Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:06:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 384559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 08:27:27 pm »

Những toán biệt kích Strata kế tiếp chuẩn bị xâm nhập Bắc Việt ngoài trang bị như lính Bắc Việt, họ được mang theo máy truyền tin PRC74, để có thể liên lạc thẳng với máy bay thám thính bao vùng. Toán Strata 111 lần này có nhiệm vụ do thám lượng xe cộ của Bắc Việt di chuyển trên tuyến đường 101 thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đó là một nhánh quốc lộ 12 trước khi đến đèo Mụ Giạ, để nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toán biệt kích Strata có đem theo ống nhòm đặt trên giá ba chân để có thể theo dõi lượng xe cộ của Bắc Việt qua lại khu vực núi Khe Sai gần đó.

Rạng sáng ngày 24/9/1967, toán biệt kích Strata lên chiếc trực thăng CH3 tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan). Để tránh bị để ý, chỉ có 7 trong số 13 biệt kích quân của toán Strata tham gia phi vụ. Thiếu tá Wilgus lên chiếc C130, đích thân chỉ huy chuyến thả toán biệt kích Strata 111 . Thiếu tá Alton Deviny lái chiếc CH3, sau này kể lại: “Chúng tôi thả họ lúc trời hửng sáng, đỉnh núi chỗ họ đáp xuống quá dốc, mà rừng thì rất rậm rạp". Tuy địa thế hiểm trở, gây khó khăn cho biệt kích quân khi di chuyến, nhưng bù lại, ít thấy bóng dáng quân Bắc Việt. Có lẽ toán biệt kích cảm nhận rõ hơn những trở ngại, vì họ phải theo dõi lượng xe cộ lưu thông trên 6 km đường ở địa thế hiểm trớ, quả là điều rất khó khăn. Cộng thêm nhiều vấn đề mới phát sinh như hết nước uống; hai biệt kích quân bị bệnh. Do đó, ngày 28/9, toán biệt kích Strata yêu cầu được rút quân. Mặc dù toán Strata chẳng đem về được bao nhiêu tin tức, nhưng SOG vẫn tỏ ra hoan hỉ vì lần đầu tiên họ đã thành công trong việc đón được cả toán biệt kích từ đất Bắc trở về.

Chưa đầy một tháng sau, Strata lại chuẩn bị cho phi vụ xâm nhập mới. Vào thời điểm đó Thiếu tá Wilgus đã mãn hạn phục vụ tại Việt Nam. Người thay thế Wilgus là Thiếu tá Victor Calderon. Đến Nam Việt Nam lần thứ hai, Calderon tập hợp toán biệt kích Strata 112 lại, nói rõ nhiệm vụ của họ phải xâm nhập không phận phía bắc tỉnh Quảng Bình, để do thám khu vực ngã ba đường 15 nhập vào đường 12, chạy về hướng nam đèo Mụ Giạ. Địa điểm họ đáp xuống sẽ là khu vực rừng núi, cách mục tiêu 8 km về hướng tây bắc. Lần này họ phải nhảy dù. Đêm 23/10/1967, mười biệt kích quân trong toán Strata 112 lên chiếc máy bay MC130 ở phi trường Tân Sơn Nhất.

Chiếc MC130 bay từ biển vào đến mục tiêu, thả toán biệt kích xuống. Giống như những toán biệt kích nhảy dù xuống trước đây, toán Strata 112 bị phân tán. Khi đáp xuống hiệu thính viên Ngô Phong Hải không nhìn thấy bóng dáng bất kỳ người nào trong toán Strata 112. Chiếc dù của anh ta bị vướng trên một ngọn cây cao. Đợi đến sáng, Hải cắt dây dù, leo xuống, sau đó gặp Mai Văn Hợp, chuyên viên chất nổ trong toán. Cả hai quay trở lại gốc cây Hải vừa xuống hồi đêm đế lấy máy truyền tin. Năm giờ đồng hồ sau, cả toán mới tập hợp lại đầy đủ. Trưởng toán là Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng cảm thấy nghi hoặc địa thế xung quanh khu vực thả dù không giống như trên bản đồ. Thêm vào đó một vài thành viên trong toán báo cáo tại khu vực đáp xuống có một làng dân.

Sau khi phối kiểm, đúng là toán Strata 112 bị thả nhầm xuống gần ranh giới tỉnh Hà Tĩnh. Toán biệt kích buộc phải đi chuyên gấp, nếu không dân địa phương sẽ phát hiện ra họ và báo cho lực lượng công an nhân dân vũ trang. Nhưng ngay sáng ngày 31 tháng 10, toán biệt kích đã bị phục kích gần bờ một con suối. Ba biệt kích quân bỏ mạng, một bị thương. Số còn lại chạy về hướng nam tỉnh Quảng Bình. Mặc dù liên lạc được với máy bay Mỹ, nhưng do rừng quá rậm rạp, họ không thể xác định đúng vị trí của toán biệt kích.Trực thăng cấp cứu đành phải quay về.

Trao đổi trước khi xuất kích
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 08:40:19 pm »

Hết đồ ăn, toán biệt kích phải tìm cây, củ trong rừng nướng ăn, dân địa phương thấy khói bèn báo công an. Suốt tuần lễ tiếp theo, toán biệt kích Strata 112 bị công an nhân dân vũ trang săn lùng ráo riết. Trên dường tháo chạy, toán Strata 112 bị phân tán mỗi người một ngả. Trưa ngày 4 tháng 10, một nhóm bị bao vây, một số biệt kích quân khác bị bắt. Ngô Phong Hải lẫn trốn thêm được 10 ngày, hy vọng có trực thăng đến cứu. Nhung đợi mãi, hết đạn, bị đói, hết hy vọng, anh ta đành ra hàng. Toán biệt kích Strata 112 đến đây coi như bị xoá sổ.

Chương trình Strata lại có chỉ huy mới là Thiếu tá George “Speedy" Gaspard. Sau khi nghiên cứu tấn thảm kịch Strata 112, Gaspard quyết định chuyển các toán Strata ra Đà Nẵng. Căn cứ này có một lợi thế là máy PRC-74, mà CIA trang bị cho các các toán biệt kích có thể liên lạc thẳng với căn cứ hành quân tiền phương, không phải qua trung gian BUGS ớ Philippin.

Rút kinh nghiệm từ thảm họa Strata 112, lần này các toán biệt kích sẽ xâm nhập không phận Bắc Việt bằng trực thăng CH3, phát xuất từ căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan). Để dễ cơ động, toán biệt kích Strata sẽ gồm từ 4 đến 8 thành viên. Mặt khác, do vóc dáng người Việt Nam nhỏ, không nên đem theo nhiều đồ, chỉ đem đầy đủ thực phẩm đạn dược, nếu cần sẽ được tiếp tế bằng trực thăng CH3.

Với vẻ hài lòng, Thiếu tá Gaspard chuẩn bị cho chuyến xâm nhập Bắc Việt lần thứ nhất trong năm 1968. Toán Strata 111 dự kiến sẽ xâm nhập phía tây làng Mõ, một làng lớn của huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Nơi có con đường 196 chạy từ hướng tây nam làng Mõ đến biên giới Việt - Lào, nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh. Tại lưu vực sông Gianh, nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Việt sử dụng cá hai tuyến đường chuyển quân và hàng chi viện cho chiến trường miền Nam. Tin tức thu được tại khu vực này sẽ có giá trị lớn cho Không đoàn số 7 của Mỹ.

Chiều ngày 17 tháng 3 năm 1968, Strata 111 được trực thăng thả xuống khu vực đã định. Sau khi đáp đất, toán biệt kích di chuyển đến mục tiêu. Sáng sớm ngày 18, họ chạm trán với hai tiểu đội tuần tra của Bắc Việt. Hai bên cùng nổ súng khoảng 20 phút, thì toán biệt kích di chuyển vị trí. Đêm 18 tháng 3, họ báo cáo về Đà Nẵng về vụ việc chạm súng với toán toán tuần tiễu Bắc Việt lúc sáng.

Đến 19 tháng 3 (ngày thứ ba), toán biệt kích trớ nên dè dặt, cẩn thận, ba lần Strata 111 trông thấy các toán tuần tiễu của lực lượng an ninh địa phương đang truy lùng. Strata 111 bắt buộc phải điện về trung tâm yêu cầu cho rút quân.

Sau vụ này, Gaspard tiếp tục thứ nghiệm với toán mới Strata 113. Ngày 31/3/1968, toán biệt kích xâm nhập lại mục tiêu trước đó Strata 111 đã xâm nhập. Lần này Strata không thấy dấu hiệu của lực lượng an ninh Bắc Việt. Một tuần sau, Strata 113 được trực thăng đến bốc về.

Gaspard tin rằng mình đã thành công nên đưa tiếp toán Strata 114 xâm nhập Bắc Việt, ngoài nhiệm vụ do thám đường, toán biệt kích còn phải rải truyền đơn của đài Gươm thiêng ái quốc, vừa gài mìn trên đường và khu vực lân cận. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, toán biệt kích chạm trán với một đơn vị tuần tiễu của Bắc Việt. May mà họ chạy thoát.

Di chuyến dọc theo đường 196 về hướng nam, chiều 11/4/1968, Strata 114 báo cáo về Đà Nẵng rằng toán đã đến mục tiêu Rằng họ sẽ quan sát con đường suốt 24 giờ đồng hồ. Ngày 12/4, SOG ra lệnh cho toán biệt kích Strata 114 băng qua đường chụp ảnh, rải truyền đơn, gài mìn. Một giờ đồng sau khi đã thực thi xong phi vụ, toán biệt kích di chuyển đến vị trí an toàn. Họ nghe tiếng mìn nổ, chứng tỏ Bắc Việt có sử dụng con đường. Toán Strata 114 còn hai ngày nữa mới kết thúc phi vụ . Thế nhưng, họ đã hết nước uống, nên đòi rút quân. Nhưng toán biệt kích phải chịu khát và đợi đến ngày 15/4, trực thăng mới đến bốc họ về. SOG rất hài lòng: "có vẻ như biệt kích ra vào sau lưng quân Bắc Việt chẳng khác gì như chỗ không người".

Trở về sau chuyến xâm nhập
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 08:52:44 pm »

Trong tháng 5/1968, căn cứ SOG ở Đà Nàng có thêm nhiều toán biệt kích mới đến. Họ vừa kết thúc khoá huấn luyện tại căn cứ Long Thành. Toán thứ tư lên đường là toán Strata 120, gồm sáu quân nhân, hai người đã có kinh nghiệm, từng là thành viên toán biệt kích Red Dragon trước đây, hai biệt kích quân người Kinh và hai biệt kích quân là người dân tộc Nùng.

Toán Strata 120 được trang bị giống như những toán nằm vùng dài hạn trước đây, cũng quân phục như bộ đội Bắc Việt, súng không có số. Họ được trực thăng CH3 đưa đến xâm nhập gần làng Mõ. Vài giờ đồng hồ sau, toán biệt kích trông thấy phân đội tuần tiễu của Bắc Việt đang di chuyển trong rừng. Họ báo cáo về Đà Nẵng yêu cầu cho rút quân, nhưng trung tâm ra lệnh cho họ tiếp tục phi vụ, vì quân Bắc Việt chưa phát hiện ra sự hiện diện của toán biệt kích.

Strata 120 di chuyển đến một điểm khác ở phía bắc làng Mõ và biến mất. Trong vòng chín ngày sau, SOG ra sức tìm kiếm Strata 120 bằng các loại phương tiện như máy bay quan sát; gọi Strata 120 trên tần số khẩn cấp mỗi giờ; gọi điện văn trên đài Gươm thiêng ái quốc. Đến ngày 26/5/1968, toán Strata coi như mất tích.

Từ đó, SOG không có bất kỳ thông tin nào về số phận của toán biệt kích Strata 120. Thực ra, định mệnh đến với họ ngày 18/5, tức bốn ngày sau khi xâm nhập. Biệt kích quân Nguyễn Đình Lành nhận “sứ mệnh" do thám một dòng suối mà toán sẽ phải vượt qua. Mấy phút sau, các thành viên của toán nghe tiếng hô to: “Đầu hàng! Đầu hàng ngay!". Tiếp theo là tiếng súng nổ. Lành lĩnh trọn cả băng đạn AK, chết tại trận. Hai biệt kích quân Nùng nổ súng đáp lại, còn ba người khác thì lủi vào bụi cây.

Năm biệt kích quân còn lại phải chạy thục mạng, sau đó mới gặp lại nhau. Trong lúc chạy họ bỏ lại tất cả, chỉ đem theo súng và ít đồ ăn. Đêm đó họ trèo lên đỉnh một ngọn đồi, đốt lửa báo hiệu, hy vọng máy bay quan sát của Mỹ sẽ trông thấy. Do mất máy truyền tin, nên các biệt kích quân không còn cách nào hơn là đốt lửa ra hiệu.

Trốn trên một ngọn đồi nắng cháy, Strata chờ được giải cứu. Trong lúc họ không còn một giọt nước uống. Một biệt kích quân người Nùng là Trịnh Quốc Anh, cùng một cộng sự bèn đi tìm nước. Hai người còn lại trên đồi nghe tiếng súng nổ, sau đó tất cả bị bắt ngày 24/5/1968.

Ngày 14/5/ 1968, cùng lúc với toán Strata 120, toán Strata 111 cũng xâm nhập trở lại khu vực họ dã xâm nhập trước đó hai tháng. Hai ngày sau họ điện báo về Sài Gòn rằng Strata 120 đã tiếp cận mục tiêu an toàn. Thế nhưng đến ngày 17/5, toán biệt kích nghe có tiếng súng và tiếng chó sủa. Mọi người nằm im chờ nguy hiểm qua rồi di chuyển đến vị trí thuận lợi cho việc do thám con đường. Họ tiếp tục quan sát con đường thêm tám ngày và được bốc về ngày 30/5/1968.

Một ngày sau khi toán Strata ra đi, toán Strata 122 xâm nhập ở hướng bắc. Trong toán này có ba anh em. Nhưng đến không phận Lào, Strata không chịu đi tiếp để xâm nhập vào Bắc Việt. Trực thăng đành chở họ về và SOG lập tức sa thải Strata 122 ra khỏi lực lượng đặc biệt. Để thế vào chỗ trống trên, vào cuối tháng 5/1968, Strata 113 được lệnh xâm nhập Bắc Việt lần thứ hai. Lần này họ may mắn trở về bình yên.

Ngày 6/6/1968, toán Strata 114 cũng lần thứ hai xâm nhập tại khu vực gần làng Mõ và gặp ngay đoàn xe quân sự, toàn Molotova của Bắc Việt, đang di chuyến trên đường về hướng đường mòn Hồ Chí Minh. Không quân Mỹ đã để ý mục tiêu này từ lâu. Ngày 10/6, toán biệt kích Strata 114 điện báo về Sài Gòn rằng bom rơi gần chỗ họ đang ẩn núp. SOG phải thông báo cấp tốc cho không quân Mỹ và yêu cầu dành cho toán biệt kích một khu vực an toàn, tránh bị đánh bom.

Vợ một biệt kích Nùng được gọi đến để nhận diện xác chồng
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2011, 12:20:47 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 09:18:32 pm »

Tuy nhiên, trận đánh bom của không quân Mỹ không có hiệu quả. Strata 114 báo cáo trung tâm: "Bom ném không trúng mục tiêu”. Hai ngày sau, toán biệt kích lại chứng kiến đoàn xe Molotova chở đồ tiếp tế, nặng nề di chuyển trên đường. Sau đó, họ phát hiện ra một binh trạm chứa khoảng 60 xe vận tải giấu kín trong cánh rừng già có cây che phủ rất rậm rạp.

Thế nhưng mọi sự thay mắn cho toán biệt kích Strata 114 đã chấm dứt vào ngày 12/6/1968, cả trướng, phó toán và nhân viên truyền tin đều không trở lại sau một chuyến do thám ngắn. Khi nghe tiếng súng, lựu đạn nổ, bốn biệt kích quân còn lại của toán Strata 114 vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Ngày 18/6, họ may mắn được trực thăng bốc về.

Cay cú, ngay ngày hôm sau (19/6), toán biệt kích Strata 115 được lệnh xâm nhập và tìm kiếm mục tiêu mới ớ phía nam tỉnh Hà Tĩnh. Đây là toán phải xâm nhập vào địa bàn xa nhất so với các toán Strata, cũng là toán gồm toàn biệt kích người Khmer. Sau khi đáp đất, toán biệt kích Khmer di chuyển đến mục tiêu, tiến hành do thám khu vực được giao. Hết lương thực, SOG phải nhờ một chiếc khu trục A1 của không quân Sài Gòn thả bom giả Napalm chứa thức ăn cho Strata 115. Ngày 27/6, toán Strata 115 chạm trán quân Bắc Việt, một biệt kích quân bỏ mạng. SOG phải điều trực thăng đến giải cứu toán biệt kích.

Cùng thời điểm này, toán Strata 111 tổ chức xâm nhập chuyến thứ tư. Ngày 20/6, toán xâm nhập sâu 16 km về phía bắc của khu phi quân sự. Trong bốn ngày đầu Strata 111 không thấy sự hiện diện của quân đội Bắc Việt. Nhưng đến ngày 24/6, họ bị phát hiện, bèn điện về Đà Nẵng báo cáo, rồi rải mìn; sau đó đi chuyển đến vị trí khác. Ba hôm sau, Strata 111 một lần nữa chạm trán với quân đội Bắc Việt, một biệt kích quân bị thương. Strata 111 yêu cầu trung tâm cho rút quân. Về tới căn cứ Đà Nẵng, Strata 111 lập tức bị giải tán.

Đến mùa mưa năm 1968, chương trình Strata vẫn tiếp tục triển khai, với mật danh mới là "Kế hoạch 34B". Đối với biệt kích nằm vùng dài hạn mang mật danh là “Kế hoạch 34A". Những toán biệt kích mới được tuyển mộ cho chương trình “Kế hoạch 34B", gồm sĩ quan, hạ sĩ quan trẻ trong Quân đội Sài Gòn. Họ đem lại sinh khí mới cho các toán biệt kích Strata.

Cùng thời điểm trên, toán biệt kích Strata 115 (người Khmer) xâm nhập Bắc Việt lần thứ hai. Sau 18 ngày thực thi phi vụ, họ đụng độ với quân Bắc Việt. Toán biệt kích bị xé lẻ, phân tán. Trực thăng chỉ bốc về được ba người, còn bốn người khác thì mất tích. Toán biệt kích cuối cùng xâm nhập trong tháng 7/1968, là Strata 119, toàn dân Thái. Họ được tuyển mộ từ bên Lào, sau đó đưa về Long Thành huấn luyện cho đến hết năm 1967. Họ được chia làm hai toán. Toán qua không làm nên cơm cháo gì, SOG phải trả họ về Lào. Toán Axe được tăng cường hai hiệu thính viên người Kinh, tổ chức thành toán Strata 119.

Ngày 29/7, Strata 119 được trực thăng đưa vào khu vực gần làng Mõ. Trong tuần lễ đầu, họ không gặp trở ngại nào. Sau đó Strata 119 phát hiện Quân đội Bắc Việt có mặt thường xuyên ở khu vực này. Ngày 10/8/1968, tức hai ngày trước khi kết thúc phi vụ, Strata 119 phát hiện Quân đội Bắc Việt đang đi lùng. Trưởng toán Lò Văn Thông ra lệnh cho các thành viên trong toán nằm im, rồi gọi máy bay trinh sát xin chỉ dẫn. Do rừng cây quá rậm rạp, Thông cùng với một biệt kích quân phải leo lên một cây to để định hướng. Đúng lúc đó, bỗng có tiếng súng nổ chát chúa ở dưới, cả hai phái nằm im trên cây cả tiếng đồng hồ. Trong lúc đó, những biệt kích quân còn lại chạy thoát và được trực thăng bốc đưa sang Thái Lan. Thông cùng đồng sự định tìm đường sang Lào, nhưng đã bị quân đội Bắc Việt bắt sống.

Theo tài liệu “How Amerlca Lost the Secret War in North Vietnam”; by Kenneth Conboy, Dale Andradé. United press 2000.


Biệt kích Nùng cùng LLĐB Mỹ tại Daklak, tháng 3/1966

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 09:45:13 pm »


Đôi nét về dịch giả, giáo sư Vũ Đình Hiếu:

- Sinh quán làng Yên Thái (Bưởi) Hà Nội.
- Cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
- Cựu sĩ quan Biệt kích.
- Sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại.
- BS (Cử Nhân) Toán.
- MS Computer Science.
- Ph. D. Management Information Systems.
- Đã giảng dạy cho một số Viện đại học ở Mỹ, đại học RMIT Việt Nam.
- Đang giảng dạy tại Information Technology cho American University ở Bosnia Herzegovina.


 
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2011, 01:12:09 am »

BIỆT KÍCH QUÂN

Trong mọi nỗ lực phá hoại miền Bắc Việt Nam, để ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền Nam, từ năm 1961, cơ quan Trung ương tình báo Mỹ (CIA) đã bắt đầu thả những toán biệt kích Sài Gòn (người Việt Nam) xuống đất Bắc. Từ năm 1964, Lầu Năm Góc đã biết chắc rằng những biệt kích quân đó đã bỏ mạng, bị cầm tù hoặc đã hợp tác với quân Bắc Việt. Nhưng Bộ Tống Tham mưu liên quân Mỹ, hay nói cách khác là Lầu Năm Góc vẫn ra lệnh tiếp tục thả thêm những toán biệt kích mới xâm nhập không phận Bắc Việt, thông qua “Kế hoạch 34A".

Nỗ lực mới này do một cơ quan đặc biệt, mang danh: Đoàn Nghiên cứu, quan sát (hay còn gọi là Nha Kỹ thuật) đảm trách. Tính đến năm 1968, đã có khoảng 500 biệt kích mất tích (đồng nghĩa với chết hoặc bị bắt) ở Bắc Việt. Thân nhân của họ chỉ được cơ quan SOG thông báo là họ đã chết. Ngoài ra, SOG chẳng cần quan tâm xem số phận những biệt kích quân ra sao, hoặc chí ít cũng tìm cách cứu họ về.

Phải 20 năm sau, khi trên 300 biệt kích quân được trả tự do từ những trại giam trên đất Bắc, thì những mưu đồ đen tối nhất của Chính phủ Mỹ mới được đem ra ánh sáng. Qua những hồ sơ bị phủ một lớp dày bụi thời gian, được giải mã hay vẫn bảo quản theo chế độ bảo mật, cùng những cuộc tiếp xúc với những biệt kích quân người Việt Nam, nhân viên CIA, SOG, nhân viên tình báo. Ông Sedgwick Tourison, một chuyên viên tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã vén lên bức màn bí mật trong cuộc chiến Việt Nam. Một cuộc chiến đã lấy đi biết bao sinh mạng của người Việt Nam và cả người Mỹ.

Trực thăng UH-1D của Không đoàn 366 rải chất khai hoang tại ĐBSCL

Có thể những biệt kích quân Sài Gòn không hình dung được họ đã trở thành công cụ, phương tiện chiến tranh cho Mỹ như thế nào trong một mưu đồ đen tối: “Dùng người Việt giết người Việt. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. CIA đã biến họ, những biệt kích quân của quân đội Sài Gòn thành những đứa con lầm lỡ, quay lưng lại với chính dân tộc, tổ quốc mình. Trong lúc lớp lớp người Việt Nam, có cả những người thân thích, chòm xóm, thân tộc, bạn bè trang lứa, cha chú họ... đã cùng cả dân tộc, đất nước này đứng lên chống Mỹ chỉ với một ước nguyện duy nhất là hoà bình, đất nước thống nhất, núi sông liền một dải.

Mỹ Tho, tháng 3/1966

Khi bị chính quyền Mỹ chối bỏ, những biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn nghĩ gì sau bao năm dài bị giam giữ trong các trại giam trên đất Bắc? Trong số họ có kẻ đã phải trả giá quá đắt cho những gì mình đã gây ra cho đất nước bằng 10 năm, 20 năm, thậm chí có người ngồi tới 30 năm, suy ngẫm sau chấn song sắt trại giam. Khi đã luống tuổi họ có gì đế kể cho con cháu mình nghe? Hay có chăng chỉ là những ký ức buồn.

 Cho đến giờ họ vẫn chưa lý giải nổi, vì sao những toán biệt kích quân khi xâm nhập lãnh thổ miền Bắc thường chạm trán các lực lượng vũ trang Việt Nam ngay tại địa điểm thả dù? Mặc dù tọa độ thả các toán biệt kích đúng ra phải được bảo mật. Họ phải bỏ mạng, hoặc may mắn hơn là bị bắt sống. Trong số họ có người đã nhận ra sự thật của “Chủ nghĩa quốc gia” mà CIA nhồi vào đầu họ. Do đó không ít biệt kích quân đã hợp tác với lực lượng an ninh Bắc Việt, gửi đi những bức điện giả để những người lính Sài Gòn nói chung, và biệt kích quân nói riêng bớt đổ máu.

Lời thú nhận của các cựu nhân viên CIA, SOG có thể gây sửng sốt hơn nữa cho nhiều người, đặc biệt là các biệt kích quân người Việt Nam, bởi một sự thật tàn nhẫn là các biệt kích quân Sài Gòn vẫn tiếp tục bị thả xuống lãnh thổ Bắc Việt, rồi bỏ rơi, ngay cả khi chiến dịch phá hoại của CIA đã kết thúc.

Toán Wyoming, 1970

Dưới đây là bảng liệt kê (có thể chưa thật đầy đủ) những toán biệt kích quân của quân đội Sài Gòn đã thả xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 cho đến hết năm 1967.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2011, 06:16:31 am gửi bởi macbupda » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 01:43:41 pm »

TOÁN                   NGÀY THẢ     PHƯƠNG TIỆN               SỐ NGƯỜI               PHỤ CHÚ
1. Ares2/1961Đường biển1Vẫn liên lạc trong tháng 4/1969
2. Atlas3/1961Thả dù42 chết, 2 bị bắt khi xuống tới đất
3. Castor5/1961Thả dù4Mất liên lạc bên Lào 7/1963
4. Dido6/1961Thả dù4Gửi báo cáo sai lạc. Chấm dứt
5. Echo6/1961Thả dù3Gửi báo cáo sai lạc đến 1962
6. TarzanKhông rõThả dù6Liên lạc lần cuối 6/1963. Coi như bị bỏ rơi
7. Europa2/1961Thả dù5Liên lạc lần cuối 27/1/1964 từ Bắc VN
8. Remus16/4/1962Thả dù6- Gửi báo cáo sau 5 ngày
12/8/1963Thả dù2- Thêm người
23/4/1964Thả dù3- Thêm người
22/10/1964Thả dù4- Thêm người, toán Alter
6/1965Thả dù4- Thêm người
21/8/1967Thả dù2- Thêm người. 13/5/1968 Bắc Việt loan tin bắt được quân Biệt kích trong vùng hoạt động của toán Remus.
9. Tourbillon16/5/1962Thả dù8- Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
27/5/1964Thả dù7- Thêm người, toán Coots
24/6/1964Thả dù7- Thêm người, toán Perseus
7/11/1965Thả dù6- Thêm người, toán Verse
24/12/1966Thả dù2- Thêm người, toán Tourbillon Bravo. 1/1967 Hiệu thính viên gửi điện khẩn. Toán luôn né tránh lực lượng vũ trang Bắc Việt cho đến 4/1969.
10. Eros1/9/1962Thả dù5Gửi báo cáo giả. Chấm dứt
11. Pegasus13/4/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
12. Jason14/5/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
13. Dauphine4/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
14. Bell 4/6/1963Thả dù7- Báo cáo sau khi xâm nhập.
14/11/1964Thả dù7- Thêm người, toán Greco.Lần cuối cùng gửi điện 19/3/1967.Bị bỏ rơi 3/7/1967
15. Becassine6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
16. Bart7/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
17. Tellus7/6/1963Thả dù4Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
18. Midas10/6/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
19. Nike10/6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
20. Giant7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
21. Packer7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
22. Easy9/8/1963Thả dù8- Báo cáo sau khi xâm nhập
18/7/1964Thả dù6- Thêm người, toán Pisces
5/1965Thả dù5- Thêm người, toán Horse
17/9/1965Thả dù9- Thêm người
8/10/1965Thả dù3- Thêm người, toán Dog/Gecko; đổi tên là Easy alpha. - Lần cuối cùng liên lạc 26/4/1968. Ngày 7/8/1968, Báo chí Bắc Việt đưa tin bắt được 12 biệt kích quân, trong đó có trưởng toán.
23. Không tên12/8/1963Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
24. Swan4/9/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
25. Bull7/10/1963Thả dù7Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
26. Ruby5/12/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
27. Không tên23/4/1964Thả dù3Tăng cường cho toán Remus
28. Attila25/4/1964Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
29. Lotus19/5/1964Thả dù6Bị bắt, ra tòa lãnh án
30. Coots27/5/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon

Một biệt kích người Thượng khoe chiến lợi phẩm của mình với người vợ sau một phi vụ.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 04:25:21 pm »

TOÁN     NGÀY THẢ           PHƯƠNG TIỆN        SỐ NGƯỜI        PHỤ CHÚ
31. Scorpion 17/6/1964Thả dù7Bị bắt, ra tòa lãnh án
32. Buffalo19/6/1964Thả dù10Bị bắt, ra tòa lãnh án
33. Eagle28/6/1964Thả dù6Bản phân tích 6/1968: Bị bắt, còn 3 người, dự trù di chuyển về hướng nam. Bắt đầu di chuyển 11/1968. Còn liên lạc trong năm 1969.
34. Pisces18/7/1964Thả dù6Tăng cường cho toán Easy
35. Perseus24/7/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon
36. Boone29/7/1964Thả dù9Bị bắt, ra tòa lãnh án
37. Alter22/10/1964Thả dù4Tăng cường cho toán Remus
38. Greco14/11/1964Thả dù7- Tăng cường cho toán Bell
Centaur10/12/1964Thả dù28- Bị rơi máy báy C123 ngày 10/12/1964 tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tất cả tử nạn.
Remus Alpha5/1965Thả dù5- Một phần của Remus được lệnh rút lui sang Lào. Liên lạc lần cuối cùng vào 21/8/1965. Mất tích ở tọa độ 785/367. Vô tuyến điện không mở, đi sang Lào.
39. Horse5/1965Thả dù5Tăng cường cho toán Easy
40. Dog/Gecko17/9/1965Thả dù9Tăng cường cho toán Easy. Sau bổ sung cho toán Easy alpha thành toán Easy.
41. Verse7/11/1965Thả dù8Tăng cường cho toán Tourbillon. 2 người chết lúc thả dù. Toán hướng dẫn Tourbillon về kỹ thuật thám sát đường mòn. Tourbillon chia 3 người qua toán Verse.  Toán Verse tách ra. 27/7/1967 Đài Hà Nội đưa tin bắt sống toán biệt kích.
42. Romeo19/11/1965Trực thăng1010/1966 nhận được điện văn rất rõ: “Romeo đã bị bắt”. Lần cuối cùng liên lạc 5/8/1968. Báo cáo mất tích 4/11/1968.
43. Kern5/3/1966Thả dù91 người chết lúc thả dù. Lần cuối cùng liên lạc 5/9/1966. Bị bỏ rơi 7/12/1966
44. Hector22/6/1966Trực thăng15Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
23/9/1966Trực thăng11Thêm người của toán Hector Bravo. Hai toán không gặp được nhau. Bravo bị bỏ rơi 28/12/1966. Hector liên lạc lần cuối vào ngày 15/3/1967. Bị bỏ rơi 26/6/1967
45. Samson5/10/1966Trực thăng8Bãi đáp bên Lào. Liên lạc lần cuối 2/12/1966. Bị bỏ rơi 1/3/1967
46. Tourbillon24/12/1966Thả dù2Tăng cường cho Tourbillon. Mang cho toán  Bravo máy nghe trộm điện thoại và máy dò sóng điện đài.
47. Hadley26/1/1967Trực thăng11- Xâm nhập miền Bắc bằng đường bộ. Bảng phân tích 6/1968: Toán bị bắt ít lâu sau khi xâm nhập. Dùng điện đài đánh lạc hướng Bắc Việt. 6/1967 được lệnh rút sang Lào.  3/1969 toán báo cáo đã ở bên Lào, cho trực thăng bảo vệ, tìm không ra vị trí của toán.
48. Hansen22/4/1967Trực thăng17Toán chưa tìm ra quân Bắc Việt. Quân Bắc Việt xuất hiện ở bãi đáp. Được yêu cầu rút lui.
49. Không tên21/8/1967Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
50. Goldfish13/9/1967Đường biển1Xâm nhập bằng Plowman. Điệp viên 327, mới tuyển trong nhóm tù binh Paradise. Điệp viên sẽ nằm vùng 60-90 ngày và rút lui bằng đường biển. Mất liên lạc
51. Red Dragon21/9/1967Thả dù7Bị phân tán lúc thả dù. CIA tin rằng họ đã bị bắt. SOG cho rằng toán không sao, theo  bản báo cáo 6/1968. Vẫn liên lạc đến tháng 4/1969.
52. Voi18/10/1967Thả dù4Mất liên lạc sau khi xâm nhập

Toán Castor, gồm 4 người, được Nguyễn Cao Kỳ đích thân lái chiếc C47 thả dù xâm nhập miền Bắc ngày 27/5/1961. Bị bắt ngày 31/5/1961.

Manila 10/8/1966. Từ trái qua phải: Nguyễn Cao Kỳ, Imelda Marcos, Đặng Tuyết Mai, Tổng thống Philippin Ferdinand Marcos

Cựu Đệ nhất phu nhân, năm nay 82 tuổi, mừng rơi nước mắt khi được Tòa án tối cao Philippin tuyên trả lại tòa lâu đài bên bờ biển rộng 42 ha trên đảo Leyte, hôm 14/12/2010
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 07:41:15 pm »

NGÀY TRỞ VỀ

Sau những năm tháng bị giam cầm trong các trại giam trên đất Bắc, các biệt kích quân lần lượt được trả tự do, có người bị bắt từ năm 1961 khi cơ quan Trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) bắt đầu thả những toán biệt kích đầu tiên xuống lãnh thổ miền Bắc. Bài viết này được viết theo cuốn “Secret Army, Secret War", tạm dịch là “Đạo quân bí mật, trận chiến bí mật” của tác giả Sedgwick Tourison.

Bắt đầu cuối năm 1979, những biệt kích quân đang bị giam giữ trong trại giam Thanh Phong, dần dần được trả tự do. Đến mùa mưa năm 1982, phần lớn các biệt kích quân ở trại giam K1 đã được trả tự do, trở về đoàn tụ với gia đình của họ. Trước khi được trả tự do, có cán bộ quản lý từ Hà Nội vào đã nói với nhiều biệt kích quân rằng họ hãy gắng trở thành nhũng công dân hữu ích. Những phạm nhân biệt kích ít chịu cải tạo được thông báo: "Nên chuẩn bị, sẽ có cán bộ đến thăm bất ngờ".

Đến tháng 12, những biệt kích quân chịu án dài hạn ở trại giam K1 đều được chuyển về trại giam Trung ương số 3 (nằm ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Đến mùa thu năm 1987, bảy phạm nhân biệt kích cuối cùng được trả tự do. Trong số đó có Nguyễn Hữu Luyện, một người theo chủ nghĩa chống cộng đến cùng vẫn được hưởng sự khoan hồng của Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Một cựu biệt kích quân từng chịu án tù 15 năm đã kể lại "Ngày Trở  Về" của anh như sau:

"Tôi còn nhớ lúc xuống tới ga xe lửa Sài Gòn thì trời đã tối,  tôi biết không thể nào về thẳng nhà được vì đã không liên lạc với mẹ trong suốt 15 năm. Mặc dù được phép viết thư báo tin cho gia đình từ năm 1976, nhưng tôi lại không chịu tin, và cho rằng đây cũng chỉ  là trò bịp bợm của Bộ Nội vụ. Có người trong nhóm được thân nhân thăm hỏi, đặc biệt là đối với những người có thân quyến ở ngoài Bắc. Hầu hết anh em chúng tôi không muốn gia đình mình phải chi tiêu một số tiền tốn kém cho chuyến đi ra tận ngoài Bắc thăm hỏi. Chúng tôi cũng có thể giấu thư, nhờ người đi thăm đem ra ngoài, gửi về nhà báo tin. Những người đi thăm nuôi thường rất có cảm tình và có vẻ thương xót cho những phạm nhân biệt kích quê ở miền Nam. Riêng cá nhân tôi, không viết gì cả.

Tôi đi bộ từ trung tâm thành phố Sài Gòn về nhà mẹ tôi.Tôi tránh đi trên đường vì sợ gặp phải trạm kiểm soát. Rốt cuộc, tôi vẫn không có giấy tờ tùy thân, mà giấy phép đi đường thì đã quá hạn. Tôi dừng lại trong một quán cà phê bên đường, đối diện với căn nhà năm xưa của mẹ tôi, ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ đợi cho đến khi trời sáng.

Rất khó cắt nghĩa được cảm xúc của tôi, vì sau 15 năm ngồi suy ngẫm trong những trại cải tạo lao động, sợ rằng mình sẽ có những hành động, phản ứng khác thường. Trời vừa tảng sáng, mẹ tôi từ trong căn nhà quen thuộc đi ra. Tôi vẫn ngồi yên lặng nhìn mẹ, rồi đảo mắt xung quanh xem có ai ở gần không? (Thói quen đó hình thành trong tôi kể từ khi tôi dấn thân vào con đường làm biệt kích). Khi thấy xung quanh không một bóng người, tôi mới cảm thấy an toàn, bèn bước theo sau mẹ một quãng ngắn, sau đó bước lên đi song song bên cạnh mẹ tôi. Đi được chừng vài bước, tôi vẫn chưa biết mình định sẽ nói gì với người. Mẹ tôi dường như linh cảm có người đi bên cạnh, bà dừng lại vài giây. Tôi nhìn mẹ tôi, thốt lên: “Mẹ! con đây!”.

Sửng sốt, bà nhìn tôi vài giây, rồi nắm  lấy tay tôi dắt trở về nhà. Chuyện xảy ra như ngày xưa, khi tôi còn là đứa trẻ làm điều bậy ngoài đường, bị mẹ lôi về nhà. Vào đến nhà trên, bà dắt tôi đến trước bàn thờ ông bà. Trên bàn thờ, có tấm ảnh của cha tôi và bên cạnh là bức hình của tôi. Mẹ nhìn tôi, nhìn tấm ảnh trên bàn thờ, rồi lại nhìn tôi, lại nhìn tấm ảnh. Sau cùng bà nói khẽ, giọng run run: “Con ơi! Mẹ nghĩ rằng con đã chết rồi!”.

Cuối cùng, tôi đã trở về nhà, tôi không còn biết nói gì thêm nữa."


“Người hùng” biệt kích Nguyễn Văn Hinh quay mặt ra cửa sổ, nghẹn ngào...


Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 04:47:54 pm »

Khi Tourison viết cuốn “Đạo quân bí mật, cuộc chiến bí mật” thì hơn 100 cựu biệt kích quân đã đến định cư tại nước Mỹ. Gần 200 người khác vẫn ở Việt Nam cùng hàng trăm cô nhi, quả phụ của những biệt kích quân đã bỏ mạng chỉ vì cái bánh vẽ “Chủ nghĩa quốc gia” mà CIA đã vẽ ra.
Còn Nguyễn Hữu Luyện, người tổ chức, huấn luyện toán biệt kích Hector mặc dù đã trốn trại không thành công vẫn được trả tự do sau 21 năm ngồi đếm song sắt trại giam. Đầu năm 1992, ông ta được trả tự do và được phép rời Việt Nam qua Mỹ định cư.  Hai vợ chồng ông ta sống ở phía đông thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.

Một người khác trong nhóm 7 phạm nhân biệt kích quân được trả tự do cuối cùng là Quách Rạng, vốn là người Mường, đến Mỹ năm 1992, sống tại thành phố Chamblee, tiểu bang Georgia. Vợ ông ta là bà Ngọc Ban, một phụ nữ được cho là rất can đảm, đã nói chuyện với một nhóm 400 người Việt Nam tại Atlanta. Bà kể lại câu chuyện lúc được tin chồng mất tích, nhận khoản tiền tuất của chồng, nhưng vẫn tiếp tục mong chờ người chồng trở về. Bà ta biết ông ấy sẽ trở về.

Những cựu biệt kích quân khác tiếp tục chọn con đường rời bỏ quê hương, xứ sở, vượt Thái Bình Dương đến định cư ở nhiều tiểu bang của nước Mỹ, từ Boston đến Seattle. Trong số họ có Mai Nhuệ Anh, nguyên trưởng toán Hector 2; Quách Nhung, người sống sót duy nhất của toán Horse; Trương Tuấn Hoàng, người cuối cùng xâm nhập lãnh thổ miền Bắc tăng cường cho toán Remus và Hà Văn Chấp, nguyên trưởng toán Castor cùng với Đinh Anh, thành viên toán đầu tiên được CIA thả dù xuống miền Bắc. Lê Văn Bưởi đến Mỹ năm 1993. Khi tác giả đang viết sách này thì ông Bưởi đang điều trị ung thư vòm họng ở Utica, New York. Có lẽ ông ta chẳng sống được lâu để đọc cuốn sách này.

Lê Văn Ngung, nguyên trưởng toán Hadley hiện đang làm khuôn mẫu cho hãng Kirk & Stieff ở thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland. Cựu thành viên của ông ta là Vũ Viết Tịnh hiện đang làm hộ lý cho một bệnh viện ở Indiana và đã lập gia đình vào tháng 12/1994. Nguyễn Không, người trôi dạt vào bãi biển Bắc Bộ cùng với thủy thủ đoàn của chiếc Nautilus 7, hiện đang làm ngư dân ngoài khơi vịnh Mexico.

Bùi Minh Thế, cựu thành viên của toán Becassine vượt biên đến định cư ở Henderson, Louissiana. Vài năm trước đây, ông ta gặp lại người vợ sau bao năm xa cách. Hiện giờ ông ta bị bệnh nặng, nằm liệt giường và có lẽ không có dịp đọc những trang viết của tôi về ông.

Đặng Công Trình, nguyên toán phó toán Scorpion, một trong những người tôn thờ chủ nghĩa quốc gia, chống cộng đến cùng, hiện đang làm trong một nhà kho ở California. Bạn đồng đội chắc không biết về “thành tích” quá khứ của ông ta.

Toán Recon
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM