Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:47:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính muộn màng  (Đọc 24812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 10:10:08 am »

  Bác Quaham ơi, chi tiết của cái tuần bơ vơ với khẩu súng chỉ còn 2 viên đạn như thế nào hả bác ?
Cám ơn bạn đã quan tâm nhưng câu hỏi của bạn quá khó vì đã lâu quá rồi, mình cũng không thể hồi tưởng lại thật chính xác cái tuần ấy cụ thể từng chi tiết nó như thế nào, đời lính co biết bao nhiêu kỷ niệm khó phai, nhưng chỉ ở trên bình diện tổng thể thôi, chứ từng chi tiết rõ ràng thì thật khó.Mình chỉ có thể nhớ lại là đó là một tuần chui lủi, lẩn tránh cuộc càn của bọn ngụy. ngày chui bụi cây, hoặc dầm mình dưới ao , chui vào bụi tre, tối đến lại mò mẫm tìm đường lên hậu cứ, có lúc đi lạc cả vào chốt địch, đói thì ăn tất cả những gì tìm thấy trên đường rút, kể cả bới trộm củ mì của dân nhưng cũng rất ít vì sợ bị lộ mà. Tất cả suy nghĩ cảm giác của mình lúc ấy là cô dộc, sợ hãi, đau thương, xót xa, tủi thân nữa chứ. Bạn thử nghĩ xem lúc đó mình cũng mới là một chú nhóc 20 tuổi mà đã chứng kiến nhiều sự tàn ác, khôc liệt của một cuộc chiến. Nhất là vừa chứng kiến sự dã man vô nhân tính của một lũ lính ngụy đối với anh em đồng đội mình.Cho đến khi kiệt sức, vì cứ loanh quanh tìm đường lên hậu cứ mà vẫn không tìm ra mình cũng đã có lúc dao động, có ý nghĩ thoáng qua là súng còn hai viên đạn mình có thể tự sát được ( Tự sát chứ không có suy nghĩ là đầu hàng hay chiêu hồi đâu nhe). Kê nòng súng vào cằm nhưng những hình ảnh của người thân, của cha mẹ, của cô em gái  ( mình có một cô em gái, mà hai anh em rất thương nhau) lướt qua trong đầu mình đã giúp mình gạt đước cái ý định tự sát ấy ra khỏi đầu.  Cuối cùng ông trời cũng đã thương tình giúp mình len lỏi qua được vòng vây của ngụy lần mò về đến phòng tuyến của mình. Gặp bác P.Q  cảm giác đầu tiên của mình là đói, đói một cách vô cùng tận, nên câu hỏi của mình đầu tiên là hỏi về lương khô ( hi hi, bản năng con người mà). đến khi cầm CHẮC miến kương khô trong tay rồi các cảm xúc đau đờn, cô đơn, sợ hãi, đau xót mới cùng ùa đơn chắc lú ấy mà có ông thủ trưởng đơn vị nào ở đấy thì mình dễ tặng ông ấy cả hai viên đạn còn lại quá à (tuổi tre nông nổi mà) Thế nhưng khi về gặp lại đơn vị của mình thì lại đâu vào đấy, ba hôm sau lại vẫn cùng đồng đội tiếp tục vào trận đánh mới bỏ lại những gì vừa trải qua vào trong quá khứ, đời lính còn dài mà chứ đâu có biết là sau đó 10 ngày đất nướ ta hoàn toàn thống nhất.
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 12:25:23 pm »

** chào bác “quaham”, đọc đoạn bác viết cổ tôi cứ ngèn ngẹn ,nước mắt cứ rịn ra ,thế mà chỉ mấy ngày sau -hôm 30/4 chúng tôi vào SG gặp chúng nó ngồi mắt lấm nét chờ đợi ,khi chúng tôi bảo tha cho về chúng đã lao vào chúng tôi kêu “các anh ơi sống rồi “ thật là nghịch cảnh .
Bạn cố nhớ chi tiết đi ,rồi nó sẽ dần dần hiện ra đấy ,anh em mong lắm đấy .                   
Logged
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 05:28:45 pm »

Ngày 23/4/1975 đơn vị chúng tôi hành quân cấp tốc, đuổi theo quân ngụy đến phá Tam giang, bằng thuyền máy mà đơn vị trưng thu của những người dân vừa mới được giải phóng theo sông qua ngã 3 sình đến  cái phá mà mình chỉ mới biết tên qua những câu thơ cổ cuả thời mài đũng quần trên ghế nhà trường hiển hiện ngay trước mắt tôi.Dọc đường hành quân bôn tập không hề gặp phải một sự chống cự nào của tàn quân ngụy dù sao chúng tôi cũng rất cảnh giác, đóng quân nghỉ đêm ở đâu cũng phải gác cẩn thận đi đâu cũng ít nhất theo tổ tam tam có 3 người vì đơn vị thông báo ở phía cửa thuận gần Đập đá là làng theo đạo, chống cộng sản quyết liệt nhất và đã xảy ra đụng độ với quân giải phóng ở đó rồi. Bờ phá mênh mông, nhìn thật đã con mắt, chẳng bù cho những ngày ở trên rừng chỉ thấy mầu xanh của cây cối, nay nhìn thấy mầu xanh của biển cả trong niềm tự hào của người chiến thắng nhìn những người dan Huế gặp quân GP vừa vui mừng, vừa kính trọng có lẽ cũng có người xen chút sợ hãi e dè, cũng phải thôi vì chắc gia đình nào lúc đó cũng có người thân tham gia quân đội phía bên kia mà nhưng toát lên tất cả là một sự vui mừng khó tả là cuôc chiến đã nhìn thấy hồi kết, hòa bình đã hiển hiện trước mắt mọi người.Ngày 25/4 đơn vị chúng tôi tập kết tại thôn 4 của cửa Thuận an, các đại đội khác ở thôn 2 và 3> cái ảnh của bác PQ cho đăng là của mấy thằng bạn Hà nội ở c7 (đại đội hỏa lực của K15) chụp ngay tại Cửa thuận. Chúng tôi được chia nhỏ ra để đóng quân ở từng nhà dân  mình ở nhà của một bà má có cô con dâu  và một cô con gái, tên là Yến, rất xinh con gái của Thuận chỉ ở nhà chằm nón nên da trắng bóc, anh con trai cũng trạc tuổi bọn mình, là lính hậu cần đóng trong thành mang cá, đang trốn ở trong nhà nên rất sợ khi thấy bọn mình vào ở trong nhà. sau một ngày ở đó thì mọi sợ hãi, ngăn cách cũng qua đi, phải nói là lính mình rất giỏi dân vận, chính anh này sau đó đã giúp đơn vị mình lái một chiếc ô tô GMC dọc theo bờ biển ngược ra phía bắc để lấy gao ở một kho hậu cần của ngụy mang về cho đơn vị và chia cho các gia đình ở đó, số gạo tuy ít ỏi nhưng bù lại đơn vị mình nhận được sự giúp đỡ rất lớn của đồng bào ở đây. Tình hình lúc này ở cửa Thuận đã phần nào dịu đi vì lính ngụy di tản đã bị bắt, số dân đình di tản cũng đã đựoc yêu cầu trở về địa phương, tuy vậy vào ban đêm vẫn còn có những tiếng súng lẻ tẻ của bọn tàn quân ngoan cố bắn vào lính mình. Cả tiểu đoàn tố chức thành lập các tổ quân quản  để ổn định cuộc sống vùng biển này. đến trưa ngày 30/4 tin miền nam hoàn tòan giải phóng mới về đến tiểu đoàn the là cả vùng biên này rộ lên đủ các tiếng nổ, bọn mình bắn lên trời các loại súng Ak, AR15 , lựu đạn ném xuống phá cho thỏa lòng sung sướng. Lúc bấy giờ trong đầu mình đã tưởng tượng ra ngày trở về quê hương, về lại với thủ đô yêu dấu, nhưng giấc mơ này mãi đến 2 năm sau mới thực hiện được. Ngày 5/05 chúng tôi đ được tiếu đoàn lựa chọn lên tập trung ở trong thành đại nội cùng với các anh em ở đơn vị khác luyện tập đội ngũ để cho ngày lễ chiến thắng ở Huế được tổ chức vào ngày 15/05/1975. lần đầu tiên mới biết thế nào là cuộc sống của người dân ở cố đô. Ban ngày phơi mình dưới cái nắng tháng 5 khủng khiếp ở Huế tập đội ngũ, mặt thằng nào thằng nấy đen cháy như dân châu phi, chỉ có vệt quai mũ là còn giữ đựoc mầu da của anh GP. thế mới biết tập đội ngũ cũng cưc khổ không kém gí đánh nhau cả, tối đến lính ta được nghi ngơi nơi gần bộ phận tớ đóng quân có một gia đình có dòng dõi của nhà vua, các tôn nữ  nhưng mình thấy cũng chẳng xinh lắm, thua xa con gái Hà Nội mình, được cái là dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ thế thôi nên mình cũng chẳng có ý định tăm tia gì.Thời gian này là những ngày lâu nhất bọn mình được ở trong thành Huế, vì sau ngày lễ chiến thắng lại quay về đơn vị học tập, củng cố chờ nhiệm vụ mới. Tháng 7/1975 đơn vị bàn giao  nhiệm vụ lại cho tỉnh đội, hành quân ngược lên An Lỗ đóng quân tại An lỗ để chứng kiến trận lũ  lụt lịch sử của 1975 toàn bộ khu vực An Lỗ ngập  nước mênh mông,  phải đóng bè bằng chuối để đi lại trong thôn xóm, có cái bãi cát rất đẹp ven bờ sông bồ là nơi bọn mình hay đá bóng thì sau trận lụt đã biến mất để lại đủ các loại cây cối , rác rưởi trôi từ trên thượng nguồn về,.Lúc này cả trung đội vận tải lại chia ra về các đwn vị chiến đấu, , mình đựoc về với c4 ở cùng với một thằng bạn ở hà nội cũng là hs Chu Văn an  chắc bac PQ còn nhớ đó là Thọ, hs lớp 10e thì phải, sau này Thọ về học ở ĐH ngoại ngữ hà nội, chỉ tiếc sằng sau đó không ai biết tin tức gì về Thọ cả. Nếu thọ có đọc được những dòng nay hãy liên lạc với anh em nhe. Tôi không thể quên được cảnh hai thằng hì hụi đánh vật để học chơi đàn Ghi ta., Thọ có năng khiéu nên học nhanh hơn mình thế mà cả hai thằng sau này cũng bập bùng tí chút hơn hẳn anh thợ bật bông nhe (cũng nhờ ti toe mấy bài nhạc bằng Ghi ta mà mình cưa đổ được bà xã hiện giờ của mình đấy he he). thôi đi hút thuốc lào đã tâm sự với các bác sau nhé.   
Logged
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 02:59:55 pm »

28 tết, cũng là một cái tết của năm mão nhung cách đây tròn 36 năm là cái tết đầu tiên của đời lính xa nhà. khi đó đơn vị mình đang tập trung ở bãii Hà, một địa điểm ở bắc thượng nguồn sông bến Hải thuộc huyện Vĩnh linh. Sau một thời gian 4 tháng hành quân chiến lược ròng rã từ thanh hóa vào đơn vị mình lại tập trung ở đây vì vai trò hành quân chiến lược của cái sư đoàn 312b đã hoàn thành. một số học viên các trường sỹ quan thì chuẩn bị quay ra bắc, còn bọn lính mới chúng mình sẽ bổ sung về các đơn vị chiến đấu.Tiêu chuẩn tét vì được hưởng sái của các đàn anh sỹ quan nên bọn mình được khá là xôm, mỗi thằng được 2 bao thuốc tam đảo bao bạc và 2 gói thuôc lào thống nhất loại 50 gr, có cả ít kẹo nữa, gạo nếp được 1/2 kg mỗi đại đội được một chú ỉn cỡ tren dưới 1 tạ quá xôm cho một cái tết. Nhưng vì là lính mới nên bọn mình vẫn cảm thấy nhớ nhà day dứt, nhất là một số anh em ở khu Đống đa ( hồi đó quận gọi là khu) vì không biết tình hình ở nhà ra sao sau đợt Mỹ ném bom b52 ở Hà nội. chiều 30 tết đón giao thừa ở tiểu đội mình có một anh ở Nam hà ,học sỹ quan lục quân, hát cực hay cả tiểu đội không thằng nào cầm được nước mắt khi nghe anh ay hát bài "xuân này con không về". Mình nằm ở trên võng khóc vì nhớ nhà, khóc vì nhớ những cái tết mặc dù không đủ đầy về vật chất nhưng ấm cúng tình cảm gia đình, ước gì có cánh bay ngay về Hà nội. Nằm  trong rừng rậm, nghĩ tới các bạn giờ này đang dạo chơi quanh hồ HK đón giao thừa, mặc dù thủ đô vừa trải qua một cuộc chiến ác liệt với bao đau thương mất mát nhưng dù sao bầu không khí hòa bình cũng đã trở lại với thủ đô. Càng buồn hơn nữa vì trước đó có vài hôm hai thằng bạn cùng nhập ngũ vừa bị chết vì một quả bom từ trường phát nổ, tất cả chỉ còn lại một ít thịt xương lẫn lộn, không phân biệt nổi của ai, tất cả mọi cảm xúc làm nên một nỗi day dứt khó tả trong lòng thằng lính tre mới 18 tuổi , như một cành chim non tơ chuẩn bị bay vào bầu trời mà nó không thể biết được giông bão như thế nào chờ nó ở phía trước.Nhưng cũng thật lạ, thậ tự hào là không có một thằng lính mới nào trong hoàn cảnh như vậy lại B quay, tất cả dù nhớ nhà, dù có những suy nghĩ trăn trở này khác nhung cũng rất bình thản đón nhận những cái gì sẽ đến trong tương lai. Có thể đó là cái chất của thằng lính Hà nội chăng, có phần ngỗ ngược, có phần láu lỉnh, có phần không thích những công việc lao động bằng chân tay nhưng cũng rất sáng tạo thông minh trong cuộc sống, rất dũng cảm trong chiến đấu, không thích những sự quát nạt đè nén của cán bộ nhưng sống với nhau đây tình nghĩa ra trận với tất cả sự trong trắng và nhiệt tình của lứa tuổi mới lớn, của những suy nghĩ rất lãng mạn được bồi đắp qua những trang sách trong nhà trường nhưng cũng rất thực tế và nhân văn. Có lẽ vì vậy mà nhiều đơn vị khi nghe nói tân binh là Hà nội cũng có phần lo lắng nhưng thực tế đã trả lời là lính Hà nội chiến đấu đâu có thua kém gì ai. Ngày 3 tết toàn tiểu đoàn tập trung cánh lính mới nhận nhiệm vụ mới, lại được gặp mặt nhau sau 4 tháng trời chia lẻ, hầu như 50% quân số ở tiểu đoàn huấn luyện được bổ sung về K15 một tiểu đoàn độc lập trực thuộc mặt trận B5 có hậu cứ đang đóng tại nông trương Quyết thắng nhưng cả tiểu đoàn đang di chuyển về Phong điền bắc Huế sau khi về đến hậu cứ của tiểu đoàn mình được bổ sung về B4 c7 khẩu đội cối 82, một tuần hành quân vất vả, qua cac thôn xóm Cam lộ, Cùa của Đông Hà bọn mịnh vượt sông Ba Lòng, qua thung lũng ba lòng qua sông ô lâu về đến khu vức tập kết mới của đơn vị là Hòa mỹ, đại đội 7 đống quân tại mỏm đầu tiên của dãy 146 sát với đường ô tô chạy từ Hòa mỹ lên đỉnh củng cáp. Lúc này trên đỉnh Củng cáp vẫn là một đài quan sát của bọn ngụy, hàng ngày vẫn có máy bay lên thẳng của ngụy bay từ dứoi đồng bằng lên tiếp tế cho đài quan sát này, sau đó độ hơn một tháng thì bị một tiểu đoàn hình như của 325 tập kích  và chiếm được đỉnh Củng cáp.Từ đó tiểu đoàn mình mới an toàn hơn vì đỉnh củng cáp rất cao , ngụy có thể quan sát hết mọi hoạt động của  toàn bộ  tây - bắc huế này. Khu vực chiến đấu mới của đơn vị cũng là những trang sử chiến đấu mới của K15 . Từ khi về Hòa mỹ k15 trở thành một K của E 4- đoàn Phong Quảng, bắt đầu  những thử thách, những cuộc chiến đấu mới oanh liệt và hào hùng của toàn E  trong tình hính chiến cuộc mới với mục đích dành đất, dành dân sau hiệp định Pa ri   
Logged
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:12:31 pm »

Có một bí mật mà có lẽ đến tận bây giờ nhờ có trang Quân sử này mình mới nói ra được. Chắc tất cả mọi người khó quên lần đầu ra trận giáp mặt với lính ngụy, có người "ngơ ngơ như bò đội nón", có người hồi hộp "đái cả ra quần" nói chung là đủ các trạng thái, nhưng mình tin rằng trường hợp lần đầu tiên của mình giáp mặt và đánh nhau với lính ngụy thì chắc là hy hữu, cũng nhờ có lần đầu tiên này mà mình đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, mà ở các trường hợp của mọi người theo mình thì khó mà có được những kinh nghiệm như bản thân mình.Chỉ mong các bạn đọc và đừng cười mình đó nha ( lính mới tò te mà Grin). Dạo đó đơn vị của mình hành quân từ bãi hà vào khu Hòa mỹ, khẩu đội của mình đóng tại mỏm đầu tiên của dãy 146 cùng ở dãy 146 với đại đội mình còn có các bộ phận trực thuộc của tiểu đoàn bộ, các đại đội bộ binh đã lập hậu cứ ở các thôn thuộc vùng đất của nông trường hòa mỹ, đến suối ồ ồ. lập thế cài răng lược với ngụy mà. Thỉnh thoảng bọn ngụy cũng thả thám báo vào sâu đất của mình, rồi thám báo ngụy cũng len lỏi qua chốt của mình để liên lạc với đài quan sát của chúng ở trên đỉnh củng cáp.một buổi sáng, mình được lệnh của b trưởng là anh Phê người Thanh Hóa, lên tiểu đoàn bộ, có công tác, đến tầm 11h giờ thì xong công việc và quay về khẩu đội, thằng bé đang nghêu ngao vừa đi vừa hát , quên nói với các bạn, là chạy dọc trên dãy 146 là một con đường mòn mà trước đây bọn ngụy đã sử dụng khi đóng quân ở dẫy đồi này, khi đó toàn cây lau cao quá đầu người. thằng bé đang hát nghêu ngao thì khi vượt qua một cái yên ngựa lên đến đỉnh đồi bỗng nghe thấy thấp thoáng bóng áo rằn ri  và có tiếng nói giọng địa phương, không đi theo đường mòn mà băng qua đường để luồn ra phía sau khu vực hậu cứ mình nghĩ ngay đến đây là bọn thám báo của ngụy nên quả thật là rất sợ, rút ngay một quả us đeo ở thắt lưng ném ngay vào đội hình của bọn thám báo và quay đầu chạy chối chết về phía tiểu đoàn bộ, nhảy ngay vào hầm của tổ trinh sát tiểu đoàn, lúc này có cậu Lệ người Nghệ an đang ở trong hầm thấy mình hốt hoảng mặt cắt không còn hột máu bên hỏi có chi vậy , mình vừa thở vừa trả lời có bon thám báo đang ở đồi yên ngựa.  cậu Lệ bèn chạy đi báo A trưởng  thế rồi cả bọn tất cả kể cả mình là 5 thằng vớ súng chạy về chỗ yên ngựa đi được một đoạn thì gặp một tốp lính trinh sát của c20 ( không biết có phải đơn vị của bác Tích tường như lệ không nữa)đi ngược lại phía bọn mình và cũng nói là vừa thấy thám báo ném lựu đạn về phía các cậu ấy, may mà lựu đạn không nổ. Các cậu ấy nói vừa ở dưới đồng bằng lên  đang trên đường về đơn vị nghĩ là về đến đất của mình rồi nên  cũng hơi chủ quan. Còn cậu du kích dẫn đường là ở bên huyện đội  Phong điền. Mình ngượng chín người, cũng may mấy cậu ở tiểu đội trinh sát cũng không đả động gì đến chuyện của mình nên các cậu ở c20 cũng không biết gì hết không thì lúc đó chắc mình phải tìm một cái tổ mối nào để chui vào mất. các bạn thấy không, qua vụ  này mình mới thấy rằng nếu bất ngờ gặp nhau thì không chỉ mình hoảng hốt mà đối phương cũng như vậy thôi, cho nên kẻ nào bản lĩnh hơn sẽ bình tĩnh hơn và sẽ chiếm được thế thượng phong, hai là nếu đi lẻ một mình thì súng không bao giờ khoác ở đằng sau lưng cả mà phải khoác ở một bên vai hoặc cầm ở tay thì mới nhanh chóng xử lý được tình huống , và dù ở trong trường hợp nào cũng không được lơ là mất cảnh giác , vì thế mà đến bây giờ mình vẫn còn cái để đội mũ hi hi Grin đừng có ai cười mình dó na
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 12:41:18 am »

 Lính mới tò te vừa vào chiến trường chưa từng oánh trận nào , đơn thương độc mã gặp " địch " như bác mà còn dám ném cho chúng nó quả lựu đạn rồi mới bỏ chạy là bác cũng đã thuộc loại lính " máu " rồi đấy . Nhưng BY nghi ngờ trường hợp của bác hình như chưa rút chốt quả lựu đạn thì phải ? Grin
 Thế lại hóa ra may nếu không thì tý nữa " Quân ta lại chiến thắng quân mình "  Grin
 Bác nói đúng : Không bao giờ được lơ là mất cảnh giác , luôn luôn là cảnh giác dù chỉ là 1 bước chân cũng cần được tính toán suy nghĩ cẩn thận , tiến lùi kể cả bỏ chạy nếu thấy cần thiết .
 Trong chiến đấu BY chưa thấy ai đeo súng vắt qua vai ra sau lưng bao giờ trừ súng thừa khi đồng đội bị thương hay hy sinh , thường thì đeo dây súng về bên vai phải đẩy nòng súng về phía trước , khi bất ngờ gặp địch là tác chiến được ngay , tay phải lượt về báng phụ đồng thời mở khóa an toàn súng , tay trái cầm ốp che tay là có thể tằng .. tằng rồi . Grin
 Đi hành quân đường dài thì vác súng lên vai , mảng dưới ốp che tay đặt lên vai , băng tiếp đạn chống lên ba lô sau lưng ngón tay chỏ bàn tay phải vít đầu ruồi nòng súng phía trước , nếu bất ngờ gặp địch thì chỉ cần nghiêng vai phải là súng tụt xuống khỏi vai đồng thời tay trái túm lấy đầu nòng súng cho tay phải chuyển về vị trí báng phụ của súng là có thể 5 ăn 5 thua được rồi . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:04:10 am »


Ông Phê lác của ông đây.
...Thỉnh thoảng bọn ngụy cũng thả thám báo vào sâu đất của mình, rồi thám báo ngụy cũng len lỏi qua chốt của mình để liên lạc với đài quan sát của chúng ở trên đỉnh củng cáp.
Chinh lại cho bác quaham một chút : Củng Cáp lúc bấy giờ là của ta rồi, thám báo địch lúc đó ở điểm cao 673 ( 674 ) là điểm cao bên cạnh và cao hơn Củng Cáp.
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:21:37 am »

Lính mới tò te vừa vào chiến trường chưa từng oánh trận nào , đơn thương độc mã gặp " địch " như bác mà còn dám ném cho chúng nó quả lựu đạn rồi mới bỏ chạy là bác cũng đã thuộc loại lính " máu " rồi đấy . Nhưng BY nghi ngờ trường hợp của bác hình như chưa rút chốt quả lựu đạn thì phải ? Grin
 Thế lại hóa ra may nếu không thì tý nữa " Quân ta lại chiến thắng quân mình "  Grin
 Bác nói đúng : Không bao giờ được lơ là mất cảnh giác , luôn luôn là cảnh giác dù chỉ là 1 bước chân cũng cần được tính toán suy nghĩ cẩn thận , tiến lùi kể cả bỏ chạy nếu thấy cần thiết .
 Trong chiến đấu BY chưa thấy ai đeo súng vắt qua vai ra sau lưng bao giờ trừ súng thừa khi đồng đội bị thương hay hy sinh , thường thì đeo dây súng về bên vai phải đẩy nòng súng về phía trước , khi bất ngờ gặp địch là tác chiến được ngay , tay phải lượt về báng phụ đồng thời mở khóa an toàn súng , tay trái cầm ốp che tay là có thể tằng .. tằng rồi . Grin
 Đi hành quân đường dài thì vác súng lên vai , mảng dưới ốp che tay đặt lên vai , băng tiếp đạn chống lên ba lô sau lưng ngón tay chỏ bàn tay phải vít đầu ruồi nòng súng phía trước , nếu bất ngờ gặp địch thì chỉ cần nghiêng vai phải là súng tụt xuống khỏi vai đồng thời tay trái túm lấy đầu nòng súng cho tay phải chuyển về vị trí báng phụ của súng là có thể 5 ăn 5 thua được rồi . Grin
Cánh các C hỏa lực 2 vai phải để chuyển đổi mang vác hoặc gánh đạn nên AK thường phải treo tòng ten trước ngực. Dĩ nhiên không thể phản ứng nhanh như bác BY chuyên trị đạn bắn thẳng...nhưng thường xuyên đi giữa đội hình mà nhanh quá không chừng tém phải đồng đội đi trước, he he...
Logged
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 09:39:55 am »

Cám ơn bác binhyen1960 , chính xác là lựu đạn chưa rút chốt, nên cũng may cho mình chứ  Grin nếu không là thảm họa to. Nhưng lính mới tò te mà, co kinh nghiệm gì đâu hơn nữa lại đang ở đất có sổ đỏ của quân GP cấp nên cũng chủ quan tý ty. cám ơn bác PQ  bác noi chính xác vì đỉnh Củng cáp mình vẫn đi lấy gạo qua đó mà toàn phải đi ban đêm vì sợ địch phát hiện. ở đỉnh Củng cáp có một tổ chốt của f325 thì phải vì mình có gặp một cậu bạn học ở 10h chu văn an cùng với mình nhưng cậu áy nhập ngũ đợt 6/1/1972 tên là Đạt ở trong ngũ xã. đi cùng đợt ấy có Tấn cáo, cũng học Trỗi nay đang ở bên Đức. chắc bác PQ không lạ gì Tấn cáo nhỉ. đợt nhập ngũ 6/1 ấy lớp 10h chúng mình cũng có khá nhiều cậu hy sinh ngay khi vào đến Quảng trị. Không biết bác TTNL có tin tức gì về một cậu tên Lợi, nhà ở Đặng Dung, nhập ngũ 6/1/1972 hy sinh ở tích tường như lệ nếu biết cho mình xin thông tin nhé
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 02:35:10 pm »

Chào bác "Quá ham (chơi)".

Thế là ở trang QS này, tôi, bác PhongQuang và bác đều là lính đi từ khu phố và đều là lính E 59 Bộ TLTD khi đó. Chúng mình đều được huấn luyện ở Bãi Nai (Kỳ Sơn, Hòa Bình)
Tôi nhập ngũ 04/9/1971, vào D52 bác ạ. 3 trong số các đại đội của D52 sau tết 1972 vào chiến trường Nam Lào. Đầu 1974 chúng tôi mới về miền Nam.

Tôi cũng ở khu Đống Đa, lúc nhập ngũ tập trung ở Rạp chiéu bóng Đống Đa (Phố Thái Thịnh bây giờ), sau đó vào Đại mỗ.

Chúc bác cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, tràn đầy niềm vui.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM