Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:41:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45734 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #160 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:01:57 am »

Phong cách ngoại giao của Trung Quốc

Đường lối tư tưởng và việc thực hiện chính sách đối ngoại


Việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông dương cho thấy ở hai trình độ khác nhau, một bức tranh mẫu mực về sự linh hoạt của chính sách đối ngoại của Trung Quốc: một mặt trong việc quyết định đường lối tư tưởng chung, mặt khác trong việc thực hiện đường lối ấy.


Tình trạng thông tin của chúng tôi không cho phép phân tích sâu sắc quá trình khởi thảo đường lối tư tưởng áp dụng vào một thời điểm nhất định trong lĩnh vực chính sách quốc tế. Muốn vậy, cần hiểu chi tiết cơ cấu và sự điều hành bộ máy ngoại giao với các bộ máy khác (Đảng, quân đội, các bộ kinh tế, v.v...), tất cả những cái đó, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu31 (Chẳng hạn như H.F.Schurmann, Ideology and Organigation in Communist china (Tư tưởng và tổ chức trong nước Trung hoa Cộng sản Berkely, 1966, 540 trang)) nhưng hãy còn rất tối tăm, nhất là trong một thời kỳ như năm 1954.


Ngược lại việc so sánh giữa các chủ đề phát triển trong thời gian 1949-1950 và những chủ đề đã được trình bày ở Geneva chứng tỏ đường lối đó đã thay đổi nhanh chóng đến mức nào. Trong một trường hợp, người ta đã nhắc lại việc lên án triệt để mọi "con đường thứ ba", ở một trường hợp khác, ý muốn thấy Lào và Campuchia trở thành những "nước dân chủ và hòa bình theo gương các nước mới ở Đông Nam Á như Indonesia, Miến Điện hoặc Ấn Độ". Việc tập trung quyền hành ở một số nhỏ những người có trọng trách và không có gần như hoàn toàn dư luận công chúng (nhất là về chính sách đối ngoại) giải thích một phần lớn sự linh hoạt này, có lẽ phải thêm vào đó-nhưng cái đó lại đưa chúng ta trở lại truyền thống-ý nghĩa coi mình là thượng đặng, hôm qua là đối với thế giới "man di" hôm nay đối với bọn "phản cách mạng", có lẽ đưa những người lãnh đạo Trung Quốc đến chỗ coi thường hậu quả đối với bên ngoài của những thay đổi đột ngột như vậy. Ngoài ra, nhận xét này có giá trị nhiều đối với Mao Trạch Đông là người đến lúc đó, hầu như không có kinh nghiệm gì về ngoại giao quốc tế, hơn là với bản thân Chu Ân Lai, đã từ nhiều năm, từng giao thiệp với người nước ngoài.


Ở một trình độ khác, hội nghị Geneva là một thí dụ điển hình của chủ nghĩa thực dụng, đặc trưng của nền ngoại giao hiện đại của Trung Quốc. Đằng sau lập trường nguyên tắc bề ngoài tỏ ra không nhượng bộ, diễn đạt bằng thuật ngữ mạnh mẽ, Chu Ân Lai biết tỏ thái độ hoàn toàn thực tế. Những cuộc nói chuyện nửa chính thức với các trưởng đoàn Bidault và Măng-đét Phrăng cũng như với các đại biểu các quốc gia liên kết32 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Bản ghi nhớ gửi Bộ tham mưu các lực lượng vũ trang, Cục 2/về vấn đề: nước Trung hoa nhân dân tại Geneva/Tùy viên quân sự/Bangkok, số 245-AM/31-8-1954, tr.2) hoàn toàn không thấy để lộ những lý do tư tưởng. Tuy theo diễn biến tình hình, thủ tướng Trung Quốc đã chứng tỏ đoàn đại biểu của ông ta có thể nhanh chóng đưa ra một sáng kiến như thế nào. Chỉ 16 tiếng đồng hồ sau thất bại của hội nghị bàn về Triều Tiên, ông ta đã đến gặp I-đơn để nói rằng ông ta nghĩ "có thể thuyết phục Việt Minh rút" khỏi  Lào và Campuchia. Chính là cũng trong thời hạn rất ngắn mà Vương Bính Nam, trong lúc Chu Ân Lai vắng mặt, mấy ngày sau đó đã làm Pháp và Việt Minh gặp nhau để tìm cách vượt qua cuộc khủng hoảng của các cuộc hội đàm quân sự giữa hai đoàn đại biểu. Cuộc hội nghị, Chu Ân Lai đã nhận những nhượng bộ quan trọng một cách nhanh chóng và thực tiễn. Ví dụ như việc Mỹ không chịu ký tên vào bản tuyên bố cuối cùng hay những việc vi phạm các điều khoản liên quan đến các căn cứ quân sự ở Campuchia và Lào. Chắc chắn người ta có thể nghĩ rằng sự linh hoạt trong thương thuyết là của Chu Ân Lai hơn là của cả bộ máy ngoại giao Trung Quốc nói chung33 (Về điểm này, chúng ta lưu ý rằng, vừa là thủ tướng vừa là Bộ trưởng ngoại giao, không một sự quan liêu nào có thể làm chậm trễ hoạt động của ông). Đúng là trí thông minh chính trị vô song của Thủ tướng Trung Quốc không thể đánh giá thấp được. Tuy nhiên, cũng một sự linh hoạt như vậy của nền ngoại giao Trung Quốc sẽ được nhận thấy trong các cuộc thương lượng sau này với sự vắng mặt của Chu Ân Lai. Cũng như thế mà chẳng hạn như A.Lall nêu lên sự linh hoạt của đoàn đại biểu Trung Quốc do Trần Nghị dẫn đầu trong cuộc hội nghị Geneva lần thứ 2 những năm 1961-196234 (Arthur Lall. How Communist China Negociates. (Cộng sản Trung hoa thương thuyết như thế nào) New York, Columbia, University Press, 1968, tr.27, nêu lên rằng tính chất linh hoạt đó cho phép Trung Quốc thương lượng về một số vấn đề quốc tế bất chấp trở ngại bề ngoài tưởng như không vượt qua nổi). Nhưng cũng phải thấy rằng Trần Nghị cũng như Chu Ân Lai thuộc về thế hệ cách mạng đầu tiên được đào tạo theo tư tưởng cổ điển, điều đó chắc chắn có ảnh hưởng lớn lao đến phong cách ngoại giao của Trung Quốc những năm 1950 (và sau đó).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:02:58 am »

Một quan niệm độc đáo về đàm phán

Mặc dù đôi khi rất khó phân biệt trong cách xử sự của Trung Quốc tại Geneva, đâu là thuộc về phần cá nhân Chu Ân Lai, đâu là phần của nền ngoại giao Trung Quốc nói chung, hội nghị này không kém phần tạo nên một tấm gương hoàn toàn đặc biệt về cách Trung Quốc đề cập một cuộc đàm phán.


Tầm quan trọng về số lượng của đoàn đại biểu Trung Quốc ở Geneva-có lẽ 200 người-đã làm những nhà quan sát đặc biệt chú ý. Trong nhiều cuộc hội nghị về sau, Trung Quốc sẽ giữ những đoàn cũng đông người như thế tại Bangdung mấy tháng sau đó. Tình hình đó có thể giải thích theo nhiều cách. Một mặt ở Trung Quốc cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, tất cả nhân viên báo chí đều được kể trong đoàn đại biểu chính thức, làm cho số người của đoàn phình ra rất lớn. Ngoài ra tại Geneva cũng như tại nhiều cuộc hội nghị quốc tế khác, một số lớn thực tập ngoại giao đã tham gia đoàn đàm phán. Nhưng trong trường hợp nước Trung hoa nhân dân bao giờ cũng cố gắng xây dựng sức mạnh trên số lượng, có thể đó cũng là kết quả của một chính sách cố tình-đó là giả thuyết do một vài tác giả đưa ra35 (Như trên, tr.1-3) nhằm nhắc nhở rằng trong mọi cuộc thương lượng, các đại biểu của nhân dân Trung Quốc là thay mặt cho 600 triệu người36 (Chúng ta còn nhớ, cũng vào lúc này, Chu Ân Lai và báo chí Trung Quốc thường hay nhấn mạnh Trung Quốc thay mặt cho 960 triệu con người. Người ta cũng biết là tầm quan trọng về dân số là một trong các lý lẽ mà Trung Quốc luôn luôn phát triển để đòi chiếc ghế cho mình tại Liên hợp quốc). Vả lại, thói quen thảo luận mọi vấn đề trong các nhóm đông người có thể giải thích sự có mặt tại hội nghị những viên chức và cán bộ chính trị bề ngoài không tham gia trực tiếp vào các cuộc hội đàm nhưng chắc là đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định chủ trương của đoàn đại biểu Trung Quốc. Cuối cùng, hết thảy các nhà quan sát đều thừa nhận mỗi một yếu tố của hồ sơ đàm phán đều được Trung Quốc chuẩn bị tỉ mỉ. Rất rõ ràng là một sự phân tích kỹ lưỡng các sự vật như vậy đòi hỏi phải có rất nhiều người37 (A.Lall, sách đã dẫn, tr.36 cũng nhận xét như vậy về Hội nghị Geneva lần thứ 2).


Nhưng ngoài các lý do riêng biệt đó, chính là toàn bộ quan niệm của Trung Quốc về đàm phán mới là vấn đề cần phải bàn. Ngoại giao Trung Quốc ít khi đề cập các vấn đề cùng một lúc, mà họ thích khoanh các vấn đề thảo luận lại để giải quyết tốt hơn. Đối với Trung Quốc, một cuộc đàm phán bao giờ cũng có nhiều mặt. Vì vậy đàm phán phải dài-lúc mới đầu, Chu Ân Lai tính phải ở Geneva nhiều tháng dòng-phải phân tán, đôi khi phải bất ngờ, nhưng cũng toàn diện hơn. Công trình nghiên cứu lý thú của Scott A.Boorman gắn chiến lược của Trung Quốc (cả về quân sự lẫn chính trị) với cách chơi cở vây (Wei ch'i) đã đưa ra sự giải thích vừa khích lệ vừa thuyết phục về điều này38 (Scott A.Boorman, Gô et Mao (Gô và Mao) Dịch từ tiếng Mỹ, Paris, Le Seuil, 1972, 215 trang và bản đồ). Ông ta thấy thủ đoạn ngoại giao của Trung Quốc là sự vận dụng chiến lược bao vây trong quan hệ quốc tế. Nhắc lại ý kiến của Boorman, Francis Audey định nghĩa quan niệm của Trung Quốc về bao vây như sau:

"Trong suy nghĩ của người Trung Quốc (...) đây là sự phối hợp các lực lượng hãy còn phân tán trong một hành động chung. Khái niệm bao vây xóa bỏ mọi sự phân biệt đối với những lĩnh vực hoạt động khác nhau: chiến lược quân sự, sự kết hợp chính trị-kinh tế, chính trị, ngoại giao và nhất là văn hóa, đều có thể tham gia cùng chung một tư tưởng chỉ đạo"39 (Francis Audrey, La Chine 25 án, 25 siècles (25 năm, 25 thế kỷ của nước Trung hoa) Paris, Le Seuil, 1975, tr.157-160).


Chúng tôi thấy đúng là phần lớn thủ đoạn ngoại giao của Chu Ân Lai trong thời gian hội nghị Geneva nằm trong định nghĩa trên. Bề ngoài, hành động của ông ta hình như phân tán. Người ta thấy ông tiếp các nhân vật khác nhau từ nghệ sĩ Charlie Chaplin đến chủ ngân hàng, nhà kinh doanh, các trưởng đoàn đại biểu dự hội nghị, đại sứ các nước thuộc thế giới thứ ba... Thủ tướng Trung Quốc chỉ đạo hoặc phối hợp các cuộc thương thuyết trên nhiều vấn đề khác nhau như quam hệ ngoại giao Trung-Anh, buôn bán với nước ngoài hoặc quan hệ với Mỹ. Giữa thời gian hội nghị, ông tiến hành cuộc đi thăm nổi tiếng ở Ấn Độ và Miến Điện.


Thực ra, khi tất cả những vấn đề đó đã gắn chặt vào nhau, Trung Quốc mới tìm cách thận trọng đẩy con tốt của mình vào nơi nào xem ra sức chống đỡ của đối phương yếu nhất. Qua Ấn Độ, Trung Quốc mon mén đến với khối Thịnh vượng chung; Trung Quốc quan hệ với Tây Âu qua con đường buôn bán cũng như với Đông dương qua chiêu bài "Trung lập hóa". Nhưng ngược lại, không bao giờ đặt vấn đề chiếc ghế tại Liên hợp quốc hoặc công nhận ngoại giao đối với Trung Quốc. Tóm lại, kỹ thuật đàm phán đó đa dạng mà lại hoàn toàn liên kết với nhau, nếu đem phân tích từ nhiều tiêu chuẩn riêng: Một mặt có ý kiến cho rằng ván bài ngoại giao mà Trung Quốc đã tham gia "không hề có giới hạn về thời gian"40 (S.A.Boorman, sách đã dẫn, tr.178) và vì vậy nhịp độ của nó có thể rất chậm ("thời gian ủng hộ Trung Quốc"); mặt khác lại có ý kiến cho rằng ván bài ấy là toàn cầu và đa dạng, do đó trong giai đoạn đầu hãy chỉ bao vây những điểm lẻ loi, bề ngoài là thứ yếu hoặc bị cô lập, nhưng có thể dễ dàng kiểm soát. Sau này đến lúc những điểm đó nối liền với nhau và tạo thành một "thế trận" liên hoàn thì từ đó Trung Quốc có thể hy vọng giành thắng lợi cho nền ngoại giao của mình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:04:17 am »

Kết luận


Nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với Đông dương năm 1954 trong phạm vi hạn chế về không gian và thời gian, người ta đi đến những kết luận khá rõ ràng.


Toàn bộ thái độ của đoàn đại biểu Trung Quốc đã chứng tỏ rằng mục tiêu hàng đầu của họ, từ đầu đến cuối cuộc khủng hoảng là tránh cho chiến tranh Đông dương khỏi quốc tế hóa như đã xảy ra ở Triều Tiên 4 năm trước. Vậy buộc phải nhanh chóng đi đến một giải pháp thông qua thương lượng, tước bỏ của Mỹ mọi lý do hay mọi cớ can thiệp vào bán đảo Đông dương. Trong triển vọng đó, việc duy trì sự có mặt nào đó của Pháp được xem như là một đối trọng đối với tham vọng của Mỹ ở khu vực này.


Ngoài ra, Trung Quốc đã bày tỏ rõ ràng ý muốn của mình là xây dựng một Đông dương mới, chắc chắn là như vậy, nhưng tôn trọng tính đặc thù của mỗi dân tộc hợp thành cũng như tính đa dạng về nguyện vọng của họ. Nhằm mục đích đó, đoàn đại biểu Trung Quốc đã đi đến chỗ hạn chế tham vọng của Việt Minh ở Việt Nam cũng như ở Lào và Campuchia. Ngược lại, Chu Ân Lai đã đóng góp tích cực vào việc củng cố tính đại diện của các chính phủ nhà Vua-Viêng Chăn và Phnom-pênh-những chính phủ này sẽ là những trở ngại tất nhiên đối với tính năng động cách mạng của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay cả trong vấn đề Việt Nam, lập trường của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc có thể giải thích như một sự bảo lãnh ngầm của Trung Quốc đối với sự tồn tại thật sự của một Nhà nước Nam Việt Nam.


Bên cạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng Đông dương, Chu Ân Lai đã muốn làm an tâm Nam Á và Đông Nam Á. Ông ta đã tìm cách làm cho các nước ở vùng này hiểu rằng sự xuất hiện một nước Trung hoa mới không đe dọa chút nào an ninh của họ, trái lại, có thể tạo nên một nhân tố ổn định ở trong vùng. Nhằm mục đích đó, Trung Quốc đưa ra nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà các nước khác nhau như Ấn Độ, Miến Điện hay Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tiếp nhận. Tại Geneva, Chu Ân Lai đã đem lại cho chính sách đó một nội dung cụ thể bằng cách làm dễ dàng cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng Đông dương trên cơ sở 5 nguyên tắc. Tại New Delhi và tại Yangon, ông ta công khai cam kết đi theo chiều hướng đó. Không những chiến lược đó đáp ứng những đòi hỏi cấp bách về kinh tế của Trung Quốc mà còn có thể, trong một thời gian nhất định, cách ly Mỹ với một số đồng minh châu Á. Trước mắt, chiến lược đó làm cho hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á, do Washington khởi xướng, không với được đến các nước trong khối Colombo. Về lâu dài, nó có thể khoét sâu các mâu thuẫn âm ỉ giữa Mỹ và đồng minh Tây Âu và cho phép Trung Quốc nối với Tây Âu một số quan hệ buôn bán, thậm chí cả quan hệ chính trị sau này.


Một vài kết luận mà chúng tôi cố gắng đi sâu trong phần thứ tư, có thể gây ngạc nhiên: Nước Trung hoa nhân dân tự khẳng định bản thân trước là "nửa thuộc địa", từ 1949 đã hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, cuối cùng chấp nhận một lập trường hết sức ôn hòa đối với việc thi thực dân hóa Đông dương. Năm 1949, tự coi mình là người dẫn đường cho công cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Trung Quốc không e ngại gì trong việc gây sức ép đối với một phong trào triệt để chống thực dân và cách mạng như Việt Minh.


Trong 4 năm qua, đặc biệt là do cuộc chiến tranh Triều Tiên, một phần những sáng kiến trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc là nhằm chống phương Tây, thì tại Geneva, rõ ràng Trung Quốc đã tìm cách cải thiện quan hệ với nhiều nước châu Âu, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Từ năm 1949, Trung Quốc thực tế đã không đề cập đến vấn đề đó trong cuộc thương lượng, ngay cả trong các cuộc hội đàm tay đôi, nửa chính thức. Cuối cùng, cuộc cách mạng 1949 sâu sắc và triệt để, vẫn có thể tìm thấy trong chính sách đối ngoại của Nhà nước mới, những yếu tố không thay đổi, ít nhất là ở Đông dương và trên một số điểm, làm cho chế độ nhân dân không những là người thừa kế mà còn tiếp nối chính sách của nước Trung hoa xưa kia.


Tuy nhiên những kết luận đó không thể được coi như phổ biến ở mọi nơi và mọi lúc.

Nghiên cứu lập trường của Trung Quốc đối với Đông dương và Triều Tiên năm 1954, giới hạn nó trong các vấn đề nghiêm trọng ở ngoại vi trực tiếp của Trung Quốc (trường hợp Đài Loan có tính cách hoàn toàn khác) làm nổi bật sự khác nhau căn bản trong chính sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đối với hai khu vực. Đó là cùng một ý muốn đẩy lùi sự uy hiếp của Mỹ đã giải thích thái độ ôn hòa của Trung Quốc trong vấn đề Đông dương và thái độ cứng rắn trong vấn đề Triều Tiên. Trong lúc ở Triều Tiên, sự có mặt của Mỹ có nguy cơ làm dễ dàng việc phục hồi ảnh hưởng nào đó của một mẫu quốc thực dân cũ-là Nhật Bản-mà Trung hoa nhân dân chỉ có thể kịch liệt phản đối, ngược lại Trung Quốc cho rằng, duy trì sự có mặt của Pháp ại Đông dương chính là ngăn chặn được sức ép của Mỹ ở đây. Và những thí dụ như vậy có thể còn rất nhiều. Những năm sau đó, rõ ràng là Trung Quốc thay đổi chính sách của mình ở Đông dương. Về phương diện đó, một sự phân tích so sánh thái độ của Trung Quốc tại hội nghị Geneva năm 1954, rồi hội nghị Geneva năm 1961-1962 về Lào, lập trường của Trung Quốc đối với hội nghị nhân dân Đông dương ở Phnom-penh năm 1965 và ở Quảng Châu năm 1970 và cuối cùng cách xử sự của Trung Quốc đối với hội nghị Paris về Việt Nam năm 1973 có thể chứng minh rõ rằng chính sách của họ đã có nhiều thay đổi và không thể khái quát hóa các kết luận rút ra từ việc nghiên cứu giải pháp năm 1954 về Đông dương.


Vào lúc này, đúng là ý muốn ưu tiên của Trung Quốc đẩy lùi sự uy hiếp của Mỹ đã chi phối hành động của họ và đặt họ ở trong khuôn khổ một chính sách phối hợp với Liên Xô. Từ đó rút ra những kết luận đã nêu lên ở trên: phân công trách nhiệm giữa Bắc Kinh và Moscow, khả nằng để Trung Quốc tiến hành hoạt động tương đối độc lập trong phạm vi được phân công, chỗ dựa của chính sách đó là sức mạnh quân sự của Liên Xô, khởi thỏa những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nội dung lặp lại những nguyên tắc của Liên Xô.


Bảy năm sau, tại hội nghị Geneva về Lào, mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc hơn bao giờ hết vẫn là chấm dứt sự can thiệp đang tăng lên của Mỹ ở bán đảo Đông dương. Nhưng tranh chấp Trung-Xô đã thay đổi về căn bản những dữ kiện của vấn đề. Nếu Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, cũng như Liên Xô và Bắc Việt Nam tiếp tục bênh vực giải pháp về chính phủ liên hợp Lào có khả năng giữ cho Lào được trung lập thật sự, thì rõ ràng là nội dung của trung lập, xét theo quan điểm Trung Quốc, không phải như năm 1954 nữa. Từ lúc này quan điểm của Trung Quốc về cùng tồn tại hòa bình, đã nặng về chống Liên Xô. Bởi vậy, việc Liên Xô giữ đỡ cho phái trung lập ở Lào đã dần dần thúc đẩy Trung Quốc thay đổi chiến lược. Từ nay, đằng sau hành động ủng hộ chính thức chính phủ của Hoàng thân Souvana Phouma, Trung Quốc đã tỏ ra ít muốn kiềm chế tham vọng của Việt Minh ở Lào như năm 1954, lại muốn tăng cường phương tiện cho Pathet Lào, lôi kéo Pathet Lào đi vào quỹ đạo của Trung Quốc để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ lẫn thâm nhập của Liên Xô. Ngoài ra năm 1964, cuộc khủng hoảng ở Lào lại bùng lên, thúc đẩy Trung Quốc đi xa hơn nữa, công khai chỉ trích Hoàng thân Souvana Phouma là phục vụ lợi ích cảu phái hữu thân Mỹ.


Sự kiện vịnh Bắc Bộ (tháng 8 năm 1964) đánh dấu bước đầu của chính sách "leo thang" của Mỹ ở Việt Nam, còn làm biến đổi tận gốc bối cảnh Đông dương và dẫn Trung Quốc đến chỗ thay đổi một lần nữa chính sách của họ. Với lập trường ngày càng cứng rắn thêm lên rất nhanh chóng, Trung Quốc đi đến chỗ từ chối, gợi ý triệu tập một cuộc hội nghị Geneva lần thứ 3 ít nhất là về vấn đề Campuchia, với thành phần tham dự giống như năm 1961-1962, như vậy là loại trừ mọi cuộc thương lượng với Ấn Độ, Thái Lan, Nam Việt Nam v.v... Rồi, bắt đầu từ năm 1966, lần này là về vấn đề Việt Nam, Trung Quốc bác bỏ mọi khả năng họp hội nghị các nước ở Geneva, viện lẽ rằng sáng kiến như vậy là nguy hiểm đối với tương lai của Đông dương do có sự "câu kết" giữa Liên Xô và Mỹ. Trong suốt các năm chiến tranh, tương ứng với năm tháng của cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc không những chính phủ Bắc Kinh bảo đảm một cách có hệ thống những sáng kiến của chính phủ Hà Nội, nhưng đôi khi, trái ngược với điều đã xảy ra năm 1954, Bắc Kinh hình như còn có thái độ không khoan nhượng hơn cả Hà Nội. Chính vì vậy mà báo chí Trung Quốc trong nhiều tháng phớt lờ cuộc thương lượng ở Paris khai mạc tháng 5 năm 1968.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:05:27 am »

Bắt đầu từ những biến cố ở Campuchia, tháng 3 năm 1970, dẫn đến việc lật đổ thái tử Sihanouk, Trung Quốc, trái ngược với chính sách đã qua, nay bảo vệ nguyên tắc không thể phân chia cuộc đấu tranh chống đế quốc ở 3 nước Đông dương. Vì vậy, tháng 4 năm 1970, Trung Quốc chủ động triệu tập một cuộc họp cấp cao nhân dân các nước Đông dương ở gần Quảng Châu. Ngày 28-4-1970, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố phản đối mọi hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Campuchia, ngược lại, cổ vũ 3 nước chiến đấu sát cánh bên nhau, cùng chung căm thù, chống địch. Tất cả những cái đó hoàn toàn ngược lại với chính sách của Trung Quốc năm 1954.


Cách mạng văn hóa chấm dứt, rồi cuộc đi thăm của Kissinger ở Bắc Kinh tháng 7 năm 1971 và tháng 2 năm 1972, Nixon sang thăm Trung Quốc, đã đi đến kết luận phải tiến hành xem lại lập trường của Trung Quốc. Việt rút lui của Mỹ khỏi Đông dương, đối với Trung Quốc, có vẻ như không thể đảo ngược. Tháng 2-3 năm 1973, Trung Quốc tham dự hội nghị Paris, ghi nhận hiệp định Mỹ-Việt ký kết 1 tháng trước đó. Lần này Trung Quốc giành được điều Mỹ đã từ chối năm 1954, tức là cùng ký vào một văn kiện bảo đảm hòa bình ở Việt Nam cũng như nền trung lập của Lào và Campuchia.


Lướt qua thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề Đông dương trong hai chục năm qua tiếp sau Hội nghị Geneva năm 1954, chúng tôi thấy khá rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trong suốt thời kỳ đó, tùy theo bối cảnh quốc tế và trong nước cực kỳ sôi động, đã phải không ngừng thích nghi chính sách của mình ở bán đảo Đông dương như thế nào. Về phương diện quốc tế, cuộc xung đột Trung-Xô, cuộc can thiệp vũ trang của Mỹ ở Việt Nam rồi hòa hoãn giữa Bắc Kinh và Washington, về mặt đối nội, phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa như năm 1962-1965, rồi cuộc cách mạng văn hóa và cuối cùng sinh hoạt chính trị ở Trung Quốc dịu đi sau sự kiện Lâm Bưu (1971) là những nhân tố chủ yếu trong 20 năm qua làm cho chính phủ Bắc Kinh phải thường xuyên xem xét lại chính sách về Đông dương đề ra năm 1954.
Tuy nhiên, có một vài yếu tố có ý nghĩa của chính sách đó định ra từ 1954, không thay đổi bao nhiêu trong những năm sau đó. Ngoài những sự thay đổi mà chúng tôi vừa nhấn mạnh và không được lạm dụng để khái quát lên, thái độ của Trung Quốc đối với Đông dương trong 20 năm, so sánh với chính sách năm 1954, có một sự liên tục đáng chú ý trên một số điểm.


Điểm không thay đổi rõ ràng nhất có lẽ là ý muốn mà Trung Quốc luôn luôn thể hiện, kể cả vào những thời kỳ căng thẳng nhất, là duy trì một thế cân bằng nào đó giữa các nước ở Đông dương. Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng chính phủ Bắc Kinh để cho kỳ hạn tổ chức tổng tuyển cử ở Việt Nam được dự kiến vào tháng 7 năm 1956, qua đi mà không nêu lên những khó khăn thật sự nào. Đối với chúng tôi, hình như điều đó củng cố đáng kể ý kiến từ 1954, rằng Trung Quốc đã hoàn toàn chấp nhận sự tồn tại của một Nhà nước Nam Việt Nam, và tồn tại trong một thời gian dài. Ngay sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ )1963), ít nhất trong thời gian đầu, Trung Quốc còn tỏ ra có một vào gượng nhẹ đối với tập đoàn quân sự lên thay thế, chắc là mong muốn, trước khi hành động, quan sát xem thái độ của họ đối với Mỹ ra sao. Cũng như năm 1954, chính là thái độ xử sự của Nam Việt Nam đối với Mỹ đã làm chính phủ Bắc Kinh phải lưu tâm hơn là những tiến bộ của Mặt trận dân tộc giải phóng thành lập năm 1960.


Nhưng năm 1964 sẽ đánh dấu bước đầu của một tiến trình không còn chỗ nào nghi ngờ được nữa. Kể từ năm đó, trong khi luôn luôn ủng hộ quy chế trung lập của Lào và Campuchia, Trung Quốc tỏ ra gắn bó rõ rệt hơn với tính đa dạng của Đông dương. Tháng 5 năm 1964, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ triệu tập một cuộc hội nghị mới ở Phnom-penh để khẳng định lại nền trung lập của Lào nhằm ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào Lào. Đồng thời, Trung Quốc ủng hộ đề nghị của thái tử Sihanouk về việc triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm bảo đảm nền trung lập của Campuchia. Ngày 2-5-1965, một bản tuyên bố của Trung Quốc nói rõ thêm rằng Trung Quốc phản đối mọi chủ trương gắn các vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia với nhau. Và chủ yếu chính là đối với người bảo vệ và tượng trưng cho nền trung lập của Campuchia mà năm 1970, Bắc Kinh đã mời cư trú. Chắc chắn là từ hội nghị Quảng Châu-như người ta đã nhận xét-Trung Quốc, để làm thất bại chính sách của Liên Xô, ngược lại nhấn mạnh sự thống nhất của cuộc đấu tranh ở Đông dương. Tuy nhiên Định ước mà chính phủ Bắc Kinh ký ngày 2-3-1973 ở Paris, ghi nhận sự cam kết của Mỹ và 3 bên Việt Nam tôn trọng nền trung lập của Lào và Campuchia. Về điểm này, như vậy là hội nghị Geneva năm 1954 đã mở đầu một chính sách mà 20 năm dòng Trung Quốc không bao giờ chịu lùi bước.


Người ta cũng có thể nhắc lại trong 10 năm, Trung Quốc đã nói đến hiệp định năm 1954 về Việt Nam với sự kiên trì ghê gớm. Trong dịp quốc khánh lần thứ X, chính phủ Trung Quốc tuyên bố: "chưa phải là quá chậm để trở lại hội nghị Geneva năm 1954". Mấy ngày sau sự kiện vịnh Bắc bộ (5-8-1964), nguyên soái Trần Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết cho Xuân Thủy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam: "... hai đồng chủ tịch hội nghị Geneva đặc biệt có trách nhiệm mà họ không thể thoái thác được" (thư đề ngày 12 tháng Cool. Chỉ hai năm sau, vào lúc cao độ của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và cao độ của cuộc cách mạng văn hóa, chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ nói với Mỹ: "Bởi vì các người đã hoàn toàn xé bỏ hiệp định Geneva năm 1954, dĩ nhiên là để ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, chính phủ và nhân dân Trung Quốc từ nay không còn bị ràng buộc bởi hiệp định Geneva nữa" (Tuyên bố ngày 22-7-1966). Trung Quốc cũng vẫn ký Định ước Paris ngày 2-3-1973, qua điều 1, ghi nhận hiệp định Mỹ-Việt ngày 27 tháng 2 trước đó, trong đó có nhiều điều khoản còn dựa trên những văn kiện năm 1954. Ngoài ra chính là dựa trên quyền lực của các quyết định Geneva mà trong 20 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng cự tuyệt mọi thẩm quyền của Liên hợp quốc đối với công việc Đông dương, một điểm mà chính sách của chính phủ Bắc Kinh tỏ ra không lay chuyển.


Cuối cùng ngoài những nhận định về phương diện pháp lý ấy, người ta không thể không chú ý đến thái độ hết sức thận trọng trong hành động của Bắc Kinh ở Đông dương trong suốt thời gian này. Cũng trên phương diện đó, năm 1954 mở đầu một cách xử sự của Trung Quốc mà những biến cố sau đó cũng không làm nó thay đổi gì. Ngay cả nếu người ta có thể nghĩ rằng, trong cách nhìn thuần túy quân sự, thái độ ôn hòa đó, nhiều khi chỉ là dấu hiệu của một sự bất lực, trong những thời kỳ gay go nhất của cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ hai, cách cư xử của Trung Quốc cũng vẫn luôn luôn tỏ ra không kém thực tế. Vả lại tình trạng quan hệ Trung-Xô làm cho chính phủ Bắc Kinh không thể có một khả năng nào khác. Chính vì thế mà những lời phát biểu quá trớn, những cuộc biểu dương vô chính phủ của cách mạng văn hóa đã không bao giờ ảnh hưởng sâu sắc lắm đến chính sách của Trung Quốc ở bán đảo Đông dương. Có nghĩa là mặc dù có những sự đảo lộn rộng lớn trong đời sống quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất và lần thứ hai, nhưng chủ trương của Trung Quốc ngay từ 1954 đã thể hiện chính sách của họ ở khu vực trong 20 năm qua. Một chính sách, mặc dù có sự thích nghi thường xuyên vào các tình thế khác nhau, luôn luôn theo đuổi cùng những mục tiêu chung, và từ đó chính sách ấy hầu như bao giờ cũng coi hiệp định Geneva là sự tham khảo chủ yếu.


Chắc chắn là việc thống nhất nước Việt Nam, việc mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam ở Lào và sự có mặt ồ ạt của Liên Xô ở hai nước này lại một lần nữa đã hoàn toàn thay đổi dữ kiện của vấn đề, theo một chiều hướng căn bản trái ngược với điều ước mong của Trung Quốc. Có nghĩa rằng đối với Bắc Kinh cũng như đối với tất cả các nước có liên quan, hiệp định Geneva vĩnh viễn thuộc về quá khứ và ngày nay không còn có thể áp dụng gì được nữa.


Paris, ngày 23-4-1976
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #164 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:06:33 am »

Phụ lục


Đại sự ký hoạt động của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Geneva và chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian đó
(24 tháng 4 - 23 tháng 7 năm 1954)


Đại sự ký dưới đây được soạn ra dựa theo các bản tin của Tân hoa xã. Trong những trường hợp ngược lại, nguồn được ghi trong ngoặc đơn.


Trong mỗi ngày, các sự kiện được xếp đặt theo giờ. Những sự kiện nào không ghi rõ giờ nhưng được liệt kê giữa các sự kiện có ghi rõ giờ thì cũng coi như xếp theo thứ tự đó. Ngược lại, những sự kiện nếu không có ghi chú gì thì được tập hợp riêng ở cuối bảng kê của mỗi ngày.


24 tháng 4
15g30: Chu Ân Lai và các cố vấn của ông đến Geneva. Tuyên bố của Chu Ân Lai


26 tháng 4
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên đầu tiên. Đoàn đại biểu Liên Xô tổ chức chiêu đãi Chu Ân Lai. Cùng dự, về phía Trung Quốc, còn có Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Shhi che (?) và Kiều Quán Hoa


27 tháng 4
Chiều
17g30: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ hai. Cuộc họp báo đầu tiên của Hoàng Hoa.


28 tháng 4
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ ba. Phát biểu của Chu Ân Lai.
17g15: Cung Bành họp báo. Đến 20 giờ, tiếp tục họp báo do Hoàng Hoa chủ trì.
Ăn tối: Chu Ân Lai mời cơm Molotov. Cùng dự, về phía Trung Quốc có Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Hoàng Hoa và Wang Cho Ju (?)


29 tháng 4
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ tư. Hội đàm giữa Chu Ân Lai, Molotov và Nam Nhật. Hiệp định Trung-Ấn và Tây Tạng được ký kết tại Bắc Kinh. Công bố tại Bắc Kinh thông cáo về việc ký kết này.


30 tháng 4
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ năm.
Ăn tối: Ăn tối giữa Eden, Chu Ân Lai và Molotov.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #165 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:07:44 am »

1 tháng 5
19g00: Hoàng Hoa họp báo về vấn đề Triều Tiên.


3 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ sáu. Chu Ân Lai đọc tham luận.
19g00: Hoàng Hoa họp báo (công bố sự thỏa thuận về danh sách các bên tham dự hội nghị về Đông dương)


4 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ 7. Hoàng Hoa họp báo.


5 tháng 5
14g30: Vương Bính Nam gặp đại tá Guillermaz tại khách sạn "Bean Rivage" bàn về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ (hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp)


6 tháng 5
Sáng: Vương Bính Nam lại gặp Guillermaz (hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp)
Chiều: Hoàng Hoa chiêu đãi các phóng viên báo chí tại Geneva


7 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ tám.
Ăn tối: Chu Ân Lai mời cơm Nam Nhật. Cùng dự, về phía Trung Quốc, còn có Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Hoàng Hoa và Wang Cho Ju (?). Người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc cải chính tin của báo "Người bảo vệ Manchester" (Manchester Guardian) liên quan đến việc buôn bán giữa Trung Quốc và phương Tây và cải chính tuyên bố của đoàn đại biểu Pháp về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ.


8 tháng 5
16h00: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) đầu tiên.
Ăn tối: Chu Ân Lai mời cơm Phạm Văn Đồng. Cùng dự, về phía ta có Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Hoàng Hoa và Wang Cho Ju (?). Tân hoa xã đưa tin đoàn đại biểu Trung Quốc đã nhận được điện chúc mừng từ Thụy Sĩ, Pháp và các nước khác gửi tới. Người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc đổ trách nhiệm cho Pháp đã làm chậm trễ việc mở cuộc thương lượng về Đông dương.


9 tháng 5
Tại Bắc Kinh, những người đứng đầu các "đảng phái dân chủ" ủng hộ đề nghị của Chu Ân Lai tại Geneva. Tại Geneva, đoàn đại biểu Trung Quốc tiếp đoàn đại biểu công nhân khuân vác cảng Marseille.


10 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ hai. Trung Quốc và Việt Minh họp bàn về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ (hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp).
Tại Bắc Kinh, những người đứng đầu các "đảng phái dân chủ" ủng hộ hoạt động của Chu Ân Lai tại Geneva.


11 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ chín. Hoàng Hoa họp báo. Tại Bắc Kinh, Lai Jo-yu (?), Chủ tịch Tổng công hội Trung Quốc ủng họ đề nghị của Chu Ân Lai về quyền đại diện của Pathet Lào và Khmer.


12 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ ba. Chu Ân Lai trình bày lập trường tổng quát đối với vấn đề Đông dương.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.
Tối: Đoàn đại biểu Trung Quốc tổ chức chiêu đãi tại nhà hát quảng trường Saint Pierre ở thành phố Geneva cổ.
Tại Bắc Kinh, Tan Kah-kee và Seto Mee Tong cầm đầu tổ chức Hoa kiều, ủng hộ hoạt động của Chu Ân Lai tại Geneva.
Tại Bắc Kinh, Liao Cheng Chih, chủ tịch đoàn thanh niên dân chủ Trung Quốc, ủng hộ hoạt động của Chu Ân Lai tại Geneva.
Tại Bắc Kinh, 6.000 người họp mít tinh ủng hộ hành động của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Geneva.


13 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Triều Tiên họp phiên thứ mười.


14 tháng 5
10g-10g30: Chu Ân Lai gặp Eden
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ tư.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo. Ông ta phủ nhận tính chân thực của tài liệu "Hand book for Political Workers Going to Vietnam" (Sổ tay dùng cho những người làm chính trị đi Việt Nam).
Tối: Đoàn đại biểu Trung Quốc chiêu đãi đại diện giới báo chí. Chu Ân Lai và Molotov tán thành đề nghị của Eden về việc tổ chức các cuộc họp hẹp về Đông dương.


15 tháng 5
Chu Ân Lai tiếp Anak Agung, đại sứ Indonesia tại Pháp


17 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ năm (họp hẹp).


18 tháng 5
Sáng: Trương Văn Thiên tiếp Yidegrd Dinshaw Gundevia, đại sứ Ấn Độ tại Thụy Sĩ
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ sáu (họp hẹp).
Chiều: Chu Ân Lai tiếp bà Rajkumari Amrit Kaur, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ.
Ăn tối: Vương Bính Nam gặp Paul Boncour và Guillermaz. Đbt tiếp đoàn đại biểu Hội đồng hòa bình toàn quốc Pháp.


19 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ bảy (họp hẹp).
Tại Bắc Kinh, một lãnh tụ Hồi giáo ủng hộ hoạt động của Chu Ân Lai tại Geneva.


20 tháng 5
11g-12g: Chu Ân Lai gặp Eden
Tối: Đoàn đại biểu Trung Quốc tiếp các đại diện giới báo chí.


21 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ tám (họp hẹp).
Tân hoa xã đưa tin việc tiếp nhiều đoàn đại biểu Pháp tới chức mừng đoàn đại biểu Trung Quốc.
Ikuo Oyama, Chủ tịch Ủy ban hòa bình toàn quốc Nhật ủng hộ hoạt động của Chu Ân Lai tại Geneva.


22 tháng 5
15g45: Họp báo của Cung Bành và Hoàng Hoa.
18g45: Hoàng Hoa tố cáo việc tiến công các tàu buôn đang đi giữa biển trên đường đến Trung Quốc.
Chiều: Hội nghị Triều Tiên họp phiên thứ 11. Đề nghị của đoàn đại biểu Trung Quốc.
Tối: Phùng Xuân chiêu đãi các quan khách Thụy Sĩ và các nhà ngoại giao nước ngoài tại Geneva.


23 tháng 5
15g00: Chu Ân Lai tiếp Menon


24 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ chín (họp hẹp).


25 tháng 5
10g30: Chu Ân Lai tiếp Menon
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 10 (họp hẹp).
Tại Berlin, Quách Mạt Nhược, Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình khai mạc hội nghị Hội đồng hòa bình thế giới.


26 tháng 5
Hoàng Hoa họp báo về quan hệ Trung-Mỹ. Một đoàn đại biểu Hà Lan đến Bắc Kinh thương lượng việc thiết lập quan hệ ngoại giao.


27 tháng 5
10g30-11g: Chu Ân Lai tiếp Eden
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 11 (họp hẹp). Đề nghị của Trung Quốc.
Ăn tối: Cuộc gặp mới giữa Vương Bính Nam, Paul Boncour và Guillermaz.
21g00-22g: Chu Ân Lai tiếp Menon


28 tháng 5
Chiều: Hội nghị Triều Tiên họp phiên thứ 12.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.
19g30: Chu Ân Lai mời cơm Menon. Cùng dự, về phía Trung Quốc còn có Phùng Xuân, Trần Gia Khang, Wang cho-ju và Wen Peng-chiu (?)


29 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 12 (họp hẹp).
Đoàn đại biểu Mỹ ra tuyên bố bác bỏ những luận điệu của Hoàng Hoa đưa ra ngày 26 tháng 5 liên quan đến quan hệ giữa hai nước.
Hội đàm thương mại giữa Shih Chihang, Phó chủ tịch "Công ty xuất khẩu Trung Quốc" và Harold Wilson, cựu chủ tịch của Board of Trade (Ủy ban thương mại) của Anh.


30 tháng 5
Sáng: Gặp gỡ giữa Chu Ân Lai và Harold Wilson. Lôi Nhiệm Dân cũng có mặt tại cuộc gặp.
Tối: Vương Bính Nam gặp Chauvel


31 tháng 5
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 13 (họp hẹp). Tham luận của Chu Ân Lai.
Đoàn đại biểu Trung Quốc tiếp 8 đại biểu của Ủy ban hòa bình toàn quốc Thụy Sĩ.
Tân hoa xã đưa tin 25 đoàn đại biểu nhân dân Pháp tổng cộng gồm 267 người đã đến thăm đoàn đại biểu Trung Quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:08:50 am »

1 tháng 6
Ăn tối: Eden mời cơm Chu Ân Lai. Cùng dự, về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên và Hoàn Hương.
Chu Ân Lai gặp Bidault lần đầu tiên. Các nhà đương cục Trung hoa bắt giữ 1 tàu Anh trong khu vực Hương Cảng.


2 tháng 6
Sáng: Báo người bảo vệ Manchester (Manchester Guardian) (ngày 2 và 3 tháng 6) công bố những cảm tưởng của Harols Wilson sau cuộc gặp Chu Ân Lai tại Geneva.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 14 (họp hẹp).
Phùng Xuân tiếp Morgan Philips, tổng thư ký công đảng nhằm chuẩn bị cho việc đoàn đại biểu Công đảng đi thăm Trung Quốc.


3 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 15 (họp hẹp). Tham luận của Chu Ân Lai.
Tại Bắc Kinh, phê chuẩn hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng.


4 tháng 6
Sáng: Cuộc họp đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ. Tham dự về phía Trung Quốc có Vương Bính Nam, Kha Bá Niên và Hoàn Hương.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 16 (họp hẹp).


5 tháng 6
Chiều: Hội nghị Triều Tiên họp phiên thứ 13. Chu Ân Lai đọc tham luận.
Hoàng Hoa họp báo tuyên bố rằng tài liệu công bố ở Mỹ về một chính sách đối ngoại của Trung Quốc là không thật.


6 tháng 6
Vương Bính Nam gặp Chauvel


7 tháng 6
21g00: Cuộc gặp lần thứ hai giữa Chu Ân Lai và Bidault. Tân hoa xã đưa tin 1 phái đoàn thương mại Trung Quốc sắp sang Anh.
Mời 1 đại biểu các tổ chức thanh niên Anh tới Bắc Kinh.


8 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ 17.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.
20g00: Chu Ân Lai thết cơm tối Eden. Về phía Trung Quốc còn có: Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Hoàn Hương và Wang Cho Ju cùng dự. Sau bữa tiệc có chiếu phim.


9 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ 18. Chu Ân Lai đọc tham luận.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.
Hội đàm thương mại Trung Quốc-Hà Lan tại Geneva.


10 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ 19.
Cuộc gặp lần thứ hai Trung Quốc-Mỹ. Vương Bính Nam dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc.
Hội đàm thương mại Trung Quốc-Hà Lan tại Geneva.


11 tháng 6
Chiều: Hội nghị Triều Tiên họp phiên thứ 15. Chu Ân Lai đọc tham luận.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.


12 tháng 6
Sáng: Chu Ân Lai và Hoàng Xuân tới Berne thăm Max Petitpierre, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ, rồi thăm R.Rubattle, tổng thống liên bang Thụy Sĩ.
Ăn tối: R.Rubattel mở tiệc chiêu đãi Chu Ân Lai. Về phía Trung Quốc còn có: Trương Văn Thiên, Vương Bính Nam, Lôi Nhiệm Dân, Hoàng Hoa, Hoàn Hương, Wang cho ju và Phùng Xuân cùng dự.
Một đoàn thương mại Ý tới Geneva để gặp các đại biểu mậu dịch Trung Quốc.


13 tháng 6
Lôi Nhiệm Dân tiếp đoàn thương mại Ý đã tới Geneva hôm trước. Đoàn đại biểu Trung Quốc rời Bắc Kinh đi Stockholm dự hội nghị về làm dịu tình hình quốc tế.


14 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 20 (họp hẹp). Chu Ân Lai đọc tham luận.


15 tháng 6
Sáng: Cuộc gặp lần thứ ba Trung Quốc-Mỹ giữa Vương Bính Nam và Johnson.
Chiều: Hội nghị Triều Tiên họp phiên thứ 15 (phiên cuối cùng). Tham luận của Chu Ân Lai.


16 tháng 6
10g30-13g20: Chu Ân Lai cùng Trương Văn Thiên gặp Eden.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 21 (họp hẹp). Những đề nghị của Trung Quốc.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.


17 tháng 6
12g-13g15: Cuộc gặp lần thứ ba giữa Chu Ân Lai và Bidault. Về phía Trung Quốc: Trương Văn Thiên, Kha Bá Niên và Tung Ning Chuan (phiên dịch) cùng dự. Tân hoa xã đưa tin về cuộc gặp này và nhân đó nhắc lại hai cuộc gặp ngày 1 và 7 tháng 5.
14g00: Chu Ân Lai gặp Peter Martin Anker, đại sứ Na Uy tại Thụy Sĩ.
Ăn tối: Chu Ân Lai chiêu đãi T.L.Hammarstrom, cựu đại sứ Thụy Điển tại Trung Quốc và Helge von Knorring, cựu đại sứ Phần Lan tại Trung Quốc. Thỏa thuận Trung Quốc-Anh về các cơ quan đại diện ngoại giao của hai nước.


18 tháng 6
12g00: Chu Ân Lai gặp Richard. Casey, Bộ trưởng Ngoại giao Úc. Cùng tham dự có Kha Bá Niên.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 22 (họp hẹp).


19 tháng 6
11g45-12g30: Chu Ân Lai gặp Eden, về phía Trung Quốc có Trương Văn Thiên cùng dự.
12g30: Chu Ân Lai tiếp Chester E.Ronning, trưởng đoàn Canada, có Kha Bái Niên cùng dự.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 23 (họp hẹp).


20 tháng 6
12g30-14g30: Chu Ân Lai gặp Tep Phan, về phía Trung Quốc có Lý Khắc Nông và Trần Gia Khang cùng dự.


21 tháng 6
Sáng: Cuộc gặp thứ tư giữa Trung Quốc và Mỹ. Đoàn Trung Quốc gồm Vương Bính Nam bà Kha Bái Niên.
Sáng: Hoàng Hoa họp báo về cuộc gặp Trung-Mỹ lần thứ tư.
12g-13g: Chu Ân Lai gặp Sananikone, về phía Trung Quốc có Lý Khắc Nông và Trần Gia Khang cùng dự.
Ăn tối: Chu Ân Lai mở tiệc chiêu đãi các phái đoàn Việt Minh, Lào và Campuchia. Về phía Trung Quốc còn có: Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang và Wang cho-Ju (?) cùng dự.
Ký kết tại Helsinki hiệp định thương mại Trung Quốc-Phần Lan trong năm 1954-1955.


22 tháng 6
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 24 (họp hẹp).
Phạm Văn Đồng gặp Tep Phan tại nơi ở của Chu Ân Lai (không có mặt nhân vật Trung Quốc nào). Tân hoa xã đưa tin ngày hôm sau Chu Ân Lai sẽ gặp Mendès France tại Berne.
Trương Văn Thiên và Vương Gia Tường rời Geneva. Chu Ân Lai gặp Chauvel chuẩn bị cho hội đàm Trung Quốc-Pháp dự tính vào ngày hôm sau tại Berne.


23 tháng 6
15g00: Chu Ân Lai gặp Mendès France đại sứ quán Pháp ở Berne, về phía Trung Quốc có Lý Khắc Nông, Phùng Xuân và Hoạn Hương cùng dự.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo về các cuộc hội đàm tại Berne.
Phạm Văn Đồng gặp Sananikone tại nơi ở của Chu Ân Lai (không có mặt nhân vật Trung Quốc nào). Tân hoa xã đưa tin về cuộc thăm Ấn Độ của Chu Ân Lai. Chu sẽ rời Geneva cùng Kiều Quán Hoa và Wang Choju, các bí thư Chang wen-chin, Pu Shou-chang và Ma-lieh, cùng với mười người khác nữa.
Một phái viên mới của Na Uy tới Bắc Kinh để thương lượng về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Na Uy.
Kết thúc hội nghị Stockholm về việc làm dịu tình hình quốc tế.


24 tháng 6
Sáng: Chu Ân Lai lên đường thăm Ấn Độ.
14g00: Chu Ân Lai dừng chân tại Le Caire. Phạm Văn Đồng gặp Tep Phan tại nơi ở của Chu Ân Lai (không có mặt nhân vật Trung Quốc nào).


25 tháng 6
07g15: Chu Ân Lai tới New Delhi.
09g30: Chu Ân Lai gặp Rajendra Prasad, tổng thống cộng hòa Ấn Độ.
10g15: Chu Ân Lai gặp Radhakrishnan, phó tổng thống cộng hòa Ấn Độ.
11g00: Cuộc gặp đầu tiên giữa Chu Ân Lai và Nehru.
15g30-18g15: Tiếp tục hội đàm giữa Chu Ân Lai và Nehru.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 25 (họp hẹp).
Tối: Tổng thống cộng hòa Ấn Độ mở tiệc chiêu đãi Chu Ân Lai.


26 tháng 6
8g-10g: Chu Ân Lai thăm Delhi.
10g30-12g15: Hội đàm giữa Chu Ân Lai và Nehru tại New Delhi.
Ăn trưa: Tổng thống cộng hòa Ấn Độ mời cơm trưa Chu Ân Lai.
17g00: Phó tổng thống cộng hòa Ấn Độ mời cơm trưa Chu Ân Lai.
19g00: Chu Ân Lai tiếp kiều dân Trung Quốc tại New Delhi.
20g30: Nehru mở tiệc chiêu đãi Chu Ân Lai. Tân hoa xã đưa tin Chu Ân Lai sẽ đi thăm Yangon vào ngày 28 tháng 6.


27 tháng 6
6g00-12g00: Chu Ân Lai thăm quan thành phố Agra (Ấn Độ).
15g02-17g30: Hội đàm giữa Chu Ân Lai và Nehru tại New Delhi.
18g00: Chu Ân Lai họp báo tại New Delhi.
20g45: Chu Ân Lai dự cơm tối tại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ.
22g45: Chu Ân Lai phát biểu trên đài phát thanh Ấn Độ.


28 tháng 6
07g15: Chu Ân Lai lên đường thăm Miến Điện.
13g45: Chu Ân Lai đến Yangon
19g45: Tổng thống Miến Điện mời cơm tối Chu Ân Lai. Phái đoàn mậu dịch Trung Quốc do các phó chủ nhiệm công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc Tsao Chung Shu và Shih Chih ang dẫn đầu đến Anh và sẽ ở thăm nước Anh đến 14 tháng 7.
Công bố thông cáo chung Trung-Ấn sau cuộc đi thăm của Chu Ân Lai ở Ấn Độ.
Humphrey Trevelyan, đại biện Anh tại Trung Quốc trở lại Bắc Kinh.


29 tháng 6
09g30: Chu Ân Lai tham quan chùa Shwe Dagon ở Yangon.
10g00: Hội đàm giữa Chu Ân Lai và U Nu.
Ăn trưa: U Nu mời Chu Ân Lai ăn trưa.
16g00: Yao Chung-ming, đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện mở tiệc chiêu đãi chào mừng Chu Ân Lai.
18g00: Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện mở tiệc chiêu đãi Chu Ân Lai.
20g30: Chu Ân Lai rời Yangon. Công bố tại Yangon thông báo chung Trung-Miến.
Hội đàm thương mại Trung Quốc-Bỉ tại Geneva. Hội đàm thương mại Trung Quốc-Hà Lan tại Geneva.


30 tháng 6
10g00: Chu Ân Lai đến Quảng Châu, cùng đi có Kiều Quán Hoa và Wang cho-ju. Tại Geneva, Lôi Nhiệm Dân tiếp đoàn kinh doanh Bỉ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #167 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 07:09:45 am »

2 tháng 7
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 27 (họp hẹp).


3 tháng 7
Ăn tối: Tại Geneva, Lý Khắc Nông mời cơm tối Chauvel, về phía Trung Quốc có Vương Bính Nam, Trần Gia Khang và Hoạn Hương cùng dự (theo cuộc nói chuyện với Guillermaz ngày 19-9-1975). Chu Ân Lai bắt đầu hội đàm với Hồ Chí Minh tại biên giới Trung-Việt. Về phía Trung Quốc còn có Kiều Quán Hoa cùng dự.


5 tháng 7
Kết thúc hội đàm giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh trên biên giới Trung-Việt.


6 tháng 7
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 28 (họp hẹp).
Chu Ân Lai về đến Bắc Kinh sau khi hội đàm với Hồ Chí Minh.


7 tháng 7
Tại Bắc Kinh, ký kết hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa.


8 tháng 7
Chiều: Tại Bắc Kinh, Chu Ân Lai đọc báo cáo trước Ủy ban thường vụ Hội nghị Hiệp thương của nhân dân Trung Quốc.
Chiều: Tại Bắc Kinh, Trevelyan trình bày thư ủy nhiệm với Chu Ân Lai.
Chiều: Trương Văn Thiên trở lại Geneva.
Ăn tối: Tại Geneva, Chauvel mời ăn tối Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông cùng với Vương Bính Nam, Trần Gia Khang và Hoạn Hương.


9 tháng 7
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 29 (họp hẹp).
Chu Ân Lai rời Bắc Kinh đi Geneva. Cùng đi theo có Hoàng Văn Hoan, đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc.


10 tháng 7
Chu Ân Lai dừng chân tại Moscow. Nhà đương cục Trung hoa thả 9 thủy thủ Anh bị bắt giữ ngày 1 tháng 6.


12 tháng 7
15g40: Chu Ân Lai đến Geneva, cùng đi theo Shih Che, Kiều Quán Hoa và Wang cho-ju.
19g00: Hội đàm Chu Ân Lai-Molotov. Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông và Shih Che cùng dự.
21g00: Hội đàm Chu Ân Lai-Phạm Văn Đồng. Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên và Lý Khắc Nông cùng dự.


13 tháng 7
10g30-11g45: Chu Ân Lai gặp Mendès France. Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông và Vương Bính Nam cùng dự.
11g45-12g15: Chu Ân Lai gặp Eden. Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Vương Bính Nam và Hoạn Hương cùng dự.
12g30: Chu Ân Lai gặp Krishna Menon.
21g00: Chu Ân Lai gặp Phạm Văn Đồng. Về phía Trung Quốc có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông cùng dự.


14 tháng 7
10g30-12g00: Vương Bính Nam gặp Guillermaz (hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp).
13g00: Đoàn đại biểu thương mại Trung Quốc sau khi đi thăm Anh trở về Geneva.
14g00: Chu Ân Lai gặp K.Menon.
15g47: Chu Ân Lai gặp Sananikone.
17g00: Chu Ân Lai gặp Tep Phan.
20g00: Ăn tối giữa Chu Ân Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng. Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Shih Che, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Hoàng Hoa và Wang cho-ju cùng dự.


15 tháng 7
11g30: Chu Ân Lai gặp K.Menon, về phía Trung Quốc có Kiều Quán Hoa cùng dự.


16 tháng 7
10g00: Gặp gỡ Trung-Mỹ lần thứ năm. Đoàn Trung Quốc do Pu Shan, trưởng phòng tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc cầm đầu.
22g00: Chu Ân Lai gặp K.Menon. Về phía Trung Quốc còn có Kiều Quán Hoa cùng dự.
23g00-0g30: Vương Bính Nam gặp Guillermaz (lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp).
Đoàn mậu dịch Trung Quốc do Shih Chih-ang, phó chủ nhiệm công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc cầm đầu rời Geneva đi Bruxelles.


17 tháng 7
10g00-11g20: Chu Ân Lai gặp Tep Phan.
11g40-12g30: Chu Ân Lai gặp Eden (hồi ký Eden).
13g00-13g45: Hội đàm giữa Chu Ân Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng.
16g50-17g40: Chu Ân Lai gặp Mendès France. Về phía Trung Quốc có Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam và Tung Ning chuan cùng dự.


18 tháng 7
11g30-11g45: Chu Ân Lai gặp Sananikone.
Chiều: Hội nghị về Đông dương họp phiên thứ 30 (họp hẹp).
Chiều: Chu Ân Lai gặp Eden (hồi ký Eden).
Chiều: Chu Ân Lai gặp Mendès France.
Chiều: Hội đàm giữa Chu Ân Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng.
19g00: Chu Ân Lai mời cơm tối Charlie Chaplin. Hoàng Hoa gặp Popping, đại diện hãng thông tấn Associated Press (tài liệu Lầu Năm góc).


19 tháng 7
13g00-14g00: Hội đàm giữa Chu Ân Lai, Eden và Mendès France.
18g30: Vương Bính Nam gặp Guillermaz (lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp).
19g00: Chu Ân Lai tiếp Morgan Philips, thư ký Công Đảng Anh. Cuộc hội đàm được hãng BBC đưa tin.
20g00: Chu Ân Lai mời cơm ăn tối K.Menon.


20 tháng 7
11g00-13g00: Chu Ân Lai gặp Tep Phan.
14g00: Mendès France mời ăn trưa Chu Ân Lai. Về phía Trung Quốc có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông và Vương Bính Nam cùng dự.
Chiều: Chu Ân Lai, Molotov, Phạm Văn Đồng, Mendès France và Eden gặp nhau tại trụ sở đoàn đại biểu Pháp. Chu Ân Lai, Molotov và Phạm Văn Đồng gặp nhau lâu.


21 tháng 7
10g00: Trung-Mỹ gặp nhau lần thứ sáu. Đoàn đại biểu Trung Quốc do Pu Shan cầm đầu.
11g45: Chu Ân Lai gặp Eden lần cuối cùng.


13g30: Chu Ân Lai ăn trưa với Mendès France, về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam cùng dự.
15g00: Hội nghị về Đông dương họp phiên (toàn thể) thứ 31. Tuyên bố của Chu Ân Lai.
Chiều: Hoàng Hoa họp báo.
20g00: Chu Ân Lai chiêu đãi Molotov và Phạm Văn Đồng, về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Lôi Nhiệm Dân, Shih Che, Phùng Xuân, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Hoạn Hương, Wang cho-ku và Lei Ying-fu cùng dự.
Đoàn mậu dịch Trung Quốc sau 5 ngày thăm Bỉ trở lại Geneva.


22 tháng 7
9g30-10g30: Chu Ân Lai tiếp Anak Agung, đại sứ Indonesia tại Pháp.
11g00-11g45: Chu Ân Lai gặp Sananikone.
13g00: Chu Ân Lai mời ăn trưa Pail Boncour.
14g30: Chu Ân Lai tiếp Douglas Copland, trưởng phái đoàn Oxtraylia tại Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc.
15g00: Chu Ân Lai gặp K.Menon.
19g00: Chu Ân Lai chiêu đãi Phạm Văn Đồng, Sananikone, Tep Phan và Ngô Đình Luyện (trong đoàn đại biểu quốc gia Việt Nam). Về phía Trung Quốc còn có Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Lei Ying-fu và Wang cho-ju cùng dự.


23 tháng 7
08g00: Chu Ân Lai, Trương Văn Thiên, Vương Bính Nam, Lôi Nhiệm Dân, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang rời Geneva.
Tuyên bố của Chu Ân Lai tại sân bay.
Chu Ân Lai sẽ thăm Đông Berlin, Warsawa và Ou lan Bator trước khi về Bắc Kinh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM