Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:32:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sử học Việt Nam  (Đọc 69938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 10:55:55 am »

*
*   *

Về phương diện sử học, từ thay đổi cách đánh ở Điện Biên Phủ, có mấy vấn đề sau đây cần đặt ra và làm sáng rõ:

1. Cách “đánh nhanh, thắng nhanh” rõ ràng là do bộ phận tham mưu tiền phương trong đó có Cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh đề xuất. Cách đánh này dựa trên cơ sở khảo sát “con nhím Nà Sản” và tận dụng thời cơ khi quân địch mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chưa kịp xây dựng công sự kiên cố, đồng thời phát huy sức mạnh bất ngờ về hỏa pháo của ta. Nhưng phương án tác chiến chưa lường tính hết khả năng tăng cường linh hoạt và xây dựng trận địa của đối phương cũng như những khó khăn về phương diện chuẩn bị trận địa, chuyển pháo vào vị trí, kinh nghiệm đánh công kiên và hiệp đồng binh chủng bộ binh - pháo binh của ta. Trong khi ta chưa kịp kéo pháo và trận địa thì địch đã xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố và “con nhím Điện Biên Phủ” lớn mạnh hơn “con nhím Nà Sản” nhiều làn. Trong điều kiện đó, phương án “đánh nhanh thắng nhanh” là mạo hiểm và sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cảu một trận quyết chiến chiến lược thất bại. Chúng ta thử hình dung điều gì sẽ xảy ra khi những sư đoàn chủ lực tinh nhuệ nhất tập trung về đây bị tiêu diệt, những cố gắng chiến tranh cao nhất của toàn quân, toàn dân bị sụp đổ và cuộc kháng chiến phải làm lại từ đầu. Nhà Việt Nam học người Pháp Georges Boudarel đã từng tham gia cuộc kháng chiến 1945-1954 là người đầu tiên nhận ra hậu quả nguy hiểm của lối “đánh nhanh, thắng nhanh” trong bài “Tướng Giáp suýt thất bại ở Điện Biên Phủ” đăng trên tạp chí Nouvel Observateur ngày 8-4-1983(1).

Trong lịch sử chống ngoại xâm xủa dân tộc Việt Nam, có những trận quyết chiến thực hành lối đánh nhanh như hai trận Bạch Đằng năm 938, 1288, trận Như Nguyệt năm 1077, trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785, chỉ diễn ra trong giới hạn một ngày, chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 chỉ trong 5 ngày đêm. Nhưng yêu cầu và nguyên tắc cao nhất của trận quyết chiến chiến lược là phải bảo đảm thắng lợi chắc chắn phải được nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo nhất về mọi mặt. Do tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cả dân tộc, quyền chỉ huy trận quyết chiến bao giờ cũng giao cho vị Thống soái cao nhất của quân đội như trong các trận trên là Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ.

2. Xoay chuyển cách đánh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là công lao của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Sớm nhận ra tính mạo hiểu và nguy cơ thất bại của phương án đánh nhanh, biểu thị tài năng, sự sáng suốt và nhạy bén của một vị tướng tài ba, dày dạn kinh nghiệm. Nhưng biết nhẫn nại chờ đợi để hội đủ cơ sở thực tế có sức thuyết phục mọi người, tạo nên sự nhất trí cao của các tướng lĩnh và quân sĩ càng chứng tỏ bản lĩnh, niềm tin chân lý và sự quyết doán kịp thời, đúng lúc của vị Tổng Tư lệnh. Trong hồi ký của mình, Đại tướng coi đây là “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy”(2).

Nhưng ở đây có một vấn đề cần xác minh.

Tôi đã ừng suy nghĩ: tại sao Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh lúc đầu tán thành phương án đánh nhanh, sau lại nhanh chóng ủng hộ đề xuất thay đổi cách đánh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó chứng tỏ Cố vấn Vi với trình độ quân sự và kinh nghiệm chiến trường của mình, cũng đã phát hiện ra những chỗ sơ hở không bảo đảm chắc thắng của phương án đá nh nah. Những tài liệu lưu trữ được công bố trên một số sách của Trung Quốc xuất bản gần đâycho phép tôi có thể phân tích và lý giải vấn đề này.

Theo tài liệu lưu trữ về phía Trung Quốc thì ngày 21-1, Vi Quốc Thanh điện về Quân ủy Trung ương tình hình địch tăng cường ở Điện Biên Phủ và những khó khăn kéo pháo nên ngày tiến công phải lùi lại ngày 26-1.

Ngay hôm đó, Quân ủy Trung ương Trung Quốc diện trả lời Vi Quốc Thanh: đồng ý hoàn toàn tiến công và căn dặn: “Không nên sử dụng lực lượng đồng đều trên bốn mặt, mà phải sử dụng biện pháp bao vây chia cắt, tiêu diệt địch từng phần, từng phần một”(3).

Ngày 24-1, Vi Quốc Thanh lại điện về Quân ủy Trung ương những khó khăn kéo pháo vào trận địa “toàn bộ Sư đoàn 312 giúp kéo pháo mà 6 đêm chỉ tiến được 12 km, quân đội đã mệt mỏi mà vẫn chưa đưa được toàn bộ pháo vào trận địa bắn như dự định”.

Ba ngày sau, ngày 27-1, Quân ủy Trung ương trả lời Vi Quốc Thanh: “Đồng ý với tinh thần của kế hoạch ngày 24-1, đối với việc công kích Điện Biên Phủ nên dùng cách bao vây chia cắt, tiêu diệt địch từng phần, từng phần một, trước diệt một phần, sau lại diệt một phần, mỗi lần diệt khoảng trên dưới một tiểu đoàn. Chỉ cần diệt hết bốn, năm tiểu đoàn thì quân địch ở Điện Biên Phủ sẽ sinh dao động, có thể trốn về phía nam hoặc tiếp tục tăng viện binh, cả hai tình huống đều có lợi cho ta”(4). Đó là cách “đánh bóc vỏ” theo cách nói của cố vấn Trung Quốc.

Ngày 27-1, mới có điện trả lời của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhưng ngày hôm trước, sáng ngày 26-1, Đại tướng  Võ Nguyên Giáp đã gặp và trao đổi ý kiến về thay đổi cách đánh với Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh. Chiều hôm đó là giờ nổ súng nên dù chưa nhận được điện trả lời của Quân ủy Trung ương. Cố vấn Vi “sau giây lát suy nghĩ” đã bày tỏ sự đồng ý với Đại tướng. Từ thực tế chiến trường Điện Biên Phủ và kinh nghiệm từng trải, nhà quân sự Trung Quốc cũng đã nhận ra sự cần thiết phải thay đổi cách đánh và tuy chưa nhận được điện trả lời của lãnh đạo Trung Quốc, trong tình thế cấp bách đã thống nhất với chủ trương thay đổi phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


(1) “Điện Biên Phủ qua phân tích của một sử gia Pháp”. Tạp chí Xưa & Nay, số 209, tháng 4 năm 2004, tr.12-17.
(2) Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, Sđd, tr.112.
(3), (4) Tiền Giang: Cuộc chinh chiến bí mật, ghi chép về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Việt chống Pháp, Nxb. Nhân dân Tứ Xuyên, 1999, tr.462-463, 464-465.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 02:11:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 10:58:45 am »

3. Chuyển sang phương án “đánh chắc, tiến chắc” là trở về với tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng thể hiện trong Hội nghị lần thứ tư  Ban Chấp hành Trung ương khóa II ngày 25 đến ngày 30-1-1953, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1953 tại Tỉn Keo, Phương án tác chiến Đông Xuân 1953-1954 ngày 6-12-1953 của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị và cũng là trở về với truyền thống quân sự Việt Nam. Trong Báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo: “Ta không chủ quan, khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn. Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn"(1). Bác Hồ đặc biệt căn dặn “phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh”. Báo cáo của Tổng Quân ủy ngày 6-12-1953, khi địch mới nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ, đã có những phân tích, dự tính các tình huống phát triển, đưa ra khả năng trận Điện Biên Phủ sẽ là trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay và ước tính thời gian chiến đấu độ 45 ngày. Một sự tiên liệu gần như trở thành hiện thực ở Điện Biên Phủ.

Như vậy, phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” đã được xác lập khá sớm và rõ ràng trong sự chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Tư tưởng và phương châm chỉ đạo đó là sự kế thừa và phát triển tu tưởng và nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam trong tổ chức chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm của một nước nhỏ chống quân xâm lược của nước lớn.

4. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của chiến cục Đông - Xuân 1953-1954, là thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. Vì vậy, những nhân tố thắng lợi của trận Điện Biên Phủ cần được xem xét trên nền tảng của toàn bộ cuộc kháng chiến và sự phối hợp của chiến trường cả nước, sự tham gia của toàn quân, toàn dân trên toàn quốc. Chiến thắng Điện Biên Pủ diễn ra trên đất nước Việt Nam, trong sự kế tục của lịch sử Việt Nam, trong đó sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc được phát huy cao độ giữ vai trò quyết định. Trên cơ ở đó, sự viện trợ của Liên Xô, sự viện trợ và giúp đỡ to lớn, trực tiếp, khá toàn diện của Trung Quốc rất quan trọng và phải kể thêm phong trào ủng hộ của bộ phận tiến bộ trong nhân dân các nước, trong đó có nhân dân Pháp. Jules Roy đã có một nhận xét đầy hình tượng mang phong cách một nhà văn, nhà báo: “Không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại tướng Navarre, mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 ký hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre, không phải là phương tiện, mà là sự thông minh và ý chí của đối phương”(2). Trên nền tảng của chiến tranh toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, trong phạm vi chiến dịch Điện Biên Phủ thì sự thay đổi cách đánh là một nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi trận Điện Biên Phủ. Đấy là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chính trong thách thức này càng chứng tỏ tài năng quân sự kiệt xuất về tư tưởng, nghệ thuật quân sự cũng như năng lực tổ chức, chuyển đổi nhận thức, chủ trương của cả Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch, cố vấn quân sự Trung Quốc của Vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo nên sự nhất trí trên một phương châm tác chiến mới, bảo đảm thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ lịch sử.

Viết năm 2004 nhân dịp kỷ niệm
50 Chiến thắng Điện Biên Phủ 


(1) Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.14, tr.59.
(2) Jules Roy: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp, Sđd, tr. 449.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 02:13:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2011, 06:33:37 pm »

TỪ NHÂN DÂN MÀ RA(1)

DƯƠNG TRUNG QUỐC

Chạy và Thiền

Tôi may mắn có mặt trong cả hai lần tiếp xúc giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mắc Namara vào năm 1995 và năm 1997 tại Hà Nội. Câu chuyện đầu tiên sau cái bắt tay đâu tiên là chuyện tập thể dục mỗi sáng. Ông cựu Bộ trưởng Mỹ nói rằng Hà Nội rất đẹp và sáng hôm đó ông đã chạy bộ từ khách sạn Metropole (nay là khách sạn Sofitel) ra Bờ Hồ, rồi ông hỏi vị chủ nhà về môn thể dục buổi sáng. Đại tướng trả lời là ông ngồi thiền. Câu chuyện tưởng bâng quơ này lại rất gây ấn tượng cho những người có mặt, bởi lẽ cuộc nói chuyện giữa hai người về một cuộc chiến tranh lớn giữa hai bộ máy chiến tranh lớn in rất đậm nét hai phong cách đối lập nhau. Quân đội Mỹ lấy sức mạnh của công nghệ chiến tranh mà nổi bật là tính cơ động. Còn lực lượng vũ trang của Việt Nam thì đặt sức mạnh ở sự kiên trì của cả một dân tộc chấp nhận mọi sự hy sinh nhưng không khi nào từ bỏ mục tiêu cuối cùng.

Ông Mắc Namara hỏi rằng phía Việt Nam có bị choáng ngợp trước sức mạnh của công nghệ chiến tranh tối tân của Hoa Kỳ không và thứ vũ khí nào là đáng sợ nhất. Tướng Giáp cười và nói rằng trong từ điển của quân đội Việt Nam không có từ “sợ”. Bởi vị tướng của Quân đội nhân dân phân tích: Mỹ đúng là có lực lượng cơ động mạnh. Với máy bay trực thăng chẳng hạn, di chuyển rất nhanh từ điểm này đến điểm khác. Việt Nam không có những phương tiện ấy, nhưng ở đâu quân Mỹ đặt chân tới thì tại đó dã có lực lượng của người Việt Nam chờ sẵn. Như vậy chiến tranh nhân dân là lực lượng cơ động vô địch. Không thấy ông cựu Bộ trưởng Mỹ tranh luận tiếp về điều này.

Hoàn thành nhiệm vụ

Chuẩn bị kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1999) tôi được phỏng vấn vị Chủ tịch danh dự của Hội Sử học Việt Nam. Đang giữa câu chuyện có một ông già bước vào, trên mình mặc bộ quân phục đã bạc màu. Người đó đứng nghiêm chào Đại tướng của mình theo đúng nghi thức của người lính rồi nói: “Kính chào Đại tướng Tổng Tư lệnh, em là lính đi đánh giặc cả đời. Ra Hà Nội, em hỏi thăm nhà là vào thẳng đây, để báo cáo với anh là em đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Vị tướng năm đó đã 88 tuổi, còn người lính vừa tròn 70 ôm chặt nhau. Biết chủ nhà đang làm việc với tôi, người lính già lấy trong chiếc ba lô con cóc ra một gói hạt tiêu và một cuốn vở học trò chép đầy thơ trao cho vị tướng già và nói: “Em người Quảng Bình, gửi anh món quà nhỏ quê hương. Còn bây giờ thì em về”. Tất cả đều diễn ra rất nhanh gọn theo tác phong con nhà lính”.

Ít hôm sau tôi nhận được thư của người lính già quê Quảng Bình. Ông cho biết cuốn vở học trò chép thơ của ông trong đó có bài tự sự: “Chẳng ai trẻ mãi không già - Tinh thần hăng hái lão quên tra - Xưa trẻ xông pha gìn giữ nước - Nay già mẫu mực cốt tề gia”. Ông còn tâm sự với tôi là khi trở về quê ông đã kể chuyện ra Hà Nội gặp Đại tướng, dân xóm chẳng ai chịu tin cả. Do vậy số Tạp chí Xưa & Nay kỷ niệm 45 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm đó tôi in ảnh 2 người lính già ôm nhau lên bìa. Ông nhận được, dân xóm mới tin. Ông lại gửi thư cảm ơn và đến nay thi thoảng vẫn gửi thư cho tôi nhờ chuyển lời thăm đến Đại tướng.

Đến kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ mới đây, khi Đại tướng nghe tôi nhắc đến việc có thời gian ngắn Đại tướng, khi đó còn là Phó Thủ tướng đảm nhiệm cả một ngành liên quan đến dân số, ông cười và nói rằng đã là nhiệm vụ thì phải giữ được tinh thần “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…” của Anh bộ đội Cụ Hồ.

Phải ơn Dân

Với vị Đại tướng dạn dày chinh chiến, tâm trạng xúc động của ông thường là lúc nhắc đến Bác Hồ và những người đã khuất. Có lần ông tâm sự, mỗi khi đến nghĩa trang Mai Dịch thăm mộ người thân, ông thường đi dọc theo các hàng mộ. Ông nói rằng thấy nhiều người quen quá, như đi dọc cả một pho sử mà ông là người trong cuộc. Ôn nói trong bâng khuâng: “Nhiều người tốt lắm, nhiều người đi xa rồi…”. Ông kể rằng ông đã khóc khi biết những lớp học sinh đại học rời ghế nhà trường tiến thẳng ra mặt trận Quảng Trị những ngày ác liệt vào mùa hè 1972. Ông luôn nhắc lại lời của Bác là không có trận thắng nào gọi là đẹp cả.

Ông hay ôn lại những gian khổ khó khăn nhất. Đó là những ngày Bác ốm nặng giữa lúc cơ hội cách mạng đang đến gần (1945). Đó chính là lúc Bác đã nói những câu đi vào lịch sử về ý chí quyết tâm giành độc lập: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn…”. Khi nhắc đến câu chuyện này, Đại tướng luôn nói đến một đồng bào dân tốc ít người đã có công thuốc thang chữa khỏi bệnh cho Bác mà đến nay vẫn chưa tìm lại được… Cho đến những ngày gần đây ông vẫn không quên nhắc tìm lại và khen thưởng cho những người có thành tích trong hai cuộc kháng chiến mà ông là Tổng Tư lệnh.

Năm 1964, ông bắt đầu viết hồi ức thì cuốn đầu tiên ông lấy tên gọi “Từ nhân dân mà ra”, đến khi đã ngoài 90, vị lão tướng vẫn tìm cơ hội trở về chiến khu xưa, gặp lại những người dân từng chia ngọt xẻ bùi khi trận mạc. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, vị lão tướng 93 tuổi vẫn lặn lội đến tận Mường Phăng, đại bản doanh của chiến trường. Cảnh đổi thay tuy làm ông lo lắng vì sự quên lãng, nhưng gặp lại người xưa thì vẫn nguyên vẹn tình cảm quân dân. “Từ nhân dân mà ra” và trở về với nhân dân là nguồn sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Vì thế, trong nhiều lần phát biểu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ phải “dựa vào dân, dựa chắc vào dân, dựa vào dân thì nhất định thắng”


(1) Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ, ngày 22 tháng 12 năm 2004.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2011, 06:35:32 pm »

BA LẦN GẶP TỔNG TƯ LỆNH(1)

LÊ TRÍ DŨNG

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam - vị chỉ huy lớn đánh thắng hai đội quân xâm lược là Pháp và Mỹ. với những người làm công tác văn hóa, ông là Anh Văn thân thiết. còn với những người lính chúng tôi, dù dang còn mặc áo lính hay đã giải ngũ, ông là vị chỉ huy suốt đời, là “ông Tướng huyền thoại” của chúng tôi. Riêng với tôi, còn kỷ niệm không bao giờ quên được với ba lần gặp ông.

Lần thứ nhất: Đó là những ngày giáp Tết Nhâm Tý đầu năm 1972, Sư đoàn Bộ binh 338, quân tăng cường cho Bộ Tư lệnh Thủ đô đang cấp tập “rèn” quân ở Thạch Thành (Thanh Hóa). Ngày nào cũng đeo 10kg đá đựng trong sọt tre tự đan chạy 5km, sau đó là lăn lê, xạ kích, võ thuật và đào giao thông hào. Đại đội đóng quân trong một bản người Mán, vùng bán sơn địa. Sung sức tôi được giao khẩu B41, nặng và là hỏa lực chính của đại đội. Mùa đông năm ấy rất lạnh. Đêm nằm, chúng tôi mặc tất cả quân áo, quấn cả màn và áo mưa mà ngủ, chờ lệnh xuất quân vào B dài. Thế rồi, một đêm khoảng 12 giờ, đột nhiên còi báo động rú lên! Lệnh xuất quân! Toàn bộ quân trang, quân dụng phải mang đi hết. Lính tráng làu bàu: Đêm hôm giá buốt, lại còn vài ngày nữa là Tết… Nhưng kỷ luật chiến trường, quân lệnh như sơn. Tôi nai nịt chặt chẽ xong, hất khẩu B41 lên vai là đi uôn. Trời đêm đen như mực, hết đèo lại suối, người sau cứ theo người trước mà đi. Hầu hết lính nhập ngũ năm ấy là sinh viên các trường đại học, có cả những thầy giáo và khá đông nghiên cứu sinh ở nước ngoài về… Đến lúc ấy, các ‘công tử” mới thấy giá trị của những buổi đeo sọt rèn quân. Nhưng dù sao chăng nữa, lính Hà Nội cũng khó dứt khỏi những mối tình sinh viên mà các bạn gái theo lên từ Thủ đô. Và thế là cái kho chứa rơm của hợp tác xã bị biến thành “chiêu đãi sở” của lính và nước mắt chia ly nhiều bao nhiêu thì làm tăng sự đột ngột của lệnh hành quân đêm ấy bấy nhiêu. Nhưng đến tảng sáng thì chúng tôi ngã ngửa người ra khi nhìn thấy lờ mờ dãy núi đã vôi: Ninh Bình! Tức là chúng tôi đã lộn ngược ra Bắc và đã đi được hơn 40km. Và một tin còn bất ngờ hơn: Chuẩn bị nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp úy lạo và chúc Tết trước khi vào chiến trường…

Hôm ấy, Sư đoàn Bộ đã dựng lên một khán đài cao, Đại tướng sẽ đứng lên đó nói chuyện, toàn sư hàng ngũ chỉnh tề trải dài xuống ven đồi. Nhiều đơn vị ở quá xa chỉ cử đại diện. Đại tướng lên nói chừng 15 phút, chút Tết và động viên binh sĩ, tiếng “u ra” vang rền. Kết thúc, đơn vị chỗ nào lại về chỗ nấy. Chúng tôi còn nán lại để “xem mặt” ông. Ra đến ngoai cánh rừng bạch đàn, thấy rất nhiều binh sĩ đứng dọc hai bên đường, từ trên xe, ông nhảy xuống đi bộ giữa hai hàng quân, tay vẫy vẫy… đột nhiên, ông dừng lại trước một người lính trẻ, rất trẻ, chỉ khoảng 16, 17 tuổi và rất nhỏ bé, lùng thùng trong bộ quân phục số 2. Đối diện với người binh nhì, ông ôn tồn hỏi: “Đồng chí đi bộ đội bao lâu rồi”. “Báo cáo Đại tướng - gần một tháng ạ”. “Đã học chào chưa?”. Người lính trẻ lúng túng, vì cảm đông hơn là vì câu hỏi. Và bất ngờ, Đại tướng dập gót, đứng nghiêm, giơ tay chào. Người lính cũng đứng thẳng người, chào đáp lại, hai mắt anh rực sáng. Suốt đời tôi không bao giờ quên ánh mắt của người binh nhì hôm ấy. Trong ánh mắt ấy, nửa như có sự hàm ơn, nửa như mang một lời hứa. Trong giây lát, không gian như né lại, rồi vỡ tung ra trong tiếng “u ra” vang dội. Lần đầu tiên, tôi chứng kiến một cảnh tượng cảm động và lạ lùng: một Đại tướng đứng nghiêm chào một binh nhì trước giờ xuất trận.

Giờ đây, đã hơn 30 năm, lũ trẻ sinh thành đêm hôm ấy phần lớn đã có gia đình. Còn chúng tôi không quên được cuộc hội ngộ đêm ấy. Trong tình thế âm thầm vào trận, mạng sống quả rất mong manh. Nhưng với đạo quân “Phụ tử chi binh” ấy, người ta cũng có thể chết vì một tấm lòng, một nghĩa cử lắm chứ! Sự thức trong đoàn quân năm ấy rất nhiều người không trở về, họ vĩnh viễn nằm lại ở Thành cổ Quảng Trị, đáy dòng Thạch Hãn, hay một cánh rừng nào đó ở B2, B3, chiến trường C… Nhưng tôi biết sức mạnh của những người lính chúng tôi được tăng lên rất nhiều kể từ buổi gặp chủ tướng của mình ngày ấy.


(1) Bài đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 268, tháng 9 năm 2006, tr.12-13.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2011, 06:36:47 pm »

Lần thứ hai: Vào cuối năm 1994. Cuộc triển lãm hội họa mang tên “Cái nhìn từ hai phía” hội tự 40 họa sĩ cựu chiến binh hai nước Việt Nam và Mỹ sau khi chu du vòng quanh nước Mỹ, gặt hái nhiều tiếng vang thì lễ bế mạc được tổ chức ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Vài hôm sau buổi lễ, tôi được Ban tổ chức mời đến để cùng tiếp một vị khác mời đặc biệt: Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hơn nửa giờ đồng hồ, ông xem kỹ từng bức một, thỉnh thoảng trao đổi đôi lời với bọn tôi. Ông dừng lâu trước bức “Chân dung Bác Hồ” gắn bằng những con tem thư của họa sĩ cựu chiến binh Mỹ Đavít Tômát và bức “Cánh rừng Điôxin” của tôi. Tôi biết, ngày nay ở Hà Nội, mỗi tuần một triển lãm, việc ông đến thăm triển lãm hội họa của những người lĩnh cũ hai bên của cuộc chiến mà “hơi bom còn nóng hổi” là không phải điều đơn giản. Ông thích hội hóa, am hiểu, văn, sử, khoa học, và còn là một tay chơi pianô cừ khôi. Thế giới cũng ít người văn võ song toàn như thế.

Lần thứ ba: Thời gian trôi nhanh, nhiều lúc phóng xe trên đường nhưng tôi cứ nghĩ: “Ông tướng đã 93 tuổi rồi, đại thượng thọ rồi, không biết có còn tập Thiền nữa không?…”. Thế rồi, một dịp bất ngờ, tôi được vẽ và chụp ảnh Đại tướng, một chiều tháng 9, tôi đến tư dinh, vườn rất rộng, um tùm và thiếu bàn tay chăm sóc. Tôi chờ trong phòng khách, phòng rộng, để nhiều quà tặng của các quân khu gửi lên, những món quà chứa đựng nhiều tình cảm của người tặng. Rồi ông xuất hiện trong bộ lễ phục Đại tướng. Cử động của ông chậm đi nhiều nhưng vẫn rất minh mẫn. Sau phút chào hỏi, ông bảo: “làm việc ngay, vì lát nữa là đến giờ tập Thái cực quyền rồi”. Tôi bắt đầu vẽ, căn phòng lặng tờ, chỉ nghe tiếng sột soạt trên giấy. Đột nhiên, ông bảo: “Rất nhiều người nói tôi có hai đặc điểm: Cái mắt và cái trán, anh lưu ý nhé”. Tôi biết ông đang mệt, dạo này thời tiết rất độc, mưa luôn. Vừa vẽ, tôi vừa quan sát, đăng sau vầng trán kia ông đang nghĩ gì? Hơn 30 năm trước hàng đêm ông thức trắng nghe tin chiến sự miền Nam từ điện thoại trực tuyến, nước mắt tướng quân có rơi không khi nghe tin đồng chí, đồng bào của mình hy sinh dưới lê súng địch? Và ông phải chống chọi thế nào với sóng gió cuộc đời sau cuộc chiến? Bất thần, ông lại hỏi: “Nhà đồng chí ở đâu?”. Tôi vừa trả lời ông vừa lựa thế đưa câu chuyện chuyển sang hướng “tâm tình”. Nhưng không chỉ thế thôi! Ác liệt của chiến tranh và cuộc sống quân ngũ, sự cọ xát thường tình với hiểm nguy và yêu cầu quân sự tôi luyện vị tổng Chỉ huy thành bản lĩnh “Buồn giận không lộ ra nét mặt”. Rồi 30 phút qua đi, bức họa bằng bút sắt đã xong, nhìn vẻ chưa hài lòng của tôi, ông đột nhiên hỏi: “Mai thứ mấy?” - Thưa, thứ bảy ạ!” - “Vậy mai anh lại đến nhé”. Lại bất ngờ, tôi hồi hộp: “Dạ, mấy giờ ạ?” Vài tích tắc trôi mau: “- 3 giờ”. Đến bây giờ và mãi mãi về sau tôi không thể quên được âm thanh ngữ điệu và hồn khí của hai từ ấy: “- 3 giờ”. Đại tướng nói nhanh mạnh và sắc với thổ ngữ của người Lệ Thủy - Quảng Bình, không, không hẳn là vì thổ ngữ xứ đó, xứ quen trận mạc và đau thương, xứ có nhiều người kiệt xuất… Mà trong âm điệu ấy, cái ý toát lên một lời hẹn thì ít, mà nghe như một tiếng Lệnh thì đúng hơn, đời ông, ông đã ra bao nhiêu cái lệnh như thế?

Cái âm hưởng nó toát ra cái thần hồn, thần khí có tác dụng gieo vào lòng người thừa hành một lòng tin đặc biệt, chắc thắng, không do dự. Tôi tặng ông cuối Theo vết tích xe tăng và giới thiệu đây là cuốn hồi ký của bộ đội xe tăng trong chiến tranh… Ông cầm cuốn sách, im lặng nhìn chiếc xe tăng vượt cổng trời nơi bìa và nói: “Tôi sẽ đọc’. Rôi ông thay đồ để đi tập Thái cực quyền.

3 giờ đúng ngày hôm sau, công việc tiếp tục. Ông tươi tỉnh hơn. Thấy tôi giở máy ảnh, ông bảo: “Tôi ít khi được chịp một mình, bởi các đoàn thăm cứ tìm vai bíu cổ đòi chụp chung”… Lúc tôi vẽ ông, ông ngồi rất im, để phá tan cái im lặng ấy, tôi hỏi ông: “Chiều nay ông có còn tập quyền nữa không?”. Ông bảo: “Không!” rồi tiếp: “Tôi tập lại, trước tập rồi, bây giờ tập lại”, rồi đột ngột, ông bảo: “Sao Minh Đỉnh “đi” nhanh thế? Đang khỏe! Giới họa cũng đánh giá nó nặn Bác Hồ giống nhất đấy!”… Tôi đưa cho ông xem bức họa vừa xong bằng phấn mầu, ông ưng ý lắm: “Được đấy!” và gọi vợ: “Hà ơi, xem này!”. Tôi đưa cây bút dạ để ông ký vào dưới tranh, ông cầm bút hơi rung, dưới ngón trỏ một nốt ruồi đỏ cực lớn, ông hỏi: “Ký là Văn nhé?”. Tôi trả lời: “Không ạ, Đại tướng cứ ký Võ Nguyên Giáp là hơn!”. Im lặng, rồi dường như lấy đà, ông phóng bút ký, đường bút đi như kiếm bay, rồi chấm một cái vào một chỗ không ngờ. Thế là bức họa hoàn thành. Ông bắt tay tôi và nói: “Cho tôi gửi lời chào toàn thể gia đình anh nhé!”. Ông là vị tướng quân của người Việt Nam, của dân tốc cấy lúa, là chỉ huy trưởng đoàn quân chân đất năm xưa, ông giản dị vô cùng!

Chị Hà tiễn tôi, tôi bảo: “Ông là tài sản của nhân dân Việt Nam”. Chị Hà sửng sốt: “Thế à!”. Chị Hà ơi, sao chị lại sửng sốt? Ông đã lấy lại lòng tin cho chúng tôi trong bao phút ngã lòng. Đời người ta, ai không có những phút ngã lòng? Khi cái ác đè lên cái thiện, khi sự thật bị vùi lấp… thì chúng tôi cần ông biết bao. Vì ông mãi mãi là vị Tổng Tư lệnh của những người lính chúng tôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2011, 06:40:26 pm »

MỘT CON NGƯỜI LÀM NÊN LỊCH SỬ(1)

DƯƠNG TRUNG QUỐC

Lúc còn trẻ tôi được xem bộ phim Ngôi sao thành Êghe trong đó có hình ảnh một nhà chép sử dũng cảm và tận tụy đứng giữa bãi chiến trường khốc liệt để ghi chép lại những gì đang diễn ra. Quân tướng hai bên giáp lá cà chém giết lẫn nhau, nhưng dường như vẫn né mũi gươm đường đạn để nhà chép sử làm bổn phận của mình… Cính hình ảnh ấy gây cho tôi lòng hào hứng dấn thân vào nghề rồi thành cái nghiệp sử học cho đến nay vẫn đeo đuổi.

Với hình ảnh người chép sử ấy cho đến nay luôn đến với tôi mỗi khi có dịp gặp “Anh Văn” - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi chỉ có cơ hội gặp ông kể từ khi vị Đại tướng của chúng ta đảm nhận những trách nhiệm dân sự. Ông là Phó Thủ tướng phụ trách công tác Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật. Lần đầu tôi được gần ông là thời điểm chuẩn bị cho chuyến đi thăm Ấn Độ của một đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng dẫn đầu. Tôi được cơ quan Viện Sử học phân công làm công tác tư tưởng cho bài diễn văn của ông. Đối với tôi đó là một vinh dự lớn vì trước đó ông còn là một hình ảnh ở rất cao cao và quá xa xa… Nhưng khoảng cách đó nhanh chóng thu hẹp chính nhờ sự cúi xuống của một ông Thầy đối với một học trò nhỏ. Ông cho phép tôi nhập vai để viết thử một bài diễn văn. Rồi ông có những lời động viên vừa phải. Đương nhiên, tôi chẳng góp được bao nhiêu nhưng lại học được rất nhiều điều ở ông. Trong chuyến đi Ấn Độ, tôi nhớ ông có một bài phát biểu rất hay về Bác Hồ.

Kể từ khi tới tham gia công tác cảu Hội Sử học Việt Nam, tôi càng có nhiều cơ hội gặp ông và càng bị ông cuốn hút không phải chỉ ở một sự nghiệp quá đồ sộ của một nhà cách mạng, một vị Tổng Tư lệnh mà còn ở một phẩm cách của một nhà sử học lớn. Ông kể cho tôi một đôi ký ức thời trai trẻ rồi đọc thuộc lòng những vần thơ hừng hực chí khí yêu nước của Phan Bội Châu, ông kể lại những kỷ niệm về những nhân vận lịch sử mà ông từng tiếp xúc như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu, ông đọc thuộc từng bài trong sách giáo khoa thư đã nhen nhóm trong lòng ông những bài học đầu tiên dạy làm người và lòng yêu nước. Rồi những bài học lịch sử trên bục giảng ở trường tư thục Thăng Long.

Ông muốn nói rằng lịch sử là tri thức tạo nên tư cách của một con người có ý thức về xã hội. Năm 1998, ông cho phép tôi được có mặt trong buổi ông cùng gia đình tiếp con trai cố tổng thống Mỹ Kennơđi. Hôm đó, tôi thực sự nhận ra phong cách của một ông thầy dạy sử. Chậm rãi và mạch lạc, ông nói với anh bạn trẻ cách ông đúng một nửa thế kỷ về lịch sử mối quan hệ Việt - Mỹ. Ông nói về những mối giao lưu đầu tiên giữa hai xứ sở cách nhau một đại dương mà vị Tổng thống Hoa Kỳ từng là người khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã say mê các giống lúa ở Đàng Trong của Đại Việt, đến mối quan hệ Việt - Mỹ khi còn là đồng minh chống phátxít Nhật. Ông chỉ tấm ảnh chụp chung với Bác Hồ treo trên tường nhà mình và nói rằng: “Tấm ảnh kia mấy người bạn đồng minh Mỹ chụp cho tôi”… Hàm ý vị Đại tướng đánh bại quân xâm lược Mỹ muốn nói với những người Mỹ trẻ tuổi rằng quan hệ giữa hai nước không chỉ có những trang sử đen tối của chiến tranh, và trang sử đang được tiếp nối phải là những trang sử tốt đẹp như một thời là đồng minh cùng chung sức đánh phátxít mà chính ông là “người trong cuộc”. Anh con trai của cố Tổng thống Kennơđi rất cảm động khi nghe vị Đạ tướng gợi lại hình ảnh khi cậu ta mới 4 tuổi đã dự đám tang cha của mình bị ám sát, và anh ta nói rằng những gì nhận được sau chuyến đi thăm Việt Nam và đặc biệt là trong buổi gặp Đại tướng sẽ rất có ích cho bước đường sắp tới khi anh ta dự định bắt đầu bước vào chính trường… (Rất tiếc, không lâu sau, anh đã chết trong một tai nạn máy bay).

Tôi cũng được quan sát từ khoảng cách rất gần 2 cuộc tiếp kiến giữa Đai tướng với cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mắc Namara ở Hà Nội (1995 và 1997). Chính ông đã khéo léo bố trí để tôi có mặt trong những cuộc tiếp xúc còn rất hẹp này… Tính thuyết phục của vị Đại tướng Việt Nam đối với một nhân vật mà nước Mỹ từng tôn sùng là một “bộ óc điện tử” chính là trọng lượng của những bằng chứng lịch sử đanh thép và thấm thía. Ông không quên từng chi tiết nhưng luôn đặt mọi lý lẽ của mình khớp với những gì lịch sử đã lên tiếng.

Khi nói chuyện với chúng tôi, những người là công tác sử học hay đặc biệt là với giới trẻ, ông rất hay nhắc đến câu diễn ca mộc mạc của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta…”. Ông kể rằng, đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược của Lệ thần Trần Trọng Kim, khi đó là cuốn sách duy nhất biện soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những ri thức rất bổ ích cuộc chiến đấu ở thế kỷ XX.

Chắc chắn, Võ Nguyên Giáp sẽ là người giật giải quán quân về viết hồi ức lịch sử. Khác với nhiều nhà hoạt động cách mạng khác, khi buông dần những công việc chính trường, ông thực sự dành tâm lực cho việc tổng kết lịch sử và lấy chính trải nghiệm của mình để tìm ra những bài học. Không kể tới những công trình chính luận đóng góp vào tổng kết sự nghiệp cách mạng mà ông là một yếu nhân, đặc biệt là tổng kết chiến tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc mà ông là Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành rất nhiều công sức để viết hồi ức của mình, điều mà mọi chính khác hiện đại đều làm. Nhưng khác mọi người, ông viết hồi ức với tất cả tình tiết riêng tư, kể cả những rung động tình cảm của mình nhưng lại để nói đến cả một dân tộc, một thời đại và một con người mà ông luôn coi là người Thầy vĩ đại của mình: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Viết lịch sử hay hồi ức, ông đều luôn đặt lên hàng đầu tính trung thực. Ôn có cả một “bộ tham mưu” là những người hoạt động khoa học và thực tiễn trong và ngoài quân đội sẵn sàng tham góp ý kiến, sưu tập tư liệu cho ông. Một tinh thần tập thể cao rộng với một trí tuệ lớn lại luôn cầu thị của ông làm cho các tác phẩm ký tên ông trở thành những công trình hoàn chỉnh và có phong cách không trộn lẫn. Viết sử, ông luôn luôn lấy sự đoàn kết và mục tiêu như chính trong thực tiễn cách mạng. Tôi không quên một kỷ niệm: những chương đầu của cuốn sách Tổng hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng được ông cho phép đang trên Tạp chí Xưa & Nay của Hội Sử học Việt Nam (1995) trước khi sách công bố 5 năm Ở chương kết thúc, ông điểm không thiếu một ai đã tham gia vào sự kiện lớn của lịch sử. Ông rất hài lòng khi chúng tôi chọn một tấm ảnh minh họa là lúc Tổng Tư lệnh chia tay Tổng Tham mưu Văn Tiến Dũng lên đường vào chiến trường. Hình ảnh hai vị tướng thân mật đứng bên một cây đào đang nở hoa làm ông rất hài lòng. Sau này khi sách in, ông cũng tìm đúng tấm ảnh ấy dường như muốn nói một điều gì đó… Tấm ảnh ông và Đại tướng Nguyên Chí Thanh ngồi trước tấm bản đồ trải rộng dưới đất trong căn phòng nhà mình để cùng nhau trao đổi ý kiến cũng được ông tâm đắc dùng trong sách.

Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu giữa vòng vây, Điểm Điện Biên Phủ… cho đến Tổng hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng là gần trọn vẹn cả đời ông. Từ Điện Biên (1954) đến Đại thắng Mùa Xuân 1975) còn một khoảng trống mà ông sẽ phải lấp đầy. Cộng với những tác phẩm mang tính tổng kết về chiến thắng Điện Biên Phủ và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tác gia kiệt xuất đã để lại một di sản thực sự đồ sộ về thế kỷ XX hào hùng đầy thử thách. Nếu nói ông là một trong những sử học lớn nhất trong thế kỷ XX là hoàn toàn xác đáng. Và với những trước tác của mình, ông hoàn toàn xứng đáng nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh cả trên lĩnh vực sử học, văn học hay lý luận quân sự (nhưng đáng tiếc lại chưa thành hiện thực?)

Người nước ngoài khi đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường so sánh ông với những nhân vật lớn trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là lịch sử chiến tranh. Họ có sự tinh tế mà ít khi ta chú ý là, ví như Bách khoa toàn thư của Mỹ khi đánh nói về quân hàm của ông luôn viết rằng Võ Nguyên Giáp là “Đại tướng 5 sao” để nói đến một phẩm hàm tột đỉnh, mặc dù trên vai ông luôn luôn là quân hàm mang 4 ngôi sao 5 cánh như nhiều vị Đại tướng Việt Nam khác. Giới sử học Việt Nam tư hào có một vị Tổng Tư lệnh là Chủ tịch Hội nghề nghiệp của mình.


(1) Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Đời sống, ngày 22-12-2009.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2011, 06:41:53 pm »

THĂM ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP(1)

GS, NGND. PHAN HUY LÊ

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VI và cũng nhân dịp 35 năm ngày đại thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chiều ngày 29-4-2010, tôi đề nghị Đại tá Nguyễn Huyên sắp sếp thời gian cho tôi được vào bệnh viện thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch danh dự của Hộ.

Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi. Tôi đến gần bên giường, nắm tay Đại tướng và nói: Hôm nay vào thăm Anh Văn (Đại tướng muốn chúng tôi giữ cách xưng hô hết sức thân mật và kính trọng này), tôi rất mừng thấy sắc thái Anh tốt hơn nhiều. Mấy hôm trước, chính Đại tướng đã ngồi dậy, tự tay viết một thư gửi cho gia đình và một thư gửi cho Đại hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Nét chữ hơi run, nhưng mạch lạc, rõ nét và đặc biệt chữ ký, nét bút liền, khỏe, dứt điểm.

Tôi nói ngắn gọn, báo cáo với Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam công việc chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, việc đặt Giải thưởng Võ Nguyên Giáp cho những công trình nghiên cứu lịch sử xuất sắc nhất, việc đúc bức tượng Đại tướng và xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài Đại tướng viết cho Hội khoa học lịch sử Việt Nam cùng những bài của giới sử học viết về Đại tướng. Sau từng ý, tôi dừng lại để nghe ý kiến của Đại tướng. Cũng có đôi chỗ, Đại tá Huyên giải thích thêm. Giọng nói của Đại tướng yếu, nhỏ, hơi khó nghe, nên sau mỗi đoạn, anh Huyên nhắc lại để Đại tướng xác nhận bằng các gật đầu hay nụ cười. Tôi còn đề nghị, tôi và anh Huyên sẽ nghĩ một vài câu rất ngắn gọn, súc tích để gợi ý Đại tướng tự viết và ký tên tặng Đại hội lần thứ VI của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Đại tướng mỉm cười tỏ ý xác nhận.

Trước khi ra về, tôi lại nắm chặt tay Đại tướng, thay mặt cho giới sử học Việt Nam, kính chúc Đại tướng an khang, cùng toàn dân có mặt trong những Đại lễ nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Tôi cảm nhận Đại tướng nắm chặt tay tôi và qua giọng nói, qua miệng, câu nói rất thân thiết, lịch thiệp của Anh Văn: “Anh nhớ giữ sức khỏe nhé, cho tôi gửi lời thăm chị và các cháu”. Một nụ cười hiền hòa, trìu mến đọng lại mãi trong tâm trí tôi.

Trải qua cuộc đời cầm quân của hai cuộc kháng chiến 30 năm với cương vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến tất cả tài năng, trí tuệ cho đất nước, cho dân tộc, đã đi vào lịch sử và lòng dân như một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc. Ở tuổi 100, Đại tướng tuy tuổi cao, sức yếu, vẫn ung dung thanh thản với nét mặt, nụ cười giữ mãi thân thái, phong cách của “Vị tướng huyền thoại”. Trên đường về, tôi thầm cầu chúc Đại tướng trường thọ với sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 25-8-2010 và hiện điện với toàn dân, toàn quân trong Đại lễ kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi.


(1) Bài đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 335, tháng 5 năm 2010, tr.7.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:19:42 pm »

ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ BẢN LĨNH
VÕ NGUYÊN GIÁP
(1)

Đại tá, PGS,TS. NGUYỄN MẠNH HÀ

Tại sao lại là Điện Biên Phủ?

Điện Biên Phủ là một trận đánh lớn nhất, nhưng vào mùa Thu năm 1953, nó hoàn toàn không có trong kế hoạch tác chiến của cả Bộ Tổng Tư lệnh của ta và trong Kế hoạch Nava.

Mưu đồ của viễn chinh Pháp

Do diễn biến chiến sự diễn ra một cách nhanh chóng, một đơn vị bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc để tiến công giải phóng thị xã Lai Châu, nhằm giải phóng hoàn toàn Tây Bắc. Lo sợ quân ta sau khi làm chủ vùng Tây Bắc chiến lược rộng lớn sẽ thừa thắng đánh sang Thượng Lào rồi đánh xuống Trung Lào, Hạ Lào, vùng Đông Bắc Campuchia, rồi quật vào miền Trung Trung Bộ…, Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương là Nava vội vã cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ trong các ngày 20 và 21-11-1953 nhằm lập một trung tâm chốt chặt đường tiến của bộ đội ta lên Lai Châu và sang Lào.

Về mặ địa lý chiến lược, Điện Biên Phủ - có cánh đồng Mường Thanh, là nơi có địa hình rộng lớn và bằng phẳng nhất ở Tây Bắc. Lòng chảo Điện Biên Phủ có chiều rộng từ 6-8 km, dài từ 15-17 km, được chính Tổng Chỉ huy Nava đánh giá là căn cứ lục quân, không quân tốt nhất ở miền Bắc Đông Dương, rất thuận tiện cho việc xây dựng tập đoàn cứ điểm phòng thủ.

Không những thế, Bộ Chỉ huy Pháp còn tính toán rằng, ở Điện Biên Phủ, nơi cách Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa từ 300 đến 500 km đường chim bay, chỉ có đường quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi qua Hòa Bình, Sơn La lên thì việc bảo đảm vũ khí, đạn dược, hậu cần, lương thực, thuốc men… cho hàng vạn người chiến đấu trong một thời gian dài là điều rất khó, nếu không nói là không thể thực hiện được. Sở dĩ như vậy là vì Bộ Chỉ huy Pháp cho rằng quân ta chủ yếu vận động bằng đôi vai và các phương tiện thô sơ như xe đạp thồ, ngựa thồ, thuyền mảng, nếu có đi theo đường số 6 thì sẽ bị máy bay của Pháp ném bom chặn đánh.

Hơn nữa, hình thức tập đoàn cứ điểm đã được phía Pháp áp dụng xây dựng trong Đông Xuân 1951-1952 tại thị xã Hòa Bình trong chiến dịch Hòa Bình; tại Nà Sản (tháng 10-1952) trong chiến dịch Tây Bắc. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xây dựng kiên cố, quân đông (khoảng 16.000), nhiều vị trí và trung tâm đề kháng (49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng), lại có cầu hàng không tiếp tế liên tục với số lượng lớn…, từng được viên Tổng Chỉ huy tiền nhiệm của Nava là Xalăng đánh giá là “Nà Sản lũy thừa 10”, được Bộ Chỉ huy Pháp coi là bất khả xâm phạm. Nếu bộ đội ta có liều lĩnh đánh vào thì tập đoàn cứ điểm trở thành “cái nhọt hút độc”, là “cái cối xay thịt” chủ lực Việt Minh. Chính vì thế, cả Pháp và Mỹ đều rất chủ quan, thậm chí còn cho thả truyền đơn “thánh tướng Giáp tiến công” Điện Biên Phủ.

Điểm hẹn lịch sử

Về phía ta, nhận được tin quân Pháp nhảy dù chiếm và xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là cơ hội tốt để ta tiêu diệt địch, đánh bại ý chí tiếp tục chiến tranh của chúng. Vì thế, tuy chưa chuẩn bị cho một trận đánh lớn, mà đang tập trung huấn luyện, củng cố ở khu vực Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ… nhưng rất nhanh chóng, phần lớn các đại đoàn chủ lực của ta được lệnh lên đường nhằm hướng Điện Biên Phủ.

Xuất phát từ quan điểm chiến tranh nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân vào trận đánh quyết định này. Với khẩu hiện “Tất cả cho Điện Biên Phủ”, hàng chục vạn dân cùng các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đã được huy động làm đường, vận chuyển hàng cho chiến dịch. Cùng với niêm tin tưởng ràng trải qua 8 năm kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành về mọi mặt: quân số, tổ chức, trang bị vũ khí, cách đánh…, có đủ khả năng đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thức dân Pháp, giáng một đòn quyết định, sớm kết thúc chiến tranh.

Vì thế, một cách không tự giác nhưng lại có tính logic trong tiến trình chiến tranh, đã đến lúc cả hai bên tham chiến đều nhận thấy cần có một trận đánh quyết định để kết thúc chiến tranh. Tuy rằng trong Kế hoạch, Hava chủ trương đến mùa Thu 1955 mới kéo quân ra miền Bắc giao đấu trận quyết định với chủ lực ta sau khi đã bình định song Nam Bộ và “thanh toán” được vùng tự do Liên khu V, nhưng trước bối cảnh của thế bị động chiến lược, phải đối phó với đòn tiến công của ta nhằm phá khối cơ động chủ lực - xương sống của kế hoạch Nava, viên Tổng Chỉ huy Pháp đã có một quyết định táo bạo - nhưng lại là quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời cầm quân của ông ta. Ngày 3-12-1953, Nava quyết định chấp nhận giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ. Chỉ 3 ngày sau, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ do Tổng Quân ủy trình bày.

Điện Biên Phủ trở thành điểm hẹn mang tính lịch sử một cách nhanh chóng trong vòng có 2 tuần như vậy nếu chỉ tính từ ngày 20-11-1953, khi những lính dù Pháp đầu tiên được ném xuống vùng lòng chảo thanh bình và trù phú này, nhưng thực chất đó là kết quả của cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, ác liệt của quân và dân ta. Cuộc kháng chiến của ta đã lớn mạnh đến mức Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng có quyết định lịch sử đúng đắn, trên cơ sở phân tích khoa học so sánh lực lượng, thế và lực, quyết tâm kháng chiến của quân và dân ta, đánh thẳng vào nơi mạnh nhất của kẻ thù.


(1) Bài đăng trên báo Thanh niên, từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 5 năm 2010.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:21:15 pm »

Đánh nhanh giải quyết nhanh!

Quyết định thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là là sự kiện thú vị, hấp dẫn nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, quyết định mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”, lúc đó ông mới 43 tuổi.

Trách nhiệm nặng nề

Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày và đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được Đảng và Bác Hồ cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ, do còn giải quyết một số công việc, nên đi ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ chỉ huy chiến dịch đi trước có Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch. Phía Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc có đồng chí Mai Gia Sinh, Tham mưu trưởng Đoàn Cố vấn. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ của quân đội ta và thành viên Đoàn cố vấn Trung Quốc cùng đi.

Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến cụ thể, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sĩ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm… Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ, thì đây cũng là chiến trường do chúng chọn lựa… Trận đánh này ta không được phép thua. Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi. Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy. Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến đấu lâu dài…”(1).

Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chao Bác Hồ ở Khuổi Tát. Bác hỏi: Chú đi xa như vậy, chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại không? Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị.

Bác động viên: Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn bạc thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.

Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh”. Vị Tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng.”.


(1) Võ Nguyên Giáp:Tổng tập Hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 913-914.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 05:22:54 pm »

Tại sao “đánh nhanh giải quyết nhanh”?

Ngày 2-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trưởng đoàn Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc thanh và các đồng chí đi cùng lên đến sở chỉ huy, thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20-1, với phương châm là “đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày. Đây là điều Đại tướng chưa nghĩ tới. Bởi vì, ông viết trong Hồi ký: “… Tôi vẫn cho rằng đánh nhanh không thể ianh thắng lợi, nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án các đồng chí đi trước đã lựa chọn. Cũng không còn thời gian báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, tôi đồng ý triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch chiến đấu. Tôi nói với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Chánh Văn phòng của bộ sự cân nhắc của mình, dặn theo dõi tình hình, nghiên cứu, suy nghĩ thêm, và chỉ được troa đổi riêng với tôi về vấn đề này. Tôi chỉ thị cho đồng chí Cao Pha, Cục phó Cục 2 điều tra cẩn thận những vị trí trên cánh đồng hướng tây, nơi được coi là sơ hở, ta sẽ dùng mũi thọc sâu đánh vào, và yêu cầu phải báo cáo hàng ngày những hiện tượng như tăng quân, củng cố công sự của địch…”(1).

Vì sao lại chọn phương châm tác chiến “Đánh nhanh giải quyết nhanh”? Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên Phó Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn IV, trong chiến dịch Điện Biên Phủ nguyên là cán bộ phiên dịch tiếng Trung Quốc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp giải thích: “Trên đường ra mặt trận, ông Thái (Hoàng Văn Thái) bàn với ông Mai Gia Sinh dừng ở Nà Sản nghiên cứu vì sao năm 1952 ta đánh không thành công? Ông Mai nói ta không thành công vì đánh theo lối “bóc vỏ”, tập trung đánh một điểm của địch nhưng không có lực lượng chế áp pháo binh của nó nên bị pháo nó quần xung quanh, cùng không quân tập trung ném bom. Kiểu ấy không chiếm được tập đoan cứ điểm mà có chiếm cũng không giữ được. Ông Mai nói lần này đánh “moi tim” và phải đánh nhanh, nếu không tranh thủ đánh sớm địch sẽ tăng quân củng cố công sự”. Vãn theo Đại tá Hoàng Minh Phương : “Tôi tham dự cuộc họp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thành viên Đảng ủy chiến dịch và cố vấn. Ông Dặng Kim Giang, phụ trách hậu cần mặt trận bảo: “Tranh thủ đánh sớm, Điện Biên Phủ mỗi ngày quân ăn 50 tấn gạo. Dân công gánh tải gạo từ Thanh Hóa lên đến kho tính ra chỉ còn 1-2 kg mỗi người. ta chỉ có 628 xe Liên Xô viện trợ, đường độc đạo bị nó đánh ghê nhất là ở đèo Lũng Lô, ngã ba Cò Nòi”. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm thì nói: Bộ đội ngại đi Tây Bắc. Chưa cần nói đến vắt, bọ chó, muỗi, thì tâm lý anh em đã thích đánh đồng bằng. Lên đến đây họ muốn đánh sớm còn về xuôi. Đánh nhanh hợp tâm lý bộ đội”.

Ngày 14-1-1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch triệu tập cuộc họp phổi biến kế hoạch tác chiến tại hang Thẩm Púa. Đại tá Hoàng Minh Phương nhớ lại: “Mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn lớn. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt như những đại đoàn trưởng, chỉ huy đại đoàn: Vương Thừa Vũ, Chu Huy Mân, Trần Độ, Phạm Ngọc Mậu… và nhiều cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đã cùng chiến đấu qua rất nhiều chiến dịch. Đại tướng hỏi: “Có ai thắc mắc gì không?”. Không ai thắc mắc. Trận này ta có 24 lựu pháo, mấy chục sơn pháo, cối 1230 ly, trong lịch sử chiến đấu của quân đội nhân dân, chưa bao giờ có hỏa lực mạnh đến thế. mọi người khí thế, tin tưởng, muốn đánh lắm rồi. Bác Giáp sang gặp ông Vi Quốc Thanh bàn, tôi đi dịch. Ông nói: “Tôi với anh bàn ở hậu phương dự kiến đánh chắc, tiến chắc. Ta đã báo cáo với Bác Hồ và Trung ương đánh 45 ngày. Giờ anh em ở đây định giải quyết trong 3 đêm 2 ngày.”. Ông Vi là người thận trọng, nhưng cũng bảo: “Tôi thấy anh Mai (Gia Sinh) và anh Thái đi cả tháng trời rồi, đúng là có khi phải đánh nhanh, nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh trận này. Mà Đông - Xuân này phải đánh một trận, chả nhẽ kéo năm vạn quân lên đây rồi kéo về tay không”.

Đại tá Hoàng Minh Phương còn cho biết, trong cuộc họp ngay 14-1 “Cố vấn Mai Gia Sinh đề nghị chiều 20-1 cấp tập hỏa lực, giọt 2.000 viên 105mm làm tê liệt pháo binh địch, sau đó chuyển làn về sau yểm hộ bộ binh xung phong. Đại đoàn 308 theo kế hoạch sau khi pháo bắn xong cơ động qua cánh đồng Mường Thanh vào sở chỉ huy nó. Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thận trọng hỏi: “Đường chưa mở sao đưa pháo vào kịp?”. Ông Mai Gia Sinh giải thích chỉ cần mở đường Tuần Giáo đi Mường Thanh để xe GMC kéo pháo, cách Điện Biên 12km thì hạ càng pháo, dùng sức người kép pháo vào, nếu làm được tạo nên yếu tố bất ngờ. Nghe cũng có lý. Bên Trung Quốc có kinh nghiệm đánh rồi. Lại hỏi: “Bộ đội tôi chưa quen đánh ban ngày, giờ đánh ngày, địch có máy bay, pháo…”. Ông Mai giải thích ta xông vào đêm trước, sáng hôm sau đánh xen kẽ với địch thì máy bay nó không dám ném bom vì chết ta thì cũng chết nó”.

Trước những lý lẽ như vậy, trong lúc quân địch chưa đông, hầm hố, công sự của chúng chưa kịp củng cố vững chắc, mọi người thống nhất đánh theo phương châm “Đánh nhanh giải quyết nhanh”. Kết thúc Hội nghị, Đại tướng nói: “Giờ ta đánh theo phương án này, nhưng suốt quá trình chuẩn bị phải theo dõi đài địch để có gì mới kịp thời xử trí”.


(1) Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.919.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM