Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:32:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sử học Việt Nam  (Đọc 69941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:25:24 pm »

Khó khăn

Qua kết luận của Đại tướng cho thấy vị Tổng Tư lệnh chiến dịch dường như không đặt hết tin tưởng vào cách “Đánh nhanh giải quyết nhanh”; mặc dù ông vẫn tỏ ra tôn trọng ý kiến của tập thể.

Điều băn khoăn này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện trong Hồi ký: “Từ hội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tính, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phía viên đi nắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trung tâm. Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi thọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa”(1).

Điều cần nói thêm ở đây là các khẩu pháo 105mm của ta được xe ôtô kéo vào cách trận địa dã chiến từ 9 đến 12 km tùy theo vị trí bố trí. Ngày bắt đầu kéo pháo bằng tay là ngày 15-1-1954 với dự kiến ban đầu là chỉ từ 4 đến 5 ngày là pháo sẽ vào đến trận địa. Nhưng thực tế, lại không như thế, bộ đội chưa có kinh nghiệm kéo các phẩu pháo nặng trên 2 tấn, trong khi máy bay của Pháp liên tục quần lượn, bắn phá nên tốc độ kéo pháo rất chậm. Đêm trước ngày 20-1, ngày dự định nổ súng, pháo vẫn chưa vào đến vị trí, buộc Bộ Chỉ huy chiến dịch phải lui ngày nổ súng đến 25-1-1954.

Mặt khác, cứ mỗi ngày trôi qua, tin tức từ ba nguồn là các đơn vị đang triển khai bao vây; từ trinh sát của bộ và từ tin của dịch thu qua vô tuyến điện dồn dập báo về Sở chỉ huy cho thấy quân Pháp đang khẩn trương tăng thêm lực lượng sự bố phòng, đặc biệt là ở các điểm cao phía Đông tập đoàn cứ điểm, khiến Đại tướng càng thêm suy nghĩ. Ông nhớ lại: “Tôi được biết ở Mường Thanh, quân địch đã có thêm nhiều xe tăng và trên bốn chục khẩu pháo 105 và 155 ly. Ở nhiều cứ điểm, địch đã xây dựng công sự kiên cố. tôi đặc biệt chú ý hệ thống công sự phụ, những hàng rào dây thép gai và bãi mìn địch không ngừng mở rộng mỗi ngày, có nơi đã rộng tới hơn 100m, thậm chí 200m. Ngày 24-1-1954, Cục 2 báo cáo, trong ngay địch vừa tăng cường cho Điện Biên Phủ thêm một tiểu đoàn, đưa lực lượng lên tới 10 tiểu đoàn (thực tế lúc đó dịch đã có 12 tiểu đoàn). Những cứ điểm phía tây, nơi mũi chính Đại đoàn 308 sẽ đột phá, tuy không mạnh như một số cao điểm, nhưng nằm trên cánh đồng trống, bộ đội không có địa hình ẩn náu, địch dễ sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay và lực lượng phản kích đối phó. Đồng chí Hiếu (Chánh văn phòng Bộ) nhận xét: “Công tác tư tưởng mới nhắc nhiều tới quyết tâm mà ít bàn cách khắc phục những khó khăn trong trận đánh”. Gần ngày nổ súng, cơ quan tác chiến báo cáo: trung đoàn trưởng Hoàng Cầm ở 312, đề nghị trả lại bớt pháo, vì được trao quá nhiều pháo! Đây là hiện tượng cần chú ý. Chưa bao giờ một đơn vị đột kích lại từ chối pháo phối thuộc”(2).

Sử dụng cách đánh như thế nào cho có hiệu quả, vừa hạn chế tổn thất vừa có thể giành thắng lợi là biểu hiện rõ nhất tài cầm quân của người chỉ huy ngoài mặt trận. Đây là trận đánh quyết định. Điều đó sẽ khiến vị Tổng Tư lệnh chiến dịch càng thêm băn khoăn, suy nghĩ. Đại tướng thổ lộ: tôi cảm thấy như cả tháng đã trôi qua. Mỗi ngày, tôi càng nhận thấy rõ là không thể đánh nhanh được. Lời Bác dặn trước lúc lên đường và nghị quyết Trung ương hồi đầu năm lại văng vẳng bên tai: “Chỉ được thắng, không được bại, vì bại là hết vốn”!

“Đêm ngày 25 tháng 1 năm 1954, tôi không sao chợp mắt. Đầu đau nhức. Đồng chí Thùy, y sĩ, buột lên trán tôi một nắm ngải cứu”. Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh? Vấn đề tiếp tế khó khăn chỉ là một lý do. Chúng ta không phải hoàn toàn không có cách khắc phục khó khăn này. Lý do chính là e thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn? Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài”(3).

Ba khó khăn hiện lên rất rõ.

Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều.

Thứ hai, trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập. Vừa qua, có trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phối hợp thế nào!

Thứ ba, bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15 km, và rộng 6-7 km...

Theo Đại tướng thì tất cả mọi khó khăn đó đều “chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục”. Nhưng giờ giải quyết ra sao thì chính ông cũng chưa biết rõ.


(1) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.921-922.
(2) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.923.
(3) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.923-924.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:29:44 pm »

Thay đổi

Pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Nhưng ông đã quyết định hoãn trận đánh, dù biết rằng sẽ tác động đến tinh thần bộ đội. Đây thực sự là lúc bản lĩnh của người cầm quân lớn được thể hiện.

Kế hoạch hoạch bị lộ

“Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác, dù bộ đội có thắc phắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”; Đại tướng hồi tưởng trong hồi ký(1).

Cần nói rõ thêm một điều là, mặc dù đã kéo hết pháo vào trận địa, nhưng ngày nổ súng mở màn dự định chiều 25-1-1954 lại được quyết định lùi thêm 24 tiếng nữa, lý do là vì một chiến sĩ của ta bị địch bắt trước đó, sợ khai ra sẽ lộ giờ nổ súng. Tuy nhiên trên thực tế, sau này, trong quá tình đọc các sách, hồi ký của phía Pháp, chúng tôi thấy phía Pháp đã nắm rõ ngày, giờ nổ súng của ta.

Về việc bộ Chỉ huy Pháp cũng nắm được kế hoạch nổ súng của ta, ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo trong thời gian diễn ra chiến dịch, kể lại: “Đêm 22-1, tôi nhận được tin: “Địch biết rất rõ kế hoạch của ta đánh Điện Biên Phủ”. Sáng 23-1, sau khi tập hợp tin tức tình báo cả đêm, tôi đến trực tiếp báo cáo với Tổng Tư lệnh về việc địch đã có được kế hoạch cụ thể của ta, đánh ở đâu, ngày giờ nào, cách đánh như thế nào. Việc làm của tôi là rất nguy hiểm, vì trong kỷ luật chiến trường, khi Bộ Tổng Tư lệnh đã hạ quyết tâm, khi mệnh lệnh đã ban ra thì ở dưới nhất nhất thi hành, cấm tất cả các tướng sĩ không được nói khác đi làm người chỉ huy nao núng…

Đại tướng nghe báo cáo, không phải đã tin ngay. Một cái rất đặc biệt là ông ra lệnh kiểm tra lại tin này. Trực tiếp tôi phải xác định lại tin này, không được qua báo cáo nữa… Ông Giáp cũng trực tiếp xuống tận lán của tình báo kỹ thuật, yêu cầu người thu được tin địch biết động thái của ta giải thích. Trong các  chiến dịch lớn, không bao giờ Tổng Tư lệnh lại đi kiểm tra trực tiếp một chuyện nhỏ như thế.

Tôi ra sát Điện Biên Phủ, dùng ống nhòm và tai nghe để kiểm tra tình hình, thấy nó vẫn đang nhảy dù xuống. Lúc bấy giờ các tướng lĩnh đã được phái đi đốc chiến hết. Ở Sở chỉ huy chẳng còn mấy người. Đến chiều, tôi tổng hợp và báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi lại khẳng định là địch biết rõ kế hoạch của ta và có kế hoạch cụ thể đế đối phó… Tôi cứ nhấn mạnh về việc kế hoạch của ta đã bị lộ. Đại tướng không kết luận gì, chỉ nói: “Báo cáo thế là được rồi”, nhưng ra lệnh cho tôi không được báo cáo tin đó với bất cứ ai, nhất là với cố vấn. Các ông cố vẫn vẫn luôn xuống chỗ tôi hỏi han tình hình”(2).

Quyết định

Đại tá Hoàng Minh Phương kể lại: “Sáng 26-1, Đại tướng cho liên lạc gọi tôi lên gặp lúc 5 giờ. Lên đến nơi, thấy ông quấn đầu, rồi trầm ngâm bên bàn tre. Tổi hỏi: “Anh nhức đầu hay sao mà quấn ngải cứu?”. Ông nói: “11 ngày đêm qua mình trăn trở, suốt đêm qua không ngủ, chiều nay trận đánh bắt đầu, nhưng những yếu tố thắng lợi không nắm chắc”. Ông bảo tôi báo với đồng chí Vi Quốc Thanh ông sang làm việc sớm.

Cuộc làm việc sáng sớm ngày 26-1 với Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh, được Đại tướng nhớ lại: “Ông Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn nắm ngải cứu trên trán tôi. Đồng chí ân cần hỏi thăm sức khỏe, rồi nói: Trần đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao? Tôi đáp: “Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch kế hoạch đã định… Tôi nói tiếp ba khó khăn lớn của bộ đội rồi kết luận:

- Nếu đánh là thất bại.

- Vậy nên xử trí thế nào?

- Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập ekét, chuẩn bị lại theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”. Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói: tôi đồng ý với Võ Tổng, tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn.

Thời gian gấp. Tôi cần họp Đảng ủy để quyết định. Và đã có dự kiến cho 308 tiến về phía Luông Phabăng, bộc lộ lực lượng chừng nào, kéo quân địch về hướng đó, không để chúng gây khó khăn khi quân ta kéo pháo ra…

Cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Vi diễn ra khoảng hơn nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh thắng nhanh mới giành thắng lợi”(3).


(1) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.924-925.
(2) Nhiều tác giả: Chuyện những người làm nên lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.68.
(3) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.925,926
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:31:53 pm »

Cuộc họp bất thường của Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ được triệu tập ngay sáng 26-1-1954, chỉ trước giờ dự định nổ súng chừng 10 tiếng đồng hồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Khi tôi quay về Sở chỉ huy, các đồng chí trong Đảng ủy đã có mặt đông đủ. Tôi trình bày những suy nghĩ đã có từ lâu chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.

Mọi người im lặng một lúc. Anh Lê Liêm, Chủ nhiệm Cính trị, phát biểu:

- Đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao?

Anh Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Cung cấp, nói:

- Tôi thấy cứ giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được.

Tôi nói: Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng.

Đồng chí Hoàng Văn Thái nói:

- Anh Văn cân nhắc cũng phải… Nhưng lần này ta có ưu thế về binh lực, pháo 105 và pháo cao xạ xuất hiện lần đầu sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn tôi thấy nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi.

Trao đổi một hồi chưa đi tới kết luận, cuộc họp tạm dừng một lát. Khi cuộc họp tiếp tục, tôi nói:

- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: “Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”.

Anh Lê Liêm nói: Anh Văn nêu câu hỏi thật khỏ trả lời. Ai dám bảo là sẽ chắc thắng trăm phần trăm!

Anh Đặng Kim Giang nói tiếp: Làm sao dám đảm bảo như vậy!

Tôi nghĩ với trận này, ta phải đảm bảo chắc thắng trăm phần trăm.

Bây giờ anh Hoàng Văn Thái mới nói: Nếu yêu cầu chắc thắng trăm phần trăm thì khó.

Lát sau, Đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.

Tôi kế luận: Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “Đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.

Sau đó, tôi phân công cho anh Hoàng Văn Thái ra lệnh cho các đơn vị bộ binh, tôi ra lệnh cho pháo binh và trao nhiệm vụ mới cho 308.

Tôi gọi điện thoại cho pháo binh: Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (Bí danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh(2).

Đại đoàn chủ công của đồng chí Vương Thừa Vũ cũng nhận được lệnh của Đại tướng nhanh chóng tiến sang hướng Luông Phabăng (Lào) ngay 16 giờ chiều hôm đó, không được hỏi lý do hoãn nổ súng. Các chỉ huy đơn vị đều triệt để chấp hành mệnh lệnh. Đại tướng viết tiếp: Tình hình lúc này không cho phép dùng điện đài báo cáo với Trung ương, ngay tối hôm đó tôi viết thư hỏa tốc đề nghị Bộ Chính trị và Bác cho chuyển sang phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” quyết giành thắng lợi nhưng chiến dịch sẽ phải kéo dài, cần khắc phục những khó khăn lớn về hậu cần. Đồng chí Nguyễn Công Dinh, một cán bộ tác chiến, được lệnh dùng chiếc xe Jeep duy nhất của cơ quan tham mưu, mang thư đi gấp suốt ngày đêm về khu căn cứ.

Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”(2).


(1) Tổng tập Hồi ký, Sđd, 927-928.
(2) Tổng tập Hồi ký, Sđd, 929.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:36:25 pm »

Chuyện bây giờ mới kể

Thời gian từ ngày 26-1 đến ngày nổ súng thực sự mở màn chiến dịch 13-3-1954 chỉ hơn một tháng rưỡi, nhưng rát cần thiết và quý giá. Nó quyết định thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thằng nào bảo lui?

Với lực lượng dân công khổng lồ huy động được, trên 260.000 người, với đủ loại phương tiện chuyên chở, bằng quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể khắc phục được, bảo đảm đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 5 vạn bộ đội và hàng vạn dân công ngay tại mặt trận, mở hàng chục kilômét đường để đưa pháo vào tận trận địa.

Bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh gục ý chí tiếp tục chiến tranh của chúng (mặc dù tổn thất của địch ở Điện Biên Phủ chỉ chiếm khoảng 4% tổng số binh lực của đôi quân viễn chinh Pháp trên toàn Đông Dương), buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương và Việt Nam vào ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên bán đảo này.

Trở lại việc xác định tác giả của sự thay đổi phương châm tác chiến, hẳn bạn đọc đã rõ là ai sau khi đọc toàn bộ vài viết này. Tuy nhiên, những người trong cuộc đã cho chúng ta biết thêm những điều thú vị.Đại tá Hoàng Minh Phương cho biết không phải ai cũng đồng tình với quyết định của Đại tướng: “Khi lệnh rút quân dời ngày đánh đến các đại đoàn, anh em nhiều người không hiểu, nói “Sao lại rút? Cẩn thận Việt gian hoang báo. Thằng nào bảo lui?”. Họ biết đâu người quyết định và ra lệnh rút lui chính là vị Tổng Tư lệnh của họ”(1).

Còn Thượng tướng Trần Văn Quang, nguyên là Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhớ lại: “Khi Đại tướng ra quyết định chuyển phương châm, mọi việc phải làm thật nhanh, rút người và pháo ra đồng thời rời chỉ huy sở vào Mường Phăng. Nhớ một đêm hành quân, trời sáng trăng, trên đường vào Mường Phăng, chúng tôi gặp dân công đi ra, có người nói: “Chưa đánh vào đã rút, thế mà nói là quyết tử”. Nhiều người thắc mắc, kể cả trong các cán bộ. Địch rải truyền đơn trong có thư của Đờ Cátxtơri (Chỉ huy tập đoàn cứ điểm) thách tướng Giáp đánh Điện Biên Phủ. Tôi tự nhủ: “A, thắng này chuẩn bị sẵn sàng rồi, nó mong đánh mà mình không đánh, rút đi là đúng”(2).

Đoàn cố vấn cũng thấy đánh nhanh không ổn

Đại tá Hoàng Minh Phương viết: “Nhiền năm sau ta mới biết thực ra ông Vi Quốc Thanh cũng thấy đánh nhanh không ổn, ngày 24-1, ông ấy điện về xin ý kiến Quân ủy Trung ương Trung Hoa và Mao Chủ tịch, nhưng đến sáng 27-1 mới nhận được câu trả lời”(3). Chi tiết này trùng với chi tiết mà một giáo sư sử học, năm 2004 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đoàn cán bộ nghiên cứu, cựu chiến binh của ta sang dự Hội thảo khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ tổ chức tại Trường Đại học Trịnh Châu (Trun Quốc) công bố, chi tiết này lại sưu tầm được từ một bài viết của một học giả Trung Quốc.

Như thế, quyết định thay đổi phương châm “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, hoãn nổ súng mở màn chiến dịch, đã được đưa ra bàn tập thể trong Đảng ủy Mặt trận và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào sáng ngày 26-1-1954, sau khi có trao đổi với Trưởng đoàn Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh. Còn bức điện trả lời của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc thay đổi phương châm, đến ngày 27-1, Đoàn Cố vấn mới nhận được.

Về quyết định thay đổi phương châm tác chiến, năm 2004, tác giả bài viết này có dịp gặp bác Thanh, nguyên là khẩu đội trưởng Khẩu đội pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau này nghỉ hưu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi hỏi: “Các bác vừa mới kéo pháo vào hôm trước rất vất vả, hôm sao lại được lệnh kéo pháo ra, bác có bực mình không?”. Bác cười, trả lời: “Bực mình là thế nào! Tôi và anh em cảm thấy mừng là đằng khác, vì vào đến nơi thấy hầm hố cho pháo mới làm xong, nhưng thấy không an toàn, còn sơ sài lắm, lộ lắm. Nó (Pháp) mà phát hiện, pháo nó giã cho mấy quả thì cả pháo và người đi đứt. Nên được lệnh kéo pháo ra, không ai kêu ca gì”.

Còn ông Nguyễn Việt, cán bộ Cục Quân báo, hồi thưởng: “Khi nghe Đại tướng lệnh rút pháo, lui quân chờ đánh, tôi thấy quyết định của ông thật chính xác và phúc đức. Thực tế về sau càng đánh càng thấy nếu ta đánh nhanh, thắng nhanh như ban đầu thì thua rồi. Công lao của bác Giáp lớn lắm, không có quyết định ấy của ông thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ”(4).

Ngay cả phía Pháp, một học giả đã viết một cuốn sách nhan đề Tướng Giáp suýt thua trận ở Điện Biên Phủ, đề cập đến việc vì ông thay đổi phương châm tác chiến nên mới giành được thắng lợi.

Cũng trong Hồi ký, Đại tướng ghi lại: “Chỉ mười năm sau (1964), nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một số các đồng chí phụ trách các đại đoàn mới nói thực với tôi ý nghĩ của mình. Chính ủy Đại đoàn công pháo (351) Phạm Ngọc Mậu, sau này là Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nói: “Khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là “Được lời như cởi tấm lòng”. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn, sau này là Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”. Riêng đại đoàn trưởng (38) Vương Thừa Vũ, sau này là Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nói: “Ở Thẩm Púa, nghe phổ biến pháo binh của ta sẽ bắn hai ngàn viên pháo 105, ai cũng trầm trồ, cho rằng quân địch sẽ tan nát. Nhưng tôi hoàn toàn không tin như vậy. Ở Tu Vũ (trong chiến dịch Hòa Bình Đông - Xuân 1951-1952-T.G.), địch đã bắn năm ngàn quả pháo mà đồn vẫn bị trung đoàn 88 tiêu diệt. Hai ngàn quả pháo với một tập đoàn cứ điểm rộng nhiều cây số vuông như Điện Biên Phủ có là bao. Tôi nghĩ nếu lần đó cứ: “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”, thì cuộc kháng chiến có thể lùi lại mười năm!”(5).


(1) Chuyện những người làm nên lịch sử, Sđd, tr.75.
(2) Chuyện những người làm nên lịch sử, Sđd, tr.69.
(3) Chuyện những người làm nên lịch sử, Sđd, tr.75.
(4) Chuyện những người làm nên lịch sử, Sđd, tr.78.
(5) Tổng tập Hồi ký, Sđd, 929.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:37:59 pm »

Thay lời kết

Cuối tháng 12-2009 vừa qua, chúng tôi có dịp gặp, làm việc với đoàn cán bộ viết chuyện về Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc và đồng chí Vi Quốc Thanh của Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng Trung Quốc, sang Việt Nam tìm tư liệu và khai thác các nhân chứng từng tiếp xúc và biết về các thành viên trong Đoàn Cố vấn, đặc biệt là đồng chí Vi Quốc Thanh. Trong buổi làm việc với Đoàn cán bộ quân đội Trung Quốc, chúng tôi đã trao đổi với Đoàn những kết quả nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khẳng định Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ, đóng góp to lớn, hiệu quả của Đảng, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, của Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc và cá nhân đồng chí Vi Quốc Thanh vào thắng lợi của nhân dân, quân đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, chúng tôi đã cùng với các đồng chí cựu chiến binh làm rõ một số vấn đề, sự kiện lịch sử, trong đó khẳng định tác giả của việc thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đoàn cán bộ Trung Quốc đã cảm ơn các đồng chí cựu chiến binh và những nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam đã tiếp Đoàn, cung cấp nhiều tư liệu quý về hoạt động của Đoàn Cố vấn và đồng chí Vi Quốc Thanh trong thời gian sang giúp Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng chí Trưởng đoàn, Đại tá Lương Đức Võ, đã chuyển lời mời của phu nhân Thượng tướng Vi Quốc Thanh, mời các đồng chí cựu chiến binh Việt Nam đã từng làm việc với đồng chí Vi Quốc Thanh, sang thăm Trung Quốc và đến nhà riêng của bà. Đồng thời, Đoàn còn nhờ chúng tôi chuyển tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp một món quà là chiếc bình cắm hoa bằng sứ rất đẹp, với lời chúc Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ. Chúng tôi đã chuyển món quà quý đó cho phu nhân Đại tướng, bà Đặng Bích Hà.

So sánh lực lượng hai bên ở Điện Biên Phủ

1. Quân đội Liên hiệp Pháp - có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá tình diễn biến chiến dịch, được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính dù).

- Có 3 tiểu đoàn pháo 105mm gồm 24 khẩu, sau đó được tăng viện 4 khẩu nữa.

- 1 đại đội pháo 155mm gồm 4 khẩu.

- 2 đại đội súng cối 120mm gồm 20 khẩu.

- 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (có 7 khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng).

- 1 tiểu đoàn công binh.

- 1 tiểu đoàn xe tăng 18 tấn gồm 10 chiếc loại M-24 của Mỹ.

- 1 đại đội xe vận tải gồm 200 chiếc.

+ Ngoài ra, còn có 100 chiếc máy bay Đakota C47, 16 chiếc Packet C119 thuộc lực lượng không quân vận tải của Pháp và 1 số máy bay dân dụng của Mỹ, 168 máy bay ném bom của không quân và hải quân, trong đó có 48 chiếc B.26 - Invader: 8 chiếc B24 - Privater; 112 máy bay cường kích các loại như F6F - Hellcat; F8F - Bearcat; Helldiver SB2C, Corsai F4U.

+ Tập đoàn cứ điểm có quân số khoảng 16.000 chia làm 3 phân khu: Bắc, Trung tâm, Nam; với 8 trung tâm đề kháng tổng cộng là 49 cứ điểm. Có hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam

- Có 4 đại đoàn bộ binh (308, 312, 304 và 316) gồm 10 trung đoàn và 1 đại đội công binh - pháo binh 351).

- Trung đoàn 45 lựu pháo 105mm gồm 24 khẩu.

- 1 trung đoàn 675 sơn pháo 75mm gồm 24 khẩu.

- 4 đại đội súng cối 120mm gồm 16 khẩu.

- 1 tiểu đoàn gồm 12 dàn hỏa tiễn 6 nòng - H6.

- 1 tiểu đoàn ĐKZ 75mm và súng cối 82mm gồm 54 khẩu.

- Trung đoàn 367 pháo cao xạ 37mm gồm 36 khẩu.

- Súng máy phòng không 12,7 mm gồm 132 khẩu của các đơn vị pháo cao xạ và bộ binh.

- 628 xe vận tải, 21.000 xe đạp thồ và 20.000 phương tiện vận chuyển khác.

- Tổng quân số tham gia chiến dịch khoảng 50.000 người.

- Số dân công phục vụ chiến dịch hơn 260.000 người.

- Sử dụng 25.000 tấn lương thực, hơn 900 tấn thịt và hàng ngàn tấn thực phẩm khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:44:50 pm »

ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ
VỊ TƯỚNG NHÂN VĂN
(1)

NGÔ VƯƠNG ANH

Tháng 5, có một cái tên hay được nhắc đến: Võ Nguyên Giáp có một địa danh hay được nhắc đến: Điện Biên Phủ - Việt Nam. Bằng những phẩm chất thiên tài của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của nhân dân, đã làm mọi người nhắc đến tên mình và địa dinh đó.

Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mac Donald trong công trình của mình Võ Nguyên Giáp – Một sự đánh giá (1992) đã viết: “Điều làm Điện Biên Phủ nổi tiếng chính là ở cách đánh, ở tiến trình phát triển của cuộc chiến cũng như kết cục và những hệ quả mà nó dẫn đến… Tất cả những điều đó đã khiến Điện Biên Phủ trở thành trận đánh quyết định của thời đại và đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp và lịch sử”.

Bậc thầy về cách đánh

Tư tưởng quân sự truyền thống Việt Nam từ lịch sử là lấy nhỏ đánh lớn, “Lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), lấy yếu chống mạnh, “Lấy ít địch nhiều” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, dĩ như xử cương… Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo toàn lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài… Đây cũng là những nét văn hóa quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX nhưng đã có cơ sở từ bề dày ngàn năm giành và giữ nền độc lập của các thế hệ cha ông. Đó cũng là cách “cầm quân” của Võ Nguyên Giáp.

Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo đánh giá: “Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa bảo đảm thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho tướng sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất…”.

Chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân

Khi xác định đường lối xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng tỏng khởi nghĩa vũ trang cũng như trong chiến tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng khởi nghĩa vũ trang là khởi nghĩa toàn dân: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”(2); chiến tranh cách mạng là chủ trương nhân dân, trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân; quân đội ta là quân đội nhân dân, gắn bó với nhân dân. Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của cha ông về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến: có quân triều đình, quân các lộ, các đạo hương binh, dân binh… lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Khi coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực “vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương” và coi đây “là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”(3). Tinh thần yêu nước luôn gắn liền với yêu dân, cứu nước gắn liền với cứu dân trong công cuộc giải phóng dân tộc, đã làm cho sức mạnh quân đội nhân dân Việt Nam được nhân lên gấp bội. Sức mạnh quân đội cũng là sức mạnh của toàn dân. Sức mạnh của lực lượng vũ trang là sức mạnh của ba thứ quân kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là người lãnh đạo trực tiếp và làm nên thành công cho sự nghiệp xây dựng một quân đội nhân dân Việt Nam theo những tư tưởng đó.

Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay trong Chiến thắng bằng mọi giá - Võ Nguyên Giáp vị Đại tướng, thiên tài của Việt Nam, sau khi điểm qua quá tình chỉ huy của Vị Tổng Tư lệnh nổi tiếng của quân đội nhân dân Việt Nam, đã nhận xét rằng: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”(4).


(1) Bài đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 5 năm 2010.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.554.
(3) Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975, tr.9, 30.
(4) Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của nhân dân, của hòa bình, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009, tr.222.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:47:37 pm »

“Văn võ song toàn, đức tài trọn vẹn”

Ông đến với các chiến sĩ, đồng chí, đồng bào bằng tình cảm của một người thân thiết. Ông là một Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh. Với gần 100 tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối quân sự của Đảng, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân… Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Có câu chuyện kể rằng khi một học giả nước ngoài nêu câu hỏi: “Tại sao một nhà giáo về sử học, về luật pháp, được Pháp đào tạo, không qua một trường quân sự nào lại là Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược?”, Đai tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời: “Câu hỏi này xin hỏi lại Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Câu trả lời đó đã nói lên nhiều điều nhưng lại làm nảy sinh thêm một câu hỏi: Tại sao Bác Hồ khi lựa chọn một “võ tướng”, lại giao trách nhiệm “cầm quân” cho một nhà sử học, một nhà văn hóa. Câu trả lời còn bỏ ngỏ, song lịch sử đã cho thấy rằng sự lựa chọn của Bác là hoàn toàn xác đáng.

Võ Nguyên Giáp - tướng Giáp, anh Văn - như mọi người quý trọng và thân thiết gọi ông - chính là người thực hiện trực tiếp và xuất sắc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, phát huy tài thao lược, cách đánh giặc của dân tộc trong thời đại mới, góp phần quan trọng phát triển hoàn thiện Học thuyết quân sự Việt Nam - một phần đáng tự hào trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Truyền thống đánh giặc của dân tộc, truyền thống thao lược và nhân văn, được Võ Nguyên Giáp làm tỏa sáng đã làm nên sức mạnh to lớn dẫn dắt quân và dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng trong thế kỷ XX rực lửa. Ông là người chỉ huy văn võ song toàn, là một tổng tư lệnh đức tài trọn vẹn.

Một thống soái quân sự lớn

G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, đã viết: “Là nười tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hượp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hơp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp.”.

Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993) viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao… Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùngvới sức mạh áp đảo về  quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thày giáo dạy sử”.

Tướng Oétmolen thừa nhận: “Ông Giáp có tất cả đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh”.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2011, 08:58:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 10:40:04 am »

MỘT KỶ NIỆM KHÔNG THẺ NÀO QUÊN
VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

PGS,TS. PHẠM XANH

Câu chuyện nhỏ này đã xảy ra cách đây 15 năm. Ngày đó…

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 23-10-1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về kỷ niệm những ngày lịch sử lớn trong hai năm 1994-1995, Tỉnh ủy Cao Bằng phối hợp với Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Cao Bằng, nhân dân các dân tộc Cao Bằng với Bác Hồ tại Cao Bằng. Tôi nhận được giấy mới viết bài cho Hội thảo, sẽ được tổ chức tại thị xã Cao Bằng vào giữa tháng 12-1994, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi rất hồ hởi tham gia cuộc Hội thảo này bởi nhiều lý do. Trước hết, tôi muốn được thể hiện và khẳng định mình trước giới sử học trong và ngoài nước sau khi bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ lịch sử về đề tài Hồ Chí Minh năm 1989, năm 1990 công trình được xuất bản thành sách nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Tôi cũng vừa đi dự Hội thảo quốc tế Về Hồ Chí Minh và phong trào cộng sản Việt Nam tại Trường học Passau, Cộng hòa Liên bang Đức về. Thứ hai, cùng vào thời gian này tôi đã hoàn thành một chuyên đề khoa học với tựa đề Hồ Chí Minh - người đặt nền móng cho sự ra đời Quân đội nhân dân cho Hội thảo khoa học của Bộ Quốc phòng nhân 50 năm thành lập quân đội. Và cuối cùng, tôi muốn được trở lại thăm Pác Bó, Cao Bằng, mảnh đất có nhiều duyên nợ với tôi. Đặc biệt là sau khi Bác Hồ năm năm 1969, tôi (hồi đó đang công tác tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) vinh dự được tháp tùng ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác, chị Nga và anh Khởi, con gái và con rể ông trường Chinh vừa từ Liên Xô về và ông Phạm Văn Hảo, Viện trưởng Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam lên khảo sát Cao Bằng, khu vực Pác Bó đẻ chuẩn bị cứ liệu cho việc bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử cách mạng cực kỳ quan trọng này.

Tôi hối hả dốc hết tâm sức trong một tuần cho chuyên đề khao học với tựa đề ngắn gọn, nhưng có sức hút: Cao Bằng trong tầm nhìn chiến lược Hồ Chí Minh. Nhận được Giấy mời của Ban tổ chức, tôi theo xe của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh lên Cao Bằng dự Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức trang trọng trong hai ngày 14 và 15-12-1994 tại Hội trường Tỉnh ủy Cao Bằng với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử từ các trung tâm nghiên cứu lớn của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Viện Lịch sử quân sự, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các vị tướng lĩnh, các vị lão thành cách mạng - những người đã làm nên lịch sử thời đó và các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương Cao Bằng. Hội thảo nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân, cô Đặng Bích Hà, Giáo sự Đặng Xuân Kỳ, Viện trưởng Viện Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng chí Nông Hồng Thái, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng.

Sau lời chào mừng của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Báo cáo đề dẫn Hội thảo của Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cả hội trường xúc động hội hộp lắng nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách một nhân chứng lịch sử, và hơn thế nữa, là một người làm nên lịch sử trong thời kỳ đầy biến động và chuyển biến mau lẹ của đất nước và thế giới nói về việc chuẩn bị về nước, về những quyết định sáng suốt của Bác, về tình cảm nông ấm của bà con Pác Bó đối với Bác trong hang, v.v. Chắc chắn những người tham dự Hội thảo không thể nào quên chất giọng Quảng Bình ấm áp, trí nhớ tuyệt vời của Đại tướng. Trong cuốn sổ ghi chép của tôi hồi đó còn lưu những dòng về bài nói của Đại tướng. Ở một trang, tôi ghi được: “Chúng tôi trở về Cao Bằng, ở bên Bác, để chuẩn bị võ trang khởi nghĩa, chúng tôi mấy người nói: - Bây giờ thiếu súng, làm sao đây. Bác rất bính tĩnh, nói: - Không lo đâu, có dân thì có tất cả, người trước, súng sau. Một câu ngắn gọn, nhưng chứa đứng cả một vấn đề lý luận, nó khác với lý luận chính quyền trên miệng súng…”. Ở một chỗ khác, tôi ghi được lời của Đại tướng như tâm sự của một người đồng nghiệp, như lời nhắc nhở chân tình về nghề nghiệp của các nhà sử học, các nhà bảo tàng học: “Tôi muốn nói một vài điểm về vấn đề cụ thể thuộc tế lịch sử. Như cái giường Bác nằm chẳng hạn, cần sửa lại cho đúng với thực tế lịch sử. Bởi vì, lịch sử là lịch sử, khoa học là khoa học, phải khách quan. Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần và nó tồn tại khách quan, mãi mãi, còn viết lịch sử thì viết đi viết lại, viết nhiều lần khi nào đúng mới thôi”. Bài nói của Đại tướng khá dài. Kết thúc bài nói, Đại tướng bày tỏ lòng mong muốn cháy bỏng đối với Cao Bằng. Tôi còn nhớ, đôi môi Đại tướng lướt nhanh khắp hội trường rồi dừng lại ở Bí thư Tỉnh ủy Nông Hồng Thái như muốn qua ông tuyền đến đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng: “Cao Bằng đã là ngôi sao sáng trong cách mạng giải phóng dân tộc thì mong rằng đồng bào Cao Bằng vận dụng cái tinh thần và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, tới tính nặng động sáng tạo của nhân dân các dân tộc, kể cả ở những nơi rẻo cao, để làm sao trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Cao Bằng cũng trở thành một trong những…”. Đại tướng nói mấy tiếng dân tộc. Cả hội trường ồ lên, râm ran những tràng vỗ tay tán thưởng, khoái chí, còn tôi không hiểu Đại tướng nói gì. Tôi quay sang hỏi anh Nông Hải Pín, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, vốn là sinh viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, anh giảng giải cho tôi nghe bốn chữ mà Đại tướng vừa nói là “Đao đi rủng lai”, tiếng Tày - Nùng có nghĩa là ngôi sao sáng. Một liên tưởng, một hình dung đã diễn ra trong đầu tôi. Có lẽ, hơn nửa thế kỷ trước, một chàng trai mới ngoài 30 tuổi, người Kinh, trắng trẻo, đẹp trai đã sử dụng thành công ngôn ngữ đó như một phương tiện hữu hiệu để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ Bác giao. Từ đó rút ra một bài học là muốn hoàn thành xuất sắc công tác trong đồng bào dân tộc, trước hết phải thông thạo tiếng nói của họ mới có thê nắm bắt được tâm tự, tình cảm của họ để từ đó đề ra được những quyết sách đúng đắn… Suy nghĩ miên man gợi ra từ bài nói của Đại tướng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 10:44:03 am »

Tôi bừng tỉnh khi Ban tổ chức mời lên diễn đàn. Là một người hướng dẫn khác tham quan tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, rồi trở thành thầy giáo dạy sử tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đã từng xuất hiện trên các diễn đàn khao học trong và ngoài nước, có nghĩa là đã nhiều lần xuất hiện trước đám đông, nhưng thú thực lần đó, khi đã đứng vững trên bục, trong tôi xuất hiện một cảm giác hơi lo lắng và thực sự xúc động. Sự xúc động và lo lắng hòa quện nhau làm tôi chững lại trong giây lát… Làm sao không lo lắng, không xúc động bởi đám đông trước mình. Không phải một đám đông bình thường, mà trong đó có những người đã làm nên lịch sử thời này như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nông Thị Trưng, Nông Văn Quang, Nông Văn Lạc… và những nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, những người sinh ra và lớn lên tại nơi đây, biết rành rọt từng địa danh của mảnh đất này? Đám đông đó sẽ là phép thử phản ứng, sẽ sự kiểm chứng nghiêm khắc nhất chất khoa học trong bản báo cáo của tôi. Tôi nghĩ vậy và bình tĩnh trở lại.

Tôi thong thả trình bày bản tham luận của mình rõ ràng, khúc chiết và kết thúc bằng những câu ngắn gọn:

“Cao Bằng với
“Ba mặt Tam Giang trôi cuộn cuộn
Bốn bề Tứ trụ đứng chon von”
đã trở thành chỗ đứng chân đầu tiên khi Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm hoạt động nơi góc bể chân trời. Từ đó mới đến tháng 6-1945, ta có Khu Giải phóng gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái) để đến tháng 8- 1945 ta được cả nước Việt Nam từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Được tất cả những điều đó thực sự bắt đầu từ chọn đúng đột phá khẩu - Cao Bằng”.


Cả hội trường vỗ tay hồi lâu. Tôi liếc nhìn về phía những nhân chứng lịch sử. Đại tướng cùng phu nhân vỗ tay và cười rất phấn khởi. Phép thử phản ứng đã được kiểm chứng. Với Đại tướng không chỉ đơn giản là trong bài tham luận có nhắc đến tên ông mà lúc đó mang bí danh là Dương Hoài Nam cùng Lâm Bá Kiệt, tức Phạm Văn Đồng, đang lên đường đến Diên An học tập, nhận được chỉ thị của Bác, quay lại chuẩn bị về nước, mà chắc chắn tham luận của tôi gợi mở những điều mới mẻ trên phương diện khoa học.

Kết thúc tham luận của tôi cũng là lúc giải lao phiên buổi sáng ngày 14-12. Những người tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi đứng hàng thứ ba, hàng cuối cùng, bởi lẽ lúc đó tôi đã 51 tuổi, không còn trẻ nữa, nhưng so với “ông Bành vẫn trẻ con”, vả lại xưa nay, tôi vẫn khiêm tốn, nép mình. Tưởng rằng thế là xong nhưng bỗng đâu một bất ngờ lớn, một bất ngờ thú vị đến với tôi là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho gọi tôi đến chụp ảnh chung với ông và nói to trước sự ngỡ ngàng của đông dảo những người tham dự hội thảo: “Xin được chụp ảnh với nhà khoa học Phạm Xanh có bài tham luận hay tại Hội thảo khoa học - thực tiễn Cao Bằng”. Tôi hiểu đó là lời nói lịch sự của một người lịch thiệp, nhưng thực ra đó là một vinh dự lớn, một phần thưởng vô giá của Đại tướng dành cho tôi, những người hậu thế, người đi khôi phục quá khứ. Tôi bàng hoàng thực sự. tự nhiên tôi nhìn lại mình, liệu có thể đứng bên Đại tướng để đi vào lịch sử của cuộc đời mình và gia đình mình hay không? May thay, hôm đó tôi vận một bộ comlê xanh đen tươm tất. Các phóng viên báo chí hướng máy ảnh vào Đại tướng và tôi đứng bên tay phải Đại tướng, ghi lại khoảnh khắc lịch sử đó (đối với tôi). Khi về Hà Nội,anh Nghiệp, phóng viên nhiếp ảnh của Tạp chí Lịch sử Quân sự (anh đã mất) cho tôi một bộ ảnh về Hội thảo Cao Bằng, trong đó có bức ảnh ghi lại khoảnh khắc có một không hai trong cuộc đời tôi chụp riêng với Đại tướng.. Đó là một bức ảnh đẹp, theo đúng nghĩa đen của từ đó. Cả hai, Đại tương Võ Nguyên Giáp 83 tuổi, thế hệ cha bác, tôi 51 tuổi, thế hệ con cháu, đều tươi vui và đẹp nữa là khác. Cũng có thể có những phóng viên nhiếp ảnh khác “chộp” được khoảnh khắc đó đẹp hơn. Tôi không được biết. Nhưng tôi rất hài lòng và biết ơn anh Nghiệp đã chụp được khoảnh khắc đó và tặng tôi để tôi giữ nó làm một vật quý báu nhất trong cuộc đời mình. Đến tháng Tám này Đại tướng sẽ hưởng thọ 100 tuổi (tính cả tuổi mụ). Tôi thưa với Đại tướng một điều bí mật là tôi vinh dự là người đồng hương với Đại tướng, chỉ khác Đại tướng là người Lệ Thủy, huyện cuối của Quảng Bình mà năm 1998 tôi đã có dịp về thăm quê ông và thắp hương trong nhà thờ gia tộc ông, còn tôi ở Quảng Trạch, huyện đầu tỉnh, dưới chân đèo Ngang.

Trở lại Hội trường, tôi miên man nghĩ về lời khen của Đại tướng về bản tham luận khao học của tôi mặc dù cô Đặng Bích Hà với tư cách một nhà sử học, trong cuộc trò chuyện khi giải lao, đã hé mở là bản báo cáo của tôi ngắn họn, nhưng đã đi trúng vào những vấn đề mấu chốt của cuộc hộ thảo lần này. Vậy, vấn đề mấu chốt, theo cách diễn đạt của phu nhân Đại tướng, là những vấn đề gì mà thu hút sự chú ý của Đạit ướng và được Đại tướng đánh giá cao và khen ngợi? Trrong tham thâm luận của tôi nhiều vấn đề được đặt ra và giải quyết, nhưng có ba vấn đề được giải mã một cách sâu sắc và thuyết phục nhất. Thứ nhất là thời cơ “đột nội” của Nguyễn Ái Quốc. Bằng những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục, tôi đã chứng minh được rằng đột nội, tức trở về nước là một khác vọng cháy bỏng và luôn thường trực trong tâm thức Người. Nhưng đột nội muốn thành công là phải có thời cơ. Thời cơ trở về nước chỉ xuất hiện sau khi Pari thất thủ vào tháng 6-1940 và đặc biệt là sau khi phátxít Nhật vào Đông Dương tháng 9-1940. Trong khi bài Tổng kết Hội thảo, ông Đặng Xuân Kỳ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan điểm tương đồng: “Nguyễn Ái Quốc không phải trở về Tổ quốc vào bất cứ lúc nào. Vấn đề thời cơ là cực kỳ quan trọng. Năm 1940 khi thờ cơ đã đến, Bác Hồ mới nói rằng: bây giờ thời cơ đã đến, không về là có tội. Nhưng trước đó mà về thì không thành công”. Thứ hai là vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng. Nguyễn Ái Quốc từ trải nghiệm ở Trung Quốc đã đúc kết thành lý luận trong tác phẩm viết năm 1928 ở Mátxcơva Công tác quân sự của Đảng trong nông dân; “Chắc chắn rồi đây chính quyền Xôviết sẽ được thiết lập ở Trung Quốc trong một vài tỉnh hoặc một số tỉnh có trung tâm thương mại và công nghiệp lớn, đó sẽ là căn cứ địa cho sự phát triển nhảy vọt của cách mạng… Do vậy khi đảng cách mạng đoán trước được tình thế cách mạng trực tiếp đang tới gần, thì trong khi tiếp tục giáo dục và vận động giai cấp công nhân phải chỉ ra được tỉnh nào hay huyện nào là quan trọng nhất theo quan điểm tuyên truyền trong nông dân, phải dồn sự chú ý của Đảng và tập trung các nguồn lực của dảng cho các tỉnh này”(1). Và đã đến lúc Nguyễn Ái Quốc muốn vận dụng lý thuyết đó vào tực tiễn cách mạng Việt Nam. Và cuối cùng, Cao Bằng, mảnh đất giáp biên giới Việt - Trung đáp ứng hai yếu tố quan trọng. Địa (hiểm trở và tiến thoái đều thuận lợi) và Nhân (các dân tộc Cao Bằng có truyền thống yêu nước, cách mạng và đặc biệt đã có chi bộ Đảng) được Bác lựa chọn làm đột phá khẩu.

Có lẽ, ba vấn đề mấu chốt được đặt ra và giải quyết một cách khoa học và thuyết phục nào đó trên cơ sở các cứ liệu lịch sử đã làm thỏa mãn trong chừng mực nào đó những suy tư bấy lâu này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà lý luận quân sự bậc thầy của Việt Nam ta.

Trong suốt một đơi nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam đã nhiều lần gặp gỡ và trò chuyện với Đại tướng, nhưng cuộc gặp gỡ tại cuộc Hội thảo khoa học ở Cao Bằng cuối năm 1994 là một kỷ niệm không thể nào quên đối với tôi vì nó có một bằng chứng cụ thể - một hinh ảnh kỷ niệm chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nó sẽ đi mãi trong những năm tháng với cuộc đời còn lại của tôi, gia đình tôi và con cháu tôi. Xin cảm ơn Đại tướng và kính chúc Đại tướng sống nhiều hơn 100 tuổi làm chỗ dựa tinh thần cho dân tộc này, đất nước này.

Mùa Xuân Canh Dần, 2010.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.418-419.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 10:51:13 am »

VỊ TƯỚNG GIỎI NHẤT LÀN NHÂN DÂN(1)

HỒ NGỌC SƠN

Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đằng sau những thắng lợi mang tính thời đại của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Võ Nguyên Giáp là một động lực. Những chiến tích vĩ đại mà ông đã góp phần cống hiến xuất sắc, ít người sánh kịp, đã nâng ông lên tầm một vị tướng huyền thoại, để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự thế giới. Nghiên cứu về con người và sự nghiệp của ông, thế giới không chỉ ca ngợi tài thao lược kiệt xuất, mà thường phân tích sâu 5 yếu tố cơ bản nhất và đó cũng là 5 bài học có giá trị lớn nhất làm nên một thiên tài quân sự.

1. Trước hết, ông được đánh giá là một chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới

CecilB.Curry, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự hiện đại có tên tuổi của Mỹ, đã viết cuốn sách Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự, xuất bản ở Mỹ năm 1997. Cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp năm 2003 ấn hành ở Pari và cũng được dịch ra tiếng Trung Quốc xuất bản ở Bắc Kinh, trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự. Chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng. Như vậy, mọi người đều là lính. Tất cả mỗi làng, mỗi quận (huyện) là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn. Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác, tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân…”.

Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân gồm: dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, trong đó bộ đội bộ đội chủ lực làm nòng cốt, yếu tố vũ khí rất quan trọng nhưng yếu tố con người và chính trị tinh thần đóng vai trò quyết định; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông; tập trung kết hợp phân tán linh hoạt, v.v. Không chỉ quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam một cách hết sức sáng tạo. Ông coi trọng trước hết việc rèn luyện vững chắc bản lính chính trị cho quân đội. Tình yêu nước nồng nàn lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, tinh thần vì nhân dân quên mình, đoàn kết quân dân cá nước luôn được truyền lại và thấm sâu đến từng chiến sĩ. Các lực lượng vũ trang luôn ra sức luyện tập tinh thông kỹ thuật, chiến thuật, làm tố công tác dân vận.

Ông kết hợp rất khéo léo, chặt chẽ đấu tranh quân sự vào đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa… đạt kết quả toàn diện trên cả hai mặt trận: Kháng chiến và kiến quốc. Ở tuyến trước, quân dân Việt Nam thực hiện linh hoạt phương châm quân sự “2 chân 3 mũi” (2 chân quân sự, chính trị song song, 3 mũi tấn công vũ trang, đấu tranh chính trị của quần chúng và binh địch vận), đánh địch kháp ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị. Còn ở tuyến sau, luôn xây dựng, củng cố vững chắc căn cứ địa cách mạng và hậu phương, chi viện đắc lực cho tiền tuyến. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ đã đánh bại và làm phá ản đường lối tốc chiến, tốc thắng và các chiến lược của những đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX.

2. Tư duy khoa học của Võ Nguyên Giáp là xây dựng lực lượng quân sự rất độc đáo, sáng tạo và toàn diện.

Bắt đầu từ con số 0, ông đã có và có tất cả những đơn vị chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đáp ứng được nhu cầu chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn trăm bề. Ông hội tụ được một đội ngũ cán bộ ưu tú các cấp, có khả năng độc lập, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những địa bàn xa trung tâm chỉ huy, khó khăn gian khổ nhất. Bộ đội đặc công tinh nhuệ được xây dựng thành một binh chủng chính quy. Ngành quân y và cái bếp mang tên người Anh hùng Hoàng Cầm được triển khai đến tận đại đội trong chiến đấu. Ông là người đề xuất mở đường Trường Sơn, về sau mang tên huyền thoại đường Hồ Chí Minh và còn phát triển thêm “con đường mòn” trên biển. Bộ đội hành quân bộ hàng trăm, hàng nghìn cây số ra mặt trận. Mạng lưới thông tin liên lạc, giao thông vận tải quá thô sơ. bảo đảm hậu cần bằng gồng gánh, thồ xe đạp, mang vác trên vai hơn 50kg vượt qua biết bao sông suối, núi đèo, đói rét, bệnh tật, thú dữ, đạn bom. Một nền hậu cần thời trung cổ đã thắng một nền hậu cần hiện đại, khổng lồ nhất thế giới của quân đội Pháp, Mỹ.


(1) Trích bài đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 17539, ngày 12 tháng 2 năm 2010.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM