Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:26:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78659 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:32:14 pm »

Đầu tháng 12-1972, Hội đồng phòng không nhân dân tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức sơ tán phòng tránh, củng cố hệ thống hầm hào, hệ thống báo động phòng không nhân dân. Hệ thống hầm háo trú ẩn, hệ thống công sự chiến đấu được sửa chữa, củng cố và xây dựng thêm. Hàng trăm ngàn người được sơ tán khỏi Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi có khu công nghiệp lớn. Lực lượng bảo đảm trật tự, an ninh, cứu thương, cứu sập, phòng chữa cháy… tiếp tục tăng cường cả về số lượng và phương tiện đảm bảo. Lực lượng vận tải khẩn trương vận chuyển, phân tán số hàng còn tồn đọng ở các kho, các chân hàng tới những nơi an toàn. Trong gian lao thử thách, người dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng càng gắn bó, đoàn kết, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Đã quen nếp sống chiến tranh, giờ đây, những người sơ tán nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở tại địa điểm mới đến; những người ở lại đảm bảo sản xuất, làm việc,. học tập, tham gia giữ gìn trật tự xã hội ở địa bàn. Đến giữa tháng 12, các tỉnh phía Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra đã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, ra sức làm vụ đông xuân. Tất cả các sân bay phía bắc như Nội Bài, Kép, Yên Bái, Thọ Xuân…, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường sông nhiều lần bị địch oanh tác khiến việc vận chuyển hàng háo bị ùn, nay được khôi phục, khơi thông. Tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội được củng cố trở thành một trục đường rất quan trọng với các “cảng nổi” là ga Lạng Sơn, Đồng Mỏ. Thành phố Thái Nguyên vẫn duy trí sản xuất ngày đêm.

Khoảng trung tuần tháng 12-1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương. Ngày 13-12, trước thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ, Hội nghị Pari bế tắc. Hôm sau, ngày 14-12, Níchxơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tập kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Lainơ Bếchcơ II - một kế hoạch đã được chuẩn bị rất kỹ từ trước. Theo kế hoạch, một lực lượng lớn không quân Mỹ sẽ tiến hành đánh phá dữ dội và các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam liên tục 24/24 giờ; các máy bay ném bom chiến lược B.52 sẽ hoạt động về ban đêm; máy bay chiến thuật vừa làm nhiệm vụ yểm trợ cho máy bay B.52, vừa sử dụng vũ khí, khí tài điều khiến bằng tia lade để công kích, chế áp mạnh các mục tiêu, đặc biệt là sân bay, trận địa tên lửa, trận địa pháo phòng không, tạo điều kiện cho B.52 hoạt động. Đồng thời, các loại máy bay F-4, EB-66 tiến hành gây nhiễu, chống khí tài điện tử tầm xa. Máy bay F.105 được trang bị tên lửa chặn chùm tín hiệu hướng dẫn tên lửa SAM-2 của ta và bám theo chúm tín hiệu này để đánh phá các trận địa rađa mặt đất. Toàn bộ lực lượng không quân chiến lược, không quân chiến thuật của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương đều được huy động vào chiến dịch tập kích chiến lược này. Đồng thời, Mỹ điều thêm hai tàu sân bay Intơphraiđơ và Sannratôga đến Vịnh Bắc Bộ, đưa số tàu sân bay ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa lên 5 chiếc, đưa từ Mỹ sang Philíppin 50 máy bay KC-130 tiếp dầu trên không cho B.52; 48 máy bay F.111 được điều sang thay thế cho 4 phi đoàn máy bay F-4 ở Đông Nam Á; thành lập Bộ Chỉ huy sư đoàn không quân chiến lược lâm thời số 57 chỉ huy 3 biên đội máy bay B.52 (gồm 103 chiếc) và 250 tổ lái (mỗi tổ 6 người) ở hai sân bay Enđônxơn (Guam) và Utapao (Thái Lan). Tham gia chiến dịch tập kích đường không lần này còn có hơn 1.000 máy bay chiến thuật Myũ ở khu vực Đông Nam Á.

Cùng với việc mở chiến dịch tập kích chiến lược bằng đường không nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng, Tổng thống Mỹ lệnh cho không quân và hải quân tiếp tục nỗ lực bao vây, phong tỏa vùng biển miền Bắc, tập trung vào cảng Hải Phong.

Níchxơn đích thân theo dõi, kiếm soát toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch này.

Với số lượng lớn máy bay cùng với các loại vũ khí, khí tài hiện đại được đem sử dụng, đế quốc Mỹ tin rằng, thông qua đòn đánh có tính chất hủy diệt tiềm lực kinh tế quốc phòng miền Bắc, uy lực và sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ nhanh chóng buộc Chính phủ Việt Nam phải trở lại Hà Nội Pari, chấp nhận các đòi hỏi của Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:32:51 pm »

Các ngày 15, 16-12, cường độ hoạt động trinh sát đường không của mãy bay Mỹ trên vùng trời Hà Nội, Hải Phòng tăng lên đột ngột. Ngày 17-12-1972, chúng bắn phá khiêu khích và thả thủy lôi xuống vùng ven biển Hải Phòng từ cửa Nam Triệu đến đảo Cát Bà. Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển toàn bộ lực lượng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B.52 đánh đêm từ vĩ tduyến 20 trở ra. Ngày 18-12, trên toàn chiến trường Đông Dương, hoạt động của máy bay B.52 đột ngột ngừng hẳn. Theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, tất cả các lực lượng cao xạ, tên lửa, không quân, pháo binh, rađa lâp tức chuyển sang trạng tháng sẵn sàng chiến đấu cao. Các cơ quan trung ương được lệnh sơ tán lập tức khỏi Hà Nội. 19 giờ 10 phút, rađa cảnh giới của ta phát hiện các tốp B.52 đang bay vào vùng tời miền Bắc. 19 giờ 15 phút, lệnh báo động khẩn cấp được phát ra. Ít phút sau, máy bay F.111 ập tới ném bom sân bay Nội Bài, Kép… 19 giờ 40 phút, hàng chục tốp máy bay B.52 được hàng trăm máy bay cường kích và máy bay tiêm kích hộ tống đã tới vùng trời Hà Nội, ồ ạt ném bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Kép, Gia Lâm, Hòa Yên Viên, kho xăng Đức Giang, Gia Lâm, Nhà máy xe lửa Gai Lâm, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì… Cùng lúc, toàn bộ hệ thống sân bay miền Bắc cũng bị không quân chiến thuật Mỹ oanh tạc. Một số sân bay và đài phát sóng Mễ Trì bị bom B.52 đánh trúng. Một số trận địa tên lửa, trận địa pháo cao xạ bảo vệ Nội Bài, Cầu Đuống, Gia Lâm bị trúng bom. Cùng thời gian đó, 26 lần chiếc máy bay cường kích của hải quân Mỹ đánh phá thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn Thái Nguyên, đêm 18 và ngày 19-12, máy bay Mỹ F.111 và F.4 bắn tên lửa xuống các xã Đoàn kết (Đại từ), Hợp Thành.

Với mục đích ngăn chặn máy MIG của không quân ta - một đối thủ nguy hiểm cho B.52, Mỹ đã sử dụng máy bay F.111 và các máy bay cường kích chiến thuật khác tiến công chế áp 6 sân bay chủ yếu trên miền Bắc là Nội Bài, Kép, Kiến an, Hòa Lạc, Yên Bái, Gia Lâm. Đồng thời, chúng sử dụng nhiễu dày đặc cả trong và ngoài đội hình khiến cho việc phát hiện mục tiêu của hệ thống hỏa lực phòng không mặt đất gặp nhiều khó khăn.

Dù vậy, được chuẩn bị từ sớm và phán đoán đúng âm mưu, hành động của địch nên từ đầu, quân dân Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương miền Bắc đã giành thế chủ động, đánh trả mãnh liệt. Không quân được lệnh xuất kích, chặn đánh máy bay chiến thuật ở vòng ngoài. Hỏa lực phòng không mặt đất tầm thấp và tầm trung tạo thành lưới lửa buộc máy bay cường kích của địch phải tăng độ cao. Khắc phục nhiễu dày đặc và tên lửa địch bám đánh, các đơn vị rađa vẫn phát sóng, bám sát mục tiêu B.52. 20 giờ 13 phút, từ trận địa biên thành Cổ Loa, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 59 (thuộc Trung đoàn 261) đã bám sát dải nhiễu, phóng đạn từ cự ly thích hợp, bắn rơi chiếc B.52 đầu tiên. Đây là chiếc B.52 bị bắn rơi tại chỗ trong chiến dịch. Về sáng, cuộc đọ sức giữa mặt đất và bầu trời càng quyết liệt. Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì sau 9 phút ngừng tiếng do máy bay Mỹ đánh trúng đã lại vang lên tiếng báo tin chiến thắng và tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. 4 giờ 30 phút, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 77 (thuộc Trung đoàn 257) bắn rơi chiếc máy bay B.52 thứ hai. Trên đường bay về căn cứ, 1 chiếc B.52 khác cũng bị tên lửa cả Trung đoàn 267 bố trí ở Nghệ An bắn cháy.

Suốt 9 giờ chiến đấu liên tục, lực lượng phòng không Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương trên miền Bắc đã bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 3 chiếc B.52 và 1 chiếc F.111 của Mỹ. Hà Nội, niềm tin của cả nước, vẫn vững vàng trong bom đạn ác liệt của quân thù! Chiến công đầu của Hà Nội đã cổ vũ mạnh mẽ khí thế của quân dân hai miền Nam - Bắc. Đài tiếng nói của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truyền đọc thư từ miền Nam gửi Hà Nội: “Lửa miền Bắc khêu lửa miền Nam, lửa Hà Nội giục lửa Sài Gòn. Từ ngoài vô trong, từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn anh hùng đang vang lên tiếng trả lời đanh thép: Đánh!”.

Sáng ngày 19-12, Bộ Chính trị họp, nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo toàn bộ diễn biến trận đánh B.52 đêm đầu tiên. Bộ Chính trị biểu dương tinh thần đánh Mỹ của các đơn vị và địa phương, đồng thời chỉ thị kiên quyết đập tan các hành động quân sự điên cuồng của đế quốc Mỹ.

Ngay sau trận đánh, các đơn vị phòng không được lệnh khẩn trương di chuyển trận địa, bổ sung và thay thế vũ khí, đạn dược, khí tài. Trên một số hướng, lực lượng phòng không được điều chỉnh. Tại những cơ sở lắp ráp, các kíp bảo đảm đạn tên lửa làm việc liên tục suốt ngày đêm. Đồng thời, thêm hai dây chuyển lắp rạp đạn tên lửa được tăng cường cho khu vực Hà Nội. Ở Hải Phòng, các dàn rađa được nâng cao hơn, kết hợp với các đài quan sát trên các đảo nhằm tăng khả năng phát hiện mục tiêu từ xa. Hỏa lực phòng không tầm thấp của dân quân, tự vệ cũng được điều chỉnh thế bố trí. Bộ đội công binh với sự tham gia tích cực của nhân dân địa phương và dân quân, tự vệ khẩn trương sửa chữa các sân bay vừa bị địch đánh phá, củng cố trận địa tên lửa, pháo cao xa. Nhân dân Hà Nội, Hải Phòng và các khu công nghiệp tiếp tục và gấp rút sơ tán ra khỏi khu vực nội thành. Hàng trăm xe khách, xe vận tải được huy động vào công việc này. Các tổ cứu thương, cứu sập nhanh chóng khắc phục hậu quả ở các khu vực bị địch đánh phá. Nhân viên thương nghiệp mang hàng đến các trận địa, nhà máy phục vụ bộ đội, cán bộ, công nhân đang trụ bám trận địa, nhà máy, công sở. Ở các khu vực nội thành, điện, nước phục vụ chiến đấu, sản xuất, sinh hoạt vẫn bình thường.

Chiều 19-12, tại Câu lạc bộ Quốc tế, trước đông đảo phóng viên trong nước và nước ngoài, đại diện Bộ Quốc phòng đã công bố những hành động tội ác của không quân Mỹ đêm 18 và kết quả đánh trả của ta. Trước đông đảo các nhà báo, 6 phi công Mỹ vừa bị bắt cúi đầu thú nhận nỗi kinh hoàng trước lưới lửa phòng không dày đặc trên vùng trời Hà Nội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:33:33 pm »

Các ngày 19, 20-12, máy bay chiến thuật Mỹ tiếp tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, sục tìm các sân bay dã chiến và các trận địa tên lửa ta. Các đêm 19, 20-12, mỗi đêm gần 100 lần chiếc máy bay B.52 liên tục dội bom xuống Hà Nội, trong lúc hàng trăm lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tân Lac (Hòa Bình). Đêm 19, bộ đội tên lửa bắn rơi 2 máy bay B.52 trên vùng trời Hà Nội. Đêm 20, khắc phục thời tiết xấu, không quân ta xuất kích, đánh vào độ hình máy bay yểm trợ của địch, buộc chúng phải dãn ra đối phó. Nhằm đúng thời cơ, tên lửa phòng không tập trung đánh vào các tốp B.52, đồng thời cao xạ đánh mạnh vào báy bay chiến thuật của địch. Lúc 20 giờ, khi máy bay B.52 của địch bay vào đánh phá Hà Nội, các tiểu đoàn tên lửa 77, 78, 79, 88, 93, 94 phát huy hỏa lực, tâp trung đánh vào từng tốp, liên tiếp bắn rơi 5 chiếc B52 (có 3 chiếc rơi tại chỗ). Như thế, qua hai ngày đêm (19 và 20-12), hỏa lực phòng không mặt đất đã bắn hạ 6 chiếc B.52 và 14 chiếc máy bay chiến thuật của địch. Trung đội dân quân Vĩnh Bảo (Hải Phòng) bằng súng máy phòng không, bắn cháy 1 chiếc máy bay F.111 của Mỹ. Bị tổn thất nặng nề về máy bay và người lái, từ đêm 21 đến đêm 24-12, mỗi đêm, địch chỉ sử dụng trên dưới 30 lần chiếc B.52 đánh phá các mục tiêu vòng ngoài. Trong lúc đó, chúng điều thêm lực lượng B.52 và người lái đến căn cứ không quân Utapao và Guam. Lúc này, thay đổi chiến thuật, các máy bay Mỹ chuyển sang hoạt động nhỏ, mỗi đêm đánh một đợt vào Hà Nội với số lượng từ 22 đến 33 lần chiếc B.52, còn lại, chúng dãn ra và đánh vào một số mục tiêu ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Mỏ (Lạng Sơn) nhằm phân tán lực lượng ta. Tại Hà Nội, chúng tăng cường dùng không quân chiến thuật đánh cả ngày và đêm vào nhiều mục tiêu ở nội thành như nhà ga, Nhà máy điện Yên Phụ, Bệnh viện Bạch Mai… và các trận địa tên lửa của ta.

Mặc dù giảm mạnh số phi vụ xuất kích của B.52 và dãn xa khu vực Hà Nội nhằm tránh tên lửa SAM, nhưng các pháo đài bay B.52 tiếp tục bị trừng trị. Đêm 21-12, bằng cách sử dụng tên lửa tập trung, ta bắn rơi 7 máy bay B.52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Đây là một trong những đêm lực lượng phòng không của ta bắn rơi tại chỗ nhiều nhất trong 12 ngày đêm chiến đấu. Trên vùng trời Hải Phòng, đêm 20-12, lực lượng phòng không bảo vệ thành phố đã chuyển từ cách đánh phân tán, dàn đều sang tập trung hỏa lực đánh địch trên từng hướng đã bắn rơi ba máy bay chiến thuật và bắt giặc lái.

Rút kinh nghiệm 3 ngày đêm chiến đấu đầu tiên và nhận định tình hình những ngày tới, Bộ Tổng tư lệnh chỉ rõ mục tiêu đánh phá chủ yếu của địch vẫn là Thủ đô Hà Nội; chúng sẽ đánh sâu vào nội thành, đánh các trận địa tên lửa. Tất cả các đơn vì pháo phòng không được lệnh chú trọng nhiệm vụ bảo vệ trận địa tên lửa.

Để tăng cường lực lượng bảo vệ Thủ đô Hà Nội, bộ điều động hai tiểu đoàn 71 và 72 tên lửa (thuộc Trung đoàn 285) từ Hải Phòng nhanh chóng cơ động lên Hà Nội, bố trí trên các hướng đông, đông bắc; hai trung đoàn cao xạ 223, 262 từ Thanh Hóa hành quân ra Thủ đô, tăng thêm lực lượng bảo vệ các trận địa tên lửa. Tính đến ngày 21-12, lực lượng pháo cao xạ bảo vệ Hà Nội lên tới 7 trung đoàn.

Lực lượng được tăng cường, thế trận có sự điều chỉnh, trong các ngày đêm tiếp theo, lưới lửa phòng không ta tiếp tục đánh trả và bắn hạ nhiều máy bay Mỹ. Đêm 21 rạng ngày 22, trong vòng 4 phút, với 17 quả đạn, bộ đội tên lửa Hà Nội đã bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B.52, bắt sống 8 giặc lái. Đêm 22 rạng ngày 23, Sư đoàn 363 bảo vệ thành phố Hải Phòng đã bắn cháy 2 chiếc B.52. Đêm 24, Trung đoàn 256 pháo cao xạ 100mm bảo vệ thành phố Thái Nguyên đã bắn rơi 1 chiếc B.5. Trong các ngày 23 và 24-12, các biên đội máy bay MIG-21 của ta xuất kích, bắn rơi 1 chiếc F-4. Tuy vậy, cho đến thời điểm này, máy bay của ta vẫn chưa tiếp cận được B.52 của địch. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với bộ đội cao xạ, tên lửa và không quân, lực lượng dân quân tự vệ, với sự bố trí rộng khắp, vừa tổ chức trận địa phục kích đánh địch tại chỗ, vừa cơ động đánh địch đã tạo thành lưới lửa phòng không tầm thấp đón đánh kịp thời máy bay cường kích, bảo vệ trận địa tên lửa. Đêm 22-12, cụm súng máy 14,5mm của liên đội tự vệ khu Hoàn Kiếm và khu Hai Bà Trưng (Hà Nội) bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F.111A của Mỹ bằng 21 viên đạn. Dân quân, tự vệ Lạc Sơn (Hòa Bình) kịp thời tổ chức lực lượng vây bắt hai tên giặc lái chiếc máy bay này và bắn rơi 1 máy bay lên thẳng đến cứu giặc lái.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:34:04 pm »

Bị giáng trả quyết liệt, bị tổn thất nhiều máy bay và người lái, đặc biệt là máy bay B.52, ngày 25-12, nhân ngày lễ Nôen, địch tạm thời ngừng cuộc tập kích đường không để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần, chuẩn bị cho những ngày tiếp theo.

Nhận định sau ngày 25-12, địch sẽ dùng lực lượng lớn đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng bằng các thủ đoạn tàn bạo và thâm độc hơn, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho bộ tư lệnh các quân khu, Quân chủng Phòng không - Không quân tranh thủ lúc địch ngừng đánh phá, khẩn trương củng cố lực lượng, chuẩn bị mọi mặt, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch. Ngày 25-12, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập các đồng chí chỉ huy binh chủng, sư đoàn và các cán bộ cơ quan rút kinh nghiệm chiến đấu trong đợt một, thống nhất một số biện pháp chính để các đơn vị chuẩn bị đợt chiến đấu thứ hai. Các tiểu đoàn tên lửa rút kinh nghiệm trong trận đánh cụ thể. Các trung đoàn không quân chú ý nghiên cứu đội hình bay của B.52, tìm cách phát hiện, tiếp cận để tiêu diệt chúng.

Lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội tiếp tục được tăng cường. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đưa thêm hai tiểu đoàn tên lửa dự bị (thuộc Trung đoàn 274) vào chiến đấu, tăng số đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội từ 9 tiểu đoàn lúc đầu chiến dịch lên 13 tiểu đoàn. Các trận địa tên lửa đều có đại đội pháo cao xạ bảo vệ. Ở những trận địa xung yếu, lực lượng pháo cao xạ bảo vệ tăng lên 1 tiểu đoàn. Một số đại đội pháo cao xạ 37 mm di chuyển sâu và khu vực nội thành, chốt giữ các mục tiêu quan trọng. Các phân đội lắp ráp đạn tên lửa tổ chức thêm dây chuyển và làm việc liên tục cả ngày đêm để có thêm đạn cho bộ đội chiến đấu. Tên lửa dự trữ ở Quân khu 4 lúc này được gấp rút chuyển ra Hà Nội. Nhân dân các địa phương khẩn trương cùng bộ đội củng cố trận địa cũ, xây dựng thêm trận địa mới. Các đội khắc phục hậu quả nhanh chóng thu dọn, sơ tán kho tàng, sửa chữa đường vận tải… Cán bộ, nhân viên bưu điện, y tế, thương nghiệp đến tận các trận địa phục vụ bộ đội và nhân dân.

Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương trên miền Bắc đã chuẩn bị thêm lực lượng và củng cố, điều chỉnh thế trận, sẵn sàng bước vào trận chiến đấu với niềm tin chiến thắng.

Sau 36 giờ ngừng hoạt động đánh phá nhân dịp lễ Nôen để củng cố lực lượng và thay đổi cách đánh, ngày 26-12, chiến dịch tập kích Hà Nội, Hải Phòng của không quân Mỹ tiếp tục. Ban ngày, máy bay cường kích đánh phá khu vực Đông Anh (Hà Nội), Hải Phòng, Thái Nguyên, sục tìm trận địa tên lửa và sân bay dã chiến của ta. Đêm 26-12, địch huy động 129 lần chiếc máy bay B.52 và hàng trăm lần chiếc máy bay chiến thuật ồ ạt tiến công Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Trong khi các tốp B.52 trút bom đạn xuống mục tiêu, máy bay F.111 lao vào đánh phá sân bay, F.4 và F.105 chế áp mạnh các trận địa tên lửa phòng không của ta.

Dồn lực lượng đánh đòn quyết định, đế quốc Mỹ trút xuống Hà Nội một khối lượng lớn bom đạn, gây cho ta những thiệt hại nạng nề về người và của. Hơn 100 điểm của thành phố bị bom Mỹ đánh trúng. Hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương. Các khu đông dân cư như phố Khâm Thiên, khu lao động Tương Mai, Mai Hương, Bệnh viện Bạch Mai… bị đánh phá có tính chất hủy diệt. Riêng phố Khâm Thiên, bom B.52 đã sát hại 300 người, phá sập 2.000 căn nhà. Tại Hải Phòng, 11 tiểu khu ở Hồng Bàng, Lê Chân và một số xã ngoại thành bị hàng ngàn quả bom B.52 rải thảm.

Bom đạn khốc liệt của kẻ thù không làm quân dân ta nao núng quyết tâm. Trên vùng trời Hà Nội, Hải Phòng, lưới lửa phòng không dày đặc đã giáng trả mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả không lực Hoa Kỳ. Các chiến sĩ rađa đã phát sóng, lọc qua những lớp nhiễu dày dặc của địch, tìm bám mục tiêu B.52. Cá biên đội máy bay MIG xuất kích cản phá, gây rối đội hình máy bay hiểm trợ các tốp B.52. Từ các trận địa tên lửa, pháo cao xạ và súng máy cao xạ, hỏa lực tầm cao, tầm trung và tầm thấp của ta liên tục nhả đạn. Phía tây bắc Hà Nội, lúc 22 giờ 30 phút, các tiểu đoàn tên lửa 76, 57 và 88 sử dụng hỏa lực tập trung, đánh mạnh vào tốp B.52 đầu tiên lao vào, hạ 1 chiếc B.52 tại chỗ. Trên các hướng tây bắc, đông bắc và tây - tây bắc, tên lửa của các tiểu đoàn 78, 79, 88, 87, 57 và 94 bắn hạ 2 chiếc B.52. Ở Hải Phòng. Lực lượng tên lửa bắn rơi 2 chiếc B.52.

Suốt hơn một giờ kiên cường đánh trả mãnh liệt, quân và dân Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã hạ 18 máy bay, trong đó có 8 chiếc B.52, bắt sống một số giặc lái.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:35:09 pm »

Những đêm tiếp theo, số phi vụ hoạt động của B.52 sụt hẳn, mỗi đêm chúng chỉ cho từ 50 đến 60 lần chiếc cất cánh. Đêm 27-12, địch huy động 54 lần chiếc. Đêm 28, ngoài một số phi vụ đánh xuống Hà Nội, B.52 tản ra đánh các mục tiêu ở Vĩnh Phủ, Đồng Mỏ, Quảng Bình. Đêm 29, chúng huy động 60 lần chiếc đánh vào Thái Nguyên, Đồng Mỏ (Lạng Sơn), Vĩnh Phú.

Kiên quyết tấn công địch, đêm 27-12, không quân ta xuất kích, đánh địch trên vùng tời Sơn La, bắn hạ 1 B.52. Cũng trong đêm 27, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội bắn hạ 4 máy bay B.52, trong đó Tiểu đoàn 72 tên lửa vừa cơ động từ Hải Phòng lên bắn rơi 1 chiếc.

Ngay 28-12, địch huy động máy bay chiến thuật đánh ngày và 60 lần chiếc B.52 đánh đêm. Các sân bay Nội Bài, Kép, Yên Bái, Gia Lâm bị địch công kích. Sở Chỉ huy Binh chủng Không quân bí mật cơ động máy bay MIG-21 vào Cẩm Thủy, sân bay dã chiến mới xây dựng nhưng đã bị địch đánh phá vào đêm 22-12 gây hỏng nặng. 21 giờ 41 phút ngày 28-12, đồng chí Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy, bay men theo các triền núi hiểm trở, được sở chỉ huy đặt ở Thọ Xuân dẫn vòng ra phía sau đội hình B.52. Đến vùng trời Sơn La, Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu ở cự ly gần, bất ngờ tăng tốc, áp át mục tiêu, bắn rơi 1 chiếc b.52. Đồng chí đã hy sinh ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Đêm 29-12, quân và dân miền Bắc bắn rơi thêm 1 chiếc B.52 và 1 chiếc F.4.

7 giờ sáng ngày 30-12-1972, Chính phủ Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị ta nối lại đàm phán ở Pari.

Cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ diễn ra trong 12 ngày đêm từ 18 đến 29-12-1972. Trong 12 ngày đêm đó, Mỹ sử dụng 729 lần chiếc máy bay ném bom chiến lược B.52, gần 4.000 lần chiếc máy bay chiến thuật; rải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20 một khối lượng bom đạn xấp xỉ 35.000 tấn chất nổ. Riêng Hà Nội, địch tập trung 444 lần chiếc B.52 (chiếm 60% tổng số lần/ chiếc) và hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá vào 830 điểm; hơn 1.000 lần đánh vào các điểm dân cư, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ở khắp 4 khu phố và 4 huyện, trong đó có 39 khối phố nội thành, 3 thị trấn và 78 trong số 102 xã ngoại thành.

Dù vậy, cuộc tập kích chiến lược của đế quốc Mỹ bị quân và dân ta đập tan, những mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích chiến lược hoàn toàn thất bại, 81 máy bay hiện đại Mỹ trong đó có 34 máy bay B.52, 5 máy bay F.111 bị bắn rơi. Quân và dân Hà Nội lập công đầu, hạ 25 máy bay B.52, đa số là bắn rơi tại chỗ. Bộ đội tên lửa, lực lượng chủ yếu của chiến dịch bắn rơi 30 máy bay B.52 góp phần quyết định đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của địch. Lực lượng phòng không dân quân, tự vệ đã góp phần xứng đáng vào chiến công bắn rơi 11 máy bay chiến thuật hiện đại của Mỹ.

Đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ trên vùng trời Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân miền Bắc đã chứng tỏ bản lính và trí tuệ Việt Nam. Đây là chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đây cũng là một chiến dịch đầu tiên trên thế giới tiêu diệt số lượng lớn máy bay chiến lược B.52 của đế quốc Mỹ, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của đế quốc Mỹ. Thất bại đó đã đập tan cố gắng cuối cùng của tập đoàn cầm quyền Mỹ hòng sử dụng sức mạnh hủy diệt để đàm phán trên thế mạnh.

Ngày 15-1-1973, Chính phủ Mỹ phải đơn phương tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của át chủ bài trong lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ là không quân và hải quân mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng đã bị quân và dân ta đánh bại hoàn toàn. Trong thời gian ngắn (từ ngày 6-4-1972 đến ngày 15-1-1973), đế quốc Mỹ đã dội xuống miền Bắc một khối lượng bom đạn bằng khối lượng bom đạn ném xuống trong cả năm cao điểm trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất với chất lượng các loại vũ khí có sức phá hoại và sát thương lớn, thủ đoạn đánh phá hết sức tàn bạo và xảo quyệt. Khắc phục giân khổ, hy sinh, bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, quân và dân ta trên miền Bắc đã chiến thắng oanh liệt không quân và hải quân Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này, không quân và hải quân Mỹ bị tổn thất nặng nề: 735 máy bay hiện đại Mỹ trong đó có 61 máy bay B.52 và 10 máy bay F.111 bị bắn rơi; 135 tàu chiến bị bắn trúng và bắn cháy(1). Các mục tiêu chiến lược của địch trong cuộc chiến tranh này đều không thực hiện được, bao gồm trong đó mục tiêu ngăn chặn luồng tiếp tế từ ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc tới các mặt trận trên chiến trường miền Nam.


(1) Dẫn theo Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975)…, Sđd, tr.565-567
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:37:08 pm »

II - ĐẢM BẢO GIAO THÔNG, TĂNG SỨC CHI VIỆN
CHO CHIẾN TRƯỜNG

Đảm bảo giao thông vận tải trong cuộc chiến tranh phá hoại lần hai thực sự là cuộc đọ sức, đọ lực, đọ ý chí và trí tuệ giữa quân và dân miền Bắc với vũ khí tối tân và bộ máy lãnh đạo điều hành chiến tranh khổng lồ của Mỹ. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Mỹ đã sử dụng 51% số phi vụ của không quân oanh tạc dữ dội và các tuyến giao thông chiến lược, hệ thống kho tàng, bến bãi. Đồng thời, hải quân Mỹ thả hàng vạn quả thủy lôi, bom chờ nổ, bom từ trường xuống các cửa biển, lạc sông, hải cảng miền Bắc.
   
Trước sự đánh phá ồ ạt, dữ đội với những thủ đoạn và biện pháp luôn thay đổi, bằng các loại máy bay, vũ khí, khí tài thế hệ mới rất hiện đại của không quân, hải quân Mỹ, giao thông vận tải lại một lần nữa trở thành mặt trận nóng bỏng, nơi đấu trí, đấu lức quyết liệt giữa ta và địch. Những tháng đầu khi chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu, việc thành công đánh trả, bảo vệ mục tiêu, chống bao vây phong tỏa, đảm bảo giao thông vận tải của quân và dân ta gặp muộn vàn thử thách khó khăn. Trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông ở nhiều địa phương miền Bác, đặc biệt ở vùng tuyến lửa Khu 4, bom đạn Mỹ ngày đêm dội xuống, gây nên sự ùn tắc ở nhiều khu vực. Trên tuyến vận tải đường biển, ở cảng Hải Phòng, tháng 5-1972, Mỹ đã rải hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường; liên tục đánh phá bằng không quân và pháo kích khiến nhiều lúc cảng biển quan trọng này phải ngừng hoạt động, các tàu vận tải không vào được cảng. Trên các vùng ven biển thuộc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, hải quân Mỹ đánh phá gắt gao, các cảng biển, cửa sông thuộc tỉnh Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Cửa Việt mới giải phóng bị địch phong tỏa, hoàn toàn tắc nghẽn. Tình hình trên đây khiến cho tuyến vận tải ven biển vào phía nam bị cắt đứt hoàn toàn. Nhiều tuyến đường sông bị ngừng trệ. Hệ thống đường sắt và đường bộ bị đánh phá dữ dội, tuyến đường sắt Thanh Hóa - Vinh bị tê liệt. Các tuyến khác trên miền Bắc chỉ dùng được từng đoạn và cũng chỉ trong từng thời gian. Hầu hết các cầu lớn bị đánh sập như: cầu Long Biên, Việt Trì, Lai Vu, Phú Lương, Tam Bạc, Đò Lè, Hàm Rồng… Trong vòng mấy tháng, không quân Mỹ đã đánh 2.556 trận vào hệ thống đường bộ, đánh sập 189 cầu dài trên 40m, phá hàng chục cầu trên các tuyến đường sắt và 57 đầu máy, 1.902 toa xe các loại; 662 km đường dây thông tin dọc theo các tuyến đường sắt bị cắt đứt. Khối lượng vận chuyển đường sắt Hà Nội - Vinh giảm 5-6 lần. Vận chuyển gạo đến Quảng Bình trước đây bảo đảm 600 tấn/ngày nay chỉ còn mấy chục tấn/ngày. Tuyến vận tải phía bắc, nơi trực tiếp nhận hàng viện trợ từ ngoài vào bị bom đàn Mỹ tàn phá nặng nề. Nhiều nhà ga, cầu, bến cảng, các chân hàng, bị oanh tạc dữ dội… Trong khi đó, khâu bố trí dự phòng của ta theo kế hoạch đầu năm 1972 chưa đáp ứng được tình hình. Trên thực tế, những tháng đầu đánh phá của không quân, hải quân Mỹ, lực lượng, phương tiện dự phòng bố trí ở các tỉnh từ Nghệ An trở vào chỉ bằng 10% do với năm 1967; các tuyến phía bắc chưa chuẩn bị sẵn sàng về các mặt vật tư, lao động, phương tiện … để đảm bảo giao thông vận tải, nên khi bị địch đánh phá, việc cứu chữa cầu đường gặp khó khăn (các cầu đường sắt bị đánh phá phải mất từ 5 đến 15 ngày mới thông xe vì chưa lắp kịp các cầu tạm, cầu dự phòng, đường tánh). Lực lượng và phương tiện vận tải đường thủy để hỗ trợ đường sắt, để giải tỏa cảng Hải Phòng, để chuyển tải hàng nhập còn rất nhiều; xe cơ giới dự trữ mỏng, không đủ đáp ứng đòi hỏi của tình hình.

Trên tuyến vận tải chiến lược 559, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Thực hiện mục tiêu ngăn chặn triệt để nguồn chi viện của hậu phương lớn, bóp nghẹt cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, quân đội Sài Gòn mở nhiều cuộc càn quét bằng bộ binh dọc tuyến vận tải của ta đi qua. Máy bay chiến lược B.52 và máy bay chiến thuật ngay đêm dội bom, thả mìn, ngăn chặ các tuyến đường, phá hủy kho tàng, săn lùng các ôtô vận tải của ta. Lúc này, dọc các tuyến đường, máy bay AC.130E có khí tài phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu bằng rốc két 40mm hoạt động suốt ngày đêm, dai dẳng bám theo và bắn hỏng nhiều đoàn xe ôtô của ta,

Đảm bảo giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ số một của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên miền Bắc. Trên mặt trận quan trọng này, Trung ương Đảng đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm phát triển lực lượng, củng cố tuyến vận tải chiến lược, kết hợp các phương thức vận tải đường bộ, đường sông, đường biển. Ngay từ đầu năm 1972, khi nhận định Mỹ có thể leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20 đã đề ra nhiệm vụ cho công tác đảm bảo giao thông, chi viện chiến trường: “Tập trung chỉ đạo và tăng cường lực lượng, bảo đảm thực hiện kỳ được công tác chi viện vật chất cho mặt trận. Mở rộng và nâng cao các tuyến đường vận chuyển ra chiến trường, kể cả những tuyến đường ở hậu phương. Tiếp tục củng cố, xây dựng và bảo vệ hành lang chiến lược của ta, làm tốt công tác hậu cần chiến lược cũng như hậu cần chiến dịch”(1).


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.50.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:40:56 pm »

Ngày 1-5-1972, Ban Bí thư ra chỉ thị Về tăng cường lãnh đạo những công tác trọng yếu trong tình hình mới, chỉ rõ: “Các ngành, các cấp phải tập trung sức phục vụ công tác trong tâm đột xuất là giao thông vận tải. Trong bất cứ tình huống nào, giao thông vận tải cũng phải bảo đảm chi vện cho tiền tuyến đồng thời cố gắng bảo đảm cho sản xuất và xây dựng. Ngành giao thông vận tải được cấp thêm nhân lực, vật tư, ngân sách; các ngành khác cần điều động cho Bộ Giao thông vận tải những cán bộ và công nhân kỹ thuật cần thiết nhưng Bộ Giao thông vận tải phải quản lý chặt chẽ, sử dụng lao động, vật tư một cách hợp lý và tiết kiệm, có hiệu quả tốt nhất”. Nhiệm vụ tiếp theo là “Phải đảm bảo tuyển quân tốt, bảo đảm tuyển thanh niên xung phong làm nòng cốt của giao thông vận tải”(1).

Báo cáo của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ trình Bộ chính trị ngày 18-5-1972 nhận định: địch đã đánh phá ác liệt vào các đầu mỗi giao thông ở các tỉnh Liên khu 4 cũ và các tỉnh miền Bắc, các cầu lớn trên các tuyến giao thông quan trọng như Long Biên, Lai Vu, Phú Lương, sông Hóa, Cầu Bùng… đều bị hỏng, vận chuyển trên cắc tuyến đường sắt, đường goòng đều bị tắc. Chúng lại phong tỏa cảng Hải Phòng và các cảng trên miền Bắc gây thêm khó khăn cho việc chi viện tiền tuyến và cho nhiều mặt hoạt động kinh tế của miền Bắc. Tình hình vận chuyển trong những ngày đầu tháng 5 giảm sút nghiêm trọng; năng lực rút hàng đi bằng bằng đường sắt trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng giảm sút, năng lực bốc xếp hàng nhập ngày càng giản, vận chuyển gạo đến Quảng Bình giảm sút, khu vực Hải Phòng ứ đọng trên 6 vạn tấn hàng nhập. Trước tình hình đó, Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ chủ trương: “Phải đặt công tác bảo đảm giao thông vận tải thành một công tác trung tâm đột xuất số một, là mạch máu của mọi hoạt động xã hội để phục vụ tiền tuyến và hậu phương”(2). Trong việc thực hiện công tác trung tâm đột xuất này, phương hướng chung là phải tập trung sức bảo vệ và đảm bảo giao thông trên các tuyến đường sắt, đường bộ mà trọng điểm là tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Khu 4, Hà Nội - Hải Phòng, khu vực đầu mối giao thông Hà Nội, tăng cường vận tải đường sông và tích cực chống phá kế hoạch của địch phong tỏa đường biển.

Về đường sắt, trọng điểm là bảo vệ, bảo đảm giao thông các cầu lớn và các ga đầu mối, qua mỗi sông lớn cần có hai, ba biện pháp vượt sông, ngoài các công trình đã bố trí, cần đặc biệt chú trọng tăng cường các phương tiện vượt sông Hồng, sông Đuống, mỗi nơi cần có hai bến phà xe lửa và hai, ba bến phà cầu phao ôtô. Tăng cường hơn nữa tuyến Hà Nội - Hữu Nghị Quan, làm thêm cầu tạm ở Bắc Giang, Thị Cầu, sông Hóa, Kỳ Lừa, tăng cường tuyến phía nam, nhất là sửa chữa cầu chính và tăng cường phà xe lửa Hàm Rồng.

Về đường ôtô, phải giữ vững các trục chính, nhất là đường 1A, đường 5, đồng thời củng cố các tuyến vòng tránh, tuyến 1B, tuyến Gián Khẩu - Nho Quan - Thiệu Hóa - Bò Lăn - Tam Lệ để vận tải hàng nhập, hào vào phía nam và hỗ trợ chuyển tải cho đường sắt. Cần làm thêm cầu phao tôn và nhiều cầu phao luồng để kịp thời bảo đảm giao thông.

Về đường thủy, cần tổ chức tốt việc quan sát và rà phá bom mìn ở các luồng sông và luồng ven biển, nhất là luồng vào cảng Hải Phòng, sông Gianh, Bến thủy. Cố gắng giữ vững vận tải đường sông và tranh thủ vận tải ven biển, tăng cường lực lượng xếp giỡ cho các cảng sông, chuẩn bị sử dụng các bến dã chiến ở Tiên Kiêu, Đống Cao và các bến sông địa phương để phân tán bốc xếp, chuẩn bị phao tiêu trên các luồng sông tránh.

Về đường ống, để chủ động bảo đảm vận tải xăng dầu trong mọi tình huống, cần khẩn trương hoàn thành tuyến từ A.315 về Nhân Vực, củng cố tuyến T.70, đồng thời phải khẩn trương hoàn thành từng bước tuyến đường ống từ Lạng Sơn về đồng bằng.

Để chủ động đối phó với tình huống địch đánh phá đê điều gây ra ngập lụt, cần tranh thủ tạo chân hàng ở phía nam sông Hồng, sông Đáy để đưa vào Khu 4 và nghiên cứu ngay biện pháp bảo đảm giao thông mùa lũ.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.258.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.33, tr.282.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:42:06 pm »

Nói chung, yêu cầu bức thiết là phải tập trung vật tư, tập trung lao động cho công tác bảo đảm giao thông vận tải. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng với Bộ Giao thông vận tải tính toán lên phương án và báo cáo Thường vụ Hội đồng Chính phủ để quyết định việc ra lệnh huy động vật tư, nhân lực của các ngành nhằm bổ sung cấp tốc lực lượng cần thiết cho ngành giao thông vận tải như xe ôtô vận tải, lực lượng lao động, lái xe, vật tư làm cầu phao, canô, phà, phương tiện bốc dỡ, máy móc… Lực lượng bảo đảm giao thông vận tải phải đủ để đáp ứng cho các nhu cầu của các tuyến của miền Bắc và cho tất cả các tuyến thuộc vùng mới giải phóng Trị Thiên.

Cần huy động khả năng cơ khí của các ngành, các địa phương để tập trung súc sản xuất nhanh các loại phương tiện cho ngành giao thông vận tải.

Về vận tải, trước hết, cần bố trí lại các luồng vận tải hàng nhập, vận tải vào Khu 4, ưu tiên bảo đảm vận chuyển hàng quân sự, xăng dầu, lương thực và những loại hàng cấp thiết cho chiến đấu, các loại hàng chi viện cho vùng mới giải phóng, phục vụ cho bảo đảm giao thông, cho sản xuất và các loại hàng cần thiết cho đời sống nhân dân.

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của cuộc kháng chiến và khả năng đáp ứng, ban bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ cho rằng, tám tháng cuối năm 1972, nước ta sẽ nhập vào khoảng 1,6 đến 1,9 triệu tấn hàng gồm 28 vạn tấn hàng quân sự và 1,62 triệu tấn hàng dân sự.

Hàng dân sự gồm:

- Lương thực khoảng 50 vạn tấn.

- Xăng dầu: 30 đến 35 vạn tấn, gồm 16 đến 21 vạn tấn xăng, 10 vạn tấn dầu điêden.

- Ximăng 3 vạn tấn, kim khí 8 vạn tấn (Liên Xô 4 vạn tấn), máy móc thiết bị 6 vạn tấn (Liên Xô 2 vạn tấn), than mở 5 vạn tấn, phâm đạm urê 7 vạn tấn, Pyrít sắt 1,5 vạn tấn, các loại hàng hóa khác 9,5 vạn tấn

Trong điều kiện địch đánh phá, phong tỏa quyết liệt toàn bộ các thệ thống đường biển, đường bộ, đường sắt, đường sông vấn đề quan trọng là phảiỉ tìm nhiều biện pháp để đưa được số lượng hàng hóa trên đây từ ngoài vào nội địa; trong trường hợp xúa nhất, cũng phải bảo đảm đưa hàng về qua đường sắt Bằng Tường với mức 5.000 đến 5.500 tấn/ngày.

Tăng cường lực lượng cho nhiệm vụ đảm bảo giao thông được đặt ra cấp bách. Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ nêu rõ: Phải tăng cường lực lượng đảm bảo giao thông vận tải, đặc biệt chú trọng bổ sung lao động cho các tuyến phía bắc, nhất là tuyến Hà Nội - Hữu Nghị Quan, Hà Nội - Hải Phòng và tuyến Khu 4. Cho đến thời điểm này, ngành giao thông có 6 vạn người. Ban Bí thư và Thường vụ hội đồng Chính phủ chủ trương điều thêm khoảng 2 vạn để có đủ 8 vạn người, bằng 80% lực lượng bảo đảm giao thông trước đây; số 2 vạn điều thêm này sẽ lấy ở ngành xây dựng cơ bản của Bộ Kiến trúc (1,2 vạn), Bộ Cơ khí và Luyện kim (4.000), Bộ Điện và Than (2.000), các bộ khác (2.000 người), theo hình thức biệt phái từng đơn vị…

Đối với lực lượng vận tải, ngoài số lái xe, thợ sửa chữa đã điều đông theo yêu cầu trong tháng 4-1972, nay bổ sung thêm 4.000 người.

Cùng với nhiệm vụ về điều động nhân lực, báo cáo của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ nhấn mạnh về sự tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước, đặc biệt ở các tuyến đường quan trọng, đầu mối giao thông quan trọng, các cơ sở kinh tế quan trọng, cần tăng cường thêm cán bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2011, 09:42:44 pm »

Ngay từ cuối tháng 5-1972, các địa phương trên miền Bắc đã khẩn trương tăng cường lực lượng thanh niên xung phong, thành lập các đội thanh niên xung phong, các lực lượng về chuyên trách giao thông bổ sung cho ngành giao thông vận tải. Các lực lượng bảo đảm giao thông vận tải không chuyên, bao gồm các tổ, đội ứng trực và khắc phục hậu quả đánh phá địch, được triển khai rộng rãi trên khắp các địa phương miền Bắc. Trong vòng 1 tháng tuyển quân gấp rút, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã tuyển hơn 2 vạn thanh niên xung phong ở 8 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phú, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Thanh Hóa để tăng cường cho lực lượng bảo đảm giao thông vận tải trên các tuyến, các trọng điểm giao thông miền Bắc và tuyến vận tải 559. Riêng Bộ Giao thông vận tải, theo quyết định 114/QĐTC, đã thành lập 5 đại đội thanh niên xung phong gồm 500 đội viên tham gia chiến dịch giải tỏa hàng hóa ở các “cảng cạn”, các bến sông ở những vùng trọng điểm. Tại nhiều địa phương đã hình thành lực lượng đảm bảo giao thông ba thứ quân: dân quân, công binh nhân dân và lực lượng chuyên trách về giao thông vận tải. Phong trào toàn dân tham gia công tác bảo đảm giao thông vận tải được phát động rộng rãi hầu hết các địa phương trên miền Bắc. Cùng với các lực lượng vận tải chuyên nghiệp, lực lượng vận tải của các quân chủng, binh chủng là lực lượng có trình độ kỹ thuật chuyên môn, có phương tiện chuyên dụng và có nguồn vật tư cần thiết để khắc phục. Đây là lực lượng nòng cốt, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường, các khu vực, các địa bàn trọng yếu. Bên cạnh đó, các lực lượng bảo đảm giao thông vận tải không chuyên của dân quân, tự vệ được tăng cường khắp các địa phương, bao gồm các tổ, đội ứng trực và khắc phục hậu quả ở các tuyến giao thông, các bến vượt, các cầu nhỏ. Lực lượng này đảm nhận nhiệm vụ xử lý kịp thời những tình huống thông thường bằng các phương tiện và vật tư thô sơ huy động tại chỗ. Việc rà phá bom mìn của các tổ công binh, dân quân, tự vệ góp phần khơi thông nhanh chóng luồng lạch trên sông và các trục đường bộ. Tổ chức và kết hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng không chuyên rộng rãi và lực lượng chuyên nghiệp trên mặt trận giao thông vận tải là sự vận dụng sáng tạo và phát huy cao độ nghệ thuật chỉ đạo bảo đảm giao thông vận tải của chiến tranh nhân dân được tiến hành trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968). Trong chiến dịch leo thang đánh phá lần thứ hai của không quân và hải quân Mỹ, các mục tiêu giao thông vận tải trọng điểm ở miền Bắc đã bị đánh phá ác liệt, liên tục nhưng lực lượng bảo đảm giao thông đã kiên cường bám trụ, kịp thời khắc phục hậu quả, bảo đảm được sự thông suốt trên các tuyến giao thông chính phục vụ tiền tuyến, phục vụ sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Trung ương Đảng giao cho quân đội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm các tuyến giao thông chủ yếu gồm các tuyến vận chuyển từ Lạng Sơn và tuyến hành lang cửa khẩu, đường 1A, 1B, các địa bàn đầu mối giao thông, tham gia chống chiến dịch phong tỏa các cảng và đường biển, tuyến vận chuyển từ Thanh Hóa trở ra; tiếp tục bảo đảm tuyến vận tải 559. Trên các tuyến vận tải này, quân đội tổ chức lực lượng đánh địch, bảo vệ giao thông, rà phá bom mìn, chỉ huy bến phà, sửa chữa các cầu cống và các đoạn đường bị địch đánh phá. Lực lượng của Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, làm đường vòng tránh, mở thêm ngầm vượt, bến phà, cầu tránh, cầu tạm. Tại các cung đoạn, các tuyến đường, lực lượng công binh giao thông hỗn hợp được tổ chức thành những đơn vị tại chỗ để chỉ huy giao thông và ứng phó kịp thời ki địch đánh phá. Ngoài các lực lượng chuyên trách về bảo đảm giao thông, ở những địa phương có các trục đường bộ, đường sắt, đường sông đi ngang, nhân dân đã chủ động tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, làm đường vòng tránh và bến vượt, phân tán và vận chuyển hàng hóa qua những trọng điểm đánh phá bằng tất cả phương tiện sẵn có, kể cả những phương tiện thô sơ như xe đạp, xe cút kít, thuyền nan, gánh gồng… Ở các địa bàn đầu mối giao thông, bên cạnh lực lượng bảo đảm giao thông còn có các lực lượng tự vệ của ngành giao thông được trang bị vũ khí bộ binh và phòng không trực tiếp chiến đấu bảo vệ. Ngành đường sắt, ngoài các lực lượng tham gia vận tải, các lực lượng đầu máy, toa xe, bốc dỡ, bảo vệ, sửa chữa cầu, đường sắt… còn có các đội thông tin, lực lượng tự vệ đường sắt, công an đường sắt. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, nhiều đơn vị tự vệ bắn máy bay được thành lập ở các xí nghiệp, các nhà ga; súng máy phòng không 12,7mm được đặt trên nhiều đoàn tàu để tực tiếp đánh trả máy bay Mỹ trong khi vận chuyển. Trong chiến đấu, các đội tự vệ đường sắt đã tham gia bắn rơi hàng chục máy bay các loại, rà phá hàng ngàn quả bom nổ chậm, bom từ trường ở các trọng điểm.

Đối phó với chiến dịch phong tỏa của Mỹ, Trung ương Đảng, Chính phủ đã đề ra một loạt biện pháp khẩn cấp như điều chỉnh khối lượng hàng nhập khẩu bằng đưởng biển và đường sắt; mở thêm các cảng và các cửa khẩu nhập hàng; kết hợp các phương tiện vận tải đường bộ, đường ống, vận tải ven biển và đường sông. Lực lượng rà phá bom mìn được tổ chức rộng khắp mà nòng cốt là các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư lệnh Hải quân, các đơn vị công binh của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, tự vệ cảng, tự vệ ngành vận tải sông biển, dân quân các xã ven sông, biển. Viện khoa học Việt Nam, Trường đại học Kỹ thuật quân sự, Trường đại học Bách khoa tham gia nghiên cứu nguyên lý nổ của các loại bom mìn, tìm cách rà phá, tháo gỡ có hiệu quả bằng các phương tiện, kể cả phương tiện thô sơ. Toàn miền Bắc được tổ chức thành 9 khu vực chống phong tỏa gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, trong đó, khu vực trọng điểm là Hải Phòng - Quảng Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2011, 06:53:29 pm »

Cùng với việc hình thành và bổ sung các lực lượng bảo đảm giao thông, hệ thống chỉ huy, chỉ đạo của ngành được củng cố, bổ sung từ tỉnh xuống huyện, xã; các ty giao thông vận tải được tăng cường về cán bộ và lực lượng chuyên trách. Trên các tuyến giao thông, đặc biệt những tuyến giao thông huyết mạch, cơ cấu lực lượng, hệ thống tổ chức chỉ huy… cũng được sắp xếp, hiện toàn; các cung đoạn, các khu vực trọng điểm được xác định rõ và tăng cường thêm lực lượng, phương tiện đảm bảo. Để đảm bảo giao thông được thông suốt trong tình hình địch tăng cường đánh phá với cường độ ngày càng quyết liệt, ngành đường sắt phân chia khu vực phía bắc thành 4 đoạn quản lý (gọi tắt là H1, H2, H3, H4). Những đơn vị phụ trách các đoạn này chịu trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, trọng điểm là Lạng Sơn, Đồng Mỏ, Sông Hóa, Bắc Giang, Thị Cầu… Đoạn và Ban điều hòa giao thông vận tải Trung ương đều có trụ sở đặt tại Lạng Sơn. Lúc này, Lạng Sơn trở thành cảng cạn, là trung tâm tiếp nhận hàng hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khu vực phía nam gồm có 5 đoạn quản lý (từ V1 đến V5), chịu trách nhiệm chính ở các khu vực Vinh - Quán Hành, Cầu Giát, Hoàng Mai, Văn Trai, Khoa Trường, Khe Nước Lạnh, Thanh Hóa, Hàm Rồng, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Cầu Ghềnh, Ninh Bình. Khu đầu mối phụ trách chung các mặt và trực tiếp chỉ đạo các nhóm còn lại. Từ Hà Nội đến Kép, Tổng cục Đường sắt tổ chức 3 đoạn. Các tuyến phía đông, phía tây vẫn giữ nguyên như cũ.

Từ tháng 5-1972, khi Mỹ phong tỏa cửa sông, vùng ven biển và cảng Hải Phòng, Đảng, Chính phủ đã quyết định “lật cánh vận tải”, biến các ga đường sắt trên tuyến đường Hà Nội - Hữu Nghị Quan thành cảng nổi. Những cảng này có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ hàng viện trợ và hàng nhập. Đây là tuyến đường chiến lược tập trung vận chuyển hàng từ phía bắc tới chiến trường. Do vậy, để bảo đảm vận chuyển tối đa, chi trong một thời gian ngắn, ngành đường sắt đã xây dựng xong 5 ga hóa vận với đầy đủ kho chứa, ke, đường ga và lực lượng bốc xếp; đó là những ga: Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đồng Mỏ, Kép, Bắc Giang.

Đường bộ là tuyến quan trọng đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường. Trong điều kiện địch đánh phá gay gắt, vận tải đường bộ thực sự đóng vai trò to lớn, hỗ trợ đắc lực và thay thế cho các phương thức vận tải khác. Lúc này, mạng lưới giao thông đường bộ miền Bắc mở thêm nhiều cửa khẩu, thông xe từ Trung Quốc sang. Đó thực sự là những cảng cạn đảm bảo tiếp nhận nguồn hàng nhập, hàng viện trợ. Cục Vận tải đường bộ đã bố trí 3 xí nghiệp 6, 10 và 18 gồm 1.000 xe rút hàng ở các cảng cạn. Xí nghiệp 10 chạy đường 1B từ Điềm He, Tu Đồn (Lạng Sơn) về Thái Nguyên. Xí nghiệp 6 và 18 chạy đường 1A từ Đồng Mỏ (Lạng Sơn) về Bắc Giang, Hà Nội. Trước đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, từ tháng 4 đến tháng 10-1972, Cục Vận tải đường bộ đã thành lập thêm 4 xí nghiệp 20, 22, 24 và 26; mỗi xí nghiệp có 200 đến 300 xe. Bảy xí nghiệp vận tải cũ được bổ sung thêm quân số và phương tiện. Các xí nghiệp vận tải ôtô địa phương cũng được tăng cường cả về lực lượng và phương tiện. Các tuyến đường bộ thuộc Khu 4 như đường 15A, 21, 22; đường hữu nghị biên giới Lộc Bình, An Châu; đường 1B được củng cố, sửa chữa và rải nhựa để bảo đảm xe hoạt động với lưu lượng lớn. Đường 72 đoạn Như Xuân - Bãi Chành được khai thông, nối với đường 15. Các cụm vượt sông Cầu, sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Long Đại, từ tháng 6-1972, được tăng cường; kết hợp cơ giới với thô sơ chuyển tải qua sông nên khối lượng hàng hóa và xe ôtô vuột sông tăng lên khá nhanh. Đến tháng 10-1972, công tác chỉ huy giao thông vận tải từng tuyến, từng khu vực được giao cho các binh trạm của quân đội. Từ bờ bắc sông Gianh trở ra thuộc Tổng cục Hậu cần, từ nam sông Gianh trở vào thuộc Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn.

Trên các tuyến miền núi các tỉnh Tây Bắc và các tuyến hậu phương, Cục Vận tải đường bộ có hai xí nghiệp 4 và 26, phối hợp với xí nghiệp địa phương cùng với các đoàn xe của các ngành, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; khi cần thiết được điều động đưa tiếp chân hàng vào Thành Hóa. Để tăng cường thêm lực lượng đảm bảo việc vận chuyển khối lượng hàng nhập từ ngoài vào, các binh trạm vận tải quân sự được thành lập trên dọc tuyến vận tải phía bắc vươn đến biên giới.

Khi đế quốc Mỹ ném bom trở lại và phong tỏa các cửa sông, cảng biển miền Bắc, Lạng Sơn trở thành cảng cạn thay thế cảng Hải Phòng. Từ bến cảng này, một phần hàng nhập được chuyển bằng đướng sắt xuống Bắc Giang, sau đó được chuyển vận theo đường sông; một khối lượng hàng nhập khác từ Bắc Giang được chuyển vận tới các bến Lục Nam, Tràng, Chũ rồi chuyển tiếp bằng đường sông Lục Nam. Như vậy, hai con sông Thương và Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang trở nên quan trọng đặc biệt của ngành vận tải đường sông. Cũng vì vậy, Lục Đầu Giảng trở thành một trọng điểm đánh phá của địch. Đây là nơi hội tụ của sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu, rồi tỏa về sông Đuống qua Hà Nội, qua sông Thái Bình, sông Luộc, xuôi xuống các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, nối với sông Lai Vu, sông Kinh Môn về Hải Hưng, Hỉa Phòng. Khắc phục sự đánh phá của máy bay Mỹ, tại các bến Lục Nam, Á Lữ, Tân Tiến (Bắc Giang), lực lượng vận tải Trung ương và các địa phương đẩy mạnh hoạt động, duy trì nhịp độ vận chuyển chi viện chiến trường và cung cấp cho các nhu cầu chiến đấu, sản xuất và đời sống ở miền Bắc. Tháng 5-1972, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hàng chở bằng đường sắt từ Côn Minh (Trung Quốc) về Việt Nam. Từ Lào Cai, hàng được vận chuyển bằng đường sắt và đường sông; một số được vận chuyển theo đường bộ tới Hà Giang rồi đến Tuyên Quang. Hàng hóa được đưa qua cảng Tuyên Quang, theo đường sông về Hà Nội. trên sông Thao, Cục Đường sông sử dụng tàu tự hành 100 tấn có sức máy 150CV chuyển hàng từ Bảo Hà về Yên Bái. Tại vùng đồng bằng, các phương thức vận tải được liên vận, kết hợp giữa đường sắt, đường sông và đường bộ ở các bến cảng. Phương thức này góp phần quan trọng đảm bảo mạch máu giao thông không bị ngừng trệ trước sự đánh phá, ngăn chặn của máy bay Mỹ; đảm bảo sự chuyển vận từ phía bắc vào các tỉnh vùng tuyến lửa Khu 4…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM