crawling0805
Thành viên

Bài viết: 486
|
 |
« Trả lời #111 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 09:57:50 pm » |
|
GẶP TÁC GIẢ ĐẦU TIÊN VIẾT TRUYỆN KÝ VỀ MƯỜI CÔ GÁI THANH NIÊN XUNG PHONG HY SINH Ở NGÃ BA ĐỒNG LỘC
Năm 1978 truyện ký Đài hoa tím của Nghiêm Văn Tân được Nhà xuất bản Phụ nữ in lần thứ nhất. Đây là tác phẩm bao quát nhất, chân thực nhất và cũng là sớm nhất viết về mười cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc anh hùng.
Năm 2005, Nhà xuất bản Phụ nữ tái bản với tên mới là Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc gồm phần một Đài hoa tím và phần hai bổ sung Vĩ thanh: Đêm và Ngày viết năm 2004 – sau gần 30 năm tác giả trở lại chốn xưa.
Nghiêm Văn Tân sinh năm 1939 tại Hà Nội trong một gia đình viên chức bình dị. Lớn lên, ông đã từng trải qua nhiều nghề: thợ đo đạc, thợ xây dựng, thợ lò cao, thợ lò thép và làm báo. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước ông làm việc ở Khu gang thép Thái Nguyên suốt 17 năm. ông từng là học viên khoá 3 (1968-1969) trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ Hội nhà văn Việt Nam, bạn học của các nhà văn, nhà thơ: Liên Nam, Hông Nhu, Nguyễn Trí Huân, Bùi Công Hoan, Sĩ Hồng, Nghiêm Đa Văn, Nguyễn Phan Hách, Phạm Đức, ... Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa phóng viên và tác giả Nghiêm Văn Tân.
Phóng viên (PV) – Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức, quý trọng học vấn, yêu thích văn chương, hoàn toàn có thể ở lại Hà Nội để đi học Đại học rồi đi làm như mọi người khác. Vì sao ông lại rời Hà Nội ra đi làm đủ các nghề khó nhọc nhất trong suốt 17 năm trời ở Khu gang thép Thái Nguyên?
Nghiêm Văn Tân (NVT) – Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình họ Nghiêm đức hạnh, có đủ điều kiện cho tôi phát triển về mọi mặt lâu dài một cách bình thường. Nhưng xu thế thời đại ở Việt Nam vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước đã khiến tôi có một quyết định ngược đời là rời Hà Nội để đi làm thợ. Chỉ có làm thợ mới rũ bỏ được bản chất giai cấp tiểu tư sản của mình. Chỉ có làm thợ mới phù hợp với lời dạy của nhà văn Lỗ Tấn: “Mạch máu thì phun ra máu, còn mạch nước chỉ phun ra nước lã mà thôi”.
PV – Vì duyên cớ gì ông lại chọn đề tài mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc để làm tác phẩm trụ cột của đời mình? Đề tài đó rất khó viết. Ngay con trai, con rể của Hà Tĩnh hoặc cán bộ ở Hà Tĩnh lâu năm cũng còn khó viết, huống chi ông là một người xa lạ?
NVT - Điều này tôi chủ ý không nói đến trong vĩ thanh Đêm và Ngày, nhưng nhiều người đã hỏi tôi như anh, cho nên tôi đành phải trả lời vậy, vì nó rất riêng tư.. Mẹ sinh ra tôi là bà Ngô Thị Cầu (1914-1942). Bà mất rất sớm khi mới hai mươi tám tuổi. Lúc ấy tôi mới lên bốn, khăn tang dài hơn người... Còn sót lại một mình, tôi lớn lên trong sự yêu thương và đùm bọc của cha, mẹ già và anh em cùng cha khác mẹ, nhưng tôi vẫn đau đáu sót xa cho cuộc đời của mẹ tôi. Tôi được nghe cha tôi kể nhiều huyền thoại về mẹ mình, tôi lại càng thương tiếc hơn. Thế là từ tấm bé, tôi đặc biệt quan tâm đến những người phụ nứ chết trẻ. Cuối tháng 7 – 1968, khi nghe đài , xem báo thấy tin mười cô thanh niên xung phong đã hy sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc – Hà Tĩnh, tôi bị ám ảnh rất mạnh. Nỗi ám ảnh do cái chết vì đất nước, ám ảnh do các cô còn rất trẻ... Thế là, như một sự sắp đặt của duyên phận, tôi đi học trường viết văn trẻ, rồi vào Hà Tĩnh như anh đã biết... Tôi công nhận đề tài này rất khó đối với tôi. Khi tôi vào Hà Tĩnh thì mọi việc đã an bài: Các cô đã nằm dưới mộ, bạn bè còn sống ở phân tán. Gia đình mười cô lại rất xa nhau. Các cùng hy sinh vì một trái bom, một ngày, một giờ định mệnh. Viết như thế nào đây, trong khi tôi chưa có một chút vốn sống nào về miền đất anh hùng này? Đã thế lại phải viết thật, không được hư cấu như tiểu thuyết. Thế nhưng, vì tình yêu thiếng liêng đối với mẹ tôi, tình yêu sâu sắc đối với các cô Đồng Lộc, tôi đã hoàn thành công việc khó khăn trong mười năm, đúng theo hạn định của cha tôi.
PV - Phải chăng cha ông rất hy vọng ở con mình, và đã giúp ông nhiều về mặt tinh thần để tác phẩm đến được với bạn đọc?
NVT – Cha tôi là ông Nghiêm Văn Hoè (1011-1981) có một chút Tây học, một ít Nho học. Hồi làm văn phòng ở Sở học chính Đông Dương và sau này ở trường Albert Sarraut có làm thơ và viết văn nghiệp dư, bút danh Thanh Thuỷ, cùng thời với nhà thơ Tú Mỡ và nhà văn Bùi Huy Phồn. Ông có để lại bài thơ “Cá mẹ dạy cá con” trong sách giáo khoa thời bấy giờ, nhưng ông không đi vào sáng tác, chỉ nghiên cứu tác phẩm văn học thế giới và trong nước bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông dẫn tôi đi theo con đường văn học một cách rất tự nhiên. Những lúc đèo xe đạp đưa tôi đi chơi, ông dạy tôi học thuộc lòng những bài ca dao đẹp, những câu tục ngữ hay, những đoạn hay của Truyện Kiều... Khi lớn lên, ông cho tôi đọc các loại truyện mà ông có hay mượn được, rồi bắt tôi tóm tắt nói chủ đề chính, bình luận về các nhân vật, nói về những chi tiết hay, tình huống đẹp... Cứ thế, lớn lên tôi yêu văn học lúc nào không biết.
Tháng 10-1959, bố tôi buộc lòng phải để tôi thoát ly gia đình, một mình đi vào nông trường Đồng Giao làm công nhân đo đạc để thực hiện hoài bão của mình. Trước khi tàu chuyển bánh, ông chỉ dặn tôi mỗi một điều: “Con hết sức cẩn trọng trong mọi việc. Nói ít nghe nhiều. Hãy giữ danh dự cho dòng họ Nghiêm. Cẩn thận trong quan hệ với phụ nữ. Đồng tiền phải lương thiện và phân minh”. Chỉ có ba mươi sáu chữ ấy thôi nhưng nó đã đi theo tôi trong suốt cuộc đời. Ông là người cha yêu quý, người thày tuyệt vời đã dắt tôi đi từ thành công này đến thành công khác. Quyển Đài hoa tím, nều không có ông động viên, chỉ bảo tôi đến nơi đến chốn, thì có lẽ nó đi theo một hướng khác, hoặc không bao giờ xuất hiện.
|