Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:39:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 384972 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #140 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 09:45:36 pm »

PHỤ LỤC
(Phụ bản 1)

KẾ HOẠCH 34A
ĐOÀN NGHIÊN CỨU QUAN SÁT (SOG)

Khái niệm khởi thủy về chương trình hoạt động bí mật đã được đem ra bàn cãi từ đầu tháng 5/1963, và Kế hoạch 34-63 là đề tài lớn trong buổi hội thảo về Việt Nam tại Honolulu ngày 20/11/1963.

5/1968

Kế hoạch này gần như tương tự với bản thảo cuối cùng đưa ra năm 1964, bản này xác định mục đích  cho những hành động quấy phá, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt cóc tù binh, phá hoại, lấy tin tức, sản xuất tin tức nhằm đánh lạc hướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Kế hoạch 34A được Tổng thống Lyndon B. Johnson phê chuẩn ngày 24/1/1964, khai sinh ra Đoàn nghiên cứu quan sát trực thuộc Bộ chỉ huy Quân Viện Việt Nam (MACV/SOG). Đơn vị mới thành lập này được phủ kín bởi độ bảo mật cao. Các sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ rất thích thú. Ý kiến thành lập đơn vị SOG ngầm ám chỉ độ uyển chuyển bên ngoài trận chiến tranh quy ước trên chiến trường Việt Nam.

Theo quan điểm khởi thủy, Kế hoạch 34A được áp dụng để gây hậu quả cho Bắc Việt. Hậu quả được định nghĩa bằng sự đầu hàng hoặc nền kinh tế, chính trị suy sụp, đưa đến hòa bình trong vùng. Luật lệ hướng dẫn cho những hoạt động đặc biệt được Washington gửi đến trong tháng 3/1964.

Huế, Mậu Thân 1968

Công điện số 6 từ Bộ chỉ huy Quân Viện Mỹ cho thành lập một đơn vị bí mật với những hành quân ngoại lệ. Ban đầu, đơn vị này lấy tên là Đoàn Hành quân đặc biệt, dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan MACV-SOG, có ban tham mưu riêng, đặt dưới quyền chỉ huy của vị tướng tư lệnh cơ quan MACV.

Nhiệm vụ dành cho đơn vị MACV-SOG được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 2 đến tháng 5/1964: Lấy tin tức bằng máy bay thám thính U-2, nghe trộm hệ thống truyền tin, tâm lý chiến, thả truyền đơn, quà tặng, máy thu thanh để tuyên truyền. Thêm vào đó là những hoạt động quân sự phối hợp giữa VNCH và Mỹ gồm: càn quét vùng biên giới, tấn công trả đũa, oanh kích, dùng biệt kích tấn công bất ngờ.

Chiến dịch Junction City, 1/4/1967

Giai đoạn hai và ba cũng tương tự, chỉ tăng thêm cường độ và nhắm vào miền Bắc Việt Nam. Ba giai đoạn kể trên nhằm che giấu những hành động phá hoại các mục tiêu kinh tế, kỹ thuật của miền Bắc. Điều quan trọng là mọi hoạt động đều đặt dưới quyền của cơ quan MACV, chứ không lệ thuộc chính quyền Nam Việt Nam.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #141 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 10:10:43 pm »

Thời gian đầu, đơn vị SOG sử dụng những quân nhân Mỹ tạm thời (TDY). Tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương thành lập đơn vị hải yểm tạm thời cho ban cố vấn hải quân Mỹ ngoài Đà Nẵng như sau:

A.   Toán sửa chữa và bảo trì.
1.   Tăng thêm lần thứ nhất. Hai sĩ quan, 11 binh sĩ.
2.   Tăng thêm lần thứ hai để lo cho 4 chiếc tàu. 7 binh sĩ.
3.   Tăng thêm lần thứ 3 để lo cho 6 chiếc tàu. 5 binh sĩ.
4.   Tăng thêm lần thứ tư để lo cho 8 chiếc tàu. 6 binh sĩ.
B.   Toán huấn luyện lái tàu. Tùy thuộc vào số tàu và số thủy thủ Việt Nam mà tổ chức việc huấn luyện. Theo tiêu chuẩn thì cần hai sĩ quan và 10 binh sĩ cho mỗi chiếc tốc đĩnh (PTF).
C.   Toán huấn luyện người nhái (SEAL). Gồm 2 sĩ quan, 10 binh sĩ.
D.   Toán biệt hải. Gồm 1 sĩ quan, 3 binh sĩ.

Đến tháng 3/1964, nhân lực cho đơn vị SOG được tăng cường tạm thời 100 người, dựa theo bảng phân phối, gồm 97 quân nhân và 3 viên chức. Quân lực Mỹ cũng đóng góp một sĩ quan và 15 binh sĩ để huấn luyện quân biệt kích Việt Nam trong căn cứ Long Thành, Trung tâm huấn luyện nhảy dù và chiến tranh ngoại lệ dưới Vùng IV chiến thuật.

Khu vực ao cá Hồ Đào, Trung tâm huấn luyện Quang Trung, 30/4/1968

Trong tháng 3/1964, chương trình huấn luyện gồm có cách mưu sinh, kỹ thuật vượt sông, chướng ngại vật, cứu thương, chiến thuật, sử dụng vũ khí, nhảy dù và thực tập.

Từ những ngày đầu sơ khai, MACV-SOG đã phát triển thành một đơn vị lớn với hơn 2.000 quân Mỹ và 10.000 lính địa phương. Năm 1971, sau trận Tổng công kích Mậu Thân, lực lượng SOG đã đi vào lịch sử và thành văn kiện trong Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ. Huyền thoại về đơn vị SOG bắt đầu phơi bày ra ánh sáng qua những buổi bàn luận trong Quốc hội Mỹ.

Trong khi quân đội Mỹ và đồng minh bắt đầu rút quân, thì SOG chạy đua với thời gian để gây dựng Nha Kỹ thuật, một siêu đơn vị VNCH tương tự như đơn vị SOG.

Thủy quân lục chiến Quân đội VNCH tại ĐBSCL

Năm 1971-1972 MACV-SOG phải hoạt động với nhiều khó khăn, luật lệ, ngoại trừ việc xem xét nơi máy bay rớt hoặc cứu tù binh. Việc người Mỹ chỉ huy biệt kích xâm nhập qua đất Lào, Campuchia là chuyện quá khứ. Đơn vị SOG phải dựa vào những toán biệt kích do sĩ quan Quân đội VNCH làm trưởng toán, do Nha Kỹ thuật cung cấp.

Do SOG chuẩn bị cuốn cờ nên yêu cầu Không yểm trở nên khó khăn. Đến giữa tháng 2/1972, những cuộc hành quân khẩn được theo dõi từng chuyến một. Đến cuối tháng 3, đơn vị SOG không còn đủ sức để tổ chức hành quân nữa. MACV-SOG ngưng tất cả mọi hoạt động kể từ ngày 31/3/1972 và giải thể từ ngày 30/4/1972.

Trước khi chấm dứt hoạt động, SOG lập Toán 158, cố vấn cho Nha Kỹ thuật. Giai đoạn sau của SOG là trợ giúp cho Nha Kỹ thuật của Quân đội VNCH cho đến khi đơn vị này có thể hoạt động hữu hiệu. Toán 158 gồm 155 cựu nhân viên, quân nhân Mỹ đã làm việc trong đơn vị SOG trước đây.

Cồn Thiên, 16/5/1967

Đoàn cố vấn nhiệm vụ đặc biệt (SMAG), một bộ phận phụ của Toán 158 gồm những quân nhân trong Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ lo về vấn đề phát triển, hiện đại hóa, huấn luyện Lôi Hổ Việt Nam về chiến tranh ngoại lệ, kỹ thuật trinh sát chiến lược và hành quân biệt hải. Đúng ra SMAG nên huấn luyện Nha Kỹ thuật từ năm 1967 khi họ đổi danh xưng từ Sở Khai thác địa hình thành Nha Kỹ thuật.

Trong ban an ninh của SOG có đơn vị Cảm tử quân đặc biệt (SCU). Đơn vị này làm rường cột cho những toán biệt kích SOG và Nha Kỹ thuật. SCU gồm phần lớn người thiểu số (77%). Đơn vị SOG còn thuê thêm một số người ngoại quốc, Việt Nam cho những nhiệm vụ khác như sửa chữa, bảo trì, thư ký hành chánh...

Toán Bill tại Sở Bắc
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #142 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 10:53:34 pm »

(Phụ bản 2)

HÀNH QUÂN TRỰC THĂNG YỂM TRỢ BIỆT KÍCH (SOG/SES)

Tài liệu sau đây là bản báo cáo do sĩ quan hành quân gửi cho vị chỉ huy trưởng đơn vị Đoàn Nghiên cứu quan sát. SES là đơn vị Sở Khai thác địa hình VNCH.

Ngày 4/8/1964.
Về việc: Hành quân trực thăng yểm trợ SOG/SES.
Nơi nhận: Chỉ huy trưởng SOG.
Nơi gửi: Trưởng ban hành quân.

1.   Tham chiếu:

a.      Văn thư của MACV về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 25/3/1964, những cuộc hành quân sử dụng trực thăng thả biệt kích xâm nhập vùng phía nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


b.   Văn thư của tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương, số 000149 về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 18/4/1964, khuyến cáo không đồng ý sử dụng trực thăng xâm nhập vào Bắc Việt, vì lý do phi hành đoàn thuộc không lực VNCH không đủ khả năng thực hiện, ngay cả trong miền Nam nếu không có sự trợ giúp của Mỹ.

c.   (Bị xóa) Có lẽ nói về kết quả những chuyến thả biệt kích ngoài Bắc. Hầu hết các toán biệt kích quân đều biến mất, không tìm ra dấu vết. Hành quân Leaping Lena do SOG điều khiển thả toán 6 quân nhân biệt kích thuộc Sở Khai thác địa hình dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, kết quả không may cho các toán biệt kích. Trong năm 1961, cơ quan CIA đã thả nhân viên, biệt kích ra ngoài miền Bắc, nhưng hầu hết đều bị bắt nên sau đó CIA chuyển sang tuyên truyền. Thả điệp viên ra ngoài Bắc với mật hiệu Footboy ít thành công nhất trong các nỗ lực của đơn vị SOG.


Footboy là một chương trình nhằm tuyên truyền cho một kế hoạch nổi dậy ở miền Bắc. Tin tức tình báo thu thập, cũng như vấn đề chuẩn bị hành động đã sẵn sàng, nhưng thực hiện rất ít, vì lý do rất có thể Bắc Việt sẽ tố cáo người Mỹ cố tình lật đổ chính quyền cộng sản.

2.   Mục đích: Khơi nguồn các hoạt động giữa MACV và không lực VNCH để phát triển hiệu năng sử dụng trực thăng xâm nhập miền Bắc trước khi trả lời cho văn thư 1(b) và 1(c).

3.   Bàn luận:

a.   Văn thư 1(b) không đúng sự thật. Phi hành đoàn H34 thuộc không lực VNCH vẫn hành quân hàng ngày mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhiều phi vụ thả biệt kích SOG/SES gặp trở ngại về địa điểm, thời tiết và quân đối phương. Năm 1961 và 1962, phi hành đoàn H34 không lực VNCH đã thả nhiều toán LLĐB xâm nhập những khu vực hẻo lánh bên Lào. Cố vấn không lực Hoa Kỳ cho rằng do được huấn luyện thêm về bay đêm nên phi hành đoàn H34 không lực VNCH có thể xâm nhập miền Bắc theo sự ước tính của SOG trong giai đoạn II.

Sư 25 Tia chớp nhiệt đới tại Củ Chi, 7/9/1968

b.   Giữa MACV và không lực VNCH sẽ phối hợp phát triển khả năng bay đêm cho một số phi hành đoàn H34. Khả năng này được sử dụng (bị xóa). Hành quân (bí mật) trong lãnh thổ Nam Việt Nam cũng như yểm trợ hành quân cho SOG/SES. Trên thực tế (...) huấn luyện SES hoạt động trong đêm trong vùng đối phương kiểm soát nên được xác định rõ mục đích và hành động.

Đến cuối năm 1964, có nhiều dấu hiệu cho thấy miền Nam có thể sẽ bị sụp đổ.

Ngày 6/3/1965, bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ thông báo trên báo chí: Hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến sẽ được đưa sang Việt Nam, sau thỏa hiệp của hai chính quyền Nam Việt Nam và Mỹ. Chính quyền Mỹ đã đồng ý theo sự yêu cầu của chính quyền Nam Việt Nam, đem hai tiểu đoàn TQLC sang đóng quân trong vùng Đà Nẵng để gia tăng vấn đề an ninh cho phi trường Đà Nẵng.

Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng

Nhiệm vụ giới hạn của TQLC nhằm để thay thế lực lượng Nam Việt Nam, hiện đang lo giữ an ninh trong chương trình bình định và trong vai trò tấn công du kích cộng sản.

Bản M.
Trung sĩ (...)
Phần hành quân Không vận sơ lược.
Trung sĩ (...), cố vấn phụ tá an ninh và cố vấn tình báo trại bị tử thương khi hành quân lúc 10h30’ ngày 16/11/1964. Một phần của tiểu đoàn đang lục soát vùng phía tây của (...). Đơn vị đang di chuyển theo hàng dọc, 20 người mỗi hàng. Trung sĩ (...), trong toán bị đối phương bắn súng tiểu liên khi băng qua khu vực có nhiều Việt Cộng. Trung sĩ (...) bị thương nặng trong loạt đạn đầu. Trong lúc chạm súng, Trung sĩ (...) trúng đạn ở vai trái. Quân Việt Cộng trong giao thông hào như lưới nhện. Hậu quả của trận bão, gây khó khăn cho trực thăng tản thương. (Tên bị xóa), viên phi công đã làm việc rất cừ khôi, mặc dù gió rất mạnh. Tù binh bị bắt khai rằng Việt Cộng chết 11 và bị thương 21 người trong trận chạm súng và miểng đạn súng cối 4.2 inch. Trung sĩ (...) đã được ân thưởng huy chương Ngôi sao đồng.

Pleiku, 1/2/1966. Sư 1 Kỵ binh bay đổ quân
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #143 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2011, 11:02:13 pm »

(Phụ bản 3)
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

I.   Tóm lược hành quân

1.   Hành quân biệt hải của SOG, làm việc như hai ban tham mưu cho cơ quan Cố vấn Hải quân Mỹ (...)(*), Đà Nẵng, bắt đầu hoạt động bình thường trong tháng 2/1964 với những trận tấn công dùng người nhái xâm nhập vào (...), Bắc Việt tại tọa độ (...), đột kích bắt cóc tù binh, phá hoại miền Bắc ngày 16/2/1964. Sau đó là vài trận đột kích khác do người nhái thực hiện nhưng bị thất bại tại tọa độ (...), và hủy bỏ hai trận tấn công khác vào (...), Bắc Việt. Có tất cả 8 quân nhân thiệt mạng trong các trận đột kích kể trên.

Bờ Bắc sông Bến Hải

2.   Mục tiêu đầu tiên trong chương trình đã soạn thảo trước là bắt sống những thuyền đánh cá ngoài miền Bắc. Các cuộc hành quân mang tên Lucky Dragon, Glynn Reef, Hải Cảng Tự Do rất thành công ngoài vĩ tuyến 17 ngày 27/5 (2 câu bị xóa). Ba toán tấn công liên tục, kết quả đã phá hủy nhà kho tại tọa độ (...). Ngày 12/6 phá hủy một chiếc cầu trên quốc lộ 1 trong vùng phụ cận tỉnh (...). Ngày 26/6, làm hư hại (...) và nhà máy bơm nước vào ngày 30/6. Vào ngày 26/6, cho hưởng quyền hồi chánh đối với 1 người miền Bắc tên là (...). Thuyền trưởng Swatow được đặt trên phao rồi thả ngoài hải phận (...) nhằm yểm trợ cho hoạt động tâm lý chiến “Hoạt động cám dỗ”.


Bờ Nam

3.   Toán (...) thành công ngày 9&25/7. Một toán tấn công (...) đồn canh ngày 15/7, bị bỏ lại trong khu vực mục tiêu. Mất hai toán viên.
   (Cuối năm 1963, Kế hoạch 34-63 được Tư lệnh Quân đội Mỹ phê chuẩn. Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương ra lệnh cho hai cơ quan MACV và CIA ở Sài Gòn cố vấn, yểm trợ cho Nam Việt Nam trong một số hoạt động chống lại miền Bắc. Giai đoạn I của kế hoạch gồm những chương trình tâm lý chiến. Giai đoạn II là đột kích bất ngờ rồi rút lui. Phần sau gồm những trận đột kích tấn công thủy bộ, sử dụng Người nhái, Biệt động quân, Nhảy dù và Thủy quân lục chiến Việt Nam cho những mục tiêu chọn lọc phía nam vịnh Bắc bộ, nơi ít an ninh hơn. Có thể nói cố vấn Mỹ theo sát chân các đơn vị Nam Việt Nam trong những trận đột kích kể trên - Vũ Đình Hiếu).




Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực DMZ, 1966

4.   Trong tình trạng hành quân hiện thời, Hải quân đã gắn thêm súng cối 81 ly trên tốc đỉnh PTF-7 và PTF-8, mới nhận được (...). Ban cố vấn Hải quân đóng tại Đà Nẵng đã quyết định bắt đầu chương trình bắn phá yểm trợ cho Kế hoạch 34–A bằng cách sử dụng phân đội súng 57 ly trên boong các tốc đỉnh và sau đó sử dụng thêm súng cối 81 ly. Lần bắn phá đầu tiên vào ngày 30/7, do tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 đảm nhận. Sĩ quan chỉ huy hành quân là (...). Những cuộc bắn phá kể trên thành công lớn, gây nhiều tiếng nổ phụ, đối phương kháng cự tại tọa độ (...).


5.   Trong tháng 7, MACV soạn chương trình cho tháng 7 và 8. Sở Phòng vệ duyên hải phối hợp tuần tiễu cho biết (...). Sở phòng vệ duyên hải hành quân biển cung cấp chính xác cho MACV về (...). Ngày 31/7, chiếc Desoto (tàu diệt lôi hạm) tuần tiễu, lấy tin tức ngoài hải phận Bắc Việt Nam vào vùng Hòn Chú, Hòn Mẹ, vịnh Bắc Bộ, làm phải thay đổi kế hoạch hành quân biển trong vòng 36 tiếng đồng hồ.


6.   Những ngày dự trù bắn phá Vinh Sơn, Mũi Dao, Yên Phụ, đài radar Sầm Sơn, trạm an ninh được điều nghiên  chắc chắn và bị tấn công vào ngày 3/8. Tốc đỉnh PTF-6 báo cáo có nhiều đám cháy sau khi rút khỏi (...). Trận bắn phá do kết quả của(...) do hai tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 (...). Đài radar sẽ không hoạt động tối thiểu 5 ngày. Trong trận này (...) Desoto đang tuần tiễu nơi hướng bắc (...), để đảm bảo không gây trở ngại cho biệt hải. Theo lời yêu cầu của Tư lệnh MACV, không được xuống dưới vĩ tuyến 19 trong đêm 3 và 4/8.


Chú thích:
(*) (...): Bị xóa.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2011, 11:34:51 pm »

7.   Cuộc truy kích của tàu phóng thủy lôi Bắc Việt chống lại Desoto tuần tiễu đêm 4/8, chứng tỏ họ đã sẵn sàng chờ đợi trận thư hùng trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Theo mệnh lệnh của tư lệnh Quân đội Mỹ, không có hoạt động trên biển Bắc Bộ trong vòng 2 tháng.


(Ngày 2/8/1964, chiến hạm Maddox bị tàu phóng thủy lôi tấn công trong vịnh Bắc Việt, trong khi tuần tiễu trong vịnh, ngoài hải phận miền Bắc Việt Nam. Vài chiếc tàu bị đánh chìm.

Ngày 4/8/1964, chiếc Maddox và C. Turner Joy bị tấn công như trong ngày 2/8. Sau nhiều lần xác định vụ tấn công, Tổng thống Johnson cho phép không tập trả đũa miền Bắc. Nhiều sử gia đã nghi ngờ từ lâu MACV/SOG với kế hoạch 34-A đã hành quân biệt hải trong vịnh Bắc Việt, làm cho Bắc Việt trả đũa, tấn công tàu Maddox. Họ cũng nghi ngờ trận tấn công thứ hai vào ngày 4/8/1964 là không có thực. Ngày 7/8/1964, tổng thống Johnson tường trình với các lãnh tụ trong Quốc hội và được sự ủng hộ chính sách của chính quyền Mỹ, được cả hai viện chấp thuận với đa số. Nghị quyết Vịnh Bắc Việt, không phải bản tuyên chiến, có hiệu lực đưa quân Mỹ vào trận chiến, kết quả là 58.000 người Mỹ tử trận trong vùng Đông Nam Á. Năm 1973, khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, hơn hai triệu rưỡi người Mỹ đã đặt chân lên Việt Nam – Vũ Đình Hiếu).


Thanh nữ cộng hòa

Để bảo vệ tàu bè tránh sự trả đũa của đối phương tại (...), các bộ phận không/ hải quân theo lệnh ban hành ngày 4/8 ngay tức khắc (...). Vịnh Bắc Việt có đụng độ, 8 tốc đỉnh PTF được lệnh ra Ban Cố vấn hải quân Đà Nẵng vào ngày 5/8 để phối hợp Việt – Mỹ gồm sĩ quan Việt Nam, chỉ huy hành quân tên (...) và cố vấn trưởng tên (...). Tất cả đặt dưới quyền của sĩ quan chỉ huy hành quân biển thuộc đơn vị SOG là Trung tá (...) cùng sĩ quan liên lạc tên (...). Tất cả tàu bè quay trở về Đà Nẵng vào ngày 10/8.

8.   Trong tháng 8, tư lệnh Quân đội Mỹ ra lệnh thử nghiệm đại bác không giật 106 ly, được gắn trên tốc đỉnh PTF để sử dụng tấn công những mục tiêu trên bờ nằm ngoài tầm súng cối 81 ly. Vật liệu do (...) cung cấp. Kết quả thử nghiệm cho thấy không tốt vì sức nổ của súng gây hư hại cho tàu PTF, sự việc được báo cáo cho tư lệnh Quân đội Mỹ. (Năm 1971, SOG gắn hỏa tiễn 122 ly của đối phương trên tốc đĩnh PTF, có thể bắn hai chùm 4 quả trong vòng 15 phút vào mục tiêu cách xa 11 km – Vũ Đình Hiếu).

Tướng độc nhãn Moshe Dayan, Tham mưu trưởng Quân đội Israel, tại Đà Nẵng ngày 1/8/1966


9.   Ngày 12/8, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương yêu cầu Tư lệnh Hạm đội 7 cho máy bay yểm trợ hành quân biển trong vùng (...), Bắc Việt. Sử dụng phi cơ AC-121 của Hạm đội 7 trong khu vực (...). Kế hoạch được soạn thảo bởi Hạm đội 7 và SOG, nhằm phối hợp hành quân trong hai ngày 28 và 31/8. Trong thời gian này, 2 bên phát triển thủ tục liên lạc, mật hiệu cầu cứu khẩn giữa Hạm đội 7 và tàu bè của SOG. Đặc lệnh truyền tin được SOG sử dụng ngày 23/8, cùng với đặc lệnh truyền tin do ban cố vấn Hải quân đề ra cho Sở Phòng vệ Duyên hải ngoài vùng I.

10.   Ưu tiên cao hơn được quyết định về Không lực VNCH phụ cho Không lực Hoa Kỳ yểm trợ hành quân biển tại (...). Theo đó, Ban cố vấn Hải quân gắn máy truyền tin ARC-27 trên tốc đĩnh PTF để liên lạc với khu trục A1H, và huấn luyện chung với phi cơ A1H thuộc Không lục VNCH do phi cơ C-123 của SOG chỉ huy.

Thủy quân lục chiến Mỹ tại Huế, 13/2/1968

11.   Trong cuối tháng 8, một tai nạn nổ hỏa tiễn xảy ra làm một người nhái SEAL bị thương tại (...), khến cho Lực lượng Thái Bình Dương bắt đầu phụ giúp SOG trong việc phát triển, thử nghiệm các loại vũ khí dùng cho hành quân.

12.   Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ cho phép hành quân biển trở lại, và yêu cầu cho biết thời khóa biểu trước ngày 12/9. Trong 5 ngày, kế hoạch hành quân (...) đã được sắp xếp hoàn tất vào ngày 17/9. MACV/SOG trình lên 8 cuộc hành quân sẽ thực hiện trong 13 ngày, bắt đầu lúc 23 giờ sau ngày (...), Desoto hết hạn tuần tiễu trong vùng vịnh Bắc Bộ vào ngày 22/9.

Hà Nội, 1972. Các sĩ quan quân đội VNCH bị bắt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại buổi họp báo

13.   Kế hoạch 34-A hành quân biệt hải bị đình trệ do thời tiết và ngày 21/9, tất cả các tốc đĩnh PTF di chuyển đi (...) để tránh trận bão Tilda, trở lại vào ngày 23/9. Kế hoạch hành quân 34-A bị đình lại vô hạn định. Hành quân biệt hải có tên là Vinh Son vào ngày L bị đình trệ do trận bão Anita, cuối cùng được thực hiện vào ngày 3/10.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #145 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 08:42:36 pm »

Thời khóa biểu cho tháng 10

Thám sát    Ngày L (4/10)    Xâm nhập cách Vinh Sơn 12 dặm
Thám sát    Ngày L+2 (10/10)    Xâm nhập cách Vinh Sơn 3 dặm
Loki IV    Ngày L+5    Bắt cóc tàu bè thất bại.
32 & 35E    Ngày L+8 (28, 29/10)    Bắn phá đài radar Vinh Sơn và đài quan sát Mũi Dao

Y tá Julie Klebaum tại Pleime, bên trái là Đại úy Tom Pusser, người bị giết không lâu sau đó

Thời khóa biểu cho tháng 11

34 B    Ngày L+12 (4/11)    Bắn phá doanh trại trên Hòn Mật và Đảo Hổ
   L+13    Bắt tù binh do toán biệt hải trên tốc đĩnh PTF.
   L+15    Bắt tàu đánh cá.
   L+19    Bắn phá Mũi Ròn và đảo Hổ.
   L+25    Bắn phá Yên Phụ và đài radar Sầm Sơn.
   L+28    Phá nổ cầu trên Quốc lộ 1 và bắn phá Mũi Dao
   L+30    Trả những người bị bắt cóc từ ngày L+15
   L+31    Bắn phá Hòn Ne và Hòn Me.
   L+36    Phá nổ cảng tại Phúc Lợi và bắn phá Hòn Ngự
   L+38    Cắt đường ray xe lửa Hà Nội – Vinh.
   L+41    Bắn phá Đồng Hới và Đảo Hổ
   L+42    Bắn phá đảo Nightingale.


14.   Theo đề nghị của Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, vấn đề huấn luyện phải có chương trình, kế hoạch rõ ràng. Trong chuyến thăm viếng Ban cố vấn Hải quân của Đại tá (...),  Ban cố vấn Hải quân hứa sẽ cung cấp phương tiện cho thủy thủ đoàn các tốc đĩnh PTF. Sở Phòng vệ duyên hải đã thảo xong thủ tục liên lạc khẩn cấp và sẽ áp dụng kể từ ngày 4/10.

15.   Các chương trình hành quân biệt hải trong vòng một, một tháng rưỡi sẽ thông báo cho tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ theo thời gian ấn định sẵn theo sự yêu cầu. tất cả mọi cuộc hành quân đều phải có sự chấp thuận của tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ, dựa trên kết quả của cuộc hành quân trước.

Kontum, 1968

16.   Việc bảo trì tốc đỉnh PTF bị đình lại. MACV/SOG phải được sự chấp thuận của cơ quan MACV. MACV/SOG đưa chương trình bảo trì tốc đĩnh PTF, được sự trợ giúp của tư lệnh Hạm đội 7, chương trình bảo trì tiếp tục.

17.   Sau khi hủy bỏ vài chuyến hành quân mang tên(...), ngày 10/10 bắt được (...) (10/10 xâm nhập cách Vinh Sơn 3 dặm. 15/10 bắt có tàu đánh cá thất bại – Vũ Đình Hiếu). Kế hoạch bắn phá bị dời lại, lý do: vì thời tiết xấu nên nhận diện ảnh bị sai, tưởng lầm tàu đánh cá là tàu phóng thủy lôi. Thực hiện phi vụ bắn phá đài radar Vinh Sơn và đài quan sát Mũi Dao thành công vào ngày 28/10.

Đại tá Phạm Ngọc Thảo (ngồi), nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân trong phim "Ván Bài Lật ngửa",
ngày về Sài Gòn, 2/1965 tham gia đảo chính


18.   Lấy lợi thế chu kỳ vài ngày là có thời tiết tốt trong mùa mưa vùng đông bắc, hành quân biệt hải hoạt động tốt theo đúng kế hoạch. Các cuộc hành quân bị giới hạn (...) do công điện nhận được từ chỉ huy cao cấp, lo sợ khả năng phản ứng của Bắc Việt.

19.   Coi lại các chuyến hành quân biệt hải, MACV/SOG yêu cầu thông báo thủ tục khẩn cấp đến những đơn vị khác trong đó có Không lực Thái Bình Dương.

20.   MACV/SOG thực hiện trận đánh phá bao gồm 6 tốc đỉnh PTF tại (...) vào ngày 26/11, và dùng 4 tốc đỉnh bắn phá (...) ngày 27/12 và đài radar (...) ngày 8/12.

Phù Cát, 5/1/1967. Lính Sư 1 Kỵ binh bay kiểm tra chiến trường sau trận đánh

21.   Kế hoạch bắn phá Quảng Khê bị hủy bỏ trong vùng mục tiêu do đối phương đã chuẩn bị lệnh hành quân ngày 1/12 và do ngày 22/12 thời tiết xấu. Tháng 12, thời tiết xấu do trận bão.

22.   MACV/SOG yêu cầu sự hiện diện của các chiến hạm Hải quân Mỹ đã cải trang để chống lại Bắc Việt trên phương diện (...) cho các hoạt động chiến tranh tâm lý, khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho hành quân biệt hải.

23.   Chấp thuận (...) bắt sống tàu đánh cá. Yêu cầu cho phép Hải quân VNCH tấn công những tàu Bắc Việt đang thả neo hoặc bị hư hại gần bờ biển. Được chấp thuận.

24.   Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ đưa ra hai văn kiện về mục đích hành quân. Văn kiện 1 áp dụng từ ngày 15/12 đến 15/1. Văn kiện 2 cho giai đoạn kế tiếp, có thêm phần không yểm bởi 4 đến 6 phi cơ Mỹ phồi hợp hành quân.


25.   Tư lệnh Quân đội Mỹ thông báo sẽ cứu xét chương trình hành quân mỗi ngày cho đến khi thời tiết tốt.

26.   MACV/SOG đồng ý Hạm đội 7 có thể giảm độ khẩn thủ tục cầu cứu.


Theo tài liệu: MACV/SOG, Command History Annexes A, N & M (1964-1966), tác giả Reske.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2011, 06:15:36 am gửi bởi macbupda » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #146 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 01:36:33 am »

(Phụ bản 4)
MACV/SOG 1965

Lịch sử Đoàn Nghiên cứu quan sát

SOG biên bản số #0001720-66
Nhóm I (Không tự động giảm độ mật và hết hạn bảo mật).
(Chương bị xóa).
3. Trực thăng H-28 thuộc Không lực VNCH được sử dụng thả biệt kích qua Cam bốt, Lào cũng như Bắc Việt.

4. Vấn đề gia tăng yểm trợ tiếp vận cho đơn vị SOG hành quân cũng như gia tăng số lượng hàng hóa, giờ bay cho các phi vụ C-123. Các chuyến C-123 bay tất cả 3.847 giờ, bốc 328 tấn dụng cụ.


d. Biệt hải

1. Tàu bí mật và toán biệt kích hành quân dọc theo bờ biển miền Bắc, ngăn chặn các tàu chở hàng, bắt cóc tù binh lấy tin tức, tuyên truyền làm cho đối phương phải gia tăng vấn đề phòng thủ bờ biển. (SOG bắt cóc dân đánh cá ngoài Bắc, tù binh sẽ được đưa đến nơi an toàn. Sở Phòng vệ duyên hải sẽ làm cho tù binh tin rằng họ là một phần trong nhóm kháng chiến chống lại chính quyền ngoài Bắc. Trong khoảng từ 3 đến 6 tuần nhồi sọ, các tù binh sẽ được trả về cùng với thực phẩm, quần áo, quà tặng tâm lý chiến và có có radio – Vũ Đình Hiếu).

a. Sáu chiếc tốc đỉnh PTF phóng thủy lôi và ba chiếc tàu loại Swift đã có sẵn cho Ban cố vấn Hải quân từ đầu năm. Thêm bốn chiếc nữa trong tương lai nâng tổng số tốc đỉnh PTF lên mười chiếc. Tuy nhiên bình thường chỉ có sáu tốc đỉnh và hai chiếc Swift hành quân. Những chiếc khác cần phải tu bổ để có thể hành quân.

Phó TT Nguyễn Cao Kỳ

b. Trung bình có 148 quân nhân hoặc thường dân Việt Nam và (...)(Eastern Construction Company – chú thích VĐH) sẵn sàng làm việc hoặc được huấn luyện hàng năm.

2. (...) (Hoạt động ngoài miền Bắc – VĐH) thực hiện trong năm 1965, kết quả một chết, mười tám bị thương và mất một tốc đỉnh PTF.

e. Tâm lý chiến. Bao gồm bắt cóc, nhồi sọ, tuyên truyền ngư dân Bắc Việt, thả truyền đơn, thư từ những quốc gia đệ tam, đài phát thanh đen, xám và trắng.

3. Tình báo.

Các hoạt động tình báo phát triển trong năm như (...)

4.   Kế hoạch

Nhu cầu hành quân về chiến tranh ngoại lệ, đòi hỏi sự cần thiết thành lập một ban chuyên lo những cuộc hành quân lâu dài. Đã được chấp thuận ngày 7/8; sẽ hoạt động khi ban tham mưu có sẵn nhân lực.

5.   Tiếp vận

a.   Ban tiếp vận làm việc gia tăng theo nhu cầu hành quân trong năm 1965. Phần lớn được tiếp tế bình thường, cần phải có thêm thứ tự ưu tiên của cuộc hành quân.

b.   (bị xóa một phần). Thất thoát hoặc chậm trễ do thiếu kiểm soát trong vấn đề gửi hàng.

c.   Một ảnh hưởng lớn trong vấn đề tiếp vận do hành quân Shining Brass. Hành quân này quá gấp rút, không thông báo đủ thời gian.

Đà Nẵng, 1967. Thoát y vũ phục vụ lính Mỹ

Annex N (Hành quân đặc biệt) năm 1965.

Bản này tóm tắt các hoạt động của Đoàn Nghiên cứu quan sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy quân viện Việt Nam (MACV) trong năm 1965.

1.   Tổng quát.

a.   Tổng quát trong năm 1965, SOG tiếp tục gia tăng cường độ phá hoại, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt tù binh, tuyên truyền và lấy tin tức chống lại Bắc Việt.

b.   (bị xóa)

2.   Hành quân

Lính tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, TQLC Mỹ tại DMZ, Bến Hải, 22/5/1967

a.   Thả dù (hoặc trực thăng vận).

Tiếp tục những vụ phá hoại đường dây truyền tin, chiến tranh tâm lý do biệt kích quân Thượng, hoặc những sắc dân thiểu số khác đảm trách. Với những trận không tập ngoài miền Bắc (...), móc nối với dân địa phương để lấy thêm tin tức cho những cuộc hành quân kế tiếp. (Ít thành công nhất của đơn vị SOG. Những toán biệt kích, điệp viên ra ngoài Bắc thường thất bại và gần như không thể tái tiếp tế được – Vũ Đình Hiếu).

b.   Vượt biên (Shining Brass)

(bị xóa) (Những cuộc hành quân vượt biên sang Lào phải có sự phối hợp giữa bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao. Nhiều trường hợp chính phủ Lào phải được thông báo về những hoạt động của SOG. Đặc biệt là với những cuộc hành quân Shining Brass sử dụng đơn vị Khai Thác trong các cuộc hành quân phá hoại mật khu, cắt đường tiếp vận, ngăn việc tiếp tế cho những đơn vị Bắc Việt hoặc Việt Cộng – Vũ Đình Hiếu).

Babylift

c.   Bí mật tăng cường, tiếp tế cho những đơn vị nằm vùng bằng phi cơ C-123 trong năm 1965. Tất cả có 22 phi vụ thành công.

Theo tài liệu MACV-SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966), by Charles F. Reske.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2011, 07:53:05 am gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #147 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 01:12:04 am »

(Phụ bản 5)
SHINING BRASS – HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN

Chú thích của tác giả: Shining Brass là một chương trình võ trang thám sát trên đất Lào. Cũng như kế hoạch 34-A hành quân biệt hải trước đây, chương trình này tiếp tục những gì đã và đang tiếp diễn với cường độ ít hơn. Phi cơ Mỹ đã bay trên không phận Lào từ tháng 5/1964, với nhiệm vụ thám thính và bảo vệ Không lực Hoàng gia Lào lúc hành quân.


Những phi vụ đầu tiên dưới biệt hiệu Yankee Team, xuất phát từ hàng không mẫu hạm và các căn cứ trong đất liền. Các phi công Mỹ bay theo phi trình bốn ngày thám thính Cánh Đồng Chum, khu vực đường số 7 mỗi hai tuần. Trong một thời khóa biểu tương tự, khoảng 10 phi vụ thám thính vùng cán chảo nước Lào và hai phi vụ thám thính đêm trên đường số 7.

Phó TT Nguyễn Cao Kỳ cùng mẹ vợ tại ngoại ô Washington, 30/5/1975

Làm việc với toán Yankee là Không lực Hoàng gia Lào, bay những phi vụ trong vùng cán chảo với phi cơ T-28, bắn phá quân Pathét Lào, yểm trợ Lục quân Hoàng gia Lào, bắn phá đường số 7 và vùng cán chảo, thám thính vùng Trung Lào.

Dakto, 14/11/1967. Lính sư đoàn 4 bộ binh Mỹ tại đồi 742, trong chiến dịch Mac Arthur

Từ tháng 10 cho đến tháng 12/1964, có tất cả 724 phi vụ T-28 trong vùng cán chảo. Bắc Việt tố cáo những trận oanh kích kể trên do Mỹ bảo trợ chống lại miền Bắc –Thực sự đúng như vậy. Đường lối của toán Yankee Mỹ đã được thảo luận với Thủ tướng Souvana Phouma trong tháng 12/1964 và được sự ủng hộ hoàn toàn, ngoài ra còn được đề nghị thêm  một số mục tiêu là đường số 7, 8 và 12.

Lính  Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11 Black Horse


Tóm lược hành quân.

a.   Ban đầu, hành quân vượt biên sang Lào có tên là “Leaping Lena” gồm quân của Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Mỹ và Việt Nam. Hành quân Leaping Lena thả dù quân biệt kích Việt Nam xuống Lào. Những chuyến xâm nhập kể trên không thành công với nhiều lý do. Thiếu cố vấn Mỹ là một trong những lý do chính. Hầu hết các toán nhảy dù xuống đất Lào đều bị bắt nhanh chóng và bị dùng để tuyên truyền.

Dakto 1967

Ngày 7/3/1965, Tư lệnh cơ quan MACV trao trách nhiệm Hành quân vượt biên cho đơn vị SOG và chương trình lấy tên là Shining Brass. Hành quân Shining Brass phá hoại căn cứ, đường xâm nhập của Việt Cộng từ Bắc vào Nam trên đất Lào. Tìm mục tiêu cho phi cơ oanh kích hoặc cho biệt kích đánh phá. Trong những tháng mùa xuân, hè năm 1965, chương trình được soạn thảo, phối hợp cho những cuộc hành quân vượt biên Mỹ - Việt sắp tới. Việc sửa soạn bao gồm mục đích và huấn luyện cho những toán biệt kích Mỹ - Việt. Phần I được chấp thuận ngày 29/9/1965.

Lính Nga tại Hà Bắc 60s

b.   Quan niệm hành quân.

Giai đoạn I: hành quân hướng tây khu vực Dak Prou và Dak To sâu 10 km qua biên giới Lào – việt với 2 nhiệm vụ: lấy tin tức, tìm kiếm, đánh giá mục tiêu và điều khiển phi cơ oanh kích (...). Bắt đầu hành quân qua Lào, quân biệt kích được trực thăng đưa đến bãi đáp gần biên giới, rồi xâm nhập bộ qua đất Lào. Tái tiếp tế, thu hồi hoặc tăng cường nhân lực được phép dùng phương tiện không vận

Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân (1924-2011)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2011, 10:39:30 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #148 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 09:09:59 pm »

Giai đoạn II: Sử dụng đơn vị xung kích lớn hơn để tấn công mục tiêu.

Giai đoạn III: Gia tăng cường độ oanh kích, đột kích và phát triển lực lượng du kích.


Quốc lộ 14, 1969

c.   Huấn luyện.

   Các toán biệt kích được tuyển mộ, trang bị và huấn luyện sơ khởi trong căn cứ Long Thành, cách Sài Gòn 35 dặm về hướng đông. Huấn luyện bổ túc trong căn cứ hành quân tiền phương (FOB) Khâm Đức. Các toán đều thực tập trong nội địa trước khi xâm nhập qua biên giới. Hành quân trong nội địa cũng được thực hiện như hành quân vượt biên. (Sau này SOG xem căn cứ Long Thành như một chỗ hoàn toàn Việt Nam để tránh sự kiểm soát của người Mỹ - chú thích Vũ Đình Hiếu)

Đơn vị Khai Thác được thành lập, trang bị trong căn cứ Long Thành, sau đó được không vận ra Khâm Đức huấn luyện căn bản, bổ túc nâng cao.


Hội chợ Xuân Buôn Mê Thuột, 1957

d.   Hành quân biệt kích ... (bị xóa) (ám chỉ bên Campuchia, tức là cuộc hành quân Daniel Boone, gần căn cứ Long Thành hơn Khâm Đức – chú thích VĐH). Thời gian còn lại trong năm 1965 liệt kê dưới đây:

-   Tháng 9: Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa nhằm 2 mục đích: xác định tình hình mục tiêu, tình nghi căn cứ của đối phương và huấn luyện bổ túc trước khi hành quân vượt biên.

-   Tháng 10: Trong một cuộc hành quân thực tập, kết quả thành công. Phi cơ oanh kích tiêu hủy 6-8 căn nhà Việt Cộng. Toán biệt kích chạm súng với đối phương, hạ được 1 người.

-   Tháng 11: Hành quân Shining Brass ngày 2/11/1965, xâm nhập mục tiêu Anpha-1 tại tọa độ YB 834937, xác nhận có căn cứ  hoạt động của đối phương.

   Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa không chạm đối phương nhưng tìm được bằng chứng có sự hoạt động trong vùng trước đây. Chuyến thứ 3 bị hủy bỏ vì lý do đối phương hoạt động mạnh nơi bãi đáp trực thăng.


A Shau, 1969

-   Tháng 12:

   Ngày 6/12/1965. Hành quân Shining Brass, toán biệt kích xâm nhập mục tiêu Kilo-1, tọa độ YC 703384. Toán bị tấn công bởi một đơn vị của đối phương không rõ quân số, được lệnh triệt xuất. Hai quân nhân biệt kích Việt Nam mất tích.

   Toán biệt kích Shining Brass xâm nhập ngày 9/12/1965 vào mục tiêu India-1, tọa độ YC 66104. Toán chạm đối phương, chết một biệt kích Việt Nam, một biệt kích Mỹ bị thương nhẹ.

   Ngày 16/12/1965, xâm nhập mục tiêu Charlie-1, tọa độ YB 673344. Biệt kích xác nhận được mục tiêu quan trọng của đối phương.

   Ngày 19/12, xâm nhập mục tiêu Hotel-1, tọa độ YB 693290. Không thấy hoạt động của đối phương.


Lính Lữ đoàn 173 Dù, Tết Nguyên Đán 1966
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #149 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 10:29:20 pm »

Hành quân, oanh kích. Xem bảng A.

   Dự trù sửa đổi giai đoạn 1. Gửi ngày 8/1/1966 cho Tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương, gồm những mục sau đây:

-   Tăng số toán biệt kích lên 20, ba quân nhân Mỹ trong mỗi toán. Đổi hướng hoạt động, tìm yếu điểm của đối phương, mục tiêu thích hợp để tấn công, phục kích hoặc phi cơ oanh kích.

-   Thành lập 3 tiểu đoàn xung kích đánh bộ hoặc không vận lưu động để tấn công yếu điểm, căn cứ, phục kích xe tiếp tế, đặt mìn trên đường, đặt thêm gánh nặng cho đơn vị tiếp vận của đối phương.


Dave Taylor tại Quy Nhơn, 10/9/1965.

-   Giới hạn chiều sâu xâm nhập xuống 20 km, nhưng kéo dài khu vực hành quân lên đến Tigerhound, hành quân không tập. Sẽ hỗ trợ cho cả hai cuộc hành quân. (Tigerhound là vùng nam cán chảo của Lào – chú thích VĐH).

-   Sử dụng ba căn cứ hành quân tiền phương (FOB) tại Kontum, Khâm Đức và Khe Sanh.

-   Tu bổ căn cứ. Gồm có Bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng, sửa lại từ Bộ chỉ huy C/LLĐB, hai căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức và Dak To, sử lại từ Bộ chỉ huy B/LLĐB. Dự trù phát triển, dời căn cứ Dak To lên Kontum vì lý do an toàn hơn và dễ hành quân hơn. Lập thêm căn cứ hành quân tiền phương thứ ba, có thể ở Khe Sanh cho những chuyến xâm nhập vùng phía bắc. Tất cả các căn cứ hành quân tiền phương đều sử dụng Bộ chỉ huy B/LLĐB.


Cư xá Brinks (cuối đường, bên trái. Nay là 103-Hai Bà Trưng, Q.1) trước khi bị 2 chiến sĩ biệt động Sài Gòn
cải trang thành sĩ quan VNCH đánh bom vào ngày Giáng sinh 24/12/1964


1.   Shining Brass.

-   Không trợ cho hành quân Shining Brass sử dụng sáu trực thăng H- 34 không lực VNCH với phi hành đoàn Việt Nam. Một sĩ quan liên lạc nằm trong bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng. Căn cứ không quân Đà Nẵng sẽ giám sát việc sử dụng trực thăng, bảo trì và thay đổi phi hành đoàn, và lo luôn về vấn đề tiếp liệu cho máy bay. (Chương bị xóa). Sĩ quan liên lạc chịu trách nhiệm sắp đặt những phi vụ oanh kích mục tiêu do các toán biệt kích Shining Brass xác nhận. (Chương bị xóa có thể nói về những nhân viên thuộc quốc tịch khác làm nhiệm vụ tiếp liệu cho SOG như Phi Luật Tân, Thái, Lào, Đài Loan – chú thích VĐH).


Cư xá Brinks, 27/12/1964

-   Trực thăng là phương tiện hữu hiệu nhất cho hành quân Shining Brass. SOG sử dụng H-34 Không lực VNCH  trong giai đoạn này. Vì lý do thiếu phi hành đoàn, ít đồ thay thế sau khi bị Quân đội Mỹ loại bỏ nên SOG điều nghiên tìm loại trực thăng khác hữu hiệu hơn để thay thế (bị xóa). Tầm hoạt động xa hơn, chở nhiều hơn, đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của SOG để hành quân. (SOG muốn nói trực thăng AH-1 Huey/Cobra – chú thích VĐH).

-   Ngày 18/11/1965 Shining Brass mở cuộc hành quân xâm nhập đầu tiên. Một trực thăng bị rơi đem theo phi hành đoàn 8 người thuộc Không lực VNCH và một Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ. Thêm vào là một (bị xóa) bị mất tích. Đại úy Wade Wilson, TQLC làm việc cho MACV/SOG tử nạn trên chiếc máy bay quan sát O-1 do một Thiếu tá không quân lái. Lý do tổn thất là do thời tiết xấu ở Khâm Đức và Đà Nẵng. Cả hai máy bay đều biến mất, không tìm ra vị trí bị rơi.

-   Ngoài sự yểm trợ của trực thăng H-34 Không lực VNCH, vấn đề tiếp vận do máy bay C-123 đảm nhận. Không lực Mỹ cung cấp máy bay trinh sát điều hành không yểm (FAC), loại O-1. Bắt đầu với hai chiếc FAC nằm ở Khâm Đức và Dak To hoặc Kontum. Cả hai chiếc ở trên căn cứ tiền phương ban ngày khi toán biệt kích xâm nhập và yêu cầu oanh kích khi cần thiết, trong tháng 12/1965, một (bị xóa) được giao phó cho để xúc tiến cuộc hành quân (bị xóa). FAC và các phi cơ khác được phân phối cho các căn cứ hành quân tiền phương, yểm trợ cho hành quân Shining Brass. Một trạm không yểm nằm trong tầm liên lạc của FAC, lấy chấp thuận của Tòa đại sứ cho oanh kích. (Hành quân Shining Brass phải có sự chấp thuận của vị Đại sứ  Mỹ tại Vientiene, Lào).


Đà Nẵng, 24/4/1965

Theo tài liệu MACV SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966) by Charies F. Reske.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM