Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:37:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78502 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 06:58:04 pm »

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu mối các tuyến đường giao thông thủy, bộ và đường sắt miền Bắc; là nơi tập trung một lượng lớn kho tàng, lại nằm trên địa bàn phức tạp phải vượt qua hai con sông lớn. Cùng với việc đảm bảo sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt của gần 300 nhà máy cùng hàng chục vạn nhân dân Thủ đô, hàng vạn người cùng hàng vạn phương tiện qua lại mỗi ngày, việc bảo đảm giao thông trong tình hình đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, do vậy, càng hết sức phức tạp và khó khăn. Để bảo đảm giao thông thông suốt, Trung ương Đảng chỉ thị cho Hà Nội và các ngành trung ương: “Dù trong tình hình nào, Hà Nội cũng phải bảo đảm giao thông vận tải. Hà Nội phải cố gắng giải quyết cho kỳ được những yêu cầu và giao thông vận tải của địa phương; bằng mọi cách, kể cả tổ chức đưa người vào Nghệ Tĩnh khai thác gỗ đóng thyền, đưa người khai thác luồng làm thuyền nan ở những nơi có luồng rồi vận chuyển về dùng. Các ngành ở Trung ương cần cố gắng giúp Hà Nội về vật tư, kỹ thuật, nhưng Hà Nội cần tự lực giải quyết là chính”.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, quyết tâm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, liên tục, Thành ủy và Ủy ban hành chính thành phố đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp chủ động đối phó với địch, bảo vệ giao thông, giải quyết kịp thời hậu quả địch đánh phá. Lúc này, lực lượng công tác trong ngành giao thông vận tải được tăng cường, số công nhân, viên chức của ngành lên tới 1 vạn người và được biên chế thành các đại đội. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành giao thông vận tải Hà Nội cùng nhân dân thành phố đã xây dựng xong hệ thống đường vòng, đường tránh, các bến phà, cầu phao phụ, bảo đảm ượt sông thay thế cầu bị oanh tạc. Do chuẩn bị tốt nên khi địch đánh hỏng cầu Đuống, cầu Long Biên, ngành giao thông vận tải thành phố và nhân dân các vùng Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm, bằng tất cả các phương tiện, kể cả những phương tiện thô sơ, vẫn bảo đảm giao thông thông suốt. Các bến phà, cầu phao được huy động bảo đảm 3 đến 4 ngàn lượt xe và 4 đến 6 vạn lượt người qua sông mỗi ngày. Dưới bom đạn đánh phá gắt gao của kẻ thù, các lực lượng bảo đảm giao thông vẫn trụ bám đường, bám cầu, phà, bến và đã đào đắp hàng triệu mét khối đất đá, vận chuyển hàng vạn tấn nguyên liệu, nhanh chóng khắc phục hậu quả. Cá lực lượng công binh, dân quân, tự vệ rà phá hàng ngàn quả bom nổ chậm, bom từ trường, bảo đảm kịp thời vận chuyển cả trên bộ, trên sông. Hà Nội là nơi có nhiều chân hàng, kho hàng như Tổng kho Đức Giang, khu vực ga Yên Viên, Đông Anh, Văn Điển, cảng sông Hồng, Vĩnh Tuy… Ngoài việc tập trung giải tỏa nhanh hàng hóa, giảm bớt trữ lượng của các kho và ứng cứu khi bị địch đánh phá, ngành vận tải thành phố còn chở hàng chục ngàn tấn lương thực, hàng quốc phòng tới Khu 4 phục vụ tiền thuyến; sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nội thành, tham gia đảm bảo giao thông và chuyển tải qua Thủ đô. Từ cuối tháng 5-1972, ngành giao thông vận tải Hà Nội đảm nhận vận chuyển bằng ôtô một khối lượng lớn lương thực từ Đồng Đăng về Hà Nội. Tuyến đường sông qua cảng Hà Nội luôn duy trì lực lượng bốc xếp thủ công đủ sức bốc xếp hơn 2.000 tấn/ngày. Ngoài ra, ngành giao thông vận tải Thủ đô còn nhận chuyên chở thư, báo, công văn, bưu chính từ Hà Nội đi các tỉnh.

Hải Phòng là thành phố cảng lớn, có tầm quan trọng chiến lược. Đây là địa bàn có hệ thống giao thông thủy - bộ, có cảng biển lớn là đầu mối tiếp nhận viện trợ quốc tế, là một trong những căn cứ xuất phát của tuyến vận tải cả đường bộ và đường biển để chi viện cho chiến trường. Bởi vậy, Hải Phòng là mục tiêu chính trong âm mưu đánh phá bằng không quân và phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ. Mỹ thực hiện phong tỏa thành phố ngay từ đầu với số lượng bom mìn lớn, bằng các biện pháp triệt để. Nhận rõ vị trí và trách nhiệm của thành phố trong cuộc chiến đấu của cả nước, trong nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải, Thành ủy Hải Phòng xác định: Giao thông vận tải là công tác trọng tâm số một của toàn đảng bộ, của quân và dân thành phố; dù khó khăn ác liệt đến đâu cũng cương quyết giữ vững mạch máu giao thông vận tải, bảo đảm kịp thời và đầy đủ những nhu cầu vật chất ngày càng lớn của chiến trường, của công cuộc chiến đấu, sản xuất, ở hậu phương.

Thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đảng, của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Tả ngạn, Thành ủy và Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng đã kiên quyết tập trung lực lượng, phương tiện, thực hiện những biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm rà phá bom, mìn, khơi thông luồng lạch; tổ chức chuyển tải ngoài biển, tìm luồng vận tải mới ở ven biển và trên các sông nội địa; triệt để khai thác các tuyến vận tải đường bộ; đướng sắt, nhưng vận tải đường thủy được xác định là phương thức chủ yếu để giữ vũng mạch máu giao thông. Quyết tâm của quân và dân Hải Phòng là trong bất kỳ tình huống nào, dù phải hy sinh tổn thất đến đâu cũng không để đường bộ bị tắc quá 24 giờ, đường thủy tắc quá 36 giờ. Ngay trong những ngày đầu tháng 5-1972, Tổng cục Đường biển và cảng Hải Phòng đã phối hợp khảo sát tuyến vận tải ven biển Hải Phòng - Quang Ninh - Bắc Hải (Trung Quốc) nhằm chuẩn bị luồng thay thế phòng khi luồn vào cửa nam Triệu bị phong tỏa. Từ sau ngày 9-5, cán bộ, công nhân cảng Hải Phòng khẩn trương xây dựng kho, trạm trung chuyển trên một số đảo ở Vịnh Hạ Long và quần đảo Cô Tô. Các đội bốc xếp hàng hóa và bảo đảm giao thông của cảng bố trí lực lượng từ phao số 0 vào đến cảng Vật Cách nay mở rộng đến phần cảng Lạng Sơn và 21 bến bãi mới. Trên thực tế, đã có hơn 1.000 công nhân được điều động đến hai phân cảng mới thành lập là Lạng Sơn và Quảng Ninh. Đội công binh cảng được tăng quân số lên đến 180 người, cùng với đội công binh của hải quân và các đội công binh nhân dân của một số xã, hình thành lực lượng làm nhiệm vụ rà phá bom mìn. Lực lượng vũ trang các địa phương cùng với lực lượng của ngành giao thông vận tải, Ty Bảo đảm hàng hải, dân quân, tự vệ ven biển tổ chức lại các tổ quan sát, các điểm quan sát, đảm bảo việc theo dõi, đánh dấu vị trí các bãi thủy lôi, bom mìn nổ chậm ở các cửa sông, vùng ven biển để kịp thời rà phá.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:03:26 pm »

Ngay từ những tháng đầu đánh phá, máy bay Mỹ tập trung vào toàn bộ hệ thống giao thông vận tải trên miền Bắc. Nhiều địa điểm chuyển hàng hóa, kho tàng, bến bãi; các bến Á Lữ, Tân Tiến (Bắc Giang), các cảng Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, bị bom Mỹ oanh tạc dữ dội. Lục Đầu Giang, sông Đuống, sông Hồng cũng bị địch phong tỏa băng cá loại bom từ trường mới (MK42, MOD1, MOD2) có độ nổ nhạy và sức công phá lớn. Trên tuyến vận tải vào Nam, địch tập trung đánh phá vào các trọng điểm giao thông đường sắt và đường bộ. Từ tháng 6-1972, máy bay B.52 thường xuyên ném bom với quy mô và cường độ lớn, tập trung nhất vào khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Hải quân Mỹ tăng cường đánh phá vào các vùng ven biển và pháo kích lên lên bắc vĩ tuyến 20. Các đợt đánh phá của không quân, hải quân Mỹ kéo dài từ 5 đến 7 ngày; giữa đợt, chúng cho những tốp nhỏ từ 2 đến 4 lần chiếc đánh phá thường xuyên, liên tục. Việc khắc phục hậu quả đánh phá của quân và dân ta gặp nhiều khó khăn, công tác đảm bảo giao thông, công tác phòng tránh, công tác duy trì và giữ vững đời sống, sản xuất đứng trước những thách thức to lớn. Với quyết tâm bảo đảm giao thông thông suốt, đưa hàng kịp thời tới tiền tuyến lớn, lực lượng giao thông vận tải trên toàn miền Bắc khắc phục muôn vàn hi sinh, gian khổ, bằng nhiều biện pháp, hình thức và phương thức sáng tạo và hiệu quả, đã làm thất bại các hoạt động đánh phá, phong tỏa, bao vây, ngăn chặn của không quân, hải quân Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho tiền tuyến và cho sản xuất chiến đấu ở miền Bắc. Các đội rà phá bom mìn của các địa phương làm việc suốt ngày đêm, khơi luồng, thông tuyến, mở lối an toàn cho thuyền và xe qua lại. Hàng chục vạn lao động mà nòng cốt là lực lượng ứng cứu giao thông của dân quân, tự vệ, các lực lượng xe máy chuyên môn của các ty giao thông, vượt qua sự đánh phá gắt gao, luôn có mặt và trụ bám trên mọi nẻo đường, nhất là ở các trọng điểm, để đảm bảo giao thông thông suốt, bảo đảm cho những đoàn xe vận tải đi về. Các bến phà được ghép thêm phà phụ, các cầu đường sắt xây dựng những cầu chìm trụ và đầm dẫn đặt chìm dưới nước. Nhiều tuyến đường xế, đường tránh được mở thêm; các tuyến đường liên hương được duy trì, củng cố, đảm bảo cho phương tiện thô sơ đêm ngày vận chuyển một khối lượng hàng vượt qua các trọng điểm.

Tại cảng biển Hải Phòng, các đơn vị công binh của Hải quân và Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường biển, Cục Cơ khí Bộ Giao thông vận tải gấp rút nghiên cứu cấu tạo, tính năng các loại thủy lôi mới của địch để chế tạo vũ khí và máy phá bim mìn, thủy lợi. Giữa tháng 7-1972, thiết bị rà phá thủy lôi mới mang tên ĐB72 được sản xuất. Đồng thời, các phương tiện rà phá mới như máy phóng từ U80, xuồng phóng từ 311, tăngkít phóng từ… cũng kịp thời được thiết kế, sản xuất để đưa vào sử dụng. Phối hợp với các lực lượng hải quân, công binh, công an vũ trang, vận tải đường sông và nhân dân các địa phương ven sông, biển, ngành đường biển thiết lập 129 trạm quan sát thủy lôi cùng 213 trạm quan sát của lực lượng dân quân, tự vệ, hiệp đồng phát hiện, đánh dấu vào bản đồ để tiến hành phá hủy.

Trên tuyến Hải Phòng - Đông Bắc dài 400km, nhân viên các trạm quan sát thủy lôi kiên trì bám trụ, quan sát, đánh dấu, thông báo và hướng dẫn cho các tàu thuyền vận tải đi lại trên tuyến tránh. Từ tháng 7-1972, cuộc chiến chống phong tỏa được triển khai rộng khắp trên khắp các vùng biển miền Bắc. Lực lượng rà phá của ngành đường biển, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng hải quân, lực lượng của các quân khu, các tỉnh, thành phố ven biển, thực hiện nhiệm vụ rà quét thủy lôi bằng những phương tiện và khí tài mới được trang bị. Trên luồng Đông Bắc, khi Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa viện trợ thêm cho ta 50 tàu VS, 8 xà lan, 4 tàu kéo biển, cán bộ và thủy thủ của ta đã tiếp nhận và nhanh chóng đưa vào sử dụng. Nhờ vậy, khối lượng hàng nhập từ Trung Quốc về Hải Phòng ngày một tăng.

Ngày 11-6-1972, Bộ Giao thông vận tải chỉ thị cho Cục Đường biển và cảng Hải Phòng tổ chức lực lượng bốc xếp hàng hóa ở cả hai phân cảng: phân cảng Lạng Sơn và phân cảng ven biển từ Hải Phòng đến Móng Cái. Thực hiện chỉ thị đó, cảng Hải Phòng chỉ để lại 400 công nhân, đưa 220 công nhân đi làm nhiệm vụ bốc xếp ở các bến sơ tán nằm rải rác ở khu vực Quảng Ninh. Gần 800 người gấp rút lên Lạng Sơn bốc xếp hàng quá cảnh. Đợt bốc dỡ đầu tiên tại cảng Lạng Sơn đạt mức 600.000 tấn; tại các cảng tuyến Đông Bắc bốc được 504.000 tấn. Cảng Hải Phòng huy động mọi lực lượng và phương tiện rút nhanh hàng tồn đọng trong kho bãi và trên 26 tàu nước ngoài với khối lượng tổng cộng 90.000 tấn. Đồng thời, để tiếp cận với các tàu nước ngoài bốc xếp hàng hóa ở ngoài khơi, lực lượng bốc dỡ, vận chuyển đã gấp rút củng cố các bến bốc xếp dã chiến A1, A3 ở các đảo và các bến H1, H2, H3. Các hang đá trên các đảo Bãi Chiêu, Vĩnh Thực được sửa chữa, cải tạo thành nơi trú ẩn và tập kết hàng. Ở các luồng ra vào cảng Bến Thủy, do không có cảng nước sâu, địch lại đánh phá hết sức ác liệt, tàu vận tải các ngành đường biển vận chuyển hàng từ Quảng Ninh - Hải Phòng không vào được. Trước khó khăn đó, các thủy thủ, thuyền viên Trung Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ, chuyển hàng vào khu vực Hòn Ngư. Từ Hòn Ngư, lực lượng bốc xếp chuyển tiếp hàng vào bờ. Vùng biển quanh đảo Hòn Ngư và khu vực cửa Hội cũng như khu vực bờ biển phía bắc cửa Hội trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của không quân, hải quân Mỹ. Việc vận chuyển hàng từ đảo vào bờ vì thế trở nên rất khó khăn. Lúc đầu, hàng được chuyển bằng canô, xà lan, thuyền máy. Thế nhưng, trước sự đánh phá dữ dội của địch, phương tiện và phương tiện này trở nên không hiệu quả và bị thiệt hại nặng nề. Trước thực tế đó, ta chuyển sang dùng bè mảng nhỏ với người bơi làm sức đẩy, kết hợp dùng dây kéo hàng từ đảo vào bờ. Dù vậy, máy bay Mỹ vẫn bám theo đánh ráo riết. Không chịu bó tay, các đồng chí lãnh đạo và công nhân cảng Bến Thủy, được các thủy thủ Trung Quốc ủng hộ, hạ quyết tâm thực hiện phương án bốc xếp bằng cách bọc hàng vào túi nilông dán kín, lợi dụng con nước thủy triều hằng ngày thả trôi các túi gạo từ tàu Hồng Kỳ vào bờ. Tại bờ, ta tổ chức lực lượng đón nhặt, thu gom hàng và tổ chức chuyển vào nơi tập kết. Đảng bộ và nhân dân các xã vùng biển quanh cửa Hội, cùng các cán bộ chiến sĩ đảo Hòn Ngư, đặc biệt là các xã Nghi Hương, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Thủy, Nghi Hội, Nghi Tân, Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) và các xã Xuân Trường, Xuân Hải, Xuân Dân (huyện Nghi Xuân) không nề nguy hiểm do máy bay, tàu chiến với đủ loại bom đạn của Mỹ ngày đêm đánh phá, dũng cảm chuyển hàng từ ngoài vào bở, chắt chiu từng túi gạo, từng kiện hàng… Nhờ vậy, trong điều kiện đầy khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, cảng Bến Thủy đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tiếp nhận vận chuyển hàng hóa, giải phóng 12 tầu với nhiều tấn hàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:09:12 pm »

Áp dụng phương thức thả trôi hàng của các cảng biển Nghệ An, Hà Tĩnh, tại cảng Gianh, tuy địa thế không thuận lợi, nhưng 3 tàu Hồng Kỳ với 5.790 tấn hàng hóa đã được đưa vào cảng.

Thời gian này, Cục Xăng dầu khẩn trương xây dựng các tuyến đường ống T72 từ Đồng Đăng đến Hà Nội và tuyến đường ống 72b từ Móng Cái đến Bãi Cháy. Cả hai tuyến này nối thông với tuyến ống quốc gia B12, tăng thêm lượng xăng dầu cung cấp cho nhu cầu của cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam và sản xuất, chiến đấu trên miền Bắc.

Tuyến vận tải 559 tiếp tục được tăng cường về người, trang bị, vũ khí Mùa khô năm 1971-1972, bộ đội Đoàn 559 cùng lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến dồn sức mở thêm các tuyến đường vươn sâu xuống các mặt trận. Phục vụ cho cuộc tiến công chiến lược 1972, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 tập trung trên 40 tiểu đoàn xe chuyển hàng ra mặt trận suốt ngày đêm. Đầu tháng 5-1972, bảy tiểu đoàn xe đưa hàng từ cửa khẩu thẳng vào chiến trường Nam Bộ và Tây Nguyên với một lượng bằng 6 tháng vận chuyển trước đó. 11 tiểu đoàn pháo kịp thời cơ động vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các trục đường kín, bảo vệ đội hình xe vượt sông và bảo vệ vận chuyển ở các đoạn đường trống. Thời gian này, bộ đội gấp rút xây dựng thêm trục đường kín dài 800 km từ Na Tông (tỉnh Khăm Muộn) đế Tà Xẻng (tỉnh Atôpơ). Trục đường này luồn dưới tán cây rừng, đảm bảo cho đoàn xe vận tải cỡ trung đoàn chạy ban ngày, tránh sự lùng sục của máy bay AC 130 của Mỹ. Đây là tuyến đường vận chuyển với đội hình lớn, đi thắng xóa cung trạm, rút ngắn thời gian giao hàng, giao quân cho các chiến trường. Lực lượng công binh được huy động hầu hết vào công việc rải đá trên tuyến đường kín để tranh thủ chạy lấn mùa. Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Hậu cần kịp thời bổ sung cho tuyến 559 hơn 2.000 xe vận tải mới, đưa số đầu xe hoạt động trên tuyến chiến lược mùa khô 1971-1972 lên 8.000 xe. Đầu tháng 5-1972, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn đảm nhiệm việc chi viện trực tiếp cho mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị. Chấp hành chỉ thị đó, được các lực lượng vận tải của Tổng cục Hậu cần đảm bảo chân hàng, Binh trạm 12 và Bộ Tư lệnh khu vực 473 đã vận chuyển, bảo đảm cho mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị hơn 8.200 tấn, chiến trường Trị - Thiên 3.700 tấn vận chuyển, tạo cơ sở cho bộ đội tiếp tục tiến công giữ vững vùng giải phóng Quảng Trị. Thực hiện nhiệm vụ do Tổng Tham trưởng giao, để đưa các đơn vị pháo 130 mm, xe và pháo cao xạ vào Khu 5 chiến đấu chia lửa với mặt trận Quảng Trị, Bộ Tư lệnh bộ đội Trường Sơn điều Trung đoàn 10 công binh mở gấp tuyến đường từ Khâm Đức đến Phước Sơn. Cuối tháng 6, trước việc địch mở cuộc phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng đặt ra cho quân và dân ta những yêu cầu rất lớn. Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Hội đồng Chính phủ tập trung trí lực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nhịp độ chi viện khẩn cấp cho chiến trường. Hội đồng Chính phủ quyết định quân sự hóa toàn bộ hệ thống giao thông vận tải từ nam Hà Tĩnh vào Vĩnh Linh, giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn thống nhất chỉ huy giao thông vận tải từ bắc sông Gianh vào đến tận hậu phương chiến dịch đường số 9 - bắc Quảng Trị; quyết định thành lập Ban Chỉ huy giao thông vận tải thống nhất gồm các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Bình và đại diện Đảng ủy Bộ Tư lệnh khu vực 571. Ban Chỉ huy thống nhất có nhiệm vụ huy động sức người, sức của, quyết thắng địch trên mặt trận giao thông, bằng mọi giá đảm bảo vận chuyển vũ khí và hàng hóa vào tuyến chiến lược. Bộ Tư lệnh bộ đội Trường Sơn cấp tốc điều chỉnh thế trận, giao cho Bộ Tư lệnh khu vực hậu cứ 571 nhiệm vụ chỉ huy hiệp đồng chiến đấu, vận tải chiến dịch, tạo nguồn hàng cho tuyến chiến lược. Nhiệm vụ trước mắt lúc này là tuyên truyền giải tỏa hai trọng điểm phà sông Gianh và phà Long Đại. Bộ Tư lệnh khu vực đã huy động hai trung đoàn công binh mở đường vòng, đường tránh ở các điểm nằm trên khu vực đường 15 và đường số 1. Các đơn vị cao xạ của Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân khu 4 phối thuộc đã dũng cảm, kiên cường đánh địch, bảo vệ hậu phương chiến dịch. Đoàn cũng quyết định giải thể Binh trạm 17, tăng cường Binh trạm 16; thành lập Trung đoàn ôtô 17 làm nhiệm vụ vận chuyển từ nam sông Gianh trở vào. Binh trạm 15 lúc này từ trong tuyến được điều ra đứng chân tại Thanh Lạng, chuẩn bị mở đường vận chuyển theo đường 12 xuống đường 9. Các hợp tác xã vận tải, hợp tác xã đánh cá của huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) được tổ chức thành các tiểu đoàn vận tải đường sông, hoạt động trên các dòng Kiến Giang, Long Đại, Son; lập chân hàng cho hai binh trạm cửa khẩu đường 16 và đường 20. Bộ Giao thông vận tải phối thuộc cho tuyến 559 Đoàn Vận tải số 8 gồm hơn 200 ôtô và đội xe của Công ty vận tải Quảng Bình. Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần điều các đội canô của Đoàn Hồng Hà, trong đó có Đại đội 7 canô phóng từ tới làm nhiệm vụ mở luồng vận chuyển đến Mai Xá (bắc Cửa Việt)… Với những nỗ lực trên đây, trong chiến dịch vận chuyển mùa khô, tổng khối lượng hàng hóa giao cho các chiến trường và bảo đảm hành quân đạt 64.785 tấn, trong đó giao cho miền Đông Nam Bộ 5.150 tấn, Tây Nguyên 11.707 tấn, Trung - Hạ Lào 5.282 tấn và cho hành quân 11.120 tấn. Ngoài ra, trên các hướng, ta tạo được chân hàng dự trữ 9.000 tấn và vận chuyển đảm bảo cho nội bộ khoảng 80.000 tấn, bao gồm thiết bị vật tư ôtô, xe máy, xăng dầu, đường ống, vũ khí, đạn, thuốc quân y và hàng hóa phục vụ đời sống, sinh hoạt của bộ đội, thanh niên xung phong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:13:22 pm »

Song song với việc thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chiến lược, Đoàn 559 đã khai thác hàng tại chỗ ở khu vực đông bắc Campuchia được 15.483 tấn; xây dựng đường ống kéo dài tới Bạc, nhập được 25.692 tấn xăng; mở được 2.258 km đường kín - trong đó có 140 km ở cửa khẩu được rải đá; mở thêm 676km đường hở và khôi phục 7.500 km đường cũ với khoảng 5.560.172m3 đất đá, tạo được thế trận vận chuyển mới và do vậy, tăng cường năng lực đảm bảo giao thông trên tuyến. Bên cạnh lực lượng vận tải, các lực lượng phòng không, lực lượng bộ binh của Đoàn 559 đã chiến đấu quyết liệt, dũng cảm và mưu trí bảo vệ vững chắc các tuyến đường, các tuyến hành lang.

Đến cuối tháng 10-1972, với thắng lợi to lớn của quân dân trên chiến trường miền Nam và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại làn thứ hai của đế quốc Mỹ trên vùng trời, vùng biển miền Bắc, cục diện chiến tranh đã có những thay đổi quan trọng. Ở miền Nam, vùng giải phóng mở rộng nối liền với hậu phương lớn miền Bắc. Bộ đội chủ lực đứng vững trên các địa bàn chiến lược, so sánh lực lượng trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta. Tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới đã đến gần; những vấn đề về chiến tranh Việt Nam ngày càng tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Mỹ. Nhưng đế quốc Mỹ vẫn rất ngoan cố. Trước tình hình đó, ngày 12-10-1972, Ban Bí thư Trung ương Đảng gửi điện yêu cầu các địa phương và các ngành tăng cường công tác kiểm tra thêm và tăng cường hơn nữa việc bảo vệ giao thông vận tải, kho tàng, vật tư của Nhà nước và sinh mạng, tài sản của cán bộ, nhân dân: “Bằng mọi cách, chúng ta phải bảo đảm bằng được việc chi viện đầy đủ cho tiền tuyến, phải ráo riết hơn nữa đối với các việc che chắn, hầm hào, phòng không, sơ tán, không một chút nào thiếu trách nhiệm hoặc chểnh mảng thiếu cảnh giác để xẩy ra những tổn thất không đáng có”(1).

Giữa tháng 10-1972, trên cơ sở những thắng lợi quân sự to lớn ở chiến trường, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong thế thất bại và khó khăn nội bộ to lớn, chính quyền Mỹ buộc phải thỏa thuận các điều khoản cơ bản do ta đưa ra trong bản dự thảo hiệp định. Ngày 22-10, Níchxơn ra lệnh ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra nhằm xoa dịu dư luận để hy vọng tải cử tổng thống nhiệm kỳ hai tháng 11-1972. Tranh thủ lúc đế quốc Mỹ ngừng ném bom, lực lượng bảo đảm giao thông vận tải trên toàn miền Bắc khẩn trương tổ chức lực lượng, nhanh chóng khôi phục cầu cống, đường sá; đồng thời làm thêm hoặc tu bổ các đoạn đường vòng, đường tránh, hệ thống kho hàng, lập các chân hàng mới. Hàng ngàn công nhân, thanh niên xung phong vẫn tiếp tục hoạt động trên các cảng, đảm bảo tiếp nhận, vận chuyển hàng. Lực lượng rà phá thủy lôi, bom mìn nổ chậm đẩy nhanh hoạt động rà phá, thông luồng. Tại bến cảng Hải Phòng, ngành đường biển tiếp tục thi công bến 11, kho 10, mở rộng cảng Chùa Vẽ, lập phương án đào kênh Cái Tráp thay thế luồng Nam Triệu…

Trong khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, chúng vẫn duy trì đánh phá quyết liệt tuyến giao thông vận tải từ Nghệ An trở vào, đặc biệt tập trung ngăn chặn dữ dội các trọng điểm giao thông như phà Bến Thủy, sông Giang, Long Đại, Quán Hầu, Linh Cảm. Trước tình hình đó, một bộ phận lực lượng phòng không của Quân chủng Phòng không - Không quân được điều vào tăng cường cho địa bàn các tỉnh vùng tuyến lửa Khu 4. Đồng thời, tháng 10-1972, Hội nghị giao thông vận tải các tỉnh Khu 4 được triệu tập. Lúc này, tuyến đường bộ 15A được Bộ Giao thông phụ trách được chuyển sang Bộ Quốc phòng và từ đây, tuyến đường này trở thành đường quân sự nằm trong hệ thống hành lang chiến lược bắt đầu từ km số 0 tại ngã ba Lạt (Tân Kỳ, Nghệ An). Tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh được giao cho hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Đường sắt nhanh chóng khôi phục, trước mắt là đoạn Thanh Hóa - Vinh. Kể từ tháng 10-1972, tuyến đường ống bắt đầu thi công qua đoạn Nghệ An, Hà Tĩnh. Hội đồng Chính phủ giao các tỉnh này cung ứng nhân lực, phương tiện lắp đặt và bảo vệ công trình.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.396.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:19:51 pm »

Những ngày cuối tháng 11-1972, trước thái độ lật lọng của phía Mỹ ở Hội nghị Pari, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị tăng cường sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đánh bại các hành động phiêu lưu quân sự của Mỹ. Lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ miền Bắc, lực lượng đảm bảo giao thông vận tải ở các đầu mối, các trục đường giao thông tiếp tục có sự điều chỉnh và tăng cường thêm quân số, phương tiện. Cơ quan Bộ Tổng tham mưu thường xuyên thông báo hoạt động của địch cho Bộ Giao thông và các cơ quan nhà nước có liên quan, đề xuất những kiến nghị bảo vệ, sơ tán các chân hàng, các kho tàng, nhất là ở các khu vực trọng điểm. Ngày 1-12-1972, Bộ Tổng tham mưu lệnh điều 100 quả đạn tên lửa vào Khu 4 để bảo đảm đánh địch liên tục giữ vững giao thông vận chuyển chiến lược. Đến giữa tháng 12, tình hình ngày càng khẩn trương. Ở Hà Nội, ngoài Sở Giao thông vận tải thành phố, Nhà nước thành lập Ban bảo đảm giao thông vận tải khu vực do đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Các bến phà qua sông Hồng ở khu vực Chương Dương, Khuyến Lương, Chèm và một số cầu phao, phà qua sông Đuống được gấp rút củng cố. Ngành đường sắt đã vận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật lắp ráp thành công phà và cầu phao vượt sông cho các đoàn tàu. Trên tuyến vận tải đường biển, ngày 16-12, lực lượng vận chuyển gắp rút giải phóng gọn 4.200 tấn gạo trong 22 giờ trên tàu Hồng Kỳ 155, dùng sà lan đưa về Hải Phòng. Từ ngày 17-12-1972, Mỹ tiếp tục thả thủy lôi hòng phong tỏa luồng ra vào cảng Hải Phòng, luồng lạch vào cảng Hòng Gai, luồng Hang Trống và cảng Cửa Ông… Những ngày cuối tháng 12-1972, cùng với việc mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ tiếp tục thả thủy lôi và mìn từ trường trên các luồng sông, lạch, biển. Trong những ngày địch mở cuộc tập kích bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác trên miền Bắc, mạch máu giao thông vẫn không ngừng trệ. Trên địa bàn Hà Nội, do tổ chức tốt việc vượt sông (sông Đuống có hai cầu phao và một cầu treo, sông Hồng có ba cầu phao và hai bến phà) nên mỗi ngày đêm, lưu lượng xe qua lại đạt tới 2.500 chuyến. Ở Hải Phòng, tất cả các cầu đều được giữ vững, bến phà Bính được tăng cường nhiều hơn so với trước. Việc chỉ huy, điêu hành, phân luồng phân tuyến trên các trọng điểm được tổ chức chặt chẽ, khắc phục có hiệu quả sự ùn tắc giao thông. Lúc này, lực lượng giao thông vận tải đường bộ của Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận đã huy động tất cả các phương tiện sẵn có trong tay như xe ca, xe tải, xe con của Trung ương và địa phương vào việc phục vụ sơ tán đồng bào nội thành và chở vật tư trong kho Nhà nước ra khỏi thành phố. Bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, tự vệ và lực lượng giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên, ngay trong ngày 18-12, đã tập trung giải tỏa hàng hóa và lương thực tại hai chân hàng ga Lưu Xá và Quán Triều. Các ngày sau, khi may bay Mỹ rải thảm xuống khu vực phía bắc Thái Nguyên, việc giải tỏa lương thực, hàng hóa ở hai chân hàng này trở nên cấp bách. Sáng 23-12, Trưởng ban bảo đảm giao thông vận tải Trung ương chỉ thị Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh phải tổ chức ca, kíp, tập trung lực lượng, phương tiện để giải tỏa hàng hóa ở các kho, chân hàng nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của địch. Chấp hành chỉ thị đó, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên quyết định tập trung lực lượng thanh niên xung phong và dân quân tự vệ khu vực thành phố Thái Nguyên và toàn bộ phương tiện vận tải của Ty Giao thông vào việc giải tỏa 19.923 tấn lương thực, hàng hóa đang tồn đọng ở hai chân hàng ga Lưu Xá và ga Quán Triều. Do vậy, khi địch đánh phá ác liệt vào các chân hàng này, các lực lượng giải tỏa vẫn kiên trì bám trụ, kịp thời giải tỏa, vận chuyển hết số lương thực, hàng hóa tồn đọng đến nơi an toàn. Trên tuyến giao thông Khu 4, trong 12 ngày đêm lực lượng không quân Mỹ tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, ta đẩy nhanh tốc độ vận chuyển, huy động toàn bộ lực lượng, sử dụng nhiều loại phương tiện - cả hiện đại và thô sơ, mở các đợt vận tải ĐB1, ĐB2, đưa nhanh vào chiến trường một khối lượng lớn vật chất, kỹ thuật, góp phần đưa tổng khối lượng hàng vận chuyển vào chiến trường trong cả năm 1972 tăng hơn 27,5 vạn tấn so với năm 1968, năm có khối lượng hàng vận chuyển lớn nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Vừa đánh thắng không quân và hai Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông vận tải, quân dân miền Bắc đồng thời vươn lên đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến lớn miền Nam. Bị phong tỏa gắt gao, khối lượng hàng nhập vào miền Bắc bằng đường biển năm 1972 có giảm so với năm 1971, nhưng khối lượng bằng đường sắt và đường bộ tăng lên, do đó, cùng với khối lượng vận chuyển vận chuyển cho các đơn vị chiến đấu bảo vệ miền Bắc tăng 1,4 lần, khôi lượng vận chuyển vận chuyển cho các chiến trường miền Nam tăng 1,7 lần. Trong mưa bom, bão đạn, nhân dân miền Bắc đánh trả kiên cường không quân, hải quân Mỹ, duy trì và giữ vững sản xuất, ổn định được đời sống, đáp ứng đầy đủ, liên tục nhu cầu về người và vật chất ngày càng tăng của chiến trường miền Nam. Trong năm 1972, mức thu mua lương thực tăng 1,5 lần so với năm 1971, sản lượng thóc sản xuất được đưa vào lưu thông, tiêu thụ giữa các vùng năm 1972 là 6.348.000 tấn, tăng 11% so với năm 1970. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm nhiệm vụ dự bị chiến lược và chiến đấu, công tác trên tuyến vận tải 559, số quân từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam năm 1972 là 152.974 người.

Trải qua gần 1 năm chống chiến tranh phá hoại, quân và dân ta trên miền Bắc đã kiên cường trong lửa đạn, đánh trả có hiệu quả máy bay, tàu chiến Mỹ; duy trì, giữ vững sản xuất và đời sống, làm thất bại âm mưu và hành động bao vây, phong tỏa của không quân, hải quân Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, tăng sức chi viện cho chiến trường. Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai, hành quân lớn miền Bắc góp phần to lớn cùng quân dân ta trên chiến trường miền Nam đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của Oasinhtơn, tạo ra và củng cố lợi thế để trên bàn đàm phán ở Pari, ta tiếp tục duy trì đẩy mạnh thế tiến công, làm thất bại các thủ đoạn ngoại giao thâm độc và xảo quyệt của Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:25:12 pm »

III - TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO,
HIỆP ĐỊNH PARI ĐƯỢC KÝ KẾT

Bước sang năm 1972, cuộc đấu tranh rên mặt trận ngoại giao giữa ta và địch tiếp tục diễn ra căng thẳng, quyết liệt do âm mưu và thủ đoạn quân sự, chính trị ngoại giao xảo quyệt, độc ác mà chính quyền Níchxơn thực hiện hòng tạo sức ép tối đa buộc Việt Nam chấp nhận kết thúc chiến tranh theo yêu cầu của Mỹ đặt ra trong năm vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới ở Mỹ.

Trên cơ sở lường định rằng quan hệ với Trung Quốc bước đầu được khai thông, quan hệ với Liên Xô phát triển thuận lợi(1), ngày 5-1-1972, Níchxơn quyết định ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Cùng với quyết định này, Níchxơn còn tính đến các biện pháp hành động có lợi cho cuộc vận động tranh cử của ông ta. Ngày 25-1-1972, R. Níchxơn công bố nội dung các cuộc gặp riêng giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ từ năm 1969 đến năm 1972, đặc biệt là đưa ra công khai các đề nghị của phía Mỹ trong hai ngày 31-5 và ngày 11-10-1971(2), cả những đề nghị mới.

Đồng thời, tại Pari, phía Mỹ giử công hàm tới đoàn Việt Nam, cho rằng, việc làm trên đây của Hoa Kỳ là “rất miễn cưỡng” và đề nghị nối lại các cuộc thương lượng bí mật giữa hai bên. Đợt tiến công ngoại giao này của chính quyền Mỹ nhằm mục đích:

Thứ nhất, chứng minh cho nhân dân Mỹ và dư luận thế giới biết rằng Mỹ có thiện chí rất cao, đã làm mọi cách để tìm kiếm giải pháp thương lương, đã rút gần nửa triệu quân Mỹ về nước, muốn chấm dứt dính líu quân sự và chiến tranh, đổ trách nhiệm cho Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Thứ hai, ngăn chặn Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động ở miền Nam, tạo thuận lợi cho chuyến đi Trung Quốc và Liên Xô của Níchxơn.

Thứ ba, trực tiếp phục vụ cho chiến dịch bầu cử ở Mỹ.

Trước hành động đó, để cho nhân dân Mỹ và thế giới hiểu rõ hơn, ngày 31-1-1972, Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố giải pháp 9 điểm đã trao cho Kítxinhgiơ ngày 26-6-1971, đồng thời vạch rõ hành động lật lọng của phía Mỹ, trong việc vi phạm các thỏa thuận giữa hai bên về không công bố nội dung trong các cuộc họp riêng theo đề nghị của chính Kítxinhgiơ. Việt Nam cũng công bố cho các nhà báo, những công hàm đã trao đổi giữa hai bên về cuộc gặp ngày 20-11-1971. Tiếp đó, ngày 2-2-1972, tại Hội nghị bốn bên, để tăng sức ép với phía Mỹ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tại diễn đàn Hội nghị Pari “Hai điểm nói rõ thêm” nhằm làm rõ hai vến đề then chốt trong lập trường 7 điểm ngày 1-1-1971. Cụ thể: Về quân sự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi Mỹ định ra một thời hạn dứt khoát cho việc rút hết quân Mỹ và đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam, đồng thời đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh bằng không quân ở cả hai miền Việt Nam. Thời hạn rút quân sẽ là thơi hạn trao trả hết tù binh của các phía (kể cả phi công Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam). Về chính trị, Thiệu phải từ chức ngay và chính quyền Sài Gòn phải chấm dứt chiến tranh hiếu chiến, thủ tiêu bộ máy kìm kẹp, khủng bố nhân dân, chấm dứt chính sách bình định, giải tán các trại tập trung, trả lại tự do cho những người bị bắt vì lý do chính trị, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã quy định.


(1) Tháng 7-1971, Trung Quốc và Mỹ chính thức thỏa thuận chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Níchxơn dự định vào tháng 2-1972. tiếp đó, tháng 10-1972, Liên Xô và Mỹ cũng đạt được thỏa thuận: Níchxơn sẽ thăm Mátxcơva vào tháng 5-1972. Theo Gabrien Côncô, rõ ràng điều mà cả Trung Quốc lẫn Liên Xô làm, đã bảo đảm cho việc Níchxơn được bầu lại và gạt bỏ nhiều thúc ép chính trị nội bộ về chính sách Việt Nam của ông ta. Nhưng dù ngoại giao tam giác có mức độ khiêm tốn như thế nào, nó cũng đầy được sức nặng ngoại giao trở về phía Việt Nam dân chủ cộng hòa (Xem G.Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh,… Sđd, tr.97)
(2) Ngày 31-5-1972, Kítxinhgiơ đưa ra Chương trình 7 điều, tách vấn đề quân sự ra khỏi chính trị, nhằm mục đích tìm cách rút quân, lấy được tủ binh và ngừng bắn những vẫn duy trì và củng củng cố được chính quyền và quân đội Sài Gòn. Tiếp đó, ngày 11-10-1971, phía Mỹ đưa ra Đề nghị 8 điểm và cho đây là giải pháp toàn diện và là cố gắng cuối cùng để thương lượng nhằm tìm ra môt giải pháp công bằng cuối trước năm 1971. Tại đề nghị này, điểm mới là ở chỗ, ấn định về thời gian rút hết quân Mỹ được rút ngắn, dự kiến vào ngày 1-7-1972; đồng ý Thiệu sẽ từ chức trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống theo điều khoản của hiệp định sẽ được ký kết… Sở dĩ phía Mỹ có những nhượng bộ mới là bởi áp lực trong nước và trên thế giới ngày càng tăng, đòi chính quyền Níchxơn phải nhanh chóng ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, với những điểm mới đưa ra ngày 11-10-1971, phía Việt Nam cho rằng, chính quyền Níchxơn vẫn tỏ ra ngoan cố, âm mưu rút quân từng bước để thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, đồng thời duy trì một số quân vô thời hạn để làm con bài mặc cả.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:30:09 pm »

Những lý lẽ sắc sảo, hợp tình, hợp lý, đầy thiện chí cùng những chứng cứ cụ thể do đoàn ta đưa ra đã gây được tiếng vang lớn trong dự luận thế giới và dư luận Mỹ, làm thất bại một bước mưu đồ của phía Mỹ. Phong trào đấu tranh chống Mỹ lại tiếp tục dâng cao ở cả trong nước và trên thế giới.

Để thúc đẩy hơn tiến trình đàm phán, tạo thế mạnh trên bàn hội nghị, theo kế hoạch đã định, ngày 30-3-1972, quân và dân ta mở cuộc tổng tiến công xuân hè đánh địch trên các hướng Quảng Trị - Thừa Thiên, bắc Tây Nguyên, đồng bằng Khu 5 đến đồng bằng sông Cửu Long. Sau ba tháng liên tiếp tiến công địch, quân và dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, đập vỡ các tuyến phòng thủ vòng ngoài kiên cố nhất của Mỹ - ngụy ở đường 9 - Quảng Trị, ở bắc Tây Nguyên, ở tây bắc Sài Gòn. Ngày 24-4-1972 ta giải phóng vùng bắc Kon Tum và một số vùng thuộc Khu 5 và đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 2-5-1972, địch buộc phải rút bỏ Quảng Trị trước sức tiến công mãnh liệt của ta. Tương quan so sánh lực lượng địch - ta trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi hoàn toàn có lợi cho phía cách mạng. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn.

Đối phó với tình hình đó, ngày 6-4-1972, Níchxơn ra lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam, kể cả Hà Nội, Hải Phòng; phong tỏa các cảng sông, cửa biển trên toàn miền Bắc. Những hành động đó của đế quốc Mỹ đã khiến cho đàm phán đi vào bế tắc, phong trào chống chiến tranh trên thế giới tiếp tục dân cao, đặc biệt là ở ngay trong lòng nước Mỹ.

Sáng suốt trong nhận định đánh giá tình hình và kịp thời đề ra chủ trương đấu tranh ngoại giao, ngày 17-4-1972, thay mặt Bộ Chính trị, hai đồng chí Lê Đức Thọ và Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội đã điện cho đồng chí Xuân Thủy khi đó đang ở Pari. Bức điện nêu rõ: “Việc Mỹ ném bom lại Hà Nội - Hải Phòng, đó là một bước leo thang rất nghiêm trong để cứu vãn tình thế đang suy sụp ở miền Nam và gây áp lực đối với ta. Hành động này không chứng tỏ chúng mạnh mà còn làm rõ thêm chỗ yếu nhưng liều lĩnh của Níchxơn. Bộ Chính trị đã thảo luận và quyết định tiến hành cuộc chiến đấu ở miền Nam như kế hoạch đã định và có kế hoạch mọi mặt đối phó với cuộc chiến tranh không quân, hải quân đối với miền Bắc để đánh bại Mỹ. Chúng càng thua ở miền Nam thì việc đánh phá miền Bắc sẽ ác liệt hơn.

Hiện nay, mặc dù Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, ta vẫn chủ trương duy trì Hội nghị Pari. Nếu ta bỏ Hội nghị Pari thì không lợi vì Mỹ sẽ đổ trách nhiệm cho ta và sẽ vin vào cớ đó để đòi triệu tập hội nghị quốc tế về Việt Nam và Đông Dương. Trong hoàn cảnh Liên Xô và Trung Quốc đều hòa hoãn với Mỹ, họp hội nghị quốc tế để giải quyết sẽ bất lợi cho ta. Ta cần duy trì Hội nghị Pari để làm diễn đàn tuyên truyền có lợi cho ta và sau này trực tiếp giải quyết với Mỹ. Việc duy trì diễn đàn Pari không phải ta yếu mà chính là dùng diễn đàn này phối hợp với chiến trường để đấu tranh với Mỹ.

Cho nên hiện nay tại Pari ta vẫn đấu tranh vừa nên án Mỹ và đòi Mỹ chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc vừa đòi Mỹ họp lại Hội nghị Pari như thường lệ. Ta vạch rõ nếu Mỹ tiếp tục ném bom và đánh phá miền Bắc và tiếp tục ngừng không thời hạn Hội nghị Pari thì Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”
(1).

Chấp hành chủ trương đó, đoàn ta tại Pari đã chủ động liên tiếp đấu tranh khá gay gắt với đoàn Mỹ, lúc đầu xoay quanh việc ấn định ngày họp riêng giữa đồng chí Lê Đức Thọ và Xuân Thủy với Kítxinhgiơ do phía Mỹ đề nghị vào tháng 2-1972, sau đó là xung quanh việc ấn định ngày họp bí mật và họp lại công khai(2).

Ngày 15-43-1972, đoàn Việt Nam đã gửi công hàm cho phía Mỹ, nêu rõ quan điểm của ta:

- Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, vi phạm Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam.

- Hoa Kỳ đã cam kết chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc. Hành động của Hoa Kỳ đã vi phạm cam kết đó. Không có thỏa thuận ngầm nào khác cả.

- Hai bên đã thỏa thuận rằng các cuộc gặp riêng phải song song với phiên họp Hội nghị bốn bên và Việt Nam đề nghị họp công khai vào ngày 27-4- và họp bí mật vào ngày 6-5-1972.

Cuối cùng, phía Mỹ phải đồng ý nối lại cuộc đàm phán thỏa thuận với đoàn ta vào ngày 27-4 và gặp riêng vào ngày 2-5 năm đó.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.202-203.
(2) Ngày 24-3-1972, Níchxơn tuyên bố hoãn vô thời hại các phiên họp công khai Hội nghị Pari Vì thế, đoàn Việt Nam đòi Mỹ phải mở lại phiên họp công khai thứ 146 tại phố Kléber để đổi lây việc Việt Nam chấp nhận nối lại các cuộc họp bí mật.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 07:33:32 pm »

Song song với việc trực tiếp gây sức ép với Việt Nam trên cả bàn đàm phán lẫn đẩy mạnh các hoạt động không quân chống phá miền Bắc, đế quốc Mỹ còn tăng cường quan hệ ngoại giao hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, hòng thông qua hai nước này cắt giảm viện trợ gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam và thúc ép Việt Nam chấp nhận châm dứt chiến tranh theo điều kiện của Mỹ. Tổng thống Mỹ Níchxơn liên tiếp đi thăm Trung Quốc (tháng 2-1972) và Liên Xô (tháng 5-1972). Mỹ muốn tiếp tục lợi dụng hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để tác động đến vấn đề Việt Nam, lợi dụng chuyến đi thăm của Níchxơn để thúc đẩy vai trò trung gian của Liên Xô trong giải quyết vấn đề Việt Nam. Trước đó, đại sứ Liên Xô ở Hà Nội Sécbacốp đã liên tiếp gặp Thủ tướng Pham Văn Đồng (14-4), Nguyễn Duy Trinh (15-4), Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Lê Duẩn (17-4) để thông báo:

- Trong hội đàm với đại sứ Liên Xô Đôbrinin ở Oasinhtơn, Kítxinhgiơ đưa ra tín hiệu, theo đó nếu tại cuộc riêng ngay 24-4 sắp tới, phía Việt Nam muốn thảo luận nghiêm túc các con đường đi tới giải pháp thì Hoa Kỳ sẽ có thái độ tương tự; hi vọng cuộc họp đó có thể giúp cho quan điểm hai bên gần lại nhau mà không để cho cuộc thảo luận công khai làm băng giá những quan điểm đó, có thể là bước ngoặt trong tìm kiếm hòa bình. Nếu không như vậy thì bế tắc, cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp diễn.

Việc Việt Nam dân chủ cộng hòa khước từ cuộc ngặp ngày 24-4, theo sự đánh giá của Mỹ là một bằng chứng Việt Nam dân chủ cộng hòa không muốn thương lượng nghiêm chỉnh và muốn đánh đổ thêm một tổng thống nữa của Mỹ. Do đó Níchxơn đã ra lệnh đánh phá khu vực Hà Nội, Hải Phòng. Song, Mỹ sẽ không đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quân sự chiến lược quan trọng khác của Việt Nam dân chủ cộng hòa chừng nào còn đàm phán thông qua Liên Xô về việc tổ chức gặp bí mật.

Tiếp đó, ngày 25-4-1972, sau khi Kítxinhgiơ rời Mátxcơva, Catusép, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô sang Hà Nội, thông báo những nét lớn về một giải pháp mà phía Mỹ đề xuất.

Theo đó, về quân sự: các bên xung đột sẽ giảm bạo lực để đi đến một giải pháp chính trị; Hoa Kỳ sẵn sàng rút hết quân Mỹ (cả căn cứ và nhân viên quân sự) trong một thời gian sau khi hai bên thỏa thuận về những nguyên tác của giải pháp. Song song với việc này, Việt Nam phải thả hết tù binh Mỹ. Hoa Kỳ sẵn sàng chấm dứt cung cấp vũ khí cho Sài Gòn nếu Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết không tranh thủ thêm vũ khí của đồng minh. Như vậy, Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn mà không có bất cứ sự can thiệp nào của bên ngoài. Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận bất cứ kết cục nào của cuộc đấu tranh này.

Ngoài ra, cũng trong lĩnh vực quân sự, Hoa Kỳ sẵn sàng rút lui các lực lượng không quân, hải quân được tăng cường sau ngày 29-3-1972, nếu Việt Nam rút 6 sư đoàn mới đưa vào miền Nam sau ngày 39-3; Hoa kỳ sẵn sàng chấm dứt mọi hành động đánh phá miền Bắc nếu Việt Nam tôn trọng khu phi quân sự.

Về chính trị: Hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục giải quyết vấn đề quân sự trên cơ sở so sánh lực lượng thực tế ở miền Nam. Giữa điểm hai mà phía Việt Nam đưa ra về việc thành lập chính phủ gồm ba thành phần ở miền Nam Việt Nam cũng có sự tương ứng với điểm hai trong tám điểm của Hoa Kỳ. Việc thành lập bộ máy tuyển cử gồm ba thành phần và một tháng trước khi bầu cử chính phủ ba thành phần, Tổng thống và Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn sẽ từ chức. Phía Mỹ cho rằng, sự tương ứng đó là cơ sơ để có thể đi đến thỏa hiệp. Trong gặp riêng, phía Mỹ muốn Việt Nam cho biết tên người muốn đưa vào Chính phủ Sài Gòn. Phía Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không sẵn sàng lật Thiệu một cách đơn giản; việc giải quyết các vấn đề chính trị ở miền Nam do người Việt Nam thực hiện và Mỹ sẵn sàng chấp nhận kết quả giải quyết này; Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ chỉ giải quyết các vấn đề về quân sự.

Về đàm phán, Hoa Kỳ muốn đàm phán nghiêm chỉnh đi đến kết quả cụ thể dù chỉ là tạm thời. Và trong cuộc gặp riêng ngày 2-5, Mỹ đề nghị hai bên sẽ ra tuyên bố sẽ có những cố gắng nghiêm chỉnh trong đàm phán để đi đến giải quyết vấn đề Việt Nam trong năm 1972. Trước và trong đàm phán sắp tới, hai bên giảm mức độ bạo lực, không đánh lớn. Để tạo không khí, Việt Nam tôn trọng khi phi quân sự, Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, hai bên thả tù binh đã bị giam lâu - trên bốn năm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:01:45 pm »

Ngoài việc chuyển cho ta toàn bộ đề nghị của phía Mỹ, Catusép còn thông báo quan điểm của phía Mỹ trong việc đưa ra đề xuất trên đây. Theo đó, Mỹ muốn phía Việt Nam biết rằng, Mỹ không cho phép kéo dài cuộc đàm phán trong năm bầu cử tổng thống; nếu phía Việt Nam không thỏa hiệp, Mỹ sẵn sàng mở rộng chiến tranh đối với miền Bắc Việt Nam, sẽ có biện pháp kiên quyết làm cho miền Bắc không còn tiềm lực quân sự, kinh tế để đánh lớn.

Mỹ kiên quyết rút ra khỏi chiến tranh với bất cứ giá nào, bất cứ biện pháp nào, bất chấp mọi áp lực quân sự đối với Mỹ.

Khẳng định lập trường của Việt Nam, trong buổi tiếp phái viên Liên Xô ngày 27-4, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phê phán mạnh mẽ thái độ của Mỹ và nên rõ Việt Nam phải có những hành động quân sự đủ mạnh ở miền Nam để buộc Mỹ phải hiểu rằng Việt Nam hóa chiến tranh nhất định thất bại, chính quyền và quân đội Sài Gòn nhất định sẽ sụp đổ, không gì cứu được. Chỉ như thế, Mỹ mới chịu thương lượng với thái độ thực sự nghiêm chỉnh.

Mười giờ sáng ngày 2-5, tại Pari, cuộc gặp riêng lần thứ 13 giữa Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ bắt đầu. Cuộc gặp diễn ra căng thẳng và tiếp tục đi vào bế tắc. Nhận định về thực tế này, chúng ta cho rằng:

1 - Hiện nay, ta đang thắng lớn, nhưng chưa đến mức buộc Mỹ phải buông con bài Việt Nam và Đông Dương. Mỹ còn ra sức tăng cường lực lượng ở miền Nam và tăng cường đánh phá miền Bắc, ngăn chặn ta đánh Huế và Kon Tum… làm cho cuộc tiến công của ta chậm lại, tạo điều kiện cho Mỹ củng cố lại thế phòng ngự để làm chủ bài mặc cả với ta lúc họ buộc phải đi vào giải quyết.

Về ngoại giao, Mỹ mưu toan dùng Liên Xô, Trung Quốc để hạn chế thắng lợi của ta trên chiến trường và ép ta đi giải quyết sớm. Nhân việc Níchxơn đi Liên Xô, Mỹ dùng Liên Xô để hạn chế ta tiếp tục tiến công và để buộc ta phải giải quyết về quân sự cho Mỹ rút, còn vấn đề chính trị để cho các bên miền Nam tự giải quyết với nhau.

Giữa Mỹ và Liên Xô có sự mua bán và đổi chác về vấn đề Việt Nam. Không lại trừ từ nay đến khi Níchxơn đi Liên Xô, Kítxinhgiơ lại sang Mátxcơva một lần nữa (bí mật hoặc công khai) để ép Liên Xô về vấn đề Việt Nam hòng gỡ bớt khó khăn hiện nay của Mỹ. Ta cần cảnh giác với âm mưu phá hoại Hội nghị Pari và tạo ra các giải quyết vấn đề khác để giải quyết vấn đề Việt Nam, kể cả hội nghị quốc tế.

2 - Ta tiếp tục thực hiện ý đồ quân sự và chính trị trên chiến trường, có như vậy mới có cơ sở để đạt một giải pháp vững chắc, đề phòng và đánh trả tốt việc đánh phá miền Bắc.

Về gặp riêng, chúng ta chủ trương từ nay đến khi Níchxơn kết thúc chuyến đi Liên Xô, không gặp thêm một lần nào nữa mà chỉ gặp nhau khi Níchxơn đi Liên Xô. Nếu gặp riêng lúc này thì ta phải có gì mới và do đó lại tạo điều kiện cho Liên Xô làm trung gian và dùng vấn đề Việt Nam mua bán với Mỹ. Nếu Mỹ chủ động hẹn gặp, Lê Đức Thọ và Xuân Thủy tìm cách lùi đến sau khi Níchxơn đi Liên Xô xong mới gặp riêng”
(1).

Ngày 8-5, chưa đầy một tuần sau phiên gặp riêng giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thủy với Kítxinhgiơ, Níchxơn tuyên bố tiến hành một bước leo thang mới, mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc, kể cả bằng lực lượng không quân chiến lược, thả mìn cảng Hải Phòng cùng với các cửa sông, lạch trên vùng biển miền Bắc nước ta. Ngày 20-5-1972, Tổng thống Níchxơn lên đường sang Mátxcơ và và cho đó “là một trong những đòn ngoại giao lớn của mọi thời đại”(2), hy vọng dùng Liên Xô tác động đến Việt Nam.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.440.
(2) Theo hồi ký của Níchxơn: Cũng cần phải nói thêm rằng, nhu cầu “cô lập Hà Nội”, tách Hà Nội khỏi đồng minh chiến lược là Liên Xô, Trung Quốc ngày càng chiếm cứ suy nghĩ của Níchxơn và Kítxinhgiơ. Trong một tuyên bố về sau liên quan tới việc đi thăm Mátxcơva của Níchxơn, Kítxinhgiơ cho rằng; “Bằng việc để cho cuộc họp cấp cao được tiếp tục, Mátxcơva đã giúp giảm bớt sự chống đối trong nước, làm cho chúng tôi được tự do hành động để bẻ gãy xương sống cuộc tiến công của Bắc Việt Nam” (Dẫn theo G. Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập 2, Sđd, tr.111). Ngay cả việc Mỹ dội bom xuống miền Bắc Việt Nam, kể cả việc gây thiệt hại cho tàu Liên Xô tại cảng Hải Phòng, nhưng Liên Xô vẫn quyết định đón Níchxơn tại Mátxcơva đã là một biểu hiện củng chố cho nhận định trên của Níchxơn và Kítxinhgiơ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 06:05:25 pm »

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình do cục diện chung sau thắng lợi xuân hè 1972 của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam tạo ra và trong bối cảnh quốc tế mà ở đó, tư tưởng hòa hoãn giữa cá nước lớn đang được thúc đẩy, Đảng ta thấy rằng, khả năng kết thúc chiến tranh theo một giải pháp bảo đảm các yêu cầu của ta đang mở ra, cho phép ta “chuyển từ chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”(1). Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1972, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để đánh giá toàn bộ diễn biến và xu hướng chuyển động của tình hình và đã đi đến quyết định: Phát huy thắng lợi trên chiến trường, khai thác khó khăn từ trong nội bộ Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải chấp nhận một giải pháp kết thúc chiến tranh, quân và dân ta giành một bước thắng lợi quan trọng, đạt mục tiêu “đánh cho Mỹ cút” để cách mạng tiếp tục chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới - giai đoạn tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Về phương hướng lớn của giải pháp kết thúc chiến tranh, Bộ Chính trị đặc biệt lưu ý phải đạt được 4 mục tiêu: Hoa Kỳ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân, chấm dứt dính líu quân sự, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh dưới hình thành đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại miền Bắc trên cơ sở giữ vững nguyên tắc đế quốc Mỹ phải rút hết quân, còn cách mạng Việt Nam thì giữ nguyên lực lượng chính trị và vũ trang ở miền Nam.

Quyết định trên đây của Bộ chính trị biểu thị sự kiên định trong chỉ đạo kháng chiến và nghệ thuật điều hành chiến tranh của Đảng ta.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, tại Pari, trong cuộc gặp riêng với Kítxinghơ ngày 19-7-1972, phía Việt Nam tỏ rõ quyết tâm và thiện chí của Việt Nam nhằm đi vào thỏa luận những vấn đề thực chất để tìm ra giải pháp chấm dứt chiến tranh. Tai cuộc gặp, phía Việt Nam một lần nữa khẳng định: việc tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc chiến phải là trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam; việc Mỹ toan tính những con đường khác và dùng thủ đoạn để ép Việt Nam chỉ là vô ích.

Trong cuộc gặp này, Kítxinhgiơ đưa ra Đề nghị 5 điểm mà ông ta gọi là một “cố gắng cuối cùng”(2). Về cơ bản, 5 điểm mà phái Mỹ đưa ra cũng chỉ tương tự như tuyên bố ngày 8-5-1972 của Níchxơn; có khác hơn là ở chỗ: Mỹ đồng ý một cuộc ngừng bắn tại chỗ, không “đòi quân miền Bắc” rút khỏi miền Nam, thả tù binh, song song với quá tình triệt thoái quân Mỹ(3).

Sau cuộc họp, đoàn Việt Nam nhận xét, chính sách của Mỹ mà Kítxinhgiưo đưa ra “có thể có ý nghĩa”; những đề xuất về giải pháp cụ thể “bớt ngoan cố hơn”; nhưng Mỹ vẫn bám giữ lập trường tách riêng vấn đề quân sự và chính trị. Về thực chất, âm mưu của Mỹ khi đưa ra các đề xuất này là vẫn buộc ta phải “nói chuyện” với chính quyền Thiệu; Mỹ chỉ cùng với ta giải quyết vấn đề quân sự để Mỹ rút được sự dính líu về quân sự của Mỹ và lấy được tù binh về nước, phục vụ cho cuộc vận động tranh cử ở Mỹ… Từ những đánh giá như thế, đoàn Việt Nam cho rằng, cuộc tiếp xúc ngày 19-7-1972 giúp ta tìm hiểu thêm được một phần ý đồ chiến lược của Mỹ tuy chưa hoàn toàn đầy đủ; đồng thời ta cũng làm cho phía Mỹ hiểu rõ chính sách chung và thái độ thiện chí của ta.

Vào lúc đó, so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường vẫn tiếp tục chuyển biến có lợi cho ta; mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ về vấn đề chiến tranh Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhất là khi Đảng Cộng hòa đang tiến dần đến đại hội của Đảng này đã được ấn định vào ngày 24-4-1972… Trước tình hình đó, ta chủ trương trong tháng 8-1972, hướng chính của ta trong cuộc gặp riêng là đưa ra bàn những nguyên tắc lớn trên cơ sở những yêu cầu tối đa nhằm thăm dò ý đồ của Mỹ cũng buộc Mỹ phải di vào giải quyết các vấn đề đặt ra cho một hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.


(1) Dẫn theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ: Các cuộc thương lượng bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari, Sđd, tr.447.
(2) Năm điểm trong đề nghị mới của Mỹ:
1 - Ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương. Hoa Kỳ hợp tác gỡ min ở cảng và cửa sông miền Bắc.
2- Rút quân Mỹ và đồng minh trong 4 tháng với sự giám sát quốc tế.
3 - Trao trả tù binh và thường dân vô tội trong quá trình rút quân Mỹ.
4 - Giám sát quốc tế.
5 - Các nguyên tắc về thương lai chính trị nội bộ miền Nam.
(3) Trong đề nghị tháng 5-1972, Mỹ đòi thả tù binh trước khi rút quân Mỹ.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2011, 06:33:36 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM