Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:59:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78675 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 10:54:46 am »

Tại trọng điểm số 2, từ ngày 3 đến ngày 7-6, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 88 chủ lực Khu 8 nổ súng tiến công địch trên hướng Phú Quý, Nhị Mỹ, Mỹ Long. Trung đoàn 1 tiến công tiêu diệt 2 đồn Phú Quý và Cống Bộng, sau đó trụ lại đánh bài cuộc hành quân giải tỏa của Tiểu đoàn 402 và Liên đội 73 bảo an, diệt gọn 1 đại đội, Trung đoàn 88 bao vây bức rút đồn Cây Me xã Mỹ Long. Phát hiện được ý định mở mảng Phú Quý, Nhị Quý, cắt quốc lộ 4 của ta, địch lập tức điều động thêm lực lượng bảo an đến ứng phó. Cũng chính vào thời điểm này, ở khu vực bắc quốc lọ 4, khí thế tiến công và nổi dậy mở mảng tại 8 xã cũng như mở lại mảng 3 Cai Lậy Bắc đang phát triển thuận lợi, buộc địch phải sử dụng một bộ phận quan trọng lực lượng đối phó, để hở hướng Vĩnh Kim. Nhân thời cơ này, ta sử dụng một bộ phận nhỏ lực lượng tiếp tục kìm chế, nghi binh địch ở Phú Quý, Mỹ Long, còn đại bộ phận của Trung đoàn 1 và Trung đoàn 88 nhanh chóng cơ động vến vị trí tập kết chuẩn bị tiến công Vĩnh Kim.

Vào 2 giờ sáng ngày 8-7, Tiểu đoàn 510 (Trung đoàn 88), Tiểu đoàn đặc công 269, đại đội Châu Thành Nam và đội biệt động đã tiến công chi khu Vĩnh Kim - mở đầu đợt 2 đánh phá bình định, mở mảng Vĩnh Kim. Sau 6 giờ chiến đấu ác liệt, ta đã đánh chiếm một số mục tiêu như khu hành chính, công sơ tề xã, phòng vệ dân sự, hậu cứ Liên đội 73 bảo an, doanh trại Đại đội 287 bảo an. Lực lượng địch còn lại co cụm chống trả quyết liệt, ta chuyển sang vây lấn. Đến 10 giờ cùng ngày, địch cho nổ kho chứa đạn chi khu. Hành động này của địch gây cho ta một số thương vong, một số nơi ta buộc phải nới dãn vòng vây. Lợi dụng tình hình này, lực lượng địch còn lại rút sâu vào trong chi khu cố thủ. Cùng lúc, địch huy động 4 tiểu đoàn, liên đội bảo an, 1 giang đoàn của tiểu khu Định Tường đến ứng cứu.

Kiên quyết cô lập chi khu Vĩnh Kim, chặn đứng quân tiếp viện của địch, Trung đoàn 1 cơ động lên Hữu Đạo, chặn đánh Tiểu đoàn 402 bảo an địch, diệt 120 tên, phá hủy 22 giang thuyền trên kênh Nguyễn Tấn Thành. Trung đoàn 88 chặn đánh Tiểu đoàn 424 bảo an ở khu vực nam Vĩnh Kim. Đêm 8 rạng ngày 9, ta hai lần tổ chức tiến công uy hiếp chi khu Vĩnh Kim. Ngày 9, Trung đoàn 1 vận động tiến công diệt gọn Liên đội 99 và đánh thiệt hại nặng Liên đội 46 bảo an, loại khỏi vòng chiến đấu 200 địch, thu 60 súng. Cũng ngày 9, ta liên tục tập kích hỏa lực cối 60mm, ĐKZ 75 và H12 vào chi khu Vĩnh Kim; đến 21 giờ, Trung đoàn 1 và đặc công diệt gọn Đại đội 204 bảo an chốt sâu trong chi khu. Ngày 10, được Tiểu đoàn 209 (Trung đoàn 88) tăng cường, Trung đoàn 1 cơ động chặn đánh cuộc hành quân giải tỏa của địch trên đường Đông Hòa, loại khỏi chiến đấu 300 tên, thu 60 súng, số sống sót tháo chạy về Long Định.

Ngày 11, địch sử dụng Trung đoàn 10 (Sư đoàn 7 chủ lực) đến giải tỏa Vĩnh Kim. Lợi dụng thời cơ này, Trung đoàn 88 chỉ để lại 1 tiểu đoàn tổ chức vây lỏng chì khu Vĩnh Kim, toàn bộ lực lượng còn lại nhanh chóng tiến công mở mảng ở Bàng Long, Tam Bình, diệt và bức hàng 3 đồn Cầu Chùa, Ba Tét, Tây Hòa; Trung đoàn 1 mở mảng Phú Quý, Bình Trưng, gỡ đồn Cống Bộng (lần thứ 2) và 3 đồn Phú Quý, Dừa Đôi và Tư Nhân thuộc vùng 20/7.

Nhân lúc địch tập trung đối phó với đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang ta, nhân dân nhiều địa phương kịp thời nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ. 8.000 người dân đã phá rã cá ấp chiến lược, khu tập trung của địch ở hai bên quốc lộ 4, trở về quê cũ. Cũng thời gian này, 112 thanh niên đã tình nguyên gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng. Về binh vận, ta đã giác ngộ, giáo dục 2.962 lượt gia đình vào đấu tranh trực tiếp trong đồn bốt, vận động được 246 binh lính địch bỏ ngũ. Tiêu biểu trong đó là 4 gia đình binh sỹ bốt Cầu Sập đã vận động được 9 lính phản chiến, nộp cho du kích 2 súng; vợ một trưởng ấp ở Vĩnh Kim đã vận động chống dẫn một toán phòng vệ dân sự ra hàng cách mạng, giao nộp 10 súng. Đặc biệt, trong thời gian vây ép chi khu Vĩnh Kim, hằng ngày, đã có từ 500 đến 1.000 người từ các địa bàn Chợ Gạo, Gò Công, Mỹ Tho kéo đến căn cứ địch tại ngã ba Chim Chim trên quốc lộ 4 đòi chồng con, bồi thường thiệt hại người và tài sản.

Với ba mũi giáp công đánh phá bình định, trong đợt tháng 7, tại mảng Vĩnh Kim, ta loại khỏi chiến đấu 827 tên, diệt 2 tiểu đoàn, 8 đại đội, 1 trung đội, đánh thiệt hại nặng 2 liên đội bảo an, san bằng 14 đồn, giải phóng hầu hết các xã Phú Quý, Nhị Quý, Bàng Long, Bình Trưng và Hữu Đạo.

Song song với quá trình đấu tranh, trong đợt 2 đánh phá bình định, tại địa bàn các xã thuộc mảng Vĩnh Kim, ta đã phát triển được 6 cán bộ ấp, 258 hội viên các đoàn thể cách mạng và 14 đảng viên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:10:13 am »

Khác với trọng điểm số 1 và số 2, trọng điểm số 3 gồm mảng Cai Lậy Bắc - Châu Thành Bắc là địa bản mở đợt 1 chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ta đã giành được kết quả quan trọng. Vào thời điểm này, địch đang bị kìm chân ở Vĩnh Kim, Hậu Mỹ, nên đây là địa bàn chúng chưa kìm chặt như những nơi khác, do vậy, ta có điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng chính trị, binh vận, đồng thời phát huy tốt những kinh nghiệm đánh phá bình định được đúc rút từ đợt trước. Đây thực sự là những nhân tố rất cơ bản cho đợt 2 đánh phá bình định phát triển và giành thêm những thắng lợi mới.

Ngày 1-7, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho vây ép và tiêu hao một bộ phận lực lượng địch thuộc Liên đội 75 bảo an địch. Ngày 6, bộ đội tỉnh chuyển sang vây lấn các đồn Cầu Vồng, Xóm Chòi, Cống Huế; bộ đội huyện Cai Lậy Bắc vây đồn La Cua, Láng Biền; Đại đội 2 (Tiểu đoàn đặc công 279) tiến công đồn Kênh Ba… Ngày 13, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho vận động tiến công đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn 67 và 76 thuộc Liên đoàn 41 biệt động biên phòng địch từ Vĩnh Kim lên giải tỏa, loại khỏi chiến đấu 250 tên, bắt 20 tù binh, thu 120 súng và 8 máy PRC25. Ngày 14, ta đánh đồn Cầu Vồng, diệt 25 tên, số còn lại tháo chạy ra ngoài bị ta phục kích loại khỏi chiến đấu thêm 1 trung đội nữa. Trước những thắng lợi liên tiếp của ta, quân địch đóng tại các đồn bốt chùa Phật Đà, cống Huế, Kênh Ba, Xóm Chòi,… vội vã tháo chạy.

Phát huy những lợi thế có được, ta chỉ để lại một tiểu đoàn phối hợp với lực lượng địa phương và nhân dân Cai Lậy Bắc tiếp tục mở mảng 3, toàn bộ lực lượng còn lại của tỉnh Mỹ Tho và huyện Châu Thành Bắc nhanh chóng phát triển tiến công mở mảng Nhị Bình - Điềm Hy. Sau 4 ngày tiến công (từ 26 đến 29-7), bên cạnh việc đánh bại các cuộc hành quân giải tỏa đồn cầu Sầu Sao và Cây Trâm của Tiểu đoàn 402 bảo an địch, ta đã tiêu diệt và bức rút thêm được 7 đồn, mở rộng vùng giải phóng ra sát quốc lộ 4. Như vậy, đến hết tháng 7, tại mảng 3 Cại Lậy Bắc, ta đã giải phóng hoàn toàn 5 xã Thạnh Phú, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân Hội, Mỹ Phước; giải phóng cơ bản 2 xã Nhị Bình và Điềm Hy.

Cùng với cuộc tiến công ở các địa bàn trọng điểm, tại những địa bàn phối hợp, các cuộc chiến đấu cũng diễn ra sối động và đạt kết quả tốt.

Tại tỉnh Bến Tre, hoạt động mở mảng trong đợ được chuyển sang huyện Mỏ Cày Nam. Trên hướng chủ yếu (gồm 3 xã Bình Khánh, Phước Hiệp và An Định), đầu tháng 7, địch rút Trung đoàn 10 (Sư đoàn 7) khỏi Bến Tre, thay vào đó chúng thành lập Chiến đoàn A với biên chế 3 tiểu đoàn 413, 415, 418 bảo an; trong khi đó, tỉnh thành lập Trung đoàn Đồng Khởi với 3 tiểu đoàn bộ binh 263, 516, 590 và Tiểu đoàn 560 độc lập, ra mắt tại xã Bình Khánh. Lợi thế về lực lượng vũ trang là một đảm bảo chắc chắn cho hoạt động chống phá bình định đợt 2 của quân và dân Bến Tre thành công.

Sau trận phối hợp chiến đấu của đặc công tỉnh kết hợp với đội binh vận diệt gọn 1 đồn, bộ đội tỉnh tổ chức phục kích đánh bại 4 đại đội bảo an đến ứng cứu; du kích hỗ trợ quần chúng phá 3 đồn, mở đầu phong trào tiến công và nổi dậy mạnh mẽ trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Đêm 9, theo kế hoạch, đặc công tỉnh tập kích chi khu Mỏ Cày, nhưng do nắm quy luật thủy triều không chắc nên trận đánh không thực hiện được. Ta buộc phải chuyển sang thực hiện phương án diệt từng tiểu đoàn bảo an đến cứu viện, kiên trì bám trụ mở mảng trên diện rộng. Vì thế, một bộ phận bộ đội tỉnh nhanh chóng phân tán lực lượng xuống hậu thuẫn cho các ấp xã tổ chức bao vây bức rút các đồn Phước Hiệp, Phước Hảo, Bình Khánh. Chiều 14, hỏa lực ĐKZ đại đội trợ chiến tỉnh đánh sập lô cốt đồn Phước Điền. Địch đưa Tiểu đoàn 418 đến giải tỏa bị Trung đoàn Đồng Khởi loại khỏi chiến đấu 290 tên, thu 20 súng. Ngày 16, Trung đoàn Đồng Khởi và Tiểu đoàn 560 lại đánh bại Tiểu đoàn 415 bảo an đến giải tỏa đồn Phước Hiệp, diệt 2 đại đội, đánh thiệt hại nặng đại đội còn lại. Phát huy thắng lợi, ta đẩy mạnh tiến công bằng ba mũi ở Bình Khán, An Định, bức hàng, bức rút một số đồn, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở một số xóm ấp.

Tiếp tục phát triển tiến công, đêm 23-7, đặc công cùng du kích đánh chi khu chợ An Định, buộc địch phải tập trung quân đến ứng cứu. Ngày 26 và 27-7, lực lượng cơ động đến ứng cứu chi khu chợ An Định đã bị Trung đoàn Đồng Khởi và đại đội trợ chiến tỉnh phục kích, loại khỏi vòng chiến đấu Tiểu đoàn 405 và đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn 401, 413, 433 bảo an địch. Cùng thời gian trên, hằng ngày có từ 100 đến 200 người nhà binh sỹ đến các khu đóng quân của những đơn vị bảo an tuyên truyền và kêu gọi chồng, con trở về với cách mạng. Do vậy, trong tháng 7, đã có 200 binh sỹ bảo an địch bỏ ngũ, rã ngũ. Sau 10 ngày chiến đấu, lực lượng vũ trang Bến Tre đã đánh quỵ Chiến đoàn A bảo an, bao vây, bức rút hầu hết đồn bốt, giải phóng xã Phước Hiệp và 12 ấp thuộc xã Bình Khánh, An Định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:12:07 am »

Thi đua với hướng chủ yếu, trên hướng thứ yếu, TTiểu đoàn 263 cùng lực lượng vũ trang tại chỗ diệt hai đại đội bảo an, bức hàng, bức rút 6 đồn, giải phóng xã Thành Thới, diệt đồn Giồng Võ và bao vây nhiều đồn thuộc xã An Thới. Tại Giồng Trôm, lực lượng vũ trang và nhân dân bao vây 50 đồn, diệt 1 đồn, bức rút 14 đồn, giải phóng 3 xã Lương Phú, Thuận Điền, Long Mỹ và 8 ấp khác. Ở Châu Thành, ta giải phóng 6 ấp. Tại Thạnh Phú và Binh Đại, ta bao vây 60 đồn, mở nhiều lõm căn cứ.

Tại Gò Công, lực lượng bộ đội tỉnh bám trụ vững chắc địa bàn Hòa Đồng, tổ chức tiến công và truy kích loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng 6 ấp thuộc xã Đồng Sơn, tạo thế đứng chân vững chắc cho lực lượng vũ trang tác chiến hỗ trợ nhân dân đánh phá bình định, mở rộng các lõm giải phóng.

Như vậy, qua đợt 2 chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở chiến trường Khu 8 diễn ra trong tháng 7-1972, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu Chiến đoàn A bảo an Bến Tre và Liên đoàn 41 biệt động quân (lần 2); tiêu diệt 7 tiểu đoàn, liên đội, 15 đại đội chủ lực và bảo an; đánh thiệt hại 13 tiểu đoàn và liên đội khác; phá hủy, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh. Phối hợp với tiến công diệt địch, lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân đã diệt, bức rút 63 đồn, giải phóng 5 xã và nhiều ấp, tạo ra những mảng giải phóng tương đối liên hoàn.

Đánh giá kết quả hoạt động đợt 2, Hội nghị Ban Chỉ đạo chiến dịch và Thường vụ Khu ủy Khu 8 hợp ngày 23-7 nhận định” Đây là một thắng lợi lớn, có tiến bộ mới, mở ra khả năng mới có ý nghĩa quan trọng. Ta đã hình thành thế chiến dịch trên hai khu vực biên giới và nam bắc đường 4 đúng theo ý định đề ra ban đầu căng, kìm, hút, mở trên nhiều hướng, đưa trọng điểm chiến dịch xuống nam bắc đường 4, làm địch bất ngờ bị động đối phó, bảo an địch bất lực, chủ lực địch cũng bị đánh đau, thế và lực địch suy yếu một buốc mới. Ta có điều kiện để kết hợp ba thứ quân, ba mũi, tiếp tục phát triển thế chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định của địch, mở mảng, mở vùng. Đây chính là những thuận lợi rất cơ bản để quân và dân Khu 8 vững bước tiến vào đợt 3 chiến dịch giành thêm những thắng lợi mới. Chỉ lệnh nhiệm vụ chiến dịch xác định rõ trong đợt 3 phải: “động viên nỗ lực ba thứ quân, kết hợp nổi dậy và tiến công đánh bại một bước (nữa) bình định của địch, giành thắng lợi ở chiến trường góp phần giành thắng lợi ngoại giao ở Pari, phát triển tiến công mở mảng nam bắc quốc lộ 4, phát triển mở mảng ở Bến Tre, mở lõm ở Gò Công, Chợ Gạo, Kiến Phong”(1).

Những tháng cuối năm 1972, cuộc giao chiến giữa ta và địch diễn ra vô cùng quyết liệt trên khắp chiến trường miền Nam. Tại Khu 8, ta tiếp tục tăng cường thêm bộ đội chủ lực và xác định hướng tiến công chủ yếu vẫn là địa bàn nam và bắc quốc lộ 4. Trong khi đó, địch cũng nhanh chóng cơ động Sư đoàn 9 bộ binh và 1 trung đoàn thiết giáp xuống khu vực ta mở chiến dịch; đồng thời đưa lực lượng bảo an của tỉnh đến tăng cường cho các địa bàn trọng điểm; 12 tiểu đoàn, liên đội cho Mỹ Tho, 5 tiểu đoàn, liên đội cho Bến Tre. Ngoài ra, lúc này B. 52 tăng cường đánh phá vào các mục tiêu nghi có lực lượng vũ trang ta ém quân. Trung tuần tháng 8-1972, Quân đoàn 4 địch mở cuộc hành quân càn quét, đánh phá vùng mới giải phóng, nhằm ngăn chặn hành lang vận chuyển của ta, lấn chiếm lại kênh Nguyễn Văn Tiếp và một số lõm giải phóng của ta, bảo vệ quốc lộ 4. Cùng với cuộc hành quân này, địch còn mở những cuộc hành quân cảnh sát tại những vùng chúng đang kiểm soát để ngăn chặn quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ.

Để khôi phục lại quân lỵ Kôngpông Tràbéc, khôi phục lại tuyến biên giới mà địch vừa chiếm lại cuối tháng 7, thu hút địch lên đối phó để ta đánh phá bình định ở đồng bằng, C50(2) và lực lượng tăng cường gồm: Trung đoàn 207 thuộc C30B, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 5), 1 tiểu đoàn cơ giới và 3 tiểu đoàn thuộc Quân khu 203 Campuchia phối hợp mở cuộc phản công quân địch, giải tỏa biên giới. Ngày 6-8, ta đánh tan 2 tiểu đoàn Lon Non, giải phóng Kăng Soay, lực lượng còn lại của Lon Non co cụm về cố thủ tại Săngkê Chông và Kôngpông Tràbéc. Ta tổ chức vây chặt và đột phá tiến công trong suốt 3 ngày, nhưng không thành công. Ngày 22, địch tập trung lực lượng giải tỏa được Kôngpông Tràbéc. Sang tháng 9, được Trung đoàn 271 thuộc C30B từ biên giới Kiến Tường lên tăng cường, từ ngày 6 đến ngày 11-9, ta đã tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 10 tiểu đoàn quân Lon Non, giải phóng Kôngpông Tràbéc, đẩy toàn bộ lực lượng còn lại của địch ra khỏi khu vực núi Sơ Cách, Tà Cúc đến đông Sa Thia. Các liên đoàn 1 và 7 biệt động Sài Gòn buộc phải kéo lên đối phó. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hướng chủ yếu chiến dịch đánh phá bình định ở đồng bằng phát triển và giành thắng lợi.


(1) Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân khu 9: Báo cáo tổng kết chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên địa bàn Quân khu 8, Tlđd.
(2) Đơn vị tương đương sư đoàn, làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang căn cứ nam bắc đường 1 ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:13:02 am »

Phối hợp chặt chẽ với hoạt động phản công ở biên giới và tiếp đà chiến thắng của tháng 7 (đợt hai), đợt ba chiến dịch đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng cũng diễn ra rất khẩn trương và sôi nổi. Trước nhất, tại vùng 20/7, đầu tháng 8, Trung đoàn 88 tập kích diệt đồn Mỹ Long, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 15) quân đội Sài Gòn. Giữa tháng 8, Trung đoàn 88 cùng lực lượng địa phương tổ chức vây ép Tam Bình, bức rút 7 lô cốt, sau đó trụ lại đánh bại lực lượng Sư đoàn 9 đến giải tỏa, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, diệt gọn 3 đại đội địch. Ở bắc Cái Bè, một bộ phận Sư đoàn 5, Trung đoàn 320 (thiếu) cùng lực lượng địa phương và nhân dân liên tục tiến công và nổi dậy diệt địch, mở mảng ở khu vực nam và bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp, đoạn từ Thiên Hộ đến Cái Bè), Trung đoàn 3 (Sư đoàn 5) có Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 1) tăng cường, tiến công địch trên hướng Mỹ Lương, vây đồn Đất Sét. Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 1) và một số đơn vị binh chủng Sư đoàn 5 đánh địch trên đường 20. Bộ đội và du kích Cái Bè tổ chức vây ép đồn bốt, diệt 1 trung đội bảo an địch nống ra giải tỏa.

Song song với trọng điểm 20/7 và bắc Cái Bè, trên địa bàn phối hợp, hoạt động đánh phá bình định, mở rộng vùng giải phóng của quân và dân địa phương nơi đây cũng diễn ra mạnh mẽ và đạt kết quả tốt. Tại Bến Tre, đầu tháng 8, Trung đoàn 1 (thiếu) chủ lực Khu 8 cùng các đại đội địa phương tại chỗ bất ngờ tiến công Phú Túc, Tường Đa, Tân Lợi huyện Châu Thành. Ngày 11-8, Trung đoàn 1 phục kích đánh quân tăng viện của địch trên đường Bến Tre, Sóc Sải, diệt 4 xe quân sự và 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 401, đánh thiệt hại Tiểu đoàn 420 và Liên đội 117 bảo an, loại khỏi chiến đấu 200 tên địch. Nhân thời cơ thuận lợi này, Trung đoàn Đồng khởi cùng với 2 đại đội đặc công, bộ đội địa phương huyện mở đợt tiến công vào trọng điểm Mỏ Cày Bắc; Tiểu đoàn 560 và 1 đại đội đặc công tiến công mở mảng ở Mỏ Cày Nam. Ngày 12, Trung đoàn Đòng khởi tiêu diệt 1 đại đội của Tiểu đoàn 418, tiêu hao nặng 1 đại đội của Tiểu đoàn 401 bảo an.

Để cứu vãn tình thế, địch tập trung cả chủ lực và bảo an kết hợp với hỏa lực phi pháo và B. 52 mở nhiều cuộc hành quân càn quét vào các lõm giải phóng của ta. Liên đoàn 21 đặc nhiệm hải quân phong tỏa tuyến sông Hàm Luông; Trung đoàn 14 (Sư đoàn 9) và bảo an hành quân giải tỏa khu vực Châu Thành - Mỏ Cày. Trước khí thế mạnh, Tỉnh đội Bến Tre quyết định đưa cán bộ xuống các ấp, xã để bàn phương án hành động và chỉ đạo phong trào. Do vậy, trong 4 ngày (từ 14 đến 17-8, toàn tỉnh đã sử dụng 13 cơ sở nộ hứng phát động nhân dân tại chỗ nổi dậy phá dứt điểm 7 đồn ở Nhuận Phú Tân, Mỹ Phước Trung, Hưng Khánh Trung và Thành An; bức rút 15 đồn, vận động binh lính 5 đồn khác làm binh biến, tạo điều kiện cho nhân dân 25 ấp nổi dậy giành quyền làm chủ. Cùng thời gian, tại địa bàn Mỏ Cày Nam, ba mũi giáp công của ta đã bao vây, bức rút 9 đoòn dọc theo tuyến định Thủy, An Ngải.

Trên hướng Bến Tranh, Chợ Gạo, Gò Công, đầu tháng 8, sau khi diệt đồn Vàm Nước Chùa ở khu vực kênh 28, Trung đoàn 24 thuộc C30B nhanh chóng cơ động xuống mở mảng tại vùng yếu Bến Tranh - Chợ Gạo. Phát hiện được ý định của ta, ngày 15-8, địch sử dụng Trung đoàn 15 (Sư đoàn 9), mở cuộc hành quân phá chuẩn bị của ta, giải tỏa vùng Củ Chi - Phú Mỹ. Do vậy, ngày 18, Trung đoàn 24 tiến công vào Phú Mỹ trong tình thế mất yếu tố bất ngờ, bị địch dùng B. 52 và pháo binh chặn đánh dữ dội, nên chỉ bức rút được 1 đồn. Đầu tháng 9, Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 514 (Mỹ Tho) cơ động xuống Chợ Gạo, Gò Công hỗ trợ cho lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân mở mảng, mở vùng và dần chuyển thế được vùng Phú Mỹ - Củ Chi và một số lõm giải phóng ở vùng Chợ Gạo, Gò Công, đưa cán bộ, đảng viên về bám trụ, móc nối xây dựng cơ sở, chuẩn bị thực lực cho phong trào đánh phá bình định, giành quyền làm chủ.

Cùng với những hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ ở khắp các địa phương, trong đợt 3 chiến dịch, hoạt động đánh phá giao thông tập kích vào các căn cứ, kho tàng dự trữ vật chất chiến tranh của địch cũng thu được những kết quả quan trọng. Trong tháng 8 và 9, Tiểu đoàn công binh 27 của Miền, các đội công binh quân khu liên tiếp đánh địch trên quốc lộ 4, cắt giao thông các đoàn Bưng Môn - Cai Lậy, Cai Lậy - An Hữu trong nhiều giờ mỗi lần. Lực lượng đặc công nước và công binh phá hủy, phá hỏng nhiều tàu, thuyền quân sự của địch cơ động trên các sông Tiền, Hàm Luông, Chợ Gạo. Hai tiểu đoàn đặc công và 3 tiểu đoàn pháo binh quân khu tổ chức nhiều đợt tập kích, bắn phá vào căn cứ Đồng Tâm. Thẻ 23, chi khu Cai Lậy, Long Định, trung tâm huấn luyện Hùng Vương, Trần Quốc Toản, Tiểu đoàn 318 đặc công tập kíc tổng kho chiến lược Bình Đức, phá hủy 2 vạn tấn hàng hóa của địch. Đây là những hoạt động góp phần quan trọng vào thắng lợi của đợt 3 chiến dịch đánh phá bình định, giành đất, giành dân, mở thế mới và lực mới ở Khu 8.

So với đợt 1 và 2 chiến dịch tổng hợp đánh phá bình định ở Khu 8, trong đợt 3, ta phải dối mặt với những khó khăn lớn: nhiều đơn vị phải chuyển địa bàn, một số đơn vị khác khong xuống được địa bàn như ý định, hầu hết các đơn vị đều tham gia chiến đấu liên tục nghiều ngày, quân số, vũ khí chưa kịp bổ sung, cơ quan chỉ đạo, chỉ huy liên tục bị địch đánh phá…. Song, do nỗ lực cao của cả bộ đội chủ lực, địa phương và nhân dân, nên ta đã giành được những thắng lợi rất quan trọng: Loại khỏi chiến đấu 13. 000 tên địch các loại, tiêu diệt 6 tiểu đoàn, 13 đại đội, đánh thiệt hại nặng 18 tiểu đoàn, căn cứ chỉ huy Thẻ 23, bắn rơi 20 máy bay, bắn chìm, bắn hỏng 32 tàu thuyền quân sự, phá hủy, phá hỏng 120 xe hàng, bức rút hàng trăm đồn bốt, giải phóng thêm 4 xã và nhiều ấp, mở thêm nhiều lõm mới, chuyển thế làm chủ ở một số vùng yếu, phát triển được nhiều cơ sở, du kích tổ đội binh vận ở các địa phương.

Trải qua 93 ngày đêm hoạt động với ba đợt tiến công và nổi dậy đánh phá bình định, quân và dân Khu 8 đã loại khỏi chiến đấu 34.636 tên địch, tiêu diệt 16 tiểu đoàn và liên đội, 49 đại đội, 22 trung đội, đánh quỵ Trung đoàn 15 (Sư đoàn 9), Liên đoàn 41 biệt động quân biên phòng và Chiến đoàn A bảo an Bến Tre; bắn rơi 60 máy bay, phá hủy 126 xe M113, 179 xe quân sự, 13 tàu, 37 khẩu pháo, 21 kho; thu 3.222 súng các loại, 261 máy thông tin… Đồng thời,ta diệt, bức hàng, bức rút 356 đồn bốt, đánh thiệt hại nặng các chi khu Long Khốt, Vĩnh Kim, yếu khu Ba Dừa, căn cứ chỉ huy Thẻ 23; giải phóng 27 xã, 240 ấp với 240. 000 dân… Cùng với quá trình tiến công và nổi dậy tổng hợp đánh phá bình định, lực lượng vũ trang tại chỗ của ta có bước phát triển mạnh: hầu hết các xã trong trung đội du kích, một số xã có 2 trung đội hoặc đại đội du kích; cấp huyện đa số có đại đội bộ đội tập trung, một số huyện có 2 hoặc 3 đại đội. Toàn khu phát triển thêm được 547 đảng viên, 1.050 đoàn viên thanh niên, 2.400 hội viên phụ nữ, 2.650 hội viên nông hội(1). Những thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện chiến trường, góp phần quan trọng vào việc tạo thế và lực cho toàn miền Nam, trước hết là trực tiếp bảo đảm vững chắc cho lực lượng vũ trang và nhân dân Khu 8 tiến lên giành thêm những thắng lợi lớn hơn trong những năm tiếp sau.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8 (đồng bằng sông Cửu Long) năm 1972, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, tr. 80-81.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:13:55 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:15:09 am »

Cùng nằm trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đến cuối năm 1971, kế hoạch bình định của địch ở Khu 9 bị chững lại. hầu hết các đơn vị đảm đương nhiệm vụ hành quân càn quét phục vụ bình định của địch (tiêu biểu nhất là Sư đoàn 21) đã bị lực lượng vũ trang ta đánh thiệt hại nặng. Để giữ vững những vùng đất đai và dân cư vừa giành được, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh đánh phá bình định lên những bước mới, hiệu quả cao hơn, theo chỉ lệnh tác chiến năm 1972 của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 khẩn trương triển khai thực hiện đợt tiến công và nổi dậy đánh phá bình định, với tên gọi Chiến dịch Nguyễn Huệ II. Đây là đợt được tổ chức thành nhiều cao điểm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6-1972. Địa bàn U Minh và Chương Thiện được xác định là trọng điểm 1, Vĩnh Trà là trọng điểm 2 của chiến dịch. Ngoài ra ở các tỉnh ta cũng xác định một số khu vực trọng điểm mà những khu vực này có liên quan trực tiếp đến trọng điểm chiến dịch như: Giồng Riềng (Rạch Giá), Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), Long Mỹ (Cần Thơ). Mục tiêu chiến dịch được xác định là giải phóng cơ bản U Minh, Cà Mau, mở một số mảng ở Chương Thiện để làm bàn đập tiến công phá thế bình định, kìm kẹp của địch; mở một số mảng ở vùng lúa Bạc Liêu, Cần Thơ, tạo ra những cơ sở vững chắc để phát triển tiến công và nổi dậy mở rộng vùng giải phóng ở miền Tây Nam Bộ.

Với ý định tác chiến như trên, tại khu vực trọng điểm 1, quân khu quyết định bố trí các trung đoàn 1 và 2 cùng lực lượng pháo binh và đặc công quân khu ở Chương Thiện, Trung đoàn 10 ở Cà Mau, Trung đoàn 20 ở An Biên, lực lượng các cơ quan quân khu đảm trách khu vực các tuyến sông Trẹm, Xẻo Rô, Cái Tàu, Tiểu đoàn Tây Đô ở bắc Long Mỹ, Tiểu đoàn Phú Lợi ở Mỹ Xuyên, tiểu đoàn 207 ở Rạch Gái. Tại Trọng điểm 2, Trung đoàn 3 (2 tiểu đoàn) và bộ đội tỉnh Vĩnh Long tác chiến ở Tam Bình, Vũng Liêm.

Thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Cục “Phải tiến công như Tết Mậu Thân, tiến quân như Nguyễn Huệ, diệt to như Điện Biên Phủ”, đêm 6 rạng ngày 7-4, ta đồng loạt nổ súng tiến công mở đầu cao điểm 1 chiến dịch tiến công và nổi dậy tổng hợp đánh phá bình định ở Khu 9 năm 1972. Tại trọng điểm 1, Trung đoàn 2 (thiếu) tiến công tiêu diệt cơ bản chi khu quận lỵ Ngang Dừa, đánh thiệt hại nặng cuộc hành quân giải tỏa của một bộ phận Trung đoàn 31 (Sư đoàn 21) và 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 16 (Sư đoàn 9) địch. Tiếp đố, lực lượng chủ yếu của trung đoàn phân tán xuống các địa phương kết hợp với du kích và nhân dân tiến công và nổi dậy diệt đồn, phá ấp chiến lược và khu tập trung, giành quyền làm chủ. Đến ngày 12, ta đã giải phóng tuyến sông Ngang Dừa, giải phóng hoàn toàn xã Ninh Quới và một phần địa bàn các xã Ninh Hòa, Lộc Ninh và Lương Tâm. Cùng thời gian này, sau khi tiến công diệt cứ điểm Thanh Long (xã Vĩnh Viễn, tập kích tiêu hao Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 15) địch ở khu vực gần đồn Út Lờ, Trung đoàn 1 phân tán lực lượng xuống kết hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phá 9 đồn, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Viễn.

Phối hợp tác chiến với chủ lực quân khu, bộ đội huyện long Mỹ tập kích diệt đồn Hồi Đồng Sửu xã Thuận Hưng, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy bức hàng đồn Ba Phát. Ở Bắc Long Mỹ, Tiểu đoàn Tây Đô (Cần Thơ) sau khi diệt gọn căn cứ Quang Phong đã phối hợp với du kích và nhân dân các xã Phước Bình, Hòa An, Long Bình, Long Trị tiến công và nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ. Tại Giồng Riềng, Tiểu đoàn 2012 đặc công tập kích diệt yếu khu Thát Lát xã Vĩnh Hòa Hưng; bộ đội tỉnh Sóc Trăng diệt yếu khu Rạch Gò, đánh thiệt hại phân khu Chợ Kinh, bức hàng, bức rút 6 đồn bảo an huyện Mỹ Xuyên.

Trên địa bàn U Minh, đêm 6-4, Trung đoàn 10 tiến công đánh chiếm căn cứ Bày Thày và Nỗng Cạn xã Khánh Lâm; sử dụng hỏa lực tập kích gây thiệt hại nặng căn cứ cầu chữ Y xã Khánh Bình Tây; sử dụng phân đội trinh sát đột nhập thị xã Cà Mau, đánh vào cơ quan tham mưu Sư đoàn 21 địch. Cùng lúc, Trung đoàn 20 tiến công các căn cứ của Sư đoàn 9 địch trên dọc tuyến An Biên, diệt căn cứ Tiểu đoàn 2[ Trung đoàn 16 địch đóng tại Xẻo Bần. Hầu hết các cơ quan Quân khu bộ Khu 9 cùng khẩn trương vào cuộc. Cán bộ, chiến sỹ Phòng Chính trị vây gức đồn Đồng Chà, Rọ Ghe; Phòng Tham mưu đánh các đồn Cán Gác, kênh 13, kênh 20, kênh 24 thuộc địa phận sông Trẹm; Phòng Hậu cần tiến công các đồn Bỏ Mũ, Nhị Biện trên triền sông Cái Tàu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:17:18 am »

trọng điểm 2, theo kế hoạch đã định, đêm 6-4, Trung đoàn 3 nổ súng tiến công tiêu diệt gọn yếu khi Thầy Phó xã Hựu Thành (Trà Ôn), sau đó trụ lại đánh lực lượng phản kích, giải tỏa của 4 tiểu đoàn bảo an và 1 tiểu đoàn chủ lực địch. Ngày 7, tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh Long diệt chi khu Bình Minh (Cái Vồn); Tiểu đoàn 501 Trà Vinh sau khi diệt yếu khi Tập Ngãi (Tiểu Cần) đã phân tán xuống địa phương hỗ trợ cho du kích và nhân dân nổi dậy mở mảng giải phóng địa bàn Te Te - Hùng Hòa - Tập Ngãi và xây dựng nơi đây thành căn cứ của tỉnh.

Trong khi các địa phương tại các trọng điểm đẩy mạnh tiến công và nổi dậy thì những địa phương khác, xuất hiện trình trạng “nghe ngóng, chờ thời”. Ở các địa phương này, mãi tới ngày 10-4, lực lượng nơi đây mới bắt đầu bung ra tiến công và nổi dậy đánh phá bình định, nên kết quả hạn chế.

Ngày 13-4, ta chủ động kết thúc hoạt động cao điểm 1. Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh Quân khu 9, do nắm địch chưa chắc, nên chất lượng một số trận chưa đạt yêu cầu diệt gọn và làm chủ trận địa, địch bị đánh nhiều nhưng chưa đau, thắng chưa giòn giã, ba mũi ở cơ sở bước đầu có phát triển nhưng chưa nhiều, chưa mạnh. Mặc dù vậy, trong đợt 1, ta đã giành thắng lợi lớn trng thế chiến lược chung của toàn miền Nam, bước đầu phá vỡ một số kết quả chương trình bình định của địch đã gây dựng trong mấy năm qua, chọc thủng và mở ra một số mảng trong hệ thống phòng thủ của địch. Từ những lợi thế do đợt hoạt động cao điểm 1 tạo ra, thêm vào đó là Sư đoàn 21 địch phải rút khỏi địa bàn Khu 9, nên ngay chiều ngày 13-4, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mở ngay cao điểm 2 và xác định Chương Thiện là hướng chủ yếu, nhằm “hình thành cho được mảng giải phóng tây nam Long Mỹ, mở thông cửa ngõ U Minh”. Thời gian khởi đầu cao điểm 2 là ngày 20-4.

Đúng theo kế hoạch, chiều 20-4, một bộ phận Trung đoàn 1 cường tập diệt đồn Tô Ma xã Lương Tâm; tiếp đó phát triển tiến công các đồn Cây Me, Giao Du, Cái Sắn thuộc xã Xà Phiên. Trung đoàn 2 đánh hệ thống đồn bốt xã Vĩnh Tuy và dọc đường cái Miên, đồng thời chặn đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 15 (Sư đoàn 9) đến giải tỏa của địch. Cùng này, Trung đoàn 20 sau khi diệt căn cứ Bình Minh (Sân Gạch) đã nhanh chóng chuyển sang bám đánh, tiêu hao cuộc hành quân của Trung đoàn 16 địch vào khu vực Vĩnh Hòa, đồng thời đưa một bộ phận lực lượng xuống phối hợp với địa phương bức rút 7 đồn, giải phóng cơ bản xã Vĩnh Bình Bắc và một phần xã Vĩnh Bình Nam. Trước đòn tiến công mạnh mẽ của ta, địch vội vàng rút bỏ hai căn cứ Chà Là, Rọ Ghe và đồn Kênh Mới xã Vân Khánh. Ở nam Cà Mau, ta bao vây đánh lấn, diệt và bức rút hầu hết những đồn bốt địch mới lập trong năm 1970-1972, giải phóng hoàn toàn 2 xã Tân Tiến, Tân Ân.

Như vậy, với việc liên tiếp mở hai đợt cao điểm đánh phá bình định trong tháng 4-1972 trên địa bàn Khu 9, ta đã gỡ được 270 đồn bốt, giải phóng 7 xã thuộc trong điểm của quân khu, giành lại quyền làm chủ một phần căn cứ U Minh - Cà Mau, phá vỡ tuyến phòng thủ Chương Thiện của địch. Đến đây, về cơ bản, ta đã thực hiện được yêu cầu của chiến dịch Nguyễn Huệ II, mở ra thế và lực mới cho quân toàn quân khu bước vào cao điểm 3.

Với những thắng lợi giành được trong tháng 4, Khu 9 đã góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung của toàn miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Song, để tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến trường, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo quân khu đẩy mạnh hơn nữa nhịp độ và hiệu lệnh chỉ đạo quân khu đẩy mạnh hơn nữa nhịp độ và hiệu quả tiến công tổng hợp đánh phá bình định của địch. Yêu cầu đặt ra là phải tiến công và nổi dậy, phải mở mảng lớn, tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, chi khu; thực hiện phương thức cuốn chiếu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:18:09 am »

Mở đầu cao điểm 3, đêm 8 rạng sáng nay 9-5, các đơn vị vũ trang ba thứ quân toàn quân khu đồng loạt nổ súng tiến công địch. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 10 tiến công chi khu Vĩnh Thuận. Do toàn bộ quân địch ở chi khu đã bí mật ra ngoài hàng rào mai phục, nên các mũi xung phong của ta đều vấp phải sự chống trả quyết liệt, phải tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng. Lúc này, Trung đoàn 2 cũng chỉ diệt được 1 đồn trên vàm kênh xáng Chắc Băng. Như vậy, trên hướng chủ yếu, ta không hoàn thành nhiệm vụ. Ở trên hướng thứ yếu nam Long Mỹ, Trung đoàn 1 tiến công tiêu diệt đồn Cái Nhào Nhỏ xã Thuận Hưng, phát triển tiến công diệt 3 đồn, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng phần lớn xã Vĩnh Thuận Đông, giành lại quyền kiểm soát tuyến kênh xáng Vịnh Chèo. Tại địa bàn bắc Long Mỹ, Trung đoàn 20 và đặc công quân khu sau khi tập kích tiêu diệt cụm đồn tề xã tại khu vực ngã tư Ông Dèo, đã phát triển tiến công phá rã các đồn Bứng Đế, Bảy Kê, Ba Hồ, Kênh Mới…, giải phóng mọt vùng chạy dọc theo trục kênh xáng Ba Hồ. Tiểu đoàn Tây Đô kết hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân tại chỗ diệt, bức rút các đồn Sáu Thọ, Cái Sư, Đập Đá, mở rộng vùng làm chủ Lái Hiếu.

Trước thực tế diễn biến trong những ngày đầu cao điểm 3, Bộ Tư lệnh quân khu quyết định tăng cường lực lượng cho hướng thứ yếu, sử dụng Trung đoàn 2 tiến công địch ở Lái Niên và phối hợp với lực lượng tại chỗ mở thông hành lang U Minh - Giồng Riềng; đưa Trung đoàn 10 làm nhiệm vụ tiến công địch ở khu vực U Minh Thượng.

Ngày 12-5, đại đội đặc công Trung đoàn 2 bất ngờ tập kích diệt đồn dân vệ Lái Niên. Các đơn vị còn lại của Trung đoàn tiến công tiêu diệt cơ bảm cụm đồn tề xã của địch. Những ngày tiếp sau đó, trung đoàn trụ lại đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn bảo an đến ứng cứu; bao vây căn cứ Công Đá, Bần Ổi; diệt đòn xáng Cụt, khai thông hành lang U Minh - Giồng Riềng. Cùng thời gian trên, Trung đoàn 10 liên tục tiến công tiêu diệt, bức hàng, bức rút các đồn kênh 2, kênh 3, kênh 14, kênh 11 và Vĩnh Thuận; mở rộng thêm vùng giải phóng U Minh. Thắng lợi quan trọng nhất của cao điểm 3 là ở chỗ ta đã mở được một số mảng (chủ yếu là những vùng địch mới thiệt lập ách kìm kẹp) ở Chương Thiện, góp phần mở rộng khu giải phóng Long Mỹ, Ngang Dừa.

Tiếp tục phát triển thế tiến công, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mở cao điểm 4, sử dụng 4 trung đoàn chủ lực đánh thẳng vào 4 quận thuộc 4 tiểu khu có vị trí chiến lược quan trọng của địch, nhằm giải phóng một phần vùng lúa Bạc Liêu. Theo kế hoạch phân công, Trung đoàn 1 đánh quận Ngã Năm thuộc tiểu khu Ba Xuyên (Sóc Trăng); Trung đoàn 2 đánh quận Phước Long - tiểu khu Bạc Liêu; Trung đoàn 10 đánh quận Thới Bình - tiểu khu An Xuyên (Cà Mau); Trung đoàn 20 phát triển tiến công đánh tiểu khu Chương Thiện.

Ngày 6-6, địch mở cuộc hành quân, sử dụng lực lượng 4 tiểu đoàn đánh vào địa bàn tác chiến của Trung đoàn 1. Đồng thời, liên tục trong 3 ngày, máy bay B.52 ném bom rải thảm xuống khu vực phía tây chi khu Ngã Nam, nơi Tiểu đoàn 303 (Trung đoàn 1) bố trí đội hình tiến công. Mặc dù yếu tố bất ngờ không còn và lực lượng bị tổn thất, song cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 1 vẫn kiên quyết nổ súng tiến công, tuy có chậm một ngày so với kế hoạch đề ra ban đầu. Đêm 10-6, ta tiến công khu hành chính. Sáng hôm sâu, lực lượng ta rút ngoài bị bom pháo địch chặn đánh dữ đội, tiếp đó lại phải đối đầu với lực lượng địch từ tiểu khu An Xuyên, Bạc Liêu đến cứu viện nên quân số và vũ khí bị tổn thất lớn. Do vậy, đến chiều 11, ta phải kết thúc trận đánh, toàn trung đoàn rút về căn cứ để củng cố lực lượng.

Ở các mục tiêu khác, theo đúng thời gian quy định, đêm 9 rạng ngày 10-6, các trung đoàn đồng loạt nổ súng tiến công. Trung đoàn 10 đánh chi khu Thới Bình và Khu Chợ, tiêu hao nhiều địch và làm chủ phần lớn mục tiêu, trừ những lô cốt ngầm địch cố thủ chống trả. Trung đoàn 20 tiến công chi khu Chương Thiện không thành công, sau đó rút ra ngoài đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 412 bảo an; chặn đánh Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 15), phá hủy phá hỏng 12 giang thuyền chiến đấu của địch. Đến ngày 13, Trung đoàn 20 tổ chức tiến công tiểu khu Chương Thiện lần thứ hai nhưng vẫn không thành công. Trung đoàn buộc phải chuyển sang đánh địch phản kích. Với mục tiêu đánh chiếm quận Phước Long, Trung đoàn 2 được Tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng và Đại đội bộ đội tập trung huyện Phước Long phối hợp tiến công tiêu diệt và bức rút được hầu hết hệ thống đồn bốt địch ở Vĩnh Phước Tây. Được đòn tiến công của bộ đội chủ lực hỗ trợ, du kích và nhân dân các xã Phước Long, Lộc Ninh đẩy mạnh địa bàn 2 xã. Tuy nhiên, sau khi bộ đội rút khỏi địa bàn, địch đã líp lại hầu hết những vùng ta vưa mở, tái lập đồn mới. Như vậy, không như các cao điểm trước, cao điểm 4 không thực hiện được yêu cầu đặt ra. Trong đợt này, do việc ta sử dụng 4 trung đoàn đánh vào 4 quận thuộc 4 tiểu khu khác nhau nên khả năng phối hợp, hỗ trợ cho nhau giữa các lực lượng bị hạn chế. Trong khi đó, địch sử dụng lực lượng địa phương tại chỗ kết hợp với chủ lực đối phó với từng trung đoàn của ta. Vì thế, hiệu quả tác chiến của cao điểm 4 đạt thấp, thương vong nhiều, chưa hỗ trợ hiệu quả chao nhân dân nổi dậy phá ách kìm kẹp, phá đồn, mở vùng, mở mảng.

Từ kinh nghiệm không thành công trong cao điểm 4, Bộ Tư lệnh quân khu xác định phương thức và mục tiêu đánh phá bình định trong đợt cao điểm 5 là tiến hành cuốn chiếu quận Vĩnh Thuận. Đây là địa bàn mà tháng 3-1972, ta đã tiến công nhưng không thành công. Tại đây, địch bố trí hệ thống căn cứ, đồn bốt dọc theo hai tuyến kênh xáng Chắc Băng và Cạnh Đền thuộc địa phận 3 xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Bình Nam. Lực lượng địch chiếm đóng ở đây chủ yếu là dân vệ và bảo an; riêng chi khu Vĩnh Thuận có 1 tiểu đoàn bảo an, 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đại đội thám báo và 1 trung đội pháo gồm 2 khẩu 105mm. Đó là một lực lượng khá mạnh. Lúc này đang mùa nước nổi, điều kiện không thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch tiến công của ta. Hơn nữa, tước ngày ta dự định nổ súng, địch tổ chức chuộc hành quân càn quét giải tỏa dọc sông Bà Lớn, đánh chìm 9 xuống chở chất nổ của Tiểu đoàn đặc công 2012 quân khu. Trong những điều kiện đó, vượt lên tất cả những trở ngại, khó khăn, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên địa bàn Khu 9 vẫn kiên quyết nổ súng tiến công theo kế hoạch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:20:12 am »

Đêm 8 rạng ngày 9-7, các đơn vị đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu đã được phân công. Trung đoàn 10 đánh vào chi khu Vĩnh Thuận, nhưng không thành công phải rút ra ngoài. Trung đoàn 1 tiến công đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 16) địch tại khu vực kênh 14 Vĩnh Thuận. Sáng 9, pháo địch dội trúng đội hình Trung đoàn 1, gây thương vong lớn cho Tiểu đoàn 309. Trận tiến công chi khu Vĩnh Thuận của Trung đoàn 10 và Trung đoàn 1 không thành công. Chiều 9-7, các trung đoàn 1, 2, 10 được lệnh rút khỏi Vĩnh Thuận. Trung đoàn 2 chuyển lên hướng Vĩnh Tuy cùng Tiểu đoàn đặc công 2012 diệt đồn Bần Ổi, phát triển sang Phước Long diệt đồn Củ Thum. Trung đoàn 1 tiến công diệt đồn Cái Nứa, Cầu Xé, hỗ trợ cho lực lượng tại chỗ và nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kìm, giải phóng toàn bộ địa bàn tuyến ông Ba đình. Trung đoàn 10 chuyển sang hoạt động thường xuyên trên tuyến Vĩnh Thuận, Thới Bình. Tiếp đó, ở địa bàn tác chiến của Trung đoàn 2, địch sử dụng Trung đoàn 14 (Sư đoàn 9) chiếm lại khu vực Cống Đá, yểm trợ cho lực lượng bảo an chiếm lại đồn Xáng Cụt, khống chế thuyến giao thông đường thủy U Minh - Giồng Riềng. Cũng trong tháng 7, tại nam bắc Long Mỹ, sau khi Trung đoàn 1 chủ lực quân khu cơ động đi nơi khác, một bộ phận Sư đoàn 9 chủ lực địch yểm trợ cho bảo an líp lại hầu hết các vùng mới giải phóng của ta ở Lái Hiếu, Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Lương Tâm. Như vậy, giống như cao điểm 4, cao điểm 5 cũng không đạt được kết quả chư kế hoạch đã đề ra của Bộ tư lệnh quân khu. Các đơn vị chủ lực quân khu tác chiến không hiệu quả; không tạo được điều kiện cho lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương diệt ác, phá đồn, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Trong khi đó, lực lượng vũ trang địa phương lại chưa đủ mạnh để có thể tự ảo vệ thành quả giành được. Do vậy, sau cao điểm 5, vùng giải phóng, vùng làm chủ của ta không những không được mở rộng, mà ngược lại, còn bị địch tái chiếm phần lớn; hành lang giao thông chiến lược ở một số vùng bị địch thu hẹp. Để nhanh chóng giữ vững những vùng giải phóng còn lại, đồng thời giành lại những vùng đã mất, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở ngay cao điểm 6.

Từ bài học không thành công trong tiến công trên khu vực đồng bằng sông nước - lại là mùa nước nổi, nên bên cạnh việc điều động Trung đoàn 1 về địa bàn Long Mỹ để hỗ trợ nhân dân giành lại những vùng đã mất, quân khu còn quyết định tập trung lực lượng chủ lực xuống phối hợp với quân và dân các địa phương tiến công giải phóng quận Hiếu Lễ, mở rộng căn cứ, khai thông hành lang U Minh Thượng - U Minh Hạ; đồng thời sử dụng một bộ phận lực lượng hoạt động ở 2 xã Thới An và Hóa Quản thuộc huyện Châu Thành B (Rạch Giá), nhằm kìm chân địch, giữ vững hành lang U Minh - Giồng Riềng. Trong lúc ta đang chuẩn bị bước vào thực hiện cao điểm 6, thì địch rút Sư đoàn 9 về Khu 8, đưa Sư đoàn 21 trở lại hoạt động trên chiến trường Khu 9. Thiết giáp địch chuyển quân là cơ hội thuận lợi để ta đẩy mạnh tiến công và nổi dậy đánh phá bình định, giành thêm những thắng lợi mới trong cao điểm 6.

Đúng kế hoạch, đêm 11 rạng ngày 12-8, quân và dân Khu 9 đồng loạt nổ súng mở đầu cao điểm 6. Trung đoàn 10 dùng Tiểu đoàn 7 tiến công căn cứ Rạng Đông, Tiểu đoàn 8 đánh chi khu Hiếu Lễ, nhưng không dứt điểm được phải rút ra ngoài. Ngày 13, trung đoàn tổ chức tiến công lần thứ hai, song do phân đội trinh sát tiếp cận mục tiêu sớm làm lộ ý định, bị địch phát hiện chống trả nên trận đánh không thành công. Cùng thời gian, trên tuyến sông Trẹm, Trung đoàn 2 sử dụng tiểu đoàn đặc công bất ngờ tập kích đánh chiếm căn cứ Toàn Thắng (thuộc khu vực kênh 9 Biển Bạch). Ta đã chiếm phần lớn căn cứ này. Tuy nhiên, khi trung đoàn đưa đội dự bị vào tăng cường thì lực lượng tăng cường này bị địch ngăn chặn dữ dội không vào được. Trong điều kiện đó, đặc công phải rút ra. Tiếp đó, trung đoàn chuyển sang đánh các đồn kênh 15, kênh 12 và kênh 9… nhưng cũng không dứt điểm được. Ngày 14, Trung đoàn 16 (Sư đoàn 9) địch rút khỏi địa bàn. Nhân cơ hội này, Trung đoàn 2 phối hợp với du kích, tổ chức vây ép các đồn bốt, cắt đường tiếp tế, buộc địch phải bỏ đồn thảo chạy. Hơn 2. 000 dân bị địch dồn vào các khu tập trung, ấp chiến lược dọc trên sông Trẹm đã nổi dậy diệt ác, phá ấp, phá kìm trở về quê cũ.

Trên địa bàn bắc sông Cái Lớn (thuộc tiểu khu Kiến Giang), lực lượng của địch tập trung mạnh, nếu tiến công khó có thể giành thắng lợi. Vì thế, Trung đoàn 20 đề nghị Bộ Tư lệnh quân khu cho chuyển mục tiêu tiến công sang Thủy Liễu (tiểu khu Chương Thiện). Được quân khu chấp thuận, đêm 11, một tiểu đoàn của Trung đoàn 20 tiêu diệt hoàn toàn cụm đồn tề xã Thủy Liễu, sau đó trụ lại diệt thêm 1 đại đội bảo an của chi khu Gò Quao đến cứu viện. Thừa thắng, trung đoàn phát triển tiến công sang khu vực Thới An và Hòa Quản, nhưng hiệu quả tác chiến không cao bởi địch tập trung lực lượng phản kích quyết liệt.

Trong điều kiện liên tục chiến đấu trong 4 tháng ròng (từ tháng 5 đến tháng 8), sức chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ ta đã có sự giảm sút đáng kể, hiệu quả chiến đấu không cao. Nhận rõ tình hình này, sau hai tuần hoạt động trong tháng 8 (từ đêm 11 đến ngày 25), Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định chấm dứt đợt hoạt động đánh cao điểm 6, kết thúc chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên địa bàn quân khu. Cuối tháng 9, theo chỉ đạo của Miền, lực lượng vũ trang quân khu gấp rút triển khai đội hình áp sát các đô thị, các trục lộ th quan trọng sẵn sàng thực hiện kế hoạch thời cơ, khi các bên tại Hội nghị Pari đạt được một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, một số mục tiêu đề ra không thực hiện được, nhưng nhìn toàn thể, chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở Khu 9 trong năm 1972 đã giành được những thắng lợi quan trọng. Ta đã tiêu diệt, tiêu hao, làm ta rã gần 1 vạn quân địch; tiêu diệt 6 tiểu đoàn, 1 liên đội, 1 chi đoàn, 97 đại đội, 329 trung đội; giải tán và làm tan rã 2 vạn phòng vệ dân sự; đánh chìm, đánh hỏng 213 tàu tuyền chiến đấu, phá hủy, phá hỏng 234 xe quân sự, 192 khẩu pháo, thu 8. 896 súng các loại và 474 máy thông tin, diệt, bức hàng, bức rút 916 đồn bốt (trong đó du kích kết hợp với lực lượng chính trị và binh vận tại ấp, xã gỡ 600 đồn(1)); giải phóng 400 ấp với số dân 800. 000 người. trong quá trình này, lực lượng vũ trang địa phương có bước phát triển vượt bậc: du kích tăng 50%, bộ đội tập trung các tỉnh, huyện tăng từ 20-50%. Nhiều xã, ấp trên địa bàn đã phục hồi hoặc gây dựng được cơ sở đảng và các tổ chức quần chúng. Phong trào du kích chiến tranh được khôi phục. Những kết quả của quân và dân Khu 9 góp phần cùng quân và dân toàn miền Nam đánh bại một bước quan trọng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.


(1) Nhưng sau đó địch tái chiếm và lập lại 650 đồn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:23:27 am »

*
*   *

Trên chiến trường Khu 5, bắc Bình Đinh - một trong những trọng điểm bình định của địch, được Bộ Tư lệnh Quân khu chọn làm địa bàn mở chiến dịch tiến công tổng hợp. mục tiêu của chiến dịch được xác định là: tiêu diệt một bộ phận quân chủ lực tại chỗ; tiêu diệt và làm tan rã quân địa phương, phá với hệ thống kìm kẹp bằng chốt điểm, đánh bại căn bản kế hoạch bình định của địch, giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, tạo thế liên hoàn xã huyện, trong đó có một số khu vực làm chủ vững chắc. Tại đây, lực lượng chiếm đóng của quân đội Sài Gòn có 2 trung đoàn 40 và 41 thuộc Sư đoàn 22, 93 đại đội bảo an, 427 trung đội dân vệ, 158 trung đội thanh niên chiến đấu, 224 trung đội phòng vệ dân sự, 49 đoàn bình định, 4 đại đội và 15 trung đội cảnh sát, 2 đại đội và 10 trung đoàn biệt kích thám báo, 5 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp, 10 tàu chiến, 90 máy bay chiến đấu; xây dựng 14 ấp chiến lược, 18 khu đồn dân. Ngoài ra, trên địa bàn chiến dịch còn có 1 tiểu đoàn quân Mỹ, 2 trung đoàn thuộc sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên(1).

Mở chiến dịch tiến công tổng hợp, Quân khu 5 quyết định sử dụng Sư đoàn bộ binh 3, các tiểu đoàn đặc công 403 và 406 của quân khu; các tiểu đoàn bộ binh 8, 50 và 52, Tiểu đoàn đặc công 405 và đại đội đặc công của tỉnh Bình Định; 17 đại đội bộ binh và đặc công thuộc các huyện. Lực lượng du kích và nhân dân của 11 huyên thị cũng được động viên tham gia chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định, mở rộng vùng giải phóng bắc Bình Định. Tại địa bàn mở chiến dịch, dân số vùng giải phóng và làm chủ của ta là 206.000 người; vùng tranh chấp 77.000, vùng địch kìm kẹp là 476.000 người(2).  Như vậy, xét về thương quan lực lượng, ta và địch gần như ngang nhau; nhưng về vũ khí, phương tiện chiến tranh, địch vượt trội nhiều lần.

Là một chiến dịch tiến công tổng hợp, với phương châm hành động là kết hợp chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và giành dân, giữa tiến công và nổi dậy với binh vận, kết hợp tác chiến của ba thứ quân, nên Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy đã quyết định thành lập một Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm: đồng chí Huỳnh Hữu Anh - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 làm Tư lệnh, đồng chí Mai Tân - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định là Chính ủy, đồng chí Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bình Định làm Phó Tư lệnh. Bên cạnh đó, Thường vụ Khu ủy còn cừ đồng chí Hữu Bẩy - Ủy viên Thường vụ đi cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch để trực tiếp chỉ đạo.

Bộ Tư lệnh chiến dịch dự kiến hướng tiến công chủ yếu nhằm tiêu diệt quân chủ lực cơ động địch sẽ diễn ra ở khu vực 3 huyện Phú Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn (bắc Bình định). Lực lượng tác chiến trên hướng này gồm Trung đoàn 2 và Trung đoàn 21 (Sư đoàn 3) đảm nhiệm, hướng tiến công thứ yếu là huyện An Nhơn và đông bắc huyện Bình Khê (nam Bình Đinh). Đây là trọng điểm diệt địch, giành dân, mở mảng; do bộ đội địa phương tỉnh đảm trách. Hướng phối hợp do Trung đoàn 12 đảm nhiệm đánh cắt giao thông trên đường 19, đôàn đèo nang (Hòn Nhọn - Hòn Kiểng), nhằm thu hút 2 trung đoàn của Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên ngăn không cho chúng tổ chức hành quân ứng cứu khi ta mở cuộc tiến công.

Sau một quá trình chuẩn bị mọi mặt, theo đúng kế hoạch, đúng 3 giờ sáng ngày 9-4, chiến dịch chính thức mở màn. Trên hướng chủ yếu, Tiểu đoàn đặc công 40 của Sư đoàn 3 được lệnh đánh chiếm cứ điểm Gò Loi. Đây là cứ điểm có công sự vững chắc, gồm hệ thống 50 lô cốt và hầm ngầm, cấu trúc thành 3 tầng, xung quanh có 12 hàng rào thép gai xen kẽ những bãi mìn và vật cản. Lực lượng địch chốt giữ căn cứ gồm 2 đại đội bảo an, 1 trung đội thám báo, 1 trung đội súng cối 106,7mm và Ban Chỉ huy Liên đội 48 bảo an. Với phương pháp bí mật cơ động áp sát mục tiêu từ 3 hướng, bộ đội ta bất ngờ và đồng loạt tập kích mãnh liệt vào nhiều mục tiêu, làm cho quân địch không kịp trở tay. Sau 20 phút chiến đấu ta đã hoàn toàn làm chủ căn cứ.

Cùng thời gian trên, một bộ phận lực lượng Trung đoàn 2 và Trung đoàn 21 lân lượt đánh chiếm các mục tiêu ngã ba Tân Thạnh, Đồi Đá, Phú Khương, Bầu Sen, Gò Thị, Đồng Bịch, Gò Dê, cầu Bến Vách, Hà Tây, khu gia binh…


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Sđd, 322.
(2) Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Tổng kết chiến dịch tiến công tổng hợp bắc Bình Định (9-4 - 3-5-1972), lưu tại Phòng Khoa học công nghệ - Môi trường Quân khu 5, tr. 4.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM