Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:52:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45725 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:41:49 pm »

Cuối tháng 5, Chu Ân Lai mời Uyn-sơn (Harold Wilson), cựu chủ tịch "Ủy ban Thương mại" (Board of Trade) 1947-1951) của chính phủ Át-li (Attlee), nghị sĩ bảo thủ gắn bó với các giới doanh nghiệp luyện kim đến gặp Chu Ân Lai ở Giơ-ne-vơ. Một phiên họp làm việc đầu tiên kéo dài ba tiếng rưỡi ngày 29 tháng 5, có Lôi Nhiệm Dân, Thứ trưởng Ngoại thương và Sih Chih-ang, Phó giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc35 (Xem báo cáo về cuộc họp do Harold WIlson công bố trong báo Manchester Guardian số ra ngày 2 và 3-6-1954. Báo cáo về vấn đề này trong hlst Bộ Ngoại giao Pháp/Luân đôn/Bản ghi nhớ về vấn đề "nói chuyện của Chu Ân Lai với các nghị sĩ Anh tại Giơ-ne-vơ-Trao đổi buôn bán với Trung Quốc"/3-6-1954/Tóm tắt hai bài của báo Manchester Guardian đăng trong bản tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 4-6-1954, Bản dịch tiếng Pháp trong báo Le monde, 8-6-1954) cùng dự.


Như thường lệ, các đại biểu Trung Quốc tránh mọi tuyên truyền đề cập một cách thực dụng đến những vấn đề kinh tế tồn tại giữa Anh và Trung Quốc. Họ giải thích dài dòng cho hai nghị sĩ Anh về những khả năng quan trọng đang mở ra cho việc buôn bán giữa hai nước. Về phía Trung Quốc, người ta mong muốn nhất là nhập các thiết bị cơ bản: dụng cụ cơ khí và điện, vật tư đường sắt, xe, tàu thủy. Còn nước Anh thì có thể nhập các sản phẩm truyền thống mà xưa kia vẫn mua của Trung Quốc (đậu tương, dầu thảo mộc, lông lợn, v.v...) cũng như một vài loại sản phẩm hóa chất, thực phẩm (lợn, gạo), thuốc lá, thảm, lông thú và đồ thủ công mỹ nghệ. Ngược lại, Trung Quốc không thể xuất khẩu tungsten hoặc thiếc.


Sau đến vấn đề bằng những con đường nào có thể tiến hành việc buôn bán ấy. Người Anh đã trình bày những khó khăn về tiếp xúc với đoàn đại biểu mậu dịch Trung Quốc tại Đông Béc-lin, họ đi đến thỏa thuận là những đại diện của Tổng công ty xuất nhập khẩu của Trung Quốc khi rời Giơ-ne-vơ, có thể đi Luân-đôn và nhiều trung tâm công nghiệp khác ở nước Anh.


Sau cùng, hai bên đề cập đến vấn đề thanh toán. Những đại diện Trung Quốc giải thích rằng, trong chừng mực có thể được, những cuộc trao đổi hàng phải cân đối nhưng nếu cần thiết, Trung Quốc có thể có ngoại tệ dự trữ từ các nguồn thu nhập vô hình. Ngược lại, họ nhấn rất mạnh đến việc ở Bắc Kinh người ta từ chối thẳng thừng ký kết các khoản vay nợ nước ngoài để thanh toán nhập khẩu. Sau cùng, khi kết luận, Thứ trưởng Lôi Nhiệm Dân đưa ra con số 100 triệu đô-la (36 triệu bảng Anh) như là mục tiêu ban đầu cần đạt tới, điều nay H.Uyn-xơn thấy có vẻ không thực hiện được chừng nào chưa hủy bỏ những hạn chế đối với một số mặt hàng chiến lược.


Sáng hôm sau, một cuộc gặp gỡ thứ hai nữa. Giữa hai bên, lần này có Chu Ân Lai tham dự36 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 30-5-1954). Trở lại vấn đề trao đổi buôn bán giữa hai nước, nhưng cũng có những vấn đề quan hệ chính trị Trung-Anh cũng như những tiến bộ đạt được trong hội nghị về Đông Dương, về vấn đề này, Thứ trưởng Trung Quốc tỏ ra lạc quan37 (Xem đoạn sau ở chương VI). Đồng thời, Ten-năng (Tennant) Giám đốc hải ngoại của Liên đoàn công nghiệp Anh (Federation of British Industries) cũng đến Giơ-ne-vơ để thăm dò ý định của Trung Quốc38 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 7-6-1954). Ông này cũng được Lôi Nhiệm Dân tiếp. Trong các cuộc hội đàm này, người Anh và người Trung Quốc lập bảng danh mục khá chính xác về các sản phẩm có thể trao đổi buôn bán giữa hai nước39 (Times, 4-6-1954. Cũng xem Chroniques Etrangères, La documentation francaise, số 263, 5-7-1954). Ten-năng thay mặt cho Liên đoàn của ông ta nhưng cũng thay mặt cho cả Phòng Thương mại Luân-đôn và "Hội Trung Quốc" (China Association). Tổ chức này, thành lập năm 1889, từ 1950 do Ngày Xây-mua (Sir Horace Seymour), cựu đại sứ tại Trung Quốc lãnh đạo, tập hợp tất cả những công ty lớn buôn bán với Trung Quốc-từ hàng chục năm nay: Liên đoàn Ngân hàng Thượng Hải và Hồng Công (Hong Kong and Shanghai Banking Corporation), công ty Giác-đin (Jarrdines Ltd.Co), v.v... Cuối năm 1949 hội này đã là một trong những nhóm gây sức ép có trọng lượng nhất đối với quyết định của Chính phủ Luân-đôn trong việc công nhận Chính phủ Bắc Kinh40 (Brian Porter, Britain and the rise of Communist China: a Study of British Attitudes, 1945-1954 (Người Anh và việc cộng sản Trung Quốc vùng dậy: Nghiên cứu về thái độ của Anh, 1945-1954), Oxford University Press, 1967, tr.153). Từ đó, hội không ngừng phần đấu cho việc nới lỏng việc cấm buôn bán và nối lại buôn bán với Trung Quốc. Lôi Nhiệm Dân có ở đó một điểm tựa gắn bó chặt chẽ với các giới bảo thủ Anh và do đó nó có thể cực kỳ ích lợi đối với Chính phủ Bắc Kinh.


Những cuộc tiếp xúc kinh tế mà Trung Quốc cho rằng chúng có một tầm quan trọng lớn lao như vậy, đã chứng tỏ là tương đối tích cực trong một thời hạn nhất định. Theo lời mời của Liên đoàn công nghiệp Anh (Federation of British Industries), một phái đoàn mậu dịch Trung Quốc một tháng sau, quả là đã đến Anh, từ ngày 28 tháng 6 đến 14 tháng 7 do Tsao Chung-shu và Shih Chih-ang, cả hai đều là Phó giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu Trung Quốc (China National Import Export Corporation) dẫn đầu41 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 28 và 29-6-1954, 14-7-954). Tổng kết các cuộc thương lượng đó, Chi Chao-ting, Tổng thư ký Ủy ban xúc tiến mậu dịch quốc tế của Trung Quốc viết một bài báo dài, tỏ ra hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của việc buôn bán Trung-Anh, theo ông ta có thể lên tới 80 đến 100 triệu bảng Anh trong 12 tháng tới42 (Chi Chao-Ting, tài liệu đã dẫn, đăng trong tạp chí People's China số 15, 1-8-1954, tr.23-26. Xem thêm bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 9-7-1954, Đại công báo, 13-7-1954). Về phía Anh, người ta cũng bắt đầu nuôi một vài hy vọng về triển vọng thương mại có vẻ đang mở ra giữa hai nước. Mấy tuần lễ sau, "Hội Trung Quốc" tổ chức một "Ủy ban Thương mại Trung-Anh" (Sino British Trade Committee) với một số nghiệp đoàn giới chủ và phòng thương mại, ủy ban này ngay tháng 11 năm 1954 cử một phái đoàn đầu tiên đi Trung Quốc43 (Le commerce extérieur de la R.P.Chine (Ngoại thương của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), sách đã dẫn, tr.46).


Những cố gắng của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ trong việc đặt quan hệ trực tiếp với các giới kinh tế Tây Đức-Thụy Sĩ, Pháp hay Anh sẽ góp phần thật sự vào việc tăng khối lượng buôn bán giữa Trung Quốc và Tây Âu. Trong khi năm 1954, khối lượng đó chỉ lên tới tổng số là 173,4 triệu đô-la, thì đến năm 1955 đã đạt 226,2 triệu và đến năm 1956 đạt 326 triệu. Có nghĩa là trong hai năm, Trung Quốc đã tăng được gấp hai lần việc trao đổi buôn bán với các nước Tây Âu.


Tuy nhiên, doanh số thương mại Trung-Anh không bao giờ đạt 80 đến 100 triệu bảng Anh như người Trung Quốc ước mong. Năm 1956, mới chỉ đạt 1/4 số đó. Ngoài ra, phần của Tây Âu trong tổng khối lượng ngoại thương của Trung Quốc mới chiếm khoảng 7% năm 1954, chỉ mới có 8% năm 1955 và 10% năm 1956. Điều đó có nghĩa là những cuộc thương lượng tại Giơ-ne-vơ không đi tới thay đổi căn bản vị trí của các nước Tây Âu trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không phải trực tiếp vì những cuộc hội đàm thương mại, cũng không phải gián tiếp vì hòa hoãn về chính trị gây nên.

Bảng X



Nhưng điều quan trọng là đã có những cuộc tiếp xúc có tính chất thương mại. Xét theo quan điểm Trung Quốc, cuộc thương lượng tại Giơ-ne-vơ có một tầm vóc kinh tế không thể xem thường. Tuy vậy, chắc chắn là sẽ đi quá xa nếu chỉ dựa vào sự quan sát thuần tùy kinh tế để giải thích thực chất thái độ của Trung Quốc. Trái lại, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng động cơ chủ yếu của chính sách của Trung Quốc là hoàn toàn khác. Vả lại, thương lượng kinh tế bao giờ cũng đi song song với thương lượng chính trị. Không bao giờ người Trung Quốc, nhìn bề ngoài, sẽ lấy việc hủy bỏ cấm buôn bán dù bỏ từng phần, làm điều kiện không có không được của một hiệp định chính trị về Đông Dương.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:53:55 pm »

Những quan hệ chính trị song phương giữa ta và người Ăng-lô Xắc-xông ở Giơ-ne-vơ


Trong quá trình những cuộc nói chuyện đó mà hội nghị đã tạo nên cái khung cảnh và duyên cớ, Trung Quốc cũng tiến hành vài cuộc thương lượng thứ yếu, những cuộc thương lượng thuần túy về chính trị. Chín tháng sau đình chiến Triều Tiên, Trung Quốc cần phải bắt đầu đánh đổ bức tường thù nghịch do việc đưa quân "chí nguyện" sang Triều Tiên gây nên.


Để riêng những trường hợp đặc biệt của Anh, Mỹ và Pháp mà chúng tôi sẽ phải nói lại-dài dòng hơn-những cuộc thương lượng tại Giơ-ne-vơ thực sự là cơ hội để Trung Quốc có những cuộc tiếp xúc chính trị khác nhau với vài nước phương Tây. Chính vì vậy mà Chu Ân Lai sẽ tiếp các Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ, Phần Lan44 (G.V.Astafev và A.M.Dubinski, sđ, tr.98), các đại sứ Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan45 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 17-6-1954. Lúc này Trung Quốc đàm phán với Na Uy về một hiệp định công nhận ngoại giao và với Phần Lan về một hiệp định thương mại (sẽ được ký kết hai ngày sau)). Tiếp theo, Chu Ân Lai còn có quan hệ với những quốc gia da trắng trong khối Thịnh vượng chung. Ngày 18 tháng 6, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc còn hội đàm với Ri-sa Ca-sây (Ruchard G.Casey), Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xtrây-li-a46 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 18-6-1954. Richard G.Casey đã công bố hồi ký của mình từ năm 1954, nhưng nội dung hồi ký chỉ viết đến tháng 4 năm đó thì dừng lại. Do đó tập hồi ký không nói đến giải pháp về Đông Dương và các cuộc hội đàm với Chu Ân Lai. Tuy nhiên đặc điểm của tập hồi ký là tinh thần chống cộng ở Ô-xtrây-li-a lúc đó. Richard G.Casey, Friends and Neighbours: Australia and the World (Bạn bè và láng giềng; Ô-xtrây-li-a và thế giới) Melbourne, F.W.Cheshire, 1954, 166 trang, kể cả bản đồ, bản chỉ dẫn), rồi ngày 22 tháng 7 đúng trước lúc lên đường, hội đàm với Đu-glát Cô-plăng (Douglas Coplang), Trưởng đoàn đại biểu Ô-xtrây-li-a tại Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc47 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 22-7-1954). Đồng thời, Đoàn đại biểu Canada tại hội nghị về Triều Tiên đã được đoàn Trung Quốc quan tâm đặc biệt. Đại sứ Sét-tơ Rô-ninh (Chester Ronning) quen thân với Trung Quốc48 (Sinh năm 1894 tại Trung Quốc. Vào ngành ngoại giao Canada năm 1945. ban đầu công tác lại Trùng Khánh và Nam Kinh với chức vụ Đại biện, đến năm 1951. Từ đó đến năm 1953, giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Mỹ và Viễn Đông ở Bộ Ngoại giao, được cử làm Đại sứ tại Na Uy năm 1954, cầm đầu đoàn đại biểu Canada tại Hội nghị Giơ-ne-vơ), có nhiều cuộc tiếp xúc với người Trung Quốc, được Chu Ân Lai tiếp ngày 19 tháng 649 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 19-6-1954), và còn đạt kết quả giành được việc phóng thích một phi công Canada bị bắt làm tù binh ở Mãn Châu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên50 (C.Ronning, sách đã dẫn, tr.235-239. Xem thêm hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Hubert-Guérin/số 476-477/Ottawa/31-7-1954. Bức điện này kể lại việc trao trả tự do cho kiều dần Canada ở Đông Dương nhờ sự can thiệp của Chu Ân Lai. Có lẽ đây là những kiều dân Canada tại Trung Quốc thì đúng hơn).


Nhưng nhiều nhất và quan trọng nhất là cuộc thương lượng với Pari và Luân Đôn. Bị Mỹ bao vây phần lớn các mặt trận-Liên hiệp quốc, Triều Tiên, Đài Loan-Trung Quốc có hai lý do để nghĩ rằng Đông Dương sẽ là miếng đất tốt nhất để tiếp cận với Pháp, với Anh. Lần này, hai cường quốc đó liên quan trực tiếp lợi ích dân tộc của họ, khác rõ rệt với lợi ích của Mỹ, có thể sẽ được thừa nhận. Từ đó, có lẽ có khả năng cô lập một phần chính phủ Oa-sinh-tơn và chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể mở ra với một phần của thế giới không cộng sản.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:55:49 pm »

Những cuộc thương lượng Trung Quốc-Anh về quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Tình thế của Luân Đôn hoàn toàn khác biệt. Trước hết là vì lý do vấn đề Hồng Công. Là thuộc địa của Hoàng gia Anh từ năm 1843, đảo Hồng Công và lãnh thổ kế cận bị sáp nhập năm 1860 và năm 1898 chưa bao giờ là đề tài yêu sách nhỏ nhất của Trung hoa nhân dân. Quyết tâm của người Anh duy trì địa vị chủ nhân ông ở đó, được khẳng định rõ rệt năm 1949 và nhất là lợi ích kinh tế mà lãnh thổ Hồng Công đem lại cho chế độ mới, đã đưa hai chính phủ kéo dài "nguyên trạng" mà mỗi bên rõ ràng là có lợi. Chắc rằng có vài lần nổ rao những vụ rắc rối, nhất là năm 1950 khi người Anh áp dụng những biện pháp đầu tiên nhằm ngăn chặn dòng người di cư vào Hồng Công51 (Phản kháng của Trung Quốc tháng 5-1950. Xem Winberg Chai (nhà xuất bản) The Foregin Relations of the People's Republic of China (Quan hệ đối ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) New G.P.Putnam's, 1972, tr.270-272). Nhưng không bao giờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đặt vấn đề tranh cãi về quy chế thuộc địa của lãnh thổ Hồng Công (Vả lại điều này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thừa nhận quy chế đó).


Sự có mặt của Anh ở Mã Lai và Sin-ga-po là một yếu tố thứ hai có trọng lượng trong quan hệ giữa hai nước. Là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên và thiếc, và về mặt này bị ảnh hưởng về những hạn chế đè nặng lên việc buôn bán với Trung Quốc, các chế độ bảo hộ Mã Lai, từ năm 1848 phải đối phó với cuộc nổi dậy của cộng sản, trong đó Trung Quốc có lẽ có một vai trò không thể coi thường được52 (Về điểm này, chủ yếu xem Gene. Z.Hanrahan, The Communist Strunggle in Malaya (Cuộc chiến đấu chống cộgn sản ở Mã Lai) xuất bản lần thứ hai, Kuala Lampur, University of Malaya Press, 1971, tr.131-133 (theo tác giả này, năm 1954, cộng sản nổi loạn ở Mã Lai, có thể có một trung tâm liên lạc đặt tại Nam Ninh trong tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc). Xem thêm J.H.Brimmel Communism in South East Asia-a Political Analysis (Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam châu Á-một sự phân tích chính trị) London, New York, Toronto, Oxford University Press. 1959, tr 321-328 chủ yếu nêu lên ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao đối với Đảng cộng sản Mã Lai; Victor Purcell, Malaya: Communist or Fress (Mã Lai: Cộng sản hay tự do). London, Victor Gollancz, 1954, tr.131-150; Stephen Fitzgerald, China and the Over sea Chinese: A Study of Peking's changing Policy, 1949-1970 (Trung Quốc và người Hoa ở hải ngoại: Nghiên cứu về sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh, 1949-1970) Cambridge, Cambridge University Press, 1972, tr.91-98, (trong cuốn sách vai trò của Trung Quốc trong cuộc nổi dậy ở Mã Lai chưa xác định rõ), Lucian W.Pye, Guerrilla Communism in Malaya. Its Social, and Polotical Meaning (Du kích cộng sản ở Mã Lai. Ý nghĩa chính trị và xã hội của nó) N.J.Princeton, University Press, 1956, 369 trang). Vào mùa xuân năm 1954, chắc chắn là tình hình quân sự đối với người Anh-Mã Lai không nghiêm trọng bằng những năm 1948-1951. Nhưng đất nước còn nằm trong tình trạng giới nghiêm và quân đội Anh dính líu vào những cuộc hành quân tốn kém chống du kích, đó là bấy nhiêu yếu tố làm kéo dài việc mất an ninh đáng lo ngại53 (Về tình hình Mã Lai năm 1954, ngoài những sách trên đây xem thêm Coral/Bell, sách đã dẫn, tr.304-311).


Đi xa hơn, đặt ra toàn bộ vấn đề "Khối thịnh vượng chung" ở châu Á. Mối lo lắng chủ yếu của Anh trong lĩnh vực này là việc duy trì một sự thống nhất nào đó giữa các nước trước đây đã tạo thành đế quốc Anh. Vậy mà Ấn Độ từ bốn năm nay đã có một thái độ quyết tâm hòa giải với Trung Quốc và tìm cách tổ chức ở Đông Nam châu Á và Nam Á một tổng thể trung lập, tất cả những cái đó được Chính phủ Luân Đôn tiếp nhận một cách thiện cảm, vì Luân Đôn thấy ở đó một phương tiện làm dịu tình hình ở Viễn Đông và  bảo vệ những lợi ích quốc gia của Anh trong vùng này của thế giới.


Đó là toàn bộ những yếu tố quân đội lập trường của Anh đối với vấn đề Đông Dương. Về điều này I-đơn giải thích rõ ràng:

"Chiến dịch của chúng ta chống du kích cộng sản ở Mã Lai đang trải qua một giai đoạn gay go, làm chúng ta phải hết sức quan tâm đến cơn lốc Đông Dương. Những nước liên kết trong Khối thịnh vượng chung đặc biệt là Ấn Độ cũng như bản thân chúng ta đều bị ảnh hưởng như vậy"54 (A.Eden, Mémoires, sách đã dẫn, tr.86 hoặc tr.97-98: "Mối quan tâm chủ yếu của tôi đối với Mã Lai").


Và Pôn Muýt (Paul Mus) tóm tắt thái độ đó trong một câu:

"Thực ra chính là các đầu nhọn của compa đặt ở Hồng Công và Xingapore mà các ông bạn láng giềng của chúng ta đo đạc toàn vùng Viễn Đông"55 (Paul Mus: "Ai muốn chia cắt Việt Nam" (báo France Obervateur số 216, 1-7-1954)).


Những lý do đó có tính chất chính trị nhiều hơn, bổ sung cho những nhân tố thuần túy thương mại cần được nêu lên, hơn nữa đã là trung tâm của mối quan hệ Trung-Anh từ năm 1949. Ít nhất đối với những người bảo thủ, những lý do đó, với mối quan hệ Anh-Mỹ, đã là đề tài chủ yếu trong cuộc tranh luận tại Quốc hội mùa đông 1949-1950 về sự công nhận chế độ mới của Trung Quốc56 (B.Porter, sách đã dẫn, tr.25-44, chương II "vấn đề công nhận").


Người ta biết rằng vấn đề công nhận được quyết định từ tháng 11 năm 1949 đã được chính thức tuyên bố ngày 6 tháng 1 năm 195057 (Văn bản công hàm Anh trao cho chính phủ Trung Quốc đăng trong bản tin hàng ngày (La Documentation Francaise) 7-1-1950. Về sự công nhận đó và về những năm đầu quan hệ Trung-Anh, xem H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.16-18 và 51-56).


Tháng 2, Hút-chi-xơn (Hutchison), Tổng lãnh sự ở Nam Kinh, được chuyển về Bắc Kinh trong khi chờ đợi việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được đầy đủ hơn. Nhưng rất nhanh, những khó khăn lại tăng lên gấp bội. Vấn đề người tị nạn ở Hồng Công, rồi việc ký kết hiệp ước liên minh Trung-Xô là những trở ngại đầu tiên. Ngoài ra, việc giữ lại Lãnh sự quán Anh tại Tan-shui để duy trì quan hệ với nhà đương cục quốc gia ở Đài Loan, đối với Trung Quốc là không thích hợp với việc công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa58 (Tanshui nằm trên cửa sông cùng tên, cách Đài Bắc khoảng hai chục kilomet về phía tây bắc, Lãnh sự quán ở đây về nguyên tắc chỉ quan hệ với nhà đương cục trên đảo đặt ở Tai-chung. Cơ quan này cũng đại diện quyền lợi cho cả Canada, Ô-xrây-li-a và Nu-ven-Zây-lan ở Đài Loan, xem"Foregin Ministry Spokesman on Sino-British Negociations" (Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao về các cuộc thương thuyết Trung-Anh) tạp chí People's China, số 11, 1-6-1950, tr.26). Rồi việc gửi quân "chí nguyện" Trung Quốc sang Triều Tiên, việc Liên hiệp quốc lên án "sự xâm lược đó", và việc quyết định những biện pháp hạn chế buôn bán với Trung Quốc đã hoàn toàn chặn đứng quá trình bình thướng hóa quan hệ giữa Anh và Trung Quốc. Trong khi tại Hội đồng bảo an tháng 1 năm 1950, Anh đã không tỏ thái độ về vấn đề quyền đại diện của Trung Quốc và tháng 10, Anh đã đề nghị cho Trung Quốc được gia nhập một số cơ quan thuộc tổ chức Liên hiệp quốc59 (B.Porter, sách đã dẫn, tr.58) thì từ mùa đông năm 1950-1951, Anh đã không bao giờ ngừng bỏ phiếu giống như Mỹ. Sức ép của chính phủ Bắc Kinh đối với những công ty cuối cùng của Anh đặt ở Trung Quốc đã buộc họ phải rời khỏi nước này vào tháng 5 năm 1952. Lần lượt các lãnh sự quán Anh đã bị đóng cửa: năm 1954 ngoài một bộ phận lãnh sự ở Bắc Kinh, chỉ còn lãnh sự quán tại Thượng Hải.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 10:00:12 pm »

Cho đến trước hội nghị Giơ-ne-vơ, bức tranh về quan hệ Trung-Anh có thể coi là khá tiêu cực60 (Về quan hệ Trung-Anh năm 1954, xem Coral Bell, sách đã dẫn, tr.247-250). Gần toàn bộ tài sản của Anh-200 đến 250 triệu bảng Anh-theo I-đơn khẳng định trước Hạ nghị viện đã bị tịch thu61 (H.Revelyan, sách đã dẫn, tr.53-55 (đưa ra con số 300 triệu)). Chỉ còn vài chục kiều dân Anh còn ở lại Trung Quốc, một số đang chờ xin thị thực xuất cảnh mà họ không thể xin được62 (Như trên, tr.18 và 52). Còn về quan hệ ngoại giao, từ tháng 1 năm 1950, không có tiến bộ gì. Ba đại biện Anh kế tiếp nhau ở Bắc Kinh mà người Trung Quốc bao giờ cũng gọi là "Ying kuo t'an-p'an t'ai-piao (Anh quốc đàm phán đại biểu)63 (Hutchison, Lamb, từ khi trở thành Đại sứ tại Berne (Thụy Sĩ) và với danh nghĩa này ông cầm đầu đoàn đại biểu Anh trogn lúc vắng mặt E-den và Trevelyan cũng là thành viên của đoàn đại biểu Anh tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Cơ quan đại diện Anh tại Trung Quốc gọi là Văn phòng (Bureau) chứ không được gọi là Đại sứ quán và không được hưởng quy chế ngoại giao H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.17, 35, 51), tức là "Trưởng đoàn đại biểu Anh tại các cuộc đàm phán" (về kiến lập quan hệ ngoại giao)64 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.51).


Sau cùng, không bao giờ Trung Quốc cử đại biện đến Luân Đôn, đây là điểm người ta rất nhậy cảm ở Anh.

Mặc dù vậy, đại bộ phận dư luận Anh mong muốn bình thường hóa quan hệ ở mức độ nhất định giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Một cuộc thăm dò dư luận tiến hành hồi tháng 3 năm 1954 đã cho biết 45% người Anh nghĩ rằng Trung Quốc phải được nhận vào Liên hiệp quốc, trong khi chỉ có 17% phản đối và 38% không bày tỏ ý kiến. Một cuộc điều tra thứ hai thực hiện cuối tháng 6 khi hội nghị Giơ-ne-vơ đã tiến hành được hai tháng, đã phản ánh việc tăng cường hết sức rõ rệt khuynh hướng này (xem bảng XI)

Bảng XI



Thái độ đó chủ yếu là do nhiều đảng viên Bảo thủ và Công đảng gặp nhau trên vấn đề Trung Quốc, Bảo thủ thì tán thành vì lý do kinh tế và ảnh hưởng ở Viễn Đông, còn Công đảng thì vì lý do chính trị nhiều hơn. Những đảng viên Bảo thủ mong muốn Anh không để mất một thị trường có tầm quan trọng bậc nhất một khi hủy bỏ việc cấm buôn bán với Trung Quốc; còn đảng viên Công đảng thì mong muốn theo đuổi chính sách mà chính họ đã khơi mào từ năm 1950 khi họ còn đang cầm quyền. Ba tháng trước hội nghị Giơ-ne-vơ, cựu thủ tướng Clê-măng Át-li (Climent Attlee) đã giải thích điều đó rất rõ ràng trong một tạp chí Mỹ:

"Người Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm vì Mỹ phủ nhận địa vị mà Trung Quốc có quyền được hưởng trong các hội đồng của thế giới. Tôi tin rằng thái độ của Mỹ là thiếu khôn ngoan (...). Tôi cho rằng khi nào Trung Quốc chấm dứt việc ủng hộ xâm lược, thì phải cho chính phủ nhân dân chiếc ghế của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an"65 (Foregin Affiars (Tạp chí đối ngoại Mỹ) tháng 1-1954. Bản dịch tiếng Pháp trong Articles et Documents-La Ducumentation francaise)-Bài báo và văn kiện số 16, 9-2-1954, tr.5)
Tình hình đó cho phép Trung Quốc tiến hành hoạt động ngoại giao trên một địa bàn tương đối thuận lợi như trong lĩnh vực thương mại.


Những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa I-đơn và Chu Ân Lai ở Giơ-ne-vơ khá lạnh nhạt. Ngày 30 tháng 4, tại một bữa cơm tối do Mô-lô-tốp khoản đãi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh đã chủ động nêu ra với đồng nghiệp Trung Quốc vấn đề quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bày tỏ hi vọng được thấy Trung Quốc cử một đại biện đến Luân Đôn như Anh đã làm đối với Trung Quốc. Đối với việc tiếp cận đầu tiên này, Chu Ân Lai đã "phản ứng một cách rất lạnh nhạt, cho rằng không nên đặt ra vấn đề đó trước khi Trung Quốc vào Liên hiệp quốc và Hội đồng bảo an"66 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Bi-đôn/Giơ-ne-vơ, số 170-171/5-5-1954). Ngoài ra, chính sự "lạnh nhạt" trong quan hệ Trung-Anh đã thúc đẩy Bi-đôn, ngay từ đầu cuộc đàm phán bác bỏ ngay lập tức ý kiến của một số thành viên chính phủ Pháp về việc nhờ Luân Đôn làm trung gian để làm quen với người Trung Quốc67 (Như trên nhiều nhân vật chính trị Pháp đã gợi ý nên nhờ New Delhi. Đó là trường hợp Pleven, xem V.Ô-ri-ôn, sách đã dẫn, tr.507, 508, ý kiến này hình như không hấp dẫn lắm đối với Bi-đôn).


Nhưng thực ra, thái độ của Chu Ân Lai sẽ nhanh chóng biển đổi. Tại một cuộc gặp sau, vào cuối tháng 4, khi I-đơn tỏ ý phàn nàn là Trung Quốc không có cơ quan đại diện tại Luân Đôn thì thủ tướng Trung Quốc, trái ngược với điều đã nói cách đó bốn tuần lễ đã trả lời rằng ông ta cũng đang có ý muốn mở cơ quan đại diện (tại Luân Đôn) khi nào có thể được68 (A.Eden, Mémoires, sách đã dẫn, tr.140).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 10:01:55 pm »

Có lẽ bắt đầu từ ngày đó, diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Trung Quốc và Anh về vấn đề trao đổi cơ quan đại diện. Hum-phrây Tơ-ri-li-an, đại biểu về phía Anh trong các cuộc đàm phán này kể lại rằng chính ông ta đã tiếp xúc liên tiếp với Hoạn Hương, Vụ trưởng Vụ Tây Âu và châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao và Lôi Nhiệm Dân, Thứ trưởng Ngoại thương Trung Quốc69 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.182). Trong cuộc gặp mặt H.Uyn-sơn ngày 30 tháng 5, Chu Ân Lai gợi lại vấn đề. Ông ta bảo đảm với thủ lĩnh Công đảng rằng sự có mặt của Anh ở thuộc địa Mã Lai không làm Trung Quốc phải do dự gì trong việc cử một đại diện ngoại giao đến Anh, trái ngược với thái độ của Luân Đôn tại Liên hiệp quốc đã làm Bắc Kinh rất khó chịu. Thứ trưởng Trung Quốc kết luận rằng đúng là ông ta đến Giơ-ne-vơ với ý muốn thảo luận với I-đơn về những biện pháp cụ thể có thể tiến hành để cải thiện quan hệ giữa hai nước và không lâu nữa, sẽ đi tới những quyết định theo hướng đó70 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Công văn/Londres về vấn đề "Các cuộc nói chuyện của nghị sĩ Anh với Chu Ân Lai ở Giơ-ne-vơ, Trao đổi thương mại"/3-6-1954). Hôm đó, một sự bình thường hóa nào đó về quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Luân Đôn thế là đã được quân đội về nguyên tắc. Chính H.Tơ-ri-vi-li-an cũng kể lại rằng, những khó khăn đối với kiều dân Anh ở Trung Quốc cũng dần dần được khắc phục. Những thị thực xuất cảnh được cấp, những cuộc thương lượng về việc đóng cửa các hãng buôn Anh được tiến hành, một người Anh ở Hồng Công chạy trốn sang Trung Quốc được các nhà đương cục cộng sản trao trả, hết thảy những người Anh bị giam giữ (trừ có hai người) đã được phóng thích, những nhân viên ngân hàng và nhân viên các công ty thương mại có thể được luân phiên thay thế71 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.82).


Thỏa thuận cuối cùng về kiến lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Anh và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dạt được ngày 17 tháng 6 năm 195472 (Niên giám của Trung Quốc đều ghi ngày 17-6 là ngày kiến lập ngoại giao giữa hai nước, xem La Chine (Trung Quốc, sđ, tr.222. Cùng ngày Tân hoa xã đưa tin về thỏa thuận kiến lập ngoại giao giữa Trung Quốc và Anh (17-7-1954). Còn Trevelyan thì chỉ rõ ràng nguyên tắc về sự thỏa thuận này đã được chấp nhận trong bữa cơm tối do A.Eden thết Chu Ân Lai (sách đã dẫn, tr.83). Có lẽ, phải chăng là bữa cơm tối 1-6 mà Trevelyan cũng có mặt. Ngày 17-6 là ngày công bố sự thỏa thuận hơn là ngày ký kết chính thức. Đây là sự thỏa thuận miệng (sách đã dẫn, tr.86). W.Churchill thông báo cho Hạ viện Anh biết về sự thỏa thuận đó. Cũng vào ngày 17-6 (Parliamentary Debates, House of Comons (Biên bản họp hạ viện Anh) tập 528, cột 2275)). Hai ngày trước đó, hội nghị về Triều Tiên đã thất bại73 (Về vấn đề này, xem chương VI ở đoạn sau). Trước đó, để tránh cho hội nghị về Đông Dương chịu chung số phận, Chu Ân Lai đã đưa ra một đề nghị quan trọng về Campuchia và Lào, đáp ứng hoàn toàn các mục tiêu mà các đoàn đại biểu Pháp và Anh theo đuổi74 (Xem chương VII ở đoạn sau). Nhắc lại một cách đơn giản như vậy trình tự thời gian các sự việc xảy ra đủ để làm sáng tỏ quyết định của Trung Quốc ngày 17 tháng 6. Chu Ân Lai nhằm hai mục đích: Một mặt, quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao với Anh sẽ cô lập Mỹ, làm sâu sắc thêm nữa những sự bất đồng sẵn có giữa Oa-sinh-tơn và Luân Đôn; mặt khác, nó xác nhận quan điểm của Anh và Trung Quốc tương đối giống nhau trong một số điểm, do đó minh họa một khả năng nào đó "cùng tồn tại hòa bình" giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau như hiệp ước Trung Quốc-Ấn Độ về Tây Tạng ký kết một tháng rưỡi trước đó. Ngoài ra, Thủ tướng Trung Quốc còn nhấn mạnh điều đó trong một buổi hội đàm thu thanh vào cuối thời gian hội nghị với Moóc-gan Phi-líp (Morgan Philips), Thư ký của Công đảng75 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 20-7-1954).


Chắc chắn là sự thỏa thuận đó còn hạn chế. Đại diện Anh tại Bắc Kinh được công nhận đầy đủ là đại biện trong lúc về phía Trung Quốc, cam kết theo nguyên tắc có đi có lại cử đến Luân Đôn một viên chức cấp bậc tương đương. Hai bên thỏa thuận rằng cả hai nhà ngoại giao sẽ là những viên chức cấp thấp76 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Sô-ven Giơ-ne-vơ/số 789-790/18-6-1954). Chính là Hoạn Hương chuyên viên của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ, Vụ trưởng Vụ Tây Âu và châu Phi tại Bộ Ngoại giao từ năm 1949, sẽ được cử đi Luân Đôn vào tháng 9 năm sau77 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 10-9-1954). Và để đánh dấu tình hình mới, Chu Ân Lai lần đầu tiên tiếp H.Tơ-ri-vi-li-an với tư cách đại biện Vương quốc Anh tại Trung Quốc, điều mà ông này chưa bao giờ đạt được78 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.83). Cuối cùng như đã thỏa thuận, chính phủ Bắc Kinh cấp thị thực xuất cảnh cho kiều dân Anh còn bị giữ lại trên lãnh thổ Trung Quốc79 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Sô-ven/Giơ-ne-vơ/số 789-790/18-6-1954. Ngày 10-7 nhà đương cục Trung Quốc phóng thích 9 thủy thủ Anh bị bắt ngày 1-6, trong hải phận Trung Quốc, ngoài khơi Hồng Công. Tin Tân hoa xã Bắc Kinh, 11-7-1954).


Nhưng, tuy nhiên sự kiện này có ý nghĩa rất lớn mà thoạt đầu chưa thể thấy được. Một mặt, vì sự thỏa thuận kiến lập ngoại giao Trung Quốc với Anh đã đạt được mà Trung Quốc không đợi Anh phải đóng cửa Lãnh sự quán tại Tanshui80 (Chỉ đến năm 1972, cơ quan lãnh sự này mới đóng cửa, khi quan hệ hai nước đã nâng lên hàng đại sứ). Sự nhượng bộ của Trung Quốc về điểm này lại rất quan trọng: Nó chứng minh Trung Quốc quan tâm đến quan hệ với Anh và nói chung, với các nước Tây Âu81 (Về vấn đề này, cần lưu ý rằng một đại diện của chính phủ Hà Lan đã đến Bắc Kinh ngày 26-5 để đàm phán về việc kiến lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (Tin Tân hoa xã Bắc Kinh, 26-5-19554). Những mối quan hệ đó đã kiến lập ngày 19-11 cũng ở cấp đại biện. Những quan hệ tương tự sẽ được thiết lập với Na Uy ngày 5-10-1954. Tại Giơ-ne-vơ, Chu Ân Lai đã tiếp đại sứ Na Uy ở Thụy Sĩ, M.P.Anker ngày 17-6 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 17-6-1954)). Đặc biệt nó đã chứng tỏ rằng khi lợi ích dân tộc đòi hỏi thì Trung Quốc hoàn toàn dám thỏa hiệp về các vấn đề "thể diện", trái ngược với ý kiến rất nhiều lần được chấp nhận. Mặt khác, quyết định Trung-Anh này là gần gũi với đoạn trong thông báo Béc-lin, do Đa-lét yêu cầu đưa vào, nói rằng họp hội nghị Giơ-ne-vơ không được coi "như là dẫn đến việc công nhận ngoại giao trong trường hợp chưa có sự công nhận đó". Chắc chắn đây không phải là sự công nhận ngoại giao giữa Trung Quốc và Anh vì sự công nhận đó đã có từ bốn năm trước rồi. Nhưng việc thỏa thuận giữa hai nước đạt được ở Giơ-ne-vơ trong thời gian hội nghị, trong lúc Mỹ vừa tuyệt giao với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, không thể không xem như một thắng lợi đối với Trung Quốc82 (Hai tháng sau, cuộc đi thăm Trung Quốc của một đoàn đại biểu quan trọng của Công đảng Anh do Atlee dẫn đầu cũng được coi như là một thắng lợi của Trung Quốc, xem chương XI).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 10:03:59 pm »

Trung Quốc lo ngại về hành động của Mỹ và vấn đề người Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc

Những "quan hệ" tay đôi của đoàn đại biểu Trung Quốc với Mỹ có tính chất hoàn toàn khác. Không có một vấn đề nào mà lập trường hai nước không khác nhau về căn bản. Những cuộc đả kích của Trung Quốc đối với Mỹ trước khi hội nghị họp mà chúng tôi đã phân tích83 (Xem lại chương III. Về thái độ của Oa-sinh-tơn đối với Trung Quốc trước khi Hội nghị Giơ-ne-vơ, xin xem bản thuyết trình đăng trong hai chuyên san của Bộ Ngoại giao Mỹ: The China Problem and U.S.Policy (Vấn đề Trung Quốc và chính sách của Mỹ) sách đã dẫn và China in the Shadow of Comunism (Trung Quốc dưới bóng chủ nghĩa cộng sản) Department of State Publication 5383, Far Eastern Series 63, tháng 2-1954 của Walter P.Mc Conaughy Vụ trưởng Vụ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ) đã đủ biện minh điều đó. Cố gắng làm bảng liệt kê về vấn đề đó là trở lại việc gợi lên toàn bộ các vấn đề Đông Á.


Chỉ tự giới hạn trong riêng quá trình diễn biến cuộc hội nghị và các cuộc thương lượng song song kèm theo, đã có hàng loạt sự kiện không thể không làm đoàn đại biểu Trung Quốc lo ngại.

Một mặt, quá rõ ràng là Đa-lét tỏ ra do dự đối với bất kỳ giải pháp chính trị nào về Đông Dương. Tất cả các bài diễn văn và các cuộc hội đàm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ ở Giơ-ne-vơ cũng như ở Mỹ chứng tỏ rõ ràng là chính phủ Oa-sinh-tơn không tin rằng các cuộc thương lượng đang tiến hành có thể thật sự dẫn đến một giải pháp. Ngoài ra, việc Đa-lét vội vã rời Giơ-ne-vơ ngay từ ngày 3 tháng 5, bỏ lại cho B.Xmít cầm đầu đoàn đại biểu Mỹ đã làm Chu Ân Lai hết sức tức giận84 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Nói chuyện với một thành viên đoàn đại biểu Anh"/4-5-1954). Nói chung, người Trung Quốc nghi ngờ người Mỹ đã có ý đồ can thiệp vào Đông Dương, thậm chí trù tính cả việc gây xung đột đối với chính lãnh thổ của họ nữa85 (A.E-dén, Mémoires, sách đã dẫn, tr.136). Có thể gọi đó là lập trường cơ bản của họp. Vả lại, chính là với luận điểm nay mà Chu Ân Lai đã bắt đầu lên án chính sách của Mỹ ở Đông Nam châu Á, trong bản tham luận ngày 12 tháng 5. Ông nói:

"Thực chất của vấn đề là ở chỗ chính bọn can thiệp Mỹ sợ hòa bình (...). Cần phải nói rằng hoạt động của Mỹ trong việc lập các khối xâm lược ở châu Á không tách rời khỏi mục tiêu của chúng là chuẩn bị chiến tranh tổng lực" (...)86 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...), sách đã dẫn, tr.66 và 68).


Yếu tố thứ hai có thể đặc biệt gây đe dọa đối với Trung Quốc là việc nối lại các cuộc thương lượng Pháp-Mỹ về khả năng can thiệp quân sự của Mỹ ở Đông Dương. Thực vậy, ngày 13 tháng 5, sau hôm Chu Ân Lai đọc tham luận trình bày quan điểm của Trung Quốc về Đông Dương, tờ Thời báo Niu Oóc đăng tin Pháp đã yêu cầu Mỹ phải hành động ngay nếu cuộc thương lượng không đi đến kết quả. Thực ra, bài báo nói đến cuộc vận động của Đại sứ Pháp Bon-nê (Bonnet) tại Oa-sinh-tơn với Đa-lét mà người đại diện của Pháp đã thật sự đặt một vấn đề như vậy. Bốn mươi tám giờ sau, Đại sứ Mỹ Đi-lông (Dillon) tại Pháp, đến gặp Su-man (Shumann), trả lời cho biết việc dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương, trong trường hợp hội nghị Giơ-ne-vơ thất bại, phụ thuộc vào bảy điều kiện sau đây:

"1. Pháp và ba quốc gia liên kết phải đưa ra yêu cầu Mỹ giúp đỡ.

2. Yêu cầu nói trên của Pháp và ba nước phải đưa ra với các nước sau: Thái Lan, Philippin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lơn, Anh, Mỹ sẽ cho là đủ điều kiện để hành động khi hai nước đầu đáp ứng tích cực và hai nước sau dự kiến là có thể như vậy (vì phải đợi kết quả tuyển cử ở Ô-xtrây-li-a vào tháng 8 ) và Anh, nếu không muốn tham gia, ít nhất cũng chấp nhận yêu cầu đó.

3. Liên hiệp quốc phảu "che đậy" cho công cuộc (giúp đỡ) này. Nhằm mục đích đó, người ta có thể dự kiến rằng Thái Lan hoặc Lào hay Campuchia yêu cầu Liên hiệp quốc cử quan sát viên đến để phát hiện hay ngăn chặn mọi âm mưu xâm lược. Thủ tục này phải được tổ chức càng nhanh càng tốt.

4. Chính phủ Pháp khẳng định lại nền độc lập hoàn toàn của ba quốc gia (liên kết). Chính phủ Pháp nói rõ rằng ba quốc gia đó có thể đi đến thoát ly khỏi Liên hiệp Pháp.

5. Trong suốt thời gian diễn ra hành động chung, chính phủ Pháp nói rõ rằng Pháp cam kết không rút quân đội của mình (khỏi Đông Dương), thỏa thuận rằng cố gắng của Mỹ trước hết là hải quân, không quân, nhưng cũng có thể hiểu là cả lực lượng trên bộ nữa. Ý căn bản là các đơn vị Mỹ sẽ đến bổ sung các lực lượng hiện có chứ không phải để thay thế các lực lượng này.

6. Các hiệp định sẽ được ký kết giữa Mỹ và Pháp để tổ chức việc chỉ huy, phân công nhiệm vụ và huấn luyện quân đội Việt Nam.

7. Yêu cầu viện trợ của Pháp phải được Nghị viện Pháp thông qua"87 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/Bộ Ngoại giao, trình Bộ trưởng về vấn đề "Tình hình thương lượng Pháp-Mỹ hiện nay"/31-5-1954, tr.1-2).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2020, 09:49:20 pm »

Thật khó mà chính phủ Pháp tiếp nhận toàn bộ các điều kiện đặt ra như vậy. Vì vậy, các cuộc thương lượng tiếp tục thêm vài ngày nữa, bằng đường ngoại giao thông thường. Ngày 29 tháng 5, Thủ tướng La-ni-en (Laniel) tiếp Đại sứ Đi-lông và nói rằng, "ít nhiều đã đạt được" thỏa thuận về chính trị. Từ đó, tướng Ê-li (Ely) được phép tiến hành các cuộc hội đàm về quân sự ở Oa-sinh-tơn88 (Như trên, tr.3-4). Như một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Pháp kết luận, chính phủ Pari đã "dính líu sâu vào kế hoạch Pháp-Mỹ"89 (Như trên, tr.4). Những cuộc thương lượng này được giữ kín, ngay cả với người Anh vì I-đơn tuyên bố đã được báo chí Thụy Sĩ ngày 15 tháng 5 cho biết90 (A.E-den. Mémoires, sách đã dẫn, tr.135). Càng ngày, tờ Thời báo Niu Oóc đã cung cấp một bản báo cáo chính xác về một phần những điều kiện mà Mỹ đòi hỏi.


Chắc chắn là Trung Quốc cũng như Liên Xô, chỉ có thể biết những vấn đề này qua tin tức báo chí phương Tây đưa ra. Nhưng cũng quá đủ để làm họ lo ngại91 (Chính là ý kiến của E-den, như trên, tr.136): phải chăng đã không chứng minh được việc Mỹ đã không từ bỏ việc can thiệp quân sự vào Đông Dương, như người ta đã tưởng lúc trước khi Điện Biên Phủ thất thủ? Ngay hôm sau, phóng viên tờ Quang Minh nhật báo tại hội nghị đã viết rằng: "Nước Pháp chơi trò nguy hiểm bằng cách đàm phán ngầm với Mỹ, ở hậu trường Giơ-ne-vơ". "Chính sách thực lực" đã hoàn toàn phá sản; ngoài ra, về mặt can thiệp là nguy hiểm. Bài báo kết luận: "Tìm cách duy trì quyền lợi thuộc địa ở Đông Dương, nước Pháp sẽ đi đến chỗ mất cả nền độc lập của mình"92 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 26-5-1954).


Đương nhiên, hết thảy mọi lý lẽ của Trung Quốc đưa ra đều hoàn toàn có cơ sở. Một bị vong lục ngay 24 tháng 5 của đô đốc Rát-pho (Radford) đã không để lại một chút nghi ngờ nào về điểm này. Bản bị vong lục viết: "phải dùng không quân tiến công những mục tiêu quân sự của Trung Quốc trên đất liền, ở đảo Hải Nam và những đảo ven biển do cộng sản chiếm giữ và trực tiếp sử dụng. Trong giai đoạn thứ hai, dự kiến sẽ tiến công các mục tiêu quân sự mới, bao vây bờ biển Trung Quốc, chiếm đóng hoặc vô hiệu hóa đảo Hải Nam, dùng lực lượng vũ trang của Trung Hoa quốc gia đổ bộ vào lục địa Trung Quốc. Ở mỗi giai đoạn nói trên, vũ khí nguyên tử đều có thể được sử dụng. Nếu Trung Quốc không can thiệp, việc sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ giới hạn ở Đông Dương và quân đội Philippin và Thái Lan có thể nhập vào với quân đội Liên hiệp Pháp93 (The Pentagon Papers, Tài liệt mật Bộ Quốc phòng - sách đã dẫn, tr.44-46. Cần chú ý rằng một cuộc hội nghị quân sự giữa ba nước khối ANZUS, Anh và Pháp họp vài ngày sau đó ở Oa-sinh-tơn từ 3 đến 11 tháng 6. Xem thông cáo chung đăng trong New York Times ngày 12-6-1954. Về việc sử dụng vũ khí nguyên tử, xem thêm K.Lacouture et Ph.Devillers, sách đã dẫn, tr.196). Toàn bộ kế hoạch đã đệ trình lên Tổng thống Ai-xen-hao ngày 28 tháng 5, Tổng thống đã duyệt y những phương hướng lớn, chỉ còn vấn đề can thiệp trực tiếp của Trung Quốc vào cuộc xung đột thì xem ra không chắc chắn94 (D.D.Eisenhower, sách đã dẫn, tr.361. Tổng thống nêu lên nhiều lẫn những lời cảnh cáo ("warnings") trực tiếp hoặc gián tiếp (qua Molotov) đối với Trung Quốc (tr.338 và 362) nhưng không chỗ nào nói đến bản chất các lời cảnh cáo đó).


Những nỗi lo ngại của Trung Quốc còn được khẳng định trong những ngày tiếp theo, ít nhất là về điều kiện thứ ba, mà Mỹ đòi hỏi, - sự "che đậy" của Liên hiệp quốc - mà báo chí Mỹ đã nói đến. Thực tế, ngay từ 15 tháng 5, Bơ-đen Xmít đã cho I-đơn và Bi-đôn biết đã "đến lúc đưa Liên hiệp quốc vào bối cảnh Đông Nam châu Á bằng cách thành lập một ủy ban quan sát tại chỗ Liên hiệp quốc, có nghĩa là thực hiện kế hoạch của Thái Lan95 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm ba bên tại nhà riêng của E-den" 15-5-1954). Kế hoạch này nêu lên việc gửi đến Đông Dương và Thái Lan những quan sát viên của Liên hiệp quốc để điều tra về sự đe dọa của cộng sản trong vùng, mà dự án của Chính phủ Băng Cốc thảo ra năm trước đã có nói đến. Quả nhiên, ngày 25 tháng 5, tại Giơ-ne-vơ, hoàn thân Wan thông báo ý định của chính phủ ông ta gửi lời kêu gọi tới Liên hiệp quốc. Ngày 29, tổ chức Liên hiệp quốc chính thức nhận được đơn yêu cầu của Thái Lan theo hướng đó, đến nay đã được ghi vào chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an ngày 3 tháng 696 (R.F.Randle, sách đã dẫn, tr.238-239. Bức thư của đại biểu Thái Lan gửi Chủ tịch Hội đồng bảo an (29-5-1954) đăng trong Articles et Documents số 65, 10-6-1954. Dự thảo nghị quyết do Thái Lan đưa ra Hội đồng bảo an ngày 16-6-1954 đăng trong Articles et Documents số 69, 19-6-1954. Ngày 18-6-1954 Liên Xô phủ quyết và vấn đề này cuối cùng đã hủy bỏ). Tất cả các cuộc vận động đó đã xác nhận những tin tức của báo chí đưa ra về khả năng can thiệp của Mỹ. Tờ Đại công báo bình luận lời kêu gọi của Thái Lan ở Liên hiệp quốc bằng những lời lẽ như sau:

"Người ta nhận rõ đằng sau kế hoạch của Mỹ là ý đồ phá hoại hội nghị Giơ-ne-vơ và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương (...). Việc sử dụng Liên hiệp quốc làm công cụ phá hoại hội nghị sẽ vấp phải sự phản đối của quần chúng khao khát hòa bình và chỉ làm cho họ tăng cường cảnh giác".


Nhắc lại một luận điểm mà Trung Quốc đã nhiều lần phát triển, tờ báo kết luận:

"Thử hỏi nước Pháp có lợi gì trong việc mở rộng cuộc chiến tranh như vậy? Pháp sẽ mất hết ảnh hưởng ở Đông Dương và sẽ mở cửa cho Mỹ nhảy vào"97 (Tin Tân hoa xã Bắc Kinh, 30-5-1954. Cũng xem tin Tân hoa xã Bắc Kinh, 31-5-1954 và Nhân dân nhật báo ngày 5-6-1954. Về việc Trung Quốc tố cáo chính sách quân phiệt của Thái Lan, xem tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 8-6-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2020, 09:51:27 pm »

Cuối cùng, từ khi hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, trên suốt vùng ngoại vi Trung Quốc, lực lượng quân sự của Mỹ xem ra được tăng cường không ngừng98 (Để làm ví dụ, xem tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 13-6-1954 ("Mỹ tăng cường chuẩn bị chiến tranh ở châu Á")). Một hiệp định hợp tác với Pakistan được ký vào tháng 5, cho phép Mỹ được hướng những thuận lợi quan trọng về quân sự trên đất Pakistan. Đó là bước đầu của quá trình đưa Chính phủ Karachi, bốn tháng sau, đi đến ký kết hiệp ước Manila thành lập SEATO (Khối phòng thủ chung Đông Nam châu Á). Thái Lan và Philippin được Mỹ hỏi ý kiến hồi tháng 4 cũng đã công khai tán thành việc ký kết hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam châu Á. Xa hơn về phía Bắc, Trung Quốc coi sự có mặt của Mỹ ở Triều Tiên như một yếu tố đe dọa chủ yếu của Mỹ đối với lãnh thổ Trung Hoa. Ngoài ra, chính phủ Oa-sinh-tơn đã nghĩ đến việc gửi bộ binh Nam Triều Tiên đến Đông Dương để đối phó với sức ép của Việt Minh ở vùng châu thổ Bắc bộ99 (Phái đoàn quân sự Pháp tại Oa-sinh-tơn điện về: "Đô đốc Radford lúc nào cũng thấy hấp dẫn vì khả năng của quân đội Nam Triều Tiên. Đó là những sư đoàn vững vàng, được huấn luyện tốt, có chất lượng rất cao. Đó là những sư đoàn độc nhất có thể can thiệp trong vài ngày, ngay trong lúc đang có chiến sự tại Bắc kỳ. Đó có thể là sự giúp đỡ của người châu Á (...). Nếu chính phủ Pháp hay tốt hơn, chính phủ Việt Nam kêu gọi Triều Tiên giúp đỡ, chưa đầy ba tuần, người Mỹ có thể chở đến Hải Phòng ba sư đoàn bộ binh Nam Triều Tiên cùng với vũ khí nhẹ. "Hồ sơ Bộ Ngoại giao Pháp/điện của tướng Valluy/Oa-sinh-tơn/Frenchemildeleg/số 397/9-6-1954). Sau cùng vấn đề Đài Loan, tình hình không ngừng căng thẳng. Từ đầu năm, được sự giúp đỡ của Mỹ, lực lượng Trung Hoa quốc gia đã tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của họ ở các đảo ven biển: Đại Trần, Kim Môn, và hậu quả là tăng thêm hiệu lực của việc bao vây bờ biển Trung Quốc giữa Thượng Hải và Quảng Châu100 (H.Hin-tơn, sách đã dẫn, tr.258-261). Việc hải quân của Trung Hoa quốc gia khám xét một chiếc tàu hàng Ba Lan đến Trung Quốc là một biểu hiện mới đây101 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 26-5-1954. Ngày 23-6, một sự kiện tương tự xảy ra ở phía Nam Đài Loan giữa một tàu chở hàng Liên Xô và hải quân Mỹ (Nhân dân nhật báo 27-6-1954). Về thái độ của Trung Quốc đối với toàn bộ vấn đề tự do thông thương ở biển Đông, xem Nhân dân nhật báo, 16-7-1954 (xã luận) và 20-7-1954). Ngoài ra, Chính phủ Bắc Kinh còn tin rằng, song song với hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam châu Á, Mỹ đang cùng với đồng minh Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan, chuẩn bị một hiệp ước phòng thủ Đông Nam châu Á.


Tình hình căng thẳng ngày càng trầm trọng giữa Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh hình như ngăn cản mọi tiếp xúc tích cực giữa hai đoàn Trung Quốc và Mỹ tại Giơ-ne-vơ. Điều có ý nghĩa là Đa-lét còn không chịu bắt tay Chu Ân Lai khi Chu chìa tay ra102 (New York Times, 6-5-1954 R.F.Randle kể lại trong sách đã dẫn, tr.172, nhận xét một cách đúng đắn rằng, Dulles không thể xử sự khác vì phải tính đến dư luận ở Mỹ có thể công khai chống đối nếu công bố một bức ảnh chụp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bắt tay Thủ tướng Trung Quốc. Sau này Chu Ân Lai sẽ nói lại với Edgar Snow vấn đề này. The Other Side of the River (Bên kia sông) New York, Randon House, 1961, tr.94-95). H.Tơ-ri-vi-li-an, đại biện Anh tại Bắc Kinh ghi lại rằng các đại biểu Mỹ đã rất cẩn thận tránh né một cách hệ thống như thế nào mọi cuộc gặp gỡ với người Trung Quốc, đặc biệt trong lúc nghỉ họp. Một tháng, sau ngày khai mạc hội nghị, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa có cuộc tiếp xúc nào, ngay cả giữa Rô-béc-xơn (Robertson) và Vương Bính Nam mặc dù đã biết nhau ở Trung Quốc, vài năm trước đây khi có cuộc đàm phán giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc, lúc đó Rô-béc-xơn là cố vấn chính trị của tướng Mác-san và Vương là người cộng sự của Chu Ân Lai. Nhưng đại biện Anh liền thêm: "Ông Rô-béc-xơn là người chống đội cộng sản Trung Quốc cuồng tín nhất trong chính phủ Mỹ"103 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.79-80. Kenneth T.Young, Negociating with the Chinese Communists: The United States Experiences, 1953-1967) New York, Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao, đã làm phó đại diện của Mỹ tại các cuộc hội đàm Bàn Môn Điếm và, do đó, đã dự hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Chúng ta cũng nhớ lại rằng những chỉ thị của Dulles gửi cho Bedel Smith cấm không được chủ động với người Trung Quốc (Điện của Dulles ngày 12-5-1954 trong Tài liệu mật Bộ Quốc phòng, sách đã dẫn, tr.43).


Nhìn bề ngoài, chính là người Trung Quốc đi bước đầu tiên trong cố gắng nhờ người Anh làm trung gian tổ chức cuộc gặp với đoàn đại biểu Mỹ. Đóng vai trò chủ yếu trong việc này là H.Tơ-ri-vi-li-an, người được bán chính thức giao việc coi sóc quyền lợi của kiều dân Mỹ bị giữ ở Trung Quốc104 (K.T.Y)oung, sách đã dẫn, tr.37. Cần lưu ý rằng theo quan điểm Trung Quốc, việc "đi vào tiếp xúc (...) về một vấn đề định trước) có giá trị như một công nhận về thực tế (defacto). Xem "Về vấn đề kiến lập quan hệ ngoại giao và những vấn đề khác "Thời sự thủ sách", số 11, 10-6-1956, tr.41-43).


Ngày 26 tháng 5, Hoàng Hoa, người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc, tổ chức họp báo về quan hệ Mỹ-Trung105 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 26-5-1954). Sau khi nhấn mạnh trong những năm 1950-1953, khoảng 1.500 kiều dân Mỹ đã có thể rời lãnh thổ Trung Quốc, Hoàng Hoa nhận rằng hiện còn 80 người nữa. Họ có thể ra khỏi Trung Quốc chừng nào họ không bị liên can vào tội dân sự hoặc tội hình sự. Người phát ngôn Trung Quốc còn nhắc lại rằng ngược lại, một số lớn kiều dân Trung Quốc, nhất là 5.000 sinh viên còn bị giam giữ ở Mỹ và bị đối xử tàn tệ đủ thứ. Hoàng Hoa kết luận: "Điều đó không những trái ngược với nguyên tắc luật pháp quốc tế mà còn hoàn toàn không phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo". Cuộc họp báo đó đã kết thúc bằng một lời kêu gọi thương lượng. Hoàng Hoa nói rõ thêm "Tôi xin nói là nếu chính phủ Mỹ muốn thảo luận vấn đề thả những người Mỹ bị giữ lại ở Trung Quốc, về phần minh, Trung Quốc không bao giờ từ chối thảo luận những vấn đề như vậy.

Mặt khác, việc đoàn đại biểu hai nước cũng có mặt ở đây, chẳng phải là sự thật hay sao?"106 (Tin U.P.Giơ-ne-vơ, 26-5-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2020, 09:53:47 pm »

Ba ngày sau, đoàn đại biểu Mỹ tại Giơ-ne-vơ công bố một bản tuyên bố dài dòng bác bỏ những lý lẽ của Hoàng Hoa về vấn đề những người Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc, cũng nhữ về kiều dân Trung Quốc cư trú tại Mỹ107 (Bản tin Bộ Ngoại giao Mỹ, số 782, 21-6-1954, tr.949-950). Nhưng tropng lúc đó, người Anh cố nài để Mỹ có thể tiến hành ở cấp khá cao như người Trung Hoa mong muốn. Lập trường của người Trung Quốc khá đơn giản và tóm lại là logic. Hoặc Mỹ tiếp nhận thương lượng trực tiếp với họ, hoặc Mỹ thừa nhận chính thức đại biện Anh, ông H.Tơ-ri-vi-li-an là đại diện quyền lợi cho Mỹ tại Trung Quốc. Chu Ân Lai biết chắc rằng Mỹ sẽ không nhận giải pháp thứ hai trong chừng mực giải pháp đó tương đương với sự công nhận gián tiếp chế độ cộng sản108 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.83-84). Vậy chỉ còn lại khả năng tiếp xúc trực tiếp.


Quả nhiên, những ngày đầu tháng 6, Oa-sinh-tơn mới trả lời đồng ý; người Anh chuyển ý kiến đồng ý của Mỹ cho đoàn đại biểu Trung Quốc, và họ chấp nhận ngay nguyên tắc về cuộc họp109 (Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, phái đoàn Lansdale đến Sài Gòn ((The Pentagon Papers, sách đã dẫn, tr.54 và tiếp theo. Cũng xem Edward Geary Lansdale, In the Midst of Wars) An American Mission to Southeastovs Asia). Ở giữa cuộc chiến tranh. (Một phái đoàn Mỹ ở Đông Nam Á), New York, Harper and Rơ. 1972, 387 trang, bản chỉ dẫn, bản đồ). Ngày 4 tháng 6, Vương Bính Nam, Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc, có Kha Bái Niên và Hoạn Hương cùng đi, gặp A-lếch-xít Giôn-xơn (Alexis Johnson) đại sứ Mỹ tại Tiệp Khắc và là thành viên của đoàn đại biểu Mỹ tại hội nghị Giơ-ne-vơ110 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 5-6-1954), trong ba mươi phút tại trụ sở Liên hiệp quốc tại Giơ-ne-vơ. Do Mỹ đứng ra tổ chức, cuộc họp đầu tiên này đã được dự kiến càng ít nghi thức lễ tân càng tốt. Cuộc họp đã không đem lại kết quả nào cụ thể111 (Kenneth T.Young, sách đã dẫn, tr.38 và tiếp theo). Ngày hôm sau, ngày 5 tháng 6, Bộ Ngoại giao công bố một thông cáo thứ hai khẳng định ý muốn làm mọi việc để các công dân Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc được phóng thích, và đã đi đến cho phép Đại sứ Giôn-xơn được đi theo Hum-phrây Tơ-ri-vi-li-an đại biện Anh tại Trung Quốc, đến một cuộc họp với một đại diện của đoàn đại biểu Trung Quốc. Thông cáo kết luận rằng: Đã thỏa thuận rằng quyết định đó không bao hàm việc công nhận ngoại giao, đối với "chế độ đỏ Trung Quốc"112 (Bản tin Bộ Ngoại giao số 782, 21-6-1954, tr.950. H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.84).


Một cuộc gặp thứ hai, vào ngày 10 tháng 6, lần này do người Trung Quốc đứng ra tổ chức, mang nhiều tính chất chính thức hơn, nhưng cũng vẫn có mặt của H.Tơ-ri-vi-li-an113 (H.Trevelyan, sđ, tr.85). Mỗi đoàn đại biểu ngồi mỗi bên của cùng một bàn họp (điều người Mỹ muốn tránh). Vương Bính Nam trình bày lại lập trường của Trung Quốc, gần giống như bài phát biểu của Hoàng Hoa trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 5. Đại biểu Trung Quốc chủ yếu nói rõ thêm rằng từ năm 1949, có 1.485 kiều dân Mỹ đã rời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa114 (582 người trong năm 1950, 727 người trong năm 1951, 143 người trong năm 1952 và 33 người trong năm 1953 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 10-6-1954)). Đến lần thứ ba ngày 15 tháng 6, chỉ mấy tiếng đồng hồ trước khi hội nghị về Triều Tiên thất bại115 (Xem đoạn sau ở chương VI), cuộc gặp mới đạt được kết quả đầu tiên: Trung Quốc đã chấp nhận rằng thường dân và quân nhân còn bị giam giữ tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phép liên lạc với gia đình qua Hội chữ thập đỏ Trung Quốc làm trung gian116 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 15-6-1954). Sự nhượng bộ không phải là nhỏ nhưng đó là nhượng bộ cuối cùng.


Thực vậy, cùng thời gian đó, Trung Quốc phát triển một chiến dịch báo chí về việc tiếp đón Hoa kiều ở nước ngoài buộc phải rời nơi cư trú, trở về Tổ quốc để tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội117 (Xem China News Service (Đài phát thanh) Quảng Châu, 11-6-1954, Như trên, Côn Minh 13-6-1954; Đại công báo Hồng Công, 15-6-1954, Tân hoa xã, Quảng Châu, 19-6-1954; China News Service Phúc Châu, 21-6-1954; Đại công báo, Hồng Công, 24-6-1954 v.v...). Cho nên theo tinh thần đó, trong cuộc gặp thứ tư ngày 21 tháng 6, Vương Bính Nam đề nghị hai chính phủ ra thông cáo chung, trong đó hai bên cam kết cho phép kiều dân nước bên kia được tự do rời khỏi nước mình để trở về nước theo ý muốn. Ngoài ra, Trung Quốc còn gợi ý rằng quyền lợi của kiều dân và sinh viên Trung Quốc cư trú tại Mỹ và quyền lợi của kiều dân Mỹ hiện còn ở Trung Hoa nhân dân, theo một thỏa thuận chung được giao cho một nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với cả hai nước118 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 21-6-1954, trong đó có dự thảo thông cáo chung do Vương Bính Nam đề nghị. Cùng ngày, một nhóm Hoa kiều tại Mỹ trở về Quảng Châu (Đại công báo, Hồng Công 25-6-1954)). Về phần mình, Trung Quốc đề nghị giao địa vị đó cho Ấn Độ119 (H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.84). Cuối cùng, người Mỹ từ chối đề nghị của Vương Bính Nam nhằm xóa bỏ những khó khăn giữa hai nước ngang với đẩy mạnh tuyên truyền của Trung Quốc. Còn về vấn đề Hoa kiều tại Mỹ, tình hình phức tạp thêm. Ngay tại Mỹ, một nhà báo Mỹ gốc Trung Quốc của tờ China Daily News (Tin Trung Quốc hàng ngày) ở New York tên là Mei Tsang-tien (Eugene Moy) bị kết án hai năm tù vì đã vi phạm quy chế cấm tất cả công việc buôn bán với Trung Hoa nhân dân120 (Tin Tân hoa xã, Berlin, 24-6-1954). Tại Bắc Kinh, tờ Nhân dân nhật báo tố cáo kịch liệt hơn bao giờ hết chính sách của Mỹ đối với Hoa kiều tại Mỹ121 (Nhân dân nhật báo, 24-8-1954). Ba tuần sau mới có cuộc gặp lần thứ năm vào ngày 16 tháng 7 giữa các viên chức cấp thấp hai bên: về phía Mỹ là A.Gien-kin (Jenkins), và về phía Trung Quốc là Phú Sơn (Pu Shan), Phó bí thư ở Bộ Ngoại giao. Phú Sơn chỉ làm cái việc nhắc lại gợi ý của Vương Bính Nam về việc chọn một nước thứ ba có thể đứng ra bảo hộ quyền lợi cho cả kiều dân Mỹ tại Trung Quốc và kiều dân Trung Quốc tại Mỹ122 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 16-7-1954). Cuộ gặp lần cuối cùng là vào ngày 21 tháng 7 cũng giữa những người đối thoại như lần trước. Phú Sơn báo tin sáu người Mỹ được thả, nhưng cuộc họp không có một tiến bộ nào khác123 (Như trên, Giơ-ne-vơ, 16-7-1954). Tuy nhiên, người Trung Quốc lẫn người Mỹ đều đồng ý sẽ tiếp tục các cuộc tiếp xúc ở cấp bậc đại diện lãnh sự tại Giơ-ne-vơ124 (Kenneth T.Young, sách đã dẫn, tr.40. H.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.85. Về kết quả các cuộc tiếp xúc vào tháng 7 và tháng 8-1954, xem tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 28-8-1954). Chắc chắn là kết quả còn mỏng manh. Tuy nhiên, đường dây liên hệ đã nối khiến hai chính phủ sẽ duy trì được với nhau một phương tiện liên lạc qua đường ngoại giao trong mười bẩy năm ròng ở Giơ-ne-vơ rồi Vác-xô-vi125 (Từ 1954 đến 1955, có 17 cuộc họp Trung-Mỹ tại Giơ-ne-vơ. Saud dó, các cuộc thương lượng được nối lại ở cấp Đại sứ (Vương Bính Nam và Johnson) và đưa đến thỏa thuận ngày 10-9-1954 về việc phóng thích kiều dân bị giữ lại ở mỗi nước. Sau đó các cuộc thương lượng này chuyển về Varsovie và kéo dài đến năm 1971, khi Tiến sĩ Kissinger đi Bắc Kinh. Việc người Trung Quốc cố nài chỉ định nước thứ ba làm trung gian giữa hai chính phủ đã nói lên khá rõ ý đồ của họ muốn duy trì mối liên hệ với Mỹ). Trước mắt, những cuộc gặp gỡ đó, ở một mặt nào đó có thể coi như một thắng lợi ngoại giao của Anh, đã chứng tỏ sự vội vã của người Trung Quốc khi tiếp nhận các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Mỹ. Thực ra, những cuộc thương lượng như vậy có hai cái lợi ngoài việc móc nối quan hệ với Mỹ, một mặt, làm cho việc thương lượng với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày càng trở nên không tránh khói; do đó tăng cường tính đại diện của nước này trước dư luận Mỹ và thế giới; mặt khác, chấm dứt, trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, tình trạng gần như độc quyền của Liên Xô trong đàm phán chính trị với Mỹ126 (Xem ở đoạn sau những lời bình luận của Medès France về yêu cầu ngày 10-7-1954 của Molotov đưa vấn đề Pháp công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về ngoại giao). Trong mọi trường hợp, những cuộc nói chuyện đó, cũng như các cuộc thương lượng với người Anh, đã thể hiện rõ ràng ý đồ của Trung Quốc muốn coi hội nghị Giơ-ne-vơ như một phương tiện mở cửa sang thế giới phương Tây, như vậy là vượt xa những mục tiêu do cuộc họp quốc tế ở Berlin đề ra chỉ bàn về vấn đề Đông Dương. Do đó, các cuộc tiếp xúc với Mỹ hoàn toàn phù hợp với lòng mong muốn của Trung Quốc ngay từ tháng 2 đã nói rằng hội nghị Giơ-ne-vơ không phải chỉ bàn về giải pháp cho các vấn đề nóng bỏng nhất ở Viễn Đông, mà còn tao thuận lợi cho việc giải quyết các "vấn đề quốc tế sống còn".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2020, 09:55:32 pm »

Những mối quan hệ tay đôi giữa Trung Quốc và Pháp

Tình hình quan hệ giữa hai nước

Đến trước hội nghị Giơ-ne-vơ, tình hình quan hệ Trung-Pháp trong một mức độ nào đó, có thể so sánh với tình hình quan hệ Trung-Mỹ127 (Muốn biết tình hình chung về quan hệ Pháp-Trung Quốc từ 1945, Xem André Claise "Les relations franco-chinoises 1945-1973" (Quan hệ Trung-Pháp từ 1945 đến 1973), Notes et Etudes documentaires, Paris, La Documentiation francaise, số 4014-4015.3-9-1973, 57 trang). Sự giống nhau giữa hai tình huống đó không phải là ngẫu nhiên. Vì nhiều lý do chính trị kinh tế và quân sự, chính phủ Pháp đối với vấn đề Trung Quốc đã rập khuôn theo thái độ của Mỹ.


Khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949, Pari cũng như Oa-sinh-tơn đã có một lập trường tương đối mềm dẻo, đương nhiên là không loại trừ bất kỳ một sự bình thường hóa nào sau đó. Một cơ quan đại diện Pháp rất nhỏ đã được duy trì ở Nam Kinh. Thực ra, người ta mong đợi tình hình ở Trung Hoa lục địa sẽ lắng dần mà không vội vã đi theo hướng này hoặc hướng khác. Như vậy, ngay từ giữa tháng 10, khi một bộ phận nhân viên trong sứ quán Trung Quốc (cũ) tại Pháp, đã chuyển sang ủng hộ chế độ mới, Bộ Ngoại giao Pháp đã quyết định tiếp tục cho họ được hưởng quy chế ngoại giao đến 31 tháng 12 miễn là các nhà ngoại giao đó không hoạt động chính trị gì hết128 (Bộ Ngoại giao Pháp-Vụ Thông tin-Báo chí, Thông tư số 294 IP về vấn đề Đại sứ quán Trung Quốc tại Pari, 13-10-1949). Cũng như tại Mỹ, một vài giới không loại trừ khả năng có một "chủ nghĩa Ti-tô" Trung Quốc129 (Xem báo Le Monde, 15-10-1949. Chủ yếu là ý kiến của Tổng thống Ô-ri-ôn/Ông ta tuyên bố với Pleven: "Cố gắng làm một Tito, cách đây 5 năm tôi đã nói điều đó lúc Mao Trạch Đông chưa giành được thắng lợi và chưa giúp Hồ Chí Minh"-V.Ô-ri-ôn, sách đã dẫn, tr.508 (nói chuyện ngày 15-11-1953)), cho phép hy vọng có một quyền tự trị tương đối của Trung Quốc đối với chính phủ Mát-xcơ-va.


Nhưng Pháp không có một Hồng Công của mình như trong trường hợp Anh, để có khả năng hướng chính phủ Pháp tỏ ra có một nền độc lập được khẳng định thật sự đối với nền ngoại giao Mỹ. Cũng không có cả "Khối Thịnh vương chung" của Pháp để có thể gây sức nặng đến quyết định của Pari như các nước ở tiểu lục địa Ấn Độ đã làm đối với Anh. Chỉ có mỗi một vấn đề có thể hướng chính phủ Pháp đến chỗ công nhận ngoại giao đối với chế độ mới của Trung Quốc, đó chính là vấn đề Đông Dương. Vậy nay nó lại dẫn đến kết quả thật sự trái ngược.


Thật vậy, rất nhanh, triển vọng của việc bình thường hóa giữa hai nước trở nên mù mịt. Trên một bình diện chung, thái độ của Pháp đã tỏ ra rất gần với Mỹ. Bỏ phiếu chống lại Trung Quốc vào Liên hiệp quốc, gửi một đơn vị tượng trưng sang Triều Tiên, nghiêm chỉnh thực hiện việc cấm buôn bán đối với Trung Quốc lục địa. Quyết định ngày 6 tháng 1 năm 1950 của Anh đã không có tiếng vang gì ở Pari. Tuy nhiên, chúng ta lưu ý rằng tổng thống O-ri-ôn (Auriol) đã tuyên bố tán thành công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 và tình cảm của ông ta về điều này đã không hề thay đổi cho đến hết nhiệm kỳ bảy năm của ông130 (V.Ô-ri-ôn, sách đã dẫn, chương X. Tháng 5-1953, ông ta tuyên bố: "Nước Pháp không hiểu tại sao Mỹ ngoan cố ủng hộ Tưởng Giới Thạch" (tr.168): Tháng 9 năm đó, ông ta cùng tuyên bố như vậy. (tr.149)).


Trong bối cảnh như vậy, quan hệ tay đôi giữa hai nước đã xấu đi nhanh chóng. Ngày 14 tháng 1 năm 1950, những bất động sản công cộng của Pháp tại Bắc Kinh đã bị tịch thu. Bốn ngày sau, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời tố cáo kịch liệt nhà đương cục Pháp ở Đông Dương đã đối xử tàn tệ với Hoa kiều ở bán đảo (Đông Dương)131 (Xem đoạn trên ở chương II). Ngay từ đó, mọi hi vọng làm dịu quan hệ giữa hai nước tiêu tan. Một vài mối liên hệ còn lại giữa Bắc Kinh và Pari thì lần lượt bị cắt đứt. Sứ quán Pháp tại Nam Kinh bị đóng cửa vĩnh viễn tháng 1 năm 1951; các lãnh sự quán tại Thiên Tân và Thượng Hải bị đóng cửa tháng 9 năm 1952; viên chức ngoại giao cuối cùng của Pháp rời thủ đổ Trung Quốc tháng 10 năm 1953, chỉ để lại có một nhân viên của Bộ Ngoại giao phụ trách trông coi các ngôi nhà của Sứ quán. Trong lúc đó, nhiều việc tranh chấp không thể bỏ qua được đã tích lại: trường hợp những kiều dân Pháp bị giữ lại ở Trung Quốc132 (Người ta thấy một số đã được phóng thích vào lúc hội nghị Giơ-ne-vơ. Xem đoạn trên, ở chương III. Chúng tôi không tìm thấy tư liệu gì trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp liên quan đến cuộc thương lượng về điểm này tại Giơ-ne-vơ. Tuy nhiên Vương Bính Nam đã đảm bảo cho đoàn đại biểu Pháp rằng ông ta cố gắng giải quyết một vài vụ liên quan đến các kiều dân Pháp tại Trung Quốc. Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/bản ghi nhớ gửi đại sứ Sô-ven về vấn đề "Hội đàm Guillermaz-Vương Bính Nam (6-7-1954)"/Giơ-ne-vơ/17-7-1954), các trụ sở ngoại giao bị tịch thu, các công ty Pháp (Fano, wecter) bị gây khó dễ, Công ty xe điện Thượng Hải bị tịch thu tháng 11 năm 1953, v.v...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM