Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:38:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện ngắn - Tạp chí Sông Hương  (Đọc 64660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #110 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2011, 03:58:35 pm »

Nghị lực vượt qua thương tật của ông đã làm tôi nhớ lại tấm gương tự lực của một thương binh mà mình vừa nghe trong buổi tọa đàm kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ ở phường nên hỏi:

- Sáng nay, cháu nghe nói ở thành phố ta có một thương binh được cấp nhà tình nghĩa nhưng đã từ chối. Bác có biết người đó là ai không ạ?

Ông không trả lời mà lấy thuốc châm hút. Miệng thổi ra những vòng khói tròn xoe như những chiếc vòng đeo tay của phụ nữ. Mắt lim dim nhìn những vòng khói thuốc to dần, to dần rồi đứt đoạn, tan biến, hư vô. Xong, ông mở to mắt nhìn tôi, hỏi:

- Chú hỏi người đó để làm gì?

Tôi đáp:

- Thú thật với bác, cháu định làm đơn xin cấp nhà ở nhưng khi nghe chuyện của người thương binh đó, cháu cảm thấy cứ ngài ngại thế nào ấy. Vì vậy cháu muốn hỏi bác để quyết định mình có nên viết hay không.

Giọng ông trở nên thân tình:

- Chú đã hỏi thế thì tôi cũng không nỡ giấu. Người đó chính là tôi. Ông dừng lại nhấp ngụm rượu rồi nói tiếp - Dù xấu, dù nhỏ, tôi cũng đã có chỗ ở và thờ tự. Nhiều người trong số anh em chúng ta còn khó khăn hơn nhiều... Mà tôi khác, chú khác đó nghe. Chú còn phải lấy vợ, chật chội và chung đụng thế này phiền phức lắm. Chú cứ viết đơn đi. Chú xứng đáng được cấp nhà đấy.

Nói xong, ông đứng dậy bắt tay tôi siết chặt làm tôi đau nhói. Tôi khẽ rùng mình và cảm thấy bàn tay vạm vỡ của mình trở nên yếu ớt trong bàn tay còn lại của ông.

Sau lần tiếp xúc đó, chiều chiều đi bán thước về, ông vẫn ghé vào quầy của tôi như thường lệ. Nhưng khác trước, ông không còn phải vất vả kiếm báo đọc mục "Nhắn tìm đồng đội" như trước. Tôi đã làm việc đó dùm ông. Thời gian đọc báo của ông được dành cho những câu chuyện tâm tình. Chúng tôi đã kể cho nhau nghe về cuộc chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng của mình, về tình cảm đồng chí, đồng đội. Chúng tôi đã tâm sự với nhau về những niềm vui, nỗi buồn của mình, về tâm tư, nguyện vọng của anh em thương binh. Dần dần, chúng tôi đã gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Tuy khác thế hệ nhưng chúng tôi đã trở thành một đôi bạn tâm giao.

Một buổi chiều không thấy ông đến, tôi cảm thấy trống vắng nên lên xe lăn đi tìm ông. Thì ra ông bận tiễn đứa cháu đích tôn của mình vào trường đại học quân sự. Khi tôi đến thì ông vừa mới về.

Ông sống trong một ngôi nhà cổ, bề ngoài trông có vẻ lụp xụp nhưng bên trong lại rất gọn gàng, ngăn nắp. Trong phòng khách, chín cái khung gỗ lồng kính chưng huân chương và bằng Tổ quốc ghi công treo trên tường có sức thu hút mạnh mẽ. Chúng có màu sắc trang nhã, đường nét sắc sảo, lại điểm những nét hoa văn tinh xảo. Tất cả đều toát lên một vẻ trang trọng khác thường. Điều đó nói lên chúng phải được làm ra từ một người có tâm huyết, có con mắt của một nghệ sĩ và có đôi tay của một nghệ nhân.

Khi tôi đang mãi nhìn chúng thì ông đến vỗ vào vai:

- Nhìn gì mà kĩ thế?

Tôi đáp:

- Cháu chưa thấy ở đâu có những cái khung treo huân chương đẹp như thế này.

Ông gật gật đầu:

- À ra thế! Sẵn gỗ và rảnh rỗi làm treo chơi đấy mà. Chú thích thì để tôi tặng cho một cái.

Tôi đang kinh ngạc về khả năng của ông thì ông đã bước đến dỡ cái khung có tấm huân chương chiến công của mình xuống. Tôi biết phải mất nhiều công sức lắm ông mới làm được một cái khung như vậy nên vội cản:

- Thôi bác! Để bác làm cái khác rồi cháu lấy sau cũng được!

Ông cương quyết:

- Không sao! Chú lấy thì tôi mới làm cái khác thay. Nếu không nhiều khi lần lữa lại quên mất nên vô tình trở thành người thất hứa. Tính tôi việc gì phải là phải làm ngay. Ông vừa nói vừa gỡ cái khung cho tôi.
Từ khi tôi đem cái khung ông tặng treo tấm Huân chương Chiến công của mình lên, anh em thương binh đến chơi trông thấy đều khen đẹp và hỏi tôi mua nó ở đâu. Tôi đã nói nguồn gốc xuất xứ của nó cho họ biết. Thế là nhiều người trong số họ đã tìm đến ông. Vốn là người hảo tâm và biết trân trọng công lao, cống hiến của mọi người nên ông không từ chối một ai. Rồi người này giới thiệu cho người khác nên số người đến nhờ ông ngày càng đông. Số khung ông làm tặng ngày càng nhiều, càng đẹp và càng có hồn hơn. Có lẽ chỉ có ông người đã từng cống hiến, hi sinh và biết trân trọng sự cống hiến, hi sinh của người khác hơn cả chính mình, mới có khả năng làm được những cái khung như vậy.

...Ngày ông gục trên cái khung đang làm dở, trên bức tường ở phòng khách nhà ông, trừ những tấm huân chương và bằng Tổ quốc ghi công của hai người con, còn ba tấm huân chương của ông thì không còn lại cái nào. Ông đã dành tất cả cho mọi người.

Người thương binh già đáng kính đã ra đi...

(TCSH số 149 - 07 - 2001)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #111 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 08:15:38 am »

Đường phố lòng tôi

NGUYỄN BẢN

Tôi nhổ vào hai lọ crem Tokalon trắng và hồng, loại crem Pháp đắt tiền đang dùng dở của bà, rồi vảy nước bọt đi cho mất dấu.

Tôi không biết hàng ngày bà còn dùng nó hay không, nhưng mỗi khi sáng dậy, bà dậy muộn, mặt xị xuống, tóc rối bù, và cha tôi lại tới gần, nhìn kỹ vào mi mắt bà, lo lắng bảo:

- Mắt dì lại bị nặng rồi.

Lúc đó tôi lại tự nhủ thầm: "Mai ta lại nhổ và còn nhổ".

Tôi ghét bà, thực sự ghét bà.Tất nhiên, trước hết tại những chuyện dì ghẻ con chồng trong dân gian, trong thực tế đã chồng lên nhau những thành kiến nặng nề trong lòng tôi. Kỷ niệm ngày cha tôi cưới bà luôn sống lại trong tôi. Ngày đó tôi mới tám tuổi, đang học préparatoire (lớp 2 bây giờ), cả hai chân bị hạc tất (thấp khớp cấp), hai đầu gối sưng to, không đi được, phải bò lê, phải nghỉ học, và tôi đã bò lê tới ôm chặt lấy chân cha tôi khóc nức nở, khi mọi người giục cha tôi ra làm lễ tơ hồng. Tôi khóc theo bản năng, một bản năng mơ hồ tôi đang mất nốt cha. Nhưng không phải như thế. Cha tôi còn thương yêu, chăm sóc, bảo vệ tôi hơn, bảo vệ cả những niềm vui nhỏ của tôi. Bà chặt cần câu của tôi, cha tôi cho tôi tiền mua cần câu khác, dây câu khác, gián tiếp nhắc nhở bà phải tôn trọng những niềm vui nhỏ của tôi. Bà phàn nàn: "Tối nó chỉ đi chơi, chẳng chịu học hành gì cả". Cha tôi bảo:"Trẻ con phải có bạn, miễn là nó vẫn được điểm tốt". Và đúng là như thế, tôi học nhàn hạ và chưa hề bị điểm xấu về bất cứ môn gì.

Một lần, ngày mồng năm thang năm thì phải, bữa ăn, tôi với đũa sang đĩa thịt gà phía đối diện, gắp miếng tôi thích, bà mắng luôn:

- Đĩa trước mặt không gắp, lại với đũa sang đĩa khác, như thế là mất nết.

Nhìn nét mặt tủi hổ của tôi, cha tôi động lòng thương:

- Trẻ con, nó thích ăn miếng nào kệ nó.

Bà vùng vằng quật đũa xuống mâm:

- Không lần nào ông không chặn họng cả, tôi dạy nó, chứ tôi ức hiếp gì nó.

Cha tôi nghiêm mặt lại:

- Muốn dạy, để sau bữa ăn hãy dạy, lúc đang ăn, phải được vui vẻ.

Thế là bà quăng luôn bát cơm, hầm hầm chạy vào nhà khách, bà khóc và đập, đập hết những lọ hoa, bát đĩa, ấm chén, cốc tách Pháp, Nhật, Tàu, những thứ bà đem về khi lấy cha tôi, của hồi môn của bà, vốn liếng hàng đồ sứ của bà, bà chọn ra đập, bớt lại những thứ của cha tôi, đập bằng hết đồ của bà và được một sề đầy mảnh vỡ. Rồi bà đắp chăn mà khóc,nhịn ăn mà khóc. Cả ba người, bà, cha tôi và tôi hình như đều ân hận đều cảm thấy hình như mình phần nào có lỗi. Tất nhiên bà là người ân hận nhất, vì bà vốn đã không có quyền hành gì về kinh tế, từ nay lại càng không vì bà chỉ mang về có thế, nay lại đập vỡ hết cả rồi. Bà vốn trước là vợ một viên chức khí tượng, lương cao, nhà chồng giàu, chỉ quen việc nội trợ từ khi chồng mất mới mở hàng đồ sứ. Thời niên thiếu, bà là con một gia đình giàu có, là một trong những nữ sinh đầu tiên của trường tiểu học Hàng Cót, gia đình có tới năm ngôi nhà ở Hà Nội, có cả biệt thư ở Sa-Pa, nhưng ông bố đam mê, đã phá tán tất cả để làm ông bầu cho một đoàn tuồng cổ. Cha tôi cũng đã từng làm thư ký rồi bỏ đi buôn, thuộc hạng trung lưu, hồi nhỏ cũng chịu cảnh dì ghẻ con chồng, chắc rất hiểu những đứa con mất mẹ, nên nắm chặt quyền quản lý kinh tế gia đình, chắc ông nghĩ đó là cách bảo vệ con riêng của mình tốt nhất. Sau việc ấy, cha tôi chẳng những không giận bà, còn an ủi khuyên giải bà. Gia đình lại trở nên êm thấm. Nhưng từ đó cả vú em, người ở trong nhà hình như hơi lên mặt với bà. Có kẻ còn như làm chỉ điểm cho người bác, chị ruột cha tôi theo dõi bà. Bác tôi hễ cứ gặp tôi là soi mói, chì chiết bà. Tôi cãi, không phải để bênh vực bà mà vì không chịu nổi sự đặt điều ác ý. Bác tôi quát:

- Mày có biết đằng mù. Tuy tao không ở cùng nhà, nhưng cái gì tao cũng biết hết.

Em trai tôi, đứa em nhỏ mà bà sinh hạ được với cha tôi ốm quặt quẹo. Nó biếng ăn. Cháo bầu dục nó cũng không ăn. Có người mách, nếu có đứa trẻ khác ăn hộ sẽ chóng khỏi, nếu cho chó sẽ lâu thậm chí không khỏi bệnh. Bà bảo em gái tôi ăn hộ. Nó không ăn. Nó cho như thế là ăn thừa. Bà cáu:

- Cháo bầu dục không ăn, muốn ăn gì nữa.

Em tôi cãi:

- Ngon sao dì không ăn.

- Nứt mắt đã sĩ diện, có lúc rã họng ra.

Nó cãi tiếp:

- Tôi ăn của bố tôi, đâu ăn của dì.

- A, con này láo.

Bà xông vào đánh nó. Tôi đứng đó, chứng kiến từ đầu, thấy uất cho em tôi, liều xông vào vật lộn với bà, vừa thở vừa lắp bắp: "Ác độc... vũ phu!"

Tôi bị bà cào cấu xước mặt. Vú em vào can, bà mới thôi. Cũng may cha tôi đi Hải Phòng vắng, không biết chuyện. Bà không dám mách. Tôi cũng không dám mách. Vú em cũng vậy. Nhưng bác tôi biết ngay. Bác tôi bĩu môi:

- Trông mặt mũi đẹp nhỉ. Chả bênh dì nữa đi!

Rồi tôi cũng ốm. Năm năm sau, bệnh hạc tất lại tái phát. Lúc ấy tôi đang học lớp nhì năm thứ hai. Thầy thuốc bảo: sưng to mà nóng như vậy là dương hạc, phải uống thêm sâm. Cha tôi mua sâm cho tôi uống. Bà lồng lộn:

- Con lớn ốm thì uống sâm, con nhỏ ốm thì mặc xác.

Cha tôi như bị một nhát dao đâm vào tim. Ông quý nó hơn tôi, vì nó còn nhỏ, người ta dễ quý con nhỏ hơn con lớn, hơn nữa ông hợp nó hơn tôi vì thầy tử vi bảo: Số tôi có Xương, Khúc cư quan lộc, học giỏi, nhưng số nó có Khôi, Việt còn đẹp hơn, còn học giỏi hơn. Cha tôi đau đớn phân giải với bà:

- Bệnh dương tính mới uống được sâm, bệnh âm tính uống sâm để chết à, được, mai cả hai đứa cùng uống.

Nhưng bà không dám. Lúc đó bà mới vỡ lẽ. Mà bà thừa biết cha tôi không thiên vị con nào, mặc dầu có phần xung khắc với tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #112 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 08:19:11 am »

Tuy vậy giữa tôi và bà vẫn luôn sinh chuyện. Con chó cái đẻ được ba con. Nhà giữ lại một con nuôi. Tôi cũng đòi giữ con mập mạp nhất riêng cho mình. Tôi thèm được bầu bạn, dù với con chó. Nhà tuy phong lưu, nhưng tôi thèm cảnh ấm áp gia đình những đứa bạn nghèo còn đủ cả cha lẫn mẹ. Vì vậy tôi cưng chiều nó. Nó quấn quít tôi. Đêm, có khi một hai giờ sáng, tự nhiên bừng tỉnh dậy, tôi ra sân chơi đùa với nó, dưới bầu trời đầy sao, cho tới sáng. Đôi khi nó theo tôi đi học, tôi phải đuổi nó về. Tôi yêu quý nó. Còn bà càng ghét nó. Bà mách cha tôi:

- Nó cho chó của nó ăn cả giò đấy.

- Để phần nó, nó không ăn, nó cho, kệ xác nó.

Phải, đó là thức ăn để phần tôi khi tôi đi học về, ăn ít ăn nhiều mặc xác tôi. Nhưng gai mắt bà. Bà tìm cớ để đánh nó. Nó cắn hóng, nó ỉa bếp. Tôi vặn:

- Nhỡ con kia ỉa thì sao?

- Tao rình bắt quả tang mới đánh.

Bà đánh nó một cách phũ phàng. Tôi cảm thấy như chính mình bị đánh. Tôi căm ghét bà, một sự căm ghét hồn nhiên trong trắng. Thật vậy, tuy căm ghét, nhưng không ít lần tôi vẫn bênh vực bà, mỗi khi bác tôi nghe vú em, người ở ton hót đặt điều nói xấu bà. Những khi ấy bác tôi thường bĩu môi nói mỉa: "Gớm, dạo này quý dì gớm nhỉ!". Thật ra, cũng có lúc bà tỏ ra tình cảm với tôi: "Cháy hôm nay ngon lắm!", bà gắp mấy con tôm to bỏ vào giữa miếng cháy vàng ươm đưa cho tôi. Thỉnh thoảng bà hỏi mượn tôi truyện. Thì bà còn biết làm gì hơn nữa ngoài việc ra chợ mua thức ăn và đọc truyện. Tôi mê truyện, mượn về rất nhiều. "Vợ ba Đề Thám", "Lá huyết thư", "Con voi già của vua Hàm Nghi", "Ngoại ô", "Ngõ hẻm"... Và một cuốn tôi quên mất tên truyện nhưng nói về cô Giang. Xem xong, bà bảo tôi:

- Dì biết cô Giang đấy.

- Sao dì biết?

- Cô ấy xuống nhà chơi mấy lần. Hình như là liên lạc giữa ông Học và bố con Ninh.

Bố con Ninh là chồng trước của bà. Tên ông là Nguyễn Trọng Thịnh. Ông cũng là người làng tôi nhưng từ nhỏ đã sống với bố mẹ buôn bán ở thị xã Ninh Bình, học hành ở đấy. Rồi ông sang học Collège Nam Định, sau khi đậu bằng thành chung đi học khí tượng, trở thành một trong mười mấy nhân viên khí tượng đầu tiên ở Đông Dương, và về làm việc tại đài thiên văn Phủ Liễn. Từ bữa đó tôi hay nghe bà kể chuyện về ông, đôi khi còn hỏi thêm điều này, điều khác. Tôi như được tiếp xúc thêm một nhân vật nối tiếp thêm vào chuyện cô Giang. Hình như chuyện cô Giang có thêm ông mới đầy đủ. Bà kể cho tôi nghe với một giọng tiếc thương. Bà kể những chuyện nho nhỏ về tính tình nho nhã và hào phóng của ông. Bà kể ông hay đi vắng, hay về làng, dạy thêm tiếng Pháp cho những thanh niên xấp xỉ tuổi ông, cho họ quần áo, đôi khi cho cả họ tiền. Bà nói sau khi nổ ra khởi nghĩa Yên Bái, mật thám sục đến nhà vì ông đã bỏ trốn, bà mới biết ông hoạt động, ông đi vắng là đi hoạt động, ông hay về làng là để tuyên truyền chống Pháp, cô Giang đến là để liên lạc với ông. Mấy ngày sau khởi nghĩa Yên Bái ông bị bắt ở Vinh. Một tháng sau, gia đình được thông báo, ông đã tự tử trong nhà lao Vinh, trước cả ngày ông Học cùng các đồng chí của mình lên máy chém. Bà vào Vinh, người ta chỉ cho bà một nấm mộ còn chưa mọc cỏ. Bà hỏi thăm những người gác tù. Có người thì thầm vào tai bà: "Bị tra tấn chết, không phải tự tử, không tự tử nổi trong nhà tù đâu". Cũng có người khẳng định ông tự tử, ông cắn lưỡi tự tử chứ không chịu khai báo gì. Có người lại bảo, ông ấy vượt ngục, xác tù khác đấy. Bà trở về với một niềm hy vọng mong manh chồng mình vượt ngục. Bà chờ đợi chín năm, không thấy tăm hơi, tin tức gì. Ông ấy chết thật rồi. Mùa thu năm 1939, bà lấy cha tôi. Ông ấy chết, khi bà đang mang thai chị Ninh. Bà lấy cha tôi, để chị Ninh lại sống với ông nội ở thị xã Ninh Bình.

Tôi ngẩn ngơ nghe bà kể, ngày này sang ngày khác. Quan hệ giữa tôi và bà trở nên êm thấm. Tôi bỗng thấy thương bà. Một cảm giác mơ hồ, dấy lên ở trong tôi: Nếu ông Thịnh còn sống, nếu bà còn được sống với ông, chắc chắn bà sẽ hạnh phúc hơn sống với cha tôi. Vì ông học cao hơn cha tôi, cha tôi chỉ đậu certificat (tiểu học) rồi đi làm thư ký, ông nho nhã và chắc chắn ông yêu nước hơn cha tôi, dũng cảm hơn cha tôi, mặc dầu cha tôi cũng là một người cách tân và yêu nước. Nhờ cha tôi, mà ngay thời niên thiếu, tôi đã biết về Nguyễn An Ninh, Phạm Hồng Thái và nhất là Phan Bội Châu. "Dậy, dậy, dậy, một tiếng gà vừa gáy... Thẹn cùng sông, hổ cùng núi, tủi cùng trăng... Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân."Giọng cha tôi rung lên, xúc động, chứa chất, kìm nén bao nỗi niềm, khi đọc cho tôi nghe những câu thơ đó. Tôi thuộc bài thơ đó từ năm 1943, lúc tôi mới mười hai tuổi. Mỗi lần tôi ngủ muộn, cha tôi đánh thức tôi, ông lại nói:"dậy, dậy, dậy..., nhật tân nhật nhật tân."Nhờ cha tôi mà tôi thích đọc chuyện Đề Thám, chuyện cô Giang và nghe chuyện bà kể về ông Thịnh. Nhờ ông Thịnh mà tôi thôi căm ghét bà, mà không khí trở nên hòa dịu trong gia đình tôi. Ông Thịnh trở thành nỗi ám ảnh trong tôi. Ông vượt ngục hay đã chết. Ông bị tra tấn chết hay tự tử. Ông giữ vai trò gì trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nếu khởi nghĩa Yên Bái đứng vững trong một thời gian, liệu có khởi nghĩa tiếp ở đâu nữa không. Cô Giang trốn vào Nam, ông trốn vào Vinh, có cơ sở nào ở Trung Kỳ, Nam Kỳ của phòng trào đó không.

Tháng ba năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, mấy người đến chơi hỏi bà: "Nghe nói ông ấy trốn sang Nhật, theo phái ông Cường Để, bây giờ kéo quân về rồi, nếu ông ấy về thật, bà tính thế nào". Bà lặng im một lúc rồi nói: "Thế nào chẳng được, ai muốn thế này đâu". Tôi đứng nghe cũng cảm thấy hoang mang, một cảm giác hỗn độn vừa vui vừa lo lắng, vui vì ông ấy còn sống, vì vẫn thầm tiếc cho con người ấy, lo vì sẽ khó cho bà, khó cho cả cha tôi. Nhưng ông ấy không về, không có chuyện ấy. Ông ấy đã chết, chết thật rồi.

Ông đã ảnh hưởng đến tôi. Tất nhiên, còn do nhiều ảnh hưởng khác, ảnh hưởng của câu thơ "thẹn cùng sông, tủi cùng núi, hổ cùng trăng"... mà tháng 7 năm 1945 lúc tôi vừa tròn mười bốn tuổi, không ai gọi, chẳng ai xui, tôi đã không đắn đo mang theo con dao Thổ, có chạm hoa văn hai bên lưỡi của cha tôi, hăng hái nhập vào đoàn biểu tình vũ trang do Việt Minh tổ chức và lãnh đạo, kéo sang chống Nhật thu thóc ở làng bên, làng Phù Ninh tức Ninh Hiệp ngoại thành Hà Nội ngày nay. Và việc đó đã trở thành một niềm vui nho nhỏ suốt đời tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #113 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 08:20:07 am »

Đầu năm 1950, khi đang công tác ở cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc ở rừng Cao Vân, tôi nhận được thư của chị Ninh. Chị cho biết ông nội chị đã mất, chị và bà nội đang tản cư ở Nho Quan. Chị Ninh cũng đã mất hơn chục năm nay, lúc chị năm nhăm tuổi. Năm ngoái, tôi về làng chơi, giữa đường gặp thằng con lớn của chị. Nó là thượng úy hải quân, sau khi mẹ mất, gia đình neo đơn, nhân lúc giảm biên chế, nó xin về một cục. Nó mời tôi lên nhà nó chơi. Tôi hỏi đời sống thế nào. Nó bảo tạm đủ ăn, nhưng vất vả. Tôi cười:

-Giá cháu không xin về, bây giờ có khi trung tá rồi, lúc về đảng viên chưa?

- Rồi chứ ạ, cháu không về, ít nhất cũng trung tá, hơn chục năm rồi còn gì.

Ngẫm nghĩ một lúc tôi bảo nó:

- Cả nước đang đền ơn đáp nghĩa liệt sĩ anh hùng, người có công với nước. Bác cũng vừa được truy lĩnh hai triệu, cháu có nghĩ gì về ông cháu không?

Nó ngớ người nhìn tôi:

- Ông nào hở bác, ông nội hay ông ngoại, hay ông nhà mình.

Nó vẫn coi cha tôi là ông ngoại.

Tôi lắc đầu:

- Ông Thịnh kia, ông ngoại chính thức của cháu ấy. Mà sao lại ông nôi hay ông ngoại. Ông nội hay ông ngoại thì cũng để lại hoàn toàn bằng nhau một phần tử gien di truyền trong đứa cháu. Nhưng thôi không khéo bác sẽ lan man mất. Bác đang nói về ông Thịnh của cháu kia mà.

Quả thật nó không biết gì về ông Thịnh. Nó chỉ biết bà tức dì tôi. Nó quý cha tôi như ông ngoại thật của nó. Mẹ nó, chị Ninh chắc chẳng nói gì với nó về cha mình. Có thể chị cũng chẳng biết gì nhiều. Có thể dì tôi không nói gì về chuyện này với chị, vả chăng, khi chị lớn lên, có thể hiểu biết, thì mẹ chị đã lấy cha tôi mất rồi, đã mẹ con mỗi người một nơi, mỗi người một cuộc sống. Cũng chẳng thể trách chị, khi ông chết, chị mới chỉ là một bào thai. Lớn lên, mẹ đi lấy chồng, rồi kháng chiến bùng nổ, tản cư, ông nội bà nội chết, bơ vơ một mình, lại trở về làng, lúc đã lỡ tuổi, đành lấy một anh thợ cắt tóc, rồi sinh con, nuôi con ăn học trong những năm thiếu thốn và gian khổ, có thể nghĩ gì ngoài những ý nghĩ vô cùng thực tế để tồn tại và mưu sinh.

Tôi nén những xúc động vô cớ và bảo nó:

- Ông Thịnh cháu là một liệt sĩ đấy.

Và tôi kể cho nó nghe về ông Thịnh. Nghe xong nó ngơ ngác hỏi tôi:

- Cháu phải làm gì hở bác?

- Chẳng làm gì cả. Thỉnh thoảng nghĩ về ông cháu. Nói cho các con cháu nghe về ông cháu. Linh hồn, xương cốt ông cháu đã hòa vào khí thiêng sông núi nước non rồi.

Tôi trả lời nó như thế. Làm gì? Nó ư? Tôi ư?. Những người biết về ông hầu hết đã mất, đã già, hoặc đã quên ông. Không, ông đã và mãi mãi là liệt sĩ vô danh. Tôi chợt nghĩ tới Lão Tử. Cái vô danh là khởi thủy của hữu danh. Cái hữu danh là phần thể hiện hạn chế của vô danh. Cái hữu danh là hữu hạn. Cái vô danh là vô hạn. Hồn thiêng sông núi là cái vô danh là vô hạn.

Tuy nhiên, về Hà Nội, đôi khi đi qua các đường phố Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, tôi lại nhớ đến ông, một lần vào Đà Lạt, đến thăm một người quen ở đường Cô Giang, một đường phố nhỏ, xa trung tâm, hơi heo hút, tôi càng nhớ đến ông. Tôi chợt hiểu ra trong những đường phố ngổn ngang trong lòng tôi, có một con đường nhỏ mang tên ông, tuổi thiếu niên tôi đã đi qua con đường ấy, để tham gia biểu tình chống Nhật, tuổi thanh niên, tôi cũng đi qua đường ấy lên núi rừng Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.

Tuy vô danh, nhưng ông là có thật, thật như cô Giang, người nhiều lần đến liên lạc với ông. Ông là Nguyễn Trọng Thịnh, nhân viên đài thiên văn Phủ Liễn, là một đồng chí của ông Nguyễn Thái Học, bị bắt ở Vinh và chết trong nhà lao Vinh. Cũng như ông, mọi chuyện tôi viết ra đây đều có thật, thật như bà dì tôi chính là chị ruột của đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Hoạt. Nhưng ông Hoạt cũng đã mất khoảng hai chục năm rồi.

Cuối tháng 10-98
      N.B
(119/01-99)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #114 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:23:43 am »

Chuyện nhỏ hồi chiến tranh

LÊ MINH KHUÊ


Xe vừa dừng thì từ phía ghế lái phụ có tiếng đập cửa gấp gáp. Vĩnh chồm dậy, mắt nhắm mắt mở. Nhưng không. Có phải báo động máy bay đâu? Vĩnh quay sang tôi nhe răng cười và mở cửa.

Trong bóng tối mờ mờ dưới đất, thấy một chiến sĩ cao cao đứng có vẻ ngượng ngùng. Vĩnh trao đổi gì với anh ta, tay hoa lên. Rồi quay sang tôi: - Họ muốn đi nhờ đến V. Sao anh?

Tôi yên tâm châm một điếu thuốc. Với Vĩnh, họ có nghĩa là một người, chứ không phải hai, không phải ba đâu mà lo. Cái nhìn nghịch ngợm dường như phải cố dấu của Vĩnh, nói với tôi như vậy. Tôi bảo:

- Cho người ta lên...

Người đi nhờ mừng rỡ chạy về phía hầm hộ tống của công nhân, bảo là lấy ba lô ba liếc gì đó. Còn Vĩnh thì cúi người khua lục cục dưới chân tôi. Tìm được cái bi đông. Cậu thở hắt ra như đánh vật. Chả hiểu tại sao lại cứ nhét bi đông xuống gầm ghế, mà lần nào cũng tìm quanh tìm quẩn mãi rồi mới thấy. Bảo bao nhiêu lần cũng không nghe... Nãy giờ tôi cứ nhìn Vĩnh một cách xét nét, nhưng không bực bội gì mà thấy buồn buồn sao đó. Vĩnh còn trẻ quá, mà chiến tranh thì khốc liệt,.. Vĩnh lúc lắc cái đầu, cười cười. Và cậu ngửa đầu uống nước, ngon tới nỗi ai trông thấy cũng phải thèm. Mà cậu cũng chỉ vừa uống đấy thôi, lâu la gì. Dù chả khát, tôi cũng không nhìn Vĩnh nữa mà quay người nhìn hai cái pháo sáng sắp tắt đang rơi xuống phía đông. Chàng lái phụ của tôi thế đấy ; cậu ăn uống, ngủ, chơi, cái gì cũng xông vào làm hết sức mình. Người kém nhiệt tình mấy, ở bên cạnh cậu cũng phải muốn hoạt động.

Lát sau, người đi nhờ trở lại. Anh ta hấp tấp, làm cái bi đông lại lăn xuống gầm ghế. Vĩnh liếc nhìn tôi, càu nhàu:

- Gớm, xe đã đi đâu mà ông anh vội vã thế.

Giọng trách móc của cậu nghe thật cảm động. Khuôn mặt trẻ măng, xấu xí nhưng dễ thương vô cùng của cậu lung linh trong ánh lập lòe của điếu thuốc, của sao xuyên qua buồng lái. Không bao giờ cậu thích ai làm phiền tôi, nhất là trong lúc như thế này.

Tôi thấy dễ chịu trở lại. Cái áo tôi đang mặc, bị trận mưa lúc kéo xe qua bến phà, ướt nhớp nháp quyện với mồ hôi.

Lúc chập tối, tôi và Vĩnh đánh xe qua thị trấn của tôi. Xe chúng tôi phải chờ tới nửa giờ mới qua được khúc đường bên kia cầu. Phải loay hoay một lúc, tôi mới định được hướng chỗ này là nhà của Thái. Kia là nhà bưu điện có bà Tháng gầy còm ngồi bán vé xổ số trước cửa. Và đây, trước là nhà tôi. Có cái bể không lẫn được. Nó còn nguyên vẹn trong đống vôi vữa, trong những bức tường chồng ngược, những hố bom sâu hun hút phía dưới, phía trên thì tua tủa lẫn vào bùn nào là thân nứa, nào là cành cây. Bể cạn khô. Cái gáo sắt rơi đâu trong lòng bể.

Tôi nghĩ đến cái bể nước thân thiết như sự sống. Tôi bảo Vĩnh:

- Cậu biết không, cứ sau mỗi trận mưa rào, cái bể đầy nước trong vắt. Người xung quanh hay đến xin để nấu nước uống.

Có tiếng chân dò dẫm. Chúng tôi quay lại, trông thấy bác Nắm chữa đồng hồ. Bác Nắm bưng một rổ bát, cái lành, cái vỡ. Bác vừa trong một mái nhà đổ nghiêng chui ra.

- Cha mẹ ơi, cậu đấy ư, cậu Bường?

Rồi bác níu tay tôi. Khóc. Kể. Nước mắt bác kèm nhèm.

Tôi xót xa cầm lấy bàn tay khô đét của bác Nắm chữa đồng hồ. Thị trấn không nhiều người nên chúng tôi hầu như quen biết nhau. Giờ đây toàn thị trấn đổ nát. Cách đây mấy ngày, nó còn là một dãy nhà nguyên vẹn. Với cửa hàng mậu dịch có cô bán vải xinh xắn làm bọn thanh niên trong thị trấn cứ có thì giờ là đút tay trong túi quần, quanh ra quẩn vào, bận chân người mua, người bán. Có cửa hàng ăn hay bán bánh bao không nhân buổi sáng và bán mì sợi có vài lá hành, hai hào một bát. Không hiểu sao chúng tôi cứ một mực gọi là tổng hợp. Ra tổng hợp uống cà phê. Ra tổng hợp làm bát phở. Người ở xa đến thường chả hiểu tổng hợp ở đây là cái quái gì... Còn có vài cửa hàng chữa đồng hồ. Hiệu chữa xe đạp. Hiệu may. Những cô thợ may áo hồng đăng ten ở gấu, ở cổ, đi dép tím hoặc guốc nhựa cao gót, thỉnh thoảng nhảy tàu ra Hà Nội, về là cái đầu xù ra với những búp tóc quăn tít. Những anh thợ khắc bút da xám ngoét ngồi cặm cụi sau cái hộp gỗ hình chữ nhật. Và những đứa con trai mười hai tuổi cứ vô cớ chạy từng đoàn từ đầu đến cuối thị trấn, la hét om sòm làm cho bọn chó cũng cuống lên, sủa từ sân các nhà.

- Hôm ấy, bác ở đâu, bác Nắm?

Hôm bọn nó ném bom, bác Nắm ngủ ở nhà, chứ còn đi đâu nữa? Trên cái giường một kê gần tủ sách của thằng Thuấn. Thì cũng nửa đêm thôi. Ông ấy, thằng Thuấn với hai đứa em nó nằm ở cái giường tây. Mấy đứa trẻ học bài xong, quên bỏ màn. Bác Nắm chợt mở mắt, định sang bỏ màn cho mấy bố con nó. Nhưng không hiểu sao lơ mơ lại thiếp đi. Thế rồi bác bị đập người vào cái gì đấy. Khói làm bác ho sặc sụa mãi, không sao lết dậy được. Ánh chớp nhoáng nhoàng như cơn dông kéo đến nửa đêm. Gạch ngói bay tứ phía, ghê cả người. Bác Nắm lết lại cái giường tây. Cái giường tung đi đâu mất, cậu ạ. Thế rồi bác Nắm ngất đi. Ngày hôm sau bác mới biết là chỉ còn bác trong nhà thôi. Ông ấy khỏe hơn bọn trẻ, nhưng cũng chỉ sống được hai giờ nữa. Nhưng vậy, thị trấn mình thiệt mất ba trăm hơn. Xung quanh đây thì vợ cậu, vợ cả Vinh nhà ông Phàn thuốc bắc vị chi là bảy người,.. Cậu ơi! Làm sao mà đẩy xuống địa ngục cả họ hàng tông giống nhà chúng nó, cái bọn dã man ấy đi.

Tôi đỡ lưng bác Nắm. Bác cứ gục xuống khóc rũ người. Cây thánh giá đeo bằng sợi dây đồng dài, đung đưa trên cổ. Sợi dây cũ kỹ đen xỉn lại. Bác đeo nó từ thời còn là chị Nắm chưa chồng, người đẫy đà và có cái cười thật phúc hậu.

Bên phải, bên trái chỗ chúng tôi đứng bỗng có nhiều người đang đi lại. Tối, bà con kéo về thị trấn, nhặt đồ đạc và thu dọn thị trấn. Hai người đàn ông khiêng cái tủ to lù lù đi qua. Tôi gọi: bác Thành, bác Quyết. Một bà cụ gánh hai cái gói gì toòng teng như cái chăn bông, tôi gọi: bà Vải...

Chúng tôi quây lấy nhau mừng mừng tủi tủi. Trời, tưởng là không gặp nhau nữa kìa?

Nền nhà tôi cạnh một hố bom sâu hút. Tôi giẫm phải cái chầy giã cua. Tôi biết thường ngày, nó hay nằm trên cái thớt đậy vại mắm.

- May cho hai cháu, cậu ạ. Cái tường đổ úp lên đống gạch. Hai chái ngủ trên đi-văng của ông nội, không việc gì. Còn mẹ nó thì nằm nhà ngoại. Không tài nào tìm cho đủ người cô ấy. Thôi, cậu thu xếp đi thăm con tí đi...

Bà con chào tôi, mỗi người đi mỗi việc. Bác Nắm bê rổ bát, cầm thêm mấy thanh nứa ở tay kia. Chiếc khăn tang của bác có hai chéo chảy dài xuống sau lưng. Thị trấn của tôi trắng khăn tang. Vệt bom B. 52 kéo dài từ bên kia cầu. Nghe đâu quả cuối cùng rơi vào trạm bơm đầu xóm Lưới. Hai cây số dày đặc bom.

Ở đây, người ta bồng bế nhau đi sơ tán mấy lần.

Mấy lần, bọn Mỹ trở mặt đi trở mặt lại.

Người ta kịp dựng lại một mái nhà, kịp có mang một đứa trẻ sắp đến ngày sinh... thế rồi tất cả lại tiêu tan trong khói lửa. Những ngày yên tĩnh ngắn ngủi, tiếp theo những thời gian dài đầu óc căng thẳng vì tiếng máy bay, tiếng bom nổ.

Cho đến lần này, cái vệt bom B.52 vạch ra, sắc như một lưỡi dao, xuyên qua giấc ngủ của các con tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #115 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:25:52 am »

Một lần, tôi đánh xe qua nhà, vợ tôi phàn nàn: sơ tán sơ tiếc, hết tiệt cả bát ăn, anh ạ. Mấy cái rổ vừa mua cũng bẹp dí bẹp dị thế kia thì còn đựng cái gì... thằng con tôi đứng gãi lưng sồn sột ở bậu cửa, cười phô hết hàm răng sún, đen như nhuộm mực tàu.

- Mẹ thật vớ va vớ vẩn. Người ta còn mất bao nhiêu thứ ấy chứ riêng gì nhà mình.

Mẹ nó lườm một cái khiến nó phải im bặt. Đêm, vợ tôi không ra than vãn, không ra đay nghiến, nói với tôi:

- Con cái thì dại như thế đấy. Nó có biết đâu, cái cùi dìa cho nó ăn bột ngày bế cũng là tài sản đấy. Cái quai thùng xách nước cũng là tài sản đấy. Nó không đáng giá gì, nhưng anh tính- thiếu nó thì mấy mẹ con có mà khóc, không có các thứ đó, làm gì có nhà này, làm gì có nó? Mới tí tuổi đầu mà giọng đã y hệt ông bố... Anh đi suốt năm suốt tháng, anh có biết đâu... Có đêm máy bay thả pháo sáng ngay trên đầu, tiếng nó rít nghe rợn cả chân tay mà trời mưa tầm mưa tã, hầm ngập nước đến miệng. Một tay em bê con bé lên sởi, thằng lớn thì sốt li bì đã mấy hôm, bản thân em thì bị cảm... Rồi nó bỏ bom. Em cứ ôm con mà che cho nó, bụng cầu khấn sao cho có chết thì chết nguyên lành để đến khi anh về còn cái mộ mấy mẹ con ra mà thắp hương...

Tôi ôm cái vai gầy giơ xương của vợ tôi, muốn san sẻ gánh nặng nhưng biết san sẻ thế nào? Có gia đình nào trong những năm này được sống sung sướng, đầy đủ?

Vợ tôi im lặng dần. Thằng con tôi đã hơn bảy tuổi rồi. Tôi đi bộ đội tám năm. Lúc đeo ba lô về thăm nhà sau một tháng làm anh tân binh, tôi không gặp cô ấy. Dạo đó chưa cưới nhau. Cô ấy đi đâu đó, vắng nhà. Mới đi lúc sáng thôi, nên cái áo thay lúc sáng chưa khô, còn phải ở đây. Cái áo hoa vàng vàng, xanh xanh, đã nhạt màu, những bông hoa li ti nhòe lẫn vào nhau. Cái áo hoa có hai ống tay ngắn, cái cổ tròn, trông dễ thương như cái áo của học sinh trung học. Tôi đứng nói chuyện với mẹ với em gái cô ở bờ giếng. Và ngắm cái áo có những bông hoa li ti nhòe vào nhau thành một chuỗi vàng, xanh trong suốt, trong sáng và kỳ ảo dưới cái nắng thơm tho đầu mùa thu. Lòng tôi nhẹ nhõm khi ra đi. Đến đường cái, tôi nhìn lại, qua hàng dâm bụt, thấy cái áo hoa phơi trên dây bay bay hai ống tay, bay bay hai cái vạt.

Tôi yêu vô cùng cái áo hoa bé nhỏ. Tôi yêu kỷ niệm về cái áo hoa. Bây giờ con tôi lớn rồi. Nhưng lần tôi về thăm vợ trước khi vào chiến trường, nó mới đẻ được đầy tháng... Vợ tôi đã làm mẹ. Hai bàn tay có những đường gân xanh xao, mềm mại. Vợ tôi mặc cái áo trắng giặt nhiều, mỏng manh như khói. Khắp người thơm mùi sữa. Khi tôi ngắm cái má, cái miệng của thằng con, cũng thấy mùi sữa ấy. Sau khi sinh con, vợ tôi đã gột đi tất cả cái ồn ào, sặc sỡ của thời con gái. Bây giờ, cô ấy có cái ồn ào của người đàn bà, cứ làm như cả thế giới này chỉ mình cô ấy được có con. Tôi giặt tã con, hâm cháo cho vợ và ngần ngại nhìn cái đầu chưa có tóc của thằng con. Thật là quái lạ. Thế kia mà khi lớn lên có đứa nặng đến bảy chục cân, cao một mét bảy nhăm? Còn lúc này, sao mà cả hai mẹ con yếu ớt thế? Trước khi đi chiến trường, tôi chăm nom hai mẹ con như chăm cả hai đứa trẻ.

Và đêm đi xa, ngồi trên xe ô tô lắc lư, tôi nghẹn ngào cảm thấy được hết cái hạnh phúc được làm cha. Thứ hạnh phúc không bình thường để có thể dễ dàng nói thành lời.

Sau đó cô ấy nuôi con một mình. Nuôi bố mẹ già cho tôi. Suốt trong bốn năm. Tay chân cô ấy nứt nẻ ra, tính tình cằn cỗi đi vì vất vả. Có đứa con thứ hai, tôi bị thương, được chuyển ra, lái xe ở tuyến miền tây Quảng Bình. Là lái xe, lại hay đi công tác, tôi thường ghé được qua nhà, ngắn ngủi nhưng cũng là rất may so với bao nhiêu anh em đồng đội còn ở chiến trường xa tít.

Vợ tôi không kịp chạy ra hầm. Lúc chôn cũng chỉ tìm được hai phần ba thân thể. Thiếu mất hai cánh tay.

Ở thị trấn của tôi, ít người kịp chạy ra hầm.

Tôi không ngờ chuyến công tác này tôi phải chứng kiến một điều chưa bao giờ tôi nghĩ tới. Vĩnh, cậu lái phụ của tôi cũng im lặng bên nỗi mất mát của tôi.

Lúc này chúng tôi đang chờ đội công nhân bắc ván cầu. Bom bỏ ở đây lúc hơn năm giờ chiều. Xe đang ùn lại, dễ đến hơn một cây số rồi. Tôi bắt đầu nóng ruột. Cậu chiến sĩ đi nhờ hết uống nước, hút thuốc, nhai lương khô, đến nói chuyện quân hàm với Vĩnh. Vĩnh ầm ừ góp chuyện. Rồi chuyện phụ cấp. Chuyện em ở nhà có chưa mày? Cậu ta hỏi Vĩnh, rồi cười hô hố: Tớ một nhóc rồi, nghe nói đã biết chửi lem lém, lần này mới biết mặt bố đây. Và lập tức, cậu sợ sệt nhìn tôi vì trót cười to quá. Hình như cậu Vĩnh bấu vào tay sao đó. Cậu làm lành bằng cách rút bao thuốc lá, mời Vĩnh: làm điếu ông! Rồi kính cẩn mời tôi. Tôi là lái chính cơ mà.

Tôi từ chối tự dưng không muốn hút.

Đêm, đưa cậu đi nhờ thêm một cây số nữa, chúng tôi quay lại lối rẽ vào làng mà thị trấn của tôi đang sơ tán. Hai thằng phải nằm ngoài xe chờ sáng, vì vào làng, phải lội bộ qua cánh đồng nước.

Vĩnh ngủ. Tôi lang thang đi lại dưới đường. Pháo sáng địch dăng một hàng thẳng tắp đâu như dưới bến phà.

Tôi bước vào sân khi thằng con tôi mới ngủ dậy. Chả biết làm gì, nó lấy tay xoay xoay cái quần cộc, kéo cạp quần lên quá rốn.

- Em đâu con?

Nó di di chân xuống sàn gạch. Chân đầy bùn, chắc tối đi ngủ, nó không rửa chân. Nó chưa nói được gì với tôi ngoài tiếng chào "bố". Đôi mắt nó tràn ngập những lời mà chắc nó đã để dành đến lúc gặp bố nhưng bây giờ không nói ra được. Nó đi lại đầu hè, nhắc cái nơm úp cá và kéo ra hai cái ghế nhỏ. Nó ngồi một chiếc, nghĩ sao lại đứng đậy không ngồi nữa, đưa cho Vĩnh một chiếc:

- Chú với bố ngồi xuống đi!

Nó ngồi bệt xuống sàn gạch và có vẻ ngồi như thế, nó nói được dễ dàng hơn:

- Em đang ngủ trong nhà, bố ạ. Bố đừng vào, để nó ngủ đã. Cả đêm qua nó khóc đấy.


Vĩnh ra xe lấy thêm ít gạo. Chủ nhà đi làm đồng vắng. Chỉ có một bà lão đến chín mươi tuổi, nhỏ như một đứa con nít, lưng còng gập xuống ngồi sưởi nắng ở góc sân. Bà lão đưa đôi mắt đục mờ nhìn ra vườn, không nghe tiếng chào của chúng tôi, cũng chả để ý đến người lạ. Đôi môi khô của cụ mấp máy, chắc là cụ đang sống với những tên người, tên đất mà cụ đã biết từ thuở xa xưa.

Thằng con tôi ngồi nhìn tôi, hai khuỷu tay chống lên hai đầu gối, bàn tay đan vào nhau. Lưng nó cũng gù xuống như lưng người già. Mặt nó xanh xao, hai cái má thật tóp vào, tóp sâu làm cho có giống vẻ khắc nghiệt của mẹ nó những năm sau này - Đôi môi nó sưng vều lên. Cái nhìn kinh hoàng như con chim nhỏ bị đạn. Nó khóc. Tôi ôm chặt lấy vai thằng con.

Mấy phút sau, cái sân đầy người. Mấy cô gái giữ trẻ trong cơ quan vợ tôi chạy sang. Ba cô may khăn tang. Quần áo nhem nhuốc, có vẻ như không còn gì để thay.

- Anh mới về ạ!

- Anh mới về ạ!

Mắt cô nào cũng còn sưng mọng. Nhà các cô cũng trong vệt bom B 52 ấy. Các cô lập tức kể cho tôi nghe. Cô thì lúc ấy đang ngủ say. Cô thì đang cho con bú:

- Anh không tưởng tượng được, em phải nằm ép xuống che cho con em. Thằng bé bây giờ ngủ cứ thổn thức.

Trẻ con ở đâu kéo đến rất nhanh. Đứa này chít khăn tang, đứa kia đính mẩu băng đen trên vai áo. Có đứa nhỏ tí cõng đứa em gần bằng nó, sườn vẹo sang một bên... Những đôi mắt long lanh còn vương lại dư âm kinh hoàng của tiếng bom dội vào tuổi thơ ấu.

Có người bảo bọn trẻ giải tán đi, đừng tập trung ở sân.

- Các cháu về đi. Rửa mặt ăn sáng rồi đến lớp chứ. Cô giữ trẻ ngồi cạnh tôi, nói nhỏ:

- Chả đứa nào còn bố mẹ đâu, anh ạ. Bây giờ xem có gia đình nào nhận nuôi, còn lại là tổ chức cho các cháu sinh hoạt tập trung, vật chất thì không lo vì ở trên cứu trợ đầy đủ... Nhưng bọn trẻ con, anh tính, làm thế nào cho chúng nó quen là thiếu vắng cha mẹ...

Sau một lúc im lặng, cô bảo tôi:

- Thôi, bố con chuyện trò đi. Xem như người mất thì mất rồi. Người sống phải lo chuyện người sống, chả nên ngồi mà buồn thương mãi.

Cái sân ồn ào một lúc rồi im lặng. Hai chiếc máy bay Mỹ sà thấp, bay sát qua bầu trời, tiếng rít của chúng làm cho cái sân gạch cũng rung lên. Ở góc sân kia, bà lão vẫn ngồi nhìn ra vườn, miệt mài với những tên người, tên đất mà chỉ riêng cụ biết.

Thằng con tôi xòe bàn tay ra, nhẩm đếm cái gì. Rồi nó nói giọng toan tính:

- Chỗ sữa các bác phát cho, em nó đòi ăn liên tục. Con bảo nó: để đêm ăn, nó không chịu! Bố tính ăn hết đi, đến đêm nó nhớ mẹ, nó khóc con lấy gì mà dỗ. Còn một ít, con cất tít lên bàn thờ, che cái gối lên. Con vừa ra giếng giặt, quay vào lấy thêm cái khăn, thấy nó đã xúc sữa bột vào bát, vừa ăn vừa cười. Con quát nó, bảo nó đói lắm. Mẹ hay cho nó ăn vặt nó quen mất rồi còn gì. Nó chưa biết mẹ chết đâu bố ạ. Hôm bị bom, nó khóc mất một ngày. Các bác đưa chúng con đi ngay, không cho nhìn thấy mẹ nữa. Nó khóc rồi nó quên ngay. Chỉ đòi về nhà thôi. Suốt ngày nó hỏi: Mẹ đi làm bị hỏng xe đạp à, sao lâu về thế? Các bác bảo con đừng nói cho bố biết là mẹ chết. Bố ạ, hai cái áo mẹ mới may cho, nó trèo rào, rách toạc hết cả. Mẹ chưa kịp may. Còn áo cũ để dưới phố thì mất hết rồi. Con đang tính có nên mua mấy mét chéo xanh may sơ mi cho nó, loại ấy vừa bền vừa rẻ...

Tôi vội phẩy tay bảo thằng con:

- Thôi, khoan đã con ạ.

Nước mắt ứ đầy lên, tôi phải kéo con đứng dậy, cố cười cho nó yên tâm. Tôi vào nhà, định là đứa bé có dậy thì nó dậy luôn. Nó nằm ở cái giường đôi kê gần cửa sổ. Quần nó xắn cao, phơi ra hai ống chân lở loét, ruồi bu đầy. Con tôi mở mắt nhìn tôi và im lặng cho tôi bế ra sân. Các cô cấp dưỡng mang cháo cho bọn trẻ. Trong khi anh em nó ngồi ăn, tôi giúp Vĩnh mang bao gạo vào nhà và lấy cái xoong sẻ đôi chỗ mỡ chúng tôi dành ăn đường, để cho bọn trẻ.

- Bố với chú Vĩnh ăn cháo với chúng con.

Thằng con tôi lo lắng, xăng xỏ tìm cái bát lành trong rổ bát dĩa sứt mẻ chắc nó đã bới lên từ trong ngôi nhà đổ nát của chúng tôi. Tôi không dám nhìn đôi mắt to, trước kia lòng trắng mắt xanh màu da trời, bây giờ vàng vàng như mắt người lớn mất ngủ. Hai hàm răng nó nhô ra. Nó làm gì cũng tất bật, nhìn trước nhìn sau như sợ mất cái gì.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #116 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:26:27 am »

Tôi bỗng dưng nhớ lại lần về phép năm ngoái. Một buổi sáng tôi choàng tỉnh vì tiếng cười ròn rã của trẻ con từ nhà ngoài đưa vào. Vợ tôi bảo: - Thằng Huy nhà mình đấy mà. Nó dậy làm gì sớm thế không biết.

Con tôi nằm trên nền nhà hai chân đạp liên hồi xuống đất. Nó vừa cười vừa la hét một mình vì thích thú. Dưới đất, một cuốn tranh truyện trẻ con mở rộng, có vẽ hai con chó con đang vờn nhau. Con chó bị bạn đuổi đang cong đuôi nhảy qua bụi lá khoai. Đầu quay nhìn ra sau, cái mõm vênh lên, hai cái tai vễnh ngược, tôi cau mày: Gì mà cười ghê thế hả con?

Nó không nói được mặt dàn dụa nước mắt, ngồi dạy ôm cuốn sách vào lòng. Cười tức bụng làm thằng bé nhăn nhó.

Tôi không hiểu. Hai con chó vẽ trên giấy? Có gì đáng cười?.

Trong một đêm chờ thông đường, ngồi sau tay lái, sờ râu mọc tua tủa trên cằm, nghĩ đến tiếng cười của đứa con mới thấy sợ: Mình già quá mất rồi - mình nhìn bức tranh ngộ nghĩnh kia như nhìn vào bức tường. Còn thằng bé đã nhìn ra bao nhiêu điều hồn nhiên trong đấy. Cái gì đã làm tâm hồn nó rung động? Mình chịu thôi, già mất rồi.

Thế rồi những chiếc B 52 bay qua bầu trời quê hương. Những chiếc B.52 phun khói, rạch lên nền trời những giải băng tang trắng. Thằng con tôi ngồi với bố ôm gối không còn là đứa trẻ, đang nói toàn chuyện toan tính của người lớn. Cái già dặn của con tôi làm người lính trong tôi trỗi dậy. Bây giờ thì tôi hiểu được vì sao cậu Thược bạn tôi nhận được tin bom Mỹ bỏ trúng vào cả nhà, đã ôm B40 xông lên đón đầu đoàn xe địch, bắn cho đến lúc điếc đặc cả hai tai và bị thương nặng vào phần bụng mà không hề biết...

Vĩnh một mực bắt tôi ở lại với các cháu. Cậu đảm nhiệm lái xe đi lấy hàng đưa về điểm tập kết thay tôi. Nhưng cậu mới tập lái, làm sao tôi yên tâm được?

- Anh cứ yên chí đi. Anh ở lại với các cháu một thời gian. Tôi vào sẽ gặp thủ trưởng trung đoàn... Thế nào anh cũng được giải ngũ về với các cháu...

- Chuyện ấy thì tôi vào đơn vị sẽ tính sau - Tôi nói cho cậu yên tâm - Thôi, chuẩn bị lên đường đi, tôi đã gửi các cháu chu đáo rồi!

- Nhất định đi ngay đêm nay à?

- Chứ còn chờ đến bao giờ? Anh em người ta mong mình, chả biết mình vì sao về chậm, họ lại sốt ruột. Tớ thu xếp cho các cháu ở đây rồi. Cũng tạm được. Có lẽ đợt này vào xong, tớ sẽ ra phép với các cháu một thời gián. Thôi, chuẩn bị…

- Anh này quái lạ thật! - Vĩnh thiếu nước hét lên - Đã bảo để tôi...

Cậu giận dỗi. Cái mũi dễ thương đỏ lên. Đôi môi dày dày của cậu phụng phịu sắp khóc. Cậu biết là thôi, có gàn cũng uổng công. Cả buổi chiều cậu ta không thèm nói với tôi câu nào. Cậu dắt hai đứa con tôi ra bờ sông ngồi câu cá. Và cậu nói cái gì đó mà có lúc tôi đã nghe thằng con tôi cười.

Gần tối, tôi bế đứa con gái nhẹ tênh đi chào mọi người. Ai cũng nói giống nhau: - Anh cứ yên tâm anh ạ, có chúng tôi...

Đứa con gái nhỏ có đôi mắt dài, đen long lanh như mắt mẹ. Có hai lúm đồng tiền nhỏ xíu hai bên má. Tôi bế nó, áp cái đầu hôi mùi đất, hôi mùi nước mưa của nó vào mình. Nó níu chặt cổ tôi nhưng thỉnh thoảng lại giơ tay ra sau lưng, hoặc vào nách gãi sồn sột. Tôi bảo thằng anh nhớ chịu khó tắm rửa cho em. Thằng con tôi gật gật đầu và nét mặt nó lộ một vẻ nhọc nhằn thật đáng ngại. Đứa con nhỏ như linh cảm thấy là sẽ phải xa bố lâu dài, nó kéo sát mặt tôi lại hỏi:

- Bố đi lâu không bố?

- Bố đi ít hôm thôi. Bố đi đánh thằng Mỹ ấy, con hiểu không?

Con tôi gật đầu và chịu đứng xuống đất.

- Con ở nhà với anh với các cô nhé.

Đứa con gái tôi lại gật đầu. Nó gật đầu mà nhìn tôi rất nghiêm trang. Những nốt muỗi đốt trên trán nó đỏ như đánh dấu. Mẹ nó thường rất xót xa khi nó bị muỗi đốt...

Thằng con tôi lễ mễ xách túi cơm nếp. Các cô giữ trẻ nấu cho chúng tôi. Nó bắt tay tôi, tay kia xốc quần:

- Bố đi nhé, thỉnh thoảng về bố ạ.

Tôi bước lên bậu xe. Hai anh em nó khoác vai nhau:

- Đừng lo cho các con bố ạ.

Tôi đóng cửa xe sầm một phát. Con trai tôi đưa tay chùi mũi cho em nó.

- Bố đi bố nhé. Xong việc hãy ra với các con cũng được bố ạ. Bận thì viết thư bố nhé.

Xe nổ máy rồi, thằng con tôi chạy theo. Hai ống chân trần đen đủi dính mấy vệt bùn trắng. Hai ống chân lo toan của một người chủ trong nhà.

- Cẩn thận bố nhé. Đừng lo cho các con. Đừng lo bố ạ.

Con trai tôi. Con trai tám tuổi của tôi.

Hai anh em thằng bé quay lại căn nhà sơ tán. Bà lão ngồi ở sân bỗng quay lại nhìn hai đứa bằng đôi mắt đột nhiên rất tinh nhanh, rất thực tế mặc dù trời đang chạng vạng tối. Bà lão hỏi giọng khàn khàn: - Bố đi rồi hả?

- Bố cháu đi rồi bà ạ.

- Ờ, thế thì ở đây với bà...

Một người đàn bà to béo lực lưỡng như đàn ông từ trong nhà bước ra, ôm xốc lấy đứa con gái nhỏ. Tiếng còi ô tô từ xa vọng tới.

Bẵng đi một thời gian rất lâu, thằng bé không thấy thư của bố. Hai anh em nó đã quen với những ngày vắng mẹ, quen với sự có mặt của nhiều người luôn ở bên chúng nó.

Vào một buổi trưa, nó đưa con bé em đi học. Lúc về nhà, nó thấy trong nhà có khách. Vốn là một thằng bé ngoan, nó không muốn xộc vào nhà sợ làm phiền mọi người. Có hai người đàn ông ngồi ở bàn. Người đàn bà chủ nhà đang loay hoay rót nước. Không ai biết có nó đứng ở ngoài. Người đàn ông đeo cái túi đen trên vai giống các cán bộ trên huyện, nói:

- Chăm sóc con liệt sĩ giờ là trách nhiệm chung. Chị cứ để cho các cháu nó vào trường con liệt sĩ chị ạ.

- Các cháu nó ở đây với chúng tôi quen rồi, ít nhất thì các anh cũng để cho chúng nó hết năm học này đã.

- Tội nghiệp. Thế là bố mẹ đều mất.

- Chị cố gắng dấu đừng để cho các cháu biết là bố nó đã hy sinh...

Thằng bé nghe thấy hết. Nó hiểu rất nhanh là thôi, bố đã hy sinh, bố không bao giờ về nữa. Nó muốn hét lên một tiếng và chạy bổ vào nhà. Nhưng không hiểu sao nó không làm thế. Nó bình tĩnh đi ra không cho ai hay biết. Ra đến ngoài ngõ nó chạy. Nó nhằm hướng mái chùa giờ làm lớp học mà lao tới. Em nó đang học ở đấy. Nó phải nhìn thấy em nó. Nhỡ một chốc nữa lại xảy ra chuyện gì thì sao? Hai cái máy bay cổ ngỗng bay tít cao, những tiếng động của chúng vẫn chiếm đoạt cả không gian đồng quê yên tĩnh. Thằng bé nhảy phóc qua con mương, chạy qua luống khoai người ta mới trồng. Nó tới nơi. Nó thở như đứt cả tiếng. Nó bíu vào chân song cửa sổ. Em nó kia. Em nó đang cắm cúi làm toán. Cả lớp đang cắm cúi làm toán. Cô giáo ngồi trên bục trông thấy thằng bé đang nhìn chằm chằm vào lớp, cô có vẻ ngạc nhiên rồi cô xua xua tay, ý bảo đừng làm ồn, để cho các em học...

Đến lúc này thằng bé mới rên lên một tiếng trong cổ họng. Ý thức người lớn của nó làm nó bình tĩnh. Nó nghĩ là nó phải cho em nó học nên người. Nó phải dạy dỗ đứa em nó.

Nó đứng như vậy rất lâu. Mãi đến khi cảm thấy có chuyện gì đó xảy ra đằng sau, nó mới quay phắt lại. Bác chủ nhà cao lớn, mấy cô giáo và cả hai người đàn ông lạ đang đi nhẹ tới sau lưng nó. Trong lớp học, cô giáo và trẻ con nhìn ra. Thằng bé trở thành trung tâm của sự chú ý. Người đàn bà chủ nhà nói nhỏ:

- Đi về cho em nó học, con!

Nghe tiếng con của bà, thằng bé nhào tới và sà vào hai cánh tay khỏe mạnh của bà. Xung quanh lặng ngắt. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng thằng bé khóc và tiếng của người đàn bà dỗ dành:

- Cứ yên tâm, con ạ. Cứ yên tâm, con đừng sợ!

L. M. K.
(SH20/8-86)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #117 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:41:14 am »

Họ là bạn của nhau

HOÀNG NHẬT TUYỀN

- Nhắn chú ấy chiều nay vào ngay. Vào ngay đây! Tôi chẳng sống được mấy ngày nữa đâu thím Đóa à!

Ông già bị bệnh gầy gò trong bộ đồ màu xanh lơ của bệnh viện trở mình nằm nghiêng và lấy sức để nói với người đàn bà vừa đến thăm. Một con mắt còn lại trên khuôn mặt xương xẩu của ông nhìn người đàn bà chứa đựng cả sự van lơn lẫn sợ hãi. Ông thở từng hơi dài nặng nhọc. Thịt chỗ con mắt bị bọn ác ôn chọc thủng từ lâu, giờ này trông đỏ lên và ươn ướt - Tôi mong chú thím thông cảm cho tôi. Thông... cảm cho tôi... ông bỏ lửng câu nói và đau đớn đưa hai tay ôm lấy ngực.

Người đàn bà đặt vội hăng-gô cháo xuống bàn, chạy tới bên giường bệnh. Bà cúi xuống, lo lắng nhìn ông già đang lên cơn đau.

- Nhà tôi chiều nay về anh Lam à! Anh ấy sẽ vào ngay. Không có gì phải thông cảm cả. Nhất định bệnh sẽ khỏi. Anh sẽ về sống với bọn tôi thôi. -Bà chậc lưỡi - Anh mà chịu khó nghe lời vợ chồng tôi thì đâu có đến nỗi này. Bọn tôi có điều gì sai quấy anh bỏ qua cho.

- Chú thím chẳng có gì sai quấy cả. Tôi... tôi... thôi thím nói với chú Bình là phải vào đây ngay. Tôi có một việc hệ trọng cần nói với chú ấy. Tôi... tôi sẽ không qua khỏi trong vài ngày nữa đâu.

- Anh đừng nói như vậy. - Người đàn bà lòng đầy lo lắng. Bà biết bệnh của ông già đang ở giai đoạn nguy kịch. Bà an ủi - Tôi đã hỏi mấy bác sĩ. Ai cũng bảo bệnh của anh rồi sẽ khỏi thôi. Hay anh cứ nằm để tôi lấy cháo đút anh ăn.

- Thôi... thôi... Tôi không ăn được đâu. Thím cứ để trên bàn đó tôi. Lượng sức mình, tôi biết. - Ông già nhìn người đàn bà nói như năn nỉ - Thím về đi! Chú Bình về thì thím nói chú vào đây ngay. Thím bỏ qua cho tôi. Tôi chỉ nói với chú ấy...

Người đàn bà nhìn ông già. Bà thấy sợ. Rõ ràng ông Lam, người mà bà và ông Bình, chồng bà, xem như một người cha, người anh ruột đã có những triệu chứng khác thường so với mấy ngày trước. Ngày nào, ba bữa, sáng, trưa, chiều, bà cũng mang cháo đến đây cho ông. Các bác sĩ bệnh viện đã cho vợ chồng bà biết ông Lam bị xơ gan ở giai đoạn nặng sẽ không qua được cái chết. Biết vậy nhưng "còn nước còn tát", họ cho ông ở lại bệnh viện để điều trị. Ông Bình đã gởi nơi này nơi kia mua thêm các loại thuốc quý để chữa bệnh cho ông Lam. Nhưng bệnh không giảm mà mỗi ngày một tăng. Ánh mắt xám đục và lời nói mệt mỏi ngắt quãng trong buổi trưa hôm nay của ông Lam làm cho bà Đóa sợ.

- Chẳng lẽ đã tới lúc rồi - Người bà Đóa hơi choáng váng nhưng bà vịn vào thanh sắt ở đầu giường, trấn tĩnh. Một lát bà lên tiếng:

- Nhà tôi về thì sẽ vào ngay - Giọng bà hơi run - Anh cố ăn một ít cháo. Tôi về đây. Biết đâu giờ này nhà tôi đã về rồi. Bà cầm nến bước ra khỏi phòng bệnh và mong ông Bình đã có mặt ở nhà lúc này. "Ông ấy nói với mình chắc chắn là sẽ về trong ngày hôm nay". Bà nhủ thầm trong lòng và không hề nghĩ ngợi gì về điều ông Lam cần gặp chồng mình để nói - "Có lẽ anh ấy cần trăn trối những lời sau cùng. Vì ngoài hai vợ chồng mình ra anh ấy còn ai thân thiết nữa đâu".

Bà bước xuống cầu thang bệnh viện.

***

Kể ra ông Lam lớn hơn ông Bình đến gần một giáp nhưng họ quý nhau có lẽ còn hơn anh em ruột thịt. Ngoài tình cảm quen biết đi lại trong xã, trong thôn từ thời trẻ, họ còn có một thời gắn bó với nhau mà ở nhiều trường hợp quan hệ cha và con cũng khó thể sánh nổi.

Thời kháng chiến chín năm khi ông Lam là một cán bộ nông hội ở thôn thì ông Bình là một cán bộ ở huyện. Cứ mỗi lần về xã công tác, dù có bận rộn cho mấy thì Bình cũng tạt ngang, tạt dọc bằng được đến nhà ông Lam để nói chuyện, thậm chí có lúc chỉ để chào hỏi. Ông Lam quý Bình ở cái tính điềm đạm, thẳng thắn, tuy có con nhỏ, nhà nghèo, cảnh đơn chiếc mà vẫn biết lo việc nước hơn việc nhà. Ngày mùa, ông Lam mượn trâu cày giúp phần ruộng của Hai Đóa vợ Bình. Khi bọn Tây lùng sục thì ông nhắc nhở và giúp mẹ con Hai Đóa chạy tản cư, Bình và Hai Đóa chỉ có một đứa con trai, còn nhỏ.

Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cứ tưởng bọn Pháp rút thì chiến tranh kết thúc, ai ngờ sự đời lại đầy biến động. Từ năm năm lăm trong xã cũng như các nơi khác trong huyện, bọn Quốc dân đảng, bọn Đại Việt và cả một số cán bộ Việt Minh phản bội đã nổi lên và tụ tập lại. Chẳng nói gì đến hiệp thương thống nhất, bọn chúng ngày đêm xách súng lùng sục, bắt bớ đánh đập những người liên quan đến Việt Minh.

Chỉ trong hai năm, ông Lam bị bắt đến sân vận động xã và có khi về quận tới trên mười lần. Bọn ác ôn đã dùng đùi trống để nện vào ngực, vào lưng ông. Hai Đóa thì chịu đủ kiểu tát tai, đá đít và đủ kiểu tra tấn khác. Bọn đầu bò đầu bướu ấy nhiều thằng còn lăm le tìm cách chiếm thân xác của chị. Chúng như những con chó đực, lại còn dở trò thách đố nhau nữa.

Ông Lam suy đi tính lại, rồi tìm được cách, bèn đưa hai mẹ con Hai Đóa ra sống ở thành phố với một người bà con. Những thằng mê cái thân hình đẹp đẽ của người đàn bà một con kia, đứa nào cũng tức tối nhưng chúng chẳng làm gì được chị.

Một năm sau đó, vào một đêm khuya trời mưa tầm tã, nghe tiếng người gọi cửa khe khẽ, vợ chồng ông Lam thức giấc. Một người đàn ông, áo quần đẫm nước, thều thào, khi ông Lam hé cửa:

- Em đây! Bình đây! Bình đây!

Người mới tới lách ngay vào nhà. Ông Lam bật đèn và bỗng ông ôm chầm lấy khách:

- Trời ơi! Chú Bình ở đâu mà lại lọt vào đây? Chú được lệnh đi tập kết lâu rồi mà!

- Lúc đầu thì có lệnh đi nhưng sau đó thì được lệnh ở lại gây dựng phong trào - Người mới tới cố nói nhỏ trong khi hai hàm răng của anh ta đánh vào nhau lập cập vì lạnh.

Ông Lam lấy ngay bộ áo quần mình cho anh thay và bảo vợ lấy khoai lang trụng cho anh ăn. Bình hết run. Ba người ngồi thì thầm trong bóng tối ở góc nhà, kể cho nhau nghe mọi chuyện mãi tới khi trời hửng sáng.

Tối tối Bình từ nhà ông Lam đi móc nối, liên lạc với các cơ sở.

Thế rồi có lần một cơ sở bị lộ, bọn lính bảo an bao vây và nổ súng trong lúc Bình và hai cán bộ nữa đang họp. Cán bộ kia bị bắn chết ngay tại chỗ còn Bình chạy thoát được, về tới nhà ông Lam. Bọn địch đánh hơi, nghi ông Lam che dấu Bình. Chúng sục sạo, dùng gậy sắt, xăm khắp vườn. Vợ chồng ông Lam cùng hai đứa con bị bắt và bị tra tấn. Nhưng cả bốn người đều không khai báo một câu nào. Riêng ông Lam, đến phút cuối cùng, bị bọn ác quỉ chọc thủng một mắt. Chúng dọa:

"Không chỉ hầm bí mật, sẽ chọc thủng mắt thứ hai". Nhưng ông Lam lắc đầu mãi. Bọn giặc đành chịu thua. Lần ấy Bình thoát được, lại hoạt động tiếp.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #118 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 09:42:38 am »

Phong trào đồng khởi dâng lên. Xã được giải phóng. Bình được điều về tỉnh. Hai Đóa dẫn đứa con trai trốn khỏi thành phố, trở về quê cũ. Vợ gặp chồng. Con gặp cha. Bình động viên và đưa Hai Đóa vào rừng, nấu ăn, phục vụ cho bệnh viện tỉnh. Linh con trai của Bình vào đội du kích xã cùng với hai đứa con của ông Lam.

Làng quê nơi ông Lam ở đã bị biến thành "vành đai trắng". Bom đạn, càn quét, chết chóc, thương vong... đó là chuyện xảy ra hàng ngày. Hai đứa con ông Lam cùng nằm xuống trong một trận đánh gần hai tháng sau khi mẹ của họ bị một mảnh bom Mỹ cắt đứt làm đôi. Ông Lam đau khổ nhưng không bao giờ để bị bắt vào khu dồn. Ông bám trụ mãi ở quê mình với đội du kích. Người ta nhắc nhiều đến lần ông đã cứu được bốn thương binh khỏi bọn Mỹ trong một trường hợp rất nan giải. Nhưng ông Lam không thích người ta nhắc đến việc đó. Khi có người nói tới ông lẳng lặng bỏ đi. Bởi vì cũng vào thời gian ấy, ông Lam nhớ rất rõ, trong xã, người ta đã xôn xao về sự mất tích của Linh - đứa con duy nhất của ông Bình.

Hai Đóa vừa đi thì một bác sĩ và một cô y tá bước vào phòng. Họ xem mạch, nghe nhịp đập của tim rồi chích thuốc. Anh chàng bác sĩ trẻ nhíu mày khi nhấc ống nghe ra khỏi ngực ông Lam, rồi anh ta nói nhỏ với cô y tá. Cô gái vội vàng chạy đi và một lát sau trở lại, cầm theo một lọ thuốc. Bác sĩ tự tay chích cho ông Lam với số lượng thuốc nhiều hơn các lần trước. Ông Lam không hề để ý đến điều ấy. Ông thấy khó thở, người mỗi lúc một nhức nhối. Khi hai người đã đi, ông đưa hai tay ôm lấy đầu. Ông đoán mình không sống được bao lâu nữa nhưng ông không thấy sợ chết. Chốc chốc, ông liếc đôi mắt chỉ còn một con của mình về phía cửa. Ông đang ở tâm trạng nửa mong ông Bình đến nhưng nửa mong ông Bình đừng đến.

Ông đang bị dằn vặt trong nỗi đau mà mười mấy năm qua ông chưa hề nói cho ai, cả trong lúc người ta khẳng định trước dân chúng về những đóng góp của ông cho cách mạng. Từ ngày ông cứu được cùng lúc bốn người thương binh thoát khỏi tay bọn Mỹ, người ta thấy ông không được bình thường, ít nói và thơ thơ, thẩn thẩn, mặc dù ông luôn bám trụ với du kích. Sau ngày giải phóng, vợ chồng ông Bình đã mời ông về thành phố, nơi Bình làm việc, để sống với họ. Họ sẽ săn sóc ông. Nhưng ông Lam không chịu. Ông chỉ lắc đầu. Ông biết nỗi khổ tâm của vợ chồng ông Bình. Họ hay nhắc và hy vọng đứa con trai mất tích của họ còn sống. Hai Đóa đã héo hon vì trông mong gặp đứa con duy nhất của mình. Còn ông Bình, hễ về quê ghé vào ngôi nhà tranh sơ sài, sau khi hỏi han sức khỏe và tìm cách khuyên ông Lam về sống với mình, lần nào ông cũng nói tới việc ông để tâm tìm kiếm thằng Linh. Những lúc như vậy, ông Lam nghe tim nhói đau, tảng lờ nhìn đi nơi khác...

Có tiếng bước chân ngoài hành lang. Ông Lam cố sức rướn người lên một chút, đưa ánh mắt về phía cửa. Không phải ông Bình mà là một cô y tá bước vào phòng. Cô ta đặt ống nghe lên ngực và đặt tay lên trán ông Lam, rồi lại ra ngoài.

- Thằng Linh! Linh ơi! Ông lầm bầm trong miệng cái câu mà mười mấy năm rồi, hầu như đêm nào ông cũng nhắc. Sao con lại dại dột thế hở con. Bác biết ăn nói với cha mẹ con thế nào hả con? - ông thở khò khè - ừ, mà sao con lại chết dễ dàng như rứa chứ. Bác đâu có phải là kẻ chủ tâm...

Ông Lam mím môi, mắt nhìn vào bức tường trắng. Trong đầu ông sự việc của ngày nào đang hiện lên: Hôm ấy, đang giữa trưa, bọn Mỹ đột ngột đổ quân xuống gần nhà ông sau trận ném bom dữ dội. Chúng tràn vào phía trạm thương, nơi có khá đông thương binh từ vùng sâu mới đưa lên chưa kịp chuyển vào rừng. Du kích và cán bộ cố sức vừa đánh vừa khiêng những đồng chí của mình để chạy. Nhưng đến phút cuối cùng vẫn còn bốn thương binh chưa được đưa đi khỏi trạm, nhận ra tình hình nguy cấp, ông Lam mở nắp hầm bí mật, lao trong làn đạn, lần lượt bế từng người bỏ xuống hầm rồi đóng nắp. Xong xuôi, ông phủi bụi trên người, trấn tĩnh, bước vào túp lều tranh nhỏ của mình để "đón" bọn Mỹ như những người dân hợp pháp khác. Chợt ông Lam hoảng hốt, nhận thấy Linh lê về phía ông. Một chân của hắn bị thương. Không còn cách nào khác, ông Lam bế xốc Linh lên, mở nắp hầm bí mật thứ hai thả Linh xuống.

Bọn Mỹ tràn tới, đốt trạm thương, ném lựu đạn vào các căn hầm trống. Rồi không tìm thấy du kích, chúng đóng quân ngay trên ngọn đồi gần đó. Một, rồi hai ngày, ông Lam đứng ngồi không yên vì chưa tìm ra cách chuyển Linh và bốn người thương binh kia đi. Họ có thể chết. Ông lo sợ nhưng đành bó tay. Giữa chiều ngày thứ hai, một việc đáng tiếc xảy ra. Thằng Linh đã đội hầm bí mật, bò lên. Hắn nhặt tờ giấy truyền đơn có in cờ Hoa kỳ, rơi ở chân bụi tre. Đưa tờ giấy lên quá đầu, hắn lê về phía bọn Mỹ đang đóng.

- Thằng Linh, mày làm gì vậy? - Ông Lam nhận thấy và hoảng hốt hỏi.

- Tôi... tôi... không... thể nằm yên chờ chết - Linh biết mình bị phát hiện hắn hơi rúm người lại, nhưng rồi hắn đã trả lời và cố lê nhanh hơn.

- A! Mày là thằng sợ chết. Đồ chó đẻ. Đồ hèn nhát! Ông Lam tức giận, nghiến răng. Và trong giây phút lúng túng, ông nhặt ngay một cành củi gần đó, lao tới. Thằng Linh sợ hãi, đưa tay lên chống đỡ, đồng thời miệng gào thật to: "Cứu tôi với! Cứu tôi với! Việt cộng... Việt...". Hắn cố gào để cho bọn Mỹ đóng gần đó nghe thấy. Nhưng ông Lam đã thừa thế nện thanh củi vào gáy hắn. Linh ngửa người ra, hai tay, hai chân giãy đành đạch, mắt trợn trừng, miệng sùi bọt...

Chẳng một phút chần chừ, ông Lam cúi xuống bế xốc Linh lên đưa vào chỗ lùm tre và tìm khăn ướt đắp lên ngay mắt hắn. Ông nghĩ rằng, thằng Linh tỉnh dậy, ông sẽ trói tay, trói chân hắn lại, bỏ xuống hầm rồi sẽ tính sau. Ông không còn nhớ được vừa rồi ông đã đánh nặng hay là đánh nhẹ nữa. Ông không có ý đánh chết hắn vì ông thương ông Bình và Hai Đóa: họ chỉ mình hắn. Nhưng ông Lam bắt đầu hơi hoảng. Thằng Linh chẳng hề cựa quậy. Mặt hắn càng lúc càng tái rồi chốc lát cả làn da trắng trẻo đã chuyển sang màu tím thâm.

- Linh! Linh! Ông Lam vất chiếc khăn ướt ra và làm các động tác hô hấp nhân tạo, song thằng ôn con vẫn nằm bất động. Nỗi căm tức trong lòng ông Lam đã chuyển thành nỗi lo âu và ân hận - Linh! Linh! Tỉnh dậy đi con! Trời ơi! Linh! Bác đây mà con... Người ông toát mồ hôi lạnh. Ông ép tai mình vào sát mũi, vào ngực kẻ hèn nhát. Không nghe tiếng thở của hắn, ông Lam bàng hoàng, bứt đầu, bứt tai. Miệng ông mếu đi với cả sự đau đớn, chua xót - Linh! Linh! Trời ơi! Mày chết thật rồi hả con? Chú Bình, thím Đóa ơi... Tâm trí ông dường như đang bị xé nát ra thành hàng ngàn, hàng vạn mảnh. Lòng ông dường như càng tê buốt gấp trăm lần khi nhận được tin hai đứa con mình cùng mất. Ông bế thằng Linh lên, ép chặt vào bụng, hy vọng có hơi người hắn sẽ sống lại. Hy vọng cuối cùng ấy cũng vụt tắt. Thằng Linh đã chết hẳn tay chân hắn dần dần cứng lại.

- Đồ chó chết - Ông thốt lên mà chẳng hiểu là mình đang khóc hay là đang chưởi…

Đến tối ông lặng lẽ bế xác Linh ra chôn ở sau vườn.

***

Ông Bình về tới nhà thì đã xế chiều. Hai Đóa ra mở cửa.

- Thế nào? Ông hỏi vợ câu đầu tiên khi còn đứng giữa sân. Bệnh tình anh Lam có giảm tý nào không?

- Anh ấy yếu lắm rồi - Hai Đóa trả lời - Anh ấy nhắn khi nào mình họp về thì vào ngay. Trưa nay anh ấy không chịu ăn cháo.

Ông Bình chào người tài xế vừa đi với ông về, rồi bước thẳng vào nhà. Ông rửa ráy và vội vàng thay áo quần.

- Mình ăn một chút rồi hãy vào bệnh viện chứ?

- Tôi chưa thấy đói lắm. Chút nữa về ăn cũng được.- Ông Bình vừa đáp lời vợ vừa thò tay vào cái túi du lịch lấy ra hai hộp sữa mà ông mua ở dọc đường. Ông cho chúng vào một cái túi nhỏ hơn, rồi dắt chiếc xe đạp ra sân.

Khi ông Bình bước vào phòng bệnh, ông Lam giật mình, hơi ngẩng đầu lên. Cái nhìn chằm chằm từ con mắt còn lại của người ốm báo cho ông Bình biết có một việc gì đó khác thường.

- Anh thấy có khá tí nào không hả anh? - Ông Bình vội đặt tay quàng qua lưng ông Lam và hỏi.

Ông Lam không trả lời, uể oải đổi người từ tư thế nằm nghiêng sang nằm ngửa, ông đưa hai bàn tay gầy guộc nắm lấy bàn tay ông Bình và ngập ngừng:

- Chú… chú... bỏ qua cho tôi…

- Sao anh lại nói vậy? - Anh có chi mà phải bỏ qua.

Ông Bình hơi ngạc nhiên, nói và kéo vạt áo của người bệnh xuống, ông nghĩ, có lẽ ông Lam ân hận vì thời gian qua đã khước từ mọi yêu cầu của ông, và ông Lam vừa nói như vậy là để ông đừng buồn. Anh đừng nghĩ ngợi gì cả - ông nói - bệnh tình của anh rồi sẽ khỏi thôi mà.

Nhưng hai bàn tay của ông Lam đã bóp chặt thêm bàn tay Bình.

- Chú thím tha lỗi cho tôi- ông Lam nói trong hơi thở hổn hển, nặng nề - chính tôi... chính tôi đã giết chết thằng Linh rồi. Hắn định đi chiêu hồi...

- Cái gì? Ông Bình tưởng như có một tiếng sét đánh ngang tai. Ông đứng bật dậy như một chiếc lò xo. Và trong phút bàng hoàng, quên người đang nằm trước mặt mình là ai. Ông túm lấy cổ áo người đó nhấc lên - cái gì? Thằng Linh đã chết à? Nó mà đi chiêu hồi à?

Ông Lam bị kéo lên khỏi giường, hơi chới với, sửng sốt nhìn vào mặt ông Bình. Giọng ông như ứ trong cổ họng. "Cháu... cháu nó đã chết. Tôi... đã giết…"

Ông Bình buông tay khỏi cổ áo người bệnh, ngồi xuống. Ông đã trấn tĩnh được vì nhận thấy từ cái hốc lép màu đỏ, nơi con mắt ông Lam bị chọc thủng đang tràn xuống má mấy giọt nước trong vắt.

- Có thật vậy không anh Lam? Sao anh không nói với tôi từ trước? Tôi vẫn chưa tin...

- Đúng... đúng như vậy. Chú... chú thím tha... lỗi cho tôi. Tôi rất thương cháu nhưng sợ mọi người hiểu sai về chú. Với lại thím đang bị đau tim nên tôi chưa tiện nói ra. Còn... còn bây giờ... Chú... chú...

Một lần nữa, lời ông Lam như gáo nước lạnh dội vào mặt ông Bình. Ông đứng lên và thấy mọi vật chung quanh chao đảo. Ông bước ngay ra cửa, nghe tim mình như thể có ai đang lồng bàn tay vào bóp chặt nó lại. "Không thể có như thế". Ông bước xuống cầu thang và chẳng hiểu mình đi như vậy để làm gì. Ở sân bệnh viện ông thấy dễ thở hơn, "Có thể như thể chứ! Trong chiến tranh, có nhiều kẻ còn vững vàng hơn nó nhiều mà đã không giữ được mình, huống hồ khi nó đã quen sống với mẹ ở thành phố? Tại sao mình lại không tin anh ấy?" Ông Bình vừa nghĩ vừa cố sức chạy ngược trở lên cầu thang. Ông kịp nhận ra rằng, vừa rồi vì một đứa con hèn nhát không tự chủ được mình, ông đã xúc phạm đến con người mà từ lâu ông đã kính trọng.

- Hãy tha thứ cho tôi anh Lam. Hãy tha thứ... Ông vào phòng, quỳ xuống bên giường, ôm lấy người bệnh và thốt lên. Nhưng ông Lam đã tắt thở tự lúc nào.

- Anh Lam! Anh Lam... Bình đây... Bình...

Ông Bình nức nở, vừa gọi, vừa lay. Đáp lại lời ông chỉ có đôi mắt trũng sâu, còn một con, từ từ khép lại.

Nha Trang 1985
H.N.T.
(SH21/10-86)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #119 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 10:12:07 am »

Trước giờ G

MƯỜNG MÁN


Những ngọn đèn mầu ẩn dưới tán lá phả xuống mặt đất thứ ánh sáng vàng nhạt, xanh dịu, tím loãng tạo khung cảnh huyền hoặc giả. Những chiếc bàn vuông thấp kê rải rác dưới các vòm cây. Vây quanh là những mặt người - cố ý lắm mới nhận ra đường nét đẹp xấu, mũi thẳng cao gãy hay tẹt, mắt một mí, hai hoặc nhiều mí; đã tật nguyền hay còn lành lặn, đang lính hay đã thương phế binh. Lính có. Dân sự có. Lính đông hơn dân. Quần áo lẫn vào nền đêm bóng lá, viền lóng lánh ánh đèn màu. Gió hạ tuần tháng ba từ mặt sông thổi lên len lách giữa cây lá và người, mát rợn. Nhạc từ máy thâu băng thoát ra. Ca sĩ hát cùng dàn nhạc của cô ta và người nghe, vừa nghe vừa ăn nhậu, râm ran chuyện trò. Thỉnh thoảng bật trên mớ hỗn âm đó là những tiếng cười ngã ngớn của một cô gái còn tỉnh hay một trai đã say. Rượu bia, rượu mạnh, thức nhắm luân chuyển trên những chiếc khay do các cô hầu bàn (áo sơ mi luôn quên cài mấy cái cúc phía trên ngực, quần ống loe dài phủ gót đi như quét trên mặt đất làm vẩn lên từng mảng bụi đêm) lui tới chào mời.

Phía cuối vườn, dưới mái tranh hình lục giác, trong quầng đèn hồng nhạt, một khuôn mặt sầu mộng mọc trên mặt quầy: khuôn mặt của bà chủ quán. Giọt Đắng góa phụ một cố đại úy quân lực Việt Nam cộng hòa - cái đinh, thỏi nam châm có sức thu hút lính tráng ở các doanh trại đóng trong khu vực nội ngoại thành, cả những nơi xa khác, với lời đồn đại truyền miệng "Người đẹp quán Giọt Đắng chỉ để chiêm ngưỡng như một cành hoa, một bức tượng không nên đụng vào. Quan hay lính gì bất kể, đứa nào cặp với nàng, dù chỉ qua một đêm, thế nào cũng có ngày chết trận". Có phải vì cái truyền thuyết ác hiểm ấy đã giữ nàng đứng mãi bên này đời góa phụ, để mỗi ngày khuôn mặt sầu mộng cứ lặn và mọc trên mặt quầy, không bay thoát về một nơi nào xa hơn?

Ban đầu "Giọt Đắng" là quán cà phê như các bảng tên vẫn còn treo giữa chạc ba cây nhãn trước ngõ. Dần dà theo đà tăng vọt của chiến sự, thành phố có đông sắc lính hơn. Những Giọt Đắng không còn làm đã khát các "chiến hữu" không quân, pháo binh, thiết giáp, bộ binh... từ Phú Bài, La Sơn, Giạ Lê đổ lên những nhảy dù, biệt động quân, thủy quân lục chiến từ Quảng Trị, Phong Điền, Quảng Điền ùa vào, quán trở thành quán rượu tự lúc nào chẳng ai nhớ nữa. Rượu tác dụng nhanh, đã hơn cà phê. Rượu dễ làm nguôi quên nỗi sầu chinh chiến xa nhà của các "chiến hữu" gốc Nam bộ hoặc từ các quê quán khác bị điều động tới ký gửi máu thịt xương da, đời trai trẻ trên vùng giáp ranh địa đầu giới tuyến này. Cho nên Giọt Đắng tha hồ đắng ở các quán tiệm khác, ở đây giờ là những ly cay. Có khách chiến chinh gọi quán là Vạn Giọt Cay. Có bọn khoái gọi là quán Góa Phụ. Ngoài góa phụ chủ quán, những "em" hầu bàn tiếp khách đều là góa phụ. Trẻ, đẹp, chồng chết trận: chi tiết lý lịch chung của những đoạn đời ghép lại thành vẻ hấp dẫn riêng cho địa chỉ này.

Đêm nay, lẩn giữa những đôi cặp nhóm cụm khác bên chai, ly có Nghệ - hạ sĩ phóng viên chiến trường - Đạo, trung úy sĩ quan báo chí của sư đoàn I bộ binh. Họ vừa từ mặt trận sôi động phía đông nam thành phố trở về. Máy quay phim, máy ảnh cassette gọn trong hai túi xách lấm lem bụi cát đặt trên một góc bàn. Chai bia thứ ba vừa rót sủi bọt trong hai chiếc ly cối lớn. Cơn khát mệt dường như đã tạm nguôi, Nghệ uống một ngụm, đưa mắt nhìn quanh:

- Mẹ kiếp, cứ như đang ở trong một đất nước mô khác, cách đây khoảng bảy tám chục cây số chớ mấy, đang máu đổ đạn bay. Hốt hết cả đám vằn vện rằn ri đỏ đen xanh tím ni quăng ra ngoài nớ chắc vui!

- Vẫn chẳng có chi khác cả - Đạo ho khẽ, ném mẩu tàn thuốc xuống chân.

- Một ngày mất công toi, chán và mệt.

- Phải chi đừng tiếc phim, cứ quay tưới hột sen rồi thay vì phóng sự mang tựa "kỷ niệm ngày thành lập tiểu đoàn năm tư bộ binh", đổi lại là ngày u ám...

- Đem bán cho mấy cha Việt Cộng được giá phải biết!

- Rồi tau, mi xách gói theo họ luôn.

Nói xong, cả hai cùng cười.

Buổi sáng ôm xách lên trực thăng đi làm nhiệm vụ, bây giờ nhắc kể thành ra chuyện đùa. Rừng núi Mỏ Tàu đã đón Nghệ và Đạo bằng một loạt pháo kích của quân giải phóng ngay khi chiếc trực thăng đổ họ xuống vừa cất lên quay đầu khuất sau mấy ngọn đồi trọc loang lổ hố pháo hố bom. Những thước phim chờ sẵn trong máy để ghi hình ảnh "oai hùng" của chiến sĩ mang phù hiệu cọp trắng nhân ngày thành lập đã không được sử dụng hết, bởi suốt cả buổi sáng hai phóng viên của ban thông tin báo chí sư đoàn bận chui vào hầm tránh pháo. Trưa ngớt pháo, thiếu tá tiểu đoàn trưởng hò hét vẫn không kiểm đâu đủ quân số để dàn cảnh quay một trận xung phong giả. Xác Việt Cộng lại càng khó kiếm hơn! Lính tráng lớp chết, lớp bị thương, lớp trốn, lớp sợ pháo cứ chui núp dưới hầm, hào, có dí súng colt 45 vào màng tang dọa nổ vẫn chẳng thằng nào chịu cất đầu lên! Chẳng lẽ quay cảnh máy bay tải thương? Thu vào máy ghi âm tiếng rên la kêu khóc, chửi thề tục tĩu?

Thiếu tá Vấn - Tiểu đoàn trưởng, đòi lột lon, phạt trọng cấm đại úy Cảnh - đại đội trưởng đại đội phòng thủ cứ điểm - vì y đã không "nhổ" được lính đang mọc rễ ở những nơi trú ẩn ra làm diễn viên. Đại úy Cảnh cự nự: "Đã bắn một thằng sứt tai, hắn vẫn ỳ tại chỗ, chẳng lẽ chỉ vì hai thằng phóng viên chó chết, những đoạn phim phải gió mà phải giết hết chiến hữu?" Vấn bứt rứt lui tới, hai ngón tay xoắn mãi ngọn ria mép cuối cùng cố nuốt giận nói với Đạo:

Hai ông rán đợi tới sáng mai, tụi tôi sẽ đánh đẹp, mặc sức quay!

Đạo chẳng phải trẻ nít, có thừa kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự. Đã từng suýt chết mấy bạn ở Phú Thứ, Khe Sanh, đường Chín Nam Lào, nên cái mũi tinh khôn của tay sĩ quan báo chí lúc này như vừa ngửi thấy cái mùi của sự chết đang rình chờ đâu đó, thậm chí đang tán lạc cả trong gió. Đạo lắc đầu quả quyết:

- Khỏi cần tới sáng mai, thưa thiếu tá. Tôi sẽ quay ông trong tư thế đang chỉ huy qua máy PRC 25, và những ông này - Đạo đưa tay chỉ quanh đám thuộc hạ của Vấn - đang trong tư thế tác chiến, lùng sục. Thêm một màn tiếp xúc phỏng vấn tại chỗ với ít ngoại cảnh ngoài hầm là xong. Phim sẽ được ráp, nối thêm những đoạn chiến đấu, khói lửa sẵn có trong khi lưu trữ phim tài liệu, thiếu khối chi cái hay! - Đạo dừng lại, đón lấy gói Président Vấn đưa, nhón một điếu bật quẹt châm hút.

- Tụi tôi ở lại đây cũng được thôi, nhưng đêm hôm lỡ có đợt tấn công, một trong hai đứa thương vong chẳng hạn, bộ tư lệnh sư đoàn sẽ không để ông yên. Rõ ràng thiếu tá đã báo cáo về sư đoàn không trung thực, Mõ Tàu hết an toàn từ khuya rồi phải không?

Thiếu tá Vấn thở ra nhẹ nhõm, siết chặt tay Đạo, cố uốn cái giọng quen ra lệnh hò hét, thành giọng thân mật xuề xòa:

- "Tuyệt vời, vậy là ổn! mầy thiệt cao tay nghề, tao sẽ chơi đẹp với tụi mầy ngay?".

Vốn gốc Nam Bộ nói làm liền, Vấn rút một xấp tiền dúi vào túi áo Đạo:

- Không có gì, chút đỉnh tiền cà phê nhớ là bao giờ thiếu tá Vấn này cũng biết điều nghe mậy!

- Ông sẽ xuất hiện khoảng mười phút để ở nhà những vợ lớn, vợ bé, bồ bịch của ông thấy và nghe tiếng nói người hùng của mình trên màn ảnh nhỏ - Đạo cười tinh quái.

Thiếu tá Vấn như bất thần được gãi trúng chỗ ngứa hớn hở ôm hôn đánh chụt vào má Đạo.

- Đồ láu cá. Đ. má, hẹn lúc nào về tao sẽ tắm mầy và thằng Nghệ trong bia.

Sau đó, Nghệ bấm máy, Đạo làm đạo diễn. Thế là mười phút phim mới sẽ được ráp nối với hai mươi phút phim khác, với tiếng nói của thiếu tá Vấn hô: "sẵn sàng bảo vệ phòng tuyến đông nam Huế tới giọt máu cuối cùng!" thành cái phóng sự nóng bỏng, sôi động, mới toanh về các chiến sĩ cọp trắng. Đêm mai phóng sự sẽ phát trên truyền hình trấn an dân chúng, nếu đêm mai chưa tới giờ G, quân giải phóng chưa tiến công vào giải phóng, chiếm lĩnh thành phố.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM