Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:19:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện ngắn - Tạp chí Sông Hương  (Đọc 64656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:09:34 pm »

NGƯỜI LÍNH HAY NÓI TRẠNG

Nguyễn Quang Lập

Đời tôi có chi mà kể ông, sau khi thoát chết hàng trăm trận, vốn có chút ít kinh nghiệm tác chiến, được học qua học viện quân sự cao cấp, tôi về làm tư lệnh sư đoàn, thế thôi.

Viết báo, làm văn cứ nhằm vào mấy thằng có nhiều huân chương để khai thác, là dại. Nhảy xuống tụi lính kia kìa! Ở đấy các ông sẽ kiếm được khối chuyện. Khi ông đã được chúng nó cho gia nhập hội, nghĩa là khi ông được chúng nó coi như một thằng lính thực thụ thì ông cứ phải há hốc mồm mà nghe chúng nó nói. Sao ông cười?... Thôi được, tôi xin hiến cho ông một chuyện, từ thời tôi còn là một thằng lính, nhưng không phải chuyện của tôi… Chuyện một thằng bạn của tôi.

Cậu ta tên là Phạm, Nguyễn Phạm. Nó có nước da đen, đen một cách khủng khiếp. Chúng tôi thường trêu nó: “ Phạm từ lọ mực chui ra, lại còn nói láo con nhà võ lâm”. Đầu tiên nghe thế nó cáu lắm, sau nhàm tai, nó chỉ nhe răng cười. Phạm hay nói trạng. Nó nói trạng giỏi như thánh. Ôi sao ông lại cười? Thật đấy! Dạo đó, chúng tôi đang ở Nghệ An, chuẩn bị cho một chiến dịch lớn. Một hôm nó được lệnh đi đón một cán bộ cao cấp. Biết Phạm hay nói trạng, đại đội trưởng Thắng dặn đi dặn lại: “Mày đừng có ngứa mồm nói bà láp nhé! Ông ấy … khạc ra lửa đó, coi chừng!” Phạm gật đầu: “Anh yên chí, tôi cũng khạc ra lửa!” Anh Thắng nghe hắn nói thế thì chán ngán, đe một lần nữa “Làm sao… tao không chịu trách nhiệm đâu đó! Đồ khỉ!” Nó cười khì. Thế là Phạm đi. Người cán bộ cao cấp ấy là phó tư lệnh. Dọc đường dẫn ông về nó câm như hến, một tay cầm gậy, một tay cầm tựa phát cây con, cứ thế Phạm lầm lũi đi không hé răng chi hết. Phó tư lệnh buồn bã theo hắn mệt quá, không khí xem ra nặng nề, kiếm chuyện nói cho vui:

- Cậu Phạm này…

- Dạ?

- Tớ hỏi thật nhé?

- Dạ thủ trưởng cứ hỏi thoải mái.

- Nói cậu đừng giận… chứ cậu đen quá! Đời tớ chưa thấy ai đen như cậu.

Chỉ cần có thể, coi như đã vào “gam” trạng của nó rồi! Phạm quay lại nhìn Phó tư lệnh với một bộ mặt bi thảm hết mức.

- Thủ trưởng tưởng tôi đen thật đấy à? Tôi ngụy trang bộ da của tôi đấy thôi.

- Thế ra cậu trắng?

- Dạ… Phạm gãi đầu - không những trắng mà còn óng ánh lân tin nữa. Thật khổ, cha mẹ tôi sinh ra tôi không lường trước sau này có chiến tranh…

- Óng ánh lân tinh? - Phó tư lệnh ngờ vực hỏi. Hắn tỉnh bơ, vừa đi vừa nói:

- Dạ. Cho nên … trước khi nhập ngũ, mẹ tôi bắt tôi phải nhuộm da. Mẹ tôi mượn thùng phi về, mua một cân thuốc nhuộm thả vào, đổ nước đun thật sôi. Xong, tôi nhảy vào đó… đậy nắp lại. Có phèn chua nữa, màu bền phải biết! Chỉ tiếc mẹ tôi không mua được màu xanh lá cây, phải nhuộm màu đen.

Phó tư lệnh nghe đến đó phải đứng lại dựa vào gốc cây mà cười:

- Cái thằng nói láo vừa vừa chứ! Nước sôi.. hì hì… nhảy vào… đồ nói … hì hì láo!

 Phạm nói trạng với bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần có thời cơ là hắn nói. Sau này tôi mới biết Phạm sinh ra ở cái nơi “nhà nhà nói trạng, người người nói trạng”, đấy là thôn Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Linh. Những chuyện trạng của Phạm không phải trăm phần trăm nó bịa ra, một phần là gia tài của bà con cô bác ở cái làng ấy. Phạm là thằng trinh sát có nghề, khỏe thua voi một chút, chỉ có đều là vụng chân vụng tay vô kể. Những việc vặt đại loại như đục đẽo, đan lát, gò hàn… không ai dám giao cho nó làm. Vì thế nó đâm ra sướng. Mỗi lần trinh sát về hoặc là nó ngủ, hoặc là nó đút tay túi quần tha thẩn hết lán này sang lán nọ để có dịp là nói trạng. Suy cho cùng đời cũng phải có những thằng như thế mới thực là đời, nếu không thì chán chết!

***

Trong sư đoàn bộ của chúng tôi hồi đó có hơn chục cô gái làm thông tin vô tuyến 15 oát. Cô nào cũng khá gái cả. Hết thảy đều mê Phạm. Xung quanh các cô có hàng trăm thằng vui tính, nhiều tài vặt. Phạm không vui tính theo nghĩa thông thường. Nghĩa là không bao giờ nó nói bông lơn. Phạm không phải là khách thường xuyên của lán “mì chính cánh” kia. Trông bề ngoài nó như một thằng lầm lì ít nói. Phạm chỉ nói khi người ta hỏi nó. Hầu như tất cả mọi sự trả lời của nó đều là mở đầu của một huyền thoại. Không ai có thể bắt chước được, Phạm cứ mở mồm là đá cũng phải cười. Các cô gái thích hắn lắm. Mỗi lần gặp Phạm, các cô hồi hộp chờ nó nói để được cười ré lên, túm áo nhau mà cười, đấm lưng nhau mà cười… Không cô nào biết Phạm mấy tuổi, ở đâu, hoàn cảnh gia đình ra sao. Phạm đứng ngoài cuộc tất cả những lần anh em đàm luận về tình yêu, về những đặc điểm, những yêu cầu “đối tượng” cần “nghiên cứu”. “Cái thằng Phạm thế mà khô khan”, anh em thường nói thế. Tôi cũng nghĩ thế mặc dù không nói ra. Ấy thế mà nhầm, nhầm to hết!

Đó là cái đêm tôi thấy Phạm ngủ sau cùng mặc dù xưa nay nó vẫn được mệnh danh là kẻ có một lịch sử ngủ sớm. Tôi để ý xem nó làm gì. Thấy Phạm lục trong ba lô ra một cuốn sổ ngồi hí hoáy viết. Nó viết lâu lắm, có đến ba tiếng đồng hồ mới xong. “Chắc cu cậu nổi máu văn chương!” Tôi nghĩ vậy rồi nằm đợi cho Phạm cất tiếng ngáy pho pho mới lẻn dậy. Lính trinh sát lấy một mảnh giấy trên túi áo ngực của một người đã ngủ say có gì là khó.

Tôi lật ra xem: “Kiều Vân, em yêu quí nhất của đời anh!” và tôi cười, ôm bụng mà cười. Cười, không phải vì đó là chuyện hài hước mà vì bất ngờ quá, thú vị quá. Có điều không dám cười to. Cắn lưỡi, bịt mũi mà cười. Cứ khục khục. Hơn mười phút tôi mới đọc tiếp được bức thư tình của Phạm gửi cho Kiều Vân, một hoa hậu của sư đoàn tôi. Té ra bức thư rất ngắn, chỉ thế này thôi: “Kiều Vân đừng nghĩ rằng thằng nói trạng là thằng nói láo. Trong rừng lạnh quá, tôi nói trạng cho anh em cười, cười thiệt to, vậy thôi. Đời có nhiều chuyện để khóc nhưng rất ít chuyện để cười. Kẻ nào tìm được nhiều chuyện đáng cười để cho mọi người phấn chấn vui vẻ mà quên hết nhọc nhằn, kẻ đó thực có ích cho đời có phải không Kiều Vân? Hôm qua Minh Thủy túm áo tôi nói: “Em vừa đi lấy gạo về, em mệt quá! Anh nói trạng đi". Hôm trước Phương Thanh chạy đến tìm tôi nói: “Em nhớ nhà quá, anh nói trạng đi!” Chỉ riêng Kiều Vân là hiểu sai vai trò gây cười của tôi. Tại sao Kiều Vân lại gọi tôi là: “ Phạm nói láo”? Tôi buồn. Nhưng tôi không ghét Kiều Vân đâu. Tôi yêu Kiều Vân, yêu ghê lắm. Yêu đến muốn chết đi được. Nếu không phải là người lính đang đánh nhau với Mỹ - ngụy có lẽ tôi chết mất vì sự lạnh nhạt của Kiều Vân. Kiều Vân ạ:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không muốn em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc giận hờn lúc hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em


            Nhà thơ Liên Xô: Gooc-ki

Tôi lại phì cười. Trời ơi có ngần ấy chữ mà hí hoáy hơn ba tiếng đồng hồ. Trời ơi “nhà thơ Liên Xô: Gooc-ki”! Phạm ơi là Phạm, tao muốn chết vì buồn cười quá! Tôi đang khoái chí bỗng bị ngã dúi vì một lực đẩy rất mạnh.

- Tổ cha mi! Mi đọc … đồ khỉ!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 12:44:48 pm gửi bởi ptlinh » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:11:03 pm »

Tôi quay lại, vội vàng chìa tay trả bức thư cho Phạm. Ngỡ Phạm sẽ chửi um lên, chẳng ngờ sau khi nhận được thư, cậu ta lẳng lặng ngồi xuống cạnh tôi.

- Ông viết thư hay quá!

- Tao yêu con Vân… răng mi cười?

- Ai người ta cười chuyện ấy! Cười là cười thơ Pus-kin thì ông nói thơ Goor-ki. May con Vân nó chưa đọc… Kiều Vân là sinh viên năm thứ nhất đại học sư phạm văn Hà Nội đó.

Tao biết. Đại học… Kệ! Tao yêu nó chứ yêu chi cái “đại học” của nó. Có điều mi phải bí mật… Nếu không tao chém chết.

- Yên chí, tôi sẽ giúp ông. Tôi làm “bè trầm” tốt lắm.

Chúng tôi ngồi với nhau cho đến sáng thì thầm vạch một kế hoạch “tác chiến”, bước một sẽ … bước hai sẽ … Nhưng toàn bộ kế hoạch tạm thời bị trì hoãn vì chúng tôi được lệnh đi trinh sát cứ điểm 174 ở Tây bắc Quảng Trị. Cũng may cuộc đi lần đó không ai mệnh hệ gì. Về đến đơn vị, báo cáo với chỉ huy sư đoàn xong, chúng tôi đi luôn đến lán nữ. Tụi con gái vừa thấy cái mũi đen chũi của Phạm chạm ngõ nhà mình, đã hét toáng lên:

- A! Ơ! Anh Phạm! Anh Phạm! Tụi bay ơi!...

- Chào anh nói trạng vĩ đại!

- Anh Phạm ơi… chúng em “dớ” anh lắm! Anh phải kể thiệt “diều” chuyện hí, anh Phạm.

Tụi con gái bao vây lấy Phạm. Phạm ngồi xuống giường của Kiều Vân (theo kế hoạch đã duyệt ở bước một). Kiều Vân thấy Phạm ngồi cạnh mình thích lắm, cầm tay Phạm lay lay:

- Bắt đầu đi anh Phạm!

Phạm không nói gì, với tay lên giá đỡ lấy cái lược của Kiều Vân chải đại tóc mình. Tôi ngồi nghĩ thầm: Kiều Vân nó niềm nở với Phạm thế sao trong thư cậu ta bảo cô ta lạnh nhạt? Có lẽ cậu ta quá bi quan thôi! Quá bi quan, có lẽ… Thấy Phạm cứ cầm lược chải tóc miết, Kiều Vân sốt ruột giục:

- Gớm! Chải gì mà chải khiếp rứa! Tóc con trai có một nhúm mà cứ làm đỏm mãi à…

- Bậy. Có sao người ta mới chải!

- Hay là chấy? Kiều Vân nheo mắt hỏi, tụi con gái cười rúc rích.

- Đâu có! Hỏi ông này mà xem. Hôm qua đi trinh sát 174 về, dọc đường bị trực thăng đuổi bắn chạy gần chết. Đang chạy mình nghe choang choang trên mũ sắt, lật mũ ra thấy năm sáu lỗ thủng đạn 12 ly 7. Sờ tay lên đầu, úi chà đầu đạn cắm đầy, tóc rối quá về mượn lược chải thôi.

Phạm chìa tay ra, đúng là năm cái đầu đạn nằm lỏng chỏng trên tay nó thật. Phạm cất lược lên giá đỡ. Tụi con gái đấm Phạm, xô Phạm, lay Phạm, cười chảy nước mắt.

- Khỉ này! Gớm! Cứ làm như thánh lắm!

- Đồ ma bắt!.. “dưng” mà tức cười quá!

Sau hôm đó, bẵng đi một tuần không thấy Phạm nhắc gì về Kiều Vân nữa. Tôi sốt ruột chờ Phạm kể về tiến trình phát triển tình cảm của hai người. Phạm vẫn lặng lẽ như xưa. Đến hôm chuẩn bị đi trinh sát lần cuối cùng toàn bộ những cứ điểm đã trinh sát để chuẩn bị cho chiến dịch lớn của sư đoàn sắp mở màn, tôi mới có dịp hỏi lại chuyện ấy. Sau bữa cơm chiều, tôi thấy Phạm đi ra sau nhà ngồi tựa vào một cây táo nhìn xa xôi vào khoảng tối của cánh rừng săng lẻ. Tôi chạy đến, không nói gì, ngồi xuống cạnh. Phạm cúi đầu hí hoáy viết xuống đất “Kiều Vân - Cần viêu, Kiều Vân - Cần viêu…”, có đến hàng chục chữ như thế.

- Đã đưa thư cho… ấy chưa? Tôi hỏi.

- Đưa rồi.

- Nó nói sao?

- Nó nói tao nói trạng.

- Sao nữa?

- Hết.

- Tầm bậy… ông phải quẳng cho nó thêm vài lá thư nữa.

- Thôi.

- Chấm hết?

- Không, tạm thời chấm lửng..

Sau đó tôi biết thực ra chuyện không đơn giản như thế. Phạm đã phục suốt năm buổi tối để chọn đúng một buổi tối chỉ có mỗi mình Kiều Vân ở nhà. Phạm bước vào, hít một hơi thật sâu rồi bắt đầu nói. Cậu ta nói bạt mạng, lung tung, “đầu ngô mình sở”, rằng yêu Kiều Vân như thế này, đau khổ vì Kiều Vân như thế nọ… rằng đã nhiều đêm không ngủ, nhiều ngày không ăn… rằng vì Kiều Vân mà Phạm “ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa”… toàn những lời tán tỉnh của giới mày râu thời trung cổ. Kiều Vân há mồm nghe, thích thú như một cô bé đang thưởng thức một tấn hề tuồng, và khi Phạm nhắm mắt dúi vào tay Kiều Vân lá thư tình thì cô ta phá lên cười:

- Anh Phạm ơi anh Phạm! Hay quá! Lần sau… lại như thế này nữa nhé! Em thích lắm! Anh nói trạng giỏi hơn trạng Quỳnh đó.

Phạm lẳng lặng rút lui. Còn Kiều Vân xem đó như một tác phẩm mới của Phạm … cô ta thì thào với tụi con gái để rồi nằm ôm lưng nhau rúc rích cười suốt đêm hôm đó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:12:46 pm »

Chúng tôi lại lên đường. Đời thằng trinh sát là vậy. Cuộc sống của hắn, nỗi đau khổ, niềm vui sướng của hắn chính là nơi ranh giới giữa cái sống và cái chết. Tiểu đội trinh sát chúng tôi có chín người. Bao giờ cũng vậy, lượt đi tôi dẫn đầu, Phạm đi cuối, lượt về thì ngược lại. Hai đứa tôi là “gạo trên sàng” của tiểu đội trinh sát này…

Đợt này chúng tôi đi dài ngày. Phải khảo sát kỹ tất cả các dữ kiện cho một chiến dịch lớn, chúng tôi gọi đó là khảo sát tổng hợp. Chui qua một rừng le, đến rừng dẻ tía thì Phạm mất tích. Chúng tôi buộc dừng lại. Trinh sát lạc rừng, lạc đường là chuyện cơm bữa.

Phạm bò về khi chúng tôi đã mất hết hy vọng tìm kiếm. Áo quần nó rách bươm, đấy là bằng chứng của việc băng rừng, cắt lối.

- Lạc hả?- tôi hỏi.

- Ừ lạc… tổ cha hắn chỉ sẩy chân một cái mà mò mãi không tìm được lối ra - Phạm nằm ngửa, dạng cả chân tay lên đám lá mục - Lạc… nhưng mà hay ghê gớm.

Tôi biết sắp được nghe một chuyện trạng của Phạm nên ngồi im, vểnh tai lên.

- Tao đang loay hoay tìm đường thì nghe tiếng con gái léo nhéo. Ngỡ là cánh thanh niên xung phong, chẳng dè.. tiên! Tiên tắm tụi bay ạ. Mười sáu nàng tiên cả thảy. Họ đang tắm, áo quần, cánh đuôi, cánh tay dăng đầy bờ suối. Tao trố mắt nhìn. Chà, ngắm đã thôi…

- Có giống … phụ nữ hạ giới không? Về mặt… cấu trúc ấy?

- Đại loại cũng gần giống. Khỉ quá! Tao động mạnh mấy cô tiên giật mình vơ vội áo quần bay mất. Vừa bay vừa mặc áo quần… có một cô đánh rơi chiếc khăn mùi xoa, tao nhặt được đây này.

Phạm xòe ra chiếc khăn mùi xoa trắng tinh. Có trời mà biết được nó kiếm ở đâu ra. Chỉ biết chắc chắn không phải của nó. Làm sao nó lại có cái khăn trắng, sạch như thế được.

***

Tôi không phải là anh làm văn nghệ nên tuyệt nhiên không biết giấu tình tiết câu chuyện. Tôi nói toạc ra cho ông hay đó là chuyện trạng cuối cùng của đời Phạm. Sau đó thì Phạm hy sinh. Rất nhiều cái chết của người lính thực ra không rắc rối, phiền phức như trong văn chương các ông viết đâu. Nhiều khi nó giản dị lắm. Thằng lính nào đi đánh giặc cũng tâm niệm, cầu mong mình đừng chết hoặc có chết thì phải chết trong một tư thế thật đàng hoàng, chững chạc… Nhưng cái chết thường đến bất ngờ quá, chóng vánh quá!... Phạm chết ngay trên đường quay trở về đơn vị, cách doanh trại chỉ 6 km thôi. Nghĩa là, khi chúng tôi tưởng có thể thở phào nhẹ nhõm sau bao nhiêu nguy hiểm đã vượt qua… Tiểu đội trinh sát chúng tôi dẫm phải một bãi mìn bọn thám báo vừa gài. Mìn nổ, tôi đi sau cùng nên chỉ bị sức ép…

Tôi có cái hạnh phúc cay đắng này: được nhìn thấy đôi mắt Phạm ánh lên lần cuối cùng, được nghe Phạm nói những lời cuối cùng, được chứng kiến cái rùng mình cuối cùng của Phạm … Đấy là khi tôi tỉnh dậy, bò đến chỗ Phạm. Nó nằm sấp, hai tay bấu vào một cái rễ cây. Phạm mở mắt trân trân nhìn tôi, mồm mấp máy. Tôi ghé tai sát xuống, ghé sát xuống nữa.

- Trong túi áo.. khăn mùi xoa… trả … Kiều Vân… tao ăn cắp của nó… xin lỗi … bảo nó… chuyện của tao nói … lá thư tình… Tao nói trạng - Phạm ngừng lại một chút rồi nói to hẳn - nói trạng … xin… đừng… bận… tâm…

Tôi lặng lẽ vuốt mắt cho Phạm rồi vừa đi, vừa bò đến đơn vị thì kiệt sức, ngất xỉu…

Vâng! Cái điều mà ông hỏi thì tôi cũng đang muốn kể. Kiều Vân đến thăm tôi trong trạm xá sư đoàn. Trông mặt cô ta bơ phờ, mệt mỏi. Tôi không nói gì hết. Kiều Vân cũng vậy. Cả hai cứ nhìn nhau. Cuối cùng tôi rút khăn mùi xoa đưa cho Kiều Vân.

- Phạm gởi trả lại Kiều Vân đấy, nó xin lỗi.

Tôi định nói thêm với Kiều Vân rằng Phạm nhắn với cô ta tất cả những hành động, những lời thổ lộ, bức thư tình kia chỉ là nó thích bịa ra cho vui như là một chuyện trạng vậy. Nhưng nghĩ lại, tôi không nói. Kiều Vân đón lấy khăn mùi xoa, và khi thấy một vệt máu chạy dài từ góc khăn này đến góc khăn kia thì cô kêu lên thảng thốt:

- Chết!... Chết thật rồi!

Và cô đứng bật dậy, ấp chiếc khăn mùi xoa trước ngực, đi giật lùi vài bước rồi xoay mình bỏ chạy.

Tối hôm sau Kiều Vân lại đến. Cô lặng lẽ ngồi xuống bên tôi, đầu cúi xuống, nước mắt cứ rơi từng giọt. Một lúc Kiều Vân hỏi mà không nhìn tôi.

- Anh ấy có nói gì… nói gì cũng được… về em không?

Tôi định lắc đầu, nhưng không hiểu sao, tôi lại nói:

- Phạm nó nói… nếu Kiều Vân có thương nó thì cứ nghĩ là nó đang đi đánh giặc và nói trạng ở một miền đất khác.

Đột nhiên Kiều Vân ngẩng mặt lên:

- Ờ nhỉ! Rứa mà em không nghĩ ra… suốt đêm qua em không nghĩ ra… Anh ấy làm sao mà chết được anh nhỉ? Đạn 12 ly 7 bắn vào đầu không thủng kia mà…

Kiều Vân chợt phá lên cười, như là cô đang vừa nghe xong một chuyện trạng của Phạm vậy. Rồi đột ngột im bặt. Một tiếng nấc từ trong lồng ngực còn rất non trẻ của cô bỗng bật lên, sâu thẳm.

Huế, 3-1984.
N.Q.L.
(9/10-84)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:46:40 pm »

CHỊ HẠNH

Lý Hoài Xuân


Chị Hạnh hơn tôi những mười tuổi; nghĩa là năm chị biết nhảy cò cò, chơi ô quan thì tôi “oa oa” cất tiếng chào đời. Nghe đâu khi tôi còn ngậm vú mẹ, thỉnh thoảng chị bồng tôi đi chơi nhà hàng xóm.

Tôi mến chị, vì chị là người cưng chiều tôi; chị khéo bày cho tôi những trò chơi hấp dẫn; khi nào tôi bị mẹ đánh, chị thường chạy sang bênh. Những năm kinh tế nhà tôi khó khăn, có lúc phải ăn sắn khoai trừ bữa, chị đã bớt phần mình, mang sang cho tôi những bát cơm trắng tinh.

Chị Hạnh là người con duy nhất trong gia đình dì tôi. Ba chị là du kích, bị Tây bắn khi chị mới lên hai. Dì tôi đã ở vậy nuôi chị và thờ cúng dượng tôi, chứ không “đi bước nữa” như một số người.

Dì tôi và chị Hạnh có nhiều nét thật giống nhau, từ khuôn mặt trái xoan đôn hậu dễ thương, đến cái má lúm đồng tiền, đôi mắt sáng… Khác chăng là dì tôi thường búi tóc, ăn trầu, mà chị Hạnh thì không. Dì tôi thương chị lắm, một ngọn roi cũng không dám đụng vào; lớn rồi mà đi đâu xa về, dì tôi cũng có quà cho chị. Với con một số nhà, như thế không khéo sẽ thành hư, nhưng với chị Hạnh thì không. Chị ý thức rất cao tình thương của dì tôi nên luôn luôn tỏ ra biết điều, không bao giờ cãi lại dì tôi hoặc làm việc gì trái với lời dì tôi dạy bảo. Có điều hơi ngạc nhiên là không hiểu tại sao kinh tế gia đình dì tôi khá thế mà dì tôi chỉ cho chị học đến lớp ba! Khi tôi biết thắc mắc điều này thì dì tôi đã qua đời rồi. Dì tôi mất đột ngột vì bệnh thương hàn nhập lý. May sao trước lúc dì tôi “ra đi”, chị Hạnh đã có chồng.

Xung quanh chuyện chồng con của chị, cũng có nhiều tình tiết hấp dẫn lắm! Năm chị đến tuổi hai mươi, có một anh bộ đội miền Nam ra tập kết - tên Chức đến dạm hỏi. Thương hoàn cảnh anh bộ đội không cha không mẹ, dì tôi đồng ý ngay. Chị Hạnh lúc đó không rõ có ưng hay không, mà cứ mỗi bận thấy anh Chức đến nhà là tìm cách đi trốn. Có lần không trốn kịp, chị phải ngồi đóng đinh trong buồng im như thóc. Một hôm đang ngồi thổi cơm, lúc quay lại rút rơm cho vào bếp, chị Hạnh bỗng giật nẩy mình vì thấy anh Chức đã ngồi lù lù sau lưng từ bao giờ rồi. Mặt chị đỏ như lửa nung; chị cắn môi, không dám hé nửa lời. Mãi đến khi nấu xong cơm, chị mới lấy lại được bình tĩnh, đứng dậy mời anh ra uống nước. Biết “đối phương” đang ở trong thế “bị bao vây”, anh Chức bèn đưa ra điều kiện: chị phải trả lời câu hỏi của anh thì anh mới chịu uống. Chị Hạnh tủm tỉm cười, lườm anh, rồi bật ra một câu gọn lỏn: “không yêu!”. Nhanh như cắt, anh Chức túm lấy tay chị hỏi vặn: “Tại sao không yêu nào?”. Chị Hạnh mở căng mắt nhìn trân trân vào mắt anh. Một tình yêu nồng nàn dâng đầy trong hai tâm hồn. Đó là giây phút chị trả lời anh. Đó là lần đầu tiên trong đời chị nhận từ anh những chiếc hôn huyền diệu. Ấy thế mà đến lúc cưới, dì tôi vẫn không hết băn khoăn, cứ thanh minh với người này người khác, vì sợ mang tiếng “ép duyên con”. Dì tôi hy vọng anh Chức sẽ “ở rể” với dì, sẽ gần gũi dì để chăm lo tấm tranh nuộc lạt. Ai ngờ chưa đầy một tháng sau khi cưới, anh Chức có lệnh đi học. Anh là một trong số những người đầu tiên được chọn đưa về Nam hoạt động. Chị Hạnh sống chung với anh cả thảy chỉ vẻn vẹn một tháng ba ngày.

Hơn nửa năm sau ngày anh Chức ra đi, dì tôi mất. Lo trăm ngày cho dì tôi xong thì chị Hạnh sinh cháu. Mẹ tôi thay dì tôi sang giúp chị xông phây. Tôi một buổi đến trường, còn một buổi ở nhà vừa học vừa trông con cho chị. Thời kỳ này chị Hạnh giữ chức Bí thư đoàn thanh niên xã, công việc khá bận rộn. Tuy thế, đêm đêm chị vẫn nhờ tôi dạy cho chị học thêm văn hoá và tập ký lại chữ ký. Vui nhất là những lúc viết thư cho anh, chị nhờ tôi đọc những câu thơ hoặc những câu ca dao hay để trích vào. Tôi thêm tên của anh và chị vô, khiến chị rất thú vị. Trong số những câu chị gửi cho anh, tôi còn nhớ được câu này:

“Dù cho sóng gió bão bùng
Hạnh em vẫn giữ thủy chung vẹn tuyền”


Thư đi, thư về. Tôi không biết trong thư anh đã nói gì với chị, mà cứ sau mỗi lần có thư, tôi thấy chị vui hơn. Có thời gian vắng thư anh, chị ngồi lục lại những lá thư cũ ra xem. Chị viết thư hỏi “Cục động viên đi Bê” và được biết anh đã vào sâu, không có điều kiện liên lạc. Hàng tháng, chị dành khoản tiền lương của anh để lại mua sắm cho con. Bé Phúc được chị chăm sóc chu đáo nên rất chóng lớn. Vầng trán và đôi tai của nó giống anh Chức như tạc. Chị thường chỉ cho bé Phúc xem ảnh ba treo ở cột nhà. Đi đâu về, chị cũng ngước nhìn lên chỗ cột nhà ấy. Dường như ở đó có một sức mạnh tiềm tàng đem lại niềm vui cho chị! Vâng, nhờ có những niềm vui nho nhỏ ấy mà chị giấu được những giọt nước mắt vào lòng. Tôi thực sự sợ những giọt nước mắt của chị! Đã mấy lần tôi chứng kiến cảnh chị nằm vắt lên mộ dì tôi khóc rồi chị cào hết cỏ trên mộ dì tôi mà dì tôi vẫn không thể nào sống lại được! Mong sao chị đừng phí thêm nước mắt nữa! Nhưng, sự đời không dễ dàng như thế, có những chuyện không đâu cũng có thể làm người ta giày vò, và vẫn cứ phải trào nước mắt ra.

Lúc đó vào khoảng giữa đêm. Một loạt bom rải thảm làm tôi thức giấc. Tôi thoảng nghe gần chỗ tôi nằm có tiếng ai khóc ấm ức. Tiếng khóc lúc gần lúc xa, lúc cố nén lại, lúc muốn bật ra. Xen vào tiếng khóc ấy là tiếng trẻ thơ kè nhè van xin: “Mẹ, mẹ đừng khóc nữa!” Quái lạ! Hay là ai bị bom ở đâu? Hay là tôi còn ngủ mê? Hai tai căng ra, tôi chú ý nghe lại lần nữa. Đúng là tiếng khóc của chị Hạnh rồi!

- Mẹ! Mẹ! Tôi lay gọi mẹ tôi. Hình như chị Hạnh có chuyện gì không vui đang khóc, mẹ ạ!

Mẹ tôi bật dậy, nghiêng tai về phía có tiếng khóc, nhận định:

- Ừ, đúng con Hạnh. Có thể hắn mê!

- Không! Tôi cãi lại. Con nghe lâu rồi! Hay chị ấy nhớ “dì qua”? Mẹ chạy sang với chị ấy một tí đi!

Mẹ tôi nhảy lên khỏi hầm. (Thời kỳ này cả làng tôi đều phải xuống ngủ hầm để tránh bom Mỹ). Tôi lẽo đẽo chạy theo sau.

Chị Hạnh ngồi úp mặt lên hai đầu gối, tay chân giật giật như người động kinh. Cháu Phúc đứng sau lưng ôm choàng lấy cổ mẹ.

- Hạnh! Hạnh! - Mẹ tôi hoảng hốt gọi - Sao thế con?

- Dạ… thưa dì… chị Hạnh nấc lên từng tiếng một. - Thiên hạ họ đặt điều ác quá! Tính con có thế đâu! Chẳng qua là thương các anh ấy luyện tập vất vả, có khi nấu thêm bát canh, có khi để dành củ khoai… Vậy mà…

Ồ, tôi hiểu rồi! Thì ra chị khóc vì có kẻ vu khống chị có “quan hệ ái tình” với mấy anh bộ đội. Họ cho rằng việc mấy anh ấy ăn cơm chung với chị, đi họp ban đêm với chị, thường xuyên cho con chị quà là có “lý do” cả! Nhất là sau buổi sinh hoạt Đoàn gần đây, không rõ ai đã đưa chuyện đó ra phê bình. Chị Hạnh kiên quyết gạt bỏ những điều bịa đặt về mình, song có một số kẻ xấu lợi dụng chuyện này “tung hỏa mù” trước mọi người. Chúng đưa ra cái “thuyết”: “Có lửa mới có khói”, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, gây nên không khí thực thực hư hư làm chị hết sức khổ tâm.

Như có gì cào xé trong lòng, tôi giận dữ tuyên bố:

- Chúng nó xuyên tạc mặc kệ chúng nó, hơi đâu mà chị lo! Thật vàng chẳng sợ lửa.

Nghe tôi nói, mắt chị bỗng sáng lên. Chị xúc động nhìn tôi mếu máo:

- Biết thế, nhưng… anh ấy đâu có hiểu!...

Đúng là dư luận xã hội nguy hiểm thật. Có thể có, có thể không, nhưng khi đã tung ra thì ai dễ gì thanh minh được. Chị Hạnh sợ dư luận đến tai anh Chức, làm anh không yên tâm công tác. Tội cho chị quá, lúc nào cũng phải sống trong tâm trạng băn khoăn!

Cho đến hôm tôi lên đường nhập ngũ, chị Hạnh vẫn dặn đi dặn lại với tôi rằng: “Nếu cậu có gặp thì nói với anh hãy tin vào chị, chị không bao giờ phụ bạc anh đâu!”
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:48:10 pm »

***

Tôi trở lại làng mình sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số những đứa con của làng cầm súng ra đi, tôi là người về sau cùng. Có lẽ vì thế mà làng đã giành cho tôi một tình cảm khá đặc biệt trong buổi đón tiếp. Từ các em bé ngày tôi đi chưa sinh, đến các cụ ông cụ bà lưng đã còng, phải chống gậy dò dẫm từng bước một, không ai không có mặt. Duy chỉ có mẹ con chị Hạnh là chưa thấy đến. Ai đó đã mách thầm với tôi: anh Chức - chồng chị đã hy sinh. Từ ngày truy điệu anh đến nay, thỉnh thoảng chị phải đi viện vì bệnh đau tim.

Nghe đâu anh Chức mất từ tết Mậu Thân, nhưng không rõ lý do tại sao mãi đến năm bảy mươi ba ký hiệp định Pari mới báo tử! Chị Hạnh đã chết ngất khi nhận được tin này; mẹ con chị khóc suốt tháng trời trước bàn thờ anh!

Ôi, chị Hạnh ơi! Sao mà đời chị cay đắng thế? Liệu chị còn đủ nghị lực sống tiếp những ngày không có anh không? Chị đã hết lòng chung thủy với anh, đã vì anh mà kiên trinh bảo vệ danh dự cho mình, và cuối cùng!...

Từ đó, mỗi lần về nhà, dù bận mấy tôi cũng không quên sang thăm, động viên an ủi chị.

Một buổi tối, biết tin chị ốm nặng vừa đi viện về, tôi vội vã chạy sang. Mới đặt chân đến sân, tôi bỗng nghe từ trong nhà tiếng chị vọng ra:

- Phúc, vì sao con không trả lời dứt khoát với anh ấy?

- Chẳng lẽ mẹ không hiểu nữa à? Phúc xẳng giọng.

Tôi linh cảm có chuyện không hay, nên tần ngần đứng lại.

- Nè Phúc, mẹ vẫn chưa hiểu ý con nói! Có phải con chê cậu ta không nghề nghiệp không?

- Không! Con chỉ lo… Mẹ thử nghĩ mà xem: bà ngoại con như thế… mẹ như thế… Liệu con… có như thế không? Phúc nấc lên.

Chị Hạnh buông một tiếng thở dài. Phúc nói tiếp:

- Anh ta là bộ đội, mà bộ đội thì… Thôi, con không nói nữa! Tùy mẹ…

Phúc bỗng khóc òa. Hình như chị Hạnh có nói thêm vài câu nữa rồi mới khóc theo. Tôi không nghe rõ chị nói gì và cũng không hiểu mình đang đứng ở đâu! Trước mặt tôi: bóng đêm mỗi lúc một dày thêm. Sương đã bắt đầu thấm ướt hai vai. Một luồng gió bấc lạnh lùng chạy qua gáy làm tôi rùng mình. Tôi nghe bên tai mình “u u”, những dấu hỏi cứ thay nhau hiện lên: “Có nên vào thăm chị lúc này không? Liệu mình vào, có giúp ích gì cho mẹ con chị không? Cứ vào! Thôi, có lẽ để lúc khác hay hơn!”. Rồi, như người vừa đánh mất một báu vật, không giữ được thăng bằng, tôi buồn bã quay về.

“Anh ta là bộ đội, mà bộ đội thì…” Bên tai tôi câu nói đầy lo ngại của Phúc thỉnh thoảng lại vang lên. Tôi có cảm giác mình đang ngồi trên một chiếc đu quay với tốc độ không làm chủ được. Nhắm mắt, rồi mở mắt, tôi trăn trở cùng câu nói ấy.

“Phúc ơi, cháu không biết rằng cậu cũng đang là bộ đội ư? Đã có một người con gái đi qua đời cậu. Cô ta như một đốm sáng huyền ảo hiện lên chập chờn trước mắt cậu. Cậu đã cố hết sức mình vượt qua một quãng đường dài đầy gai chông để đuổi bắt. Khi đốm sáng ấy gần nằm trọn giữa lòng tay thì có một vị thần chợt hiện ra chặn đứng ngay bước chân của cậu. Đó là mẹ cô ta. Mẹ của cô ta không muốn cô ta kết duyên với cậu, chỉ vì cậu là bộ đội!” Tôi miên man suy nghĩ … Thông thường một số bà mẹ gánh chịu quá nhiều thương đau hay có tâm trạng tâm lý như Phúc, còn các cô gái thì ngược lại. Đằng này… Phải chăng Phúc có hoàn cảnh riêng, nên không giống các cô gái đó? Mà kể ra nỗi băn khoăn của Phúc cũng chẳng dễ gì trách được! Cô gái mồ côi già trước tuổi ấy đã biết dự cảm những điều có thể xảy ra…

Buồn gì hơn trong một gia đình chỉ có toàn phụ nữ với nhau, công việc trong nhà, dù nặng nhọc đến mấy cũng phải lao vào làm. Tôi đã thấy trường hợp một chị phụ nữ có mang leo lên giữa trời mưa chói lại nóc nhà bị tốc rồi! Nói đâu xa, gia đình dì tôi đây đã mấy khi có tiếng cười đàn ông chiều ba mươi tết đâu! Trong lúc đó các gia đình xung quanh thì lại không như thế! Tôi thương dì tôi, tôi thương chị Hạnh, và tôi rất cảm thông với cháu Phúc. Nhưng, chẳng lẽ… Tôi nghĩ về những đồng chí đồng đội của tôi đang ở ngoài đảo xa (trong đó có Quân - người định “đặt vấn đề” với Phúc - một cô giáo mới ra trường, mà có lần chị Hạnh kể cho tôi nghe). Họ không phải là số ít! Nếu ai cũng như Phúc cả, thì…

Tôi không biết mình ngủ từ lúc nào mà khi mở mắt ra thấy trời đã sáng. Với sự bức xúc trong lòng, tôi chạy ù sang nhà chị Hạnh kể hết đầu đuôi chuyện tối qua. Mắt chớp chớp, chị Hạnh nhìn tôi xúc động. Lát sau, chị chỉ tay về phía Phúc đang ngủ, thầm thì:

“Em cứ yên trí, rồi đâu sẽ vào đấy thôi! Chị biết tối qua Phúc thức viết gì cho cậu Quân rồi!”.


Huế 1984
L.H.X.
(9/10-84)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:51:55 pm »

KHOẢNG LẶNG

Dương Thành Vũ


Tiếng súng đã ngưng bặt từ lúc trời sẫm tối. Bị kẹt lại ở khu vực giáp ranh ngoại ô thành phố, người lính ẩn mình vào hàng rào dâm bụt, ở góc vườn sau một ngôi nhà tường xây mái ngói theo kiến trúc cổ truyền.

Ở đây bóng đêm khá dày, nhưng người lính hiểu mọi ngõ ngách thoát thân đều đã bị đối phương khóa chặt. Liệu có phép lạ nào xảy ra? Đồng đội đã rút lui an toàn, bởi chẳng nghe cuộc chạm súng nào cả. Cũng may là đêm không trăng, khu vực này lại chưa có đèn đường chiếu sáng. Nhưng liệu bóng đêm che chở cho người lính được bao lâu? Bao lâu nữa thì bình minh ngày mới lột trần anh ra trước mũi súng đối phương?

Có ngôi sao băng xẹt ngang qua bầu trời, rơi rụng tan biến đâu đó giữa thinh không. Khát vọng tâm thức văn hóa từ ngàn xưa đã tin, rằng nếu kịp ước điều gì đó khi ánh sao trời băng qua thế gian chưa kịp tắt, điều ước sẽ trở thành sự thật. Nếu kịp, lúc này anh ước ao điều gì nhỉ? Người lính nhớ hôm lên đường anh không thể tìm được cơ hội nào để hôn người yêu. Hạnh phúc nho nhỏ của những đôi tình nhân bị nhấn chìm trong cờ đèn kèn trống, tiếng loa phóng thanh, sự ồn ào như muốn lấp đầy những khoảng trống lòng người. Bây giờ người lính chẳng còn gì ngoài mấy quả lựu, hai băng tiểu liên, súng AK47 gắn lưỡi lê nhọn hoắt. Là chiến binh, anh chọn cái chết, nếu không được vinh quang thì cũng phải ở tư thế đàng hoàng khi ngã xuống. Tất cả sẽ chấm dứt. Tín điều và tình yêu. Ước mơ và nghiệp dĩ. Và có lẽ, cả hận thù mông muội nữa. Ước gì được hôn người yêu trước lúc từ giã cõi đời.

Bất chợt đèn điện căn bếp của ngôi nhà trước mặt người lính bật sáng. Thử vận may xem sao? Biết đâu lại gõ đúng một cơ sở hoạt động nội thành hay một gia đình có cảm tình với cách mạng? Cứ thử liều một phen!

Súng cầm tay sẵn sàng nhả đạn, người lính băng tới cánh cửa. Và như trong câu chuyện “Ngàn lẻ một đêm” anh nhặt được trong ba lô của người lính Cộng Hòa tử trận, cánh cửa mở ra đón người lính rồi nhẹ nhàng khép lại. Mà không! Đây không phải là câu chuyện thần thoại; đó là câu chuyện ngụ ngôn về sức mạnh của một dân tộc thường xuyên đối mặt với những kẻ thù hung hiểm nhất, là đạo lý vượt lên trên tín ngưỡng lẫn ý thức hệ. Sức mạnh ấy làm lành vết thương sau những cuộc chiến, cứu vớt dân tộc ra khỏi bờ vực hoang tưởng. Cũng lạ, người chịu thiệt thòi nhất trong chiến tranh lại là người dễ dàng tha thứ cho nhau nhất. Điều này, mãi sau này người lính mới thấu hiểu. Và bị ám ảnh mãi bởi khuôn mặt người chiến sĩ gục ngã với cuốn truyện thần thoại đẹp nhất mà con người có thể sáng tạo ra.

Đối diện người lính là một phụ nữ luống tuổi dáng dấp “tư sản” (Trong thâm tâm, người lính muốn được lọt vào gia đình thuộc giới lao động nghèo. Tầng lớp mà anh tin tưởng luôn luôn đứng về phía những người kháng chiến).

Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà không có vẻ gì giàu có so với những biệt thự nhà lầu trong thành phố (tất nhiên cả xã quê anh chẳng có ai có được cái nhà như thế này, lại có cả cái ăng ten trên nóc nhà y như là doanh trại quân đội, mà sau mấy ngày chiếm đóng trong thành phố, người lính mới biết đó là ăng-ten dùng cho máy thu hình trong gia đình) nhưng chỉ trong căn bếp thôi, người lính đã nhìn thấy những đồ đạc lạ mắt, kiểu dáng rất đẹp và hẳn là khá đắt tiền. Điều này khác hẳn những gì người lính có thể hình dung ra trước khi tiến vào thành phố.

Gia chủ, có lẽ thế, dáng người quí phái, khá đẹp, từ bà ta tỏa ra mùi thơm dịu dàng. Cạm bẫy nào cũng được che dấu bên trong dáng vẻ sang trọng thơm tho này? (mùi thơm ấy, mãi sau này người lính mới biết đó là mùi nước hoa). Dù gì thì cũng đừng quên bài học cảnh giác, phải thường xuyên cảnh giác!

- Cậu cất súng đi. Ở đây chẳng ai hại cậu đâu! - Tiếng người phụ nữ cất lên nhỏ nhẹ - Cơ duyên đưa đẩy cậu vào đây thì cứ tạm nghỉ ngơi qua đêm cho lại sức, sáng mai hết giới nghiêm, tôi sẽ chở cậu ra khỏi thành phố, ở ngoài đó có nhiều vùng “xôi đậu”, chắc cậu sẽ thoát thân được. Cứ yên tâm, có gì tôi sẽ chỉ chỗ cho cậu trốn.

Người lính hơi bối rối nhưng mũi súng cũng tự nhiên chúc xuống. Linh cảm mách bảo, rằng anh sẽ được an toàn, chí ít cũng trong đêm nay:

- Con cảm ơn tinh thần yêu nước của mẹ.

Người phụ nữ bật cười nhẹ. Nụ cười hiền hậu đầy thiện ý, bất giác người lính cũng mỉm cười theo; nhưng mắt vẫn đảo nhìn quanh, lượng định con đường thoát thân nếu có bất trắc. Chủ nhà có vẻ không quan tâm tới sự đề cao cảnh giác của người lính. Bà mở tủ lấy ra bộ đồ pi-ra-ma, bảo:

- Cậu vào phòng tắm, tắm rửa rồi thay bộ đồ xi-vin, à đồ dân sự này vào không lỡ có ai tới bất tử thì phiền. Và cậu cũng nên cất súng đi chứ, chả lẽ cậu cầm nó suốt đêm chĩa vào tôi.

- Cho tôi hỏi, mẹ làm công việc gì? Có cộng tác với địch không?

- Tôi làm nghề dạy học và chẳng hề nghĩ rằng đi dạy học là có cộng tác với địch hay không. Nói cậu không tin chứ ở trong này, không chỉ có dân thường, mà ngay cả quân nhân lẫn công chức chính phủ cũng chỉ có một ít quan tâm tới chính trị thôi.

- Đó là chính sách ru ngủ nhân dân ta của bọn tay sai bán nước. Chúng muốn…

- Thôi, cậu nên tạm quên thế sự trong những lúc hiếm hoi như thế này. Con đường vẫn còn dài và khốc liệt lắm. Bây giờ cậu đi tắm cho nhẹ người - gia chủ mở cửa phòng tắm, chỉ xà phòng khăn tắm và hướng dẫn cách mở vòi sen cho người lính rồi nói tiếp - Cậu cứ tự nhiên như ở nhà. Tôi đi làm cơm cho cậu ăn. Đánh nhau cả ngày chắc cũng đói lắm rồi!
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 05:54:47 pm »

Người lính mang cả ba lô con cóc lẫn súng đạn vào buồng tắm, cầm theo bộ đồ bà chủ nhà vừa trao. Khi bước ra với bộ đồ dùng để mặc trong nhà, người lính trông tươi tỉnh, khuôn mặt sáng hẳn lên.

Nói là “làm cơm”, nhưng chủ nhà khui thịt hộp nấu mì ăn liền cho người lính ăn. Thoáng gặp ánh mắt người lính tò mò nhìn chai rượu vang Pháp chính hiệu đặt trong tủ chén, người phụ nữ nói:

- Rượu vang Pháp đó. Tôi lấy ra cho cậu uống nhé.

Người lính lắc đầu một cách vô thức, nói “Cảm ơn mẹ, con không được uống rượu khi đang làm nhiệm vụ” rồi cúi xuống tô mì, tiếp tục ăn. Người phụ nữ dịu dàng nói:

- Chai rượu này là con trai tôi mua dành cho một dịp vui của nó. Nhưng rồi… nó không bao giờ trở về nữa. Bây giờ tôi mời cậu uống thay nó. Cậu cứ yên tâm, có giường chiếu ở kia, có say thì ngủ. Tôi không hại cậu đâu. Sáng mai tôi sẽ đánh thức và đưa cậu lên đường. Chắc không gặp trở ngại gì đâu.       

Người lính vẫn cương quyết lắc đầu:

- Con nói rồi, chúng con không được phép uống rượu khi vào thành phố. - Chợt nhớ tới quân trang quân dụng, anh định hỏi mẹ xử lý cách nào để mang theo nếu được mẹ đưa ra “vùng xôi đậu” nhưng rồi anh nghĩ, sáng mai hẵng hay, người lính chỉ tò mò hỏi - À, mà con trai mẹ công tác gì? Vì sao anh ấy không về nữa?

- Nó cũng như cậu: bị ném vào cuộc chiến tranh này. Đừng... tôi biết cậu định nói gì. Cậu có con đường của cậu, có lý tưởng của cậu; và, thú thật, tôi không quan tâm đến điều ấy. Tôi chỉ nghĩ: chiến tranh là một kiếp nạn của đất nước. Gặp cậu, tôi cứ nghĩ rằng được gặp lại con trai mình; dẫu rằng tôi chẳng thể giữ được cậu, cũng như tôi đã chẳng giữ được con trai tôi. Đang chiến tranh mà! Tôi đi ngủ đây, có sẵn thức ăn nguội trong tủ đựng thức ăn, muốn ăn thêm gì cậu cứ tự nhiên lấy mà ăn.

Bà lấy chai rượu cùng chiếc ly chân cao đặt lên bàn ăn, sau đó lên nhà trên và khép cửa ăn thông với nhà bếp lại; lát sau, người lính ngửi thấy mùi nhang đốt.

Người lính nhìn chai rượu sang trọng mà trong đời mình chưa từng biết đến và một cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra trong đầu. Cuối cùng, người lính cầm chai rượu, bóc lớp vỏ nắp chai làm bằng nhựa dẻo màu đỏ tươi, loay hoay với cái nút bấc một hồi rồi ấn nó lọt vào chai, rót rượu vào cái ly chân cao. Màu rượu lóng lánh như màu hoàng hôn trong buổi chiều tà nào đó xao xuyến nụ hôn đầu. Màu rượu như màu mắt em đằm thắm và đắm say. Màu rượu như màu giấc mơ thời hoa niên. Rượu ngon tuyệt.

Từng ly. Từng ly một, người lính nâng cao cốc mời những đồng đội chết trẻ ở chiến tranh; anh cũng mời chàng trai con của chủ nhà về uống với mình, mời người lính chết trẻ với cuốn thần thoại của xứ sở Ba Tư, của cõi con người về chạm cốc (Trời ơi, nếu người lính ấy chết bởi mũi súng của anh thì đau xót quá. Người mẹ này nói: chiến tranh mà!) Mùi nhang trầm thơm ngào ngạt trong khuya vắng lặng thanh bình. Chắc người Mẹ đang cầu nguyện cho hòa bình sớm trở về trên quê hương tan nát. Từng ly. Từng ly một.

Men rượu lan tỏa - lâng lâng - ngây ngất: cơn say đến thật huy hoàng! Tủ đựng chén nhẹ nhàng quay ngược bốn chân lên trời; tiếp đó là các thứ khác bay lơ lửng trong không gian hay chúc ngược xuống đất. Thật kỳ diệu: chẳng có gì rơi đổ cả. Chẳng có cuộc chiến tranh nào hết... Người lính say thật rồi. Vâng chỉ có cơn say đến thật huy hoàng. Khốn kiếp! Chẳng có góc vắng nào để hôn người yêu. Chẳng có con đường nào để quay về với người yêu.

Không gian tĩnh lặng như nỗi buồn vô cớ. Men say ngất ngây như nụ hôn đầu đời, run rẩy ngọt lịm như trái cấm trần gian. Chẳng có cuộc chiến tranh nào cả. Chẳng có tín điều lộng lẫy nào cả.

Đỉnh điểm cơn say dìu người lính chìm sâu vào giấc ngủ tuổi thơ. Anh gục xuống bàn cứ thế mà ngủ với cõi chiêm bao lạ lùng như ảo ảnh. Hình như có bàn tay của mẹ dìu anh vào giường ngủ, buông mùng cho anh. Những ngày tháng tuổi thơ mẹ vẫn thường bế anh vào giường mỗi lần anh ngủ quên trên bàn học.

Cõi chiêm bao lộng lẫy bày biện ra giấc mơ thầm kín vời xa, đưa người lính trở về hoàng hôn sóng sánh màu rượu vang Pháp, cơn say bối rối mắt nhìn, đắm đuối bờ môi. Nhưng rồi tất cả vụt tan biến trong sự ồn ã buổi tiễn đưa. Chẳng có góc kín riêng tư nào cả. Chỉ có nụ cười của nàng. Nụ cười đau nhói.

Cõi chiêm bao bày biện ra nỗi buồn. Nỗi buồn thường bị lên án. Người lính mơ hồ nhận ra niềm hạnh phúc trong nỗi buồn kia.

Và rồi cơn say lặng lẽ rút lui. Men rượu chếnh choáng dịu êm tan biến dần. Bình minh một ngày mới tràn vào nhà. Người lính tỉnh giấc. Bản lĩnh người chiến binh cùng lúc với bản năng sinh tồn trỗi dậy. Ý thức chiến đấu của người chiến sĩ giành lại thế chủ động; chúng túm cổ giấc chiêm bao lộng lẫy lôi tuột ra khỏi cõi mơ riêng tây của người lính. Ý thức người chiến sĩ cách mạng miệt thị tình cảm ủy mị giấc mơ yếu mềm của anh, miệt thị cơn say lẫn màu hoàng hôn óng ả của rượu vang Pháp. Ý thức chiến đấu trương phình ra lấp đầy những khoảng lặng trong anh… Nhưng dù sao cũng không thể xua đi cái cảm giác bồn chồn xao xuyến: anh sắp phải rời nơi chốn yên bình này. Trong tâm thức người lính không có ý niệm đào ngũ. Những chiến binh miền Bắc đều ý thức được rằng, đào ngũ không chỉ trở thành kẻ phản bội nhục nhã không có gì có thể biện minh được, mà gia đình của họ ở ngoài Bắc cũng rơi vào cảnh khốn cùng ê chề nhục nhã, bị làng xóm họ hàng lánh xa vì sợ liên lụy.

Trước mắt anh, như người phụ nữ có con trai chết trẻ nói: con đường còn dài và khốc liệt! Anh là một người lính, cho dù không có những chính sách cột chặt lòng trung thành của người lính vào cuộc chiến anh cũng phải chiến đấu cho Tổ Quốc. Nhưng người lính tử trận trong ba lô có cuốn truyện thần thoại “Ngàn Lẻ Một Đêm” chiến đấu cho cái gì nhỉ? Và người con trai của Mẹ, “bị ném vào cuộc chiến tranh này” chiến đấu cho ai? “Bọn tay sai bán nước!” Nhưng họ, những người lính “bị đưa đi làm bia đỡ đạn thì làm tay sai cho ai? Có khả năng bán nước chăng? Những người như anh lớn lên ở ngoài kia, mấy ai dám chống lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự? Chắc những người ở trong này cũng thế. Còn với mẹ có con trai chết trận, mẹ đã không oán thù anh, người lính bên kia chiến tuyến, phía đã sát hại con trai của mẹ, lại còn che chở cho anh. Mẹ đã nói gì khi từ trên nhà trở xuống sau khi thắp nhang cầu nguyện xong nhỉ: “các con không phải là kẻ thù của nhau. Các con là nạn nhân của chiến cuộc”. Anh đã phản ứng trước điều mẹ nói, nhưng mẹ lại mỉm cười độ lượng: “Cậu hãy cứ ăn cho no vào để có sức mà chiến đấu, tôi nói để mà nói, cậu đừng để ý làm gì. Cố tận dụng giây phút nghỉ ngơi này. Tôi hứa với cậu sáng mai tôi sẽ đưa cậu ra khỏi ngoại ô thành phố để tìm về đơn vị, nếu cậu không có ý định hồi chánh...

Trời ạ, nếu như lúc này người ta tuyên bố cuộc chiến tranh đã kết thúc thì điều gì sẽ đến với anh nhỉ?

- Cậu dậy rửa mặt đánh răng, ăn sáng. Khoảng một tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ chở cậu đi. Coi như hai cô cháu ta về quê ăn giỗ.

Tiếng người mẹ như ngọn roi quất vào tim người lính.

D.T.V
(261/11-10)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 09:31:25 pm »

XUÂN NỮ

Dạ Ngân


Nhà văn Dạ Ngân nghỉ việc công sở mấy năm nay, trở về tổ ấm của mình lặng lẽ “chép” lại những vết son trên chặng đời đã qua.

Truyện gửi tới Sông Hương dưới đây là góc nhìn rất hẹp về chiến tranh song mở ra trước độc giả nhiều ngã rẽ với một Xuân nữ lỡ mang kiếp đào hoa mà bạc phận cho những người đàn ông từng “hành quân” qua cuộc đời chị.

Trân trọng giới thiệu.
S.H



Thường thường, trước khi cột dây xuồng vô chạt cây bình bát ở góc bến của chị, tôi phải nhóng xem hồi lâu. Hoặc cắm dầm ngóng nghe hoặc sẽ kêu lớn để đánh động: “Chị Xuân ơi, em lên chơi nè, được không?” Tôi thích cả hai trường hợp. Chị đang một mình thì chị em sẽ được riêng tư thỏa thuê còn như có ông nào trong nhà, tôi sẽ được ngắm cái ông may mắn sở hữu chị. Dám chắc tôi không phải kẻ tò mò duy nhất. Những người chưa quen biết sẽ cho xuồng từ từ trôi qua mong nhìn thấy một lần người đàn bà nguy hiểm; cánh đàn ông không xa lạ thì dần dừ dầm chèo hy vọng được mời mọc để bước lên và ngồi lâu. Đàn bà con gái ư, đa số xì xào sau lưng những lời muôn thuở của đàn bà, riêng tôi, tôi được trọng thị như một người bạn vong niên trong trẻo. Người đẹp nào cũng cảm nhận được quyền lực của mình nhưng không phải ai cũng tận dụng nó để làm ra lợi. Chị cảm động vì tôi và chính vì chị bình thản tự tại nên chị rất đặc biệt, tôi tin là vậy.

Gần bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi tôi biết chị lần đầu. Không cứ mọi ký ức chiến tranh đều đau buồn, u ám. Thời gian quá xa để những cơn ác mộng trong đêm thưa dần, để những con rắn con đỉa không khiến mình hét lên trước khi choàng tỉnh. Nhưng những gì tốt đẹp nhất thỉnh thoảng vẫn lóe lên, như những viên ngọc sắc nét trong bóng tối. Bữa cơm rụt rè đầu tiên ở nhà người đánh dấu chặng đời thoát ly; tiếng hát ai đó vút lên trong một buổi hoàng hôn dào dạt những đoàn xuồng, một câu thơ của Thâm Tâm gửi thầm theo chàng trai vừa khiến mình xao động… Và chị, chị là một phụ nữ thường dân khiến tôi day dứt tới tận hôm nay bởi ấn tượng khi chị xuất hiện, cái cách chị chấp nhận chiến tranh và cuối cùng là sự mất hút để phải rất nhiều tin đồn vương vãi như thể người ta đã tìm thấy xiêm áo, giày dép bên bờ sông trong câu chuyện về những thiếu phụ cả gan làm cho người đời phải nhắc đến.

Tôi thích vẻ chín muồi của chị ở quãng sau này hơn mặc dù lúc đó chị đã bị xoi mói nhiều hơn. Nhưng hãy nói về ấn tượng ban đầu trước đã. Một gương mặt có cạnh hàm hơi vuông nếu nhìn nghiêng. Không trái xoan không mũi dọc dừa không mày cong mi rậm môi hồng nhưng toàn bộ gương mặt đẹp vẻ đẹp đằm thắm, sáng rỡ. Gì nữa? Thêm làn da ngà ngà tươi, thêm chiếc cổ vươn cao trên chiếc áo bà ba khoét trễ, chị như một món quà giữa khung cảnh hoang tàn và bị dồn đuổi sau Tết Mậu Thân. Tôi tinh khôi mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi thấy những người đàn ông trong nhóm của mình bất động như bị điểm huyệt trước một người đàn bà. Quá đẹp để nghẹn thở nghĩ về sự tàn khốc của chiến tranh đang có mặt ở quanh chị, khắp nơi. Đó là một buổi chiều điêu linh, nhóm đi Cứ chúng tôi đang dựng chòi trong biền lá dừa nước, vườn của dân phía trên đã bị thuốc khai hoang làm cho bình địa, biền lá la liệt những tàu lá chết vàng gãy gục. Du kích sống rải rác trong những căn chòi thấp phủ bằng những tàu lá chết, tất cả sự sống phải bị che đậy bằng cái chết của cả một biền lá để qua mắt lũ máy bay các loại quần thảo suốt ngày. Chị hiện ra, ở đường mòn có những bẹ dừa nước thả dài trên đất sình, chị giống một nàng tiên hơn là người thực giữa buổi chiều thê lương đó. Chị nói chị không thể chạy ra ven vì có một bà má mù lòa, chị phải bám trụ cùng với mấy người bà con trong đội du kích. Trong khi những người đàn ông nhóm tôi há hốc không nói nên lời, tôi đoán biết vì sao chị không chạy đi. Tản cư trong cảnh ra vô giữa hai vùng, nhất định chị sẽ không trót lọt được với những gã lính đồn đói khát nhiều thứ trong hàng rào kẽm gai, bằng như phải ra chợ kiếm sống thì chị cũng không thể yên ổn bởi nhan sắc của mình.

Dạo ấy chị mới chỉ có một anh bộ đội trên bàn thờ, người chồng nghe đâu quê tận U Minh. Từ chỗ chòi Cứ của mình tôi rải thêm một lớp bẹ dừa nữa để thật khô chân mỗi khi chạy qua chỗ chị. Những đọt dừa non đã bắt đầu le lói màu xanh trên một biển lá vàng. Chúng tôi giống những con còng thập thò trong hang trong lỗ. Những khi được thoát ra, tôi thích ngắm chị xắn cao quần đi từ mép lạch lên với chùm lưới cá trong tay, để lộ đôi đùi non miễn nhiễm với ô rô cóc kèn như thể trong da đã có chất kháng sinh. Tôi thích được múc nước trong cái khạp dội xuống mái tóc dài đen tuyền mỗi khi chị gội đầu bằng nước lắng tro - chúng tôi không có tiền và cũng không mua được xà bông, những lúc ấy cái cổ thanh thanh là tâm điểm của ánh mắt thán phục, không biết mô tả thế nào cho xứng. Càng thích hơn khi nhìn chị nghiêng nghiêng chải tóc trong áng chiều được thả lỏng, thời gian ngơi nghỉ như một cam kết bất thành văn của cả hai bên: lũ giặc trời thôi không tác oai nữa, các họng pháo ở chi khu cũng im miệng cho nguội nòng và quân lính của đối phương trong những cái đồn gần nhất cũng phải ăn uống tắm táp theo kiểu nào đó để tồn tại và dân đi Cứ chúng tôi rất thích la cà với dân bám trụ để thư giãn. Tôi chỉ có một địa chỉ duy nhất là chị, một bà góa phi thường hơn là đáng thương trong cảnh mẹ lòa, phải tự tìm ra con cá lá rau và đêm đêm còn phải lên đồng cuốc đất vãi mạ cấy gặt để có hột gạo lứt mà cầm cự với thời cuộc. Tôi thường hỏi, ở đâu ra nhan sắc này và ở đâu ra sự gan góc dường ấy?

Cuộc chiến ngày mỗi khốc liệt ngoài sức tưởng tượng của con người. Trước khi tình cờ gặp lại chị trên một bờ kênh rất xa vịnh nhà của chị, một con kênh thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của bên kháng chiến, đã đến tai tôi tiếng đồn về một Xuân nữ cao có số sát chồng, nguy hiểm còn hơn một tay bắn tỉa. Dung mạo, làn da, vóc dáng chị giống hệt bức ảnh người phụ nữ trên hộp thuốc Xuân nữ cao bổ âm thịnh hành thời đó và biệt danh ấy do ba người đàn ông trong nhóm của chúng tôi loan ra. Nó hơi sến nhưng nó vẫn có ý nghĩa nào đó về mặt tri ân, như một ghi nhận, như một liều thuốc. Phải nói rằng cuộc gặp lại của chị em tôi có không khí của người nhà, ai nói sao về chị, mặc, tôi vẫn say mê chị như ngày nào, thậm chí có phần sùng bái. Cuối cùng chị cũng đã phải bật gốc khỏi biền lá, thay vì chạy theo dân tản cư, chị bị cuốn vào bên trong cùng với những người kháng chiến, một thường dân cá biệt và nổi bật. “Nhà” của người bám trụ cũng chỉ là một mái chòi dưới một lùm cây bình bát sống sót, một chiếc bàn bằng cây tạp, một khuôn bếp, một bộ vạt tre cho dân đi Cứ lui tới làm khách và một tấm vách ngăn với chiếc giường của gia chủ bên trong. Bà má của chị trên bàn thờ nhìn tôi, người bộ đội đầu tiên của chị sau chiếc lư hương nhìn tôi và chị nhìn tôi, buồn rầu. Chính vì vậy mà chị mặn mà hơn, không sao cưỡng nổi. Chị bảo con cá lá rau của lung Ngọc Hoàng này không bỏ đói ai cả, chị biết cầm phảng phát đất cấy lúa, cũng qua ngày đoạn bữa như thường. Tôi biết rõ cái nết nhẫn chịu của chị với bom đạn giặc giã, nó không có gì đáng nói trong câu chuyện của chiến tranh, nó quen thuộc như mở mắt ra là cụ bị đồ lề để có thể lát nữa sẽ phải xuống xuồng chui rúc tránh né cuộc càn, nếu chuyện đó không diễn ra thì canh chừng bom pháo cho đến lúc chiều xuống mới ra đồng phát cỏ cấy trồng hay bắt cá lượm ốc hái rau qua ngày. Duy có một điều tôi muốn chính chị liệt kê ra nhưng lại không dám hỏi. Nghe đâu chị đã có tới ba người trong một năm, cả ba đều được ra mắt chính thức với mấy người quen trong Cứ và dĩ nhiên, người đi thì đi luôn, chỉ có giấy báo tử quay về. Là nhà báo, tôi biết mặt họ hết, cả ba đều là sĩ quan cấp tiểu đoàn, một người quê ở Bến Tre, một người quê Rạch Giá còn người kia là dân Bạc Liêu. Khí phách và sự phóng túng của những sĩ quan chủ lực miền thì khỏi phải nói nhưng họ biết mà vẫn lần lượt đâm đầu vào để chết, liệu có nên không? Nhưng mà, khi đã đứng trước chị thì chính tôi cũng muốn bế bổng chị lên để hít hà mặc mọi chuyện ra sao thì ra, mặc hết.

Vẫn cái bếp có khuôn cắm bằng cây tạp, chị không chịu ngồi bếp xổm bao giờ. Vẫn cái giàn để hong những cây củi chặt ra bằng ngăn ngắt. Vẫn cái ấm nước gạo rang đặc biệt uống bằng chén, hầu như chúng tôi không có trà bao giờ, nhưng nước gạo rang chỗ chị vàng nhất và cũng thơm nhất. Có lẽ đàn bà đẹp thì cái gì cũng thơm và làm gì cũng thấy có lý. Vẫn cái cách chải tóc cẩn thận sau một ngày lấm láp, dáng đứng không lả lơi nhưng cực kỳ gợi cảm. Tôi đã thấy lại chị, một cái nụ câm trước một bông hoa đã nở tràn nhưng trong tôi đâu chỉ dừng lại ở sự thân thiết giản đơn đó. Tôi thích có chị trong tầm mắt, người ta đàm tiếu bao nhiêu thì tôi càng muốn biết thực sự chị dễ yêu và dễ gắn với đàn ông chiến trận là vì lẽ gì, lực hấp dẫn trai tài gái sắc, hay thuần túy đàn ông đàn bà, hay hàm chứa một sứ mệnh bí ẩn? Chị thường tình gái góa hay chị là một câu đố, một bài toán khó?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 09:32:27 pm »

Một lần, một người đàn ông ngồi trên gờ cây bình bát trước cửa chòi của chị thôi thúc tôi ghé lại. Tôi ngờ ngợ, tôi có biết người này không? Lực lưỡng, tóc xoăn, da ngăm, miệng rộng, nhìn qua cũng biết lại một anh bộ đội chủ lực miền, họ rất khác với cánh cán bộ dân chính hay du kích hay địa phương quân. Tôi đã nhớ ra, anh từng đóng quân trong vườn nhà tôi, thần tượng âm thầm thời thiếu nữ của tôi và thật nực cười, tình cảm ấy bỗng dưng kết thúc khi vợ của anh từ Đầm Dơi đánh đường lên đơn vị thăm anh, một người phụ nữ trẻ không gây được ấn tượng nào ngoài cái sự trẻ. Vợ anh tầm thường đâu phải lỗi của anh nhưng tôi cũng không còn tôn thờ anh nữa. Đã nói đó là tình cảm bốc đồng của tuổi dậy thì mà lại. Sau đó, tên tuổi anh vang dội lên mãi, từ đại đội trưởng rồi tiểu đoàn phó và không chừng, lúc mắc kẹt trên gờ cây bình bát này, anh đã tiểu đoàn trưởng rồi cũng nên. Thiệt là, tôi muốn kêu lên với bà chị của mình, chị không khước từ bất kỳ ai hết, phải không? Anh ta đang giũa một cây lược cài tóc từ một mảnh nhôm máy bay, cánh bộ đội rất tài ở những ngón này: đàn hát, tấu hài, bắt rắn mò tôm và những trò thủ công từ tấm kính cho cây đèn pin, hay khắc bông lên cây kẹp tóc, hay biến một chai cồn thành cây đèn dầu có nắp dùng để bắt muỗi trong mùng… “Anh dân trung đoàn Một từng chà xát ở Long Mỹ, đúng không?” - tôi hỏi gặng để khiến anh ta nhớ tôi là ai. Nhưng hoặc là tôi đã lớn bổng lên không thể nhận ra cô bé hay trèo cây dưới vườn dừa, hoặc Xuân nữ của tôi đã làm mờ mắt anh ta. “Bộ dạng tui có đóng dấu trung đoàn sao? Chị Xuân cô ở trên nhà, cô lên uống nước đi!” Tôi cột xuồng, bước gấp lên, tôi bắt gặp chị sau vách chòi, chỗ chị đang múc nước từ khạp đổ vô ấm. “Chắc chắn ông nầy có vợ rồi chị ơi!” Chị bình tĩnh, khẽ cau mày, chị không từ bà mẹ mù lòa đã ra người thiên cổ kia, chị cũng không phải sản phẩm của sình bùn, chị thuộc về bí ẩn của tạo hóa ở cái cách cau mày nầy. “Có chắc không?” - chị thờ ơ hỏi lại. “Em biết rành, vợ anh nầy dân Đầm Dơi, không xấu không đẹp nhưng mà…” Chị nghiêm trang: “Người ta trận mạc, đừng có khắt khe!” Tôi không chịu lùi: “Còn quân phong quân kỷ, ảnh bỏ ngũ luôn à?” Chị đưa tôi cái ấm để vấn lại mái tóc, hai cánh tay thon dài như đang cử hành một vũ điệu: “Đừng lo, ảnh đã ở mấy ngày nay. Tối nay em ở lại chơi, chị em mình liên hoan tiễn một người trở lại đơn vị, nghen? Có lịnh điều quân lên Châu Thành Cần Thơ rồi, chắc khó về lắm”. Nếu quãng đời làm báo trong chiến tranh có khoảnh khắc nào khiến tôi do dự và dễ đầu hàng nhất thì chính là giây phút này, khi sự khẩn khoản khiến chị đẹp lịm đi. Chị bảo tôi nhóm lửa nấu nước, còn chị thì bước ra và ngồi xuống tình tứ bên mép kênh với người đàn ông sắp đi vào tuyến lửa. Năm đó để giành thế thượng phong ở bàn Hội nghị bốn bên, Hà Nội tin mật vào rằng phải vừa đánh vừa đàm, động viên tổng lực, mọi người dân đều phải được huy động, không chừa một ai.

Tôi tìm mọi cách dõi theo người đàn ông thứ năm ấy và không ngạc nhiên khi nghe anh đã nằm xuống trong một trận thư hùng dữ dội ở Phong Điền Cần Thơ. Không ngạc nhiên nhưng càng hình dung càng bứt rứt. Tóc xoăn, ngăm đen, ngang tàng, sức vóc, khéo tay, hoạt khẩu… Đã bị chôn xuống đất đen một con người như vậy, đã kết thúc dễ dàng một cuộc đời như vậy sao? Liệu Xuân nữ đã hay tin này chưa, lần này nhất định tôi phải chứng kiến sự đón nhận khắc nghiệt này. Bốn lần trước tôi chỉ tưởng tượng ra, chị đau khổ kiểu gì với ba cái giấy báo tử trong một năm và chị là người hay sắt đá mà không biết sợ cái tờ giấy ấy? Chị không có nốt ruồi nào trên mặt, nốt ruồi sát phu càng không, còn cái tướng sát phu là tướng gì và nó ra làm sao hở trời? Tôi sẽ lột trần chị ra, nếu được, chị không má bầu không hồng hồng dâm đãng, vậy chị liên tục cần đàn ông để làm gì, chị cần một đứa con ư, sao cứ nhè các chàng sĩ quan ấy để phải ra nông nỗi cho cả hai bên? Chị đón tôi bằng ánh mắt đỏ hoe và quần áo tóc tai vẫn trang trọng như thường. Chị bày trên tấm vạt những kỷ vật, anh Thứ Hai một bức ảnh bán thân từ thời anh là học sinh chợ huyện trước khi về quê đăng lính, anh Thứ Ba một cái gương cầm tay có khắc hai con bồ câu kề mỏ vào nhau sau lớp thủy, anh Thứ Tư một tấm vải dù chị đã thêu tên anh bằng chỉ đỏ vào góc khăn. Chị cầm lên cây lược cài tóc của anh Thứ Năm, dùng cả hai tay từ từ cài nó lên và lặng lẽ nhìn tôi, chị khóc không thành tiếng, nước mắt lã chã đầm đìa, Xuân nữ của tôi, khóc cũng không giống ai, khóc cũng đẹp thì có chết người ta không chứ! Mọi ý định của tôi đều không nỡ, ngay cả câu chất vấn vì sao chị không đưa họ lên bàn thờ cũng không thể nữa, một cách dàn hàng ngang như vậy để làm gì, có ích cho ai?   

Tôi ra vô với chị thường hơn khi có dịp. Chủ trương vừa đánh vừa đàm của Hà Nội đã khiến cho vùng kháng chiến mở ra, từng tháng một. Lung Ngọc Hoàng nườm nượp người và xuồng ghe. Cũng có nghĩa là đàn ông con trai đi qua cái bến cây bình bát của chị đã dập dìu hơn. Đến người Thứ Sáu thì tôi không chậm chân nữa, tôi phát hiện ra ngay và tôi đã xộc lên chòi, tôi kéo chị ra xa, tôi xoay chị bằng hai bàn tay giận dữ và tôi dồn chị như một quan tòa: “Chị tu đi, chị xuống tóc đi, chị đừng khiến người ta lui tới sập sận nữa! Chết chóc đủ rồi, tai tiếng đủ rồi, chị có biết người ta nói gì sau lưng mình không? Chị đâu còn trẻ nữa, già không bỏ nhỏ không tha là sao? Chị không thấy anh chàng nầy trai tơ ngơ ngác hay sao? Chị từ chối đi, chị làm cứng đi, chị xua đuổi anh ta đi, chị phải để người ta sống mà trở về với ba má người ta, gần kết thúc rồi, gần lắm rồi, không lâu nữa đâu, chị hiểu không?” Chị giang tay tát thẳng vào mặt tôi, trân trối nhìn, nhịp thở dồn dập lên ngực: “Em mà cũng nói cái giọng đó hả? Không chị em gì nữa, kệ chị”.

Tôi đã nói những gì vậy hở trời, xét cho cùng chị có lỗi gì đâu. Không biết chàng trai búng ra sữa kia để lại cho chị kỷ vật gì. Mỗi người là một cơn bão chứ không phải là chồng hay người tình nữa. Sau này, khi ký ức đã thành những thớt vỉa trong tôi, mỗi lần bóc chúng lên là mỗi lần tôi nhìn sâu hơn vào thớ quặng của chúng, tôi hiểu chị thấu đáo dần. Trời sinh ra những người đàn bà đẹp để làm gì? Họ là những ánh chớp cho ta thấy cả đất và trời trong một lúc nào đó, không hư vô thường tình chút nào, lúc đó. Rồi mọi thứ sẽ trở lại đều đều, quân bình, nhàm chán, thậm chí tẻ nhạt. Nó, những tia chớp giật ấy là hiểm họa mà cũng là tài năng phải có trong cuộc đời này, không dành riêng cho ai cả.

Người Thứ Bảy đang cùng chị hiện ra trước mắt tôi trên một chiếc xuồng. Lúc này chị đã dời lên kênh Long Phụng, giữa lung Ngọc Hoàng, chắc lại là một mái chòi nho nhỏ, có chiếc bàn và ấm nước gạo rang uống bằng chén, có khuôn bếp đứng nấu, có bộ vạt hiếu khách và có căn buồng với những chiếc gối xinh xinh để đêm đêm chị thả người xuống, tung mái tóc dài ra, hai cánh tay thon nuột chờ đợi dịu dàng; tôi hình dung chị sẽ không bốc lửa ma quái mà luôn luôn cao nhã, ân cần, dâng hiến, ngầy ngà. Không khí tháng Tư năm Bảy lăm cấp rấp ở khắp nơi, dào dạt hy vọng ở khắp nơi. Người đàn ông đứng tuổi cầm chèo, chị ngồi mũi và quay mặt về phía ông ta, chiếc xuồng lướt đi hối hả. Tôi hét lên vui mừng, chúng tôi giận nhau và xa cách nhau như thế đủ rồi, đã ngửi thấy mùi chiến thắng rồi, một người đàn ông cuối cùng cho chị, không đáng mừng sao? Chị chờ xuồng tôi chạm vào rồi mới nhỏ nhẻ: “Chị đưa anh Tư ra kinh xáng rồi về. Ra đó nhiều ghe máy ra hướng Ngã Bảy, anh quá giang dễ hơn. Anh rượt theo đơn vị mà, em!” Chị nhìn người đàn ông của mình, âu yếm, buồn thương. Không khí nước rút bao bọc chị, nó khiến chị đằm thắm, từng trải hơn nhưng cũng da diết hơn trong giây phút lặp lại kẻ ở người đi, biết đâu, lại là đi mãi nữa? Tôi biết người Thứ Bảy này nhưng ông ấy lại không biết điều đó. Ông là vị chỉ huy tài ba của tiểu đoàn chủ lực danh tiếng tỉnh nhà, mắc mớ gì đó với tỉnh đội nên có ý định bỏ ngang. Dù sao ông ta cũng đang trở lại chiến trường, nói theo cách nói thời đó, là không viện cớ bất mãn để nằm dài, chờ thời, bảo mạng. Tôi lướt xuồng đi, mấy lần ngoảnh nhìn. Đáp lại nụ cười ma mãnh của tôi, chị vẫn nghiêm trang như trước nay, mặt có tươi lên đôi chút.

*

“Chị đi tu đi, sao chị không xuống tóc đi cho thiên hạ nhờ!” Tôi đã nói những gì, tôi đã nhân danh gì, nhà đạo đức, sự ghen tuông hay lòng đố kỵ? Tôi day dứt mãi, chị đã biến mất ngay khi người đàn ông ấy ngã xuống trong ngày 30 tháng Tư ở cửa ngõ vào Cần Thơ. Không làm sao lần ra được dấu vết của chị. Cho tới tận hôm nay, nhiều lúc bất chợt gặp một cái cằm hơi vuông nhìn nghiêng bên vành khăn sư nữ hay một dáng đi thanh thoát trong nếp áo nâu sồng, tôi vẫn thắt tim hy vọng. Có phải chị đó không, Xuân nữ? Nhưng chắc gì trời đã để chị chọn đường tu, có khi chị đã về với trời xanh và mây trắng, đã xong một sứ mệnh và một đời người, thôi thì cứ nghĩ vậy cho thanh thản. Cuộc sống đã lại đều đều, nhàm chán, thậm chí là tẻ nhạt quá rồi, chị ơi!

D.N
(260/10-10)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 09:47:09 pm »

THĂM THẲM ÁNH CHIỀU

NGUYỄN NGỌC LỢI


Vùng quê đó mấy năm nay có nhiều người đổi đời nhờ nghề mua bán đồ đồng nát. Sắt thép nhôm nhựa, mua đi bán lại cũng thành nhà thành xe... Người ta đập nhà cũ xây nhà mới, mua ô tô, lên đời xe máy... làng xóm đêm ngày rộn rịch chuyện làm ăn buôn bán.

Thiên hạ làm được sao mình lại không. Nghĩ thế nên hai người đàn ông tóc đã muối tiêu, đôi bạn thân gần nhà, lại cùng bộ đội đã từng chiến đấu ở Lào ngày trước bàn nhau sang đó xem sao, biết đâu trời cũng sẽ thương... Nghe chuyện, mấy chị hàng xóm miệng nói mắt lườm. Người ta ăn chán ra rồi, tưởng đâu bở… Mà sang đó… có khi lại tìm được con rơi con vãi... Thanh minh mà làm chi, ai tin. Thôi thì… Ừ, có dại mới không… Hồi trẻ chúng tôi cũng ấy lắm chứ bộ, đi đâu các em theo đấy, tội gì mà không. Hai ông tếu táo đùa lại…

Vùng đó sang Lào không xa lắm, thủ tục giấy tờ không đến nỗi nhiêu khê. Hai ông đó, cứ tạm gọi là ông A và ông B, người năm lăm người năm tư tuổi, cầm giấy thông hành trên tay cũng thấy bồn chồn háo hức... Kỷ niệm xa lắc ùa về giục giã thôi thúc, bao điều mới lạ, bao điều hấp dẫn nơi miền đất ấy đang chờ.

Là lính đặc công chiến đấu vùng Xảm Thông, Long Chẹng, ông A bồi hồi nhớ lại những lần bí mật treo mình trên những vách đá tìm cách đột nhập sào huyệt phỉ Vàng Pao… Ông B trẻ hơn, nhớ về những chuyến xe rong ruổi trên đường bom đạn khiến có người lo thắt ruột thắt gan. Sáng xuất phát, trưa họ đã tới cửa khẩu làm thủ tục, đổi tiền kíp, ăn trưa ở thị trấn giáp đường biên. Cơm nước xong, nghỉ ngơi một chút hỏi tình hình đường sá rồi cả hai thống nhất cứ túc tắc đi bộ, vừa rèn luyện vừa thăm dò. Đường xa vắng vẻ, cảnh sắc gợi nhớ, có bao nhiêu chuyện thời lính đều tuôn ra. Chuyện cũ, đã được nghe bao nhiêu lần rồi mà lúc này vẫn thấy như mới lần đầu. Khung cảnh mới, cảm hứng mới, chuyện sau mấy chục năm được thời gian ấp ủ và chiêm nghiệm của lứa tuổi mãn chiều xế bóng đã trở nên thi vị, lung linh… Ông A kể về những chuyến luồn rừng đột kích sào huyệt địch. Đường đi sên vắt kinh người, phải bám mình trên vách đá chênh vênh hiểm trở. Chuyện về những tên phỉ tóc dài luồn rừng như sóc, ẩn hiện như ma. Để cho câu chuyện thêm mùi mẫn ông A thêm dấm thêm ớt. Con gái thượng Lào hay lắm, da trắng môi hồng, gặp bộ đội Việt cứ lúng la lúng liếng ánh mắt… Nào em Khăm Lả bạo dạn, em Bun May thùy mị đa tình… Cứ vậy, chuyện nối tiếp nhau trên suốt chặng đường, mệt đâu nghỉ đấy, rồi lại đi rồi lại kể. Xong chuyện ông A lại đến chuyện của ông B. Chuyện của ông B cũng không kém… Ông A há hốc nghe... Xe vào kho nhận hàng. Đang mùa chiến dịch, kho giữa rừng nhộn nhịp đông vui. Những cô thủ kho trẻ măng hồn nhiên nghịch ngợm, mau nước mắt và sẵn sàng trao gửi… Các chàng lính xế là nỗi mong chờ, là người mang lại niềm vui, vì vậy mà hầu như anh nào cũng có một khối tình mang theo trên những chuyến xe để mà nhấm nháp… Ông ta có nói quá lên không? Hóa ra mình không được như ông ấy. Có khi có thế thật… Lão ấy đa tình thế kia mà, chẳng trách gì lúc vượt cửa khẩu, khi nhìn con đường mất hút trong những cánh rừng, nhìn những dãy lèn đá thâm u nét mặt lão bỗng nhiên đổi khác.

Cứ thế, họ tiếp tục đi, núi rừng vẫn như bất tận và thưa thớt làng bản. Cảnh cũ đây rồi, người xưa chẳng thấy… Đâu còn những trạm khách đông vui, những binh trạm nhộn nhịp. Cả hai trầm lắng, tâm hồn trào dâng những kỉ niệm bấy lâu cất giữ trong kí ức mịt mù. Ông A càng hiểu thêm những điều ông B kể. Lính lái xe lém lỉnh, bom đạn sống chết biết đâu lường. Các em dân công, thanh niên xung phong và “các thím” mũ mềm tóc tết đuôi sam điệu đà duyên dáng…- Lính xế rơi vào đó sẽ như cá gặp nước, tha hồ vùng vẫy, tha hò lặn ngụp… đúng không? Ông A khích bạn. - Không phải lúc nào cũng thế, không phải với ai cũng thế. Có người gặp rồi lại quên. Còn có người gặp một lần, gặp rất tình cờ mà nhớ mãi. Nét mặt ông B vời vợi như nuối tiếc, bâng khuâng… Hoàn cảnh nhiều khi không cho con người ta thực hiện được ý muốn, thực hiện được dự định… Ông B úp mở, chẳng chuyện gì đi được tới tận cùng...

Vào sâu hơn làng bản vẫn cứ thưa thớt, lâu lâu mới có vài cụm nhà, chỗ thì bám đường, nơi thì xa xa trong các khóm me lùm táo. Hai người rẽ vào xin nước uống để thăm dò nguồn hàng rồi đi tiếp. Chiều ngày thứ hai họ quyết định dừng lại ở một thị xã trên đường 13.

Thị xã bên sông Mê Công vẫn còn nghèo khó sơ sài. Lác đác mấy căn nhà tầng mới xây trơ trọi trên những khu đất mọc loang cỏ dại. Nhà tôn cũ kỹ chen giữa những khu vườn um tùm cây cối. Dăm ba ngôi chùa với mái vòm cong vút, thấp thoáng bóng áo vàng của sư sãi đi lại dáng điệu trầm mặc. Lúc này mặt trời đã đổ bóng loang đỏ cả một quãng dài mặt sông. Trong ánh hoàng hôn vàng vọt, toàn bộ khung cảnh gợi một điều gì đó rất hoang vắng cô liêu. Hai người đứng ngây ra một lúc, nghe đâu đây như trong thinh không sâu thẳm đang dâng lên một điều gì đó huyền bí lạ lùng. Đất lạ, người lạ, cảnh lạ… Lúng túng cân nhắc một lúc cuối cùng cả hai nhắm một quán cơm nằm tách bạch bên đường, đi tới. Quán cơm ở đây chả khác mấy quán cơm bên nhà. Cũng vài bộ bàn ghế cập kênh, cũng những lọ tương ớt, ống đũa. Vài con gà luộc treo lủng lẳng, khay thức ăn chín nấu sẵn và nồng nàn mùi thức nướng… Bên bếp lò rừng rực lửa và nồng khét mùi dầu rán, một người đàn ông độ bảy mươi có nước da ngăm ngăm khuôn mặt hiền hậu, áo bà ba màu cháo lòng, quấn phạ xà lùng đang đảo đảo một thứ gì đó trong chảo khẽ ngước lên nhếch mép. - Xăm bài đi… Ông A có vẻ tự tin bước đến chắp hai tay chào. Ờ. ờ… anh em ngồi đi. Dạ, bác cho hai suất… Ăn cơm, hai suất… Ông già gật gật…

Ông A ngỡ ngàng chăm chăm nhìn… Cứ nghĩ xem chủ quán sẽ nói gì bằng tiếng Lào thì lại được nghe tiếng Việt. Chủ quán là người Việt?…- Bác cũng nói được tiếng Việt? - Tôi là người Việt mà… Thong thả lau tay vào cái tạp dề nhem nhuốc trước bụng, chủ quán trả lời rồi lẳng lặng mở tủ xách ra thẫu rượu. Còn ông B. Không để ý gì tới trao đổi giữa chủ quán với bạn, ông cứ dán mắt vào vách hông nhà. Trên mảng vách bằng gỗ treo la liệt những thứ giết người. Lựu đạn mỏ vịt Mỹ, đại liên Mỹ, súng phóng lựu, RBD, B 40… Rất nhiều những băng đạn vắt ngang dọc… và… Ông chăm chú nhìn khẩu AK bắt chéo với khẩu AR15 ở chính giữa. Chủ quán thật là chịu khó sưu tầm các loại vũ khí… Toàn những thứ làm nhói lên bao điều đau đớn, buồn bã… Đã lâu lắm rồi ông không nhìn thấy những thứ này. Lòng ông bồn chồn nôn nao một cảm xúc lạ… Rồi ông A cũng quay nhìn, mắt sáng lên nói. Để hỏi xem chủ nhà có bán không. Ông B không nói gì, lòng vẩn vơ.

Chủ quán bê thẫu rượu đặt xuống bàn, mắt nhìn thân thiện ấm áp. Anh em mới sang, có khỏe không… Vậy là giữa chủ và khách đã không còn khoảng cách, không khí thuận hòa. Lạ thế, gặp nhau chỉ cần nhìn nét mặt, chỉ nghe một câu nói... Một lúc thì cơm được dọn, rượu được rót. Cá sông nướng vàng, cà sống chấm một thứ gì đó, cà chua om đậu phụ… Chủ quán: - Mời anh em, tôi không uống được rượu… Vậy là chủ uống nước, khách uống rượu. Lâu rồi mới có một ngày đi bộ, chân tay đã rã rời, rượu vào đến đâu gân cốt giãn đến đó.

- Anh em uống cứ tự nhiên, tôi có chút việc… Chủ quán đứng dậy bước chầm chậm, gồ vai nhòn nhọn nhấp nhô, mặt đượm vẻ trầm tư. Khách được tiếp thêm đĩa đậu phụ kho tương. Các chú cứ ăn nhé, lúc nào xong gọi, tôi vào nhà trong một lát.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM