Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:36:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:55:36 am »

Mặc dù có vài điểm giống nhau bề ngoài, tình hình Khơ-me Issarak (Campuchia tự do) có khác với tình hình Pathet Lào.

Tiếp theo những sáng kiến của Nhật Bản vào mùa xuân năm 1945 có lợi cho một vài nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia người Khơme, một số phong trào Khơ-me Issarak khác nhau đã lập ra lúc đó. Nhưng việc Nhật Bản thua trận và việc người Pháp quay trở lại ở đây cũng như ở Lào, đã xoay ngược tình thế. Một số người cầm đầu phong trào cũng chạy trốn sang Xiêm, ở đây họ được chính phủ Pridi Panomyong ủng hộ, họ đã có thể lập được chính phủ lưu vong, số đông trong bọn họ đã quay về Campuchia ngay từ 1947.


Một nhóm khác trái lại đã bám rễ ở miền Nam Campuchia gần biên giới Nam kỳ. Nhóm này do Pach Chhoeun một người theo chủ nghĩa quốc gia cấp tiến đứng đầu. Chẳng bao lâu khu du kích này đã đặt được quan hệ với các vùng Việt Minh ở châu thổ sông Cửu Long. Nhưng sau cuộc hành quân đầu tiên của Pháp năm 1946, các vùng Việt Nam bị tan vỡ kéo theo sau sự tan rã của tổ chức nổi loạn Khơ-me Issarak này, cuối năm 1950 Pach Chhoeun ra hàng nốt.


Sơn Ngọc Minh, một người Khơ-me lai Việt, một trong số những đảng viên Cộng sản hiếm hoi của Campuchia những năm 1930 nắm lại ngọn đuốc cách mạng. Nhưng dần dần nhiều Khơ-me Issarak quay về với chính phủ và sát nhập vào các tổ chức chính trị mới của Campuchia, nhất là Đảng dân chủ thành lập mùa xuân năm 1946. Xung quanh Hoàng thân Youthevong. Nhóm nhỏ xíu Sơn Ngọc Minh, còn được các nhà chức trách Pháp gọi là Khơ-me Việt Minh đã nhanh chóng biến chất, chỉ còn là một công cụ của Việt Minh trên lãnh thổ Campuchia. Được Việt Minh giúp đỡ, những khu du kích dần dần được tổ chức vào đầu những năm 1950 và đến năm 1954 đã kiểm soát được một phần các tỉnh phía Nam: Preyveng, Takeo, Kampot. Từ sau hội nghị 19 tháng 4 năm 1950, toàn bộ các khu du kích đều đặt dưới quyền lãnh đạo của "Ủy ban dân tộc giải phóng Khơ-me" do Sơn Ngọc Minh đứng đầu. Ngoài ra Sơn Ngọc Minh còn tuyên bố Campuchia độc lập ngày 19 tháng 6 năm 1950. Nhìn bề ngoài, chính là Ủy ban này đã lấy tên là chính phủ Nhân dân Khơ-me tự do, vẫn do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch21 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Bản ghi nhớ đã dẫn ở trên, tr.11 và hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.115) trong lúc Việt Minh tiến công vào lãnh thổ Campuchia tháng 4 năm 1954 ngay trước khi hội nghị Giơ-ne-vơ họp.


Thực tế phong trào Khơ-me Issarak năm 1954 không có quan hệ mấy với phong trào cùng tên xuất hiện năm 1945, mối quan hệ đó còn ít hơn quan hệ giữa Pathet Lào năm 1954 với Lào Issarak năm 1945. Ảnh hưởng của nó trong quần chúng rất hạn chế. Đảng nhân dân cách mạng Campuchia chịu ảnh hưởng Cộng sản, được thành lập năm 1951, là nòng cốt của tổ chức Khơ-me Issarak, chỉ có khoảng 150 người Campuchia năm 1952 và đến năm 1954 không quá 400 người22 (Như trên năm 1952, tổng số đảng viên là 1934 người có nghĩa là Việt kiều ở Campuchia chiếm đa số tuyệt đối. Tình hình này cũng giống như ở Lào, nơi đây năm 1951, tin tình báo của Pháp nói đến con số 2.091 đảng viên Neo Lào Issara, trong đó chỉ có 81 người Lào). Điều đó có nghĩa là còn hơn ở Lào, ở Campuchia phong trào cách mạng cực tả được Việt Minh hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích23 (Tuy vậy các nguồn tin Trung hoa quốc gia nói đến sự giúp đỡ trực tiếp của Trung hoa nhân dân đối với những người cách mạng Campuchia. Xem Chiang T'ao "Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Cộng sản Trung Hoa và Campuchia". Fei Chi'ing Yen Chiu (Tạp chí Bắc Kinh nghiên cứu số 10, tháng 10 năm 1967, tr.40). Nhưng nguồn này rất đáng nghi ngờ vì chỉ ít dòng sau, tác giả không do dự nhắc đến sức ép điên cường của Cộng sản Trung Hoa đã thuyết phục được hội nghị Giơ-ne-vơ phải mời đại biểu cộng sản Campuchia (và Lào) tham gia công việc của hội nghị).


Đó là hai chính phủ, một của Hoàng thân Souphanouvong thành lập tháng 8 năm 1950, và một của Sơn Ngọc Minh thành lập tháng 4 năm 1954 mà Phạm Văn Đồng cố gắng đưa đến bàn Hội nghị bằng cách ngay từ ngày đầu tiên đã đưa ra dự thảo nghị quyết sau đây:

"Căn cứ vào tình hình tại các nước Đông Dương và để giúp hội nghị nhận xét một cách đầy đủ và khách quan vấn đề chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương, hội nghị thừa nhận sự cần thiết mời các đại biểu các chính phủ kc Khơ-me và Pathet Lào tham gia công việc của Hội nghị bàn về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương"24 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.396. Phiên họp ngày 8 tháng 5. Cần nhắc lại rằng nhiều đại biểu của Pa-thet Lào đã ở trong đoàn đại biểu Việt Minh, trong số này có Nouhak Phomsavan).


Rồi đến phiên họp ngày 18 tháng 5, đại biểu Việt Minh đã trình bày lập trường về vấn đề này. Ông ta đã giải thích rằng ở Đông Dương hòa bình không thể phân chia. Do đó buộc phải thảo luận vấn đề Lào và Campuchia trên cùng một danh nghĩa như đối với vấn đề Việt Nam. Đối với Phạm Văn Đồng, điều đó chỉ có thể thực hiện nếu đại biểu hai chính phủ cách mạng hữu quan được mời dự Hội nghị. Ông ta đã tuyên bố:

"Souphanouvong và Sơn Ngọc Minh là những nhà yêu nước. Họ đứng đầu các chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia và tiêu biểu cho những nguyện vọng sâu xa của nhân dân nước họ. Người ta không thể phủ nhận rằng các chính phủ ấy kiểm soát các vùng rộng lớn và có uy tín lớn trong nhân dân. Muốn lập lại hòa bình, phải chú ý đến những thực tế cơ bản ấy. Tìm cách giải thích phong trào giải phóng và kháng chiến như một cuộc xâm lăng của Việt Minh không phải là một phương pháp đúng đắn để đi đến ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Đông Dương"


Rồi ông kết luận:

"Như vậy, những vấn đề quân sự và chính trị như nhau đều đặt ra ở Việt Nam cũng như ở Khơ-me và Pathet Lào. Vậy một giải pháp đòi hỏi phải: ngừng bắn cùng một lúc trên toàn Đông Dương và giải quyết các vấn đề quân sự tương ứng. Về phương diện chính trị, giải pháp phải là thống nhất đất nước và giải quyết các vấn đề chính trị kèm theo. Kết luận lại là không thể rách riêng Việt Minh khỏi Pathet Lào và Khơ-me"25 (Như trên, tr.107-108. Thuật ngữ "thống nhất đất nước" là khá mập mờ).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:01:38 am »

Thái độ của Trung Quốc đối với Pathet Lào và Khơ-me Issarak trong thời gian trước và đầu Hội nghị

Về phần mình, báo chí Trung Quốc đã nói đến sự tồn tại của Chính phủ nhân dân của Hoàng thân Souphanouvong và Ủy ban dân tộc giải phóng của Sơn Ngọc Minh từ lúc thành lập. Nhưng từ năm 1950 có rất ít bài xã luận nói về tình hình Lào và Campuchia. Vấn đề của hai nước đó thường được đề cập trong các bình luận chủ yếu nói về Việt Nam. Một câu hay một đoạn, thường vào cuối bài, chỉ đơn giản nhắc lại rằng chính sách dân tộc đúng đắn của chính phủ Việt Nam (dân chủ cộng hòa) đã thực hiện được sự hợp tác chặt chẽ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào và Campuchia chống kẻ thù chung26 (Ví dụ tạp chí People's China số 12 ngày 16-12-1950, tr.12. Ngoài ra còn lưu ý rằng Trung Quốc chỉ giới hạn trong việc trích dẫn báo chí Việt Minh hơn là trực tiếp chỉ trích. "Nhà Vua bù nhìn Lào" và "Chính phủ bù nhìn Sihanouk". Ví dụ: Tin Tân hoa xã Bắc Kinh 7-6-1954 trích dẫn báo Nhân dân).


Thực ra chính phủ Bắc Kinh chưa bao giờ có quan hệ rất mật thiết với hai phong trào cách mạng đó. Chắc chắn là Hoàng thân Souphanouvong đã sang Trung Quốc ở vài tháng trong những năm 1951-195227 (Susouk Na Champassak, sách đã dẫn, tr.35, cũng xem Chao Jin Lee, sách đã dẫn, tr.14), ông còn gửi nhiều con28 (Mongkhoi Katay Sasorith, Les forces polotiques et la vie politique au Laos: các lực lượng chính trị và đời sống chính trị ở Lào, Luận án in roneo, Trường Đại học Pari I, tháng 10-1973, tr.87) sang học ở Trung Quốc, tháng 10 năm 1952 ông cũng đã lãnh đạo đoàn đại biểu phong trào kháng chiến Lào tham dự Đại hội hòa bình châu Á và Thái Bình Dương họp ở thủ đô Trung Quốc. Nhưng không lúc nào cuộc đời hoạt động chính trị của ông, (của một con người như Sơn Ngọc Minh thì còn kém hơn nữa), lại gắn có chặt chẽ với Đảng cộng sản Trung hoa như cuộc đời của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và nhiều người khác. Nếu đôi khi tìm lại được trong khu du kích Lào và Campuchia những dấu vết tư tưởng nhắc đến chủ nghĩa cộng sản Trung hoa-Ví dụ như đề tài "chủ nghĩa dân chủ mới" trong cương lĩnh năm 1950 của chính phủ Neo Lào Issara-thì đây là ảnh hưởng gián tiếp từ Việt Nam đưa sang.


Tất cả đã xảy ra đến lúc đó như là chính phủ Bắc Kinh giao phó cho Việt Minh lãnh đạo cuộc cách mạng trên toàn bán đảo Đông Dương và đã đồng ý coi Việt Minh như người phát ngôn tự nhiên của hai dân tộc khác ở Đông Dương. Chẳng hạn như, trước khi họp hội nghị Giơ-ne-vơ, lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trả lời báo Ét xprét-xen (Espressen) (29-11-1953) được báo chí Trung Quốc trình bày như là thể hiện "không những nguyện vọng của nhân dân Việt Minh mà cũng là nguyện vọng của nhân dân Khơ-me và nhân dân Lào"29 (People's China số 7 ngày 1-4-1954, tr. 8 ).


Có lẽ tình hình đó chỉ là kết quả của một tình trạng thực tế. Nhưng nó cũng có thể được hiểu như là một dấu hiệu của sự thận trọng về chính trị của Trung Quốc. Chính phủ bạo động Lào lẫn ủy ban Khơ-me giải phóng đều không có được cơ sở trong nhân dân và một nền tảng quân sự có thể so sánh được với Việt Minh. Do đó mọi cam kết quá lộ liễu đối với hai chính phủ đó chỉ thể hiện chủ nghĩa "phiêu lưu"30 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/Bản ghi nhớ vấn đề "Hội nghị Giơ-ne-vơ và chính sách đối ngoại của Trung Quốc", 12-6-1954, tr.5). Ngoài ra chưa bao giờ Trung Quốc đặt vấn đề công nhận ngoại giao đối với chính phủ Pathet Lào hay chính phủ Khơ-me tự do. Chứng cớ là Chính phủ Trung Quốc phân biệt rất rõ một bên là tình hình Việt Nam khác hẳn với một bên khác là tình hình Lào và Campuchia.


Vì vậy thái độ của đoàn đại biểu Trung Quốc từ đầu hội nghị Giơ-ne-vơ không phải không có đôi chút mập mờ.

Một mặt Chu Ân Lai cũng như Mô-lô-tốp đã ủng hộ lập trường của Việt Minh về Lào và Campuchia. Trong bản trình bày về lập trường tổng quát ngày 12 tháng 5, Chu Ân Lai phần lớn đề cập đến vấn đề Việt Nam, tuy nhiên đã xếp chính phủ cách mạng Pathet Lào và Khơ-me ngang hàng với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi đánh giá việc Bi-đôn không đồng ý để đại biểu các chính phủ đó dự hội nghị là không hợp lý và không phù hợp với nguyên tắc thương lượng, bình đẳng với nhau, Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng họ hoàn toàn đối với đề nghị của Phạm Văn Đồng31 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.70-71). Rồi tiếp theo vấn đề I-đơn nêu ngày 12 tháng 532 (Có thừa nhận rằng Lào và Campuchia thuộc vào loại đặc biệt và lực lượng Việt Minh phải rút khỏi hai nước đó không? Như trên, tr.402), khi hội nghị hướng vào việc tách riêng trường hợp của Lào và Campuchia, Chu Ân Lai một lần nữa khẳng định sự đoàn kết với Việt Minh; về điểm này Thủ tướng Trung Quốc nói: "Các chính phủ kháng chiến ở Khơ-me và Lào từ nay là những chính phủ quốc gia"; cần phải đi đến một giải pháp toàn bộ cho cả ba nước theo điều 8a trong đề nghị ngày 10 tháng 5 của Việt Minh, về "ngừng bắn hoàn toàn, cùng một lúc trên khắp lãnh thổ Đông Dương"33 (Như trên, tr.110, phiên họp ngày 18 tháng 5). Tại phiên họp ngày 19 tháng 5, Chu Ân Lai đã kết luận rất rõ ràng: Không thể có sự phân biệt trong việc ngừng bắn ở nước này hoặc nước khác34 (Như trên, tr.120. Chủ đề này được báo chí Trung Quốc đăng lại rộng rãi (Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 19-5-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:03:14 am »

Nhưng mặt khác, đằng sau sự ủng hộ hình thức như vậy có thể phát hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ lập trường của Trung Quốc có một số sắc thái khác. Trước hết, không hơn gì Liên Xô, Trung Quốc không coi việc các đại biểu cách mạng Lào và Campuchia tham dự hội nghị là điều kiện có trước cho việc bắt đầu cuộc thương thuyết. Ngoài ra, sự phân tích có so sánh các tuyên bố của Việt Minh và Trung Quốc chứng tỏ lập trường của Chu Ân Lai bao giờ cũng thụt lùi so với lập trường của Phạm Văn Đồng. Người ta hoàn toàn hiểu rằng để tránh khỏi bị lên án là can thiệp vào công việc nội bộ một nước khác, đoàn đại biểu Trung Quốc bao giờ cũng cố gắng để đại biểu Việt Minh trình bầy tỉ mỉ tình hình chính trị, quân sự ở các vùng rừng núi, cũng như phần còn lại của Việt Nam. Nhưng đối với Lào và Campuchia mà chính phủ kháng chiến không được dự hội nghị, lý lẽ đưa ra không được vững chắc như thế. Chắc chắn là khác với Phạm Văn Đồng, không bao giờ Chu Ân Lai thật sự làm nổi bật những lập luận để đấu tranh theo hướng gắn liền vấn đề Lào và Campuchia với vấn đề Việt Nam. Điều này bộc lộ đặc biệt trong phiên họp ngày 19 tháng 5. Trong lúc đại biểu Việt Minh muốn "chứng minh" sự tồn tại của các phong trào giải phóng Khơ-me và Pathet Lào bằng cách thuật lại lịch sử hai nước này từ thế kỷ XIX35 (Như trên, tr.114, 117), thì Chu Ân Lai chỉ đọc một bài phát biểu rất ngắn, nhấn mạnh sự cần thiết phải lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương36 (Như trên, tr.120). Sau cùng, điều đó có ý nghĩa hơn nữa là trong các cuộc nói chuyện tay đôi với người Anh và người Pháp, đoàn đại biểu Trung Quốc đã hét ra rằng lập trường của Trung Quốc về vấn đề này có thể mềm dẻo. Người ta còn nhớ, ví dụ như ngày 27 tháng 5, Vương Bính Nam không những đã nhắc lại cho Pôn Bông-cua và đại tá Ghi-éc-ma nội dung phát biểu của Chu Ân Lai trong buổi họp ban chiều, tức là trường hợp Việt Nam không giống như trường hợp Lào và Campuchia, mà cũng còn nói thêm "về phương diện này, lập trường của đoàn đại biểu Trung Quốc giống như lập trường của đoàn đại biểu Pháp"37 (Xem đoạn trên chương VII, G.V.Astafiev và A.M.Dubinski, sách đã dẫn, tr.96, nêu bật thái độ của Trung Quốc không sốt sắng mấy trong việc đòi cho các phong trào cách mạng Campuchia và Lào được cử đại biểu tham dự Hội nghị).


Vậy tình đoàn kết giữa Trung Quốc và Việt Minh không loại trừ quan điểm thực dụng của Trung Quốc trong vấn đề Lào và Campuchia. Cho tới nay, nếu Chu Ân Lai bám giữ nguyên tắc thống nhất giải pháp về vấn đề Đông Dương như ông đã nhấn mạnh khi gặp trưởng đoàn Bi-đôn ngày 7 tháng 638 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm giữa Bi-đôn và Chu Ân Lai ngày 7-6-1954/8-6-1954, tr.9) - chính là trước hết để tránh không cho Mỹ lợi dụng, việc tách rời những vấn đề khác nhau để xây dựng căn cứ quân sự ở Lào và Campuchia. Ngoài ra việc đoàn đại biểu Trung Quốc bênh vực càng lâu càng tốt Pathet Lào và Khơ-me Issarak là quan trọng ở chỗ nhằm công khai làm rạng rỡ vai trò mà Trung Quốc muốn có là người chiến sĩ cách mạng châu Á39 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm giữa Bi-đôn và Chu Ân Lai ngày 7-6-1954/8-6-1954, tr.5).


Nhưng Trung Quốc ít thiên về ủng hộ các phong trào mà họ biết là còn yếu kém, biết rõ rằng cả người Mỹ, vì lý do chiến lược chung, lẫn người Anh còn đang nghĩ về Mã Lai và cả các nước trung lập ở châu Á đều không thừa nhận quyền cộng sản tồn tại ở hai Vương quốc này40 (Như trên, tr.4).


Sau cùng cần nói thêm rằng, chính phủ Bắc Kinh sau khi tổ chức lại các giới Phật giáo Trung Quốc, đang tiến hành vào thời gian đó một cuộc tiến công rộng lớn trên Mặt trận tuyên truyền nhằm vào các đạo hữu tôn giáo châu Á41 (Hội Phật giáo Trung Quốc thành lập tháng 6 năm 1953, chủ tịch danh dự là Đạt Lai-Lạt Ma và Ba Thiền-Lạt Ma. Xem Holmes Welch "Buddhisme under the Communist" (Phật giáo dưới chế độ Cộng sản) "The China Quarterly (Trung Quốc từng quý) số 6 tháng 4 và tháng 6 năm 1961 Richard C.Bush, Religion in Communist China (tôn giáo ở nước Trung hoa Cộng sản), Nashville and New York, Abingdon Presss 1970, chương IX, tr.297 và tiếp theo). Do đó đối với Lào và Campuchia42 (Cần nhớ rằng các hiến pháp năm 1947 của Lào và Campuchia đều lấy Phật giáo làm quốc giáo. Theo truyền thống của các nước chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ ở Đông Nam châu Á, trong cả hai trường hợp này nhà Vua là người "bảo hộ tôn giáo". Có nghĩa là mối liên quan chặt chẽ giữa việc tôn trọng đạo Phật và việc thừa nhận chế độ quân chủ) là hai nước rất sùng đạo Phật, Trung Quốc khó có một thái độ có thể làm phật lòng dư luận các nước khác, ở đó đạo Phật giữ vị trí khống chế như ở Sri Lanka và nhất là Miến Điện, cả hai đều là thành viên của nhóm Cô-lôm-bô. Một chính sách như vậy chắc chắn sẽ làm mất tác dụng tích cực của việc ký kết hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng mấy tuần lễ trước đó. Chính sách đó chắc cũng làm mất lòng Ấn Độ vốn quan tâm đến sự tiến triển của Cộng đồng Ấn Độ ở Đông Nam châu Á43 (Trong cuộc đi thăm Miến Điện (xem chương VIII ở đoạn sau) Chu Ân Lai sẽ có dụng ý đi thăm ngôi chùa nổi tiếng Shwe-Dagon ở thủ đô Răng-gun (Tân hoa xã Răng-gun 29-6-1954)).


Đó là bấy nhiêu nhân tố đã làm Chu Ân Lai, ngay từ sau thất bại của cuộc thương thuyết về Triều Tiên quyết định chọn con đường tách riêng vấn đề Lào và Campuchia để triển khai trở lại hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:08:15 am »

Đề nghị ngày 16 tháng 6 của Trung Quốc

Những nhượng bộ của Trung Quốc


Phiên họp cuối cùng về Triều Tiên kết thúc lúc 20 giờ 40. Ngay từ ngày 16, lúc 12 giờ 30, Chu Ân Lai có thị trưởng Trương Văn Thiên đi cùng, vội vã đến nhà I-đơn (Molotov đã đến từ chiều hôm trước). Hai ông đã hội đàm với nhau gần một tiếng đồng hồ44 (Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 16-6-1954; Nhân dân nhật báo 17-6-1954. Cần nhớ rằng chính là ngày hôm sau, Anh và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về trao đổi đại diện Ngoại giao ở hai nước (Xem chương V ở đoạn trước)) và cuộc gặp rõ ràng là có tính chất quyết định.


Quả vậy, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã nói riêng với I-đơn rằng ông ra nghĩ rằng có thể "thuyết phục được với Việt Minh rút khỏi Lào và Campuchia45 (A.I-đơn, Mémoires (hồi ký sách đã dẫn, tr.146. Thái tử Norodom Sihanouk khẳng định rằng đó là "theo lời khuuyeen của các đồng minh, nhất là của Chu Ân Lai" mà Việt Minh phải từ bỏ yêu sách về Khơ-me đỏ" Norodom Sihanouk, L'Indochine vue de Pekin (Đông Dương nhìn từ Bắc Kinh), Paris, le Seuil 1972, tr.54-55). Qua đó Trung Quốc đã đi một bước rất dài theo luận điểm của người Campuchia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với luận điểm lâu nay của Việt Minh. Đó cũng coi là các vấn đề Lào và Campuchia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra Chu Ân Lai còn nói sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia ngay khi ông ta được đảm bảo rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này46 (A.I-đơn, Mémoires (hồi ký) sách đã dẫn, tr.146). Tóm lại nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu luôn luôn ưu tiên của họ là ngăn cấm mỹ vào Đông Dương, thì họ sẵn sàng đánh đổi lại bằng cách không coi việc công nhận chính thức các chính phủ của Hoàng thân Souphanouvong và Sơn Ngọc Minh như một điều kiện tiên quyết của một giải pháp. Cả hai nhượng bộ này còn làm sao có thể khác thế được, chứng tỏ rõ rằng cái giá mà Trung Quốc trả cho nên hòa bình là loại trừ vĩnh viễn sự uy hiếp của Mỹ ở bán đảo Đông Dương47 (G.V.Astafiev và A.M.Dubinski, sách đã dẫn, tr.95 viết về vấn đề " đại biểu Trung Quốc đã có (...) một lập trường khác hẳn với các lực lượng chống đế quốc khác". Hai tác giả tố cáo xu hướng (của Trung Quốc) liên minh với các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia "là nhượng bộ (của Trung Quốc) về vấn đề quy chế pháp lý và chính trị của các lực lượng yêu nước kháng chiến Lào và Campuchia").


Sáng kiến của Chu Ân Lai sẽ được chứng minh rất nhanh chóng trong các sự kiện tiếp theo-hoàn toàn có thể làm cho cuộc thương lượng48 (Cần thêm rằng từ ngày 11 tháng 6, các cuộc gặp bí mật và nửa chính thức đã được tổ chức giữa sĩ quan Pháp và Việt Minh trong quá trình đó đại biểu Việt Minh đã chấp nhận một sự chia cắt tạm thời Việt Nam làm hai vùng. Xem G.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vi-le, sách đã dẫn, tr.211 và những trang tiếp theo) triển khai trở lại.


Buổi chiều hôm đó, hội nghị họp phiên thứ 21 (hạn chế). Cuộc thảo luận mở đầu bằng tham luận của Tep Phan, thay mặt Campuchia, một lần nữa đòi quân đội "Việt Minh rút khỏi Campuchia"49 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.300). Đại biểu Campuchia kết thúc bài phát biểu của mình bằng một nhận xét mà Chu Ân Lai không thể không nhạy cảm. "Mai đây người ta không thể trách Campuchia là tìm cách tự  bảo vệ bất kỳ phương tiện nào, khi người ta từ chối không thừa nhận quyền chính đáng của Campuchia và khi người ta tìm mọi cách để ngăn cản Campuchia được sống trung lập tự do và hòa bình trên đất nước của mình50 (Như trên, tr.302). Tiếp đó Phoui Sananikone, thay mặt Lào đưa ra đề nghị cũng đòi rút lực lượng Việt Minh khỏi Lào51 (Như trên, tr.300, 303 và 418).


Chính là lúc đó tiếp theo các đại biểu Campuchia và Lào đến lượt Chu Ân Lai phát biểu ý kiến. Sau khi vào đề ngắn bằng cách nhắc lại đề nghị ngày 27 tháng 5, ông ta khẳng định lại một vài nguyên tắc mà Trung Quốc vẫn thường bám giữ cuối cùng thủ tướng Trung Quốc trình bày một đề nghị mới gồm 6 điểm dưới đây:

"Những nước tham gia hội nghị Giơ-ne-vơ đã thỏa thuận như sau:

1.Việc đình chỉ chiến sự sẽ tuyên bố đồng thời ở Lào và Campuchia và cùng một lúc với Việt Nam.

2. Đại diện các bộ chỉ huy hai bên tham chiến bắt đầu thương lượng trực tiếp với nhau ở Giơ-ne-vơ và tại chỗ ở Đông Dương về đình chỉ chiến sự ở Lào và Campuchia.

3.Sau khi đình chỉ chiến sự không được đưa quân đội và nhân viên quân sự thuộc hải lục không quân và các loại vũ khí, đạn dược mới từ bên ngoài vào Lào và Campuchia. Xác định trong một cuộc thương lượng khác về số lượng và các loại vũ khí cần thiết để tự vệ có thể đưa vào các nước này.

4.Thẩm quyền của Ủy ban kiểm soát trung lập sẽ mở rộng phạm vi sang cả Lào và Campuchia, có chú ý đến những đặc điểm của các nước này.

5.Sau khi các bộ chỉ huy đã thỏa thuận, sẽ tiến hành việc trao đổi và thả tù binh và thường dân bị bắt.

6.Không được khủng bố những người đã hợp tác với đối phương trong chiến tranh"52 (Như trên, tr.303, 304 và 419. Sự phân tích tiếp theo hoàn toàn dựa vào biên bản này sẽ không dẫn ra nữa).


Tham luận của Chu Ân Lai và nội dung đề nghị trên đem lại ba yếu tố mới so với tình trạng thương lượng trước đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:09:27 am »

Một mặt phải mở ra các cuộc hội đàm quân sự về vấn đề Lào và Campuchia và trong lĩnh vực này phải có sự phân biệt giữa "các trường hợp lực lượng địa phương bản xứ" và "lực lượng bên ngoài" phải được rút ra khỏi hai nước này. Tóm lại, ở đó Chu Ân Lai nhắc lại một cách chính thức sự nhượng bộ cách đây mấy giờ, vì không còn nghi ngờ gì, cách nói "lực lượng bên ngoài" nhằm cả quân đội Liên hiệp Pháp lẫn quân đội Việt Minh. Mặt khác, Trung Quốc thừa nhận (điểm 3) khả năng để cho Lào và Campuchia có thể, sau ngừng bắn, nhập số vũ khí cần thiết cho công việc phòng thủ, vì không một nước nào được phép lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ bất kỳ một trong ba nước Đông Dương. Lý lẽ bênh vực của Tep Phan đã được lắng nghe. Sự nhượng bộ của Trung Quốc về điểm này là đáng kể bởi vì cuối cùng nó cho phép trang bị quân đội chính phủ hiện nay đang đấu tranh chống du kích Pathet Lào và Khơ-me Issarak và trong tương lai có thể đẩy lùi mọi hoạt động mới của Việt Minh ra bên ngoài biên giới Việt Nam.
Cuối cùng Chu Ân Lai đề nghị (điểm 4) rằng thẩm quyền của Ủy ban quốc tế kiểm soát sẽ mở rộng sang cả hai Vương quốc53 (Cần chú ý rằng đề nghị của Trung Quốc không nói gì đến các ủy ban liên hợp gồm đại biểu Bộ tư lệnh hai bên mà Chu Ân Lai đã đưa ra trong đề nghị ngày 27 tháng 5 (điều 4), cần nhớ rằng trong phiên họp ngày 14 tháng 6, Liên Xô đã đưa ra một đề nghị hết sức chi tiết về sự kiểm soát và đảm bảo quốc tế đối với hiệp định (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.415-417. Bình luận của Trung Quốc và đề nghị của Chu Ân Lai, trong bản tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 18-6-1954 và Nhân dân nhật báo cùng ngày).


Hai điểm đầu hoàn toàn nằm trong chiều hướng các mục tiêu của các đoàn đại biểu phương Tây theo đuổi, và hiển nhiên cũng thể hiện rõ ý chí của Trung Quốc là muốn tìm một miếng đất thỏa hiệp54 (G.V.Astafiev, A.M.Dubinski, sách đã dẫn, tr.96 viết: Về điểm này đoàn đại biểu Trung Quốc đã nhập cục với các nước quốc tế). Đó là lần đầu tiên từ khi bắt đầu hội nghị, Trung Quốc đã để lợi ích dân tộc lên trước lợi ích của những người cách mạng Đông Dương một cách rõ nét đến thế. Vì thế Phạm Văn Đồng đã phản ứng mạnh.


Phát biểu sau Chu Ân Lai, đại biểu Việt Minh thừa nhận rằng "giải pháp cho các vấn đề Khơ-me Và Pathet Lào không phải giống như đối với vấn đề Việt Nam và phải chú ý đến hoàn cảnh riêng của mỗi nước"55 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn tr.305). Song giọng nói còn hết sức gay gắt hơn. Trong khi cuộc thảo luận được đề nghị của Trung Quốc thúc đẩy xoay quanh các vấn đề quân sự liên quan đến Campuchia và Lào, thì Việt Minh như một tháng trước đây, nêu lại sự cần thiết, đề cập đến vấn đề chính trị và còn đưa ra một đề nghị về vấn đề này56 (Như trên, tr.420). Ngoài ra, Phạm Văn Đồng kiên trì giữ vững lập trường cứng rắn của mình về Pathet Lào và Khơ-me Issarak. Ông tuyên bố:

"Lô gích của sự thật đòi hỏi người ta phải công nhận phong trào giải phóng ở hai nước này và bác bỏ những lời khẳng định có dụng ý xấu của những ai muốn giải thích các phong trào đó là do ảnh hưởng từ bên ngoài. Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa (nguyên văn: Việt Minh-Người dịch) chào mừng với mối thiện cảm và sự kính trọng các phong trào giải phóng đó, sản phẩm của sự áp bức dã man tàn bạo, bắt nguồn sâu xa từ trong nhân dân và không thể nào tạo nên một cách giả tạo và từ bên ngoài được"57 (Như trên, tr.305 (Chúng tôi gạch dưới). Giọng điệu khác nhau này không chỉ ở nội dung mà cả hình thức, vì đại biểu Việt Minh tiếp tục chỉ nói đến Pathet Lào ).


Đó là những lời lẽ gay gắt đến mức mà người ta có thể tự hỏi là những lời lẽ đó nhằm đúng vào ai trong bối cảnh đó58 (Có lẽ đề nghị của Chu Ân Lai gây phản ứng gay gắt đối với các nhà quân sự Việt Nam hơn là bản thân Phạm Văn Đồng (theo Chauvel-cuộc nói chuyện 24-6-1975).


Bi-đơn Xmit liền nêu rõ ngay giọng điệu người Trung Quốc khác giọng điệu của Việt Minh nếu như (tuyên bố của Chu Ân Lai) có nghĩa là đúng như điều ông ta muốn nói, thì đó là những lời lẽ ôn hòa và biết điều. Tiếc thay lời tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng tiếp theo sau đã đưa lại ấn tượng không ôn hòa mà cũng chẳng biết điều. Song lần đầu tiên, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thấy trong đề nghị của Chu Ân Lai có điểm mà đoàn đại biểu Mỹ có thể tiếp nhận được59 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.308). Thay mặt Pháp, Chauvel cũng đưa ra những nhận xét tương tự như vậy, thú nhận rằng ông ta đã lo sợ "đến lúc nào đó đại biểu Việt Minh bác bỏ đề nghị của Chu Ân Lai". May sao, đã không xảy ra như vậy bởi vì những đề nghị của Chu Ân Lai "quả là có nhiều yếu tố bổ ích"60 (Như trên, tr.306 và 307).


Rõ tàng là lập trường của Trung Quốc và của Việt Minh không giống nhau. Trước đó mấy tiếng đồng hồ Chu Ân Lai trong cuộc gặp I-đơn trước đã nói là ông ta "nghĩ rằng có thể thuyết phục được Việt Minh" nhưng rõ ràng là ông ta chưa hoàn toàn đạt được kết quả đó61 (Điều này đặt ra vấn đề quan hệ giữa Việt Minh và Trung Quốc một cách rộng hơn nhiều và sẽ được đề cập sau đây ở chương VIII). Ngược lại, những đề nghị của Chu Ân Lai đã đưa hội nghị ra khỏi chỗ bế tắc mà hội nghị đang lâm vào. Những phản ứng của phương Tây không để lại nghi ngờ gì về điểm này. Và đó đúng là mục đích chủ yếu của Trung Quốc62 (Biên bản của Trung Quốc về cuộc họp này đăng ở bản tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 16-6-1954. Nhớ rằng cũng vào ngày 15 tháng 6 đã công bố tin là sẽ có cuộc gặp ngày 25 ở Washington giữa Ai-xen-hao, Dulles, Sooc-sin và I-điwn. Trong khi có những nhượng bộ như vậy Trung Quốc có lẽ mong muốn ủng hộ luận điểm của Anh nói rằng hội nghị Giơ-ne-vơ có thể đi đến kết quả tích cực).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:11:03 am »

Ảnh hưởng của những đề nghị của Trung Quốc đối với hội nghị

Nhận thức được tầm quan trọng của các sự phát triển đó63 (Nói thêm rằng tại phiên họp ngày 16-6 Molotov đã không còn giữ ý kiến về số đại biểu ngang nhau của các nước Cộng sản trong Ủy ban quốc tế kiểm soát và đề nghị một thành viên thứ 5 nữa có thể sẽ là Indonesia hoặc chỉ lập Ủy ban ba nước thôi gồm Ấn Độ, Ba Lan và Indonesia (hoặc một nước châu Á khác). Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.309, xem đoạn sau ở chương VIII), I-đơn đã cố nài Bi-đôn, lúc đó là quyền Bộ trưởng Ngoại giao Pháp một lần nữa đi gặp Thủ tướng Trung Quốc để đi sâu thêm về đề nghị mới đó64 (A.E-den, Mémoires (Hồi ký) sách đã dẫn, tr.146). Trưa hôm sau ngày 17 tháng 6 ở biệt thự Bocage (Rừng cây nhỏ) trụ sở của đoàn đại biểu Pháp Bi-đôn đã gặp Chu Ân Lai trong hơn một tiếng. Ngoài các trưởng đoàn, về phía Pháp có thêm Chauvel, Ru-xơ, Ghi-éc-ma, phía Trung Quốc có Trương Văn Thiên và Kha Bái Niên cùng dự.


Cũng trong buổi gặp I-đơn hôm trước, sau khi nhấn mạnh ý định tìm mọi cách để hội nghị về Đông Dương khỏi thất bại như hội nghị về Triều Tiên, thủ tướng Trung Quốc đã cho Bi-đôn biết là trước khi các Bộ trưởng Ngoại giao lên đường như đã dự định là ông ta muốn đạt được một số thỏa thuận sơ bộ và hạn chế trong khi chưa đi đến một hiệp định toàn bộ và cuối cùng. Rồi Chu Ân Lai xác định một cách hết sức rõ ràng ông đã nghĩ về tương lai chính trị của Lào và Campuchia như thế nào. Nội dung phát biểu của Chu Ân Lai đáng được trích dẫn dài sau đây vì đó là những ý kiến có tính chất quyết định:

"Chúng tôi muốn thấy hai nước đó trở thành những nước dân chủ và hòa bình, theo kiểu các nước mới ở Đông Nam châu Á như: Indonesia, Miến Điện và Ấn Độ. Các nước đó có thể tham gia Liên hợp Pháp nếu họ muốn như vậy, và cùng tồn tại hòa bình với tất cả các nước (...). Nhưng chúng tôi không muốn Lào và Campuchia trở thành căn cứ quân sự của Mỹ (...). Đó sẽ là một sự đe dọa đối với an ninh của Trung Quốc. Làm sao chúng tôi có thể bàng quang với tình hình đó được?"

"Vệt mặt chính trị, các vấn đề Lào và Campuchia phải được giải quyết một cách dân chủ, chỉ cần dựa vào ý nguyện của nhân dân. Nếu chế độ quân chủ hiện nay được nhân dân ở hai nước đó chấp nhận, thì làm sao lại không có thể duy trì (...)


Việc giải quyết vấn đề quân sự phải bao gồm hai phương diện:

1.Hai nước đó phải thừa nhận sự tồn tại của các quân đội kháng chiến quốc gia. Có lẽ ở Campuchia lực lượng không nhiều bằng ở Lào. Vì vậy trong khi ở Campuchia một cuộc ngừng bắn (tại chỗ, theo giải thích của một trong hai biên bản) có thể lập tức dẫn theo những cuộc thương lượng trực tiếp giữa hai bên giải pháp thuần túy chính trị. Vì ở Lào là nơi có phong trào kháng chiến mạnh hơn cần phải công nhận cho lực lượng kháng chiến một khu vực tập kết ở gần biên giới Việt Nam và biên giới Trung Quốc.

2.Những nguyên tắc rút quân đội nước ngoài phải được chấp nhận trong mọi trường hợp. Đúng là quân đội tình nguyện Việt Nam đã vào lãnh thổ Lào và Campuchia do những yêu cầu của các hoạt động quân sự trước đây. Phần lớn lực lượng đó đã không còn ở đó nữa. Nhưng những lực lượng còn lại cũng sẽ rút về nốt (...)"65 (Chúng tôi gạch dưới).


Chưa bao giờ có một bản trình bày nào lại rõ ràng và chính xác hơn thế. Những điều nói ra trong cuộc họp hạn chế hôm trước đã được khẳng định lại một cách mạnh mẽ hơn nữa. Trung Quốc muốn Lào và Campuchia trở thành những nước trung lập, có thể duy trì chế độ quân chủ. Hai nước được hoàn toàn tự do gia nhập Liên hiệp Pháp giống như Ấn Độ chẳng hạn vẫn còn là thành viên của khối Thịnh vượng chung66 (Nhưng tấm gương của Miến Điện ra khỏi khối Thịnh vượng chung ngay sau khi tuyên bố độc lập năm 1948 có thể hiểu như một lời khuyên nhủ Lào và Campuchia được tự do hoàn toàn đối với Liên hiệp Pháp. Trường hợp của Indonesia cũng thế vì quá trình đã bắt đầu như vậy để rốt cục đi tới bãi bỏ khối Liên hiệp Hà Lan-Indonesia ngày 10 tháng 8 năm 1954); có lẽ Trung Quốc cho đó là một đảm bảo chống lại việc Mỹ có thể đặt căn cứ quân sự ở hai nước này. Một lần nữa sự thật về quân đội Việt Minh thâm nhập vào hai nước Lào và Campuchia đã được thừa nhận một cách rõ ràng, vậy họ sẽ phải rút. Nhưng ngược lại có một đòi hỏi chưa bao giờ được nói ra rõ ràng: Việc phân vùng tập kết ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc67 (Trước đây đoàn đại biểu Pháp đã nêu ra ý kiến này. Xem hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ. Bản ghi nhớ về vấn đề Hội nghị Giơ-ne-vơ và chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày 12-6-1954, tr.5).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:12:35 am »

Phiên họp hạn chế ngày 18 tháng 6 đã đạt được những tiến bộ đầu tiên. Mở đầu bằng một bài tham luận hết sức gay gắt của Rô-béc-sơn (Robertson) một trong hai người phó của Bi-đơn Xmit, đã nhân danh nước Mỹ, khăng khăng tuyên bố rằng đề nghị của Trung Quốc là "không thể chấp nhận được"68 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.318). Ngay cả I-đơn, mặc dù vẫn quan hệ chặt chẽ với người Mỹ cũng phải đánh giá lời chỉ trích đó là "hoàn toàn bất ngờ"69 (A.E-den, Memoires (hồi ký) sách đã dẫn, tr.147). Bây giờ ngày càng hiển nhiên là Mỹ từ chối mọi thương lượng. Cùng ngày hôm đó, Ngô Đình Diệm một người theo chủ nghĩa quốc gia, theo đạo Thiên chúa và cấp tiến, thay thế Hoàng thân Bửu Lộc đứng đầu nội các Việt Nam. Mọi người đều biết những quan hệ thân thiết của Diệm với Mỹ cũng như tình cảm chống Pháp của hắn. Cả hai sự kiện này, thái độ của Mỹ tại Giơ-ne-vơ và việc Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở Sài Gòn-không thể không có liên hệ chặt chẽ với nhau. Hơn nữa hai sự kiện đó không thể không làm người Trung Quốc lo ngại. Có lẽ đó là lý do đưa Chu Ân Lai, mặc dù những lời lẽ khá cứng rắn của Rô-béc-sơn, đến chỗ không chọn con đường tranh luận mà lại kiên trì con đường hòa giải mà ông đã bắt đầu lao vào từ 48 tiếng đồng hồ70 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.316-317).


Các đại biểu Campuchia và Lào công khai thừa nhận những cố gắng của Trung Quốc và không đi theo thái độ ngoan cố của Mỹ, họ đề nghị những ý kiến trên thực tế khá gần với đề nghị của Trung Quốc ngày 16 tháng 671 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.312-317). Còn Phạm Văn Đồng, ông ta cũng tỏ ra thái độ hòa giải và tuyên bố "Có quân tình nguyện Việt Nam ở hai nước đó (Lào và Campuchia). Họ đã rút, nếu còn, họ cũng sẽ rút"72 (Như trên, tr.318. Cũng xem Nhân dân nhật báo 20-6-1954). Một sự khẳng định như vậy của người đại diện Việt Nam dân chủ cộng hòa, chứng tỏ một ý muốn hòa dịu thật sự. Chauvel và Molotov lấy cớ đó để nhấn mạnh đến nhiều điểm gặp nhau giữa văn kiện của Trung Quốc và đề nghị của Campuchia và Lào. Pháp được giao dự thảo một văn kiện thỏa hiệp sẽ trình hội nghị vào hôm sau.


Ngày hôm đó không kết thúc bằng một sự thỏa thuận rõ rệt nào, song được coi như tích cực. Từ nay một điều được thừa nhận là việc Mỹ từ chối thương lượng không nhất thiết làm cho hội nghị thất bại "Lời kêu gọi" của Trung Quốc đã được Pháp, Anh, Lào và Campuchia đáp ứng thuận lợi.


Ngày hôm sau, 19 tháng 6 Chu Ân Lai luôn luôn có Trương Văn Thiên cùng đi, đến gặp I-đơn lần nữa73 (Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 196-1954). Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận rằng "Khi đã hoàn chỉnh xong các điều khoản của một giải pháp quân sự đề ra cho mỗi nước trong ba nước" thì cũng sẽ giải quyết dễ hơn các vấn đề khác, nhất là vấn đề kiểm soát74 (A.I-đơn, Mémoires (hồi ký) sách đã dẫn tr.147). Sau đó, hội nghị tiếp tục họp để nghiên cứu văn kiện do Đại sứ Chauvel khởi thảo hôm trước75 (J.Chauvel. Sách đã dẫn, tr.72, ghi lại rằng trước phiên họp đó, ông đã gặp gỡ rất lâu với Chu Ân Lai để tham khảo ý kiến về nội dung văn kiện này. Tuy nhiên Đại sứ nói thêm rằng ông ta không giữ lại một kỷ niệm rõ rệt nào về cuộc gặp này nhưng biên bản đã gửi về Paris có thể tìm thấy dễ dàng trong hồ sơ Bộ Ngoại giao Pháp. Thực ra chúng tôi không tìm được tài liệu nào như vậy. Hình như Chauvel đã lẫn lộn với cuộc gặp gỡ ngày 22 tháng 6 sau này với Chu Ân Lai để chuẩn bị cho cuộc nói chuyện tại Berne giữa hai thủ tướng Pháp và Trung Quốc. Nhân dịp đó đại biểu Pháp đã trao cho thủ tướng Trung Quốc một văn kiện về vấn đề Lào và Campuchia. Xem đoạn sau). Sau một vài nhận xét về chi tiết76 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.323-327), tất cả các đoàn đại biểu (kể cả Mỹ) thông qua: Các cuộc hội đàm về quân sự liên quan đến Campuchia và Lào sẽ được tổ chức77 (Như trên, tr.424. Bình luận của Trung Quốc trong tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 196-1954) theo cách thức như đã tiến hành từ 29 tháng 5 cho tới nay về Việt Nam.


Sau 5 tuần làm việc, kết quả đạt được chắc chắn còn khá mỏng manh, nhưng đối với Trung Quốc đó là kết quả đáng kể. Các Bộ trưởng Ngoại giao sẽ rời Giơ-ne-vơ với một thỏa thuận đảm bảo rằng "các cuộc thương thuyết sẽ được tiếp tục". Đó là điều Chu Ân Lai mong muốn như ông ta đã nói cho Bi-đôn biết ngày 1778 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/đoàn đại biểu Pháp/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm Bi-đôn-Chu Ân Lai tại trụ sở đoàn đại biểu Pháp ngày 17-6-1954, tr.2). Vậy sáng kiến mà ông đưa ra ngày 16 đã tránh cho hội nghị về Đông Dương không phải chịu chung số phận như hội nghị về Triều Tiên. Phải chăng điều đó đã chứng minh rằng chính phủ Bắc Kinh thật sự mong muốn đi đến giải quyết hòa bình các vấn đề châu Á nói chung, và vấn đề Đông Dương nói riêng, trong lúc chính phủ Washington ngược lại, từ chối mọi thảo luận có tính cách xây dựng. Tự nó, phải chăng đó đã là một kết quả quan trọng đối với dư luận thế giới. Vì vậy Trung Quốc tỏ ra lạc quan một cách hợp lý. Trong lúc các buổi phát thanh của Việt Minh ít nói về hội nghị, nhưng lại dành phần lớn các bài bình luận của họ nói về các hoạt động quân sự đang tiếp diễn, thì đài phát thanh Bắc Kinh trái lại đã hoan nghênh thỏa thuận ngày 19 tháng 6 như "một thắng lợi quan trọng" cho phép hy vọng hội nghị sẽ đem lại kết quả tốt đẹp trong vòng ba tuần lễ nữa79 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Cao ủy Pháp/Sài Gòn/23-6-1954. Khoảng thời gian ba tuần, ấn định theo tuyên bố của M.France (xem đoạn sau) đã được hội nghị coi là thời hạn mà các tiểu ban quân sự phải báo cáo công việc cho hội nghị). Về phần mình Chauvel trong báo cáo về hội nghị, đánh giá sáng kiến của Trung Quốc "có tính cách thúc đẩy quyết định"80 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Hội nghị Giơ-ne-vơ, Báo cáo của J.Chauvel/15-11-1954, tr.5).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:14:28 am »

Những cuộc nói chuyện giữa Trung Quốc và Campuchia, giữa Trung Quốc và Lào:

Những tiến bộ của hội nghị về vấn đề Campuchia và Lào còn cho phép Chu Ân Lai, trước khi rời Giơ-ne-vơ có những cuộc nói chuyện tay đôi bổ ích với đại biểu hai nước đó.

Kết thúc phiên họp ngày 19 tháng 6, Chu Ân Lai đã bày tỏ ý muốn nói chuyện với các đại diện của hai Vương quốc81 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Chauvel/Giơ-ne-vơ,s ố 815-820/21-6-1954. Toàn bộ biên bản các cuộc gặp gỡ Trung Quốc-Campuchia và Trung Quốc-Lào là rút từ điện trên đây sẽ không dẫn ra nữa. Các cuộc nói chuyện với nhiều đại biểu trong đoàn Việt Nam khẳng định là không hề có cuộc gặp Trung-Việt (ngụy) trong thời gian hội nghị). Thế là cuộc gặp được ấn định vào ngày hôm sau, trước hết là với người Campuchia. Trong gần một giờ, ngày 20 tháng 6, Tep Phan lần đầu tiên có dịp được nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc, lần này Thứ trưởng Lý Khắc Nông và Vụ trưởng vụ châu Á Trần Gia Khang82 (Tin Tân hoa xã Giơ-ne-vơ, 20-6-1954) cùng dự. Một cách hết sức thân ái, Chu Ân Lai lần lượt nhắc lại từng điểm trong lập luận mà ông đã phát biểu tại các phiên họp ngày 16, 18 và 19 tháng 6, cũng như trong buổi họp ngày 17 với Bi-đôn, ông ta nhắc lại quân tình nguyện Việt Minh sẽ phải rút hết khỏi lãnh thổ Campuchia: rằng sau đình chiến không một lực lượng nào có thể được đưa vào Campuchia và đặc biệt Trung Quốc rất coi trọng việc không có bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ của Vương quốc. "Về vấn đề chính trị đối nội, do có sự tồn tại của phong trào kháng chiến, chính phủ Campuchia phải giải quyết vấn đề đó có lợi cho đoàn kết dân tộc" và mỗi người đều có chỗ của mình trong cộng đồng Campuchia. Chu Ân Lai còn cho biết ở Trung Quốc cũng đã có vấn đề tương tự, sau đó đã tìm ra giải pháp: vậy có thể cũng phải tìm ra một giải pháp cho Campuchia83 (Đúng là sự so sánh có thể gây ra lo ngại đối với các lực lượng quốc gia (ngụy)).


Tóm lại, Trung Quốc khuyến khích chính phủ Vương quốc thương lượng về các vấn đề lực lượng ly khai trở về với tập thể quốc gia.

Không có gì mới thật sự so với lập trường của Chu Ân Lai về vấn đề Campuchia đưa ra từ bốn ngày nay. Tuy nhiên giọng nói của đại biểu Trung Quốc không phải là không làm cho người Campuchia phải xiêu lòng. Trung Quốc xem ra thật thà mong muốn Campuchia thực hiện hòa hợp dân tộc và thoát khỏi mọi sự thao túng của bên ngoài, dù là của Việt Minh hoặc nhất là của Mỹ. Có điều chú ý, chẳng hạn, không một lúc nào Chu Ân Lai đề cập vấn đề quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia, ông ta cố ý bỏ qua vấn đề đại diện của Đài Loan tại Phnôm-pênh84 (Quả thật có một lãnh sự Trung hoa quốc gia được phái đến bên cạnh chính quyền Bảo hộ Pháp ở Phnôm-pênh từ 1946; Khi Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia thì viên lãnh sự này hãy còn ở đó nhưng lại không được ủy nhiệm làm việc với các nhà đương cục Campuchia. Ông này ở Phnôm-pênh đến năm 1958 là năm kiến lập ngoại giao giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Campuchia (nguồn tin của Meyer cựu cố vấn của Thái tử Sihanouk 298-2-1954). Cần nhớ lại rằng ba ngày trước đó, ngày 17-6, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thỏa thuận với Anh trao đổi đại diện giữa hai nước mà không buộc Anh phải rút lãnh sự khỏi Đài Loan (xem đoạn trước ở chương V)). Như vậy thì tại sao lại nghi ngờ lòng trung thành của Trung Quốc khi Trung Quốc đề nghị với các nước Đông Nam châu Á một công thức cùng tồn tại hòa bình, cho phép mỗi nước được sống yên ổn.


Ngày hôm sau, 21 tháng 6, đến lượt Phủi-Sananikone, đại diện Lào gặp Chu Ân Lai, Lý Khắc Nông và Trần Gia Khang85 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, ngày 21-6-1954). Thủ tướng Trung Quốc nói cho đại diện Lào biết sự quan tâm của đoàn đại biểu Trung Quốc bằng những lời lẽ không khác mấy so với buổi hôm trước nói chuyện với Tep Phan: rút lực lượng Việt Minh, chống lại việc Mỹ đặt căn cứ quân sự tại Lào, khả năng để Lào vẫn ở lại trong Liên hiệp Pháp v.v... Tuy nhiên Chu Ân Lai tỏ vẻ lẩn tránh các vấn đề nội bộ của Vương quốc, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của phong trào kháng chiến Lào một cách rõ ràng hơn khi nói với đoàn đại biểu Campuchia. Có lẽ đó là hậu quả của những bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Minh trong vấn đề Pathet Lào86 (Trong khi Chu Ân Lai nói với Bi-đôn ngày 17 tháng 6 về một khu tập kết ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc (Hồ sơ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp/Bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm giữa Bi-đôn và Chu Ân Lai tại trụ sở phái đoàn đại biểu Pháp ngày 17-6-1954", tr.5, thì cùng lúc đó Việt Minh lại đòi "kiểm soát quá nửa Lào, nhất là phần lớn Trung và Hạ Lào, kể cả gần toàn bộ cao nguyên Bô-lô-ven" (Hồ sơ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Chauvel/Giơ-ne-vơ/số 923-927/27-6-1954)). Khi Sananikone tỏ ý muốn gặp Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai hứa sẽ tạo mọi sự dễ dàng cho cuộc tiếp xúc đó87 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp ngày 29-6-1954/Biên bản về cuộc gặp Chu Ân Lai ngày 21 tháng 6 do Sananikone điện về Viên Chăn (bản sao lưu ở hồ sơ đoàn đại biểu Pháp)). Trước mắt Chu Ân Lai mời Sananikone ngay buổi tối hôm đó, đến dự bữa tiệc ông ta chiêu đãi đoàn đại biểu Việt Minh.


Bữa cơm tối 21 tháng 6 thực tế là dịp để người Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Minh gặp nhau88 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Roux/Giơ-ne-vơ số 878-885/27-6-1954). Về phía Trung Quốc số lượng đông đảo nhân vật có mặt nói lên tầm quan trọng của cuộc chiêu đãi: ngoài Chu Ân Lai chủ tọa còn có tướng Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Lý Khắc Nông, Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa, Trần Gia Khang, Wang Cho Ju (?)89 (Tin Tân hoa xã Giơ-ne-vơ 21-6-1954). Như điện báo cáo sau đó của đại diện Lào gửi về Viên Chăn, buổi chiêu đãi tối hôm đó diễn ra hết sức thân mật. Chu Ân Lai đem lại cho tất cả mọi người "ấn tượng về ý muốn chân thành của ông góp phần hòa giải các bên có liên quan"90 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/29-6-1954/Điện báo cáo của Sananikone gửi về Viên Chăn đã dẫn ở trên). Mấy tiếng đồng hồ trước khi Chu Ân Lai lên đường thăm Ấn Độ, đây là một kết quả rất tích cực đối với Trung Quốc, tô đậm nét hơn nữa hình ảnh người chiến sỹ hòa bình ở châu Á. Trong lúc chính phủ Mỹ cố gắng chứng minh rằng "cùng tồn tại hòa bình" do các nước phương Đông đề nghị chỉ là lừa bịp thì ngược lại Trung Quốc muốn chứng minh đúng là một cách khiêm tốn ý muốn thật sự giúp vào việc giải quyết vấn đề Đông Dương bằng cách đưa các đoàn đại biểu các phe đối địch ngồi lại với nhau. Các đoàn này cho tới nay mới chỉ có thể trao đổi quan điểm trong khuôn khổ các buổi họp toàn thể hay hạn chế. Thực tế, Chu Ân Lai đã giúp cho Phạm Văn Đồng có thể gặp riêng Tep Phan ngày 22 và 24 tháng 691 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Roux/Giơ-ne-vơ số 878-885/22-6-1954), gặp Sananikone ngày 23 tháng 6 tại nơi làm việc của đoàn đại biểu Trung Quốc. Cũng tại nơi này bắt đầu từ 20 tháng 6 đã diễn ra các cuộc gặp riêng giữa Đại sứ Chauvel và trưởng đoàn đại biểu Việt Minh92 (G.Chauvel sách đã dẫn, tr.74 và 76. Được khẳng định bằng cuộc nói chuyện ngày 4-6-1975 với Chauvel).


Từ nay Chu Ân Lai hoàn toàn làm chủ ván bài của mình. Người ta thấy ở ông tầm cỡ thực sự của một nhà ngoại giao sắc sảo. Nói một cách đơn giản hơn với đề nghị ngày 16 tháng 6, ông đã thành công trong việc xóa nhòa thất bại của hội nghị về Triều Tiên. Cuộc gặp M.Phrăng ngày 23 tháng 6 còn khẳng định thêm ấn tượng này, đồng thời mở ra cho hội nghị Đông Dương những triển vọng tốt đẹp hơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:16:46 am »

Những cuộc hội đàm tại Berne

Thái độ của Trung Quốc đối với chính phủ mới của Pháp


Từ lâu, thái độ của chính phủ Lanienl, nhất là thái độ của Bộ trưởng Ngoại giao Bi-đôn tại Giơ-ne-vơ đã là đối tượng đả kích gay gắt của Trung Quốc. Khi cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Pháp, những cuộc đả kích ấy còn kịch liệt hơn nữa. Báo chí Trung Quốc chỉ trích chính phủ Laniel chơi trò "hai mặt" một mặt tại Giơ-ne-vơ, Bi-đôn ra vẻ muốn đi đến hòa bình, nhưng mặt khác ở Paris, những quyết định nối tiếp nhau chứng tỏ ngược lại là người ta tìm cách mở rộng chiến tranh. Ví như chính phủ Pháp đã tham gia tích cực các cuộc "hội nghị về quân sự giữa năm nước"93 (Đây là cuộc họp giữa các bộ tham mưu Mỹ, Pháp, Anh, Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân. Xem đoạn trước chương II. Phiên họp cuối cùng đã được triệu tập sớm mấy ngày ở Washington) và ủng hộ lời kêu gọi của Thái Lan tại Liên hiệp quốc94 (Lời kêu gọi ngày 29 tháng 5-1954 yêu cầu Liên hiệp quốc cử quan sát viên để điều tra về sự uy hiếp của Cộng sản ở Đông Dương, xem chương V). Trong lúc nhân dân Pháp mong muốn chấm dứt cuộc "chiến tranh bẩn thỉu", chính phủ Laniel quyết định gọi nhập ngũ trước thời hạn nửa thứ hai lớp tân binh khóa 195495 (Nhân dân nhật báo ngày 6-6-1954. Quyết định cuối cùng này xảy ra ngày 8 tháng 5). Việc Phê-đê-rích Đuy-pông (Féderic Dupont) thay thế Mác Giắc-kê làm quốc vụ khanh Bộ các quốc gia liên kết không được Trung Quốc hoan nghênh mấy vì Trung Quốc đánh giá người phụ trách mới của Bộ các quốc gia liên kết là một trong những phần tử cực hữu của phản động cực đoan trước chiến tranh thế giới lần thứ hai96 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 4-9-1954). Đồng thời việc cử tướng Ê-ly thay thế tướng Na-va cũng vậy, chứng tỏ rằng đối với báo chí Trung Quốc, Pháp quyết định theo đuổi ở Đông Dương một chính sách thuộc địa, trung thành với lợi ích của Mỹ97 (Như trên). Hết thảy các bài báo Pháp và nước ngoài, lên án Bi-đôn có thái độ lấy lòng chính phủ Washington đều được hãng thông tấn Tân hoa xã trích đăng một cách hệ thống98 (Ví dụ như tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, ngày 7-6-1954 trích dẫn báo Tribune des Nations (Diễn đàn các dân tộc), Paris 4-6-1954). Những sự việc vụn vặt nhất cũng được giải thích theo hướng mở rộng chiến tranh của giới hiếu chiến Pháp mà hiện thân là Chính phủ Laniel, chẳng hạn như việc mở phòng tuyển mộ của đội Lê dương ở Cologne99 (Như trên, Bắc Kinh 8-5-1954).


Những cố gắng của các phái đối lập với chính phủ cũng được Trung Quốc chăm chú theo dõi với mức độ tương tự. Những cố gắng của M.Phrăng càng mở rộng bao nhiêu thì báo chí Trung Quốc càng gán cho chúng tầm quan trọng bấy nhiêu. Những tham luận của M.Phrăng ở hạ viện ngày 1 và 2 tháng 6 đã được báo chí Trung Quốc đăng lại một cách chu đáo nhất là những câu chất vấn Laniel liên quan đến quyền tự do hành động của đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ không phụ thuộc vào Mỹ100 (Tin Tân hoa xã/Giơ-ne-vơ 4-6-1954). Bài diễn văn tại bữa việc ăn trưa ngày 9 tháng 6 tại Hội báo chí Anh-Mỹ đã được hoan nghênh đặc biệt. Tại đó nghị sĩ cấp tiến M.Phrăng đã tuyên bố rằng chính sách của Laniel và Bi-đôn đi ngược lại lợi ích dân tộc của Pháp. Bình luận lời tuyên bố đó, báo chí Trung Quốc khẳng định rằng việc tiếp tục chiến tranh không những gây tổn thất về người và tiền bạc mà cũng còn là một nguyên nhân làm suy yếu cả châu Âu nữa; mỗi lần gửi tiếp viện sang Đông Dương lại làm sâu sắc thêm tình trạng mất cân bằng giữa Pháp và Tây Đức, lợi ích của Pháp là tìm kiếm ở Giơ-ne-vơ một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương101 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, ngày 12-6-1954).


Vì vậy mấy ngày sau việc chính phủ Laniel đổ đã được Trung Quốc giải thích như một bằng chứng về thất bại của "trò chơi hai mặt" của Bi-đôn ở Giơ-ne-vơ từ bảy tuần nay và đó là một sự kiện làm cho người ta tin tưởng vào kết quả của hội nghị102 (Như trên, Giơ-ne-vơ, 14-6-1954). Chắc chắn là sẽ có nhiều nguy cơ Mỹ sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng này để làm hội nghị thất bại, nhưng ngược lại, nhân dân Pháp-như tờ Nhân dân nhật báo đã khẳng định-sẽ không tha thứ cho chính sách phản động của nhóm thân Mỹ, Laniel, Bi-đôn nữa103 (Nhân dân nhật báo, 15-6-1954). Nếu M.Phrăng được nhân dân tín nhiệm chính là vì ông ta đã hứa sẽ đem lại "hòa bình trong vòng một tháng". Bây giờ ông ta cần kiên quyết chọn một thái độ độc lập đối với Mỹ. Những đề nghị xây dựng của Trung Quốc đưa ra ngày 16 tháng 6 đã loại trừ mọi lý do mà các nước phương Tây viện ra để ngăn cản hội nghị tiến triển. Từ nay đã có cơ sở vững chắc cho một giải pháp hòa bình ở Đông Dương104 (Đại công báo 20-6-1954 (Xã luận). Báo cáo trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Buzon Hồng Công số 201-203/22-6-1954). Ngoài ra ngay tại Giơ-ne-vơ, Chu Ân Lai đã cho một vài vị khách đến thăm biết lòng mong muốn của ông ta được thấy hội nghị tiến triển với chính phủ mới lên cầm quyền ở Pháp. Vì vậy ngày 19 tháng 6 Chu Ân Lai đã tiếp Ronning (Chester Ronning), người cầm đầu phái đoàn Canada tại hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên105 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 19-6-1954). Ông này đã từng làm đại diện ở Trung Quốc năm 1949 và biết rất rõ thủ tướng Trung Quốc. Vì vậy Chu Ân Lai đã nói chuyện với ông ta khá thoải mái về sự tiến triển của hội nghị, đã gợi lại rất lâu về thời gian du học tại Paris, rồi kết luận: "tôi yêu mến nước Pháp (...) Ý muốn tha thiết của tôi, ông hãy tin như thế, là được thấy nước Pháp phục hồi sức mạnh của mình, điều đó chỉ có thể thực hiện được một khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt (...). Vì vậy tôi sung sướng thấy nước Pháp có một chính phủ khá mạnh để hành động (...). Vì vậy tôi sung sướng thấy nước Pháp có một chính phủ khá mạnh để hành động (...). Ông M.Phrăng đã tháy được tình hình và đã hành động một cách khôn ngoan"106 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, tin của Voillery Reyjavik số 250 SG/8-8-1954. Ronning sau đó được cử làm đại sứ Canada tại Islande, kể lại câu chuyện này cho đại sứ Pháp tại Reykjavik. Ông ta nói thêm về thái độ đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ như sau: "Người Trung Quốc... Không lệ thuộc vào Liên Xô như người ta thường nghĩ như vậy. Thực tế là họ muốn có hòa bình ở Đông Dương, nhất là sau thất bại ở Hội nghị về Triều Tiên, nền hòa bình đó rất cần đối với họ để thực hiện dự án to lớn về công nghiệp hóa đất nước và do đó cũng có nền an ninh và độc lập của họ - họ đã buộc người Nga phải tôn trọng ý muốn đó (...)").


Ngoài ra chính Chu Ân Lai là người chủ động yêu cầu đoàn đại biểu Pháp tổ chức cuộc gặp giữa ông ta và thủ tướng mới của Nội các Pháp107 (J.C.Chauvel sách đã dẫn, tr.73). M.Phrăng cũng đã nghĩ đến một cuộc gặp như vậy108 (M.Phrăng đã cho B.Smith biết ông muốn gặp Chu Ân Lai từ ngày 19 tháng 6 (D.D.Eisenhower, sách đã dẫn, tr.308) nên rất hoan nghênh ý kiến đó và đề nghị ngay lập tức một cuộc họp ở ngoại ô Paris109 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Chauvel/Paris số 1076/20-6-1954. Ông M.Phrăng nói là ông ta đề nghị chọn thành phố Dijjon làm nơi hội đàm với Chu Ân Lai (nói chuyện ngày 4 tháng 7 năm 1975)). Đại tá Ghi-éc-ma được giao nhiệm vụ đi bàn với đoàn đại biểu Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc cho biết thủ tướng Trung Quốc không thể đi Pháp vì vậy đề nghị cuộc họp sẽ tổ chức ở một thành phố nào đó của Thụy Sĩ110 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/số 807/2-6-1954). Theo gợi ý của Chauvel, Berne111 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/số 828/22-6-1954; J.Chauvel, sách đã dẫn, tr.73) đã được chọn làm hai thủ tướng gặp nhau. Thời gian được ấn định là 23 tháng 6. Địa điểm gặp là Đại sứ quán Pháp tức là lãnh thổ Pháp, điều này đối với Trung Quốc là một cử chỉ thiện chí rõ rệt112 (Nhận xét của M.Phrăng (nói chuyện ngày 3 tháng 7 năm 1975)).


Để chuẩn bị cho cuộc họp, ngày 22 tháng 6, Chauvel đến gặp Chu Ân Lai113 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/Bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm giữa Chauvel và Chu Ân Lai ngày 22-6-1954/22-6-1954, 4 trang). Sau khi giới thiệu cho đại biểu Pháp hai ông Lý Khắc Nông, Thứ trưởng Ngoại giao và Trần Gia Khang, Vụ trưởng vụ châu Á sẽ lãnh đạo đoàn đại biểu Trung Quốc trong thời gian ông ta vắng mặt, thủ tướng Trung Quốc đề cập đến bản thân cuộc hội nghị. Thật ra người ta không trông đợi cuộc nói chuyện này thêm điều gì rõ ràng cả. Chauvel đưa cho Chu Ân Lai hai dự thảo và về các vấn đề Lào và Campuchia, nhưng trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc muốn dành câu trả lời cho đến khi Cu-dơ-nết-xốp đến Giơ-ne-vơ cầm đầu đoàn đại biểu Liên Xô. Tối hôm đó hãng thông tấn Tân hoa xã báo tin về cuộc gặp dự kiến vào ngày hôm sau giữa Chu Ân Lai và M.Phrăng114 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 22-6-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 07:18:45 am »

Cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và Măng-đét Phrăng

Cuộc hội đàm giữa hai vị đứng đầu chính phủ diễn ra ngày 23 tháng 6 bắt đầu từ 15 giờ trong sứ quán Pháp tại Berne115 (Cần lưu ý rằng cuộc gặp này diễn ra trong lúc Molotov đã lên đường trở về Liên Xô). Cùng đi với Chu Ân Lai có Lý Khắc Nông, Feng Hsuan (?), công sứ Trung Quốc tại Liên bang Thụy Sĩ và Hoàn Hương, vụ trưởng Vụ Tây Âu và châu Phi116 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 23-6-1954. Hai thứ trưởng khác Trương Văn Thiên và Vương Gia Tường đã rời Giơ-ne-vơ từ hôm trước. Cùng dự với M.Phrăng có Chauvel, Roux, Guillermaz). Chauvel ghi lại "Hôm đó trời đẹp. Tôi đưa các vị khách ra sân thượng, mời họ uống chè Tàu nhưng không ai uống còn nước cam thì được mọi người ưa chuộng. Sau đó cuộc nói chuyện bắt đầu117 (G.Chauvel, sách đã dẫn, tr.74).


Thực ra cuộc hội đàm bắt đầu khá khó khăn, Chu Ân Lai biết ít về M.Phrăng, trong giờ phút đầu tiên, ẩn mình trong sự dè dặt hoàn toàn chính thức đối với người đối thoại mới118 (Như trên, nhớ lại rằng trong các cuộc thảo luận tại Quốc hội M.Phrăng đã bác bỏ những ý kiến của các nghị sĩ cộng sản, báo chí Trung Quốc không hề nói đến việc này). Ông ta tuyên bố ngay lúc bắt đầu câu chuyện, như để đánh dấu rõ rệt hơn việc chuyển sang giai đoạn mới của hội nghị119 (Điều đó có thể được giải thích như một số phản ứng đối với các biện pháp quân sự mới của M.Phrăng nếu hội nghị đi đến thất bại). "Chắc là ngài không thể không biết rằng Trung Quốc không sợ đe dọa và không thừa nhận sự đe dọa như là những thủ tục đàm phán". Rồi ông thủ tướng trình bày dài dòng tất cả những điểm đã thỏa thuận và tất cả những điều nhượng bộ của Trung Quốc. Tức là ông ta lần lượt gợi lại, như ông đã làm từ một tuần nay với từng  đoàn đại biểu ở ba nước Đông Dương về những tình hình khác nhau ở mỗi nước, tương lai của Lào và Campuchia, quân đội Việt Minh cần rút khỏi hai nước đó, về ý muốn của Trung Quốc không để Liên hiệp quốc can thiệp vào cuộc xung đột này và ngăn cấm Mỹ không được đặt căn cứ quân sự ở bán đảo Đông Dương, ba nước Đông Dương có thể ở lại trong khối Liên hiệp Pháp, v.v... đó là những ý kiến đậm màu sắc ôn hòa và chứng minh ý muốn thật sự đi đến một giải pháp có thể thỏa mãn được các bên.


Nếu, nhìn chung cuộc nói chuyện không đem lại điều gì căn bản mới mẻ so với những điều đã trình bày với Bi-đôn hôm 17 tháng 6120 (Măng-đét Phrăng cho rằng trong cuộc gặp hôm 23 tháng 6, Chu Ân Lai sẽ nói đến những ý kiến quyết định về Campuchia và Lào. (Nói chuyện với M.Phrăng ngày 3 tháng 7 năm 1975). Thực ra Thủ tướng Trung Quốc chỉ khẳng định lại nội dung đã nói với Bi-đôn hôm 17 tháng 6 mà M.Phrăng không được biết)), nó cũng cho phép xác định rõ hơn những ý kiến cho tới nay còn khá mập mờ. Chu Ân Lai đã nói rõ rằng ở Việt Nam tiếp theo ngừng bắn là "tuyển cử tự do", mở đường đi tới thống nhất đất nước. Ngoài ra ông cũng cho M.Phrăng biết Việt Minh cũng như Trung Quốc "sẵn sàng thừa nhận chủ quyền độc lập, thống nhất của Campuchia và Lào". Thủ tướng Trung Quốc cũng khẳng định rằng ông thúc đẩy "đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa nhích lại gần không những với nước Pháp mà với cả Việt Nam của Bảo Đại". Nhận xét sau cùng này là mới mẻ một cách đáng ngạc nhiên.


Trong thông báo về nội dung cuộc họp này gửi cho các sứ quán Pháp tại Luân Đôn và Washington vào ngày hôm sau. M.Phrăng nêu lên năm điều đáng ghi nhớ lại121 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện ngoại giao/Paris/số 9556-9561 (Luân Đôn) và 8652-9657 (Washington) 25-6-1954). Một mặt Trung Quốc đã không tìm cách đòi sự đền bù nhỏ nhất nào đối với những nhượng bộ của họ về vấn đề Lào và Campuchia122 (Người ta nhớ lại từ lâu, người Pháp sẵn sàng nhân nhượng cho Trung Quốc một số quyền lợi nhất là ở Bắc kỳ. Xem đoạn trước ở chương V). Thứ hai, Chu Ân Lai không những khẳng định lại sự đồng ý cần thảo luận các vấn đề quân sự trước các vấn đề thuần túy chính trị,  mà còn - đây là điều chủ yếu - lần đầu tiên tuyên bố rằng sau khi giải pháp quân sự, giải pháp chính trị có thể tiến hành theo nhiều bước trong một thời gian khá dài. Thứ ba, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã thừa nhận cần thiết phải đẩy nhanh việc thương lượng về tập kết quân đội Việt Nam-Chu Ân Lai đã nói đến thời hạn ba tuần lễ-còn nói thêm rằng Việt Minh cũng mong muốn Hội nghị nhanh chóng đi đến kết quả. Thứ tư, Trung Quốc đã không hề đề cập đến vấn đề Pháp công nhận về ngoại giao, cũng như vấn đề Đài Loan và vấn đề Trung Quốc gia nhập Liên hiệp quốc. Người ta bèn nhanh chóng báo cho Đài Bắc biết tin này. Cuối cùng Chu Ân Lai không tìm cách đòi chính phủ mới của Pháp phải có nhượng bộ đặc biệt gì.


Tóm lại người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc đã không hề tìm cách khai thác những khó khăn chính trị mà nước Pháp đang trải qua. Chẳng những thế, trước thủ tướng mới của Nội các Pháp, ông ta còn xác định những mục tiêu hành động của ông ta đúng với mức độ của nó. Ông tuyên bố "Đoàn đại biểu Trung Quốc chỉ có mục đích duy nhất là lập lại hòa bình ở Đông Dương, chứ không có tham vọng nào khác. Đoàn đại biểu Trung Quốc không đặt điều kiện gì". Sau đó hai bên từ biệt nhau với "một ấn tượng tốt đẹp", thừa nhận tiếp xúc tay đôi có lợi123 (G.Chauvel, sách đã dẫn, tr.75). Cuối buổi chiều hôm đó, Hoàng Hoa tổ chức họp báo tại Berne nói về cuộc gặp gỡ này124 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 23-6-1954).


Chưa thỏa thuận điều gì có tính chất quyết định cả, tuy nhiên, cuộc hội đàm đã làm náo động dư luận. Nếu ở Pháp và ở Anh, báo chí đưa về sự kiện đó một cách bình thường hoặc thích thú, thậm chí chỉ có thiện cảm125 (Ví dụ báo Times 24-6-1954. Báo cáo trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Masigli/Luân Đôn số 2576/24-6-1954), các báo hàng ngày ở bên kia Đại Tây Dương, trái lại phản ứng hoàn toàn khác. Đi đầu là tờ thời báo New York: "Một sự thỏa hiệp chính trị về Đông Dương giữa Bắc Kinh và Paris"126 (Báo New York times 25-6-1954. Báo cáo trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Bonnet/Washington, số 3752/25-6-1954). Còn trên tờ diễn đàn New York hai anh em Alxop viết bài dưới đầu đề "Sắp xảy ra một vụ Munich châu Á"127 (The New York Herald Tribune 25-6-1954). Mấy ngày sau khi quân đội Liên hiệp Pháp rút khỏi đồng bằng Bắc bộ (cuộc hành quân Auvergne128 (Cuộc hành quân Auvergne là trên đặt cho việc rút quân đội Liên hiệp Pháp khỏi đồng bằng Bắc bộ và tập trung xung quanh Hà Nội-Hải Phòng. Hai địa phận công giáo Bùi Chu, Phát Diệm đã bị bỏ lại. Thực ra những quyết định về mặt quân sự như vậy là tình hình nguy ngập của quân đội Liên hiệp Pháp đòi hỏi và do Chính phủ Laniel ban hành, không có liên quan gì đến cuộc hội đàm ở Berne) thì cái gọi là sự cấu kết Pháp-Hoa "xuất hiện càng rõ hơn nữa đối với một số người. Bất chấp nhiều lời cải chính của các giới chính thức Pháp, các nghị sĩ Mỹ-như nghị sĩ Cộng hòa Bentley-tuyên bố họ tin rằng cuộc rút lui ấy chỉ là giai đoạn đầu của sự thỏa hiệp giữa M.Phrăng và Chu Ân Lai. Phản ánh mối quan tâm của Bộ Ngoại giao, tờ thời báo viết rằng những giới chính thức Mỹ không được thông báo đầy đủ về tính chất các cuộc gặp riêng ở Berne, đến mức như tờ báo New York này cho rằng người ta có thể tự hỏi phải chăng liên minh Pháp-Mỹ đã phai nhạt?129 (The New York Times 4-7-1954. Cũng xem The New York Herald Tribune 7-7-1954. Báo cáo trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Bonnet/Washington/4004-4007/7-1954. Cảm giác này cũng còn do Pháp đã không ủng hộ Mỹ ở Liên hiệp quốc hai tuần trước đó trong cuộc khủng hoảng Guatemala). Một vài cơ quan báo chí, kể cả ở châu Âu, thậm chí có thể đề xuất rằng nước Pháp đã nhận là sẽ công nhận Trung hoa nhân dân và ủng hộ việc gia nhập của Trung Quốc và Liên hiệp quốc130 (Thí dụ như Tribune de Geneve/Diễn đàn Giơ-ne-vơ 25-6-1954). Cộng với nỗi lo sợ đã cảm thấy ở Washington đối với thái độ của Anh, những tin đồn ấy thậm chí đi đến chỗ làm nổ ra ở thủ đô Mỹ một chiến dịch dư luận thật sự, do các thượng nghị sĩ Nao-lên và Giôn-sơn nuôi dưỡng, chủ trương Mỹ rút khỏi Liên hiệp quốc nếu Trung hoa nhân dân được kết nạp vào tổ chức này131 (R.F.Randle, sách đã dẫn, tr.302-303. Những người đề xướng hành động này đã không làm cho Quốc hội Mỹ đi đến một quyết định như thế, nhưng Hạ nghị viện đã thông qua một nghị quyết phản đối việc gia nhập của Liên hiệp quốc và đòi hỏi tổng thống điều trần trước các nghị sỹ về việc Mỹ tiếp tục ở lại tổ chức thế giới này trong trường hợp chính phủ Bắc Kinh được nhận vào Liên hiệp quốc. House Résolution, số 167, 15-7-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM