Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 7  (Đọc 78496 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:31:34 am »

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tập 7
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2007
Số hóa: macbupda

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
THIẾU TƯỚNG, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG

CHỦ BIÊN
ĐẠI TÁ, PGS, TS. HỒ KHANG

TÁC GIẢ
ĐẠI TÁ, PGS, TS. HỒ KHANG
ĐẠI TÁ NGUYỄN NHƯ MINH
ĐẠI TÁ, ThS. TRẦN TIẾN HOẠT
ĐẠI TÁ, TS. NGUYỄN HUY THỤC
ĐẠI TÁ, TS. NGUYỄN XUÂN NĂNG
THƯỢNG ÚY LÊ QUANG LANG
ĐẠI ÚY NGUYỄN VĂN QUYỀN
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 02:46:07 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:33:33 am »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 21 năm gian khổ của dân tộc ta, năm 1972 có vị trí đặc biệt quan trọng tạo ra bước ngoặt lớn của chiến tranh với những thắng lợi có tính quyết định, trên cả hai miền Nam - Bắc, có đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Trên chiến trường Đông dương, một mặt, đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện Học thuyết quân sự Níchxơn, đẩy mạnh Việt Nam hóa, Lào hóa, Khơme hóa chiến tranh, rút dần quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ về nước, đồng thời ồ ạt tăng cường cho ngụy quân, ngụy quyền cả vũ khí, trang bị, huấn luyện và viện trợ mọi mặt để chế độ Thiệu đứng vững.

Đầu tháng 3-1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương căn cứ vào chủ trương chiến lược của bọ Chính trị và thực tế chiến trường đã quyết định điều chỉnh phương án, tiến hành cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972 trên toàn miền Nam: chiến trường Trị - Thiên từ hướng phối hợp trở thành hướng tiến công chủ yếu, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5 đẩy mạnh tác chiến phối hợp với chiến trường chính Trị - Thiên.

Ngày 23-3-1972, Bộ Chính trị phê chuẩn phương án tác chiến chiến lược của Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 30-3-1972 cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Quân giải phóng miền Nam bắt đầu bằng ba chiến dịch tiến công ở đường 9 - Trị - Thiên, bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ kết hợp với các chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5, giáng một đòn sấm sét vào quân đội và chế độ Sài Gòn, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc Mỹ. Không cam chịu nhìn chế độ và quân đội Sài Gòn sụp đổ từng mảng lớn, đế quốc Mỹ lập thức huy động tối đa không quân và hải quân đánh trả dữ dội khắp các chiến trường và thúc ép quân đội Sài Gòn phản kích quyết liệt hòng tái chiếm những vùng đã mất.

Thâm độc hơn, đế quốc Mỹ dùng chính sách ngoại giao con thoai xảo quyệt với các nước lớn, thỏa hiệp với Trung Quốc và Liên Xô bằng chuyến thăm Bắc Kinh tháng 2-1972 và Mátxcơva tháng 5-1972 của Tổng thống Níchxơn hòng cô lập cách mạng Việt Nam. Đồng thời, từ ngày 6-4-1972, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân đánh phá khốc liệt, thả mìn bao vây phong tỏa hoàn toàn miền Bắc nước ta hòng bóp nghẹt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, của bạn bè quốc tế chi viện cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

Một lần nữa cả nước lại có chiến tranh ác liệt. Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Bộ Chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến đã bền lòng và kiên định đẩy mạnh cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, kiên quyết giáng trả đích đáng và có hiệu quả cuộc chiến tranh bóp nghẹt trên miền Bắc nước ta của không quân và hải quân Mỹ, đồng thời tăng cường sự giúp đỡ cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc chiến đấu kiên cường 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội - Hải Phòng bằng máy bay B.52 của không quân Mỹ là biểu tượng và bài ca bất tử về sức mạnh con người và ý chí Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ dù nhiều lần tráo trở đã phải ký Hiệp định Pari, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta, rút hết quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi lãng thổ Việt Nam. Nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” đã hoàn thành. Sự sụp đổ của quân đội và chính quyền Sài Gòn - tức “ngụy nhào” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tập VII Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) do PGS, TS. Hồ Khang chủ biên mang tiêu đề Thắng lợi quyết định năm 1972 đã trình bày khá chi tiết và tương đối đầy đủ ở tầm khái quát cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc và chiến trường Đông Dương, cả trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.

Nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị và 35 năm đập tan cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội - Hải Phòng của máy bay B.52 Mỹ, chúng tôi phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản cuốn sách này.

Trận trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 6 năm 2007           
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:35:36 am »

CHƯƠNG XXVII

NẮM BẮT THỜI CƠ LỚN, HẠ QUYẾT TÂM
CHIẾN LƯỢC GIÀNH THẮNG LỢI QUYÉT ĐỊNH

I - NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ SO SÁNH
LỰC LƯỢNG VÀ THẾ CHIẾN LƯỢC GIỮA TA VÀ ĐỊCH
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NĂM 1972

Năm 1971 khép lại với thắng lợi to lớn, toàn diện, mà nổi bật là chiến thắng lịch sử đường 9 - Nam Lào. Với chiến thắng này, quân và dân ta ở miền Nam đã giành được thắng lợi rất quan trọng, đánh thắng một bước cơ bản chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương có lợi cho sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đối với đế quốc Mỹ, sau cả một quá trình cố gắng cao độ trong nỗ lực xây dựng và tăng cường về quân số, về trang bị, vũ khí… có quân đội Sài Gòn mạnh lên, đủ sức thay thế quân Mỹ, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt cho Việt Nam hóa, Khơme hóa và Lào hóa chiến tranh của chính quyền Níchxơn, thì thất bại này, toan tính và âm mưu trên đây bị giáng một đòn quyết liệt. Thất bại nặng nề ở đường 9 - Nam Lào chứng tỏ quân đội chính quy của Việt Nam cộng hòa cho dù có tới 13 sư đoàn, 8 trung đoàn, và 37 tiểu đoàn độc lập, hưng không đủ khả năng mở những cuộc hành quân tiến công quy mô vừa và lớn. Hơn nữa, sau thất bại này, đội quân đó buộc phải chuyên dần vào thế phòng ngự theo từng khu vựctheo tuyến như tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, tuyến đường 9, tuyến Trị - Thiên, khu vực Đà Nẵng, khu vực Tây Nguyên, khu vực xung quanh Sài Gòn - Gia Định từ tây bắc đến đông nam… Việc đội quân chủ lực Sài Gòn chuyển vào phòng ngự trên quy mô chiến lược và chiến dịch làm nảy sinh những mâu thuẫn mới. Đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, giữa nhiệm vụ phòng giữ căn cứ, cơ quan đầu não ở các thành phố, thị xã với nhiệm vụ bình định nông thôn… Trong điều kiện binh lực và sự yểm trợ của quân Mỹ trên chiến trường ngày càng bị cắt gảm và quá trình đó là không thể đảo ngược thì, theo thời gian, những mâu thuẫn trên đây chẳng những không thể nào khắc phục được, mà hơn thế, ngày càng bị khoét sâu thêm mặc dù quân đội Sài Gòn tăng lên, đông tới hơn 1 triệu tên, được Mỹ trang bị những hệ vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Sau khi buộc phải rút chạy khỏi khu vực đường 9 - Nam Lào và bị đánh đại bại ở Tây Nguyên, ở Campuchia trong cuộc Hành quân Quang Trung 4 và Toàn thắng 1-1971, tinh thần, ý chí sĩ quan, binh lính quân đội Sài Gòn sa sút nghiêm trọng, không còn vững tin vào thành công của Việt Nam hóa chiến tranh. Tuy vậy, về tổ chức, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa còn nắm được quân đội, còn điều khiến được công cụ này nhờ vào viện trợ của Mỹ. Nhân lúc quân đội Sài Gòn - lực lượng nòng cốt cho Đông Dương hóa chiến tranh bị suy yếu, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng Pathét Lào mở đợt tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Sảm Thông - Long Chẹng, đẩy địch chạy về Nậm Ngừm; tiếp đó, Pathét Lào đánh chiếm Xảm Thông - Phu Mộc, giải phóng Salaphukhin, Kiều Ca Cham và Bắc Ca Si. Ở Campuchia, ta đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Non. Vùng giải phóng 10 tỉnh Đông Bắc Campuchia được củng cố vững chắc.

Kể từ sau khi giải phóng Atôpơ, Xaravan, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và vùng Đông Bắc Caumpuchia năm 1970 cho đến lúc này, việc ta và bạn giải phóng cao nguyên Bôlôven, Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Sảm Thông - Long Chẹng…, đã mở rộng và tăng cường vùng giải phóng trên một địa bàn chiến lược rộng lớn nối liền hậu phương miền Bắc Việt Nam với Thượng Lào, Trung - Hạ Lào, miền tây Trị - Thiên và Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ với vùng Đông Bắc Campuchia, tao thành căn cứ cách mạng ở miền Trung Đông Dương. Từ nay, cách mạng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia có chung một căn cứ rộng lớn, liên hoàn và vững chắc, thực sự là địa bàn đứng chân, xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến, tăng cường quan hệ đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai giữa quân đội và nhân dân ba nước.

Trong khi quân chủ lực ngụy Sài Gòn, Campuchia, Lào bị đánh mạnh, tinh thần của chúng sa sút nghiêm trọng, thì Mỹ vẫn buộc phải tiếp tục rút quân chiến đấu ra khỏi miên Nam Việt Nam. Các sư đoàn thiện chiến Mỹ lần lượt kết thúc sự có mặt trên chiến trường Việt Nam, đầu tiên là sư đoàn bộ binh số 9 và tiếp đó, các đơn vị như Sư đoàn Anh cả đó, sư đoàn kỵ binh không vận số 1, Sư đoàn bộ binh số 4, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3, sư đoàn bộ binh 23 và 25, Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn dù 173, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1, Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5, Sư đoàn không quân 83… Đến trước ngày 1-5-1972, quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam chỉ cỏn lại 69.000 tên. Quân các nước đồng minh của Mỹ cũng đang trong quá tình tương tự: từ 69.000 tên năm 1968, đến năm 1972 còn 38.000 tên. Quân Mỹ, quân các nước đồng minh của Mỹ rút đi, bỏ trống những vùng đất đai rộng lớn ở miền Nam, quân đội Sài Gòn phải điều quân chắp vá và thay thế những nơi quân Mỹ rút, buộc chúng phải dàn mỏng lực lượng tỏng thế bố trí chiến lược mỏng yếu, lộn xộn. Ở Trị - Thiên, sư đoàn 3 và Sư đoàn thủy quân lục chiến (dự bị chiến lược của Việt Nam cộng hòa) phải căng ra đảm nhiệm việc phòng thủ cả khu vực đường 9 - bắc Quảng Trị với chiều dài từ Cửa Việt lên đến Lao Bảo. ở khu 5, các Sư đoàn 1 và 2 phải rải ra phòng giữ ba tỉnh Quảng Đà, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Ở Quân khu II, các sư đoàn 22 và 23 dàn mỏng lực lượng bảo vệ 12 tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quân khu III - vị trí chiến lược hiểm yếu của địch, nơi có Sài Gòn - Gia Định cùng các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Long, Phước Long, Thủ Dầu Một, Long Khánh - Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, bốn sư đoàn bộ binh và dù phải giăng ra phòng giữ từ phía tây bắc, bắc đến đông nam Sài Gòn - Gia Định. Còn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Quân khu 4) địch bố trí ba sư đoàn 7, 19 và 21. Trên một vùng rộng sông nước, sình lầy từ Cần Thơ, Bến Tre đến Cà Mau, Phú Quốc, có đường biên giới giáp với Campuchia, việc chỉ có ba sư đoàn phòng giữ không thể bảo đảm an ninh và bình định, nên lực lượng địch ở đây bị căng kéo, phân tná mỏng để đối phó với phong trào chiến tranh du kích của ta. Trong khi lực lượng quân sự của chính quyền Sài Gòn buộc phải bố trí phân tán không đều trên các địa bàn chiến lược, thì hỏa lực chi viện của Mỹ giảm mạnh, nhất là hỏa lực không quân, pháo binh. Tình hình đó khiến cho quân đội Sài Gòn tuy đông về số lượng, nhưng vẫn luôn cảm thấy “trống lưng, hở sườn”, không được che chắn, bị cô lập. Cả điêu này cũng đã là tác nhân khiến tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn vốn đã sa sút càng sa sút nghiêm trọng, không thể đảm đương nối vai trò “nòng cốt” thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh như Mỹ mong đợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:37:03 am »

Về phía ta, năm 1971, ở chiến trường miền Nam, lực lượng vũ trang Quân giải phóng có 7 sư đoàn, 19 trung đoàn chủ lực cơ động; 95 tiểu đoàn, 350 đại đội, 185 trung đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và hàng chục vạn du kích, tự vệ chiến đấu ở kháp cá thôn, xã, thị trấn, thành phố. Toàn bộ lực lượng này đứng chân trên những địa bàn chiến lược trọng yếu, hình thành thế bố trí xen kẽ với địch. Trong điều kiện cần chớp thời cơ, mở những chiến dịch lớn hoặc mở cuộc tiến công chiến lược, nhiều sư đoàn, trung đoàn bộ binh và binh chủng mảnh tự hậu phương miền Bắc được tăng cường cho chiến trường miền Nam. Chỉ trong năm 1970-1971, miền Bắc đưa nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật như xe tăng, pháo binh, cao xạ, công binh - đặc biệt là xe tăng T54, pháo 130mm, Đ74, hỏa tiễn, súng phòng không A72, súng chống tăng B72 điều khiến bằng vô tuyến điện… vào chiến trường.

So sánh lực lượng quân sự ở miền Nam và Đông Dương, quân ta mạnh hơn hẳn quân địch về mọi mặt, lại nắm quyền chủ động chiến trường và trong thế bố trí chiến lược có lợi, luôn luôn vây hãm quân địch và thế bị động chống đỡ.

Ở thế có lợi, quân dân ta trên khắp chiến trường Trung Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long trong năm 1971, đã tích cực thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tận dụng thời cơ nhân lúc quân chủ lực địch bị ta đánh bại ở tuyến ngoài, đẩy manh tiến công và nổi dậy đánh phá kế hoạch “bình định đặc biệt” và “chương trình cộng đồng tự vệ, phát triển nông thôn” của địch. Ở khu 5, trong hai đợt hoạt động Xuân - Hè và Thu - Đông 1971, ta đã diệt 23 đồn, bốt địch và đánh thiệt hại các căn cứ quân sự Xã Đốc (Quảng Đà), Dục Mỹ (Khánh Hòa), Đèo Son (Quy Nhơn), sân bay Đà Nẵng (Quảng Đà), sông Mao (Bình Thuận), Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn, Phù Mỹ (Bình Đinh), Phú Nhơn, Phú Thiện (Gia Lai), v.v. Đón tiến công quân sự trên đây trực tiếp hỗ trợ cho nhân dân các nơi nổi dậy, phá tan từng mảng ấp Tân Sinh, giành quyền làm chủ, khôi phục nhiều căn cứ lõm bí mật, vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp. Ở Nam Bộ, quân và dân ta kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, kết hợp đấu tranh quân sự với chiến tranh và binh vận đã giành lại các vùng trọng điểm bình định của địch ở nam, bắc đường số 4 (Mỹ Tho), Mỏ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre), tuyến sông Mang Thít (Trà Vinh), Chương Thiện (Cần Thơ), Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), Dầu Tiếng, Bến Cát (Thủ Dầu Một), Củ Chi (Gia Định). Nhìn chung, các hoạt động tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của nhân dân các địa phương thuộc Khu 5, Nam Bộ phát triển tốt, cuộc chống phá bình định đạt kết quả, đã làm cho tình hình nông thôn miền Nam biến chuyển có lợi cho cách mạng, tạo đà cho nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn nghiêm trọng năm 1969-1970, đánh lùi địch nhiều nơi, giữ vững vùng giải phóng và căn cứ địa.

Cùng với phong trào chống phá bình định ở nông thôn, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân vùng đô thị - nhất là Sài Gòn - Gia Định - cũng diễn ra sôi nổi, liên tục khiến hậu phương, hậu cứ của chính quyền và quân đội Sài Gòn thường xuyên không ổn định. Phong trào đấu tranh chính trị trong thời kỳ này có những điểm mới về hình thức và nó. Ngoài những cuộc xuống đường mít tinh, bãi công, chống các hãng thầu Mỹ bóc lột công nhân, đòi tăng lương như những năm trước, giờ đây, còn xuất hiện phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe của thanh niên, sinh viên, học sinh đô thị. Những cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào thành thị không dừng lại ở mục tiêu đồi các quyền dân sinh, dân chủ, mà hơn thế, chứa đựng và biểu lộ tinh thần dân tộc, mang nội dung “Đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược”, đòi “Thiệu - Kỳ từ chức”, “miền Nam của người Việt Nam”, “bãi bỏ chế độ quân sự hóa học đường”, v.v. Các cuộc đấu tranh chính trị từ Sài Gòn đã lan ra các thành phố, thị xã như Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ… Các tổ chức quần chúng như Phong trào phụ nữ đòi quyền sống; Ủy ban nhân dân tranh thủ hòa bình; Ủy ban nhân dân đòi quyền sống; Nghiệp đoàn 36 chợ Đô thành… đã tổ chức mít tinh lên án Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam, v.v.

Những thắng lợi về quân sự, chính trị có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trong thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh và Học thuyết Níchxơn trong các năm 1970, 1971 đã tạo ra thế và lực mới, đảm bảo cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tiếp tục phát triển: chúng ta “có điều kiện kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, tiếp tục phát triển quyền chủ động tiến công giành thắng lợi mới có ý nghĩa chiến lược lớn hơn trong năm 1972”(1).


(1) Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.83.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2011, 09:28:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:42:11 am »

Miền Bắc - hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược - vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách do đế quốc Mỹ gây ra, khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Là hậu phương trực tiếp của cách mạng Việt Nam ở miền Nam, hậu phương của cách mạng hai nước Lào, Campuchia, miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ và tăng cường tiềm lực và sức mạnh miền Bắc, đồng thời ra sức động viên nhân tài, vật lực chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia ngày càng tăng. Đứng trước đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, năm 1971, miền Bắc dấy lên cuộc vận động chính trị rộng lớn, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao “vì tiền tuyến miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Mặc dù buộc phải ngừng ném bom và các hành động quân sự khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng trên thực tế, Mỹ không tôn trọng những cam kết, vẫn tiếp tục các chuyến bay do thám và đánh phá miền Bắc. ngày 21-11-1970, các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Vĩnh Linh bắn rơi 13 máy bay Mỹ khi chúng đến ném bom, bắn phá tuyến vận tải chiến lược trên địa bàn Khu 4. Cũng trong ngày này, Mỹ dùng máy bay lên thẳng (được máy bay phản lực F.105 nghi binh, yểm trợ), chở lực lượng đặc biệt gồm 56 tên, do Đại tá Simôn chỉ huy, lợi dụng đêm tối, bất ngờ đổ bộ xuống thị xã Sơn Tây - địa điểm cách Hà Nội 32km về phía tây, nhằm cướp tù binh Mỹ. Níchxơn hy vọng cuộc giải thoát tù binh Mỹ nếu thành công sẽ xoa dịu được tinh thần đấu tranh đòi rút quân Mỹ khỏi Việt Nam của nhân dân Mỹ và sẽ mặc cả với ta tại cuộc đàm phán Pari. Song, cuộc tập kích Sơn Tây giải thoát tù binh Mỹ bị thất bại, ta cảnh giác với ý đồ của Mỹ và đã di chuyển tù binh đi nơi khác.

Trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, từ giữa năm 1970, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường, mở rộng tuyến vận tải chiến lược này, bảo đảm vận chuyển thông suốt cả đêm lẫn ngày suốt bốn mùa mưa, nắng, Đoàn 559 - lực lượng chủ yếu vận chuyển vật chất, kỹ thuật và đưa đón bộ đội từ hậu phương miền Bắc tăng cường cho chiến trường miền Nam, Campuchia - lúc này có tổng quân số 90.000 người, bao gồm 40 trung đoàn, tiểu đoàn vận tải đường sông và lực lượng bộ binh, cao xạ, bộ binh. Bộ Quốc phòng bổ sung cho Đoàn 559: 3.500 xe ôtô, 1.00 xe máy làm đường và rà phá bom mìn, 200 khẩu pháo cao xạ, 700 máy vô tuyến điện. Trước tình hình mới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Đoàn 559 tổ chức các sư đoàn khu vực: 470, 471, 472, 473, 51 và quy định toàn tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn thành 5 khu vực(1). Đoàn 559 còn được tăng cường hàng vạn thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến. Lực lượng nay được động viên từ các tỉnh miền Bắc, làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom, gùi thồ đạn, gạo, bốc dỡ hàng, bảo vệ kho tàng… Trong nhiều trường hợp, những nữ thanh niên xung phong bất chấp hiểm nguy, đã làm “lộ tiêu sống” dẫn đường cho các đoàn xe vận tải vượt ngầm dưới sự săn lùng, đánh phá của máy bay địch. Toàn bộ lực lượng trên đây trong năm 1971, đã dồn sức mở rộng mạng đường, bao gồm hệ thống trục dọng, trục ngang, đường vòng tránh các trọng điểm và mạng đường này có tổng chiều dài lên tới 20.330 km (tính đến mùa Xân 1975) trong đó mở mới 16.790 km và 6 trục dọc, 13 trục ngang và 700 km đường vượt khẩu, 4.700 km đường vòng tránh, 1.200 km đường ống dẫn dầu từ miền Bắc đến Bù Gia Mập được khẩn trương lắp đặt, đi vào hoạt động, bao gồm 112 trạm bơm, 257.050 m3 kho chứa vào cuối năm 1971. Đây là công trình có tầm quan trọng chiến lược, được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo. Một lực lượng lớn cán bộ, công nhân các ngành cơ khí, vật tư, kiến trúc, bộ đội xăng dầu và cùng hàng vạn lao động các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Hưng được động viên vào nhiệm vụ này.

Với những nỗ lực trên đây, năm 1971, qua đường vận tải biển và dường 559 thông suốt, miền Bắc đã chuyển vào chiến trường miền Nam 135.663 tấn lương thực, 22.392 tấn thực phẩm, 29.389 tấn xăng dầu, 985 tấn thuốc quân y, 16.000 tấn vũ khí, ngoài việc tăng cường lực lượng, vật chất, kỹ thuật cho miền Nam, Đảng và Nhà nước ta dành một phần lớn vật chất, kỹ thuật giúp đỡ cách mạng Campuchia và Lào. Trên miền Bắc, các mặt chuẩn bị theo phương án sẵn sàng đánh bại âm mưu và hành động của kẻ thù nếu chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh trên bộ ra Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, sẵn sàng đương đầu và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân Mỹ lần thứ hai… cũng được gấp rút triển khai.


(1) Theo phân công, mỗi bộ tư lệnh khu vực phụ trách một số tuyến vận tải và một cụm binh trạm, cụ thể:
- Bộ Tư lệnh 471 phụ trách trục đường phía tây, tiếp chuyển hàng của Bộ Tư lệnh 472 gồm 6 binh trạm (35, 36, 38, 44, 46 và 47).
- Bộ Tư lệnh 472 phụ trách khu vực trung tâm phía tây Trường Sơn gồm 6 binh trạm (32, 33, 34, 39, 45 và 12).
- Bộ Tư lệnh 473 phụ trách các trục đường 16, 9, 14, 29, 128 và B45 phía đông Trường Sơn gồm 4 binh trạm (27, 28, 41 và 42).
- Bộ Tư lệnh 470 (thành lập tháng 4-1970) gồm 5 binh trạm (37, 50, 51, 52 và 53).
- Bộ Tư lệnh 571 (Bộ Tư lệnh hậu phương) gồm Trường Quân chính, Viện Quân y 59, Đoàn giao nhận xe (tương đương trung đoàn) và các đơn vị trực thuộc khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:44:23 am »

Trong hai năm 1970-1971, đế quốc Mỹ dốc sức thực hiện Học thuyết Níchxơn bằng cách xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh đủ sức làm nòng cốt cho việc thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tiến hành bình định miền Nam và Lào, hòng tiêu diệt khối chủ lực Quân giải phóng, phá “đất thánh Việt cộng”, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Trường sơn, bao vây, cô lập và bóp nghẹt phong trào cách mạng miền Nam. Song, chủ lực quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt lớn ở đường 9 - Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Những mục tiêu đề ra cho các cuộc hành quân trong năm 1971 của quân đội Sài Gòn đã bị thất bại. Quân đội Sài Gòn thua trận, tinh thần chiến đấu sa sút đã ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực thực hiện kế hoạch “bình định đặc biệt” do chính quyền Sài Gòn và tòa Đại sứ Mỹ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)… vạch ra. Chiến lược Việt Nam háo chiến tranh của Mỹ bị đẩy lùi một bước căn bản.

Trên thực tế, dựa vào số quân đông và được Mỹ tăng cường huấn luyện, trang bị nên quân đội Sài Gòn trong năm 1971 cũng đã bung ra đóng thêm nhiều đồn bốt, giữ được một số lớn ấp chiến lược, khu dinh điền. Cuộc đấu tranh trên mặt trận chống phá bình định diễn ra ác liệt suốt năm 1971. Tuy nhiên, do quân Mỹ tiếp tục rút đi và ta hoạt động mạnh, chiến tranh du kích phát triển đều khắp trên cả ba vùng chiến lược; đồng bào thành thị ngày càng hướng về cách mạng với niềm tin chiến thắng, ủng hộ cách mạng và tham gia đấu tranh chính trị mạnh mẽ…, nên hoạt động bình định của địch bắt đầu chững lại và chúng bộc phải rút bớt chỉ tiêu. Trong khi đó các sư đoàn chủ lực Quân giải phóng từ các vùng biên giới đã trở lại đứng chân, hoạt động ở những địa bàn xung yếu, áp sát các vành đai phòng thủ của địch và các đô thị lớn. Mặc dù địch và ta còn ở thế giằng co quyết liệt, nhưng tình hình nông thôn miền Nam giờ đây đã vượt qua thời kỳ khó khăn, nghiêm trọng và tạo ra những điều kiện thuận lợi mới hết sức cơ bản để tiến lên thực hiện nhiệm vụ chiến lược tiếp theo.

Những thắng lợi trên đây ở tiền tuyến, ở hậu phương năm 1971, “đã làm phá ản một bước quan trọng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và Học thuyết Níchxơn của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Năm 1971 là năm địch có những cố gắng lớn, nhưng cũng là năm chúng bị thua nặng, ta thắng to”(1); so sánh thế và lực giữa ta và địch trên chiến trường diễn biến căn bản thuận lợi cho cách mạng miền Nam, cách mạng ba nước Đông Dương. “Ta đang thế thắng, thế chủ động, thế thuận lợi, thế đi lên, mặc dầu còn có những khó khăn và nhược điểm cần phải khắc phục; địch đang ở thế thua, thế bị động, thế khó khăn, thế đi xuống, mặc dầu chúng đang còn nhiều lực lượng và có những chỗ mạnh tạm thời”(2).

Những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự và chính trị ở chiến trường Việt Nam, Campuchia, Lào làm chuyển biến căn bản cục diện cách mạng ở đông Dương, đã tác động tích cực đến phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới, nhân dân tiến bộ Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, đòi rút quân Mỹ về nước.

Tại Mỹ, các tầng lớp xã hội Mỹ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống cuộc chiến tranh của chính quyền Níchxơn, đòi rút quân Mỹ ra khỏi chiến tranh Việt Nam. Khi Níchxơn nhậm chức Tổng thống Mỹ, 7.000 nhà hoạt động do Ủy ban động viên toàn quốc đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam lãnh đạo, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, míttinh hô vang các khẩu hiệu phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của chính quyền… Những người tham gia phong trào nhận thức rất rõ rằng trở ngại hòa bình không phải là Hà Nội mà là cố gắng không thích hợp, không đầy đủ của Chính phủ Mỹ. Ngày 15-10-1971, phong trào ngừng hoạt động vì Việt Nam đã huy động hơn một triệu người xuống dường ở Oasinhtơn, hô vang khẩu hiệu “Hòa bình ngay bây giờ!”. Đặc biệt, năm 1969, trong quân đội Mỹ cúng bắt đầu dấy lên phong trào “chống chiến tranh Việt Nam của chính quyền”. Họ tổ chức 17 cuộc biểu tình tại các doanh trại, căn cứ của binh chủng lục quân, không quân, hải quân ở Mỹ phản đối cuộc chiến tranh do chính quyền phát động, đòi Níchxơn phải chấm dứt chiến tranh ngay lâp tức, phải rút hết quân Mỹ khỏi Việt Nam! Ngày 18-4-1971, 2.000 cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường Việt Nam về, kéo đến thủ đô Oasinhtơn gặp Quốc hội, rồi đến nghĩa trang Arlinhgtơn tổ chức rước đuốc phản dối cuộc chiến tranh của Mỹ. Những cựu chiến binh vứt bỏ huân chương khen thưởng họ trong chiến tranh Việt Nam lên thềm nhà Quốc hội để phản đối cơ quan lập pháp cho phép Tổng thống tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ lên cao đã tác động đến nhiều nghị sĩ ở Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Đó là một nhân tố tác động góp phần dẫn đến việc tháng 4-1971, Hạ viện Mỹ biểu quyết đòi rút hết quân Mỹ khỏi Việt Nam với số phiếu 122/260. ngày 17-6 cùng năm, số phiếu biểu quyết của Hạ viện về việc rút quân Mỹ, chấm dứt chiến tranh Việt Nam tăng lên 158/224 vàn gày 28-6 số phiếu đó là 175/219… Với số phiếu này, Hạ viện Mỹ quyết nghị yêu cầu Chính phủ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hạ viện Mỹ bỏ phiếu hủy bỏ “chính sách Việt Nam của chính quyền” bằng luật. Ủy ban chính sách của Đảng Dân chủ tại Thượng viện đòi Níchxơn rút hết quân Mỹ, kể cả không quân yểm trợ, khỏi Đông Dương vào ngày 30-11-1972… Đây là những quyết định mạnh mẽ của cơ quan lập pháp Mỹ nhằm vào chính quyền hiếu chiến Níchxơn. Nội bộ chính quyền Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng vì cuộc chiến tranh Việt Nam.


(1), (2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t. 33 (1972, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.141.142.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2011, 09:30:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:46:56 am »

Do bị thất bại trong chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và bị sức ép nặng nề trong nước đòi rút quân Mý, tại Hội nghị Pari, phái đoàn Mỹ tỏ ra mềm mỏng hơn, Mỹ không đòi hai bên cùng rút quân như trước nữa mà tuyên bố sẵn sàng đề ra thời hạ cuối ùng cho việc rút quân Mỹ. Ngày 31-5-1971 trong cuộc gặp riêng giữa Bộ trưởng Xuân Thủy với Kítxinggiơ, ông ta đưa đề nghị 7 điểm. Trong 7 điêm này, Kítxinhgiơ nói: “sẵn sàng ấn định thời hạ rút quân Mỹ”, nhưng không nói ngày nào cụ thể. Ông ta còn lập lờ “Người Việt Nam và người các nước Đông Dương khác sẽ thảo luận rút các lực lượng ngoại nhập khác”. Ngày 1-7-1971, tại phiên họp lần thứ 119 của Hội nghị bốn bên đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trình bày sáng kiến mới gồm 6 điểm, nhăm giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam Việt Nam(1). Nhiều nghị sĩ Mỹ kể cả Níchxơn đều chung nhận xét về đề nghị mới này của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khai thông con đường để Quốc hội Mỹ thông qua chính sách chấm dứt chiến tranh. Quốc hội Mỹ đòi chính quyền Níchxơn không được bỏ lỡ cô hội này. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến giữa năm 1971, cuôc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ chưa thật sự có chuyển biến lớn, hai bên còn nhiều điểm bất đồng phải tiếp tục giải quyết. Lúc này hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ đang ráo riết vận động tranh cử tổng thống vào cuối năm 1972, mà vấn đề chấm dứt chiến tranh Việt Nam, rút quân Mỹ về nước rở thành nội dung rất quan trọng. Để xoa dịu làn sóng phản đối chiến tranh tỏn nước và cũng để tranh thủ lá phiếu ủng hộ, Níchxơn hứa hẹn trước nhân dân Mỹ là sẽ chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước, nhưng ông ta không nói rõ chấm dứt chiến tranh bằng cách nào và bao giờ thì rút quân Mỹ. Sự “lập lờ” giữa lời hứa và hành động thực tế của Níchxơn bị nhân dân Mỹ và dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ. Những cuộc xuống đường đấu tranh chống Mỹ trên thế giới và ở ngay trên đất Mỹ lại diễn ra sôi động. Nhân dân và chính phủ nhiều nước tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng hòa bình thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, đã sôi nổi tổ chức những “Tuần đoàn kết với Việt Nam”. Không thắng trên chiến trường và ở Hội nghị Pari, đế quốc Mỹ xoay sang chính sách ngoại giao con thoi xảo quyệt nhằm lôi kéo Liên Xô, Trung Quốc, hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam, cô lập Việt Nam; dùng Liên Xô, Trung Quốc ép ta tại cuộc đàm phán Pari. Đó là âm mưu rất độc ác. Dù vậy, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc cho đến năm 1971, đều thống nhất ở một điểm là ủng hộ sự nghiệm kháng chiến chống Mỹ, cứn nước của nhân dân Việt Nam cả về tinh thần và vật chất. Hàng chục ngàn tấn vũ khí, khí tài quân sự hiện đại và hàng trăm vạn tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh từ Liên Xô, Trung Quốc được chuyển đến Việt Nam, góp phần quan trọng cho nhân dân Việt Nam giữ vững và tăng cường tiềm lực quân sự và sức mạnh kháng chiến. Do đường lối đối ngoại đúng đắn, độc lập tự chủ của Đảng ta, ta đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của thế giới và sự ủng hộ to lớn về vật chất, tinh thần của phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc. Trên thực tế, đến năm 1971, đã hình thành một mặt trận sâu rộng nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam. Sự giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ, nhân dân các nước xã nội chủ nghĩa là nguồn động viên quý báu đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Nhìn chung, những thắng lợi toàn diện của quân và dân ta trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và chống phá hoại bình định đã buộc đế quốc Mỹ trong năm 1971, phải lùi một bước, tiếp tục rút dần quân Mỹ về nước. Nhưng chúng vẫn ngoan cố tìm mọi cách duy trình chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để tiếp tục thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, đảm bảo cho Mỹ “rút ra trên thế thắng”, “rút ra trng danh dự”. Ta thắng lớn, toàn diện; thế và lực tăng lên. Dù chưa đánh bại hoàn toàn đội quân chủ lực Sài Gòn, song ta đã tạo được thời cơ chiến lược cho phép ta đẩy mạnh nỗ lực chủ quan, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.



(1) Sáng kiến 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:
1 - Nếu Mỹ định thời gian rút hết quân trong năm 1971 thì các bên sẽ thỏa thuận cùng một lúc về thể thức của hai việc sau đây: a) Rút an toàn quân đội Mỹ và quân các nước thuộc phe Mỹ; b) Thả hết quân nhân của các bên và dân thường bị bắt trong chiến tranh kể cả các phi công Mỹ bị bắt ở miền Bắc; hai việc này bắt đầu cùng ngày và kết thúc cùng ngày.
2 - Mỹ châm dứt ủng hộ nhóm cầm quyền hiếu chiến do Thiệu cầm đầu để các lực lượng chính trị, xã hội, tôn giáo ở miền Nam lập ra ở Sài Gòn một chính quyền mới tán thành hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ. Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ nói chuyện ngay với chính quyền đó để bàn việc thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc rộng rãi ba thành phần làm nhiệm vụ trong thời gian từ khi lập lại hòa bình đến tổng tuyển cử.
3 - Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam sẽ do các bên Việt Nam cùng giải quyết trên tinh thần hòa hợp dân tộc, bình đẳng, tôn trọng nhau không có sự can thiệp của nước ngoài.
4 - Việc thống nhất Việt Nam sẽ tiến hành từng bước trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận, không có can thiệp của nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự hay quân đội trên đất mình.
5 - Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại, hòa bình, trung lập, đặt quan hệ đối ngoại hòa bình, trung lập, đặt quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, theo 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Cũng theo những nguyên tắc đó, miền Nam Việt Nam và Mỹ sẽ thiết lập quan hệ chính trị, kinh tế - xã hội với nhau.
6 - Chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thiệt hại và tàn phá do Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Việt Nam.
7 - Các bên thỏa thuận về những hình thức tôn trọng và bảo đảm quốc tế các hiệp định sẽ được ký kết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:49:48 am »

II - NẮM BẮT THỜI CƠ, CHUẨN BỊ MỌI MẶT
CHO CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NĂM 1972

Mùa Xuân 1971, ta thắng lớn trên mặt trận quân sự, chính trị và chống phá bình định ở cả ba chiến trường miền Nam, Campuchia, Lào, làm phá sản một bước quan trọng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Học thuyết Níchxơn ở Đông Dương. Địch buộc phải lùi một bước, từ chủ động mở các cuộc hành quân tiến công trên chiến trường ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào đã phải lui về giữ thế phòng ngự chiến dịch và chiến lược, bị động chống đỡ các cuộc tiến công của ta. Cục diện chiến trường biến chuyển mau lẹ có lợi cho cách mạng. Quân chủ lực Sài Gòn không còn khả năng làm nòng cốt cho Việt Nam hóa, Khơme hóa và Lào hóa chiến tranh, đang đứng trước nguy cơ suy sụp và tan rã từng mảng nếu ta tiếp tục mở những cuộc tiến công vừa và lớn. Một thời cơ mới để đưa cách mạng tiến lên giành thắng lợi quyết định đã xuất hiện. Lường định khả năng diễn biến của tình hình, ngay từ tháng 5-1971, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần kíp cho quân và dân ta là: ”Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược dánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Campuchia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài”(1). Ngay trong tháng 6-1971 Quân ủy Trung ương bàn nghiên cứu về tình hình miền Nam, Campuchia, Lào và bàn kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị. Quân ủy Trung ương nhận thấy đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mặc dù bị thất bại nặng nề, toàn diện, nhưng chúng chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, Campuchia, Lào bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Chúng quyết tâm giữ miềnNam Việt Nam, thực hiện cho được Việt Nam hóa chiến tranh. Bằng hành động quân sự quyết liệt và ngoại giao xảo quyệt, Mỹ vừa rút dần quân chiến đấu Mỹ, vừa tìm cách làm cho ta suy yếu phải chịu thua, buộc phải chấm dứt chiến tranh theo âm mưu và kế hoạch của Mỹ sắp đặt. Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: “Tình hình đang chuyển biến mau lẹ, đòi hỏi ta phải có sự cố gắng cao nhất, tranh thủ thời gian, khắc phục khó khăn, nhược điểm để xây dựng thế và lực của ta trên chiến trường lên nhanh hơn nữa, kịp thời nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước quan trọng”(2). Quân ủy Trung ương xác định quyết tâm chiến lược năm 1972: “Tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, trên khắp các chiến trường Đông Dương, miền Nam Việt Nam là chiến trường chính, giành thắng lợi cao nhất”(1). Tại hội nghị này, sau khi tổng hợp, phân tích lượng thông tin về tình hình địch, ta ở chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên và Trị - Thiên, Quân ủy Trung ương dự kiến, trong năm 1972: “Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường biên giới Campuchia và miền Đông Nam Bộ, hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là miền núi tây Trị - Thiên. Trị - Thiên tuy là hướng phối hợp quan trọng, nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần, vì vậy phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi cần thiết hoặc có lợi”. Để phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, Quân ủy Trung ương còn đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh “phong trào tiến công và nổi dậy ở đồng bằng, phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang mạnh ở đô thị, tiến công vào ba chỗ dựa của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, tạo nên cục diện mới có lợi cho ta trong trường hợp ngừng bắn, tạo điều kiện để đưa phong trào cách mạng tiến lên một cách vững chắc trong tình hình mới”.

Đối với miền Bắc, về quân sự, ra sức củng cố và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhằm đối phó thắng lợi với những cuộc tập kích đường không, đường biển của không quân, hải quân Mỹ, tiêu diệt các toàn biệt kích địch và mọi hành động xâm lược phiêu lưu của chúng. Cần xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh sẵn sàng đối phó kịp thời khi cần thiết, có lực lượng dự trữ bổ sung đầy đủ, kịp thời cho miền Nam.

Hội nghị Bộ Chính trị tháng 5-1971 và Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 6-1971 đánh giá sát diễn biến của tình hình thực tế trên chiến trường và âm mưu của địch, nhận thấy thời cơ chiến lược đang xuất hiện, đề ra chủ trương nhằm vận dụng và thúc đẩy thời cơ, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công chiến lược 1972.


(1) Nghị quyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, tháng 5-1971, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
(2), (3) Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6-1971, số 236, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:50:36 am »

Thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ở miền Nam, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên cùng các tỉnh bắt đầu xây dựng kế hoạch quân sự và đấu tranh chính trị năm 1972, chỉ đạo các đơn vị Quân giải phóng, các cơ quan đảng, mặt trận, các đoàn thể quần chúng huy động mọi lực lượng chuẩn bị chiến trường; trong đó, công tác mở đường chiến dịch và chiến đấu, công tác vận chuyển vật chất dự trữ cho các hướng tác chiến theo dự kiến của Quân ủy Trung ương là vô cùng quan trọng và khẩn trương, vì yêu cầu mọi công tác chuẩn bị phải hoàn tất trước tháng 3-1972.

Tháng 10-1971, Trung ương Cục họp Hội nghị lần thứ 9, xác định quyết tâm kiên quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Trung ương Cục nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của chiến trường B2 là: Tranh thủ thời gian, phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị, xây dựng thế tiến công chiến lược mới bằng ba quả đấm mạnh trên cả ba vùng chiến lược; tiếp đó, mở cuộc tiến công và nổi dậy rộng lớn nhằm đánh suy sụp nặng ngụy quân, ngụy quyền, dánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch. Để đạt được yêu cầu trên, Thường vụ Trung ương Cục chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ trên từng vùng chiến lược:

1 - Đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch ở nông thôn.

2 - Đẩy mạnh đòn đánh tiêu diệt địch của bộ đội chủ lực, phát triển thế tiến công liên tục khắp các chiến trường, làm cho quân địch suy sụp và tan rã nặng.

3 - Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị lên một bước mới, nhất là Sài Gòn - Gia Định; khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - Thiệu, đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, tiến tới cao trào đấu tranh chính trị rộng lớn, phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực ở hướng chính, buộc địch phải htay đổi tay sai, lập một chính phủ vãn hồi hòa bình.

Thực hiện quyết tâm của Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch tiến công mang mật danh Chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường miền Đông. Hướng chủ yếu của chiến dịch được xác định là khu vực đường 13, khu vực quyết chiến là địa bàn Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành, sau đó phát triển về hướng Lai Khê hoặc Dầu Tiếng. Hướng phối hợp: Tây Ninh và các phân khu 2, 5, 23 (Long An); tỉnh Bình Phước. Hướng phối hợp quan trọng: Long Khánh, Biên Hòa. Hướng nghi binh: đường 22, khu vực quyết chiến Xa Mát, Trảng Sụp; sau đó phát triển về hướng đồng bằng Khu 8 hoặc vùng tây thành phố Sài Gòn. Lực lượng sử dụng là toàn bộ các sư đoàn chủ lực Miền cùng lực lượng vũ trang địa phương. Từ những tháng cuối cùng của năm 1971 cho đến trước ngày chiến dịch mở màn, quân và dân miền Đông Nam Bộ đã khẩn trương mở và sửa chữa 943 km đường chiến dịch, chiến đấu; làm 10 bến phà qua sông Sài Gòn; vận chuyển đến các kho dự trữ trên các hướng chiến dịch 45.000 tấn vật chất, kỹ thuật, riêng gạo đạt 14.500 tấn. Lương thực, thực phẩm chuẩn bị bảo đảm đủ cho bộ đội hoạt động cả năm 1972.

Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Khu 8 và Khu 9, tuy không phải là hướng chính đánh tiêu diệt chủ lực quân đội Sài Gòn, nhưng là hướng trọng tâm đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng, phối hợp với các chiến trường khác. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 hạ quyết tâm: Tập trung lực lượng chủ yếu tiến công tiểu khu Chương Thiện ở hai quận Long Mỹ và Kiến Thiện - Ngang Dừa, giải phóng vùng tây nam và bắc huyện Long Mỹ, đồng thời sử dụng một lực lượng hợp lý tiến công và Sư đoàn 22 và Sư đoàn 9 quân đội Sài Gòn ở U Minh, ghìm chặt lực lượng này, tạo điều kiện cho các địa phương chống phá bình định, mở rộng vùng giải phóng. Quân khu 8 và Quân khu 9 khẩn trương bố trí lực lượng quân sự, chính trị trên các hướng trọng điểm đã xác định. Song song với việc bố trí lực lượng, quân khu huy động lực lượng nhân dân các địa phương và lực lượng công binh mở 6 tuyến đường vận chuyển qua các cánh rừng sình lầy từ miền Đông Nam Bộ xuống vùng Đồng Tháp Mười và vận chuyển gạo, đạn ém ở các hướng. Mọi công việc chuẩn bị đều hoàn tất cuối tháng 2-1972. Các lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận trong tư thế sẵn sàng vào trận theo lệnh của Quân khu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 06:52:18 am »

Ở Khu 5, quán triệt ý định chiến lược của Trung ương và căn cứ vào tình hình địch, ta trên chiến trường, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định tập trung lực lượng chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy, phối hợp với các chiến trường, với nhiệm vụ:

- Tiến công và nổi dậy, diệt và làm tan rã lớn chủ lực quân đội Sài Gòn, phá vỡ từng mảng hệ thống phòng ngự của địch và hệ thống kìm kẹp của chúng ở đồng bằng, giành quyền làm chủ phần lớn nông thôn.

- Đẩy mạnh phong trào đấu tỉnh chính trị của quần chúng thành cao trào tiến công cách mạng trong các đô thị - nhất là thành phố Đà Nẵng.

Tháng 10-1971, Khu ủy Khu 5 lại ra chỉ thị Phát động phong trào thi đua quyết thắng giặc Mỹ với ba cao trào:

- Cao trào diệt và làm tan rã lớn quân ngụy.

- Cao trào tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ nông thôn.

- Cao trào các mạng trong các đô thị.

Ở các tỉnh đồng bằng, Khu ủy và Bộ Tư lện Quân khu 5 xác định hai trọng điểm tiến công và nổi dậy ở bắc Bình Định và Quảng Nam. Mục tiêu của đợt tiến công nhằm tiêu diệt hoặc đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 4, Sư đoàn 22 và một bộ phận cơ động của Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn; đánh bại kế hoạch “bình định đặc biệt” và chương trình “cộng đồng tự vệ và phát triển nông thôn” của địch, mở rộng vùng giải phóng từ phía nam tỉnh Quảng Ngãi đến phía bắc đường 19 Đông nối với căn cứ cách mạng hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; giải phóng khu vực Quế Sơn, Tiên Phước và tây huyện Thăng Bình, Nông Sơn, Trung Phước (Quảng Nam), phối hợp chặt chẽ với cuộc tiến công của Mặt trận Tây Nguyên.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó, lực lượng vũ trang quna khu được tăng cường về số lượng, củng cố về chất lượng. Khối chủ lực cơ động của quân khu ngoài Sư đoàn bộ bình 3 (gồm Trung đoàn 21, Trungđoàn 12 và 2) và Sư đoàn 2 đã có, tháng 1-1972, quân khu thành lập thêm Sư đoàn bộ binh 711 (gồm Trung đoàn 31, 38, đến cuối tháng 4-1972 có thêm Trung đoàn 9 của Sư đoàn 101); 5 tiểu đoàn pháo, cối, 5 tiểu đoàn và 6 đại đội đặc công. Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện có 22 tiểu đoàn, 60 đại đội, 62 trung đội bộ binh. Toàn quân khu tổ chức được 203 đội, tổ du kích đặc công hóa và 91 tổ du kích công binh. Quân khu cấp tốc mở các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật chiến dịch cho 2.000 cán bộ cao cấp, trung cấp nhằm nâng cao trình độ chỉ huy tác chiến lên một bước mới. Giữa năm 1971, toàn khu tập trung lực lượng làm đường vận chuyển và huấn luyện chiến, kỹ thuật cho cán bộ, chiến sĩ. Nhân dân các tỉnh Quảng Đà, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định… đã góp 15 vạn ngày công bạt núi, san đèo, bắc cầu, mở mới 565 km đường chiến dịch, chiến đấu và sửa chữa 600 km đường từ phía tây Trường Sơn đến các tỉnh đồng bằng duyên hải. Cuối tháng 11-1971, Đoàn 559 bắt đầu giao hàng cho Khu 5, nhưng trước đó suốt trong 3 tháng ròng rã, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trong khu đêm đêm bí mật vượt qua các vùng kiểm soát của địch, xuống các vùng sâu ở phía đông quốc lộ 1 lấy gạo dân đóng góp, chuyển lên vùng căn cứ. Công việc vận chuyển gạo, đạn trên chiến trường Khu 5 không chỉ đổ mồ hôi, mà cả máu; nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường vận chuyển vì bị địch phục kích. Gian khổ, ác liệt khôn lường, nhưng vì nhiệm vụ, không một ai nao núng. Nhờ tinh thần ấy, cuối năm 1971, Khu 5 đã dự trữ được 2.300 tấn lương thực, thực phẩm, tạm đủ cho lực lượng vũ trang hoạt động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM