Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:19:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 385011 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #160 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 10:25:52 pm »

CĂN CỨ ĐỊA 611

Ngày 24/12/1970, toán biệt kích Mỹ xâm nhập vào khu vực đông bắc căn cứ địa 611. Vào trưa ngày 28, toán biệt kích nghe tiếng máy bay quan sát OV-10 bay cách vị trí của họ khoảng 100m về hướng tây nam. Chiếc máy bay lượn thấp qua thung lũng, có lẽ định xuống thấp hơn mây. Một phút sau, toán biệt kích nghe 2 tiếng nổ cách họ khoảng 3 km về hướng tây bắc. Ngày 8/1/1971, một toán cấp cứu Bright Light xâm nhập vào tìm xác chiếc máy bay lâm nạn. Hai giờ sau, họ đem về được xác phi hành đoàn. Không thấy có dấu hiệu của đối phương trong vùng. Nguyên nhân chiếc máy bay rớt cũng không rõ.

VÙNG PHI QUÂN SỰ/VÙNG HƯỚNG TÂY

Ngày 22/12/1970, toán Lôi Hổ VN xâm nhập gần đường 103, phía tây vùng phi quân sự. Ngày 26, toán biệt kích nghe tiếng động của khoảng 10 quân đối phương di chuyển cách họ khoảng 30m về hướng tây bắc. Cùng lúc toán nghe tiếng nổ mìn M-14 họ gài trước đây và tiếng kêu la của đối phương. Ba tiếng đồng hồ sau toán chạm súng với tiểu đội tuần tiểu của đối phương, toán lẩn tránh và yêu cầu triệt xuất.


Toán biệt kích Mỹ xâm nhập được hai tiếng rưỡi đồng hồ trong khu vực phía tây vùng phi quân sự bên Lào ngày 27/12/1970. Toán biệt kích nghe tiếng đối phương cách bãi đáp 125m về hướng tây bắc, phải triệt xuất.

TRUNG TÂM TÌM KIẾM HỖN HỢP

(Chương bị xóa)
Có dấu hiệu trại tù binh gần Kak, giam giữ 6 tù binh Mỹ về phía tây nam thành phố Phan Rang, theo báo cáo ngày 3/1/1971 của một điệp viên trong toán 525, tình báo quân sự. Có một hang giam giữ tù binh, trong số đó có 4 người Mỹ trắng và 2 Mỹ đen. Điệp viên cho biết thêm: Việt cộng cho tù binh mỗi buổi sáng được trồng trọt và hái rau. Tối ngủ chân họ bị cùm. Ngày 9/1/1971, Trung tâm thông báo cho Lữ đoàn dù 173 Mỹ về trại giam tù binh này. (Bị xóa).
Hiệu lực kể từ ngày 1/1/1971, LLĐB VN tái tổ chức và một số chuyển qua Nha Kỹ thuật. Nha Kỹ thuật/LLĐB VN gửi 3 sĩ quan qua Fort Bragg, Bắc Carolina để học một tuần định hướng về LLĐB.

Theo tài liệu MACV-SOG Command History,
Annex B, 1971-1972 by Charles F. Reske.


PHỤ BẢN 9
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ 9/1 ÷ 22/1/1971)

HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Trong thời gian từ 9/1 ÷ 22/1/1971 có tất cả 35 toán hoạt động tổng cộng 139 ngày trong vùng trách nhiệm hành quân Salem House. Toán thám sát đường thủy, xâm nhập khu vực sông Tonle Kong và Tonle San. Một trận đột kích trạm kiểm soát của đối phương trên đường 13, phía bắc thị trấn Kratie; một toán khác chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang, một nhánh của sông Tonle Kong. Các toán khác dò thám tin tức những khu vực  tình nghi có hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 740 và 701.


Thung lũng A Shau.

CĂN CỨ HÀNH QUÂN TIỀN PHƯƠNG QUẢN LỢI

Bộ chỉ huy Nam (CCS) đưa mười toán biệt kích xâm nhập từ căn cứ hành quân Quản Lợi. Một toán Strata thám sát đường 13, phía bắc thị trấn Kratie ngày 14/1. Đêm đầu tiên, toán trông thấy 5 xe gắn máy và 1 xe vận tải Molotova di chuyển lên xuống trên đường. Này hôm sau (15/1) toán biệt kích trông thấy tổng cộng 17 quân của đối phương tại 6 địa điểm khác nhau trên đường. Phía nam mục tiêu này, toán Lôi Hổ VN đột kích một trạm kiểm soát xe cộ lưu thông trên đường do đơn vị MACV-SOG tìm ra. Toán Lôi Hổ xâm nhập ngày 15/1, tìm ra trạm kiểm soát đã bỏ trồng, họ tiêu hủy & sau đó được lệnh triệt xuất về căn cứ ngày 18/1.

Trong cùng thời gian, có 4 toán biệt kích khác xâm nhập vào phía nam thị trấn Kratie để thám sát đường 13. Một toán Lôi Hổ VN hoạt động từ ngày 4÷12/1 đã trông thấy khoảng 1 trung đội đối phương dắt theo chó di chuyển trên đường. Đêm đó, toán biệt kích nghe tiếng xe tải di chuyển trên đường về hướng bắc. Xa về hướng bắc, ngày 14/1, một toán biệt kích 2 lần trông thấy trung đội đối phương tuần tiễu trên đường và khu vực lân cận. Ngày 15/1, toán nghe tiếng động cơ của khoảng 5÷6 xe vận tải di chuyển về hướng nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 200m về hướng đông. Tiếng động cơ xe có thể nghe thấy khoảng 15 phút. Khi đoàn xe đi ngang qua, toán biệt kích nghe tiếng đối phương ca hát, nói chuyện bằng tiếng Việt lẫn tiếng Campuchia. Ngày 17/1, toán trông thấy 5 xe vận tải của đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán biệt kích. Các xe vận tải di chuyển cách nhau khoảng 50m và có vẻ chở nhiều quân dụng nặng nề. Đi sau các xe vận tải là 2 chiến xa.


Sư 1 Kỵ binh bay đổ bộ lên bãi biển Quy Nhơn, 9/1965.

Một toán Lôi Hổ xâm nhập do thám đường 132 ngày 14/1. Ngày 18/1, toán biệt kích chạm súng với 2 trung đội của đối phương. Toán lẩn trốn và được bốc về an toàn. Một toán Strata hoạt động nơi căn cứ địa 351, trông thấy 4 xe Molotova di chuyển về hướng đông trên đường 14 đêm 12/1. Sáng ngày 15/1, toán trông thấy khoảng 20 quân của đối phương di chuyển trên đường về hướng tây. Ba người đi đầu là đàn bà, khoảng 18, 19 tuổi, tóc vàng, theo sau là hai thanh niên khoảng 14, 15 tuổi, đeo ba lô nhưng không mang vũ khí. Phía  sau là 15 Việt Cộng tải đồ trên xe đạp, võ trang AK và súng trường CKC. Toán biệt kích tấn công giết chết 4 người, sau đó di chuyển ra bãi đáp và được bốc về.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #161 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 10:43:00 pm »

BAN MÊ THUỘT

Những toán biệt kích xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương (FOB) nơi phía bắc thuộc Bộ chỉ huy Nam (CCS) thường xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 740 và 701. Bốn khu vực hoạt động nơi phía nam căn cứ địa 740 do các toán Earth Angle (tù binh được Mỹ tuyển mộ) đảm trách.


Đèo Mang Yang, 1967.

Tám toán biệt kích từ Ban Mê Thuột xâm nhập vào khu vực căn cứ địa 701 và hướng tây căn cứ. Bốn toán báo cáo không có hoạt động của đối phương. Một toán báo cáo có nhiều quân đối phương di chuyển nơi phía nam căn cứ. Toán trông thấy 46 Việt Cộng di chuyển theo một hàng dọc hướng tây nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 30m. Đối phương trang bị 2 súng B-41, AK và CKC, đầu đội nón cối mới, đeo ba lô, cổ quàng khăn đỏ. Có bốn người mặc quần áo kaki mới, sáu người mặc bà ba đen mới. Trong cùng ngày toán biệt kích quan sát được có 27 toán quân đối phương, mỗi toán từ 6 ÷ 8 người di chuyển về hướng tây nam, cách nhau khoảng 10 phút. Tất cả đều mặc quân phục như kể trên, kể cả khăn quàng đỏ. Hôm sau, toán trông thấy một toán gồm 23 quân đối phương mặc quân phục, trang bị vũ khí di chuyển theo hướng tây nam về cùng chỗ. Lúc 11h 10’, có thêm 8 người đi về hướng tây nam. Đêm đó, toán biệt kích di chuyển về hướng nam, tìm binh trạm lo cho quân đối phương di chuyển nga qua để gọi phi cơ chiến thuật (TACAIR) oanh kích. Trên đường di chuyển toán chạm đối phương phải lẩn trốn và được bốc về.


Phóng viên chiến trường người Pháp Gilles Caron tại Đồi 875,  tháng 11/1967.
Ông chính là tác giả của phần lớn những bức ảnh ghi lại trận đánh này. Mất tích tại Campuchia năm 1970.

ĐỨC CƠ

Trong cùng thời gian, có 11 toán Lôi Hổ VN thuôc Bộ chỉ huy Trung (CCC) hoạt động trong khu vực phía bắc vùng hành quân Salem House, xuất phát từ trại biên phòng LLĐB Đức Cơ. Sáu toán thám sát sông Tonle Kong và Tonle San. Bốn toán do thám khu vực bắc căn cứ 701 và nam căn cứ 702. Một toán xâm nhập ngăn chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang.

Ba toán thay phiên nhau do thám sông Tonle Kong. Một toán hoạt động từ ngày 4/1 ÷ 10/1 báo cáo nghe tiếng động cơ của 3 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng bắc vào đêm 6/1 và 1 thuyền tam bản di chuyển trong đêm 8/1 cũng về hướng bắc. Toán thứ 2 hoạt động từ ngày 11/1 ÷ 15/1 nghe tiếng động cơ của 2 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng nam vào đêm 12/1.


Trại LLĐB Ben Het, 1969. Trại này bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 1971.
Ben Het hiện nay thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Ba toán Lôi Hổ xâm nhập từ Đức Cơ vào căn cứ địa 701. Một toán xâm nhập ngày 12/1 và chạm súng với 1 đơn vị của đối phương không rõ quân số vào ngày 14/1, được bốc về vào buổi chiều cùng ngày. Một toán khác xâm nhập ngày 18/1, ngày 19/1 chạm quân đối phương cấp trung đội, kết quả là 1 toán viên tử thương, 1 bị thương; giết được 2 quân đối phương.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Trong vùng phía nam hành quân Salem House, các toán biệt kích báo cáo quân đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực xung quanh Snoul và căn cứ địa 712. Nơi hướng bắc căn cứ địa 351, toán biệt kích báo cáo đối phương đổ quân cấp trung đội và phát hiện được 1 căn cứ, nơi dưỡng quân cho cấp đại đội mới bỏ đi. Những toán hoạt động trong khu vực phía bắc đường 13 và đông nam thị trấn Kratie tiếp tục báo cáo số lượng xe di chuyển của đối phương. Trong tám chuyến xâm nhập, toán biệt kích nghe hoặc trông thấy tổng cộng có 39 xe vận tải của đối phương. Lần đầu tiên đơn vị SOG trông thấy xe tăng của đối phương xuất hiện bên Campuchia, trên đường 13 vào đêm 17/1/1971.



Trong khu vực trung bộ vùng hành quân Salem House, căn cứ địa 701 tiếp tục là nơi tập trung các hoạt động của đối phương. Các toán biệt kích báo cáo trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương. Quân đối phương thường chỉ mang theo vũ khí cá nhân, chứng tỏ có căn cứ của đối phương trong khu vực hành quân. Thêm nhiều đơn vị của đối phương từ căn cứ địa 701 di chuyển về hướng nam, đặt thêm nhiều nghi vấn: có thể đối phương đang chuẩn bị làm 1 cú bất ngờ trên Quân đoàn II. Trong khu vực phía bắc, các toán biệt kích hoạt động dọc theo các căn cứ tiếp vận trên sông của đối phương và dọc biên giới. Hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 702 giảm xuống so với tháng trước.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #162 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 11:13:09 pm »

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong vùng hành quân Prairie Fire, có tất cả 35 toán biệt kích, hoạt động 104 ngày trong vùng hành quân. Các mục tiêu do thám gồm có hệ thống đường 96/110 và 92B/1032/925. Thêm vào đó có bốn toán xâm nhập yểm trợ cho hành quân “Silve Buckle”.


Tỉnh Kiến Hòa, 1/1967. Chiến dịch Deck House.

CĂN CỨ ĐỊA 609/613

Bộ chỉ huy Trung đưa 14 toán biệt kích xâm nhập, do thám khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương trên Dakto, trong cùng thời gian. Thêm vào đó có 2 trung đội xung kích VN thực tập hành quân trên lãnh thổ VN, phía tây trại biên phòng LLĐB Ben Het.

Năm toán biệt kích do thám dọc theo đường 96/110 để tìm hiểu mục đích và mức độ hoạt động của đối phương trên hệ thống giao thông tiếp vận và lấy được ít tin tức. Năm toán khác hoạt động trong vùng đài tiếp vận Golf – 5 của Mỹ, trong đó có 2 toán Lôi Hổ VN hành quân dưới sự lãnh đạo của cấp chỉ huy mới (Nha Kỹ thuật). Hai trung đội xung kích cũng hành quân, một được đưa vào vùng hành quân ngày 9/1 và thu hồi ngày 15/1 sau khi đã lục soát 1 khu vực khoảng 8 km².


Sáng ngày 10/1, một quả bom 15.000 cân Anh được thả xuống nơi tình nghi có đối phương trong thung lũng Dak Rolong. Một toán biệt kích Mỹ được thả xuống để thẩm định trận đánh bom và tìm kho tiếp vận của đối phương. Toán báo cáo rằng quả bom nổ đã tạo thành một hố sâu có đường kính khoảng 50÷70m, sự tàn phá trải rộng ra một khu vực có đường kính tối thiểu là 300m. Một điều nữa là quả bom nổ trên 1 sườn đồi nên thiệt hại đã giảm đi. Toán phải di chuyển đến nơi khác khi nghe tiếng súng, tiếng la lối (?!) của quân đối phương trong khu vực lân cận. Sáng ngày 11/1, toán biệt kích chạm đối phương và phải triệt xuất.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Vùng trung tâm hành quân Prairie Fire có 9 toán biệt kích hoạt động trong khu vực căn cứ địa 611. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, do thám đường 922. Toán xâm nhập vào ngày 18/1, chạm phải đối phương, kết quả 1 biệt kích Thượng bị thương, toán phải triệt xuất sau khi giết khoảng 6 quân đối phương. Toán này tái xâm nhập tại bãi đáp phụ, lại chạm đối phương, giết 8 quân đối phương và được bốc về.

Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập bắc căn cứ địa 611 ngày 16/1 với nhiệm vụ do thám và đặt mìn trên đường mòn. Sau khi xâm nhập, một biệt kích quân nghe tiếng nạp đạn cách nơi anh ta đứng khoảng 10m. Một biệt kích quân khác nổ súng giết chết 1 người, một toán viên chạy lên lục soát xác chết. Đối phương bị giết mang súng K-54, đeo đồng hồ Nga sô và túi da đựng tài liệu.. Sau đó quân đối phương tấn công làm 3 biệt kích bị thương, toán phải rút về bãi đáp và được bốc về an toàn. Tài liệu tịch thu được cho biết về khóa huấn luyện chiến tranh chính trị của quân khu Trị Thiên Huế.

Bốn toán biệt kích hoạt động nơi cực bắc vùng hành quân Prairie Fire trong cùng thời gian trên. Hoạt động trong khu vực của đối phương ít hơn lúc bình thường. Một toán khác ra khỏi vị trí đài tiếp vận Hickory, báo cáo có sự gia tăng hoặc động của đối phương.



Một toán biệt kích Mỹ ra khỏi khu vực đài tiếp vận Hickory ngày 13/1, hướng về mục tiêu hoạt động nơi phía bắc Hickory. Lúc 16h 30’ khi toán chuẩn bị di chuyển ra khỏi vị trí đóng quân đêm, trưởng toán biệt kích trông thấy có khoảng 20 quân đối phương đang tiến lên vị trí của toán. Toán biệt kích cho nổ mìn chống người Claymore. Sáu quân đối phương chết tại chỗ, thêm 5 người khác bị thương. Đối phương dàn quân tấn công. Trưởng toán biệt kích cho nổ thêm 4 trái Claymore nữa, giết thêm 3 người.

Phía tây nam vùng phi quân sự có hai toán biệt kích hoạt động. Một toán xâm nhập ngày 9/1, khi vừa xuống tới đất, toán biệt kích nghe tiếng ra lệnh “Bắn!” bằng giọng Bắc. Toán biệt kích được bốc ra khỏi bãi đáp ngay tức khắc. Toán thứ 2 xâm nhập ngày 12/1, hoạt động 7 ngày và được bốc về ngày 18/1 sau khi xong nhiệm vụ.

Ngoài ra còn có hai trung đội xung kích VN hành quân trong khu vực phía nam vùng phi quân sự.


Bắc Việt Nam, 13/2/1968.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Số chuyến xâm nhập trong vùng hành quân Prairie Fire tăng gấp đôi so với báo cáo trước. Lý do chính là vấn đề thời tiết tốt. Tuy nhiên số lần chạm đối phương gia tăng và thời gian hoạt động trong mục tiêu hơn 24h chỉ đạt 40%. Một điều duy nhất thay đổi trong phản ứng của đối phương nơi phía bắc vùng hành quân là có 2 toán có thể hoạt động tất cả 12 ngày. Điều này có thể do đơn vị đối phương hoạt động trong vùng, phía đông căn cứ địa 604 đã di chuyển xuống phía nam để đỡ đòn cho cuộc hành quân “Silver Buckle” do Mỹ tổ chức.


Cửa ngõ Tây nam Sài Gòn, 7/5/1968.

HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

Đà Nẵng tổ chức huấn luyện hành quân đêm cho các tốc đỉnh PTF, nơi phía bắc ra vùng phi quân sự, và phía nam đi Cù Lao Ré nơi hướng đông căn cứ Chu Lai. Các tốc đỉnh rời Đà Nẵng lúc 18h theo hải trình tuần tiễu 12 tiếng đồng hồ. Phần huấn luyện đặt nặng về vấn đề hải hành và chiến thuật. Những tàu nghi ngờ đều bị chặn lại lục soát, nếu trong vòng giới hạn 12 dặm. Chương trình huấn luyện bắt đầu từ 15/12/1970 và sẽ kéo dài vô hạn định.


(Phần còn lại bị xóa)

Theo tài liệu MACV/SOG Command History
Annex B, by Charles F. Reske
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #163 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 09:14:01 pm »

(Phụ bản 10)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ ngày 23/1 ÷ 19/2/1971)

HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Thời gian từ 23/1 đến 19/2/1971 có 54 toán biệt kích hoạt động tất cả 296 ngày trong vùng hành quân Salem House. Các toán dò thám đường 13 cả hai phía bắc và nam thị trấn Kratie, đường 131, 141, 19 và 97. Dò thám đường thủy dọc theo sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam và làm những nhiệm vụ khác như gài mìn trên đường, trên sông. Hai toán Pike Hill xâm nhập phía đông Ban Don, khai thác thêm tin tức trong khu vực Mereuch.






Loạt ảnh tại thung lũng A Shau, ngày 23/4/1968. Ảnh @Bettmann /CORBIS

TRUNG BỘ SALEM HOUSE

Đơn vị SOG theo dõi đường 13 nơi hướng bắc và đông nam Kratie. Bốn toán biệt kích hoạt động 28 ngày nơi hướng bắc Kratie trông thấy 8 xe vận tải 2,5 tấn đi về hướng nam trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7/2, mỗi chiếc chở 1 thùng sơn màu vàng có đường kính 150 cm và dài 6m. Sáu toán biệt kích khác dò thám khu vực đông nam thị trấn Kratie. Trong 30 ngày quan sát, các toán biệt kích báo cáo: đường sá được tu bổ rất tốt và trông thấy 53 xe cộ di chuyển trên đường. Các toán Strata dò thám đường 1312 mười hai ngày báo cáo có tất cả 17 xe vận tải di chuyển. Toán biệt kích này cũng báo cáo con đường rộng 4m, trải đá sỏi và được bảo trì tốt. Các toán biệt kích còn lại hoạt động trong vùng 33 ngày báo cáo hoạt động của đối phương không có gì đáng kể.




Sư 1 Kỵ binh bay tại khu vực cách Quảng Trị 8km về hướng nam, ngày 13/3/1968.
Đây từng là nơi đặt BCH tiền phương của CSBV, sau khi rút đi họ đã để lại 1 thông điệp trên tường:
"Không có sự thù hận giữa người Việt và người Mỹ. Tại sao chúng ta phải bắn giết lẫn nhau?
Hãy chung tay lấp đầy tình hữu nghị của chúng ta".
Ảnh @Bettmann/CORBIS.

BẮC SALEM HOUSE

Theo dõi 4 con đường 141, 1411, 19 và 97. Các toán biệt kích hoạt động tất cả 27 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển trên đường. Một toán chạm súng với 9 quân của đối phương, giết 2 người vào ngày 3/2. Hai mươi mốt ngày do thám đường không thấy hoạt động của đối phương. Sáu chuyến thám thính sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam.
 
Hoạt động tất cả 37 ngày cũng không thấy hoạt động của đối phương, chỉ nghe tiếng động cơ của 4 thuyền tam bản trên sông Tonle Kong. Hai chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén cũng không có kết quả. Bốn toán biệt kích xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 701 phát hiện 2 mục tiêu có sự hoạt động của đối phương. Hai toán dò thám 9 ngày trong khu vực căn cứ địa 702. Hai toán biệt kích chạm súng 5 lần với đơn vị cấp tiểu đội, 2 lần cấp trung đội của đối phương, giết 3 người. Quân biệt kích bị thương 1 người. Ba toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này biên giới, hai toán chạm đối phương, giết chết 7 quân đối phương, 4 biệt kích Mỹ cùng 5 biệt kích Thượng bị thương. Ngày 31/1 phi cơ điều không FAC điều động phản lực cơ F-4 oanh kích đơn vị của đối phương khoảng 100 người giữa nơi trống trải, loại khỏi vòng chiến đấu 40 người.


Sư 1 Kỵ binh bay tại thung lũng An Lão, ngày 29/8/1967.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Phía nam vùng hành quân Salem House, đường 13 và khu lân cận vẫn là mục tiêu chính. Các toán biệt kích SOG báo cáo nơi này tập trung các hoạt động của đối phương. Trong thời gian kể trên có khoảng hai, ba trăm quân đối phương và 80 xe cộ. Quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển cả hai hướng trên đường và có lần toán biệt kích nghe được dường như đối phương bốc dỡ đồ tiếp liệu. Việc quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển, bốc dỡ hàng cho biết có thể có kho tiếp vận của đối phương trong khu vực đông bắc căn cứ địa 712. Đồ tiếp liệu được phân phối cho các đơn vị đối phương hoạt động nơi hướng bắc và nam căn cứ.

Trong khu vực trung bộ vùng hành quân, các toán biệt kích xâm nhập nơi hướng tây, tây nam căn cứ địa 701 báo cáo không thấy có hoạt động của đối phương. Khu vực xung quanh Lomphat cũng được báo cáo không có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Các hoạt động biệt kích nơi hướng bắc tập trung dọc theo sông Tongle Kong, các toán báo cáo có rất ít thuyền tam bản, tuy nhiên thường chạm súng với những đơn vị an ninh cấp tiểu đội của đối phương. Các toán hoạt động nơi căn cứ địa 702 thường chạm súng đối phương chứng tỏ đối phương luôn hiện diện trong vùng biên giới.


Trại LLĐB Đức Lập, 4/11/1969.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2012, 10:55:38 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #164 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 09:47:32 pm »

FORD DRUM (KHÔNG ẢNH)

Trong thời gian kể trên, các phi vụ chụp không ảnh do cả Mỹ - Việt thực hiện. Kết quả cho các phi vụ oanh kích chiến thuật (TACAIR) nhằm vào những căn cứ tiếp vận hoặc những nơi đối phương tập trung quân. Phi cơ điều không FAC sẽ điều động các phi tuần oanh kích, sau đó các toán biệt kích sẽ xâm nhập vào để thẩm định trận đánh bom.


Khe Sanh, 8/3/1968


Khe Sanh, 2/1/1968

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Có 44 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 130 ngày trong vùng hành quân Prairie Fire. Những mục tiêu gồm có hệ thống đường 96/110 và 3 chuyến xâm nhập khu vực phía tây căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silve Buckle”. Nhiều chuyến khác xâm nhập vùng núi Cơ Rốc bên Lào để yểm trợ hành quân “Dewey - Canyon”.

CĂN CỨ ĐỊA 609 /613

Bên trong và xung quanh căn cứ địa 609 có 12 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 24 ngày. Các toán dò thám dọc theo đường 110 báo cáo có hoạt động của đối phương. Tiếng động cơ của 10 chiếc xe vận tải 2,5 tấn nghe được ngày 28/1. Phát hiện 1 trại quân cấp trung đội, 1 cấp đại đội của đối phương đã bỏ đi nơi khác khoảng 3, 4 tuần lễ. Hai toán vừa xuống bãi đáp thì chạm đối phương phải triệt xuất. Ở một chỗ khác, hai toán quân đối phương tấn công, kết quả 1 biệt kích Mỹ chết, 1 bị thương, đối phương chết 10. Có toán mới xuống chừng 5 phút là chạm đối phương phải triệt xuất.


Trong góc đông bắc căn cứ địa 609, hai toán biệt kích hoạt động trên đất Lào, hoạt động tất cả 3 ngày. Cả hai toán đều chạm đối phương. Ba chuyến xâm nhập căn cứ địa 613 để thám sát đường 96 và căn cứ. Trong khu vực này có súng phòng không 12,7 ly, 23 ly và 37 ly của đối phương.

Trong ngày 10, 11/2, một toán Lôi Hổ VN chạm đối phương, kết quả 1 biệt kích bị thương và 1 mất tích. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập ngày 5/2, được bốc về ngày hôm sau do nhận được lệnh không một quân nhân Mỹ nào được phép hành quân vượt biên (Lào, Campuchia).


Chiến dịch Lam sơn 719. Bảng cảnh báo giới hạn cho các quân nhân Mỹ, cách biên giới Việt - Lào 100m.
Sau 1970, Quốc hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ hoạt động ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam
theo đạo luật Cooper Church Amendment. Ảnh Larry Burrows.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Đơn vị MACV /SOG tìm cách đánh lạc hướng đối phương nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle”“Lam Sơn 719”. Bắt đầu từ ngày 12 /1, yểm trợ hành quân “Silve Buckle”, từ ngày 12-17 /1, SOG sử dụng 11 địa điểm thả biệt kích. Bốn toán được thả vào và phải triệt xuất ngay do đối phương chuyển quân và có chạm súng. SOG thả hình nộm xuống những bãi đáp khác.

CĂN CỨ ĐỊA 614

Ngày 6/2, đơn vị SOG bắt đầu thả dù hình nộm xuống và thả dù tiếp tế những toán biệt kích “ma” trong kế hoạch đánh lạc hướng quân đối phương. Những cuộc thả dù này xuống khu vực xung quanh căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle”“Lam Sơn 719”.






Quân đội Mỹ hỗ trợ quân đội VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ảnh Larry Burrows.

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #165 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 04:47:27 pm »

CĂN CỨ ĐỊA 607

Hai toán biệt kích Mỹ hoạt động trong khu vực căn cứ địa 607. Một toán xâm nhập ngày 18/2. Sáng hôm sau, toán bị đối phương bao vây từ 1h 30’ đến 3h 00’. Toán biệt kích nghe tiếng xe bánh xích (xe tăng) nơi hướng tây nam. Khu vực hoạt động của toán khác cũng căng thẳng, các toán đều chạm đối phương sau khi xuống bãi đáp ít lâu.


Chi Lăng, 17/9/1969.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Bốn toán Mỹ, hai toán Lôi Hổ VN hoạt động bên trong, xung quanh căn cứ địa 611. Ngày 18/2, toán Lôi Hổ dự định xuống bãi đáp, chiếc trực thăng CH-53 trúng ngọn cây, rớt trên bãi đáp khiến 2 phi hành đoàn và 3 biệt kích bị thương. Tất cả được chiếc CH-53 thứ hai cứu thoát. Gần đó có 1 toán biệt kích khác được thả 2 lần vào ngày 24/1. Tám phút sau khi xuống đất, toán biệt kích nghe tiếng đối phương hoạt động nơi hướng tây bắc. Mười lăm phút sau toán được bốc lên, đưa đến 1 bãi đáp khác. Toán biệt kích ở lại qua đêm, hôm sau được triệt xuất vì đối phương hoạt động liên tục xung quanh vị trí toán. Ngày 29/2, phi cơ điều không FAC bay yểm trợ cho đơn vị SOG bị phòng không đối phương bắn. Phi cơ FAC phải gọi TACAIR đến oanh kích các ổ súng phòng không.


Khe Sanh, 1/4/1968.

VÙNG PHI QUÂN SỰ VỀ HƯỚNG TÂY

Ba toán biệt kích Mỹ và hai trung đội xung kích Việt Nam xâm nhập rặng núi Cơ Rốc yểm trợ cho cuộc hành quân “Dewey Canyon II”“Lam Sơn 719”. Một trung đội ở lại 11 ngày, nhưng không phát hiện có hoạt động của đối phương và được đưa về ngày 7/2. Ngày 31/1, một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, rủi ro cho toán là có 1 biệt kích quân bị gãy chân khi tiếp đất phải đem về căn cứ. Bắc căn cứ địa 604 có 2 toán Lôi Hổ VN xâm nhập dò thám, xem chừng phản ứng của đối phương đối với hành quân “Lam Sơn 719”. Ngày 14/2, một toán được bốc về sau khi điều khiển phi cơ F-4 và A-1 Skyraider oanh kích đơn vị cấp đại đội của đối phương nơi trống trải. Toán thứ 2 chạm đối phương ngày 16/2, kết quả không rõ. Về hướng nam, toán biệt kích Mỹ xâm nhập gắn 2 máy nghe lén, thu được 3h các cuộc điện đàm của quân đối phương.
Toán thứ 2 gặp trở ngại lúc triệt xuất, sau khi hoạt động 5 ngày nơi mục tiêu. Kết quả 3 trực thăng UH-1H, 1 AH-1G và 1 phi cơ quan sát O-2 trúng đạn súng nhỏ của đối phương.


TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, đường 96, 110 qua căn cứ địa 609, 613 tiếp tục có xe cộ của đối phương di chuyển, thường chuyển đồ tiếp liệu đến các đơn vị đối phương hay đi nơi khác. Trong thời gian kể trên không thấy có dấu hiệu thay đổi cách làm việc của đối phương. Chỉ có 40% các toán biệt kích hoạt động lâu hơn 24 tiếng đồng hồ. Trung tâm căn cứ địa 609 vẫn là nơi có nhiều hoạt động của đối phương. Bằng chứng là có toán biệt kích phải thả 5 lần trên 10 bãi đáp đều gặp phải súng của đối phương. Vùng trung bộ hành quân Prairie Fire không có biệt kích hoạt động trong thời gian kể trên. Về hướng bắc có 20 toán biệt kích xâm nhập yểm trợ hành quân “Lam Sơn 719”. Vùng núi Cơ Rốc không có hoạt động của đối phương, có lẽ do cuộc hành quân “Lam Sơn 719”.


Công binh Mỹ mở 1 con đường song song với đường 9 trên lãnh thổ VN để phục vụ cho chiến dịch Lam Sơn 719,
chạy từ căn cứ hỏa lực Elliott tới Khe Sanh. Lính Mỹ đặt cho con đường cái tên là "Red Devil" Grin.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #166 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 05:50:27 pm »

HÀNH QUÂN KHÔNG YỂM

(Phần này bị xóa)

TRUNG TÂM GIẢI CỨU TÙ BINH HỖN HỢP (JPRC)

Ngày 13/2, viên cố vấn trưởng tỉnh Kiến Tường báo cáo: một điệp viên VN cho biết có trại tù binh của Việt Cộng giam 5 quân nhân VN và 1 Mỹ. Người điệp viên được lệnh trở lại để xác nhận vị trí trại giam tù binh ngày 14/2. Trung tâm giải cứu tù binh tổ chức phối hợp cuộc hành quân để giải cứu tù binh. Cuộc hành quân do Tiểu đoàn 67 Biệt động quân VN đảm trách. Ngày 22/1, một công điện được gửi cho tướng tư lệnh quân đoàn 24 Mỹ, yêu cầu mở cuộc hành quân cứu tù binh càng sớm càng tốt. Nơi tình nghi trại tù binh có giam giữ 8 tù binh Hoa Kỳ. Lời yêu cầu dựa trên lời khai của 3 tù binh Hoa Kỳ được Việt Cộng thả ngày 25/10/1969.

(Phần còn lại bị xóa).


Lữ đoàn 1 Thiết giáp quân đội VNCH trên đường 9 Nam Lào vào căn cứ Delta, 2/1971.


Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719
thăm các binh lính VNCH trước lúc xuất quân, ngày 8/2/1972. Ảnh @Bettmann/CORBIS.


Lữ đoàn 1 Thiết giáp gần biên giới Việt - Lào. Ảnh: Larry Burrows.

HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

Hành quân “New Port Casino” nhằm ngăn chặn việc bốc dỡ hàng dọc theo bờ biển miền Bắc trong khu vực gần Quảng Khê. Ba tốc đỉnh PTF tham dự cuộc hành quân này, xuất phát từ Đà Nẵng lúc 18h 00’ ngày 10/2, hướng về phía bắc đến một vị trí nơi phía bắc Hòn Gió. Các tốc đỉnh quay về hướng tây nam và bắt đầu tuần tiễu.

 Ngày 11/2, lúc 23h 30’, được radar báo trước và 20 phút sau phát hiện hai tàu Bắc Việt. Tốc đỉnh khai hỏa lúc 3h 05’. Tàu Bắc Việt định bỏ chạy nên bị bắn cháy. Chiếc thứ hai đầu hàng. Biệt Hải bắt sống 6 người, tịch thu 1 kg tài liệu. Chiếc tàu đối phương sau đó bị đặt chất nổ đánh chìm. Radar báo thêm có 1 chiếc tàu khác của đối phương lúc 3h40’. Một tốc đỉnh khác tấn công chiếc này, bắn cháy và sau đó đặt chất nổ đánh chìm. Một lúc sau Biệt Hải vớt lên được 2 thủy thủ đối phương bị thương trong khu vực gần chiếc tàu bị chìm.






Lúc 5h 00’ ngày 11/2, các tốc đỉnh phát giác loại tàu SL-4 của đối phương, sơn chữ Trung Cộng đang gửi đèn báo hiệu cho một trạm trên bờ. Cả 3 tốc đỉnh đồng loạt tấn công tàu của đối phương, đối phương cho quân bắn trả lại và chạy vào bờ. Một tốc đỉnh tiếp tục đuổi theo cho đến khi tàu của đối phương vào đến miệng sông Giang, tốc đỉnh PTF buộc phải quay trở lại. Các tốc đỉnh về đến Đà Nẵng lúc 10h45’ ngày 11/2. Các tù binh được trao cho sĩ quan tình báo Việt Nam thẩm vấn.

Theo tài liệu MACV/SOG Command History,
Annex B. by Charles F. Reske







Đường vào. Ảnh: Larry Burrows.
Đây là loạt ảnh cuối cùng mà Larry Burrows chụp cho tạp chí LIFE. Ngày thứ 3 của cuộc hành quân Lam Sơn 719 (10/2/1971), trên chặng bay thứ 2 từ căn cứ hỏa lực Hotel đến các tiền đồn của binh sĩ VNCH trên đất Lào  để tường thuật về cuộc hành quân Lam Sơn 719, trực thăng chở ông đã bị hỏa lực phòng không của quân đội Bắc Việt Nam bắn rơi. Cùng tử nạn với ông là 3 phóng viên kỳ cựu khác là Henri Huet (Associated Press), Kent Potter (United Press International), Keisaburo Shimamoto (Newsweek) và 1 phóng viên ảnh của quân đội VNCH, 4 nhân viên phi hành đoàn cùng 2 Đại tá tham mưu Quân đoàn 1 đã lên trực thăng vào phút cuối tại căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh).


Larry Burrows (phải) & Henry Huet tại biên giới Việt - Lào trước ngày tử nạn

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 11:27:04 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #167 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 03:18:08 pm »

(Phụ bản 11)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Từ 27/3 ÷ 23/4/1971)

ĐẶC BIỆT

Cuối tháng 3/1971, tên Salem House và Prairie Fire do Jack Anderson đặt ra được thay đổi kể từ ngày 8/4: Thốt Nốt cho những cuộc hành quân bên Campuchia và Phù Dung cho bên Lào.

HÀNH QUÂN THỐT NỐT

Có 68 đơn vị (toán biệt kích, trung đội, đại đội xung kích Hatchet Force) hoạt động tất cả 237 ngày trong vùng hành quân Thốt Nốt. Thời gian hoạt động trung bình là 4 ngày, lâu hơn thời gian trong các bản báo cáo trước. Các toán biệt kích xâm nhập dò thám đường 13 và khu vực phía nam thị trấn Kratie, đường 14 về phía bắc, đông bắc căn cứ địa 351, đường 19 và đường 194. Các toán biệt kích khác dò thám sông Tonle Kong và Tonle San. Hai toán Pike Hill xâm nhập, 1 toán hoạt động trong khu vực hướng tây căn cứ địa 351, toán thứ 2 hoạt động gần đường 141.


TRUNG BỘ THỐT NỐT

Một điều hấp dẫn (?) là lần đầu tiên toán biệt kích xâm nhập bằng phương tiện nhảy dù qua Campuchia. Toán biệt kích gồm 6 người được phi cơ C-123 Mỹ thả từ một cao độ rất thấp. Toán biệt kích gom lại nhanh chóng và tiếp tục nhiệm vụ. Toán này báo cáo nghe tiếng động cơ xe vận tải của đối phương.

Sáu toán biệt kích dò thám dọc theo đường 13, nơi hướng bắc và đông nam Kratie, hoạt động tất cả 20 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển. Điều này cho thấy hoạt động của đối phương giảm về số lượng xe cộ lẫn nhân sự.


Ngày 21/4, một toán hoạt động nơi phía bắc Kratie phát hiện ra nơi giấu vũ khí của đối phương, gồm có 2 đại liên 30, 2 đại bác không giật 57 ly và 2 súng phòng không, không rõ loại. Toán biệt kích được bốc về cùng chiến lợi phẩm, số còn lại thì phá hủy.


Biểu tình phản chiến tại Mỹ


Tại Việt Nam. Micheal Wynn, 20 tuổi, đến từ Columbus, Ohio
trong chiến dịch Ballistic Charge ngày 21/9/1967 tại Đà Nẵng.

Một trung đội xâm nhập gài mìn trên đường, hướng tây bắc căn cứ địa 712, toán được thả vào dọc theo đường 13 ngày 7/4. Lúc xâm nhập, một trực thăng CH-34 trúng B-40 rớt. Phi hành đoàn được cứu, còn chiếc CH-34 bị tiêu hủy. Ngay tức khắc toán biệt kích trông thấy 3 quân đối phương dắt chó đi lùng. Họ giết 2 người và phát hiện ra công sự của đối phương. Đêm 7/4, trung đội xung kích nghe tiếng xe vận tải di chuyển về hướng nam trên đường 13 nên họ yêu cầu phi cơ oanh kích. Một máy bay điều không O-2 thả trái sáng, toán biệt kích trông thấy xe bọc sắt trên bánh xe di chuyển về hướng nam, chiếc này bắn đại liên phòng không lên máy bay. Trung đội xung kích gài 42 quả mìn trên đường và được bốc về ngày 8/4. Một trong 4 trung đội xung kích hoạt động gần căn cứ địa 712 phát hiện ra một nơi làm than gần đường 13. Nơi này đã bị oanh kích trước đây, thiệt hại khoảng 80%.




Căn cứ hỏa lực Delta 1 ngày 13/3/1971. Căn cứ này nằm trên đất Lào,
cách biên giới Lào - Việt 9 dặm nhằm hỗ trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719.


Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (38 tuổi). Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, Bộ Tư lệnh đóng tại Huế, thuộc Quân đoàn 1, Quân khu 1
& Trung tướng Trần Văn Đôn cùng các sĩ quan Lào tại cột mốc biên giới trên Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Savanakhet năm 1961.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #168 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 03:54:04 pm »

Một toán biệt kích gài 3 quả mìn trên đường 132 và tổ chức phục kích. Một xe ¾ tấn cán phải mìn nổ tung khiến 10 chiếc phía sau phải dừng lại. Toán biệt kích cho nổ thêm 4 quả mìn chống người Claymore rồi rút lui. Sáng hôm sau toán biệt kích quay trở lại quan sát, báo cáo 1 xe vận tải 10 bánh do Nga Sô chế tạo hiệu Zil – 151 bị tiêu hủy, mấy chiếc khác bị hư hại do mảnh vụn để lại trên đường.

Nơi căn cứ địa 712 không thấy có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Một toán biệt kích phát hiện một căn cứ cấp trung đoàn, hai căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống khoảng 5 tháng. Trong một căn cứ, toán biệt kích tìm thấy một khẩu súng và hầm chứa đạn.


Về phía đông, một toán Pike Hill cùng toán an ninh Strata xâm nhập ngày 1/4 trong vùng lân cận làng Pu Char, với nhiệm vụ tìm bắt một cảm tình viên Việt Cộng tên là Muc. Toán Pike Hill vào làng và biết được tên Muc cùng gia đình đã bỏ làng đi từ hai tháng trước. Một cảm tình viên cho biết quân đối phương vẫn thường đi ngang qua làng từng toán năm người đến cấp trung đội, họ thường dừng lại để xin nước uống.

Một toán khác hoạt động trong khu vực Wasteland báo cáo nghe tiếng động cơ của khoảng 35-40 xe vận tải di chuyển về hướng nam từng chập trong đêm 4/4. Toán báo cáo lên phi cơ điều không, nhưng xác nhận không có kết quả.

Trong vòng ba tháng liên tục, có rất ít hoạt động của đối phương trong khu vực đông nam căn cứ địa 740. Vùng này gần như không có dân cư.


KHU VỰC BẮC THỐT NỐT

Nơi hướng bắc vùng hành quân Thốt Nốt, rõ ràng đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực dọc theo và gần sông Tonle Kong. Có bản báo cáo đoàn xe vận tải của đối phương từ 35-40 chiếc di chuyển trên đường 97. Các toán khác xâm nhập cũng báo cáo số lượng xe cộ di chuyển gia tăng. Một toán báo cáo nghe được tiếng động cơ của 92 xe vận tải từ ngày 31/3 đến ngày 3/4. Toán này cũng nghe được khoảng 30-40 tràng đại liên phòng không 12,7 ly của đối phương trong vùng lân cận. Ngày 19/4, một toán biệt kích phát hiện đơn vị không rõ quân số của đối phương di chuyển trên sông Tonle Kong bằng thuyền tam bản gắn động cơ lúc 19h30’. Lúc 5h 30’ sáng ngày 20, toán trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương di chuyển về hướng nam trên đường 194.

Những toán biệt kích thám sát khu vực phía nam sông Tonle Kong mười ngày báo cáo tình hình yên lặng. Có 2 chuyến xâm nhập, thám sát đường 194. Toán đầu vào vùng 1 tiếng đồng hồ phải triệt xuất vì đối phương hoạt động mạnh trong vùng do thám. Toán thứ hai vào gài mìn, được 2 ngày thì chạm đối phương, kết quả hai biệt kích tử trận, một mất tích. Toán khác vào tìm xác vào ngày 14/2 nhưng không tìm thấy.


Những toán thám sát dọc theo đường biên giới chỉ có một toán báo có hoạt động đáng kể của đối phương. Toán này chạm đối phương, chạy phân tán làm hai. Trong thời gian phân tán, một nhóm chạm súng hai lần với đơn vị cấp tiểu đội của đối phương, giết 2 tên.

Có 11 toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này lãnh thổ VN cùng thời điểm, báo cáo có nhiều hoạt động của đối phương, thời gian xâm nhập của mỗi toán ngắn hơn hai ngày. Ngày 17, một toán trông thấy hai quân nhân đối phương, cao 6 bộ, nói giọng miền Bắc. Hai người nói trên hướng dẫn hai toán quân, mỗi toán khoảng 20-25 người. Toán thứ hai dắt theo bốn con trâu tải tám thùng đạn, một thùng hỏa tiễn không rõ loại và nhiều đạn súng B-40.




Chiến trường Quảng Trị, 1972.

Ngày 28/3, một toán biệt kích khác nghe thấy khoảng 40 quân đối phương nói chuyện. Ba khu trục cơ A-1 Skyraider Không lực VNCH và hai phải lực cơ F-100 Mỹ được điều động đến oanh kích. Trong lúc phi cơ oanh kích, toán biệt kích bắn hạ thêm 3 quân đối phương chạy lạc. Ba tên này đều cao tối thiểu 6 bộ (1,83m). Những toán còn lại đều được triệt xuất do cường độ hoạt động của đối phương cao.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2012, 04:04:48 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #169 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 08:53:17 pm »

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN THỐT NỐT

Các toán biệt kích xâm nhập dọc theo đường 13 nghe được bốn và trông thấy 3 xe của đối phương, ít hơn số xe cộ báo cáo trong thời gian trước. Các toán hoạt động trong khu vực căn cứ địa 712 báo cáo không có hoạt động của đối phương, tuy nhiên phát hiện căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống từ 6 tháng đến 1 năm. Khu vực này tình nghi có Trung Đoàn 6, Công Trường 5 Việt Cộng đóng quân trước đây. Xe cộ trên đường 14 chỉ có xe của địa phương di chuyển, không thấy có dấu hiệu đối phương sử dụng. Các toán biệt kích xác định: các xe vận tải nặng có thể chạy trên đường. Các toán xâm nhập khu vực căn cứ địa 740 tiếp tục trông thấy các toán nhỏ từ 5-10 quân đối phương. Không thấy dấu hiệu đáng kể về các hoạt động của đối phương.


Về hướng bắc, việc vận chuyển trên sông Tonle Kong của đối phương không đáng kể nhưng mức xe cộ di chuyển trên đường 97 lại tăng gấp đôi. Điều này chứng tỏ đối phương đã phát triển mạng lưới an ninh hiệu quả dọc theo những căn cứ tiếp vận, do đó các toán biệt kích thường chạm đối phương trong khu vực xâm nhập.


Huỳnh Thành Mỹ, tên thật là Huỳnh Công Là, anh ruột Huỳnh Công Út (Nick Út), người đã chụp hình
Kim Phúc bị bom napal ở Trảng Bàng. Huỳnh Thành Mỹ  là nhiếp ảnh viên đầu tiên của AP thiệt mạng
khi đang tường thuật 1 trận đánh tại vùng ĐBSCL ngày 10/10/1965, khi đó ông  28 tuổi.

Sông Tonle San không thấy dấu hiệu đối phương sử dụng chuyên chở đồ tiếp liệu vì mực nước thấp. Đường 19 chỉ có quân đối phương đi bộ hoặc sử dụng xe đạp di chuyển mặc dù xe vận tải lớn có thể chạy trên đường.


HÀNH QUÂN PHÙ DUNG

Ngoại trừ một toán xâm nhập khu vực Salient, còn lại các hoạt động khác trong vùng hành quân Phù Dung và trên đất Lào đều nhắm vào khu vực phía tây căn cứ địa 607 và về hướng nam. Chuyện này là do giới hạn của phi cơ thám thính Mỹ trên đất Lào và ảnh hưởng của thời tiết. Điều đáng chú ý là số toán biệt kích Mỹ hoạt động trên đất Việt Nam  lại gia tăng ở khu vực bên này biên giới và vùng phi quân sự (Nickle Steel). Lý do là vì không yểm đã trở lại làm việc cho đơn vị SOG sau trận “Lam Sơn 719”.


Tháng 2/1971. Những người lính VNCH xếp ba lô của những người đã chết và bị thương
trong cuộc chạm súng đêm trước của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ảnh: Larry Burrows.

CĂN CỨ ĐỊA 609 /613

Hai chuyến xâm nhập đồng thời vào khu vực phía tây căn cứ địa 609. Trong lúc thả toán Strata ngày 4/4, một trực thăng UH-1H bị hỏng máy rớt. Hai biệt kích bị thương và trực thăng bốc cháy. Một chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén không thành công do toán đụng phải 20 quân đối phương, kết quả một biệt kích VNCH tử trận. Khu vực này đối phương hoạt động rất mạnh. Những lần xâm nhập trước, các toán biệt kích báo cáo rằng đối phương chuyển quân đông đảo, có thêm nhiều ổ súng phòng không. Hoạt động của đối phương cùng với xe cộ di chuyển trên đường 110 cũng gia tăng.

Hoạt động của đối phương nơi hướng bắc căn cứ địa 609 rất mạnh, các toán biệt kích thường xuyên chạm súng với cấp trung, tiểu đội CSBV. Ba toán Lôi Hổ hoạt động trong khu vực Dak Rolong, một toán báo cáo có khoảng 25-30 quân đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán ngày 29/3.




Trại LLĐB Pleime, 27/10/1965. Trại này bị Trung đoàn 33 của đối phương tấn công từ đêm 19/10. Ảnh @Bettmann/CORBIS.

Trên phần đất Việt Nam, tổng cộng có 28 ngày hoạt động do 3 trung đội xung kích VN và các toán biệt kích Mỹ thực hiện. Một trung đội xung kích chạm đối phương ngày 20/4, kết quả một quân nhân Mỹ bị thương, giết ba quân đối phương.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2012, 09:28:13 am gửi bởi NicolasCage » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM