Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:49:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 319071 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #310 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 09:37:19 pm »

không biết f5 đóng ỡ ngã 3 con voi năm nào   :-
    Đến cuối năm 84,sau khi E2 theo đoàn rút quân về nước,số lính chưa đủ nghĩa vụ theo luật(nhập ngũ từ 82 về sau)được dồn lại,lấy dàn khung cán bộ từ b đến D chủ yếu của D2,có bổ xung một số cán bộ của E bộ và các D khác lập thành D2 biên phòng độc lập trực thuộc F5,làm nhiệm vụ chốt giử Poi pet,phía sau là E 10,F179 của bạn ,đóng quân rải từ Mo hơn,phum Diêng đến Đăng cum,thành một đường thẳng từ nam qua bắc lộ 5.Xa hơn nửa,khu vực Tà kông K'rao lại là khu vực chốt của 1 D ĐC của bộ.Lúc nầy E4 của F5 không biết được điều về đâu ,không nắm được.

   Như vậy thời điểm nầy khu vực biên giới chỉ còn một D là D2 BP của duc thao là đơn vị Việt nam duy nhất còn lại,phía sau là một trung đoàn K đảm nhiệm.Nhưng cũng chỉ sau đó ít lâu,khoảng đầu năm 1985,ta bắt đầu mở chiến dịch C85,tiến đánh toàn tuyến biên giới,đánh chiếm tất cả các căn cứ pot trên tuyến nầy,đồng thời triển khai tiếp công trình K5,công trình phòng thủ toàn tuyến biên giới K_Thái.Mục tiêu không biết có phải ta bố trí lúc nầy như vậy để dụ địch tập trung về đây không?Chỉ biết rằng thời điểm nầy nơi đây xảy ra rất nhiều trận đánh rất khốc liệt giửa lực lượng pot với các đơn vị của ta và bạn.Pot bị tiêu diệt khá nhiều,nhưng ta thiệt hại cũng không ít.

   Vào đầu chiến dịch C 85,riêng nhiệm vụ của D2 bp,cụ thể là C5 của duc thao được giao là chịu trách nhiệm đánh cặp biên giới Thái về hướng địa bàn của Pa ra ở Đăng cum,với quân số 80 tay súng(có lúc tăng cường lên đến trên 100).Ròng rả nhiều tháng trời,vừa thăm dò,vừa đánh,vừa bảo vệ dân công thi công công trình,lên đến gần Đăng cum(còn khoảng 3km),nhưng đơn vị cũng không bắt tay được với đơn vị nào của F9 đánh xuống theo như thông báo của cấp trên.Sau đó để đảm bảo theo đúng kế hoạch,D2 bp chúng tôi bàn giao địa bàn Poi pet lại cho bạn,kết thúc thời kỳ quân tình nguyện của ta chốt giử liên tục địa bàn nầy,hành quân cơ giới về địa bàn huyện Chi ka ren,tỉnh Siêm Riệp(cầu con rồng),thay địa bàn cho F 9.

   Như vậy theo bạn @hyvong đã viết,vào năm 1986,trên hướng Poi pet địa bàn của 1 D(D2 BP F5)lại được 1 F đảm nhiệm,còn hướng cầu con rồng,địa bàn F9 lại giao lại cho E7 đứng chân.

   Những địa danh bạn đả nêu,chắc có lẻ lính ta đặt lại sau nầy nên nghe lạ quá,hình như các huyện có sau nầy khi ta giải phóng Cao mê lai lần hai.Bạn có thể nói rỏ hơn một chút được không,thí dụ tính từ ngã ba con voi làm mốc,các khu vực bạn nói nằm ở hướng nào,khoảng cách bao xa để ae chúng tôi dể hình dung và tham gia cùng bạn.

   Những người lính F5 của chúng tôi thời kỳ trước đó rất muốn biết sau nầy khi sư 9 của bạn lên thay tình hình khu vực sẻ ra sau,vì vùng đất nầy có với chúng tôi rất nhiều kỷ niệm.Mong bạn hãy từ từ nhớ lại ,kể chi tiết hơn để mọi người được hiểu thêm liên tục về vùng đất nầy cho đến lúc ta bàn giao cho bạn để rút quân.Rất mong.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2011, 10:04:59 pm gửi bởi ducthao » Logged
hyvong
Thành viên
*
Bài viết: 265


« Trả lời #311 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2011, 06:17:51 pm »

  Theo bác kể thì từ 1985 trở về trước địa bàn của F9 ở Xiem Riep phải không bác? Còn địa danh em kể không biết có từ năm nào và ai đặt nhưng khi em qua năm 1986 thì đã nghe các anh đi trước gọi như vậy. Dưới ngã 3 con Voi khoảng 1km hướng phải đường bò vô khoảng 4 km là E pháo 42. Có bờ đê đập bể lớn rất cao. Đi theo bờ đê khoảng 5km vô tới ngã 3 đường buôn. Hướng trái vô suối Pon rô, hướng này đơn vị em đi truy quét thường xuyên nên em nhớ rõ, hướng phải trảng trống mêng mông ít cây cối em không biết địa danh vì hướng đó của đơn vị bạn, hướng này Pốt ít hoạt động vì địa hình trống. Còn biệt danh thành phố mìn ngã 3 cắt cơm ý nói lính mình qua ngã 3 này thường ít có dịp được nguyên vẹn trở về ăn cơm ở đơn vị. Còn đường Trần Lệ Xuân, nói về trận chiến mùa xuân đầy nước mắt không biết năm nào. Đó là các địa danh mà mấy anh lính cũ thường nói đến  từ ngã 3 con Voi quẹo trái hướng Cao Me Lai. Em chưa vào nơi đó chỉ nghe kể lại, bác có tham gia trận Nong chan 2 không kể em nghe với.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2011, 11:55:03 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #312 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 09:19:35 pm »

Các bạn ah. Hồi mình cầm cái quyết định chuyển ngành của Quân đoàn 4 do Tư lệnh thiéu tướng Nguyễn Văn Thược ký, mình cũng được ghi là sỹ quan dự bị hạng một. Hàng năm vẫn được BCHQS của quận mời họp. Nhưng lâu rồi sang cái tuổi 50 chẳng ai hỏi han gì nữa. Chỉ có bà tổ trưởng dân phố đến hỏi thu tiền an ninh thôi. Minh đang sinh hoạt hội CCB phường 1 Quận Gò Vấp thấy cũng vui vẻ. Ngoài ra minh nằm trong BLLCCB Sư đoàn 341 tại TP HCM nên vẫn tiếp xúc với anh em nên cũng thấy vui vẻ ấm áp tình c9o62ng đội lắm.
 Các bạn có nói đến căn cứ Sóng Thần (căn cứ 301 của QĐ4) đó. Hàng năm vào ngày thành lâp QĐ 20/7 mình có về Quân đoàn họp với anh em chiến hữu và thủ trưởng các đơn vị cũ, và cũng thỉnh thoảng về căn cứ đi đám cưới con cháu làm trong KCN Sóng Thần mới thấy được sự thay đổi trong đó. Căn cứ Sóng Thần bây giờ trở thành KCN mất rồi. Trong đó tràn ngập công nhân áo xanh áo vàng làm việccho các công ty nước ngoài như các bạn nói đó. Đi đường trong căn cứ bây giờ thấy màu áo xanh quân phục "khiêm tốn" lắm không như ngày xưa nữa đâu. Các đơn vị trực thuộc và BTL QĐ bây giờ nằm lọt giữa công ty và nhà hàng đám cưới, quán nhậu (kể cả Nhà khách A11 cũng là nơi cho thuê làm tiệc cưới). Cái thời Hoàng Kim ấy hình như xa rồi. Bao giờ các bạn về đấy các bạn hãy vào Nhà truyền thống nhé, hiện vật cũng ít thôi, bạn nào có cái gì của chiến trận thì gửo tặng...
Ngày trước chúng ta ai cũng có một thời oanh liệt trên chiến trường Miền Đông hoặc chiến trường CPC. Bây giờ thì "oanh" bay mất rồi, chỉ còn "liệt" ở lại thôi... Hihi. Bây giờ mà kêu mang ba lô hành quân bộ khoảng 5km thì chắc "bó chân.com" các bạn ah.
Đậu Thanh sơn
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #313 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 09:59:58 am »

  Theo bác kể thì từ 1985 trở về trước địa bàn của F9 ở Xiem Riep phải không bác? Còn địa danh em kể không biết có từ năm nào và ai đặt nhưng khi em qua năm 1986 thì đã nghe các anh đi trước gọi như vậy. Dưới ngã 3 con Voi khoảng 1km hướng phải đường bò vô khoảng 4 km là E pháo 42. Có bờ đê đập bể lớn rất cao. Đi theo bờ đê khoảng 5km vô tới ngã 3 đường buôn. Hướng trái vô suối Pon rô, hướng này đơn vị em đi truy quét thường xuyên nên em nhớ rõ, hướng phải trảng trống mêng mông ít cây cối em không biết địa danh vì hướng đó của đơn vị bạn, hướng này Pốt ít hoạt động vì địa hình trống. Còn biệt danh thành phố mìn ngã 3 cắt cơm ý nói lính mình qua ngã 3 này thường ít có dịp được nguyên vẹn trở về ăn cơm ở đơn vị. Còn đường Trần Lệ Xuân, nói về trận chiến mùa xuân đầy nước mắt không biết năm nào. Đó là các địa danh mà mấy anh lính cũ thường nói đến  từ ngã 3 con Voi quẹo trái hướng Cao Me Lai. Em chưa vào nơi đó chỉ nghe kể lại, bác có tham gia trận Nong chan 2 không kể em nghe với.
    Các địa danh bạn @hyvong đả nêu lên thuộc về sau năm 1985,khi mà D2 E2 F5(lúc nầy là D2 BP độc lập trực thuộc F5), đả bàn giao cửa khẩu Poi pet lại cho đ/v bạn (E10 F179,một sư đoàn quân số đa phần là con em có gia đình bị pot diệt chủng thuộc tỉnh Soai Riêng, Cam pu chia hay còn gọi là F mồ côi của bạn, đơn vị rất thiện chiến tạo bởi lòng căm thù pot).Đây cũng là sự kiện chấm dứt sự chốt giử của Quân tình nguyện ta đối với cửa khẩu Poi pet sau bao nhiêu năm giúp bạn.

   Qua tìm hiểu, thì địa danh "Thành phố mìn" là địa danh mà các ae sau nầy gán cho Mo hơn,nơi tiểu đoàn 2 E2 BP F5 đả từng chốt giữ (cuối 1984 giao lại cho D36,E 10,F179 bạn đứng chân,còn thời điểm năm 1986 của bạn không biết đơn vị nào chốt giử), "Ngả ba cắt cơm" hình như là đường tránh khu vực Mo hơn. Còn đường "Lệ xuân", ngày xưa lính sư 5 gọi là "Đại lộ kinh hoàng" thì là con lộ từ chốt Mo hơn phát triển tiếp về hướng Cao mê lai, còn đường đả gây nhiều thương vong cho rất nhiều đơn vị đả tham gia giải phóng và chốt giữ trước đó và kể cả đánh chiếm lại lần thứ 2 sau nầy.

  Riêng các trận đánh Nong chan 1 và 2, do các đơn vị của F9 tham gia trong chiến dịch C85, công trình K5 vào năm 1985,duc thao không đi theo trực tiếp đội hình F9, mà được giao nhiệm vụ đánh lên để bắt tay.Hướng Poi pet đánh về Đăng cum địch (lực lượng pa ra) cũng tổ chức chống trả rất quyết liệt suốt hàng tháng trời,đ/v duc thao vừa đi vừa đánh,chốt giử bảo vệ dân công phát triển lên để bắt tay cùng F9 trên đánh xuống (những sự kiện nầy có nêu lên trong to pic nầy ở những phần trước).

   Còn nhớ khi c5 D2 BP,F5 chúng tôi đánh lên còn cách khu vực Đăng cum chừng tầm 5 đến 7 km.Sáng sớm hôm đó bất ngờ nghe tiếng hỏa lực các cở vang lên từ hướng Nong chan như pháo giao thừa. Suốt gần 2 tiếng đồng hồ,chỉ nghe tiếng hỏa lực áp đảo,không nghe được tiếng đạn nhọn.Sau đó không gian trở lại lặng im,chỉ thỉnh thoảng có tiếng hỏa lực 2 bên bắn qua ,bắn lại.Do lúc nầy không có máy nên hướng chúng tôi không thể phân biệt nổi chổ nào là ta, chổ nào là địch.Ngày hôm sau nhận lệnh nhanh chóng về D (tiền phương)  để nghe quán triệt tình hình,mới biết một đơn vị thuộc F9 của ta trong quá trình phát triển đánh lên Nong chan,bị lọt vào ổ phục kích địch chờ sẳn với nhiều quả ĐH 10 treo trên ngọn cây chụp xuống.Kết quả là ta thương vong khá nặng nề,trận đánh phải dừng lại. Không biết sau đó ra sao,nhưng mãi những ngày sau đó nửa,khi đánh tới khu vực được phân công (cách Đăng cum còn khoảng 3 km nữa,)đ/v chúng tôi cũng được lệnh dừng lại,và bàn giao khu vực để nhận nhiệm vụ khác. Những trận đánh nầy bạn @hyvong chắc phải liên hệ với các ae F9 trong cuộc mới nắm rỏ hơn.

     
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #314 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 10:33:22 am »

 Theo bác kể thì từ 1985 trở về trước địa bàn của F9 ở Xiem Riep phải không bác? Còn địa danh em kể không biết có từ năm nào và ai đặt nhưng khi em qua năm 1986 thì đã nghe các anh đi trước gọi như vậy. Dưới ngã 3 con Voi khoảng 1km hướng phải đường bò vô khoảng 4 km là E pháo 42. Có bờ đê đập bể lớn rất cao. Đi theo bờ đê khoảng 5km vô tới ngã 3 đường buôn. Hướng trái vô suối Pon rô, hướng này đơn vị em đi truy quét thường xuyên nên em nhớ rõ, hướng phải trảng trống mêng mông ít cây cối em không biết địa danh vì hướng đó của đơn vị bạn, hướng này Pốt ít hoạt động vì địa hình trống. Còn biệt danh thành phố mìn ngã 3 cắt cơm ý nói lính mình qua ngã 3 này thường ít có dịp được nguyên vẹn trở về ăn cơm ở đơn vị. Còn đường Trần Lệ Xuân, nói về trận chiến mùa xuân đầy nước mắt không biết năm nào. Đó là các địa danh mà mấy anh lính cũ thường nói đến  từ ngã 3 con Voi quẹo trái hướng Cao Me Lai. Em chưa vào nơi đó chỉ nghe kể lại, bác có tham gia trận Nong chan 2 không kể em nghe với.
  E4-F5 có mặt tại Ni-mit từ năm 1979 đến đầu năm 1982 thì di chuyển vào Ta-Kong-Krao bàn giao toàn bộ đội hình Ni-mit,Mo-hon,poi-pet,Đăng-cum  cho E2 .Theo hướng đầu con voi (hướng phải tù Si-so-phon) đúng là qua 1 con suối cắt ngang đường vào Preu-ao .Nơi đây ,đầu năm 83 sau khi đánh chiếm Nong-chan thành lập đào 1 tuyến phòng thủ với hào sâu và con đê cao , chúng tôi phải đóng quân trên Nong-chan  khoảng 2 tuần để ổn định tình hình an ninh cho dân thi công tuyến phòng thũ này và sau đó hành  quân qua hướng svai-chet đánh chiếm cao điểm 175 .
  
Logged
hyvong
Thành viên
*
Bài viết: 265


« Trả lời #315 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 11:41:32 am »

Bac duc thao cho em hõi  Mìn ĐH 10 là Đễ chống tăng sao pot nó lại dùng treo nỗ được vậy 
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #316 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 12:25:06 pm »

Bac duc thao cho em hõi  Mìn ĐH 10 là Đễ chống tăng sao pot nó lại dùng treo nỗ được vậy 

Mìn ĐH 10 (định hướng) là loại mìn mà ngày còn ở chiến trường K lính ta thường dùng gài để sát thương địch xung phong khi phòng ngự, phá vật cản trong tiến công vào các căn cứ địch.Ngoài ra còn dùng trong phục kích,chốt chặn nhỏ lẻ để tiêu diệt sinh lực địch...do cấu tạo khi điểm hỏa,sức công phá sẻ tập trung về một hướng, kết hợp sức ép và các mảnh sát thương, không nghe nói dùng ĐH 10 để chống tăng bạn @hyvong ạ.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2011, 12:46:54 pm gửi bởi ducthao » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #317 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 01:04:45 pm »

   Trong KCCM khi đánh đồn bót địch , nếu hàng rào ít thì bộ binh cắt rào hay dùng bộc phá sào còn khi nào hàng rào nhiều ( từ 7 đến > 10) thì phải dung tới ĐH.10 để thổi (phá) hàng rào vì sức công phá của nó rất mạnh , dọn cửa mở để vào làm chủ mục tiêu .
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2011, 01:26:23 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #318 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 02:20:05 pm »

Bac duc thao cho em hõi  Mìn ĐH 10 là Đễ chống tăng sao pot nó lại dùng treo nỗ được vậy 

 Mìn DH10 là mìn định hướng, một khối 10kg chất nổ TNT cùng mảnh bằng dây thép phi 4 5 mm cắt ngắn khoảng 1cm được đúc lẫn vào với nhau, cùng loại có DH7 và DH20 còn mạnh nữa, trong KCCM ta thường dùng quét hàng rào dây thép gai đột phá cửa mở đồn bốt địch, chưa thấy ai "sáng kiến" dùng nó đánh cá cải thiện thôi, còn treo trên cây kích nổ chụp xuống là chuyện bình thường của thủ đoạn chiến đấu. Loại mìn này dùng quét BB thì ngon cực kỳ, chưa thấy nói dùng DH10 chơi TTG bao giờ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #319 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 06:19:50 pm »

   Nếu liên kết theo diển tả của Hyvong thì đơn vị của Hyvong đóng quân tại phum So-phia-a hoặc là tại Don-thơ-mo vị trí của đơn vị H3Hung đóng quân khi xưa,và ngày nay QD bạn cũng đóng quân tại vị trí này.
  Con đê và hào sâu tại preu-ao được khởi công vào đầu năm 1983 khi F5 đánh chiếm Nong-chan D1 E4 phải đóng quân và ăn tết tại trại tỵ nạn này để bảo đãm an ninh cho dân công ,theo tiêu chuẩn con hào đó phải sâu 2m và rộng 5m với dốc đứng để có thể chống được tăng tấn công,thời điểm này chợ búa cũng theo dân đến đây chúng tôi củng thường lên trại Nong-chan kiếm dầu ăn và đậu xanh đem ra preu-ao đổi rượu (thời điểm này đang cấm rượu toàn quân nên củng rất khó khi đem được rượu về tới dv) vì trên Nong-chan gà rất nhiều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM