Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:49:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45936 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:13:02 pm »

Thái độ của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên

Giai đoạn đàm phán về Triều Tiên-mà mọi người đều thấy không bao giờ hấp dẫn vì quá rõ ràng là trước mắt không thể đạt được sự thỏa thuận nào-khai mạc ngày thứ hai 26 tháng 4 dưới quyền chủ tọa của hoàn thân Wan Waithayakon, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan46 (Về Hội nghị bàn về Triều Tiên, xem những bằng chứng của Sir Anthony Eden, hồi ký, sách đã dẫn, tr.120-165 và của C.Ronning, sách đã dẫn, tr.214-239). Phiên họp đầu tiên chỉ bàn về thủ tục. Người ta quyết định xác nhận, không phải tranh cãi gì, những thỏa thuận giữa các đoàn đại biểu đã thông qua từ nhiều tuần nay: việc dùng 5 thứ tiếng chính thức (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên) và các trưởng đoàn đoàn đại biểu Thái Lan, Liên Xô và Anh luân phiên chủ tọa các phiên họp47 ("Lâu đài các dân tộc" đã được Liên Xô đồng ý làm địa điểm hội nghị sau khi tham khảo ý kiến Trung Quốc (Niu Oóc thời báo 18-3-1954, theo hãng thông tấn TASS). Về tiếng chính thức, lúc đầu Liên Xô muốn loại bỏ tiếng Triều Tiên để khẳng định rõ hơn nữa đây là cuộc họp 5 nước lớn nhưng sau đó đã bỏ ý định này. Việc chỉ có các nước Thái Lan, Liên Xô và Anh thay nhau làm chủ tịch hội nghị là theo quan điểm của Mỹ với mục đích loại bỏ Trung Quốc. (R.F.Randel, sách đã dẫn, tr.157-158). Về tiếng chính thức và phiên dịch, xin xem cuốn sách nhỏ của đại tá Robert B.Ekvall, Faithfull Echo (tiếng vang đáng tin cậy) New York, Twayne Publishers, 1960, 125 trang, Đại tá R.B.Ekvall là phiên dịch tiếng Trung Quốc của đoàn đại biểu Mỹ tại Giơ-ne-vơ).


Bắt đầu từ 27 tháng 4, các trưởng đoàn lần lượt đọc các bài diễn văn dài dòng. Lập tức, Bắc Triều Tiên đề nghị một kế hoạch chi tiết về "lập lại nền thống nhất quốc gia": tổng tuyển cử, thành lập chính phủ thống nhất, rút lực lượng quân sự nước ngoài trong thời hạn 6 tháng, đảm bảo quốc tế cho sự tiến triển của Triều Tiên đến thống nhất48 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn Thư ký Hội nghị. Văn kiện số 2 ngày 27-4-1954/"Đề nghị của đoàn đại biểu Cộng hòa nhân dân Triều Tiên về việc lập lại nền thống nhất quốc gia và tổ chức tổng tuyển cử trên toàn cõi Triều Tiên").


Ngay hôm sau, 28 tháng 4, Đa-lét đưa ra nhận xét rằng vấn đề đặt ra ở đây không những là số phận Triều Tiên mà cũng là "quyền lực của Liên hiệp quốc". Ông đã bác bỏ kế hoạch đó, theo ông ta vì nó đã không chú ý chút nào đến những khuyến cáo của tổ chức thế giới49 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/biên bản phiên họp 28-4-1954 (tiếng Pháp) tr.2-13. Cũng xem bản tin Tân hoa xã Giơ-ne-vơ 28-4-1954).


Chính lúc này Chu Ân Lai, lần đầu tiên từ khi đến Giơ-ne-vơ, đã có thể trình bày lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Trước hết ông ta nhấn mạnh tính chất đặc biệt của một hội nghị họp lần đầu tiên giữa một bên là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một bên là "những nước khác liên quan" đến hòa bình ở châu Á50 (Như trên, tr.13). Chu Ân Lai đã nhắc lại ở đây lập luận phát triển trong bài xã luận của Nhân dân nhật báo ra ngày 22 tháng 2 vừa qua, trong đó cuộc họp đã được trình bày như một "Hội nghị năm nước lớn"51 (Xem lại chương III). Bất chấp việc ba nước phương Tây đã bác bỏ lần cuối cùng trong công hàm chung gửi Liên Xô ngày 23 tháng 452 (Xem lại chương III). Trung Quốc vẫn coi quy chế dành cho mình tại Giơ-ne-vơ giống như bốn cường quốc khác. Sau đó, như mọi người chờ đợi, Thủ tướng Trung Quốc đã phát biểu dài dòng lập luận của mình nhằm chứng minh rằng Chính phủ ông ta đại diện đầy đủ ý chí của toàn thể nhân dân Trung Quốc53 (Xem hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, biên bản phiên họp ngày 28-4-1954, tr.14-15). Tuy nhiên, không lúc nào ông ta đề cập đến việc Trung Quốc gia nhập Liên hiệp quốc mà chỉ nói đến lòng mong muốn giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình.


Chu Ân Lai, tiếp đó đã đề cập đến bản thân vấn đề Triều Tiên, nhắc lại những sự kiện từ 1950, nhấn mạnh đến sự quan tâm lớn của Trung Quốc đối với đất nước chỉ "cách Trung Quốc một con sông". Ông ta đặt câu hỏi làm sao nhân dân Trung Quốc lai có thể coi việc quân Mỹ vượt vĩ tuyến 38 không đe dọa "nền an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa"?54 (Như trên, tr.17). Vì vậy cần thiết vĩnh viễn lập lại hòa bình ở bán đảo Triều Tiên. Chính vì vậy "đoàn đại biểu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hoàn toàn ủng hộ những đề nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nam Nhật đưa ra nhằm lập lại nền thống nhất quốc gia Triều Tiên bằng tổng tuyển cử tự do"55 (Như trên, tr.20).


Cuối cùng, để kết luận bản trình bày, đại biểu Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm của chính phủ mình về vấn đề Đài Loan, việc vũ trang lại Nhật Bản với sự giúp đỡ của Mỹ, những hoạt động của Mỹ nhằm lập hệ thống an ninh chung ở Thái Bình dương56 (Như trên, tr.22). Và để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nước Trung Hoa mới trên thế giới, Chu Ân Lai nói thêm "Nhân dân Trung Quốc (...) không những quan tâm lo lắng đến việc gìn giữ hòa bình ở châu Á mà còn ở cả châu Âu và trong những phần khác trên thế giới", tố cáo nhiều nhất việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức và chạy đua vũ trang57 (Như trên, tr.23).


Tất cả những điều nói trên không có gì mới đối với các nhà quan sát nước ngoài. Báo chí Trung Quốc đã phát triển rộng rãi những luận điệu đó từ nhiều tháng nay. Tuy nhiên, những luận điệu đó phản ánh rõ ràng ý muốn của Trung Quốc phát biểu về vấn đề Triều Tiên nhân danh cường quốc thế giới (không phải chỉ là cường quốc châu Á) cũng như nhân danh sự thống nhất bề ngoài của các nước cộng sản.


Cuộc thảo luận trong những ngày tiếp theo không đem lai yếu tố gì độc đáo. Chu Ân Lai sau khi hội đàm với Mô-lô-tốp và Nam Nhật ngày 29 tháng 4, đã lại phát biểu dài trong phiên họp ngày 3 tháng 5. Lần này, ông đả kích kịch liệt những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở Liên hiệp quốc, chứng minh "một lần nữa Liên hiệp quốc không có tư cách để quan tâm đến vấn đề Triều Tiên"58 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn thư ký Hội nghị/văn kiện số 15 ngày 4-5-1954/Tuyên bố và đề nghị của Chu Ân Lai (...) ngày 3-5-1954, tr.2-3). Sau đó ông ta đề nghị thông qua những quân đội cho phép hồi hương những tù binh Triều Tiên và Trung Quốc còn đang bị "giam giữ" tại Triều Tiên, lập ủy ban gồm một bên là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Liên Xô và bên kia là hai bên Triều Tiên để giám sát việc thực hiện59 (Như trên, tr.7-8 Ronning nhận xét Chu Ân Lai nói mạnh hơn Mô-lô-tốp, ông này có vẻ như lùi sau Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc. C.Ronning, sách đã dẫn, tr.222).


Trước đề nghị của phía Trung Quốc, các nước phương Tây tỏ ra chia rẽ sâu sắc. Tại Ủy ban 16 nước60 (Nam Triều Tiên và các nước đã gửi quên sang Triều Tiên, không kể Nam Phi) phụ trách phối hợp thái độ giữa các nước đồng minh, hai xu hướng khác nhau đã xuất hiện. Một khuynh hướng cứng rắn do Nam Triều Tiên làm đại biểu, được Mỹ ủng hộ, khước từ mọi thỏa hiệp, nhất là về tổ chức tuyển cử ở miền Nam là nơi đã tổ chức rồi. Một khuynh hướng thứ hai có tính cách dung hòa hơn, do các nước khác nhất là các nước trong khối Thịnh vương chung, Pháp, Hà Lan đưa ra, tán thành tổng tuyển cử ở hai miền Triều Tiên dưới sự kiểm soát quốc tế mà Liên hiệp quốc có thể chấp nhận được61 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp (ở Giơ-ne-vơ), bản ghi nhớ về "Hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên" 25-6-1954, tr.7, xem thêm C.Ronning, sách đã dẫn, tr.221-225). Nhưng sức ép của Mỹ-Triều Tiên kiên quyết đến nỗi các đoàn phương Tây khác, thực tế không muốn làm tan vỡ mặt trận thống nhất bề ngoài mà họ muốn gìn giữ, đã phải tránh bên vực quá cứng rắng lập trường của họ và đã làm cho cuộc thương lượng bế tắc rất nhanh chóng. Việc thành lập từ ngày 1 tháng 5 một Ủy ban thu hẹp gồm Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, hai bên Triều Tiên đã chẳng thay đổi bao nhiêu tình hình.
Đúng là trong những ngày đầu tiên của Hội nghị, nếu không nói gì Liên Xô Trung Quốc đã không tỏ dấu hiệu mềm dẻo bao nhiêu. Trong bữa ăn trưa giữa I-đơn, Chu Ân Lai và Mô-lô-tốp ngày 30 tháng 4, bộ trưởng Trung Quốc đã dùng những lời lẽ "thù địch" đối với Mỹ, phản đối kịch liệt việc Đa-lét về Oa-sinh-tơn (đã dự kiến sẽ đi ngày 3 tháng 5) sợ rằng việc đó, về phía Mỹ, có thể là dấu hiệu khước từ giải quyết vấn đề Đông Dương62 (Về điểm này, xem bản tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ 3-5-1954. Cũng xem Quang minh nhật báo, 4-5-1954). Thái độ kiên quyết của Chu Ân Lai cũng đã đưa đến chỗ ông ta gạt ra ngoài những lời ám chỉ của I-đơn liên quan đến khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Luân Đôn bằng cách nhắc lại thái độ của Anh trong các cuộc thảo luận tại Liên hiệp quốc về sự gia nhập của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa63 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ, bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm với một thành viên đoàn đại biểu Anh, 4-4-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:13:46 pm »

Việc chuẩn bị hội nghị về Đông Dương

Triển vọng hết sức mong manh về giải pháp cho vấn đề Triều Tiên và đồng thời, bước ngoặt bi thảm do tình hình quân sự ở Điện Biên Phủ đem lại, đã rất nhanh chóng làm cho các cường quốc chính xem cuộc thảo luận về Triều Tiên chỉ là phụ so với cuộc thảo luận về Đông Dương sắp khai mạc nay mai.
Vấn đề rất khó là thành phần hội nghị. Vấn đề này đã được các nước phương Tây thảo luận từ nhiều ngày nay. Thực ra tại cuộc họp ba bộ trưởng Ngoại giao tại Pari ngày 22 tháng 4, Bi-đôn đã chỉ ra rằng nếu "Liên Xô nhấn mạnh" thì cũng có thể mời Việt Minh nhưng "với quy chế thứ yếu hơn" so với người Việt Nam (chỉ ngụy quyền Bảo Đại-người dịch)* (Tư liệu chưa được phép công bố). Nhân danh ba nước phương Tây, Bộ trưởng Pháp được giao trách nhiệm một mình thương lượng vấn đề này với Liên Xô (bằng cách tránh để Trung Quốc trực tiếp dính líu vào các cuộc nói chuyện này). Vì vậy ngày 27 tháng 4 tại Giơ-ne-vơ hai Bộ trưởng Pháp và Liên Xô gặp nhau để thảo luận vấn đề này. Ngay lập tức Bi-đôn đề nghị mời năm nước như đã nêu ra trong thông cáo Béc-lin, ba quốc gia liên kết ở Đông Dương và có thể thêm hai nước láng giềng là Thái Lan và Miến Điện. Mô-lô-tốp liền đưa ra một công thức đối lại: năm nước nêu trong thông cáo Béc-lin, cộng với bốn quốc gia hữu quan ở Đông Dương (đó là ba quốc gia liên kết cộng với Việt Nam dân chủ cộng hòa). Ngoài ra, Bộ trưởng Liên Xô còn đề nghị I-đơn và bản thân ông ta sẽ luân phiên làm Chủ tịch hội nghị về Đông Dương*64 (A.E-den Mémoirês-Hồi ký sách đã dẫn, tr.132, John Kotelawala. Thủ tướng Xây-lan vào thời gian này viết trong Hồi ký của ông rằng tên ông được Pháp đề nghị làm Chủ tịch Hội nghị về Đông Dương nhưng Liên Xô phản đối. Sir John Kotelawala, An Asian Prime Minister's Story. (Câu chuyện của một Thủ tướng châu Á). London, Harrap-Cie, 1956, 203 trang, index, tr.126).


Hai cuộc gặp khác, sáng và chiều hôm sau, đã không đem lại điều gì mới về quyền đại diện của Việt Minh nếu không phải chỉ là những khả năng mới đã được gợi lên: Ấn Độ, In-đô-nê-xia, nhất là Ox-trây-lia. Cuối cùng ngày 2 tháng 5, ba nước phương Tây đã qua đại sứ Sô-ven, thông báo cho Liên Xô biết họ chấp nhận công thức do Mát-xcơ-va đề nghị (Hội nghị có 9 bên tham dự kể cả Việt Minh) đồng thời Việt Nam (ngụy quyền Bảo Đại-người dịch) cũng tán thành trong chừng mực sự tham gia đó không bao hàm sự công nhận về pháp lý65 (J.Lacouture, P.Devillers, sách đã dẫn, tr.122-123). Được mời ngày 3 tháng 5, đoàn đại biểu của Việt Minh đã tới Giơ-ne-vơ ngay ngày 4.


Ngoài ra, ngay trong lúc các cuộc thương lượng về Triều Tiên và về Đông Dương tiếp diễn, đã có những sự kiện khác xảy ra trên sân khấu ngoại giao ở châu Á và không phải là không liên quan đến các cuộc thương lượng ở Giơ-ne-vơ, nhất là đối với Trung Quốc.


Thứ nhất là việc ký kết Hiệp ước Trung-Ấn ngày 29 tháng 4, chỉ 3 ngày sau hôm khai mạc hội nghị về Triều Tiên. Sự trùng hợp này không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Từ khi kiến lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 4 năm 1950, quan hệ Trung-Ấn đã dần dần được cải thiện, đặc biệt là nhờ sự thúc đẩy của đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh Panikkar, ông này còn cố gắng đóng vai trò trung gian giữa hai bên tham chiếm ở Triều Tiên. Cuộc chiến tranh kết thúc, cả hai thủ đô liền cố gắng cải thiện quan hệ hai nước, nhất là về vấn đề Tây Tạng là nơi di sản của thời kỳ thực dan chưa bao giờ được hoàn toàn làm sáng tỏ. Đầu tháng 1 năm 1954, các cuộc đàm phán đã mở tại Bắc Kinh, kết quả là Hiệp ước Trung-Ấn về Tây Tạng được ký kết ngày 29 tháng 4.


Trên thực tế, Hiệp ước này bao gồm những gì?66 (Văn bản tiếng Trung Quốc trong "Trung hoa nhân dân cộng hòa quốc giao thiệp chí", sách đã dẫn, tập III, tr.1. Hiệp ước này đã được bổ sung cũng trong ngày hôm đó bằng trao đổi công hàm dự kiến việc rút các đơn vị quân sự Ấn Độ ra khỏi Tây Tạng và chuyển giao cho Trung Quốc một số thiết bị của Ấn Độ (bưu điện, điện tín, quán trọ cho người hành hương và thương nhân v.v...). Xã luận Nhân dân nhật báo ngày 30-4-1954 đánh giá rằng việc ký các hiệp nghị đó "chứng minh mọi vấn đề quốc tế đều có thể giải quyết hợp lý thông qua thương lượng khi các nước trung thành với nguyên tắc cùng tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, bình đẳng và hai bên đều có lợi và cùng tồn tại hòa bình". Văn bản tiếng Anh của hiệp ước "Tibet (1950-1967)" Hong Kong, Union Research Institute 1968, tr.66-72. Bản tiếng Pháp trong Notes et Etdudes Documentaires (Documentation francaise) số 2562, 6-8-1959 (Textes et Documents sur le Tibet 1950-1959)).


Các điều khoản của Hiệp ước đều nói về các lĩnh vực kỹ thuật mà bản thân các tiêu đề có thể cho một ý niệm về nội dung: Các đại lý thương mại (điều 1), thị trường (điều 2), việc hành hương (điều 3 và điều 4), quy định các chuyến du hành và từ chối nhập cảnh (điều 5). Trung Quốc nhận cho Ấn Độ đặt 3 đại lý thương mại ở Tây Tạng (đã có sẵn từ trước). Ngược lại Ấn Độ cũng cho Trung Quốc đặt 3 cơ quan thương vụ tại Niu Đê-li, Can-quýt-ta và Ka-lim-pong. Thương nhân hai nước có thể tiếp tục công việc buôn bán truyền thống giữa Tây Tạng và Ấn Độ ở một số thị trường và theo những điều kiện nhất định. Những người hành hương Ấn Độ và Tây Tạng muốn đi đến một số nơi thờ cúng dễ dàng như nhau. Cuối cùng, hiệp ước đã được ký cho 8 năm67 (Nghĩa là cho đến 1962, năm nổ ra xung đột biên giới Trung-Ấn).


Nhưng dù những biện pháp có tính chất địa phương đó là đáng quan tâm, nhưng đó không phải là nội dung chủ yếu của hiệp ước. Thực tế, có 3 điểm có thể lưu ý ngay các nhà quan sát:

Một mặt Hiệp ước, xuất phát từ một tình hình được thừa nhận, nói đến "khu Tây Tạng của Trung Quốc" tức là về mặt pháp lý, Ấn Độ (lần đầu tiên) thừa nhận Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Đối với nền ngoại giao Bắc Kinh, đó là một thắng lợi đáng kể, loại trừ trở ngại chủ yếu có thể có cho việc nhích lại gần giữa Trung Quốc và Ấn Độ, mà thủ tướng Nê-ru rất mong muốn. Ý đồ liên minh giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ nay đã trở thành hiện thực bởi vì vấn đề Tây Tạng do đế quốc Anh để lại đã được giải quyết.


Kết quả lô-gích của nhận xét đầu tiên này là từ phần mở đầu của Hiệp ước, hai bên đã xác nhận "5 nguyên tắc" làm nền tảng cho quan hệ Trung-Ấn: "1. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau; 2. Không xâm lược lẫn nhau; 3. Bình đẳng và hai bên đều có lợi; 5. Cùng tồn tại hòa bình". Lần đầu tiên, Trung hoa nhân dân đặt chữ ký của mình bên dưới những nguyên tắc đó. Ấn Độ thì thấy đó là một thắng lợi của nền ngoại giao của mình: Trung Quốc không giống tý nào cái hình ảnh đáng ghê sợ mà J.F.Đa-lét cố gán cho Trung Quốc trong lúc đó tại Giơ-ne-vơ. Điều chứng minh là có thể thỏa thuận được với chính phủ Bắc Kinh. Về phần mình, Trung Quốc ở một thế thuận lợi hơn khi ký một Hiệp ước như vậy. Nếu không có vấn đề tổ chức lại châu Á đối địch bằng vũ lực với Trung Quốc thì ngược lại, hoàn toàn có thể thương lượng đi đến một thế cân bằng mới mà mọi người có thể chấp nhận được. Đó là ý nghĩa của bản Hiệp ước.


Cuối cùng cần lưu ý rằng, hiệp ước đã không có đoạn nào nêu vấn đề về đường biên giới Trung-Ấn. Nếu từ việc đó Ấn Độ có quyền cho rằng Trung Quốc coi "đường Mac-Mahon" như đã được thừa nhận, thì chính phủ Bắc Kinh, về phần mình, tỏ ra rằng họ không có ý định khuấy động những vấn đề thứ yếu trong quá trình thương lượng mà chủ đề cuộc thương lượng đó vô cùng rộng lớn và quan trọng hơn.
Tất cả những điều đó không thể không có hiệu quả đối với hình ảnh hòa bình mà nước Trung Hoa mới cố gắng tự gán cho mình lúc đó68 (Xem cách giải thích của A.Trevelyan trong sách đã dẫn, tr.73).


Ngoài ra, ngày 28 tháng 4, hai ngày sau hôm khai mạc hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên, năm nước châu Á (Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Xây-Lan, Miến Điện và Pa-ki-xtan) họp ở Côn-lôm-bô để xem xét, ngoài những vấn đề khác, những khả năng đem lại hòa bình ở Đông Dương69 (Xem Sir John Kotelawala, sách đã dẫn, tr.117-125). Trung Quốc, về phần mình đã chăm chú theo dõi cố gắng đó. Chắc chắn là năm nước khác ý kiến, đặc biệt là Ấn Độ và Pa-ki-xtan, nhưng trong thông cáo cuối cùng công bố ngày 2-5, năm nước đã cùng nhau khẳng định ý chí chung là quan tâm giữ gìn hòa bình ở châu Á70 (P.V.Curl, Documents on American Foreign Relations, 1954. (Văn kiện về quan hệ đối ngoại của Mỹ, 1954). New York Harper and Row, 1955, tr.272-276. Dưới con mắt Trung Quốc, nghị quyết của Hội nghị Cô-lôm-bô có điều không lợi lớn là khuyến khích Liên hiệp quốc can thiệp chính thức vào các công việc Đông Dương "Nhằm có thể sử dụng sự trung gian và guồng máy của tổ chức Liên hiệp quốc để làm dễ dàng nhiệm vụ của hội nghị Giơ-ne-vơ và thực hiện những nghị quyết về Đông Dương, các thủ tướng bày tỏ ý kiến rằng hội nghị Giơ-ne-vơ phải thông báo cho Liên hiệp quốc biết về tình hình tiến triển các cuộc thảo luận về Đông Dương"). Về phần mình, nước Anh luôn luôn chú ý đến những động tĩnh của khối Thịnh vượng chung, đã nhìn thấy ở năm nước Cô-lôm-bô một khả năng đảm bảo quốc tế của các hiệp định tương lai về Đông Dương. Ngoài ra, ngày 5 tháng 5, Nê-ru đã gửi một thông điệp tới I-đơn bày tỏ ý muốn của chính phủ Ấn Độ là tán thành lập lại và duy trì hòa bình ở Đông Dương71 (A.E-den, Mémoires (Hồi ký). Sách đã dẫn, tr.129. Tại phiên họp ngày 12 tháng 5 về Đông Dương, E-den đồng ý với nghị quyết Hội nghị năm nước Cô-lôm-bô, tỏ ý tán thành có sự kiểm soát của Liên hiệp quốc. Xem hồ sơ Bộ Ngoại giao Pháp: Conférence de Genève sur l'Indochine (8 tháng 5-21-7-1954). Procès verbaux des séances-Propositons. Documents finaux; Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (8 tháng 5-21-7-1954). Biên bản các phiên họp các đề nghị-văn kiện cuối cùng). Paris, Imprimerie Nationale, 1955 470 trang, tr.72).


Nếu người ta thêm vào đó, sự ủng hộ của năm nước Cô-lôm-bô đối với việc Trung Quốc gia nhập Liên hiệp quốc, ý muốn của Anh bênh vực ở Giơ-ne-vơ nền an ninh của một phần khác của Khối thịnh vương chung là Mã Lai và Sin-ga-po, nhu cầu của chính phủ Niu Đen-li đi tìm đồng minh trong sự kiện Ca-sơ-mia (Cachemire) và ý muốn của chính phủ Bắc Kinh thắt chặt thêm sự liên minh với Ấn Độ để nhích lại gần hơn nữa phong trào Á-Phi mới nảy nở. Rõ ràng là những ý kiến của Hội nghị Cô-lôm-bô có thể là một điểm gặp nhau giữa lợi ích Anh và lợi ích Trung Quốc. Khuôn khổ châu Á của vấn đề Đông Dương sẽ dần dần được xác định trong suốt 2 tháng rưỡi thương lượng.


Cuối cùng, trước ngày khai mạc hội nghị về Đông Dương, tại Bắc Kinh, từ 3 đến 6-5-1954 đã có cuộc họp của Ủy ban hòa bình châu Á và Thái Bình dương72 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 6-5-1954), và từ 5 đến 8-5-1954, có cuộc họp của các đại biểu công đoàn các nước Ấn Độ, Xây-lan, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam Mông Cổ và Liên Xô73 (Như trên, Bắc Kinh, 9-5-1954 (Thông cáo cuối cùng ngày 8-5-1954)). Cả hai cuộc họp này đều kết thúc với lời kêu gọi hòa bình ở Đông Dương, mà mục tiêu hiển nhiên là hưởng ứng chính sách cùng tồn tại hòa bình của Trung Quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:18:40 pm »

BƯỚC ĐẦU CỦA HỘI NGHỊ VỀ ĐÔNG DƯƠNG

Trung Quốc về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ

Từ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ 7 tháng 5 và hội nghị về Đông Dương khai mạc 8 tháng 5, đoàn đại biểu Pháp đã cố gắng giải quyết vấn đề đáng lo ngại là không thể săn sóc chu đáo các thương binh nặng ở trong tập đoàn cứ điểm74 (Khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, có khoảng 4500 thương binh. A.Na-va, sách đã dẫn, tr.228. P.Rocolle-sách đã dẫn, tr.549). Cuộc thương lượng đầu tiên đó đã đánh dấu bước đầu thật sự của hội nghị về Đông Dương.


Để Việt Minh đồng ý một thời gian ngừng bắn cần thiết cho việc di chuyển thương binh ra khỏi Điện Biên Phủ, Bi-đôn đã quyết định trước hết nói chuyện với Mô-lô-tốp. Trong các cuộc gặp đầu tiên với Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô ngày 27 và 28 tháng 4, Bi-đôn đã yêu cầu là số phận của những con người đó phải được quan tâm trước mọi vấn đề khác. Trước đây Bộ chỉ huy quân đội Pháp đã ưng thuận cho Việt Minh được hưởng những "cuộc ngừng bắn cứu thương" thì ngay nay Bi-đôn nói thêm rằng chỉ là công bằng nếu quân đội viễn chinh cũng được hưởng những sự dễ dàng tương tự. Đây không chỉ là một biện pháp nhân đạo, ngoài ra còn phù hợp với luật cổ truyền về chiến tranh. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp yêu cầu đoàn đại biểu Liên Xô can thiệp với Việt Minh để công việc di chuyển thương binh được sớm tiến hành.


Đối với lập luận đó, Mô-lô-tốp đã trả lời vấn đề "thuộc thẩm quyền của Việt Minh và phải được giải quyết trực tiếp giữa hai bên". Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đã nhận xét rằng việc giải quyết vấn đề này cũng như việc khai mạc hội nghị về Đông Dương chỉ tùy thuộc vào thái độ của Pháp. Sự có mặt của "bên kia" là điều kiện của chính bản thân hội nghị và về giải pháp riêng về vấn đề thương binh75 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp. Điện ngày 30-4-1954 gửi Luân Đôn, Sài Gòn và Oa-sinh-tơn). Trong cuộc nói chuyện tối ngày 28 tháng 4 với Bi-đôn, Mô-lô-tốp cũng đã tuyên bố rõ ràng rằng "ông ta sẵn sàng góp phần vào việc giải quyết vấn đề thương binh, nhưng việc đó còn tùy thuộc vào sự tham dự hội nghị của Việt Minh"* (Nguồn tư liệu chưa được phép công bố). Đoàn đại biểu Pháp kết luận rằng Liên Xô rõ ràng nhằm đạt được việc mời Việt Minh tham dự hội nghị mà không cần xác định danh nghĩa là thế nào và không bị hạn chế gì, và cuộc họp sẽ có 9 bên tham gia..."76 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp. Điện ngày 30-4-1954 gửi Luân Đôn, Sài Gòn và Oa-sinh-tơn).


Về phần mình, ngày 30 tháng 4, Mô-lô-tốp đã khẳng định lại lập trường đó trong một cuộc nói chuyện với I-đơn và Chu Ân Lai; và Chu Ân Lai tỏ ra còn "cứng rắn" hơn đồng nghiệp Xô-viết của ông ta77 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện của Bi-đôn gửi Bộ Ngoại giao Paris/số 76-83/30-4-1954, theo biên bản tiếng Anh của cuộc nói chuyện, đoàn đại biểu Pháp tại Giơ-ne-vơ/bản ghi nhớ về vấn đề: tình hình thương lượng về Đông Dương tại Giơ-ne-vơ đến ngày 3 tháng 5 năm 1954/3-5-1954).


Trước thất bại đó, Bi-đôn-quyết định quay sang phía Trung Quốc là những người duy nhất ngoài người Nga ra, có quan hệ tiếp xúc với Việt Minh. Ngày 5 tháng 5, đại tá Ghi-éc-ma theo chỉ thị miệng của Sô-ven yêu cầu gặp Vương Bính Nam78 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Bộ Ngoại giao về vấn đề tiếp xúc với đoàn đại biểu Trung Quốc về vấn đề di chuyển thương binh ở Điện Biên Phủ/7-5-1954). Ông này nhận lời tiếp Ghi-éc-ma ngay hôm đó lúc 14g30 ở khách sạn "Bơ hồ xinh đẹp" (Beau rivage). Sau khi đã trình bày những lý do mà Bi-đôn đã nêu ra mấy hôm trước với Mô-lô-tốp, Đại tá hỏi Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc liệu đoàn Trung Quốc có thể thu xếp khai thông cuộc tiếp xúc với thành viên có trách nhiệm của Việt Minh hay không? Vương Bính Nam hứa sẽ báo cáo cho Chu Ân Lai.


Ngày hôm sau, đại biểu Trung Quốc báo cho Đại tá Ghi-éc-ma lập trường của Thủ tướng Trung Quốc: "Vấn đề di chuyển thương binh có thể thảo luân ngay hôm khai mạc sắp tới của hội nghị, qua tiếp xúc trực tiếp giữa đại biểu Pháp và đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa79 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/bản ghi nhớ về vấn đề "Hội đàm với Tổng thư ký đoàn đại biểu Trung Quốc"/6-5-1954/Đến lúc này việc mời Việt Minh đến hội nghị đã giải quyết xong. Tiếp đó người Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh là Việt Minh và Pháp nên trực tiếp đàm phàn với nhau. Chu Ân Lai tự đứng làm trung gian giữa Sô-ven và Phạm Văn Đồng, hai người gặp nhau bắt đầu từ ngày 20 tháng 6 tại nơi Chu Ân Lai ở (Nói chuyện của tác giả với Sô-ven, ngày 24-6-1975). Phải chăng người Trung Quốc đã báo cho Việt Minh biết việc Pháp vận động họ? "Ông Vương Bính Nam bảo đảm rằng ông ta chỉ tự giới hạn trong việc chuyển quan điểm của Pháp cho ông Chu Ân Lai và ông ta không rõ ông Chu Ân Lai có thông báo cho người ngoài biết không", nhưng đã cẩn thận nhấn mạnh rằng "vấn đề di chuyển thương binh là một phần của vấn đề tìm kiếm lập lại hòa bình ở Đông Dương"80 (Như trên, tường thuật của Trung Quốc về sự kiện này trong bản tin Tân hoa xã tại Giơ-ne-vơ ngày 7 và 8-5-1954). Nói một cách khác, vấn đề đó không thể giải quyết riêng rẽ chỉ vì lý do nhân đạo hay chỉ vì lý do khẩn cấp. Đó là một vấn đề trong những vấn đề khác, một trong những yếu tố của nội dung thảo luận tại hội nghị.


Ngay hôm sau, Bi-đôn điện về Pháp: "Đáng lưu ý là sau nhiều giờ chờ đợi, đoàn đại biểu Trung Quốc đã trả lời cho chúng tôi y như Mô-lô-tốp đã nói cách đây 8 hôm". Ngày hôm sau Bi-đôn ra một thông cáo báo chí nói rằng "cuộc tiếp xúc (...) với đoàn đại biểu Trung Quốc (...), sau khoảng hai chục tiếng đồng hồ chờ đợi đã không cho biết điều gì khác hơn là gợi ý đưa lại vấn đề khẩn cấp và thuần túy nhân đạo này ra thảo luận chung tại hội nghị"81 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện của Bi-đôn gửi Bộ Ngoại giao số 190-191/6-5-1954: cũng xem văn bản các lời tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề này, bản tin Tân hoa xã Giơ-ne-vơ, ngày 7 và 8-1954).


Một cuộc bút chiến nhỏ đã nổ ra xung quanh vụ này. Người ta kết tội ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đã rủi ro nghi ngờ những tình cảm nhân đạo của cộng sản. Schwoebel viết trong báo thế giới (Le Monde): "Đã chẳng khéo léo gì trong việc công khai thử thách tinh thần nhân đạo của người Nga và người Trung Quốc và làm như vậy đã khiêu khích tính nhạy cảm vốn rất sắc bén của họ về vấn đề đó"82 (Báo Le Monde ngày 9 và 10-5-1954, J.Lacouture và Phlippe Devillers nhắc lại trong sách đã dẫn, tr.134). G.Bi-đôn cũng đã gửi một bức điện dài cho Su-man để bác bỏ từng đoạn một trong bài báo đó83 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, điện Bi-đôn gửi về Bộ Ngoại giao Pari/số 252-262/11-5-1954).


Dù cái gọi là "vụng về" của đại biểu Pháp trong việc này có thế nào đi nữa, một trong những kết luận rút ra là Trung Quốc triệt để đứng cùng một lập trường với Liên Xô, không hề có ý tỏ ra có tinh thần hòa giải tối thiểu ở điểm nào mà Liên Xô còn cứng rắn. Trung Quốc cũng không phải là con đường vòng để liên hệ với Việt Minh khi đại biểu Liên Xô đã từ chối đứng ra dàn xếp. Bề ngoài, không được nuôi bất cứ hy vọng nào theo hướng đó, dù rằng như chính Bi-đôn cũng đã nhận xét trái với người Nga, "giọng điệu (...) lần này đã tỏ ra lịch sự"84 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Bi-đôn/Giơ-ne-vơ/số 190-191/6-5-1954. Những phiên họp đầu của hội nghị mà Bi-đôn tham dự cũng đã để lại cho Đa-lét cảm tưởng rằng Trung Quốc triệt để đứng về phía lập trường của Liên Xô (R.F.Randle, sách đã dẫn, tr.173-174).


Về số phận các thương binh, mãi 3 ngày sau, ngày 10-5-1954 sau khi Điện Biên Phủ thất thủ (chiều tối 7-5-1954), mới có cách giải quyết, khi đoàn đại biểu Việt Minh công khai công bố quyết định của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép di chuyển họ khỏi Điện Biên Phủ85 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.131). Tuy vậy có một chi tiết có vẻ chỉ ra rằng lập trường của Trung Quốc đã không quá cứng nhắc như trưởng đoàn đại biểu Pháp đã nghĩ. Ngay sau lời tuyên bố chờ đợi từ lâu đó, người phát ngôn Việt Minh đưa ra một vài điều bảo lưu về việc áp dụng quyết định đó đối với thương binh quốc tịch Việt Nam. Vậy, không thể không cho rằng, về điểm này người Trung Quốc đã có một vài trò hòa giải bên cạnh Việt Minh. Thực thế, cùng ngày hôm đó, lúc 22 giờ, Việt Minh đưa ra một thông cáo xác định rằng khi nói "quân viễn chinh Pháp" thì phải hiểu là "tất cả các đơn vị dưới quyền chỉ huy của tướng Cát-tơ-ri (Castries) ở Điện Biên Phủ, bất kể quốc tịch của họ thế nào". Thông cáo này là tiếp theo một quyết định, theo lời của chính Mô-lô-tốp, sau một cuộc họp chung giữa Việt Minh và người Trung Quốc86 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Bi-đôn/Giơ-ne-vơ/11-5-1954). Bi-đôn đã nhận ra điều đó, báo cáo ngay về Pari, nhưng thực ra không rút được một kết luận trực tiếp nào về khả năng hòa giải của Trung Quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:20:33 pm »

Chu Ân Lai trình bày lập trường tổng quát về Đông Dương (12 tháng 5)

Chính là buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, căn cứ Điện Biên Phủ buộc phải chấm dứt cuộc chiến đấu. Tấn bi kịch đã kết thúc với bản tổng kết hết sức nặng nề: 1.500 tử trận, 1.600 mất tích, 1.100 đào ngũ, 4.500 thương binh, 5.500 tù binh; tổng cộng gần 15.000 người bị loại khỏi vòng chiến đấu87 (P.Rocolle, sách đã dẫn, tr.548-549). Từ hai tháng nay báo chí thế giới theo rõi từng ngày bao vây Điện Biên Phủ. Những phút cuối cùng thật ghê sợ. Sự choáng váng về tâm lý còn lớn hơn nữa. Có lẽ tướng Na-va đã không lầm khi, sau này ông viết rằng quân đội Pháp đã chịu "trận thua rất đau về chiến thuật" nhưng không phải là bị đánh bại trong chiến tranh88 (H.Na-va, sách đã dẫn, tr.264). Tuy nhiên về mặt tâm lý, và do đó về mặt chính trị, sự thất bại là rõ ràng.


Vì vậy sự căng thẳng đã lên đến cực điểm khi ngày hôm sau, thứ 7 ngày 8 tháng 5 hồi 16 giờ, đại biểu của 9 nước tham dự tề tựu ở lâu đài các dân tộc để khai mạc hội nghị về Đông Dương. Phiên họp đầu tiên đặt dưới quyền chủ tọa của I-đơn. Sau khi đã giải quyết xong mấy vấn đề chi tiết thuộc về thủ tục, Gióoc-giơ Bi-đôn lại có vinh dự-đáng sợ trong giờ phút khó khăn này-mở đầu các cuộc thảo luận.


Sau khi tưởng niệm những người chết trận tại Điện Biên Phủ, ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, trước hết đã dựng lại lịch sử vấn đề Đông Dương, không quên nhắc đến "các nước cộng sản giúp đỡ ngày càng nhiều cho quân đội của Việt Minh"89 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.16). Sau đó ông đưa ra những đề nghị cụ thể của giải pháp: "chấm dứt toàn bộ các cuộc xung đột ở Đông Dương, dựa trên những sự bảo đảm cần thiết về an ninh"; tách riêng các vấn đề Khơ-me và Lào một bên, vấn đề Việt Nam một bên khác; rút quân xâm lược ra khỏi Cam-pu-chia và Lào với hệ thống kiểm soát quốc tế; đối với Việt Minh, chấm dứt xung đột, tập kết quân đội chính quy hai bên vào những vùng có ranh giới rõ ràng và do những Ủy ban quốc tế kiểm soát, trong khi chờ đợi tổng tuyển cử tự do, từ đó sẽ đề ra giải pháp cuối cùng90 (Như trên, tr.17-18. Phản ứng của Trung Quốc về bài diễn văn xem bản Tân hoa xã Giơ-ne-vơ, 10-5-1954). Một văn bản theo hướng này đã được đưa ra Hội nghị91 (Như trên, tr.395).


Phạm Văn Đồng, thay mặt cho Việt Minh, đọc tham luận tiếp theo ngay bản trình bày của Bi-đôn. Sau khi nhắc lại lòng mong muốn hòa bình sâu sắc của nhân dân châu Á và nhân dân thế giới, nhưng tạm tránh không đề cập đến lịch sử của vấn đề, đại biểu Việt Minh đã yêu cầu hội nghị tán thành mời đại biểu chính thức của các chính phủ kháng chiến Khơ-me và Lào đến dự hội nghị92 (Như trên, tr.19. Văn bản đề nghị của Phạm Văn Đồng, tr.396).


Phần cuối của phiên họp thứ nhất đã dành cho việc thảo luận đề nghị của Việt Minh giữa Bơ-đen Xmit (Be dell Smith), Chu Ân Lai, Mô-lô-tốp, Bi-đôn, I-đơn, Sam Sary (Campuchia), Phạm Văn Đồng và Phoui Sananikone (Lào), nhưng đã không đi đến một kết luận nào.


Về phần mình Chu Ân Lai đã tham luận hai lần để, như Mô-lô-tốp, hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Việt Minh93 (Như trên, tr.21), và tán thành ý kiến của Liên Xô là thảo luận vấn đề này giữa "năm nước lớn"94 (Như trên, tr.27-28).


Phiên họp thứ hai ngày 10 tháng 5 đã có tiến bộ rõ rệt do Việt Minh thỏa thuận cho phép di chuyển các thương binh nặng ra khỏi Điện Biên Phủ. Rồi Phạm Văn Đồng đã trình bày hết sức dài về vấn đề Đông Dương, tố cáo mạnh mẽ như nhau chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa đế quốc Mỹ95 (Như trên, tr.32-48). Cuối bản tham luận, đại biểu Việt Minh cũng đề nghị một kế hoạch khá chi tiết về lập lại hòa bình ở Đông Dương: Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương; thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Khơ-me và Pa-thét Lào; quân đội nước ngoài rút khỏi ba nước; tổ chức tổng tuyển cử nhằm lập chính phủ duy nhất ở mỗi nước; ba nước gia nhập Liên hiệp Pháp trên những cơ sở sẽ thương lượng sau; thừa nhận quyền lợi đặc biệt về kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở 3 nước; không truy nã những người cộng tác với đối phương; trao đổi tù binh96 (Như trên, tr.397-398).


Tiếp theo tham luận của Phạm Văn Đồng là các phát biểu của các đại biểu Campuchia, Lào, Anh, Mỹ, Việt Nam (ngụy-ND) và Pháp, trước hết nhấn mạnh đến những sự xuyên tạc không thể chấp nhận được của đại biểu Việt Minh đối với lịch sử gần đây của Đông Dương. Cuộc thảo luận trong ngày thứ hai này đã kết thúc bằng việc Việt Minh phân biệt đối xử giữa lính Pháp và lính Việt Nam (ngụy-Người dịch) trong bản tuyên bố về việc di chuyển thương binh. Người ta nhớ lại rằng, ngay tối hôm đó, vấn đề này cuối cùng đã được giải quyết khi Việt Minh đã chấp nhận rằng sẽ trao trả hết thương binh nặng ở Điện Biên Phủ "bất kỳ quốc tịch họ thế nào"97 (Xem đoạn trên).


Đến phiên họp toàn thể lần thứ 3 ngày 12 tháng 5, tiếp theo Tep-chan (Campuchia) và Nguyễn Quốc Định (Việt Nam), Chu Ân Lai, lần đầu tiên, công khai trình bày lập trường tổng quát của đoàn đại biểu Trung Quốc về vấn đề Đông Dương.


Giống như Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Trung Quốc cũng mở đầu bản tham luận bằng việc nhắc lại các sự kiện. Lịch sử Đông Dương gần 90 năm qua là lịch sử của cuộc đấu tranh lâu dài chống thực dân pháp. Bỏ qua những quan hệ thân thuộc và đối lập trong suốt nhiều thế kỷ qua đã đánh dấu lịch sử quan hệ Trung-Việt, cũng như bỏ qua những điều kiện của cuộc chinh phục thực dân và của sự trưởng thành của chủ nghĩa dân tộc không cộng sản, ông ta chuyển ngay sang thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông chỉ nhớ đến một điểm của thời kỳ này "Chỉ có Việt Nam độc lập đồng minh, (Việt Minh) do Hồ Chí Minh đứng đầu, và các tổ chức yêu nước Khơ-me và Pa-thét Lào đã dẫn đường cho các dân tộc ở Đông Dương kề vai sát cánh đấu tranh với quân Đồng minh"98 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.65). Khi giải phóng đất nước, Việt Nam đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong khi ở Campuchia và Lào đã thành lập chính phủ kháng chiến. Còn nước Pháp đã xâm chiếm Đông Dương một lần nữa, lao vào một cuộc chiến tranh qui mô lớn để chiếm lại thuộc địa. Chu Ân Lai nói tiếp: "Nếu hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập chính là để chấm dứt cuộc chiến tranh đó"99 (Bình luận Điện Biên Phủ thất thủ, tờ Nhân dân Nhật báo đã viết "Thời gian (...) đã chín muồi để chấm dứt chiến tranh Đông Dương". Tân hoa xã, Bắc Kinh (9-5-1954)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:22:55 pm »

Điều kiện đầu tiên để lập lại hòa bình, theo trưởng đoàn Trung Quốc, là nước Pháp phải chấm dứt cuộc chiến tranh thực dân, phải hiểu rằng sức mạnh của các dân tộc Đông Dương là vô địch, phải thừa nhận "các dân tộc Việt Nam, Khơ-me và Pa-thét Lào có toàn quyền giành độc lập, thực hiện thống nhất quốc gia, được hưởng quyền tự do dân chủ và sau cùng được sống trong hòa bình ở tổ quốc mình"100 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.64). Ngoài ra, thủ tướng Trung Quốc còn nhận xét, như báo chí Trung Quốc đã từng làm hàng tháng nay, rằng đó là lợi ích đúng đắn của nước Pháp. Thực ra cuộc chiến tranh này đã gây ra "sự thiệt hại lớn lao đến vị trí quốc tế của nước Pháp"101 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.68). Vậy chính phủ Pari phải khẩn thiết hướng về một giải pháp hòa bình, như đa số nhân dân và nhiều chính khách Pháp mong muốn.


Điều kiện thứ hai-đó là "thực chất của vấn đề" là Mỹ phải chấm dứt sự can thiệp vào cuộc xung đột. Một lần nữa, những luận điểm tuyên truyền cổ điển của Trung Quốc được nhắc lại nguyên si. Chu Ân Lai tố cáo chính sách Mỹ đã được tiến hành ở Đông Dương từ 1947. Từ đó đến nay, Mỹ luôn luôn can thiệp ngày càng công khai vào cuộc xung đột, đến mức ngày nay Mỹ đã đài thọ 70% cố gắng chiến tranh của Pháp và ngoài ra, Mỹ, không che giấu ý đồ thay thế Pháp ở Đông Dương, nơi đây, nếu không chấm dứt quá trình can thiệp (của Mỹ), "rốt cuộc sẽ trở thành thuộc địa của Mỹ"102 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.67). Trầm trọng hơn nữa, chính phủ Oa-sinh-tơn cố gắng lập ở Đông Nam Á một "chuỗi những cái gọi là các khối phòng thủ" chẳng có liên quan gì đến an ninh của bản thân nước Mỹ, nhưng không nhằm mục đích nào khác hơn là lôi kéo các quốc gia trẻ tuổi vào cuộc phiêu lưu quân sự có thể dẫn đến một cuộc "chiến tranh tổng lực".


Nếu hai trở ngại nói trên được loại trừ thì không còn gì chống đối việc lập lại hòa bình. Trung Quốc, như Liên Xô, không can thiệp vào Đông Dương, luôn luôn mong muốn đi đến một giải pháp chính trị và cũng như nhân dân các nước Đông Dương, chỉ mong muốn nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Ngoài ra các dân tộc khác ở châu Á cũng tán thành hướng đó, nhất là các nước Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Miến Điện, Pa-ki-xtan vừa mới họp hội nghị Cô-ôm-bô103 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, sách đã dẫn, tr.69. Trung Quốc không kể nước Xây-lan-nước thứ 5 dự hội nghị Cô-lôm-bô có lẽ bởi vì nếu Xây-lan đã thừa nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hai nước vẫn chưa kiến lập quan hệ ngoại giao (năm 1957 mới đặt quan hệ ngoại giao). Ngoài ra, trong hội nghị Cô-lôm-bô, Chính phủ Xây-lan đã khẳng định rõ rệt lập trường chống cộng (The Times-3-5-1954). Chính bản thân Thủ tướng Kotelawala cũng viết trong hồi ký: Tôi là kẻ chống đối công khai và kiên quyết chống chủ nghĩa cộng sản"104 (Sir John Kotelawala, sách đã dẫn, tr.123). Hoặc khi nói về việc máy bay Mỹ chở hàng tiếp viện cho quân Pháp ở Đông Dương ghé qua Cô-lôm-bô: "Tôi không thấy có lý do gì để giữ trung lập có lợi cho mục đích xấu xa (của những người cộng sản)"105 (như trên, trang 127). Theo Kotelawala, người ta đã xác nhận điều này, Liên Xô đã phản đối việc đề cử ông làm Chủ tịch hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (Như trên, tr.126)). Như ông ta đã làm tại phiên họp ngày 8, Chu Ân Lai chỉ hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Việt Minh, xóa tan mọi lời đồn đại về khả năng có sự bất đồng giữa hai đoàn đại biểu. Nhưng ông ta không đưa ra một nhân tố độc đáo nào về giải pháp hoặc về đàm phán. Cùng ngày Nhân dân nhật báo đưa lên đề mục "Hàng triệu người mong muốn hòa bình"106 (Nhân dân nhật báo ngày 12-5-1954).


Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những đề nghị nói trên, có thể cho phép phát hiện ở đó một vài nhân tố đáng phấn khởi. Như tuyên truyền của Trung Quốc vẫn luôn luôn làm như vậy, tuyên bố của Thủ tướng tố cáo sự can thiệp của Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều so với việc đả kích chủ nghĩa thực dân Pháp. Phải chăng đó là một cách khuyến khích gián tiếp nước Pháp đi đến đàm phán một cách độc lập nhưng tích cực? Về phương diện này, đáng chú ý rằng Trung Quốc tránh không tố cáo tuyên bố Pháp-Việt ngày 28 tháng 4107 (Tuyên bố chung về ý định của Pháp muốn trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Văn bản trong Articles et Documents (Bài báo và văn kiện) Paris-Phủ thủ tướng và Bộ Ngoại giao La Documentation francaise, số 50, 29-4-1954), trong khi tại buổi họp hôm trước Phạm Văn Đồng, về phần mình, đã trình bày "cái gọi là chính phủ quốc gia" của Việt Nam như một sản phẩm của Mỹ108 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.42. Đúng là đương nhiên chính Việt Minh phải nêu vấn đề này ra vì nếu Trung Quốc nêu ra, người ta sẽ qui kết Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam).


Ngoài ra, việc nói đến các đề nghị hòa bình của các nước Cô-lôm-bô cũng có thể được coi như một dấu hiệu của sự hòa giải của lòng mong muốn đi đến kết quả, trong mức độ thông cáo ngày 2 tháng 5 có nhắc đến, một vai trò có thể có được của Liên hiệp quốc trong việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải pháp mà từ nhiều năm nay Trung Quốc đã không ngừng tố cáo mạnh mẽ nhất. Đoạn nói về những cố gắng hòa bình của Pa-ki-xtan cũng xứng đáng được nêu lên, trong khi chính phủ Karachi đang đàm phán với Mỹ về một hiệp định quân sự sẽ được ký kết mấy ngày hôm sau109 (Hiệp định ngày 19-5-1954 về các cuộc thương lượng này xem Chronique de politique érangére (Thời sự chính sách đối ngoại, tập VII, số 3, tháng 5-1954, tr.360-372). Phải chăng đó là bấy nhiêu "bước đi trước" với nước Anh mà Trung Quốc biết là đặc biệt "nhạy cảm" với dư luận năm nước Cô-lôm-bô đã bày tỏ?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:25:58 pm »

Những phản ứng của phương Tây

Trên thực tế, người ta đánh giá thái độ của Trung Quốc, cũng như trong sự việc thương binh ở Điện Biên Phủ, rất là nguyên tắc. Một văn thư của Bộ Ngoại giao Pháp sơ kết mấy ngày đầu đàm phán vừa qua, đã kết luận "Chu Ân Lai giáo điều, cứng nhắc và không có vai trò nổi lên hàng đầu"110 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Dự thảo về báo cáo tổng kết về Hội nghị Giơ-ne-vơ, tr.150).


Thực tế mấy ngày Hội nghị vừa qua đã cho phép đánh giá rõ ràng hơn bản chất quan hệ của Trung Quốc với Liên Xô và Việt Minh và cách tiến hành đàm phán của ba đoàn cộng sản.

Cũng như sau Hội nghị Béc-lin, có nhiều dấu hiệu khác nhau có vẻ cho thấy rằng quan hệ Trung-Xô là khó khăn. Theo báo cáo của một đại biểu Pháp ở Niu-Oóc, một nhà ngoại giao Liên Xô đang công tác tại Liên hiệp quốc đã chỉ ra rằng mục tiêu của Liên Xô tại Giơ-ne-vơ không phải là "thống nhất Việt Nam dưới quyền lực của một mình Hồ Chí Minh" bởi vì "một giải pháp như vậy sẽ có nghĩa là trực tiếp làm Việt Nam phải tuân thủ Trung Quốc". Vậy, chính phủ Mát-xcơ-va "chủ yếu làm cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ không được sử dụng Đông Dương làm căn cứ quân sự"111 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Hoppenot/New York/số 1240-1242/10-5-1954). Cũng tại Giơ-ne-vơ, trong khi Chu Ân Lai không đưa ra một ý kiến nhỏ nào về Mô-lô-tốp thì ngay từ bước đầu đàm phán, Mô-lô-tốp đã nói riêng với B.Xmit rằng Trung Quốc "rất khó hiểu"112 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Dự thảo báo cáo tổng kết về Hội nghị Giơ-ne-vơ, tr.150). Cũng đáng chú ý là Mô-lô-tốp trong các cuộc nói chuyện với Bi-đôn ngày 27 và 28 tháng 4 đã không bao giờ nêu vấn đề đại diện của Pa-thét Lào hay của Ủy ban Khơ-me It-xa-rắc113 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Jacquet/Giơ-ne-vơ, số 108-109/2-5-1954). Ông ta chỉ nêu vấn đề đó trong phiên họp toàn thể ngày 8 tháng 5 sau khi Phạm Văn Đồng yêu cầu các đại biểu cách mạng Lào và Khơ-me phải được mời tham dự hội nghị và Chu Ân Lai đã ủng hộ những đòi hỏi của Việt Minh114 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.19-21).


Tuy vậy, thái độ của Trung Quốc phần nhiều tỏ ra như lặp lại một cách trung thành thái độ của Liên Xô. Mặt trận Trung-Xô không thể hiện một sự rạn nứt riêng biệt. Một văn thư của đoàn đại biểu Pháp đề ngày 4 tháng 5, điểm lại các lập trường của các nước khác nhau về những cuộc trao đổi đầu tiên về Đông Dương sau khi tóm tắt lập trường của Liên Xô đã xác định lập trường của Trung Quốc là "giống như"Liên Xô115 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao (Đoàn đại biểu Pháp/Giơ-ne-vơ, Văn thư gửi ông Su-man (Schumann) 4-5-1954)).


Sự nhất trí giữa Trung Quốc và Việt Minh có vẻ như cũng vững chắc như vậy. Không những không hề có sự bất đồng nào xuất hiện giữa hai đoàn mà bài diễn văn của Chu Ân Lai chỉ tự giới hạn trong việc ủng hộ những đòi hỏi và đề nghị của Phạm Văn Đồng, không thêm thắt một lời chú giải độc đáo nào. Lời kết luận của Bi-đôn cũng là kết luận của khá nhiều nhà quan sát phương Tây: (...) Có một sự đoàn kết chặt chẽ ngự trị trong phe đối phương. Nó đã được tô đậm bằng sự ủng hộ ngay lập tức của các ông Mô-lô-tốp và Chu Ân Lai đối với đề nghị của Việt Minh"116 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Bi-đôn Giơ-ne-vơ/số 223-235/9-5-1954).


Tất cả những điều nói trên chỉ củng cố ý kiến của đoàn đại biểu Mỹ. Những đề nghị của Bắc Triều Tiên, theo lời lẽ của chính tổng thống Ai-xen-hao, chỉ là "sự sao chép của Trung Quốc dự thảo của Liên Xô về thống nhất nước Đức117 (Diễn văn ngày 5-5-1954. Niu Oóc thời báo, 6-5-1954). Tướng Bơ-đen Xmít (Bedell Smith) trong cuộc nói chuyện với I-đơn và Bi-đôn ngày 12 tháng 5 đã nói rõ là theo nguồn tin nhận được "tình hình Bắc Triều Tiên là bi thảm, tại đó những cuộc di cư ồ ạt (giống như Liên Xô đã làm ở U-cơ-ren) đang nhanh chóng biến nước này thành một tỉnh của Trung Quốc"118 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Bi-đôn/Giơ-ne-vơ/số 286-289/12-5-1954). Đại sứ Pháp tại Mỹ đã ghi lại nhân dịp này: "Kỷ niệm về việc mất Trung Hoa lục địa luôn luôn dai dẳng trong tâm trí những người lãnh đạo đảng Cộng hòa119 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Bonnet/Oa-sinh-tơn, số 2981-2989/8-5-1954). Khi trở về Oa-sinh-tơn, Đa-lét tỏ ra kiên quyết hơn bao giờ hết trong việc thúc đẩy dự án về an ninh tập thể ở Đông Nam châu Á120 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao, điện Bơn-nê/Oa-sinht-ươn. Số 1627/4-5-1954).


Còn các đại biểu các nước liên kết, về phần họ, nếu trước nhất họ chống đối những luận điệu của Việt Minh thì, cũng như Bơ-đen Xmít và Bi-đôn họ tố cáo mạnh mẽ những hoạt động của chính phủ Bắc Kinh. Đại biểu Việt Nam-Nguyễn Quốc Định đã kết tội Việt Minh là "chư hầu" của Trung Quốc121 (Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (...) sách đã dẫn, tr.62 (Phiên họp ngày 12 tháng 5)). Đại biểu Campuchia Tep-phan cũng phát biểu theo hướng đó, khẳng định rằng cái gọi là Chính phủ Khơ-me Ít-xa-rắc là hoàn toàn do Việt Minh và Trung Quốc tạo nên và chỉ là công cụ của họ122 (Như trên, tr.76 (phiên họp ngày 12 tháng 5)).


Về phần Anh, những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Chu Ân Lai đã tỏ ra hơi thất vọng. Bi-đôn phản đối nhờ cậy Anh để tiếp cận với đoàn đại biểu Trung Quốc (như một vài thành viên của Chính phủ Pháp đã nghĩ tới), đã cố gắng để xóa bỏ tình trạng lạnh nhạt trong các mối quan hệ đó. Ông ta điện về Pari "Sẽ sai lầm nghiêm trọng nếu nghĩ rằng Anh có ảnh hưởng nào đó với Bắc Kinh"123 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Bi-đôn/Giơ-ne-vơ/số 170-171, ngày 5-5-1954).


Tuy nhiên, sự cứng rắn bề ngoài trong thái độ của Trung Quốc đã không ngăn cản một số người-không phải chỉ ở nước Anh-tỏ ra lo ngại về tính chất thô bạo của các luận điểm của Mỹ đối với Chính phủ Bắc Kinh. Một việc có ý nghĩa là mấy ngày trước hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, hoàng thân Bửu Lộc, đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đã chẳng viết cho đại sứ Việt Nam tại Oa-sinh-tơn là "Phải tránh làm mất mặt Trung Quốc vì Việt Nam sẽ là người đầu tiên phải chịu những hậu quả nặng nề về sự phản ứng của họ"124 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao/điện Ngoại giao/châu Á-châu Đại dương/số 36/26-4-1954/Bản ghi nhớ về vấn đề "Ý kiến hoàng thân Bửu Lộc về Trung Hoa cộng sản"). Phần lớn báo chí ở nước ngoài nhất là ở châu Á cũng phản ứng tương tự. Trong bài xã luận ngày 6 tháng 5 báo Nihon Keizai ở Tô-ki-ô phát triển cùng một luận điểm như vậy:

"Phải chăng là sẽ thông minh hơn nhiều đối với nền đại dân chủ Mỹ là nhớ lại bài học còn sốt dẻo của lịch sử, thừa nhận chế độ Mao Trạch Đông ngày nay đã đứng vững, cũng như trước đây thừa nhận chế độ Lê-nin và Sta-lin một khi chế độ đó tỏ ra sẽ bền vững? (...). Phủ nhận địa vị cường quốc hiện nay đang tồn tại trên thực thế của Trung Hoa cộng sản chẳng có lợi ích gì cho hòa bình. Nước Nhật, không được quên vị trí địa lý và những khó khăn kinh niên về kinh tế của mình, chỉ muốn lập quan hệ bình thường và có lợi với lục địa Trung Hoa".


Bước vào vũ đài quốc tế, nước Trung Hoa đã chọn phương thức cứng rắng và lập trường triệt để đứng về phía Liên Xô. Ngoài ra ít nhất là trong thời gian ban đầu, làm sao Trung Quốc có thể làm khác được nếu không dựa vào chính phủ Mát-xcơ-va và giữa đoàn kết chặt chẽ với Việt Minh? Sự thù nghịch, nhất là của Mỹ mà Trung Quốc phải đương đầu125 (Nghĩ lại thời gian đầu hội nghị-đây là câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa-Chu Ân Lai và Sô-ven gặp mà không chào nhau. Phải nhiều ngày sau đó, hai người mới bắt tay nhau. G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr. 64-65), cũng như sự yếu kém về truyền thống ngoại giao đã không để cho Trung Quốc có lối thoát nào khác. Một lần nữa, Trung Quốc chỉ có thể "ngả hẳn về một bên".


Rồi thì phải tính đến những nhân tố khác, những nhân tố chủ quan. Dù là một nhà ngoại giao tài ba như Chu Ân Lai, phải chăng đây là lần đầu tiên, ông tiếp xúc với một hội nghị quốc tế? Đôi chút vụng về lúng túng trong thời gian đầu, có cái gì đó "căng thẳng, nghiệt ngã và thô bạo", chỉ mấy tuần sau ông mới trở lại dáng vóc thực sự của ông126 (G.La-cu-tuya và Ph.Đơ-vi-lơ, sách đã dẫn, tr.114. Xem thêm G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.60, trong đó ghi nhận: "Kỹ thuật của ông ta hoàn hảo trước giờ nghỉ giải lao"). Phải chăng đó là một giải thích khác nữa về tính cứng rắn trong những lời phát biểu đầu tiên của ông.


Nhưng những sự kiện tiếp theo sẽ nhanh chóng chứng tỏ rằng lập trường của Trung Quốc không phải chỉ phản ánh một cách đơn giản lập trường của Liên Xô. Từ giữa tháng 5, Chu Ân Lai bắt đầu có phương thức hoạt động riêng của mình, khôn khéo hơn, rất nhanh chóng làm vẻ vang cho nền ngoại giao Trung Quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:28:47 pm »

Chương V
Mở rộng phạm vi thương lượng


Tầm quan trọng về số lượng của đoàn Trung Quốc, việc chăm lo đến chỗ ở lâu dài, cũng như việc báo chí Trung Quốc từ nhiều tháng nay nêu ra hàng loạt vấn đề khác nhau đủ chứng tỏ việc giải quyết vấn đề Đông Dương không phải chỉ là mục tiêu duy nhất mà Chu Ân Lai theo đuổi ở Giơ-ne-vơ. Chắc hẳng rằng, sau kinh nghiệm Triều Tiên, sự tiến triển của chiến tranh Đông Dương và nhất là sự tham gia của Mỹ ngày càng tăng lên chỉ có thể là mối lo lắng chủ yếu của Trung Quốc. Có lẽ Chính phủ Bắc Kinh đã coi việc giải quyết nhanh chóng vấn đề này như một mục tiêu hàng đầu vì lý do chính trị chung, kinh tế và chiến lược. Nhưng một khi sự đe dọa của Mỹ bị đẩy lùi ở bán đảo, thì chắc hẳn Mỹ còn theo đuổi chính sách "ngăn chặn, bao vây". Trung Quốc vẫn tiếp tục vấp phải những trở ngại như trước do Chính phủ Oa-sinh-tơn gây ra ở châu Á và những nơi khác.


Bị loại khỏi tổ chức Liên hiệp quốc, chỉ có một số nhỏ các nước không cộng sản thừa nhận, không có quan hệ kinh tế đáng kể với thế giới phương Tây, Trung Quốc không thể không lợi dụng hội nghị Giơ-ne-vơ để cố gắng nới lỏng gọng kìm.


Chắc chắn rằng chính sách hòa hoãn đã bắt đầu từ châu Á và bây giờ sắp đặt ra đối với Tây Âu là kết quả một phần của những đòi hỏi cấp bách về kinh tế. Vả lại Trung Quốc nhấn mạnh ý muốn của mình, nhưng cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường sự trao đổi với bên ngoài cùng với sự phát triển nền kinh tế của họ. Những phương tiện của Liên Xô và các nước Dân chủ Đông Âu mạnh thật đấy, nhưng không phải là không có giới hạn. Bởi vậy không thể loại trừ việc tìm kiếm những sự trao đổi cân đối với có chọn lọc với phương Tây.


Nhưng những nhân tố kinh tế, dù quan trọng đến đâu có lẽ cũng không phải là nhân tố duy nhất ở trong ván bài mà Trung Quốc tính toán. Một cách có ý nghĩa Trung Quốc cố không liên kết quá chặt chẽ vào khối kinh tế lập ra giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. Nếu chính phủ Bắc Kinh quyết định "ngả hẳn về một bên" thì xem ra đúng là Trung Quốc đã lường trước được chính sách đó nguy hiểm, gây nguy cơ cho nền độc lập về kinh tế, chính sự và quân sự của đất nước. Vì vậy, tuy không đặt vấn đề xem xét lại nền tảng liên minh (Trung-Xô) năm 1950, Trung Quốc không thể không muốn cố gắng cân đối hơn nữa trong năm 1954, những mối quan hệ với bên ngoài bằng cách mở một vài cửa sổ với thế giới phương Tây1 (Vả lại đó là một ý kiến được tin cậy ở phương Tây. Ví dụ: W.W.Rostow, sách đã dẫn, tr.92-93, 289, 291-292 và 302).


Nhìn bề ngoài, đó là toàn bộ hướng hoạt động của đoàn đại biểu Trung Quốc ở Giơ-ne-vơ ngoài lề của cuộc thương lượng về Đông Dương; hd đó sẽ phát triển theo hai hướng bổ sung cho nhau; giảm bớt việc cấm buôn bán và tiếp xúc chính trị tay đôi với một vài nước Tây Âu, đặc biệt là Pháp và nhất là Anh.


Trung Quốc muốn buôn bán với phương Tây

Chính sách cấm buôn bán đối với Trung Quốc

Những biện pháp hạn chế đầu tiên về buôn bán với các nước cộng sản do Mỹ đề ra là từ năm 1948. Ban đầu nhằm vào Liên Xô và những nước dân chủ Đông Âu, những biện pháp đó được mở rộng dần đối với Trung hoa nhân dân bắt đầu từ mùa hè năm 1950, sau khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên. Trước hết, giới hạn vào những sản phẩm dầu lửa, những biện pháp đã sớm được áp dụng đối với ngày càng nhiều loại mặt hàng. Trong sáu tháng cuối năm 1950, Hồng Công, Phi-lip-pin rồi Nhật Bản (lúc này còn đặt dưới quyền ủy ban công quản của đồng minh) đều lần lượt đi theo quy định của Mỹ2 (Về chi tiết, Xem Hsin Ying: The Foreign Trade of Communist China (Ngoại thương của Trung Hoa cộng sản). Hong Kong. The Union Research Institute, Mars 1954, tr.8-11. Về phản ứng của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của chính sách cấm vận của Mỹ, xem Đại công báo. 15-12-1950).


Bắt đầu từ năm 1951, sau khi quân "chí nguyện" Trung Quốc vào Triều Tiên, các mặt hàng cấm lại còn tăng thêm nữa. Theo sáng kiến của Oa-sinh-tơn, vào tháng 5 nam 1951, Liên hiệp quốc đã thông qua những nghị quyết tương tự. Sau cùng, ngày 26 tháng 10, Mỹ ban bố một văn bản quy định sẽ cắt mọi khoản viện trợ đối với những nước xuất khẩu những loại hàng có giá trị chiến lược3 (Mutual Defence Assistance Control Act (thường gọi tắt là Batle Act) (Văn thư kiểm soát việc giúp đỡ phòng thủ chung)) cho Trung Quốc (hoặc các nước cộng sản khác). Từ đó thực tế là đã cấm buôn bán hoàn toàn với Trung Quốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:33:07 pm »

Chính sách cấm buôn bán đã nhanh chóng thấy ngay hậu quả đối với thương mại. Trong khi đến cuối năm 1949, quan hệ trao đổi với bên ngoài đang tiến triển bình thường thì từ năm 1952 trở đi, những quan hệ ấy thực sự đã tan vỡ, như những thống kê về thương mại Trung-Mỹ đã chứng minh:




Tháng 7 năm 1953, việc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên tất nhiên đã đảo lộn các dữ kiện của vấn đề. Các nước phương Tây bị thị trường các nước cộng sản thu hút, đã từng bước, cố giải thích danh sách hàng cấm xuất khẩu, theo nghĩa ngày càng linh hoạt hơn. Thêm vào, những sự bất đồng dần dần xuất hiện giữa Mỹ và đồng minh đến mức năm 1953 tại Pari đã thành lập "Nhóm tư vấn" có nhiệm vụ phối hợp các thái độ khác nhau giữa các nước thi hành việc cấm buôn bán. Bên trong "nhóm tư vấn" đó, đã lập ta một ủy ban đặc biệt kiểm soát buôn bán với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên gọi là Chin-com (China Committe)4 (Về vấn đề này, xem U.S.Foregin Operations Administration (Cơ quan quản trị giao dịch của Mỹ với nước ngoài): World Wide Enforcement of Strategic trade Controls (Tăng cường kiểm soát việc buôn bán hàng chiến lược trên toàn thế giới) Mutual Defence Assistance Control, 3 tháng 10. Tường trình trước Quốc hội, Oa-sinh-tơn D.C.11-1953).


Nhưng bất chấp quy định nghiêm ngặt đó, đối với Trung Quốc còn cứng rắn hơn đối với Liên Xô, một luồng thương mại nào đó vẫn được duy trì, thậm chí còn phát triển với Trung Hoa lục địa, kể cả đối với những mặt hàng gọi là chiến lược. Trong tám tháng đầu năm 1953, chính người Mỹ đã đánh giá là các nước không cộng sản đã xuất khẩu sang Trung Quốc 375 triệu đôla hàng cấm5 (Tuyên bố của Harold Stassen, phụ trách cơ quan quản trị giao dịch với nước ngoài (Foreign Operations Administration) chịu trách nhiệm thi hành chính sách đó ở Mỹ (Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Hồng Công, 30-9-1953) Hsin Ying, trong sách đã dẫn, tr.14. Sự phát triển của việc buôn bán này không phản ánh trong các thống kê hải quan của các nước phương Tây vì phần lớn trường hợp qua nước thứ ba (thương mại tam giác) tiến hành qua Béc-lin và Ba Lan. Trong trường hợp nước Pháp, thống kê hải quan đã bị xuyên tạc nhằm che giấu việc buôn bán này (nói chuyện với một quan chức cao cấp ở cục Quan hệ kinh tế với nước ngoài, tháng 4-1974). Để có thí dụ về xuất khẩu sang Trung hoa nhân dân, xem báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24-2-1953 trong sách đã dẫn của V.Ô-ri-ôn, tr.66). Nghĩa là các nước phương Tây, mặc dù Mỹ gây sức ép, đến cuối năm 1953-đầu 1954, đã ủng hộ xu hướng muốn linh hoạt mềm dẻo đối với các quy định cấm buôn bán.


Ngoài ra, từ nhiều tháng nay, các cuộc tiếp xúc giữa đại diện thương mại Trung Quốc và các công ty phương Tây được tăng lên gấp bội. Vào tháng 4 năm 1952, nhân dịp hội nghị kinh tế quốc tế họp ở Mát-xcơ-va, một đoàn đại biểu Trung Quốc đã ký kết những hiệp định thương mại trị giá trên 200 triệu đôla với các công ty hàng chục nước, trong đó có Anh, Pháp, Tây Đức, Bỉ, Ý và Thụy Sĩ. Năm 1953, hai đoàn Anh và Pháp, đi Trung Quốc để đàm phán những hợp đồng mới6 (People's China số 19, 1-10-1953, tr.16-17 và số 2, 16-1-1954, tr.8-9. Một hợp đồng trị giá 20 triệu bảng Anh đã ký ngày 5-6-1953 với phái đoàn kinh tế Pháp (Nhân dân nhật báo 7-7-1953). Xem thêm bài báo của Bernard de Plas (người cầm đầu phái đoàn Pháp đi Trung Quốc) trên tờ Le Monde, 16-7-1953. Xem thêm Le Monde 15-8-1953. Hợp đồng ký kết với Anh trị giá 60 triệu bảng Anh).


Nhằm khai thác chiều hướng tỏ ra thuận lợi cho việc nối lại buôn bán với mình, từ nhiều tháng nay, Trung Quốc cũng tiến hành một chiến dịch báo chí rộng lớn nhằm chứng minh chính sách cấm buôn bán, gây thiệt hại cho chính bản thân các nước phương Tây. Vì thế, như Lôi Nhiệm Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, thành viên của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ, trong một bài đăng trên báo Nhân dân Trung Quốc (People's China) số tháng 1 năm 1954 đã tố cáo những mục tiêu thật sự của cách cư xử của Mỹ mà Trung Quốc đã giải thích như sau:

"Chính phủ Mỹ, bằng những biện pháp ích kỷ và phản động đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho nền ngoại thương các nước tư bản khác trên thế giới. Dưới nhãn hiệu "bao vây", "cấm buôn bán", Mỹ tìm cách đẩy mạnh sự xâm nhập kinh tế của Mỹ vào các nước đó và nắm độc quyền thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới"7 (Lôi Nhiệm Dân. "Trade with Capitalist Countries" (buôn bán với các nước tư bản chủ nghĩa), People's China số 2, 16-1-1954. Nhiều khi báo chí phương Tây cũng giải thích sự việc như vậy. Ví dụ, xem bài "Cuộc cạnh tranh chiếm thị trường Trung Quốc diễn ra kịch liệt giữa Mỹ và Anh" báo Les Echos (Tiếng vang) ngày 9-7-1953. Mỹ cũng bị lên án là tự hủy việc cấm vận bằng cách mượn tên các công ty Nhật để buôn bán với Trung Quốc).


Rất nhiều bài báo khác nhấn mạnh ý của Trung Quốc muốn phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bình đẳng và hai bên đều có lợi. Theo Chính phủ Bắc Kinh, những quan hệ kinh tế quốc tế lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc thật sự cùng tồn tại hòa bình giữa các nước8 (Ví dụ Yeg Chou "For Peace and Trade" (Vì hòa bình và thương mại), People's China, số 12, 16-6-1954. Cũng xem Đại công báo, 13-6-1954 (Xã luận)). Báo chí Trung Quốc khẳng định: Thị trường Trung Quốc (chiếm 1/4 số dân thế giới) là một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới. Ngoài ra, thị trường đó đang mở rộng. Công nghiệp hóa tiến hành trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đòi hỏi phát triển mạnh nền ngoại thương của Trung Quốc. Ngoài ra, người ta còn bảo đảm rằng sức mua của nông dân và công nhân tăng nhanh. Điều này đã đưa lại nhiều hy vọng. Nếu buôn bán giữa Trung Quốc và thế giới tư bản còn yếu kém, lý do duy nhất là Mỹ đã dựng lên những hàng rào giả tạo, nhằm thống trị nền kinh tế của chính các nước phương Tây. Tóm lại, cũng như nước Pháp trong vấn đề Đông Dương được khuyến khích tách khỏi Mỹ để  bảo vệ tốt hơn lợi ích của mình và làm cho nền độc lập dân tộc của mình được tôn trọng, các nước đồng minh của Oa-sinh-tơn cũng được cổ vũ tách khỏi chính sách cấm buôn bán của Mỹ để  bảo vệ tốt hơn sức mạnh và nền độc lập về kinh tế của họ.


Đó là những quan điểm của Lôi Nhiệm Dân có trách nhiệm truyền bá ở Giơ-ne-vơ. Và nếu đoàn Trung Quốc không bao giờ chính thức nêu vấn đề cấm buôn bán (Cả vấn đề gia nhập Liên hiệp quốc) trong quá trình thương lượng về Đông Dương, thì trái lại, họ đã tiến hành song song một cuộc đàm phán thật sự về kinh tế đối với nhiều nước phương Tây. Ngoài ra, để lôi cuốn dư luận chú ý hơn về vấn đề này, ngày 15 tháng 5, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc còn tổ chức cuộc họp nổi bật về vấn đề ngoại thương của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trước 150 nhà báo, Lôi Nhiệm Dân nhắc lại những luận điểm chính đã được Trung Quốc phát triển từ nhiều tháng nay. Ông ta kết thúc bản thuyết trình bằng một lời kêu gọi thực sự việc bình thường hóa thương mại9 (Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 15-5-1954).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:35:01 pm »

Những cuộc tiếp xúc buôn bán của Trung Quốc với các nước phương Tây

Nhìn bề ngoài, chính sách này gây nên sự quan tâm thực sự của các giới kinh tế châu Âu, và cho phép Trung Quốc phát triển thêm các cuộc tiếp xúc mà cho tới nay Trung Quốc mới chỉ tiến hành được với họ qua các cơ quan thương vụ ở Đông Béc-lin và Béc-nơ hoặc đại diện tại Hồng Công.


Về phần Mỹ đối với việc buôn bán với Trung Quốc ngay từ trước khi hội nghị khai mạc, họ đã khẳng định sự quyết tâm ngăn cản mọi quá trình tự do hóa trong lĩnh vực này. Tại hội nghị Oa-sinh-tơn tháng 7 năm 1953, Đa-lét đã mong muốn "việc ký hiệp định đình chiến Triều Tiên không kéo theo một sự nới lỏng nào về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc". Ông ta cũng đã bày tỏ hy vọng rằng nước Pháp sẽ đồng ý xiết chặt thêm việc cấm buôn bán, theo ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ-đó là cách tốt nhất để gây sức ép với Chính phủ Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên cũng như về vấn đề Đông Dương* (Nguồn tư liệu chưa được phép công bố). Sau này, lập trường đó được khẳng định lại nhiều lần. Gần đến hội nghị Giơ-ne-vơ, một lần nữa Mỹ trở lại vấn đề này. Tháng 3, họ đã thẳng thừng cải chính những tin tức của báo chí (tờ Thời báo chủ nhật-Sunday Times) nói rằng việc cấm buôn bán có thể được nới ra10 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Massigli/Luân Đôn, số 1094/17-3-1954). Mác Cô-nao-ghi (Mac Conaughy), Vụ trưởng Vụ Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ, còn nói rõ thêm rằng đề nghị duy nhất có thể được đưa ra tại Giơ-ne-vơ sẽ là không tăng cường thêm những sự hạn chế hiện hành11 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Daridan, Oa-sinh-tơn/số 341-345/18-3-1954). Về phía Mỹ, có nghĩa là tình thế hoàn toàn bị phong tỏa.


Bởi vậy, Trung Quốc hướng những cố gắng chủ yếu vào các nước Tây Âu. Từ đầu tháng 5, các cuộc tiếp xúc được tiến hành với các đại diện giới kinh tế Tây Đức, nhất là Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Đức (Deutch Industrie und Handelstag)12 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Bộ Ngoại giao không có tiêu đề và ngày tháng về vấn đề "Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước phương Tây"). Ngoài ra, ở Giơ-ne-vơ, đoàn đại biểu Trung Quốc tiến hành mấy cuộc thương lượng với Ủy ban kinh tế Tây Dức với Viễn Đông (Comité économique Ouest allemand pour l' Extrême-Orient) để ký một hiệp định trao đổi hàng trị giá 400 triệu mác mà Chính phủ Bon đã chấp nhận về nguyên tắc. Mấy tuần lễ sau hội nghị, Trung Quốc mời một phái đoàn thương mại Tây Đức đến Trung Quốc13 (Bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 3-9-1954). Vào tháng 6, người Trung Quốc còn tiến hành nhiều cuộc đàm phán tương tự với một phái đoàn Ý đại diện Tổng liên đoàn thương mại Ý (Confederazione Generale Italian del Comercio) và các nhóm công nghiệp và ngân hàng khác nhau của Mi-lăng (Milan) và Rôm (Rome)14 (Dalmine S.P.A (Milan) Italviscosa S.P.A (Milan) Ente Nazionale I drocarburi (Rome) Banca Nazionale de Lavoro (Chi nhánh Milan)). Đến Giơ-ne-vơ ngày 12 tháng 6, phái đoàn Ý hội đàm trong hai ngày với những giới kinh doanh hữu trách Trung Quốc, đặc biệt với Lôi Nhiệm Dân ngày 13 tháng 615 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 13-6-1954). Ủy ban xúc tiến mậu dịch Trung Quốc của Hà Lan (Comité Hollandais pour le Commerce avec la Chine) cũng cử đến Giơ-ne-vơ một đoàn đoàn đại biểu do Sikkles và Korteweg dẫn đầu để gặp giới hữu trách Trung Quốc vào ngày 9, 10 và 29 tháng 616 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, 13-6-1954). Người Bỉ, đến lượt họ, cũng cử một phái đoàn mười ba nhà kinh doanh, nhất là những đại diện các công ty gang thép lớn17 (Xí nghiệp chế tạo Điện Charleroi, Nhà máy cán thép La Rochette, Liên Đoàn Bơ thực vật Bỉ, Công ty Thép Delloye Mathieu, Công ty Hợp tác Hạt và Dầu thảo mộc, hãng thép Mathieu, Xí nghiệp rèn ép Jemmapes, Công ty xuất nhập khẩu Continentale de Compensation, Công ty Titan Anversois, Công ty Hỏa xa Trains de Roue du Centre). Họ được Lôi Nhiệm Dân tiếp ngày 30 tháng 618 (Tin Tân hoa xã Giơ-ne-vơ, ngày 1-7-1954). Ngoài ra, hai tuần sau, một phái đoàn mậu dịch Trung Quốc do Shi-chih-ang, Phó giám đốc Tổng Công ty xuất nhập khẩu dẫn đầu, cũng lên đường đi Bỉ19 (Tin Tân hoa xã, Giơ-ne-vơ, ngày 16 và 17-7-1954).


Những cuộc tiến công thương mại của Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nước Pháp và nhất là Anh.

Chính phủ Pháp, về phần mình đã chấp nhận việc nới lỏng cấm buôn bán20 (Tổng thống Ô-ri-ôn lúc đó, tuyên bố rõ ràng nới lỏng việc cấm vận V.Ô-ri-ôn, sách đã dẫn, tr.10). Chắc hẳn là tại Hội nghị Oa-sinh-tơn và Béc-muýt năm ngoái, Bi-đôn đã đảm bảo với Đa-lét rằng Pháp sẽ tiếp tục gây sức ép về kinh tế Trung Quốc* (). Đồng thời ở hội nghị Béc-lin, Bi-đôn cũng đã nhắc lại những lời hứa hẹn trên bằng cách, cũng như Mỹ, bác bỏ kiến nghị của Liên Xô ghi vấn đề phát triển thương mại quốc tế vào chương trình nghị sự của hội nghị năm nước21 (Văn kiện về Hội nghị Giơ-ne-vơ, sách đã dẫn, tr.19). Nhưng đằng sau thái độ cứng rắn ngoài mặt do sự ngoan cố của Mỹ áp đặt, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ngay từ lúc hội nghị Giơ-ne-vơ chưa họp đã nghị đến thương lượng với Trung Quốc việc bán một số thiết bị công nghiệp nếu Trung Quốc tỏ ra có thái độ hoa giải về vấn đề Đông Dương22 (Nói chuyện với một nhân sĩ Pháp (5-7-1958)). Từ cuối năm 1953, Vụ Kinh tế và tài chính của Bộ Ngoại giao Pháp còn cho biết Vụ tán thành giảm bớt danh mục các loại hàng cấm xuất khẩu cho Trung Quốc và ủng hộ những cuộc tiếp xúc kín đáo với đại biểu giới kinh doanh Trung Quốc ở Béc-nơ. Một bản ghi nhớ đề tháng 11 năm 1953 về vấn đề đó, đã kết luận như sau:

"Về phần chúng ta, chúng ta có nhiệm vụ không được để các đối thủ vượt lên trên chúng ta và phải chuẩn bị lấy lại vị trí truyền thống của chúng ta đã giành được ở Trung Quốc một khi nước này mở cửa trở lại với phương Tây, nhằm tham gia càng rộng càng tốt, vào việc triển khai một chương trình rộng lớn về trang bị (công nghiệp) đã được Chính phủ Bắc Kinh đề ra ngay từ bây giờ, giống như chúng ta đã từng định làm trong những năm 1947 - 1948"23 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Vụ Kinh tế và Tài chính/Bản ghi nhớ gửi lên Tổng thống về vấn đề "Buôn bán với Trung Hoa lục địa"/27-11-1953).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:36:55 pm »

Biết được những ý định chính thức của Pháp, phái đoàn mậu dịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Đông Béc-lin, từ tháng 2, đã yêu cầu để các nhà "kinh doanh" Trung Quốc được phép đến nước Pháp24 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện Charpentier/15-2-1954). Vì vậy, đương nhiên là các cuộc tiếp xúc tăng lên gấp bội trong thời gian hội nghị. Chẳng hạn như từ cuối tháng 4 hay những ngày đầu tháng 5, đoàn đại biểu Trung Quốc đã yêu cầu Công ty Tchhneider phái một đại diện đến Giơ-ne-vơ, chính là đích thân Phó tổng Giám đốc Công ty Thép Crơ-đô (Creusot)25 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Điện vụ kinh tế-Tài chính gửi đoàn đại biểu Pháp tại Hội nghị Giơ-ne-vơ/6-5-1954).


Tuy nhiên, trong lĩnh vực này do vị trí của mình ở Hồng Công, Anh tỏ ra hấp dẫn với Trung Quốc hơn là Pháp. Ngoài ra, người ta đều biết rằng trong số ba nước phương Tây, Anh là nước tán thành hơn cả việc nối lại buôn bán với Trung Hoa lục địa. Điều đó chứng tỏ rằng trong số các nước có liên quan, Anh là nước bị thiệt hại nặng nhất vì chính sách cấm buôn bán. Ban hành sau khi các tài sản của Anh ở Trung Quốc bị tịch thu, những biện pháp hạn chế của Mỹ đưa ra trong năm 1950 và của Liên hiệp quốc trong năm 1951 đã đặc biệt ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của bản thân nước Anh, đến quan hệ buôn bán giữa Hồng Công và lục địa, hoạt động của cảng Xin-ga-po và đến nền ngoại thương của Mã Lai. Bởi vậy những lý do tán thành việc tự doa hóa thương mại trong chừng mực nào đó với Trung Quốc, có rất nhiều ở Luân-đôn hơn là Pari.


Ngay tại hội nghị kinh tế quốc tế họp ở Mát-xcơ-va đã có nhiều hợp đồng quan trọng được ký kết giữa Trung Quốc và các hãng của Anh. Trong lúc vào đầu năm 1952, việc buôn bán giữa hai nước mới đạt trung bình 354.000 đôla mỗi tháng thì đến sáu tháng cuối năm, đã lên tới 1.820.000 đôla mỗi tháng rồi đến đầu năm 1953 lên tới 5.698.000 đôla mỗi tháng26 (Hsin Ying, sách đã dẫn, tr.104). Ngoài ra, năm 1952 ở Luân-đôn đã thành lập Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế của Anh (British Council for the promotion of International Trade) khá được chú ý về mặt chính trị, cũng như một nhóm kinh doanh (Nhóm 48-"48 Group") tất cả đều mong muốn phát triển buôn bán giữa hai nước27 ("Thương mại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" Notes et Etudes documentai res, Paris, La documentition France asie, số 3220, 21-9-1965, tr.46). Năm 1953, nhiều cố gắng mới được triển khai ở hai thủ đô đã đưa đến việc ký kết vào tháng 7 một hợp đồng thương mại trị giá 30 triệu bảng Anh và có giá trị đến tháng 7 năm 195428 (Hsin Ying, sách đã dẫn, tr.104). Ngày 22 tháng 4 năm 1954, bốn ngày trước khi khai mạc hội nghị Giơ-ne-vơ, một đoàn các nhà kinh doanh đã lại đến Đông Béc-lin một lần nữa để tìm cách ký những hợp đồng nhất định với đoàn mậu dịch Trung Quốc29 (Manchester Guardian, 23-4-1954).


Chỉ riêng sức ép của các giới kinh tế đã giải thích lập trường dè dặt của Chính phủ Luân-đôn đối với chính sách cấm buôn bán của Mỹ. Cho nên tại hội nghị Oa-sinh-tơn, đại biểu Anh đã chấp nhận sẽ tiếp tục gây sức ép kinh tế đối với Trung Quốc, nhưng lại là người duy nhất đưa ra nhận xét rằng họ có thể sẽ có một ngày "thích hợp để xem xét lại các quy định này"*. Mấy tháng sau, tại hội nghị Béc-muýt, ngài I-đơn còn đi xa hơn nữa bằng cách công khai vạch những điều bất lợi của việc cấm buôn bán đối với phương Tây, như vậy là trùng hợp với lập luận của Trung Quốc:

"Về lĩnh vực thương mại, ông ta đã nhắc lại nước Anh không bao giờ muốn tán trợ Trung Quốc; Anh chỉ tìm cách tự giúp cho bản thân mình và giúp đỡ bạn bè của mình. Những nước này cần có thị trường nhất là ở Đông Nam châu Á. Nếu họ không tìm ra, nền kinh tế của họ sẽ sa sút và chính những người cộng sản sẽ lợi dụng. Về vấn đề đó, không nên quên rằng trái ngược với Xây-lan và In-đô-nê-xi-a, Mã-lai30 (Năm 1954, Mã-lai chưa được độc lập), không bán cao su và thiếc cho Trung hoa nhân dân"*.


Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã tìm cách khai thác tình hình này. Ngay từ năm 1951, Bộ trưởng thương nghiệp Trung Quốc đã khẳng định với một phái đoàn hữu nghị Anh sang thăm Trung Quốc rằng chính phủ Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ buôn bán với Anh không phải chỉ vì lý do kinh tế mà cũng còn vì lý do chính trị31 (Hội nghị Anh-Trung Quốc, Britons in China (Người Anh ở Trung Quốc) Watford Herts, Farleigh press Ltd, (1951) tr.12. Chúng tôi nhấn mạnh). Đa số các bài báo trên báo chí Trung Quốc khi trình bày chỗ trang trọng nói về triển vọng Trung-Anh-Tất cả những dư luận ở Anh tán thành nối lại buôn bán với Trung Quốc đều được ghi lại một cách hệ thống32 (Chi CHao-ting, Tổng thư ký Ủy ban xúc tiến mậu dịch Quốc tế của Trung Quốc, The Vast Possiblities of Chinese-British Trade (khả năng rộng lớn về thương mại Trung-Anh People's China, số 15, 1-8-1954). Trung Quốc nhấn mạnh đến những điều bất lợi của việc cấm buôn bán đối với bản thân nền kinh tế Anh, đối với Ma-lai33 (Tin Tân hoa xã, Bắc Kinh. 30-5-1954), và đối với Hồng Công. Theo báo chí Trung Quốc, chính sách đó chỉ có lợi cho Mỹ là nước nhờ việc cấm buôn bán, Mỹ cắm sâu được vào thị trường châu Á34 (Không muốn đi vào tranh luận hoàn toàn về kinh tế, rõ ràng là so với trước chiến tranh, địa vị của Anh trên thị trường Viễn Đông đã thụt lùi rõ rệt trước sự cạnh tranh của Mỹ (Hsin Ying, sách đã dẫn, tr.127-128).


Trong bối cảnh đó, hội nghị Giơ-ne-vơ là một cơ hội mới thuận lợi cho cố gắng tăng cường các cuộc tiếp xúc buôn bán với Anh, cơ hội sẽ được khai thác rộng rãi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM