Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:42:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 319070 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 11:52:26 am »

Hồi còn làm báo Quân khu 7, tôi có xin được từ tác chiến một bộ bản đồ chiến trường K khá chi tiết. Tôi định sẽ trên cơ sở bản đồ đó để hồi tưởng về những địa danh mình đã trải qua, những trận đánh mình có tham dự. Nhưng khi dọn dẹp để xây nhà, không biết xấp bản đồ tỉ lệ 1/50.000 đó đã thất thoát vào đâu.
Theo bản đồ mới của CPC, nhiều địa danh đã được đổi tên, không còn như tên cũ nữa. Phải tốn công nhiều mới xác định được một vị trí mình đã từng qua.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 12:32:02 am »

8/ Chiến dịch Amleang

Sư 5 tham gia chiến dịch này từ đầu tháng 3/79 đến cuối tháng 3/79 thì rút về Udong làm lễ mừng công. Tôi tham gia chiến dịch này cũng từ đầu tới cuối, tức là từ lúc bước chân qua cầu phao của công binh bắc qua sông Tôn-lê-sap đến khi trở qua cầu phao trở về Kongpong Thomo. Hơn nửa thời gian đầu tôi tham gia với tư cách là người lính bộ binh tiểu đoàn 3 trung đoàn 4, non nửa thời gian cuối tôi tham gia với tư cách là quan sát viên vì lúc đó tôi là thương binh của trạm phẫu thuộc đơn vị quân y c23 trung đoàn 4.

Trong thời gian làm "lính" của trạm phẫu chúng tôi vẫn đi theo đội hình hành tiến của trung đoàn nhưng ở phía sau nên cũng biết được nhiều chuyện hay lạ. Ấn tượng nhất của tôi trong giai đoạn này là chứng kiến hàng hàng lớp lớp đoàn người hành hương trở về quê nhà sau giải phóng Amleang và trận đập đầu 4 tên ác ôn trên đường đất đỏ do bộ đội ta bắt và giao về cho nhân dân và chính quyền địa phương xử tử. Những chuyện này tôi đã kể trong topic "Ngã ba Con Voi" http://www.quansuvn.net/index.php/topic,8218.10.html nên không tiện nhắc lại.

Hôm nay tôi kể lại theo 1 hướng khác. Ý tôi là muốn ôn lại những rừng cây, những cánh đồng, những địa hình, địa vật, những phum làng vắng vẻ mà chúng tôi đã đi qua xem có gợi nhớ điều gì trong ký ức của các đồng đội một thời chinh chiến. Chuyện của tôi kể trong giai đoạn này rất tản mạn vì tác chiến liên miên, tháng không tuần, ngày không thứ, các địa danh đi qua mình không biết tên, các con đường mình bước qua cũng không biết nốt. Tôi lúc đó là binh nhì, chiến sĩ mới, dân gốc thành phố chưa từng lao động nặng bước chân vào chiến dịch phải đi xa vác nặng nên đầu óc cứ mụ mị như người mất thần... Rất mong sự tham gia bổ sung hoặc hiệu đính của các đồng đội một thời để chúng ta cùng nhau ôn lại một thời như thế Grin
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 01:10:31 am »

Chiến dịch Amleang (tiếp theo)

Từ Kongpong Thomo chúng tôi lên xe vận tải quân sự chuyển cánh về Udong. Đoàn xe đưa chúng tôi vào chiến dịch tới sông Tôn-lê-sap thì dừng lại và chúng tôi đi bộ qua cầu phao để qua sông. Trong ký ức mơ hồ của mình tôi vẫn còn nhớ hình ảnh những chiếc GMC thận trọng chạy qua cầu bằng các thùng sắt rỗng nối kết lại. Rồi chúng tôi lên xe đi tiếp. Khi tôi xuống xe đặt chân lên đường đất đỏ thì trời đã về chiều.

Và điều tôi thấy đầu tiên là một xâu tù binh trên chục tên cởi trần trùng trục, bị trói thúc ké hai tay ra sau lưng bằng chính cái áo hoặc khăn cà-ma của chúng. Những tên này đưa mắt nhìn tôi với cái cười cầu tài và tôi cũng nhìn lại chúng. Đó là những người đàn ông nước da đen xạm, to con và vạm vỡ. Chắc một đơn vị nào đó trong trung đoàn đã bắt được chúng giải về đây. Và đây có lẽ là nơi trung đoàn 4 đặt sở chỉ huy.

Tiểu đoàn chúng tôi hành quân hàng dọc trên con đường đất đỏ, lướt qua đám tù binh ngồi trên đường và đi mãi vào trong. Đêm đó chúng tôi nghỉ tại một nơi nào đó cũng khá gần trung đoàn bộ vì sáng ra thì nghe lính tráng đồn rằng đêm qua trinh sát trung đoàn khai thác tù binh suốt đêm bằng củi tạ. Không biết có moi được tin gì không chứ tù binh thì không còn sống sót một tên nào. Chuyện này có đúng không bác alik21?

Ký ức của tôi về ngày đầu tiên bước chân vào chiến dịch Amleang là như thế. Rất mong sự hiệu đính của các đồng đội nếu có điều gì nhầm lẫn.
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 05:06:57 pm »



Và điều tôi thấy đầu tiên là một xâu tù binh trên chục tên cởi trần trùng trục, bị trói thúc ké hai tay ra sau lưng bằng chính cái áo hoặc khăn cà-ma của chúng. Những tên này đưa mắt nhìn tôi với cái cười cầu tài và tôi cũng nhìn lại chúng. Đó là những người đàn ông nước da đen xạm, to con và vạm vỡ. Chắc một đơn vị nào đó trong trung đoàn đã bắt được chúng giải về đây. Và đây có lẽ là nơi trung đoàn 4 đặt sở chỉ huy.

Tiểu đoàn chúng tôi hành quân hàng dọc trên con đường đất đỏ, lướt qua đám tù binh ngồi trên đường và đi mãi vào trong. Đêm đó chúng tôi nghỉ tại một nơi nào đó cũng khá gần trung đoàn bộ vì sáng ra thì nghe lính tráng đồn rằng đêm qua trinh sát trung đoàn khai thác tù binh suốt đêm bằng củi tạ. Không biết có moi được tin gì không chứ tù binh thì không còn sống sót một tên nào. Chuyện này có đúng không bác alik21?

Ký ức của tôi về ngày đầu tiên bước chân vào chiến dịch Amleang là như thế. Rất mong sự hiệu đính của các đồng đội nếu có điều gì nhầm lẫn.
[/quote]ái chà...nghe bác kể về cái đoạn ở trên..sao mà giống bên cánh kompongcham của tôi quá ..chỉ có điều khác là..tôi có tham quan tí xíu ...
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 11:55:53 pm »

Chiến dịch Amleang (tiếp theo)

Sư đoàn 5 chúng tôi tham gia chiến dịch Amleang từ đầu tháng 3/79, riêng d3 chúng tôi hình như không trực chỉ Amleang mà đi truy quét rất nhiều nơi. Mãi nửa tháng sau chúng tôi mới tham gia đánh 1 trận lớn trong chiến dịch Amleang, còn trước đó chỉ là hành quân truy quét và chạm súng nhỏ lẻ kiểu ta tiến địch lùi. Tôi sẽ tuần tự kể ra những nơi mình đã đi qua theo trí nhớ của mình, nếu có gì thiếu sót hoặc nhầm lẫn mong các đồng đội bổ sung và hiệu đính cho.

Ngày thứ hai của chiến dịch Amleang là một ngày hành quân xa cực kỳ vất vả, sáng đó chúng tôi hành quân truy quét một vòng không ngơi nghỉ đến mãi chiều tối mới quay về chỗ cũ. Những đoạn đường, những cánh đồng, những khu rừng mà chúng tôi đã đi qua hôm đó không 1 bóng người. Bọn Pốt có lẽ đã lùa dân chạy sạch theo chúng. Tôi còn nhớ chiều hôm đó khi trở ra đường đất đỏ thì tôi bết lắm rồi, tôi ôm khẩu B41 vào lòng, bước lom khom, vận sức vào lưng để cõng cái giá đạn. B trưởng Nông Tiến Dũng thấy tôi hành quân với bộ dạng khó coi quá nên nhắc tôi vác súng lên vai, đi thẳng lưng lên. Đại đội trưởng Chính bọ nhìn thấy gạt ngang: Thôi kệ. Ý anh là cứ để tôi đi theo cách của mình.

Anh Chính bọ ngay từ đầu có vẻ có cảm tình với tôi, thi thoảng tôi vẫn nghe anh gọi tôi là anh chàng đẹp trai. Lúc đó chúng tôi ở chốn không có người đẹp nên có đẹp trai hay không cũng chẳng ăn thua gì. Nhưng qua cách gọi thì tôi biết tình cảm của đại trưởng với các chú lính mới của mình. So với các đồng đội thời đó thì tôi cao hơn, trắng hơn và khá mỏng người, nói giọng Sài-gòn nghe lạ tai nên các anh lính Bắc đặt biệt danh cho tôi là Hùng "pháp", còn Đinh Văn ở khẩu đội cối 6 với tướng tá cao kều được trao ngay biệt danh "người Mỹ". Chúng tôi lãnh được mấy cái biệt danh này như vậy là nhẹ nhàng hơn so với những anh có cái tên gọi kèm khác như Chính "niểng", Cao "sùi", Quang "ken"...

Sau này nghe anh em nói lại cuộc hành quân hôm đó nhằm mục đích rèn luyện lính mới. Rèn luyện đâu không thấy chỉ biết hôm đó chân cẳng chúng tôi rạc rài hẳn ra. Sáng hôm sau lại hành quân tiếp, vừa mới đi được một khoảng trên con đường tráng nhựa đến chỗ rẽ vào đường mòn thì tôi thấy Nguyễn Hữu Thiện nhập ngũ cùng đợt với tôi nằm khóc nức nở không ra tiếng bên vệ đường.

Có lẽ bác linhmoi hôm đó nhìn thấy cảnh trên mà sau này vào tháng 3/81 tại Ni-mit anh đã đưa chi tiết đó vào bài thơ "Điểm danh đồng đội" http://www.quansuvn.net/index.php/topic,10056.10.html

Đêm vượt Mê-kông có thằng nào ngờ tới bến
Nhưng vẫn qua rồi lại... vẫn qua
Thằng Vinh, thằng Hùng, thằng Dũng đi xa
Cho những Thắng, những Thân vào đội ngũ

Khi ở Sài Gòn bọn đỏ đen bày trò ăn thua đủ
Thì tụi mình nhịn khát... hành quân
Có thằng mới từ thành phố lên khóc vì rộp bàn chân
Lâu cũng quen và tự chê mình yếu đuối


Kể từ lúc rẽ vào con đường mòn ven lộ nhựa chúng tôi chính thức bước chân vào một cuộc viễn chinh. Cứ đi và đi mãi, hành quân đêm xen lẫn hành quân ngày đến nỗi tôi mất hẳn ý niệm về thời gian và không gian, không biết ngày nào mình đi đến chỗ nào, thôi thì cứ nhớ sao viết vậy!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2011, 07:28:05 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
phumkoten
Thành viên
*
Bài viết: 43



« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 07:11:46 pm »

Chiến dịch Amleang (tiếp theo)

Sư đoàn 5 ....

...

Kể từ lúc rẽ vào con đường mòn ven lộ nhựa chúng tôi chính thức bước chân vào một cuộc viễn chinh. Cứ đi và đi mãi, hành quân đêm xen lẫn hành quân ngày đến nỗi tôi mất hẳn ý niệm về thời gian và không gian, không biết ngày nào mình đi đến chỗ nào, thôi thì cứ nhớ sao viết vậy!


Mãi tận đến giờ tôi vẫn không thể nhớ lại ý niệm thời gian và không gian của lúc ấy dẫu đọc qua bài của bác thấy rất gần, gần...và cứ đi đi mãi

Cố gắng góp nhặt từ H3 Hung những ký ức ngày đó, mình gom lại cho liền mạch, hầu có thể thêm nhiều mọi người chúng ta thêm nhiều vào đó những hình ảnh của một thời làm người...

--> https://docs.google.com/document/d/1lf5cMiGUHeuz6CWQXl4-zGox3OWn9_gQzZSchJMfQUE/edit?hl=en&authkey=CNfqvpEM

Logged

Tôi khoâng theå naøo queân ...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:54:42 pm »

Cố gắng góp nhặt từ H3 Hung những ký ức ngày đó, mình gom lại cho liền mạch, hầu có thể mọi người chúng ta thêm nhiều vào đó những hình ảnh của một thời làm người...
--> https://docs.google.com/document/d/1lf5cMiGUHeuz6CWQXl4-zGox3OWn9_gQzZSchJMfQUE/edit?hl=en&authkey=CNfqvpEM

Cám ơn đồng đội phumkoten đã quan tâm tổng hợp lại các bài viết của tôi, đó là nguồn động viên để đêm đêm khi tâm hồn tĩnh lặng tôi lại ngồi vào bàn phím gõ lên những dòng ký ức một thời làm lính.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 12:02:29 am »

Cuộc viễn chinh trong chiến dịch Amleang

Ngày 17/12/2010 tôi và 1 số đồng đội cũ đã về thăm lại Amleang. Từ Udong vào Amleang khoảng cách tính tròn là 50 cây số, xe ô-tô chạy đúng 1 giờ là tới. Ngày xưa nếu hành quân bộ theo tốc độ bình thường thì cũng chỉ mất hai ngày đường, vậy mà chúng tôi đi mất 2 tuần. Điều này chứng tỏ khả năng chúng tôi không phải từ Udong đi thẳng vào Amleang mà đã vòng theo một con đường nào khác. Có thể là chúng tôi đã cắt đường xuống Kampong Speu và sau đó thông đường sang Takeo rồi mới trở ngược ra để tham gia trận Amleang.

Xin nhắc lại tôi dùng từ có thể - vì đó chỉ là suy đoán của tôi. Thông qua một buổi họp quân chính tiểu đoàn tôi đã từng nghe chính trị viên báo cáo là chúng tôi đã hành quân qua các tỉnh Kongpong Chơ-năng, Kongpong Sư-pư, Takeo. Tôi nhớ sao viết vậy may ra có đánh thức được hồi ức của các đồng đội đã từng tham gia hành quân thời đó không?

Đây là bản đồ của Google Earth thể hiện những khu vực mà tôi cho rằng có thể mình đã đi qua


Xin trở lại câu chuyện viễn chinh của chúng tôi.

Rời lộ nhựa nơi tôi bắt gặp bạn đồng ngũ của mình nằm khóc vì rộp lòng bàn chân chúng tôi rẽ phải vào đường mòn, đi xuyên qua một rừng cây lưa thưa. Rồi chúng tôi bước vào một vùng trảng trống rộng mênh mông, đây có lẽ là đồng ruộng bị bỏ hoang vì chiến sự.

Cánh đồng hoang này đi hoài không hết, nắng tháng ba đổ lửa trên đầu, nhìn xa xa trên cánh đồng khô khốc thoảng như có hơi khói bốc lên mờ mờ, nhưng đó chỉ là ảo giác mà thôi. Còn hiện thực tít mãi phía xa kia là một khóm cây xanh, đó là dấu hiệu của một phum làng với vườn cây ăn trái và những lùm cây thốt nốt lêu nghêu.

Tôi lúc đó hoàn toàn chưa có ý niệm về chiến thuật, chỉ biết nhìn lên phía trước với trạng thái sẵn sàng chiến đấu, không biết sau lưng mình gồm những ai, chúng tôi hành quân cấp tiểu đoàn, tiểu đoàn tăng cường hay cấp trung đoàn? Chuyện đó ngoài khả năng hiểu biết của tôi, chúng tôi tiếp cận phum bằng bao nhiêu mũi tôi cũng không biết nốt! Tôi lúc đó là binh nhì, chiến sĩ B41 chỉ biết nhìn lên phía trên đảm bảo cự ly hành quân cách nhau người 5m.

Có lệnh B41 cho đạn vào khấc. Chúng tôi thận trọng tiến vào phum và sẵn sàng nhả đạn. Đó là một cái phum hoang. Chúng tôi chiếm phum một cách nhẹ nhàng. Có lệnh triển khai đào công sự cá nhân, rồi ai đó bảo tôi đi kiếm nước. Tôi và 1 đồng đội nữa kéo nhau đi tìm giếng nước.

Có 1 giếng nước trong phum với những cành lá được vứt xuống đó một cách vội vàng nhằm rào rập nó lại. Chúng tôi kéo các nhánh cây mục ra rồi nhìn xuống giếng. Nước giếng đen ngòm vì chất hữu cơ phân hủy. Thua rồi! Nước này nhiễm độc làm sao dám uống? Chúng tôi nuốt nước bọt vì khát. Nước trong bình toong còn nhưng không dám uống hết vì đó là khẩu phần dành cho cả ngày.

Rồi chúng tôi ăn trưa tại đó, công sự chưa triển khai xong lại phải lên đường. Tiếp tục hành quân qua trảng trống và chiều đó chúng tôi tiến vào 1 cái phum hoang khác dừng lại nghỉ qua đêm.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2011, 11:03:06 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #128 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 12:04:59 pm »

Chiến dịch Amleang (tiếp theo)



Tiểu đoàn chúng tôi hành quân hàng dọc trên con đường đất đỏ, lướt qua đám tù binh ngồi trên đường và đi mãi vào trong. Đêm đó chúng tôi nghỉ tại một nơi nào đó cũng khá gần trung đoàn bộ vì sáng ra thì nghe lính tráng đồn rằng đêm qua trinh sát trung đoàn khai thác tù binh suốt đêm bằng củi tạ. Không biết có moi được tin gì không chứ tù binh thì không còn sống sót một tên nào. Chuyện này có đúng không bác alik21?

Ký ức của tôi về ngày đầu tiên bước chân vào chiến dịch Amleang là như thế. Rất mong sự hiệu đính của các đồng đội nếu có điều gì nhầm lẫn.
   Qua nay vào 'quansu' thấy các bác rôm rả quá tôi cũng hứng chí tham gia 1 chút. Thời điểm chính xác F5 lật cánh sang Odong - Amleng phối thuộc với QĐ 4 là đầu tháng 3/79, trong đội hình của F, E 4 hành quân cơ giới từ Kompong Thmo theo lộ 6 qua lộ 5 bằng phà ở Prek Kdam (cách Phnom Penh khoảng 30 km về hướng bắc), qua phà rẻ phải theo lộ 5 khoảng 6 km thì rẻ trái vào đường 26 và chính từ đây E  triển khai đội hình chiến đấu bắt đầu chuổi ngày hành quân theo chiến dịch bằng đôi chân người lính (khoảng ngày 6 hoặc 7/3/79, vì hiện tôi còn giữ được 1 bức thư gửi về gia đình đề ngày 10/3/79, ghi rõ 1 tuần sau khi tôi rời Chơn Thành).
   Vậy là tôi về E ở Kompong Thmo cùng thời điểm với H3, nghỉ ngơi được 2 ngày thì đi chiến dịch. Số là cuối 11/78 tôi bị thương ở Snun, coi như được đi phép do Pốt ký, ra viện tôi về tp thăm nhà, lúc này đơn vị đã vào chiến dịch giải phóng K sau sự kiện thành lập 'Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước K', muốn trở lại đơn vị tôi và tất cả các anh em đã ra viện và trả phép ở thời điểm này đều phải trình diện bộ phận thu dung của E ở Chơn Thành, do đ/c phó chủ nhiệm CT E phụ trách, để chờ sắp xếp xe đưa trở về đơn vị. Chính thời gian ở đây, tôi "được" vô danh sách 'ưu tiên chiếu cố' của đ/c phụ trách, để sau này cũng được vài dịp 'lên bờ xuống ruộng'.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 03:55:20 pm »

Thời điểm chính xác F5 lật cánh sang Odong - Amleng phối thuộc với QĐ 4 là đầu tháng 3/79, trong đội hình của F, E 4 hành quân cơ giới từ Kompong Thmo theo lộ 6 qua lộ 5 bằng phà ở Prek Kdam (cách Phnom Penh khoảng 30 km về hướng bắc), qua phà rẻ phải theo lộ 5 khoảng 6 km thì rẻ trái vào đường 26 và chính từ đây E  triển khai đội hình chiến đấu bắt đầu chuổi ngày hành quân theo chiến dịch bằng đôi chân người lính.

Cám ơn những thông tin của bác alik21 làm tôi tự tin hơn vì mình đã nhớ đúng. Grin

Xin post lên đây vị trí bến phà Prek Kdam và đường 26 ngày xưa trên bản đồ quân sự Mỹ trước năm 1971 (các bác truy cập vào đây http://www.tuaans.110mb.com/Maps/CamMap.htm chọn mảnh bản đồ NC 48-02.jpg để xem được toàn cục hơn)


Rất mong sự tham gia của bác alik21 để làm sáng tỏ hơn những ký ức về một thời đã qua gần 1 phần 3 thế kỷ.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2011, 04:16:34 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM