Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:36:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 319077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #570 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 04:37:35 pm »

***(*)88
      Cây dầu bên miệt Siêm Riệp

 các bác chiến binh cho tôi được tò mò một chút. Khoảng cuối năm 1979, tôi được cưỡi ngựa xem hoa chừng sáu tháng ở rùng Komponspeu nên không có nhiều hiểu biết về cấu trúc rừng trên đất Bạn. Tôi chỉ nhận biết nó là loại rừng phẳng, nhiều cát rất sạch, có những khu vực xuất hiện các núm đá hình dáng lùm lùm cao dần ở giữa, không tạo vỉa, thớ mà nhìn giống như đĩa bột gạo nấu cho trẻ con. không hoặc rất ít cây lúp xúp và dây leo mà chủ yêu loại cây to cao, lá rất lớn thân sần sùi tróc vỏ ra từng mảng lớn, tôi nghe anh em dưới đơn vị chiến đấu kêu là cây (khộp). Vậy các bác cho biết loại cây này có cùng họ dầu thậm chí chính là cây dầu các bác nói không
Hướng đơn vị tui tác chiến địa hình cũng có rừng khộp. Tuy nhiên cây khộp nó có họ với cây dầu nhưng không phải cây dầu vì cây dầu không rụng trụi lá vào mùa khô, vỏ cây khộp dày và "nứt nẻ" hơn vỏ cây dầu. Về gỗ thì cây khộp có gỗ chắc hơn, nhựa cây hộp đốt khó cháy vì không có chất dầu như nhựa cây dầu. Rừng khộp mọc thưa, bên dưới có cỏ le, cỏ đuôi chồn và trảng tranh "chung sống hòa bình" với nhau. Do đó mùa khô rất dễ cháy, ngày xưa vào mùa khô chú đội nhà ta coi theo hướng gió mà đốt. Pốt nó cũng đốt để mở rộng tầm cảnh giới! Nên rừng khộp mùa khô trống lốc, trơ lại những thân cây xạm đen. Nhưng cây khộp không chết nhờ có vỏ dày, chỉ vài cơn mưa đầu mùa là nó mau chóng lấy lại màu xanh, bên dưới chồi tranh mọc lên như những mũi chông nhỏ!

Rừng khộp vào đầu mùa khô đây.


Các bác để ý thấy cây khộp có thân không thẳng như cây dầu.

Một hình ảnh rừng khộp lấy lại màu xanh sau vài cơn mưa đầu mùa.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #571 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 04:53:32 pm »

  Rừng khộp mùa khô trống lốc , tầm nhìn rất xa , rõ cả trời cao đất dày. Cây thưa thông thoáng . Nhưng thật lạ kỳ hầu như không mấy khi có gió
Tất cả cỏ cây to nhỏ , lá trụi lủi khô khốc , im lặng như tờ phơi mình dưới nắng nung  . Nóng kinh dị dã man , không khí co dãn ngoằn ngèo bay lên tứ phía .
 Choáng ngợp ngất ngư , dường như muốn xỉu hết  đến nơi .
 Rừng này mà vừa bị đốt nữa , thì ... thôi rồi  .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #572 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 05:48:59 pm »

  Rừng khộp mùa khô trống lốc , tầm nhìn rất xa , rõ cả trời cao đất dày. Cây thưa thông thoáng . Nhưng thật lạ kỳ hầu như không mấy khi có gió
Tất cả cỏ cây to nhỏ , lá trụi lủi khô khốc , im lặng như tờ phơi mình dưới nắng nung  . Nóng kinh dị dã man , không khí co dãn ngoằn ngèo bay lên tứ phía .
 Choáng ngợp ngất ngư , dường như muốn xỉu hết  đến nơi .
 Rừng này mà vừa bị đốt nữa , thì ... thôi rồi  .

 Bác tả đúng tình cảnh lính ta đã gặp trong cái mùa khô đầu năm 1979 rồi đấy. Grin

 Nhưng có điều mỗi nơi mỗi khác chút ít, rừng Amleang nhất là vào sâu trong dãy Uran thì cây to tổ bố, có cây vài người ôm chưa hết, những khu rừng tái sinh sau khai thác thì cây nhỏ và đều tăm tắp, khoảng đất trống giữa những cây là cỏ lau cùng trúc nhỏ khô của mùa khô kín bước chân, địch đốt rừng cản bước tiến của quân ta lửa cháy khắp nơi và tro bụi cùng khói nghi ngút, lính ta bắn B41 B40 cũng cháy rừng rực, là thằng lính bước ra khỏi trận đánh thì nhem nhuốc mặt nhọ than tro, nóng thì thôi rồi, trên thì mặt trời sấy, dưới thì đám cháy và sức nóng của lửa khiến lính ta khô quắt lại như quả chuối sấy vậy. Nhưng rừng dầu cây già to cao thì phần lớn là rừng nhiều dây leo rậm hơn, rừng này ít cháy hơn, đánh nhau gặp rừng này cũng đáng ngại hơn rừng tái sinh, triển khai đội hình khó hơn khi gặp địch phòng thủ tốt.

 Lính ta ở rừng mãi cũng phát ngán vì rừng. Mỗi khi được lệnh rút ra mừng như Tây nhặt được của rơi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #573 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 08:56:05 pm »

  Rừng khộp mùa khô trống lốc , tầm nhìn rất xa , rõ cả trời cao đất dày. Cây thưa thông thoáng . Nhưng thật lạ kỳ hầu như không mấy khi có gió
Tất cả cỏ cây to nhỏ , lá trụi lủi khô khốc , im lặng như tờ phơi mình dưới nắng nung  . Nóng kinh dị dã man , không khí co dãn ngoằn ngèo bay lên tứ phía .
 Choáng ngợp ngất ngư , dường như muốn xỉu hết  đến nơi .
 Rừng này mà vừa bị đốt nữa , thì ... thôi rồi  .
Có lẽ rút kinh nghiệm từ đàn anh, nên sau nầy cả bộ đội nhà mình và Pốt không ai muốn nếm mùi "hỏa công": Đốt rừng khộp vào mùa khô trước khi "hành tiến" Grin Grin Grin Đi giữa rừng khộp đã cháy không một bóng cây (cây chỉ còn lại những bộ khung đen nhẻm) đúng là nóng kinh dị có lẽ tương đương đi giữa sa mạc Sa-ha-ra Huh Huh Huh hiếm hoi lắm mới có một cơn gió nóng ran cuốn tro bụi mù mịt, khiến chú đội nhà mình phải quấn khăn cà-ma chỉ chừa hai con mắt trông giống như Nin-ja Grin Nếu truy quét "tầm ngắn" thì tụi tui mang mỗi người một can nước 4 lít hai vắt cơm cùng thức ăn, đi tới sẩm tối thì tìm chỗ phục kích (cũng có khi lủi lùm tre mà ngủ Roll Eyes) Sáng hôm sau vòng về đơn vị Grin Grin Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #574 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 09:00:09 pm »


Một hình ảnh rừng khộp lấy lại màu xanh sau vài cơn mưa đầu mùa.

Rừng khộp trong ảnh Trung Trực đưa lên khá giống rừng dầu phía bắc ngã ba Con Voi chúng tôi.

Đây là rừng dầu trên đường vào Đăng Kum ở hướng bắc lộ 5 đoạn ngã ba Con Voi giữa mùa khô 2012



Cánh rừng khộp này (chúng tôi quen gọi rừng dầu vì nó chung rừng với những cây có dầu xen lẫn cỏ tranh...) cây to bị hạ hết rồi chỉ còn lại cây nhỏ tái sinh thôi !
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #575 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 09:12:22 pm »

các bác làm vầy, em hiểu sao đây hả trời?
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #576 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 09:27:00 pm »

các bác làm vầy, em hiểu sao đây hả trời?

Có thể tóm tắt như thế này bác Vê Trần ạ:

1/ Rừng dầu là rừng không rụng lá vào mùa khô. Cây dầu thường to thân cao và thẳng.
2/ Rừng khộp là rừng rụng lá vào mùa khô, lính đạp lên lá kêu lộp khộp, gọi là rừng khộp.
3/ Rừng khộp xen rừng dầu là rừng có cả 2 loại dầu và khộp. Rừng hướng bắc ngã ba Con Voi chúng tôi là rừng dầu xen rừng khộp, tức có cả cây dầu to cao (mà dân thường đẽo hộc đốt lấy dầu) và cây khộp rụng lá vào mùa khô.

Nhớ năm xưa chúng tôi cắt rừng từ hướng Đăng Kum trở ra ngã ba Con Voi. Đến suối sâu phát hiện dân đang đốt hộc cây dầu để lấy dầu. Thật khó xác định địch hay dân vì chỗ này gần cứ Para bên Thái lắm. Nhưng họ không làm gì mình thì mình bỏ qua mà thầm nghĩ biết đâu đó là trinh sát địch giả dạng thường dân. Từ suối sâu trở về phum Sozia và Don Thomo là rừng khộp với rất nhiều loại cây cong queo, đường kính chừng hai ba tấc, cao vài ba mét thôi. Rừng khộp chỗ tôi xen lẫn cỏ tranh và rất nhiều loại cỏ dại khó nhớ tên. Từ trước tới nay tôi vẫn quen gọi đó là rừng dầu. Vì loại cây này đốt đượm lắm, thân cây chắc nên than nóng đỏ sưởi ấm suốt đêm được.

Bản đồ hành quân xuyên rừng mà ngày xưa tôi thường đi trên trục ngã ba Con Voi đến Yeang Dang Kum


Theo tôi thì phân tích của Trung Trực khá chính xác đấy. Trong thời gian chờ đợi sự giải thích cặn kẽ hơn của các nhà chuyên môn tạm thời mình có thể chấp nhận sự phân tích và hình ảnh minh họa trên của Trung Trực Grin

Lính mình gọi lẫn lộn giữa rừng dầu và rừng khộp vì ngày xưa đi lính đại đa số có ai được ăn học tới nơi tới chốn đâu. Đi rừng cứ nghe hoặc thấy sao thì gọi vậy.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 09:53:45 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #577 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:15:55 pm »

***(*)88
      Rừng Cam pu Chia cũng y chang như rừng Tây Nguyên của mình,đều được gọi là “rừng khộp” (Dipterocarp forest) hay “rừng thưa nhiệt đới”,Vườn Quốc gia Yok Đôn chính là một bảo tàng tự nhiên về rừng khộp,cây trong rừng khộp đa số là các loại cây thuộc họ dầu như : Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus),Dầu bao (Dipterocarpus baudii),Dầu rái (Dipterocarpus alatus),Kiền kiền (Hopea pierrei),Vên vên (Anisoptera cochinchinenis),Sao (Hopea hainanensis),Sến (Shorea roxburghii),Chò Tàu (Parashorea chinensis)…xen lẫn một số cây gỗ quý như Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),Gõ đỏ (Afezelia Xylocarpa),Gụ mật (Sindora siamensis)...Người ta còn phân biệt “rừng khộp nghèo” với “rừng khộp giàu” theo tỉ lệ cây dầu,ở “rừng khộp nghèo” cây dầu chiếm tỉ lệ lớn và các loài cây gỗ họ dầu khác chiếm tỉ lệ nhỏ,ngược lại ở “rừng khộp giàu” tỉ lệ cây dầu thấp thay vào đó cây họ dầu và các loại cây khác chiếm tỉ lệ cao.Có lẽ anh Trung-truc đã gặp loại “rừng khộp giàu”nên anh không thấy cây dầu vì nó đã bị các loại cây khác lấn mất,còn loại cây cho gỗ chắc nịch mà vỏ nứt nẻ như anh tả thì chắc là cây Chò chỉ,chứ trong rừng không có cây nào tên “khộp” đâu anh ơi!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #578 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:24:18 pm »

Tui có đọc những tài liệu, hồi ký về cuộc chiến tranh chống Mỹ có nói nhiều về bộ đội sống và đóng quân trong rừng khộp ở Tây Nguyên. Chắc là rừng khộp như 86humxamthaylong mô tả.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #579 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:42:37 pm »

   Đọc từng bài thì từ bác Svailo, H3 Hùng, lucpet-abc, trung-truc... đều viết rất hay. Các bác miêu tả tỉ mỉ, chính xác với những cảm nhận, lý giải rất lý thú:

Trong thời gian chờ đợi sự phân tích của các nhà thực vật học. Tôi xin trả lời bác Bình Yên một cách tóm tắt như sau: cây họ dầu có nhiều chủng loại, có cả loại lá to và loại lá nhỏ. Trong khu tam giác chiến trường của chúng tôi từ ngã ba Con Voi đến Poipet vòng lên Đăng Kum phổ biến loại cây dầu lá nhỏ như thế này:
  Do đó mùa khô rất dễ cháy, ngày xưa vào mùa khô chú đội nhà ta coi theo hướng gió mà đốt. Pốt nó cũng đốt để mở rộng tầm cảnh giới! Nên rừng khộp mùa khô trống lốc, trơ lại những thân cây xạm đen. Nhưng cây khộp không chết nhờ có vỏ dày, chỉ vài cơn mưa đầu mùa là nó mau chóng lấy lại màu xanh, bên dưới chồi tranh mọc lên như những mũi chông nhỏ!
 *******88
  Mùa khô lá rụng ngập rừng , tới ngang ống chân . Khô khốc , giòn tan như bánh đa ( bánh tráng ) nướng . Hành quân vào , lá vỡ : " rô_ộp ... khô_ộp " lan dài theo suốt cả hàng quân . Rừng thường hay có 1 giống chim gì cứ kêu " cô_ô - khô_ốc , cô_ô - khô_ốc ... " . Giờ đây  nhắc lại , dường như còn nghe muốn " ngốt " cả người - khô khốc rừng dầu đất K !
Thế là thành tên ... " rừng khộp " ? .

   Nhưng ráp liền mạch giữa các bài lại thì hơi...  lùng bùng về tên gọi  ( từ đoạn viết về 'cây khộp' )

   Tuy nhiên cây khộp nó có họ với cây dầu nhưng không phải cây dầu vì cây dầu không rụng trụi lá vào mùa khô, vỏ cây khộp dày và "nứt nẻ" hơn vỏ cây dầu.


   Nếu hiểu theo cách của humxam ( chắc có tra cứu các nguồn 'chuyên môn' vì thấy trích dẫn toàn tên khoa học cao siêu  Grin),  thì:
   - Không có cây khộp
   - Chỉ có rừng khộp là rừng có nhiều cây họ dầu.
   -  Cây họ dầu có rất nhiều loại ( loài)
        +  Các bác nhà mình đã phân biệt được dầu dựa trên tiêu chí: loại lá lớn, loại lá nhỏ...
        +  Cây khộp của bác trungtruc thật ra là một cây thuộc loài dầu nào đó mà nhà thực-vật-hùm (hùm-ăn=cỏ) hồ nghi là chò chỉ )

   Hiểu vậy không biết có đúng không các bác ?

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2012, 05:36:17 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM