Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:36:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45737 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #150 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 10:13:36 pm »

Trái lại, nước Pháp trực tiếp dính líu đến cuộc khủng hoảng. Do phải cố gắng đáp ứng nhu cầu hàng ngày về sức người, về vật chất và chính trị cho Đông dương, Pháp không thể suy nghĩ sâu sắc về thế cân bằng mới đang hình thành ở Viễn đông và về vị trí có thể có của nước Trung hoa mới. Cuộc khủng hoảng Chính phủ xảy ra nhiều đã làm sói mòn chế độ từ nhiều năm, gây trở ngại cho mọi hành động liên tục và cả mọi tư tưởng chiến lược quy mô lớn về châu Á. Ngày nay đều nhận thấy nổi bật là các nhà lãnh đạo chính trị và chỉ huy quân sự Pháp chịu trách nhiệm về Đông dương vào thời kỳ đó đã rất ít nói về Trung Quốc trong các bài viết của mình. Sau ngừng bắn, nhiều mối quan tâm cấp bách khác thay thế cho những sự lo ngại về quân sự trước đó: mưu đồ của Mỹ, khó khăn với chính phủ Ngô Đình Diệm, sự chống đối của các giáo phái, chuyển giao chính quyền cho các quốc gia liên kết v.v...55 (Về tình hình Hải ngoại, không kể đến tình hình đang xấu đi ở Maroc và Tunisie). Có nghĩa là bị thu hút vào các việc, nước Pháp-những người đứng đầu cũng như dư luận công chúng-không bao giờ có thì giờ vượt lên trên các vấn đề trước mắt của Đông dương và xem xét tình hình chung với tầm nhìn như Anh. Cuối cùng cần thêm rằng sự có mặt của Anh ở Hồng Công và sự dính líu của họ vào các công việc của Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX sâu hơn Pháp, dĩ nhiên là làm cho Anh chú ý đến cách xử sự của chính phủ Bắc Kinh.


Điều này không có nghĩa là sau hội nghị Geneva, một số nhà chính trị chuyên gia hoặc người viết xã luận Pháp đã không phân tích đúng đắn chính sách của Trung Quốc và cố gắng rút ra những kết. Vào đúng hôm bế mạc hội nghị, khi mlt hỏi chính phủ Paris có trù liệu thay đổi quan hệ đối với Trung Quốc không, Măng-đét Phrăng đã tuyên bố: "Tôi đã có thể hợp tác nhiều lần với ông Chu Ân Lai và tôi mong ràng tình hình sẽ được bình thường hóa sao cho phù hợp với thực tế"* (Nguồn tư liệu chưa được phép công bố). Đồng thời, trong báo cáo tổng kết về "Nước Trung hoa nhân dân tại Geneva", đại tá Ghi-éc-ma là người thường xuyên giao thiệp với đoàn đại biểu Trung Quốc trong suốt thời gian hội nghị đã nêu lên chính sách thông minh của Chu Ân Lai. Ông ta viết: "Nhất là chính sách đó tỏ ra đối lập với "sự hiếu chiến" của Mỹ chỉ lo đến hiệp ước liên minh và viện trợ quân sự, còn thiện chí của Trung Quốc đều hướng về hòa bình, sự cùng tồn tại, và các giải pháp thương lượng. Chính sách đó không thể không làm yên lòng đa số các nước châu Á và khuyến khích họ đi vào con đường trung lập. Sắp đến hội nghị Manila, chúng ta có thể đo được kết quả của chính sách đó". Điều đó neeuy lên một vấn đề cần tiến hành các cuộc tiếp xúc thực tế với chính phủ Trung Quốc. Ông ta kết luận: "Hôm nay tôi tự giới hạn vào việc dặt vấn đề đó; đương nhiên vấn đề bao gồm nhiều giải pháp khác nhau, giải pháp quan hệ ngoại giao chính thức chắc chắn là giải pháp tốt nhất đối với Pháp"56 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Bản ghi nhớ của Tùy viên quân sự gửi Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang. Cục 2 Paris/về vấn đề "Trung hoa nhân dân tại Geneva/số 245 AM/Băng Cốc/31-8-1954, tr.4 và 20). Những phản ứng như vậy chứng tỏ rằng ở Paris cũng như London, ít nhất ở trình độ nào đó, người ta tin tưởng vào sự cần thiết phải xem xét lại chính sách của phương Tây đối với châu Á tùy theo những ý định thật sự của Trung Quốc đã nắm được ở hội nghị.


Tuy nhiên, tại Quốc hội Pháp, các cuộc thảo luận ngày 22 và 23 tháng 7, sau khi hiệp định Geneva được ký kết, đã chứng tỏ các nghị sĩ không quan tâm mấy đến khía cạnh Trung Quốc của vấn đề. Chỉ có Waldeck Rochet thay mặt Đảng Cộng sản Pháp, công khai bênh vực từ bỏ chính sách phân biệt đỗi ử đối với Trung hoa nhân dân đã đóng vai trò lớn lao như vậy tại Geneva, đòi cho Trung Quốc được gia nhập Liên hợp quốc57 (Công báo. Thảo luận quốc hội-quốc hội, 24-7-1954, phiên họp ngày 23-7, tr.3575). Trái lại, hoàn toàn đi ngược với bài học rút ra ở hội nghị, tướng Benouville thuộc phe hữu, đánh giá Trung Quốc đã thúc đẩy Việt minh xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Pháp ở Đông dương58 (Như trên, tr.3537).


Sự phản ứng của báo chí phản ánh tâm trạng lưỡng lự của dư luận Pháp đối với nước Trung hoa mới. Ngoài báo Nhân đạo (l'Humanité) chỉ có vài bài báo gợi lại khả năng bình thường hóa với chính phủ Bắc Kinh. Như R.Guillian viết trên tờ Thế giới (Le Monde) về chính sách chìa bàn tay ra của người Trung Quốc tại Geneva và gợi ý cử "một người tiền trạm đi Bắc Kinh để đàm phán về các điều kiện nối lại quan hệ ngoại giao" (nhưng dễ nhận xét rằng chưa làm được việc gì theo hướng này)59 (Le Monde, 3-12-1954). Tuy nhiên, giọng điệu các nx liên quan đến Trung Quốc thường là rất thất vọng. Tướng Cornion Molinier viết trong tờ Báo Paris (Paris Presse) trong hiệp định chỉ thấy sự bắt đầu của "cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng" giữa Pháp và Trung Quốc ở Đông dương60 (Paris Presse, 26-7-1954).


Nhiều khi, những nhà bình luận thích nhấn mạnh Trung Quốc không thể hợp tác được với Việt Minh. Báo Chữ Thập (La Croix)61 (La Croix, 27-7-1954) nhận xét: "Nước Trung hoa, que ehwowng của chủ nợ quá quen thuộc, không bao giờ được ưa thích ở Việt Nam". Đối với tờ Cải Lương (Ré forme) trái lại, Việt Minh "có nguy cơ ngả vào vòng tay của Trung Quốc" mà nước Pháp chỉ có thể cứu vãn bằng cách giữ quan hệ chặt chẽ với họ62 (Réforme). Về mặt kinh tế, ý kiến phổ biến nhất là "Cộng hòa Nhân dân Trung hoa sắp sửa thay thế Pháp, nhưng chính phủ Hồ Chí Minh lo giữ độc lập đối với Trung Quốc, đành cho các công ty Pháp một vài hy vọng về quan hệ kinh tế với Bắc Việt Nam"63 (Les Echos, 29-10-1954). Trái lại, báo chí chuyên ngành đánh giá việc tăng cường buôn bán giữa Trung hoa nhân dân và nước Pháp sau khi hiệp định Geneva được ký kết, là không chắc chắn mấy. Ví dụ báo Kinh tế (l'Économie) nói:

"Sự phát triển trao đổi buôn bán với Trung Quốc đòi hỏi phải giúp đỡ rất nhiều về tài chính cho nước này cũng như mọi nước chậm phát triển khác. Ngay cả trong một tình hình quốc tế ít căng thẳng hơn nhiều so với tình hình hiện nay, có vẻ đúng là dành những thuận lợi như trên cho các nước chậm phát triển ở Viễn đông có một chế độ xã hội và những nguyện vọng chính trị ít xa lạ với chúng ta sẽ được tán thành dễ dàng hơn"64 (Économie, 30-9-1954).


Nếu có một số bài xã luận, nhất là về kinh tế, không phải là không có cơ sở, nói chung, những phản ứng của báo chí Pháp thường lộn xộn và thiển cận, thể hiện sự thiếu quan tâm và không hiểu sâu sắc tình hình Trung Quốc ở trong nước65 (Từ năm 1949, rất ít sách có giá trị viết về Trung hoa nhân dân được xuất bản ở Pháp). Trái lại với tình hình bên kia biển Manche (chỉ nước Anh), dư luận công chúng ở Pháp không nhận thức được bao nhiêu tầm cỡ của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng này và nhất là việc Trung Quốc giải quyết quộc khủng hoảng đó. Nhận thức về chính sách của Trung Quốc chắc chắn là có tiến triển nhưng hạn chế hơn ở Anh rất nhiều. Có lẽ Trung Quốc gặp ở Pháp một miếng đất khó khăn hơn, do việc tuyên truyền cho nguyên tắc "cùng tồn tại hòa bình" của Trung Quốc lại nhập cục với cuộc vận động của Đảng cộng sản Pháp cho hòa bình ở Đông dương thường bị một bộ phận dư luận cho là một sự phản bội thật sự đối với đất nước.


Việc xem xét các phản ứng công cộng ở các nước Tây Âu khác-là những nước cũng chú ý nhưng lại ở xa cuộc khủng hoảng-kém ý nghĩa hơn nhiều. Vả lại, muốn làm việc đó, tất phải nghiên cứu chi tiết bối cảnh bên trong cũng như bên ngoài của riêng từng nước, mà sự hiểu biết là cần thiết để phân tích những phản ứng như vậy. Có thể kể làm ví dụ những bài bình luận của báo Hà Lan, lúc này, nhậy cảm với quan điểm của Washington hơn là của London. Những báo hàng ngày khác nhau như tờ Maasbode, khuynh hướng công giáo, Hetparool, xã hội chủ nghĩa độc lập, hoặc Nieuwe Haagche Courant, công giáo quốc gia, đều gặp nhau ở chỗ chỉ nhìn thấy kết quả cuộc thương lượng tại Geneva như là "một thắng lợi của Trung hoa Cộng sản đối với phương Tây"66 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Garnier/La Haye/số 276/22-7-1954). Nhưng sự nghiêm khắc bề ngoài của các bài bình luận đó chỉ có thể hiểu được nếu người ta gắn nó với những khó khăn của Hà Lan trong việc đòi cho đại diện của họ tại Bắc Kinh được hưởng quy chế ngoại giao chính thức trong khi Hà Lan đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung hoa từ 195067 (Việc trao đổi đại biện giữa Bắc Kinh và La Haye sẽ được hai bên thỏa thuận ngày 19-11-1954) cũng như những khó khăn mà Ha Lan cảm thấy vào mùa hè 1954 đối với một nước Indonesia trung lập đang bị chính sách đối ngoại của Trung Quốc quyến rũ68 (Khối liên hiệp Hà Lan-Indonesia kết thúc ngày 10-8-1954).


Tuy nhiên, nói chung, theo những bài bình luận của các nhà chính trị và báo chí được các đại diện ngoại giao của Pháp tại nhiều thủ đô khác nhau ở Tây Âu tập hợp, thì trong đa số các trường hợp, thái độ của Trung Quốc trong cuộc hội nghị đã luôn luôn được chăm chú quan sát và nhiều khi được tiếp nhận một cách hài lòng. Khi tuyên bố "ông ta phấn khởi nhận thấy cuộc hội nghị mà lần đầu tiên có bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Trung Quốc tham dự đã đạt được một kết quả đáng hài lòng"69 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Bourdeillette/Cophenhague/Số 238/22-7-1954), bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch-đúng là Đan Mạch đặt quan hệ ngoại giao bình thường với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa từ 1950-chắc chắn là đã thể hiện một tình cảm khá phổ biến70 (Ngoài Tây Âu, hình như đó cũng là trường hợp của Canada. Vì vậy mà Holmes, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tuyên bố với Đại sứ Pháp tại Ottawa rằng: "Nhân cách của ông Chu Ân Lai chắc chắn đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với đoàn đại biểu Canada tại Geneva và ông ta lo ngại rằng việc Trung hoa Cộng sản vắng mặt tại New York làm cho Liên hợp quốc đứng ngoài các giải pháp về các vấn đề quốc tế quan trọng (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Hubert Guerin/Ottawa/số 476-477/31-7-1954). Đồng thời Reid, Cao ủy Canada tại New Delhi, tâm sự với đại diện Pháp rằng chính phủ ông mong muốn một công thức ở Đông dương không mang lại đe dọa đối với Trung Quốc (ám chỉ khối SEATO) và trong tinh thần đó, ông ta lo ngại về những dự án viện trợ của Mỹ cho Thái Lan (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Ostrorog/New Delhi/Số 834-36/23-7-1954).


Ra khỏi hội nghị Geneva, nếu quy chế ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa vẫn không thay đổi (sự thỏa thuận Trung Quốc-Anh là một ngoại lệ) rõ ràng là thái độ hòa giải của Trung Quốc đã được nêu cao ở phần thái độ hòa giải của Trung Quốc đã được nêu cao ở phần nhiều các thủ đô Tây Âu và được một bộ phận dư luận thông cảm. Chắc chắn là chiến tranh lạnh, trước mắt không cho phép rút ra tất cả những kết luận của tình hình này. Nhưng ngay lúc này, Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra ở Tây Âu một không khí vô cùng thuận lợi cho họ hơn là ở Mỹ. Đó là những kết quả đầu tiên mà 10 năm sau sẽ làm cơ sở cho chính phủ Bắc Kinh xây dựng chính sách Tây Âu của mình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #151 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 10:14:53 pm »

Trung hoa nhân dân, cường quốc mới ở châu Á

Trung hoa nhân dân đề nghị một thế cân bằng mới đối với châu Á


Đối với tất cả các nước châu Á, hiệp định ngày 21 tháng 7 đánh dấu sự kết thúc một cuộc xung đột mà nhiều người lo nó mở rộng. Nhưng với một số trong các nước đó, hội nghị Geneva có thêm một ý nghĩa nữa: một nước Trung hoa đang hồi sinh bước lên sân khấu quốc tế đặt ra với các nước láng giềng châu Á một thế cân bằng quốc tế mới.


Một điểm rõ là: chủ đề về nước Trung hoa được giải phóng, người dẫn đường và mẫu mực của các cuộc cách mạng châu Á đã bị bỏ rơi (ít nhất là tạm thời). Không một lúc nào, Chu Ân Lai lại tỏ ra muốn áp đặt "con đường Trung Quốc" hay "mô hình Trung Quốc" đối với bất cứ ai, mà hoàn toàn ngược lại. Chắc chắn là ông ta luôn luôn (nếu không phải là hoàn toàn) ủng hộ Việt Minh rất gần gũi với Trung Quốc mới về mặt tư tưởng. Nhưng sự ủng hộ đó đã dành cho Việt Minh mang danh là lực lượng quốc gia chiếm ưu thế ở Đông dương, một tư cách mà ở châu Á không phải chỉ có chính phủ Bắc Kinh mới thừa nhận đối với phong trào của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trái lại những cuộc thương thuyết về Lào và Campuchia đã chứng tỏ Trung Quốc mong muốn được kiểu chế độ xã hội nào bao quanh. Chẳng phải là Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố cho Trưởng đoàn Bidault trong cuộc gặp lần thứ ba ngày 17 tháng 6: "chúng tôi muốn thấy Lào và Campuchia trở thành những nước dân chủ và hòa bình, theo gương các nước Đông Nam Á như Indonesia, Miến Điện hoặc Ấn Độ (...). Nếu chế độ nhà Vua hiện nay được nhân dân ở hai nước này chấp nhận tôi không thấy vì lẽ gì lại không duy trì nó"71 (Xem đoạn trên ở chương VII). Vậy là Trung Quốc không mong muốn lần lượt thiết lập các nhà nước cách mạng dập khuôn theo kiểu Trung Quốc như một vài tuyên bố những năm 1949-1950 đã cho thấy. Việc xuất hiện các nước dân chủ và hòa bình trên nền tảng chủ nghĩa quốc gia chân chính như các nước thuộc nhóm Cô-lôm-bô72 (Ngoại trừ Pakistan và Sri Lanka), trái lại, tỏ ra hoàn toàn thuận lợi đối với thế cân bằng quốc tế mới mà Trung Quốc mong đợi ở châu Á.


Đương nhiên, mục tiêu công khai của một chính sách như thế là chấm dứt ảnh hưởng của phương Tây trong vùng này của thế giới. Vả lại không phải là chấm dứt ảnh hưởng quá nhiều đối với Anh (mà ảnh hưởng ở đây khiêm tốn thôi) vì Ấn Độ được đề nghị như một mẫu mực thì vẫn thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth)-Chu Ân Lai hoan nghênh điều này73 (Chu Ân Lai đã tuyên bố điều này với Phó Tổng thống Ấn Độ, Tiến sĩ Radhakrishnan. Xem Manchester Guardian 30-6-1954) hoặc quá nhiều đối với Pháp vì Trung Quốc đã tuyên bố tán thành giữ các quốc gia ở Đông dương trong Liên hiệp Pháp. Nhưng chủ yếu là chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ như là kẻ thù chính của toàn bộ châu Á. Nhằm mục đích đó, Trung Quốc khuyến khích tất cả mọi thứ chủ nghĩa quốc gia. Do đó, mấy ngày sau hội nghị Geneva bế mạc, tờ Nhân dân nhật báo đã có bài ở đầu trang nói về phát biểu của cựu Thủ tướng Thái Lan Pridi Panomyong, kịch liệt tố cáo chính phủ Băng Cốc theo đuôi Mỹ và tán dương một chính sách độc lập hoàn toàn cho đất nước74 (Nhân dân nhật báo, 29-7-1954). Trung Quốc đưa ra công thức "hòa bình chung" dựa trên việc tôn trọng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình để đối lập với dự án của Mỹ về "Hiệp ước phòng thủ chung ở Đông Nam Á" mà Trung Quốc mô tả như một biểu hiện xâm lược của đế quốc Mỹ để phương Tây tăng cường bóc lột các dân tộc châu Á75 (Xem People's China số 20, 16-10-1954 ("For Collective Peace in Asia"-Vì một nền hòa bình chung ở châu Á).
Nhưng đi đôi với những lời cổ vũ và những đề nghị như trên. Trung Quốc còn phải làm cho châu Á yên tâm về ý đồ thật sự của mình. Đó là mục đích chủ yếu của Chu Ân Lai đối với các nước châu Á trong suốt thời gian hội nghị Geneva. Việc ký kết hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng ngày 29-4-1954, đã đưa lại một kết quả tốt đẹp về hướng vấn đề Lào và Campuchia và lập trường của họ thường ôn hòa hơn Việt Minh đã chứng minh cho thiện chí của Trung Quốc. Sau hết, chuyến đi thăm Ấn Độ và Miến Điện, không nhằm mục tiêu nào khác là làm cho các nước châu Á an tâm: "cách mạng không thể đem xuất khẩu" như đã nhắc lại trong điều 4 của thông cáo Trung-Miến ngày 29 tháng 6 năm 1954.


Ngoài ra, ngay tại Geneva, ngoài vấn đề Đông dương, đoàn đại biểu Trung Quốc đã thường xuyên tìm cách làm dịu bớt sự lo ngại của các nước châu Á. Chu Ân Lai đã tiếp xúc với nhiều nhân vật châu Á, kiên trì trình bày với họ những mục tiêu hòa bình của nước Trung hoa mới: Krishna Menon (gặp 9 lần), bà R.A.Kaur, bộ trưởng Y tế Ấn Độ (18 tháng 5), ông Y.D.Gundevia, đại sứ Ấn Độ tại Thụy Sĩ (Trương Văn Thiên tiếp ngày 18-5), ông A.Agung, đại sứ Indonesia tại Pháp (15 tháng 5 và 22 tháng 7), không kể những đại diện không cộng sản của ba nước ở Đông dương để được xếp hàng chục lần trong bốn tuần lễ cuối cùng của cuộc thương thuyết76 (Gặp Tep Phan các ngày 20 tháng 6, 14, 17, 20 và 22 tháng 7, gặp Sanani Kone các ngày 21 tháng 6, 14, 18 và 22 tháng 7, gặp Ngô Đình Luyện ngày 22 tháng 7. Các cuộc nói chuyện này đều được Tân hoa xã ở Geneva đưa tin liền trong ngày). Về phần mình, Trần Gia Khang, vụ trưởng vụ châu Á Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong bữa cơm tối thết đãi đoàn đại biểu Pháp, ngày 3 tháng 7 đã nói chuyện với đại sứ Ghi-éc-ma về vấn đề Hoa kiều ở Đông Nam Á, nói rõ rằng nếu cần, Trung Quốc sẽ vui lòng đón họ trở về lục địa để chấm dứt mối lo ngại của các chính phủ địa phương77 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/bản ghi nhớ của Tùy viên quân sự giữa Bộ tham mưu các lực lượng vũ trang. Cục 2/Paris/số 245-AM/về vấn đề "Trung hoa nhân dân ở Geneva Băng Cốc/31-8-1954/tr.13). Một cách rõ ràng hơn nữa, ngày 21 tháng 7, lúc sắp rời Geneva, Chu Ân Lai xác nhận với Ghi-éc-ma rằng "ông ta đặc biệt chú ý việc Hoa kiều lựa chọn giưa thái độ trung lập tuyệt đối về chính trị hay là sự đồng hóa bằng cách nhập quốc tịch các nước hộ cư trú". Biết rằng đại tá sắp đi Thái Lan nhận chức tùy viên quân sự, ông ta nói thêm "Nếu ở Băng Cốc, người ta còn lo ngại, ông có thể trả lời ràng Trung Quốc không đe dọa ai, rằng chính sách của chúng tôi là yêu chuộng hòa bình như chúng tôi vừa chứng minh ở Geneva, và ông hãy tin chắc vào sự bảo đảm của bản thân Chu Ân Lai"78 (Như trên).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #152 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 10:21:46 pm »

Uy tín của Trung hoa nhân dân ở châu Á

Không cường điệu quá mức, nhưng chắc chắn rằng thái độ hòa giải đó đã có kết quả đáng kể đối với hình ảnh của Trung Quốc ở châu Á.

Ngay tại Geneva, Chu Ân Lai đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với đa số người đối thoại châu Á. Những luận điệu ôn hòa, và dịu giọng của ông ta đã gây ấn tượng tốt với các đoàn đại biểu Lào và Campuchia, được tất cả các nhà quan sát, nhất là đoàn đại biểu Pháp chú ý79 (Nói chuyện với Guillermaz, 21-5-1975). Nói về đại diện riêng của ông ta ở hội nghị, thái tử Sihanouk sau này xác nhận là "tại Geneva, thủ tướng Trung Quốc đã hoàn toàn quyến rũ được đoàn đại biểu của tôi, mặc dù là rất chống cộng"80 (N.Sihanouk, sách đã dẫn, tr.55. Đúng là tình thế của thái tử Sihanouk trong lúc tuyên bố như vậy ở Bắc Kinh vào tháng 7-1971 có thể làm cho tính chất khách quan của nhận xét là đáng nghi ngờ. Ngoài ra, những cuộc nói chuyện của chúng tôi với các đại biểu Việt Nam đã xác nhận rõ ràng ấn tượng tốt mà Chu Ân Lai đem lại cho họ (nhất là cuộc nói chuyện với Ngô Đình Luyện, ngày 9-2-1976).


Nhưng ngoài cảm tưởng của đại biểu này hay đại biểu khác chính là phản ứng của nhiều nhân vật lãnh đạo và một bộ phận báo chí châu Á đối với vai trò của Chu Ân Lai ở Geneva cho phép xác định được hình ảnh mới của Trung Quốc sau hội nghị.


Cho nên những người đứng đầu các chính phủ trung lập ở châu Á, trong điện văn gửi thủ tướng Trung Quốc chúc mừng những mầm mống hòa bình mà các hiệp định ký kết đem lại, đã nhấn mạnh vai trò chủ yếu của Trung Quốc trong suốt quá trình thương lượng. Thủ tướng Nehru viết: "Tôi xin gửi tới ngài và chính phủ ngài lời chúc mừng chân thành về hiệp định đạt được ở Geneva về Đông dương trong đó ngài đã góp phần to lớn nhất và xuất sắc". Còn John Kotelawala, thủ tướng Sri Lanka thì tỏ ý tin chắc rằng "Trung Quốc sẽ bảo đảm quyền của nhân dân Đông dương được quyết định tương lai của mình"81 (Điện Nehru (Ấn Độ) Mohamed Ali (Pakistan) Ali Sastroamidjojo (Indonesia) và Kotelawala (Sri Lanka) đăng trong bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 24-7-1954). Đúng là những công thức ngoại giao nhưng cũng là hy vọng của những người có trách nheiemj trong nhóm Cô-lôm-bô về sự tồn tại hòa bình ở châu Á mà Trung Quốc ca ngợi có thể ngăn cản không cho chiến tranh lạnh biến thành những cuộc đụng độ mới. Trả lời các điện mừng đó vào mấy hôm sau, đến lượt Chu Ân Lai nhấn mạnh những khả năng hòa bình mà đường lối chính trị của nhóm Cô-lôm-bô đem lại. Đối với thủ tướng Nehru hay thủ tướng Ali Sastroamidjojo, ông ta nhắc lại sự mong muốn có hợp tác lớn hơn nữa giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Ấn Độ và Indonesia82 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 5-8-1954). Dè dặt hơn đối với Pakistan (vì lập trường thân Mỹ của Karachi), Chu Ân Lai đành lòng trả lời cho thủ tướng Mohamed Ali rằng việc lập lại hòa bình ở Đông dương có thể loại trừ nguy cơ "chia rẽ và đối kháng giữa các quốc gia châu Á"83 (Như trên).


Trong những tuần lễ tiếp theo, vừa do phản ứng với dự án của Mỹ về hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á, vừa tin tưởng sâu sắc vào ý định hòa bình của Trung Quốc, việc tỏ lập trường tán thành thái độ của Trung Quốc tăng lên gấp bội. Ngày 25 tháng 8, tại Hạ nghị viện, thủ tướng Nehru tuyên bố rằng sự có mặt của Trung Quốc ở hai cuộc hội nghị về Triều Tiên và về Đông dương là có ý nghĩa đối với vị trí của châu Á trong thế giới hiện đại. Ông ta kết luận rằng "thủ tướng Trung Quốc (...) đã sử sự như một chính khách có tinh thần xây dựng" và "tại hội nghị, ông ta đã tỏ ra nhận thức sắc bén về thực tế của châu Á mới"84 (Như trên, New Delhi, 26-8-1954). Chuyến đi thăm chính thức của Nehru vào tháng 10 cũng như cuộc đi thăm của U Nu vào đầu tháng 12 năm 1954 sẽ là dịp để chào mừng một lần nữa liên sự liên minh giữa ba nước, những triển vọng mở ra ở Nam Á và Đông Nam Á, do việc kết thúc tốt đẹp hội nghị Geneva đưa lại và để cùng nhau đả kích hiệp ước Manila ký mấy tuần lễ trước đó85 (Như trên, Bắc Kinh, 20-10-1954 (diễn văn của Chu Ân Lai và Nehru) và 2-12-1954 (diễn văn của Chu Ân Lai và U Nu). Trở về Ấn Độ, thủ tướng Nehru mà tiếng nói đã được lắng nghe ở châu Á, tuyên bố trước Quốc hội Ấn: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bảo đảm với tôi là họ mong muốn (tạo một không khí thuận lợi hơn để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề) và tôi không nghi ngờ gì họ suy nghĩ đúng điều họ nói bởi vì hoàn cảnh hiện nay chỉ đứng về lợi ích quốc gia không thôi cũng đòi hỏi phải làm như vậy"86 (Như trên, New Delhi, 23-11-1954, Nehru cũng nhận xét như vậy với Ely. Xem P.Ely, sách đã dẫn, tr.324), một nhận xét có giá trị ở bản thân nó cũng như ở việc hãng thông tấn Tân hoa đưa lại. Cảm kích về những điều đã nhìn thấy ở Trung Quốc, thủ tướng Ấn Độ trong bài diễn văn dài đọc ngày 28-11-1954 tại New Delhi đả kích kịch liệt những người cộng sản ở trong nước đã mù quáng đi theo một ý thức hệ của châu Âu ở thế kỷ XIX và không thể áp dụng ở Ấn Độ năm 195487 (Học đòi lý luận Mác-xít và áp dụng nó ở Ấn Độ hiển nhiên là một việc làm thiếu thông minh. Theo chiều hướng đó, đó là một việc làm phản động), nhưng ngược lại, ông ta lại ca ngợi không giấu diếm những thành tích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà ông ta đánh giá là "rất thông minh" vì đã biết áp dụng chủ nghĩa cộng sản phù hợp với nhu cầu của bản thân họ88 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện, thư/Cao ủy Canada/New Delhi/số 1427, 15-12-1954).


Còn cuộc đi thăm của U Nu kết thúc bằng một thông cáo chung trong đó hai chính phủ đồng ý mở tổng lãnh sự quán ở hai nước, phục hồi liên lạc đường không, đường bộ và bưu điện, và phát triển buôn bán giữa hai nước. Ngoài ra thông cáo chung viết:

"Hai thủ tướng cam kết rằng mỗi nước khuyến khích kiều dân của mình cư trú ở nước khác tức là kiều dân Miến Điện cư trú ở Trung Quốc hoặc kiểu dân Trung Quốc cư trú ở Miến Điện, tôn trọng pháp luật và tập quán xã hội của nước họ cư trú và tuyệt nhiên không tham gia hoạt động chính trị ở nước đó (...). Về vấn đề quốc tịch của những kiều dân đó, hai chính phủ sẽ tiến hành càng sớm càng tốt những cuộc đàm phán bằng đường ngoại giao thông thường".


Cuối cùng, Bắc Kinh và Yangon cam kết sau này sẽ hoạch định đường biên giới chung giữa hai nước trong tinh thần hòa bình89 (Văn kiện bản thông cáo đăng ở bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 12-12-1954).


Văn kiện này có tầm quan trọng hàng đầu. Nó chứng minh cho các nước ở Đông Nam Á khả năng họ có thể liên minh được với nước Trung hoa mới một khi họ nhận 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình như Ấn Độ và Miến Điện đã làm. Lời nói của Trần Gia Khang và Chu Ân Lai xác nhận lại với đại tá Ghi-éc-ma lần đầu tiên đã được thực hiện. Rõ ràng là một văn kiện như vậy không thể không làm dư luận chung ở châu Á chú ý.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #153 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 10:30:12 pm »

Tuy nhiên trong các nước nhóm Cô-lôm-bô, những bình luận không phải là nhất trí. Còn tồn tại mối lo sợ Trung Quốc tiến hành chính sách lật đổ ở Nam Á và Đông Nam Á. Đại biện Pháp tại Miến Điện nêu lên rằng, theo một số giới hữu trách Miến Điện, việc Chu Ân Lai qua Yangon và cả ngừng bắn ở Đông dương cũng "không xua tan được mối lo ngại của Miến Điện về những mục đích đang theo đuổi của những người cộng sản ở Viễn đông"90 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Royère/Rangoun số 296-298/22-7-1954). Ngoài ra, phần lớn báo chí Miến Điện chia sẻ dư luận đó đồng thời nhận xét rằng Trung Quốc đã nâng cao được uy tín thật sự qua việc ký kết hiệp định Geneva91 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Roy è re/Rangoun/số 271-AS/30-7-1954, dẫn nhưng báo hàng ngày: Commentatonr, Bamakhit, Rangoun Daily, Hantawaddy, Oway, Tribuneet Nation). Ở New Delhi năm cũ sẽ kết thúc với một ấn tượng xấu vì những bản đồ xuất bản ở Bắc Kinh đã vẽ vào lãnh thổ Trung Quốc cả những phần đất rộng của Cộng hòa Ấn Độ92 (The Times (Thời báo Ấn Độ) 31-12-1954 và 1-1-1955 về vấn đề trao đổi văn thư giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan đến những sự kiện biên giới, xem W.F.van Eekelen, sách đã dẫn, tr.82).


Các giới lãnh đạo Pakistan cũng quan tâm đến việc "người Mỹ bị loại khỏi Đông dương) làm Trung Quốc trở thành người trọng tài thật sự của tình thế và để Miến Điện phải chịu ảnh hưởng của kẻ chinh phục khổng lồ"93 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Pierre Salade/về vấn đề đình chiến ở Đông dương/Karachi/không số/24-7-1954).


Trong một vài nước được coi là ủng hộ chính sách của phương Tây, sự phản ứng không đem so sánh với những bình luận cực đoan ở Đài Loan94 (Ngày từ 21 tháng 7, K.C.Yeh, Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan cho công bố một bản tuyên bố lên án một hiệp nghị cho phép cộng sản đi đến một giai đoạn mới trong kh chinh phục thế giới của họ (tuyên bố của M.George K.C.Yeh, Bộ trưởng ngoại giao, phòng thông tin chính phủ, 21-7-1954). Tất cả các báo ở Đài Loan đều tố cáo tính chất hai mặt của Anh và Pháp đối với Trung Quốc cộng sản (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Cattand/Đài Bắc/số 311-316/24-7-1954), đã không kém phần dè dặt đối với chính sách của Trung Quốc. Nhất là trường hợp Thái Lan. Những bài đăng ở những báo hàng ngày của Trung Quốc vào tháng 7, đặc biệt bài báo ngày 29 tháng 7 của Pridi Panomyong95 (Đại công báo 15-7-1954 (Xã luận) Nhân dân nhật báo. 29-7-1954. Về lập trường của Trung Quốc đối với Thái Lan lúc này, xem David A Wilson: "China, Thailand and the Spirit of Bandung" (Trung Quốc, Thái Lan và tinh thần Băng-đung), The China Quarterly số 30 Avril-Juin 1965 tr.158-165)) làm chính phủ Băng Cốc lo ngại về những ý đồ thật sự của Bắc Kinh. Vì vậy báo chí Thái Lan kết luận một cách khá nhất trí về sự cần thiết tổ chức liên minh phòng thủ Đông Nam Á do Mỹ đề ra96 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Schonen/Băng Cốc, số 298/24 tháng 7). Tại Singapore, báo Straits Times (Thời báo Eo biển) phát triển những ý kiến gần tương tự, cũng như các báo theo khuynh hướng Trung hoa quốc gia, như những báo của Đài Bắc lại hết sức bi quan về khả năng từng bước ngăn chặn bước tiến của cộng sản ở phía Nam vĩ tuyến 1797 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện về vấn đề: báo chí và hiệp định Geneva số 497-IP/Singapore/27-7-1954).


Nhưng hay nhất là những phản ứng của Nhật Bản. Vào lúc hiệp định Geneva đã được ký kết, Trung Quốc tiến hành một cuộc vận động lớn để lôi kéo Tokyo98 (Về quan hệ Trung-Nhật năm 1954, xem Coral Bell, sách đã dẫn, tr.266-267). Một phái đoàn quốc hội Nhật Bản và của Ủy ban hòa bình Nhật đến thăm Bắc Kinh được Quách Mạt Nhược và Liêu Thừa Chí, chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban hòa bình Trung Quốc tiếp99 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 3-8-1954). Các xã luận báo Trung Quốc thường xuyên ủng hộ việc phát triển tình hữu nghị Trung-Nhật100 (Chẳng hạn như Đại công báo 5-11-1954) có ý muốn nói rõ rằng hai nước có thể nhích gần lại với nhau, nếu Nhật Bản cắt quan hệ với Đài Bắc và tỏ ra độc lập với Mỹ. Đúng vào giữa lúc cuộc vận động kéo dài nhiều tháng nay, việc Trung Quốc có mặt tại Geneva đã tác động mạnh mẽ đến dư luận Nhật Bản. Phần lớn báo chí Nhật Bản trong khi phân tích tình hình theo tinh thần chủng tộc rõ rệt, đã hoan nghênh vai trò nổi lên hàng đầu của Chu Ân Lai trong cuộc thương lượng tại Geneva101 (Người ta dẫn ra làm ví dụ: "Tám năm đấu tranh, đưa lại độc lập của một chủng tộc" (báo Asahi). "Phải chăng sự thức tỉnh của các chủng tộc châu Á, tạo nên vận mệnh của họ bằng cách tách khỏi phương Tây, đánh dấu một thời đại của lịch sử thế giới" (báo Mainichi). "Một thắng lợi của tư tưởng chủng tộc Á châu" (báo Yomiuri). Báo cáo trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Levi/Tokyo/số 741-743/22-7-1954). Tờ Yomiuri nhấn mạnh tính chất châu Á chân chính trong chính sách của thủ tướng Trung Quốc102 (Như trên, Bắc Kinh, 3-10-1954). Tạp chí một tháng ra hai kỳ, Shukan Asahi, cũng cho rằng "Về phía những người cộng sản, chính Chu Ân Lai đã đóng vai trò nổi bật từ đầu đến cuối". Tạp chí viết tiếp "do vậy người ta có thể đánh giá rằng (...) từ nay Liên Xô không thể xem thường những ý muốn của Bắc Kinh"103 (Báo Yomiuri, 21-6-1954). Bình luận, một số lớn các phản ứng đi theo chiều hướng đó. Đại sứ quán Pháp tại Nhật Bản kết luận: "giữa các dòng chữ đó, người ta đọc thấy sự hài lòng về việc trả thù đã được các anh em cùng chủng tộc thực hiện dù là các nhà lãnh đạo Việt Minh hay Trung Quốc cộng sản"104 (Như trên).


Jenkins phụ trách các vấn đề chính trị của phòng Trung Quốc (office of Chinese Affiairs) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, kết thúc bài diễn văn tháng 12 năm 1954 nói về "cuộc tiến công hòa bình" của Trung Quốc bằng cách khẳng định rằng gọi là "uy tín" (sự nổi tiếng mà Trung Quốc đã có thể giành được) chắc chắn là sự lạm dụng nghĩa của một từ thường được định nghĩa uy tín là do sự khâm phục hay sự kính mến chung mà có105 (Như trên, sách đã dẫn, Bắc Kinh, 28-12-1954. Năm 1955 hai nước sẽ ký 11 hiệp định mới nữa. Xem (Đ.M) Johnson và Hungdah Chiu, sách đã dẫn, tr.271). Thực ra, nhận xét đó nói lên cái khẩu vị dạy đời của Mỹ hơn là hoàn cảnh quốc tế thật sự của Trung Quốc sau hội nghị Geneva. Chắc hẳn là hình ảnh của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hãy còn rất không đều tùy trường hợp. Người ta đã nhận thấy hình ảnh đó là xấu như thế nào ở Mỹ vừa là do ấn tượng của cuộc chiến tranh Triều Tiên, vừa là do bối cảnh của mùa hè 1954. Ở Tây Âu, ngược lại thái độ hòa giải của Trung Quốc được chú ý nhưng không đi đến chỗ cho rằng hội nghị Geneva đã căn bản làm biến đổi dư luận chung về vấn đề Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng là dư luận đã tiến triển theo hướng đỡ bất lợi hơn cho chính phủ Bắc Kinh. Cuối cùng ở châu Á, tiến bộ còn rõ rệt hơn nữa. Không những các nước trong nhóm Cô-lôm-bô tạo nên một chỗ dựa chắc chắn đối với Trung Quốc mà thái độ của Trung Quốc tại Geneva đã củng cố thêm, nhưng ở một số nước khác đặc biệt là Nhật Bản, nhiều trào lưu tư tưởng nhạy cảm với chính sách hòa bình của Trung Quốc đã được tăng cường.


Nếu rốt cuộc việc Mỹ từ chối không ký vào bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị Geneva có thể gây lo ngại cho Trung Quốc và những ý đồ thật sự của Mỹ ở Đông dương, thì trước mắt nó lại giúp ích rất nhiều cho Bắc Kinh. Đối chiếu với sự phản đối của Mỹ đối với hiệp định Geneva, ý chí hòa bình của chính phủ Bắc Kinh càng thêm nổi bật. Sự khôn khéo về ngoại giao của Chu Ân Lai và thái độ ngoan cố lì lợm của Dulles gặp nhau một cách trái ngược làm cho sự tham gia của Trung Quốc vào Hội nghị Geneva có một thắng lợi quốc tế thật sự.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #154 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:36:12 am »

Chương XI
Việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất và chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay


Truyền thống và cái mới trong chính sách của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa - Trường hợp Đông dương năm 1954

Đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vị trí của các yếu tố cổ truyền trong chính sách của Trung Quốc hiện nay, ở Đông dương1 (Ví dụ: Chae Jin Lee, sách đã dẫn, tr.4-6. Về chính sách Trung Quốc ở Lào sau 1954, K.C.Chen, sách đã dẫn, tr.328-329 về chính sách của Trung Quốc ở Bắc Việt Nam sau hội nghị Geneva) và ở các nơi khác, nên chúng tôi không đề cập vấn đề đó khi nghiên cứu cách xử sự của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Đông dương năm 1954. Ngoài ra, chính chúng tôi cũng đã nhiều lần bàn sơ qua vấn đề này2 (Xem chương I và chương VII).


Thực ra vấn đề đó đặt ra đối với toàn bộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vì vậy có lẽ cần phải có cả một công trình nghiên cứu so sánh giữa tư tưởng của Trung Quốc ngày nay về "cùng tồn tại hòa bình" với "các nước có chế độ xã hội khác nhau" và tư tưởng "cùng tồn tại hòa bình" với các "man di" trước đây của các tác giả cổ xưa như Tư Mã Thiên, Bàn Cổ hay những nhà bình luận về họ3 (Ví dụ: J.K.Fairbank, sách đã dẫn, tr.39-40. Đúng là thủ tướng Nehru cũng đã truy căn nguyên 5 nguyên tắc (cùng tồn tại hòa bình) đến tận đời Vua Ashoka (W.F.Van Eekelen), sách đã dẫn, tr.39). Tuy nhiên chúng tôi sẽ tự giới hạn vào một trường hợp duy nhất, đó là chính sách của Trung Quốc ở Đông dương, và đặc biệt hơn là ở Việt Nam, trung tâm của cuộc khủng hoảng năm 1954 và là mối quan tâm đặc biệt về phương diện đó.


Sự dai dẳng của các hình thức cổ truyền

Trước hết chính là hình thức quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày nay đôi khi thúc đẩy việc đặt vấn đề này để nghiên cứu. Ví dụ như, chúng ta hãy nhắc lại cuộc đi thăm chính thức của Phạm Văn Đồng ở Trung Quốc từ 2 đến 4 tháng 8-1954 khi trên đường từ Geneva về.


Nhận xét đầu tiên rút ra từ cuộc đi thăm Bắc Kinh của Phạm Văn Đồng là nếu đến năm 1954 vẫn tồn tại một vài hình thức cổ truyền của các mối quan hệ Trung-Việt, đó cũng là do cả hai bên Việt Nam, lẫn Trung Quốc. Đó là toàn bộ nét đặc sắc của thí dụ này. Bởi vì cuối cùng, không có gì bắt buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải xử sự rõ ràng như thế. Nhiều tác giả cố gắng chứng minh rằng Trung hoa nhân dân, đối với Việt Nam xã hội chủ nghĩa thường đã hành động như một "bá chủ" thật sự như đế quốc Trung hoa xưa kia đối xử với nước Việt Nam trước kia là thuộc địa, chúng tôi thấy cách giải quyết sự việc như vậy là phiến diện. Thực ra hiện tượng phức tạp hơn nhiều. Đúng là về phía Việt Nam có thể nêu lên khá nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo Việt Nam xử sự một cách tự nhiên như những "chư hầu". Đó là một tình hình có vẻ mâu thuẫn và ngược đời nhưng hoàn toàn là sự kế tục của truyền thống. Toàn bộ thái độ của Việt Minh trong cuộc chiến tranh Đông dương và cách giải quyết tại cuộc hội nghị Geneva là thái độ của một đảng theo chủ nghĩa dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa dân tộc đó đã dẫn đến va chạm với Trung Quốc trên nhiều điểm nhưng Việt Minh lại tìm thấy ở Trung Quốc không những sự giúp đỡ về vật chất mà đồng thời cả sự mô phỏng về ý thức hệ cần thiết đối với họ. Việt Minh luôn luôn chống lại Trung Quốc và cùng với Trung Quốc bảo vệ nền độc lập của Việt Nam, vừa đối lập với Trung Quốc, lại vừa phục tùng Trung Quốc. Chúng ta không quên rằng những sự bất đồng giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong và sau hội nghị Geneva là nằm trong bối cảnh của sự đồng nhất sâu sắc về ý thức hệ của hai chế độ4 (Về vấn đề này, chúng tôi lưu ý rằng những nhà sử học về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc cũ và mới luôn luôn tự hỏi về vị trí của chính trị, văn hóa và thương mại trong chế độ triều cống xưa kia. Người ta cũng có thể tự hỏi như thế trong quan hệ Trung Quốc-Việt Minh từ 1950 đến 1954 sự giống nhau hoàn toàn về ý thức hệ, các nhu cầu kinh tế và quân sự cần thiết cho lực lượng kháng chiến có vị trí như thế nào để giải thích cách xử sự của Việt Minh đối với Trung Quốc).


Vậy kết luận đầu tiên về điểm này có thể được trình bày như sau. Thừa nhận năm 1954 còn phần nào tồn tại các hình thức cổ truyền các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo chúng tôi không có nghĩa là người ta tán thành giải thích một cách đơn giản chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày nay giống như hôm qua với ý muốn thống trị đế quốc đối với Việt Nam. Đây chẳng qua là tán thành ý kiến nói rằng các mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam chỉ có thể hiểu được, vào lúc này nếu coi đó như một sự đối chọi giữa một hoàn cảnh lịch sử căn bản mới và cung cách suy nghĩ còn rơi rớt một phần của quá khứ, về phía Trung Quốc cũng như về Việt Nam. Qua đó xin nhắc lại ở đây những ý kiến chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu chính sách của Trung Quốc, ít nhất là ở Việt Nam5 (Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi về nhiều nước khác: Triều Tiên, Nhật Bản, Ngoại mông, v.v...). Không thể trình bày như chính sách của Liên Xô hay của Mỹ đối với cùng đất nước này.


Đối với sự bài bác luôn luôn được phát triển, có thể có nhiều cách trả lời. Một mặt, vào cuối triều đại Mãn Thanh, ngay trước khi xảy ra sự can thiệp của nước ngoài, giữa thế kỷ XIX, hệ thống bá quyền của Trung Quốc đã từng phần mất nội dung ban đầu của nó. Việc Trung Quốc nhận cống phẩm, trong một số trường hợp được coi như một nghi thức không còn mang chút thực tế chính trị nào. Từ đó, không muốn vận dụng nghịch lý vì bản thân nghịch lý, làm sao lại không đem so sánh chủ nghĩa hình thức của quá khứ với chủ nghĩa hình thức hiện nay, và ít ra ở mức đó, kết luận rằng đó là sự nối tiếp lịch sử nào đó.


Nhưng theo con mắt chúng tôi, lập luận quyết định là ở chỗ khác. Phải chăng người ta có thể kêu là "hình thức" một kiểu quan hệ đã đứng vững trước những sự đảo lộn hoàn toàn như cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX? Thực ra nếu cái gọi là "chủ nghĩa hình thức" trong quan hệ giữa hai nước đã tồn tại lâu dài không tùy thuộc vào các chế độ chính trị Trung Quốc và Việt Nam, đó là vì nó thể hiện cái thực tế sâu xa là có sự "trùng hợp" giữa hai nước. Xưa kia là giữa 2 nước được tổ chức theo cùng một nguyên tắc nho giáo; năm 1954 là giữa hai nước cùng chung ý thức hệ cách mạng. Chính là sự "trùng hợp" đó mà Chu Ân Lai muốn gợi ra khi ông ta chào mừng sự "nhất trí" giữa Trung Quốc và Việt Nam trong diễn văn ngày 2 và 3 tháng 8 đọc trước Phạm Văn Đồng6 (Xem chương X).


Chúng ta hãy bỏ qua phương diện hình thức-"trong thế giới Trung hoa", tầm quan trọng của hình thức không thể coi nhẹ-để đề cập đến vấn đề thực chất và giải đáp câu hỏi: Trong chừng mực nào, chính sách của Trung Quốc đối với Đông dương, năm 1954, là có hay không gần gũi với chính sách cổ truyền của đế chế Trung hoa trong vùng này7 (Chính sách mà chúng tôi đã nêu lên một cách sơ lược đặc trưng của nó ở chương I).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #155 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:41:56 am »

Một chính sách Đông dương tiếp nối chính sách của các triều đại Hoàng đế xưa kia

Một trong những nét nổi bật nhất của chính sách đó là ý muốn thường xuyên của Trung Quốc duy trì hòa bình ở sườn phía Nam dựa trên thế cân bằng lập ra từ nhiều sự cạnh tranh giữa các nước khác nhau ở trong vùng. Một "nền hòa bình kiểu Trung Quốc" (pax sinica) có lẽ là sự hợp thành vô hiệu của các lực lượng đối lập nhau. Một chính sách khá gần gũi với chính sách chia để trị (divide ut regnes) cổ xưa ở hình thức sơ đẳng nhất, chỉ cần đánh đổ mọi bá quyền là có thể phá vỡ thế cân bằng và buộc nó phải can thiệp trực tiếp. Nhằm mục đích đó, đế chế xưa kia luôn luôn quan tâm gìn giữ sự hài hòa của các mối quan hệ với các nước láng giềng hùng mạnh nhất, nhưng cũng duy trì quan hệ trực tiếp càng nhiều càng tốt với các nước yếu nhất. Trung Quốc đối với tất cả các chư hầu phải chăng là phải tỏ ra "vô tư"8 (Về vấn đề này xem Wang Gung-wu, "Tư tưởng vô tư" (The Idea of Impartiality) trong J.K.Fairbank, sách đã dẫn, tr.50-54. Từ ngữ do Hàn Dũ (768-824) đưa ra).


Năm 1954, chúng tôi thấy chính sách của Trung Quốc ở Đông dương tiến triển theo đường thẳng của truyền thống đó. Thắng lợi của Việt Minh làm Trung Quốc hài lòng vì đó là thắng lợi của đồng minh được ưu đãi. Nhưng thắng lợi đó phải nằm trong một số giới hạn nhất định. Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Minh là thái độ của một cường quốc ủng hộ kiên quyết đồng minh của mình chừng nào mà mục tiêu của đồng minh đó có thể khớp được với thế cân bằng đang tìm kiếm (cùng tồn tại hòa bình) nhưng cũng biết áp đặt một vài điều bó buộc trong trường hợp ngược lại. Theo chúng tôi trong thời gian hội nghị Geneva, ít nhất là trên 3 điểm, Trung Quốc đã ngăn cản tham vọng của Việt Minh một cách gợi lại rõ rệt chính sách cổ điển của họ. Trước hết ngày 16-6, trong khi đề nghị tách vấn đề Lào và Campuchia khỏi vấn đề Việt Nam, Trung Quốc đã góp phần tăng cường tính chất đại diện của các chính phủ Vương quốc Viêng Chăn và Phnom-pênh sau thắng lợi Điện Biên Phủ và qua đó tiêu tan những hy vọng của Việt Minh liên quan đến việc thành lập ở sườn phía Tây và Tây Nam các chính phủ cách mạng trung thành với Việt Minh. Đồng thời ngày 23 tháng 6, tại Berne trong lúc cho Măng-đét Phrăng biết ông ta thúc đẩy "Việt Nam dân chủ cộng hòa nhích lại gần Việt Nam của Bảo Đại" rồi ngày 19 tháng 7 tại Geneva với đề nghị thời hạn 2 năm để tổ chức tổng tuyển cử trong toàn cõi Việt Nam, Chu Ân Lai đã tỏ ý của Trung Quốc là về phần mình, không phản đối việc Việt Minh cũng bị chặn bước tiến về phía Nam. Cuối cùng, trong lúc tỏ ra nhậy cảm với lập luận của thủ tướng Pháp nói rằng cần cho Lào một lối ra, không phải đi qua Bắc Việt Nam hay Thái Lan và nhằm mục đích đó, đề nghị giới tuyến đi qua phía Bắc đường số 9, thủ tướng Trung Quốc đã áp đặt với đồng minh Việt Minh điều bắt buộc cuối cùng cần thiết để Trung Quốc duy trì thế cân bằng chung ở Đông dương. Tóm lại Việt Minh, lực lượng cách mạng chiếm ưu thế và năng động nhất ở Đông dương, thấy là bị bao vây chặt bởi các chính phủ được Trung Quốc coi là hợp pháp. Xứ Đông dương mà cuộc cách mạng cũng như chế độ thuộc địa trước đây đã làm thống nhất lại, nay nhường chỗ cho một Đông dương trở thành đa dạng, biểu tượng bằng bữa cơm tối cuối cùng ngày 22 tháng 7 của Chu Ân Lai, quan khách có Phạm Văn Đồng (Bắc Việt Nam) Ngô Đình Luyện (Nam Việt Nam) Sananikone (Lào) và Tepphan (Campuchia). Qua đó phải chăng người ta đã thấy lại cách đối xử "vô tư" xưa kia, dưới cái vỏ trật tự nho giáo, thường chỉ phục vụ lợi ích chính trị của đế chế Trung hoa.


Huống hồ, Trung Quốc không phải chỉ giới hạn trong việc gây nên ở Đông dương một thế cân bằng đưa lại nền hòa bình mà Trung Quốc đang cần. Ngoài ra, Trung Quốc còn bắt buộc Việt Minh phải thừa nhận sự đúng đắn của công thức "cùng tồn tại hòa bình" của Trung Quốc và thực hiện công thức đó vì lợi ích riêng của Trung Quốc ở Đông dương. Trong thời gian hội nghị, chẳng phải Chu Ân Lai, đã thúc đẩy Việt Minh "nhích lại gần không những nước Pháp mà cả Việt Nam của Bảo Đại" đó sao?9 (Xem chương VII). Trong bc trước Chính phủ ngày 11 tháng 8, thủ tướng Trung Quốc chẳng phải đã nói rằng ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết "5 nguyên tắc hoàn toàn có thể áp dụng được để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia"10 (Xem chương VIII... và Tân hoa xã, Bắc Kinh, 25-8-1954, dẫn theo 1 bài trên báo Nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa) hay sao? Về phương diện đó, người ta lưu ý rằng nhà cầm quyền hai giới báo chí ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi họ nói đến "cùng tồn tại hòa bình" đã không đả động gì đến chính sách chung của khối xã hội chủ nghĩa mà thường dẫn "5 nguyên tắc" như đã ghi cụ thể trong các thông cáo Trung-Ấn và Trung-Miến ngày 28 và 29 tháng 6. Đó là trường hợp diễn văn của Phạm Văn Đồng đọc ngày 3 tháng 8 tại Bắc Kinh: "Nhân dân Việt Nam sẽ phát triển quan hệ với nhân dân các nước Đông Nam châu Á trên cơ sở 5 nguyên tắc tuyên bố trong các thông cáo chung Trung-Ấn và Trung-Miến"11 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 3-8-1954. Từ ngữ dùng ở đây không phải chỉ là phép lịch sự ngoại giao nhân dịp đi thăm chính thức Bắc Kinh vì người ta cũng còn thấy xuất hiện trên mặt báo của Việt Minh). Tóm lại, Trung Quốc đã hướng Việt Minh một mặt chấp nhận một chính sách quốc tế chung do Trung Quốc đề ra tùy thuộc mục tiêu bên trong và bên ngoài của chính mình, mặt khác áp dụng chính sách ấy trong trường hợp riêng biệt về quan hệ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia12 (Chúng ta lưu ý rằng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình đối với một nước như Ấn Độ (hay Miến Điện) gắn liền với các quan niệm triết học, đạo lý và chính trị thuần túy dân tộc, điều này hiển nhiên không phải là trường hợp của Việt Nam)... Qua đó, theo chúng tôi, chính sách của Trung hoa nhân dân tiến hành ở Đông dương giống hệt như chính sách của đế chế Trung hoa trước kia.


Kết thúc một công trình nghiên cứu tập thể dưới sự hướng dẫn của giáo sư J.K.Fairbank, nhan đề The Chinese World Order (Trật tự thế giới Trung hoa), B.I.Schwartz nhận xét: "Tôi thiên về cách nghĩ rằng ý niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới, cũng thực tế như trong quá khứ, đã bị lung lay tận gốc vào thế kỷ XIX rồi. Vì vậy chúng ta phải hết sức thận trọng đối với những ai gán cho nó một tầm quan trọng lớn lao để giải thích chính sách hiện tại và tương lai của Trung Quốc"13 (J.K.Fairbank, B.I.Schwartz, sách đã dẫn, tr.284). Người ta chỉ có thể chấp nhận sự thận trọng đó. Tuy nhiên nghiên cứu chính sách của Trung Quốc ở Đông dương năm 1954 cho ta nghĩ rằng ở thời gian này ý niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này, lại không phải là kém sinh động hết sức. Vả lại, làm sao có thể khác được, chế độ mới chẳng qua mới làm sầy da một truyền thống nho giáo có từ bao thế kỷ nay? Cho nên chúng tôi cảm thấy gần với B.I.Schwartz hơn khi ở vài dòng sau, ông viết thêm: "Cho rằng quan niệm cũ của Trung Quốc về trật tự thế giới đã hoàn toàn biến mất là hoàn toàn ngu ngốc"14 (Như trên, chúng tôi đã nhấn mạnh).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #156 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:46:34 am »

Vị trí của các yếu tố mới

Tuy nhiên, chính sách của Trung hoa nhân dân ở Đông dương không thể không bị ảnh hưởng về những sự hỗn loạn xảy ra ở bên ngoài cũng như bên trong đất nước từ năm 1949. Nước Trung hoa của năm 1954 đương nhiên không còn là nước lớn duy nhất ở châu Á có quan hệ quốc tế như là vào đầu thế kỷ XIX. Trong số các cường quốc mà Trung Quốc từ nay phải tính đến, dĩ nhiên có Liên Xô đồng minh chủ yếu của mình.


Thoạt đầu, đúng là việc Trung Quốc, liên kết với phe xã hội chủ nghĩa đã làm cho chính sách đối ngoại của họ ở Đông dương cũng như ở nơi khác mang tính chất quốc tế chủ nghĩa hơn. Từ đó, phải chăng một mình dữ kiện mới đó đã không đủ thay đổi tình thế để ngăn cản mọi sự nhích lại quá nhanh giữa chính sách cổ xưa và chính sách mới của Trung Quốc ở Đông dương.


Tuy nhiên, việc nghiên cứu cách xử sự của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Đông dương, hình như dẫn đến một kết luận trái ngược. Tại Geneva, việc Chu Ân Lai được rộng quyền hành động so với đoàn đại biểu Liên Xô chỉ có thể giải thích bằng quan hệ liên minh đã đoàn kết hai nước. Tất cả các chứng cớ khớp lại để thừa nhận rằng tại hội nghị, người Nga và người Trung Quốc đã phải chia nhau với các vấn đề cần giải quyết: người Nga phụ trách các vấn đề chung, người Trung Quốc phụ trách các vấn đề có tính chất khu vực hơn. Chính nhờ sự phân công này mà đoàn đại biểu Trung Quốc có thể đóng vai trò quyết định chẳng hạn như kiến nghị của họ ngày 16 tháng 6 và những nhượng bộ của họ vào Moscow và Bắc Kinh càng chặt chẽ, thì Trung Quốc càng được rộng quyền hơn đối với một vấn đề châu Á như vấn đề Đông dương15 (Một kết luận như vậy không thể mở rộng vào các vấn đề ngoài châu Á). Có nghĩa là, rút cục, trái ngược với điều có vẻ như vậy, chính là liên minh Trung-Xô đã làm cho những khuynh hướng cổ truyền nhất của chính sách Trung Quốc ở Đông dương còn được thể hiện một cách công nhiên vào năm 1954. Sau đó, cuộc xung đột Trung-Xô, ngược lại sẽ dẫn chính phủ Bắc Kinh đến đổi mới căn bản hơn nữa chính sách của họ.


Trái lại, chính sách của Mỹ ở Viễn đông đặt ra cho Trung Quốc một vấn đề hoàn toàn mới, chưa từng có như thế trong lịch sử quan hệ đối ngoại của họ. Thật vậy, mới bởi sức mạnh quân sự và kinh tế mà Mỹ sẵn có: về điều này, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa còn chưa đủ sức kháng cự lại nên chỉ có thể (tạm thời) dựa vào đồng minh Xô-viết của mình. Nhưng cũng là mới ở tính chất toàn cầu của việc Mỹ bao vây Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Nói một cách khác, về vấn đề Đông dương. Trung Quốc không thể coi như một cuộc khủng hoảng cục bộ đơn giản, và giải quyết theo cách cục bộ như thời đế chế16 (Ngoài ra, Chính phủ trung ương thường giao choc ác quan tổng đốc các tỉnh phía Nam, trách nhiệm giải quyết các cuộc khủng hoảng (ở Việt Nam) bằng ngoại giao hoặc quân sự). Trái lại, vấn đề Đông dương liên quan chặt chẽ với các vấn đề khác mà đất nước đang phải đối phó, nhất là các vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Liên hợp quốc, các quan hệ ngoại giao, vấn đề bao vây kinh tế hoặc dự án hiệp ước quân sự phương Tây ở châu Á và Đông Nam châu Á.


Vì vậy, chỉ riêng việc liên minh với Liên Xô, đã có thể cho phép chính phủ Bắc Kinh chống đỡ được sức ép nhiều mặt của Mỹ. Có nghĩa là trong bối cảnh hai cực ở điểm cao của chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã có thể đóng vai trò hàng đầu một phần bởi vì trong trường hợp quốc tế hóa cuộc xung đột, Mỹ phải tính đến khả năng hành động của Liên Xô. Điều này, người ta đã nhận xét là không chắc có thể xảy ra như ở Triều Tiên. Nhưng nó không phải không tồn tại. Về phương diện này, tình hình năm 1954 đối với Trung Quốc là không giống với những kinh nghiệm trước đây (trừ trường hợp Triều Tiên).


Tóm lại, chúng tôi thấy cả liên minh Trung-Xô lẫn quy mô thách thức của Mỹ đều không làm biến chất về căn bản chính sách cổ truyền của Trung Quốc ở Đông dương. Ngược lại, chúng tôi thấy sự che chở của Liên Xô đã đem lại cho Trung Quốc những phương tiện can thiệp vào một ván bài chiến lược và ngoại giao vượt xa rõ rệt trình độ, năng lực quân sự của bản thân họ. Vậy yếu tố mới do việc Trung Quốc đứng vào phe xã hội chủ nghĩa tạo nên đã ít làm thay đổi bản chất chính sách về Đông dương của họ, và Trung Quốc đã không thực hiện được chính sách ấy trươc sự đe dọa của Mỹ.


Song, nếu tính chất Mác-xít Lê-nin-nít của ý thức hệ Trung Quốc không tỏ ra đậm nét trong cách xử sự của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đối với Đông dương-đây mới đúng là ý nghĩa kết luận của chúng tôi-thì ít nó cũng làm cho mối quan hệ Trung-Việt ở trong khuôn khổ căn bản khác với khuôn khổ cổ truyền.


Khẳng định như vậy, tuyệt nhiên chúng tôi không nghĩ rằng một thứ chủ nghĩa quốc tế vô sản nào đó đã làm cho chính sách mới của Trung Quốc có một mức độ vô tư chưa từng có ở thời đế chế hay cộng hòa. Chúng tôi loại trừ những nhận xét như vậy khi phân tích các mối quan hệ quốc tế. Đúng là báo chí Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh rằng viện trợ của Trung Quốc - chẳng hạn như món quà tặng 10.000 tấn gạo và 5 triệu mét vải vào tháng 12-1954-là "đặt trên nền tảng của tình đoàn kết hữu nghị và tinh thần quốc tế"17 (Xem đoạn trên, ở chương X). Thực ra ở đây nữa, có thể là nhắc lại truyền thống cũ, R.A.Scalapino đưa ra thí dụ món quà của Trung Quốc tặng Miến Điện năm 1961 để đánh dấu việc phê chuẩn hiệp ước biên giới giữa hai nước (2,4 triệu mét vải và 600.000 đồ vật bằng sứ) và về vấn đề đó, gợi đến các hoàng đế xưa kia "ban lại tặng phẩm" cho các nước triều cống, chỉ có khác là ngày nay, tặng phẩm như vậy không dành cho triều đình mà cho nhân dân18 (Robert A.Scalapino. "Tradition and transition in the Asian Policy of Communist China" (Truyền thống và quá độ trong chính sách châu Á của Trung hoa Cộng sản) trong Edward Szczepanik (nhà xuất bản), Symposium on Economic and Social Problems of the Far East (Hội nghị chuyên đề về các vấn đề kinh tế và xã hội ở Viễn đông, Hồng Công, Hong Kong University Press. 1962, P.265. Mark Mancall nhắc lại trong The Annals of the American Academy of Political and Social Science (Biên niên sử của Viện hàn lâm khoa học chính trị và kinh tế Mỹ) 1954, tr.24).


Theo cách giải thích như vậy, người ta coi tặng phẩm của Trung Quốc cho Bắc Việt Nam tháng 12 năm 1954 như bằng chứng của các kiểu quan hệ cổ xưa còn tồn tại mãi đến bây giờ hơn là chứng cớ của "tinh thần quốc tế".


Thực ra, phải tìm cái mới được ý thức hệ Mác-xít Lê-nin-nít đưa vào quan hệ Trung-Việt trong kết quả của chính sách Trung Quốc hơn là trong quá trình xây dựng chính sách. Xưa kia, sự tương đồng về tư tưởng gắn bó hai nước là từ nguồn gốc tôn ti trật tự và quy phục. Nho giáo làm cho Việt Nam đối với Thiên triều giống như thần dân đối với Hoàng đế. Từ sự "tương đồng" ấy dĩ nhiên phải sinh ở bên này cũng như bên kia một quan niệm bảo thủ quan hệ giữa hai nước. Ngược lại ý thức hệ Mác-xít Lê-nin-nít mà Trung hoa nhân dân ngày nay dùng để ủng hộ công cuộc phát triển của Việt Nam đã nhìn thế giới như là đầy rẫy mâu thuẫn gay gắt và không ngừng đổi mới. Việt Nam sẽ có vị trí như thế nào trong một xã hội quốc tế, trong đó cuộc đấu tranh giai cấp đã thay thế trật tự xã hội nho giáo? Cái chủ nghĩa hỗn hợp giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa Mác-Lê-nin mà Việt Minh cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc đã biết vận dụng sẽ có tác động như thế nào đối với quan hệ giữa hai nước? Nếu như xưa kia, Trung Quốc và Việt Nam tỏ ra gắn bó với nhau bằng một ý thức hệ chung, đó là học thuyết nho giáo, thì hay hai nước cũng gắn bó với nhau không kém bằng một ý thức hệ chung, là học thuyết Mác-Lê-nin, một ý thức hệ về mâu thuẫn thay thế cho ý thức hệ về sự hài hòa của nho giáo, và cũng như xưa kia, đến một lúc nào đó, quan hệ Trung-Việt không thể không bị đảo lộn sâu sắc vì ý thức hệ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #157 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:47:05 am »

Quan niệm của Trung Quốc về cùng tồn tại hòa bình năm 1954

Với hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng ký ngày 21 tháng 4, hội nghị Geneva xuất hiện như một trong tất cả những biểu hiện đầu tiên của chính sách cùng tồn tại hòa bình của Trung Quốc. Vì vậy, không phải là không bổ ích khi phân tích những mục tiêu và nội dung của chính sách ấy vào lúc nó phát sinh cũng như những biến đổi sâu sắc sẽ làm thay đổi dần dần ý nghĩa của nó trong những năm tiếp theo19 (Chúng tôi trở lại vấn đề này trong phần kết luận).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #158 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:48:09 am »

Những mục tiêu đề ra

Ngay từ đầu công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã lưu ý tầm quan trọng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc triển khai từ 1954. Không phủ nhận được là sự quan tâm mong muốn phát triển nền kinh tế trên hết mọi lý do khác đã khiến Trung Quốc bắt đầu từ giữa năm 1953 hướng về một chính sách thương lượng, trước hết là ở Triều Tiên, sau đó là ở Đông dương. Sự hòa hoãn bên ngoài là cần thiết cho Trung Quốc không những để có thể giảm bớt chi tiêu quân sự, tăng vốn đầu tư vào sản xuất, nhưng cũng là để phát triển buôn bán quốc tế với các nước ngoài phe xã hội chủ nghĩa.


Có nghĩa là chính sách cùng tồn tại hòa bình bắt nguồn từ ưu tiên phát triển nền kinh tế trong nước của Trung Quốc. Điều quan tâm đặc biệt hơn của chúng tôi trước hết chính là Trung Quốc kiên quyết hướng vào một chính sách hòa bình để khỏi phải cố gắng về quân sự và kinh tế viện trợ cho Đông dương ngang với mức Trung Quốc phải chịu đựng ở Triều Tiên và dành toàn bộ tài nguyên vào việc phát triển đất nước. Câu hỏi muốn biết là chính sách cùng tồn tại hòa bình do Chính phủ Bắc Kinh đề nghị có thành thật hay không-năm 1954 thường xuyên có câu hỏi này-là không có mục đích. Lập luận của thủ tướng Nehru là dứt khoát: "Tôi không nghi ngờ gì (các nhà lãnh đạo Trung Quốc) suy nghĩ đúng điều họ nói ra bởi vì hoàn cảnh hiện nay chỉ đứng riêng về lợi ích trong nước mà xét cũng đòi hỏi họ phải làm như vậy"20 (Xem đoạn trên, ở chương XI).


Nhưng chính sách cùng tồn tại hòa bình của Trung Quốc cũng đáp ứng nhiều mục tiêu đối ngoại (ngoài việc tăng cường buôn bán với nước ngoài).

Do liên minh với Liên Xô, Trung Quốc đã bảo đảm được an ninh ở biên giới phía Bắc. Do can thiệp vào Triều Tiên, Trung Quốc đã góp phần mạnh mẽ vào việc duy trì một quốc gia đệm là Bắc Triều Tiên có lợi cho mình. Cuối năm 1953, chỉ còn phải đảm bảo an ninh ở sườn phía Tây Nam và Nam (ngoài an ninh mặt biển gắn liền với vấn đề Đài Loan). Rõ ràng đó là một trong những mục tiêu đối ngoại của chính sách cùng tồn tại hòa bình. Ngoài ra, nếu người ta tin vào những sách của Liên Xô xuất bản mới đây-Chu Ân Lai, trong cuộc họp ở Moscow chuẩn bị cho Hội nghị Geneva đã vạch ra rằng nước ông ta không thể can thiệp vào Đông dương để giúp Việt Minh được "vì điều đó sẽ làm Trung Quốc đối lập với các nước Đông Nam Á và tạo cho Mỹ khả năng thành lập một khối (quân sự) bao gồm từ Ấn Độ đến Indonesia"21 (Xem đoạn trên ở chương II). Vậy biểu hiện đầu tiên của chính sách này là hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng ký đúng lúc khai mạc hội nghị Geneva bàn về Triều Tiên. Năm nguyên tắc trình bày ở phần mở đầu của hiệp ước theo định nghĩa rất hay của Eekelen thể hiện "một thế cân bằng đáng chú ý giữa bảo đảm (của Ấn Độ) với Trung Quốc không can thiệp vào Tây Tạng và không tham gia vào các liên minh chống Trung Quốc và lời hứa của Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ các nước láng giềng"22 (W.F.Van Eekelen, sách đã dẫn, tr.43).


Nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình đề nghị cho Đông dương tại Geneva rất rõ ràng trong cùng một đường lối như vậy. Trong lúc Trung Quốc công nhận rõ ràng sự tồn tại của 2 nước quân chủ thân phương Tây ở Lào và Campuchia và mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại của một nước Nam Việt Nam, đối với những nước này Trung Quốc cam kết tôn trọng 5 nguyên tắc, đổi lấy việc đòi 3 nước này không được tham gia mọi liên minh chống Trung Quốc (hiệp định tay đôi hoặc SEATO) và thừa nhận có một quốc gai đệm là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy thế cân bằng, nghĩa là nền an ninh được bảo đảm ở biên giới phía nam nhờ có sự thỏa thuận tại Geneva cũng như đã có bảo đảm an ninh phía Tây Nam nhờ có hiệp ước Trung-Ấn. Điều đó cho phép Trung Quốc chỉ còn tập trung cố gắng trên có mỗi một đoạn "biên giới", ở đó an ninh trực tiếp của họ còn bị đe dọa, tức là Đài Loan, điều mà Trung Quốc sắp phải làm ngay sau khi hội nghị Geneva kết thúc.


Vậy, trong thời gian đầu, vào năm 1954 "cùng tồn tại hòa bình" là một phương tiện đảm bảo an ninh của Trung Quốc ở một phía sườn còn bị hở để có thể hoàn thành sự nghiệp "giải phóng" lãnh thổ của mình23 (Cách tiến triển của cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi từ 1955 cái quan niệm đầu tiên về cùng tồn tại hòa bình. Nhưng đối với điều xảy ra năm 1954, chúng tôi hoàn toàn tán thành nhận định của Francis Joucelain trong cuốn sách nhỏ: Le Parti Communiste Francais et la première guerre d'Indochine (Đảng Cộng sản Pháp và chiến tranh Đông dương lần thứ I), Paris, Maspéro, Collection, "Cahiers Rouges", 1973 tr.54-55. Về phần Trung Quốc (...), Trung Quốc cũng có lợi nếu tìm được một giải pháp thỏa hiệp để có thể phát triển nền kinh tế của mình trong điều kiện có thể phát triển nền kinh tế của mình trong điều kiện có an ninh (...) Hội nghị Geneva (...) cho thấy về phía 2 nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa mối quan tâm hàng đầu là đảm bảo an ninh cho chính quốc gia của họ (...)"). Cũng như mục tiêu kinh tế mà Trung Quốc theo đuổi, mục tiêu an ninh, tức là lợi ích dân tộc càng củng cố nhận định của Thủ tướng Nehru về sự "thành thật" của chính sách này.


Tuy vậy, nếu giới hạn chính sách cùng tồn tại hòa bình do Trung Quốc đề nghị, trong những lý do an ninh thông thường chắc là sẽ giảm quy mô của chính sách ấy xuống mức quá chật hẹp. Trong thái độ của Chu Ân Lai ở Geneva (cũng như trong cuộc đi thăm Ấn Độ và Miến Điện) rõ ràng có một ý muốn tranh thủ về chính trị vượt qua quá những lý do về an ninh trực tiếp. Về mặt này, Geneva đã đi trước Bangdung về quan hệ Trung Quốc với các nước Nam Á và Đông Nam Á. Một vài chủ đề sau này sẽ là trung tâm của các mối quan tâm của Trung Quốc tại hội nghị Á-Phi (ở Bangdung)-ví dụ như những sự bảo đảm về Hoa kiều-đã được Chu Ân Lai đề cập đến ở hội nghị Geneva. Có lẽ không phải là quá, nếu nói hội nghị Geneva về Đông dương như cuộc gặp gỡ đầu tiên, về con người hay về chính trị tùy theo trường hợp giữa nước Trung hoa mới và những người cầm quyền ở châu Á, một cuộc gặp gỡ trong đó năm nguyên tắc đã giúp đỡ mạnh mẽ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nhích lại gần với thế giới thứ ba ở châu Á là nơi họ hãy còn rất ít liên hệ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #159 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:49:39 am »

Những tính chất chủ yếu của chính sách cùng tồn tại hòa bình

Những mục tiêu của Trung Quốc khi khuếch trương chính sách cùng tồn tại hòa bình ở Đông dương giải thích những tính chất chủ yếu của chính sách ấy. Nếu người ta chỉ liên hệ đến trường hợp Đông dương, thì trước hết, cùng tồn tại xuất hiện như một hệ thống trung lập hóa từng phần. Quan niệm của Trung Quốc về "nước trung lập", theo những văn bản của thời kỳ này, là theo đúng nghĩa của nó, là nước không tham gia vào một hành động nào đối với các đối phương khác nhau, nói theo ngữ nguyên học, là nước "đứng ở khoảng cách đều nhau" (trung lập) giữa các kẻ đối địch nhau24 (Xem Tung Cheng "Trung lập quốc" (thế giới trí thức) số 12, 20-6-1955, tr.32-33 ). Hiển nhiên, đó không phải là mục đích Trung Quốc tìm kiếm ở Đông dương, trái lại Trung Quốc mong muốn loại Mỹ ra khỏi bán đảo bằng cách ủng hộ việc ra đời các nước có thể chống lại sức ép của Mỹ ra khỏi bán đảo bằng cách ủng hộ việc ra đời các nước có thể chống lại sức ép của Mỹ nhờ ở thế cân bằng của họ, nhưng cũng nhờ sự ủng hộ từ bên ngoài. Tóm lại, theo quan điểm của Trung Quốc, việc áp dụng nhằm mục đích chủ yếu là loại trừ một sự có mặt hoặc can thiệp quân sự của Mỹ. Ngược lại Trung Quốc đã dễ dàng chấp nhận duy trì sự có mặt về quân sự của Pháp ở Việt Nam, Campuchia và ngay cả ở Lào mặc dù là nước tiếp giáp với Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã ưng thuận để ba nước ở Đông dương thuộc liên hiệp Pháp (cũng như đã thừa nhận Ấn Độ, Pakistan hay Srilanka là thành viên của khối Thịnh vượng chung). Nghĩa là quan niệm trung lập mà Trung Quốc gắn với quan niệm cùng tồn tại hòa bình, chủ yếu là chống Mỹ. Khác rất xa với quan niệm về "chủ nghĩa trung lập" - từ nay không bao giờ thấy có trong văn kiện của Trung Quốc-mà các nước thuộc nhóm Colombo dễ dàng gắn với quan niệm về "Panchasila". Đặc biệt, quan niệm về trung lập của Trung Quốc không mang tính chất dứt khoát chống chủ nghĩa thực dân như chủ nghĩa trung lập của các nước Nam Á và Đông Nam Á (nhất là Miến Điện và Indonesia) bởi vì việc Trung Quốc thấy việc duy trì một vài cơ cấu kiểu thực dân (cũ), trái lại, là phương tiện để giữ các nước trong vùng thoát khỏi sự xâm nhập trắng trợn của Mỹ.


Như vậy, khái niệm cùng tồn tại hòa bình mang một khía cạnh bảo thủ, rõ ràng là khác với thái độ của Trung Quốc năm 1949-1951. Chẳng hạn như chúng ta hay nhớ lại một đoạn trong bài báo của Mao Trạch Đông viết tháng 6 năm 1949 về vấn đề: "Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân":

"Kinh nghiệm tích lũy được trong bốn mươi năm (của Tôn Dật Tiên) và trong hai mươi tám năm (của Đảng Cộng sản Trung Quốc), chứng tỏ rằng Trung Quốc phải đứng hoặc về phía chủ nghĩa đế quốc hoặc về phía chủ nghĩa xã hội, ở đây không có ngoại lệ. Không thể một mình cưỡi ngựa, không có con đường thứ ba. Chúng ta chống tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch ở về phía chủ nghĩa đế quốc và chúng ta cũng chống lại những ảo tưởng về con đường thứ ba"25 (Về chuyên chính dân chủ nhân dân (30-6-1949), Tuyển tập Mao Trạch Đông, tập IV, tr.434, chúng tôi gạch dưới).


Hoặc còn một văn kiện hết sức nổi tiếng của Lưu Thiếu Kỳ đọc tháng 11 năm 1949 tại cuộc họp của Liên hiệp công đoàn thế giới tại Bắc Kinh:

"Con đường của nhân dân Trung Quốc để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc và lũ chó săn của chúng, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa là con đường mà nhân dân nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa phải theo, trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và vì dân chủ nhân dân (...). Con đường đó là con đường của Mao Trạch Đông. Con đường đó cũng có thể trở thành con đường căn bản mà nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa khác có những điều kiện tương tự, giành giải phóng đất nước"26 (Tân hoa nguyệt báo, tập 1, số 12, tr.440-441, bản dịch trong S.Schram và H.Carrère d'Encausse, le Marxisme et l'Asie (chủ nghĩa Mác và châu Á) Paris, A.Colin-1965, tr.379, 382).


Lập trường mà Chu Ân Lai bảo vệ ở Geneva cũng như trong cuộc đi thăm Ấn Độ và Miến Điện hình như trái ngược với những lời tuyên bố năm 1949. Chẳng phải Thủ tướng Trung Quốc đã tặm với Trưởng đoàn Bidault từ hôm 17 tháng 6 rằng chế độ nhà vua Lào và Campuchia làm Trung Quốc hài lòng đó sao?27 (Xem đoạn trên ở chương VII). Mấy ngày sau, Chu Ân Lai bảo đảm ở Ấn Độ, rồi ở Miến Điện rằng "cách mạng không thể đem xuất cảng được"28 (Xem đoạn trên ở chương VIII). Chẳng phải là Trung Quốc đã gây sức ép với Việt Minh để Việt Minh giảm bớt sự ủng hộ đối với Pathet Lào, một phong trào khác ở Đông dương duy nhất phát triển các luận điểm cách mạng rất gần gũi với họ đó sao? Một trong những kết luận rõ ràng nhất đã có thể rút ra từ các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình do Chu Ân Lai đưa ra trong thời kỳ hội nghị Geneva là Trung Quốc đã từ bỏ sự tín ngưỡng cách mạng năm 1949. Chính là qua đó mà 5 nguyên tắc đã đưa vào chính sách của Trung Quốc một sắc thái bảo thủ hết sức mới mẻ. Nhưng người ta cũng có thể nghĩ rằng khía cạnh ý thức hệ đó của Trung Quốc đụng chạm đến Liên Xô và Liên Xô đã gây sức ép để Trung Quốc phải từ bỏ.


Chính có lẽ để uốn nắn ấn tượng đó mà Trung Quốc, trong cùng thời gian đó, cố gắng giải thích cùng tồn tại hòa bình như là "sản phẩm đầu tiên của sự phát triển của một bộ luật quốc tế mới", như việc bắt đầu thay thế luật chiến tranh bằng một "bộ luật hòa bình" mà hiệp định Trung-Ấn năm 1954 (là) mẫu mực cho việc ký kết các hiệp ước trên cơ sở bình đẳng và hai bên đều có lợi29 (Chou Keng Sheng "Ts'ung Kuo-chi falun hoping kung-ch'u te yuan ts'e" Tòng quốc tế pháp luận hòa bình cộng sứ đích nguyên tắc (Bàn về cùng tồn tại hòa bình theo công pháp quốc tế) Chính pháp nghiên cứu, số 6, 1955, tr.37-41). Thực ra bộ luật hòa bình chẳng có gì mới bao nhiêu vì mỗi nguyên tắc, dưới những hình thức khác nhau đều đã có ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc rồi30 (Nguyên tắc 1 ở điều 2 chương I và chương 4 của Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc 2 ở điều 2 chương 4 và điều 1 chương 1, nguyên tắc 3 ở điều 2 chương 7, nguyên tắc 4 ở điều 2 chương 1 và nguyên tắc 5 ở điều 1 chương 1 và chương 3). Nhưng xét theo quan điểm Trung Quốc, nó tỏ ra có lợi rất lớn ở chỗ đây không phải là bộ luật do phương Tây nặn ra và nói rõ hơn, do một tổ chức mà trong đó Cộng hòa Nhân dân Trung hoa bị loại ra (thời kỳ Chính phủ Bắc Kinh đúng là đang cố gắng xin vào thì lại không nói như thế). Ngoài ra, bộ luật hòa bình đó mở ra khả năng tổ chức đời sống quốc tế ở Đông dương (giữa các nước ở Đông dương với nhau và với các nước ngoài) trên một cơ sở khác hơn là bộ luật từ một tổ chức mà Bắc Kinh phủ nhận mọi thẩm quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này. Tóm lại, người ta lại thấy ở đây Trung Quốc đối lập về căn bản với Mỹ. Bộ "luật quốc tế mới", nội dung của năm nguyên tắc là một sự bác bỏ tổng quát luật phương Tây (không phải là hoàn toàn không có trong tư duy của Trung Quốc) thực ra là phản ánh việc Trung Quốc từ chối tôn trọng ở Đông dương và ở nơi khác, những quy định pháp lý của Liên hợp quốc mà Mỹ đã tham gia khởi thảo.


Tuy nhiên, cuộc thương lượng tại Geneva chứng tỏ rằng một trong những nguyên tắc lớn điều hành tổ chức quốc tế tức là vai trò đặc biệt của năm nước lớn trong việc gìn giữ hòa bình đã được Trung Quốc chấp nhận, thậm chí bênh vực nữa. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc về thông cáo (hội nghị) Berlin tháng 2 năm 1954 đã nhấn mạnh điều đó. Trong bài xã luận quan trọng ngày 22 tháng 2, tờ Nhân dân nhật báo viết: "Các nước lớn có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh giữa các dân tộc". Rồi trong những tuần lễ trước khi họp hội nghị Geneva cũng như trong thời gian hội nghị, Trung Quốc-như người ta thường nhận thấy-luôn luôn cho đây là một cuộc họp năm "nước lớn" và những nước có liên quan. Thái độ đó càng đáng chú ý khi vấn đề cần phải giải quyết lại là ở châu Á.


Điều đó có nghĩa là trong khi cổ vũ cho châu Á một hệ thống hòa bình tập thể dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, Trung Quốc thừa nhận rằng trong trường hợp khủng hoảng, trách nhiệm đặc biệt thuộc về năm "nước lớn" ở châu Á cũng như phần còn lại của thế giới. Qua đó Trung Quốc đứng về phía quan niệm cũ của phương Tây về an ninh tập thể, không có liên quan gì (thậm chí mâu thuẫn) với cách xử sự cổ truyền của Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM