Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:51:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78652 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:08:24 pm »

Cuộc gặp riêng lần thứ 15 giữa ta và Mỹ diễn ra vào ngày 1-8-1972. Tại cuộc gặp, Kítxinhgiơ đưa ra kế hoạch mới gồm 12 điểm và khẳng định Mỹ đã đáp ứng mọi khía cạnh của đề nghị chính trị mà phái đoàn Việt Nam đề xuất trong lần gặp trước kia. Đồng thời, Kítxinhgiơ cũng ghi nhận việc Mỹ đồng ý giải quyết song song hai vấn đề quân sự và chính trị ở miền Nam Việt Nam.

Sau khi sơ bộ nhận xét rằng, đề nghị mới của Mỹ lần này tuy có vài điểm mới nhưng về cơ bản, lập trường của Mỹ về một giải pháp cho vấn đề Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi, đồng chí Lê Đức Thọ đưa ra kế hoạch mới 10 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Theo đó, chúng ta đòi Mỹ phải rút quân trong vòng một tháng, lập chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần - một chính phủ có đầy đủ quyền lực đối nội, đối ngoại, xóa bỏ hẳn hai chính quyền hiện có tại miền Nam. Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm đóng góp vào việc tái thiết hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trong đề nghị lần này, ta mềm dẻo hơn bằng cách không còn đòi hỏi Thiệu phải từ chức trước khi hiệp định được ký kết; thay vào đó, Thiệu phải từ chức sau khi ký kết hiệp định, mở đường cho việc thành lập chính phủ ba thành phần. Ngoài kế hoạch trên đây, ta cũng chủ động đưa ra cách thức đàm phán, dự định sẽ gồm 4 diễn đàn: diễn đàn giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ, diễn đàn giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với chính quyền Việt Nam Cộng hòa; diễn đàn giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam - Việt Nam Cộng hòa; diễn đàn bốn bên giữa Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tại cuộc họp ngày 14-8-1972, sau khi nghe phía Mỹ trình bày kế hoạch mới mà họ đưa ra, đoàn Việt Nam đã chỉ rõ cho phía Mỹ thấy rằng, cho đến thời điểm hiện tại “so sánh lập trường của hai bên còn nhiều điểm khác xa nhau; vấn đề then chốt là vấn đề chính trị thì hai bên khác xa nhau lắm”(1). Đoàn Việt Nam cũng đã mạnh mẽ phê phán lập trường của phái đoàn Mỹ khi họ vẫn bám giữ nguyên câu duy tri trì chính quyền Sài Gòn, yêu cầu đưa việc thảo luận vấn đề quân đội miền Bắc vào diễn đàn ba bên giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời và chính quyền Sài Gòn - hàm ý đòi rút quân miền Bắc ra khỏi miền Nam; điều mà trong suốt 10 năm qua, lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ đã không sao làm được.

Nhìn chung, ba cuộc gặp riêng trên đây, Việt Nam đã từng bước vững vàng chủ động tiến công, giữ vững nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược. Phía Mỹ còn ngoan cố, lắm thủ đoạn ranh ma. Trong các cuộc tiếp xúc, cả hai bên vừa thăm dò vừa giữ vững nhưng quan điểm đưa ra. Những quan điểm khác biệt nhau, giờ đây, chủ yếu đều dần tập trung vào vấn đề chính trị - một trong hai vấn đề chủ chốt cho một giải pháp về cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Ba cuộc gặp riêng này diễn ra trong bối cảnh cuộc tiến công xuân hè của quân dân ta ở miền Nam giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược, giáng một đòn quyết liệt vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Thắng lợi đó kết hợp hiệu quả với đòn tiến công ngoại giao buộc Mỹ phải từng bước xuống thang chiến tranh, đi vào giải quyết thực chất vấn đề với ta. Tuy nhiên, Mỹ vẫn còn rất ngoan cố, hy vọng dùng các thủ đoạn ngoại giao hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc kết hợp với đẩy mạnh các hoạt động quân sự bằng không quân với quy mô lớn, phong tỏa bờ biển miền Bắc Việt Nam sẽ làm cho Việt Nam không thể đánh lớn và kéo dài ở miền Nam quá 3 tháng, đồng thời tái chiếm được những vùng bị mất. Trong những điều kiện đó, ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị ngoại giao và kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng ba mặt đấu tranh đó, nhằm tranh thủ khả năng buộc Mỹ phải ký kết hiệp định trước khi diễn ra bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới ở Mỹ, đồng thời sẵn sàng đối phó với tình thế cuộc chiến đấu tiếp tục kéo dài. Chính vì thế, để làm tăng khả năng giải quyết với Níchxơn trước tuyển cử ở Mỹ, chúng ta một mặt chuẩn bị phương án mềm dẻo hơn trong cuộc gặp sắp tới, mặt khác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đối ngoại nhằm làm cho dự luân ở Mỹ và trên thế giới thấy rõ thái độ ngoan cố trong đàm phán và các hành động mở rộng đánh phá bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc của chính quyền Mỹ là để thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh, không muốn giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh bằng thương lượng.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.470.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:10:25 pm »

Ngày 11-9-1972, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố tố cáo đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam và đánh phá dã man các vùng trên miền Bắc, tố cáo chính quyền Sài Gòn hiếu chiến, đồng thời khẳng định tại miền Nam Việt Nam tồn tại hai chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng chính trị, đòi thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần.

Tại Pari, đoàn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động tố cáo thái độ hiếu chiến của Mỹ và thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết các bất đồng tồn tại giữa hai bên.

Ở Hà Nội, ta tiếp đặc phái viên của ứng cử viên tổng thống Mỹ, Mắc Gavơn, đồng thời tuyên bố thả ba tù binh Mỹ nhân ngày quốc khánh 2-9.

Đối phó với ta, chính quyền Níchxơn tìm mọi thủ đoạn nhằm đánh lạc hướng xoa dịu dư luận thế giới và trong nước. Ngày 29-8-1972, Nhà Trắng tuyên bố rút thêm 12.000 quân nữa khỏi miền Nam. Ngày 31-8, sau chuyến đi Sài Gòn về, Níchxơn và Đại sứ Hoa Kỷ ở Sài Gòn Bâncơ gặp ở Pari. Tại cuộc gặp này, một số phương án của chính quyền Níchxơn được đem ra bàn bạc và quyết định, kể cả phương án Mỹ sẽ cắt đứt thương lượng.. Nhận xét về kết quả cuộc bàn luận này, Kítxinhgiơ trong hồi ký Những năm ở Nhà trắng viết: Cuối cùng “không đưa ra được một chiến lược nào khã dĩ làm đảo lộn một cách căn bản tương quan lực lượng ở Đông Dương nếu thương lượng thất bại”(1). Bên cạnh đó, để gia tăng sức ép với phía Việt Nam, Mỹ vẫn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Ngoài các cuộc gặp với đại diện hai nước ở Oasinhtơn, ngày 8-9, Kítxinhgiơ lại sang Mátxcơva trước khi gặp Lê Đức Thọ ở Pari.

Ngày 15-9-1972, hai bên Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc gặp riêng lần thứ 17 trong bối cảnh Mỹ đang tích cực chuẩn bị cho bầu cử và quân đội Sài Gòn đã lấy lại được Thành cổ Quảng Trị. Tiếp tục thái độ ngoan cố, phía Mỹ đưa ra đề nghị mới gồm 10 điểm. Tại đề nghị mới này, chẳng những Mỹ không tôn trọng quyền thống nhất của Việt Nam mà còn nhấn mạnh Nam Việt Nam là một quốc gia riêng biệt, giữ Hiến pháp miền Nam, kéo dài thời gian lập quan hệ giữa hai miền và hạn chế quan hệ đó trong nhiều mặt chứ không phải một mặt như đề nghị quan hệ cũ. Về chính trị nội bộ miền Nam, Mỹ phủ nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, kể cả với tư cách là một chính quyền địa phương; coi Mặt trận Dân tộc giải phóng chỉ là một lực lượng chính trị nhưng lại nằm trong khuôn khổ Hiến pháp Sài Gòn. Mặt khác, đề nghị mới của Mỹ còn nhấn mạnh tới tính hợp pháp, hợp hiến của chính quyền Sài Gòn, đòi phải giữ chế độ đến sau bầu cử. Không những vậy, Kítxinhgiơ còn phủ nhận cả nguyên tắc bình đẳng trong việc giải quyết các lực lượng vũ trang ở miền Nam, công bố việc ngừng bắn tại chỗ thay bằng ngừng bắn chung đi đôi với việc đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam. Mỹ còn gắn vấn đề viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn với việc viện trợ của các  nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam: đòi miền Bắc không được tiếp tục chi viện cho miền Nam; không chịu rút hết nhân viên quân sự (khoảng 10.000 người) trong các ngành không phải quân sự như trong các chương trình bình định và cố vấn kỹ thuật; đòi gắn giải quyết vấn đề Việt Nam với giải quyết vấn đề quân sự ở Đông Dương, đòi rút hết quân miền Bắc ra khỏi hai nước Lào và Campuchia mà không hề đề cập đến việc rút quân Mỹ và Thái Lan khỏi hai nước này. Như thế, về thực chất, phía Mỹ chưa muốn chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam.

Trước những đề nghị thiếu thiện chí đó, Đồng chí Lê Đức Thọ đã phê phán những văn kiện Mỹ đưa ra là không phù hợp thực tế khách quan và hoàn cảnh lịch sử, không thể là nguyên tắc chung cho cả hai bên được. Đồng thời, đoàn Việt Nam cũng nêu rõ lập trường của Việt Nam và thiện chí mong muốn hai bên nhanh chóng đi đến giải quyết vấn đề Việt Nam. Theo đó, thay vì thành lập chính phủ hòa hợp lâm thời ba thành phần, xóa bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời và chính quyền Sài Gòn như đòi hỏi trước đây, bây giờ Việt Nam đề nghị thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ở bên trên, còn bên dưới Chính phủ cách mạng lâm thời và chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại. Cùng với sửa đổi mới này, Việt Nam cũng cho rằng, quyền hạn về chính quyền lâm thời mới thành lập này về đối nội có sự hạn chế nhất định; chính quyền cách mạng lâm thời và chính quyền Sài Gòn, vì vậy, sẽ đồng thời đảm đương việc quản lý các vùng đang kiểm soát và phải tuân thủ các quyết định của chính phủ hòa hợp dân tộc lâm thời. Ngoài ra, phái Việt Nam cũng ra thời phải rút quân Mỹ trong vòng 45 ngày, kể từ khi hiệp định ký kết; việc giải quyết vấn đề lực lượng vũ trang ở miền Nam sẽ do Chính phủ lâm thời và chính quyền Sài Gòn tự bàn bạc và giải quyết với nhau. Về vấn đề bồi thường chiến tranh phía Việt Nam đồng ý không dùng từ “bồi thường chiến tranh” nhưng khẳng định, về vật chất, chính quyền Mỹ phải có trách nhiệm đống góp 9 tỉ đôla cho cả hai miền Việt Nam giúp hàn gắn vết thương chiến tranh. Về thành phần Ủy ban quốc tế, ngoài ba nước hiện có là Ba La, Ấn Độ, Canađa, Việt Nam đề xuất thêm Cuba vào Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế. Nhưng phía Mỹ bác bỏ Cuba và Ấn Độ. Về cách đàm phán, Việt Nam cũng yêu cầu phía Mỹ phải giải quyết toàn bộ thì mới tiếp tục mở các diễn đàn khác. Cuối cùng, phía Việt Nam khẳng định rõ lập trường của ta là sẵn sàng giải quyết sớm vấn đề Việt Nam với Mỹ nhưng nếu phía Mỹ cố tình kéo dài đàm phán và tiếp tục đẩy mạnh hơn, Việt Nam sẽ có cách đối phó và khi đó trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Phía Mỹ hoan toàn đồng ý giải quyết sớm vấn đề Việt Nam trước 15-10-1972 và hẹn tiếp tục gặp lại nhau vào hai ngày 26 và 27-9 tới.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.479.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:14:12 pm »

Kết quả cuộc gặp riêng này đã được đoàn ta đã kịp thời báo cáo về nước. trên cơ sở xem xét báo cáo gửi về từ Pari và những đề xuất của cơ quan tham mưu (CP.50), Bộ Chính trị chỉ đạo đoàn ta trong quá tình đàm phán phải đảm bảo được:

Thứ nhất, giữ vững nguyên tắc phía Mỹ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam; chấm dứt can thiệp, dính líu và rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam; chấm dứt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, không được gắn vấn đề viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn với việc viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Nhưng ta cần linh hoạt trong giải quyết các vấn đề thời hạn rút quân Mỹ đi đôi với trao trả tù binh, hai bên miền Nam không nhận thêm vũ khí, quân đội, cả hai bên có thể được thay đổi vũ khí, viện nhân viên viện trợ quân sự sau này sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của chính phủ chính thức.

Thứ hai, Mỹ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, chấp nhận hai chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng chính trị và một hình thức chính quyền hoặc hình thức tổ chức hòa hợp dân tộc ở bên trên với chức năng tối thiểu là bảo đảm hòa bình, thi hành và đôn đốc thi hành các hiệp định đã được ký kết, thực hiện hòa hợp dân tộc, tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử… Tuy nhiên, cần linh hoạt về sự tồn tại của hai chính quyền, về sự từ chức của Thiệu, về thời gian tổng tuyển cử.

Thứ ba, về lực lượng vũ trang, ta phải giữ nguyên tắc đấu tranh không rút quân miền Bắc ra khỏi miền Nam nhưng cần linh hoạt không giảm quân số, phục viên. Cả trong tên gọi cũng có thể thỏa thuận với đối phương ghi bằng các tên chung chung, không xúc phạm tới đối pương như Mỹ gọi chính quyền Sài Gòn là Việt Nam Cộng hòa, gọi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Mặt trận Dân tộc giải phóng hoặc nhà đương cục Mặt trận Dân tộc giải phóng. Ta có thể gị là đương cục Sài Gòn, Mỹ có thể gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa hay đương cục Hà Nội

Thứ tư, về cách đàm phán, vì thời gian không còn nhiều và đề phòng việc phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn kéo dài thời gian đàm phán, cho nên ta và Mỹ phải thỏa thuận về một cách đàm phán thích hợp. Theo đó, với sự thỏa thuận của đồng minh mỗi bên, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa và phía Mỹ thỏa thuận xong tất cả các văn kiện cần ký kết và bốn bên sẽ ký kết văn hiện. Chỉ sau khi các văn kiện đã được ký kết, các diễn đàn mới mở ra.

Với chủ trương đã xác định trên đây, tại cuộc gặp với phía Mỹ trong hai ngày 26 và 27-9-1972, hai phía Việt Nam đã đưa ra một kế hoạch mới với những điểm mới như sau:

- Lập chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần ngang nhau gồm 12 ủy viên làm việc theo nguyên tắc nhất trí, với quyền lực đối nội hạn chế;

- Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế gồm bốn nước;

- Việc giải quyết vấn đề Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Lào và Campuchia.

Bất chấp những thiện chí của ta, Kítxinhgiơ đưa ra “đề nghị mới” nhưng với lập trường cũ: không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời, duy trì chế độ Sài Gòn… Lập trường đó của phía Mỹ bị phía Việt Nam lên án. Tuy nhiên, qua cuộc gặp trong hai ngày 26 và 27-9, chúng ta càng nhận rõ: cho đến lúc này, Mỹ vẫn chưa muốn ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử tổng thống, đàm phán chỉ được Níchxơn lợi dụng nhằm mục đích phục vụ cho việc tranh cử của ông ta.

Trước tình hình trên, Bộ Chính trị Đảng ta họp liên tục nhiều ngày liền để xem xét kỹ tình hình thế giới, tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, dự kiến những khả năng diễn biến của tình hình trong thời gian tới. Bộ Chính trị nhận thấy rằng: “Yêu cầu lớn nhất của ta hiện nay là chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ và ngừng bắn ở miền Nam đưa đến việc công nhận trên thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn ở miền Nam. Đạt được yêu cầu này là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng”(1). Vì thế, Bộ Chính trị chỉ thị cho đoàn đàm phán ở Pari: “Tranh thủ chấm dứt chiến tranh trước bầu cử ở Mỹ, ép Hoa Kỳ ký hiệp định chính thức có ngừng bắn, rút quân, thả tù binh. Muốn vậy, ta cần chủ động về yêu cầu, giải pháp, nội dung, thời điểm, cách ký, cách đàm phán”(2). Bộ Chính trị cho rằng: cần cố gắng ký kết được hiệp định với phía Mỹ vào khoảng 15-10-1972, cùng lắm có thể kéo dài đến 20-10; nếu để chậm nữa, Níchxơn sẽ vượt tuyển cử mà ta sẽ không còn thời gian để chuyển hướng đấu tranh. Về cách ký kết, ta cần chủ động buộc Kítxinhgiơ tiến hành gặp riêng theo ý đồ của ta, mềm dẻo trong cách ký, có cái ký trước, có cái có thể ký sau tùy thuộc tình hình, tranh thủ thời gian.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.495.
(2) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.495.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:17:32 pm »

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, trong thời gian này, Tiểu ban Việt Nam - tiểu ban trực thuộc Bộ Chính trị đã gấp rút soạn thảo bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngay sau khi hoàn thành, bản dự thảo đã được chuyển tới Pai hco đoàn ta. Đây là bản dự tháo phái đoàn ta sẽ đưa ra trong cuộc gặp dự định vào ngày 8-10-1972. Bản dự thảo này phản ánh đề nghị 10 điểm của ta ngày 26-9 và đề nghị 10 điểm của phía Mỹ ngày 27-9. Dự thảo hiệp định gồm 10 chương, 23 điều khoản và Lời nói đầu(1). Ngoài bản dự thảo hiệp định, ta còn chuẩn bị bản Thảo thuận về những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam nhằm cụ thể hóa một số chức năng phương thức hành động của cơ quan hòa hợp dân tộc và hệ thống các cấp.

Để tranh thủ sự đồng tình của hai nước Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với Mỹ trên bàn đàm phán, ngày 9-10, Bộ chính trị cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh đi Mátxcơva và đồng chí Lê Thanh Nghị đi Bắc Kinh thông báo: chủ trương của ta về hai văn kiện mà Việt Nam dự định sẽ trao cho Mỹ (gần cùng một lúc với việc trao cho phía Mỹ). Cả hai đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnép và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đều tỏ rõ sự đồng tình với chủ trương của ta và đánh giá cao dự thảo hiệp định Việt Nam đưa ra, hứa sẽ quyết tâm ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Nhìn chung, cho đến tháng 9-1972, sau gần 4 năm đấu tranh trong hoàn cảnh so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam chưa hoàn toàn thuận lợi, chúng ta đã kết hợp chặt chẽ các mạt đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, tạo sức ép buộc Mỹ từng bước đi vào đàm phá những vấn đề thực chất. Trên bàn đàm phán, chúng ta kiên trì đấu tranh đòi Mỹ phải giải quyết song song cả hai vấn đề quân sự và chính trị. Giữ vững nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược, trong quá trình đàm phán, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề theo hai bước, trước tiên là giải quyết vấn đề quân sự và một số vấn đề chính trị ở miền Nam có tính chất nguyên tắc, sau đó là các vấn đề nội bộ miền Nam sẽ do hai miền tự giải quyết. Chủ trương trên của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với tình hình khách quan ở miền Nam và đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân và chính giới Mỹ cũng như dư luận trên thế giới lúc bấy giờ.

Thực hiện chủ trương của bộ Chính trị, tại cuộc họp liên tiếp trong ba ngày 8, 9, 10-10-1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã trao cho Kítxinhgiơ dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và dự thảo Thỏa thuận về những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Hành động này của phía Việt Nam khiến phái đoàn Mỹ bị bất ngờ. tại bản dự thảo hiệp định, Việt Nam đã tạm gác nhiều vấn đề chính trị nội bộ miền Nam như tạm gác yêu cầu xóa bỏ chính quyền Sài Gòn và gạt Thiệu, tạm gác việc bàn về bầu cử và hiến pháp… Hơn nữa, theo dự thảo, vấn đề miền Nam sẽ được giải quyết theo hai bước: bước 1, giải quyết dứt điểm một số nguyên tắc về các vấn đề quân sự, chính trị; bước 2, hai bên miền Nam sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể về quân sự, chính trị nội bộ của miền Nam. Thực chất, dự thảo hiệp định mà ta đưa ra la tập trung giải quyết việc ngừng bắn, việc Mỹ rút quân, việc trao trả tù binh; còn về chính trị vẫn giữ nguyên hiện trạng. Đây là đòn tiến công ngoại giao chủ động, linh hoạt, sáng tạo của ta nhằm hiện thực hóa phương hướng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Việc chúng ta chủ động đưa ra dự thảo Hiệp địnnh với nhưng nội dung chính thức trên đây, buộc phía Mỹ, tại cuộc họp, phải công khai thừa nhận thái độ thiện chí của Việt Nam, cho đây là một sự kiện mở ra một trang mới trong thương lượng có khả năng hai bên sớm đi đến giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam.


(1) Chương một của dự thảo hiệp định đề cập tới việc Mỹ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Chương hai và ba đề cập tới việc chấm dứt chiến sự ở hai miên Nam, Bắc, ngừng bắn, rút quân Mỹ, trao trả những người bị bắt; Chương bốn đề cập tới các quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam; các chương tiếp theo đề cập tới vấn đề thống nhất Việt Nam, việc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế hai miền. Ban liên hợp, Ủy ban quốc tế, Hội nghị quốc tế, giải quyết vấn đề Lào, Campuchia, quan hệ Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa…
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2011, 06:32:26 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:19:13 pm »

Ngày 9-10-1972, bước vào cuộc họp, Kítxinhgiơ trao cho đoàn ta một lịch trình làm việc cụ thể:

- Ngày 11-10-1972, hoàn thành hiệp định; sau đó, Kítxinhgiơ sẽ về Mỹ và 48 giờ sau, phía Việt Nam sẽ nhận được phản ứng của Níchxơn;

- Ngày 15 đến 18-10-1972, Kítxinhgiơ sẽ đi Sài Gòn gặp Thiệu.

- Chiều ngày 18-10, Hoa Kỳ chấm dứt ném bom miền Bắc.

- Ngày 19-10-1972, Kítxinhgiơ sẽ thăm Hà Nội (nếu phía Việt Nam đồng ý).

- Ngày 21-10-1972, Kítxinhgiơ trở về Oasinhtơn.

- Ngày 22-10 (hoặc 23-10), công bố hiệp định ở thủ đô hai nước;

- Ngày 25 (hoặc 26) tháng 10-1972, ký hiệp định.

Bên cạnh lịch trình trên đây, phía Mỹ cũng đưa ra một dự thảo hiệp định do phái Mỹ soạn thảo. Bản dự thảo này cón hiều điểm giống bán dự thảo của phía Việt Nam, tuy nhiên, Mỹ vẫn đòi các đơn vị quân đội miền Bắc tham gia cuộc tiến công chiến lược xuân hè 1972 phải rút khỏi miền Nam; tù chính trị được tách ra để các bên ở miền Nam Việt Nam tự giải quyết; thu hẹp chức năng hệ thống tổ chức của Hội đồng hòa giải dân tộc; gắn vấn đề Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn với vấn đề các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho Việt Nam dân chủ cộng hòa; thành phần Ủy ban quốc tế sẽ gồm 5 nước…

Căn cứ vào các điểm còn bất đồng, hai bên tiếp tục đàm phán và không khí có lúc rất gay gắt. Điều quan trọng là thay vì đàm phán theo khung giải pháp như trước dây, giờ đây, với việc chủ động đưa ra dự thảo hiệp định, ta đã buộc phía Mỹ phải đi vào đàm phán các điểu khoản cụ thể của hiệp định.

Qua ba ngày đàm phán, lập trường hai bên gần nhau hơn trên các nội dung căn bản, tuy vẫn tồn tại một số bất đồng về vấn đề thay thế vũ khí, về tù chính trị, về Lào, về việc bồi thường chiến tranh của Mỹ… Cuối cùng, ngày 13-10-1972, hai bên đi tới thỏa thuận về lập trường, coi như hiệp định cơ bản đã hoàn thành.

Với những thỏa thuận đã đạt được, cuộc họp trong các ngày 8 đến 13-10-1972 đã tạo ra bước ngoặt của diễn đàn đàm phán bí mật giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ.

Ngay sau khi kế thúc cuộc họp, đoàn ta đã kịp thời báo cáo về nước. Báo cáo nêu rõ: chúng ta đã đạt được bốn yêu cầu là Mỹ cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút quân Mỹ về nước; ngừng bắn hoàn toàn ở cả hai miền Nam, Bắc; công nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát; công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam; công nhận các quyền tự do dân chủ ở miền Nam. Ngoài ra, phía Mỹ còn nhận đóng góp để xây dựng lại xau chiến tranh; tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Mỹ muốn vượt tuyển cử mà không ký kết. Do đó, chúng ta cần hết sức cảnh giác với các thủ đoạn của Mỹ. Đoàn đề nghị cần hết sức chủ động về thời điểm và cách đàm phán, không cho phía Mỹ kéo dài các vấn đề tồn tại. Mặt khác, cần chuẩn bị sẵn sàng để nếu Mỹ không chịu ký kết thì ta kịp chuyển thướng đấu tranh sáng tiến công công khai.

Ngày 13-10, phía Mỹ gửi cho Việt Nam một công hàm nói rằng Tổng thống Mỹ Níchxơn chấp nhận dự thảo làm cơ sở hiệp định, trừ một số vấn đề kỹ thuật và đòi có sự thay đổi thực chất thì phía Mỹ mới có thể chấp nhận được.

Ngày 14-10, phía Việt Nam cũng gửi cho phía Mỹ một công hàm, trong đó, chúng ta vạch rõ việc phái Mỹ đòi thay đổi thực chất làm nhằm thay đổi hai điều khoản đã thỏa thuận: điều ấy là hoàn toàn trái nguyên tắc là không bên nào được sửa đổi nội dung đã thỏa thuận và trực tiếp gây khó khăn cho quá trình đàm phán giữa hai bên. Về vấn đề những người dân sự bị bắt, phía Việt Nam cho rằng: “Theo luật pháp quốc tế, trong chiến tranh, khi chiến sự chấm dứt thì tất cả những người của các bên bị bắt phải được trao trả. Hơn thế nữa, với tính chất của cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thì, sau khi ngừng bắn, việc trao trả những người dân sự cũng như việc trao trả những người quân sự của hai bên bị bắt giữ là một nghĩa vụ mà không bên nào được thoái thác và trì hoãn.

Phía Việt Nam dân chủ cộng hòa cho rằng, trong vấn đề này, phía Hoa Kỳ bênh vực cho một lập trường rất sai trái để một bên có thể tiếp tục giam giữ những người dân sự của bên kia. Đó là trái đạo lý, không công bằng và vô nhân đạo”
(1). Phía Mỹ phải thừa nhận vấn đề này có ý nghĩa rất lớn và liên quan tới tình cảm thiêng liêng nhất, hứa sẽ tìm một giải pháp.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.521.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:23:10 pm »

Ngày 17-10, hai đoàn tiếp tục họp. Do lập trường của mỗi bên còn chưa thống nhất, về một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề tù chính trị và việc thay thế vũ khí của các bên ở miền Nam nên đàm phán về cơ bản không có điểm gì mới, chỉ giải quyết được một số bất đồng nhỏ về câu chữ.
Hôm sau, ngày 18-10, nhân danh Tổng thống Hoa Kỳ, phía Mỹ gửi Công hàm cho phía Việt Nam. Công hàm nêu rõ:

1 - Tổng thống cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ đã đến rất gần một sự thỏa thuận. Trong khi giải quyết một bước chiến tranh có thời gian và cường độ như vậy không tránh khỏi các thời gian biểu phải được thỉnh thoảng điều chỉnh lại.

2 - Tổng thống không thể không đồng ý về một cuộc đi thăm Hà Nội của tiến sỹ Kítxinhgiơ, hoặc về một cuộc ngừng bắn đơn phương một số hoạt động quân sự của Hoa Kỷ trừ phi trong khuôn khổ của một thỏa thuận đã hoàn thành.

3 - Về những bất đồng về các điều khoản 7 và 8 và vì tính chất không được thỏa đáng của một vài tuyên bố đơn phương của Việt Nam dân chủ cộng hòa nên thời gian cho cuộc đi thăm như thế chưa chín muồi.

4 - Tổng thống cho rằng, một cuộc gặp khác giữa tiến sỹ Kítxinhgiơ và cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ hoặc với bất cứ thành viên nào khác của Ban lãnh đạo Hà Nội sẽ đưa tới sự thảo thuận trong vòng hai hoặc ba ngày
(1).

Đáp lại công hàm của phía Mỹ, 20 giờ ngày 19-10, nhân danh Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phía Việt Nam gửi công hàm trả lời phía Mỹ. Công hàm nêu bật thiện chí của chúng ta: “Để tỏ thái độ nghiêm chỉnh và thiện chí của mình, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa làm hết sức mình để gạt bỏ những trở ngại cuối cùng nhằm hoàn thành bản hiệp định, bảo đảm ngài tiến sỹ Henry Kítxinhgiơ vào Hà Nội và ngày ký chính thức hiệp định như đã thỏa thuận.

Do đó, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đồng ý công thức do phía Hoa Kỳ đưa ra về vấn đề thay thế vũ khí nói trong điều 7 và những đề nghị của tiến sỹ Henry Kítxinhgiơ về điều 8 trong cuộc gặp ngày 17-10-1972”(2).

Như vậy, phía Việt Nam khẳng định những trở ngại cuối cùng giữa hai bên đã được giải quyết bởi thiện chí của Việt Nam và yêu cầu phía Mỹ nghiêm chỉnh thực hiện thời gian biểu mà hai phía đã thỏa thuận ngày 11-10-1972: Mỹ chấm dứt ném bom và thả mìn miền Bắc ngày 21-10, Kítxinhgiơ vào Hà Nội ngày 22 và 23-10, ký hiệp định chính thức tại Pari ngày 30-10-1972.

Nhân danh Tổng thống Mỹ, hồi 10 giờ sáng ngày 20-10, phía Mỹ gửi công hàm cho Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó hoan nghênh thiện chí và thái độ nghiêm chỉnh của Việt Nam dân chủ cộng hòa thể hiện trong thông điệp ngày 19-10-1972. với hai điều khoản trong điều 7 và 8 mà phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thỏa thuận trong thông điệp của mình, phía Mỹ cho rằng, văn bản của hiệp định bây giờ có thể xem là đã hoàn thành. Cômg hàm còn nêu thêm một số vấn đề mà phía Mỹ quan tâm như vấn đề tù binh ở Lào và Campuchia, vấn đề ngứng bắn ở Lào và vấn đề chấm dứt các hoạt động quân sự ở Lào, Campuchia (điều 15c), đồng thời Mỹ đưa ra cam kết dưới hình thức Understanding (hiểu biết) - chấm dứt các hoạt động trinh sát ở miền Bắc, đưa các tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Việt Nam. Cũng tại công hàm nay, Mỹ đưa ra một thời gian biểu ký hiệp định. Ngày 24-10, Kítxinhgiơ tới Hà Nội và rời Hà Nội vào ngày 26-10; 21 giờ (giờ Oasinhtơn) ngày 27-10, đưa tin về Hiệp định; ngày 31-10-1972, ký hiệp định tại Pari… Cuối cùng, công hàm khẳng định: “Ngay sau khi nhận được những lời xác nhận thì Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể tin là phía Hoa Kỳ sẽ tiến hành theo thời gian biểu đề nghị trên”(3).

Ngày 21-10, Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại công hàm trả lời công hàm của Tổng thống Mỹ, khẳng định: "Phía Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ làm đúng những điều đã tuyên bố với phía Hoa Kỳ và không có gì thay đổi. Song cần phải nói rõ rằng vấn đề Lào và vấn đề Campuchia là thuộc chủ quyền của người Lào và người Campuchia. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ đều có nghĩa vụ chủ quyền của Lào và Campuchia như hai bên đã cam kết trong điều 15 của hiệp định về Việt Nam như đã thỏa thuận… Phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Mặt trận Lào yêu nước thông báo rằng họ sẵn sàng thỏa thuận với phía bên kia về một cuộc ngừng bắn ở Lào trong vòng một tháng kể từ ngày 31-10-1072 hoặc sớm hơn và những người Hoa Kỳ bị bắt ở Lào sẽ được thả ngay trước ngày 30-10-1972… Sau khi chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ tíchcực góp phần vào việc lập lại hòa bình ở Campuchia. Phía Việt Nam dân chủ cộng hòa biết rõ rằng không có người Hoa Kỳ nào b bắt ở Campuchia”(4). Đồng thời, Việt Nam tuyên bố chấp nhận thời gian biểu do phía Hoa Kỳ để nghị.



(1) Công hàm của Mỹ gửi Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 18-10-1972.
(2) Công hàm của Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi Chính phủ Mỹ, ngày 19-10-1972.
(3) Công hàm của Mỹ gửi Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 20-10-1972.
(4) Công hàm của Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi Mỹ, ngày 21-10-1972.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2011, 06:28:24 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:27:38 pm »

Hai mươi ba giờ ngày 22-10, Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hoan nghênh công hàm của Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và ghi nhận: Công hàm đó đã thỏa mãn tất cả những điều Tổng thống Mỹ nêu ra về vấn đề Lào, vấn đề Campuchia cũng như vấn đề tù binh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại công hàm này, Níchxơn cũng nói tới việc phía Việt Nam để lộ bí mật về những thỏa thuận giữa hai bên cho các nhà báo và yêu cầu không có hành động công khai. Điều đó có thể được hiểu là Mỹ sẽ không ký kết hiệp định theo lịch trình chính phía Mỹ đưa ra với những lý do hết sức giả tạo.

Vào lúc 15 giờ ngày 23-10-1972, Tổng thống Mỹ gửi công hàm cho Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông báo về những khó khăn mới xuất hiện mà theo Níchxơn, bởi “Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tìm cách làm việc với tốc độ quá mức”“cuộc phỏng vấn giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng với phóng viên báo Newsweek đã có ảnh hưởng rất tai hại vào một lúc quyết định ở Sài Gòn. Những cuộc hiệp thương thế giớiế nhị có thể bị phá hoại do việc có thể coi là việc loan báo một hiệp định vẫn còn đương được thảo luận và rừng những cuộc công kích vào cơ cấu và những người mà hiệp định đó vẫn duy trì”(1)… Ngoài ra, công hàm của Níchxơn cũng đặt vấn đề về việc lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cũng như các vấn đề kỹ thuật xuất hiện, xem đó là lý do để trì hoãn việc ký kết hiệp định. Công hàm yêu cầu một cuộc gặp gỡ nữa giữa hai bên tại Pari và hoãn chuyến đi của Kítxinhgiơ đến Hà Nội.

Như vậy, đến đây, thái độ lật lọng của Mỹ đã bộc lộ rõ. Mỹ không muốn gạt bỏ chính quyền Sài Gòn mà tiếp tục duy trì, ủng hộ chính quyền này sau khi Mỹ rút đi. Vì thế, có thể thấy, với những tuyên bố trên đây, chính quyền Níchxơn chưa chịu từ bỏ chính sách thực dân mới của họ ở miền Nam Việt Nam.

Tại Sài Gòn, với bản chất cực kỳ hiếu chiến, Nguyễn Văn Thiệu ra sức phản đối Mỹ nói chuyện với Việt Nam dân chủ cộng hòa: phản đối chấm dứt ném bom miền Bắc; phản đối giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Chính quyền Thiệu hy vọng, với lực lượng quân sự mạnh vượt trội so với lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, họ có thể đánh chiếm được các địa bàn chiến lược trọng yếu, làm chủ được các thành phố, các trục đường giao thông huyết mạch, kìm kẹp được phần lớn nhân dân ở miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu tin rằng nếu Mỹ ở lại thêm một thời gian thì ông ta có thể tiêu diệt được cách mạng miền Nam và khiến “Hà Nội có thể phải đầu hàng vô điều kiện”(2). Nuôi hi vọng đó, một mặt, chính quyền Sài Gòn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự, mặt khác, phản đối quyết liệt việc Mỹ đàm phán với Việt Nam dân chủ cộng hòa, đòi sửa đổi về cơ bản các điều khoản trong hiệp định. Trong cuộc gặp Kítxinhgiơ tại Sài Gòn, Trần Văn Lắm, Tổng trưởng Ngoại giao của chính quyền Thiệu đưa ra 23 điểm mà phía Sài Gòn yêu cầu sửa đổi, bao gồm cả những nội dung rất quan trọng như đòi Hội đồng quốc gia hòa hợp và hòa giải dân tộc chỉ là cơ quan bầu cử, xóa bỏ tên Chính phủ Cách mạng lâm thời, rút quân đội miền Bắc ra khỏi miền Nam. Mặc dù, có lúc Níchxơn đã tỏ thái độ khá quyết liệt với Sài Gòn, dùng con bài viện trợ để ép Thiệu, nhưng ông ta lo ngại quan hệ căn thẳng với chính quyền Sài Gòn - thậm chí là “đổ vỡ” mối quan hệ đó trước ngày bầu cử ở Mỹ là một bất lợi lớn cho ông ta. Vì thế, Níchxơn yêu cầu Kítxinhgiơ ghi nhận những đòi hỏi của chính quyền Nugyễn Văn Thiệu về việc sửa đổi các điều khoản hiệp định. Bên cạnh đó, phái Mỹ liên tục gửi công hàm cho phái đoàn ta đề nghị tiến hành các cuộc gặp riêng, đồng thời tăng cường vận động Liên Xô, Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trước tình hình đó, ta kiên quyết phản đối sự lật lọng của phía Mỹ. Tại công hàm ngày 23-10 gửi cho đoàn Mỹ, ta bác bỏ cuộc gặp riêng và chỉ rõ: “Về phía Hoa Kỳ cứ viện cớ này cớ khác để kéo dài đàm phán, trì hoãn việc ký kết thì nhất định chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục và phía Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”(3). Tiếp đó, ngày 25-10-1972, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên bố về tình hình cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam. Sau khi tóm tắt quá tình đàm phán trong hơn 4 năm, những thỏa thuận hai bên đã đạt được, việc hoàn thành hiệp định vào ngày 22-10, thời gian biểu hai bên đã thỏa thuận, các công hàm phía Mỹ gửi cho Việt Nam liên quan tới việc này… tuyên bố của Chính phủ ta bác bỏ mạnh mẽ những lý do trì hoãn việc ký kết hiệp định đã được thỏa thuận mà phía Mỹ nêu ra và chỉ rõ trách nhiệm đó hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Về phía Việt Nam, bản tuyên bố khẳng định: lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là giữ vững những cam kết đã đạt được, yêu cầu Chính phủ Hoa kỳ ký kết hiệp định vào ngày 31-10-1972 như hai bên đã thỏa thuận. Tại các nước, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan báo chí, truyền hình, đài phát thanh cũng được huy động vào tuyên truyền về việc này.


(1) H. Kítxinhgiơ: Ở Nhà Trắng, Fayard, Pari, 1979, tr.1379-1380.
(2) H. Kítxinhgiơ: Ở Nhà Trắng, Sđd, tr.1379.
(3) Công hàm của đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi đoàn Hoa Kỳ, ngày 23-10-1972.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:31:12 pm »

Tuyên bố của Việt Nam lập tức được nhân dân các nước, các tổ chức òao bình và hữu nghị trên thế giới đồng tình ủng hộ. Dư luận rộng rãi mạnh mẽ chỉ trích Mỹ kéo dài chiến tranh, lên án gay gắt chính quyền Thiệu, đòi Mỹ phải thực hiện các thỏa thuận. Hai nước Liên Xô và Trung Quốc cũng đồng tình với các giải quyết của ta.

Trước những tuyên bố của Việt Nam, Mỹ tìm cách làm dịu dư luận bằng cách đưa ra nhiều hứa hẹn mị dân, lừa bịp, mập mờ, hòng kéo dài quá tình đàm phán theo điều kiện của Mỹ, dung dưỡng Thiệu. Chủ trương của Mỹ là muốn chấm dứt chiến tranh nhưng phải theo những thỏa thuận của họ. Tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố công khai rằng hiệp định mà hai phía Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thỏa thuận hồi tháng 10 là một sự đầu hàng. Thiệu đòi sửa đổi 60 điểm trong đó - mà chính bản thân Míchxơn cũng cho là đòi hỏi không thực tế.

Ngày 27-10-1972, phía Mỹ tiếp tục gửi công hàm cho phía Việt Nam nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ hiểu sự không hài lòng do sự không thực hiện được thời gian biểu gây ra” và đề nghị đợt gặp riêng khác bắt đầu từ ngày 1-11-1972 kéo dài cho tới khi hoàn thành hiệp định. Họ cũng khẳng định một khi đã thỏa thuận được một văn bản tại Pari và trong những cuộc tiếp xúc sau đó, phía Mỹ sẽ hoàn toàn chấm dứt ném bom miền Bắc, không yêu cầu thêm sự thay đổi nào nữa sau khi đã đạt được những thỏa thuận trong đợt gặp tới.

Về phía Việt Nam, chúng ta không vội trả lời để tỏ rõ chúng ta không vội vàng và cũng không trông chờ vào kết quả bầu cử ở Mỹ. Chúng ta bước vào đàm phán với tư thế hoàn toàn vững vàng và thuận lợi kể từ sau tuyên bố ngày 26-10-1972. Dự luận thế giới đồng tình và ủng hộ Việt Nam, đòi Mỹ sớm chấm dứt chiến tranh, ký kết hiệp định. Tuy nhiên, việc chính quyền Thiệu mạnh mẽ phản đối dự thảo hiệp định làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

Về phía Mỹ, ngày 26-10-1972, tại một cuộc họp báo, Kítxinhgiơ tìm cách biện minh cho sự trì hoãn ký kết hiệp định và tuyên bố “hòa bình trong tầm tay” ”. Cũng lúc này, chính quyền Níchxơn lập cầu hàng không, tiếp tế ồ ạt vũ khí, thiết bị chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn trong một kế hoạch mang tên Enhenxơ Plớt (Enhance Plot)(1). Với sự viện trợ quân sự của Mỹ, quân đội Sài Gòn, vào cuối năm 1972, “có lực lượng không quân lớn thứ tư của thế giới và một số lượng khổng lồ xe tăng, trọng pháo và máy bay lên thẳng. Bấy giờ, Việt Nam cộng hòa có một ưu thế hỏa lực át hẳn đối phương Việt Nam dân chủ cộng hòa”(2).

Chủ trương đấu tranh ngoại giao của ta trong giai đoạn này là giữ vững những vấn đề thuộc về nguyên tắc và nội dung đã đạt được với Mỹ, đòi Mỹ không sửa đổi các nguyên tắc và nội dung đó và sớm đi đến ký kết hiệp định. Từ trước, ta nhận thấy, phía Mỹ luôn sử dụng con bài thể thức và trao đổi với chính quyền Sài Gòn để kéo dài thời gian ký kết. Mục tiêu trước mắt của ta là đấu tranh buộc Mỹ phải ký kết hiệp định vào khoảng 20-1-1973. Tuy nhiên, chúng ta cũng tính đến khả năng là quân Mỹ và quân đội Sài Gòn giành được ưu thế trên chiến trường miền Nam, Mỹ lợi dụng hòa hoãn với hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc để gây khó khăn cho Việt Nam, cố bám lấy những yêu sách vô lý không chịu nhân nhượng, sử dụng Sài Gòn để kéo dài đàm phán.

Đúng như ta đã lường định trước, trong các cuộc gặp được bắt đầu từ ngày 20-11-1972, phía Mỹ vẫn ngoan cố đòi sửa đổi hầu hết các chương trong hiệp định, nhất là các chương về ngừng bắn, rút quân, chính trị nội bộ miền Nam… Tựu trung, đòi hỏi sửa đổi hiệp định của phía Mỹ đưa ra là: đòi rút quân miền Bắc, không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nma Việt Nam, ha thấp vai trò của Ủy ban hòa giải hòa hợp dân tộc, giảm nhẹ trách nhiệm của Mỹ, miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng, hai miền tôn trọng “lãnh thổ” của nhau (!)…Tất cả những sửa đổi đó nhằm nâng cao vị thế chính trị và tính pháp lý của chính quyền Sài Gòn, hạ thấp vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, không thừa nhân trên thực thế có sự tồn tại hai chính quyền, hai vùng kiểm soát, hai quân đội ở miền Nam, không muốn chấm dứt sự can thiệp dinh líu quân sự của Mỹ ở đây, chuẩn bị cho những hành động phá hoại của chính quyền và quân đội Sài Gòn sau này. Cuộc đàm phán một lần nữa đi vào bế tắc bởi những đòi hỏi sửa đổi thiếu thiện chí của phía Mỹ - những đòi hỏi mà ngay cả Kítxinhgơ là người đưa ra sau này đã phải thú nhận: “Đó là một sai lầm nặng nề về chiến thuật. Danh sách đó quá vô lý, nó vượt quá những điều mà chúng tôi đã dự tính công khai cũng như trong nội bộ và chắc chắn nó làm tăng thêm ý đồ vốn mạnh mẽ của Hà Nội giữ nguyên lập trường cũ của họ và đợi cho chúng ta bị nghẹt thở về thời gian mà Quốc hội định ra cho chúng ta. Nếu tôi đưa ra những yêu sách đó là cốt để cho người ta khỏi trách tôi là không chú ý tới quyền lợi của Sài Gòn và để cho Thiệu dễ chấp nhận”(3).


(1) Thực ra, từ mùa hè năm 1972, Lầu Năm Góc đã bắt đầu thay những nhan viên kỹ thuật quân sự chủ chốt bằng những người khoác áo dân sự - trong số đó, có những người từng là nhân viên quân sự cũ. Kế hoạch Enhenxơ và tiếp đó, Enhenxơ Plớt đưa vào miền Nam Việt Nam 260.000 tấn hàng hóa chiến tranh, với tổng trị giá gần 2 tỉ đôla, được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng (dẫn theo G.Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập 2…, Sđd, tr.125).
(2) Ngày 7-11-1972, Níchxơn trúng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, cho dù vượt qua kỳ bầu cử tổng thống, Níchxơn vẫn phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng, đồi phải nhanh chóng chấm dứt cam kết và sự dính líu của Mỹ ở Đông Dương.
(3) H. Kítxinhgiơ: Ở Nhà Trắng, Sđd, tr.1476.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:40:17 am »

Các cuộc gặp hai bên được bắt đầu từ ngay 20-11 đến ngày 25-11 vẫn ở thế bế tắc. Ngày 28-11, đoàn ta, trong báo cáo gửi về Hà Nội, đã nhận định: “Mỹ đã thay đổi nội dung hiệp định, lật ngược lại toàn bộ vấn đề quan trọng, coi như đàm phán lại. Chương nào cũng sửa đổi về thực chất, hoặc sửa đổi bằng nghị định thư. Những yêu sách vô lý của Mỹ đòi rút quân miền Bắc, về giảm quân số, phục viên về sinh quán, việc hủy bỏ quyđịnh vùng kiểm soát của mỗi bên ở miền Nam sau ngừng bắn; về chính quyền ở miền Nam xóa bỏ ba thành phần của Hội đồng quốc gia hòa giải hòa hợp dân tộc và bỏ hệ thống cấp dưới của hội đồng; về khu phi quân sự, về kiếm soát và giám sát quốc tế, về vấn đề Lào, Campuchia… Rõ ràng nhằm thay đổi điều cơ bản đã thỏa thuận là ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn và ba lực lượng chính trị, chưa chịu chấm dứt sự dính líu về quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam… Do ta đấu tranh, Mỹ đã lùi trên một số vấn đề đã sửa đổi nhưng ngoan cố giữ một số điểm rất quan trọng thuộc nội dung và thực chất của giải pháp, nhất là đòi ta rút một số lớn quân miền Bắc… Đi đôi với thủ đoạn đưa ra thời gian biểu để che đậy việc Mỹ ngoan cố, Mỹ lại dùng thủ đoạn rất láo xược…

Rõ ràng ý đồ của Mỹ là tuy ở thế phải giải quyết vấn đề Việt Nam, nhưng do những khó khăn của Mỹ ở trong nước và trên thế giới và do những yêu cầu của Mỹ về chiến lược toàn cầu, Mỹ muốn giành thêm lợi thế cho ngụy và đạt một giải pháp càng lợi cho Mỹ càng tốt”
(1).

Trước tình hình đó, chủ trương của ta vẫn là: “Tiếp tục thực hiện phh Bộ chính trị đã đề ra… tranh thủ khả năng giải quyết sớm trên cơ sở bảo đảm yêu cầu của ta, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng khả năng chiến tranh kéo dài. Vấn đề quan trọng nhất là giữ vững văn bản đã thảo thuận… ta kiên trì đấu tranh đòi Mỹ từ bỏ việc sửa đổi hiệp định đồng thời ta cũng sẵn sàng rút một số điểm ta mới thêm để buộc Mỹ phải tôn trọng văn bản hiệp định đã thỏa thuận. trên cơ sở đó ta có thể có một số điểm mềm dẻo để mở đường kéo Mỹ đi vào giải quyết càng sớm càng tốt. Chúng ta không vội gò bó về thời điểm và phải kiên trì đấu tranh đánh bại ý đồ đàm phán trên thế mạnh của Mỹ”.

Thực hiện chủ trương của bộ Chính trị, ở trong nước, một mặt chúng ta tích cực chuẩn bị lực lượng, phương án sẵn sàng đối phó với một âm mưu của địch, mặt khác trên mặt trận ngoại giao, ta chấp nhận công hàm ngày 27-11 của Mỹ gửi cho Việt Nam đồng ý họp với Mỹ vào đầu tháng 12-1972.

Ngày 4-12-1972, hai phía Việt Nam và Mỹ gặp nhau theo thỏa thuận để tiếp tục bàn về các vấn đề trong hiệp định - giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cuộc gặp đã hoàn toàn bế tắc do Mỹ vẫn đưa ra những lý do vô lý, đòi thay đổi nhiều điểm thuộc về nguyên tắc và thực chất của hiệp định nhằm tiếp tục bám giữ miền Nam, duy trì chính quyền Thiệu.

Trong các ngày từ 6 đến 13-12-1972, hai bên tiếp tục có các lần gặp nhau. Trước thái độ và lập trường kiên quyết của phía Việt Nam, Mỹ đã có những nhân nhượng và tính đến việc giảm bớt yêu cầu của Sài Gòn. Các vấn đề từng buốc được hai bên đưa ra thảo luận, tháo gỡ đi đến thống nhất. Tuy nhiên, tính đến chiều ngày 13-12, vẫn còn sự bất đồng giữa hai bên trên các vấn đề khu phi quân sự và cách ký kết hiệp định. Về khu phi quân sự, Mỹ đòi đưa vào hiệp định câu: “Trong khi chờ đợi thống nhất Việt Nam, khu phi quân sự phải được hai bên tôn trọng”. Trước yêu cầu này của Mỹ, Việt Nam kiên quyết phản đối, vì như vậy sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đây là âm mưu rất lớn của Mỹ nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng, tạo điều kiện cho ngụy trở lại vấn đề “rút quân miền Bắc” về phía bắc khu phi quân sự theo các điểu khoản của Hiệp định Giơnevơ 1954. Đàm phán lại một lần nữa rơi vào bế tắc.

Nhìn tổng quát đợt đàm phán lại (từ ngày 20-11, trải qua bốn phiên họp chính thức, hai phiên họp hẹp, hai bên đã bước đầu đạt được một số thỏa thuận có ý nghĩa. Tuy vận, đến ngày 23-11-1972, vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được giải quyết như các vấn đề rút nhân viên dân sự Mỹ, vấn đề giảm quân số, phục viên về sinh quán, bỏ ba thành phần, Hội đồng hòa giải, hai miền Việt Nam tôn trọng lãnh thổ của nhau, quân đội các nước Đông Dương ở trong biên giới của nước mình… Cuộc đàm phán đi vào bế tắc. Nửa đâu tháng 12, một số vấn đề từng bước được tháo gỡ, thỏa thuận. Đến ngày 12-12, hai vấn đề về cách thức ký các văn kiện và khu phi quân sự vẫn tồn tại sự khác biệt trong quan điểm giữa hai bên. Trong khi cuộc họp tạm hoãn, hai bên thỏa thuận sáng ngày 13, các chuyên viên sẽ rà soát lại hiệp định và tiếp tục bàn các hiểu biếtnghị định thư. Nhiều vấn đề Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ tưởng là đã giải quyết xong lại trở thành vấn đề gây tranh cãi trong nhóm chuyên viên rà soát văn bản. Hai bên nhất trí tạm ngừng đàm phán để xin ý kiến Chính phủ mỗi nước.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.561-562.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:41:23 am »

Nhưng chỉ ít ngày sau đó, mưu đồ dùng sức mạnh quân sự có thể chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh theo điều kiện của Mỹ đã bộc lộ rõ bằng việc bắt đầu từ ngày 18-12-1972, khi Lê Đức Thọ vừa từ sân bay về tới nhà thì các pháo đài bay B.52 của Mỹ bắt đầu giội bom xuống Hà Nội và nhiều thành phố khác của miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch tập kích chiến lược đã được chuẩn bị từ trước với tên gọi Linebaker II. Nội dung của nó là thả mìn phong tỏa Hải Phòng, ném bom Hà Nội và Hải Phòng. Các nhà lãnh đạo của Mỹ và các tướng lĩnh Hoa Kỳ hy vọng bằng chiến dịch này, có thể phô trương một lần nữa sức mạnh quân sự của Mỹ, trấn an chính quyền Sài Gòn, nắm được phía Việt Nam và buộc Việt Nam phải có những nhượng bộ Mỹ trên bàn đàm phán. Để biện minh cho hành động tàn bạo, điên cuồng này, ngay từ ngày 16-12, Kítxinhgiơ đã tổ chức họp báo đổ lỗi cho phía Việt Nam trì hoãn các cuộc thương lượng, kéo dài đàm phán. Ngày 18-12, Việt Nam lại tiếp tục nhận được công hàm mà tại đó, một mặt, Mỹ đổ cho ta gây ra sự trì hoãn trong đàm phán và mặt khác, đề nghị nối lại đàm phán vào bất cứ lúc nào sau ngày 26-12-1972, - mốc thời gian mà phía Mỹ hi vọng rằng, Việt Nam sẽ có sự nhượng bộ Mỹ.

Ngược lại với sự trông đợi của phía Mỹ, cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vấp phải sự giáng trả mãnh liệt và hiệu quả của quân và dân ta.

Ngày 22-12-1972, phía Mỹ gửi công hàm đề nghị tổ chức cuộc gặp giữa Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ, dự định vào ngày 3-1-1973. Công hàm của phía Mỹ nêu rõ: Nếu đề nghị trên đây được chấp nhận, Mỹ sẽ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra vào ngày 30-12-1972.

Trên cơ sở nhận định rằng, đây là “Bước đường cùng trong thế yếu” của Mỹ, Bộ Chính trị quyết định chấp nhận đề nghị trên của phía Mỹ, nhằm đi tới việc ký kết hiệp định, hoàn thành nhiệm vụ “Đánh cho Mỹ cút” như phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra.

Trong công hàm trả lời phía Mỹ ngày 26-12, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cho rằng, sau khi tình hình trở lại như trước ngày 18-11-1972, cuộc gặp giữa cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và Kítxinhgiơ sẽ được tiến hành, dự tính vào ngày 8-1-1973.

Trước những thất bại nặng nề cả về quân sự, chính trị trên chiến trường Việt Nam, đặc biệt trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng trong chiến dịch Linebaker II, ngày 30-12-1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị ta họp lại Hội nghị Pari.

Trong các ngày 8-1, ngày 13-1-1973, cuộc gặp gỡ riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và đại diện phía Mỹ Kítxinhgiơ đã giải quyết những bất đồng còn lại giữa hai bên. Cách thức và lịch trình ký kết hiệp định đã được thống nhất.

Ngày 23-1-1973, cố vấn Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ ký tắt và văn bản Hiệp định Pari về Việt Nam.

Ngày 27-1-1973, tại Pari, Thủ đô nước Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ký chính thức hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Hiệp định nêu rõ, Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật tự do và dân chủ; việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM