Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:02:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 385055 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #130 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 12:01:05 am »

Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân.

Bồng Sơn, 1966. Sư Bạch Mã, Đại Hàn

Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới”.

Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đã bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ.

Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp còn lại. Hernandez tìm một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần mò về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như “rồi đời”.

Chư pong, 15/8/1966

Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, vì rừng quá rậm rạp.

Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đã viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đã thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ.

Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Sầu và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống thì bất ngờ một quả mìn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương gãy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người còn lại phải rút nốt.

Gio Linh, 2/4/1967
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #131 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 12:22:16 am »

SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đã được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Hòa).

Sư 1 Anh Cả Đỏ trong chiến dịch Junction City, 4/1967

Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đã từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đã phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực bãi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu.

Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.

Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn.

Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương.

Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên,  trong khi đó tại  dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.

Đồi 881, Khe Sanh, 11/5/1967

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”.

Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein.

Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và quản lý tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tập kích vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.


Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.

Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia.

Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #132 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 09:07:10 pm »

LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM 957
XUNG KÍCH LƯU ĐỘNG

Trong cuộc chiến Việt Nam, lực lượng biệt kích Mỹ đã tổ chức một đơn vị bí mật để thực hiện “du kích chiến” trong lòng các căn cứ của đối phương. Năm 1966, Đại tá Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được lệnh của Tướng Westmoreland, thành lập một đơn vị xung kích lưu động. Đơn vị này do Đại úy Yedinak thành lập vào tháng 10/1966, gọi là toán A303 biệt kích Mỹ, sau đó đổi tên thành đơn vị Đặc nhiệm 957, do Đại úy James G. “Bo” Gritz chỉ huy đơn vị.

Ngoài toán A303 biệt kích Mỹ, lính trong đơn vị 957 được thuyển mộ gồm người Việt gốc Khmer trong khu vực Bù Đốp, có khoảng 250 người. Đơn vị này được huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ, về du kích chiến để hoạt động chống lại Quân đội Bắc Việt. Toán quân này sẽ xâm nhập vào những vùng đối phương thiết lập căn cứ, sử dụng chiến thuật du kích chiến để phá hoại hậu phương của đối phương.

Đà Nẵng 26/10/1972. Cảnh sát bắt giữ người phụ nữ với 15 quả lựu đạn quanh người

Trong thời gian hoạt động tại vùng đối phương kiểm soát, họ không được yểm trợ hỏa lực, tải thương, tiếp tế như những đơn vị bộ binh khác đang hành quân trên chiến trường.

Sau khi tuyển mộ xong nhóm biệt kích người Việt gốc Khmer, đơn vị Đặc nhiệm 957 di chuyển đến trại Hồ Ngọc Tảo để theo một chương trình huấn luyện khoảng 6 tuần lễ. Trại Hồ Ngọc Tảo  cũng là nơi xuất phát cho những cuộc hành quân bí mật trong chương trình Sigma. Mỗi toán biệt kích Sigma gồm 4 người, được trực thăng bay sát ngọn cây, thả xuống khu vực có sự hiện diện của đối phương. Khi đáp xuống bãi đáp A, họ phải di chuyển thật nhanh đến bãi đáp B để trực thăng bốc về. Trường hợp suôn sẻ, mọi chuyện xảy ra như dự kiến, toán Sigma sẽ làm đối cho phương xuất đầu lộ diện đuổi theo, và các toán biệt kích sẽ gọi máy bay phản lực, cùng pháo binh đến thanh toán chiến trường. Trong thời gian đơn vị 957 đang tập huấn tại trại Hồ Ngọc Tảo, một toán Sigma đã gặp trắc trở. Ngay trên đường di chuyển đến điểm hẹn đã có hai biệt kích quân bỏ mạng do chính bom đạn của mình.

Đầu tháng 12/1966, lực lượng đặc nhiệm 957 tập huấn xong và di chuyển đến trại biệt kích Đức Phong (A343), cách Sài Gòn khoảng 45 dặm về hướng tây bắc. Trại này được chọn làm căn cứ xuất phát vì nằm gần chiến khu D của đối phương. Trước khi ra xuất phát, họ được cung cấp thực phẩm hco 30 ngày, gồm nhiều thùng đồ ăn lạnh: thịt bò, khoai tây, thịt heo, trứng và rau cải. Ngoài ra, họ còn “chôm” được kiện hàng nước ngọt trong một nhà kho ở cảng Sài Gòn.

Đơn vị xung kích cơ động không đóng lâu trong căn cứ Đức Phong. Sáng hôm sau, họ di chuyển lên hướng đông bắc của trại và bắt đầu những cuộc chạm súng nhỏ lẻ với đối phương. Rút kinh nghiệm, biệt kích thường hoạt động về ban đêm để tránh đụng độ với đối phương. Ho di chuyển luôn, không vào giờ giấc và lộ trình nhất định. Trên đường di chuyển, họ luôn gài mìn để đề phòng đối phương đuổi theo. Đến ngày thứ ba  hoặc thứ tư, đơn vị đặc nhiệm sẽ được tái tiếp tế bằng máy bay vận tải C123, do những phi công thuộc Đoàn không quân cảm tử (Air Commando) lái. Đơn vị không quân này phối hợp rất đắc lực với lực lượng biệt kích Mỹ. Sau khi các biệt kích quân đã kiểm soát bãi thả dù tiếp tế, các phi công lái C123 sẽ hạ độ cao xuống gần sát đầu ngọn cây, định hướng lại bãi thả dù, rồi bay trên mục tiêu, thả dù kiện hàng xuống, xong sẽ ngóc đầu lên, bay về căn cứ tại sân bay.

Đại tá Mc Auliffe, Tư lệnh LLĐB tại buôn Ea Yang, Daklak, 1966

Trong lúc hành quân, lực lượng đặc nhiệm 957 được lệnh bất ngờ quay về trại biệt kích Đức Phong. Các sĩ quan biệt kích Mỹ lên trực thăng, bay đến trại biệt kích Sông Bé (B34) để nhận lệnh hành quân mới. Tại căn cứ B34, đã có một số sĩ quan cao cấp Mỹ cùng vài nhân viên mặc thường phục (CIA) đợi sẵn. Các sĩ quan trong lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo: Ngày 8/10/1966, một chiếc máy bay thám thính tối mật Ù2 thuộc Đoàn không quan chiến lược Vùng 20 đã bị rơi  trên địa bàn tỉnh Phước Long, cách Sông Bé khoảng 4 dặm về hướng đông nam. Chiếc U2 đem theo hộp đen, một dụng cụ điện tử, nếu bị mất có thể ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia. Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, do Đại tá Kelly chỉ huy, được lệnh tổ chức gấp một đơn vị đặc nhiệm đi tìm chiếc U2 lâm nạn để thu hồi chiếc hộp đen.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2011, 06:10:56 am gửi bởi macbupda » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #133 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 09:25:10 pm »

Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, đơn vị xung kích cơ động được điều động lên khu vực Sông Bé để tìm chiếc hộp đen. Viên Đại tá Charles D. Rafferty (sau này chỉ huy Đoàn không quân chiến lược Vùng 20) không nói gì thêm (đụng tới máy bay tối mật U2, nên không ai nói rõ ràng cả). Phải 30 năm sau, đến thời hạn giải mã, sự thật mới phơi bày.
Lực lượng đặc nhiệm 957 được xe chở đến chân núi Bà Rá, thuộc địa bàn tỉnh Phước Long, và từ đó xuất phát cuộc tìm kiếm. Có điều là không biết chiếc hộp đen còn nằm trong chiếc máy bay U2 hay đã rơi ra ngoài?

 Nhưng trước tiên là phải tìm ra chiếc máy bay lâm nạn. Đến khu vực tìm kiếm, đã có những vụ chạm súng lẻ tẻ. Đối phương cũng tung quân đi tìm chiếc U2. Đến trưa ngày thứ 3, lực lược đặc nhiệm tìm thấy xác chiếc máy bay, thân máy bay tả tơi, vương vãi khắp nơi. Các biệt kích quân tìm kiếm chiếc hộp đen trong vòng bán kính 100 thước, nhưng không thấy. Lệnh ban ra phải tìm cho bằng được, nên đêm đó Đại úy Gritz bàn với Ban Tham mưu là phải rải quân rộng ra để tìm.

John Mc Cain được Trung úy Jay Coup Jr hộ tống đưa ra sân bay Gia Lâm, 14/4/1973

Khoảng trưa ngày hôm sau, toán quân do Đại úy Yedinak chỉ huy đang trên đường xuống một sườn đồi, nơi có một dòng suối, họ tìm thấy chiếc hộp đen rơi ngập xuống một vũng bùn. Các trung đội của lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo phải bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trực thăng vào đem chiếc hộp đen về. Cuộc tìm kiếm chấm dứt, đơn vị xung kích cơ động quay về trại Đức Phong, chuẩn bị cho một cuộc hành quân mới.

Đó là cuộc hành quân Blackjack 31, bắt đầu vào sáng sớm ngày 8/1/1967, trung đội thám báo do Chilton chỉ huy, lặng lẽ lẻn ra khỏi trại biệt kích Đức Phong, di chuyển 11 km về hướng nam, vào trung tâm chiến khu D. Trung đội này được lệnh tắt vô tuyến điện, chỉ báo cáo mỗi ngày 2 lần trên hệ thống máy truyền tin PRC25. Sáu giờ sáng hôm sau, Đại úy Yedinak, Trung sĩ England dẫn một trung đội theo hướng khác xâm nhập. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với trung đội thám báo đã “vào vùng” từ ngày hôm trước.  Sau đó cả hai nằm đợi bộ phận còn lại của đơn vị sẽ cùng Đại úy Gritz vào.

Chiến khu D có thể được coi là mật khu bất khả xâm phạm của đối phương. Lực lượng đặc nhiệm 957 được tin tình báo cho biết có thể chạm trán với đơn vị chính quy cấp trung đoàn của đối phương. Các biệt kích quân nhận ra điều đó ngay từ ngày đầu tiên xâm nhập, không phải chỉ có quân Mỹ. Thỉnh thoảng rộ lên tiếng súng bắn thăm dò, nhận diện, đánh dấu vị trí của đối phương. Những ngày sau, y tá trong đơn vị cho biết đã có người, kể cả lính Mỹ bị sốt rét, họ lên cơn sốt bất tử, bị lạnh nổi da gà. Theo kế hoạch, đơn vị xung kích cơ động sẽ hoạt động trong vùng khoảng 30 ngày, nhưng tình trạng sốt rét đã trở nên trầm trọng, làm giảm hiệu năng chiến đấu. Ngày 10/1/1967, toán thám báo chạm trán với đối phương, khiến 1 biệt kích Khmer bị thương, sau đó chết. Đối phương bị diệt 1, bị bắt 1. Quân chủ lực Bắc Việt mặc quân phục ka ki xanh, trang bị đầy đủ. Người tù binh cho biêt họ thuộc một binh trạm gần đó. Binh trạm này do những đơn vị chính quy tạm dừng chân trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.


Tại chiến khu D, lực lượng đặc nhiệm 957 phân tán thành từng tiểu đội, sử dụng chiến thuật du kích để tổ chức các hoạt động phá hoại, phục kích, gây cho đối phương tình trạng bất ổn. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 9/2/1967, những biệt kích quân được đưa về Biên Hòa lãnh lương, đi phép. Còn những biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ được tướng Westmoreland ban thưởng huy chương. Đây là lần đầu tiên lực lượng biệt kích sử dụng chiến thuật du kích của đối phương để đánh lại đối phương.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 09:40:07 pm »

Đầu năm 1967, nhiều dấu hiệu cho thấy hai trung đoàn chủ lực Quân Giải phóng là Trung đoàn 271 và Trung đoàn 273 xuất hiện tại tỉnh Phước Long. Ngành tình báo cũng tin rằng hai trung đoàn chính quy Bắc Việt là Trung đoàn 84 và Trung đoàn 141 đang hoạt động trong chiến khu D.

Mimot, 5/1970

Ngoài các đơn vị chính quy Bắc Việt, Quân Giải phóng, còn có thêm Đoàn Hậu cần 81 của đối phương. Vì vậy, SOG được lệnh tổ chức tiếp cuộc hành quân Blackjack 33, do lực lượng xung kích cơ động phối hợp với chương trình Sigma đảm nhiệm, kéo dài từ 24/4 cho đến 24/5/1967, tại vùng chiến thuật III. Khu vực hành quân vẫn là chiến khu D, an toàn khu của Quân Giải phóng. Lực lượng xung kích cơ động do Đại úy James G. Gritz chỉ huy. Tổng chỉ huy cuộc hành quân Blackjack là Trung tá Clarence T. Hewgley.

Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm 957 trong cuộc hành quân này là làm mồi nhử cho các trung đoàn chính quy của đối phương xuất hiện, sau đó Sư đoàn bộ vbinh số 1 “Anh cả đỏ” của Mỹ sẽ chặn đánh, tiêu diệt các đơn vị chủ lực của Bắc Việt và Quân Giải phóng. Đại tá Francis Blackjack Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được Thiếu tướng John Hay, Tư lệnh Sư đoàn “Anh cả đỏ” bảo đảm sẽ đưa quân vào tiếp viện ngay tức khắc, trong trường hợp lực lượng xung kích cơ động chạm trán với một đơn vị cấp lớn của đối phương.

Đầu tháng 5/1967, tại chiến khu D đã diễn ra cuộc chạm trán nảy lửa giữa biệt kích quân với một đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng. Sư đoàn “Anh cả đỏ” đã không vào tiếp cứu kịp như lời bảo đảm của Tướng Hay, khiến cho lực lượng đặc nhiệm 957 bị thiệt hại nặng. Ngày 4/5/1967, lực lượng xung kích cơ động được lệnh đưa về trại biệt kích Trảng Sụp, Tây Ninh bằng trực thăng Chinook CH47 để bổ sung quân số. Y tá James C. Donahue ngồi một mình trên chiếc C123 bay về Tây ninh, xung quanh anh ta là những xác biệt kích Khmer nằm la liệt trên sàn. Khi chiếc máy bay đáp xuống tại Trảng Sụp, máu chảy ra từ những thân thể bất động tràn về phía trước khoang máy bay.

Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 16 Mỹ tại chiến khu D, 19/1/1967

Sau tổn thất thê thảm trên, hai toán biệt kích Mỹ A303 và A304 nhập lại, vẫn do Đại úy Gritz chỉ huy, Đại úy Tom Johnson làm phụ tá. Sau 5 ngày nghỉ để lấy lại tinh thần, ngày 9/5/1967, lực lượng đặc nhiệm 937 được trực thăng chở đến trại biệt kích Đồng Xoài, Phước Long để chờ đến tối xâm nhập trở lại chiến khu D. Đại úy Bo Gritz được Phòng Nhì của sư đoàn 1 “Anh cả đỏ” cho biết là trận đụng độ trước đây trong ngày 3/5, lực lượng đặc nhiệm 957 bị Trung đoàn chủ lực 271 Quân Giải phóng tấn công. Do đó họ vẫn phải làm nhiệm vụ của mình cho đến khi cuộc hành quân Blackjack chấm dứt. Có lẽ phải rất nhiều năm sau, hơn ai hết, những cựu biệt kích quân Sài Gòn mới thấy hết được sự thâm hiểm trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo tài liệu:
-   Hard to Forget,  by Steven M. Yedinak
-   Blackjack 33, by James C. Donahue
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 10:12:49 pm »

MẬT HIỆU BRIGHT LIGHT

Thiếu tá Dean Wood cố gắng lái chiếc khu trục A1 Skyraider trúng đạn phòng không, bay ra biển Đông, nơi có Hạm đội 7 của Mỹ chờ sẵn. Chiếc máy bay đã hỏng nặng, chỉ còn biết trông cậy vào khả năng của viên sĩ quan Hải quân, ông ta kéo chiếc cần màu vàng giữa hai đùi và chiếc ghế ngồi trong buồng lái, bắn ra ngoài không trung. Cách xa mấy dặm, binh sĩ Bắc Việt nhìn chiếc máy bay đâm xuống đất, nổ tung và một chiếc dù dạt vào dãy núi ở hướng tây.

Bờ Bắc Thạch Hãn, Quảng Trị, 9/4/1973

Bờ Nam

Ngoài biển Đông, Đô đốc Leroy Johnson không thể ngồi yên khi được biết một sĩ quan hải quân Mỹ đang trong tình thế nguy hiểm. Ông ta gọi điện thoại cho Tướng Westmoreland ở Sài Gòn, yêu cầu gửi một đơn vị nhỏ ra ngoài Bắc tìm kiếm người phi công lâm nạn. Tướng Westmoreland ra lệnh cho chỉ huy trưởng SOG, Đại tá Singlaub thi hành công tác.

Vào nửa đêm ngày 12/10/1966, máy bay C2 của hải quân đem theo toán thám báo Iowa hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm Intrepid, chuẩn bị thực hiện kế hoạch giải cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Chương trình giải cứu tù binh Mỹ có mật hiệu là Bright Light. Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ chỉ định Đại tá Aderholt là trưởng phòng OPS 80 của SOG, có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết tù binh Mỹ, trại giam tù binh, giải cứu... kể cả dùng tiền bạc để có thể lấy lại tù binh. Phòng OPS 80 trực thuộc SOG, đây là đơn vị duy nhất có khả năng và được phép hoạt động bí mật tại khu vực Đông Nam Á.


Ngày 30/8/1966, một chiêu hồi vốn gốc người vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết căn cứ của đơn vị anh ta có giam giữ một tù binh Mỹ tên là Jackson. Đó là Đại úy không quân Carl E. Jackson, bị mất tích khi chiếc máy bay vận tải cơ C123 của ông ta bị rơi ở hướng tây nam Sài Gòn ngày 27/6/1965. Sau khi không ảnh và máy dò sự thật cho biết về vị trí trại tù binh, SOG chuẩn bị cho một cuộc tấn công biệt kích để giải cứu viên phi công Jackson.

Bến Tre, 11/7/1967

Trong khi đó, tại Kontum, sở chỉ huy hành quân Crimson Tide chuẩn bị cho một đại đội đi giải cứ tù binh. SOG chỉ định Đại úy Frank Jaks chỉ huy phi vụ đặc biệt này. Sáng sớm ngày 18/10/1965, Đại đội biệt kích Nùng cùng với người hồi chánh chờ tại sân bay Kontum. Nhưng chiếc máy bay C130 chở họ đến chậm, do đó khi đến tỉnh Sóc Trăng, nơi có căn cứ tiền phương của cuộc tấn công, họ đã chậm mất bốn giờ đồng hồ. Họ cũng chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình đối phương, nhưng họ đã phải cấp tốc lên đường.

Đồng bằng sông Cửu Long, 17/12/1966

Khi Đại úy Jaks và hai trung đội xuống bãi đáp trực thăng, cách đó chừng 500 thước, đối phương đã nổ súng vào đội hình hai trung đội biệt kích. Tại bãi thả trung đội thứ ba, tiếng súng cũng nổ đinh tai. Chiếc trực thăng chở trung đội trưởng Huckleberry Lewis và tiểu đội trưởng Nùng bị trúng đạn rơi xuống. Chiếc máy bay phản lực F100 yểm trợ không hiệu quả, đến khi chiếc A1 Skyraider đến thì đã quá muộn để giải cứu Trung đội 3. Đại úy Jaks cùng hai trung đội còn lại cầm cự suốt đêm. Đên sáng đối phương mới rút. Biệt kích quân tìm thấy Huckleberry cùng nhiều quân nhân Nùng nằm chết ngay bãi đáp. Hình như Charlie Vessels đã tập hợp những biệt kích quân sống sót lui vào một nghĩa địa nhỏ gần đó để chống cự. Vessels cũng chết cùng với một toán lính Nùng khác. Cả trung đội 3 đều bị thương vong.

Có lẽ gia đình, bạn bè của Đại úy Jackson cho đến nay vẫn chưa từng biết chuyện những biệt kích quân đã hy sinh trong trận đánh nhằm giải cứu anh ta. Bởi đến nay, anh ta vẫn còn mất tích.

Một tuần sau, máy bay trinh sát của SOG bay trên không phận Lào đã chứng kiến một chiếc F105 bị trúng đạn phòng không và rơi. Viên phi công nhảy dù xuống vùng rừng núi trên đất Lào. Thiếu tá Frank Sova gọi điện cho căn cứ hành quân tiền phương của SOG  ở Dakto: “Tôi thấy chiếc dù đang bay về hướng đó. Anh ta tháo dù và trốn vào rừng. Bạn có thể làm cách nào đi cứu anh ta không?”.

Bù Lách, 1968. LLĐB Mỹ buộc dân rời khỏi buôn làng của mình, tập trung về nơi mới

Đại úy Jaks, chỉ huy trưởng căn cứ tiền phương Dakto đánh dấu trên bản đồ vị trí viên phi công lâm nạn, cách đó 70 dặm, xa hơn khu vực đường mòn Hồ Chí Minh, ở đó đầy rẫy quân Bắc Việt. Tệ hơn nữa, nơi đó nằm ngoài tầm hoạt động của loại trực thăng Huey. Jaks yêu cầu phi công trực thăng tìm cách tăng tầm hoạt động. Họ quyết định bơm một thùng phuy 55 gallon nhiên liệu rồi chất lên máy bay. Trên đường về họ sẽ đáp xuống nơi nào đó bên Lào, đổ thêm nhiên liệu bay về. Đây cũng là một câu chuyện rất liều mạng.

Đến chiều, toán biêt kích ứng cứu của SOG ra đi. Họ trông thấy pháo hiệu cấp cứu do viên phi công bắn lên cho biết vị trí của anh ta. Ngồi trên máy bay ứng cứu, toán biệt kích cũng nhìn thấy quân Bắc Việt đang trên đường đến mục tiêu. Khi viên phi công được câu lên, anh ta mừng khôn xiết: “Chúa ơi! Tôi đâu biết phe ta có máy bay của Lục quân ở gần đây!”. Sau đó viên phi công được SOG dặn phải quên đi những gì mình trông thấy. Chiếc máy bay phải đáp xuống một cánh đồng bên Lào, mấy tay biệt kích đẩy thùng phuy nhiên liệu ra, hì hục bơm bằng tay một cách vội vã và trở về Dakto.


Chỉ có một số rất ít phi công của không quân, hải quân biết có sự hiện diện của những toán thám báo SOG xâm nhập Lào, Bắc Việt Nam để cứu họ. Nhằm bảo đảm an toàn cho những toán thám báo của SOG và dễ thành công trong những sứ mạng của họ, chuyện này phải được giữ kín trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #136 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 10:01:54 pm »

ĐẶC NHIỆM BAT 21

Một trong những nỗ lực lớn của Phòng Tìm kiếm quân nhân mất tích (JPRC) thực hiện trong tháng 4/1972, là phi vụ có mât danh “Bat 21”, nhằm cứu Trung tá không quân Iceal Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong chiến dịch Mùa hè đỏ lửa.

Khe Sanh

Trung tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm của Không lực Mỹ. Ông ta 53 tuổi, phục vụ trong quân đội 30 năm và sắp mãn hạn phục vụ tại Việt Nam. Những nỗ lực trong việc ứng cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và chịu tổn thất nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Câu chuyện này đã trở nên một giai thoại, được quay thành phim do diễn viên nổi tiếng Gene Hackman đóng vai Trung ta Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công trong phim “Điều không tiền phương” (Forward Air Control - FAC). Trong chuyến giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: “Không lực Hoa Kỳ đã rất tốn kém về bom đạn, máy bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?”.

Trận tấn công quy mô của Quân Bắc Việt được người Mỹ gọi là “Trận Tổng tấn công trong Lễ Phục Sinh”. Quân đội Sài Gòn gọi là trận “Mùa Hè đỏ lửa”. Quân đội Bắc Việt Nam gọi là “Chiến dịch Xuân Hè 1972”. Trong chiến dịch này, Quân đội Bắc Việt không sử dụng đơn vị nhỏ, mà sử dụng cấp quân đoàn với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị thiết giáp, pháo binh, phòng không yểm trợ mạnh mẽ cho các trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là Quảng Trị, tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, nằm sát khu phi quân sự; bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của Quân đội Bắc Việt.

Mặc dù bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị quân đội Sài Gòn đã anh dũng chống cự lại, nhưng vẫn phải rút quân. Riêng Sư đoàn bộ binh 3, một đơn vị mới thành lập, bị bao vây không lối thoát.

Lữ Dù 173 tại Đồi 875, Dakto

Quân Bắc Việt đã dày công chuẩn bị cho trận tấn công. Lợi dụng thời tiết xấu, hạn chế sự yểm trợ của không quân Việt – Mỹ. Để chia lửa cho Sư đoàn bộ binh 3, ngày 2/4/1972, các pháo đài bay B52 được lệnh thả bom trên các trục đường tiến quân của Quân đội Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ biết rằng trong đội hình hành quân, đối phương có đem theo tên lửa đất đối không SAM, do đó trong kế hoạch không tập được tăng cường thêm hai máy bay EB66, để làm rối loạn hệ thống radar của các dàn tên lửa SAM. Tên gọi hai chiếc máy bay EB66 là BAT 21 và BAT 22.

Mặc dù Không lực Hoa Kỳ đã đề phòng, nhưng các dàn tên lửa SAM của Bắc Việt vẫn phát hiện được những máy bay Mỹ. Đối phương phóng lên ba quả tên lửa. Hai quả đầu hụt. Quả thứ ba trúng chiếc máy bay BAT 21. Phi hành đoàn loại máy bay này có sáu người, nhưng chỉ mỗi mình Trung tá Hambleton bung được dù xuống đất an toàn. Một phi cơ “Điều không tiền phương” theo dõi chiếc dù của Hableton, thấy rơi xuống vùng đất đã bị đối phương chiếm, vội bắn tín hiệu cấp cứu.

Kontum, 2/1966

Điều may mắn là trên không phận đang có máy bay ứng cứu cho một phi công bị bắn rơi trước đó nhận được tín hiệu cấp cứu. Khi hai chiếc khu trục A1 Skyraider bay vào vùng mặt trận, các dàn súng cao xạ của đối phương bắn lên như đạn lưới. Sau khi những chiếc khu trục đã làm chủ tình hình, trực thăng cấp cứu mới bay vào. Bất ngờ súng phòng không của đối phương lại bắn lên dữ dội, hạ luôn chiếc trực thăng ứng cứu. Một người duy nhất trên trực thăng sống sót, bị đối phương bắt sống, áp tải sang bên kia khu phi quân sự. Còn ba thành viên phi hành đoàn khác chết. Lúc đó đã xế chiều, các phi vụ ứng cứu tạm ngưng, chỉ có những chiếc phi tuần đến oanh kích xung quanh khu vực Trung tá Hableton đang ẩn nấp. Nguy hiểm hơn nữa, vị trí của ông ta rơi cách tuyến phòng thủ của Quân đội Sài Gòn 4 km, ngay trên hướng tiến quân chính của Quân đội Bắc Việt.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #137 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 10:12:02 pm »

Sáng hôm sau, ngày 3/4 các phi vụ ứng cứu đều phải đối mặt với hỏa lực phòng không đối phương bắn lên dữ dội. Hai chiếc trực thăng CH53 Jolly Green bị trúng đạn, nhưng lết về được đến sân bay Phú Bài ở Huế. Chiều hôm đó, một chiếc máy bay quan sát OV10 do Đại úy William Henderson và Trung úy Mark Clark bị trúng tên lửa vác vai A72. Cả hai phi công nhảy dù ra trước khi chiếc máy bay nổ tung trên trời. Đại úy Henderson bị bắt lúc đang lẩn trốn trong một bụi cây gần bờ sông. Clark vẫn còn chạy trốn, bị các toán quân Bắc Việt ráo riết truy lùng.

Đồng bằng sông Cửu Long, 1962

Như vậy, có tên hai phi công đang nằm trong vùng đối phương kiểm soát. Đêm đó Trung tá Hambleton báo cáo, đối phương sử dụng đèn pin đi tìm ông ta. Hai ngày tiếp theo là ngày 4 và 5/4/1972, thời tiết trở nên xấu, công việc ứng cứu hai phi công bị bắn rơi phải tạm ngưng. Sang ngày hôm sau, thời tiết trở nên tốt hơn, các phi tuần A1 được lệnh tấn công các trận địa phòng không của đối phương. Mọi nỗ lực đều dồn vào việc giải cứu các phi công lâm nạn. Những cố vấn Mỹ trong các đơn vị Quân đội Sài Gòn yêu cầu yểm trợ, nhưng Không quân Mỹ làm ngơ.

Mặc dù Mỹ tiêu thụ không biết bao nhiêu tấn bom, cũng không ngăn được Quân đội Bắc Việt tấn công mạnh mẽ. Sau những trận oanh kích, chiếc FAC ra hiệu cho trực thăng Jolly Green bay vào cứu Hambleton. Viên phi công trực thăng rất can đảm, bị trúng đạn vẫn cố gắng bay đến chỗ Hambleton đang lẩn trốn. Nhưng máy bay bị hư hại nặng, đành phải bay ra, liền bị lưới lửa phòng không đối phương bắn rơi cách vị trí của Hamleton khoảng 3 km. Chiếc trực thăng bốc cháy liên tục trong mấy ngày sau đó. Tất cả phi hành đoàn gồm 6 người đều bỏ mạng để cứu 1 phi công.

TQLC Mỹ được trực thăng bốc đi sau 11 ngày bị đối phương vây hãm, 30/11/1967

Tin tức về chuyện cứu phi công tới tai Đại tướng Abrams, khi đó đang ở Sài Gòn, ông ta liền ra lệnh tìm cách khác. Ngày 7/4, thêm một chiếc OV10 bị bắn rơi và thêm một phi công rơi vào tay đối phương. Trung úy Phie Walkeer có gọi liên lạc, còn trung úy thủy quân lục chiến Larry Potts không thấy gọi ứng cứu.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #138 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:03:07 pm »

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN BÍ MẬT

Khi Quân đội Mỹ cuốn cờ rời khỏi Việt Nam, tất cả những hồ sơ, tài liệu về cuộc chiến bí mật của cơ quan Trung ương tình báo Mỹ (CIA) cũng như của các đơn vị SOG (Đoàn Nghiên cứu, quan sát) đều được đưa vào tủ sắt niêm phong lại. Câu chuyện về những đơn vị SOG chìm dần vào lãng quên. Cho đến những năm 1990, khi những hồ sơ mật đã đến thời kỳ giải mã, thì những bí mật mới được phơi bày ra.


Vẫn chưa có được những số liệu chính xác về những quân nhân Mỹ phục vụ trong các đơn vị SOG bị tử trận, mất tích hoặc bị bắt làm tù binh trong những chuyến hành quân bí mật. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ (Lầu Năm Góc) vẫn không được báo cáo một cách chính xác về những số liệu tổn thất. Người ta chỉ có thể ước đoán rằng, lực lượng SOG mất khoảng 300 quân, trong số đó có đến một phần tư bị mất tích. Trong Kế hoạch 35, cả ba Sở chỉ huy Bắc, Trung, Nam (CCN, CCC, CCS) có khoảng 110 sĩ quan, 615 lính biệt kích Mỹ. Mỗi Sở chỉ huy có 30 toán biệt kích, đảm nhiệm 95% trách nhiệm hành quân do thám, phá hoại hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi toán biệt kích có ba quân nhân Mỹ, tổng cộng có 270 hạ sĩ quan biệt kích Mỹ trong những năm từ 1966-1971.

Chiến dịch Junction City, 3/1967

Giữa tháng 2 và tháng 4/1973, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trả tự do cho 591 tù binh Mỹ bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc, nhưng không một ai thuộc các đơn vị SOG.

Theo tài liệu của SOG, thì có khoảng 20 biệt kích quân Mỹ bị bắt. Thế họ biến đi đâu? Có chuyện gì đã xảy ra với họ? Chưa ai trả lời.

"Người hùng" Nguyễn Văn Kiệt và Trung úy Tom Norris sống sót trở về sau Phi vụ "BAT 21"

Cuối cùng là những người sống sót trở về từ những trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Họ là những biệt kích quân, điệp viên được cơ quan CIA, SOG phái ra hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Bắc Việt Nam. Năm 1968, ước chừng có khoảng 500 biệt kích quân Việt Nam xâm nhập miền Bắc đã bỏ mạng trong các trận chiến đấu với đối phương. Chỉ có một nhóm nhỏ bị giam giữ trong các trại giam, hoặc bắt buộc phải hợp tác với lực lượng an ninh Bắc Việt trong việc gửi báo cáo sai lạc về cho chương trình “Kế hoạch 34”. Những biệt kích của Quân đội Sài Gòn coi như bị mất tích trong lòng đối phương. Khi ký Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam vào tháng 1/1973, không một nhà ngoại giao Mỹ nào nhắc đến lực lượng biệt kích của Quân đội Sài Gòn.

Căn cứ Speer, nằm sâu 6 dặm trong đất Campuchia, 24/6/1970. Một người lính Sư 1 Kỵ binh bay chờ được trực thăng bốc về VN

Lạ lùng thay! Nhiều biệt kích quân vẫn còn sống, sau nhiều năm trong các trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Đến những năm cuối của thập niên 70, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần lượt trả tự do cho những biệt kích quân. Có người bị bắt từ những năm 1961-1962. Những năm cuối của thập niên 80, hầu hết biệt kích quân đã được trả tự do, họ trở về với gia đình của mình ở miền Nam. Trong những năm 90, có 150 biệt kích quân Sài Gòn còn sống sót, được phép rời Việt Nam, sang định cư ở Mỹ, làm lại cuộc sống mới.

Đức Phong, 1966. Sean Flynn, phóng viên chiến trường 24 tuổi, người đã ghi lại nhiều hình ảnh về LLĐB Mỹ tại VN

Nhưng buồn thay! Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục quên đi những cựu biệt kích Sài Gòn, từng được CIA tuyển mộ cho những sứ mạng nguy hiểm trong lòng đối phương. Chính phủ Mỹ cứ làm ngơ, lờ đi khi họ đặt chân lên đất nước đã sử dụng họ trong những chuyến xâm nhập định mệnh trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.

Năm 1995, các cựu biệt kích quân trong cuộc chiến bí mật đã đưa đơn kiện Chính phủ Mỹ trước Tòa án Liên bang ở Washington, đòi bồi thường, trả lương cho họ trong những năm tháng bị giam cầm tại miền Bắc Việt Nam, theo đúng bản hợp đồng khi họ được tuyển mộ. Chính quyền Liên bang bác lại đơn kiện. Trong lúc vụ kiện tụng đang tiếp diễn, thì năm 1966, Tổng thống Clinton đã ký một điều khoản cung cấp 20 triệu USD bồi thường cho những cựu biệt kích quân Sài Gòn. Mỗi người được khoảng 40.000 USD. Tuy nhiên, những cựu biệt kích quân Sài Gòn vẫn không được hưởng những quyền lợi về chăm sóc sức khỏe. Nhiều người đã phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn ở trại cải tạo lao động, có người đã trở thành người tàn phế.


Tháng 6/1998, các cựu biệt kích quân Sài Gòn, một lần nữa làm đơn khiếu nại khác, đòi hỏi quyền lợi về sức khỏe như những cựu biệt kích quân Mỹ khác. Họ nhận thấy mình xứng đáng được như vậy.

Theo tài liệu: “The Secret War Against Hanoi” by Richard H. Shuktz Jr.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 10:19:49 pm »

BIỆT KÍCH QUÂN ĐÒI HỎI QUYỀN ĐỊNH CƯ TẠI MỸ

Tại Washington, họ nói rằng: Họ là những toán tuần thám của Mỹ thất lạc trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 50 biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn, những người đã hoạt động đằng sau phòng tuyến của đối phương cho cơ quan Trung ương Tình báo CIA và Quân đội Mỹ.

Trung sĩ nhất Nornan A. Doney (bìa phải), 9/1968

Những biệt kích quân và hơn 400 đồng sự của họ bị bắt và giam cầm từ thập niên 60, được ghi nhận trong hồ sơ của chính quyền Mỹ. Họ sống sót qua những năm tháng bị giam cầm trong các trại cải tạo lao động ở Bắc Việt Nam. Bây giờ họ muốn rời Việt Nam, nơi mà họ bị xem là những kẻ phản bội tổ quốc, phản bội lại dân tộc, để đến định cư tại Mỹ, đất nước từng thuê họ làm biệt kích.

Thế nhưng, Sở Di trú và các dịch vụ Quốc tịch Mỹ chẳng tin những câu chuyện kể trên và bác đơn xin của họ. tuy nhiên, mới đây một số bản báo cáo có tuổi 25 năm của Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Mỹ) đã ủng hộ mạnh mẽ cho những đòi hỏi của họ, cũng giống như sự ủng hộ của cựu trùm phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng về tù binh chiến tranh tại Việt Nam.

Không ảnh Bến Tre 60s. Vị trí trụ sở MACV

Trong một điện văn gửi đi từ Bangkok, Thái Lan đến các cơ quan tình báo khắp cả nước. Đại sứ David Lambertson nói rằng: Cựu phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng là Sedwick Tourison đã trình bày bản “tin tức đặc biệt, chi tiết”, đã chứng minh các biệt kích quân Việt Nam là “những nhân viên khế ước cho Mỹ, và trước khi bị bắt, họ được trả lương với ngân khoản của chính quyền Mỹ”.

Ông Lambertson, một cựu viên chức về ngoại giao ở Việt Nam những năm 1965-1968, nói rằng Sở Di Trú (INS) nên tái xem xét việc khước từ những đòi hỏi cho vấn đề xin tị nạn của các cựu biệt kích quân Sài Gòn. “Chúng ta tin rằng họ xứng đáng, dựa trên sự liên hệ với Mỹ về chính sách, chương trình và thời gian lâu dài trong chốn lao tù”. Bức điện văn nói như thế từ cửa miệng của vị Đại sứ, rằng các biệt kích quân bị bắt “trong khi thi hành các nhiệm vụ do Mỹ chỉ định, thu thập tin tức tình báo, thực hiện các cuộc hành quân quân sự hoặc tâm lý chiến hay tiếp cứu các phi hành đoàn Mỹ bị bắn rơi nơi miền Bắc Việt Nam”.

Biệt đội tình báo Thiên Nga của Quân đội VNCH

Trong dịp kỉ niệm năm thứ 20, ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ, vết thương cũ lại được mở ra đối với nhiều người Việt. Không ai đau khổ hơn câu chuyện về những biệt kích quân thất lạc. Theo lời ông Tourison, trùm phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng, văn phòng đặc biệt về tù binh và quân nhân mất tích trong thập niên 80, vừa là tác giả chính của bản báo cáo cuối cùng cho Ủy ban Thượng viện về tù binh chiến tranh và quân nhân mất tích (POW / MIA) năm 1993, đã viết:

“Không có gì hoài nghi trong tiềm thức của tôi về những nhân viên mà họ tự nhận. Họ đã lãnh, thi hành nhiệm vụ mà chúng ta, chính quyền Mỹ đã biết số phận của họ từ giữa thập niên 1960.

Trong khi tấn thảm kịch mà chúng ta đã bỏ rơi các tù binh kể trên lại, đó là một vụ scandal của quốc gia mà chúng ta tìm cách chối bỏ sự hiện diện của họ và sửa lại lịch sử để loại bỏ họ”
.

Đà Nẵng, 24/4/1975

Vũng Tàu, 9/4/1975

Sài Gòn, 4/1975. Đại sứ quán Mỹ nhìn từ bên trong

Sài Gòn, 4/1975. Bến Bạch Đằng


Theo tài liệu: Báo Dallas Morning News ngày 14/4/1995.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM