Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:10:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:22:58 am »

Còn báo chí Trung Quốc thì giữ thái độ hết sức kín đáo, Tân hoa xã chỉ đạo cho biết có cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai và M.Phrăng trong đó hai vị chính khách đã tự do trao đổi ý kiến, cho phép kết luận rằng hội nghị "sẽ có tiến bộ"132 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 23-6-1954). Ngoài ra, Trung Quốc đăng lại các bài xã luận báo phương Tây biểu đồng tình với sự kiện đó133 (Như trên, Giơ-ne-vơ, 25-6-1954). Nhưng Trung Quốc không hề lúc nào khai thác các cuộc hội đàm Berne vào mục đích tuyên truyền đơn thuần. Sự thật đây mới chỉ là cuộc tiếp xúc đầu tiên, có lẽ chính phủ Trung Quốc muốn giữ thái độ dè dặt trong khi chờ đợi Thủ tướng mới của chính phủ Pháp có những sáng kiến cụ thể trong những ngày tới.


Khi từ biệt Chu Ân Lai, M.Phrăng đã cho biết ông ta sẽ có những chỉ thị rõ ràng cho đoàn đại biểu Pháp tiếp tục thương thuyết và hy vọng rằng về phía đoàn đại biểu Việt Minh cũng nhận được chỉ thị như vậy134 (Có phải là M.Phrăng qua đó muốn nói rằng Trung Quốc sẽ phải chỉ thị cho đoàn đại biểu Việt Minh không?). Đúng như thế, ngay hôm sau, Thủ tướng Pháp họp riêng với một ủy ban hạn chế, đề ra những chỉ thị hướng dẫn cho Chauvel thương thuyết với Phạm Văn Đồng: Tập kết quân đội bên trong hai khu vực lớn đường chia cắt vĩ tuyến 18, trung lập hóa các địa phận công giáo ở bên trong khu vực Việt Minh (và có thể lập một khu trung lập ở phía Nam nếu Việt Minh yêu cầu). Pháp giữ Hải Phòng càng lâu càng tốt135 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/"Cuộc họp ngày 24 tháng 6 hồi 13 giờ dinh thủ tướng M.Phrăng"/Paris 24-6-1954 (có mặt hôm đó, ngoài M.Phrăng, có Guy la Chambre, Parodi, Chauvel và tướng Ê-ly. Cũng xem G.Chauvel, sách đã dẫn, tr.75-76). Kể từ lúc này việc chia cắt Việt Nam đã trở thành mục tiêu chính thức của đoàn đại biểu Pháp. Giai đoạn thứ hai của cuộc thương lượng về Đông Dương sắp bắt đầu.


Tất nhiên bản thân việc một chính phủ mới lên cầm quyền ở Pháp cũng đã giải thích nhiều việc triển khai trở lại hội nghị. Nhưng thái độ của Trung Quốc kể từ ngày 15 tháng 6 đã góp phần đưa cuộc thương lượng ra khỏi bế tắc mà Mỹ sẵn sàng thúc đẩy. Đề nghị ngày 15 tháng 6 của Trung Quốc chắc chắn làm nẩy sinh những hy vọng mới về giải pháp thông qua thương lượng. Ngoài ra cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và M.Phrăng một tuần sau đó, cũng đã góp phần xóa nhòa thất bại của hội nghị về Triều Tiên. Trái ngược với cảm tưởng đã bao trùm buổi họp chiều 15 tháng 6 (trong hội nghị về Triều Tiên-người dịch), từ nay đã được chứng minh rõ ràng rằng việc đưa nước Trung Hoa mới tham gia các cuộc thảo luận giữa các nước lớn-đó là toàn bộ ý nghĩa của các cuộc hội đàm ở Berne-đúng là làm cho dễ dàng giải pháp hòa bình đối với các vấn đề đang còn gác lại.


Ngoài ra các hậu quả trực tiếp, đề nghị ngày 16 tháng 6 của Trung Quốc là những bài học phong phú về bản chất chính sách đối ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Trung Quốc kế tục một cách rõ ràng truyền thống lâu đời của "nền hòa bình kiểu Trung Quốc". Ở Đông Nam châu Á lục địa nền hòa bình kiểu đó nhiều khi là kết quả của thế cân bằng được vun trồng và kiểm soát một cách khéo léo hơn là do những cuộc can thiệp quân sự ồ ạt. Chúng ta còn nhớ, triều đại Thanh đã gắn chặt mối quan hệ chư hầu với các lãnh địa Phật giáo Lào trong khi các lãnh địa này cùng một lúc chịu thần phục nước Đại Việt bành trướng (sau này là Việt Nam)-cũng lại là chư hầu của Trung Quốc. Theo một cách nào đó, thái độ của Trung Quốc đối với Lào và Việt Minh, năm 1954 làm người ta nhớ lại một phần tình hình xảy ra ngày trước136 (Và điểm này, xem đoạn sau ở chương VIII).


Thật vậy, tách các vấn đề Lào và Campuchia khỏi vấn đề Việt Nam đem lại cho bán đảo Đông Dương một nhân tố cân bằng, điều này hoàn toàn không thấy có trong lập trường ban đầu của Việt Minh. Kỳ thực, Trung Quốc đã đặt ở đó nền tảng mà chính sách Đông Dương của mình là: ủng hộ cộng sản Việt Nam nhưng cũng tôn trọng tính đặc thù-có thể nói là tính trung lập-của các Vương quốc Lào và Campuchia, nhưng nơi cộng sản Việt Nam nuôi tham vọng. Tính chiến đấu cách mạng và lý trí quốc gia pha trộn với nhau không sao giải quyết được137 (Tướng De Brébisson người đối thoại chủ yếu của Việt Minh ở Giơ-ne-vơ nghĩ rằng khi Trung Quốc giữ cho hai Vương quốc thoát khỏi sự thao túng của Việt Minh, thực tế là duy trì khả năng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc (nói chuyện với De Brébission ngày 6 tháng 2 năm 1976)).


Xét theo quan điểm của Lào và Campuchia, đề nghị của Trung Quốc đặt cơ sở cho một chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa Trung Quốc và Đông Dương không xã hội chủ nghĩa. Bản thân Chu Ân Lai đã nói rõ điều đó: ông ta quan niệm hai Vương quốc sẽ mang hình ảnh của Ấn Độ, Miến Điện hay Indonesia, đúng là những nước mà Trung Quốc xây dựng quan hệ hữu nghị trên cơ sở năm nguyên tắc (cùng tồn tại hòa bình-Người dịch). Nhưng sáng kiến của Trung Quốc còn đi xa hơn thế, vì nó lôi kéo Việt Nam dân chủ cộng hòa đi theo một con đường với hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Trung hoa với tư cách là một nước, và cũng là thế giới Trung hoa (bao gồm cả Việt Minh) với tư cách là một địa bàn văn minh, như vậy là đã đem lại khả năng duy trì một thế cân bằng xây dựng trên nguyên tắc "cùng tồn tại"138 (Khó mà tin theo các phân tích của Trung hoa quốc gia nói rằng thái độ của Trung hoa nhân dân tại Geneva đơn thuần chỉ là một bước thực hiện âm mưu của Trung cộng nhằm biến Lào thành cộng sản. Xem Chiang T'ao/Trung cộng xích hóa... bài đã dẫn, tr.71). Với phần khác của châu Á được gọi là miền ngoại Ấn (trong đó có cả Lào và Campuchia). Người ta hiểu rằng một triển vọng như vậy đã cám dỗ ngay lập tức Paris, Luân Đôn hay Niu Delhi (mới chỉ kể đến ba thủ đô đó). Nhưng người ta cũng hiểu rõ rằng trong khi Việt Nam dân chủ cộng hòa bị bắt buộc-còng dùng chữ gì khác-phải tán thành quan điểm của Trung Quốc thì giữa hai nước đã xuất hiện một số bất đồng. Chuyến đi châu Á của Chu Ân Lai, và nhất là cuộc hội đàm với ông Hồ Chí Minh gần biên giới Trung-Việt là nhằm tìm cách khắc phục những bất đồng ấy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:34:10 pm »

Chương VIII
Chu Ân Lai đi thăm châu Á


"Tôi tin rằng việc củng cố tình đoàn kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ-những nước chủ yếu ở châu Á-vì sự nghiệp hòa bình chỉ có thể làm tăng thêm khả năng thành công của hội nghị Giơ-ne-vơ".
(Chu Ân Lai phát biểu tại Niu Delhi ngày 27-6-1954)


"Cách mạng không thể đem xuất cảng..."
(Thông cáo chung Trung-Miến
Yangon ngày 29-6-1954)


Đặt chân tới Giơ-ne-vơ hai tháng trước đây, Thủ tướng Trung Quốc đã cho biết rằng ông ta không coi hội nghị như là một phương tiện đơn thuần chỉ để giải quyết vấn đề Đông Dương mà cũng còn là một dịp thương thuyết trong những khuôn khổ khác nhau, nhằm củng cố vị trí quốc tế của Trung Quốc. Vì vậy rời Thụy Sĩ lên đường đi thăm Ấn Độ, Chu Ân Lai không phải là không còn quan tâm đến hội nghị Giơ-ne-vơ1 (Một vài nhà bình luận cho rằng việc trở lại Bắc Kinh qua ngả châu Á chứ không phải là qua Mát-xcơ-va là một dấu hiệu ý muốn tự chủ của Trung Quốc đối với Liên Xô. Coral Bell, sách đã dẫn, tr.73). Ông ta chỉ thay đổi địa bàn hoạt động nhằm đưa đối phương, chủ yếu là Mỹ vào một trận địa mà Mỹ đã không lựa chọn và ở đó Mỹ không làm chủ. Ở Giơ-ne-vơ, Trung Quốc ở vào thế phòng ngự: người ta thấy rõ trong buổi họp hôm 15 tháng 6 (về Triều Tiên-N.D.). Ở châu Á, Trung Quốc sẽ ở vào tình thế tốt hơn, thể hiện được tính năng động của nền ngoại giao của họ và củng cố thế đàm phán của họ ở trong giai đoạn cuối cùng. Phép biện chứng có mặt ở khắp mọi nơi.


Các cuộc gặp gỡ Trung-Ấn và Trung-Miến

Tầm quan trọng của Ấn Độ trong ván bài ngoại giao Trung Quốc

Ấn Độ là một địa bàn hoàn toàn đặc biệt để thử nghiệm những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Chính phủ Bắc Kinh đề nghị với các nước "có chế độ xã hội khác nhau".

Từ một phần tư thế kỷ nay, một số nhà lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ không ngừng xem Trung hoa như một đồng minh đáng mong muốn để chống đế quốc. Ngay từ năm 1927, tại Đại hội các dân tộc bị áp bức ở Bruxelles, người Ấn Độ và người Trung Quốc đã ra một bản tuyên bố chung bày tỏ sự cần thiết đối với nhân dân hai nước phải làm sống lại tình hữu nghị lâu đời của 3.000 năm lịch sử. Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1939, Nê-ru đã đi xa hơn, tưởng tượng một kiểu liên bang phương Đông bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ là những thành phần chủ yếu. Và năm 1945, đảng của Nê-ru còn gợi lại nếu không phải là liên bang thì ít ra cũng là sự sự "phối hợp" giữa các nước châu Á, nhất là giữa Trung Quốc và Ấn Độ2 (W.F.Van Eekelen, Indian Foreign Policy and the Border Dispute with CHina (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ và tranh chấp biên giới với Trung Quốc). La Haye, M.Nijhoff, xuất bản lần thứ hai 1967, tr.21-23).


Việc những người cộng sản lên cầm quyền ở Trung Quốc tất nhiên đã làm thay đổi triển vọng đó. Ông K.M.Panikkar đã từng làm đại sứ của Ấn Độ tại Trung Quốc đến lúc chế độ quốc gia sụp đổ và những năm đầu của chế độ Cộng hòa nhân dân, viết: "Như mọi người, tôi biết rằng với một nước Trung Hoa cộng sản, không có vấn đề xây dựng các mối quan hệ thân thiết"3 (K.M.Pankikkar, In two Chinas, Memoirs of a Diplomat (Ở hai Trung Quốc. Hồi ký của một nhà ngoại giao), Luân Đôn, George Allen và Unwin, 1955, tr.102. Chúng tôi gạch dưới). Nhưng ông cũng viết tiếp: "Tôi lại lạc quan về khả năng thành lập một khu vực hợp tác (với Trung Quốc) bằng cách loại bỏ những nguyên do không hiểu nhau, cạnh tranh với nhau v.v...". Cuối cùng chính phủ Niu Delhi là nhà nước không cộng sản đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bốn năm sau, hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng4 (Xem đoạn trước, chương IV) được ký kết, đã chỉ ra con đường mà Ấn Độ sẵn sàng đi tới để đón lấy tình hữu nghị của Trung Quốc.


Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc đã có một cái vốn cảm tình trong một số giới Ấn Độ, vẫn còn có nhiều biểu hiện dè dặt đối với Trung Quốc còn tồn tại nhiều khó khăn đằng sau dự bình thướng hóa bề ngoài của các mối quan hệ giữa hai nhà nước. Dư luận Ấn Độ quan tâm sâu sắc đến việc quân giải phóng nhân dân chiếm đóng Tây Tạng từ mùa thu 1950. Chính phủ Niu Delhi đã chính thức phản kháng với chính phủ Bắc Kinh về việc sử dụng vũ lực5 (Công hàm ngày 26-10-1950, đăng trog Bulletin quotidien de presse étrangèra (Bản tin hàng ngày về báo chí nước ngoài), số 1723 ngày 8-11-1950) và nhiều nhân vật chính trị Ấn Độ đã lên án những hành động của Trung Quốc cũng như thái độ thụ động của Ấn Độ trước những hành động đó6 (Trong số những người phản đối có Tiến sĩ Ambedknr, lãnh tụ "của tầng lớp tiện dân", giáo sư N.G.Ranga, Bí thư Quốc hội Acharya Kripalani, lãnh tụ đảng Praja xã hội chủ nghĩa, M.R.Masani, nghị sĩ v.v... Xem W.F.van Eekelen, sách đã dẫn, tr.34). Sau cùng phong trào nông dân vũ trang theo kiểu các xô viết Trung hoa những năm 1920 và 1930 nổ ra ở Telegana (đông bắc Ấn Độ) chỉ làm tăng thêm mối lo ngại đó đối với Trung Quốc7 (Về điểm này, xem "Trung Quốc và phong trào cộng sản Ấn Độ", Tạp chí Asia Quarterly (châu Á tam cá nguyệt), Bruxells, 1971-1972, trang 161-180).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:36:39 pm »

Về phần mình, báo chí Trung Quốc thường tỏ ra rất cứng rắn đối với Ấn Độ. Nền trung lập của Ấn Độ bị kịch liệt tố cáo: Trung Quốc trách cứ Ấn Độ chủ yếu là nấp dưới cái vỏ của lực lượng thứ ba không thể có được để phục vụ mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc Anh-Mỹ8 (Về vấn đề này, nhớ lại bài viết năm 1949 của Mao Trạch Đông "Kinh nghiệm (...) chứng tỏ rằng những người Trung Quốc đứng về phía hoặc chủ nghĩa đế quốc hoặc chủ nghĩa xã hội; ở đây không có ngoại lệ. Không thể cưỡi một lúc trên hai con ngựa. Không có con đường thứ ba. Chúng ta (...) phản đối ảo tưởng về con đường thứ ba" (Tuyển tập, sách đã dẫn, tập IV, tr.34, "Về chuyên chính dân chủ nhân dân", 30-6-1954)). Sáng kiến đầu năm 1949 của Nê-ru về việc triệu tập hội nghị quốc tế ở Ấn Độ để thảo luận việc phi thực dân hóa Hà Lan tại Indonesia sau này cũng bị Bắc Kinh xem như "một cái cớ để tiến hành thảo luận sơ bộ nhằm thành lập một liên minh Đông Nam châu Á"9 (W.F.van Eekelen, sách đã dẫn, tr.26). Hành động của New Delhi đối với vùng "Ngoại Ấn" có lẽ đã làm cho chính phủ mới của Trung Quốc lo ngại10 (Hiệp ước hữu nghị Ấn Độ-Indonesia được ký tháng 3 -1951). Rồi đến vấn đề Tây Tạng trong những năm 1950-1951, một cơ hội để chính phủ Bắc Kinh chỉ trích rất ác độc Ấn Độ, lên án can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc11 (Xem công hàm ngày 30-10-1950 của Trung Quốc trong Bulletin quotidien de presse étrangère, sách đã dẫn. Về toàn bộ quan hệ Trung-Ấn về Tây Tạng từ 1949 đến 1954. Xem thư mục sách tham khảo, đoạn XI/3). Phải đợi đến khi ký kết "hiệp định về việc hòa bình giải phóng Tây Tạng" ngày 23 tháng 5 năm 1951 rồi đến việc xác định dần dần chính sách tự do đối với Phật giáo trong những năm 1951-1953 thì sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ mới hạ thấp dần. Nhưng cuộc thương lượng về Tây Tạng kéo dài từ 31 tháng 12 năm 1953 đến 29 tháng 4 năm 1954, việc Trung Quốc chưa chịu cho mở lại lãnh sự quán Ấn Độ tại Kashgar (Tân Cương) và Ấn Độ chưa cho Trung Quốc đặt lãnh sự quán tại tây bắc Ấn Độ (ở Almora hoặc Simla)12 (Hindustan Times (Thời báo Ấn Độ)-New Delhi, 4-5-1954, W.F.van Eekelen trích trong sách đã dẫn, tr.37), chứng tỏ rằng ngay đến lúc sắp họp hội nghị Giơ-ne-vơ, quan hệ giữa hai thủ đô vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại quan trọng.


Tuy nhiên, đã đến lúc không để xảy ra những sự xích mích nữa mà là chào mừng tình hữu nghị. Với số dân đông đúc, đất đai rộng lớn cũng như nền văn minh cổ xưa, chỉ riêng Ấn Độ cũng đã là một nhân tố quan trọng của thế giới thứ ba mà Trung Quốc mong muốn đối thoại. Ngoài ra vai trò ưu thế và uy tín về mặt tinh thần trong công cuộc phi thực dân hóa đã làm cho Ấn Độ có vị trí hàng đầu trong các nước Á-Phi và ở Liên hiệp quốc: đó là thêm một lý do nữa khiến Trung Quốc quan tâm đến Ấn Độ mặc dù lúc này khác Trung Quốc có thể tố cáo nguyên tắc về nền trung lập của Ấn Độ. Ngoài ra, việc Ấn Độ ở trong khối thịnh vượng chung có thể giúp cho Chính phủ Bắc Kinh dễ dàng tìm kiếm việc mở cửa ra thế giới phương Tây. Cuối cùng thái độ ôn hòa của chính phủ New Delhi đối với vấn đề Đông Dương lúc này đã hé cho thấy một vài khả năng liên minh cụ thể để giải quyết vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay13 (Về thái độ của Ấn Độ, xem D.R.Sardesai, Indian Foregin Policy in Cambodia, Laos and Vietnam (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở Campuchia, Lào và Việt Nam) 1947-1964,-Berkely, trường đại học California xuất bản, 1968, tr.6-51. Xem thêm Tôn Thất Thiện, India and South East Asia. (Ấn Độ và Đông Nam Á) 1947-1960. Geneve, Dro, 1963, tr.119-131, 185-204 và 285-307. Xem những kiến nghị về hòa bình ở Đông Dương do Thủ tướng Nê-ru trình bày ngày 24-4-1954 trong A.B.Cole, sách đã dẫn, tr.180-183. Về thái độ chung của Nehru đối với các vấn đề lớn trên thế giới vào thời kỳ này, xem Tibor Mende: Conversations avec Nehru (Nói chuyện với Nehru), Pariss, Le Seuil, 1956, 205 trang).
Do đó việc nhích lại gần với Ấn Độ đã trở nên một trong những đề tài nổi bật của báo chí Trung Quốc. Lịch sử đã đóng góp khá nhiều sự kiện để minh họa truyền thống từ ngàn xưa về những mối liên hệ hữu nghị gắn bó hai dân tộc. Người ta thi nhau nhắc đến việc mô tả Ấn Độ của các sử gia Tư Mã Thiên (thế kỷ thứ 2 trước công nguyên), Bàn Cổ (thế kỷ thứ 1 sau công nguyên)14 (People's China, số 7, 1-4-1954, tr.25), việc đạo phật được truyền bá dần dần ở Trung Quốc bắt đầu từ đời nhà Hán, những mối quan hệ nhiều mặt giữa văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, tơ Trung Quốc đưa vào Ấn Độ và bông Ấn Độ đưa sang Trung Quốc, những chuyến viễn du của thầy tăng Huyền Trang sang tiểu lục địa (thế kỷ thứ 7 sau công nguyên)15 (People's China, số 9, 1-5-1954 tr.25. Cần nhớ rằng về phía Ấn Độ, những đề tài này cũng được in trong cuốn sách nhỏ của Sardar Panikkar, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc từ 1948 đến 1952 nhan đề: India and China. A study of Cultural Relations (Ấn Độ và Trung Quốc, nghiên cứu về quan hệ văn hóa), Bombay, Asia Publishing House, 1957, XII, 107 trang) v.v... Mặc dù có chung biên giới khá dài, hai dân tộc đã không bao giờ gây chiến tranh với nhau. Tất cả những điều đó không làm nhân dân hai nước gần gũi với nhau hay sao? Phải chăng đây không phải là hai dân tộc châu Á, bên này cũng như bên kia "đã cùng chung cảnh ngộ bị cuộc xâm lược đầy tội ác của bọn đế quốc, dày xéo hay sao?"16 (Như trên). Nếu như quan hệ giữa Ấn Độ và khu Tây Tạng đã mang "tính chất không bình thường" phải chăng tội lỗi độc nhất thuộc về chủ nghĩa đế quốc Anh? "Tất nhiên, nước Cộng hòa Ấn Độ không có trách nhiệm gì đối với tình trạng đó". Từ nay, hiệp định Trung-Ấn về Tây Tạng đã được ký kết: không những nó thanh toán mọi tranh chấp mà còn chứng tỏ cần phải thiết lập mối quan hệ giữa các nước châu Á như thế nào và phải xây dựng nguyên tắc "cùng tồn tại hòa bình" qua những cuộc thương lượng hữu nghị như thế nào17 (Như trên, số 10, ngày 16-5-1954, tr.19). Sự liên minh giữa hai dân tộc, một bên là 600 triệu, bên kia là 360 triệu mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lẽ đương nhiên là những kẻ gây chiến tranh phải khiếp sợ trước liên minh đó18 (Như trên, số 7, ngày 1-4-1954, tr.26).


Những ý định của Trung Quốc đối với Ấn Độ đã khiến Chu Ân Lai hết sức chú ý đến cố gắng ngoài lề hội nghị Giơ-ne-vơ của Krit-na Menon, đại biểu Ấn Độ tại Liên hiệp quốc. Ngày 18 tháng 5, thủ tướng Trung Quốc đã nói chuyện với bà Amrit Kaur Bộ trưởng y tế trong chính phủ Ấn Độ19 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 18-5-1954), lại tiếp Krit-na Menon ngay khi ông này mới đến Giơ-ne-vơ, ngày 23 tháng 520 (Như trên, Giơ-ne-vơ, 23-5-1954). "Rồi những ngày sau, Chu Ân Lai và Menon đã gặp nhau nhiều lần"21 (Ngày 25, 27 và 28 tháng 5. Như trên, Giơ-ne-vơ 25, 27 avf 28-5-1954. Về thời gian ở lại Giơ-ne-vơ lần thứ nhất của K.Menon, D.R.Sardesai, trong sách đã dẫn, tr.46, kể ra 8 cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và đại biểu Ấn Độ). Theo những tin tức mà bản thân đại biểu Ấn Độ nói riêng với nhiều nhân vật phương Tây, có vẻ như các cuộc hội đàm chủ yếu đã bàn về việc tách vấn đề Việt Nam ra một bên, các vấn đề Lào và Campuchia sang một bên khác. Về điểm này, lập trường của Ấn Độ giống với Anh, Pháp, Mỹ và hai vương quốc có liên quan. Có thể là những lời biện hộ của K.Menon đã là một trong những nhân tố làm cho Chu Ân Lai, vốn lo lắng về phản ứng của Ấn Độ, đã phải đưa ra đề nghị ngày 16 tháng 6. Đại biểu Ấn Độ nêu ra rằng văn kiện được thông qua ngày 19 tháng 6 về việc mở các cuộc đàm phán quân sự về Lào và Campuchia "lặp lại đúng nội dung đề nghị của ông ta đã trao cho Chu Ân Lai và đã được ông này tiếp nhận"22 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Hoppenot/New York/số 1554-1556/20-6-1954. Đại sứ Chauvel đã phản ứng ngay rằng chính ông ta khởi thảo văn kiện đó: Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Chauve/Geneve/số 987-909/26-6-1954. Nếu lối giải thích của K.Menon là đúng, thì Chu Ân Lai đã quân đội nguyên tắc của sự nhượng bộ này ngay từ cuối tháng 5 tức là hai tuần lễ trước khi đưa ra hội nghị Giơ-ne-vơ). Vấn đề kiểm soát quốc tế cũng đã được K.Menon và Chu Ân Lai đề cập đến. Theo lời của chính đại biểu Ấn Độ thì Chu Ân Lai đã kiên quyết không nhận, chỉ giao Ủy ban trung lập riêng cho các nước Cô-lôm-bô, đặc biệt vì không một nước nào trong khối này công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng cũng là vì Chu Ân Lai chủ yếu cho rằng nhất thiết phải có 1 hay 2 nước cộng sản trong ủy ban đó23 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Hoppenot/New York/số 1664-1669/1-7-1954). Ngoài ra, rất có thể là hai người đã nói đến vai trò của Ấn Độ trong ủy ban này, nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn không có một tư liệu gốc nào về điểm này. Chỉ cần nhớ lại là ngày 30 tháng 5 rồi một lần nữa ngày 5 tháng 6 Vương Bính Nam đã nói cho đại sứ Chauvel biết rằng trong lĩnh vực này chưa thỏa thuận gì cụ thể với K.Menon cả24 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Geneve/Bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm ngày 30-5", 31-5-1954 và Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Genene/Bản ghi nhớ về vấn đề "Hội kiến giữa Chauvel và Vương Bính Nam, tổng thư ký đoàn đoàn đại biểu Trung Quốc, 5-6-1954"./7-6-1954/Xem đoạn trước, chương VI). Mãi đến ngày 16 tháng 6 Liên Xô mới đưa ra đề nghị liên quan đến vấn đề kiểm soát, chính thức dự kiến Ấn Độ sẽ làm Chủ tịch ủy ban đó25 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. sách đã dẫn, tr.309). Tập hợp những nhân tố khác nhau đó lại khiến người ta nghĩ rằng vấn đề cụ thể này, những cuộc hội đàm tháng 5 giữa Chu Ân Lai và K.Menon chưa quyết đoán được gì. Nhưng trái lại lúc thủ tướng Trung Quốc sắp lên đường đi New Delhi, các nước cộng sản đã chính thức tính đến việc chọn Ấn Độ làm Chủ tịch Ủy ban kiểm soát và việc đó thực tế đã được hội nghị chấp nhận.


Nói một cách khác, ngoài những lý do chung thức đẩy đến chỗ phải gần gũi Ấn Độ, Trung Quốc đã hoàn toàn thừa nhận vai trò quan trọng của chính phủ New Delhi góp phần giải quyết vấn đề Đông Dương ở ngoài lề hội nghị và ngay lúc đó đã thương lượng với Ấn Độ theo hướng đó. Các cuộc hội đàm Chu Ân Lai-Nehru ở trên hai bình diện riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau: một mặt là về quan hệ tay đôi giữa hai nước, đó là tấm gương sinh động về cùng tồn tại hòa bình do Trung Quốc đưa ra với các nước khác nhất là các nước châu Á; mặt khác là sự thi hành cụ thể vào trường hợp Đông Dương những tiền đề của hòa bình và hợp tác mà bản thân chúng chứa đựng sự phát triển của các mối quan hệ đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:39:15 pm »

Cuộc đi thăm của Chu Ân Lai ở New Delhi

Có Kiều Quán Hoa, nguyên Vụ trưởng Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao và Wang Cho Ju phụ trách lễ tân26 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 23-6-1954) cùng đi, Chu Ân Lai rời Giơ-ne-vơ sáng sớm ngày 24 tháng 627 (Như trên, Giơ-ne-vơ, 24-6-1954). Sau khi ghé lại một thời gian ngắn tại Le Caire mà ông ta đã nhân dịp đó nhắc lại mối thiện cảm của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Ai Cập trong cuộc đấu tranh giành độc lập28 (Như trên, New Delhi, 25-6-1954. Vào lúc này Ai Cập hãy còn chưa công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong suốt thời gian hội nghị, sự ủng hộ của những người đứng đầu Hồi giáo đối với hoạt động của Chu Ân Lai thường được nêu bật (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 19-5-1954). Vấn đề đặt ra là phải đối chiếu chính sách đối với Phật giáo ở trong nước và ngoài nước), người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc đến New Delhi vào sáng hôm sau, được thủ tướng J.Nehru-mà Chu Ân Lai gặp lần đầu tiên-và nhiều bộ trưởng trong chính phủ Ấn Độ đón tiếp. Trong lời phát biểu đầu tiên, Chu Ân Lai nhắc lại rằng "hòa bình và hữu nghị giữa Trung Quốc và Ấn Độ với dân số hai nước tổng cộng 960 triệu người, là một nhân tố quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình ở châu Á và trên thế giới"29 (Như trên, New Delhi, 25, 26 và 27-6-1954).


Ba ngày lưu lại Ấn Độ là dành cho các cuộc hội đàm về chính trị giữa Chu Ân Lai và Nehru-gần 10 tiếng đồng hồ-cùng tham dự từng phần một về phía Trung Quốc có Kiều Quán Hoa, Wang Cho Ju và Yuan Chung-hsien, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, về phía Ấn Độ có K.M.Panikkar, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc. Ngoài ra thủ tướng Trung Quốc đọc hai bài diễn văn quan trọng, một bài vào ngày 26 trong cuộc chiêu đãi của Nehru30 (Như trên, New Delhi, 25, 26 và 27-6-1954) và một bài vào ngày 27 tại đài phát thanh Ấn Độ31 (Như trên, New Delhi, 25, 26 và 27-6-1954). Nhưng chắc chắn rằng văn kiện căn bản của chuyến đi là bản thông cáo chung 8 điểm được công bố ngày 28 tháng 632 (Như trên, New Delhi, 25, 26 và 27-6-1954).


Nội dung các cuộc hội đàm của hai thủ tướng về Đông Dương đương nhiên gồm toàn bộ các vấn đề, tuy vậy một vài đề rài rõ rệt phản ánh mối quan tâm của Ấn Độ đã ở trung tâm của các cuộc hội đàm. Vì vậy vấn đề cụ thể về Lào và Campuchia đã được đem ra thảo luận rất lâu. Chu Ân Lai thừa nhận cái giá phải trả cho việc duy trì độc lập của hai vương quốc này33 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Ostrorog/New Delhi/số 75-759/28-6-1954 (Thông báo của K.M.Panikkar cho đại sứ Pháp tại Ấn Độ). Như đã từng nói với các người đối thoại ở Giơ-ne-vơ, thủ tướng Trung Quốc đảm bảo với Nehru rằng ông ta "sẽ làm cho quân đội Việt Minh phải rút khỏi Lào, nhưng điều cần thiết là phải được giải quyết thích đáng địa vị của Pathet Lào"34 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/ĐiệnMassigli/London/số 2704/5-7-1954 (Thông báo của đại diện Anh cho đại sứ Pháp tại Anh theo những tin tức thu thập được ở New Delhi)). Về phía Ấn Độ, thủ tướng Nehru, có lẽ do người Anh xúi giục, đã lưu ý Chu Ân Lai rằng nếu Việt Minh mở cuộc tấn công mới ở đồng bằng Bắc bộ thì có thể gây trở ngại nghiêm trọng đối với kết quả của hội nghị. Cũng về điểm này, như tại Giơ-ne-vơ, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc cố gắng làm Nehru an tâm, để ông ta hiểu rằng lập luận như vậy là đúng35 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Massigli/London/số 2686/3-7-1954 (Thông báo của Bộ Ngoại giao Anh)). Ngoài ra có lẽ vấn đề tuyển cử cũng được bàn đến. Những nguồn tin tình báo mà các nhà đương cục New Delhi nhận được của đại diện Ấn Độ tại Sài Gòn báo về là rất rõ ràng: một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức trong thời hạn do Phạm Văn Đồng đòi hỏi chắc chắn sẽ đem lại thắng lợi cho cộng sản. Nếu người ta muốn "Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc"-bởi vì đó là lập trường của Ấn Độ, theo ý kiến của lãnh sự Ấn tại Sài Gòn-thì cần phải có một khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng36 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện S.S./Saigon/số 396-397/10-9-1954). Không có một tài liệu nào cho phép khẳng định là Nehru đã đưa ra với Chu Ân Lai một thời hạn như vậy, nhưng không phải là không có việc đó. Hai nhà chính khách cũng đề cập vấn đề nước Pháp. Chu Ân Lai thông báo với thủ tướng Ấn Độ về cảm tưởng tốt đẹp ông rút ra từ những cuộc hội đàm ở Berne: theo ông ta, một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương có thể thành sự thật trong tương lai rất gần và có thể dẫn đến giải pháp chính trị nếu Chính phủ Pháp rõ ràng là có thể đứng vững. Ngoài ra, thủ tướng Trung Quốc khẳng định lại ông ta tán thành duy trì những quyền lợi riêng của Pháp ở bán đảo Đông Dương37 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Ostrorog/New Delhi/số 758-759/28-6-1954. Về vấn đề này, cần chú ý rằng lúc này, các cuộc nói chuyện Pháp-Ấn về các thực dân địa của Pháp ở Ấn Độ gặp bế tắc (Xem thông cáo ngày 4-6-1944 đăng trong Articles et Documents, số 65, 10-6-1954). Về việc này Trung Quốc vừa chỉ trích sự giúp đỡ của Mỹ cho Pháp ở Pondichéry vừa chỉ trích bản thân thái độ của Pháp (Tân hoa xã, New Delhi, ngày 24-6-1954).


Cuối cùng hai bên không thể không thảo luận kỹ càng đến vai trò của các nước Cô-lôm-bô nhất là vai trò của bản thân Ấn Độ trong bộ máy kiểm soát ngừng bắn, nhưng ở đây nữa, không có tư liệu nào cho phép xác minh một cách chắc chắn hai chính phủ đã xem xét vấn đề đó ra sao.


Một cách tổng quát, giọng điệu của các cuộc nói chuyện đó gần giống như bài diễn văn của Nehru ngày 24 tháng 4 tại Hạ nghị viện Ấn Độ38 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh ngày 26-4-1954, trong bài diễn văn này Nehru đề nghị ngừng bắn, các nước Đông Dương hoàn toàn độc lập, các bản tham chiến ở Đông Dương trực tiếp đàm phán với nhau, không có can thiệp của nước ngoài). Trên nhiều điểm, Trung Quốc và Ấn Độ nếu không phải là hoàn toàn giống ý kiến nhau thì ít ra cũng có chung một nguyện vọng là muốn hội nghị Giơ-ne-vơ đi đến một giải pháp thông qua thương lượng. Điều này đã thể hiện trong thông cáo chung nói rằng "mục tiêu chủ yếu" của các cuội hội đàm Trung-Ấn là đi đến sự hiểu biết rõ nhất về các quan điểm của mỗi bên nhằm góp phần giữ gìn hòa bình bằng cách hợp tác giữa hai nước và với các nước khác"39 (Đoạn 2 của thông cáo. Chúng tôi gạch dưới. Chú ý rằng báo chí quốc tế có nói đến một đề nghị của Trung Quốc ký kết một hiệp ước không xâm lược với Ấn Độ nhưng đã bị Nehru bác bỏ. (New York Time 29-6-1954). Do thiếu hồ sơ lưu trữ về vấn đề này nên không thể xác minh được, nhưng trước hết một thái độ như vậy của Ấn Độ là mâu thuẫn với tư tưởng của Nehru về quan hệ Trung-Ấn. Cũng cần lưu ý thêm rằng vấn đề cộng đồng người Hoa ở Nam Á và Đông Nam Á đã được đề cập đến trong cuộc nói chuyện giữa Nehru và Chu Ân Lai. Nehru đã ám chỉ đến vấn đề này trong diễn văn đọc tại Hạ viện Ấn Độ tháng 9-1954. Xem Stephen Fitzgerald, sách đã dẫn, tr.104).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:41:56 pm »

Trong quan hệ tay đôi giữa hai nước, Chu Ân Lai tỏ ra có thái độ cũng hòa giải như vậy. Việc ký kết hiệp ước về Tây Tạng, mà Trung Quốc đã chuẩn y ba tuần trước đó40 (Ngày 3 tháng 9. Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 3-6-1954), đã làm tiêu tan trở ngại lớn nhất: từ nay phạm vi áp dụng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình được rộng rãi hơn. Theo một cách nào đó, Chu Ân Lai cố gắng chứng minh rằng chính phủ Trung Quốc muốn thực hành ngay những nguyên tắc đó. Trước khi lên đường đi Ấn Độ, một phóng viên tờ báo người Ấn Độ (The Hindu) của bang Madras tại Giơ-ne-vơ, yêu cầu "nói một vài điều về cuộc đời và sự nghiệp của Găng-đi", thủ tướng Chu Ân Lai đã trả lời: "Nhân dân Trung Quốc kính trọng Găng-đi đã hiến dâng trọn đời cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Một cuộc đấu tranh trong suốt một đời người như vậy có một ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân dân Ấn Độ"41 (Tin Tân hoa xã, Geneve, 25-6-1954 (cuộc nói chuyện ngày 22 tháng 6)). Cử chỉ đầu tiên của Chu Ân Lai khi mới đến thủ đô Ấn Độ là đặt một vòng hoa tại mộ Thánh Găng-đi tại Raj-ghat42 (Như trên, New Delhi, 25-6-1954). Trong khi Liên Xô và theo sau là Đảng cộng sản Ấn Độ, cũng như bản thân Trung Quốc vẫn thường cho rằng chủ nghĩa Găng-đi phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản phản động Ấn Độ, thì chỉ có thể hiểu một lời tuyên bố và một cử chỉ như vậy của Chu Ân Lai như một cố gắng rất lớn về tư tưởng nhằm làm cho Bắc Kinh và New Delhi xích lại gần nhau được dễ dàng hơn. Cố gắng đó càng có ý nghĩa ở chỗ những nguyên tắc của Thánh Găng-đi hoàn toàn đối lập với những nguyên tắc của Mao Trạch Đông và chính trong lúc Chu Ân Lai thăm Ấn Độ, Đảng cộng sản Ấn Độ tố cáo một cách ác độc phong trào hiến ruộng của Vinoba Bjave, người kế tục nổi tiếng nhất của Găng-đi43 (Chi-shi-hu. Peskin et le mouvement communiste indien (Bắc Kinh và phong trào cộng sản Ấn Độ). Pariss, A.Colin. 1972, tr.42-43, dẫn câu trong, dẫn câu trong tạp chí New Age (Thời đại mới) của Đảng cộng sản Ấn Độ số tháng 6 năm 1954: "Phong trào (của Vinoba Bhave) đã được phát minh trong lúc tấm gương sáng chói về giải phóng dân tộc của người anh em Trung Quốc đã làm rung động trái tim của người nông dân Ấn Độ". Về vấn đề đối lập giữa chủ nghĩa Găng-đi và chủ nghĩa Mao, xem Jayantanuja Bahdyopadhyaya, Mao Tse Tung and Gandhi (Mao Trạch Đông và Găng-đi). Bombay, Allied Publishers, 1973, 156 trang). Một sáng kiến như vậy của người lãnh đạo Trung Quốc có thể bênh vực những người lãnh tụ Nehru, nghĩ rằng con đường chắc chắn nhất để đưa nước Trung hoa mới đến thái độ ôn hòa không phải là "ngăn chặn" mà trái lại là giúp cho Trung Quốc gia nhập hệ thống quốc tế. Sáng kiến đó dù sao cũng là một sự ủng hộ gián tiếp Thủ tướng Ấn Độ trong tình hình khó khăn với những người cộng sản. Trong mọi phát biểu công khai khác Chu Ân Lai tỏ ra có tinh thần hòa dịu như vậy. Cho nên, khi ông đề cập đến vấn đề biên giới giữa hai nước là để nhấn mạnh đến chiều dài tột bực của nó (gồm 3.000 km) đã "gắn bó hai dân tộc"44 (Tin Tân hoa xã, New Delhi, 27-6-1954. Người ta biết rằng hiệp ước Trung-Ấn ngày 29-4-1943 không đề caapjd dến vấn đề biên giới. Về biên giới Trung-Ấn, có thể tham khảo Alastair Lamb, Asian Frontiers. Studies in a continuing problem (Biên giới châu Á. Nghiên cứu về một vấn đề đang tiếp dẫn). New York. Washington, Londres, Praeger, 1968, tr.111-136). Trong cuộc họp báo cùng ngày hôm đó ông ta tuyên bố rõ ràng rằng nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình có nghĩa là "cách mạng không thể đem xuất cảng"45 (Như trên, New Delhi, 27-6-1954). Ở đây nữa, các quan điểm được Trung Quốc bênh vực đã tiến triển đáng kể nếu người ta so sánh sự khẳng định đó với các bài diễn văn những người lãnh đạo Trung Quốc được bốn năm trước đây khi cách mạng Trung Quốc được xem như mẫu mực đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa46 (Tham khảo bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ đọc tại Hội nghị Liên hiệp công đoàn thế giới họp tại Bắc Kinh tháng 11 năm 1949: "Con đường mà nhân dân Trung Quốc đã theo để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc và bè lũ chó săn của chúng và xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa là con đường mà nhân dân nhiều nước thuộc địa cũng phải theo trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và vì dân chủ nhân dân. Tân hoa nguyệt báo, Tập I, số 12, tr.440-441).


Thông cáo chung công bố lúc kết thúc cuộc đi thăm-Trung Quốc tuyên truyền hết sức nêu lên trong lời mở đầu của hiệp ước ngày 29 tháng 4. Nhưng lần này, hai thủ tướng công khai đề nghị những nguyên tắc đó dùng làm nền tảng cho các mối quan hệ quốc tế ở châu Á và phần còn lại của thế giới: "Nếu những nguyên tắc đó được áp dụng, không những giữa một số nước mà một cách rộng rãi hơn, trong quan hệ quốc tế, chúng sẽ là một cơ sở vững chắc cho hòa bình và an ninh, và những mối lo sợ và nghi ngờ đang ngự trị hiện nay sẽ nhường bước cho lòng tin cậy"47 (Đoạn 3 của thông cáo). Trong trường hợp Đông Dương, những nguyên tắc đó sẽ làm cho dễ dàng việc "thiết lập các nhà nước tự do, dân chủ, thống nhất48 (Đoạn viết về các nước thống nhất nhằm trước hết vào Việt Nam. Như vậy, hai chính phủ đồng ý coi sự chia cắt Việt Nam sắp tới chỉ là tạm thời) và độc lập, để các nước này không được sử dụng vào mục đích xâm lược, hoặc bị nước ngoài can thiệp"49 (Đoạn 5). Nếu trong bản Thông cáo chung không có chỗ nào chỉ đích danh Mỹ thì rõ ràng Ấn Độ và Trung Quốc chính thức lên án chính sách của Mỹ ở Đông Nam châu Á: Đối với Trung Quốc đó là kết quả chủ yếu của cuộc đi thăm này50 (D.R.Sardesai, sách đã dẫn, tr.48, ghi lại về vấn đề này rằng, với thông cáo chung, Chu Ân Lai đã giành được sự ủng hộ của Nehru để ngăn cản Mỹ đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương, làm cho Ấn Độ xa lánh dứt khoát các dự án của phương Tây về các khối liên minh ở Nam Á và Đông Nam Á. Để đối lại, cũng theo tác giả Sardesai, Trung Quốc cam kết sẽ gây sức ép với Việt Minh để rút quân khỏi Lào và Campuchia và thừa nhận chính phủ Vương quốc ở hai nước này). Báo người Ấn Độ viết ít lâu sau rằng chính sách hòa bình của Chu Ân Lai đã "gây ấn tượng mạnh"51 (The Hindu, ngày 3-7-1954) và tờ Thời báo Ấn Độ (The Hindustan Times), cơ quan ngôn luận của Quốc hội, đã nhân danh năm nguyên tắc phê phán dự thảo hiệp ước quân sự Đông Nam châu Á của phương Tây52 (The Hindustan Times, ngày 28-6-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:44:22 pm »

Dừng lại ở Yangon

Hình như do Nehru khẩn khoản mà Chu Ân Lai quyết định ghé lại Yangon trên đường về Trung Quốc53 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Ostrogog/New Delhi/số 758-759/28-6-1954). Việc thủ tướng Trung Quốc ghé thăm thủ đô Miến Điện chỉ được thông báo ngày 26 tháng 6, ở New Delhi54 (Tin Tân hoa xã, New Delhi, 26-6-1954). Đến Yangon trưa ngày 28, người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc ở lại Miến Điện không đầy 36 tiếng đồng hồ, dành phần lớn thời gian ở thăm cho các cuộc thảo luận chính trị với thủ tướng U Nu.


Theo quan điểm Trung Quốc, tình hình ở Miến Điện giống Ấn Độ trên nhiều điểm55 (Về tình hình Miến Điện lúc này, xem Coral Bell, sách đã dẫn, tr.296-305). Là thuộc địa cũ của Anh (ngược lại với Ấn Độ đã ra khỏi khối Thịnh vượng chung), ngày 18 tháng 12 năm 1949 Miến Điện là nước đầu tiên không phải xã hội chủ nghĩa công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ngày 8 tháng 6 năm 1950 là một trong những nước đầu tiên lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.


Ngay từ khi giành được độc lập, Miến Điện hướng theo chính sách đối ngoại trung lập và trong hai năm 1949-1950, chính sách này đã bị Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ56 (Về lập trường của Trung Quốc đối với Miến Điện trong những năm 1949-1950, xem Palph Pettman, China in Burma's Foreign policy (Trung Quốc trong chính sách ngoại giao của Miến Điện), Canberra, Australia National University Press, 1973, tr.5-10. Ví dụ, bài của Tân hoa xã viết: "Thakin Nu đã được đế quốc chọn làm thủ tướng và một chính phủ bù nhìn phản động thù địch với giai cấp lao động đã được thành lập để tiến hành thương lượng bí mật theo chiến lược mới của chủ nghĩa đế quốc Anh là lập lại nền thống trị của các đế quốc" (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 23-11-1949). Những lời đả kích này cũng giống như những lời đả kích trong thời gian này nhằm vào những người đứng đầu các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á: Nehru, Hatta hay Sukarno. Nhưng đồng thời cũng lưu ý rằng Miến Điện đã ủng hộ hành động của Liên hiệp quốc ở Triều Tiên năm 1950. Trái lại mấy tháng sau, Yangon đã từ chối tham gia nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng như không tán thành cấm buôn bán với Trung Quốc. Xem Frank N, Trager, Patricia Wohlgemuth, Lu Yu Kiang. Burma's Role in the United Nations (Vai trò Miến Điện ở Liên hiệp quốc) 1948-1950, New York, Institue of Pacific Realations, 1956, tr.7. Về chủ nghĩa trung lập nói chung, xem Wiliam C.Johnstone, Burma's Foreign Policy: A Study in Neutralism (chính sách đối ngoại của Miến Điện: Nghiên cứu về chủ nghĩa trung lập), Mass, Cambridge, Harvard University Presss, 1963, IX, 339 trang). Sau đó Miến Điện liên kết với nhóm Cô-lôm-bô và đã chính thức tuyên bố cho Mỹ biết Miến Điện từ chối tham gia bất cứ liên minh nào ở Đông Nam châu Á57 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 18-5-1954. Ngoài ra năm 1951, Miến Điện đã từ chối ký hiệp ước hòa bình San Francisco với Nhật Bản,rồi năm 1953, thôi không nhận viện trợ Mỹ. Xem Sean Bériault, Les objectifs de la politicque étrangère chinoi-Je a l'égard de la Birmanie (1949-1972) (Những mục tiêu của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với Miến Điện (1949-1972), Pariss, 1976, 354 trang (luận án cấp 3, không công bố)). Lo lắng giữ gìn quan hệ với nước Trung hoa mới, chính phủ Yangon cũng như chính phủ New Delhi, đã quân đội lựa chọn chính sách ôn hòa đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Kết quả cụ thể đầu tiên của thái độ đó là việc ký kết ngày 22 tháng 4 một hiệp định thương mại Trung-Miến cho ba năm 1954-195758 (Trung hoa nhân dân Cộng hòa giao thiệp chí, sách đã dẫn, tập III, trang 133 và tiếp theo. Trung Quốc xuất sang Miến Điện thực phẩm và vải, nhận gạo, gỗ và cao su, theo giá thị trường thế giới tính bằng đồng Sterling), một hiệp định nếu sửa đổi thích đáng thì có thể tương đương với hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng. Điều đó có nghĩa là quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện, mặc dù còn sơ sài59 (Chỉ có hai nhân vật Miến Điện đã thăm Trung Quốc là Bộ trưởng Văn hóa và Bộ trưởng phụ trách quốc hữu hóa ruộng đất, năm 1952) nhưng hình như ít ra cũng đã báo hiệu những triệu chứng tốt.


Tuy nhiên, có bốn vấn đề quan trọng có thể ngăn cản sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa Bắc Kinh và Yangon:

Thứ nhất là vấn đề biên giới giữa hai nước-dài trên 1500 km-chưa bao giờ được hoạch định chính xác trên toàn bộ chiều dài60 (Về lịch sử vấn đề này, xem Les accords frontaliers entre la Birmanie et la Chine (Hiệp định biên giới giữa Miến Điện và Trung Quốc) Pariss, Văn phòng Tổng thư ký chính phủ và Bộ Ngoại giao, 1964, tr.5-6. Cũng xem A.Lamb, sách đã dẫn, tr.150-158). Vậy mà từ 1950, Trung hoa nhân dân đã công bố những bảo đồ địa lý lặp lại những yêu sách lâu đời của đế quốc Trung hoa cũ và của Trung hoa quốc gia đối với những vùng quan trọng ở miền đông bắc Miến Điện. Ngay từ năm 1951, chính phủ Yangon đã yêu cầu giải thích bằng con đường ngoại giao và được trả lời rằng các cơ quan đồ bản Trung Quốc do thiếu thời gian nên đành in lại những bản đồ cũ mà không duyệt lại61 (H.C.Hinton. China's Relations with Burma and Vienam: a Brief Survey (Nhìn qua quan hệ của Trung Quốc với Miến Điện và Việt Nam) New York, Viện quan hệ Thái Bình Dương, 1950, tr.40). Nhưng những tài liệu của Trung Quốc công bố năm 1954 còn trình bày phần đông bắc của tỉnh Myitkyina như là lãnh thổ Trung Quốc và biên giới giữa miền Nam vùng này và tỉnh Vân Nam như là chưa xác định62 (Thế giới trí thức thủ sách, Bắc Kinh và Thượng Hải, 1950, tr.40).


Vấn đề thứ hai làm chính phủ Yangon lo ngại nhất là sự có mặt ở Miến Điện của hàng vạn tàn quân (theo chính phủ Miến Điện là 12.000 tên) của quân đoàn 8 Quốc dân đảng chạy trốn sang đó từ đầu 1950 khi bị quân đội Giải phóng nhân dân đánh đuổi63 (KMT (Kumointang) Aggression (Cuộc xâm lược của Quốc dân đảng). Govt Printing and Stationery, Yangon, 1953, 10 trang. Xem thêm Olivier E.Clubb Jr., The Effect of Chinese Nationalist Military Activities in Burma on Burmese Foreign Policy (Hậu quả của những hoạt động quân sự của Trung hoa quốc gia ở Miến Điện đối với chính sách đối ngoại của Miến Điện), Santa Monica (California). The Rand Corpoation (P.1959 RC, 20-1-1959). Về điểm này, chúng tôi không thể tham khảo luận án (không công bố) của Kenneth R.Young: Nationlist Chinese Troops in Burma: Obstacle in Burma's Foreign Ralations, 1949-1961. (Quân đội Trung hoa quốc gia ở Miến Điện: trở ngại trong quan hệ ngoại giao của Miến Điện 1949-1961). New York, 1970, 254 trang). Song nguy cơ còn lớn hơn nhiều nữa là ở chỗ Trung Quốc có thể chủ động can thiệp bằng quân sự để chấm dứt tình trạng này và tàn quân Quốc dân đảng ở đúng vào các cùng đang tranh chấp về chủ quyền. Do đó chính phủ Miến Điện đã đưa vấn đề này ra trước Liên hiệp quốc từ tháng 3 năm 1953. Tháng sau, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua quyết nghị lên án sự có mặt của các lực lượng nước ngoài đó trên lãnh thổ Miến Điện và đã thành lập một ủy ban bốn nước lớn (Miến Điện, Trung hoa quốc gia, Thái Lan và Mỹ) chịu trách nhiệm tiến hành tước vũ khí và đưa lực lượng đó về Đài Loan. Tuy nhiên đến tháng 6 năm 1954 việc đó vẫn chưa giải quyết xong64 (H.C.Hinton. China's Relations (Quan hệ của Trung Quốc), sách đã dẫn, tr.41) mặc dù một tháng trước đó, từ Đài Bắc, tướng Li Mi, tỉnh trưởng cuối cùng của phe Quốc gia ở Vân Nam đã chính thức rời bỏ ban chỉ huy quân đoàn 865 (R.Pettman, sách đã dẫn, tr.120).


Hai vấn đề đó-hoạch định biên giới và sự có mặt của tàn quân Quốc dân đảng-có lẽ là những vấn đề đáng quan tâm nhất đối với nhà đương cục Miến Điện66 (K.M.Panikkar sách đã dẫn, tr.169). Nhưng đó không phải là những vấn đề duy nhất làm vẩn đục quan hệ giữa Yangon và Bắc Kinh. Quan hệ giữa Đảng cộng sản Miến Điện và Trung Quốc cũng thành một duyên cớ có thể gây va chạm giữa hai Nhà nước. Đảng cộng sản Miến Điện do Thakin Than Tun thành lập năm 1943 ban đầu trưởng thành trong sự chi phối của Đảng cộng sản Ấn Độ, rồi sau khi Nhật Bản thua trận, đảng chia làm nhiều phe phái và đến năm 1948, khi Miến Điện tuyên bố độc lập thì bắt đầu đấu tranh vũ trang chống chính phủ U Nu, chủ yếu ở miền Bắc Miến Điện. Bắt đầu từ 1949 một trong những phe phái đó, phái "Cờ Trắng" do Thakin Than Tun cầm đầu, hình như ngày càng ngả về phía Trung Quốc, đặt quan hệ khá chặt chẽ với Trung Quốc. Tình hình lại càng nghiêm trọng hơn đối với chính phủ Miến Điện vì trong thời gian này, các bộ lạc Kachin gây tình trạng mất an ninh thường xuyên ở vùng này; phái Cờ Trắng và Trung Quốc có thể dính líu vào67 (H.C.Hinton, China's Relations, sách đã dẫn, tr.42-43, M.Gurtov, sách đã dẫn, tr.92-94, J.H.Brimmel, sách đã dẫn, tr.313-318).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:45:27 pm »

Cuối cùng, như trong phần lớn các nước Đông Nam châu Á, ở Miến Điện có một cộng đồng Hoa kiều đông đảo, có nguồn gốc rất xa xưa, nhưng đặc biệt phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Vào khoảng năm 1954, cộng đồng này có lẽ trên 300.000 người, chủ yếu tập trung ở miền đồng bằng (vùng Yangon), ở các bang Shan ở phía đông và ở Tenasserim68 (Victor Purcell, The Chinese in Southeast Asia (Hoa kiều ở Đông Nam Á), sách đã dẫn, tr.55-101). Cũng như ở nơi khác, cộng đồng Hoa kiều ở Miến Điện có vai trò quyết định trong nội và ngoại thương. Có nhiều phần tử nổi tiếng là thân cộng sản kiểm soát một vài nhà ngân hàng, trường học, và báo tiếng Trung Quốc69 (H.C.Hinton, China's Relations, sách đã dẫn, tr.48-49).


Có nghĩa là mặc dù đặt quan hệ ngoại giao từ 1950, nhưng quan hệ Trung-Miến vấp phải nhiều trở ngại. Nhưng đúng là điều đó đã làm cho việc Chu Ân Lai dừng lại ở Yangon mang tính chất hoàn toàn đặc biệt và có ý nghĩa. Ý muốn của Trung Quốc về cùng tồn tại hòa bình lại càng được chứng minh rõ hơn nữa nếu ý muốn đó có thật. Miến Điện đã đưa ra một bản liệt kê đủ mọi thứ khó khăn có thể vấp phải trong quan hệ giữa nước Trung hoa mới và các nước Đông Nam châu Á.


Vì vậy, cũng như ở Ấn Độ, Chu Ân Lai đã cố gắng giữ thái độ hòa dịu đối với những người lãnh đạo Miến Điện. Cũng như việc đến viếng mộ Thánh Găng-đi ở Rajhat (Ấn Độ), việc đến thăm ngôi chùa lớn Shwe Dagon70 (Tin Tân hoa xã, Yangon, 29-6-1954. Cũng vậy, khi đến thăm chính thức Trung Quốc tháng 12-1954, thủ tướng U Nu sẽ thăm đền Vĩnh Lạc ở Bắc Kinh (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 4-12-1954) ở Miến Điện ngày 29 tháng 6 phải chăng là một cử chỉ thân thiện đối với một nước rất hâm mộ đạo Phạt và đối với một thủ tướng mà ai cũng biết là rất sùng đạo?71 (Như chúng tôi đã nhận xét, điều này gắn với chính sách tôn giáo của Trung Quốc đối với Phật giáo trong cùng thời kỳ này). Hình như là người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc trong hội đàm với U Nu mà thông cáo chung đánh giá là "rộng rãi và thẳng thắn"72 (Đoạn 1 thông cáo 29-6-1954) đã bảo đảm với người Miến Điện về nhiều điểm đã gợi lên ở trên. Cũng như thông cáo chung Trung-Ấn, thông cáo chung Trung-Miến công bố ở Yangon nói rằng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình sẽ làm cơ sở cho quan hệ giữa hai nước. Tức là việc Chính phủ Trung Quốc cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược và không can thiệp vào công việc nội bộ là câu trả lời đầu tien đối với các vấn đề biên giới, đối với cộng đồng Hoa kiều và thậm chí cả vấn đề tàn quân Quốc dân đảng.


Nhưng có một sự khác biệt chủ yếu giữa thông cáo ở Delhi và thông cáo ở Yangon và hình như người ta thường quá coi nhẹ tầm quan trọng của thông cáo Yangon. Ở Ấn Độ, Chu Ân Lai đã tuyên bố rõ là "cách mạng không thể đem xuất cảng" nhưng ý kiến này không được đưa vào thông cáo chung Trung-Ấn. Trái lại, nó lại được thể hiện rõ ràng trong thông cáo chung Trung-Miến73 (Đoạn 4 thông cáo 29-6-1954). Điều cam kết này có thể coi như một sự bảo đảm chống lại việc sử dụng một só phần tử trong cộng đồng người Hoa ở Miến Điện vào mục đích cách mạng. Nhưng trước hết nó phải được hiểu như một lời đảm bảo đối với chính phủ Miến Điện rằng Trung Quốc không ủng hộ các du kích cộng sản hay các dân tộc ít người nổi dậy chống chính phủ Miến Điện74 (Cần lưu ý rằng lệnh giới nghiêm ban bố năm 1952 đã được hủy bỏ mấy ngày sau đó, ngày 31-7-1954). Đi xa hơn, đó là điều Trung Quốc muốn nói một cách gián tiếp với các nước Đông Nam châu Á mà tình hình có thể so sánh với Miến Điện, hoặc về sự có mặt của cộng đồng Hoa kiều hoặc nhất là về sự tồn tại của các trung tâm du kích cộng sản. Mặc dù được soạn thảo với một nước mà trọng lượng quốc tế không thể so sánh được với Ấn Độ, nhưng đối với các nước Đông Nam châu Á thông cáo chung Trung-Miến có thể có ý nghĩa lớn hơn so với thông cáo với Ấn Độ. Đây không phải là quan hệ giữa hai nước lớn của thế giới thứ ba mà là giữa Trung Quốc và một loạt các nước nhỏ xưa kia đã từng triều cống Thiên triều ở mức độ khác nhau và ngày nay đang lo ngại về những tham vọng có thể có của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Có nghĩa là nếu phân tích đến cùng, Lào và Campuchia có thể tìm thấy ở thông cáo Yangon một định nghĩa thứ hai của nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Chu Ân Lai đã đề nghị với họ ở Giơ-ne-vơ kể từ 16 tháng 675 (Đi xa hơn các nước đó, người ta có thể nghĩ đến Thái Lan là nơi trong thời kỳ này Trung Quốc có lẽ còn nuôi dưỡng một số trung tâm hoặc nhóm cách mạng. Xem M.Gurtov, sách đã dẫn, tr.16. Người ta cũng có thể nghĩ đến Mã Lai, và ở đó sự bảo đảm của Chu Ân Lai có lẽ nhằm mục tiêu gián tiếp là trấn an nước Anh). Cũng có nghĩa là việc thủ tướng Trung Quốc dừng lại ở Miến Điện đúng là ở trọng tâm cuộc thương lượng về Đông Dương và tầm quan trọng của nó đối với cuộc thương lượng cũng không kém mấy so với các cuộc hội đàm Trung-Ấn mặc dù cuộc đi thăm Miến Điện ở trên một bình diện hơi khác.


Cả hai cuộc đi thăm của Chu Ân Lai ở New Delhi và Yangon cộng lại đã gó phần đáng kể vào việc thắt chặt quan hệ tay đôi giữa Trung Quốc và Ấn Độ một bên và giữa Trung Quốc và Miến Điện một bên khác. Nhưng hiển nhiên là ý nghĩa của chuyến đi thăm đó đã vượt xa khuôn khổ chật hẹp đó. Trước hết Trung Quốc xích lại gần một cách rõ rệt nhóm Cô-lôm-bô, dù ngay cả trên một vài vấn đề quan trọng-chẳng hạn như vai trò có thể có của Liên hiệp quốc trong giải pháp về Đông Dương, hoặc việc công nhận ngoại giao đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa-song vẫn tồn tại những bất đồng không thể chối cãi được. Tuy vậy cả hai thông cáo New Delhi và Yangon đánh dấu điểm xuất phát các quan hệ phong phú hơn nhiều giữa Trung Quốc và các nước đó.


Ngoài ra, ý niệm về cùng tồn tại hòa bình từ nay không còn chỉ là một công thức tuyên truyền đơn thuần nhằm che giấu tính không khoan nhượng hoàn toàn của chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Sự tiến triển trong thái độ của Trung Quốc về các vấn đề cũng căn bản như chủ nghĩa trung lập Ấn Độ hay tính chất tiêu biểu của các chính phủ Nehru và U Nu phải chăng đã chứng tỏ rằng năm nguyên tắc có thể trở thành một cơ sở có hiệu lực của các mối quan hệ quốc tế ưa chuộng hòa bình hơn? Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ và sau hai nước này là nhóm Cô-lôm-bô đã công khai tuyên bố ủng hộ việc thi hành năm nguyên tắc đó để giải quyết vấn đề Đông Dương.


Cuối cùng thắng lợi của chuyến đi thăm của Chu Ân Lai ở Ấn Độ và Miến Điện đã xác nhận vai trò của Trung Quốc là kẻ đầu đàn trong hàng ngũ các nước châu Á, nhưng theo cách nói rất hay của đại sứ Chauvel, ít ra chính phủ Bắc Kinh cũng đã ứng cử vào chức trách đấy. Mấy ngày sau, Thủ tướng Trung Quốc sẽ trở lại Giơ-ne-vơ "với uy tín tăng thêm và một tình thế đã rồi" làm cho ông ta có được một quyền uy mới về tinh thần76 (J.Chauvel, sách đã dẫn, tr.60). Trước mắt ông ta sắp phải sử dụng nó trong khi thương thuyết với ông Hồ Chí Minh nhằm dung hòa lập trường của Trung Quốc và Việt Minh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:46:56 pm »

Trung Quốc và Việt Minh

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Minh từ khi bắt đầu hội nghị


Chúng tôi hiểu biết rất ít về tình trạng mối quen hệ giữa Trung Quốc và Việt Minh, cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thời gian hội nghị Giơ-ne-vơ và đây là một vấn đề căn bản thì điều thiếu sót đó lại càng đáng tiếc hơn nữa. Do hoàn toàn không có nguồn lưu trữ hay hồi ký nào nên trong bất cứ trường hợp này không thể rút ra những kết luận dứt khoát về vấn đề này. Vì vậy những sau đây không có mục tiêu nào khác là phân tích những dấu hiệu hiếm hoi đã có và đưa ra một vài giả thuyết để nghiên cứu.


Đối với chúng tôi, việc xem xét tỉ mỉ thái độ của Trung Quốc từ đầu hội nghị tới nay hình như đã chứng tỏ rằng trong nhiều trường hợp, lập trường của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt Minh không phải lúc nào cũng giống hệt nhau. Ngay từ ngày thứ ba của hội nghị khi cuối cùng Việt Minh chấp nhận rằng việc họ cho phép đưa thương binh ra khỏi Điện Biên Phủ cũng được áp dụng đối với cả binh sĩ người Việt, người ta có thể nghĩ rằng có quân đội này là do sức ép của Trung Quốc sau buổi họp chung với đoàn đại biểu Trung Quốc77 (Như trên, chương IV). Sau này, những cuộc gặp gỡ Trung-Pháp đôi khi cũng là cơ hội để thấy được một vài bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Minh. Người ta còn nhớ chẳng hạn như Vương Bính Nam ngày 18 tháng 5 nói rằng Trung Quốc không phải đến Giơ-ne-vơ "để ủng hộ Việt Minh", nhưng mà để tìm cách "lập lại hòa bình", ngoài ra còn khẳng định thêm rằng "Trung Quốc không nhất thiết khuyến khích Việt Minh hướng hoạt động quân sự về vùng đồng bằng"78 (Như trên, chương VI). Ngày 27 tháng 5 trong một cuộc gặp khác giữa Trung Quốc và Pháp, viên tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc đã đánh giá rằng vấn đề Lào và Campuchia, lập trường của Trung Quốc và của Pháp "gặp nhau", trong lúc Việt Minh không chịu công nhận tính đặc thù ở hai vương quốc, thì nhận xét của phía Trung Quốc chỉ có thể phản ánh mối bất đồng đáng kể giữa Bắc Kinh và đồng minh Việt Nam của họ.


Ngoài ra, một vài nhà phân tích, như H.C.Hinton79 (H.C.Hinton, China's Ralations, sách đã dẫn, tr.17-18), đánh giá rằng chính là trong các vấn đề Lào và Campuchia mà quan điểm của người Trung Quốc và của Việt Minh khó xích lại gần nhau nhất. Chúng tôi đã nhấn mạnh buổi thảo luận thể hiện rõ nhất các bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Minh chính là vào hôm 16 tháng 6 khi Trung Quốc đưa ra đề nghị liên quan đến hai vương quốc Lào và Campuchia80 (Như trên, chương VII). Buổi sáng hôm đó, chẳng phải Chu Ân Lai đã nói với I-đơn rằng ông ta nghĩ "có thể thuyết phục" được Việt Minh rút quân khỏi Lào và Campuchia là gì?81 (Như trên). Hôm sau, trong cuộc gặp Bi-đôn, thủ tướng Trung Quốc đã nói đến "một khu vực tập kết quân Pathet Lào ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc" trong lúc cũng ngày hôm đó, Việt Minh đã thay mặt chính phủ của Hoàng thân Souphanouvong đòi "độc quyền kiểm soát trên một nửa nước Lào"82 (Như trên). Bấy nhiêu yếu tố chí có thể giải thích là phản ánh sự bất đồng khá sâu sắc giữa Trung Quốc và Việt Minh ít nhất là trong vấn đề Lào. Ngoài ra, liệu Việt Minh có hoan nghênh hay không các cuộc tiếp xúc giữa Chu Ân Lai với các đại biểu Viên Chăn và Phnôm-pênh, từ khi ông ta đưa ra đề nghị ngày 16 tháng 6 đến ngày ông ta lên đường đi New Delhi? Chưa có tài liệu nào cho phép khẳng định điều này, nhưng có thể là Việt Minh đã nhận thấy ở các cuộc tiếp xúc đó ý đồ của Trung Quốc áp đặt ở Đông Dương ý niệm về cùng tồn tại hòa bình có hại cho ảnh hưởng cách mạng của bản thân họ.


Chuyến đi thăm của Chu Ân Lai ở New Delhi và Yangon cũng có thể làm Việt Minh phải lo ngại. Trước hết, vì tình đoàn kết chiến đấu đang phát triển giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và một cách rộng rãi hơn giữa Trung Quốc và các nước Cô-lôm-bô chỉ có thể làm lu mờ vai trò của Việt Nam dân chủ cộng hòa, 9 năm sau khi tuyên bố thành lập vẫn chưa được nước nào trong số năm nước công nhận. Tiếp đó, vì Việt Minh biết Nehru và U Nu rất coi trọng việc tách Lào và Campuchia ra khỏi ảnh hưởng của cộng sản. Tính nguyên tắc cách mạng không thể đem xuất cảng mà Chu Ân Lai tuyên bố ở New Delhi và được ghi trong Thông cáo chung Trung-Miến phải chăng nhằm vào chính sách Trung Quốc ở Nam Á bao nhiêu thì cũng nhằm vào chính sách của Việt Minh ở Đông Dương bấy nhiêu?


Một số khá đông các nhà phân tích nhấn mạnh rõ rệt thái độ ôn hòa của Trung Quốc đã tác động đối với đồng minh Việt Minh trong thời gian hội nghị. La-cu-tuya và Đơ-vi-le chẳng hạn đã nêu lên song song một cách có ý nghĩa việc Chu Ân Lai và Molotov vắng mặt và thái độ cứng rắn hơn lên của Việt Minh vào cuối tháng 6 và cho thấy rằng hiện tượng thứ nhất có thể giải thích hiện tượng thứ hai83 (J.Lacouture, Ph.Devillers, sách đã dẫn, tr.239-240). Ngoài ra hai tác giả còn nhận xét rằng phải chăng Việt Minh đã có ít nhiều chua chát khi thấy Việt Nam dân chủ cộng hòa không được Pháp "đối xử ngang hàng với Trung Quốc"? Trong lúc Măng-đét Phrăng ít lâu sau khi cầm quyền đã lo gặp Chu Ân Lai, thì không một nhân vật cấp Bộ trưởng nào được phái đến tiếp xúc với Phạm Văn Đồng84 (Như trên, tr.237-238. Ông M.Phrăng mãi đến 11 tháng 7 mới gặp Phạm Văn Đồng lần đầu tiên. Xem đoạn sau chương IX). Về phần mình R.F.Randle, lặp lại cũng luận điểm đó, nhận thấy trong sự bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Minh một cách nhìn căn bản khác nhau: trong lúc chính phủ Bắc Kinh xem xét tình hình thế giới trong tổng thể của nó, và kết luận rằng tuyệt đối cần thiết phải có một thời kỳ giảm căng thẳng để tránh mọi đụng độ mới với Mỹ thì Việt Minh, về phần mình không theo đuổi mục tiêu nào khác là tiến hành đến cùng cuộc chiến tranh giải phóng mà họ đã dấn thân vào. Có nghĩa là đối với Việt Minh, việc thuyết phục các nước hội viên khối Cô-lôm-bô về những ý định hòa bình của các nước xã hội chủ nghĩa, có lẽ hoàn toàn là một mục tiêu thứ yếu85 (R.F.Randel, sách đã dẫn, tr.313). Gurtov cũng phân tích giống như vậy và kết luận rõ ràng rằng đói với Trung Quốc "mối lợi ngoại giao của một giải pháp về Đông Dương đáng giá với sự hy sinh tạm thời các mục tiêu cá nhân của ông Hồ Chí Minh đối với miền Nam Việt Nam"86 (M.Gurtov, sách đã dẫn, tr.128). Đi xa hơn nữa, H.C.Hinton không do dự khẳng định rằng một trong những mục tiêu ta theo đuổi tại Giơ-ne-vơ là chấm dứt cuộc xung đột "để nhằm làm cho Việt Minh không trở nên quá mạnh và quá độc lập"87 (H.C.Hinton, China's Ralations, sách đã dẫn, tr.19).


Khó mà ủng hộ giả thuyết này hay giả thuyết khác nhưng đối với hết thảy các tác giả đó, sự tồn tại mối bất hòa giữa Trung Quốc và Việt Minh vào cuối tháng 6 năm 1954 cũng không thể hoài nghi được. Ngược lại bản chất, mức độ của mối bất hòa ấy đến đâu, đó là những điều hoàn toàn chưa được biết rõ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #118 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:48:49 pm »

Cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau các chuyến đi thăm New Delhi và Yangon, trên đường về Trung Quốc, Chu Ân Lai dừng lại ở phía nam Trung Quốc để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc hội đàm diễn ra từ 3 đến 5 tháng 7 tại một địa điểm không biết rõ trên biên giới Trung-Việt88 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 7-7-1954).


Người ta gần như không biết gì về cuộc thương lượng này. Thông cáo báo chí do Tân hoa xã công bố tại Bắc Kinh hai ngày sau chỉ cho biết "Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi quan điểm toàn diện về hội nghị Giơ-ne-vơ, về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan"89 (Current Background (kiến thức phổ thông) số 128, 16-8-1954, trang 5, Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 13-8-1954). Ba tuần lễ sau khi ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ trong "Báo cáo về công tác đối ngoại" đọc ngày 11 tháng 8 năm 1954 trước ngày Hội đồng chính phủ nhân dân Trung Quốc, Chu Ân Lai tuyên bố rằng trong cuộc gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh "bày tỏ ý kiến rằng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình hoàn toàn có thể áp dụng để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia"90 (H.C.Hinton, China's Realations, sách đã dẫn, tr.20).


Theo hiểu biết của chúng tôi, đó là những văn kiện chính thức duy nhất của Trung Quốc liên quan đến các cuộc thương lượng đó. Một lần nữa, có nghĩa là không thể vượt qua phạm vi giả thuyết. Đối với H.C.Hinton, thông cáo ngày 7 tháng 7 có thể có nghĩa là "Chu Ân Lai dùng mọi lý lẽ và mọi sức ép cần thiết để tìm kiếm sự tán thành của ông Hồ Chí Minh đối với một cái gì đó không phải là thắng lợi hoàn toàn"91 (H.C.Hinton, China's Ralations, sách đã dẫn, tr.20). Đối với K.C.Chen, sức ép của Chu Ân Lai đối với Hồ Chí Minh chủ yếu là trong các vấn đề giới tuyến quân sự tạm thời giữa các miền, tuyển cử nhằm thống nhất đất nước, và nền trung lập của Lào và Campuchia92 (K.C.Chen, sách đã dẫn, tr.314). M.Gurtov căn cứ vào thông cáo chung Anh-Mỹ ngày 29 tháng 693 (Xem đoạn sau, Thông cáo này bày tỏ ý muốn chung của Mỹ và Anh "xúc tiến các kế hoạch phòng thủ chung ở Đông Nam Á") đã cho rằng để nhanh chóng giải quyết vấn đề Đông Dương, có lẽ Chu Ân Lai thấy "cần phải chặn đứng tham vọng của Việt Minh bằng cách hứa hẹn một sự ủng hộ của Trung Quốc trong tương lai"94 (M.Gurtov, sách đã dẫn, tr.127). Nguyễn Ngọc Bích cũng nghĩ rằng Trung Quốc có lẽ phản đối mọi cuộc tiến công quân sự mới của Việt Minh nhưng đã đảm bảo với Việt Minh về sự ủng hộ trong tương lai đối với vấn đề thống nhất đất nước95 (Nguyễn Ngọc Bích "Viet Nam, An independant view point" (Việt Nam, một quan điểm độc lập) trong P.J.Honey North Vietnam Today (Bắc Việt Nam ngày nay). New York, Praeger, 1962, tr.129).


Tuy không nên khẳng định như thế nhưng hình như khá rõ ràng là cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực tế đã có kết quả làm cho thái độ của Việt Minh mềm dẻo hơn. Ngay sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp giám đốc Thông tấn xã Việt Nam96 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 8-7-1954). Chủ tịch đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các thông cáo chung New Delhi và Yangon và cho rằng tinh thần hai bản thông cáo đó "cũng áp dụng được vào việc giải quyết vấn đề Đông Dương". Những lời tuyên bố đó được đăng lại và bình luận rộng rãi ở Trung Quốc. Mấy ngày sau, một bài xã luận dài của tờ Đại công báo tán dương "sự ủng hộ nhiệt tình" của Trung Quốc đối với những lời phát biểu đó, và coi đó là một bằng chứng về "nguyện vọng chân thành của nhân dân Việt Nam cùng sống hữu nghị với nhân dân Pháp"97 (Đại công báo, 11-7-1954). Tuy vậy ở Việt Nam, người ta đưa tin về những lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách phải chăng hơn nhiều và giọng điệu của báo chí Việt Minh hãy còn tương đối cứng rắng. Báo Nhân dân bình luận về cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai rằng "việc lập lại hòa bình ở Đông Dương không thể chỉ do một phía quyết định"98 (Việt Nam thông tấn xã, tiếng Anh, 10-7-1954). Trong bối cảnh đó, nhận xét như vậy ít ra cũng là không rõ ràng.


Giả thuyết nói rằng sự mở rộng viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam dân chủ cộng hòa phụ thuộc vào việc Việt Minh phải chấp nhận trước những mục tiêu Trung Quốc theo đuổi ở Giơ-ne-vơ, có vẻ như khá vững chắc. Quả vậy, ngay sau hôm Chu Ân Lai trở về Bắc Kinh, ngày 7 tháng 7, ba nghị định thư được ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa99 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 8-7-1954). Nghị định thư thứ nhất, ký với Bộ Ngoại thương, quy định việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước trong năm 1954 với dự kiến khối lượng giao dịch "quan trọng hơn rất nhiều" so với năm 1953. Trung Quốc cung cấp cho Việt Minh vải mặc, dụng cụ mổ xẻ và giấy. Để đổi lại, Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ giao cho Trung Quốc kim loại không có chất sắt, thực phẩm. Thỏa thuận thứ hai, ký với Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, nói về quan hệ tiền tệ ở vùng biên giới Trung-Việt. Cuối cùng văn kiện thứ ba, và là văn kiện độc nhất được công bố100 (Trung hoa nhân dân cộng hòa quốc giao dịch chí, sách đã dẫn, tập III, 1954, tr.102-105) nói về buôn bán tiểu ngạch vùng biên giới giữa hai nước. Chắc chắn là-như tính chất kỹ thuật của văn kiện thứ ba đã chứng minh-đã phải mất một thời gian khá dài mới thương lượng xong các nghị định thư này. Ngoài ra có một trong các văn kiện nói về trao đổi thương mại năm 1954: việc ký kết đó chắc hẳn cũng khá cấp bách trong những ngày đầu sáu tháng cuối năm này. Bấy nhiêu dấu hiệu hình như chứng tỏ rằng những văn kiện kinh tế có lẽ đã chuẩn bị xong từ lâu nhưng phải đợi kết quả cuộc hội đàm giữa ông Chu Ân Lai và ông Hồ Chí Minh, tức là một sự thỏa thuận về chính trị giữa hai chính phủ, rồi mới được ký kết. Đối với chúng tôi, hình như đó là một luận chứng không thể bỏ qua được để làm chỗ dựa cho thuyết nói rằng có lẽ Chu Ân Lai đã gây sức ép để ông Hồ Chí Minh phải đi đến chỗ chấp nhận những quan điểm của Trung Quốc liên quan đến giải pháp cho cuộc xung đột101 (Một nhà quan sát thông thạo như đại sứ Chester Ronning viết rõ ràng như sau: Đó là những nhân nhượng của Chu Ân Lai và cũng là những điều ông ta đã làm cho ông Hồ Chí Minh phải nhân nhượng để giúp M.Phrăng giành được những hiệp định về Việt Nam, Lào và Campuchia". C.Ronning, sách đã dẫn, tr.240).


Chúng tôi không được biết chi tiết về những điều Việt Minh có thể nhân nhượng, song đối với Trung Quốc, hình như một trong những kết quả chủ yếu của cuộc hội đàm đó là việc ông Hồ Chí Minh tán thành coi những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình có thể chi phối quan hệ giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và hai Vương quốc Lào và Campuchia102 (Người ta còn nhớ trong cuộc hội đàm ở Berne, Chu Ân Lai đã tuyên bố với M.Phrăng rằng ông ta thúc đẩy Việt Nam dân chủ cộng hòa nhích lại gần không những với nước Pháp mà với cả Bảo Đại (xem chương VIII). Đương nhiên, rất cần biết xem Chu Ân Lai có nhắc lại ý kiến đó trong hội đàm với ông Hồ Chí Minh hay không và nếu có, cuộc hội đàm sẽ kết luận như thế nào về điểm này). Đó là-người ta đã nhận xét-ý kiến mà Chu Ân Lai sẽ nhấn mạnh khi trình bày trước Hội đồng Chính phủ nhân dân trung ương vào tháng 8 sau đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #119 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 09:52:06 pm »

Cuộc thương thuyết tại Giơ-ne-vơ trong lúc Chu Ân Lai vắng mặt

Trong lúc đó tại Giơ-ne-vơ, các cuộc thương thuyết vẫn tiếp tục không có gì nổi bật. Phiên họp hạn chế ngày 19 tháng 6 là phiên họp cuối cùng giữa các bộ trưởng, trong đó các bên đã đạt được thỏa thuận mở các cuộc họp về quân sự liên quan đến Lào và Campuchia. Từ đó tất cả các đoàn đại biểu đều do các quyền trưởng đoàn cầm đầu. Đối với Trung Quốc, Chu Ân Lai nhường chỗ cho Lý Khắc Nông, thứ trưởng Bộ Ngoại giao; hai thứ trưởng khác, Trương Văn Thiên và Vương Gia Tường đều đã rời Giơ-ne-vơ từ 22 tháng 6103 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 22-6-1954). Mục tiêu duy nhất của các phiên họp hạn chế từ ba tuần nay là chứng minh cho dư luận thấy rằng hội nghị vẫn tiếp diễn trong khi đợi kết quả của các cuộc thương thuyết về quân sự về Việt Nam, Lào và Campuchia.


Chỉ có hai vấn đề được đề cập trong sáu phiên họp hạn chế trong khoảng thời gian các bộ trưởng vắng mặt tại Giơ-ne-vơ, tức là từ 22 tháng 6 đến 9 tháng 7: cuối tháng 6 là các thể thức kiểm soát ngừng bắn và đầu tháng 7 là vấn đề đưa các huấn luyện viên và thiết bị quân sự vào Lào và Campuchia.
Chỉ có hai vấn đề được đề cập trong sáu phiên họp hạn chế trong khoảng thời gian các bộ trưởng vắng mặt tại Giơ-ne-vơ, tức là từ 22 tháng 6 đến 9 tháng 7: cuối tháng 6 là vấn đề đưa các huấn luyện viên và thiết bị quân sự vào Lào và Campuchia.


Vấn đề kiểm soát đã được hội nghị xem xét rất lâu. Đến cuối tháng 6, đã có nhiều đề nghị được đưa ra bàn. Đề nghị mới đây nhất và được xây dựng công phu nhất là đề nghị ngày 14 tháng 6 của Liên Xô. Còn ba vấn đề căn bản chưa có giải pháp: cơ cấu ủy ban kiểm soát quốc tế trung lập, thành phần và quan hệ của nó với ủy ban liên hợp gồm hai bên tham chiến. Về điểm thứ nhất, các đoàn đại biểu cộng sản bám vào ý kiến thành lập một ủy ban duy nhất cho toàn Đông Dương104 (Campuchia đã yêu cầu lập ủy ban quốc tế riêng. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.333. Tham luận ngày 22-6 của Sam Sary), ủy ban này có thể điều hành công việc một cách khác nhau ở mỗi nước tùy theo đặc điểm tình hình mỗi nước, quyết nghị theo sự nhất trí của các thành viên (ít nhất đối với một số vấn đề) và báo cáo lên các nước bảo đảm những bất đồng trong nội bộ ủy ban và giữa ủy ban kiểm soát và ủy ban liên hợp hai bên105 (Xem đề nghị ngày 14 tháng 6 của Liên Xô. Như trên, tr.415-417). Còn các đại biểu phương Tây thì bác bỏ nguyen tắc nhất trí và mong muốn chỉ lấy các quyết nghị theo đa số để tránh cho ủy ban khỏi đi đến chỗ tê liệt106 (Như trên, tr.340-341 (Tham luận của Chauvel, phiên họp ngày 25 tháng 6)). Ngoài ra họ muốn sự kiểm soát mở rộng trên toàn bọ lãnh thổ mỗi nước, nhưng các nước phương đông đã bác bỏ điều này107 (Như trên, tr.331 (Tham luận của Johnson-Mỹ) và tr.337 (tham luận của Novikov-Liên Xô, phiên họp ngày 25 tháng 6)). Về phần ủy ban, hôm 16 tháng 6, Liên Xô đề nghị không phải bốn mà là năm thành viên (Ấn Độ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pakistan và Indonesia) hoặc là ba (Ấn Độ, Ba Lan, Indonesia hoặc một nước châu Á). Trong cả hai trường hợp, Ấn Độ đều làm Chủ tịch108 (Như trên, tr.309 (Tham luận của Molotov, phiên họp ngày 16 tháng 6). Còn Mỹ thì đề nghị Liên hiệp quốc, giải pháp này cũng được Việt Nam (ngụy.N.D) tán thành, hoặc những nước Cô-lôm-bô (Anh cũng ủng hộ giải pháp này), hoặc những nước Cô-lôm-bô và đặt dưới quyền Liên hiệp quốc109 (Như trên, tr.353 (Tham luận của Johnson, phiên họp ngày 29 tháng 6))), nhưng loại trừ sự tham gia của bất kỳ nước xã hội chủ nghĩa nào110 (Như trên, tr.300 (Tham luận của Johson, phiên họp ngày 22 tháng 6)). Cuối cùng các đại biểu phương Đông chủ trương hai ủy ban "Đều hoạt động trong những lĩnh vực song song với nhau nhưng không bên nào phụ thuộc bên nào"111 (Như trên, tr.415. Đề nghị của Liên Xô ngày 14 tháng 6, đoạn 3). Ngược lại các đại biểu phương Tây nghĩ đến một sự phụ thuộc của ủy ban liên hợp vào ủy ban quốc tế trung lập112 (Như trên, tr.331-332. (Tham khảo của Johnson và Lord Scading, phiên họp ngày 22 tháng 6). Người ta thấy con đường đi tới thỏa thuận còn dài.


Đối với toàn bộ các vấn đề, Lý Khắc Nông đã đọc tham luận ba lần, ngày 22, 25 tháng 6 cũng như ngày 6 tháng 7. Trong mỗi lần, đại biểu Trung Quốc khẳng định lại niềm tin tưởng hội nghị "sẽ đi đến điều hòa các quan điểm"113 (Như trên, tr.329 (phiên họp ngày 22 tháng 6) xem thêm tr.341 (phiên họp ngày 25 tháng 6) và tr.362 (phiên họp ngày 6 tháng 7). Bình luận của Trung Quốc về các phiên họp cuối tháng 6 đăng trong tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 3-7-1954). Thực ra các tham luận của ông ta luôn luôn hòa dịu và lạc quan, nhưng không lúc nào đem lại một yếu tố gì mới dù là nhỏ nhất. Mỗi lần phát biểu, Lý Khắc Nông chỉ lặp lại sự ủng hộ của đoàn đại biểu Trung Quốc đối với đề nghị của Liên Xô mà theo ông ta, có thể dùng làm cơ sở thảo luận114 (Như trên, tr.330, 346 và 364). Ông ta nhắc lại rằng theo ý ông, đúng là ủy ban liên hợp "phải chịu trách nhiệm chính" trong việc kiểm soát115 (Như trên, tr.330) và tuyệt đối không cần "phải nhấn mạnh tính chất bắt buộc" của các khuyến cáo của ủy ban trung lập116 (Như trên, tr.363) như Chauvel117 (Như trên, tr.340) và những người khác yêu cầu. Mọi việc xảy ra như là đại biểu Trung Quốc muốn (hay đã nhận được chỉ thị phải...) triệt để đi theo Liên Xô đồng thời trong chừng mực có thể, gây ấn tượng về ý muốn thỏa hiệp thật sự. Nhưng không một lúc nào bản thân ông ta tỏ ra có một sáng kiến xây dựng dù nhỏ nhất. Nhưng tính chất nổi bật trong lời lẽ của ông ta càng rõ nét hơn khi đem so sánh với những lời lẽ của Cu-dơ-nét-sốp, ba tuần qua đã thể hiện một thái độ năng động hơn nhiều.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM