Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:09:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 384611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #90 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 08:45:45 pm »

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong tháng 3/1967, để giữ bí mật cho các hoạt động của Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) trên đất Lào, cuộc hành quân Shining Brass đổi tên thành “Prairie Fire” (Cánh đồng lửa).

Prairie Fire cũng là mật hiệu khẩn cấp cho những toán viễn thám SOG bị đối phương phát giác và tấn công. Khi một chiếc máy bay thám thính biệt danh Covey nhận được mật hiệu “Prairie Fire Emergency”, Covey sẽ báo cáo về Sở chỉ huy Không yểm Mỹ và chỉ sau vài phút, những phi tuần của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến sẽ làm thành một lưới lửa bảo vệ cho trực thăng vào bốc toán viễn thám đi.

Trong một cuộc hành quân, tình cờ trực thăng vũ trang bắn hỏa tiễn xuống một căn cứ của Quân đội Bắc Việt, trúng vào kho quân dụng, làm phát ra một tiếng nổ lớn. Một trung đội xung kích của SOG được gửi đến  lục soát ngọn đồi phát ra tiếng nổ. Họ phát hiện ra kho lương thực rất lớn, gồm những bao gạo 100 kg giấu dưới những cây cao. Tất cả vào khoảng 250 tấn, đủ nuôi 1 sư đoàn Bắc Việt trong 6 tuần lễ. Người chỉ huy trưởng thứ 3 của SOG là Đại tá Singlaub rất hãnh diện về “thành tích” khám phá ra một kho lương thực lớn của đối phương trong cuộc chiến Việt Nam.


Giữa tháng 7, toán thám báo do Thượng sĩ Sam Almendariz, Robert Sullivan, Trung sĩ nhất Harry Brown cùng 5 biệt kích Nùng xâm nhập khu vực gần đường 922 của Lào, cách hướng tây thành phố Huế khoảng 60 dặm. Toán thám báo này bị phục kích, chạm trán với 1 nhóm săn biệt kích.  Một lính Bắc Việt vật lộn với Sullivan, lấy được khẩu CAR 15 và bắn chết anh ta, còn Harry Brown bị thương ở vai; Almendariz cũng bị một binh sĩ khác bắn chết. Trung sĩ Brown và những biệt kích Nùng còn sống sót bỏ chạy để thoát thân. Sau đó, Brown tìm cách bắt liên lạc, báo tin cấp cứu.

Tại Khe Sanh, khi được thông báo, phi công Việt Nam thuộc Phi đoàn trực thăng 219 lập tức lên đường giải cứu toán thám báo. Mặc dù không có trực thăng vũ trang Mỹ bay theo yểm trợ, viên phi công người Việt với mật danh Cowboy vẫn lái chiếc H34 bay sát ngọn cây tìm toán thám báo. Họ phát hiện được Brown cùng vài biệt kích quân Nùng, nhưng vị trí toán thám báo không thể đáp xuống được. Trong khi đó Quân đội Bắc Việt vẫn ráo riết truy lùng toán biệt kích. Nhìn thấy chiếc H34, đối phương sử dụng mọi hỏa lực trong tay bắn chiếc H34, khiến viên phi công phải bỏ ý định tìm bãi đáp để bay về Khe Sanh.

Tại căn cứ Khe Sanh, sau khi tiếp thêm xăng, Cowboy xem qua chiếc máy bay cũ kỹ và nhận thấy dù bị ăn đạn nhưng vẫn còn bay được. Do lo lắng cho sinh mạng của phi hành đoàn, viên phi công cho phép phi công phụ cùng người xạ thủ đại liên ở lại căn cứ. Cowboy một mình bay đi giải cứu toán thám báo. Lần này hỏa lực đối phương bắn lên như mưa, trúng vào cổ viên phi công, nhưng cuối cùng anh ta cũng câu được Brown lên cùng với mấy biệt kích Nùng, đưa về căn cứ Khe Sanh.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #91 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 09:36:11 pm »

Qua sự kiện trên, Quân đội Bắc Việt biết rằng biệt kích quân Sài Gòn đã xâm nhập, do thám và phá hoại vùng giải phóng, căn cứ binh trạm, đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh của họ.


Để đề phòng, Quân đội Bắc Việt sử dụng Lữ đoàn Dù số 305. Lữ đoàn này tập hợp những quân nhân tinh nhuệ, được tuyển chọn kỹ lưỡng. CIA có thể không biết rằng một bộ phận của Lữ đoàn Dù này được sử dụng để chống lại biệt kích quân. Nhiệm vụ của họ là truy lùng và tiêu diệt những toán thám báo của SOG.

Điều này đã được kiểm chứng. Hai toán biệt kích bị tấn công ngay tại vị trí đóng quân đêm. Trường hợp thứ nhất, cả toán đều bị tiêu diệt. trường hợp thứ hai, theo báo, tất cả đều mất tích. Trong đó có Trung sĩ Gunther Wald, William Brown và Donald Shue. Qua các trận đụng độ cho thấy, đơn vị chống biệt kích của đối phương hoạt động trong khu vực nằm giữa Khe Sanh và Tchepon. Một tiểu đoàn khác hiện diện tại thung lũng A Sầu kéo dài 20 dặm về phía tây và một tiểu đoàn thứ ba tuần tiễu tại khu vực phía nam vương quốc Lào và bắc lãnh thổ Campuchia.

Toán thám báo Maine do Trung sĩ nhất David Baker làm trưởng toán, bao gồm toán phó là Trung sĩ Sherman Miller, hiệu thính viên là Trung sĩ Mike Buckland và 5 biệt kích quân người dân tộc thiểu số. Toán này xâm nhập vào căn cứ của đối phương, bị phát hiện và truy lùng. Bất ngờ, toán Maine chạm trán với 9 quân nhân Bắc Việt cùng với máy truyền tin đang trên đường đi tìm họ. Toán Maine nổ súng chớp nhoáng, rồi cắm đầu chạy xuống bên kia sườn đồi, bỏ lại phía sau tiếng súng AK bắn đuổi theo của đối phương. Một giờ sau, toán Maine được trực thăng bốc về căn cứ. Thật may mắn, chỉ có 2 biệt kích quân bị thương.

Trong một trường hợp khác, máy bay thám thính Covey đang bao vùng trên không phận phía nam Lào báo cáo: “Tôi nhận được tín hiệu khẩn cấp trên máy vô tuyến”. Một biệt kích quân Mỹ gào trên máy bộ đàm: “Xuống đem tôi ra”. Phi công yêu cầu anh ta bình tĩnh vì biết rằng biệt kích quân nọ bị lạc một mình, mất liên lạc với toán. Mặc dù, anh ta chưa biết lý do tại sao.

Toán viễn thám do Miguez làm trưởng toán có thêm Bill Pilton, Mike Glenn. Miguez là một cựu thủy quân lục chiến. Trong chuyến sang Việt Nam lần trước, anh ta từng tham gia cuộc hành quân Delta, do Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ đảm nhiệm. Lần này, khi xâm nhập lãnh thổ của đối phương, Miguez biết đã bị đối phương phát giác và truy lùng, tuy nhiên anh ta vẫn hy vọng lẩn tránh được. Đó là sự lầm lẫn đáng tiếc, và anh ta chẳng bao giờ còn cơ hội sửa chữa.

Bồng Sơn, 4/2/1966. Sư đoàn Không kỵ số 1

Cùng ngày, một trưởng toán khác, Trung sĩ nhất Fred Zabitosky được bốc ra từ một mục tiêu khác gần đó. Zabitosky đang ở trong căn cứ hành quân tiền phương Dakto thì nhận được lệnh thả thêm một toán cấp cứu Bright Light. Toán trưởng Bright Light vốn là một kẻ rất nhát. Anh ta đã nhầm lẫn tai hại khi tình nguyện về đơn vị SOG. Zabitosky luôn tìm mọi lý do để không tham gia vào các cuộc hành quân. Khi nhận lệnh, Zabitosky nổi nóng: “Thôi được! Để tôi đi cứu họ!”.

Tối hôm đó, Zabitosky nghe một câu chuyện rất lý thú do Glenn, một thành viên trong toán của Miguez kể lại: “Sáng hôm đó, Quân đội Bắc Việt bất ngờ hiện ra, toán biệt kích không bắn được lấy một phát súng”.

Tất cả đều bị bắt, trừ toán phó Pilton trốn thoát. Họ tha chết cho Glenn, và cố tình cho trực thăng vào bốc anh ta về để tay này kể lại: Viên sĩ quan Bắc Việt biết nói tiếng Anh, chỉ vào cái xác của Miguez, dặn Glenn về nói lại với quân biệt kích Mũ Nồi Xanh Mỹ rằng những gì diễn ra hôm nay, cũng đang đợi họ ở đất Lào!

Nhiều người không tin Glenn, cho rằng anh ta bịa đặt vì hèn nhát. Một Trung tá biệt kích Mỹ từ Đà Nẵng vào, ra lệnh đi tìm sự thật về toán thám báo của Miguez. Toán thám báo do Zabitosky làm trưởng toán đã tìm ra bãi thả toán của Miguez. Lần theo dấu vết khoảng 600 thước, đến một ngọn đồi, họ tìm thấy ba lô, những đồ trang bị bỏ lại của toán biệt kích lúc bị bắt. Xa hơn chút nữa họ trông thấy cây, khoảng đất bị súng phun lửa đốt cháy và xác chết mấy biệt kích quân người Thượng nằm rải rác. Thêm một ngày gay co cho Zabitosky mới tìm thấy xác Miguez, nhưng do áp lực của đối phương quá mạnh nên đành phải bỏ lại xác mấy biệt kích quân người Thượng.

Khe Sanh, 08/1965. Betsy Halstead, phóng viên hãng UPI, trong một chuyến thăm chồng ở trại LLĐB Khe Sanh,
sau khi nghe kể về những nguy hiểm thường trực ở đây, đã tự tập cách sử dụng các loại vũ khí cá nhân (!)
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #92 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 09:58:24 pm »

Trong tháng 6/1967, đại đội xung kích (Hatchet Force) tấn công mục tiêu Oscar Eight, khoảng 25 dặm về hướng tây bắc thung lũng A Sầu, nơi đường 922 tách rời đường 92. Có thể coi đây là vùng đất của tử thần, vì máy bay Mỹ rơi nhiều nhất trên đất Lào. Vùng đồi núi mục tiêu Oscar Eight được bảo vệ bởi lưới lửa phòng không mạnh mẽ, cũng là nơi đặt Sở chỉ huy tiền phương của Đoàn vận tải 559, do tướng Võ Bẩm chỉ huy. Đó là trung tâm kiểm soát đường mòn Hồ Chí Minh.

Cả SOG lẫn tình báo Không quân đều tin rằng Oscar Eight là kho dự trữ quân dụng lớn nhất ở ngoài lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trung sĩ John Meyer xâm nhập gần Oscar Eight nói rằng: “Chỗ đó rất nóng, nguy hiểm. Toán nào vô cũng chạy c... ra quần!” Trước trận tập kích năm 1967, đơn vị kiểm thính Mỹ cho biết, mỗi ngày có khoảng 2.300 công điện xuất phát từ đó đi Hà Nội. Tướng Westmoreland tin rằng nơi đó đặt Bộ chỉ huy Quân đội Bắc Việt hoạt động trên địa bàn lãnh thổ Quân khu I của Quân đội Sài Gòn.

Do đó, ông ta quyết định mở cuộc tập kích với quy mô rất lớn, được mở màn bằng trận oanh tạc của “pháo đài bay” B52, nhằm xóa căn cứ quan trọng của Quân đội Bắc Việt, với cái tên Tây là Oscar Eight.

01/04/1965. Phi công chính trúng đạn tử thương trong khi viên sĩ quan LLĐB được bốc về
phải làm thay nhiệm vụ của xạ thủ đại liên, người bị thương nằm bên cạnh

Trận tập kích bắt đầu với 9 chiếc B52 thả hàng ngàn bom có trọng lượng từ 500-750 cân Anh xuống mục tiêu Oscar Eight, gây nhiều tiếng nổ phụ. Khi màn khói tan dần, 9 chiếc H34 Kingbee, do phi công Việt Nam lái, cộng 5 chiếc CH46 Sea Knight thả đại đội xung kích Nùng xuống kiểm tra. Quân Bắc Việt có mặt khắp nơi, như từ dưới đất mọc lên, đã bao vây khoảng 100 biệt kích quân, khi đó đang ẩn nấp trong những hố bom, gọi phi cơ yểm trợ tiếp cận. Nhưng hỏa lực phòng không của đối phương rất mạnh. Một chiếc khu trục A1 Skyraider trúng đạn, bốc cháy. Tại bãi đáp ở dưới, Trung sĩ nhất Charles Wilklow trực chiếc A1 đã chứng kiến cảnh chiếc Skyraider đâm đầu xuống đất, kéo theo mạng sống của người phi công. Những biệt kích Nùng và Mỹ cùng nấp dưới hố bom, lo chống trả những đợt tấn công của đối phương. Họ phải chiến đấu như vậy suốt cả chiều và đêm.

Ngày hôm sau, máy bay trực thăng và phản lực mới từ căn cứ Khe Sanh đến giải cứu cho đại đội xung kích. Hai chiếc trực thăng vũ trang của thủy quân lục chiến Mỹ bay thấp đã bị bắn rơi. Tiếp đến một chiếc Kingbee cũng trúng đạn bốc cháy. Rồi một chiếc CH46 của thủy quân lục chiến cũng đáp xuống bốc được một trung đội biệt kích. Cùng lúc đó, một chiếc F4 Phantom trúng đạn phòng không của đối phương, đâm vào núi bốc cháy.

Cùng thời điểm này, tại bãi đáp, Charles Wilklow, Ron Dexter, Billy Ray Laney sẵn sàng cho chuyến bốc thứ 2. Chiếc CH46 bốc được một trung đội biệt kích và bay lên. Bên trong chiếc trực thăng, Wilklow thấy đạn xuyên thủng khắp nơi, một viên trúng vào viên phi công. Chiếc máy bay lảo đảo đâm vào cây rồi rơi xuống đất, đứt làm đôi. Quân đội Bắc Việt tiếp tục nhắm vào chiếc mà nhả đạn. Lính biệt kích Nùng chết, bị thương nằm la liệt khắp nơi. Wilklow thấy Billy Laney trúng đạn ở ngực, có lẽ khó tránh được cái chết. Còn Ron Dexter thì không thấy đâu cả. Xạ thủ đại liên trên chiếc máy bay thủy quân lục chiến trúng đạn vào đầu, nằm chết gục trên thân súng.  Wilklow bị thương ở chân, không chạy được, anh ta bò lết vào bụi cây gần đó định trốn.

Trong lúc đó, Billy Waugh bay bao vùng trên bầu trời, lắc đầu nhìn đám cháy ở dưới. Thế là đại đội xung kích Hatchet Force trở về không được một nửa ...Bây giờ chỉ còn hy vọng tìm những biệt kích quân sống sót đang lẩn trốn trong rừng.

Kết quả trận tập kích vào mục tiêu Oscar Eight của SOG thật thảm hại: 23 biệt kích quân Mỹ thiệt mạng; số biệt kích Nùng chết còn gấp đôi.

Tổng cộng có 58 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ trong cuộc hành quân đã chết trên đất Lào và Campuchia. Charles Wilklow là người sống sót duy nhất trở về.

01/04/1965.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2011, 09:05:46 am gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #93 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 10:23:55 pm »

KHE SANH

Đầu năm 1966, Đại sứ Mỹ tại Lào là William Sullivan có vẻ dễ tính hơn, đã cho phép Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) sử dụng trực thăng để thả hoặc bốc các toán thám báo. Ông ta cũng đồng ý cho SOG hoạt động dọc theo biên giới Việt – Lào, trong phạm vi 20 km trên đất Lào. Với phạm vi được mở rộng, đến giữa năm 1966, cơ quan SOG đã tăng số lượng toán thám báo lên đến 20 toán, cộng thêm một số đại đội xung kích được tuyển từ các bộ tộc thiểu số.


Cùng thời điểm này, SOG được trang bị súng tiểu liên CAR15 báng gấp, nòng ngắn chỉ bằng nửa khẩu M16. (Quân đội Sài Gòn lúc đó vẫn chưa được trang bị súng M16. Phải đến sau Tết Mậu Thân mới được trang bị). Những toán thám báo của SOG là những đơn vị duy nhất được trang bị súng CAR15. Tùy theo nhiệm vụ mà toán trưởng có quyền quyết định cho các thành viên được đem theo loại nào trong tất cả mọi thứ vũ khí trên thế giới lúc đó như tiểu liên Uzi của Israel; K9 của Thụy Sĩ, kể cả vũ khí trong hệ thống các nước XHCN như AK47, B40...

CAR 15

Mùa mưa năm 1966, SOG bắt đầu triển khai những phi vụ kiểm chứng những trận dội bom. Các toán thám báo sẽ được thả xuống khu vực mới bị máy bay B52 ném bom theo kiểu rải thảm. Việc này chưa từng diễn ra trong Chiến tranh Thế giới lần II, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Những toán thám báo xâm nhập vào vùng đóng quân của đối phương, với hàng ngàn quân, được trang bị đầy đủ và họ đang căm phẫn vì vừa mới bị đánh bom. Qua sự kiểm chứng, cũng như không ảnh do máy bay U2 chụp, CIA có thể biết được những hoạt động của Quân đội Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đến giữa năm 1966, SOG nổi tiếng trong mạng lưới CIA, vì họ có thể đến bất cứ nơi nào và dám làm mọi chuyện.

Tháng 7/1966, chương trình hành quân Shining Brass đã tổ chức 48 cuộc xâm nhập vùng hoạt động của đối phương trên đất Lào, nhưng chỉ bị thiệt hại rất nhẹ: 1 chết, 8 biệt kích quân Mỹ bị thương. Cùng thời điểm đó, SOG di chuyển các toán thám báo đến căn cứ Khe Sanh để do thám khu phi quân sự, với chiều dài khoảng 14 dặm, tạm thời ngăn cách hai miền Bắc – Nam Việt Nam. Đồng thời SOG còn mở rộng phạm vi hoạt động về hướng tây, dọc theo đường 9, sang nam Lào, đến Tchepone, là khu vực Quân đội Bắc Việt đóng quân, làm đường.

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #94 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 10:42:00 pm »

Từ một trại biệt kích nhỏ bên cạnh sân bay, SOG đưa các toán thám báo xâm nhập Khe Sanh. Tại đây, những toán thám báo phát hiện ra một bí mật mà họ rất tự hào. Đó là tìm ra “Khe núi xe đạp”, là một thung lũng hẹp, nơi Quân đội Bắc Việt chất đồ lên xe đạp trước khi lên đường vào Nam. Mỗi chiếc xe đạp có thể chở trên 200 kg lương thực, vũ khí, quân dụng. Thanh niên xung phong đẩy xe đạp từ binh trạm này đến binh trạm khác, rồi đạp xe không về chở chuyến khác. Xe ô tô vận tải của đối phương di chuyển rất nhộn nhịp hướng tây khu phi quân sự. Đêm đêm, từng đoàn xe chạy nối đuôi nhau, chỉ trừ khi bị ném bom. Lúc đó, các xe ủi đất của công binh và TNXP túa ra lấp hố bom, dọn dẹp chướng ngại vật rất nhanh chóng.

Đông Hà 23/9/1966

Quân đội Bắc Việt vào Nam chủ yếu theo cách tự túc. Họ đi bộ, mang theo ít đồ ăn khi rời miền Bắc. Trên đường hành quân, họ đóng quân dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, săn bắn, trồng trọt để có thêm thực phẩm. Những nơi biệt kích quân phát hiện ra, phải công nhận đối phương ngụy trang rất khéo léo và cẩn trọng: Hầu hết hệ thống đường mòn, các binh trạm, kho tiếp vận, bãi chứa xe đều không thấy trên không ảnh. Chỉ có những toán biệt kích quân mới tìm ra, nhờ xâm nhập trên bộ vào sâu khu vực đóng quân của đối phương.

Tại Khe Sanh, các toán thám báo đặt lòng tin và sinh mạng của họ cho hai viên phi công can đảm của Phi đoàn 219 Cowboy và Mustachio. Hai viên phi công này dám liều mạng bốc những biệt kích quân đang bị bao vây, bất chấp hỏa lực của đối phương hay thời tiết xấu.

Khoảng giữa năm 1966, Mustachio đã bay đêm trong một phi vụ khó quên. Một toán thám báo bị tấn công ngay tại địa điểm đóng quân qua đêm. Họ khó có thể chạy thoát trước khi trời sáng trong khi phải đem theo mấy đồng sự bị thương. Cả phi công trực thăng Mỹ lẫn Việt đều lắc đầu không dám bay trong màn đêm, ngoại trừ Mustachio tình nguyện bay. Chuyến ra đi gần như đi vào cõi chết nên Mustachio đi một mình, không đem theo phi công phụ cũng như xạ thủ đại liên. “Tôi không biết làm cách nào mà Mustachio có thể đem họ ra được”. Scotty Crerar tả tiếp: “Chiếc trực thăng bay về với 88 lỗ đạn và viên phi công bị bắn mất ngón cái”.

"Mustachio" Nguyễn Văn Hoàng trước một phi vụ

Trớ trêu thay, chỉ vài tuần sau trong một chuyến chở toán thám báo Nevada về Kontum, khi chiếc trực thăng bay tới gần trại Khâm Đức, đuôi máy bay bỗng rơi ra, đập vào thân tàu, làm văng các thành viên toán Nevada cùng phi hành đoàn ra giữa không trung. Tất cả đều thiệt mạng kể cả Mustachio và phi hành đoàn. Toán thám báo Nevada gồm: Đại úy Edwin Mc Namara (sĩ quan hành quân), Thượng sĩ Ralph Reno, Trung sĩ Donald Fawcett cùng những biệt kích quân người Nùng. Các toán thám báo khác đã đem được xác những biệt kích quân cùng phi hành đoàn tử nạn về, trừ xác của Ralph Reno.

Ba tuần sau, một toán thám báo khác xâm nhập khu vực hướng tây Khe Sanh. Đến ngày thứ 3, khi toán thám báo đang trên đường xuống núi Cơ Rốc, đến một con suối lớn để lấy nước uống, Trung sĩ nhất Whalen cùng Sain canh chừng cho Trung sĩ Laws cùng 2 biệt kích Nùng xuống suối lấy nước trước thì đối phương bất ngờ xuất hiện. Khi Whalen định báo động, Sain đã trúng đạn AK vào mặt, không kịp bắn trả đối phương. Trong lúc đạn AK nổ vang trời, Whalen vội nhào xuống suối, hai biệt kích Nùng khác cùng Laws nhảy xuống bơi xuôi theo dòng suối. Không hiểu từ đâu Quân Bắc Việt tràn ra rất đông, họ cũng nhào xuống suối, vừa bắn vừa đuổi theo khiến Whalen phải bơi ngược dòng suối, nên không gặp Laws cùng hai biệt kích quân người Nùng còn sống sót. Đi được một quãng, thấy có chùm cây chìa ra bờ suối, Whalen hít vào một hơi dài rồi lặn chui vào trong lùm cây nằm im.

Quân BắcViệt lục soát một hồi không thấy gì liền bỏ đi. Whalen vẫn chưa dám sử dụng máy truyền tin báo nguy vì đối phương vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Đợi đến khi trời tối, Whalen mới ra khỏi chỗ trú ẩn và được trực thăng cứu thoát. Anh ta là người duy nhất trong toán thám báo còn sống sót. Hai ngày sau, SOG cho một toán thám báo khác vào lấy xác. Đúng theo báo cáo của Whalen, họ đem về được xác của Sain. Còn Laws cùng 2 biệt kích Nùng mất tích không tìm ra xác. Thân nhân của họ cũng không biết chính xác về cái chết của người thân ngoài tờ giấy ghi vẻn vẹn một câu: “Mất tích trong một chuyến đi trinh sát ở miền Nam Việt Nam”.

Đồi 881, Khe Sanh ngày 30/4/1967
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #95 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 11:05:16 pm »

Mùa khô 1966-1967, Trung tướng Lewis W. Walt, Tư lệnh thứ 3 của Thủy quân lục chiến, yêu cầu SOG trinh sát khu vực gần khu phi quân sự. Vì theo ông ta, trong cuộc hành quân Hastings, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đẩy lui hai sư đoàn Bắc Việt về khu phi quân sự, chiếm hai vị trí quan trọng là Cồn Tiên và dãy đồi Rockpile. Hai vị trí chiến lược này liên tục ăn đạn pháo binh của đối phương giấu trong khu phi quân sự. Không biết hai sư đoàn của đối phương di chuyển đi đâu? Cộng thêm vài dấu hiệu chứng tỏ Quân đội Bắc Việt có thể tấn công hai tỉnh cực bắc miền Nam Việt Nam. Một loạt câu hỏi được đặt ra: “Đối phương đi đâu? Tăng viện cho ai? Pháo binh họ giấu ở đâu?” Tướng Walt muốn biết lời giải đáp cho những câu hỏi đó.

Tướng Lewis W. Walt

Thế là những toán thám báo của SOG chuẩn bị hành trang để đi lên hướng bắc, thay thế cho Thủy quân lục chiến, đảm nhiệm việc trinh sát. Họ đem theo phương tiện nghe trộm đường dây điện thoại của Quân Bắc Việt, vì trước đó SOG khám phá ra hơn chục đường dây điện thoại của đối phương, rải dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Ban tham mưu của tướng Walt đánh dấu trên bản đồ 17 mục tiêu trong khu phi quân sự và dọc theo biên giới Việt – Lào cho các toán thám báo SOG. Ba toán đầu tiên vào khu vực đã đánh dấu trên bản đồ, gắn máy nghe trộm. Nhưng chưa được 3 ngày, hai toán đã phải chạy tháo thân. Ba toán kế tiếp vào được hơn hai ngày thì chạm trán đối phương, họ chạy thoát được và đem về một tù binh.

Đồi 881, Khe Sanh, 10/5/1967. Trung sĩ Robert đốt  những giấy tờ cá nhân
phòng khi cao điểm không trụ vững trước áp lực của đối phương

Ngày 28/9/1966, toán thám báo chạm trán với một đại đội Quân Bắc Việt ở gần Khe Sanh. Toán thám báo bị xé lẻ, Trung sĩ Danny Taylor cùng hai biệt kích Nùng mất tích. Năm hôm sau, toán Colorado và Arizona được trực thăng Thủy quân lục chiến đưa vào khu vực gần Khe Sanh. Toán Colorado xâm nhập trước, tại một địa điểm ở gần bắc bờ sông Bến Hải, phía tây khu phi quân sự. Sau đó, trực thăng quay về để đưa toán Arizona tiếp tục xâm nhập mục tiêu đã định.

Nhưng khi chiếc CH46 thả xong toán Arizona, vừa bay lên thì các loại súng của đối phương thi nhau nhả đạn vào bãi đáp. Toán Arizona đổ xuống đúng nơi đóng quân của đối phương (!). Cách đó 15 dặm, toán Colorado nghe rõ tiếng kêu cứu của toán Arizona: “Đến đón tụi tôi ra! Bạn phải đến đem tụi tôi ra!” Mặc dù có máy bay yểm trợ, bắn xung quanh bãi đáp nhưng súng của đối phương vẫn nổ, không cho toán Arizona ngóc đầu lên. Cuối cùng, trên sóng điện đàm có tiếng của hiệu thính viên toán Arizona là Echevarria rất bình tĩnh, anh ta nói: “Thôi hết! Bạn hiền!”. Rồi tiếp câu: “Đừng đến nữa! Chấm dứt!”. Lần đầu tiên trong hồ sơ của SOG ghi nhận: “Nguyên một toán thám báo bị nuốt sống!”. Trong số 7 chiếc trực thăng đến giải cứu toán Arizona thì 6 chiếc cùng 1 khu trục A1 Skyraider trúng đạn, may không chiếc nào bị rơi.

30/3/1966

Trong khi đó, toán Colorado có vẻ thành công khi khám phá ra nhiều căn cứ của Quân đội Bắc Việt, họ gắn được máy nghe trộm và đem về được 7 cuốn băng cassetes ghi âm những cuộc điện đàm của đối phương. Những máy nghe trộm điện thoại do các toán thám báo đặt trong lòng đối phương đã đem lại những nguồn tin tình báo rất có giá trị.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 10:26:33 pm »

HÀNH QUÂN DANIEL BOONE

Ngồi trong chiếc máy bay quan sát, Wilcorek để ý đến con đường 19 ở đông bắc lãnh thổ Campuchia. Con đường này rộng đủ cho hai làn xe chạy. Từ trên cao, Wilcorek vẫn nhìn rõ con đường tắm bụi, chứng tỏ có đoàn xe đang di chuyển trên con đường, vì khu vực xung quanh không có làng mạc hay dấu hiệu nào của dân cư. Trong lúc đó, chỉ riêng tháng 10/1965, tại thung lũng Ia Drang, Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đã mất 304 quân trong trận đụng độ với hai trung đoàn chính quy của Quân đội Bắc Việt, họ di chuyển và nhận tiếp tế từ Campuchia sang.

Thung lũng Ia Drang, 1965. Lính Sư 1 Kỵ binh bay Mỹ tăng cường vừa được trực thăng đổ xuống, trên đường di chuyển đến núi Chư Pong, Ia Drang, nơi đang diễn ra trận đánh đẫm máu

Năm 1966, đường 19 được bí mật nối liền với đường 110 và đường 96 trên đất Lào. Điều đó cho thấy hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh không dừng lại ở Lào mà tiếp tục vươn dài về hướng nam Campuchia. Cuối năm 1966, các toán biệt kích thường xuyên phát hiện những đoàn xe quân sự của đối phương chuyển quân quá cảnh qua đất Campuchia. Với thông tin trên, đầu năm 1967, tướng Westmoreland cùng đô đốc Grant Sharp, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương yêu cầu giới chức thẩm quyền ở Washington cho phép SOG được xâm nhập, do thám lãnh thổ Campuchia. Tháng 5/1967, SOG được chấp thuận tổ chức cuộc hành quân Daniel Boone, vượt biên sang lãnh thổ vương quốc Campuchia.

Vào thời điểm đó, chính quyền Sihanouk có mối liên hệ mật thiết với chính quyền Bắc Việt. do đó, việc các biệt kích xâm nhập đất Campuchia phải giấu nhẹm, để Bộ Ngoại giao Mỹ có thể chối cãi dễ dàng khi cần. Có nghĩa là các toán biệt kích chỉ có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chiến lược; không được tấn công, phá hoại, phục kích hoặc gài mìn, bẫy. Họ được dặn dò cẩn thận, để tránh nhầm lẫn giữa lính Campuchia với Quân đội Bắc Việt, vì cả hai đều mặc quân phục xanh, trang bị AK47. Trực thăng võ trang là hỏa lực duy nhất yểm trợ cho các toán biệt kích hoạt động trên đất Campuchia, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp.

Lúc đầu, cuộc hành quân Daniel Boone chú trọng vào khu vực rừng núi rậm rạp vùng tây bắc Campuchia, nơi giáp ranh với cao nguyên Trung bộ, thuộc địa bàn Quân khu II của Quân đội Sài Gòn. Chuyến đầu tiên có vẻ may mắn. Ngày 15/6/1967, SOG bắt đầu chuyến xâm nhập thứ 2. Sau này, Trung sĩ nhất Lowell Stevens nguyên trưởng toán biệt kích nhớ lại: “Đó là ngày dài nhất trong cuộc đời tôi”.

04/1968. Lính Sư 101 Không kỵ ra hiệu cho trực thăng tiếp cứu. Cảnh này được đạo diễn Oliver Stone tái hiện trong phim "Trung Đội"

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 10:42:25 pm »

Toán biệt kích được một chiếc Kingbee H34 không phù hiệu thuộc Phi đoàn 219 của Không quân Quân đội Sài Gòn đưa đến địa điểm xâm nhập, bãi đáp là một sườn núi, nằm trong lãnh thổ Lào khoảng 100 m. Trưởng toán (One-Zero) Lowell Stevens cùng toán phó là Trung sĩ Roland Nuqui và 4 biệt kích Nùng chạy ra khỏi bãi đáp là những mảng cỏ tranh bị cháy, rồi biến mất vào trong cánh rừng rậm rạp. Phía sau họ là những tiếng gọi nhau ơi ới (?!) cùng tiếng súng bắn báo động. Họ đã bị đối phương phát hiện.

Chu Lai, 4/11/1965. Nữ phóng viên chiến trường Dickey Chapelle trúng đạn khi đi cùng một đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ

Nhiệm vụ của toán biệt kích là phải tìm ra hai con đường mòn, vốn là trạm đóng quân, cũng là vị trí đặt súng đại bác của pháo binh Quân đội Bắc Việt trong 5 ngày. Toán biệt kích đã bị lộ khi xâm nhập. Bây giờ chỉ còn cách cầu trời trong lúc Quân Bắc Việt đang bủa lưới bao vây tứ phía. Không còn cách nào khác, Stevens đặt khẩu tiểu liên Thụy Sĩ K9 xuống đất, gọi về Trung tâm: “Đám Bê bối (?!) đang bao vây tụi tôi. Yêu cầu cho rút quân ngay tức khắc!” Nhưng thật xúi quẩy cho toán biệt kích, viên sĩ quan điều không (APC) của SOG ngồi ghế sau chiếc máy bay quan sát lại là người không có kinh nghiệm về chiến tranh ngoại lệ. Anh ta tưởng rằng Stevens nói đùa nên không ra lệnh cho chiếc Kingbee quay trở lại bốc toán biệt kích. Viên sĩ quan này đòi hỏi phải có bằng chứng áp lực của đối phương. Trong lúc đó, toán trưởng biệt kích cùng các thành viên trốn ở trong bụi rậm, nghe rõ tiếng viên sĩ quan Bắc Việt ra lệnh cho binh sĩ của họ di chuyển lên đỉnh núi, nơi toán biệt kích vừa lẩn trốn.

Thực ra, Stevens cùng các thành viên của anh ta trực thuộc chương trình hành quân Omega. Trên văn bản, giấy tờ họ thuộc quân số Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, là đơn vị chủ quản của cuộc hành quân Omega, do B50 Lực lượng đặc biệt bảo đảm và B56 đảm nhiệm. Hai sở chỉ huy hành quân này có nhiệm vụ xâm nhập vùng đối phương kiểm soát trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Thế nhưng các sĩ quan cao cấp của Liên đoàn biệt kích số 5 lại muốn giành nhiệm vụ xâm nhập lãnh thổ Campuchia. Rút cuộc, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam giao cả hai cuộc hành quân Omega và Sigma cho SOG chỉ huy. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc trên.


Phải thúc giục rất nhiều lần, cuối cùng viên sĩ quan điều không mới điều 4 chiếc trực thăng vũ trang (Huey gunship) bắn yểm trợ cho trực thăng H34 vào bốc toán biệt kích ra. Do sườn núi có độ dốc cao nên chiếc H34 đem theo một quân nhân Mỹ là Thượng sĩ Ben Snowden, để trợ giúp việc lôi các biệt kích quân lên máy bay.

Khi Stevens nâng người biệt kích Nùng dẫn đường lên cho Snowden thì đối phương bắn xối xả vào chiếc máy bay, khiến chiếc Kingbee lắc lư, nhưng vẫn gắng gượng đem toán biệt kích ra khỏi vùng đang bị hỏa lực của đối phương khống chế. Tuy nhiên, với 68 viên đạn vào thân, chiếc H34 không thể không rơi xuống đất. Từ nơi trú ẩn, Stevens nhìn lên sườn núi thấy một cái hang, bên trong là khẩu đại liên mà đối phương đã ngưng bắn, sau khi chiếc trực thăng H34 rơi.

Chiếc Kingbee thứ 2 gọi thêm máy bay khu trục thả bom, làm thành lưới lửa che cho toán biệt kích rồi đáp xuống. Khi chiếc trực thăng bốc lên cao khoảng 30 bộ, khẩu đại liên trong hang lại khạc ra lửa(?!), bắn đứt đuôi chiếc trực thăng.

TQLC Mỹ tại Khu phi quân sự (DMZ), 21/9/1966. Sau cuộc hành quân Hastings giành lại quyền kiểm soát bờ nam khu DMZ (Dọc theo sông Bến Hải, rộng 1,6km từ bờ sông vào mỗi bên,kéo dài từ biên giới Việt - Lào đến biển Đông), Tướng Walt, Tư lệnh TQLC, đã để lại 3 tiểu đoàn TQLC (sau tăng lên 7 tiểu đoàn) chốt chặn tại các cao điểm phía nam sông Bến Hải. Họ liên tục phải chịu sức ép từ Sư đoàn 324B, Quân đội Bắc Việt Nam

Chiếc Kingbee quay như chong chóng trên trời, rồi rơi xuống đất bốc cháy. Cả toán biệt kích cùng với phi hành đoàn chạy thoát lên một ngọn đồi khác lẩn trốn. Chỉ còn chiếc Kingbee duy nhất trên trời, nhưng nó phải quay về đổ thêm xăng.

Cộng cả nhân viên phi hành đoàn, tất cả có 9 người trong đó có viên xạ thủ đại liên trên chiếc H34 bị thương nặng. Từ trên đồi, họ theo dõi những chiếc khu trục A1 Skyraider thả bom Napalm xuống chân đồi.
Thêm một chiếc máy bay bị trúng đạn rơi xuống. Những biệt kích quân nín thở nhìn chiếc dù bị gió thổi dạt về hướng có quân Bắc Việt. Sau đó đoàn trực thăng vũ trang khác xuất hiện, chiếc Kingbee còn lại xà xuống bốc tất cả về Dakto an toàn. Stevens cùng toán biệt kích Nùng lê bước khỏi trực thăng, họ hoàn toàn kiệt sức. Trong một chiếc poncho có xác Thượng sĩ Snowden. Anh ta lĩnh 9 viên đạn trong tổng số 68 viên bắn trúng chiếc Kingbee thứ nhất. Để dành danh dự cho người biệt kích quân đầu tiên hi sinh trong cuộc hành quân Daniel Boone, sở chỉ huy căn cứ ở Kontum được đặt tên là Snowden Hall.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 04:26:44 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #98 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 11:09:54 pm »

Bù lại những tổ thất, trong vòng vài tháng, các toán biệt kích thuộc chương trình hành quân Daniel Boone đem về nhiều tin tức về hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, với các trạm điện thoại, căn cứ và kho tiếp vận của đối phương. Tại phía nam vùng ba biên giới dưới tỉnh Pleiku là một khu vực hiểm trở, rừng núi rậm rạp. Quân đội Bắc Việt xây dựng một căn cứ rất rộng lớn. Quân đội Bắc Việt và Quân Giải phóng tập trung trong khu vực này từ 3 đến 4 sư đoàn. Nhất là khu vực Lưỡi Câu gần Lộc Ninh (do có hình thù giống như chiếc mũi của Tổng thống Mỹ quá cố Kenedy, nên còn có tên gọi là mỏm Kenedy), ở đó đối phương đặt Bộ chỉ huy tối cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Trung ương cục miền Nam (thường gọi là R). Với vị trí chiến lược đó, hầu hết những chuyến xâm nhập sang Campuchia của SOG đều nhắm vào khu vực Lưỡi Câu và vùng 3 biên giới.

Vào cuối mùa mưa năm 1967, Quân đội Mỹ bị thiệt hại nhiều nhất trong trận Dakto, gần khu vực hoạt động của các đơn vị SOG. Trong lúc Lữ đoàn Dù 173 của Mỹ đánh chiếm từng thước đất trên đồi 875 ở tây nam Dakto, thì vài toán biệt kích của SOG xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia 5 dặm về hướng tây, để yểm trợ cho Lữ đoàn 173 (có thể đơn vị này chưa biết các hoạt động của SOG).

Lữ đoàn 173 tại chiến khu D, 5/10/1965

Toán thứ nhất do Stevens làn trưởng toán, toán phó là Trung sĩ nhất Ken Shoebox Carpenter. Họ theo đường bộ xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia từ Nam Lào, nhằm tìm ra con đường tiếp tế cho các đơn vị đang chiến đấu trên đồi 875. Đồng thời, để biết đối phương sẽ tăng viện thêm quân hay rút lui. Toán biệt kích này lục soát suốt 2 ngày. Đến trưa ngày thứ 3, họ mới phát hiện ra con đường được trồng cây giả và rải lá ngụy trang. Toán biệt kích bố trí và chờ đợi...

Trời vừa chập tối, toán biệt kích bắt đầu nghe tiếng động cơ xe Molotova. Khoảng 10 giờ đêm, từng toán Thanh niên xung phong xuất hiện, lặng lẽ dọn đường cho xe đi. Con đường nhỏ, chỉ đủ cho chiếc xe vận tải chạy qua. Nửa giờ sau, đoàn xe vận tải  chạy qua đem theo đồ tiếp tế cho đơn vị đang đánh trên đồi 875. Như vậy, đối phương không tăng viện thêm người vào chiến trường. Khoảng 4 giờ sáng, đoàn xe trở lại đem theo tử sĩ quân Bắc Việt. Trước khi trời sáng, đội quân TNXP lại xuất hiện, âm thầm trồng lại cây, một vài người trong số họ mang túi lớn, đi sau để rải lá cây trên mặt đường để giấu những vết xe.

Biết được bí mật này, mùa khô 1967-1968, SOG sử dụng quân của Liên đoàn Biệt kích số 5 của Mỹ, thực hiện cuộc hành quân Omega và Sigma, thuộc chương trình hành quân Daniel Boone. Những toán biệt kích đóng tại Buôn Mê Thuột được lệnh xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia. Các toán khác đóng tại Kontum đảm nhiệm những mục tiêu ở vùng Nam Lào. Sở chỉ huy tại Đà Nẵng với các căn cứ hành quân tiền phương ở Phú Bài, Khe Sanh và Kontum trở thành Sở chỉ huy Bắc (CCN). Tên các toán biệt kích đều lấy tên các tiểu bang Mỹ hoặc rắn như Anaconda, California... Buôn Mê Thuột lúc này trở thành Sở chỉ huy Nam (CCS). Tên các toán biệt kích là tên những dụng cụ như Saw (Cưa), Hammer (Búa)...

Đồi 110, 12/5/1967. Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ bên cạnh xác đối phương đã bị phân hủy.
Trước đó nơi đây đã diễn ra 1 trận đánh giữa 2 bên. Có thể người lính bị thương đang trên đường tìm đồng đội của mình

Ngày 29/1/1968, đã xảy ra trường hợp mất tích đầu tiên ở Campuchia. Đó là Trung sĩ nhất Charlie White, anh ta chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn phục vụ ở Việt Nam. Thế nhưng trong chuyến xâm nhập vào khu vực đông bắc Campuchia, khi chạm trán với đối phương, Charlie chạy đến một khoảng đất trống để trực thăng có thể dùng dây câu lên. White to cao như cầu thủ bóng đá, với thân hình cao 1, 95 m; nặng 126 kg. Khi trực thăng mới kéo anh ta lên cao khoảng trên 760m thì White rơi xuống đất. Trong lúc đó, đối phương vẫn đang truy kích và vì trời đã tối nên phải đợi đến sáng hôm sau  SOG mới tổ chức tìm kiếm Charlie White.

Toán cấp cứu Bright Light gồm Trung sĩ nhất Zabitosky và Dallas Longstreath nhảy xuống khu vực bãi đáp, nơi bốc toán biệt kích hôm qua. Họ tìm thấy dấu vết Quân Bắc Việt dàn hàng ngang lục soát trên đồi, rồi tụ lại tại một điểm có cây bị gãy, có lẽ là nơi Trung sĩ White rơi. Không thấy có vết máu. Khu vực xung quanh có nhiều dấu chân đối phương. Dò quanh đó vẫn còn quân Bắc Việt, toán biệt kích Bright Light đành phải quay về. Bộ Quốc phòng Mỹ coi như Trung sĩ White tử trận. Trung sĩ Zabitosky là người đi tìm thì tin rằng bị bắt, nhưng không có tin tức gì.
Một trường hợp mất tích khác xảy ra tại Campuchia, người tường tận sự việc là Trung úy Harry Jr. Kroske khá nổi tiếng, làm trưởng toán Hammer ở Buôn Mê Thuột. Toán Hammer gồm 2 biệt kích Mỹ và 4 biệt kích Nùng, có nhiệm vụ do thám khu vực Lưỡi Câu, nơi tình nghi có căn cứ lớn của Quân đội Bắc Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam (R). Sau vài ngày thực tập, toán biệt kích xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương là trại biệt kích Bù Đốp, xâm nhập đất Campuchia vào một buổi chiều.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 11:54:23 am gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:55:36 pm »

Bãi đáp toàn cỏ tranh nên rất trống trải. Toán biệt kích di chuyển thật nhanh đến một cánh rừng cách đó khoảng một phần tư dặm. Vào đến bìa rừng, Trung úy Kroske ra lệnh cho Stockdale liên lạc với sở chỉ huy, trong khi anh ta cùng người dẫn đường là biệt kích Nùng đi sâu vào khu vực được dánh dấu trên bản đồ, để quan sát một con đường lớn mà họ trông thấy từ trên cao.

Thung lũng A Shau sau đợt bom, 1969

Stockdale báo cáo xong thì trực thăng bao vùng bay về căn cứ. Còn nửa tiếng nữa mặt trời mới lặn. Toán biệt kích di chuyển tìm địa hình đóng quân đêm. Bỗng một tràng đạn AK xé toang khoảng không vắng lặng (cả biệt kích lẫn đối phương đều sử dụng súng AK). Thêm nhiều tràng súng đạn nổ vang dội chỉ cách Stockdale khoảng 50 feet, cũng là nơi Kroske cùng người biệt kích Nùng đi thăm dò. Stockdale vội vã gom toán biệt kích còn lại, sẵn sàng ứng chiến. Đúng lúc đó, người lính Nùng chạy trở lui báo cáo: “Trung úy chết rồi!”.

Stockdale bất chấp nguy hiểm, chạy lên tìm Kroske. Anh ta mới di chuyển được vài bước thì súng AK nổ tiếp, đạn cày đất tung tóe lên, buộc Stockdale phải nằm xuống, mấy người lính Nùng hoảng hốt bỏ chạy. Mãi sau này, Stockdale mới được biết Kroske chạm trán ba người lính Bắc Việt. Anh ta nổ súng trước, trúng hai lính Bắc Việt. Người thứ ba bắn trả lại, 2 viên trúng vào bụng, một viên vào ngực Kroske. Thấy tình thế nguy hiểm, Stockdale chạy trở lui, chui vào một góc rừng nằm im khoảng 5 giờ đồng hồ. Suốt cả đêm, quân Bắc Việt lùng sục khắp nơi, nhưng không tìm thấy người lính biệt kích Mỹ ở đâu.

Trong khi đó, cách Buôn Mê Thuột 80 dặm, một đơn vị duy nhất của Không quân Mỹ là Phi đoàn 20 Hành quân đặc biệt gửi 6 chiếc trực thăng Huey đi cứu Stockdale. Trực thăng thuộc phi đoàn này không sơn phù hiệu không quân Mỹ, mà sơn hình con ong nên có biệt danh “Green Hornets”. Phi đội trực thăng phải mất gần 3 giờ đồng hồ quần đảo, uy hiếp đối phương mới thả được dây cấp cứu xuống câu Stockdale ra khỏi vùng nguy hiểm. Trung úy Kroske mất tích, không thu hồi được xác. Stockdale trở thành trưởng toán Hammer gần 2 năm và anh ta khá nổi tiếng tại Sở chỉ huy Nam (CCS). Còn trong Phi đoàn Green Honests, Thiếu úy phi công Flemming lại nổi danh về tài thả những toán biệt kích của SOG.

Bình Giã, 01/1965

Trong một phi vụ thả toán biệt kích Chisel xuống mục tiêu Tango 51, có sự tham gia của Thiếu tá Paul Mc Clellan. Toán Chisel đáp đất an toàn, liền di chuyển đến một dòng sông rộng làm nhiệm vụ thám thính sự di chuyển của đối phương trên sông. Chiếc trực thăng Green Hornets bay về trại biệt kích Đức Cơ, gần nơi xuất phát của những toán biệt kích. Họ sẽ ăn trưa, lấy thêm xăng, đợi đến chiều sẽ bay về hướng nam để thả những toán biệt kích khác.

Trong khi đó, toán Chisel đã bố trí xong đội hình trong một bụi cây gần bờ sông để quan sát. Toán này do Trung sĩ Ancil Sonny Franks làm trưởng toán đã gần một năm. Toán phó là Trung sĩ Charles Hughes cùng 3 biệt kích người Thượng. Trong chuyến xâm nhập này có cả Đại úy Randolph, là đại đội trưởng đại đội thám báo. Ông ta đi theo cốt để kiểm tra lính của mình làm ăn ra sao.

Trong lúc cả toán ngụy trang thêm cho chỗ ẩn núp, Hughes đang kéo cần anten lên để liên lạc, thì bị đối phương tấn công. Trung sĩ Hughes cố gắng gọi cầu cứu, nhưng không ai trả lời. Trưởng toán Franks biết mình bị kẹt ở bờ sông, hết chỗ chạy. Toán biệt kích cố gắng cầm cự tại chỗ trong lúc Quân Bắc Việt đang xiết chặt vòng vây. Hughes tiếp tục liên lạc cầu cứu, nhưng Phi đoàn 5 chiếc trực thăng Green Hornets đã bay xa 30 dặm, không chiếc nào nghe được tiếng cầu cứu của Hughes.

May thay, trên không phận lúc đó có máy bay FAC do Thiếu tá Charles Anonsen của thủy quân lục chiến lái. Charles Anonsen bắt được tần số của toán Chisel, liền bay về hướng toán đang bị vây để nghe rõ hơn. Đồng thời anh ta gọi Phi đoàn Green Hornets quay trở lại. Thêm một trở ngại nữa là các trực thăng đã gần hết xăng, chỉ còn đủ nhào xuống một chuyến bốc toán biệt kích. Hai chiếc Gunship cố gắng đẩy lùi quân Bắc Việt ra xa để chiếc khác xuống bốc. Không ngờ đối phương có súng máy phòng không 12,7 ly, họ đã bắn rơi một chiếc. Chiếc thứ hai xuống cứu được phi hành đoàn và bay thẳng về Đức Cơ, vì gần hết xăng.

Toán Chisel bị đẩy lui dần về bờ sông. Thêm một chiếc trực thăng phải bay về vì hết xăng, còn lại hai chiếc trên không. Chiếc thả quân thám báo do Flemming lái và chiếc Gunship do Thiếu tá Leona Gonzales lái. Chiếc Gunship nhào xuống bắn đại liên và rocket xung quanh toán biệt kích, cũng bị trúng đạn bốc khói. Flemming đã gần hết xăng, phải chọn 1 trong 2 cách: nhào xuống bốc toán biệt kích hoặc quay về. Được FAC hướng dẫn, Thiếu úy Flemming nhào xuống, đúng lúc đó quân Bắc Việt nổ súng quyết liệt. Không biệt kích quân nào ngóc đầu lên được để chạy ra trực thăng. Rồi quân Bắc Việt xung phong, Flemming nghe tiếng báo động trên máy truyền tin: “Tụi nó vô được rồi! Vô được rồi! Chạy đi, bay đi!”. Thiếu úy Flemming kéo cần lái, chiếc trực thăng rời bờ sông, bay lên trời cao...

A Shau, 19/5/1969
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM