Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:05:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:44:46 am »

Ngày 28-1-1973, hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa, được cụ thể hóa bằng công hàm chính thức của Tổng thống Mỹ gửi Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ngoài hiệp định (gồm 9 chương, 23 điều), hai bên còn ký 4 nghị định thư về ngừng bắn và các Ban liên hiệp quân sự, về Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế, về trao trả nhân viên các bên bị bắt, về tháo gỡ, vô hiệu hóa mìn ở miền Bắc; hai bên cùng đạt được 8 “hiểu biết” (Understanding)(*) - thực chất như các điều khoản chính thức như do lý do tế nhị về ngoại giao nên không đưa vào Hiệp định hay Nghị định thư.

Trong Lời kêu gọi về Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khẳng định: “Với việc hiệp định được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang…;

Toàn dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc đều vô cùng tự hào và phấn khởi trước thắng lợi vĩ đại này của Tổ quốc.

Đây cũng là thắng lợi của nhân dân các nước Đông Dương cùng nhau đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung”
(1).

Ngày 23-1973, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ, chấm dứt sự có mặt của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

*
*   *

Đương đầu và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân, hải quân Mỹ, đặc biệt là chiến công đập tan chiến dịch công kích bằng máy bay B.52 trên bầu tời Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, một lần nữa, trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc đã chứng tỏ sức mạnh và tính kiên cường của hậu phương chiến lược được tổ chức chặt chẽ, được bảo vệ vững chắc. Hậu phương đó cùng một lúc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tọng yếu, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tăng sức chi viện to lớn, toàn diện, mạnh mẽ cho chiến trường, làm nên “Điện Biên Phủ trên không”, góp phần quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam, phải đơn phương rút quân ra khỏi cuộc chiến tranh, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Với việc Hiệp định Pari được ký kết, quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đã hoàn thành xuất sắc phương hướng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút”, đưa sự nghiệp kháng chiến cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn “Đánh cho ngụy nhào”.


(*) 1. Tầu sân bay Mỹ đậu xa bờ biển Việt Nam
2. Mỹ chấm dứt hành động trinh sát đối với lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
3. Nhân viên dân sự Mỹ làm việc trong các lực lượng vũ trang Sài Gòn sẽ rút trong 12 tháng.
4. Trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với việc trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị giam giữ.
5. Hiểu biết về Lào, Campuchia: ghi lại những vấn đề liên quan đã nêu trong thông điệp của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi Tổng thống Mỹ ngày 21-10-1972.
6. Về mối quan hệ giữa Ủy ban quốc tế tại Hội nghị quốc tế.
7. Định nghĩa của từ “của các bên” trong điều 8a, 8b của hiệp định.
8. Định nghĩa từ “nhất trí” trong các điều 12a, 12b, 18f của hiệp định.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.34 tr.11.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 11:14:41 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:51:57 am »

KẾT LUẬN

Thắng lợi to lớn, toàn diện của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ trong hai năm 1970, 1971 đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - năm nước Mỹ bước vào cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới; năm chính quyền Níchxơn, đồng thời với những nỗ lực quân sự, chính trị trên chiến trường miền Nam, đã xúc tiến những hoạt động “ngoại giao nước lớn” với Trung Quốc, Liên Xô hòng cô lặp cách mạng Việt Nam, ép Việt Nam phải nhượng bộ Mỹ trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari.

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 bắt đầu từ ngày 30-3-1972 bằng ba chiến dịch tiến công của chủ lực trên ba hướng: đường 9 - Trị Thiên, bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ; kết hợp với các chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Khu 5. Thời gian mở màn, hướng đánh, quy mô sử dụng lực lượng và cường độ cuộc tiến công chiến lược khiến Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn bất ngờ, choáng váng, bị thiệt hại nặng nề. Cuộc tiến công chiến lược đã giáng những đòn tiêu diệt rất quan trọng vào lực lượng chính quy của quân đội Sài Gòn, đập với nhiều tuyến phòng ngự cơ bản vòng ngoài rất mạnh và rất kiên cố của địch tư bắc Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ta chiếm giữ thêm những địa bàn xung yếu có sức uy hiếp mạnh các căn cứ, chi khu, đô thị, giải phóng nhiều vùng rộng lớn gồm hầu hết các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, bắc Bình Định, hoàn chỉnh vùng giải phóng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Long, Phước Long), mở ra vùng giải phóng mới ở đồng bằng Khu 5, đồng bằng sông Cửu Long.

Cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta giáng một đòn sấm sét vào chủ trương củng cố thế trận phòng ngự hòng giữ nguyên hiện trạng chiến trường của Mỹ và chính quyền Sài Gòn - một chủ trương nhằm tránh mọi sự đảo lộn về chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho Níchxơn bước vào năm vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Bị bất nờ rất lớn không quân và hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam để cứu nguy cho quân đội Sài Gòn, đồng thời mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô, cường độ rất khốc liệt; kể cả sử dụng máy bay B.52 đánh sâu vào nội địa và phong tỏa cảng biển, cửa sông cùng hệ thống giao thông đường thủy trên miền Bắc. Bom đạn Mỹ đã gây ra cho nhân dân ta trên cả hai miền những tổn thất nặng nề về sinh mạng và của cải. Ở miền Bắc, một loạt các mục tiêu dân sự, quân sự bị đánh phá và bị uy hiếp dữ dội; các hoạt động kinh tế, bảo đảm đời sống, bảo đảm giao thông, chi viện chiến trường bị tác động mạnh. Trên chiến trường miền Nam, dưới sự chi viện hỏa lực ồ ạt của không quân, hải quân Mỹ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc phản kích hòng tái chiếm những địa bàn trọng yếu vừa bị mất, đặc biệt là Thành cổ Quảng Trị. Thâm độc hơn, đi đôi với các biện pháp quân sự trên đây. Chính quyền Mỹ tiếp tục ráo riết thực hiện các thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt và độc ác nhằm chia rẽ và kiềm chế các nước xã hội chủ nghĩa; đặc biệt là giữa Trung Quốc và Liên Xô, bao vây, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta, ngăn chặn bước phát triển của cuộc tiến công chiến lược của ta ở miền Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.

Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ và điều kiện quốc tế, Đảng, Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân toàn quân ta trên cả hai miền Nam, Bắc bền lòng kháng chiến, đẩy mạnh tiến công, đưa sự nghiệp kháng chiến tiếp tục phát triển.

Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta chiến đấu quyết liệt, làm thất bại nhiều cuộc phản công quy mô lớn của quân đội Sài Gòn với sự yểm trợ của không quân, hải quân Mỹ, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các hướng chính, tại nhiều địa phương, quân và dân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự và chính trị, cắt đứt hoặc uy hiếp mạnh các tuyến giao thông chiến lược quan trọng và mở thêm vùng giải phóng. Cùng với quá trình đó, ta triển khai được lực lượng chủ lực lớn trên các địa bàn chiến lược trọng yếu ở cả khu vực rừng núi đến đồng bằng, củng cố và tăng cường thế chiến lược vững chắc của cách mạng miền Nam. Ở miền Bắc, khắc phục muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, quân và dân ta vừa đánh trả có hiệu quả máy bay, tàu chiến Mỹ, duy trì và giữ vững sản xuất, đời sống; vừa bảo đảm mạch máu giao thông, tăng sức chi viện chiến trường. Ở Lào và Campuchia, ta và ban phối hợp với nhau, đẩy mạnh tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.

Nắm vững phương châm “Vừa đánh vừa đàm” nhằm kéo Mỹ “xuống thang”, giành thắng lợi từng bước và lợi dụng sức ép của dư luận đối với Níchxơn đang tăng lên trên từng ngàytrước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tại Hội nghị Pari, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, ta mềm dẻo trong sách lược, kịp thời và chủ động đưa ra những đề xuất mới, những sáng kiến quan trọng buộc phía Mỹ phải đi đến công nhận Dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do ta khởi thảo, thỏa thuận ký kết vào ngày 31-10-1972. Thế nhưng trái với thỏa thuận mà phía Mỹ đã cam kết, Níchxơn lật lọng, trì hoãn việc ký kết hiệp định để vượt qua tuyển cử và đề nghị sửa đổi những điều khoản cơ bản của dự thảo hiệp định. Hơn thế nữa, để buộc ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện do phía Mỹ đưa ra trên bàn đàm phán, tập đoàn cầm quyền Mỹ ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược, sử dụng một lực lượng lớn không quân chiến lược và chiến thuật ồ ạt đánh phá dữ dội Hải Phòng, Hà Nội và nhiều nơi khác trên miền Bắc vào những ngày cuối năm 1972.

Hoạt động quân sự tàn bạo này của Mỹ bị cả loài người lên án mạnh mẽ. Bằng trí thông minh và lòng quả cảm, quân và dân ta ở miền Bắc đã giáng trả đích đáng, bắn rơi nhiều pháo đài bay B.52 và nhiều máy bay chiến thuật Mỹ, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” đập tan cố gắng quân sự cuối cùng và đánh bại âm mưu đàm phán trên thế mạnh của Mỹ.

Bị thất bại nặng nề cả về quân sự, chính trị trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, cuối cùng, đế quốc Mỹ buộc phải trở lại đàm phán, ký kết Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cam kế tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, chấm dứt sự dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ miền Nam; thừa[nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

Với việc Hiệp định Pari được ký kết, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta “đã giành được thắng lợi rất to lớn, có ý nghĩa quyết định xu thế phát triển tất thắng của cách mạng miền Nam Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn cách mạng rất vẻ vang của dân tộc, mở ra cho cách mạng miền Nam một giai đoạn mới: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”(1).


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.226.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:56:11 am »

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I

HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI
HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Paris_1973

PHỤ LỤC II

HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Paris_1973_(b%E1%BA%A3n_hai_b%C3%AAn)

PHỤ LỤC III

CÔNG HÀM CỦA TỔNG THÓNG HOA KỲ
GỬI THỦ TƯỚNG VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Ngày 1-2-1973.

Tổng thống thông báo cho Việt Nam dân chủ cộng hòa những nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự tham gia của Hoa Kỳ về việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Như đã nêu trong Điều 21 của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Pari ngày 27 tháng Giêng năm 1973, Hoa Kỳ thực hiện sự tham gia này theo chính sách truyền thống của mình.

Những nguyên tắc đó là:

1. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam mà không có bất cứ điều kiện chính trị nào.

2. Việc nghiên cứu sơ bộ của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích hợp cho sự đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh sẽ là khoảng 3,25 tỷ đôla viện trợ không hoàn lại trong một thời gian 5 năm. Những hình thức viện trợ khác sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa xét duyệt lại và thỏa thuận chi tiết.

3. Hoa Kỳ sẽ đề nghị với Việt Nam dân chủ cộng hòa là sẽ thành lập một Ủy ban hỗn hợp kinh tế Mỹ - Bắc Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày gửi công hàm này.

4. Chức năng của Ủy ban này sẽ là đề ra các chương tình cho việc đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại ở Bắc Việt Nam. Sự đóng góp của Hoa Kỳ sẽ tiến hành trên cơ sở những yếu tố sau đây.

a) Các nhu cầu của Bắc Việt Nam do những tàn phá của chiến tranh gây nên.

b) Các yêu cầu của công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp của nền kinh tế Bắc Việt Nam.

5. Ủy ban hỗn hợp kinh tế sẽ gồm những đại diện ngang nhau của mỗi bên. Ủy ban sẽ thỏa thuận về một bộ máy để quản lý chương trình đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại Bắc Việt Nam. Ủy ban sẽ cố gắng hoàn thành sự thỏa thuận này trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập.

6. Hai thành viên của Ủy ban sẽ hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Những trụ sở của Ủy ban sẽ đạt tại một nơi sẽ được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa.

7. Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện những nguyên tắc nói trên đã thúc đẩy những quan hệ kinh tế thương mại và các quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa và sẽ góp phần vào việc đảm bảo một nền hòa bình vững hậu cầnắc và lâu dài ở Đông Dương. Những nguyên tắc này sẽ phù hợp với tinh thần của Chương VIII của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Pari ngày 27 tháng Giêng năm 1973.

Điều ghi nhớ về những hình thức viện trợ khác:

Về những hình thức viện trợ khác, việc nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích chợp, có thể là vào khoảng 1 đến 1,5 tỷ đôla tùy theo nhu cầu của Việt Nam dân chủ cộng hòa về lương thực và hàng hóa khác.

Hiểu biết về chương trình xây dựng lại kinh tế.

Có sự hiểu là những đề nghị của Ủy ban hỗn hợp kinh tế nói trong công hàm của Tổng thống gửi Thủ tướng sẽ do mỗi thành viên thực hiện theo những quy định Hiến pháp của mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:57:37 am »



Đồng chí Lê Duẩn cùng Thượng tướng Văn Tiến Dũng thăm và kiểm tra
tình hình sẵn sàng chiến đấu tại Quân chủng Phòng không - Không quân, tháng 5-1972



Ngày 17-2-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì cuộc họp
của Quân ủy Trung ương và ra chỉ thị Kiên quyết đánh bại
cuộc chiến tranh phá hoại mới của đế quốc Mỹ



Xác máy bay B.52 bị tên lửa phòng không bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội



Bộ đội cao xạ chiến đấu bảo vệ Hà Nội, tháng 12-1972
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 11:20:05 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:58:23 am »



Bộ đội cao xạ chiến đấu bảo vệ Hải Phòng, tháng 12-1972



Phi công Phạm Tuân trao đổi kinh nghiệm đánh B.52 cùng đồng đội năm 1972



Thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch Trị - Thiên, năm 1972



Sở Chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ họp thông qua kế hoạch tác chiến
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 11:21:22 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:59:16 am »


Bộ đội Quảng Trị giữa hai trận chiến đấu, năm 1972



Đánh chiếm cứ điểm Đầu Mầu - Quảng Trị, năm 1972



Quân giải phóng đánh chiếm sân bay An Lộc, Đông Nam Bộ, năm 1972



Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tây Ninh, năm 1972



Bộ đội Trường Sơn vận chuyển hàng ra chiến trường, năm 1972
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 11:09:21 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 11:01:03 am »



Kho hàng trung chuyển trên đường Trường Sơn, năm 1972



Hội đàm bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari



Toàn cảnh phiên họp cuối cùng tại Hội nghị Pari, ngày 27-1-1973



Nhân dân Tây Ninh nổi dậy giành quyền làm chủ



16 giờ ngày 29-3-1973, tại sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ
làm lễ cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 11:08:13 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 11:02:42 am »

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giôgiép A.Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

2. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

3. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộc Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

4. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Khu 6 kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Khu 6 kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

5. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh: Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương (Chuên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc 1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

6. Ban Tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu: Thống kê số liệu chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tài liệu lưu tại Ban Tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu.

7. Ban Tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu: Tổng kết Bộ Tổng tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

8. Báo cáo hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972 - giải phóng Quảng Trị, kiên cường bảo vệ Thành cổ và vùng giải phóng, 1987, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

9. Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1979, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

10. Phòng Tổng kết chiến tranh Khu 6 thuộc Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Khu 6 (cực Nam Trung Bộ - nam Tây Nguyên), t.3, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

11. Biên bản cuộc họp Đảng ủy tiền phương Bộ Tư lệnh chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên chiến trường Khu 8, ngày 25 và 26-6-1972, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

12. Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

13. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), t.2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.

14. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1954-1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

15. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

16. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

17. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.

18. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8 (đồng bằng sông Cửu Long) năm 1972, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987.

19. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ (tuyển chọn từ Tạp chí Lịch sử quân sự), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội 2006.

20. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp: Ba mươi năm kháng chiến của quân dân tỉnh Đồng Tháp, 1990.

21. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre: Bến Tre - 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, 1990.

22. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định: Bình Định - Lịch sử chiến tranh 30 năm, 1992.

23. Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Tổng kết chiến dịch tiến công tổng hợp bắc Bình Định, từ ngày 9-4 đến 3-5-1972, tài liệu lưu trữ tại Phòng Khoa học Công nghệ - Môi trường Quân khu 5.

24. Chỉ thị số 31/CT-TM của Bộ Tổng Tham mưu.

25. Chiến sử Bình Long, Sài Gòn, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1973.

26. Chiến trường Trị Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Thuận Hóa, 1985.

27. Gabrien Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, in lần thứ hai, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

28. Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu: Thống kê lực lượng địch ở miền Nam Việt Nam (1954-1975), tài liệu lưu tại Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu.

29. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Những sự kiện quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội, 1988.

30. Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang, 1988.

31. Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Tây Ninh, Ban Tổng kết chiến tranh Tỉnh ủy Tây Ninh, 1984.

32. Cửu Long - 21 năm kiên cường đánh Mỹ, Nxb. Cửu Long, 1986.

32. Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

34. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

35. Lê Duẩn: Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.33 (1972), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.34 (1973), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

38. Điện số 236/TK ngày 10-9-1971 của Bộ Quốc phòng gửi Mặt trận Tây Nguyên, Quân khu 5 và Miền, lưutại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

39. Điện số 400/TK, ngày 1-6-1972 của Quân ủy Trung ương gửi miền Đông, Quân khu ủy và Khu ủy Khu 5, Đảng ủy B3, Thường vụ Khu ủy và Khu ủy Trị - Thiên, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

40. Điện số 118/TK, ngày 10-7-1972, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

41. Phạm Văn Đồng: 25 năm chiến đấu và thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 11:03:35 am »

42. Đồng Nai - 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb. Đồng Nai, 1986.

43. Đường Hồ Chí Minh - một sáng tạo chiến lược của Đảng (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

44. Ilya V.Gaiduk: Liên bang Xô Viết và cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998.

45. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975.

46. Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, t.5, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.

47. L.B. Giônxơn: Cuộc đời làm tổng thống của tôi, Nxb. Buysét Xaxten, Pari, 1972.

48. L.B. Giônxơn: Về cuọc chiến tranh xâm lược miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, Hà Nội, 1972.

49. Hậu phương miền Bắc cung cấp người, vật chất cho chiến trường miền Nam từ 1959 đến 1975, lưu trữ Bộ Quốc phòng, số 791.

50. Hậu Giang - 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang, 1987.

51. Giócgơ C. Hiarinh: Cuộc chiến tranh dài ngày nhát của nước Mỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

52. Hồ sơ những văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), lưu tại Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

53. Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, t.III: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời kỳ 1969-1975), Bộ Tư lệnh Quân khu 5, 1989.

54. Kiên Giang - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), Bộ Chỉ huy quân sự Kiên Giang, 1987.

55. Henry Kítxinhgiơ: Ở Nhà Trắng (hồi ký), Nxb. Fayard Pari, 1979, Thư viện Trung ương Quân đội sao lục, 1982.

56. Lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu kháng chiến (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987.

58. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

59. Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, t2. (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

60. Lịch sử Quân chủng Phòng không, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

61. Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, bản dịch tiếng Việt, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

62. Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

63. Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.

64. Lịch sử Sư đoàn 308 Quân tiên phong (tái bản), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

65. Lịch sử Viện kỹ thuật quân sự (1960-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

66. Long An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.

67. Lưu Văn Lợi: Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, t.1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996.

68. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1986.

69. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

70. Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.

71. Lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứ nước từ 19955 đến 1975, bản số 1, tập thống kê số liệu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

72. Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988.

73. Mặt trận Tây Nguyên 1972, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

74. Mặt trận vùng giới tuyến 72, Phòng 5 - Khối Quân sử Bộ Tổng Tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn, 1974.

75. Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

76. Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

77. Minh Hải - 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb. Mũi Cà Mau, 1986.

78. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

79. Rôbớt S. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

80. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6-1971, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

81. Nghị quyết Quân ủy và Thường vụ Quân ủy Trung ương tháng 3-1972, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

82. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 9, tháng 7-1969, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 11:37:39 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 11:04:22 am »

83. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 14, tháng 10-1974, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

84. Những kinh nghiệm chủ yếu của đòn chủ lực trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội, 1986, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam sao y bản chính và lưu trữ.

85. A.V. Nikin: Nước Mỹ, t.2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

86. Oétmolen: Một quân nhân tường trình, Nxb. Đápbơđây Cămpơny Inh Gađừn Xity, Niu Oóc, 1976, Thư viện quân đội dịch, 1978, bản đánh máy.

87. Phú Yên, 30 năm chiến tranh giải phóng, Bộ Chỉ huy quân sự Phú Yên, 1993.

88. J.Pimlốt: Việt Nam - Những trận đánh quyết định, Trung tâm thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ Quốc phòng ấn hành, Hà Nội, 1997.

89. Pierre Asselin: Nền hòa bình mong manh - Oasinhtơn - Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Pari, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

90. Pitơ A.Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn, nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985.

91. Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng tham mưu: Tổn kết chiến dịch Quảng Trị - Thừa Thiên 1972, Cục Quân huấn, 1973, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

92. Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân khu 9: Báo cóa tổng kế chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên địa bàn Quân khu 8 (từ ngày 10-6 đến10-9-1972), tháng 8-1985, tài liệu lưu tại Phòng Khoa học Công nghệ - Môi trường Quân khu 9.

93. Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.

94. Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

96. Quảng Ngãi - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975), Nxb. Tổng hợp Nghĩa Bình, 1989.

97. Quảng Nam - Đà Nẵng - 30 năm chiến đấu và chiến thắng, 6.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988.

98. Quảng Trị - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trường hợp, 1998.

99. Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

100. Nâylơ Shihan: Sự lừa dối hào nhoáng - Giôn Pônvan và nước Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

101. Sông Bé - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm, Nxb. Tổng hợp Sông Bé, 1990.

102. Sư đoàn 325 (1954-1975), t.II, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986.

103. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, Nxb. Đà Nẵng, 1996.

104. Sức mạnh Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

105. Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.

106. Tây Bắc - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.

107. Tây Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

108. Thủ đô Hà Nội - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

109. Thái Bình chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình, 1995.

110. Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari, Viện Quan hệ quốc tế ấn hành, Hà Nội, 1990.

111. Tóm tắt Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, t. 1, bản đánh máy, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

112. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê tóm tắt năm 1973, Hà Nội, 1973.

113. Tổng cục Thống kê: 30 năm phát triển kinh tế và văn hóa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978.

114. Tổng cục Hậu cần: Công tác vận tải quân sự trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước trên đường Hồ Chí Minh (1959-1975), Hà Nội, 1984.

115. Nguyễn Duy Trinh: Mặt trận ngoại giao ghời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

116. Trong cuộc đối đầu thế kỷ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

117. Tuy Hòa - Những chặng đường đấu tranh cách mạng (1929-1975), Ban Lịch sử Đảng Tuy Hòa, 1988.

118. Từ điển chiến tranh Việt Nam, Nxb. Grin Uốt Prét Oétpót (The dictionary of the Vietnam war, Green wood Press Westport), 1988.

119. Viện Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 6.2 (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

120. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện kinh tế học: 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

121. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Phân viện phía Nam: Lịch sử chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

122. Việt Nam - Con số và sự kiện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

123. Việt Nam - Những sự kiện, t.2 (1954-1975), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM