Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:04:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH  (Đọc 384596 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 10:28:25 pm »

Hiệp định Geneve về vấn đề trung lập hóa Vương quốc Lào có hiệu lực kể từ ngày 6/10/1963. Tình thế đó buộc tổng thống Kennedy phải ra lệnh ngưng tất cả các hoạt động bí mật trên lãnh thổ Bắc Việt Nam.

Sau sự việc chiếc máy bay C123 của hãng hàng không Air America (CIA) bị bắn rơi vào ngày 22/11/1963, mà Mỹ biện minh “chỉ chở đồ tiếp tế nhân đạo cho dân Lào, chứ không có mục đích quân sự nào”, làm cái cớ cho chính quyền Kennedy “nổi giận”. Vịn vào đó, CIA và Phòng 45 được lệnh tiếp tục các hoạt động bí mật tại Bắc Việt Nam. Toán biệt kích Tourbillon được lệnh “làm cú nữa”, nhắm vào một cây cầu khác, cách cây cầu bị đánh trước đó khoảng 12 km về hướng tây. Ngày 8/12, Tourbillon báo cáo đã hoàn thành phi vụ thứ hai.

Thấy toán Tourbillon thành công, CIA và Phòng 45 tiếp tục chuẩn bị cho những toán biệt kích kế tiếp vào cuộc. Toán Lyre có nhiệm vụ phá hoại và thu thập tin tức nên đã tuyển những người theo đạo Thiên Chúa, như hai toán trước đây là Echo và Atlas đã làm, nhưng đều thất bại. Toán Lyre được thả xuống khu vực gần đèo Ngang. Khu vực này gần biển, CIA sẽ sử dụng tàu đổ bộ từ biển vào thay vì thả dù như những toán biệt kích trước đó.

Ngày 29/12, ngay lúc đổ bộ, toán biệt kích Lyre đã bị một trạm kiểm soát của Bắc Việt ở bãi biển phát hiện. Năm người trong toán Lyre bị bắt ngay ngày hôm sau. Hai biệt kích quân còn lại định trốn về hướng nam cũng bị bắt vào cuối tuần.

Toán biệt kích phá hoại đầu tiên trong năm 1963 là toán Tarzan gồm 5 người, địa bàn hoạt động tại khu vực huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trước đó hai năm, toán biệt kích Echo từng nhảy dù xuống vùng này. Đêm 6/1, các biệt kích quân lên chiếc máy bay C54, do phi công Đài Loan lái, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất. Chuyến thả biệt kích thành công, ít hôm sau, Tarzan báo cáo về Sài Gòn đã đến mục tiêu an toàn.

Ngày 12/4/1963, sáu biệt kích của nhóm Pegasus, gồm toàn người dân tộc Thổ đã nhảy dù xuống tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ của họ là phá hoại một trong hai tuyến đường sắt chính chạy từ biên giới Trung – Việt đến Hà Nội. Ở Sài Gòn, CIA nóng lòng ngồi đợi báo cáo của toán Pegasus, nhưng kết quả vẫn biệt tăm. Bước sang tháng 5, một toán biệt kích khác cũng nhảy dù xuống miền Bắc cũng mất tích luôn.

Toán Alabama tại Phú Bài

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 10:33:31 pm »

Chẳng đếm xỉa gì đến những toán biệt kích đã bặt vô âm tín, ngày 4/6/1963, CIA quyết định cùng lúc thả ba toán biệt kích. Chiếc C54 không đủ sức chở ba toán biệt kích cùng lúc, CIA phải mượn thêm một chiếc C54 khác của Đài Loan để sử dụng trong vòng một tháng. Sáng sớm ngày 5/6, cả hai chiếc C54 trở về an toàn sau khi thả ba toán biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt. Thế nhưng chỉ có toán Bell báo cáo về Sài Gòn, hai toán kia biệt tăm luôn.

Ba ngày sau, CIA tiếp tục kịch bản cũ, chở hai toán biệt kích trên một chiếc máy bay C54, thả dù xuống hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Cả hai đều không liên lạc. Hai hôm sau, hai toán khác lên đường trên một chuyến C54 nhảy dù xuống vùng Hà Tĩnh, Nghệ An rồi cũng biến mất luôn. CIA hầu như chẳng quan tâm gì đến kết cục trên, chỉ lo tìm loại máy bay khác để thay thế chiếc C54 đến hạn phải trả lại cho Đài Loan.

Họ chọn loại máy bay C123 có đuôi rộng hơn, toán biệt kích và thùng tiếp tế có thể thả ra khỏi máy bay trong vòng vài giây, như vậy đỡ phân tán, thất lạc. Những chiếc C123 không phù hiệu này sẽ do phi công Đài Loan lái đến Tân Sơn Nhất ngày 15/6/1963.

Máy bay C123 tại An Khê
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2011, 11:15:03 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 10:45:46 pm »

Toán biệt kích tiếp theo gồm 8 người, mang mật danh Giant. Vào một buổi tối, chiếc máy bay C123 chở cả toán cất cánh bay ra biển, hướng về vịnh Bắc bộ, cắt ngang qua thành phố Vinh, Nghệ An, về vùng rừng núi phía tây. Đến mục tiêu, cả toán Giant nhảy ra khỏi máy bay và chiếc C123 quay đầu xuôi về hướng nam. Tại Sài Gòn, các nhân viên CIA cố dò tìm làn sóng để nhận điện báo cáo của toán Giant, nhưng chỉ hoài công. Tất cả đều im lặng.

Hai hôm sau, hai toán biệt kích khác đã sẵn sàng lên đường. Toán thứ nhất mang mật danh Packer, gồm những biệt kích quân là người dân tộc thiểu số, sẽ xâm nhập vùng Yên Bái. Hy vọng toán Packer sẽ thành công như toán Bell, toán duy nhất gửi điện báo về trong suốt mùa hè 1963. Cũng như toán Bell, Packer gồm 5 biệt kích quân, có nhiệm vụ phá hoại tuyến xe lửa Hà Nội – Lào Cai, chạy xuyên qua tỉnh Yên Bái. Trưởng toán Packer là Ngô Quốc Chung, người dân tộc Tày. Toán thứ hai gồm ba người, sẽ nhảy dù xuống tăng cường cho toán Europa. Toán này từng nhảy dù xuống địa bàn tỉnh Hòa Bình 17 tháng trước đó.

Khi đó chiếc phi cơ C54 đã hết hạn hoạt động. Thế nhưng chủ nhân của nó vẫn muốn bay chuyến chót, với dự định chở cả hai toán biệt kích cùng lúc. Đầu tiên, chiếc C54 bay đến không phận tỉnh Yên Bái. Đến bãi đáp, những biệt kích quân trong toán Packer nhảy khỏi máy bay. Chiếc C54 lượn vòng bay về hướng Hòa Bình. Viên phi công Đài Loan cố tình bay thấp để tránh mây. Nhưng đột nhiên nó biến mất trong không trung cùng toán biệt kích thứ hai. Trong lúc đó toán Packer đáp đất xong cũng mất liên lạc với Sài Gòn.

Lần lượt từng toán biệt kích ra đi để rồi ... biệt tích  Grin

Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 10:52:38 pm »

Số lượng những toán biệt kích mất tích tăng lên. CIA và Phòng 45 chẳng biết làm gì hơn là vét quân chuẩn bị cho toán biệt kích cuối cùng xâm nhập miền Bắc. Toán biệt kích mang mật danh Dragon gồm toàn lính người dân tộc Nùng sẽ được đổ bộ bằng thuyền vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gần biên giới Trung – Việt. Xui xẻo làm sao, CIA lên kế hoạch cho sự khởi sự đúng vào lúc thời tiết xấu. Cả 5 lần xuất phát đều phải quay trở lại. Cuối cùng, vào ngày 15/7/1963, bảy người trong toán Dragon cũng xuất phát bằng thuyền cao su, xâm nhập hải phận Bắc Việt. Chẳng hiểu sao, từ đó họ cũng biệt tăm, biệt tích.

Như vậy, cộng cả toán Dragon, CIA đã thả xuống lãnh thổ Bắc Việt 13 toán biệt kích chỉ trong vòng 7 tháng. Tính đến tháng 7/1963, chỉ có một trong số 13 toán biệt kích điện báo về Sài Gòn rằng đã đến mục tiêu. 12 toán khác coi như “mất tích”. Ngày 9/7/1963, Hà Nội đưa tin xét xử toán biệt kích Pegasus. Sau đó trong vòng ba tháng có thêm 5 phiên tòa xử những toán biệt kích khác.

Không còn gì để chối cãi rằng CIA đã thất bại hoàn toàn trong âm mưu thả các toán biệt kích xâm nhập lãnh thổ miền Bắc. Trong muôn vàn lý do thất bại, có thể vì lý do chọn bãi đáp không chính xác. Nhiều toán biệt kích phải nhảy xuống những nơi gần làng mạc và lập tức bị phát giác. Như toán Tellus xâm nhập tỉnh Ninh Bình ngày 8/6, bị phát hiện ngay khi dù đang lơ lửng trên không, cả 4 biệt kích quân trong toán Tellus đều bị bắt trong vòng 25 phút. Toán Packer xui xẻo hơn, nhảy dù ... đúng giữa một làng dân cư đông đúc, còn nhân viên truyền tin rơi đúng ngay nóc nhà dân.

Dịch giả có mặt trong toán này
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2011, 11:27:24 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 11:10:15 pm »

Tháng 12/1963, Hà Nội sử dụng toán Europa làm mồi nhử trong lúc bố trí 4 khẩu đội pháo phòng không 14,7 mm tại khu vực đồi núi tỉnh Hòa Bình. Không chút mảy may nghi ngờ, đêm 10/8, viên phi công Đài Loan lái chiếc C123 chở đồ tiếp tế cho toán biệt kích Europa.

Từ xa, viên phi công Đài Loan đã trông thấy đèn hiệu thắp sáng theo hình chữ “T” đúng như kế hoạch. Nhưng bỗng nhiên đạn phòng không từ dưới mặt đất bắn lên trúng nhiều chỗ trên thân máy bay, viên phi công cố lái chiếc C123 lết về căn cứ trong nỗi kinh hoàng tột độ! Đến Sài Gòn rồi mà viên phi công người Đài Loan vẫn chưa hoàn hồn nên xin nghỉ luôn, chẳng màng đến đô la Mỹ và ... dông thẳng một mạch về Đài Loan. Những phi công Đài Loan khác cũng rất sợ, họ từ chối bay tiếp tế cho toán biệt kích Europa, vẫn đang đâu đó dưới kia, ở tỉnh Hòa Bình. Grin

Ngày 20/11/1963, những yếu nhân ở chính quyền Mỹ, cũng là những người có tiếng nói quyết định trong phương thức tiến hành chiến tranh đặc biệt trên chiến trường Việt Nam, đã ngồi lại bàn định sau cái chết của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính trường Sài Gòn đã trở nên hỗn loạn. CIA thấy rằng phải xem xét lại mọi kế hoạch.

Người ngồi ghế chủ tọa là Bộ trưởng quốc phòng Robert S. Mc Namara, bên phải là đô đốc Felt, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại Thái Bình Dương (CINCPAC). Ngồi đối diện với Mc Namara là ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk, viên phụ tá là George Ball, cố vấn an ninh quốc gia Mc. Geoge Bundy, trùm CIA John Mc Cane. Thêm hai người đến từ Sài Gòn là Đại sứ Henry Cabot Lodge và tướng Paul Harkins – Tư lệnh Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV).

Họ quyết định chuyển giao những hoạt động của cơ quan CIA cho Quân đội với một mật danh “Trở lại” (Switch Back).

Từ năm 1957, cơ quan CIA và Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ) đã phối hợp làm việc. Những quân nhân “Mũ nồi xanh” hay lực lượng đặc biệt Mỹ đều làm cố vấn cho Liên đoàn Quan sát số 1. Từ năm 1961, lực lượng đặc biệt Mỹ tăng cường cộng tác với cơ quan CIA. Cũng trong năm 1961, CIA thành lập Trung tâm huấn luyện ở Thủ Đức và Hòa Cầm, Đà Nẵng.

Trung tâm Thủ Đức có lưu lượng huấn luyện mỗi khóa khoảng bốn đại đội biệt kích dù, phục vụ cho những kế hoạch xâm nhập lãnh thổ Lào. Trung tâm Hòa Cầm chuyên huấn luyện biệt kích do thám khu vực biên giới, hệ thống các đường hành lang vận chuyển tiếp tế của Bắc Việt. Cơ quan CIA cấp kinh phí cho quân Mũ Nồi Xanh tổ chức những khóa huấn luyện cho cả hai trung tâm Thủ Đức và Hòa Cầm.

Hồ sơ mật về hoạt động của các toán Strata


Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 05:50:27 pm »

Tòa nhà cao bảy tầng tại số 22-Lý Tự Trọng (Gia Long cũ), Q.1 từng là trụ sở của CIA, nhìn từ công viên Chi Lăng (nay bị tòa nhà Vincom, bên phải ảnh, án ngữ). Chính tại đây vào ngày 30/4/1975, tướng Phạm Xuân Ẩn bằng mối quan hệ và sự nhanh trí của mình, đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến lên chuyến bay cuối cùng của hãng Air America (CIA) rời Sài Gòn.
 

Bức ảnh nổi tiếng do Hubert Van Es chụp chuyến bay đó tại sân thượng, cũng chính là "nắp" thang máy, của tòa nhà.



Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2011, 07:47:30 pm »

Trong thời gian chờ đợi, xin phép gửi vài bức ảnh minh họa.

Đặng Tuyết Mai - Nguyễn Cao Kỳ, người đã lái chiếc C47 thả toán Castor, và nhiều toán sau đó, xâm nhập miền Bắc.

Philippin 24/10/1966. Từ phải qua trái: Đệ nhất phu nhân Philippin Ferdinand Marcos; Đệ nhị phu nhân VNCH, Hoa khôi áo dài Đặng Tuyết Mai; Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Lindon B. Johnson; Chắc khỏi giới thiệu, vì đó là...madame Thiệu.

Cùng địa điểm: Tagaytay, Philippin 24/10/1966. Các bà đi tham quan trong khi các phu quân họp bàn về cuộc chiến tại Việt Nam.

Đệ nhị phu nhân tại nhà riêng ở Sài Gòn, 10/5/1966.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 05:18:44 pm gửi bởi dongadoan » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2011, 10:26:06 pm »

Đầu năm 1962, CIA bắt đầu tổ chức lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG), tuyển mộ thanh niên người dân tộc, tổ chức thành những đại đội vũ trang đối đầu với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. CIA sử dụng quân Mũ nồi xanh huấn luyện cho lực lượng dân sự chiến đấu để trà trộn hay cài cắm người vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, Sở Khai thác địa hình Phủ Tổng thống cũng gửi người đến hai trung tâm hỗ trợ huấn luyện.

Đến tháng 7/1962, cơ quan CIA đã có thể bàn giao chương trình Dân sự chiến đấu cho quân đội Sài Gòn. Việc bàn giao bắt đầu bằng “Kế hoạch Trở lại”, sẽ hoàn tất trong vòng 1 năm và được triển khai đồng thời với những hành động xâm nhập, phá hoại trên lãnh thổ Bắc Việt. Vì lẽ đó, “Kế hoạch Trở lại” còn có tên gọi là “Kế hoạch 34-63”.

Tháng 1/1963, Hải quân Mỹ gửi toán biệt kích biển (SEAL) sang Nam Việt Nam huấn luyện về chiến thuật hành quân biệt kích ở Đà Nẵng. Hai tháng sau, toán biệt kích Mũ nồi xanh từ Okinawa cũng đến huấn luyện cho lực lượng Dân sự chiến đấu tại căn cứ mới của CIA tại Long Thành, cách Sài Gòn khoảng 22km về hướng tây. Căn cứ này có tên là Trại Quyết Thắng, sẽ dần thay thế cho căn cứ Thủ Đức.

Trước khi lập căn cứ ở Long Thành, tất cả những biệt kích tham dự các kế hoạch xâm nhập Bắc Việt đều do CIA huấn luyện trong những mật cứ rải rác ở khắp Sài Gòn. Trên phương diện lý thuyết, nguyên tắc này có vẻ đảm bảo bí mật, vì các toán biệt kích đều ăn, ở, huấn luyện riêng biệt. Căn cứ rộng lớn Long Thành được xem là thực địa lý tưởng cho những khóa huấn luyện kỹ năng phá hoại, sử dụng vũ khí và các loại phương tiện đặc biệt khác.

Toán Mũ nồi xanh đầu tiên đến căn cứ Long Thành là toán A 413, do Đại úy Clinton Hayes làm trưởng toán. Họ huấn luyện cả điệp viên lẫn biệt kích dù. Tháng 10/1963, toán A 413 được thay thế bởi toán A 211 đến từ Okinawa, trưởng toán này là Đại úy Lawrence White.

Tại Sài Gòn, căn cứ vào kế hoạch “Trở lại”, ngày 1/4/1963, Sở Khai thác Địa hình đổi tên thành Lực lượng Đặc biệt - một binh củng của Quân lực VNCH.

Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Đường quan lộ kết thúc vào ngày 1/11/1963 bởi các "chiến hữu" tại Bộ Tổng tham mưu VNCH

Sau nhiều biến cố xảy ra vào cuối năm 1963, cả hai vị tổng thống VNCH và Mỹ đều bị ám sát. Đầu năm 1964, những hoạt động phá hoại trên đều nằm trong kế hoạch 34A. Ngày 3/2, tướng Nguyễn Khánh được tường trình về kế hoạch 34A, ông ta có vẻ hài lòng và hứa sẽ yểm trợ. Kế hoạch 34A vẫn được tiếp tục điều chỉnh, mặc dù tình hình chính trị ở Sài Gòn lúc này rất rối ren.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2011, 10:51:22 pm »

Ngày 24/1, Mỹ thành lập Trung tâm hành quân đặc biệt (SOG), đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội và Tư lệnh lực lượng quân sự Mỹ. Trên lý thuyết, SOG sử dụng chiến thuật chiến tranh ngoại lệ để phá hoại, quấy rối, làm suy yếu nền kinh tế Bắc Việt Nam, vừa tổ chức xâm nhập, bắt cóc con tin khai thác tin tức, phá hoại, tuyên truyền, thu thập tin tức tình báo và phản gián. Chương trình hoạt động của SOG bao gồm bốn hình thức. Một là những trận tập kích bất ngờ. Hai là tập kích, phá hoại những căn cứ, nhà máy quốc phòng và dân sự. Ba là tổ chức những cuộc hành quân từ cấp đại đội đến tiểu đoàn vào lãnh thổ miền Bắc, phá hoại những căn cứ, cơ xưởng, nhà máy lớn ở miền Bắc. Bốn là có thể sử dụng không lực đánh phá, làm suy sụp nền kinh tế Bắc Việt.

Căn cứ vào nhiệm vụ cho phép, SOG tiến hành giai đoạn 1 từ 2 - 5/1964. Tất cả gồm 33 mục tiêu, trong đó có 22 trận tập kích phá hoại. Chỉ huy trưởng đầu tiên của SOG là Đại tá Clyde R. Russell, cựu trung đoàn trưởng một trung đoàn thuộc Sư đoàn Dù 82, nguyên liên đoàn trưởng của Lực lượng đặc biệt. CIA đã bàn giao cho SOG tất cả những gì họ đã xây dựng được, kể cả những chiếc tàu Swift, PTF cho đến các toán biệt kích biển, cùng phi hành đoàn Đài Loan cho Bộ tư lệnh lực lượng dù và căn cứ Long Thành. Trên những cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực được CIA giao cho, bộ chỉ huy SOG tiếp tục những hoạt động xâm nhập miền Bắc.

Ngày 23/4/1963, chiếc C123 chở toán biệt kích gồm 3 người, tiếp tục xâm nhập Bắc Việt, nhằm tăng cường cho toán Remus. Theo kế hoạch, chiếc C123 bay tới điểm hẹn là những ngọn đồi gần khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Phi hành đoàn nhìn thấy đèn hiệu từ dưới đất, bèn bật đèn xanh cho các quân nhân biệt kích nhảy ra khỏi máy bay. Sau đó, Remus báo cáo rằng những biệt kích quân đã đáp đất an toàn. Phi vụ đầu tiên của SOG coi như thành công.

Hai hôm sau, SOG chuẩn bị cho phi vụ thứ hai. Toán biệt kích mang mật danh Attila, gồm 6 lính Việt Nam sẽ nhảy dù xuống phía nam tỉnh Nghệ An. Lần này SOG không nhận được báo cáo, coi như toán Attila mất tích. Đến cuối mùa hè 1963, SOG thả thêm 8 toán biệt kích ra miền Bắc. Trong đó có 3 toán tăng cường cho các toán nằm vùng trước đó mà Phòng 45 còn nhận được điện báo cáo. Năm toán khác nhảy dù xuống mục tiêu mới, nhưng chỉ một toán có điện báo cáo về Sài Gòn.

Trong khi đó, Washington theo dõi sát các hoạt động của SOG. Nhiều vấn đề về các toán biệt kích nằm vùng ở Bắc Việt được đem ra thảo luận như tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Toán biệt kích Bell hoạt động ở tỉnh Yên Bái đã hơn 1 năm mà không được tái tiếp tế. Trước khi nhận được tiếp tế trong tháng 7, hiệu thính viên toán Bell báo cáo rằng ba biệt kích quân đã chết vì đói.

Toán Easy, với trang phục miền Bắc, tại căn cứ huấn luyện.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2011, 11:40:25 pm gửi bởi NicolasCage » Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2011, 11:37:28 pm »

Một vấn đề khác nảy sinh trong lãnh đạo, chỉ huy. Theo điện văn ngày 19/1/1963, kế hoạch 34A (xâm nhập Bắc Việt) có hai người chỉ huy. Một là vị Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; hai là Tư lệnh Phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (MACV). Thêm vào đó, SOG chỉ nhận lệnh từ Cơ quan Phản gián và Các dịch vụ đặc biệt (SACSA) ở Washington.

Tóm lại, SOG phải xin phép cho mỗi phi vụ xâm nhập, khiến công tác bảo đảm cho từng phi vụ thêm rắc rối, phức tạp. Trước hết, Đại tá Russell, trùm SOG phải gửi chương trình hoạt động lên vị Tư lệnh Thái Bình Dương để báo lên Tổng tham mưu trưởng. Rồi phải được sự chấp thuận của Đại sứ Mỹ, tối thiểu 24h, trước khi thực thi phi vụ. Chưa kể nhiều phi vụ phải được sự chấp thuận của tổng thống Mỹ Johnson. Thêm nữa, những chuyên viên cao cấp của CIA đều có quyền gạch bỏ bất cứ kế hoạch nào do SOG soạn thảo mà không có bản thuyết minh chi tiết, thuyết phục.

Trước giờ xâm nhập


Chưa kể những vấn đề nảy sinh mang tính chất nội bộ, SOG luôn than phiền rằng những phi công của hãng Air America không chịu hợp tác. Còn các phi công Đài Loan thì từ chối bay tiếp tế cho toán Europa sau vố bị ăn đạn phòng không Bắc Việt. Khi SOG yêu cầu họ tiếp tục bay để tái tiếp tế cho toán Europa, họ liền cáo bệnh.

Vấn đề chọn mục tiêu xâm nhập cũng rắc rối. Toán Attila trong tháng 4/1963 xâm nhập địa bàn tỉnh Nghệ An. Tiếp theo toán Lotus dự kiến xâm nhập lui về phía bắc, nhưng rốt cục cũng lại nhảy dù xuống tỉnh Nghệ An. Toán Scorpion thả dù xuống cùng địa điểm với các toán Bell, Packer, Buffalo. Những toán khác xâm nhập cùng mục tiêu với toán Ruby... Trước thực trạng trên, CIA buộc phải có kế hoạch điều chỉnh và đổ thêm ngân sách huấn luyện.

Đến tháng 8/1963, tại căn cứ Long Thành đã có 16 toán biệt kích được huấn luyện, bình quân mỗi toán có quân số từ 11 đến 15 người. Sở Khai thác địa hình cung cấp nhân lực tuyển chọn từ các đơn vị của Quân đội Sài Gòn, nên phần nào làm cho các toán biệt kích mạnh thêm. SOG nhận được một trong sáu chiếc máy bay C123 cải tiến, cùng 7 phi hành đoàn Đài Loan, cộng 3 phi hành đoàn Nam Việt Nam, tổ chức thành Phi hành đoàn số 1, trực thuộc SOG và dời căn cứ ra Nha Trang.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM