Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:34:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện ngắn - Tạp chí Sông Hương  (Đọc 64661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #120 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 10:15:02 am »

Xế trưa, sau khi cùng chia lửa nửa chai Gin với thiếu tá Vấn một tiểu đội hộ tống Đạo và Nghệ băng rừng lội suối ra đường đón xe về phố. Đạo rủa sả đám sĩ quan phòng hành quân bộ tư lệnh sư đoàn, bởi trong buổi họp bộ tham mưu họ đã báo lên ông tướng Mõ Tàu vẫn còn là một cứ điểm an toàn, viên trung tá tham mưu phó, trưởng khối chiến tranh chính trị hớn hở hạ lệnh bảo đi. Nghệ thinh lặng rẽ cây gạt lá bước nhanh, chẳng nói năng gì cả. Dọc quốc lộ một, cả hai đã gặp không ít lính đào ngũ bỏ về nhà, hoặc nhập chung vào dòng xe cộ chở người tản cư xuôi về phía Nam. Những tốp đi ngược lại đang tản ra trông phố mang đủ súng đạn quân trang ngồi tràn các quán xá dọc đường.

- Chai nữa không? - Nghệ hỏi, Đào uống hết phần bia còn trong ly mình.

- Thôi đủ rồi, kêu tính tiền rồi về!

- Mi tính đi mô?

- Tạt qua nhà chút xíu.

Nghệ khoác tay, vẻ uể oải:

- Mi về trước tau ngồi nán lại làm thêm chai nữa. Đạo đứng lên - càu nhàu gì đó không rõ, ném xấp giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi.

Nghệ vỗ đánh bộp vào mông một chị hầu bàn vừa đi ngang qua bảo mang thêm một chai bia nữa, rồi gác cả hai chân, ghếch đôi dày lấm bụi lên chiếc ghế Đạo vừa bỏ trống.

Một chiếc jeep đậu lại trước quán. Một cô gái và một đại úy thủy quân lục chiến bước xuống, đi vào. Nghệ bỗng nhổm dậy gọi:

- Chị Như!

Gã thủy quân lục chiến và cô gái bước lại phía Nghệ. Cô gái lên tiếng:

- Nghệ đó à? Lâu quá không thấy ghé nhà, con Nhã cứ nhắc mãi. Răng ngồi một mình ngó buồn xo rứa?

- Buồn thiệt, mời anh chị cùng ngồi chơi.

Gã thủy quân lục chiến nhìn chăm miếng vải in chữ "Báo chí - Press" trên túi áo Nghệ, đưa tay ra bắt tay anh với vẻ thản nhiên nhưng thật ra là hạ cố, kéo ghế ngập ngừng ngồi xuống. Cô gái Như-giới thiệu hai người với nhau. Nghệ nhìn bộ quần áo hợp thời trang của Như, giọng nửa đùa nửa châm chọc:

- Chị cũng biết tới mấy cái quán kiểu ni à?

- Tại răng lại không? phải không anh Quân?

Như nói và nhún vai rất đầm, liếc nhìn gã đại úy, mỉm cười.

- Không những tới mà Như còn uống được cả bia lẫn rượu nữa mới tuyệt chứ!

Giọng bắc quá chuẩn quá đanh gọn anh ta làm Nghệ cảm thấy khó chịu. Nghệ buột miệng:

- Những cô giáo như chị đáng sợ thiệt.

- Thì chị cũng đã và đang nổi tiếng rồi còn chi?

Như cười thành tiếng, tỉnh khô.

Nghệ cười, Quân cười, Nghệ gọi thêm bia, đĩa gà nấu nấm.

Ba người cùng cụng ly. Như uống nhâm nhi, hai người đàn ông uống bạo.

- Kể cũng buồn cười, giờ chừ lắm người thu dọn bỏ đi, hấp tấp vội vã, lắm người vẫn còn lê la trong quán xá. Chị Như, răng chị chưa đi? Đà Nẵng hoặc Sài Gòn chi đó. Định trải đời son trẻ ra hứng lửa diêm sinh và tai họa sắp mưa xuống thành phố ni à? Chúa không can thiệp được để tấm đời son trẻ của chị còn lành lặn được mô-Nghệ nói.

- Cậu đang tuyên truyền tâm lý chiến đó à?- Như châm chọc.

- Nói thiệt chớ tuyên truyền chi! Nghe đây này-Nghệ lôi tuột cái máy cassette hiệu Sony ra khỏi túi xách, loay hoay điều chỉnh. Tiếng nói của Đạo từ băng nhựa vang lên khe khẽ: "Chúng tôi hiện có mặt tại cứ điểm Mõ Tàu, phòng tuyến bất khả xâm phạm do những tay súng tiểu đoàn hai, trung đoàn năm tư bộ binh trấn thủ..." Làm nền cho tiếng nói Đạo là những loạt pháo rền. Như đưa tay tắt máy.

- Thôi dừng cái trò nghịch ngợm và trẻ con của cậu lại đi, không ai dại mà tin mô. Hãy tiếp tục câu chuyện của chúng ta. Không có chúa mô cả, nếu có chắc chúa cũng đứng né ra bên lề. Có mưa thì cũng do những người trên núi xuống, hoặc đang ở cùng chúng ta. Cũng cầu một trận mưa thiệt lớn để rửa sạch phố phường, mặt đất.

- Tưởng tượng còn sống sót chị sẽ chui ra từ đống tro than, gạch ngói vỡ nát, xác người, thú vị hết biết! - Nghệ cười.

- Nhưng sẽ được thấy những cái mới hơn, khác hơn mọc lên sau đó chớ! Có lần cậu bảo cậu nhàm chán quá cái đời sống ni rồi mà.

Quân bật lách cách cái bật lửa zippo trên tay:

- Thưa cô giáo triết, cô đang cãi giùm bọn Việt cộng.

Như phá lên cười:

- Thì Nghệ cũng đang dở giọng tâm lý chiến ra mà. Còn anh?

- Tôi là võ biền, đánh đấm dễ hiểu hơn lý luận.

- Rứa anh có nhận là sắp có một cơn mưa như Nghệ nói không?

- Có chứ! Hơn là mưa, đôi khi cả một trận bão cơ đấy.

- Anh bị bắt buộc chờ đợi và chịu đựng cơn bão đó phải không?

- Phải rồi, có thể nói gần như là thế!

- Cũng như Nghệ thôi. Còn tôi, tôi hoàn toàn tự do, nhưng tôi đếch thèm chạy trốn - Như khẽ nhún vai.

Thấy câu chuyện dần trở nên nặng nề, Nghệ cười xuề xòa:

- Không ai đi thì mỗi người cùng chia lửa diêm sinh và tai họa với những người ở lại, cãi nhau chi cho mệt? Chừ thì uống đi, uống bù cho cơn khát ngày mai mốt, rồi tôi tìm xuống một chiếc đò, còn anh chị đi tâm tình nơi mô đó, mai mốt rất khó kiếm một chỗ thơ mộng.

Như đỏ mặt. Gã thủy quân lục chiến gật gù có vẻ biểu đồng tình với câu nói đậm đặc chất lính của Nghệ. Như với qua tát vào vai Nghệ:

- Thằng quỉ, thì mi cứ uống cho đã đi, rồi tới giờ G vắt giò lên cổ mà chạy.

Và, họ tiếp tục ăn uống. Như nhâm nhi, hai người đàn ông cạn ly này đầy ly khác. Gió, nhạc, tiếng động thấm mãi vào đêm. Giờ này có khi phòng tuyến Mõ Tàu đã vỡ. Những tiếng kêu, những hình người tháo chạy lom khom trong các hầm hố tuyến hào, chấp chới, lập lờ dưới ánh pháo, ánh đèn trái sáng. Nghệ lắc đầu, ôi! hơi đâu mà nghĩ! Đêm mai, vợ con bồ bịch thiếu tá Vấn sẽ nhìn thấy anh ta trên màn ảnh truyền hình có khi đấy là lần cuối. Có khi chúng ta không còn dịp để tắm bia như đã hứa, kính thưa thiếu tá! Lỡ chơi đành chịu, thì cứ làm ra vẻ chịu chơi! Nghệ nhủ thầm và bật cười khan. Khá khen cho cái tài láu cá của mi nghe Đạo, cứ tưởng tượng nếu lúc ni hai thằng còn lui cui bò tới bò lui trên cái miệng chảo lửa nớ! Ôi, hơi sức mô… Nghệ ngồi dựa ngửa trên thành ghế, nghe cơn say ngấm dần, tản mạn, âm u trong da thịt. Quán thưa vắng dần. Khuôn mặt sầu mộng của bà chủ quán biến đâu mất. Những bông cúc vàng trơ trọi với chiếc bình hoa trên mặt quầy. Những chị hầu bàn bắt đầu rỗi việc vô ra ngáp vặt. Như và gã đại úy thủy quân lục chiến cơ hồ đã quên hẳn Nghệ, hai người chụm đầu với nhau thầm thì chuyện gì đó có vẻ thú vị.

Chị Như không thèm chạy trốn, lì thiệt! Nghệ nghĩ và chăm chú nhìn ngắm Như qua kẽ hở giữa chiếc ly và chai bia mới mở còn đầy ắp trên bàn. Khuôn mặt trông nghiêng với mái tóc xõa, hàng mi cong, mũi thẳng, môi cười trông Như đẹp một cách kiêu kỳ.

Ba mươi hai tuổi, chưa chồng. Tu nghiệp năm năm ở Pháp về, dạy triết ở đại học Văn Khoa. Như - Tịnh Như- mê thể thao, ăn mặc thời trang, bát phố hơn mê dạy học. Phía trên ngực áo bên phải luôn luôn thêu một nhánh hồng dại như là dấu hiệu độc đáo riêng. Đấu thủ quần vợt thuộc loại khá của Câu lạc bộ thể thao Cercle, nơi tụ tập những nghệ sĩ-thương-gia, quan chức lắm tiền, nơi các bà các cô "quý tộc" thích bơi périssoire(1), lướt ván vào những chiều đẹp trời trên sông Hương. Bông hoa đẹp biết nói, của những dạ hội có khiêu vũ hoặc không ở các căn cứ quân sự. Bạn bè hầu hết là sĩ quan. Bữa nay ngồi xe Jeep với một thiếu tá nhảy dù, mai mốt lại thấy cặp tay một đại úy không quân ung dung đi dạo phố... Trong những đôi mắt nghiêm khắc và hiền hậu của Huế, Tịnh Như là một cô giáo hippy, một cái gì rất gai chướng. Cái khó chịu cô bày ra trước mọi người có lẽ là vẻ tươi trẻ hồn nhiên pha chút kiêu bạt.

Ngoài quan hệ là người thân của gia đình, Nghệ thích cái vẻ ấy ở Như và thích kiến thức khá đa dạng của cô từ triết học, phim ảnh, hội họa, văn chương hiện đại đến những suy nghĩ - đôi khi, khá lạ lùng, và độc đáo về đời sống. Có điều hẳn không ai ngờ với bề ngoài ấy, thỉnh thoảng Như lại thích triết luận với Nghệ về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tất cả các Đảng thuộc giai cấp vô sản, của xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội Cộng sản chủ nghĩa, khác hẳn chủ nghĩa của cái xã hội cô đang sống, đang là một thành viên trong đó. Thật tình Nghệ không thể hiểu nổi con người Như.

Cũng như lúc này đố ai biết được ai là Việt Cộng, ai không phải Việt Cộng. Việt Cộng đang ở giữa mọi người. Trong quán này, ngoài đường sá, phố chợ kia. Họ ở dưới mọi hình thức, dưới đủ mọi màu áo. Là đặc công đang âm thầm xâm nhập, là quần chúng đang sẵn sàng nổi dậy và chuyện sẽ khó tưởng tượng nếu Tịnh Như cũng là một nữ Biệt động! Cả gã đại úy thủy quân lục chiến này, biết đâu là một trinh sát, tình báo của Việt cộng, thằng bé bán đậu phộng rang đang tha thẩn từ bàn này sang bàn nọ nhặt những cái nút chai kia cũng là liên lạc viên chẳng hạn! Quanh đây ai ai cũng có thể là Việt Cộng cả... Nghệ cảm thấy ghê gai cả da thịt, cảm thấy cần nói một câu gì đó để xua ý nghĩ kinh hoàng ấy đi.

- Này chị Như, có thiệt là tới giờ G chị cũng không thèm bỏ chạy? - Nghệ khoát tay nói:

Như hơi sửng sốt quay lại rồi dịu dàng mỉm cười nói như dỗ dành một đứa trẻ:

- Nghệ, em say rồi, nhắm mắt ngủ đi một lát sẽ dễ chịu ngay.

- Còn chị, bộ chị không buồn ngủ à? - Nghệ lè nhè, đoạn giật thót người khi nghe Như nói một cách bình thản:

- Không, chị thức chờ.

M.M.
(SH19/6-86)

-------------------------------------
(1) Xuồng thoi, có hai mái chèo
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #121 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:09:16 pm »

Hy sinh

TRẦN CHẤN UY



Đơn vị đặc công chúng tôi nhận mật lệnh thọc sâu hậu cứ địch chuẩn bị địa bàn cho chiến dịch Mậu Thân. Nói đơn vị cho có vẻ sang, nhưng thực ra chúng tôi chỉ có mười hai người kể cả một đồng chí du kích dẫn đường. Đơn vị tác chiến, trang bị hết sức gọn nhẹ. Cuộc chuyển quân phải tiến hành gấp rút trong mùa mưa để kịp thời "lót ổ" đón quân chủ lực. Đoàn quân lặng lẽ đi trong những cánh rừng mùa mưa sũng nước. Không thể đi men hoặc lội theo những dòng suối một cách thuận lợi như mùa khô. Mùa mưa, tất cả những con suối cạn, suối con, suối mồ côi đều bị đánh thức, cuộn mình như những dòng sông hung hãn. Đường hành quân trở nên hết sức gian khổ. Chúng tôi mang theo những trang bị như móc sắt, đinh sắt, thang bằng dây mây rừng giống như những người thi leo núi ở đỉnh Chô-mô-lung-ma. Nhiều khi đơn vị phải vượt qua những vách đá dựng đứng, trơn nhẫy, chỉ cần trượt chân hay nhỡ tay là tỏm xuống thung lũng mờ mịt bụi nước, sâu như vực thẳm ở dưới chân núi. Rừng Trường Sơn mùa mưa thật ảm đạm. Mưa rả rít hết trận này đến trận khác. Chúng tôi ngập đi trong nước. Nước từ trời trút xuống, từ đất ùn lên, từ bờ bụi dây leo chằng chịt hai bên quệt vào. Suốt ngày ướt như chuột lột. Áo quần ướt dính vào da thịt lạnh cóng. Những trận sốt rừng được thể nổi lên dữ dội. Đầu nặng như chì, nhức như búa bổ. Mắt tóe ra từng quầng hoa lửa. Đầu gối, khớp xương mỏi như dần. Nước da ngấm nước tái xám, nhợt nhạt. Những hàm răng va vào nhau lập cập. Mưa ẩm ướt lớp lá mục dày hàng thước làm cho sên vắt sinh sôi nảy nở nhiều vô kể. Thôi thì đủ các loại vắt: Vắt vàng, vắt nâu, vắt tím từ dưới đất giống như một nong tằm đang kỳ ăn rỗi. Vắt bám vào chân leo lên tận nách.

Rừng già mùa mưa thật khắc nghiệt, tất cả đều ướt sũng. Mưa hàng mấy tháng rồi còn gì! Thật tiếu lâm, ở giữa rừng mà thiếu củi. Có gạo nhưng không thể thổi cơm ăn, cứ "nện" lương khô và nước suối hết ngày này sang ngày khác. Họa hoằn chúng tôi mới tìm một hốc đá nhen lửa để luộc ống tiêm, tiêm cho những người bị ốm. Nhen được lửa ở Trường Sơn mùa mưa quả là một kỳ công. Chúng tôi phải bớt đi từng cái bì thư quý giá, từng cái quai dép cao su ít ỏi để đốt lên một ngọn lửa nhỏ nhoi vừa đủ làm sôi một ấm nước nhỏ xíu. Sức khỏe của bộ đội giảm xuống trông thấy. Những hốc mắt trũng sâu xuống, những gò má xám chì nhô cao lên. Nước da ai cũng tái mét, môi thâm xì lại. Lương thực mang theo cạn dần.

Tất cả những sự vất vả ấy, đối với chúng tôi - những người lính đặc công ở Trường Sơn chỉ là chuyện thường. Thật ái ngại cho Thư, cô du kích dẫn đường, người con gái duy nhất trong đội. Liệu cô ấy có thể chống chọi được với hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt của mùa mưa Trường Sơn hay không? Với tầm tuổi ấy, ở miền Bắc, em gái mình đang theo học ở nhạc viện Hà Nội. Trời ơi, giá mà không có chiến tranh thì… Tôi bất giác mỉm cười với cái ý nghĩ ngồ ngộ của mình.

Thư có dáng người thanh mảnh, nước da trắng hồng, mái tóc để xõa chấm eo lưng. Trông Thư giống như một cô gái con nhà khá giả ở thành thị. Thật mới đầu chúng tôi cũng khó mà tin được một cô gái vùng ven trông xinh là thế mà đã có một lý lịch mang đầy huyền thoại về những thành tích chiến đấu. Trông hiền lành, xinh đẹp vậy mà đã ba lần dũng sĩ chứ ít gì.

Tôi nhớ cái hôm Thư lên hậu cứ đón chúng tôi. Thú thật tôi hơi bị hẫng. Chúng tôi đã được báo trước là có đồng chí du kích vùng ven về đón. Cứ nghĩ đó là một đồng chí du kích đã lớn tuổi, mặt mũi gân guốc, cao lớn ngang tàng ra dáng "anh chị" hay chí ít cũng phải là một chàng thanh niên lực lưỡng, tầm thước, tay chân chắc nịch như rễ lim, rễ đước, đánh giặc dữ như hổ vồ. Ai ngờ! Hôm được tin đồng chí du kích đến, chúng tôi đang đánh "tiến lên" vội quẳng ván bài đang đến lúc sát phạt chạy ra. Trời ơi, thất vọng! Dần đường mũi đột kích lại là một "Ami" xinh tươi kiều diễm thế này ư? Chúng tôi, ai cũng cười mỉm, tỏ ý hơi coi thường cái cô gái có dáng người mềm mại mà hiền lành ấy. Trung đội trưởng Thịnh gật gù an ủi.

- Thôi! Cũng được. Chắc chắn là chúng ta sẽ cắt rừng vất vả hơn, nhưng có một cô gái xinh đẹp như thế giữa Trường Sơn thâm u này để "cải thiện mắt" thì cũng được.

Chúng tôi gật đầu đồng tình với sự an ủi đó. Cánh lính trẻ bắt đầu sà vào tán. Dãy nhà lá bỗng râm ran tiếng cười nói không hề hạ gam của cánh đặc công khi đã về hậu cứ, cứ xả ga hết cỡ, chẳng ý tứ lịch sự gì cả. Cô gái vẫn lặng lẽ nhìn chúng tôi mỉm cười. Đôi mắt bồ câu đen láy ánh lên một niềm vui hồn hậu. Bất giác, ánh mắt ấy dừng lại ở tôi, khiến cho câu đùa ác tôi chưa kịp nói đã bật ra đằng tai biến mất làm tai tôi lùng bùng như có ai mang bộ trống đánh bên cạnh mình với cường độ hàng ngàn đề-xi-ben. Toàn thân tôi bỗng nổi hết gai ốc, mồ hôi vã ra, chuếnh choáng như vừa uống rượu. Thú thật lần đầu tiên trong đời, tôi mới hiểu cái mà người ta thường gọi là "sóng khuynh thành". Cũng không rõ từ lúc nào, tất cả chúng tôi đã chuyển từ thái độ đùa cợt sang thương yêu. Tất cả đều coi Thư như là một cô em gái và mỗi người đều phải có trách nhiệm nâng niu, giúp đỡ.

Tối hôm đó đơn vị tổ chức liên hoan văn nghệ. Toàn ca sĩ "đực rựa" giọng vịt đực, hát như là hô khẩu hiệu. Thật bất ngờ, giữa buổi biểu diễn, cậu Sô (phụ trách văn nghệ) giới thiệu một tiết mục ngâm thơ của Minh Thư, du kích vùng ven. Bài thơ "Quê hương" của Giang Nam, tôi thuộc từ ngày còn đi học cấp hai. Bài thơ hay thật, nhưng chưa bao giờ tôi thấy xúc động như lúc này, khi được nghe qua giọng ngâm của Minh Thư. Giữa chốn núi rừng bạt ngàn này, tự nhiên giọng ngâm của Minh Thư vang lên trầm ấm, xôn xao. Độ rung ngân trữ tình của chất giọng ấm cúng ấy như có một sức mạnh quyến rũ kỳ diệu. Tôi nhìn chung quanh, những ánh mắt của các chiến sĩ đổ dồn về phía Minh Thư, nhưng có lẽ tâm hồn họ đang hướng về quê hương, vùng đất thiêng liêng nhất trong mỗi người lính xa nhà. Có những tiếng xì xào bàn tán: nghe đâu trước đây, cô ấy là một cô giáo thuộc loại "sắc nước hương trời". Đám ngụy quân, ngụy quyền và cả tụi Mỹ nữa cứ bâu xung quanh cô ấy hàng lô. Cô ấy cũng là nguyên nhân của những cuộc đọ súng giữa những tên ác ôn khét tiếng tàn bạo và hám sắc. Và cũng chính vì thế mà cô ấy gặp nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động bí mật hợp pháp. Cực chẳng đã với tụi giặc, cô ấy đành xin với mấy chú "nhảy núi". Từ đó Thư trở thành cô du kích vùng ven xinh đẹp, dũng cảm gan dạ và đầy mưu trí, nhiều phen làm cho địch khiếp đảm.

Buổi liên hoan văn nghệ đêm ấy gây cho chúng tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Sáng hôm sau, vừa mới tinh mơ, chúng tôi còn đang ngái ngủ, bỗng vang lên hai tiếng súng nổ rất đanh và gọn ở phía suối. Tôi xách súng nhào ra. Giữa đường gặp Minh Thư, tay lăm lăm khẩu côn 12. Cách đó một quãng, một con rắn hổ mang to bằng bắp tay bị bắn dập nát đầu đang quằn quại. Anh em đổ xô đến. Ai cũng thán phục Thư là tay súng cừ khôi. Từ đó chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và khâm phục cô du kích vùng ven có giọng ngâm thơ tuyệt vời ấy.

Giờ đây, Thư đang bươn bả đi trong mưa. Mảnh vải nhựa choàng lên thân hình mềm mại ướt sũng. Hai ống quần được xắn cao lên để lộ đôi chân tròn lẳn trắng muốt bước thoăn thoắt trong rừng mưa. Bóng cô nhạt nhòa trong mưa. Lòng tôi nhói lên một nỗi đau: "Nếu không có chiến tranh thì..." Cơn khát của một tâm hồn trai trẻ đầy sinh lực chợt ào đến dữ dội trong tôi. Nhưng mà thôi, sau cái chữ thì ấy, chắc chắn là lắm chuyện rắc rối, phiền hà lắm. Mọi thứ khả năng thứ hai ấy sau chiến tranh hãy hay...

Đoàn người vẫn lần lụi đi trong những cánh rừng tối om. Tất cả đều im lặng. Thỉnh thoảng, lại một người trượt chân ngã lăn ra đất. Mặt mũi bê bết bùn. Đoàn quân dừng lại chốc lát rồi lại từ từ chuyển động. Nhưng rồi những ngày cuối của mùa mưa cũng sắp hết. Trên đỉnh trời, mây đen bị xé rách lổ chổ. Những mảnh trời xanh rời rợi hiện ra. Khó mà nói hết sự thèm khát màu trời xanh ấy của người lính Trường Sơn mùa mưa. Những ánh mắt rực sáng lên. Trời bắt đầu ấm và thế là những cơn sốt dịu lại. Chúng tôi hết sức khoan khoái vì được giải thoát khỏi sự ẩm ướt dai dẳng hàng tháng trời của mùa mưa.

Đơn vị quyết định dừng chân tắm giặt và nấu cơm bên một dòng suối. Ánh nắng vàng rực bên một khoảnh rừng đầy hoa bươm bướm. Lũ chim chóc hót vang chào đón tia nắng đầu tiên của mùa khô. Tắm giặt xong, Thư ngồi hong khô mái tóc óng mượt. Những tia nắng dàn dụa chảy trên mái tóc. Tôi bất giác mỉm cười với cái ý nghĩ ngồ ngộ cứ lởn vởn hoài trong đầu óc: Giá mà không có chiến tranh... Nhưng nếu không có chiến tranh, cái dáng vẻ trần trụi, chân thật của người lính sẽ được khoác vào những cái vỏ hình thức mượt mà, và như thế liệu mình có thể có hạnh phúc được chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp bằng sự khao khát thực sự hay không? Đang chìm đắm trong những suy tư ấy bỗng Huy vỗ mạnh vào vai tôi nói:

- Này, mày đang làm thơ đấy à. Thôi, đi kiếm chất tươi với tao.

Tôi và Huy xách súng lội ngược dòng suối tìm thức ăn cải thiện cho đơn vị. Bao giờ cũng thế, cứ nghỉ chân là thằng Huy tìm cách cải thiện, khi thì vài con cá nhi đồng (cách gọi loại cá con của Huy). Khi thì một mũ cối đầy nấm lửa, tệ nhất cũng phải nắm lá chua nấu canh.

Huy quê Hà Nội, làng Ngọc Hà làng hoa nổi tiếng của Thăng Long cổ xưa. Những lúc rỗi, hắn hay giảng cho tôi về tính khí các loài hoa. Hoa Hà Nội nổi tiếng đẹp và có tính cách hẳn hoi. Nào đồng tiền, thược dược, lay dơn, hồng bạch, hồng nhung, đào, mào gà, thủy tiên. Thôi thì đủ loại, mỗi loại một phong cách khác nhau. Những lúc ấy mắt tôi cứ tròn ra như ốc nhồi, mồm há ra như hang đá, phục lăn như bị cái kiến thức về hoa của Huy. Thật đúng là người Hà Nội, sành chơi, có tiếng. Huy là một thanh niên rất đẹp trai. Dáng người dong dỏng, trắng trẻo thư sinh. Đúng mốt "Người dây". Huy lại là người chơi vi-ô-lông rất giỏi. Đến nỗi mù tịt về âm nhạc như tôi mà nghe tiếng đàn của hắn cũng nổi hết da gà lên một lượt. Nghe nói, Huy say mê kéo đàn Vi-ô-lông từ khi đọc sách về nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng tài ba và cũng nổi tiếng bi kịch người Ý là Pa-ga-ni-ni. Có lần không có dây căng ác-sê, Huy phải đi tuốt đuôi ngựa bị ngựa đá lăn xuống ao bèo. Học xong lớp mười. Huy vào bộ đội. Chúng tôi vẫn gọi Huy là người "kiểng". Ấy vậy mà Huy lại là một chiến sĩ đặc công dũng cảm có tiếng. Có lần chúng tôi đi điều nghiên một khu đồi. Gần sáng, tất cả đã có mặt ở vị trí tập kết, chỉ thiếu có một mình Huy, mãi một lúc sau, Huy mới bò về đến nơi, miệng tủm tỉm cười.

- Tao bò vào phòng thằng đồn trưởng. Hắn đang ôm bồ ngủ. Nhìn lên đầu giường thấy gói ru-bi, thèm quá, tao tính rút một điếu nhưng nghĩ chúng mày cũng khao khát, tao nâng luôn cả gói. Sáng mai, thể nào thằng cần vụ cũng được mấy cái bạt tai điểm tâm.

Tôi đang miên man trong những dòng suy nghĩ ấy thì Huy vẫy tay ra hiệu. Chúng tôi leo lên một quả núi. Gần tới đỉnh, Huy dừng lại trao súng cho tôi rồi leo lên một cây dẻ cụt nhìn chăm chăm sang quả đồi bên kia rồi bất chợt reo lên:

- Tuyệt? Tuyệt! Thật là rừng vàng biển bạc Tùng ơi. Bên kia có dơi. Dơi núi bay rợp một góc trời. Chà có hang dơi là có thịt tươi rồi Tùng ơi!

Tôi vừa nghe Huy nói đến thịt dơi, nước bọt đã tứa ra đầy miệng. Hai thằng vội vã cắt rừng trèo lên quả núi đá đồ sộ. Lưng chừng núi, một cái hang đá sâu hun hút, tối om. Chúng tôi bước đi trên đống phân dơi dày hàng thước. Đàn dơi bay loạn xạ. Không mang theo vật gì để đựng. Huy cởi phăng quần dài, thắt gút hai ống quần rồi bỏ dơi vào. Chỉ một lúc sau, chúng tôi đã bắt được đầy một bọc dơi. Hai đứa hý hửng vác bọc dơi lùng nhùng trèo xuống núi. Về đến dưới suối, cả đơn vị đổ xô lại. Ai nấy trầm trồ, hoan hỷ. Trưa và chiều hôm ấy, cả đơn vị chén thịt dơi hả hê. Mặc dầu thịt dơi núi nấu muối bầm tím lại, dà hơn nhân nhẩn đắng. Nhưng dù sao, đây cũng là một bữa tiệc tươi rói giữa Trường Sơn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:10:34 pm »

Sáng hôm sau, Huy và Minh Thư dậy sớm, rủ nhau lên núi bắt dơi. Hai người mang theo một chiếc bao tải to tướng. Họ ra đi lúc đơn vị đang ngủ say sau những ngày lặn lội mệt nhọc.

Khoảng tám giờ sáng, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng L19 quần đảo trên không. Ở chiến trường, chuyện đó rất bình thường, chẳng ai để ý đến nó. Nhưng chiếc L19 đổi vòng bay, hạ thấp độ cao lượn đi, lượn lại chung quanh quả núi đá. Vòng bay của nó ngày càng khép kín. Hình như nó đã phát hiện thấy một dấu hiệu bất thường nào đó. Tôi nghĩ ngay đến chuyện đàn dơi liền nói:

- Anh Thịnh ạ, Huy và Minh Thư dậy sớm. Họ vào hang bắt dơi. Có lẽ đàn dơi bị động tổ bay dáo dác nên thằng L19 nghi ngờ chắc.

Thịnh nói: "Loại máy bay trinh sát dai như đĩa đói ấy là ghê lắm đấy" - rồi anh ra lệnh.

- Coi chừng bị lộ, tất cả tản ra - Tuyệt đối không được nổ súng, giữ bí mật đến phút cuối cùng cho chiến dịch.

Chúng tôi dự đoán không sai, chỉ năm sáu phút sau, một đàn phản lực lao tới. Tiếng bom nổ rền trên đỉnh núi. Giặc oanh kích dữ dội, hết tốp này đến tốp khác.

Trong những ánh chớp nhoáng nhoàng, tiếng nổ dữ dội, tiếng cây cối đổ ầm ầm, tôi chỉ lo cho Thư và Huy. Nếu không may một quả bom rơi đúng miệng hang, sức ép dữ dội trong hang đá sẽ rất nguy hiểm cho hai người.

Máy bay giặc vừa cút khỏi, chúng tôi đã lao lên quả núi đá. Cảnh vật trở nên trơ trụi. Mặt đất bị đào bớt nham nhở. Những tảng đá lăn ầm ầm xuống suối. Cây cối bị tuốt hết lá giơ những cánh tay khẳng khiu lên trời. Khói bom đắng nghét. Không gian trở lại yên tĩnh một cách ghê rợn. Khó khăn lắm chúng tôi mới xác định được phương hướng.

Tôi lao về phía hang dơi. Một tảng đá khổng lồ đổ ụp xuống chắn lấy miệng hang. Đồng đội lao lên. Tất cả chững lại trước tảng đá khổng lồ xám xịt như một bức tường chết. Chúng tôi lao vào đào bới tìm kiếm, nhưng bất lực. Tảng đá lớn hàng trăm tấn đã ngăn cách hai người trong hang với chúng tôi thành hai thế giới riêng biệt. Lòng tôi quặn lên một nỗi đau đớn cùng cực. Ở trong kia, hai người bạn thân yêu của chúng tôi còn sống không? Ước gì có được sức mạnh thần thoại nhấc bống tảng đá khổng lồ kia quẳng xuống chân núi.

Như những người mất tinh thần, chúng tôi hoang mang tìm kiếm đào bới. Mãi sau chúng tôi mới phát hiện ra một kẽ nứt nhỏ. Tôi ghé vào hét lớn:

- Thư ơi! Huy ơi!

Tiếng gọi của tôi va vào bờ đá vọng lại một cách đơn độc buồn bã. Mãi một lúc sau, chúng tôi nghe như có tiếng trả lời rất nhỏ, mơ hồ và xa xôi như vọng lên từ lòng đất. Chúng tôi tìm mọi cách để phá hang. Các phương án liên tiếp được đưa ra nhưng tất cả đều vô hiệu. Chúng tôi đứng đực ra như phỗng, hai tay buông thõng, mắt ráo hoảnh nhìn không chớp vào tảng đá đồ sộ. Tất cả còn lại mười con người với những trang bị gọn nhẹ biết lấy gì để hất tung tảng đá lớn hàng trăm tấn này.

Chúng tôi nhìn nhau im lặng. Chỉ còn mỗi một cách duy nhất. Đánh bộc phá. Nhưng đánh bộc phá sẽ xẩy ra hai điều bất lợi. Thứ nhất, sức ép của bộc phá sẽ nguy hiểm đến tính mạng của hai người. Thứ hai, tiếng nổ của bộc phá sẽ làm lộ bí mật, bọn thám báo biết được ý đồ của ta và như thế chiến dịch sẽ thất bại. Nhưng nếu không phá được hang, tính mạng của Huy và Thư sẽ ra sao? Tình hình trở nên hết sức gay cấn, khó xử.

Suốt một ngày căng thẳng. Căng thẳng đến tột độ. Ai cũng cảm thấy mệt mỏi và bất lực. Trời tối dần, ánh hoàng hôn hấp hối phía bên kia cánh rừng cố hắt những tia nắng vàng vọt mỏng manh và yếu đuối lên nền trời đang sẩm tối. Chúng tôi chẳng nghĩ gì đến chuyện ăn uống, ngồi lặng im như những pho tượng đá quanh cái hang dơi đang giam hãm hai người đồng đội. Rừng núi trở nên lạnh vắng, hoang vu và khắc nghiệt. Những đôi mắt dò tìm nhau trong bóng tối. Ai cũng sợ phải nói lên một sự thực tàn nhẫn đến xót xa: bất lực và cái chết.

Tôi không thể quên cái đêm khắc khoải ấy. Ở trong kia, cái bóng tối đặc quánh của hang sâu giữa bốn bề là đá ấy, hai người bạn, hai người đồng chí, đồng đội của tôi đang phải chống lại cái đói và sự cô đơn đến rùng rợn. Chung quanh đồng đội cũng thức trắng. Những đôi mắt ánh lên một nỗi buồn man mác. Ai cũng muốn làm một điều gì đó. Nhưng tất cả đều bất lực, Thịnh hút liên miên hết điếu này đến điếu khác thứ thuốc rê khét lẹt và nặng chịch của vùng Quảng Bình quê anh. Khuôn mặt Thịnh đanh lại, hốc hác. Trong anh già đi hàng chục tuổi. Chợt anh đứng dậy ném mạnh tàn thuốc. Điếu thuốc vạch một vệt sáng hình vòng cung rồi tắt ngấm trong bóng đêm. Thịnh nói:

- Các đồng chí, bằng mọi giá chúng ta phải cứu được hai đồng chí ấy.

Lời nói của anh đầy quyết tâm, nhưng lời nói ấy cũng chỉ rơi vào khoảng không im lặng. Chính anh cũng thừa biết điều đó vượt ra ngoài khả năng của con người. Chúng tôi đứng tựa lưng vào tảng đá lành lạnh, lòng ngổn ngang đau đớn. Trong lúc mọi người cảm thấy hoàn toàn bất lực thì Phúc, một chiến sĩ còn trẻ măng, bỗng dậy reo lên.

Em nghĩ ra rồi. Chúng ta có thể dùng sào dài xuyên kẽ hở ấy để trao đổi với hai người trong hang.

Như có một sức mạnh kỳ lạ, tất cả chúng tôi đứng bật dậy. Sáng kiến của Phúc được tiến hành ngay. Chúng tôi tìm hai cây nứa nối vào nhau thành một chiếc sào dài. Sau đó viết một mảnh giấy nhỏ kèm theo, mảnh giấy, chúng tôi bỏ vào trong ruột nứa phía đầu mũi sào một chiếc bút bi, một cái bật lửa và hai bánh lương khô.

Cây sào được cẩn thận xuyên vào rãnh nứa. Gần ngập hết cả hai cây nứa bỗng chân tay chúng tôi run lên, cây sào bị đẩy đi đẩy lại như một sự báo hiệu tốt lành. Mười phút sau cây sào được từ từ đẩy ra. Chúng tôi nhẹ nhàng, hồi hộp kéo về phía mình. Một mảnh giấy nhem nhuốc và những dòng chữ thân thuộc của Huy run run trong bàn tay đầy đất bụi của Thịnh.

... Đã ba ngày rồi, chúng tôi trao đổi thông tin và lương thực cho hai người trong hang bằng phương tiện đặc biệt ấy. Cả đơn vị đau đầu vì chưa biết giải quyết ra sao. Những bánh lương khô cuối cùng được giành ưu tiên cho Thư và Huy. Đơn vị thay nhau đào củ mài, hái tàu môn thục nấu canh ăn. Tình trạng ngày một trở nên bi đát. Thời hạn quy định hành quân sắp hết. Bình thường ra thì hôm nay đơn vị đã cắm được xuống địa bàn, tiến hành điều nghiệm xây dựng cơ sở. Vậy mà, cho đến giờ phút này đơn vị vẫn còn kẹt lại giữa rừng trong hoàn cảnh khắc nghiệt này. Rồi lương thực cũng cạn hẳn. Ngày thứ tư, chúng tôi phải tiếp tế vào hang một ít củ mài luộc và ít quả sung rừng. Những cơn đói khủng khiếp ào đến. Chúng tôi nằm trong tình trạng hết sức khó xử. Không thể bỏ hai người đồng đội chết đói trong hang sâu, cũng không thể bỏ nhiệm vụ của đơn vị. Trưa hôm ấy chúng tôi nhận được một mảnh giấy nát nhàu, nét chữ nhòe ướt có lẽ vì nước mắt. Bức thư yêu cầu đơn vị tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ.

Mắt tôi hoa lên, mờ đi, nước mắt ứa ra. Chưa bao giờ chúng tôi lâm vào một tình trạng bi đát như thế. Ai nỡ đang tâm ra đi bỏ lại hai người bạn thân yêu trong cái hang chết giữa rừng sâu này. Đã bốn ngày rồi đơn vị ăn toàn rau rừng và hình như ngày nào chúng tôi cũng nhận được mảnh giấy đề nghị đơn vị tiếp tục ra đi làm nhiệm vụ. Đến nỗi cuối cùng không ai còn can đảm cầm đọc những mảnh giấy ấy nữa.

Sang ngày thứ năm, đơn vị hội ý để tôi và Phúc ở lại thay nhau đào củ mài hái quả rừng để tiếp tế cho Thư và Huy. Còn tám đồng chí còn lại gấp rút hành quân làm nhiệm vụ. Chiến dịch bùng nổ, đơn vị sẽ quay lại tìm cách phá hang.

Hôm sau, khi chúng tôi chuyển thức ăn vào hang cho Huy và Thư đồng thời báo cho hai người biết quyết định của đơn vị. Cây sào bị níu giữ khá lâu, sau đó, chúng tôi nhận được một gói nhỏ bằng vải áo quân phục buộc cẩn thận bằng một nắm tóc. Chúng tôi nhìn nhau kinh hoàng. Tất cả linh cảm thấy một điều gì ghê gớm sẽ xảy ra. Bỗng một tiếng AK trầm đục và ghê lạnh từ trong hang đá vọng ra. Liền sau có một tiếng súng nữa lại vang lên. Chúng tôi không tin vào tai mình nữa. Chiếc gói tuột khỏi tay tôi rơi xuống đất. Tất cả bàng hoàng. Đất dưới chân chúng tôi như lún xuống. Thịnh chồm vào kẽ đá giọng thất thanh.

- Các đồng chí không được liều lĩnh.

Tiếng thét của anh va vào đá bật lại khô khốc và đơn độc. Cả không gian im lặng. Im lặng một cách rùng rợn. Trong đời lính chưa bao giờ chúng tôi phải chứng kiến một sự hy sinh đau đớn đến mức không thể chịu đựng nổi như thế. Tôi nhìn chăm chăm vào tảng đá, nước mắt chảy dàn dụa trên gò má nóng bỏng. Bất thần Phúc lao lên dáng một nắm đấm vào tảng đá đồ sộ. Bàn tay anh tóe máu. Tôi chạy lên đỡ lấy Phúc. Hai hàm răng anh nghiến chặt.

Sau những phút bàng hoàng, tôi nhặt gói vải lên, nhè nhẹ gỡ lọn tóc. Mảnh vải bung ra. Một vài vật kỷ niệm, chiếc đồng hồ và lá thư gửi gia đình của hai người. Chúng tôi đứng im như những pho tượng trước cái hang đá trở thành ngôi mộ đá chôn hai người đồng đội. Chúng tôi cúi đầu vĩnh biệt Thư và Huy, nỗi đau hằn lên những khuôn mặt hốc hác đầy cát bụi. Vuốt mảnh giấy nát nhàu trong tay, những dòng chữ thân thuộc cuối cùng của Thư và Huy như nhảy múa trước mắt tôi…

Chúng tôi bước đi trong những cánh rừng già, lòng nặng nề u ám. Đằng sau chúng tôi hòn núi đá, mờ dần rồi khuất hẳn. Chẳng ai nói điều gì, chúng tôi đi im lặng, mỗi người theo đuổi một dòng suy tưởng riêng.

Khi tiếng súng chiến dịch Mậu Thân sắp sửa bùng nổ, chúng tôi cấp tốc quay lại hang đá dùng bộc phá cực mạnh nổ tung tảng đá để đưa hài cốt của hai người bạn về phía sau mai táng. Nhưng hài cốt không còn nguyên vẹn nữa. Các loài chuột, loài thú trong hang tha đi rãi rác khắp nơi. Chúng tôi phải bấm đèn pin đi nhặt nhạnh những khúc xương rơi vãi trong các hang hốc, gờ đá. Không còn phân biệt được hài cốt của hai người. Chúng tôi đưa về chôn chung một ngôi mộ bên cạnh dòng suối.

Trước khi rời hang đá chúng tôi nhặt được khẩu AK đã mục nát báng gỗ. Trong băng đạn vẫn còn lại hai tám viên đạn đã rỉ sét. Khi tôi lấy viên đạn cuối cùng bung ra thì một gói ni lông nhỏ xíu rơi xuống, trong gói ni lông một mảnh giấy nhàu nát ghi chi chít những dòng chữ thân thuộc của Huy.

"Hôm nay là ngày thứ mười sáu khi các đồng chí ra đi. Chúng tôi vẫn hy vọng..."

Đọc đến đây, mắt tôi hoa lên. Mảnh giấy tuột khỏi tay rơi xuống đất. Thì ra chúng tôi đã ra đi bỏ lại hai người bạn yêu quý trong hang đá mà không ngờ họ vẫn còn sống, vẫn chống chọi với cái chết, bóng đêm và sự tuyệt vọng. Đêm ấy, trước khi trở về hậu cứ, chúng tôi đốt lên một đống lửa và ngồi quây quần chung quanh ngôi mộ của hai người cho đến sáng.

Bảy năm sau, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chúng tôi trở lại Trường Sơn đưa hai người đồng đội yêu quý về quê hương Minh Thư, mai táng bên gò đất cao cạnh bờ sông Sài Gòn ngày đêm dạt dào sóng vỗ. Hàng năm vào những ngày lễ ngày tết, các cụ phụ lão đến tảo mộ và thắp hương. Các em thiếu niên nhi đồng mang vòng hoa đến đặt lên ngôi mộ.

Họ kể về ngôi mộ chung của hai người liệt sĩ như kể về một câu chuyện thần thoại đầy kỳ tích của thời đánh Mỹ.

Nha Trang tháng 12-1984
T.C.U
(18/4-86)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #123 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:26:06 pm »

Sống chậm

LÊ MINH KHUÊ


Tường lên chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau cùng. Đành phải ngồi cạnh một người đàn bà. Tường nhận ra bà khi ngồi sau bàn nói chuyện với bố. Bà này ngồi bàn gần bố con Tường nói chuyện có vẻ khá lặng lẽ với người đàn ông cao lớn tóc trắng xóa lông mày đen khuôn mặt hồng hào khá trẻ. Có lúc Tường thấy bà này rút ra mấy tờ giấy ướt lau khuôn mặt chắc là đầm đìa nước mắt. Bà này không có gì nổi bật so với đám người đi thăm
nuôi, các bà vợ bà con bà nào cũng sáng choang son phấn ngào ngạt nước hoa. Người đàn bà này mặc quần đen áo đen cổ tròn. Điểm sáng duy nhất trên người bà này là cái vòng ngọc trai với những viên ngọc nhỏ, thứ ngọc thật, trông trang nhã. Cái vòng ngọc trai và bộ quần áo đen may vừa khít thân thể còn đầy đặn có cái gì đó hấp dẫn. Có lẽ là sự kín đáo ẩn sau đó một cuộc đời một số phận không mấy đơn giản.

Tường lơ đãng nhìn ra. Rừng núi trập trùng. Trại cải tạo này ở thật xa nơi đô hội. Người ta chỉ cần lơ đễnh một chút, yên phận thây kệ sự đời là sẽ chôn vùi đời mình ở đây ngay. Cả trong ý thức giữa mênh mông núi và đá và cây cối cho dù bây giờ cây bị chặt hạ trống hoang nhưng vẫn gieo cho Tường cảm giác đó. Người ta có lúc khổ vậy sao giữa thế kỷ con người có nơi đã thừa mứa đến độ chán sống đến độ đi tìm mọi thú vui để rồi tự hủy hoại... Tường nhắm mắt cố ngủ. Trong xe người ta đã bớt, ồn ào người ta cũng cố ngủ sau buổi hàn huyên với những người đặc biệt: ăn cướp có, tham nhũng có, giết người có, lừa đảo có... ở cái trại cải tạo chung quanh bạt ngàn đồi trồng dứa, trồng cà phê. Bố Tường không khác mấy cái ngày ngồi trong căn phòng ông là sếp lớn máy lạnh chạy ro ro, ghế bành thật lớn, ngai ghế bành, mang cái áo vét mua ba ngàn đô ở Thụy Sĩ. Cô thư ký thạo việc thường gọi Tường là anh với cái vẻ thư ký sếp lớn không bờm xơm không lả lơi như thư ký hạng thấp. Lúc này bố Tường mặc quần áo tù may rộng trông như bộ pyjama lụa ông mặc trong phòng ngủ. Ông bảo ở trên này tao thấy hít thở thoải mái hơn ở thành phố, ở nhà chạy cho xong mấy thứ tao bảo rồi cứ yên để tao trên này một thời gian chả có gì mà mẹ mày cứ phải sướt mướt. Không lo được mấy thứ tao dặn thì liệu hồn. Bảo con mẹ mày ấy. Thằng Quyền không được lẩn như chuột thế, bảo nó rảo chân lên không thì vỡ mặt... Thật buồn lòng là ông chu du khắp nơi ký kết hợp đồng buôn bán này kia nhưng khi lâm nguy bố không còn nói năng lịch sự nữa. Có lần mẹ Tường (cháu nội giáo sư thời Pháp) đã bảo bố con nếu đặt đúng chỗ thì không làm những việc như thế. Đúng chỗ nghĩa là thời chiến tranh ông bắn B40 cự phách được tuyên dương dũng sĩ, bị bắt đày ra đảo, trở về ông chuyển ngành làm trưởng phòng tổ chức nhà máy lớn. Mẹ Tường bảo đến đó dừng là vừa sức. Dù sau này bố Tường học tại chức đại học rồi có bằng tiến sĩ mẹ vẫn bảo bố dừng ở chức trưởng phòng tổ chức là được nhất... Biết người biết ta, mẹ sống với bố như gán ghép, bà bị ông chồng sếp lớn coi khinh. Không có thằng này thì lấy cám đổ nồi, tinh tướng vài cái chữ thằng Pháp dúi cho ông già đã tưởng oai coi khinh thiên hạ. Thằng này đếch cần cái chữ nhá. Thằng này bình dân bần cố nông bây giờ xem đứa nào hơn. Ngày nào chả ký chi tiêu tiền tỉ... Có lần Tường đã nghe bố gặm nhấm cấm cẳn bà mẹ của Tường trong phòng ngủ. Khi xách cặp ra xe ông ung dung phong độ, nhìn thấy ông người ta phải cung kính chắp tay. Trong phòng ngủ ông hay mặc cảm nói năng với vợ như thế và từ ngày vào tù ông nói tự nhiên. Trở lại bản ngã là anh trai làng vùng trung du Bắc bộ nghèo từ thuở khai thiên.

Tường lơ mơ ngủ trong những hồi ức buồn bã của cái tuổi dưới ba mươi chưa có nhiều chuyện để kể như thế hệ cha anh. Xe đi rì rì qua những ngọn đồi thấy đường phẳng lì hiếm hoi ở xứ sở đường chưa qua nghiệm thu đã nham nhở. Chắc con đường này do phạm nhân làm. Tường thấy mình được sống chậm. Bây giờ có tụi bạn rủ Tường ngày nghỉ lên đồi thông gần khu chùa mới xây để thiền. Để sống chậm. Nhưng ngồi sống chậm mà nghĩ tới cha cựu tù Phú Quốc bây giờ tham nhũng là tù cộng sản thấy chán chường. Nghĩ tới mẹ lủi thủi sống theo triết lý của ông nội cái gì không phải của mình làm ra thì đừng nhận... Mẹ đi dạy học ở thành phố, lý lẽ ấy của mẹ xem ra bị vỡ như bong bóng. Không nhận quà cáp người ta sẽ sợ trù úm con người ta. Khổ thế. Mẹ chấp nhận rồi quen đi rồi cũng thành khôn ngoan thiên hạ khó lừa. Đấy. Mọi chuyện nó đâu để mình an lòng mà sống chậm.

Tường nhắm mắt. Nghe bên cạnh mình tiếng hát nho nhỏ nhưng trong vắt – Hello! Xin chào!

Yên trí mọi người ngủ say người đàn bà áo đen bên cạnh Tường hát. Thứ tiếng Anh không thật chuẩn nhưng xúc cảm đến nghẹn thở. Tường đã từng say mê đã từng bật khóc. Xin chào. Anh đã từng bên em trong tâm trí này, trong giấc mơ anh đã hôn lên đôi môi em cả ngàn lần. Đôi khi anh thấy em đi ngang qua cửa. Xin chào! Anh có phải người em đang tìm kiếm… Mỗi lần hát bài Hello Tường xót xa. Đời sống ô trọc bụi bặm cảm xúc con người như sự trớ trêu đặt nhầm chỗ. Bài hát lúc này cất lên lại đúng chỗ. Tường ngạc nhiên khi nghe người thế hệ năm X đang hát đang sống cái trạng thái của lớp trẻ chán ngán đời sống đô thị nhàu nát vì mọi thứ dở dang kém cỏi. Thấy Tường thức giấc người đàn bà nhìn sang. Cười ngượng. Xin lỗi cháu! Không sao cô ạ. Cô không ngủ được à?

- Không. Đang sống thật chậm rãi. Nghe xem nhé. Đôi khi anh thấy em đi ngang qua cửa. Xin chào! Anh có phải người em đang tìm kiếm… Sao bây giờ người ta không viết được lời bài hát cho nó tử tế như thế. Đơn giản mà tử tế!

- Không viết được cô ạ. Sống như thế nào thì hát như thế thôi!

- Ừ. Tôi cũng nghĩ như vậy! – Hai người im lặng khá lâu rồi cùng nói. Chỉ vài câu làm quen Tường thấy thích nói chuyện. Người đàn bà tuổi năm X trông còn khá trẻ, mắt còn ướt, tóc nâu đỏ tự nhiên chưa, phải nhuộm cằm chưa chảy xệ. Khuôn mặt nhẹ nhõm hướng ra cửa sổ. Bà nói như bức xúc. Tôi biết rõ vụ án của bố cháu. May mà ông ấy chỉ làm đổ một cái nhà. Do thiếu trách nhiệm gây hậu quả... Này. Cái cụm từ đó sao khó chịu thế. Sao không gọi thẳng đó là tội ác. Là sự độc ác nhẫn tâm đối với đồng loại. Cứ gọi sự vật đúng tên của nó sẽ hay hơn là hoa mỹ là né tránh là nói trật khấc...

- Còn chú nhà cô ạ!

- Gọi tôi là Vân. Còn cháu... Tường hả? Tên rất giống người đấy. Người đàn bà có vẻ muốn lảng tránh chuyện nhưng rồi quay lại ngay nói giọng bức xúc như vừa nói tới bố Tường. Không. Đó không phải là chồng tôi. Là một người bạn. Là đồng đội. Thì cũng một cung cách như thế thôi. Đổi tiền đô do phía chuyển nhượng giao sang ra tiền Việt dùng thủ tục thu chi khống, huy động vốn giả để rút ra hơn sáu tỉ bỏ túi. Rồi tiếp theo là vụ lấy tiền mà người ta chuyển cho quỹ phúc lợi công ty, không chuyển cho quỹ phúc lợi mà chuyển thẳng vào tài khoản do mình chỉ định để chiếm đoạt. Rồi lập biên bản khống, lập phiếu chi khống để hợp thức hóa cho phiếu thu huy động vốn... Túm lại - nói theo ngôn ngữ cư dân mạng nhé, nói túm lại người anh hùng của tôi bỏ túi hơn mười tỉ đồng phá hỏng một nhà máy do lòng người tan rã lĩnh án mười hai năm cải tạo. Đó. Tất cả giống nhau. Cái cách ăn cắp bòn rút nói mãi nhàm tai...

- Vâng. Cháu cũng nghĩ thế. Nói mãi đến nỗi không có chuyện ấy lại thấy thiếu vắng.

- Sao đàn ông bây giờ lại đến nỗi thế?

- Ấy. Cô nói thế cháu tự ái đấy!

- Nhưng nhìn mà xem. Chỗ nào cũng hỏng. Nhoe nhoét cả ra. Đụng vào đâu cũng ăn cắp.

- Có phải mình đàn ông ăn cắp đâu cô.

- Nhưng họ đầu têu. Họ gây ra mọi sự. Họ đã từng làm nên mọi sự cao cả khác thường. Cũng chính những con người ấy đặt sang chỗ khác, đặt nhầm chỗ nên mọi sự lại khác...

Thì bọn cháu cũng nghĩ vậy. Tường nhô hẳn người ra cảm thấy phấn chấn khi bên cạnh mình có một người đầy bất mãn đầy thất vọng, đầy hoài vọng và thông minh từ đôi mắt từ làn môi. Cháu luôn nói với bố rồi. Cháu cần gì cái xe mười tỉ để đứng chết cứng ở ngã tư giờ cao điểm cùng với bọn xe bãi xe uyn Tàu. Xung quanh nghèo nàn bụi bẩn người giàu đâu có sướng gì. Xe đẹp phải đi trong thành phố xanh um sạch sẽ người ta cùng giàu có cùng đi lại thong dong. Xe đẹp trong thành phố nghèo cũng như người đàn bà quí phái lội bùn trong chợ trời ngoại ô. Cháu đâu có ham. Em cháu yếu tim từ nhỏ nó cần gì phải sang Canađa du học đua đòi với con nhà lắm của. Nhưng bố cháu không chịu. Người ta du học người ta đi ô tô tiền chục tỉ con mình đâu có ngọng. Bố cháu làm đủ mọi mánh khóe kiếm tiền tỉ không thèm tiền triệu rồi đổ nhà rồi sập cầu rồi vào tù. Người ta đồn đại nhà cháu có vài chục triệu đô la gửi ngân hàng Thụy Sĩ. Thanh minh ai nghe. Bao nhiêu tiền phải đổ vào vụ án nhà cửa trưng dụng, tiếng oan đổ lên đầu cháu, mẹ cháu thằng em yếu tim của cháu đang học dở bên Canađa viết thư về bảo chán học rồi bố vào tù học làm sao đây. May mà nó không nghiện may mà cháu không phải loại đầu đất lấy tiền của bố để vào khách sạn nay em này mai em khác. Các em chân dài cần gì biết đến tiền nong xuất xứ ở đâu. Cháu không phải loại xài mấy cặp chân dài rồi làm vẻ đại gia. Mẹ cháu đứng bên vững như bàn thạch dù mẹ cũng phải a dua với đời nhưng mẹ cháu không thể đốn mạt vất con ra đó với đống tiền bố cháu nhặt dễ dàng. Bây giờ trong tù bố cháu vẫn bày ra mưu này mưu kia để chỉ huy đám tay chân cũ hòng che giấu một số việc chưa lo để găm tiền để lo ra để tiếp tục...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #124 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:27:02 pm »

*

Người đàn bà đặt tay lên vai Tường. Như người mẹ. Cảm giác yên tâm cảm giác được che chở. Tường ngồi thẳng lên khi xe xóc một cái rất mạnh.

Cô biết không khi bọn cháu còn nhỏ nhà còn nghèo không khí nhà vừa êm ru mẹ hạnh phúc bố hay ngồi ăn cơm với cả nhà trong bếp chật. Mẹ cháu kể về mùa thu trong thành phố thời thiếu nữ có những buổi chiều vào công viên thấy hoa đẹp quá hái một ôm bị công an huýt còi. Những chuyện học hành nghịch ngợm làm cả nhà cùng cười. Nhưng đặc biệt là chuyện của bố. Bố cháu kể bị bắt giam bị đày ra đảo trong hàng trăm tù binh. Phòng giam của bố cháu cùng với mấy bác sĩ quan nằm ngay bên phòng giam tù chính trị. Nghe tên một người tù nổi tiếng bị giam bên kia, bố cháu hát rất to một bài hát ra đời khi người tù chính trị bên kia bị bọn Mỹ tuyên án tử hình. Thế là cả phòng giam cùng hát. Mấy bác sĩ quan bị đánh thương tích bầm giập cùng vịn vai nhau hát bài họ hay hát thời còn nhỏ tuổi. Thế là cả trại giam bùng lên. Bọn cai tù xông vào đánh nhau cùng tù binh. Bố cháu bảo đó là phút lóe sáng là phút thăng hoa của bao nhiêu con người lúc ấy. Không bao giờ quên được. Người tù chính trị bên kia nói vọng sang: Cảm ơn các anh! Giọng Huế. Bố cháu cũng bảo có một ngày chủ nhật hàng trăm tù binh tập trung ra sân để đi làm như nhiều hôm khác. Một tay sĩ quan mặt mũi hả hê, ăn mặc rất diện đi suốt hàng tù binh cộng sản. Hắn đứng chống nạnh nhìn những khuôn mặt hốc hác trong buổi sáng mai rồi hắn nói: - Báo cho mọi người một tin nghe! Hồ Chủ tịch của các người đã về chầu Phật bên Tây Trúc rồi! Một tiếng xào xào rất khẽ lan truyền như làn gió khắp sân trại giam. Đó là tiếng rên trong cổ họng của hàng trăm con người. Tiếng rên không kìm được cùng lúc cất lên ấy có một sức lan tỏa kỳ lạ làm cho tụi lính canh lăm lăm súng vì sợ có sự bùng nổ trước cái tin ấy cũng phải kinh ngạc đứng sát lại phía bên kia. Không có tiếng khóc to không có sự xáo trộn nhưng cái tiếng khóc âm thầm mới khủng khiếp. Bố cháu nhìn sang. Tất cả các khuôn mặt bất động môi mím chặt mắt nhìn thẳng. Cái nỗi đau lúc ấy nó thực sự nó thúc vào tim con người và sau buổi khổ sai trở về trại bố cháu mới khóc to lên được. Khi ấy bố cháu hai mốt tuổi đã là dũng sĩ là một con người của thuở ấy trong sáng thơ ngây...

Câu chuyện vẫn rì rầm theo bánh xe. Những phút thăng hoa những phút lãng mạn ấy có lẽ ai cũng phải qua ai cũng thấy trong bản thân có gì đó trong sạch. Để tôi kể cháu nghe cái chuyện tôi chưa từng kể với ai ngay cả với mấy đứa con sợ chúng nó bảo mình sến. Lúc đó tôi mười bảy tuổi ở trong đơn vị công binh làm đường. Cháu không có cái may được sống ở rừng Trường Sơn để thấy những cánh rừng bằng phẳng với hàng ngàn cây có độ tuổi hàng ngàn hàng trăm năm với những cơn mưa rồi nắng lên sạch sẽ. Thời gian đó bọn Mỹ đang ngừng ném bom để bàn bạc thương lượng gì đó chỉ biết là công việc giãn ra không phải làm đêm. Tôi đi vào rừng trở về doanh trại thấy có đơn vị tên lửa vừa dừng ở sân. Lính tên lửa ngày ấy giống như các hiệp sĩ trong tâm trí mọi người nhất là bọn con gái. Họ đi tập huấn ở Liên Xô, là những người lính có học điều khiển vũ khí hiện đại sau máy bay Mig. Về nước họ xung trận ngay. Đơn vị này chắc cũng mới về trông mới toanh quần áo còn thẳng nếp. Bộ đội nấu ăn xong tản về các xe. Cảm xúc của một đứa trẻ háo hức cái mới lạ và cảm xúc của thiếu nữ ở độ tuổi yêu đương đang lẫn lộn làm tôi đứng ngồi không yên. Mọi người nghỉ trưa yên ắng... Tôi ngồi nhìn qua cái cửa sổ kết bằng cây nứa và bị hút mắt về phía bên kia cái sân doanh trại mênh mông. Người lính đang vừa đi vừa đọc cái gì trong cuốn sổ tay. Người lính mặc quần xanh đi ủng cao tới đầu gối, chiếc áo capốt của lính Nga khoác hờ trên đôi vai rộng. Chiếc mũ sắt không rộng lắm để lộ khuôn mặt điển trai trẻ măng. Anh ta cứ đi cứ đọc gì đó và nắng lên khu rừng toàn cây săng lẻ cũng như được chiếu rọi những thân cây sáng bừng lên. Cây săng lẻ thân thẳng vút có những chấm loang trên vỏ cây trắng rất giống cây bạch dương mà tôi hay xem trong những phim Nga khi còn đi học. Tim tôi đập như phát cuồng vì hình ảnh người lính trang phục lính Nga đang đi trong rừng bạch dương... Dở hơi không?

- Không! Tường cười thành tiếng. Cô kể đi cũng như cháu kể cô nghe ông tù của cộng sản cháu mới đi thăm đã từng hát to trong nhà tù Mỹ để lên tinh thần cho người tù chính trị hồi nào ấy.

Cái khu rừng ngày ấy mới kỳ lạ, sau này có dịp đi du lịch trở về những vùng ấy tôi chỉ nhìn cây săng lẻ là cây săng lẻ chứ không phải cây bạch dương nữa. Không thể nhìn ra cây bạch dương nữa. Tôi đi theo người lính. Anh ta leo lên một cái xe đã có nhiều người lính ở đó. Họ có cuộc họp. Nhưng đơn vị tên lửa ở lại khu rừng một ngày. Buổi chiều hai đơn vị mời nhau ăn cơm chung. Tôi đã biết tên anh là Nghĩa. Chắc mặt mũi tôi có gì lạ lùng lắm nên anh ta đã đi lại phía mấy đứa con gái công binh ngồi và hỏi chuyện tôi. Những chuyện lính tráng quê đâu trường nào có hay nhận thư nhà không? Sau này em định làm gì. Tôi lí nhí nói không ra hơi vì xúc động. Tôi chưa từng thấy người lính nào đẹp như anh, thông minh như anh. Lúc đó có một khao khát mãnh liệt không dám nói thành lời là được người lính ôm thật chặt một cái như mẹ đã từng ôm mình hồi nhỏ. Nhưng bố ai dám. Cả anh ấy cả tôi giữa cái nhìn khắt khe của một thời dù chiến tranh dù chết chóc cũng chả ai dám làm gì theo ý mình... Suốt đêm hôm ấy nằm cạnh những đứa con gái vô tư đặt mình là ngáy tôi không tài nào ngủ được. Gần sáng thì thiếp đi thật sâu đến khi thức dậy thì nghe tiếng xe xích kéo pháo kéo tên lửa. Trời còn tờ mờ đơn vị chưa ai dậy nhưng đơn vị tên lửa đã hành quân. Tôi không còn thấy anh Nghĩa ở đâu nữa. Tôi chạy như phát cuồng ra phía con đường chính. Chiếc xe kéo pháo sau cùng đã đi. Tôi chân không chưa kịp xỏ giày cứ thế bước lên những lằn xe xích để lại trên mặt đất. Tiếng xe đi xa tim tôi như có ai xé rách. Tôi quay lại sân doanh trại gục đầu vào cái cây săng lẻ gần cổng rồi mím chặt môi mặc cho nước mắt cứ như suối không gì ngăn được. Đó chưa hẳn là tình yêu. Tình cảm gì đó như là nhớ mẹ lúc chiều về. Như là mong người anh trai. Không phải tình yêu nhưng tôi cam đoan lúc đó nếu anh Nghĩa quay trở lại tôi nhất định sẽ ôm chặt lấy cổ anh mà tha hồ khóc chả sợ ai nữa. Nhưng anh Nghĩa không quay trở lại và tôi cũng chẳng gặp anh suốt cuộc chiến tranh suốt cả những tháng năm hậu chiến những năm tháng hỗn độn mù mờ đổi mới, đổi mọi giá trị sau này...

Cho đến cái phiên tòa xử tham nhũng xử một kẻ làm tan rã nhà máy, tình cờ tôi tới dự và nhận ra người lính hơn ba chục năm trước khoác hờ áo capôt đội mũ sắt ủng cao tới đầu gối đi trong rừng bạch dương đầy nắng. Người đã làm cuộc đời tôi chỉ có vài tiếng đồng hồ mà bừng sáng cái ánh sáng lãng mạn của cả một đời... Dĩ nhiên bây giờ anh ta béo ra cái nhìn trẻ trung thời trước đã tắt nhưng kỳ lạ tim tôi vẫn đập lại gần giống cái nhịp đập năm nào hôm đầu tiên tới thăm anh ta. Vẫn biết một kẻ đã từng khai khống đã từng làm giả chứng từ đã từng thản nhiên bỏ túi hàng chục tỉ đồng không còn là của mình nữa nhưng sao lại đau đớn thế lại muốn khóc òa lên như đứa trẻ trong rừng bạch dương ngày ấy...

*

Tường giữ liên lạc với Vân, người đàn bà thế hệ năm X đã có những giây phút cùng Tường sống chậm trên con đường từ trại cải tạo trở về. Có những lúc lạ lùng người ta dễ dàng kể với một người chưa hề quen biết những chuyện không bao giờ và không thể kể với ai. Câu chuyện của Vân có lẽ sẽ không được nói ra nếu không có ngày hôm ấy.

Tường nhận được thư của bố từ trại đầy những hằn học. Thằng Quyền đã làm xong vụ tao bảo chưa? Bảo mẹ mày có thu được thì đừng gửi ngân hàng. Bảo thêm thằng Quyền là xử lý gọn vụ hôm nọ tao dặn đừng để tóe loe ra chết cả nút.

Thư gửi tay người thân tín đọc xong Tường phải đốt ngay. Kể cũng thương ông già thật nhưng ông ấy chỉ có thế, biết làm sao.

Trong quán cà phê người đàn bà trò chuyện với Tường không còn như hôm trên xe nữa. Nhưng có lẽ đây sẽ là người bạn nhỏ mà bà còn kể thêm được rất nhiều chuyện. Ví dụ chuyện này kể cho Tường nghe nhé. Tôi có cô bạn chồng giữ chức trưởng của một cửa khẩu. Hôm qua cô ta chưa ngủ nhìn thấy một người khách của chồng đến rất khuya. Người khách vẫn đội mũ mặc áo khoác trông bí hiểm nói nhỏ với chồng cô ta: Thưa anh xin anh mở cửa biên giới cho em 5 phút. Đúng 5 phút thôi ạ... Hai người thì thào. Khi người khách ra về chồng cô ta xách vào phòng ngủ một va ly nhỏ.

Chuyện ấy không thể là chuyện lãng mạn rồi. Thời chiến tranh chồng cô ta là anh hùng dũng sĩ đấy.

- Vâng - Tường cười - Dĩ nhiên là như thế.

L.M.K
(271/09-11)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #125 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:54:42 pm »

Tiếng lục lạc

NGUYỄN QUANG LẬP

Quá nửa đời người anh chị mới gặp nhau. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Sau hai mươi mốt phát đại bác vang trời báo tin ngày toàn thắng, có hàng ngàn cặp vợ chồng cách biệt hàng chục năm đã tìm lại nhau.

Chồng Bắc vợ Nam, chồng vợ trong ngoài song sắt nhà tù Mỹ - Ngụy, trên rừng d­ưới biển… ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Thế là may mắn lắm rồi, còn bao nhiêu cặp vợ chồng cách nhau một thước đất mà gọi hoài có nghe tiếng nhau đâu!

Anh tìm chị ở Nha Trang, không có, ở Phan Thiết không có. Ra Đà Nẵng, mất mười ngày long đong, tất tả ngược xuôi thì gặp chị ở khu tập thể Ban quân quản phường Minh Hiếu. Chị đang đứng giữa sân, tay ômmột đứa bé lên hai. Hình như­ chị đang nói gì với nó.

Anh đứng sững lại ở cổng, ngực nh­ư bị kim châm hỏa đập mạnh. Ngày anh chị xa nhau hai người nào đã có con…

Nhưng anh đã bước lên - từng bước chậm và chắc, “Tiến lên đi, không có gì đáng sợ cả” đó là khẩu hiệu của riêng anh suốt ba mươi sáu năm mặc áo lính. Chị chưa nhận ra anh- “Lại một ông nào đến ban quân quản đề nghị, hợp đồng, trách móc, kiện cáo chi đây”. Anh thấy chị rõ lắm. Chao ôi, chị vẫn trẻ, trắng xanh thế kia.

-Lành! - Anh kêu khẽ.

Chị mở to mắt nhìn. Chị lúng túng đặt đứa bé xuống đất, vừa sửa lại mái tóc vừa nhìn anh chằm chằm. Anh dừng lại, cúi xuống sửa lại quai dép. “Khỉ! Tại sao mình lại làm cái trò này nhỉ?” - Anh ngước lên.

- Ơ! Trời!

Chị nhận ra anh, kêu lên và đứng ôm mặt khóc. Anh chạy bổ tới, dang rộng tay ôm ghì lấy chị. Chị bỗng giật mình đẩy mạnh anh ra. Anh kinh ngạc, ngẩn ngơ… Chị ngẩng lên: “Ơ, chồng mình kia mà, chồng mình đó chớ ai!”. Thì ra đó là phản ứng tự vệ bản năng của chị - hai mươi mốt năm ròng có ai ôm ấp chị đâu!

Chị sà vào ngực anh nấc lên: “Anh ơi!’ Sao lâu…thế?…” Ngày chia tay anh hứa với chị chỉ hai năm là gặp nhau thôi mà…

Anh đưa chị về khu gia binh s­ư đoàn. Anh là đại tá tham mưu trưởng sư­ đoàn. Còn chị, ròng rã hai mươi mốt năm xa anh, chì vẫn là một cấp dưỡng của các binh trạm 17, 26, 34… Tin anh tìm được chị chỉ một ngày sau tất cả cán bộ, chiến sĩ trong sư­ đoàn đều biết đến chúc mừng.

 Sư­ trưởng Hùng, người đã cùng anh chiến đấu mười năm nay, đến chơi liên tục chín mười tối liền ông không giấu diếm tình cảm đặc biệt của mình đối với vợ chồng người cán bộ cấp dưới này. Một lần, ngần ngừ mãi, ông hỏi anh: “Hỏi thực, chị vẫn còn có thể… có con chứ?”. Anh mỉm cười: “Còn anh ạ. Cũng lạ… nhà tôi đã bốn sáu tuổi rồi!”. Sư trưởng nắm hai bả vai anh lắc lắc: “Tốt quá? Tốt quá!”

Chị vẫn còn sinh nở được nhưng yếu sức lắm rồi.

Mư­ời sáu năm ở rừng chị nhiễm bệnh sốt rét kinh niên. Da chị xanh nhọt, tóc rụng nhiều, vàng ợt. Đêm đêm, anh ôm chị vào lòng. Chị lắng tai nghe nhịp tim anh còn khỏe không. Anh cũng đã già rồi, năm nay đã năm bảy tuổi chứ ít đâu.

Rất nhiều lần chị ngước lên, thấy kề sát mình khuôn mặt già nua của anh, những nốt sầncủa tuổi già cùng với mồ hôi cộm lên…Chị ôm anh, sờ thấy da lưng anh trơn khô - những lớp tế bào chết ngày mỗi dày thêm. Chị thở dài, chỉ một năm nữa, nếu anh chị không có con, coi như­ hết. Tuổi sinh nở của phụ nữ mấy ai tới được tuổi năm mươi!

Sáu tháng trôi qua, vẫn chẳng có dấu hiệu gì báo cho anh chị rằng sẽ có một đứa con. Anh mỏi mệt nhìn chị mỏng như­ tờ giấy, ngủ khó nhọc. Một đôi lần: chị kêu chóng mặt, buồn nôn. Và nôn thật. Nôn thốc tháo. Anh cuống lên, nhưng cũng khấp khởi mừng thầm…

-Không phải đâu anh ạ. - Chị buồn rầu nói: - Em đã sáu lần ngộ độc chất độc hóa học của Mỹ thả dạo em còn ở “xanh”, từ đó em vẫn hay bị thế này!

Cổ họng anh nghẹn tắc.

Sư trư­ởng Hùng vẫn đến thăm anh chị thư­ờng xuyên. Ông hay nói về những bài thuốc bắc “kéo dài tuổi trẻ, hạn chế tuổi già”. Ông tự tay đánh xe ra viện 17 mời trung tá bác sĩ Lê Giàu, bạn chiến đấu của ông thời kháng Pháp, một chuyên gia có tiếng về khoa sản, vào khám bệnh cho chị.

Bác sĩ Giàu là một người hiền lành, đa cảm. Nghe sư trưởng kể lại hoàn cảnh của anh chị, ông vui vẻ nhận làm một “bác sĩ riêng” cho chị. Ông tỉ mỉ kê đơn tất cả các loại thuốc có thể có trong thành phố này để chị uống, gia tăng thêm sức khỏe. Anh cầm thư­ giới thiệu và đơn thuốc của bác sĩ đi lùng khắp nơi và kiếm được không thiếu một thứ thuốc gì trong đơn kê, kể cả những thứ thuốc quý hiếm nhất.

Đêm đêm, anh vẫn ôm chị vào lòng. Mỗi đêm trôi qua chị càng thấy sự bất lực của hai người trước hy vọng của mình. Có đêm chị đã để tay lên mũi anh, cố tình đánh thức anh dậy, rồi chị lại nằm ôm anh khóc. Chị đâu nỡ đày đọa anh như­ thế nếu trước khi chia tay anh kịp để lại cho chị một dứa con.

Một đứa con! Thiếu nó mà nỗi nhớ thương xa xót của chị về anh suốt bao nhiêu năm đã tăng lên gấp bội. Những ngày ở rừng, cứ nghe tin có một đoàn cán binh nào sắp đi qua là chị lại thấp thỏm mong chờ. Mong chờ và ngồi khóc với bếp lửa rừng.

Có một lần, dạo chị còn cấp dưỡng ở binh trạm 26, nghe tin anh đang nghỉ chân ở binh trạm 34, chị gói cơm, một mình cắt rừng, đi suốt hai ngày đêm. Đến nơi chị kiệt sức và xỉu đi vì người đàn ông tên Chi đó không phải chồng chị. Anh ấy đã cầm tay chị nói một câu mà chị không thể quên được: “Thôi chị về đi. Vui vẻ mà về chị ạ. Chị cứ coi như­ chị đã gặp anh ấy rồi. Và tôi, tôi cũng coi như­ đã gặp vợ tôi rồi. Chị ơi! Trong chiến tranh đôi khi cũng phải có những giả sử huyễn hoặc như­ thế để mà sống, để mà trụ vững được…”.

Chị về cố gắng níu kéo cái niềm vui “giả sử” ấy để vượt qua 39 cây số rừng. Khu rừng chị đi qua vừa bị chất dốc hóa học dội xuống, lá rừng bắt đầu rụng. Chị chạy sấp ngửa và ngã sấp bên một con suối. Tỉnh dậy, chị gặp ngay ánh mắt người binh trạm trưởng: “Có… gặp không?”. Chị ứa nước mắt, khẽ gật đầu: “Gặp rồi”. Mới đó đã mười một năm… Có lẽ vì chất độc ma quỷ ấy mà chị không có con chăng? Câu hỏi đột ngột ập đến cuối ký ức của chị làm chị bất ngờ ngồi dậy, mồ hôi ướt đẫm.

Nhưng cuối cùng chị đã mơ hồ nhận thấy hạnh phúc đã về với anh chị. Khi đó, chị ngước lên, vẫn khuôn mặt già nua của anh lấm tấm mồ hôi. Chị rơm rớm nước mắt. Tự nhiên chị khẽ rùng mình. Một cảm giác mát rượi chạy từ gót chân lên môi chị. Chị níu anh xuống, hôn đến nghẹt thở và chị òa khóc. Một chút ngơ ngác của anh. Mặc kệ. Chị rúc đầu vào nách anh, mỉm cười.

Hạnh phúc đã thực sự đến với chị. Nhưng chị chưa thông báo cho anh hay. Chị phấp phỏng chờ đợi cho đến khi nó hoàn toàn chắc chắn. Một tháng sau, chị vén áo lên thấy hai núm vú của mình đã chuyển màu tím sẫm. Chị ngắm say sưa bầu vú của chì đang căng dần… lúc đó chị mới nở một nụ cười mãn nguyện.

Chị đ­ổ bệnh, nôn và nhiệt độ tăng cao. Anh phải nghỉ việc một ngày. Trong sự mệt mỏi, nhức nhối của cơn bệnh, chị nhận ra đứa con thân yêu của chị đang thành hình. Đến ngày thứ ba, chị tỉnh dậy, ngồi tựa vào lưng anh thì thầm:

- Em… đã… có… mang…

Anh rú lên, ôm chặt chị, hỏi:

- Có đúng không? Xem nào!

- Xem gì kia? Vô duyên. - Chị đỏ mặt đẩy anh ra. Anh ngượng nghịu ngồi bên, ôm vai chị lắc lắc:

- Đúng thế hả em?

Chị không trả lời, lặng lẽ hôn lên đôi gò má cao gầy của anh. Đêm đó, anh ngồi hút thuốc cho đến sáng, chị giục anh mấy chục lần anh cũng chẳng chịu chợp mắt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #126 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 02:55:39 pm »

…Cuối buổi giao ban hàng ngày, anh quay sang nói với sư­ trưởng:

- Anh Hùng này, vợ tôi… có thai rồi?

Sư­ trưởng Hùng ngửa người ra sau:

- Thế hả? Có chắc không? Anh đã kiểm tra chưa?

Anh cười, gãi đầu:

- Tối biết thế nào mà kiểm tra. Vợ tôi nói thế… chắc đúng. Một tháng năm ngày rồi…

Ông Hùng đưa tay giật giật cổ áo, mỗi lần xúc động ông thường làm thế

-Tốt quá! Tốt quá rồi!

Ông quay sang thông báo “tin mới nhận được trong ngày” cho các sĩ quan dự giao ban

- Tin mới toanh: Đại tá Chi sắp có con!

Mọi người ồ lên. Bắt tay. Bắt tay. Bắt tay. Cười. Cười râm ran. Anh cười… ứa nước mắt.

Ngày sau đó, khu gia binh râm ran chuyện vợ chồng đại tá Chi sắp có con. Vợ các sĩ quan kéo đến chia vui với chị. Chị ngồi lặng lẽ nghe các chị đã có con bày vẽ cho cách giữ gìn thai: ăn thứ gì, kiêng thứ gì đi đứng, ngủ ngáy ra sao. Chị nghe rồi mường tựa thấy đứa con của mình: khôi ngô, bụ bẫm, nó chập chững lần thành gi­ường đi về phía ba nó. Chợt nó kêu: “Pa! Pa!” và vẫy vẫy tay nhờ ba nó dắt qua một quãng khó đi… Tiếng người nói quanh chị nhỏ dần, quyện lại bồng bềnh trôi mơ màng như­ một bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu…

Đêm khuya, khichị đã chợp mắt được một lúc, tỉnh dậy thấy anh đang lục lọi va li riêng của mình. “Tìm gì vào lúc này nhỉ?”. Chị nghiêng người nhìn anh. Anh ngẩng lên, hớn hở:

- Đây rồi!

Anh chìa cho chị xem tấm ảnh của anh thời còn bé:

- Thằng con của chúng ta sẽ giống nh­ư tôi… như thế này.

Chị lườm anh:

- Biết là “thằng” hay “con” mà đã…

Anh ngẩn người “ờ nhỉ! ” rồi cười xòa.

- Nhưng thế nào nó cũng giống tôi.

Tháng sau, tháng sau nữa… Chị bắt đầu đi lại khó khăn. Da chị đã xanh càng tái xanh hơn. Anh tích cực bồi dư­ỡng cho chị. Sư­ trư­ởng Hùng tặng chị một lít lật ong trộn rư­ợu trắng với lòng đỏ trứng gà. Bác sĩ Giàu vẫn thường xuyên đạp xe đến thăm thai cho chị. Chị đang sống trong thời kỳ sung mãn nhất của hạnh phúc thì đột nhiên đổ bệnh. Lần này nặng hơn, đến nỗi sư trưởng Hùng có đêm phải thức trắng với anh ngoài hành lang phòng hồi sức. Bác sĩ Giàu trực tiếp chạy chữa cho chị, ông nhận thấy khát vọng của chị đã trở thành nhiệm vụ khắc nghiệt đối với ông.

Bệnh của chị khá trầm trọng. Không chỉ suy dinh dưỡng thiếu máu vì tuổi già như­ một số ca bệnh thường gặp, chị còn có một căn bệnh đáng sợ hơn, đấy là chất điôxin của chất độc màu da cam đã ngấm toàn thân chị. Tất cả các bảng phân tích hóa nghiệm về chị đã cho ông khẳng định như vậy. Cố nhiên điều này thì ông giấu mọi người ông bình tĩnh chống trả quyết liệt với căn bệnh nguy hiểm của chị. Tin tưởng vào tay nghề của mình, không bao giờ ông mất hy vọng.

Và rồi chị cũng đã khỏi bệnh. Chị ra viện, tuy có yếu hơn, vàng vọt hơn. Khi sắp đến ngày sinh nở hầu nh­ư chị đi lại không vững nữa. Anh dành tất cả thời gian rảnh ở bên chị. Anh trở thành cái nạng chống thực sự của chị. Chị mỗi ngày mỗi mệt nhọc, uể oải hơn nhưng trên nét mặt vẫn không hề giảm đi niềm hân hoan của một phụ nữ đến cuối kỳ sinh nở bỗng nhiên có một đứa con.

Đêm anh vén áo chị lên, ghé tai nghe tiếng đập của con mình. Anh nghe một cách nghiêm túc và kiên nhẫn. Rồi anh nằm xuống, ngó lên cái lục lạc treo ở trần nhà. Cái lục lạc đã theo anh mười bốn năm nay khắp tất cả các chiến trường. Một người bạn chiến đấu trước lúc hy sinh đã trao lại cho anh: “Cứ mỗi lần thắng trận mày lại rung lên cho tao nghe thấy, tao mừng”. Anh dã làm theo lời dặn đó chưa lúc nào quên.

Cái lục lạc làm bằng sừng dê, được chuốt, chạm trổ bằng bàn tay nghệ nhân, mỗi lần rung lên nghe nh­ư tiếng trẻ con cười. Sau ngày toàn thắng nó được treo ở trần nhà. Ngày mai, thằng con anh - không hiểu sao anh cứ nghĩ đó là “thằng” - lớn lên, chỉ cần một tuổi thôi là anh đã giao lại cái lục lạc cho nó rồi. Nó có nghĩa vụ phải giữ gìn cái lục lạc cho hết đời mình. Để khi bố mẹ nó đã yên nghỉ dưới “suối vàng”, mỗi lần thành công được một việc gì, nó phải rung lên cho bố mẹ nó mừng…

Anh lại nhổm dậy, vén áo chị, ghé tai nghe tiếng con mình.

- Thôi mà!- Chị dịu dàng phản đối: - Anh làm phiền con quá.

Anh không chịu:

- Yên nào! Để anh xem con nó có ý kiến gì không?

Chị phì cười. Rồi chị cũng tự nhiên tò mò.

- Nó có “ý kiến” gì không?

Anh ngẩng lên, đáp tỉnh khô:

- Không. Nó nhất trì hoàn toàn. Nhưng tại sao anh lại nghe “te- è, te- è”… hay nó đang thổi kèn?

 Chị đập khẽ vào vai anh:

- Ông già ơi… ma bắt ông đi cho rồi.

Anh cười khà:

- Ngày mai anh sẽ giao cái lục lạc cho nó, nó khỏi cần phải thổi kèn mệt

Và anh ôm hôn chị.

- Lão già này sẽ hỏi vợ cho thằng con lúc nó mười sáu tuổi.

- Lại “thằng”.

Nhất định là “thằng”lão già này đã nằm mơ thấy lão và con lão đến nhà bố vợ nó rồi!

***

Ngày đứa trẻ ra đời đã đến.

Chị run rẩy bước vào phòng hộ sinh. Hai nữ y tá dìu chị từng bước một lên bậc tam cấp. Bác sĩ Giàu đứng chờ ở cửa, ông trực tiếp đỡ đẻ cho chị bởi vì ông biết chắc đây là một ca đẻ khó. Sau lưng chị là anh, sư­ trư­ởng Hùng và gần sáu mư­ơi sĩ quan cùng s­ư đoàn. Họ hồi hộp ngóng theo bóng chị. Bác sĩ Giàu khép cửa, ông giơ tay chào, ra hiệu cho mọi người “cứ yên tâm”.

Một giờ… hai giờ… ba giờ,.. Anh đã uống liền mấy cốc nước đầy. Sư­ trưởng Hùng thỉnh thoảng lại đưa tay rung rung cổ áo. Một vài sĩ quan ghé tai vào khe hở căn phòng chờ nghe tiếng trẻ khóc. Bốn giờ… năm giờ… một nữ y tá mở cửa bước ra, lập tức chị bị giữ lại:

- Ra sao rồi?

- Chị Lành sinh rồi. - Chị y tá mỉm cười, nói run run - Con trai

- A! Hoan hô!

Mọi người nhẩy lên. Sư­ trưởng Hùng ôm lấy anh lắc rất mạnh. Anh quay cuồng trong niềm vui sướng tột độ. Chợt anh nghĩ đến cái lục lạc mà anh nhớ mang theo khi đem chị vào vào viện…

Trong phòng hộ sinh. Chị nằm lịm đi sau khi đã hỏi “trai hay gái” và mỉm cười sung sướng được bác sĩ Giàu cho biết: con chị là con trai. Đứa bé đã được đưa sang phòng hồi sức thai nhi. Người hộ sinh già đang “tắm” cho thai nhi trong bể nước hấp nhiệt. Bác sĩ Giàu đứng dựa vào tủ thuốc thở dốc.

Điều mà ông cố gạt đi trong tiềm thức có lý của ông đã đến… Đứa bé là một con người dị dạng! Chân trái cháu bị bẻ gập ra sau, cứng ngắc. Mặt cháu bị bóp méo đến ghê gớm: mí mắt trái phình ra rất lớn kéo xuống bịt kín toàn bộ gò má. Môi dư­ới cháu cũng phình to, trệ xuống quá cằm.

 Không! Tạo hóa không tàn nhẫn như vậy. Chỉ có chất độc màu da cam đã ngấm với nồng độ rất cao trong cơ thể người đàn bà tội nghiệp kia mới gây ra như­ thế.

Người hộ sinh già làm việc với một thái độ điềm tĩnh kỳ lạ. Tự nhiên ông thấy ghét người hộ sinh kia. Ông cảm thấy bức bối, khó thở:

- Nước! Cho tôi ly nước.

Ông kêu to. Một trợ tá từ phòng trực vội vàng cầm ly nước bước vào. Đi ngang qua đứa bé, chị đứng sững lại giật lùi… Choang! Ly nước vỡ tan tành. Chị ngồi thụp xuống, lặng lẽ ngước lên nhìn bác sĩ Giàu.

Ông không nói gì, khẽ thở dài, đi về phía cửa sổ. Ông mở hé cửa nhìn ra. Ngoài sân, mấy chục người lính đang quay tròn bên bố của đứa bé mới sinh. Anh đang giơ cao cái lục lạc rung rung, nói như­ reo:

- Tôi sẽ hỏi vợ cho nó lúc mười sáu tuổi.

Tiếng lục lạc vang lên, nghe như tiếng trẻ con cười.

Huế, tháng 10 năm 1984
N.Q.L
(12/4-85)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM