Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:57:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2020, 10:02:32 pm »

Sự phát triển các cuộc hội đàm Trung-Pháp

Cũng như người Anh, người Pháp hoàn toàn ý thức được sự cần thiết phải đưa Trung Quốc vào trung tâm của cuộc thương lượng về Đông Dương. Một trong những mục tiêu chủ yếu mà Bộ Ngoại giao theo đuổi đúng là làm cho chính phủ Bắc Kinh "cam kết không can thiệp vào các vấn đề Đông Dương"73 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Schumann gửi đoàn đại diện Pháp tại Béc-lin/Thủ tướng Laniel gửi Bi-đôn/số 725-727/2-2-1954): Mấy tuần lễ trước khi bắt đầu Hội nghị Giơ-ne-vơ, người ta cho rằng "mục đích chủ yếu của hội nghị là đưa Trung Quốc đến chỗ cam kết không dính líu vào công việc Đông Dương và chấm dứt viện trợ cho Việt Minh"74 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Dejean/Cao ủy Pháp/Sài Gòn/số 94/26-2-1954). Đầu tháng 4, người đứng đầu Chính phủ Pháp còn nhắc lại rành rành trên diễn đàn Quốc hội: "Điều kiện cần thiết của việc lập lại hòa bình ở Đông Dương là phải chấm dứt viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh"75 (Báo Le Monde (Thế giới) 12-4-1954). Đó là điều mà sau này tướng Na-va, để chỉ trích mạnh hơn, gọi là "tư tưởng lớn" của Bộ Ngoại giao: các nhà ngoại giao của chúng ta "tưởng rằng (...) chúng ta có thể làm cho Trung Quốc rời bỏ Việt Minh để đổi lấy một sự nhượng bộ. Khi người ta nhắc lại việc Tito đã cố tình bỏ rơi quân khởi nghĩa Hi Lạp thì đó cũng là "tư tưởng lớn" của Bộ Ngoại giao"76 (H.Na-va, sách đã dẫn, tr.293-294). Đương nhiên, những quan điểm đó đều nhắc đến những cuộc gặp riêng giữa Pháp và Trung Quốc.


Ngoài những cuộc tiếp xúc đã được móc nối ngay từ trước khi khai mạc hội nghị về Đông Dương để tìm cách giải quyết vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ77 (Các cuộc gặp ngày 5 và 6 tháng 5. Xem đoạn trước, chương IV), người ta còn nhớ cuộc gặp bán chính thức đầu tiên, ít nhiều quan trọng, giữa Pháp và Trung Quốc vào ngày 18 tháng 5, trong bữa cơm tối giữa Vương Bính Nam, đại tá Ghi-éc-ma chuyên viên đoàn đại biểu Pháp, Pôn Bông-cua đại sứ Pháp, tổng thư ký hội nghị và Tung Ninh Chuan phiên dịch của đoàn đại biểu Trung Quốc78 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Gặp gỡ với Vương Bính Nam, tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc"/19-5-1954. Đoạn trình bày sau đây liên quan đến cuộc gặp ngày 18 tháng 5 sẽ hoàn toàn theo bản ghi nhớ này, và sẽ không dẫn ra nữa).


Thực ra những cuộc nói chuyện đó chỉ mang ý nghĩa thăm dò và khá chung chung. Tuy nhiên ngay tại cuộc gặp đó, đại biểu Trung Quốc đã đưa ra mấy nhận xét khá có ý nghĩa soi sáng cho đoàn đại biểu Pháp trên nhiều điểm quyết định. Sau khi nhắc lại rằng Trung Quốc đã triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất từ năm ngoái, rằng cố gắng kinh tế mà kế hoạch đó đòi hỏi, hơn bao giờ hết, sẽ hướng chính sách ngoại giao của Trung Quốc vào việc giải quyết hòa bình các vấn đề quốc tế đặt ra, Vương Bính Nam muốn biểu thị khá rõ tính độc lập của đoàn đại biểu Trung Quốc, nhất là đối với đoàn đại biểu Việt Minh. Vì vậy, người cộng sự của Chu Ân Lai đã đi tới mức tuyên bố với Đại tá Ghi-éc-ma: "Chúng tôi đến đây không phải để ủng hộ quan điểm của Việt Minh mà để làm hết sức mình lập lại hòa bình". Một lát sau, ông ta cũng khẳng định với Pôn Bông-cua rằng "Trung Quốc không nhất thiết khuyến khích Việt Minh hướng hoạt động quân sự về vùng đồng bằng", một câu nói trọng yếu giữa lúc việc phòng thủ khu vực Hà Nội-Hải Phòng là mối quan tâm lớn nhất của các giới hữu trách quân sự Pháp. Phải chăng đây chỉ là sự khôn khéo ngoại giao nhằm nhấn mạnh một lần nữa rằng Trung Quốc không can thiệp vào Đông Dương hoặc ngược lại là một dấu hiệu về đường lối mà chính phủ Bắc Kinh đã định? Tiến trình say này của hội nghị sẽ chỉ ra rằng cách giải thích thứ hai có lẽ gần với thực tế hơn.


Cũng các nhà đối ngoại nói trên sẽ lại còn gặp nhau lần nữa tối 27 tháng 5 sau khi Chu Ân Lai, trong phiên họp hạn chế lúc ban chiều đưa ra đề nghị sáu điểm liên quan đến đình chỉ chiến sự79 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Cuộc nói chuyện mới với Vương Bính Nam, tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc/29-5-1954. Đoạn trình bày sau đây liên quan đến cuộc gặp ngày 27 tháng 5 sẽ viết hoàn toàn theo bản ghi nhớ này, sẽ không dẫn ra nữa). Vấn đề trao đổi gồm cả tiến trình chung của hội nghị và kế hoạch của Trung Quốc. Sau khi nhận xét rằng các đại biểu này đã có ba kế hoạch về những "vấn đề cụ thể"-của I-đơn, Bi-đôn và Chu Ân Lai80 (Đây là đề nghị ngày 8 và 24 tháng 5 của Pháp, đề nghị ngày 25 tháng 5 của Anh và đề nghị ngày 27 của Trung Quốc. Vậy phải chăng Trung Quốc không coi đề nghị ngày 10 tháng 5 của Việt Minh là một kế hoạch về "các vấn đề cụ thể"?)-Vương Bính Nam một lần nữa đã nhấn mạnh ý của ông ta muốn hội nghị "đi đến một kết luận". Cũng nói như Chu Ân Lai ở cuộc họp, Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc họ Vương đã thừa nhận rằng "trường hợp của Việt Nam không phải giống như Pa-thet Lào và Campuchia". Đi xa hơn Bộ trưởng của ông, ông ta đã nói thêm: "Về phương diện này, lập trường của đoàn đại biểu Trung Quốc phù hợp với đoàn đại biểu Pháp". Hai người đối thoại, Pháp thấy ngay được điều khẳng định chủ yếu này, tuy nhiên cũng không làm cho Vương Bính Nam nói rõ hơn ý nghĩ của ông ta. Rồi với một "giọng nói thoải mái hơn" cuộc gặp lần trước, như Đại tá Ghi-éc-ma đã phải ghi lại,-cuộc thảo luận tiếp tục trên nhiều vấn đề khác nhau nêu ra tại các phiên họp trong mấy ngày qua. Đó là dịp mà Vương Bính Nam một lần nữa, đưa ra những nhận xét thú vị. Khi "người ta nói đến thương lượng, tức là hai bên đều có nhu cầu ngang nhau", điều này có thể hiểu là một sự xác nhận về sự mệt mỏi của Việt Minh81 (Người ta biết rằng một vài giới quân sự Pháp cho rằng Việt Minh đã hết khả năng (hoạt động) và từ đó trách cứ Chính phủ Pháp vội vàng "giải quyết bằng mọi giá". Xem H.Na-va, sách đã dẫn, tr.306-315). Hoặc các vùng tập kết "phải được xác định tùy theo hình thái bố trí lực lượng về quân sự hơn sự tán thành dễ dàng của Chu Ân Lai đối với đề nghị ngày 17 tháng 5 của Mô-lô-tốp là phải xem xét trước hết các vấn đề quân sự.


Ngày 30 tháng 5, vào cuối buổi chiều, các cuộc nói chuyện đó lại tiếp tục tại nhà riêng của tổng lãnh sự Pháp tại Giơ-ne-vơ, lần này về phía Pháp có thêm đại sứ Sô-ven dự82 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Cuộc gặp ngày 30-5"/31/5/1954. Đoạn trình bày sau đây liên quan đến cuộc gặp ngày 30-5 viết hoàn toàn theo bản ghi nhớ này và sẽ không được dẫn ra nữa. Trong cuốn Commentaire (bình luận) tr.65, Đại sứ Sô-ven với đôi chút dè dặt về sự trung thành của trí nhớ của ông ta, đã ghi lại cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai, vài cộng sự của Chu, bản thân Sô-ven, đại tá Ghi-éc-ma và phiên dịch người Pháp (A.Rygasloff), nhưng chúng tôi không tìm thấy tư liệu gì về cuộc gặp này trong Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao). Nhắc đến cuộc tranh cãi ở các buổi họp giữa các đoàn khác nhau về tính chất "trung lập" của những nước sẽ được mời vào Ủy ban quốc tế kiểm soát, hai bên hướng ngay cuộc trao đổi vào vấn đề đó. Điều đó cho phép Vương Bính Nam lần đầu tiên nói rành rọt rằng theo ý kiến đoàn đại biểu Trung Quốc, phải chọn các nước trung lập ngoài những nước tham dự hội nghị. Quả thực giải pháp này có vẻ được Sô-ven chấp nhận, ông này nhân đó "nói thoáng qua rằng ông Mơ-nông (Menon) tỏ ra quan tâm đến vấn đề này". Vương Bính Nam lưu ý đến nhận xét đó nhưng nói thêm rằng chưa có vấn đề cụ thể nào được đề cập giữa đoàn của ông ta với phái viên Ấn Độ83 (Mơ-nông đến Giơ-ne-vơ ngày 23 tháng 5. Các cuộc nói chuyện Trung-Ấn liên quan đến Đông Dương sẽ được đề cập ở chương VIII nhân dịp Chu Ân Lai thăm Ấn Độ). Sô-ven kết thúc cuộc gặp mà không khí là "thẳng thắn và thông cảm", bụng bảo dạ rằng "tin chắc rằng ông Bi-đôn sẵn sàng nghe những gì ông Chu Ân Lai có thể nói với ông ta...".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2020, 10:03:50 pm »

Thật vậy, cuộc gặp giữa hai trưởng đoàn diễn ra ngày 1 tháng 6. Bi-đôn tiếp Chu Ân Lai hết sức bí mật84 (G.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vi-lê, sách đã dẫn, tr.206, ghi lại rằng ngay khi đứng trước những đả kích kịch liệt của Măng-đét Phrăng, Bi-đôn không bao giờ nói về cuộc gặp gỡ này. Ngoài ra ông cũng không nói đến trong hồi ký của ông. Hãng thông tấn Tân hoa xã của Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ chỉ nói đến cuộc gặp này khi đưa tin về cuộc gặp lần thứ ba ngày 17 tháng 6, giữa hai bộ trưởng. Măng-đét Phrawng xác nhận rằng trong cuộc gặp Chu Ân Lai ngày 23 tháng 6 ở Berne (xem chương VIII ở đoạn sau) ông ta không biết gì về cuộc gặp ngày 1 tháng (và cả những cuộc gặp tiếp theo) giữa Bi-đôn và Chu Ân Lai (nói chuyện với Măng-đét Phrăng ngày 3-7-1975). Điều này khá ngạc nhiên bởi vì nếu cho rằng những cộng sự của Bi-đôn (nhất là Sô-ven) đã giấu không cho Măng-đét Phrăng biết (đó là lập trường của M.Phăng) thì ít ra Măng-đét Phrăng cũng phải biết về cuộc gặp ngày 17 tháng 6 do Tân hoa xã tại Giơ-ne-vơ đưa tin. Đúng là có thể báo chí phương Tây đã hoàn toàn bỏ qua tin đó của Tân hoa xã) ở biệt thự Joli Port (cảng đẹp)85 (G.Sô-ven, sđ, tr.65, ghi lại "Ông Bi-đôn đến nhà của đồng nghiệp Trung Quốc ngày 1 tháng 6 vào lúc chập tối. Nhưng đây phải là sự lầm lẫn về trí nhớ về biên bản về cuộc gặp do phiên dịch ghi đã mở đầu như sau: "Tôi (Bi-đôn) rất biết ơn ông Chu Ân Lai đã đến nhà tôi để..." Ngược lại cuộc gặp lần thứ hai giữa hai người vào ngày 7 tháng 6 đúng là ở nhà của Chu Ân Lai sau 9 giờ tối), có Sô-ven cùng dự. Sau này, Sô-ven ghi lại về cuộc gặp gỡ đầu tiên đó:

"Tôi hơi lo ngại vì ông bộ trưởng của tôi tối hôm đó có vẻ không được khỏe. Cuộc nói chuyện mở đầu một cách chật vật. Ông Bi-đôn thản nhiên đưa ra những công thức mà ý nghĩa chưa rõ ràng và các phiên dịch phải làm việc khá vất vả. Ông tỏ ra xuất sắc hơn mọi khi. Ông bộ trưởng Trung Quốc không hiểu rõ người đối thoại của mình sẽ đi đến đâu, dù sao cũng đáp lại một cách lễ độ. Ông ta đã không có dịp gặp những nhân vật Nhà nước của Pháp ở Tua (Tours)86 (Chúng tôi đã có dịp nhận xét rằng trái với Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai không tham dự Đại hội Tours) hay ở Bi-lăng-cua (Billancourt), ông ta có thể nghĩ rằng thủ trưởng của tôi là con người lịch thiệp"87 (G.Sô-ven, (sách đã dẫn, tr.65. Về phần mình đại sứ C.Ronning ghi lại rằng đối với Chu Ân Lai "Bi-đôn là một người rất khó hiểu", sách đã dẫn, tr.238).


Cuộc nói chuyện không vì thế mà kém đậm đà "hữu nghị", và là dịp trao đổi những câu chuyện lý thú88 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm Bi-đôn-Chu Ân Lai, ngày 1-6-1954"/2-6-1954: Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về Hội đàm giữa trưởng đoàn Bi-đôn và ông Chu Ân Lai, ngày 1-6-1954. Đoạn trình bày sau đây liên quan đến cuộc gặp ngày 1-6 hoàn toàn sẽ viết theo hai bản ghi nhớ này, và sẽ không dẫn ra nữa). Trước hết, Chu Ân Lai nhấn mạnh mối quan tâm của Trung Quốc là tránh mọi sự mở rộng cuộc xung đột, bằng cách tố cáo những kẻ "muốn trương lên sự đe dọa". Luận điệu này, dĩ nhiên nhằm vào Mỹ, nhưng cũng có thể đả kích kín đáo chính sách của Pháp vào lúc mà, một lần nữa, người ta nói đến các cuộc thương lượng Pháp-Mỹ về khả năng Mỹ có thể can thiệp ở Đông Dương. Ba ngày trước đó, ngày 29 tháng 5, Liên hiệp quốc đã nhận được yêu cầu của Thái Lan cử quan sát viên đến điều tra tại chỗ về sự đe dọa của cộng sản ở bán đảo89 (Xem đoạn trước, chương V). Về điều này, Chu Ân Lai hết sức dứt khoát: "Chúng tôi tin là có nguy cơ can thiệp của Mỹ, sự can thiệp này chẳng có lợi gì cho Pháp cũng như cho Đông Dương và Đông Nam châu Á. Nó có hại cho an ninh của Đông Nam châu Á và của Trung Quốc, và đó là mối quan tâm của chúng tôi". Và Thủ tướng Trung Quốc kết luận: "Chúng tôi tin chắc là về phía các ngài, các ngài có thể giúp chúng tôi ngăn chặn sự đe dọa đó".


Rồi, sau nhiều lần gợi ý là đoàn đại biểu Pháp nên thảo luận trực tiếp với Việt Minh, Chu Ân Lai cố gắng làm dịu bớt quan điểm của đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cho rằng "không một bên nào cần phải dừng lại ở những giải pháp từ bỏ" và một nền hòa bình trong danh dự là có thể được, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đi đến mức khẳng định rằng: "Ông Phạm Văn Đồng không đòi hỏi giành được ở hội nghị những gì ông ta không thể giành được trên chiến trường". Câu đó có thể gần với lời lẽ của Vương Bính Nam trong buổi gặp ngày 27 tháng 5 với đại sứ Pôn Bông-cua và Đại tá Ghi-éc-ma, nói rằng "Khi người ta nói đến thương lượng tức là hai bên có nhu cầu ngang nhau".


Từ nay, thế là các cuộc nói chuyện Trung-Pháp dứt khoát được triển khai. Ngày 5 và 6 tháng 6, Vương Bính Nam lại gặp Sô-ven lần nữa. Tại cuộc gặp ngày 590 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/Bộ Ngoại giao về "Cuộc nói chuyện giữa Sô-ven và Vương Bính Nam, Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc, 5-6-1954/7-5-1954), sau khi cho đại diện Trung Quốc biết các cuộc hội đàm tay đôi với Việt Minh dẫm chân tại chỗ, Sô-ven tìm cách hướng cuộc thảo luận vào việc lựa chọn những nước có thể lập thành Ủy ban quốc tế kiểm soát. Như hôm 30 tháng 5, đại sứ Sô-ven lại nêu ra khả năng chọn Ấn Độ. Nhưng một lần nữa, Vương Bính Nam lảng tránh và chỉ nói rằng đã có hai đề nghị được đưa ra là Liên hiệp quốc và Nhật Bản và đều không được Trung Quốc chấp nhận. Trái lại, ông ta nhấn mạnh đến ý muốn của đoàn đại biểu Trung Quốc là đi tới một sự kiểm soát toàn bộ (trên không, trên biển và trên bộ) đối với mỗi nước Đông Dương, làm thế nào để Mỹ không thể đặt một căn cứ quân sự nào ở Lào hay Campuchia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2020, 10:04:20 pm »

Cũng những đề tài này lại được đề cập đến trong buổi gặp hôm sau91 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Cuộc nói chuyện ngày 6-6-1954 giữa đại sứ Sô-ven và ông Vương Bính Nam, Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc"/7-6-1954). Không hơn gì hôm trước, Vương Bính Nam không phát biểu ý kiến về trường hợp Ấn Độ. Ông ta nói: "trong lúc này chúng tôi ủng hộ đề nghị Liên Xô tức là đề nghị về bốn nước trung lập. Chúng tôi cũng nghiên cứu quan điểm của ông Sô-ven và chúng tôi tin là nếu tỏ ra thực tế thì có thể tìm ra một thỏa thuận". Người ta chỉ có thể nhận xét rằng đoàn đại biểu Trung Quốc đã chậm chạp trong việc đồng tình với đề nghị của đoàn đại biểu Pháp (và cả của Anh về việc Ấn Độ tham gia Ủy ban kiểm soát, một sự chậm chạp đáng ngạc nhiên trong lúc ở Bắc Kinh cũng như ở Niu Đêli người ta nhiệt liệt chào mừng tình hữu nghị gắn bó nhân dân hai nước. Sau đó người ta đồng ý thu xếp một cuộc gặp lần thứ hai giữa Chu Ân Lai và Bi-đôn, lần này tại nhà riêng của thủ tướng Trung Quốc. Cuộc hội đàm đã kết thúc và Đại sứ Sô-ven đã ghi lại một cách văn vẻ trong cuốn "Bình luận" (Commentaire) của ông: "Trước mặt chúng tôi là ngọn núi trắng (Mont Blanc) bị mây che phủ. Lúc các vị khách của chúng tôi sắp ra về, mây tan đi và ánh mặt trời chiếu sáng lớp tuyết trên đỉnh núi. Tôi lấy cảnh đó để bày tỏ hi vọng rằng tình thế cũng sẽ biến chuyển như vậy"92 (G.Sô-ven, sđ, tr.64. Chúng tôi lưu ý rằng đại sứ đưa ra nhận xét này trong cuốn Commentaire (Bình luận) của ông về cuộc gặp đầu tiên với Vương Bính Nam (tức là ngày 30 tháng 5), trong khi câu chuyện này lại xảy ra trong cuộc hội đàm ngày 6-6-1954). Đại sứ viết thêm: "Tám năm sau, cũng ông Vương Bính Nam ấy, gặp lại cũng Đại tá Ghi-éc-ma tại hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề Lào, đã nhắc lại nhận xét đó".


Ngày 7 tháng 6, Trưởng đoàn Bi-đôn gặp Chu Ân Lai lần thứ hai93 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm Bi-đôn-Chu Ân Lai ngày 7-6-1954/8-6-1954 (biên bản phiên dịch). Đoạn trình bày sau đây liên quan đến cuộc gặp ngày 7-6 hoàn toàn viết theo hai bản ghi nhớ này và sẽ không dẫn ra nữa). Vấn đề kiểm soát lại là trung tâm cuộc thảo luận. Trong lúc Bi-đôn lại nêu Ấn Độ và nhấn mạnh sự cần thiết phải lập một ủy ban đủ sức quyết đoán. Trưởng đoàn Trung Quốc lần này cũng từ chối phát biểu ý kiến về những nước có thể tham gia Ủy ban quốc tế nhưng nhấn mạnh rằng ủy ban đó phải làm việc trên cơ sở nhất trí, và mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết. Sau đó, ông bộ trưởng Pháp tìm cách mở rộng cuộc thảo luận sang các vấn đề khác ở châu Á

"Chính phủ tôi cũng như bản thân tôi không bao giờ muốn thấy cuộc nói chuyện chỉ thu hẹp vào vấn đề Đông Dương, vấn đề đó không thể tách khỏi vấn đề chung. Chúng tôi nghĩ rằng đến lúc nào đó sẽ có một giải pháp hợp lý cho vấn đề Đông Dương (...) Tất cả mọi vấn đề khác có thể được giải quyết thích đáng khi vấn đề Đông Dương ít nhất có được giải pháp bước đầu (...) Đối với tôi cũng như đối với Chính phủ Pháp, điều đó có nghĩa là có thể có các cuộc nói chuyện chung về châu Á".


Với sự khai thông đó, người ta có thể hình dung thấy nước Pháp sẵn sàng đề cập các vấn đề khác ngoài vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương-ví dụ như vấn đề Đài Loan, vấn đề đại diện của Trung Hoa tại Liên hiệp quốc-các quan hệ tay đôi Pháp-Trung về chính trị, về kinh tế. Nhưng đối với đề nghị đó của Bi-đôn, cuối cùng trên thực tế Chu Ân Lai đã bác bỏ.


Sau khi chỉ ra rằng Triều Tiên và Đông Dương đúng là hai vấn đề châu Á cấp bách nhất cần phải giải quyết, Thủ tướng Trung Quốc nói thẳng: "Lúc đầu ở hội nghị người ta đã nói rằng đoàn đại biểu Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ với nhiều điều kiện. Thế mà chúng tôi không đề ra một điều kiện nào. Chúng tôi chỉ đơn giản muốn có hòa bình". Câu trả lời rõ ràng: đối với Bắc Kinh, không có vấn đề chấp nhận thương lượng toàn bộ các vấn đề trong đó những chủ bài của đối phương ở Liên hiệp quốc hay ở chỗ khác có thể đối lập với chủ bài của Trung Quốc ở Triều Tiên hay ở Đông Dương. Chắc chắn là chính phủ Trung Quốc muốn nhân dịp họp hội nghị về Đông Dương tại Giơ-ne-vơ đề cập với phương Tây nhiều vấn đề khác với chủ đề của cuộc hội nghị quốc tế này. Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng thương lượng những vấn đề đó đồng thời với vấn đề Đông Dương. Ít nhất đó cũng là một trong những kết luận rút ra từ các cuộc hội đàm Trung-Pháp. Như sau này Đại sứ Sô-ven ghi lại: "Vậy phải xem xét và chỉ giải quyết riêng vấn đề của chúng ta như nó thể hiện ra trên bản đồ"94 (G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.65. Có một điểm khác với sách của G.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vile, sách đã dẫn, tr.221. Hai tác giả J.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vi-le, viết: "Bi-đôn không góp hần được bao nhiêu vào việc làm cho người Trung Quốc phải nhượng bộ". Cần lưu ý rằng hai ông không biết có cuộc gặp ngày 7 tháng 6 giữa Bi-đôn và Chu Ân Lai bởi vì hai ông viết cuộc gặp ngày 17 tháng 6 là cuộc gặp thứ hai sau cuộc gặp ngày 1 tháng 6 (thực tế cuộc gặp 17 tháng 6 là cuộc gặp thứ ba mới đúng) (tr.219)).


Theo một cách nào đó, những cuộc nói chuyện Trung-Pháp cũng còn cho thấy rằng sự đe dọa can thiệp quân sự của Mỹ vào Đông Dương không có sức nặng như ở Pari người ta đã hi vọng trước khi hội nghị họp và trong giai đoạn đầu của hội nghị. Quá nhiều dấu hiệu, nhất là nhiều diễn văn của các nhân vật quan trọng ở Mỹ, cho thấy rằng nếu Oa-sinh-tơn can thiệp quân sự vào Đông Dương thì đó không phải là những tình huống mà nước Pháp mong đợi cũng như chấp nhận95 (Vấn đề này, xem R.F Randle, sách đã dẫn, tr.250 và những trang tiếp theo và G.La-cu-tuya, Ph. Đơ-vi-le, sách đã dẫn, tr.191 và những trang tiếp theo). Ít nhất đó cũng là suy nghĩ riêng của ông Bi-đôn khi điện cho Đại sứ Pháp tại Mỹ mấy ngày sau đó: "Cảm giác rút ra từ thái độ của Mỹ là, ở Pháp cũng như tại Giơ-ne-vơ, đối với người Pháp cũng như đối phương của chúng ta, mối đe dọa mà chúng ta tìm cách tác động đến Trung Quốc và Việt Minh, coi đó ít ra như một yếu tố thương lượng, là không thực tế"96 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Bi-đôn gửi Oa-sinh-tơn Pari/15-6-1954/số 8163-8178. Đến lúc này rõ ràng là Mỹ tỏ ra thận trọng về thời gian và cách thức họ muốn can thiệp. Đại sứ Pháp tại Mỹ sau khi gặp bộ trưởng Ngoại giao Đa-lét, đã viết: "Qua cuộc trao đổi ý kiến của chúng ta đã lộ rõ chính là chính phủ Mỹ chưa sẵn sàng có những cam kết kiên quyết về Đông Dương, ngay cả sau khi chúng ta đã hứa là sẽ thỏa mãn những điều kiện khác nhau mà họ đặt ra cho sự can thiệp của họ". Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Bonnet/Oa-sinh-tơn/18-6-1954/số 3660-3669). Bức điện đó viết một cách rõ ràng về tương lai như sau: "Tôi đã trả lời ông ta (Bộ ngoại giao Đa-lét) rằng tôi nghi ngờ hơn là thấy ông Mô-lô-tốp và Chu Ân Lai sẽ bị đánh lừa bởi ảo tưởng mà họ nhận thấy quá muộn, tôi cũng nghi ngờ hơn là thấy một ngày kia khi Mỹ, do không kịp thời ủng hộ chúng tôi sẽ phải lo sợ thấy phần còn lại của Đông Nam châu Á sụp đổ và sẽ không do dự nữa để hành động"). Người ta còn nhớ mấy ngày trước đó, tờ Quang minh nhật báo đã viết một cách cũng thực tế như vậy, rằng: "chính sách dùng sức mạnh" đã hoàn toàn phá sản.


Một nước Trung Quốc không muốn đưa vào không ràng buộc mật thiết với nó, một nước Mỹ không nhận cam kết gì về nguyên tắc về hành động của họ ở Đông Nam châu Á: nhất định vấn đề Đông Dương sẽ chỉ được thương lượng "như nó thể hiện ra trên bản đồ".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2020, 10:08:47 pm »

Thất bại của hội nghị bàn về Triều Tiên

Cuộc thương lượng dẫm chân tại chỗ

Tiến hành đồng thời với cuộc thương lượng về Đông Dương, hội nghị về Triều Tiên diễn ra trong tình trạng hoài nghi hoàn toàn. Người ta còn nhớ ngay từ 27 tháng 4, Bắc Triều Tiên đã đưa ra một kế hoạch "lập lại nền thống nhất quốc gia" mà Chu Ân Lai đã hoàn toàn ủng hộ trong hai bản tham luận ngày 28 tháng 4 và 3 tháng 5, còn Đa-lét thì ngược lại bác bỏ ngay lập tức97 (Xem đoạn trước, ở chương IV).


Nhìn bề ngoài, hai phe đối lập nhau ít nhất về hai vấn đề quan trọng hàng đầu: tổng tuyển cử để thống nhất đất nước và quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên. Về điểm đầu, Mỹ và Nam Triều Tiên kiên quyết bám giữ chủ trương chỉ hỏi ý kiến nhân dân ở miền Bắc dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc, tương tự như đã tiến hành nhiều lần ở miền Nam. Thực tế Oa-sinh-tơn và Hán Thành loại trừ việc tổ chức lại tuyển cử ở miền Nam vì ở đây tuyển cử đã được tổ chức đều đặn dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc. Theo họ thì làm như vậy là xâm phạm đến uy tín và quyền lực của tổ chức Liên hiệp quốc. Còn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thì đề nghị tổ chức tổng tuyển cử ở cả hai miền vì theo Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, chỉ có tổng tuyển cử như vậy mới thành lập được Quốc hội và Chính phủ thống nhất; việc kiểm soát tuyển cử, theo kế hoạch của Bắc Triều Tiên, sẽ do một ủy ban toàn Triều Tiên gồm đại biểu của hai bên Triều Tiên bảo đảm. Còn về việc rút quân đội nước ngoài, phía Trung-Triều đề nghị việc đó phải hoàn toàn và đồng thời, trong khi phía Mỹ-Nam Triều Tiên từ chối mọi sự so sánh ngang nhau giữa quân đội Liên hiệp quốc và quân xâm lược Trung Quốc, ngược lại họ đòi quân Trung Quốc phải rút trước khi tuyển cử98 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên"/25-6-1954, tr.3-5).


Thực ra, những lập trường nguyên tắc đó có lẽ che giấu ý muốn của hai phe là giữ nguyên trạng. Đó chủ yếu là tinh thần của Bộ Ngoại giao Pháp:

"Có thể coi như chắc chắn rằng người Nga và người Trung Quốc không bao giờ chấp nhận vùng của ông Lý Thừa Vãn kéo dài đến sông Áp Lục. Việc họ tích cực thúc đẩy công cuộc xây dựng lại nền công nghiệp ở Bắc Triều Tiên không để lại chút nghi ngờ gì về quyết tâm của họ đối với vấn đề đó. Mục tiêu của họ hình như là muốn có thời gian xả hơi để xây dựng có kết quả nước Cộng hòa nhân dân phồn vinh trở thành một cực hấp dẫn đối với miền Nam quá đông dân và đang ở tình trạng mất cân đối về kinh tế (...)"99 (Như trên, tr.12-13).


Trong suốt tháng 5, các diễn văn của các đoàn đại biểu nối tiếp nhau, nhiều khi không đem lại một yếu tố tiến bộ nhỏ nhất nào. Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7, cuộc hội nghị về Đông Dương khai mạc ngày hôm sau: hiển nhiên là sự chú ý của các "nước lớn" không còn hướng vào cuộc thương lượng về Triều Tiên, mà ngay từ đầu không một ai chờ đợi ở đó một kết quả thật tích cực nào100 (C.Ronning xác nhận về thái độ của Chu Ân Lai (sách đã dẫn, tr.237). Ngược lại, đại sứ Canada ghi lại một cách hoàn toàn bất ngờ ở trang đầu rằng ngay từ đầu Hội nghị, Chu Ân Lai đã hy vọng giành được một hiệp ước hòa bình ở Triều Tiên (sách đã dẫn, tr.236)).


Tuy nhiên, Trung Quốc không thể chấp nhận kết thúc Hội nghị trong thất bại hoàn toàn sau nhiều tháng dòng cho rằng những hành động của Liên hiệp quốc không đem lại điều gì tốt đẹp, Trung Quốc buộc phải chứng tỏ rằng một hội nghị năm nước "lớn" với sự có mặt của Trung Quốc, có thể giải quyết một vài vấn đề. Từ đó loại trừ cả giả định về một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, trong thâm tâm Trung Quốc không thể chấp nhận được rằng cuộc thương lượng ở Giơ-ne-vơ kết thúc một cách hoàn toàn tiêu cực101 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/bản ghi nhớ 25-6-1954 dẫn ra ở trên, tr.10).


Hình như chính lý lẽ đó đã khiến cho Chu Ân Lai ngay từ phiên họp ngày 22 tháng 5, đưa ra một đề nghị đầu tiên để tránh cho hội nghị sa lầy quá rõ ràng. Ông ta tuyên bố:

"Cuộc hội nghị này đã được triệu tập để tìm các biện pháp khác (hơn là những nghị quyết phi pháp của Liên hiệp quốc) nhằm đi đến một giải pháp hợp lý cho vấn đề. Chúng ta không được để hội nghị kéo dài sự bế tắc hiện nay. Như một vài đại biểu đã nhấn mạnh, không phải là không thể tìm ra được một miếng đất thỏa hiệp cho một giải pháp hòa bình về vấn đề Triều Tiên"102 (Ban thư ký hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện số 27/22-5-1954/ "Diễn văn Chu Ân Lai, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", tr.5).


Rồi, sau khi tố cáo dài dòng vai trò của Liên hiệp quốc trong chiến tranh Triều Tiên, vai trò làm cho tổ chức đó từ nay không thể "giải quyết vô tư vấn đề Triều Tiên", thủ tướng Trung Quốc đề nghị thành lập một "ủy ban kiểm soát gồm các nước trung lập" có nhiệm vụ "kiểm soát tuyển cử trên toàn bộ nước Triều Tiên"103 (Ban thư ký hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện số 28/22-5-1954/ "Đề nghị của đoàn đại biểu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 22-5-1954" Xem thêm Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ/điện số 450 và 452/22-5-1954). Những nước nói trên sẽ do chính hội nghị này chỉ định.


Tóm lại, Trung Quốc gợi ý thành lập một cơ quan như loại đang hoạt động giám sát thi hành hiệp định đình chiến ở Triều Tiên104 (Ủy ban các nước trung lập gồm đại biểu Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ba Lan và Tiệp Khắc. Điều 37 của hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 7 năm 1953. báo cáo về kết quả công tác của Ủy ban trung lập ở Triều Tiên đã làm được và khả năng về một giải pháp tương tự ở Đông Dương đăng trong Nhân dân nhật báo ngày 11-6-1954), hoặc như loại Liên Xô đề nghị ngày 14-5 để kiểm soát thi hành hiệp định sắp tới về Đông Dương, và bản thân Chu Ân Lai đã nhắc lại trong đề nghị ngày 27 tháng 5105 (Xem đoạn trên). Sự nhượng bộ của Trung Quốc-vì đây chính là sự nhượng bộ-chắc chắn không phải là đáng kể. Mỹ không chấp nhận cách giải quyết này vì kinh nghiệm của ủy ban kiểm soát ở Triều Tiên là một thất bại hoàn toàn. Đề nghị của Trung Quốc không hề đem lại một nhân tố nào làm cho cuộc thương lượng thực sự tiến triển. Nhưng nó cũng thể hiện mối lo lắng của Trung Quốc tránh cho hội nghị khỏi bế tắc rõ rệt. Trong phiên họp ngày 5 tháng 6, Chu Ân Lai nhắc lại gần như từng chữ những điều ông ta đã nói ngày 22 tháng 5: "Trên thực tế có thể tìm ra một miếng đất thỏa hiệp chung để giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên". Và để chứng minh rằng hội nghị năm nước không thể đánh dấu bằng sự thất bại, ông kết luận: "Chúng ta không có quyền làm thất vọng sự mong đợi của nhân dân tất cả các nước"106 (Ban thư ký Hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện số PPV 13/7-6-1954/Biên bản tốc ký tạm thời (không chính thức) của phiên họp toàn thể thứ 13 ở Lâu đài các dân tộc tại Giơ-ne-vơ ngày thứ bảy 5 tháng 6 năm 1954, hồi 15g05, tr.15 và 20. Xem thêm Nhân dân nhật báo ngày 1 tháng 6 năm 1954. Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 3-6-1954. Toàn văn tuyên bố ngày 5-6 của Chu Ân Lai trong tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6-1954. Cùng ngày tại Bắc Kinh, 14 tổ chức Thiên chúa giáo ra thông cáo ủng hộ hoạt động của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 5-6-1954)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:33:52 am »

Trung Quốc thất vọng sau khi Mỹ cắt đứt đàm phán

Tuy vậy, cùng ngày 5 tháng 6 đó, ủy ban "16 nước" họp một phiên quyết định trong đó đại biểu Mỹ nói thẳng thừng rằng chính phủ ông không còn mong đợi một kết quả nào của hội nghị. Theo B.Xmit nếu chính nguyên tắc về thẩm quyền của Liên hiệp quốc trong việc thống nhất Triều Tiên không được cộng sản thừa nhận, thì an ninh tập thể cũng chẳng đi đến đâu. Mỹ không thể nhân nhượng về điểm đó, theo con mắt của họ, là một điểm căn bản. Nếu các cường quốc phương Đông không nhượng bộ thì chỉ còn cách kết thúc cuộc thương thuyết. Mặc dù một vài đoàn đại biểu tỏ ý ngập ngừng-như đoàn Canada chẳng hạn-sự quyết định của Mỹ là không thể đảo ngược. Một tuần sau, Mỹ còn chính thức thông báo cho từng đoàn đại biểu về quuyết định của mình107 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ/Bộ Ngoại giao về vấn đề "Hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên"/25-6-1954. tr.9).


Người Liên Xô, người Trung Quốc và người Bắc Triều Tiên càng thấy rõ hơn thái độ cứng rắn của Mỹ vì trong những ngày đầu tháng 6 này, cuộc thương lượng về Đông Dương cũng đang gay go108 (Phiên họp hạn chế ngày 4-6 và các phiên họp toàn thể ngày 8 và 9-6. Xem đoạn trước nói về thái độ của Trung Quốc. Xem tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 7-6-1954. Quang minh nhật báo cùng ngày). Vì vậy nhằm tránh mọi sự tan vỡ thô bạo chỉ có hại cho chính sách của họ, ba đoàn đại biểu xã hội chủ nghĩa cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách đưa ra những nghị quyết ấn định ít nhất một số nguyên tắc căn bản để tạm thời tránh né các vấn đề cụ thể. Ngày 5 tháng 6 theo tinh thần đó, Liên Xô đưa một văn kiện đầu tiên gồm năm điểm trong đó không từ bỏ những luận điểm mà Mô-lô-tốp cho tới nay vẫn bênh vực, nhưng "xem xét bổ sung" những điểm ứng dụng tranh cãi nhất109 (Ban thư ký Hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện số 37/5-6-1954/ "Đề nghị của V.M.Mô-lô-tốp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 5-6-1954").


Ủng hộ sáng kiến của Liên Xô và tỏ ra hết sức lạc quan, Chu Ân Lai trong phiên họp ngày 11 tháng 6, một lần nữa, cố gắng thuyết phục hội nghị rằng có thể đi tới một thỏa thuận:

"Trong quá trình thảo luận về việc giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên, chúng ta đã đi đến nhất trí về nhiều điểm (sic). Không có lý dõ gì để không tiếp tục (...) (Nếu đại biểu Mỹ) cho rằng hội nghị không còn cần tiếp tục công việc nữa, chúng tôi không thể tán thành ý kiến đó. Chúng tôi cho rằng dư luận thế giới cũng không cho phép như vậy"110 (Ban thư ký Hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện PPV 15/16-6-1954/biên bản tốc ký tạm thời (không chính thức) về phiên họp toàn thể lần thứ 14 ở Lâu đài các dân tộc tại Giơ-ne-vơ, thứ sáu 11-6-1954 hồi 15g05, tr.7. Xem thêm Nhân dân nhật báo 8-6-1954, tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 11-6-1954).


Nhưng từ lúc này, hiển nhiên là hội nghị bế tắc hoàn toàn111 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 11-6-1954). Ngày hôm sau, 12 tháng 6, các nước đồng minh của Mỹ được chính phủ Oa-sinh-tơn thông báo cho biết Mỹ muốn chấm dứt cuộc thương lượng.


Cuộc họp cuối cùng về Triều Tiên diễn ra ngày 15 tháng 6112 (Nhắc lại rằng ngay buổi sáng hôm đó, trong một buổi gặp thứ hai với người Mỹ, Vương Bính Nam đã chấp nhận quân nhân và thường dân (Mỹ) còn bị giam giữ ở Trung Quốc được liên lạc với gia đình qua Hội chữ thập đỏ Trung Quốc. Xem lại chương V. Về phiên họp 15-6, Xem C.Ronning (sách đã dẫn), tr.231, 235). Do I-đơn làm chủ tọa, buổi họp bắt đầu bằng một bài diễn văn dài dòng của đại biểu Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, Nam Nhật, kết thúc bằng một đề nghị hội nghị thông qua một văn kiện sáu điểm "nhằm đảm bảo các điều kiện hòa bình ở Triều Tiên"113 (Ban thư ký Hội nghị Giơ-ne-vơ/Triều Tiên/Văn kiện số PPV 15/16-6-1954/biên bản tốc ký tạm thời (không chính thức) của phiên họp toàn thể thứ 15 ở lâu đài các dân tộc ở Giơ-ne-vơ, thứ ba 15-6-1954, hồi 15g05, tr.6-7).


Thế là lộ rõ ý chí kiên quyết của các nước cộng sản muốn hội nghị thông qua một nghị quyết chung có thể xoa dịu dư luận quốc tế về hậu quả của một thất bại quá rõ ràng. Sau đó, Chu Ân Lai kế tiếp Nam Nhật nhắc lại một lần nữa rằng "không có một lý do gì để hội nghị này không tiếp tục công việc"114 (Như trên, tr.7). Nhằm mục đích đó Trung Quốc đề nghị họp hạn chế giữa bảy nước, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên để xem xét các biện pháp củng cố hòa bình ở Triều Tiên115 (Như trên, tr.11. Tuyên bố của Chu Ân Lai, Xem tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 15-6-1954). Tiếp theo, Mô-lô-tốp gợi ý, một cách đơn giản hơn nữa, thông qua một thông cáo tuyên bố ngắn gọn rằng: "các nước tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ thỏa thuận rằng, trong khi chờ đợi một giải pháp cuối cùng cho vấn đề Triều Tiên trên cơ sở thành lập một nước Triều Tiên thống nhất độc lập và dân chủ, không được có một hành động nào có thể đe dọa việc giữ gìn hòa bình, ở Triều Tiên (...)"116 (Như trên, tr.19).


Đây là lần đầu tiên, các đoàn đại biểu cộng sản bộc lộ rõ rệt như vậy cái thế rút lui của họ: xác nhận nguyên trạng Triều Tiên, và buộc "16 nước" phải chịu trách nhiệm về việc không giải quyết vấn đề Triều Tiên. Bởi vậy các đoàn đại biểu Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã thất vọng to lớn khi Hoàng thân Wan, đại biểu Thái Lan, thay mặt "16 nước" đọc một bản tuyên bố chung khẳng định rằng "thật là vô ích nếu hội nghị tiếp tục xem xét vấn đề Triều Tiên"117 (Như trên, tr.32-33).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:40:11 am »

Một lần nữa, Chu Ân Lai tìm cách cứu vãn tình hình bằng cách đưa ra một đề nghị cuối cùng để các đoàn đại biểu thông qua:

"Các nước tham gia hội nghị Giơ-ne-vơ thỏa thuận tiếp tục cố gắng nhằm đi đến một giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên trên cơ sở xây dựng một nước Triều Tiên thống nhất độc lập và dân chủ. Địa điểm và thời gian nối lại các cuộc đàm phán sẽ được các nước hữu quan quyết định riêng từng nước bằng con đường thương lượng"118 (Như trên, tr.40).


Một lát sau, khi trả lời câu hỏi của Spác (Spaal), đại biểu Bi, trưởng đoàn Trung Quốc nói thêm rằng nếu đề nghị không được chấp nhận, "thì đó là một kinh nghiệm cay đắng đối với sự tham gia đầu tiên của ông vào một hội nghị quốc tế (...)"119 (Như trên, tr.45. Tường thuật của Trung Quốc còn kể lại một cách tẻ nhạt hơn nữa rằng Hội nghị bác bỏ đề nghị đó thì "việc từ chối thương lượng và hòa giải sẽ có ảnh hưởng rất xấu đối với các cuộc Hội nghị quốc tế" (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 15-6-1954)).
Kinh nghiệm cay đắng bởi vì, trước sự phủ quyết của Mỹ, theo đề nghị của I-đơn, người ta đành đưa dự thảo tuyên bố của Trung Quốc và Liên Xô vào biên bản hội nghị120 (Như trên, tr.51. Bình luận chi tiết về cuộc họp ngày 15 tháng 6, trong Nhân dân nhật báo ngày 20-6-1954. Về phản ứng của Trung Quốc, xem thêm Quang minh nhật báo/19-6-1954 (xã luận)). Lúc đó là 20g40. Đại sứ Sô-ven ghi lại giờ phút quyết định đó như sau: "Người Mỹ đã phá đám (cuộc thảo luận) một cách trơ trẽn. Tôi còn nhớ, bằng một động tác mạnh và tiêu cực của cánh tay, B.Xmít cắt ngang bài diễn văn hòa giải của Xpác. Cả Chu Ân Lai cũng không quên. Năm 1965, ở Bắc Kinh ông còn nhắc lại với tôi: "Ông còn nhớ cánh tay của ông (B.Xmit) chứ? Tôi muốn tất cả các nhà báo trên thế giới đều nhìn thấy cánh tay ấy"121 (G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.48. Ở đây tác giả kể tên Đa-lét thay cho P.Smith, nhưng không thể coi/là lầm lẫn, bởi vì trang sau (tr.49) ông viết: Ông Đa-lét rời Giơ-ne-vơ ngày 3 tháng 5).
Trong phiên họp cuối cùng đó, Chu Ân Lai đã chiếm được ưu thế rõ rệt và đã đưa ra đề nghị của ông với "một nghệ thuật cao"122 (J.Guillermaz, Le Parti communiste chinois au pouvoir (Đảng cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền), sách đã dẫn, tr.172, chú thích 2). Nhưng tuy vậy vẫn thất bại. Đại sứ C.Ronning viết: "Người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc bị xúc động mạnh và hơi run run"123 (C.Ronning, sách đã dẫn, tr.233). Sô-ven ghi lại "Trung Quốc ở đó, với tư thế là một cường quốc và đại diện của nó khao khát thể hiện điều đó (...)". Người Mỹ (...) có được vai trò mà chính ông ta (chỉ Chu Ân Lai-N.D.) muốn có"124 (G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.60). Bình luận về buổi chiều "không thể quên được" đó, tạp chí Trung hoa nhân dân (People's China) kết luận: "Không có gì có thể xóa được các sự việc đã khắc sâu trong trái tim mọi người"125 (People's China, số 14, 16-7-1954).


Theo con mắt của Bắc Kinh, cuộc họp đó phải chứng tỏ trước dư luận thế giới rằng các vấn đề châu Á có thể dễ dàng giải quyết bằng một cuộc hội nghị năm nước lớn hơn là tổ chức Liên hiệp quốc do chính phủ Oa-sinh-tơn giật dây. Thất bại hiển nhiên của cuộc thương lượng đã hoàn toàn lật ngược lại mục tiêu đó. Trung Quốc không thể tha thứ việc bôi đen sự gia nhập của mình vào thế giới như vậy. Và rồi, mai đây, hội nghị về Đông Dương cũng có nguy cơ bị tan vỡ do sức ép của Mỹ nữa không?126 (Dù sao, đó là tình cảm của E-den (A.Eden), sách đã dẫn, tr.146).


Vậy thì phải chăng lúc này là thuận lợi để có một vài nhượng bộ về vấn đề Đông Dương? Ví dụ, chấp nhận rõ ràng như các đoàn đại biểu Anh và Pháp đòi hỏi từ hàng tuần nay, là vấn đề Lào và Campuchia sẽ không giải quyết trên cùng một bình diện như vấn đề Việt Nam? Một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Pháp đã kết luận rõ ràng theo hướng đó: "Trong khi tỏ ra không sẵn sàng để hội nghị  kéo dài, cũng không nhận một nghị quyết bề mặt nào để che giấu sự bất đồng căn bản, các nước đồng minh chắc chắn đã không quên tác động vào thái độ của khối cộng sản đối với vấn đề Đông Dương"127 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên"/25-6-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:49:13 am »

PHẦN THỨ BA
ÁP ĐẶT NHỮNG NGUYÊN TẮC
CÙNG TỒN TẠI TRONG HÒA BÌNH


CHƯƠNG VIII
TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI LẠI CUỘC
THƯƠNG LƯỢNG VỀ CAMPUCHIA VÀ LÀO


Về chủng tộc, tôn giáo, tiếng nói và văn hóa, nhân dân hai nước này chủ yếu khác với nhân dân Việt Nam. Những kẻ xâm lược Việt Minh không chỉ vượt qua một biên giới chính trị. Họ đã vượt qua biên giới ngăn cách hai nền văn minh lớn của châu Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
(A.I.đơn, Giơ-ne-vơ, 10-6-1954)


Nếu người Trung Quốc coi thất bại của cuộc thương lượng về Triều Tiên ngày 15 tháng 6 như một sự kiện quan trọng của hội nghị thì các đoàn đại biểu khác cũng giải thích việc đó như một yếu tố quyết định tương lai các cuộc thương lượng về Đông Dương. Hơn bao giờ hết, thái độ do dự có nhiều ẩn ý của Mỹ cũng như lập trường cứng rắn của cộng sản đã bộc lộ công khai. Hiển nhiên rằng từ nay phải lựa chọn giữa sự đối chọi vô ích có thể dẫn tới tan vỡ bất cứ lúc nào và việc tìm kiếm một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận được với tất cả các bên. Nhưng cách giải quyết sau đòi hỏi một trong những đoàn đại biểu phải chủ động thúc đẩy các cuộc thảo luận tiến triển trở lại bằng cách đưa ra những đề nghị mới.
Diễn biến chính trị ở Pháp đã củng cố thêm cảm giác không chắc chắn đó. Phái đoàn quân sự do tướng Ê-ly cầm đầu sang Đông Dương ngay sau thất bại Điện Biên Phủ, đã trở về Pari ngày 25 tháng 5 và đã tường trình trước ủy ban Quốc phòng ngày 26. Việc lộ tin tức ra ngoài tiếp sau cuộc họp bí mật đó, đã gây nên việc từ chức vào ba ngày sau của Mac Giắc-kê (Marc Jacquet), Quốc vụ khanh về các quốc gia liên kết. Ngoài ra, để đối phó với tình hình quân sự sa sút trên chiến trường , ngày 28 tháng 5, chính phủ đã quyết định gọi nhập ngũ một số quân trù bị và gửi thêm quân tiếp viện sang Đông Dương. Sau cùng ngày 2 tháng 6 tướng Ê-ly đã được chỉ định làm cao ủy Đông Dương thay thế Đờ-Giăng (Dêjean) và tướng Na-va. Ê-ly đã nhận chức ngày 6 tháng 6.


Trong khi đó tình hình ở Quốc hội đã không ngừng xấu đi. Thái độ của Bi-đôn tại Giơ-ne-vơ mà phái đoàn đã chê trách là không thật sự mong muốn hòa bình, bị chỉ trích ngày càng mạnh ở hai viện. Nhất là Măng-đét Phrăng đã kết tội ông Bộ trưởng là chơi "một ván bài quá tồi"1 (Công báo "Thảo luận tại Quốc hội" 10 tháng 6 năm 1954, tr.2851, (phiên họp ngày 9-6-1954)). Bị thiểu số lần đầu đêm 9 rạng ngày 10 tháng 6, chính phủ La-ni-en (Laniel) cuối cùng bị đổ ngày 122 (Khó mà nghe theo Thủ tướng La-ni-en khi ông này viết rằng giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Dương "thật sự đã có từ 12 tháng 6" J.Laniel, Jours de gloire et jours cruels (Những ngày vinh quang và những ngày cay độc), sách đã dẫn, tr.286). Hai ngày sau, Tổng thống Cô-ty (Coty) đã giao cho Măng-đét Phrăng nhiệm vụ lập nội các mới. Ngày 14 và 15 tháng 6 trong lúc hội nghị về Triều Tiên đang hấp hối, Thủ tướng mới chưa được Quốc hội tấn phong sẽ chỉ được tấn phong vào đêm 17 rạng 18 đã bắt đầu nghiên cứu hồ sơ về Đông Dương3 (Về phản ứng của Trung Quốc đối với việc chỉ định Măng-đét Phrăng, xem đoạn sau. Về bối cảnh chính trị nước Pháp vào giữa tháng 6, Xem G.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vi-le, sách đã dẫn, tr.203 và tiếp theo Guy le Chambre, kế tục Frederic Dupont ở Bộ các Quốc gia liên kết và tướng Koenig thay René Pléven ở Bộ Quốc phòng, Măng-đét Phrăng nắm Bộ Ngoại giao).


Việc có một nhân vật mới đã từng nhiều lần khẳng định lại ý chí làm mọi việc để có hòa bình lên làm thủ tướng chính phủ Pháp cũng như đòn tối hậu của Mỹ giáng vào cuộc thương lượng về Triều Tiên đã thay đổi sâu sắc sân khấu Giơ-ne-vơ trong hai ngày. Có một bước xuất phát mới. Lần này Chu Ân Lai có lẽ ở hàng đầu. Không đầy 24 giờ sau khi hội nghị về Triều Tiên kết thúc, ông ta đã chọn thời điểm này để triển khai trở lại cuộc thương lượng về Đông Dương, đưa ra một đề nghị cốt tử về Lào và Campuchia là nơi đã khá rõ là tình hình không thể hoàn toàn nhập cục với tình hình ở Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:51:03 am »

Vị trí của Lào và Campuchia trong vấn đề Đông Dương

Một thế giới căn bản khác với tổng thể Trung-Việt


Chỉ là do mệnh lệnh của bộ máy cai trị thuộc địa Pháp mà hai "nước này đã cùng với Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ-tóm lại là Việt Nam-thành một Liên bang". Nhưng không có gì hoặc gần như thế, nếu không phải là địa lý, đã làm các miền lãnh thổ đó gần gũi nhau. Đường ranh giới các nước đó, đồng thời là biên giới chính trị, thực sự là biên giới văn hóa. Một bên là Việt Nam, từ lâu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, trong tâm hồn của họ thuộc về thế giới nho giáo và nền văn minh chữ nho, (chữ viết cấu tạo bằng các nét thể hiện một ý niệm, một hình tượng-N.D). Bên kia, trái lại là những vương quốc, từ nhiều thế kỷ qua đã là những khuôn mẫu có tính chất Ấn Độ.


Chắc chắn rằng Lào, Campuchia, cũng như các Nhà nước trước đó trong quá trình lịch sử, đã duy trì những mối quan hệ đôi khi thân thiết với Trung Quốc. Một số yếu tố trong nền văn minh hai nước đó-thường là những yếu tố vật chất, là từ Trung Quốc sang. Ngoài ra, cả hai nước Lào và Campuchia đã từng triều cống Trung Hoa. Lệ triều cống ở Campuchia kéo dài đến thế kỷ XV, còn ở các lãnh địa Lào, đến lúc sắp trở thành thuộc địa của Pháp. Không thể chối cãi được rằng trước đây, trong nhều thế kỷ qua, hai nước đó là những yếu tố quan trọng của nền hòa bình mà Trung Quốc cố gắng kiểm soát trên biên giới của mình bằng hệ thống triều cống. Và việc đi tìm một "nền hòa bình kiểu Trung Quốc" ở Đông Nam châu Á-bán đảo, theo một cách nào đó là được che giấu kỹ bên trong thái độ của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ4 (Muốn biết quan niệm cổ truyền của Trung Hoa về quan hệ với các nước triều cống có ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ Trung-Lào hiện nay, xem ChaeJin Lee, Communist China Toward Laos; Acase Study 1954-1957 (Trung Hoa cộng sản đối với Lào) (Lawarence), Trường Đại học KANSAS 1970, tr4.6). Nhưng không bao giờ giữa hai nước đó và Trung Quốc có một sự "tương đồng", mà chúng tôi đã nhấn mạnh khi nói về Việt Nam5 (Xem chương 1 (tương đồng tạm dịch từ chữ "correspondance" trong nguyên bản N.D), chỉ có thể hiểu được giữa hai nước cùng theo Nho giáo. Không bao giờ Campuchia và Lào tham gia vào trật tự Trung Hoa với cùng danh nghĩa như Đại Việt trong nhiều thế kỷ trước, hay như nước Việt Nam ngày nay. Tất cả những đặc điểm có ý nghĩa của văn minh đã gắn liền hai nước đó với thế giới Ấn Độ hóa. Tôn giáo-Phật giáo "tiểu thừa" theo truyền thống Pa-li chứ không phải là "đại thừa" theo truyền thống phạm ngữ như ở Trung Quốc-chữ viết, từ vựng bác học, những đề tài văn học, luật học, quan niệm và tổ chức Nhà nước, đã khiến cho hai nước đó là những bộ phận hợp thành của "Ngoại Ấn". Hầu như không có cái gì thuộc cốt lõi thực chất của nền văn minh của họ phỏng theo mẫu mực Trung-Việt.


Các đại biểu Campuchia và Lào tại hội nghị cũng đã nhiều lần nhấn mạnh điều đó, đôi khi với một giọng thống thiết. Để dẫn chứng sau đây là trích tham luận của Tep Phan đại biểu Vương quốc Khơme tại một phiên họp hạn chế thảo luận về việc tách riêng vấn đề Lào và Campuchia.Việt Minh là xa lạ với Campuchia về dân tộc, nòi giống và hệ tư tưởng. Về nòi giống, người Việt Nam là con cháu của một giống người bản địa ở nam Trung Quốc di cư xuống Đông Dương, họ thuộc văn minh Trung Hoa trong khi người Campuchia là thuộc văn minh Ấn Độ6 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.107 (phiên họp ngày 18 tháng 5)). A.I-đơn, vốn rất quan tâm đến các vấn đề của hai nước này, đã nhân cơ hội thuận lợi nhấn mạnh về tình hình đó.


"Về nòi giống, tôn giáo, tiếng nói và văn hóa, nhân dân hai nước này chủ yếu khác với nhân dân Việt Nam. Những kẻ xâm lược Việt Minh đã không phải chỉ vượt qua một biên giới về chính trị, họ đã vượt qua biên giới ngăn cách hai nền văn minh ở châu Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa"7 (Như trên, tr.268 (phiên họp ngày 10 tháng 6) Xem thêm A.Eden, Mémoires, (Hồi ký) sách đã dẫn tr.87).


Từ cuối thế kỷ XIX, đúng là sự thống trị thuộc địa do Pháp áp đặt một cách nhất loạt đối với ba nước Đông Dương đã đưa ba nước này tiến triển theo những nhịp độ gần giống nhau trong cùng một thể thống nhất. Ngoài ra, còn có đặc điểm là chính Đảng cộng sản do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930, được gọi là Đảng cộng sản "Đông Dương" chứ không phải là "Việt Nam", và những tham vọng cách mạng của Đảng đó không bao giờ chỉ giới hạn ở Việt Nam mà thôi. Đại biểu Lào Phui Sananikone đã nhắc lại điều đó một cách cả quyết: Việt Minh đang lặp lại khái niệm thực dân về một thể Đông Dương. Rất dễ thấy trong đó bằng chứng về những mưu đồ đế quốc chủ nghĩa của họ8 (Như trên, tr.120 (phiên họp ngày 19 tháng 5). Xem thêm những lời kết tội rất nghiêm khắc của Sisouk na Champassak đối với chủ nghĩa đế quốc Việt Nam, là chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa nối dài ở Đông Dương. Tempête sur le Laos (Bão táp bên đất Lào) Pari, La Table Ronde 1961, tr.29-30. Cũng nên xem Arthur J.Dommen, Conflict in Laos; The Politics of Neutralization (xung đột ở Lào; chính sách trung lập hóa). New York Praeger 1971, tr.71-72 và tr.318 và những trang tiếp theo).


Nhưng mặc dù những mối liên hệ liên bang áp đặt lên ba nước, riêng Campuchia và Lào đã không đi theo con đường hoàn toàn giống Việt Nam, phải chăng vì sự phát triển kinh tế thực dân bao giờ cũng tuyệt đối chậm chạp ở phía tây hơn là phía đông dãy Trường Sơn. Chẳng hạn như ở Campuchia và Lào, thực tế là đến năm 1945 không có một phong trào dân tộc quan trọng nào trong khi đó ở Việt Nam phong trào dân tộc đã có bốn chục năm lịch sử.  Về điểm này điều nhận xét có ý nghĩa là ảnh hưởng Trung Quốc dù sâu sắc đối với Việt Nam (dù là ở cánh hữu-Quốc dân đảng, hay cánh tả-Đảng cộng sản) nhưng lại không có tiếng vang gì ở hai nước khác ở Đông Dương, nên không phải là trong nội bộ thiểu số người Hoa hay người Việt ở những nước đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:52:13 am »

Ngay từ khi Nhật Bản thua trận năm 1945, tại Vương quốc Lào xuất hiện một phong trào "nước Lào tự do" (Lao Issara) do Hoàng thân Phetsarath, đại biểu chính của giòng họ Viên Chăn và Thủ tướng từ năm 1941, cầm đầu9 (Về sự phát triển chung của tình hình ở Lào trong những năm trước hội nghị Giơ-ne-vơ, xem Francoise Cayrac Blanchard và những tác giả khác trong cuốn L'Asie du SUd Est (Đông Nam châu Á), Paris, J.Sirey, tập II, 1971 (Lào: tr.645-715); (George Mc Turran) Hahin, Gouvernment and Polictics of Southeast Asia (Những chính phủ và chính trị của Đông Nam châu Á), Ithaca, Cornell University Press, xuất bản lần thứ hai, 1964, "Lào" tr.527 và tiếp theo. Về những công trình nghiêm cứu khác về tình hình chính trị Lào trước năm 1954, xem danh mục sách tham khảo đoạn IX/1 và 2, cũng như đoạn X/3). Lợi dụng chỗ trố do sự thủ tiêu bộ máy cai trị của Pháp và sự tan rã của quân đội Nhật tạo nên, phong trào Lào Issara đã tìm cách xác nhận vĩnh viễn nền độc lập mà năm tháng trước, chính phủ Tokyo đã cho Vua Sisavangvong tuyên bố. Tháng 10 năm 1945, một chính phủ của "nước Lào" (Pathet Lào) đã được thành lập gồm Hoàng thân Souvana Phouma, anh của Hoàng thân Phetsarath, và tháng 10 năm sau Hoàng thân Souphanouvong người em cùng cha khác mẹ của họ cũng tham gia và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng tl các lực lượng vũ trang Lào Issara. Ê-kíp lãnh đạo mới tất nhiên là không thuần nhất, tạm thời họ thống nhất với nhau về ý chí tranhd dấu đòi chấm dứt chế độ thực dân Pháp. Theo nghĩa đó họ còn được sự ủng hộ của quân đội Trung Hoa quốc gia, có nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật ở Lào cũng như ở Việt Nam. Nhưng sau khi chính phủ Trùng Khánh nhận rút quân đội khỏi Đông Dương, Pháp liền nhanh chóng đặt lại bộ máy cai trị ở Vương quốc này. Hết thảy những người cầm đầu Lào Issara đều chạy trốn sang Xiêm10 (Để khỏi so sánh quá xa, người ta có thể coi Xiêm đối với chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam: có chung nền văn hóa, quan hệ giữa hai dân tộc vừa hấp dẫn nhau, vừa đối lập nhau mạnh mẽ, nguồn ảnh hưởng, nơi trốn tránh, v.v...). Phần lớn trong bọn họ ở lại đây cho đến tháng 10 năm 1949, sau khi có "Hiệp định chung Pháp-Lào" (19 tháng 7) thỏa thuận cho Lào quy chế quốc gia độc lập liên kết với nước Pháp, phong trào Lào Issara tuyên bố tự giải tán. Chỉ có hoàng thân Phetsarath còn sống lưu vong ở Băng Cốc cho đến năm 195411 (Ông ta ở lại đây đến năm 1957). Kể từ lúc đó, nền độc lập của Lào được hoàn tất, dần dần qua các cuộc thương thuyết với nước Pháp12 (Nhất là những bản phụ lục Hiệp định Pháp Lào ngày 6-2-1950 và Hiệp ước "thân thiện và liên kết" Pháo Lào ngày 22-10-1953), và được Mỹ và Anh công nhận ngày 7 tháng 2 năm 1950 cùng một lúc với nền độc lập của Việt Nam.


Đó chính là tình hình mà đại diện Lào tại hội nghị Giơ-ne-vơ đã trình bày ngay từ ngày đầu để bác bỏ lập luận của Việt Minh cho rằng cần thiết phải chấp nhận một đoàn đại biểu của Pathet Lào đến bàn hội nghị:

"Vương quốc Lào đã trở thành một nước độc lập và dân chủ. Việc đó đã được thực hiện với sự giúp đỡ của người dân trong nước. Phong trào Lào Issara hay Pathet Lào đã tồn tại đến năm 1949, hội viên của phong trào này trông đợi một số bảo đảm trước khi chấp nhận chế độ được thiết lập trong nước. Năm 1949 họ tỏ ra hài lòng những bảo đảm đó. Phong trào Lào Issara hoặc Pathet Lào (tức Lào tự do) đã tự giải tán và hội viên của phong trào này đã trở về nước lúc ký kết với Chính phủ Phủ một hiệp định thừa nhận nền độc lập của Lào, hiệp định này đã được tham khảo ý kiến với hội viên của phong trào Lào Issara và họ cũng có đại diện dự lễ ký kết hiệp định đó".


"Ngay sau khi trở về nước, những hội viên của Lào Issara tham gia mật thiết vào sinh hoạt quốc gia và bộ máy chính quyền trong khuôn khổ những quy tắc hợp với Hiến pháp. Hiện nay có hai Bộ trưởng trong chính phủ Vương quốc gồm chính cả Thủ tướng Chính phủ đã từng tham gia phong trào Lào Issara. Tôi nhắc lại rằng phong trào đã tự ý giải tán một cách trong thể ngày 24-10-1954. Việc giải tán này là hoàn toàn và không có ẩn ý gì, đa số hội viên trong phong trào đã trở về nước.


"Vương quốc đã thực sự nhất trí về tinh thần sau sự hòa hợp hoàn toàn này"13 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương... sách đã dẫn, tr.29, phiên họp ngày 8 tháng 5).


Chính cũng trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng mà ở Campuchia xuất hiện chủ nghĩa dân tộc thật sự Khơme14 (Về sự phát triển tình hình chung của Campuchia những năm trước hội nghị Giơ-ne-vơ, xem F.Cayrac Blanchard và những tác giả khác trong cuốn L'Asie du Sud Est (Đông Nam châu Á) sách đã dẫn (tập II) Campuchia, tr.58 và tiếp theo, G.M.Kahin, sách đã dẫn (Campuchia, tr.595 và tiếp theo), John P.Armstrong, Sihanouk speaks (phát biểu của Sihanuok) New York, Walker và Cty 1964, 161 trang, bản đồ, tranh ảnh, bản chỉ dẫn. Và những công trình nghiên cứu khác về tình hình chính trị Campuchia trước 1954, xem danh mục tài liệu tham khảo ở cuối sách, đoạn IX/4). Sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, chính phủ Tokyo đưa được Norodom Xihanouk ra tuyên bố Vương quốc độc lập và hủy bỏ mọi hiệp ước ký với Pháp vào ngày 12 tháng 3. Tiếp đó là một thời kỳ tổ chức rất nahnh dưới sự bảo trợ của Nhật và nhiều xu hướng dân tộc được phát triển. Nhưng ở đây cũng như ở Lào, sự sụp đổ của Nhật Bản và việc quân đội Pháp quay lại đã nhanh chóng bắt buộc những người tán thành trật tự Nhật Bản phải khuất phục. Ở Phông-pênh, Thủ tướng Sơn Ngọc Thành bị người Pháp bắt giam từ 16 tháng 10 và cùng ngày hôm đó chính phủ của ông phải từ chức. Kể từ ngày đó, nhà Vua thấy rõ sự bất lực của mình không bảo vệ được độc lập giành được bảy tháng trước đây, đã phải chọn giải pháp do Pháp đưa ra: là ngay tức khắc được tự trị trong khuôn khổ Đông Dương, rồi thương thuyết về một nền độc lập ở dưới quyền chi phối của Pháp. Một bản tạm ước đầu tiên xác nhận nền tự trị trong nước đã được công bố, được ký ngày 7 tháng 1 năm 1946 giữa đại diện Pháp và Hoàng thân Monireth, thủ tướng mới của Campuchia từ tháng 10. Một năm sau, Vương quốc ban bố hiến pháp quy định Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến. Rồi một hiệp ước Pháp-Khơme ký ngày 8 tháng 11 năm 1949, đã công nhận nền độc lập của Vương quốc (điều 1) liên kết với Pháp cường quốc thực dân cũ trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Nhưng tình hình Pháp sôi động, sinh hoạt chính trị trong nước và mối lo sợ của nhà Vua không theo kịp chủ nghĩa dân tộc cấp tiến mà hiện thân là Đảng dân chủ, cộng với đồng minh của thái độ lần lữa quanh co của những người có trách nhiệm chính trị ở Pháp, đã đưa Vua Norodom Sihanouk vào mùa xuân năm 1953 thân hành cầm đầu một "Đội thập tự chinh đòi độc lập". Dưới sức ép của hoạt động của nhà Vua, nhiều cuộc thương thuyết Pháp-Khơme đã diễn ra vào mùa hè và từ tháng 8 năm 1953 đến tháng 3 năm 1954. Pháp chuyển giao cho Vương quốc phần lớn quyền hạn mà Pháp còn nắm. Đến cuộc hội nghị Giơ-ne-vơ nền độc lập của Campuchia đã được khẳng định rõ ràng hơn là ở Việt Nam.


Vì vậy cũng như đại diện Lào, ngay từ đầu, đại diện Campuchia trả lời những đòi hỏi của Việt Minh đã nhấn mạnh tình hình đó: "Chúng tôi đã giành lại được độc lập đơn thuần chỉ bằng thương lượng với những người bạn Pháp của chúng tôi. Chúng tôi đã được độc lập và nếu các Ngài định thành thật tìm hiểu vấn đề thì chỉ cần đọc lại những nghị định thư Pháp-Khơme mà sau khi cần cù làm việc, ủy ban Liên hiệp Pháp-Khơme đã thông qua mới đây tại Phnong-pênh. Những văn kiện đó nói rõ việc chuyển giao quyền hạn và sau đó đã được thực hiện. Với hiệp nghị đó, rõ ràng nền độc lập của Campuchia đã được hoạch định (...)"15 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.25 (phiên họp ngày 8 tháng 5)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:54:12 am »

"Pathet Lào" và "Khơ-me Issarak"

Tuy nhiên ở Lào cũng như ở Campuchia, sự thống nhất về tinh thần đâu có rõ ràng như đại biểu hai nước đó khẳng định.


Ở Lào, phong trào Lào Issara, tiền thân của Pathet Lào, đã tách làm hai nhóm khá riêng biệt trong thời gian lưu vong ở Xiêm (1946). Một nhóm quan trọng hơn và cũng ôn hòa hơn, lấy Băng Cốc làm nơi xuất phát, nhóm này về sau quay về hợp tác với chế độ Viên Chăn năm 1949. Nhóm thứ hai, trái lại chẳng bao lâu đã xây dựng căn cứ ở mạn đông bắc nước Lào, gần biên giới Việt Nam. Do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo, khước từ mọi thỏa hiệp với Pháp, chịu ảnh hưởng của ông Hồ Chí Minh, nhóm này rất nhanh chóng xích lại gần với Việt Nam và được Việt Minh giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho những nhu cầu hết sức cấp bách của họ16 (Ngay từ tháng 11 năm 1945, Hoàng thân Souphanouvong đã nhân danh chính phủ Pathet Lào, ký một hiệp ước sơ bộ, về việc viện trợ quân sự với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (Un quart de siècle de lutte opiniâtre et victorieuse (Một phần tư thế kỷ đấu tranh gian khổ và thắng lợi, 1970, tr.62). Về nhân vật Souphanouvong hãy đọc chương sách của Sisouk na Champassk nói về ông, sách đã dẫn, tr.31-37. Về quan hệ giữa Pathet Lào và Việt Minh, tham khảo Paul F.Langer và Joseph J.Zasloff, North Việt Nam and Pathet Lào (Bắc Việt Nam và Pathet Lào), Harvard University Press Combridge Mass, 1970, 262 trang. Về Pathet Lào tham khảo sách đã dẫn của Chang Ta-chun).


Những xu hướng cực đoan này đã khơi ngày càng sâu thêm hố ngăn cách giữa hai nhóm. Ngay từ mùa thu năm 1947, Hoàng thân Souphanouvong đã về ở mạn bắc Thái Lan, trong vùng Nam và Chiêng-rai gần biên giới Lào. Một năm rưỡi sau, tháng 2 năm 1949, ông đã dứt khoát quay về bưng biền ở vùng biên giới Lào-Việt. Cuối cùng đến tháng 5 năm đó, chính phủ Lào Issara ở Băng Cốc đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng tư lệnh quân đội của ông. Từ đó, hai nhóm công khai đoạn tuyệt với nhau. Mấy tháng sau đó, trong lúc Hoàng thân Souvana Phouma quay về Viên Chăn thì Hoàng thân Souphanouvong được Việt Minh và những phần tử cực tả trong tổ chức Lào Issara tìm cách xây dựng Pathet Lào hoàn toàn phỏng theo gương của Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Từ 13 đến 15 tháng 8 năm 1950, Pathet Lào họp "Đại hội quốc dân lần thứ nhất" tại Tuyên Quang trong vùng Việt Minh, thật ra là một cuộc họp chừng 150 người từ vùng Sầm Nưa đến. Lập lại công thức trước đây của Cộng sản Trung Quốc và sau họ là Việt Minh đã sử dụng, một mặt trận thống nhất dân tộc Lào (Neo Lao Issara) đã được thành lập. Hoàng thân Souphanouvong đã được bầu làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận. Đồng thời một chính phủ lâm thời cũng ra mắt, nhằm thay thế chính phủ đã giải thể năm ngoái ở  Băng Cốc. Hoàng thân cũng được cử làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại giao. Ban đầu đặt ở Sầm Nưa, sau đó chính phủ này được đưa về Trung bộ Việt Nam rồi về Trung Quốc17 (Một vài nguồn tin Trung hoa quốc gia nói rằng Đại hội năm 1950 như là được triệu tập theo sự xúi giục của Trung hoa nhân dân. Xem Chiang T'ao ("Âm mưu của Cộng sản Trung hoa nhằm xích hóa nước Lào"-Fei Ching Yen-chiu (Bắc Kinh nghiên cứu) số 13 tháng 1 năm 1968, tr.69)).


Tháng 2 năm 1951, Hoàng thân Souphanouvong đã tham dự Đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và một tháng sau, ngày 11 tháng 3 đã ký với Việt Minh (và phong trào kháng chiến Khơ-me) một hiệp định, theo đó hai phong trào giải phóng cam kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chung chống đế quốc Pháp, Mỹ. Kể từ đó, Pathet Lào xuất hiện ngày càng rõ nét như sự tiếp nối của tổ chức Việt Minh trên lãnh thổ Lào. Vũ khí, cán bộ, sáng kiến18 (Như trên, tr.69 đã nói đến việc Trung hoa nhân dân gửi thiết bị quân sự cho Lào đầu năm 1952. Đồng thời tác giả Chiang T'ao trình bày cuộc tiến công năm 1953 của Cộng sản ở Lào như một sáng kiến có lẽ do Trung hoa nhân dân thúc đẩy), tất cả đều từ Việt Nam dân chủ cộng hòa đưa tới. Ngoài ra chính quân đội của Việt Minh tháng 3 năm 1953 đã tạo điều kiện cho chính phủ lâm thời Lào trở lại, đóng ở Sầm Nưa.


Từ đây chính phủ này đã ra tuyên bố cho mình là "Chính phủ hợp pháp duy nhất của Pathet Lào19 (Về vấn đề này chúng tôi ghi lại một cuốn sách của Từ Lâm mà chúng tôi chưa được xem "chính phủ Souphanouvong, chính phủ duy nhất hợp phaps của Pathet Lào", Việt Bắc (Sự thật) 1954, 59 trang, bằng tiếng Việt). Tuy nhiên do thiếu cán bộ vào mùa thu 1954, chính phủ đó ngày càng trở nên "một câu chuyện hoang đường hơn là một thực tế". Nó lệ thuộc ngày càng nhiều vào Việt Minh. Những tài liệu bắt được đầu năm chứng tỏ rằng tất cả những quyết định của nó đều phải được đưa cho Việt Minh thông qua. Bản thân những thông cáo chiến thắng cũng do Việt Minh thảo ra, vì chính phủ Pathet Lào tự cho rằng "không biết rõ tình hình lắm". Một tài liệu tình báo kết luận rằng "Chính phủ Pathet Lào ngày nay được Việt Minh đặt ở đầu cánh tay, chính phủ đó không có thật và không có chút ảnh hưởng gì đối với nhân dân Lào"20 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, bản ghi nhớ không có tiêu đề (tháng 6 năm 1954) "Đông Dương" đoạn B, "Những chính phủ mà Pathet Lào và Khơ-me Issarak" tr.4-12. Pathet Lào nói là họ kiểm soát một phần ba dân số và một nửa lãnh thổ Lào vào tháng 2 năm 1954. (Tân hoa xã, Bắc Kinh ngày 1 tháng 2 năm 1954)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM