Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:31:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 45916 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 10:48:20 am »

Phản ứng của Trung Quốc đối với nghị quyết Béc-lin và mối quan hệ Trung-Xô

Phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc đối với bản thông cáo Béc-lin là từ một xã luận Nhân dân nhật báo ngày 22 tháng 263 (Nhân dân nhật báo ngày 22-2-1954, bản dịch tiếng Anh của Tân hoa xã, Bắc Kinh, ngày 23-2-1954. Bản tiếng Pháp của nhóm kiểm soát điện đài (groupement des contrôles radio-électriques) 22-2-1954. Cùng ngày Quang minh nhật báo viết xã luận theo cùng một hướng đó. Xem Bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh ngày 22-2-1954. Đồng thời ngày 22 tháng 2 đài phát thanh Bắc Triều Tiên tán thành nghị quyết Hội nghị Béc-lin về việc triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ. (Thời sự chính sách đối ngoại, tập 7, số 4-5, tháng 9 năm 1954, tr.507). Về đại thể, Chính phủ Bắc Kinh tiếp nhận thuận lợi quyết định của hội nghị: "không nghi ngờ chút nào là sự thỏa thuận tại hội nghị Béc-lin sẽ góp phần làm dịu tình hình trên thế giới. Nhân dân Trung Quốc ủng hộ nghị quyết đó"64 (Việc mời Trung Quốc dự hội nghị Giơ-ne-vơ, do Liên Xô chuyển, được đài Bắc Kinh truyền đi ngày 3-3 (hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, châu Á-châu Đại dương, Bộ Ngoại giao về vấn đề "Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đối với Thông cáo Hội nghị Béc-lin, 15-3-1954. Cần lưu ý rằng Chính phủ Đài Bắc ngày 19-2 ra một tuyên bố chính thức rất láy làm tiếc về những điều khoản trong thông cáo Béc-lin ngày 7-3, Quốc hội của Trung Hoa quốc gia gửi các nước hội viên Liên hiệp quốc một thông điệp kịch liệt phản đối việc triệu tập hội nghị và bác bỏ trước tất cả những quyết định có thể sẽ được thông qua có liên quan đến Trung Quốc. Thời sự chính sách đối ngoại, tập 7, số 4-5, tháng 5 năm 1954, tr.508). Nhưng ngoài sự ủng hộ về nguyên tắc đó, bài báo nhấn mạnh một số điểm phản ánh thái độ dè dặt mà bản thông cáo gợi ra đối với Trung Quốc.


Chắc chắn là nước Cộng hòa nhân dân hoan nghênh thái độ của Liên Xô tại Béc-lin "Hiển nhiên (...) sự thỏa thuận đó là kết quả của những cố gắng không mệt mỏi của Liên Xô nhằm đi đến cuộc thương lượng giữa các cường quốc chủ yếu". Nhưng đồng thời giọng điệu của bài xã luận đã chứng tỏ mức độ dè dặt của Trung Quốc đối với giải pháp thông qua ngày 18 tháng 2.


Trước hết người Trung Quốc nhấn mạnh hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ là một cuộc hội nghị của năm nước lớn: thuật ngữ này được dùng tới bảy lần trong bài xã luận. Cách nói đó khác hẳn ở Mát-xcơ-va, tại đó người ta nói đến "một cuộc hội nghị mà nòng cốt là các đoàn đại biểu của năm nước lớn"65 (Nhận xét của Bộ Ngoại giao Anh với Đại sứ Pháp ở Anh. Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện của Mát-xi-ghi (Luân-đôn) số 677-681/23-2-1954. Không thể hoàn toàn theo R.Ph. Ran-đin, sách đã dẫn, tr.145, khi ông ta đưa trên bình luận của Thời báo Niu-Oóc viết rằng Trung Quốc và Liên Xô có lập trường hoàn toàn như nhau về vấn đề này). Nhưng Chính phủ Bắc Kinh, về phần mình, muốn hiểu rằng cuộc họp ở Giơ-ne-vơ sẽ là "hội nghị của năm nước lớn" chứ không phải "Hội nghị của các nước có liên quan", điều mà Mát-xcơ-va chỉ có thể thừa nhận một cách khó khăn ở đó người ta hiểu rõ rằng đó không phải là tinh thần bản thông cáo Béc-lin. Đối với đại sứ Pháp ở Mát-xcơ-va, việc cố nhấn mạnh đến cách nói "hội nghị của năm nước lớn" chứng tỏ khá rõ ràng rằng ở Bắc Kinh người ta không hoàn toàn hài lòng về cách  bảo vệ lợi ích của Trung Quốc". Vẫn theo nhà ngoại giao Pháp ở Mát-xcơ-va, "trong chừng mực những "nhượng bộ duy nhất" của Liên Xô ở Béc-lin có hại cho Chính phủ Bắc Kinh người ta hiểu sự dè dặt của Trung Quốc và người Nga cũng đã chờ đợi trước thái độ đó, chứng cớ là ngay trong thời gian Hội nghị Béc-lin họp, báo chí Xô-viết đã có những bài giải thích, biện hộ, nhằm vào Bắc Kinh"66 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Lơ Rôi, Mát-xcơ-va, số 537-543/26-2-1954).


Ngoài ra, thông cáo Béc-lin nhắc lại rằng "việc mời dự hội nghị, và cả cuộc họp đều sẽ không được coi như dẫn đến sự công nhận về mặt ngoại giao trong trường hợp chưa có sự công nhận đó". Hiển nhiên là, sự dè dặt nhằm trước hết vào Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bài xã luận của Nhân dân nhật báo ra ngày 22 tháng 2, không nói một chữ nào đến đoạn đó. Bài báo viết bản thân một cuộc hội nghị bao gồm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nó là một bước tiến trên con đường dẫn đến sự cải thiện quan hệ giữa các cường quốc và làm dịu tình hình trên thế giới. Cũng về điểm này, Liên Xô có lẽ đã gặp một số khó khăn trong việc làm cho Trung Quốc chấp nhận nghị quyết Béc-lin. Bình luận cho báo chí Xô-viết tỏ ra có sự nghi ngờ về điểm đó: hết thảy các bài báo đều cố gắng chứng minh cho Chính phủ Bắc Kinh biết rằng thông báo ngày 18 tháng 2 tương đương với một sự công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên thực tế. Báo Tin tức (Izvestia) ngày 28 tháng 2 nhận thấy trong nghị quyết Béc-lin "một chứng có có sức thuyết phục ở chỗ từ nay, không một ai có thể không biết đến vai trò và tầm quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong sinh hoạt quốc tế. Nghị quyết đó có nghĩa là sự công nhận trên thực tế nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cường quốc67 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Lơ Rôi, Mát-xcơ-va, số 575-583/ngày 1-3-1954, chúng tôi nhấn mạnh). Báo Sự thật (Pradva) ngày 1 tháng 3 nêu lại cùng một ý kiến như vậy. Đại sứ Pháp tại Mát-xcơ-va tiếp tục bình luận:

"Cả hai bài báo hết sức cố gắng chứng minh rằng đây không phải là cách giải thích của Liên Xô mà là sự đánh giá chung của báo chí hàng loạt nước". Rất nhiều trích dẫn xác minh cách đánh giá đó. Những trích dẫn bổ ích nhất là từ chính nước Mỹ. Các đối thủ của Đa-lét kết tội ông ta là làm việc cho thừa nhận Trung Quốc, và việc Trung Quốc vào Liên hiệp quốc trở thành điều không thể tránh khỏi. Báo chí Xô-viết chẳng khó khăn gì trong việc nêu bật những lời kết tội đó để chứng minh cho người Trung Quốc thấy rằng đại biểu Liên Xô tại hội nghị Béc-lin đã biết  bảo vệ chu đáo lợi ích của Trung Quốc68 (Như trên).


Có lẽ cũng để xoa dịu những mối lo ngại của Trung Quốc mà ngày 5 tháng 3, báo chí Xô-viết công bố một bản tuyên bố dài của Mô-lô-tốp trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: "Như vậy một cuộc hội nghị sẽ được triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 26 tháng 4 với sự tham gia của năm cường quốc về hai vấn đề nóng bỏng nhất đang đặt ra ở châu Á: Vấn đề Triều Tiên và tình hình ở Đông Dương. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ có địa vị hợp pháp với các cường quốc khác tại cuộc hội nghị đó"69 (Toàn văn tiếng Pháp trong báo Nhân đạo, ngày 6-3-1954, chúng tôi nhấn mạnh).


Cuối cùng trong xã luận Nhân dân nhật báo, ngày 22 tháng 2, Trung Quốc không giấu giếm ý muốn đóng góp với tư cách là một cường quốc vào việc lập lại hòa bình ở châu Á và vào cả việc giảm tình hình căng thẳng trên phần còn lại của thế giới. Trong khi thảo thông cáo ngày 18 tháng 2, người ta đã cẩn thận chỉ nói đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong các đoạn liên quan đến Triều Tiên và Đông Dương. Trái lại, Chính phủ Bắc Kinh cố gắng một cách lộ liễu làm cho việc mơi Trung Quốc có tầm vóc quốc tế. Hội nghị Giơ-ne-vơ được hiểu là phải "dẫn đến làm dịu tình hình trên thế giới" và phải "tìm ra các giải pháp cho các vấn đề quốc tế sống còn". Điều đó có nghãi là nếu trong thời gian đầu Trung Quốc vui mừng được mời thảo luận hai vấn đề quốc tế khẩn cấp nhất là Triều Tiên và Đông Dương, thì không vì vậy mà Trung Quốc nghĩ rằng thẩm quyền của mình chỉ giới hạn vào các vấn đề châu Á mà thôi70 (Xã luận Nhân dân nhật báo, ngày 23-2-1954 (tiếng Pháp của nhóm kiểm soát điện đài (groupement dcs contrôles radioélectriques, 24-2-1954)). Còn đi xa hơn, dành phần lớn bài xã luận viết cho các vấn đề châu Âu (Đức và Áo) và giải trừ quân bị. Bài xã luận viết: "Hơn nữa, hội nghị năm nước có thể thảo luận một cách có hiệu quả vấn đề tài giảm binh bị ở tất cả các nước và đặc biệt ở năm nước lớn, vấn đề phát triển quan hệ thương mại quốc tế và giải quyết mọi tranh chấp quốc tế" (chúng tôi nhấn mạnh)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 10:49:07 am »

Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc họp hội nghị Giơ-ne-vơ, nhưng chắc chắn là quan điểm của Trung Quốc về hội nghị rất khác với các cường quốc phương Tây và với một sự oán thán nào đó, Bắc Kinh chê trách Liên Xô đã không bênh vực đầy đủ quy chế quốc tế của Trung Quốc. Vì vậy cho tới ngày 26 tháng 4, người Trung Quốc làm ra vẻ không biết đến những hạn chế trong thông cáo Béc-lin. Hội nghị Giơ-ne-vơ đối với họ sẽ là một hội đồng chấp chính có chức năng thế giới của năm cường quốc mà họ không mong muốn Trung Quốc không phải chỉ là một trong những nước được mời mà rõ là một trong năm nước lớn71 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/bản ghi nhớ về phản ứng của Trung Quốc đối với Thông cáo Hội nghị Béc-lin 4-3-1954, cũng xem hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/bản ghi nhớ về vấn đề "Phản ứng đối với triển vọng hội nghị Giơ-ne-vơ", 15-3-1954). Thật vậy sự thất vọng tương đối đó của Trung Quốc có lẽ giải thích tình trạng có nhiều dấu hiệu về mối bất đồng Xô-Trung xuất hiện trong thời gian 10 tuần từ hội nghị Béc-lin đến hội nghị Giơ-ne-vơ. Ngay từ cuộc họp Béc-lin, Mô-lô-tốp đã tâm sự với I-đơn rằng người phương Tây khá may mắn là không như ông ta, phải bàn với Mao Trạch Đông "là người rất cứng rắn, rất cứng rắn"72 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Mát-xi-gli/Luân Đôn, số 677-681). Bề ngoài, "tất cả những sự thỏa mãn có lợi cho Bắc Kinh" mà Liên Xô tìm cách giành được trước khi họp hội nghị Giơ-ne-vơ phải "tương xứng với sức thúc ép của Trung Quốc"73 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp: điện Giô-xê/Mát-xcơ-va, số 1168-1180, 20-4-1954), như người ta phỏng đoán ở Mát-xcơ-va. Mặc dù phương Tây rất khó mà hình dung đâu là bản chất thật sự của mối quan hệ Trung-Xô, cảm tưởng chung cho rằng người đối thoại Trung Quốc phải là người khó tính.


Ngoài ra, cả giới báo chí cũng có thể nêu ra một số dấu hiệu theo hướng đó. Một số báo ở Ban-lơ (Bale) điểm lại những tuyên bố của các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Đông Béc-lin viết rằng ở Giơ-ne-vơ, Trung Quốc sẽ có một thái độ độc lập với Liên Xô74 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/Ba-xlơ Nachrichten/203/1954. Báo cáo tổng kết của Đại sứ quán Pháp tại Thụy Sĩ, 23-3-1954). Tờ Thời báo (Times) ở Luân Đôn cũng vậy, dành bài xã luận ngày 30 tháng 3 cho vấn đề đó nhưng ngược lại, kết luận rằng phương Tây quá thiên về việc đặt cọc trên những bất đồng về quan điểm có thể có giữa Trung Quốc và Liên Xô75 (The Times, 30-4-1954. Tổng kết trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Mát-xi-gli/Luân Đôn/số 1320-1323/30-4-1954).


Tóm lại, có nghĩa là nếu Chính phủ Bắc Kinh coi lời mời của hội nghị Béc-lin là rất tích cực thì ít ra họ cũng đánh giá là địa vị quốc tế của Trung Quốc không được thừa nhận đầy đủ và gán một phần trách nhiệm cho Liên Xô. Đoạn nói về không công nhận ngoại giao ghi trong thông cáo ngày 18 tháng 2 theo đòi hỏi của Mỹ, đặc biệt làm cho Trung Quốc tức giận có lẽ vì họ đã hi vọng rằng nhờ sự ủng hộ của Liên Xô, vấn đề sẽ được bỏ qua.


Vậy hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ diễn ra gay go, không phải vì các vấn đề sẽ đưa ra thảo luận mà cũng là do quy chế mập mờ của đoàn đại biểu Trung Quốc76 (Để khỏi nêu ra vấn đề đại diện của các quốc gia liên kết của Việt Minh và phe cực tả Lào và Cam-pu-chia).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:55:02 pm »

Trung Quốc chuẩn bị hội nghị Giơ-ne-vơ


Trung Quốc đả kích Mỹ

Phản ứng của Trung Quốc đối với tin triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ cũng nói lên mối lo sợ sâu xa của Trung Quốc về cách cư xử của Mỹ. Xã luận Nhân dân nhật báo ngày 22-2-1954, trong đó Trung Quốc cho biết cảm tưởng đầu tiên của mình, đã nhấn dài dòng đến những thái độ dè dặt của Mỹ đối với cuộc họp đã dự liệu và đến những mối nguy cơ mà một thái độ như vậy sẽ đem lại. Chính phủ Bắc Kinh không giấu diếm rằng họ rất lo ngại là ở Mỹ: những phần tử hiếu chiến tìm cách gây trở ngại cho thỏa thuận đạt được ở hội nghị Béc-lin. Theo tờ báo Trung Quốc, tình hình đó kêu gọi những ai yêu chuộng hòa bình phải cảnh giác cao độ77 (Nhân dân nhật báo, 22-2-1954).


Thực tế, trong tháng 3 và tháng 4, Trung Quốc tố cáo một cách có hệ thống mọi sáng kiến của chính sách Đa-lét, hàng ngày nhắc đi nhắc lại, dưới hình thức này hay hình thức khác rằng "phải chú ý nghiêm chỉnh đến những âm mưu của Mỹ phá hoại hội nghị Giơ-ne-vơ"78 (Thế giới tri thức, 15-3-1954. Dẫn trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, điện Bu-đôn/Hồng Công/số 72-73/19-3-1954).


Theo Trung Quốc có nhiều nhân tố buộc Mỹ phải chấp nhận thương lượng tại Giơ-ne-vơ. Đầu tháng 3, tờ Quang minh nhật báo liệt kê một mớ nào là "Mỹ hết ảo tưởng nắm được bí mật nguyên tử", nào là "chiến dịch chạy đua vũ trang (của Mỹ và chư hầu) làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản", nào là "những khó khăn thương mại của các nước tư bản chủ nghĩa" và nhất là "sức mạnh của phe hòa bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội". Vì tất cả những lý do đó, nhưng cũng là để khỏi bị "cô lập với các nước phương Tây khác", đoàn đại biểu Mỹ tại Béc-lin đã phải chấp nhận nguyên tắc họp hội nghị Giơ-ne-vơ79 (Quang minh nhật báo, 11-3-1954).


Nhưng một khi chấp nhận rồi, Mỹ làm mọi việc có thể được cho hội nghị thất bại. Một mặt, họ tiếp tục "phát triển nhanh các lực lượng của bù nhìn Lý Thừa Vãn (..) vi phạm hiệp định đình chiến Triều Tiên" và "ủng hộ Lý Thừa Vãn trong mọi hành động đe dọa và gây áp lực"80 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 19-3-1954). Mặt khác, về Đông Dương, Mỹ trắng trợn "đưa nhân viên không quân (...) đến tham gia trực tiếp vào việc tàn sát nhân dân các nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Pa-thét Lào"81 (Peoplés china, 1-4-1954). Ngoài ra, Bộ Ngoại giao và nghị sĩ quốc hội Mỹ không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng "không thể giải quyết vấn đề (...) bằng phương thức hòa bình".


"Đồng thời hãng Thông tấn Tân hoa viết tiếp: Mỹ ép buộc Pháp phải theo đuổi cuộc chiến tranh mất lòng dân. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ reo rắc câu chuyện hoang đường nói rằng địa vị cường quốc của Pháp sẽ lung lay nếu Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Mỹ còn reo rắc không khí lạc quan về các trận đánh mặc dù bị thiệt hại nặng trên chiến trường. Mục đích của tất cả những việc đó là làm cho nước Pháp phản đối việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, bên ngoài vòng cương tỏa của Mỹ"82 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 19-3-1954).


Ngoài những âm mưu thủ đoạn đó, theo Trung Quốc còn phải thêm việc Chính phủ Oa-sinh-tơn khuyến khích chính sách tái vũ trang Nhật Bản, việc xây dựng các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan, Phi-luật-tân, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. "Nếu người ta gắn với những việc làm đó với mục đích của hội nghị Giơ-ne-vơ-như Mỹ cũng đã chấp nhận là giải quyết các vấn đề cấp bách ở châu Á bằng thương lượng nhằm làm dịu tình hình quốc tế-người ta buộc phải nhận thấy khoảng cách kỳ lạ giữa lời nói và việc làm của những nhà lãnh đạo Mỹ"83 (Như trên).


Trong ba tuần lễ tháng 4 trước ngày khai mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ, Trung Quốc càng đả kích Mỹ nhiều hơn và kịch liệt hơn. Vì vậy "hành động chung" giữa các đồng minh do Đa-lét đề nghị trong diễn văn quan trọng ngày 28-3 ở Câu lạc bộ báo chí hải ngoại của Mỹ (Oversea Press Club of America): đã gây nên một sự phản ứng mạnh mẽ trong giới báo chí Trung Quốc. Mọi hình thức quốc tế hóa cuộc chiến tranh bao giờ cũng bị Trung Quốc kiên quyết tố cáo. Ví dụ như Trung Quốc đã tỏ ra rất lo ngại trước ý định của Thái Lan hồi tháng 4-tháng 5-1953, đưa ra trước Liên hiệp quốc84 (Về điểm này, cần nhấn mạnh là Pháp cũng lo sợ như Trung Quốc về sự can thiệp có thể xảy ra của Liên hiệp quốc. Việc đó có thể đẩy nhanh việc đưa đến Đông Dương những quân chí nguyện Trung Quốc như ở Triều Tiên (M.Guốc-tốp, sách đã dẫn, tr.39). Đại tá Ghi-éc-ma lúc đó là tùy viên quân sự Pháp tại Băng Cốc đã được giao trách nhiệm giải thích điều đó cho Chính phủ Phi-bun xong-khram. Về phương diện này, lập trường của Pháp gần với Trung Quốc hơn là với Mỹ hay với Anh. Ngoài ra cần lưu ý rằng chính Mỹ đã thúc đẩy Thái Lan đi theo con đường đó, nhưng Chính phủ Băng Cốc thì có vẻ do dự, sách đã dẫn, tr.165), lời kêu gọi ngày 25-12-1953 của Lào gửi các nước trong thế giới tự do chống lại sự xâm lược của Việt Minh, cũng như trước đề nghị của Nam Triều Tiên vào đầu tháng 2 năm 1954, gửi một sư đoàn tới Lào để chiến đống chống cộng sản xâm lược. Chính phủ Bắc Kinh luôn luôn khẳng định lại rằng toàn bộ chính sách của họ ngược lại, là làm cho "chiến tranh Triều Tiên không tái diễn ở bất cứ nơi nào ở châu Á"85 (People's China, 1-1-1954 và cả 1-4-1954). Vậy, đối với Trung Quốc, hành động chung của Mỹ đề nghị chỉ có thể đưa đến một xung đột mới theo kiểu Triều Tiên: "Cái gọi là hành động chung đó sẽ dẫn đến đâu? (...). Cuộc chiến tranh Triều Tiên đưa ra câu trả lời"86 (Tân Hoa xã, Bắc Kinh, 3-4-1954, Nhân dân nhật báo, 3-4-1954). Điều duy nhất mà Mỹ nghĩ đến chỉ là làm căng thẳng thêm tình hình mới về quân sự của Mỹ87 (Về thái độ của Trung Quốc đối với cánh nhìn mới. Xem bài của Cheng Wan, Thế giới tri thức, số 4, 20-2-1954), của sự đoa dọa hạt nhân, những cuộc thí nghiệm nhiệt hạch ở quần đảo Mác-san (Marshall) các ngày 1 và 26 tháng 3 năm 195488 (Phản ứng của Trung Quốc trong bản tin Tân hoa xã, Bắc Kinh, 1-4-1954 đăng lại trong Survet of China Mainland Press, số 780, 2-4-1954), và của những cuộc tập trận về không quân ở Nam Triều Tiên89 (Nhân dân nhật báo 3-4-1954, Survey of China Mainland Press, số 781, 3-5-1954. Cũng xem Nhân dân nhật báo, 30-3-1954, tr.4 (bản đồ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Viễn Đông đe dọa các nước xã hội chủ nghĩa). Việc tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Hoa quốc gia (với sự giúp đỡ của Mỹ) trên các đảo ven biển Kim Môn và Mã Tổ90 (H.C.Hinton, Communist China in world Politics (Cộng sản Trung Quốc trong chính trị thế giới) London, Melbourne Mac Milan 1966), cũng như tuyên bố của Thủ tướng Trần Thành ngày 18 tháng 4, nói rằng Trung Hoa quốc gia "sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trong chừng mực mà sự can thiệp của Trung Hoa quốc gia là một bộ phận của kế hoạch chung"91 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, điện Cat-tan Đài Bắc, số 212/20-4-1954. Tuyên bố nói tiếp như sau: "Một kế hoạch như vậy tùy thuộc vào việc thực hiện một mặt trận thống nhất giữa các quốc gia tự do. Sự thống nhất đó chưa có vì một vài cường quốc (Anh, Pháp) còn mang ảo tưởng về khả năng thỏa hiệp với Cộng sản". Xem hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp châu Á-châu Đại dương, bản ghi nhớ về vấn đề "Tình hình ở Đài Loan", 30-11-1953), chỉ làm tăng thêm mối lo ngại của Trung Quốc. Báo Nhân dân nhật báo, ngày 24 tháng 4 trả lời một cách lạnh lùng: chúng tôi tán thành hòa bình và phản đối chiến tranh. Nhưng chúng tôi không khoanh tay làm ngơ nếu có một cuộc xâm lược vũ trang chống lại chúng tôi"92 (Nhân dân nhật báo, 21-4-1954, hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, điện Sài Gòn gửi các quốc gia liên kết 22-4-1954).


Cũng theo cách đó, hoạt động ngoại giao của Mỹ trong tháng 4 bị chỉ trích không kém dữ dội. Các thông cáo công bố về kết quả các cuộc gặp gỡ một mặt giữa Đa-lét và I-đơn, và mặt khác giữa Đa-lét và Bi-đôn, ngày 13 và 14 tháng 4 gây nên sự phản đối kịch liệt: trong cả hai trường hợp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ bị lên án là phá hoại hội nghị Giơ-ne-vơ bằng cách lôi kéo Anh và Pháp đi theo chính sách xâm lược về "hành động chung"93 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 15-4-1954 và 21-4-1954, hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, điện Buy-đôn/Hồng Công/số 137-138, 20-4-1954). Diễn văn ngày 16 tháng 4 của Phó tổng thống Nich-xơn đơn thuần đề nghị gửi quân đội Mỹ đến Đông Dương, cũng bị tố cáo mạnh mẽ, như một "diễn văn của tên lái súng", một "lời kêu gọi chiến tranh"94 (Tân hoa xã, Bắc Kinh, 19-4-1954 và Tân hoa xã, 20-4-1954).


Khi hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, lập trường của Trung Quốc đối với Mỹ cứng rắn hơn bao giờ hết. Chính sách của Mỹ đã được giải thích, không phải là không có vài lý do, như một âm mưu lớn nhằm đè bẹp nước Trung Hoa mới. Ở Bắc Kinh người ta cho rằng Đông Dương chỉ là một yếu tố của hệ thống xâm lược mà Mỹ cố gắng xây dựng dọc biên giới và bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc không phải là vì vậy mà hoàn toàn tiêu cực. Đôi khi ở Bắc Kinh người ta thích nói đến tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ, và nói đến cả hy vọng được cùng tồn tại trong hòa bình với nhân dân Mỹ95 (Thế giới tri thức, số 8, 20-4-1954, tr.12). Khả năng thương lượng đã được sắp xếp như vậy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:57:57 pm »

Thái độ của Trung Quốc đối với Pháp

Giọng điệu của các bản tuyên bố của Trung Quốc đối với Pháp hoàn toàn khác hẳn. Chắc chắn là có thể lập một bảng dài về những lời lên án mạnh mẽ chống những hành động của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, nhưng vẫn tưởng chúng toát ra khi đọc báo và nghe đài Trung Quốc. Về điểm này là một ý định có hệ thống đẩy Chính phủ Pari giữ những khoảng cách với Oa-sinh-tơn.


Đôi khi Anh cũng được trình bày như là nạn nhân của chính sách của Mỹ. Ví dụ như hồi tháng 8 năm 1953, Nhân dân nhật báo đã đánh giá những kết luận của hội nghị Oa-sinh-tơn (từ 10 đến 14 tháng 7) như là do Mỹ áp đặt và đi ngược lại lợi ích của Anh và Pháp trong chừng mực hội nghị đó đã hủy bỏ một dự án về hội nghị cấp cao bốn nước lớn và thay bằng cuộc họp chỉ ở cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà thôi96 (Nhân dân nhật báo, 14-8-1953). Cũng theo cách đó, việc giảm khối lượng buôn bán giữa Anh và Pháp đã được trình bày như là kết quả của chính sách Mỹ nhằm cố ý gạt Anh ra khỏi thị trường châu Á97 (People's China, 1-10-1953. Xem chương V ở đoạn sau).


Nhưng chính là hướng về nước Pháp mà Trung Quốc tăng lên nhiều lần những lời kêu gọi rời bỏ đường lối chính trị của Mỹ với hiểu biết rõ rằng những luận điểm như vậy có nhiều khả năng có được tiếng vang nào đó ở Pari hơn là Luân Đôn98 (Chính sách của Trung Quốc đối với Pháp (và ở mức thấp nhất đối với Anh) biểu hiện trước chừng nào một chính sách tương lai của Trung Quốc ở châu Âu, Xem chương XI).


Chắc chắn là chiến dịch dư luận đó đã được phát triển để làm hậu thuẫn cho một chính sách, còn khá cứng rắn ở nhiều khía cạnh. Ngày khai mạc Hội nghị Béc-lin, 25 tháng 1-sự trùng hợp ngày tháng này không phải là ngẫu nhiên-cũng là ngày các nhà đương cục Trung Hoa tịch thu tài sản của hai công ty Pháp: Tiết kiệm quốc tế và Địa ốc Trung Hoa (International Saving Society và Foncière de Chine) và của một công ty Anh-Pháp về đầu tư đất đai (Anglo-French Land Investment Company), cả ba đều đặt trụ sở ở Thượng Hải99 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Mát-xi-gli/Luân Đôn/số 297-298/25-1-1954). Tuy vậy ở một bình diện khác, những cuộc vận động qua trung gia Liên Xô và Thụy Sĩ để trả lại tự do những kiều dân Pháp cuối cùng còn bị giam giữ (đa số là những nhà tu hành) và cho phép một số người khác được rời khỏi Trung Quốc, đã đạt được vài kết quả phải chăng bởi vì trước khi hội nghị họp, có 11 nhà truyền giáo được thả và có thể rời Trung Quốc qua Hồng Công. Khi khai mạc hội nghị, ở Trung Quốc còn 17 người Pháp còn bị giam giữ, 2 người còn bị giam chặt và 2 người khác bị từ chối không được cấp thị thực xuất cảnh100 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/bản ghi nhớ về vấn đề "Những người Pháp bị giam giữ ở Trung Quốc", 27-4-1954. Tướng Ra-đa Đại sứ Pakistan tại Trung Quốc cũng đã có một vai trò nhận định trong việc giao trả tự do này. Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Ô-giê/Karachi/số 89-91/26-2-1954). Nhưng các tháng 2, 3, 4 năm 1954 là những tháng Việt Minh được Trung Quốc viện trợ lớn nhất. Nếu việc chuyển giao viện trợ đó nằm trong lô-gích của một chính sách giúp đỡ công cuộc giải phóng nhân dân Việt Nam và nếu những viện trợ đó theo quan điểm của Trung Quốc, nhằm biện hộ cho sự cần thiết của cả Trung Quốc lẫn Việt Minh giành thế mạnh trong thương lượng một khi họ đã hướng về thương lượng thì theo quan điểm của Pháp, những viện trợ đó không phải là như vậy mà chỉ có thể coi là những bằng chứng rõ ràng về sự ngoan cố của Trung Quốc.


Ở Pari, thái độ ngoan cố đó chỉ có thể củng cố chiều hướng dư luận có lợi cho một cuộc can thiệp của Mỹ ở Đông Dương.

Vì vậy, có lẽ để giảm nhẹ hậu quả do chính sách của mình, có thể gây ra, Trung Quốc đã chủ động phát động ngay sau hội nghị Béc-lin một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi nhằm tách càng xa càng tốt nước Pháp khỏi đồng minh là Mỹ, làm mọi việc để chứng minh lợi ích của Pháp chỉ có thể được bảo vệ nếu chống lại Mỹ. "Chính sách của Oa-sinh-tơn đối với Đông Dương-tạp chí People's China (nhân dân Trung Quốc) viết: không phải chỉ chống lại lợi ích của nhân dân các nước Đông Dương mà còn chống lại lợi ích của nhân dân Pháp"101 (People's China, 1-4-1954, tr.9).


Theo hướng đó, đại sự ký do tạp chí Thế giới trí thức công bố cuối tháng 4 năm 1954 đã đăng lại một số lớn những lời tuyên bố của các nhân vật Pháp đối lập các lợi ích của Pháp với lợi ích của Mỹ. Ví dụ như, một tuyên bố của Lê-ông Pi-nhông (Leon Pignon), Cao ủy Pháp ở Đông Dương, vào tháng 5 năm 1950, đã tố cáo những nguy cơ can thiệp của Mỹ vào các công việc chính trị Đông Dương đang tăng lên theo sự phát triển của viện trợ Mỹ102 (A Chronicle of Principal Events Relating to the Indo-China Question (Đại sự ký về các các sự kiện chính liên quan đến vấn đề Đông Dương), sách đã dẫn, 12-5-1950), hoặc là một báo cáo kinh tế Pháp năm 1951 nhấn mạnh đến việc Mỹ âm mưu chiếm đoạt tài nguyên của Việt Nam và chính sách của chính phủ Mỹ trái với lợi ích của tư bản Pháp ở Đông Dương103 (Như trên, ngày 16-3-1951, về điểm này cũng xem P.E-ly, sách đã dẫn, tr.32, đã khẳng định một phần sự phân tích này); hoặc một tuyên bố của Pôn Rây-nô (Paul Raynaud) tháng 8 năm 1951 nói rằng Đông Dương cung cấp cho Mỹ 89% nhu cầu về cao su thiên nhiên và 52% nhu cầu về thiếc và do đó, việc bảo vệ bán đảo phù hợp với việc  bảo vệ lợi ích của quốc gia họ104 (Như trên. Ngày 20-9-1951 (có vẻ như những con số liên quan đến cả Đông Nam châu Á hơn là chỉ nói riêng về Đông Dương). Hai năm sau, Hội nghị Giơ-ne-vơ, tướng Na-va viết không có gì khác: Nguy cơ nghiêm trọng nhất của viện trợ Mỹ là về mặt chính trị. Viện trợ đó sẽ đưa đến sự thay thế dần dần ảnh hưởng của chúng ta bằng ảnh hưởng của Mỹ bên cạnh các quốc gia liên kết. Chúng ta đã đi đến tình trạng trái ngược là nhận viện trợ Mỹ thì hầu như chắc chắn là chúng ta mất Đông Dương, ngay cả nếu sự viện trợ đó giúp chúng ta chiến thắng (H.Na-va, sách đã dẫn, tr.28, 66-67, 96-97/113-138)) v.v...


Theo Trung Quốc, cuộc chiến tranh Đông Dương, phân tích đến cùng đã bị các tổ chức độc quyền Mỹ lợi dụng. Một sự phân công lao động thực sự đã hình thành, Mỹ cung cấp vũ khí (do những người đóng thuế trả tiền) và nước Pháp "cung cấp xác chết". Nước Pháp đã kiệt quệ, trên bờ của sự phá sản, biên giới không còn được  bảo vệ, bấy nhiêu sự suy yếu đó cho phép mỹ kiểm soát chặt chẽ tốt hơn nước Pháp cũng như Đông Dương105 (People's China, 1-7-1954). Ngoài ra, Chính phủ Oa-sinh-tơn đã sẵn sàng thay thế Pháp ở Đông Dương. Nhân dân nhật báo kết luận: "Những âm mưu đen tối của Đa-lét đang đưa nước Pháp đến ngõ cụt, hiển nhiên là xung đột với lợi ích của Pháp"106 (Nhân dân nhật báo ngày 19-4-1954, dẫn trang hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Buy-đôn/Hồng Công/số 136-138, 20-4-1954).


Vậy thái độ duy nhất hợp lý, đáp ứng lợi ích căn bản của Pháp là chính sách hòa bình, độc lập với những âm mưu xâm lược của Mỹ. Theo Trung Quốc, nhân dân Pháp nhất trí đòi hỏi một chính sách nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương và giải phóng nước Pháp khỏi sự can thiệp và kiểm soát của người Mỹ107 (Nhân dân nhật báo, 16-3-1954, dẫn trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Buy-đôn/Hồng Công/số 66-70, 18-3-1954). Rất nhiều tuyên bố của các chính khách Pháp tán thành thương lượng đã được dẫn ra để chứng minh cho luận điểm đó, những tuyên bố của Guy Mô-lê, Mô-ri-xơ Pô-rơ, v.v... mà người ta còn nhớ rằng đã được phát biểu trong một cuộc hội nghị có Trung hoa nhân dân tham dự108 (People's China, ngày 1-4-1954, tr.4. Ngoài ra nên nhớ rằng tổng thống Ô-ri-ôn cũng như Mit-tơ-răng, Plee-ven bao giờ cũng tán thành một cuộc thương lượng như vậy (V.Ô-ri-ôn, sách đã dẫn, tr.195, 295, 507 v.v...)).


Vậy kết quả của hội nghị Giơ-ne-vơ tùy thuộc rộng rãi vào thái độ của Pháp: các đại diện bán chính thức của chính phủ Trung Quốc tại Hồng Công như Fei Yiming, Tổng biên tập của tờ Đại công báo ở địa phương và Pe-rey Chen, cố vấn pháp luật, luật sư bào chữa cho các cơ quan cộng sản ở Hồng Công, đã cho biết một trong những nhiệm vụ đầu tiên của đoàn đại biểu Trung Quốc sẽ là xác định "xem lập trường của Pháp lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách đối ngoại của Mỹ, hoặc ngược lại Pháp có thể khẳng định rõ ràng ý muốn giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương hay không109 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Hồng Công/số 129-140 và 141-146/20-4-1954). Tờ Nhân dân nhật báo xác nhận điều đó một cách gần như chính thức: "Nhân dân toàn thế giới chăm chú theo dõi Chính phủ Pháp, chờ xem họ có chính sách như thế nào tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Không còn nghi ngờ gì nữa là nước Pháp có thể hy vọng nhìn vào tương lai với điều kiện Pháp khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, và cố gắng lập lại hòa bình ở Đông Dương, phù hợp với lợi ích của nước Pháp"110 (Nhân dân nhật báo ngày 19-4-1954, dẫn trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Buy-đôn/Hồng Công, số 137-138/20-4-1954. Cũng xem Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/bản ghi nhớ về vấn đề "Lập trường của Trung hoa nhân dân sắp đến ngày họp Hội nghị Giơ-ne-vơ, 24-4-1954). Đó là những lý lẽ mà một số nhà quan sát và nhà thương lượng của Pháp không thể tỏ ra vô tình111 (Xem chương V ở đoạn sau).


Khi Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, lập trường quốc tế của Trung Quốc là tương đối rõ ràng. Xem ra lập trường đó được tóm tắt đầy đủ trong bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Pháp đề ngày 24 tháng 4 năm 1954:

-Trung Hoa cộng sản mong muốn vai trò cường quốc thứ năm.

-Địa vị ưu thế của Trung Quốc ở châu Á phải được thừa nhận: Không có vấn đề nào ở đây có thể được giải quyết mà không có sự góp sức của Trung Quốc.

-Tự do trao đổi buôn bán giữa Đông và Tây phải được khôi phục vì lợi ích của tất cả các bên112 (Điểm này sẽ được nghiên cứu chi tiết ở chương V).

-Chính sách của Trung Quốc là một chính sách hòa bình dựa trên nền độc lập của các dân tộc.

-Ngược lại, chính sách của Mỹ là một chính sách chiến tranh. Mỹ tìm cách bao vây Trung Quốc bằng một vành đai căn cứ quân sự. Ở Đông Dương, họ cố gắng tăng cường chiến tranh và thay thế địa vị của Pháp.

-Hòa bình phải được lập lại ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập của các dân tộc. Lợi ích của nước Pháp là tách khỏi chính sách của Mỹ và ký kết hòa bình113 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/châu Á-châu Đại dương/bản ghi nhớ về vấn đề: "Lập trường của Trung hoa nhân dân gần đến ngày họp hội nghị Giơ-ne-vơ" 24-4-1954. Bản này thêm một điểm cuối cùng: "Hòa bình ở Đông Dương phải được thương lượng trực tiếp hoặc giữa Pháp và Việt Minh hoặc giữa Việt Nam (ngụy-N.D) và Việt Minh". Vấn đề cụ thể về những thủ tục có thể có được của giải pháp cho cuộc xung đột Đông Dương theo quan điểm của Trung Quốc, sẽ được đề cập sau, xem chương IV: "Những bước đầu của Hội nghị về Đông Dương").


Đó là thực sự tinh thần các luận điểm mà đoàn đại biểu của Trung Quốc sẽ  bảo vệ và phát triển ngay từ những gia đoạn đầu của cuộc thương lượng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:53:46 pm »

PHẦN THỨ HAI
NGĂN CẤM MỸ VÀO ĐÔNG DƯƠNG

CHƯƠNG IV
KHAI MẠC HỘI NGHỊ


"Thực chất của vấn đề là bọn can thiệp Mỹ sợ hòa bình"
(Chu Ân Lai: Giơ-ne-vơ 12-5-1954)

"Phải tránh làm mất mặt Trung Quốc, vì Việt Nam là nước đầu tiên chịu đau khổ về sự phản ứng của họ"
(Hoàng thân Bửu Lộc, tháng 4 năm 1954)


ĐOÀN ĐẠI BIỂU TRUNG QUỐC

Đoàn đại biểu Trung Quốc rất sớm đã có vẻ bề ngoài đường bệ. Trong lúc người ta nói đến đoàn Liên Xô có 160 người, đoàn Bắc Triều Tiên 60 người thì về đoàn Trung Quốc, con số được nêu ra là 200* (Tài liệu chưa được phép công bố). Ngoài ra ngay từ đầu tháng 3, Chính phủ Thụy Sĩ đã đồng ý đặt cơ quan Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ. Lập tức Ôn Bằng Cửu, Tham tán công sứ sứ quán Trung Quốc tại Béc-nơ từ 19501 (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với Liên bang Thụy Sĩ từ 14-9-1950 (Hướng dẫn nước Trung Hoa, sách đã dẫn, tr.222. Công sứ tại Béc-nơ từ ngày đó là Phùng Huyền (Chinese Communist, who's who, Taipei, Institude of International relations, 1970-1971)-Tiểu sử nhân vật cộng sản Trung Quốc. Đài Bắc-Viện quan hệ quốc tế 1970-1971, 2 tập, tập 1, tr.22). Bắt đầu từ 1956, Đoàn đại diện Trung Quốc tại Thụy Sĩ mới được nâng lên Đại sứ quán) được chỉ định lãnh đạo cơ quan với nhiệm vụ chuẩn bị về vật chất cho đoàn đại biểu Bắc Kinh sắp sang2 (Hãng thông tấn United Press, Béc-nơ, số 45, 18-3-1954). Qua lãnh sự mới, Trung Quốc đã yêu cầu Thụy Sĩ cho thuê một khách sạn 200 buồng và một biệt thự từ 30 đến 35 căn phòng để làm chỗ ở cho Đoàn và nhân viên tùy tùng. Nhà đương cục Thụy Sĩ đã gợi ý hai đoàn Trung Quốc và Liên Xô ở một nơi, nhưng tổng lãnh sự Trung Quốc đã lập tức cho biết rằng đã có chỉ thị yêu cầu tuyệt đối ông ta không nhận sự sắp xếp như vậy.


Sẵn có trong tay một bản danh sách các khách sạn ở Giơ-ne-vơ, người đại diện Trung Quốc đã cho người đối thoại Thụy Sĩ biết Chính phủ ông ta yêu cầu thuê một trong 5 khách sạn loại nhất hiện có trong thành phố-bằng con số các cường quốc trên thế giới3 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp (Điện Sô-ven) Béc-nơ, số 45, 18-3-1954). Cuối cùng người Trung Quốc nhận phân tán các chỗ ở ra 7 khách sạn hay ngôi nhà khác nhau4 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp (Điện Lục) Béc-nơ, số 76, 14-4-1954).


Các đại biểu chủ chốt trong Đoàn sẽ ở trong một ngôi biệt thự rộng rãi tên là "Grand Mont Fleuri" (Ngọn núi lớn đầy hoa), ở bên kia Véc-xây, cách thành phố 7 km. Người ta nói ngôi nhà đã được thuê trong 6 tháng5 (Sô-ven, sách đã dẫn, tr.63). Ngoài ra, Thủ tướng Chu Ân Lai cho đem đến từ Trung Quốc toàn bộ đồ đạc, thảm rất đẹp, đặt ở đó một kiểu bảo tàng dân tộc. Ông ta làm như thể một Đại sứ quán, hiển nhiên là tính kéo dài nhiều tháng-một sứ mệnh ở châu Âu mà theo ý nghĩa của ông ta, hội nghị Giơ-ne-vơ chỉ là "hồi thứ nhất" như G.La-cu-tuya và P.Đơ-vi-le6 (G.La-cu-tuya và P.Đơ-vi-le, sách đã dẫn, tr.113. G.Sô-ven, sách đã dẫn, viết nôm na hơn: "Người Trung Quốc đã cho đem đến đồ đạc, thảm, đồ trang trí để bố trí chỗ ở. Tất cả những cái đó gợi lên hình ảnh một thương điếm ở Thượng Hải. Sự sang trọng và tinh tế trong chỗ ở của Chu Ân Lai đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Măng-đét Phrăng, khiến ông ta bình luận: ông Chu Ân Lai muốn ra khỏi xóm nghèo của ông (Nguyên văn từ chữ ghetto: xóm của người Do Thái ở) (Cuộc nói chuyện ngày 3-7-1975). (J.Lacouture và P.Devillers đã nhận xét).


Tầm quan trọng về số lượng thành viên của đoàn đại biểu Trung Quốc, sự chăm lo bố trí về vật chất, phản ánh đầy đủ sự quan tâm lớn lao của Trung hoa nhân dân dành cho cuộc thương lượng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:55:23 pm »

Chu Ân Lai và đại biểu chủ chốt của Trung Quốc


Đoàn đại biểu này, mà chính người Liên Xô thừa nhận "mạnh nhất và có chất lượng tốt hơn" đoàn của họ, như lời thú nhận của một bí thư Đại sứ quan Liên Xô tại Luân Đôn7 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp/điện Mát-xi-gli/Luân Đôn/số 1820-1822/24-4-1954), trong gần suốt thời gian hội nghị đặt dưới sự lãnh đạo đầy quyền lực của Chu Ân Lai.


Sinh năm 1898 ở Giang Tô, Chu Ân Lai lúc đó đã 56 tuổi8 (Về tiểu sử Chu Ân Lai, có thể tham khảo Hsu Kai yu, Chou En Lai, China's Gray Eminence (Chu Ân Lai chất xám cao siêu của Trung Quốc) Garden City (N.Y). Doubleday, 1968, XVIII, 294 trang có tranh ảnh, bản đồ, thư mục, chỉ dẫn tên riêng v.v... (Bản dịch Pháp văn: Chou En Lai, Eminence grise de la Chine, Paris, Mercure de France, 1968, 334 trang), cần sử dụng một cách thận trọng nhất là bản dịch Pháp văn. Cũng xem Li Tien Min, Chou En Lai, Đài Bắc-Viện quan hệ quốc tế 1970, 426 trang, có ích nếu tham khảo thêm: D.W.Cle-in, A.B. Clác, sách đã dẫn, tr.204-219). Tất cả, từ cách cư xử, thái độ, đến cách phản ứng, đều thể hiện rõ một người Trung Quốc có học vấn. Cha ông, Chu Vân Lương, một nhà nho truyền thống thuần túy, bản thân ông cũng qua bậc cao đẳng ở Nhật Bản 1917, rồi trường Đại học Nam Khai ở Thiên Tân. Về phương diện này, Chu Ân Lai chắc chắn là con người của chế độ cũ, không những ông ta biết rõ chế độ đó mà chính ông còn là sản phẩm của nó.


Chính trong thời kỳ sinh viên mà dần dần ông bị lôi vào hoạt động chính trị, nhất là trong phong trào Ngũ Tứ ngày 4 tháng 5 năm 1919 mà ông đã nhiệt tình tham gia, do đó ông bị kết án 6 tháng tù. Rồi năm 1920, ông sang Pháp, để làm việc và học thêm. Chu Ân Lai là một trong những "người từ Pháp về" mà khá nhiều người đã dần dần leo lên những địa vị chính trị cao nhất trong những thập kỷ tiếp theo; Trần Nghị, Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân, Lý Duy Hán, Lý Lập Tam, Nhiếp Vinh Trăn và nhiều người khác. Ngoài ra, chính là ở Pari cùng với Lý Lập Tam mà Chu Ân Lai năm 1921, đã tổ chức "Nhóm thanh niên Trung Quốc theo chủ nghĩa xã hội" và năm sau cùng với mấy đồng chí khác, lập ra "Phân bộ châu Âu của Đảng cộng sản Trung Quốc". Trở về Trung Quốc năm 1924, ông đã giữ nhiều chức vị, trong đó có chức Giám đốc Cục chính trị Học viện quân sự Hoàng Phố, lúc đó do Tưởng Giới Thạch đứng đầu 1925. Được bầu vào Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ngay từ 1927, ông đã tham gia vào tất cả những thời điểm của bản anh hùng ca cộng sản: Khởi nghĩa Nam Xương (tháng 8 năm 1924), những hoạt động của Đệ nhất Hồng quân mà ông là Tổng chính ủy năm 1932, tham gia "Vạn lý trường chinh" năm 1934, 1935 v.v... Nhưng rất nhanh, chính trong vai trò nhà ngoại giao có tài mà ông ngày càng nổi bật. Từ 1936 đến 1949, Chu Ân Lai đã tham gia tất cả các cuộc thương lượng quan trọng giữa Đảng cộng sản và Quốc dân đảng. Sự kiện Tây An tháng 12 năm 1936, đàm phán thành lập Mặt trận thống nhất chống Nhật tháng 2 năm 1937, liên lạc giữa Đảng cộng sản và Quốc dân đảng ở Trùng Khánh từ 1940 đến 1945, rất nhiều đợt thương lượng giữa hai đảng kình địch từ 1945 đến 1949. Chính trong lĩnh vực đó mà ông đã tỏ ra xuất chúng; dần dần ông đã tự khẳng định như con người không thể thiếu được và đương nhiên vào tháng 10 năm 1949 khi Đảng muốn có một người đứng đầu Chính phủ có khả năng chủ tọa cuộc hợp tác tạm thời giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản dân tộc thì chính ông là con người Đảng lựa chọn. Là anh hùng của cuộc cách mạng Trung Quốc, kiêm nhiệm chức vụ Thủ tướng Quốc vụ viện và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao9 (Ông giữ chức vụ này cho đến tháng 2 năm 1958, là lúc ông để lại cho Nguyên soái Trần Nghị), người lãnh đạo quan trọng nhất sau Chủ tịch Mao Trạch Đông, được Mao hoàn toàn tín nhiệm, Chu Ân Lai có lẽ là người duy nhất có khả năng điều khiển nền ngoại giao Trung Quốc vào thời gian này. Ông xuất hiện ở Giơ-ne-vơ như một nhân vật có uy tín và quyền lực to lớn. Thực tế, trong suốt quá trình hội nghị, những đức tính đó không ngừng được khẳng định.


Đại sứ Sô-ven người giao thiệp với Chu Ân Lai nhiều tuần lễ dòng, sau đó rất lâu, đã ghi lại hình ảnh con người có tài năng và đáng khâm phục như sau:

"Ông thuộc một lớp người thông minh, có học, giữ được phong cách tốt đẹp cổ xưa. Hiển nhiên là ông hơn rất nhiều so với trung bình những người trong lớp đó, nhưng trong các biểu hiện của ông, sự hơn hẳn đó không có gì là khác thường. Tóm lại, ông xuất thân từ một gia đình quan lại. Tôi nhớ lại khuôn mặt tươi cười, trắng trẻo, với đôi lông mày rậm. Chắc chắn là ông lúc nào cũng ăn vận như các đồng bào của ông ngày nay, nhưng tôi khó mà diễn tả ông ta khác hơn là một người mặc chiếc áo dài với hai bàn tay ở trong tay áo. Tuy nhiên ông đã có một thời kỳ ở Pháp, làm việc ở nhà máy Rơ-nô (Renault) tham dự Đại hội Tua (Tours). Hiển nhiên là ông nói được tiếng Pháp. Ông nói là ông đã quên10 (Ông Ghi-éc-ma (6-1-1974) đã khẳng định với chúng tôi điều này. Xem thêm Humphrey Trevelyan, Worlds apart: China 1953-1955, Soviet Union 1962-1963. (Những thế giới riêng biệt: Trung Quốc 1953-1955, Liên Xô 1962-1965). Londres, Mc Millan 1971, tr.87-88 cho biết thêm là Chu Ân Lai hiểu và cũng nói được một ít tiếng Anh, Chu Ân Lai (trái ngược với Hồ Chí Minh) không dự Đại hội Tua). Nhưng tôi nhìn thấy ông ngồi ở bàn hội nghị, trước mặt tôi, lưng quay ra ánh sáng, tay cầm bút chì, đọc chăm chú những tài liệu bằng tiếng Pháp mà tôi vừa cho phân phát. Đầu bút chì di chuyển thong thả, nhưng đi theo hướng các dòng chữ. Chúng tôi chỉ trao đổi đôi lời về thời kỳ ông ở Pháp. Cũng không phải là vấn đề Đại hội Tua. Ông bám vào vấn đề thảo luận, đó là phương pháp hay. Ông nói rõ ràng và rành mạch. Người ta biết rất nhanh cùng với ông, người ta đang ở đâu, điều đó là việc làm của người Trung Quốc thuộc loại tốt nhất. Nhưng điều gây cho tôi ấn tượng đặc biệt sâu sắc là sự thích nghi nhanh chóng của ông với những điều kiện mới đối với ông"11 (G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.59. Cũng xem chân dung (của Chu Ân Lai) mà H.Tơ-ri-vi-li-ôn phác họa trong sách đã dẫn, tr.86-88).


Rõ ràng nếu Chu Ân Lai là kiến trúc sư chủ yếu của nền ngoại giao Trung Quốc ở Giơ-ne-vơ, ông còn được nhiều cố vấn có tài giúp việc. Trong số những người này có Vương Bính Nam, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao từ khi thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân, nay đảm nhiệm chức Tổng thư ký của đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ, và với danh nghĩa đó, ông ta giữ một vai trò khá quan trọng trong quá trình đàm phán. Về phía Pháp, ông ta thường xuyên gặp gỡ với đại tá Ghi-éc-ma là người quen biết ông ta khi còn làm Tùy viên quân sự tại Trung Hoa quốc gia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:57:49 pm »

Vương Bính Nam là người cộng tác với Chu Ân Lai từ nhiều năm nay12 (Về tiểu sử Vương Bính Nam, có thể xem Who's Who in Communist China (Tiểu sử nhân vật của Trung Hoa cộng sản) Hong Kong Union Research Institute, 1966, tr.611-612, nhất là D.W.Clê-in, A.C.Clacs, sách đã dẫn, tr.920-923). 48 tuổi, quê ở Thiểm Tây, ông thuộc số đông thanh niên Trung Quốc vào đầu thế kỷ này đã học tại Đức. Ngoài ra, chính tại Béc-lin năm 1925, ông lao vào hoạt động chính trị, hoạt động trong phong trào sinh viên Trung Quốc ở Đức. Ông đã gia nhập phân bộ quan trọng của Đảng cộng sản Trung Quốc tại Đức, được Chu Ân Lai tổ chức từ hai năm trước13 (Ông học tiếng Đức trong thời gian này trong hội nghị Giơ-ne-vơ ông nói với Đại tá Ghi-éc-ma là ông còn nói được tiếng Đức trái lại đã quên tiếng Anh. (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, bản ghi nhớ về vấn đề "Tiếp xúc với đoàn đại biểu Trung Quốc nhân dân về vấn đề chuyển thương binh ra khỏi Điện Biên Phủ", 7-5-1954)). Năm 1935, ở Luân Đôn, ông lấy một cô gái Đức, tên là An-na Phôn Clây-xtơ14 (Hai người sống chung với nhau đến tận 1955, An-na Phôn Clây-xtơ thân thích với nữ bá tước A-xta Phôn Clây-xtơ là vợ của đại sứ Giăng Pôn Bông-cua, đại biện của Pháp tại Trung Quốc từ 1941-1943, sau đó làm đại sứ của Pháp tại Thái Lan từ 1951-1953, và đến hội nghị Giơ-ne-vơ thì đảm nhiệm Thư ký của các cuộc thảo luận về Đông Dương (Who's Who in France, Paris 1969, tr.1143). Năm 1964, Anna Phôn Clây-xtơ dưới tên An-na Vương xuất bản 1 cuốn sách mang tên Ich Kampfte fur Mao, Hambourg, Ch.Wenger, 1964 (Bản dịch tiếng Pháp: Tôi đã chiến đấu cho Mao, Paris, Gallimard 1967, 297 trang).


Trở về Trung Quốc, lúc chiến tranh Trung-Nhật sắp bùng nổ, ông sớm đến Tổng hành dinh Cộng sản ở Diên An, trong tỉnh quê hương Thiểm Tây của ông, sau đó được giao phụ trách liên lạc với các lực lượng quốc gia ở Trùng Khánh. Cũng chính vào thời kỳ này, ông là thư ký riêng, do đó trở thành một trong những người cộng tác trung thành nhất của Chu Ân Lai. Sau chiến tranh, lòng ham thích của ông đối với công tác đàm phán và ngoại giao đã được khẳng định. Sau khi tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Nam Kinh năm 1946 giữa Đảng cộng sản và Quốc dân đảng, ông được cử làm Phó trưởng ban Ban đối ngoại của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân tháng 10 năm 1949. Lúc đó, vào tuổi 43, ông trở thành Tổng thư ký Bộ Ngoại giao15 (Ông giữ chức vụ này đến năm 1955). Chức vụ này cho phép ông, từ 5 năm nay, theo sát các bước phát triển quan trọng của nền ngoại giao Trung Quốc và có quan hệ tiếp xúc thường xuyên và chặt chẽ với Chu Ân Lai. Điều đó có nghĩa là Vương Bính Nam có sự hiểu biết tuyệt diệu các hồ sơ về chính sách đối ngoại, nhưng cũng có cả một thói quen công tác hoàn hảo với ông Bộ trưởng. Đó là hai chủ bài làm cho ông ta ở Giơ-ne-vơ thành một nhà thương lượng khôn ngoan và có năng lực16 (Tiếp đo, đến tháng 3 năm 1955, Vương Bính Nam làm đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan, và do đó, phụ trách các cuộc tiếp xúc Trung-Mỹ tại Vác-xa-va. Ông ở chức vụ này 9 năm (đến tháng 4 năm 1964). Thành viên của Đoàn đại biểu Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ lần thứ hai, năm 1961-1962, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 4 năm 1964. Bị đả kích trong cách mạng văn hóa cùng với con trai là Vương Lý Minh (là con với người vợ Đức An-na Phôn Clây-xtơ) năm 1975 ông xuất hiện trở lại với chức Chủ tịch Hội hữu nghị với nước ngoài).


Đội ngũ cố vấn của Chu Ân Lai còn gồm ba thứ trưởng Bộ Ngoại giao nữa.

Người thứ nhất trong số này là Lý Khắc Nông, người đã tham gia nhóm quan sát viên cộng sản theo dõi Hội nghị Béc-lin17 (Ông này cùng với Ngô Tín Tuyên và Kiều Quán Hoa đều là thành viên của đoàn đại biểu Trung hoa nhân dân tại Liên hiệp quốc, tháng 11 năm 1950 cùng với Trần Bá Đạt) sau này, sẽ chính thức cầm đầu đoàn đại biểu Trung Quốc khi Chu Ân Lai vắng mặt ở Giơ-ne-vơ vào tháng 618 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp (Danh sách tạm thời các đoàn đại biểu, tập 2, 5-7-1954) tr.9 và danh sách 14-7-1954. Chúng tôi lưu ý rằng trong phần phụ lục của công trình đã duyệt lại này, từ ngữ Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc được dùng cho chính Chu Ân Lai chứ không phải Lý Khắc Nông. Đối với các đoàn đại biểu khác cũng vậy. (Bi-đôn chứ không phải Sô-ven, v.v...). Sinh năm 1898, vào Đảng năm 1926, tham gia "Vạn lý trường chinh", ông sớm trở thành người phụ trách ngành tình báo và công an. Năm 1938, ông làm Phó cục trưởng Cục tình báo của Ban chấp hành trung ương, và giữ chức vụ này trong suốt cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Năm 1945-1946 một thời một ông giữ việc liên lạc giữa những người cộng sản và người Mỹ. Từ khi thành lập chế độ cộng hòa nhân dân, ông được cử làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời làm Giám đốc Ủy ban về công tác xã hội của Đảng, thực chất là phụ trách các hoạt động tình báo19 (D.W.Clee-in, A.B.Clác, sách đã dẫn, tr.509-512. Hoặc còn xem trong Who's Who in Communist China, sách đã dẫn, tr.350. Sau Hội nghị Giơ-ne-vơ, ông thôi chức này để năm sau trở thành Tổng tham mưu phó quân đội, ông giữ chức vụ này đến khi chết, ngày 9-2-1962). Trong thời gian Hội nghị, ông xử sự như một nhà quan sát hơn là nhà thương lượng. Đại sứ Sô-ven sau này viết về ông ta như sau "Tâm tình ông có lẽ không phải xấu nhưng giọng nói của ông là của người tỉnh nhỏ và thô kệch đến nỗi những người thạo tiếng Trung Quốc của chúng ta cũng chẳng hiểu gì cả"20 (G.Sô-ven, sách đã dẫn, tr.76).


Vương Gia Tường cũng là Thứ trưởng Ngoại giao từ 1949. Sinh năm 1907, ông theo học ở Thượng Hải rồi Mát-xcơ-va. Tham gia "Vạn lý trường chinh" như Lý Khắc Nông, ông đã làm chính ủy trong quân đội. Sau khi thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân, ông đã làm Đại sứ 2 năm tại Mát-xcơ-va (1949-1951)21 (D.W.Klein, A.B.Clark, sách đã dẫn, 895-900. Who's who in Communist China, sách đã dẫn, 597. Biết tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1954 rất thân Liên Xô. Trở thành Thứ trưởng Ngoại giao đến 1959. Bị đả kích trong Cách mạng văn hóa vì theo đường lối "đầu hàng chủ nghĩa" trong quan hệ với Liên Xô. Chết năm 1974).


Người thứ ba trong số Thứ trưởng Ngoại giao là Trương Văn Thiên, mới được cử vào chức vụ đó chỉ trước khi lên đường đi Giơ-ne-vơ ngày 14 tháng 4. Sinh năm 1898, ông đã từng theo học ở Nhật Bản và ở Mỹ. Ông vào Đảng năm 1925, được Đảng cử đi học ở trường đại học Tôn Dật Tiên ở Mát-xcơ-va. Từ khi còn trẻ, ông đã ham mê văn học. Vả lại ông đã viết nhiều tiểu thuyết (Chuyến du hành, Mộng thanh niên v.v...) và dịch một số lớn tác phẩm phương Tây (của D'Annuzio, Oscar, Wilde, Tolstoi, Tourguenieff). Như Vương Gia Tường, ông thuộc "nhóm 28 người bôn-sê-vích"22 (Về nhóm học trò của Pavel Mif ở trường đại học Tôn Dật Tiên và vai trò của họ trong vụ Lý Lập Tam năm 1930-1931, xem J.Guillermaz. Historie du Parti Communiste Chinois (Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sách đã dẫn, tr.202-204)), trở vè Trung Quốc năm 1938, từ năm đó ông trở thành Tổng biên tập tạp chí Hồng Kỳ. Được bầu vào Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị tháng 1 năm 1931, tham gia "Vạn lý trường chinh" ông trở thành Tổng bí thư của Đảng năm 1935, sau đó đảm nhiệm nhiều chức vụ khác trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Là người phụ trách quan trọng của khu Đông Bắc (Mãn Châu) sau 1949, ông được cử làm đại diện của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc năm 1950 (nhưng tất nhiên đã không bao giờ được thừa nhận). Sau đó, tháng 4 năm 1951 ông thay Vương Gia Tường làm đại sứ tại Mát-xcơ-va, và giữ chức vụ này đến khi Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc23 (D.W.Klein, A.B.Clark, sách đã dẫn, tr.61-67. Who's who in Communist China, sách đã dẫn trang 41-43. Ông này trở thành Đại sứ tại Liên Xô cho đến tháng 1 năm 1955 và Thứ trưởng Ngoại giao đến tháng 9 năm 1959. Trong Cách mạng văn hóa bị đả kích vì đã đi theo "tập đoàn chống Đảng" Bành Đức Hoài). Sự tham gia thật sự của ông vào cuộc thương lượng lại là một trong những sự tham gia hạn chết nhất. Không phát biểu nhiều, ông cư xử như một nhà quan sát hơn là nhà ngoại giao. Người ta thấy Vương Gia Tường và Trương Văn Thiên đã làm cho đoàn đại biểu Trung Quốc có màu sắc khá thân Liên Xô.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2020, 10:41:08 am »

Các chuyên viên của đoàn

Đoàn đại biểu Trung Quốc còn gồm một số lớn cố vấn và thư ký, phần nhiều đều là những nhà ngoại giao thành thạo và một số trong những năm tiếp theo, đảm nhiệm những trọng trách nổi bật.

Trong số này, có 5 cố vấn giúp việc các đại biểu, chiếm một vị trí đặc biệt: Shih Che, Trần Gia Khang, Hoàng Hoa, Hoạn Hương và Lôi Anh Phu24 (Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp. (Danh sách các đoàn đại biểu do Ban thư ký Hội nghị soạn). 5 và 14-7-1954).


Người thứ nhất Shih Che (?), ít người biết đến, là bí thư của Vụ chính trị Bộ Ngoại giao từ năm 195225 (Who's who in Communist China (Tiểu sử nhân vật của Trung Quốc cộng sản) sách đã dẫn, tr.506). Hình như ông này đã không đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nghị.


Trái lại Trần Gia Khang là một nhân vật rõ ràng nổi bật. Rất gần gũi với Chu Ân Lai từ hồi Diên An, ông đã đi nhiều nơi và tham dự nhiều cuộc thương lượng hoặc gặp gỡ quan trọng. Nhất là ông đã tham gia đoàn đại biểu Trung Quốc đi San Phrăng-xi-xcô (San Francisco) năm 1945 để thành lập Liên hiệp quốc và đã giúp việc Chu Ân Lai trong các cuộc thương lượng giữa Đảng cộng sản và Quốc dân đảng sau khi chiến tranh kết thúc. Tháng 5 năm 1950, ông trở thành Phó Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao, rồi Vụ trưởng từ tháng 7 năm 1952. Với chức vụ này, ông tham gia Đoàn đại biểu Trung Quốc tại hội nghị Giơ-ne-vơ26 (Như trên, tr.80. Ông chuyên nghiệp làm ngoại giao, lúc nào cũng rất gần gũi với Chu Ân Lai. Đại sứ ở Ai Cập rồi ở Yemen. Năm 1966 ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).


Hoàng Hoa, cựu sinh viên trường đại học Yên Thành (?) Bắc Kinh, trước kia làm phiên dịch cho nhà báo Etga Xnâu (Edgar Snou) (1936). Cũng như Trần Gia Khang, từ năm 1954 ông đã thực thụ là một nhà ngoại giao. Vào lúc thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân, ông được cử làm Giám đốc Ngoại vụ Thượng Hải, rồi Giám đốc Hoa kiều vụ ở thành phố này năm 1952, cuối cùng là cố vấn Bộ Ngoại giao năm 1953. Với danh nghĩa này, ông tham dự các cuộc thương lượng về Triều Tiên. Là phiên dịch tiếng Anh rất giỏi, ông là người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc tại hội nghị Giơ-ne-vơ27 (D.W.Klein, A.B.Clark, sách đã dẫn, tr.393-395. Ông trở thành Đại sứ ở Ghana, rồi cộng hòa A Rập thống nhất, Đại diện Trung Quốc tại Liên hiệp quốc sau khi Trung Quốc vào Liên hiệp quốc năm 1971 và trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 1976).


Hoạn Hương, cựu sinh viên trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economic)28 (Không có chú thích gì trong nguyên bản), đã theo đuổi nghề làm báo, nhất là ở tòa soạn tờ Văn hối báo. Quay về với chế độ (cộng sản) trong những năm 1940, ông được cử giữ chức Vụ trưởng Vụ Tây Âu và châu Phi Bộ Ngoại giao năm 1949, chức vụ này ông còn giữ khi ông đến Giơ-ne-vơ. Mấy tuần sau đó, Hoạn Hương sẽ là đại biện Trung Quốc đầu tiên phái đến Luân Đôn sau khi Trung Quốc và Anh thỏa thuận đặt cơ quan đại diện ngoại giao29 (Who's who in Communist China, sách đã dẫn, tr.267-268. Về hiệp định Trung Quốc-Anh, xem đoạn sau, chương V. Ông ở Luân Đôn tới 1962 và dự hội nghị Giơ-ne-vơ lần thứ hai năm 1962).


Lôi Anh Phu, ngược lại là sĩ quan quân giải phóng nhân dân. Người ta biết ít về ông này, chỉ biết là trong những năm 1944-1947, ông đã cầm đầu cơ quan liên lạc quân sự với Quốc dân đảng30 (Một bản ghi nhớ không đề ngày trong hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp nêu ông này là "vô danh". Ông này cũng sẽ trở lại Giơ-ne-vơ, tham dự Hội nghị lần thứ hai về Lào).


Ngoài ra, đoàn đại biểu Trung Quốc còn gồm một số thư ký và phó thư ký mà chức vụ của nhiều người ít được biết rõ31 (Danh sách chính thức do Đoàn thư ký Hội nghị lập, gồm những tên sau đây: Li Hai Chan, PuShan, Hsiung Hsiang-hui, Chen Ting Min, Chung Yung-chi, Shik ku, Chang Yi, Lin Feng, Tsao Kuci-Sheng, Tung Ning Chuan. Chỉ có hai người Hsiung Hsiang Hui và Lin Feng có tên trong Who's who in Communist China, sách đã dẫn, tr.231 và 380, Chinese Communist Who's who, sách đã dẫn, tr.277 hoặc D.W.Klein, A.B.Clark, sách đã dẫn, tr.553), nhưng sự có mặt của họ tại Giơ-ne-vơ không được nói đến trong các quyển sách về tiểu sử nói trên. Trong số này có Tsao Kuei-Sheng, là tùy viên phòng Đông Nam Á Vụ châu Á (tin tức do chính ông này đưa ra, Pari, 25-9-1974). Tháng 8 năm 1954 ông theo đại sứ La Quí Ba sang Bắc Việt Nam với danh nghĩa Bí thư thứ hai (Tân Hoa xã, Bắc Việt Nam 1 tháng 9 năm 1954). Rất nhiều người trong số này có lẽ là sinh viên ngoại giao chỉ được phép đến Giơ-ne-vơ để rèn luyện trong thực tiễn các cuộc hội nghị quốc tế lớn).


Ngoài ra, còn nhiều cố vấn khác cũng theo đoàn đến Giơ-ne-vơ mặc dù tên tuổi không đưa vào danh sách chuyển cho đoàn thư ký hội nghị. Trong số này phải kể đến Lôi Nhiệm Dân, thứ trưởng Bộ Ngoại thương từ 1951, người sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tiếp xúc thương mại32 (Who's who in Communist China, sách đã dẫn, tr.324-326) mà H.Tơ-ri-vi-li-an (Trevelyan) đại biện Anh tại Bắc Kinh và thành viên đoàn Anh tại Giơ-ne-vơ giữ kỷ niệm về người uống rượu Mao đài rất khỏe, không ai bằng33 (A.Trevelyan, sách đã dẫn, tr.82); Kiều Quán Hoa nguyên là quyền Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao, và cựu tổng biên tập tạp chí People's China (Trung hoa nhân dân)34 (Who's who in Communist China, sách đã dẫn, tr.117-118), và bà vợ là Cung Bành, Vụ trưởng Vụ thông tin Bộ Ngoại giao35 (Như trên, tr.309), mà Maria Antonietta Macciochi đã làm quen với bà từ lúc đó đã phác họa chân dung bà đầy cảm phục36 (Maria Antonietta Macciochi, De la Chine (về Trung Quốc) Paris, Le Seuil, 1981, tr.408-409: "Cung Bành, là người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc và là một trong những người cộng tác quí báu của Chu Ân Lai, đã gây cho tối ấn tượng mạnh mẽ. Người phụ nữ Trung Quốc đó, với một sự nhạy cảm chính trị pha lẫn hài hước, đã đương đầu với các cuộc tiến công của các phóng viên các tờ báo lớn trên thế giới, đối với tôi là một cảnh tượng tuyệt đối khác thường (...). Hết nghiêm khắc đến dịu dàng, bà ta ngồi ở bàn họp báo, và lòng tự tin của bà ta trước hàng trăm nhà báo, đối với tôi dường như thể hiện hết thảy mọi đức tính của nữ giới (...). Tôi nhớ lại khuôn mặt trái xoan với đường nét hài hòa, dưới mái tóc đen nhánh và mềm mại của bà. Mỗi lần kết thúc những cuộc thảo luận, đôi khi sôi động với các nhà báo, Cung Bành ra ngay ô tô có phủ rèm lụa màu kem và người ta chỉ thấy đôi bàn tay trắng xinh đẹp, bất động, để lên nhau trước bụng theo phong tục cổ xưa của Trung Quốc. Bộ mặt nghiêm nghị làm tăng vẻ đẹp mơ mộng không còn căng thẳng và giận dữ. Đối với tôi bà tỏ ra tuyệt đối tự tin, thông minh và vững vàng và đường hoàng, bà bước đi một mình, yên lặng rời khỏi đám nhà báo! (Cung Bành đã mất năm 1970); Khai Bái Niên, Vụ trưởng Vụ Mỹ-Ô-xtrây-li-a37 (Who's who in Communist China, sách đã dẫn, tr.308); Wu Leng Hsi lúc đó là Phó Giám đốc Tân Hoa xã và trong thời gian hội nghị đã đi theo Chu Ân Lai trong chuyến đi Ấn Độ và Miến Điện38 (Như trên, tr.644).


Tóm lại, đây là một đoàn đại biểu đông người39 (Nguồn: Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, công văn về vấn đề "Đoàn đại biểu Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ trong tập danh sách các đoàn đại biểu (do đoàn thư ký Hội nghị lập) ngày 5 và 14-7-1954), nhưng đồng thời có chất lượng, và có lợi thế khi so sánh với các đoàn của bốn nước lớn khác. Bước vào sân khấu quốc tế, Trung Quốc đã phái đến Giơ-ne-vơ những đại biểu ưu tú nhất của đội ngũ ngoại giao. Rất nhiều người đã từng học ở nước ngoài, nhất là Tây Âu (Vương Bính Nam, Kiều Quán Hoa) và Mát-xcơ-va (Vương Gia Tường, Trương Văn Thiên). Nhiều người đã tham dự các cuộc gặp gỡ quốc tế, như Hội nghị San Phrăng-xi-xcô năm 1945 (Trần Gia Khang), các cuộc thương lượng khác nhau từ 1945 đến 1947 giữa Đảng cộng sản, Quốc dân đảng và các phái đoàn thiện chí của Mỹ do tướng Marshall rồi đại sứ Leighton Stuart dẫn đầu (Vương Bính Nam, Lý Khắc Nông, Trần Gia Khang), những cuộc thảo luận tại Liên hiệp quốc năm 1950 (Kiều Quán Hoa), các cuộc đàm phán Trung-Xô (Trần Gia Khang, Lôi Nhiệm Dân) hoặc những cuộc thương lượng về Triều Tiên (Hoàng Hoa). Cuối cùng, đa số trong bọn họ đã từ lâu quen làm việc với Chu Ân Lai và tính thuần nhất của ê-kíp sẽ là một chủ bài phụ trong cuộc thương lượng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:09:22 pm »

Bảng 8

ĐOÀN ĐẠI BIỂU TRUNG QUỐC TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ VỀ ĐÔNG DƯƠNG

1. Thành viên có tên trong danh sách chính thức của đoàn thư ký tại Hội nghị



2. Thành viên không đưa vào danh sách chính thức của Đoàn thư ký Hội nghị (Danh sách không hạn chế)

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 09:11:25 pm »

Giai đoạn đàm phán về Triều Tiên

Thông cáo cuối cùng công bố ngày 18 tháng 2 về kết quả Hội nghị Béc-lin đề nghị "một cuộc hội nghị những đại diện các nước Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và các nước khác có lực lượng tham chiến ở Triều Tiên muốn tham dự, sẽ họp tại Giơ-ne-vơ ngày 26 tháng 4 nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên"40 (Văn kiện Hội nghị Béc-lin, sách đã dẫn, tr.98, cải chính).


Theo những cam kết đã thông qua tại cuộc họp Béc-lin, ngày 26 tháng 2 Mỹ đã mời các nước có quân chiến đấu ở Triều Tiên dưới quyền Bộ chỉ huy Liên hiệp quốc cử đại biểu đến Giơ-ne-vơ41 (The State Departement Bulletin (Bản tin Bộ Ngoại giao Mỹ) 8-3-1954, tr.347). Trừ Liên bang Nam Phi, tất cả đều nhận tham dự42 (Tức là ngoài Mỹ, Pháp và Anh còn có Ox-trây-lia, Bỉ, Canada, Colombia, Etiopia, Hi Lạp, Luyxembua, Niu Di Lân, Hà Lna, Phillipin, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ). Đồng thời, Liên Xô cũng đứng ra mời các nước Cộng sản khác có liên quan43 (Trung Quốc và Bắc Triều Tiên).


Như vậy tất cả có 19 nước gồm có 4 nước "lớn", Trung Quốc, hai bên Triều Tiên và 12 (trong tổng số 13) nước, theo thời gian quy định trước, ngày thứ hai 26 tháng 4 họp tại Giơ-ne-vơ để đề cập đến điểm 1 ghi trong chương trình nghị sự đã xác định ở Béc-lin "Việc giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên".


Tất cả những nhân vật chính trị trọng yếu nhất trên thế giới lúc đó đã đến họp. Các đoàn đại biểu cộng sản đến đầu tiên, từ thứ bảy 24 tháng 4. Tướng Nam Nhật và đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên, Chu Ân Lai và các cố vấn của ông (đoàn gây được hiếu kỳ của mọi người) và đồng thời Mô-lô-tốp, I-đơn và Đa-lét chủ nhật mới đến và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bi-đôn (Georges Bidaull thì sáng thứ hai mới tới). Các đoàn đại biểu của ba nước phương Tây, cũng như của Trung Quốc và Liên Xô đều có nhiều thành viên có năng lực. Phụ tá cho J.F.Da-lét có tướng Bơ-de Xmit, Thứ trưởng Ngoại giao44 (Người tích cực bênh vực chủ trương Mỹ không nên can thiệp vào Đông Dương-C.Ronning. A Memoir of China in Revolution (Hồi ký về nước Trung Hoa đang làm cách mạng), New York, Pantheon Books, 1974, tr.215) (ngày 1 tháng 5 mới đến), Oan-tơ Rô-béc-sơn (Walter Robertson) Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Viễn Đông và Alếch-xít Giôn-sơn (Alexis Johnson) Đại sứ tại Pra-ha. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Anh có Thứ trưởng ngoại giao Denit Alen (Dennis Allen), Huân tước Ri-đinh (Lora Reading) và H.Tơ-ri-vi-lian giúp việc. H.Tơ-ri-vi-lian là cố vấn ngoại giao lâu năm của Nê-ru (Nehru), sau đó làm đại diện của Anh tại Bắc Kinh, là người hiểu biết Chu Ân Lai hơn cả45 (J.Lacouture, Ch.Devillers, sách đã dẫn, tr.118). Về phía Pháp, chủ yếu là Giăng Sô-ven (Jean Chauvel) Đại sứ Pháp tại Bec-nơ (Berne), giúp việc cho Gioóc-giơ Bi-đô, ngoài ra còn có các cộng sự khác như Guy Đơ-la Tuốc-ne (Guy de la Tourrnelle), Tổng Giám đốc chính trị, Rây-mông Ophroa (Raymond Offroy), tham tán ngoại giao tại Sài Gòn rồi đại sứ Pháp tại Thái Lan, Giắc-cơ Ru (Jacques Roux) Giám đốc Vụ châu Á, hoặc Giăng Laloy (Jean Laloy), Tham tán Đại sứ quán.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM