến đấu rất cao,được ae rất tin tưởng.Mở rộng hướng ra dân,dư luận của họ lại rất đồng tình với hành động của đ/c nầy,thậm chí còn cho rằng,tụi nó lớn rồi,lấy nhau đâu có gì nghiêm trọng.Thật là rắc rối,nhưng gì mang suy nghỉ như vậy ,bch cũng chần chừ,chưa vội báo tình hình nầy lên cấp trên.
    Vừa lúc đó tiểu đoàn cũng thông báo tình hình đến các đ/v.Hướng c2 và c3 tình hình bổng trở nên nghiêm trọng.Ở c3 địch tổ chức đốt cầu từ P'rây T'tưng về b1 c3 vào ban đêm.Khi lực lượng ta cơ động đến nơi nổ súng đẩy đuổi chúng mới rút bỏ.Còn c2 trong lần đầu tổ chức vào Cà có với lực lượng khoảng 40 đ/c,được nửa đường thì chạm địch nổ súng dử dội gần 1 giờ đồng hồ.Chi viện lần thứ nhất chúng vẩn chống cự quyết liệt.Đến khi ta chi viện tiếp lần thứ 2 chúng mới rút lui.Bỏ lại trận địa bốn xác cùng 4 súng. Một lực lượng địch bắt đầu xuất hiện trên địa bàn phụ trách của 2 c nầy,thách thức toàn bộ lực lượng ta đang đóng quân trong khu vực.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2011, 11:37:19 pm gửi bởi ducthao » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #198 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:12:46 am »

.......Có 1 điều khiến duc thao vô cùng ngạc nhiên là cả 2 vẩn chưa rành tiếng tăm của nhau,vậy không hiểu 2 đứa làm sao có những cử chỉ để yêu và quan hệ với nhau được.
    ...........

Hì hì, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, nó xuất hiện sau khi xã hội con người đã manh nha hình thành, và nó tồn tại để phục vụ cho các nhu cầu, bản năng của con người ....

Do đó, ở một số quan hệ có tính thiên bẩm, trường tồn vĩnh cửu, có từ rất lâu trước khi con người có ngôn  ngữ, thì việc có hay không có cùng ngôn ngữ cũng chả ảnh hưởng gì Kụ ạ  Smiley Smiley Smiley
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #199 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:46:38 am »

Xuồng ba lá khi cần chìm cho chìm,khi cần chở cho nổi khi đắm thì lật úp lại cứu người.Đây là bửu bối  của chị Út Tịch  để lại phải không Bác Hai
 Nếu đúng là bửu bối của chị Út Tịch thì càng tốt vì chị Út cũng dân miền tây sông nước , quê chị ở Trà Vinh . Nhưng mà cái kiểu lật xuồng cho chìm chơi trẻ con vùng mình nó quen lắm , bốn năm đứa bơi xuồng ra giữa sông chơi , rồi nổi hứng tự lật xuồng cho chìm , khi nào tắm đã thì lắc nước cho xuồng nổi lên rồi trèo lên bơi lại vô bờ  . Còn riêng cái việc chống xuồng như Haanh mình cũng còn chưa biết chống . Nếu chống từ từ thì được , còn chống cho xuồng đi nhanh thì thua . Ở những đầm lầy như lung năng , hay bàu (đầm nước ) bông súng chẳng hạn , phía dưới đáy là một lớp bùn non dầy lại rong rêu , cỏ lát mọc đầy , ở đây không thể nào bơi xuồng được vì lớp cỏ hay lớp bùn vướng vào đáy xuồng , bơi cách mấy cũng không đi , lúc nầy phải dùng cây sào dài khoảng 3 mét mà chống , người chống đứng phía sau lái xuồng vừa chống cho xuồng đi thẳng về phía trước vừa giữ lái cho xuồng đi đúng hướng . Chống như vậy xuồng lướt rất nhanh trên đầm lầy , nhưng khổ nổi mình chưa biết chống vì khi ra sức cố chống thật mạnh cho xuồng đi nhanh thì cây sào lại cắm sâu xuống bùn dẽo và dính luôn ở đó , đến khi xuồng vọt lên rồi tới đoạn nhổ sào là coi như mình đu lại cây sào và rớt xuống bùn còn chiếc xuồng thì chạy phóng về phía trước , hồi nhỏ đi chăn trâu mình tập chống hoài mà chưa được  . Vậy chứ quê mình nhiều người chống xuồng giỏi lắm , đứng trên xuồng mà chống xuồng lướt băng băng trên mặt đầm nước .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM