Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:22:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 319067 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #260 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 05:40:29 pm »

Kính gởi các bác trong ban liên lạc truyền thống CCB e4 f5: Tôi có nhận được bản kế hoạch thăm lại chiến trường xưa của đoàn CCB e4 f5 phía Bắc. Xin post lên đây để các đồng đội cũ biết để liên lạc với nhau Grin

KẾ HOẠCH
BẢO ĐẢM CHO ĐOÀN ĐẠI BIỂU CCB E4 F5 CÁC TỈNH PHÍA BẮC
TRỞ LẠI THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA THĂM ĐƠN VỊ CŨ VÀ TÌM ĐỒNG ĐỘI
 
Tổng số đại biểu tham gia đi gồm 25 đ/c( trong đó có 6 nữ, 19 nam) Trong đó có 4 chị là thân nhân của các liệt sỹ: Chị Vũ Thị Yến – Nguyễn Thị Mát – Lê Thị Minh – Vũ Thị Thoái

A) Bảo đảm Về tổ chức: 25đ/c tổ chức thành một đoàn (chia ra 2 nhóm) các đ/c trong ban LLH trực tiếp phụ trách;
Đ/C Vũ Ngọc Sơn; NguyênT/tá CN chính tri E4 Đoàn Trưởng
Đ/C Ngô Hồng Mưu; Nguyên T/tá  TM E4  đoàn phó
Đ/C  Pham Văn Sơn; Nguyên T/úy .D Phó d2 e4 đoàn phó
Đ/C  Nguyễn Văn Trí ; Nguyên Đại úy D Trưởng d3 e4 đoàn phó
Đ/C  Vũ Thị Yến ; Thành viên kiêm thủ quỹ đoàn
Đ/C  Nguyễn Thị Hiếu ; Thành viên kiêm Kế toán, Quân y đoàn
•   Nhóm 01)= 9 đ/c Gồm  khu vực Thái nguyên + Hải phòng do đ/c Ngô Hồng Mưu phụ trách.
•   Nhóm 02) 16 đ/c, Gồm khu vực Hà Nội+ Hải dương + Hưng Yên, đo đ/c Nguyễn Văn Trí phụ trách.

B) Đảm bảo quân tư trang cá nhân và giấy tờ tùy thân
            * Các giấy tờ và Quân trang phải có –giấy chứng minh thư nhân dân- Thẻ bảo Hiểm y tế-  Quần áo đồng phục –Quân hàm- Quân hiệu- Mũ mềm- Huy hiệu cựu chiến binh. (Thống nhất các thành viên trong đoàn đi giầy tại các buổi chiêu đãi,  giao lưu gặp mặt trong thời gian đi tham quan).

C) Các điểm đoàn đến thăm viếng và thời gian
              * Thành Phố HCM 02 ngày  – Đơn vị e4-F5 Tây Ninh 01 ngày  – Tỉnh Đội Bình Dương  - Nhà anh Hai Phê 01 ngày – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu 04 ngày  – Tỉnh Đồng Nai, Long khánh, Biên Hòa 03 ngày

D) Bảo đảm về thời gian và phương tiện đi lại            
1) Đi từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại tổ chức đi bằng máy bay đoàn đã mua vé .
2) Tổ chức đi  các nơi cụ thể như sau;
*  20 giờ Ngày 24/4/2011, Các nhóm tổ chức cho anh em có mặt tại nhà ga sân bay Nội bai Hà Nội (21 giờ máy bay cất cánh đến 23 giờ đến sân bay TP hồ chí Minh sau đó đoàn cho xe đưa các đ/c về nghỉ tại nhà khách QK7. Nghỉ tại nhà khách QK7 ngày 25/4 đến 14 giờ ngày 26/4/2011. Từ 14 giờ ngày 26/4/2011 xe của ban liên lạc CCB e4 tp Hồ Chí Minh đón đưa đoàn đến giao lưu gặp mặt tại nhà hàng số 6 đường Huyền Chân Công Chúa Quận 1 đến 20 giờ xe đưa trả đoàn về nghỉ ở nhà khách QK7.
-   7 giờ sáng ngày 27/04/2011 xe tỉnh đội Bình Dương xuống đón đoàn đưa về thăm đơn vị cũ (e4-F5-QK7) ở Tây Ninh- chiều đơn vị tổ chức giao lưu gặp mặt anh em chiến sĩ trong đơn vị và đoàn trao quà kỷ niệm cho đơn vị. Tối đơn vị chiêu đãi- đêm đoàn nghỉ tại đơn vị.
-   7 giờ sáng ngày 28/04/2011 xe đưa đoàn đi tham quan Xa mát sau đó về thăm nhà anh Hai Phê và tặng quà cho gia đình. 11 giờ trưa đoàn về tỉnh đội Bình Dương ăn nghỉ. Đến 14 giờ xe đưa đoàn về Vũng Tàu.
-   Đêm ngày 28/04/2011 đến 16 giờ ngày 30/04/2011 đoàn đi viếng đài liệt sỹ tp Vũng Tàu (nghỉ 2 ngày ở Vũng Tàu).
-   Sáng ngày 01/05/2011 đoàn đi Xuyên Mộc, Đất Đỏ. Sau đó về nghỉ lại Vũng Tàu.
-   Sáng 02/05/2011 đi Châu Đức, tối về nghỉ tại Vũng Tàu.
-   7 giờ sáng ngày 03/05/2011 đoàn đi Long Khánh (nghỉ và tham qua khu vực Long Khánh thời gian từ trưa ngày 03 đến trưa ngày 04/05/2011).
-   14 giờ chiều ngày 04/05/2011 đoàn về Biên Hòa (ăn nghỉ tham quan tại Biên Hòa đến 14 giờ ngày 05/05/2011 xe đưa đoàn về sân bay Tân Sơn Nhất).
-   21 giờ ngày 05/05/2011 đoàn lên máy bay bay về sân bay Nội Bài.
-   23 giờ ngày 05/05/2011 xe đưa đoàn về nhà anh chị Thành Yến ở Quận Hà Đông Hà Nội nghỉ.
-   Sáng ngày 06/05/2011 đoàn tổ chức họp dút kinh nhiệm và công khai tài chính đợt đoàn đi tham quan.

E) Bảo đảm về thông tin liên lạc:
Toàn bộ các thành viên trong đoàn đăng ký số máy điện thoại của mình cho các trưởng nhóm. Và ghi lại số điện thoại của các đồng chí đoàn trưởng, đoàn phó để tiện việc liên lạc báo tin khi cần thiết.

F) Bảo đảm về công tác lưu giữ hình ảnh cho đoàn làm kỷ niệm:
Ban tổ chức đoàn đã nhờ đồng chí Phước ở tp Hồ Chí Minh đảm nhiệm làm phóng sự và dựng phim tài liệu (Sao đĩa gửi lại các đồng chí sau)

               Thái Nguyên ngày 05 tháng 04 năm 2011
                          TM Đoàn
                         Đoàn phó: Ngô Hồng Mưu
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #261 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 09:14:22 am »

Tôi vừa nhận được danh sách và số điện thoại của đoàn CCB e4 f5 các tỉnh phía Bắc vào Nam thăm đơn vị cũ, thăm chiến trường xưa và tìm đồng đội, xin post lên đây để các đồng đội tiện bề tham khảo và liên hệ:

DANH SÁCH ĐOÀN ĐẠI BIỂU CCB e4-F5- QK 7 (CÁC TỈNH PHÍA BẮC)
VÀO THĂM ĐƠN VỊ, THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA VÀ TÌM ĐỒNG ĐỘI
--------******--------
STT   Họ tên   Cấp bậc   Số CMND   ĐT   Quê quán
1   Vũ Ngọc Sơn   Thiếu tá      01673356328   Hà Nội
2   Ngô Hồng Mưu   Thiếu tá   090624301   0976679838   Thái Nguyên
3   Nguyễn Văn Phúc   Thiếu úy   090580427   01687323196   Thái Nguyên
4   Phạm Ngọc Quý   Thiếu úy   090802957   01686541035   Thái Nguyên
5   Bùi Duy Hùng   Thiếu úy   090957437   01694506491   Thái Nguyên
6   Chu Viết Sìu   Thiếu úy   090467347   0988415032   Thái Nguyên
7   Lê Đình Kiên   Thiếu úy   095056437   01693062069   Thái Nguyên
8   Dương Văn Thịnh   Thượng úy   090500026   01689343479   Thái Nguyên
9   Phạm Đông Hồng   Đại úy   031033005   0953730729   Hải Phòng
10   Phạm Văn Sơn   Thượng úy      0913591394   Hà Nội
11   Trần Trung Thành   Thượng úy      01299411636   Hà Nội
12   Ngô Văn Sở   Đại úy      01686953587   Hưng Yên
13   Nguyễn Tiến Dũng   Thượng úy      0986843519   Hải Dương
14   Phạm Huy Trì   Thiếu úy         Thái Nguyên
15   Nguyễn Văn Đoán   Thiếu úy         Hải Dương
16   Vũ Thị Hồng Thoái         0915723656   Hà Nội
17   Vũ Thị Yến         01665033988   Hà Nội
18   Nguyễn Thị Hiếu         0936017335   Hà Nội
19   Nguyễn Thị Mát            Hà Nội
20   Nguyễn Thị Trẫn            Hà Nội
21   Lê Thị Minh            Hải Dương
22   Nguyễn Văn Trí   Đại úy      0988529929   Hà Nội
23   Nguyễn Bảo Loan   Thiếu tá         Hà Nội
24   Tạ Thị Miến   Thiếu tá         Hà Nội
25   Trần Văn Uyên   Thượng úy      0904699223   Hưng Yên

Tổng số 25 đại biểu (trong đó có 4 gia đình liệt sỹ).
                              Người lập danh sách
                        Ngày 31 tháng 03 năm 2011
                              Ngô Hồng Mưu
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2011, 09:28:00 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #262 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 11:42:37 pm »

Tự nhiên đang miên man về tháng 2 & 3/79 ấy, bổng dưng muốn... chuyển hướng bất chợt làm mình trở về thực tại .

 Tiếp đi ông thượng sỷ già, hết trận Âm Leang rồi tới đâư nửa ...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2011, 09:31:21 am gửi bởi lamlinh31278 » Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 01:23:42 pm »

Tiếp đi ông thượng sỷ già, hết trận Âm Leang rồi tới đâu nửa ...

Những chuyện của tôi kể lại  sau này tự mình cảm thấy nhạt nhẻo nên tôi lười viết bác lamlinh ạ! Có lẽ vì nội dung chính của câu chuyện tôi đã kể hết ở trang 2 trong topic Ngã ba Con Voi rồi http://www.quansuvn.net/index.php/topic,8218.10.html.

Có thể tóm tắt lại rằng sau khi bị thương trong trận Bờ đê Trảng cháy thì tôi điều trị tại phẫu e4 ở cái phum Xoài, nơi đó có vài cái ao để lấy nước và đánh cá. Sau đó chúng tôi di chuyển lên phum Ruồi, tại đây tôi chứng kiến cảnh dân chúng tụ tập thành vòng tròn ven đường đất đỏ Amleang đập đầu xử tử 4 tên Ăng-ka ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân. Tôi nghĩ sau này có dịp về đúng chỗ đó nhắc lại chuyện xưa chắc nhiều người trong cuộc còn nhớ.

Sau đó di chuyển trở ra Udong đến ngã tư đường tàu giáp với lộ 52 thì dừng lại đó một thời gian. Tại đây tôi đã cứng cáp nên có tham gia với vài anh trong hội thương binh k23 đun đẩy một cái toa tàu cho nó chạy rồi nhảy lên để nó đưa mình đi với một cảm giác khoái tỉ như mình được đi tàu. Ngã tư đường tàu và lộ đất đỏ 52 là đây:




Rồi lại tiếp tục di chuyển, lần này ra lộ nhựa Udong gần bến phà công binh bắc bằng cầu phao để vượt sông Tôn-lê-sap. Tại đây chúng tôi đóng trong một khu đất hình chữ nhật rộng như một cái bến xe, xe ô tô tải chạy ra chạy vào đậu trong đó. Chúng tôi lúc đó là lính của k23 đóng chung với khối hậu cần trung đoàn bộ và một đơn vị Thanh niên xung phong thuộc tổng đội 3 biên giới. Tại đây tôi gặp thằng bạn học của em tôi ở gần nhà, nó biết tôi vì ngày xưa tôi học trên nó vài lớp. Đứa em này sáng sáng vẫn sang căn nhà sàn nhỏ chơi với tôi và mời tôi hút thuốc Hoa Mai Vàm Cỏ.

Cũng tại nơi đây vào một buổi sáng nọ ngồi phì phèo điếu thuốc với anh bạn trẻ TNXP ngay trên đầu cầu thang sàn nhà bỗng dưng nghe tiếng súng nổ. Thì ra có một anh sĩ quan hậu cần rút súng ngắn bắn chim đậu trên cành phượng vỹ hoặc cành cây me tây gì đó để lấy le với gái TNXP. Chim có trúng đạn hay không chẳng thấy nhưng tôi thấy anh súng ngắn kia bị cánh thương binh e4 chửi thề ỏm tỏi: ĐM mầy ngon mầy xách súng ra chiến trường mầy bắn/ ĐM thằng này láo đánh bỏ mẹ nó đi. Anh kia khôn hồn lủi ngay tắp lự. Chuyện này tôi đã kể đâu đó trong các topic tản mạn ngã ba Con Voi rồi, nay xin nhắc lại vì nó thuộc về kỷ niệm cho riêng đời mình.

Sau đó ít ngày, vào một buổi chiều tà tôi được giao trở về đơn vị. Về đến trung đội thì trời đã nhá nhem tối và trong cái bóng tối đó tôi lom khom gom lá khô trải thành lớp bên ụ mối để ngủ qua đêm...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2011, 05:26:09 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #264 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 03:28:58 pm »

Bác H3 Hùng ơi; không biết trên con đường đất đỏ từ ngả con voi vào vài km phía bên lề phải có mấy cái xác lính pốt mặc đồ đen đeo võng dù nằm sấp.chứ gần chỗ tụi em chốt thời điểm bác nói cũng có 1 cái xác như vậy. vì nằm gần chỗ tụi em .nên em còn chứng kiến cái xác chương lên ,xẹp xuống rối từ từ phân hủy.thật ra cái xác thì cũng bình thường thôi vì chiến tranh mà .cái mà em tiếc nhất là cái võng dù.vì võng của em lúc đó đang bị rách.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #265 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 05:17:33 pm »

Bác H3 Hùng ơi; không biết trên con đường đất đỏ từ ngả con voi vào vài km phía bên lề phải có mấy cái xác lính pốt mặc đồ đen đeo võng dù nằm sấp.chứ gần chỗ tụi em chốt thời điểm bác nói cũng có 1 cái xác như vậy. vì nằm gần chỗ tụi em .nên em còn chứng kiến cái xác chương lên ,xẹp xuống rối từ từ phân hủy.thật ra cái xác thì cũng bình thường thôi vì chiến tranh mà .cái mà em tiếc nhất là cái võng dù.vì võng của em lúc đó đang bị rách.

Cái xác chỗ tôi (đối diện hồ nước phum Diêng trung đoàn bộ e4 sau này) vào những ngày đầu trung tuần tháng 4/79 nó đã thành bộ xương khô rồi. Có lẽ nó là sản phẩm của f10 quân đoàn 3 thời giải phóng Poipet đầu tháng 1/79. Tôi không thèm nhặt lấy cái võng đeo ngang thắt lưng bộ xương khô mặc áo đen đó vì gớm bác ạ. Mà khả năng chẳng sử dụng được đâu, chắc là nó cũng mục nát theo thân xác chủ của nó rồi, hì.
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #266 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2011, 08:13:42 am »



Cái xác chỗ tôi (đối diện hồ nước phum Diêng trung đoàn bộ e4 sau này) vào những ngày đầu trung tuần tháng 4/79 nó đã thành bộ xương khô rồi. Có lẽ nó là sản phẩm của f10 quân đoàn 3 thời giải phóng Poipet đầu tháng 1/79. Tôi không thèm nhặt lấy cái võng đeo ngang thắt lưng bộ xương khô mặc áo đen đó vì gớm bác ạ. Mà khả năng chẳng sử dụng được đâu, chắc là nó cũng mục nát theo thân xác chủ của nó rồi, hì.
[/quote]he..he..
nếu nói về xác...sau khi đọc bài viết của các bác...tôi lại nhớ những tháng ngày ngồi gát đêm bên bờ sông kompongcham từ tháng 3/79 đến tháng 9/79 . sau khi lật cánh từ bến sambok ở kratie lên seamreap ở đến tháng 3/79 thì C5 tôi được lệnh về lại thị xã kompongcham làm nhiệm vụ ứng trực cầu phao và truy quét tàn quân + đi phối hợp với bộ đội kampuchia xây dựng chính quyền cấp phum xã . Về kompongcham , C5 tôi đóng quân trong chùa kompongcham ở phía tay phải bến phà , trước cổng chùa là bờ sông mekong có dãy chiến hào của pốt chạy dài dọc theo bờ sông , trong chiến hào đó , xác lính pốt tử trận khi quân ta bắn pháo cấp tập từ bên kia bờ sông sang trong chiến dịch đánh giải phóng k , nằm la liệt ...lủ khủ trong chiến hào .
Mỗi tối..đi gát đêm trước cổng chùa , tôi lại phải đối mặt với đám xác chết nằm chỏng gọng trong đủ loại tư thế ..chết ..và..chỉ cách chổ ngồi gát có 10m , đêm khuya thanh vắng ,gió thổi ào ào từ bờ sông lên  + tiếng cú mèo + tiếng đập cánh của lủ dơi quạ cả bầy đàn đeo bám trên hàng cây thốt nốt trong chùa ...dưới ánh trăng huyền ảo...ngồi gát..nhìn lủ pốt chết đang nhe răng cười ....
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #267 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2011, 05:20:01 pm »

He, hồi trưa này ngủ nằm chiêm bao thấy về thăm chiến trường xưa. Thấy mình đang đi trên con đường đất đỏ phía bắc phum Souria để đến Đăng Kum. Trong mơ cảnh vật hai bên đường vẫn như xưa, vẫn rừng dầu xen trảng cỏ. Vẫn cái nón cối để quên ven đường đất đỏ đoạn Preav (phum Pờ-riu). Giật mình tỉnh giấc mà bàng hoàng cả người. Có lẽ tại mấy ngày nay mãi trông tin xen lẫn nỗi tiếc bâng quơ vì đồng đội f5 đang về thăm chiến trường xưa ở Sisophon.

Ôi kỷ niệm chiến trường xưa của tôi là ngã ba Con Voi, là Souria, Suối Cạn, Suối Sâu, là Preav, Đang Kum, là Sophi, Takong Krao, Nong Mak Hê Hay... biết bao giờ có dịp thăm lại chốn xưa.

Mùa mưa sắp đến, nếu trời đổ mưa thì khó lòng qua được cái ngầm Suối Cạn bắc Souria này, huống hồ Suối Sâu Embarrassed
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #268 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2011, 11:00:36 pm »

Trong thời gian tôi bị thương điều trị ở bệnh xá trung đoàn 4 tại phum Ruồi vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1979 những người lính ở k23 chúng tôi chứng kiến 1 việc: Việc này tôi đã kể ở trang 2 topic Ngã ba Con Voi http://www.quansuvn.net/index.php/topic,8218.10.html nay xin trích dẫn ra đây nhằm mục đích giới thiệu một đồng đội cũ mới gặp hôm offline ở quán ốc Chú đội.

Sáng hôm đó, theo sự chỉ dẫn của dân địa phương, một đơn vị của ta xuất kích đi truy quét và bắt được 4 thằng Pôn Pốt mang về, bốn thằng này là chỉ huy Ăng-ca có nợ máu với nhân dân, bị dân địa phương căm thù sâu sắc. Bộ đội bàn giao 4 thằng này cho dân làng xử.

Buổi chiều hôm đó, ăn cơm xong, mấy thằng nằm viện chung rủ tôi cùng đi xem dân làng xử tội Pôn Pốt. Chúng tôi kéo nhau đi, cũng gần đây thôi, cách trạm xá vài trăm bước.

Pháp trường là một bãi đất trống ven đường đất đỏ, một đám người đông đúc quay tròn quanh bãi. Xa xa, cách đó vài chục bước chân, người ta đang đào hố chôn tập thể, và xa hơn nửa, mặt trời chênh chếch xế về Tây, tuôn trào lửa đỏ, trời tháng tư hầm hập nóng. Tôi xen vào đám đông cùng xem cảnh dân Campuchia hành quyết bọn Ăng-ca.

Trước mắt chúng tôi là bốn người đàn ông Campuchia vạm vở, đen đúa, trần trùng trục, quấn xà-rông, nằm sấp dưới đất, tay bị trói thúc ké ra sau lưng bằng khăn cà-ma, đầu bê bết máu. Máu loang lổ trên nền đất khô, trên những thân thể đang nằm thoi thóp. Họ bị đập đầu cũng đã lâu, máu trên đầu đang khô lại. Có người thở phì phọp, máu từ trong miệng người đó thổi ra từng bong bóng nhỏ, phồng lên, xẹp xuống...

Một ông già dáng người quắt thước, vẻ mặt căm phẩn, đi vòng quanh, cầm cây đập thẳng cánh vào đầu từng thằng nghe bốp bốp. Những người bị đập đầu có vẻ tê liệt rồi, không nghe la, không dẫy dụa, chỉ thấy một người còn sức co giật từng cơn nhẹ nhẹ.

Một phụ nữ trọng tuổi, dáng người ốm yếu, nước mắt nước mũi ròng ròng, bà vừa đánh, vừa khóc, vừa kể, cảnh tượng thật bi ai, thê thảm! Không biết tiếng, nhưng tôi hiểu bà đang kể tội mấy thằng này đã giết chồng bà, giết con bà, để lại một mình bà đau khổ tàn tạ trong tuổi xế chiều. Bà không có sức, bà đánh không đau, bà đánh như mẹ đánh con, không hung ác, không giận dữ. Bốn thằng Pôn Pốt đó sắp chết rồi, không thấy phản xạ vì trước những cái đánh của bà. Chỉ thấy máu trên đầu chúng bê bết, bê bết trên những cái đầu đen, tóc quăn tít.

Đứng coi hoài cũng chán, tôi bỏ ra, đi về. Đầu nghỉ mông lung, đúng là nợ máu trả bằng máu. Mình giải quyết mấy thằng Ăng-ca theo cách này hay quá, những người dân của cái làng này vậy là không còn đường lùi, phải triệt để xây dựng chính quyền mới, triệt để tiêu diệt Pôn Pốt, không để nó có cơ hội quay về trả thù tàn khốc.

Hôm nay dẫn lại chuyện này để thông tin thêm cho các bạn biết đơn vị được dân địa phương dẫn đi bắt 4 tên Pốt trốn trong rừng đó là d6 của e174 f5. Và 1 trong những người áp giải 4 thằng lục thum của Pốt giao cho dân xử tử đó là anh Hoàng "đế" lính k12 d6 e174. Anh Hoàng đế có biệt danh trên vì ngày xưa anh chuyên trị cái đế cối 82 của đại đội hỏa lực thuộc d6 chứ anh không dính dáng gì với hoàng đế Bảo Đại cả, hì.

Theo thông tin của Hoàng "đế" thì 4 thằng lục thum Pốt đó ta chưa kịp khai thác tin tức gì cả mà giao trả cho dân làng ngày vì dân nơi đó quá căm phẫn xin được giao 4 thằng ác ôn đó cho họ xử tội.

Đây là anh Hoàng "đế" e174 và H3 Hùng e4 những người trong cuộc chiến ở Amleang thuở nọ

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2011, 06:08:58 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #269 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2011, 11:34:45 pm »

Trong buổi viếng nghĩa trang liệt sĩ sáng 24/4/2011 tôi gặp lại một người quen cũ mang quân hàm đại tá, biết là quen vì anh đi thăm nghĩa trang liệt sĩ trong đội hình ban liên lạc truyền thống CCB trung đoàn 4 nhưng tôi không rõ anh ở đơn vị nào. Đứng ngoài hỏi thăm thì anh Thái lính 78 làm quân nhu tiểu đoàn 3 nói đó là anh Lai, thời mình thì anh làm quân nhu trung đoàn.

Nghe và biết vậy thôi, đến khi ngồi quây quần bên nhau nghe anh em hỏi thăm anh làm tới chức nào thì anh kể trước khi về hưu anh là Phó chủ nhiệm Cục Hậu Cần quân khu 7, mang lon đại tá hai lần nâng lương sau 41 năm đi lính. Tôi vọt miệng hỏi vậy chứ anh Lai về hưu năm nào? Anh trả lời mới về hưu vào cuối năm 2010.

Ngồi nói chuyện một hồi anh mới nói tới cái vất vả khi trung đoàn chuyển cứ từ ngã ba Con Voi về Takong Krao năm 1982, lúc đó anh coi kho gạo ở chùa Takong. Nghe anh kể tới đây thì tôi khoái quá, tôi mới nói ngày xưa c13 nằm canh gác vòng ngoài cái chùa Takong Krao đó để bảo vệ kho gạo của anh, anh có nhớ không?

Sau đó tôi đề nghị chụp chung với anh 1 tấm hình để đưa lên mạng quân sử cho anh em các nơi trong đơn vị cũ nhận diện người quen vào mùa mưa 1982 đã từng làm "chủ" kho gạo e4 ở chùa Takong Krao đây.

Chuyện này tôi đã nhắc đến ở trang 33 trong topic ngã ba Con Voi nay xin dẫn ra đây để anh em nhớ lại:

Các đơn vị tham gia chiến dịch C81 lần lượt rút khỏi Tà-cuông, riêng tiểu đoàn tôi thì còn nán lại tại đó một thời gian để bảo vệ cái phum này.

Đầu mùa mưa 1982 Tà-cuông Krao đã trở thành một căn cứ hậu cần lớn của trung đoàn 4. Trước đó, tôi thấy từng đoàn xe tải lần lượt chở gạo, chở đạn đến chất đầy có ngọn trong chùa Tà-cuông, riêng đạn được chất tràn cả ra khoảng đất trống phía sau chùa. Đợt vận tải kết thúc thì mùa mưa 1982 cũng chính thức bắt đầu.


Những người Takong năm xưa nay thế này: bác Lòng vệ binh e4, H3 Hùng, bác Lai quân nhu, bác Hữu lái xe e4



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM