Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:29:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78624 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 06:55:17 pm »

*
*   *

Ở Campuchia, sau thất bại lớn trong cuộc hành quân Chenla II (từ ngày 27-10 đến ngày 4-12-1971), quân đội và chính quyền Lon Non lâm vào tình thế khốn quẫn, chính sách Khme hóa chiến tranh của Níchxơn đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Để cứu nguy, Mỹ tăng viện cho chính quyền và quân đội Lon Non; ồ ạt tuồn vũ khí, trang bị để khôi phục và xây dựng thêm cho quân Lon Non 10 tiểu đoàn pháo, 4 chi đoàn thiết giáp, 150 máy bay các loại. Khi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nổ ra trên chiến trường miền Nam Việt Nam, để có thể rút quân đội Sài Gòn về đối phó, Mỹ dồn ép mở rộng địa bàn chiếm đóng. Điển hình nhất là cuộc hành quân mang mật danh Ăng Kor Chey. Địch tập trung vào cuộc hành quân này một lực lượng lớn gồm 15 tiểu đoàn quân Khme (gồm 4 chiến doàn mang mật danh A, B, C, D), 22 tiểu đoàn quân địa phương và Binh đoàn thuộc Quân khu 4. Từ tháng 2-1972, địch bắt đầu triển khai đội hình tiến công đánh ra khu vực Ba Rài - Ăng Kor Vát.

Để bảo vệ vững chắc vùng giải phóng của cách mạng Campuchia, theo đề nghị của Chính phủ cách mạng Campuchia, tháng 7-1972, Quân ủy Trung ương ủy niệm cho Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam thống nhất với bạn mở chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Ăng Kor Chey của địch.

Lực lượng tham gia chiến dịch về phía quân tình nguyện Việt Nam có 5 tiểu đoàn bộ binh thuộc Đoàn 203, Tiểu đoàn đặc công 28, Đoàn 1 pháo binh Miền; về phía quân đội cách mạng Campuchia có 5 tiểu đoàn bộ binh thuộc Đoàn 304, 1 đại đội trợ chiến, 6 đại đội độc lập và 1.000 dân công. Tuy quy mô không lớn, nhưng đây là chiến dịch có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Campuchia, đồng thời là biểu hiện của sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang cách mạng của hai nước trong sự nghiệp chống kẻ thù chung. Với tầm quan trọng đó, chiến dịch được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Miền.

Do tương quan lực lượng nghiêng về phía địch, nên phương châm hoạt động tác chiến chiến dịch của Bộ Tư lện Miền xác định là: chuẩn bị chu đáo, khẩn trương; hiệp đồng chặt chẽ giữa ta và bạn, tập trung lực lượng thích hợp ngăn chặn, bẻ gãy ngay từ đầu cánh quân tiến công chủ yếu, làm rối loạn đội hình địch; kết hợp bao vây thọc sâu, chia cắt với kìm giữ, căng kéo thu hút địch, thực hiện những trận then chốt quyết định để giành thắng lợi chiến dịch.

Sau khi cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị, đêm 8 rạng ngày 9-8, chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Ăng Kor Chey chính thức mở màn. Tiểu đoàn 34 (Đoàn 203) chặn đánh mũi tiến công vào tây Ăng Kor Vát của Chiến đoàn D, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai lực lượng chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công đánh trận then chốt chiến dịch.

Ngày 10-8, Tiểu đoàn 31 được tăng cường 1 đại đội của Tiểu đoàn 32 thuộc Đoàn 203, 2 đại đội đặc công cùng Tiểu đoàn 307 thuộc Đoàn 304 quân đội cách mạng Campuchia nổi súng tiến công địch ở khu vực điểm cao Ba Khèng, diệt Tiểu đoàn 178 thuộc Chiến đoàn A địch. Đây là trận then chốt chiến dịch. Thắng lợi của trận này tạo ra bàn đạp cho những trận đánh tiếp theo của chiến dịch, buộc quân địch phải co cụm về lập tuyến ngăn chặn mới từ Kohlachang đến Phum Viêng.

Trên đà thắng lợi, từ ngày 12 đến ngày 15-08, ta mở cuộc tiến công nhằm vòa tuyến ngăn chặn mới của địch. Tiểu đoàn 302 (Đoàn 203) và Tiểu đoàn 305 thuộc đoàn 304 tiến công địch ở khu vực Kohlachang và khu vực nam hồ Ba Rài; Tiểu đoàn 33 và Tiểu đoàn 71 đánh dịch ở Phum Viên; Tiểu đoàn đặc công 28 bất ngờ tập kích sở chỉ huy và một cụm quân địch chốt giữ sân bay, gây cho địch thiệt hại nặng nề về sinh lực cùng phương tiện chiến tranh. Kết thúc đợt 1 chiến dịch phản công, trên hướng chủ yếu cuộc hành quân của địch, ta đã đánh thiệt hại nặng 2 chiến đoàn A và D, tạo đà cho đợt 2 chiến dịch tiếp tục phát triển và giành thêm những thắng lợi mới.

Không để cho địch có thời gian củng cố đội hình, bổ sung quân số và vũ khí, ngày 16-8, ta đã mở đợt 2 chiến dịch, đồng loạt tiến công vào khu vực sân bay, đánh phá giao thông trên đường số 6, chặn đánh các các quân địch từ thị xã cơ dộng lên tăng viện. Tuy nhiên, do phải chiến đấu liên tục nhiều ngày, nguồn lương thực, vũ khí bổ sung bị hạn chế, quấn số bị tiêu hao nhiều, nên ta không thể mở được những trận đánh then chốt tiêu diệt lớn quân địch. Trước thực tế này, Bộ Tư lệnh Miền quyết định kết thúc chiến dịch. Kết quả, ta loại khỏi chiến đấu 487 tên địch, bắt 17 tù binh, phá hủy 20 xe quân sự các loại và 5 khẩu pháo. Mặc dù hiệu quả không cao nhưng chiến dịch phản công của liên quân chiến đấu Việt Nam - Campuchia góp phần ngăn chặn chiến dịch lấn chiếm vùng giải phóng của cách mạng Campuchia, góp phần hỗ trợ trực tiếp cho chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long trên chiến trường miền nam Việt Nam.

*
*   *

Phối hợp chặt chẽ với hoạt động của quân và dân ta trên các hướng toc chiến lược Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, từ giữa năm 1972, các chiến trường Khu 8, Khu 9, Khu 5 và Khu 6 mở những chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định. Diễn ra trên phạm vi tương đối rộng lớn, thời gian khá dài, sử dụng lực lượng tổng hợp, kết họp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân, đánh địch bằng sức mạnh tổn hợp của quân sự, chính trị và binh vận, các chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân Khu 8, Khu 9, Khu 5 và Khu 6 đã giáng đòn mạnh, đánh bại phần lớn chương trình bình định của địch. Bằng các chiến dịch đó, quân và dân ta đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn; mở mảng mở vùng, giành dân, giành quyền làm chủ vùng nông thôn đồng bằng đông dân trong vùng địch kiểm soát; góp phần quan trọng phát triển thế trận chiến tranh nhân dân ở miền Nam. Đồng thời với hoạt động tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, rộng khắp trên chiến trường miền Nam, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam thực hiện xuất sắc nhiệm vụ phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng Lào và Campuchia, đánh bại các nỗ lực chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội tay sai, góp phần quan trọng cùng bạn giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tiếp tục phát triển lực lượng kháng chiến, phát triển vững chắc tiến công của cách mạng hai nước.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:48:05 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:47:36 pm »

CHƯƠNG XXXI

MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
HIỆP ĐỊNH PARI ĐƯỢC KÝ KẾT

I - ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ HAI

Sau 3 năm thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Tổng thống Níchxơn vẫn không thực hiện được lời hứa với cử tri Mỹ về việc “chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong danh dự”, ngoài việc buộc phải rút một bộ phận quân Mỹ về nước. Chương trình ném bom bí mật ở Lào, Campuchia và trên đường Trường Sơn bị dư luận phanh phui, lên án. Cuộc hành quân sang “vùng đất thánh của cộng sản” ở Đông Bắc Campuchia, cuộc hành quân Lam Sơn 719 ra khu vực đường số 9 - Nam Lào bị thất bại. Những tháng đầu năm 1972, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng nóng bỏng. Trong điều kiện đó, tập đoàn cầm quyền Níchơn xúc tiến các hoạt động ngoại giao nước lớn hòng cô lập cách mạng Việt Nam, ép ta phải nhượng bộ Mỹ trên bàn đàm phán.

Đúng vào thời điểm đó, ngày 30-3-1972, sau hơn 3 năm tạo thế, tạo lực và tiến hành các mặt công tác chuẩn bị, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Cuộc tiến công mạnh và bất ngờ đẩy chính quyền và quân đội Sài Gòn vào tình thế rất nguy khốn. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh có nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. “Không chấp nhận bất cứ điều gì khác để thay thay cho thắng lợi”(1), R. Níchxơn quyết định huy động một bộ phận lớn lực lượng không quân và hải quân Mỹ chi viện hỏa lực ồ ạt, mạnh mẽ cho quân đội Sài Gòn đối phó khẩn cấp, ngăn chặn cuộc tiến công của ta ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc.

Nhằm tạo được hiệu quả lớn nhất, gây tác động mạnh nhất, chúng tập trung nhiều loại máy bay hiện đại, nhiều loại vũ khí, bom đạn được đải tiến, có sức tàn phá mạnh đánh ồ ạt các mục tiêu quân sự và các trung tâm dân cư, hệ thống đê điều, bệnh viện, trường học… Ngày 6-4-1972, chiến dịch tiến công bằng không quân và hải quân của Mỹ mang mật danh Lainơ Bếchcơ I bắt đầu. Địch huy động 106 lần chiếc máy bay cường kích chiến thuật và pháo hạm đánh phá Quảng Bình. Bốn ngày sau (10-4), chúng cho máy bay chiến lược B.52 đánh phá thành phố Vinh. Ngày 13-4, chúng tiếp tục đánh Thanh Hóa. Ngày 16-4, B.52 và pháo hạm đánh phá thành phố Hải Phòng. Ngày 9-5, lực lượng không quân của hải quân Mỹ thả 1.000 quả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng. Những ngày sau đó, chúng tiếp tục thả thủy lôi phong tỏa tất cả các cảng, vùng ven biển và cửa sông thuộc 10 tỉnh, 43 khu vực trên miền Bắc. Ở Lào, Mỹ sử dụng quân ngụy Lào và quân Thái Lan mở cuộc hành quân lấn chiếm Cánh Đồng Chum.

Cùng với các hành động quân sự, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng các phiên họp ở Hội nghị Pari, xúc tiến các hoạt động ngoại giao xảo quyệt nhằm hạn chế sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa, cô lập sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta, gây sức ép mạnh hòng làm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nao núng quyết tâm, giảm sức tiến công trên chiến trường miền Nam, chấp nhận các giải pháp của Mỹ đưa ra ở Hội nghị Pari.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ trong mùa hè năm 1972 diễn ra gay go, ác liệt trên hai miền Nam, Bắc và cả ở chiến trường Lào. Lường trước những âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ, ngay từ đầu năm 1970, khi tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, các cơ quan chỉ đạo chiến lược Việt Nam đã lường định tới khả năng địch sẽ dùng không quân, hải quân đánh lại miền Bắc với quy mô lớn và ác liệt ngay từ đầu. “Trong những tình huống nhất định, có thể không nhất thiết quân địch sẽ leo thang dần từng bước trước khi đánh phá các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn của ta. Do đó, cần hết sức cảnh giác và thật sự đề phòng trước những âm mưu thâm độc và tàn bạo mới của đế quốc Mỹ”(2).

Ngay sau khi đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị về Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết chiến đấu bảo vệ miền Bắc và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến trong tình hình mới. Chỉ thị chỉ rõ: “Trước tình hình mới, các lực lượng vũ trang ta trên miền Bắc bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ phải nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách sau: làm tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và kiên quyết chiến đấu, tiêu diệt địch, bảo vệ miền Bắc. Trong bất cứ tình huống nào cũng kiên quyết làm thật tốt nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường”(3).


(1) Tuyên bố của Níchxơn (Xem Giôdép A.Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985).
(2) Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb, Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975, t.2, tr.455.
(3) Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh: Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương (chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, 1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.120.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:49:47 pm »

Tiếp đó, ngày 9-4, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị về Tăng cường sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và ra lệnh cho các lực lượng vũ trang trên miền Bắc chuyển vào trạng thái thời chiến. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ, quy định về công tác phòng không nhân dân, đảm ảo giao thông vận tải trên toàn miền Bắc. Chỉ thị nhấn mạnh: thực hiện báo động cấp 1 ở tất cả các đơn vị phòng không, hải quân, các đơn vị phòng thủ bờ biển, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các phương án tác chiến, khẩn trương triển khai huấn luyện cá đơn vị pháo phòng không, công binh dự nhiệm theo kế hoạch và triển khai một số súng máy phòng không của dân quân, tự vệ ở các trọng điểm trên toàn miền Bắc; triển khai toàn bộ hệ thống pháo bờ biển của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ.

Ngày 11-4-1972, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên bố cực lực lên án bước leo thang mới của chính quyền Níchxơn và khẳng định mạnh mẽ quyết tâm kháng chiến của toàn dân Việt Nam: “Không có sức mạnh tàn bạo nào, không một sự đe dọa láo xược nào lay chuyển được quyết tâm của nhân dân Việt Nam chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc”(1).

Ngày 1-5-1972, Ban Chấp hành Tư Đảng ra lời kêu gọi quân và dân cả nước nêu cao quyết tâm chiến đấu và chiến thắng địch trong mọi tình huống. Trung ương Đảng chỉ rõ, dù địch liều lĩnh đến mức nào chúng cũng không thể xoay chuyển được tình thế ở chiến trường. Trung ương Đảng quyết định tiếp tục tiến công chiến lược ở miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc, thực hiện cho được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Miền Bắc phải thực sự khẩn trương chuyển hướng mọi hoạt động cho phù hợp với thời chiến, mở rộng lực lượng vũ trang, chống địch phong tỏa, tập trung sức thực hiện nhiệm vụ đột xuất số một là giao thông vận tải chi viện chiến trường.

Thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quân và dân miền Bắc bước vào cuộc thử thách mới đầy khó khăn ác liệt với niềm tin vững chắc vào thắng lợi. Vận dụng kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, các cấp bộ đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương đã kịp thời chuyển hướng sản xuất, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân. Các kho tàng, xí nghiệp của Nhà nước, các cơ sở hậu cần kỹ thuật của quân đội một lần nữa được sơ tán, phân tán về vùng nông thôn, tiếp tục sản xuất, phục vụ đời sống và chiến đấu. Việc sơ tán một bộ phận nhân dân ra khỏi các thành phố, thị xã, khu vực trọng điểm giao thông đồng thời bảo đảm ổn định đời sống là một nhiệm vụ có nhiều khó khăn được các cấp chính quyền ở địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt. Trên các tuyến giao thông chiến lược, lực lượng bảo vệ đảm bảo giao thông được bổ sung để duy trì nhịp độ vận chuyển chi viện cho tiền tuyến trong bất cứ tình huống nào.

Các lực lượng vũ trang được tăng cường về số lượng và chất lượng theo yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô mới của cuộc chiến đấu. Bộ Quốc phòng thành lập thêm một sư đoàn, 3 trung đoàn và 20 tiểu đoàn cao xạ. Bộ đội phòng không chủ lực được bổ sung, trang bị pháo cao xạ, tên lửa và rađa cùng nhiều khí tài mới. Hai sư đoàn 325 và 320 bộ binh cơ động trực thuộc Bộ và 6 trung đoàn chủ lực cơ động thuộc Quân khu 4, Quân khu Việt Bắc, Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu Ngạn biên chế đủ số quân và trang bị. Học viên sĩ quan các trường lục quân và binh chủng tổ chức thành một sư đoàn dự bị thuộc Bộ Tổng tư lệnh (mang phiên hiệu Sư đoàn 312B), sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ phía bắc Quân khu 4. hàng chục trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh, thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin được thành lập. Một số bộ phận lực lượng phòng không đang chiến đấu ở Quảng Trị được điều gấp ra miền Bắc. Các trung đoàn không quân được giao nhiệm vụ đẩm trách tác chiến không đối không trên từng khu vực, hỗ trợ và sẵn sàng chuyển đến bảo vệ những mục tiêu cần thiết. Mỗi trung đoàn không quân đều khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện chỉ huy, để có thể có động chiến đấu trên 2 hoặc 3 sân bay. Cùng với việc tiếp tục mở mặt trận đánh địch trên không, việc chuẩn bị đánh các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước của Binh chủng Không quân cũng được triển khai tích cực. Binh chủng Pháo binh và các quân khu được Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tổ chức các trận địa pháo bờ biển đánh hạm tàu địch. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang tập trung trên miền Bắc đã phát triển lên 530.000 người (tăng 10 vạn so với năm 1968), trong đó, bộ đội chủ lực thuộc các quân khu tăng gấp 2 lần, riêng Quân khu 4 tăng gấp 5 lần.


(1) Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh: Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương (chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, 1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.121.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:50:54 pm »

Lực lượng dân quân, tự vệ ở các cơ quan và địa phương tăng nhanh, được trang bị khá mạnh.. Ngoài các tổ đội trực chiến, dân quân, tự vệ miền Bắc đã tổ chức hàng chục đại đội trang bị pháo cao xạ 37, 57 và 100mm; 170 đại đội, trung đội trang bị súng máy cao xạ; 20 đại đội, trung đội trang bị pháo 85mm đánh tàu chiến My. Tổng số lực lượng dân quân,tự vệ bắn máy bay trên toàn miền Bắc đến năm 1972 có 414 đội với 1.441 khẩu pháo, súng các loại. Vận dụng và phát triển kinh nghiệm qua cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, lực lượng phòng không - không quân bố trí thành thế trận chiến tranh nhân dân, vừa có thể đánh địch rộng khắp, vừa tập trung được lực lượng mạnh trên các địa bàn trọng yếu, bảo vệ mục tiêu quan trọng.

Trên mặt trận chống địch đánh phá, chặn cắt giao thông, bao vây, phong tỏa, Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ và Quân ủy Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các lực lượng vũ trang thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo giao thông vận tải, tổ chức lực lượng nghiên cứu và rà phá thủy lôi, bom mìn nổ chậm, tăng khối lượng hàng nhập bằng đường sắt, xây dựng thêm các cảng dã chiến, các trạm chuyển tải ngoài khu vực vịnh Hạ Long. Tại các đầu mối giao thông và các địa bàn trọng điểm bị địch đánh phá, ta thành lập các ban chỉ huy thống nhất đảm bảo giao thông vận chuyển. 60% lực lượng công binh được huy động làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông. Dọc theo bờ biển từ Vĩnh Linh đến Móng Cái, hàng trăm trạm quan sát thủy lôi, bom từ trường được thiết lập làm nhiệm vụ đánh dấu, ghi lại trên bản đồ, kịp thời thông báo cho các đội tới rà phá, tháo gỡ.

Ngay sau khi địch bắt đầu chiến dịch phong tỏa miền Bắc lần thứ hai, ngày 10-05-1972, Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp đề ra các chủ trương, biện pháp đối phó, kiên quyết đánh bại âm mưu, thủ đoạn của địch. Ngày 16-5-1972, Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho các lực lượng chủ lực, theo đó: “Quân chủng Hải quân làm lực lượng nòng cốt rà phá, tháo gỡ thủy lôi, bom mìn ở các cảng, cửa sông, ven biển, các tỉnh rà phá, tháo gỡ bom mìn thả trong các sông và trên bộ. Viện Kỹ thuật quân sự cùng với Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Công binh nghiên cứu cấu tạo thủy lôi, bom từ trường, cải tiến, chế tạo thiết bị khí tài và hướng dẫn các địa phương sử dụng các phương tiện rà phá thủy lôi, bom mìn của địch”(1).

Thực hiện chỉ thị của Bộ, của quân chùng, căn cứ tình hình nhiệm vụ, ngay từ ngày 1-5-1972, Bộ Tư lệnh Hải quân đã hoàn thành dự thảo kế hoạch chống địch phong tỏa. cùng với việc tổ chức huấn luyện kỹ thuật, cung cấp thiết bị, phương tiện quan sát, phát hiện, rà phá thủy lôi, Quân chủng Hải quân tiến hành lập các trạm, đài quan sát cố định ở các cửa sông, ven biển, trên các đảo và các trạm quan sát cơ động trên các tàu hải quân. Đồng thời, quân chủng còn giúp đỡ các quân khu, công an vũ trang, Cục Vận tải đường biển xây dựng các trmạ quan sát trên các sông và các khu vực trọng điểm, tổ chức trang bị cá phương tiện và huấn luyện kỹ thuật quân sự, phát hiện, nhận dạng các loại thủy lôi của địch cho tất cả các trạm quan sát trên toàn miền Bắc.

Với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng phòng không, phòng thủ biển ba thứ quân trên miền Bắc, ngay từ những ngày đầu địch đánh phá, đã liên tiếp bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ. Ngày 6-4-1972, quân và dân Quảng Bình - Vĩnh Linh bắn rơi 10 máy bay. Ngày 9-4, các đơn vị pháo bờ biển Quảng Bình bắn cháy tàu chiến Mỹ. Ngày 16-4, Hà Nội, Hải Phòng bắn rơi 15 máy bay trong đó có 1 chiếc B.52. Ngày 19-4, máy bay chiến đấu MiG-17 của ta đánh trúng một tàu khu trục địch ở ngoài khơi Quảng Bình. Trong tháng đầu địch leo thang đánh phá trởi lại, miền Bắc đã bắn rơi 90 máy bay, bắn cháy 20 tàu chiến Mỹ, trong đó quân dân Hải Phòng đã bắn cháy 1 máy bay B.52 trên bầu trời thành phố. Tuy vậy, do địch leo thang đánh phá ồ ạt với nhiều loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật mới (chúng sử dụng bom có đầu dẫn bằng tia lade, tên lửa có điều khiến, các máy gây nhiễu…), nhiều đơn vị, địa phương đã bị tổn thất nạng. Hầu hết các cầu quan trọng trên cá tuyến đường sắt, đường bộ đều bị đánh hỏng. Vận chuyển bằng đường bộ khó khăn, tuyến vận tải biển và trên sông bị tắc. Khí tài gây nhiễu của địch làm cho việc phát hiện mục[183] tiêu, nhất là việc phát hiện máy bay B.52 trở nên khó khăn, hiệu suất chiến đấu chưa cao.

Sau một tháng đánh phá ác liệt, gây cho ta những thiệt hại nặng nề, nhưng cuộc chiến tranh phá hoại lần hứ hai của máy bay, tàu chiến Mỹ không lay chuyển được quyết tâm của nhân dân ta, không làm giảm được sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Chuyển nhanh từ thời bình vào thời chiến, miền Bắc vẫn tiếp tục sản xuất, tiếp tục sơ tán một bộ phận dân cư ra khỏi những vùng trọng điểm, đồng thời dồn sức khắc phục nhanh hậu quả của các đợt đánh phá. Riêng ở Hà Nội, từ này 25 đến ngày 30-4, có 26 vạn dân được sơ tán khỏi nội thành. Lãnh đạo thành phố quyết định thông qua kế hoạch tiếp tục sơ tán người và tài sản. Theo đó, trong tình huống địch đánh phá ác liệt hơn, thành phố chỉ để lại từ 10 đến 15 vạn người gồm các lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ở Hải Phòng, dự kiến địch có thể đánh phá quy mô lớn, ngay từ đầu vào trung tâm thành phố, Thành ủy quyết định khôi phục lại Ban Quân sự Thành ủy. Ngay trong phiên họp đầu tiên, Ban Quân sự Thành ủy đã kiểm tra lại toàn bộ phương án tác chiến, kế hoạch phòng tránh và đề nghị Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố ra chỉ thị cho các cơ quan, xí nghiệp, công trường chuyển sang trạng thái thời chiến, sơ tán ngay tài sản, máy móc, hàng hóa ra khỏi nội thành; các lực lượng vũ trang chuyển vào báo động cấp 1. ngày 13-4, khi máy bay Mỹ đánh vào Thanh Hóa, Thành ủy Hải Phòng kiên quyết yêu cầu kho xăng Thượng Lý phân tán gấp số xăng mới nhập về. Trong đêm 15-4, sau khi máy bay B.52 ném bom vào khu phố Hồng Bàng, Thượng Lý… làm 836 người bị thương, chính quyền thành phố đã tổ chức sơ tán 16 vạn người ra khỏi nội thành.


(1) Chỉ thị số 31/CT-TM của Bộ Tổng tham mưu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:51:31 pm »

Đến cuối tháng 5-1972, trước tình hình đánh phá ngày càng ác liệt của không quân Mỹ, các tỉnh, thành phố tăng cường công tác sơ tán nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản. Số dân cư ở các tỉnh thành đã được sơ tán khá triệt để: Hà Nội sơ tán 307.000 người (46% dân số), Hải Phòng 180.000 người (66% dân số), thành phố Nam Định: 24.000 người (chiếm 455 dân số). Các thị xã Hòn Gai, Uông Bí, Phủ Lý, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn… đã tiến hành sơ tán nhân dân, công sở, nhà máy, xí nghiệp khỏi những khu vực trọng điểm đánh phá địch. Đồng thời, khắp nơi trên miền Bắc, hệ thống quan sát, thông báo, báo động phòng không, hầm hào phòng tránh cũng gấp rút được củng cố, tang cường. Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chủ nhiệm phòng không cơ quan quân sự địa phương tập trung kiện toàn tổ chức, biên chế, tăng cường công tác nghiên cứu địch, bổ sung phương án tác chiến, cách đánh và kế hoạch hiệp đồng chiến đấu nhằm nâng cao hiệu quả bắn máy bay địch trong các lực lượng phòng không địa phương. Các cấp tỉnh, thành, quân khu, huyện đã đẩy mạnh công tác đảng, công tác chính trị để động viên sức mạnh tổng hợp, xây dựng các đơn vị phòng không vững mạnh về tư tưởng, tổ chức, nêu cao tinh thần quyết tâm đánh Mỹ. Công tác bồi dưỡng cán bộ, kết nập đảng viên, phát triển đoàn viên trong các đơn vị dân quân, tự vệ cũng được chú trọng đúng mức. Chế độ, chính sách đối với dân quân, tự vệ từng bước được bổ sung phù hợp với nhiệm vụ. Các lực lượng phòng không ba thứ quân luôn có sự hợp đồng chặt chẽ để luyện tập chiến đấu, do đó, trình độ chỉ huy, công tác tham mưu và kỹ thuật chiến đấu được nâng cao.

Song song với việc lãnh đạo, động viên người sơ tán khỏi trọng điểm, các địa phương chú trọng việc tổ chức lực lượng và xác định phương án khắc phục hậu quả sau các trận đánh phá của địch. Ở Hải Phòng, khi máy bay B.52 tạm ngừng ném bom, các lực lượng công binh, dân quân, tự vệ, thanh niên xung phong tập trung khắc phục hậu quả. Tại khu phố Hồng Bàng, công binh đã rà phá được 18 quả bom chưa nổ, kịp thời cứu chữa và chôn cất số người thương vong. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể cử người thu gom tài sản, giúp đỡ, hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu nhỏ mất người thân. Các cơ quan của thành phố, của huyện Kiến Thụy tổ chức quyên góp, giúp đỡ gạo, thực phẩm, chăn màn, quần áo, vật liệu xây dựng giúp các gia đình bị nạn ổn định dần cuộc sống. Hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương cử người sang tiếp nhận, cứu chữa hàng ngàn người bị thương.

Ở Hà Nội, địch oanh tạc vào kho xăng dầu Đức Giang gây tổn thất lớn: 12 trong tổng số 14 bể xăng cùng 7.000 phuy xăng dầu bị phá hủy. Ngay sau các đợt ném bom của địch, lãnh đạo thành phố và huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các lực lượng khắc phục hậu quả nhưng do đám cháy quá lớn lại thiếu phương tiện nên không dập tắt được.

Trước những thất bại trên chiến trường miền Nam, ngày 9-5, Níchxơn quyết định tiếp tục tăng cường, mở rộng quy mô đánh phá và tiến hành phong tỏa cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch trên vùng biển miền Bắc. Không quân Mỹ thả ồ ạt các loại thủy lôi, bom từ trường, hình thành 43 bãi thủy lôi với tổng diện tích 655 km2. Theo số lượng thống kê của cá trạm quan sát, trong 20 ngày đầu tại các khu vực trọng điểm, địch đã rải ở khu vực Hải Phòng 1.733 quả, cảng sông Giang 610 quả, Hòn La 1.162 quả, cửa Hội 1.352 quả. Tiếp đó, địch thả tăng cường hàng trăm quả thủy lôi làm cho tuyến vận tải Hải Phòng - Quảng Ninh ba lần bị tắc nghẽn.

Cuộc chiến diễn ra ngày càng quyết liệt. Không quân Mỹ oanh tạc dữ dội tất cả các tuyến giao thông chiến lược, hệ thống kho tàng, bến bãi, tàn phá các cơ sở công nghiệp, các nhà máy diện, các vùng dân cư, hệ thống đê điều, kè cống miền Bắc. Tàu chiến địch đêm ngày pháo kích vào các làng xã ven biển. Từ tháng 6-1972, hoạt động ném bom của máy bay B.52 trở nên thành thường xuyên với quy mô và cường độ ngày càng lớn, tập trung vào các khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Cường độ xuất kích của máy bay địch tăng cao, hằng ngày cúng sử dụng từ 300 đến 500, ngày cao nhất tới 700 lần chiếc; mỗi ngày chúng sử dụng từ 9 đến 18 lần chiếc B.52 ném hàng nghìn tấn bom xuống tất cả các mục tiêu và vào các khu dân cư. Hải quân Mỹ mở rộng phạm vi và cường độ đánh phá lên phía bắc vĩ tuyến 20, uy hiếp vùng bờ biển các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:52:16 pm »

Trước sự đánh phá ồ ạt bằng nhiều thủ đoạn, sử dụng các loại vũ khí, khí tài hiện đại của không quân, hải quân quân Mỹ, việc thành công đánh trả bảo vệ mục tiêu, chống bao vây, phong tỏa của quân dân miền Bắc gặp nhiều khó khăn, tổn thất về người, vận chuyển liên tục tăng lên; giao thông vận tải ở nhiều địa phương bị chặn cắt. Tháng 5-1972, cảng Hải Phòng buộc phải từng ngừng hoạt động, tuyến vận tải ven biển vào phía nam bị tắc hoàn toàn, nhiều tuyến đường sông bị ngừng trệ, vận tải đường sắt đoạn Thanh Hóa - Vinh ngưng trệ.

Sự đánh phá điên cuồng của địch cùng những thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, độc ác hòng cô lập cách mạng Việt Nam, không làm quân và dân ta nao núng quyết tâm. Trung ương Đảng khẳng định: Dù đế quốc Mỹ có những âm mưu và hành động không thể xoay chuyển được tình thế ở chiến trường…, cả nước đều phải có quyết tâm lớn, cảnh giác cao, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng địch trong mọi tình huống.

Cuối tháng 5-1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp bàn về nhiệm vụ của quân và dân miền Bắc trước tình hình mới. Về âm mưu của địch, hội nghị nhận định: Trong thế thua, đế quốc My vẫn tiếp tục đẩy mạnh chủ trương phá hoại đối với miền Bắc; chúng sẽ ra sức ngăn chặn viện trợ vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cho ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại tiềm lực quân sự và kinh tế miền Bắc, gây thương vong lớn cho nhân dân, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh tâm lý hòng làm lung lay quyết tâm kháng chiến của quân và dân ta. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng lượng định: phải đặc biệt cảnh giác đề phòng địch có thể liều lĩnh đổ bộ đánh phá một số nơi ở miền Bắc và đề ra bốn nhiệm vụ cho quân và dân miền Bắc.

1. Phát động cuộc chiến tranh nhân dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của địch ở mức độ cao hơn, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự mới của địch,bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

2. Thực hiện chuyển hướng mọi hoạt động của miền Bắc cho phù hợp với thời chiến.

3. Tiếp tục làm nhiệm vụ tăng viện cho chiến trường trong mọi tình huống.

4. Chuẩn bị mọi mặt để khi có điều kiện thì đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa…

Trong những chủ trương công tác lớn trước mắt, Bộ Chính trị nhấn mạnh việc mở rộng thêm một bước lực lượng vũ trang miền Bắc; nâng cao hiệu quả đánh địch và phòng tránh; xúc tiến việc chống địch phong tỏa; tập trung sức bảo đảm nhiệm vụ đột xuất số một là giao thông vận tải và tăng cường chi viện cho tiền tuyến lớn.

Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập một số đơn vị thuộc lực lượng phòng không địa phương và khẩn trương điều chỉnh bố trí lại lực lượng, thế trận phòng không trên miền Bắc. Quân khu Tả Ngạn thành lập Trung đoàn pháo phòng không 272 làm nhiệm vụ bảo vệ Hòn Gai, Cẩm Phả. Quân khu Hữu Ngạn bổ sung quấn số, trang bị, kiện toàn tổ chức và triển khai 5 tiểu đoàn phòng không gồm 13 đại đội pháo 37mm, 2 đại đội súng máy phòng không 14,5mm và 1.926 trận địa trực chiến cố định, 381 tổ chiến đấu cơ động để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở địa phương. Quân khu Việt Bắc thành lập 2 trung đoàn pháo phòng không: Trung đoàn 254 có nhiệm vụ bảo vệ Yên Bái, Trung đoàn 256 có nhiệm vụ bảo vệ khu gang thép Thái Nguyên. Quân khu Tây Bắc khôi phục Tiểu đoàn 24 làm nhiệm vụ tác chiến bảo vệ thị xã Sơn La, khôi phục Tiểu đoàn pháo phòng không 64A bảo vệ Vĩnh Phú, thành lập Tiểu đoàn pháo khắc phục 48 của tỉnh Tuyên Quang làm nhiệm vụ cơ động của quân khu, tổ chức thêm Trung đoàn pháo phòng không hỗn hợp 286 làm nhiệm vụ bảo vệ nhà máy thủy điện Thác Bà. Ngoài ra, mỗi tỉnh trong quân khu còn tổ chức một đo pháo phòng không dự nhiệm. Tại Quân khu 4, 10 tiểu đoàn pháo phòng không, 6 tiểu đoàn công binh được thành lập mới đồng thời với việc khôi phục và phát triển một số đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương với quân số lên tới 11.807 cán bộ, chiến sĩ. Lúc này, trên địa bàn quân khu, lực lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương lên tới 46.100 quân và gần 300 nghìn cán bộ, đội viên dân quân tự vệ. Quân khu Thủ đô thành lập Đoàn Quang Trung bảo vệ Thủ đô. Mỗi khu phố ở Hà Nội tổ chức một đo pháo phòng không 100mm gồm 5 khẩu đội để tăng cường hỏa lực đánh máy bay tầm trung và tầm cao. Các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn Thủ đô nếu có trên 70 chiến sĩ tự về đều tổ chức đơn vị cơ động thoát ly sản xuất, được trang bị súng máy phòng không, sẵn sàng đánh máy bay ở tầm thấp, nhưng cơ sở có dưới 70 tự vệ được trang bị súng bộ binh làm nhiệm vụ chiến đấu tại chỗ và là lực lượng xung kích khắc phục hậu quả chiến đấu. Đến giữa năm 1972, bộ đội chủ lực trên miền Bắc tăng hơn 100.000 người so với năm 1968 là năm bộ đội chủ lực trên miền Bắc đạt con số cao nhất kể từ năm 1971 về trước. Toàn bộ lực lượng này được biên chế thành các sư đoàn cùng hàng chục trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh và binh chủng mới xây dựng hoặc kiện toàn đủ quân số theo biên chế thời chiến. Lực lượng dân quân, tự vệ bắn máy bay và tàu chiến Mỹ được phát triển cả về số quân và trang bị bao gồm 200 đại đội, trung đội pháo cao xạ và súng máy phòng không tập trung cùng với hàng chục đội pháo binh bờ biển và hàng trăm nghìn dân quân, tự vệ làm nòng cốt trong các nhiệm vụ chiến đấu, bắt giặc lái, phòng không nhân dân, khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông, vận tải. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là lúc lực lượng phòng không ba thứ quân phát triển đến đỉnh cao. Trước đòi hỏi của tình hình trong giai đoạn mới, ngành hậu cần quân đội tăng cường bổ sung mọi nhu cầu trang bị vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ phát triển lực lượng vũ trang. Trên thực tế, lúc này, ta chủ trương phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở các địa phương. Vì thế, các tỉnh, thành phố trên miền Bắc được bổ sung vu khí, đạn dược với khối lượng lớn trong nhiều đợt. Ngoài vũ khí đánh máy bay tầm thấp, bộ đội địa phương và các đơn vị dân quân, tự vệ tập trung đã được trang bị nhiều loại pháo cao xạ, kể cả một số loại cỡ lớn, pháo mặt đất đánh tàu chiến và nhiều loại vũ khí chiến đấu của cá lực lượng bộ binh cơ động các cấp tỉnh, huyện và cơ sở. Cùng với việc đảm bảo vũ khí, đạn dược, xăng dầu cho các lực lượng chiến đấu, ngành hậu cần quân đội đồng thời nỗ lực trong công tác đảm bảo lương thực, thực phẩm, cung cấp quân nhu. Công tác quân y và ngành y tế trong thời gian này đã phối hợp chặt chẽ. Các đơn vị tác chiến với lực lượng y tế địa phương đã chủ động phối hợp trong công tác cứu chữa thương, bệnh binh, công tác thu dung, điều trị, thanh toán…; thống nhất kế hoạch cấp cứu, chuyển thương, cứu chữa cho cả bộ đội và dân quân bị thương trên từng khu vực tác chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:53:02 pm »

Đánh phá miền Bắc lần này, không quân, hải quân Mỹ ngoài việc đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí, khí tài tối tân, chúng còn thường xuyên thay đổi thủ đoạn đánh phá. Để tăng cường khả năng đánh trả, nâng cao hiệu quả chiến đấu, các đơn vị lực lượng phòng không và phòng thủ biển ba thứ quân chú trọng làm tốt công tác rút kinh nghiệm, tìm hiểu quy luật hoạt động, đánh phá của địch để xây dựng cách đánh mới. Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiên cứu tìm cách đánh thích hợp, nâng cao khả năng chiến đấu hợp đồng của các đơn vị binh chủng, kịp thời thay đổi thế bố trí lực lượng theo hướng bảo đảm vừa địch rộng khắp, vừa tiến hành các đợt tác chiến tập trung bảo vệ những khu vực mục tiêu trọng yếu và các đợt vận chuyển cao điểm. Lực lượng phòng không, không quân, rađa và pháo binh nỗ lực cải tiến kỹ thuật chống nhiễu điện tử, vận dụng các cách đánh linh hoạt, nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu và hiệu suất tiêu diệt máy bay, tàu chiến địch.

Với quyết tâm cao, bằng trí thông minh và lòng quả cảm, lực lượng phòng không, phòng thủ biển trên miền Bắc đã chiến đấu quyết liệt, đánh trả có hiệu quả không quân, hải quân Mỹ. Trong 6 tháng chiến đấu liên tục, từ ngày 9-5 đến 22-10-1972, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 561 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 60 tàu chiến địch, bắt nhiều giặc lái Mỹ. Chỉ riêng ngày 10-5, 18 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi. Đây là con số kỷ lục máy bay Mỹ bị hạ trong một ngày kể từ khi Níchxơn ra lệnh đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Ngày 27-6, không quân ta xuất kích đánh địch trên vùng trời Sơn La, hạ 4 máy bay F4. Đêm 23-7, dân quân Thái Thụy (Thái Bình) đã bắn rơi 2 chiếc A7. Ngày 17-10, dân quân Tiên Lãng (Hải Phòng) bắn hạ 1 chiếc F111…

Ở vùng bờ biển, hệ thống trạm quan sát thủy lôi bom bừ trường đã kịp thời phát hiện, đánh dấu, thống kê tương đối chính xác, đầy đủ và kịp thời các bãi thủy lôi, các khu vực bom mìn nổ chậm, làm cơ sở cho việc tìm kiếm, trục vớt, phá gỡ. Trong cuộc chiến đấu chống địch phong tỏa lần thứ hai, miền Bắc xây dựng được 273 trạm quan sát (trong đó, Quân chủng Hải quân 31 trạm, Cục Vận tải đường biển 29 trạm), với hàng ngàn phương tiện rà phá thủy lôi. Cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ rà phá thủy lôi, bom mìn chống phong tỏa, lực lượng hải quân Việt Nam cùng với lực lượng ba thứ quân bắn cháy, bắn hỏng 60 tàu chiến Mỹ, hạn chế hoạt động pháo kích của địch vào vùng ven bờ. Đại đội pháo binh dân quân gái Ngư Thủy (Quảng Bình) bắn cháy 2 tàu. Tiểu đoàn 5 pháo binh Hải Phòng bắn cháy 4 tàu ở vùng biển Đồ Sơn. Luồng vận chuyển ven biển từ Quảng Ninh về Hải Phòng, hai lần bị địch phong tỏa, hai lần ta khơi thông. Khối lượng hàng vận chuyển trên tuyến này từ 2.600 tấn trong 6 tháng tăng lên hơn 10.000 tấn trong tháng 9-1972.

Chiến tranh ác liệt, lực lượng nam, nữ thanh niên tiếp tục được động viên vào lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, trên ruộng đồng, trong nhà máy, công xưởng, trường học, phần lớn là lao động nữ… Dù vậy, chiến tranh không làm người hậu phương nao núng quyết tâm. Trên mặt trận sản xuất, giai cấp nông dân, công nhân vẫn bám ruộng đồng, nhà máy, duy trì và giữ vững sản xuất. Năm 1972, mức thu mua lương thực tăng gấp 1,5 lần so với năm 1971. Sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết và các mặt phục vụ sản xuất, bao gồm điện năng, phân hóa học, hệ thống thủy lợi tưới tiêu nhưng nông dân miền Bắc đã khắc phục thiếu thốn, gian lao, cố gắng duy trì diện tích gieo trồng, tăng năng suất lúa và màu. Một số địa phương trên miền Bắc tiếp tục là lá cờ đầu trong phong trào sản xuất nông thiệp. Thái Bình là tỉnh dẫn đầu với năng suất 6 tấn thóc/1 ha, diện tích gieo trồng cũng tăng 15%. Hải Hưng là tỉnh có 800 km đê bị bom Mỹ đánh phá hơn 240 lần nhằm vào đường giao thông, hệ thống đê điều và vùng đông dân. Dù vậy, vụ mùa năm 1972, Hải Hưng vẫn đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay. Năng suất của cả tỉnh đạt trên 5 tấn thóc một héc ta, trong đó huyện Gia Lộc dẫn đầu tỉnh với với năng suất lúa đạt bình quân cả năm hơn 6 tấn rưỡi một hécta gieo trồng. Cùng với quân dân cả nước, tỉnh Hà Tây đã cố gắng vươn lên bằng một cuộc cách mạng về giống mới, cùng với các biện pháp thâm canh nên năm 1972 đạt 5,3 tấn thóc/1ha, trong đó hơn 2/3 số huyện và thị xã đạt từ 5 tấn trở lên, hàng chục hợp tác xã vượt năng suất đạt 8-10 tấn/1ha.

Là một trong số những tỉnh bị đánh phá ác liệt, nhưng vụ mùa năm 1972, tỉnh Nam Hà vẫn cấy vượt mức kế hoạch diện tích 1,5%. Cả năm 1972, Nam Hà đạt mục tiêu đề ra 5 tấn thóc/1ha, một số huyện vươn lên như Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Nam Ninh, Hải Hậu đạt từ 5,5 đến 6 tấn. những cố gắng của cán bộ, nhân dân tỉnh Nam Hà đã đưa Nam Hà vượt lên, đạt ba mục tiêu chủ yếu trong nông nghiệp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra về năng suất, sản lượng thóc và số đầu lợn.

Vượt qua những khó khăn do địch đánh phá, thiên tai khắc nghiệt, khó khăn về nhân lực…, nông dân ngoại thành Hà Nội đã nỗ lực cố gắng đáp ứng nhu cầu về lương thực của nông dân và một phần lớn thực phẩm cho nhân dân nội thành và đóng góp một phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông sản xuất khẩu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:53:56 pm »

Nghệ An, tỉnh lớn có 1,6 triệu dân đã đạt 5 tấn thóc/1ha trên diện tích hai vụ lúa ổn định. Là tỉnh có số lần địch đánh phá lớn; hơn nữa, do động viên một bộ phận nhân lực phục vụ hỏa tuyến, lực lượng lao động, thủy lợi và vật tư hạn chế, nhưng Nghệ An đã kiên cường vượt qua những khó khăn đó. Người nông dân Nghệ An “chắc tay cày”, “vững tay súng”, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đưa năng suất lúa tăng cao. So với năm 1971, năng suất lúa năm 1972 tăng mỗi ha 4,7 tạ. Toàn tỉnh có 6 huyện tỏn 10 huyện sản xuất lúa và 250 hợp tác xã trong số 300 hợp tác xã trồng lúa đạt 5 tấn thóc/1ha. Hai huyện Quynh Lưu và Yên Thành bị đánh phá dữ dội vẫn đạt trên 6 tấn, xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) đạt gần 9 tấn, xã Liên Thành (Yên Thành) đạt 8,2 tấn/1ha… Cùng với các tỉnh vựa lúa Thái Bình, Hải Hưng, Nam Hà…, Nghệ An bước vào hàng ngũ các tỉnh đạt năng suất 5 tấn trên một hécta gieo trồng làm nức lòng nhân dân cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích gieo trồng vụ mùa lớn. Tính chung cả năm, năng suất lúa của tỉnh tăng gần 2 tạ một hécta so với năm 1971, vượt kế hoạch 5%. Toàn tỉnh có 6 huyện đạt từ 5-6 tấn thóc/1ha cả năm. Huyện Thọ Xuân, lá cờ đầu về phong trào thâm canh lúa đạt hơn 6 tấn, các huyện khác như Thiệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hoằng Hóa cũng đạt hơn 5 tấn, huyện Ngọc Lạc là huyện vùng núi cũng đã đưa năng suất lên 5 tấn, dẫn đầu trong số huyện miền núi của tỉnh. Số hợp tác xã đạt năng suất cao trong năm 1972 của tỉnh Thanh Hóa được mở rộng, đặc biệt các xã Xuân Thành và Hạnh Phúc (huyện Thọ Xuân) đạt hơn 9 tấn thóc một hécta.

Mặc dù nằm trên địa bàn trọng điểm đánh phá của không quân, hải quân Mỹ, nhưng các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình, khu vực Vĩnh Linh đã có một vụ mùa bội thu. So với năm 1971, năng suất lúa mùa năm 1972 của Hà Tĩnh tăng hơn 40%, Quảng Bình tăng 80%, khu vực Vĩnh Linh tăng 16%. Huyện Đức Thọ Hà Tĩnh là một trong những huyện bị địch đánh phá ác liệt vẫn thu hoạch vụ mùa năng suất cao, 30% số hợp tác xã trong huyện đã đạt bình quân 5 tấn thóc/1ha cả năm. Trong đợt huy động lương thực cấp bách tháng 5-1972, chỉ một thời gian ngắn, Quảng Bình đã huy động được 500 tấn gạo giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn chuyển vào chiến trường.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các ngành chăn nuôi, trồng cây công nghiệp cũng được duy trì và có những tiến bộ mới. So với năm 1971, đàn lợn trên toàn miền Bắc tăng 14,5%, riêng đàn lợn tập thể tăng 20%, số lợn lai kinh tế tăng gấp đôi. Sản lượng cây công nghiệp tăng hơn năm trước, mía tăng 13%, đay 38%, cói 24%, thuốc lá 10%. Công tác xây dựng vùng kinh tế mới, trồng rừng, hoàn chỉnh hệ thống thủy nông cũng được chú trọng đẩy mạnh. Vượt mọi khó khăn, vừa sản xuất vừa chiến đấu, người nông dân miền Bắc trong chiến tranh chống phá hoại lần thứ hai của Mỹ đã “vững tay cày, chắc tay súng”, giành thắng lợi trên cả ba mặt: sản xuất lương thực, thực phẩm; củng cố đê điều, xây dựng vật chất trong nông nghiệp; phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến.

Sản xuất công nghiệp trong thời gian này gặp nhiêu khó khăn bởi “sẽ không có mục tiêu công nghiệp nào được loại trừ không bị đánh phá” như Mỹ từng đe dọa và trên thực tế đã thực hiện. Lường tính được âm mưu và thủ đoạn đánh phá của địch, ngay từ đầu, để duy trì và giữ vững sản xuất, các máy móc, thiết bị, vật tư của nhiều cơ sở công nghiệp nặng được di chuyển đến vùng an toàn. Tuy vậy, một số ngành công nghiệp nặng do khó khăn về năng lượng, vật tư, thiết bị nên không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Sản lượng điện sut 80 triệu kw/h, than sụt hơn 2 triệu tấn, ximăng, gang thép giảm từ 2/3 đến 1/4 sản lượng. Tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và một bộ phận công nghiệp nạng không những duy trì được tiến độ sản xuất mà còn tăng thêm sản lượng như các ngành cơ khí, diệt, may mặc, chế biến thực phẩm.

Công nghiệp địa phương tiếp tục có sự phát triển đáng kể. Từ 42,9/% tỷ lệ giá trị tổng sản lượng công nghiệp của cả nước năm 1965 đã tăng lên 58% trong năm 1972. Sự phát triển của các ngành công nghiệp địa phương đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nhu cầu đời sống nhân dân các địa phương đồng thời góp phần thiết thực phục vụ cho các lực lượng vũ trang trong chiến đấu và xây dựng.

Cùng với hai ngành sản xuất chính là công nghiệp và nông nghiệp, các ngành nghề khác cũng được chú trọng giữ vững hoạt động, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Ngành thương nghiệp với chức năng lưu thông, phân phối phục vụ sự ngiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa nội và ngoại thương, giữa kinh tế quốc doanh với kinh tế hợp tác xã… Ngành xây dựng cũng đã cố gắng từng bước trưởng thành phục vụ cho các ngành kinh tế khác.

Chiến tranh ác liệt với nhiều xáo trộn, mất mát, hy sinh nhưng sự nghiệp văn hóa, giáo dục miền Bắc năm 1972 vẫn giành được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ người biết chữ trong nhân dân tăng lên. Số lượng học sinh cắp sách đến trường ở các cấp học tăng hơn năm 1971. Tiếp tục nỗ lực của những năm trước, trong năm học 1971-1972, hệ thống trường lớp được mở rộng đến từng xã, phường; cơ sở vật chất được cải thiện; nhiều hình thức dạy học mới ra đời phù hợp với tình hình chiến tranh. Các trường lớp dạy nghệ phát triển dưới nhiều hình thức. Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp mở rộng hơn trước cả về quy mô, ngành nghệ và loại hình đào tạo. Công tác thông tin đại chúng va các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển phong phú về thể loại, hình thức và nội dung, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân, góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực. Diện phủ sóng truyền thanh được mở rộng.

Mạng lưới y tế các tuyến tiếp tục được mở rộng cả về đội ngũ, cả về cơ sở vật chất, bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh và nhân dân địa phương trong chiến tranh, phát huy khả năng phòng thủ và chữa bệnh tại các tuyến cơ sở.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:55:12 pm »

Qua gần một năm leo thang đánh phá miền Bắc với quy mô và cường độ khốc liệt, dữ dội, nhưng đế quốc Mỹ không thể làm nao núng ý chí, quyết tâm của quân và dân ta. Thất bại trong chiến tranh phá hoại, phong tỏa miền Bắc và thất bại trên chiến trường miền Nam tiếp tục tác động mạnh tới tình hình chính trị nước Mỹ. Tuy vậy, bắng nhiều thủ đoạn và biện pháp, Níchxơn vẫn vượt qua kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Ngay sau khi tái đắc cử, Níchxơn và tập đoàn cầm quyền Mỹ tương đối “rảnh tay” để thực hiện những bước phiêu lưu quân sự mới ở Việt Nam. Tại Hội nghị Pari, Kítxingiơ đề nghị sửa đổi 126 điều trong dự thảo Hiệp định tháng 10. Ngày 21-11, phái đoàn ta trở lại hội nghị nhưng kiên quyết không nhân nhượng những đòi hỏi của phía Mỹ. Tình hình diễn biến rất căng thẳng. Mỹ lập cầu hàng không ồ ạt đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh, thiết bị chiến trường, hối hả trao trước thời hạn cho ngụy quân các căn cứ quân sự Mỹ dưới danh nghĩa cố vấn dân sự và kỹ thuật viên để huấn luyện, chỉ huy quân đội Sài Gòi. Không quân, hải quân và pháo binh Mỹ tập trung hỏa lực chi viện tối đa cho quân Sài Gòn phản kích giành lại những nơi vừa bị mất. Ở miền Bắc, máy bay và pháo hạm Mỹ ngày đêm oanh tạc, bắn phá dữ dội Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Mặc dù thời tiết xấu, hằng ngày chúng vẫn cho xuất kích 170-180 lần chiếc máy bay chiến thuật, có ngày thời tiết khá, chúng tăng lên 300 lần cùng với 27 lần chiếc B.52 để đánh phá. Chúng tiếp tục thả thêm 1.000 quả thủy lôi và bom từ trường ở các cửa sông, phà Bến Thủy, Linh Cảm, Hiền Lương. Ban đêm, hải quân Mỹ bắn khoảng 15.000 quả đạn pháo vào ven biển từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Các hoạt động trinh sát đường không phía bắc vĩ tuyến 20, đặc biệt vùng trời Hà Nội, Hải Phòng do máy bay trinh sát chiến lược SR-71 của không quân Mỹ trở nên thường xuyên và ráo riết.

Theo dõi diễn biến tình hình, Đảng ta cho rằng không tránh khỏi một cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Đầu tháng 11-1972, các đơn vị phòng không miền Bắc được lệnh gấp rút tăng cường lực lượng, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đối phó với bước phiêu lưu quân sự mới của Mỹ. Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức rút kinh nghiệm và tiến hành tổng kết cách đánh máy bay B.52. Ngày 25-11, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị Tăng cường sẵn sàng chiến đấu. Chỉ thị nêu rõ: Sắp tới chúng ta cần đề phòng địch có thể có những hành động phiêu lưu mới. Chúng có thể ném bom bắn phá trở lại từ vĩ tuyến 20 trở ra với mức độ ác liệt hơn trước. Chúng có thể liều lĩnh dùng máy bay B.52 đánh phá các trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, các chân hàng, các đầu mối giao thông, các vùng đông dân; dùng hải quân đánh phá tăng cường bờ biển… Các đơn vị phải hết sức đề cao cảnh giác, kiểm tra và hoàn chỉnh thêm công tác sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch tác chiến và phòng tránh sơ tán. Quân ủy Trung ương chỉ thị cho bộ đội không quân, tên lửa tiếp tục nghiên cứu, cải tiến cách đánh, tích cực huấn luyện bộ đội cách đánh máy bay B.52 và các biện pháp chống nhiễu, chống bom lade, bom vô tuyến truyền hình. Ngày 27-11, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho lực lượng phòng không: “Tập trung mọi khả năng, nhằm đúng đối tượng B.52 mà tiêu diệt”.

Sau khi thông qua kế hoạch tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương điều chỉnh lực lượng, xây dựng thế trận của lực lượng phòng không ba thứ quân, chuẩn bị kế hoạch phòng không nhân dân nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sẵn sàng đối phó với âm mưu và thủ đoạn mới của địch.

Sư đoàn phòng không hỗn hợp 365 được giao nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng phòng không địa phương tác chiến bảo vệ các tuyến vận tải Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. Sư đoàn 375 gồm một trung đoàn tên lửa (268) và 5 trung đoàn cao xạ bảo vệ đường số 1 từ Hà Nội đến Lạng Sơn. Lực lượng phòng không Quân khu Tả Ngạn có 2 tiểu đoàn pháo cao xạ đứng chân ở Hà Bắc. Khu vực Bắc Thái và Yên Bái có lực lượng phòng không của Quân khu Việt Bắc gồm Trung đoàn pháo cao xạ 256 bố trí ở Thái Nguyên, Trung đoàn pháo cao xạ 254 bố trí ở Yên Bái. Trên khu vực Hà Nội, ta bố trí lực lượng phòng không mạnh gồm Sư đoàn 361 có 3 trung đoàn tên lửa 257, 261 và 274(1); 5 trung đoàn cao xạ là 220, 221, 212, 244, 260; các trung đoàn không quân 921, 923, 925, 927 và Trung đoàn tên lửa 274 vừa từ chiến trường ra làm lực lượng dự bị cho hướng chủ yếu là Hà Nội. Lực lượng phòng không dân quân tự vệ gồm 226 đội, trang bị 741 khẩu pháo, súng máy phòng không đủ loại, trong đó có 4 đại đội dân quân, tự vệ trang bị 20 khẩu pháo 100mm, có thể tham gia bắn máy bay B.52. Ở khu vực Hải Phòng, có Sư đoàn 363 gồm 2 trung đoàn tên lửa 236 và 285; Trung đoàn pháo cao xạ 252 và lực lượng phòng không của Quân khu Tả Ngạn gồm Trung đoàn pháo cao xạ 272 và 4 tiểu đoàn độc lập.


(1) Trong đó trung đoàn 274 mới có hai tiểu đoàn triển khai (88 và 86), hai tiểu đoàn 87 và 89 đang nhận khí tài, tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn vẫn còn một bộ phận trên hướng Trị - Thiên chưa ra kịp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 07:56:16 pm »

Các tiểu đoàn, đại đội phòng không của các quân khu, tỉnh, thành phố và lực lượng bắn máy bay của dân quân, tự vệ gồm 350 tổ, đội trực chiến, trang bị hơn 100 khẩu cao xạ (100, 88, 37, 20mm), 550 khẩu súng máy cao xạ (12.7 và 14,5mm), 700 khẩu đại liên, trung liên bố trí trên khắp địa bàn, tập trung ở những khu vực trọng điểm. Các trạm rađa bố trí thành mạng lưới liên hoàn. Mỗi khu vực chiến thuật sử dụng từ 6 đến 9 máy bay, có thể hỗ trợ cho nhau phát hiện các loại máy bay ở các tầng, các hướng. Hệ thống trận địa rađa cảnh giới vùng tời Hà Nội bố trí xong trước tháng 1-1972. Cán bộ, chiến sĩ một số đại đội rađa mang khí tài vượt đường xa, khắc phục địa hình phức tạp, đặt máy ở một số vùng núi cao, hải đảo để tăng khả năng cảnh giới từ xa.

Tăng cường sức mạnh chiến đấu của bộ đội, cùng với việc tổ chức sinh hoạt chính trị, nâng cao nhận thức tình hình, nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ, Quân chủng Phòng không - Không quân còn tổ chức các hội nghị về trắc thủ rađa, hội nghị về cách đánh máy bay B.52 va tổ chức đánh khảo nghiệm. Binh chủng Không quân triển khai công tác huấn luyện chiến sĩ lái máy bay chiến đấu ban ngày và ban đêm trong điều kiện phức tạp, tập đánh máy bay B.52, đánh chặn máy bay cường kích, tập cất cánh và hạ cánh ở các sân bay dã chiến có đường băng ngắn. Bộ đội cao xạ luyện tập cách đánh máy bay chiến thuật trong đội hình bảo vệ B.52 và bắn máy bay địch bay thấp ban đêm, bảo vệ các trận địa tên lửa. Một số sân bay dã chiến được bí mật xây dựng ở vòng ngoài; các trận địa dã chiến cho bộ đội tên lửa cơ động, lập trận địa nghi binh thu hút máy bay địch. Hệ thống trận địa chốt, trận địa nghi binh thu hút máy bay địch. Hệ thống trận địa chốt, trận địa cơ động của bộ đội pháo cao xạ được củng cố thêm. Lực lượng rađa bố trí đội hình có tuyến trước, tuyến sau và hai bên sườn, bảo đảm phát hiện kịp thời và chính xác mục tiêu trên các hướng. mạng thông tin dự bị và hệ thống thông tin vô tuyến diện tiếp tục được triển khai và tăng cường, bảo đảm chỉ huy thông suốt từ trên xuống dưới. Việc bảo đảm đạn cho các trận địa tên lửa do các phân đội kỹ thuật của Binh chủng Phòng không phụ trách. Các mặt công tác bảo đảm, nhất là bảo đảm kỹ thuật cho các binh chủng được chấn chính hợp lý và có hiệu quả hơn.

Phát huy sức mạnh hiệp đồng của lực lượng phòng không ba thứ quân, Bộ Tổng tham mưu xác định tên lửa phòng không là lực lượng chính tiêu diệt máy bay B.52, không quân tiêm kích là lực lượng tiến công phá vỡ và gây rối loạn đội hình không quân địch, đồng thời công kích B.52 ở ngoài tầm hỏa lực của tên lửa phòng không; các đơn vị pháo cao xạ là lực lượng chính đánh diệt máy bay cường kích. Trong điều kiện phải bảo vệ mục tiêu trên khu vực không gian rộng, khả năng cơ động đội hình chiến đấu có hạn, Bộ Tổng tư lệnh kiên quyết tập trung 50% lực lượng cao xạ, tên lửa phòng không vào các khu vực tác chiến chủ yếu.

Cùng với kế hoạch chuẩn bị và tăng cường lực lượng phòng không quốc gia bảo vệ vùng trời Hà Nội, Hải Phòng, công tác phòng không nhân dân ở hai thành phố lớn này và tại một số địa bàn quan trọng khác đã được đặc biệt quan tâm. Lực lượng dân quân, tự vệ phòng không Thủ đô có 8 đại đội pháo cao xạ 100mm của dân quân 4 huyện ngoại thành gồm 20 khẩu pháo cao xạ 100mm, 28 khẩu pháo 37mm.Tự vệ của 4 khu phố nội thành gồm 226 tổ, đội với 741 khẩu súng máy phòng không được triển khai thành 92 trận địa súng máy phòng không 14,5mm; hơn 100 trận địa súng máy phòng không 12,7mm, đại liên, trung liên. Ngoài ra, lực lượng “tay búa, tay súng” của công nhân được trang bị hơn 4 vạn súng trường, tư lệnh, sẵn sàng tham gia bắn máy bay thấp, bắt giặc lái và khắc phục hậu quả đánh phá của địch. Các tổ cứu thương, cứu sập của dân quân, tự vệ được trang bị thêm các phương tiện cấp cứu, kể cả cần cẩu, xe ủi, máy gạt… Hệ thống công sự chiến đấu và hầm hào ẩn nấp được sửa chữa, tu bổ và xây dựng thêm.

Ở Hải Phòng, lực lượng phòng không quân khu có một trung đoàn và 4 tiểu đoàn độc lập, lực lượng phòng không địa phương có 85 tổ, đội với 510 khẩu pháo và súng máy phòng không, trong đó có 12 khẩu pháo 100mm, 16 khẩu pháo 85mm, 32 khẩu pháo 37mm.

Đến ngày 18-12, các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng đã chuẩn bị được 1,8 đến 2,16 cơ số đạn. Nhiên liệu đảm bảo hoạt động của máy bay tiêm kích được dự trữ đầy đủ tại các kho ở bắc sông Hồng cho máy bay ở các sân bay Nội Bài, Kép, Yên Bái; dự trữ của các kho nam sông Hồng đảm bảo cho máy bay của các sân bay Hòa Lạc, Thọ Xuân. Tại mỗi sân bay, xăng dầu dự trữ đủ cho 30-40 ngày chiến đấu.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Hai, 2011, 10:51:39 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM