Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:45:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1945 -1946  (Đọc 100314 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trukie
Thành viên
*
Bài viết: 63


Sống mãi với Thủ đô :)


« vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 01:14:16 pm »

Bài sau đây tổng hợp từ báo Lao Động và nguồn do em tự chụp khi tham quan triển lãm "Ký ức về những ngày độc lập đầu tiên". Theo lời giới thiệu của triển lãm trên thì đây là những bức ảnh nằm trong album Bộ tuyên truyền VNCHCH chụp để gửi tặng phái đoàn các nước trong thời điểm đó.

Về cuộc triển lãm trên xin tham khảo link sau:
Tuổi trẻ
Ký ức ùa về trong "Ký ức…"
Tham khảo link báo Lao Động

Trong triển lãm ảnh "Ký ức về những ngày độc lập đầu tiên" tổ chức tại Hà Nội từ 21 – 24.9, có gần 40 bức ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng có ở Việt Nam. Xin giới thiệu với bạn đọc một phần trong số những tư liệu ảnh quý giá này.
Những bức ảnh này được chụp lại trong triển lãm ảnh, phần chú thích bổ sung do Hội Khoa học Lịch sử VN thực hiện.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (4.9.1945), Chủ tịch HCM đã xác định chống đói là nhiệm vụ cấp bách nhất và đề nghị mở lạc quyên cũng như mọi người cứ 10 ngày nhịn 1 bữa để giúp đồng bào đói. Ngày 11.10.1945, Bác dự lễ xuất phát của Đoàn Tiễu trừ giặc đói tại Quảng trường Nhà Hát lớn. Cụ Ngô Tử Hạ, một nhà công thương lớn là người đọc diễn văn. Cạnh Bác có Cố vấn Vĩnh Thụy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố và tướng Mỹ Gallagher.


Sáng ngày 27.9.1945, tham dự khai mạc Đại hội đại biểu Thanh niên Hà Nội tại Nhà Hát lớn, Chủ tịch HCM đã nói: "Các anh em nếu đến đây để nghe một bài diễn văn bóng bẩy, hoa mỹ thì các anh em sẽ thất vọng. Những lời tôi nói với anh em rất giản dị, rất thiết thực. Tôi sẽ không khen ngợi anh em mà chủ yếu vạch ra những khuyết điểm của anh em…".


Ngày 30.9.1945, bế mạc Tuần Lễ vàng, đông đảo người dân kéo đến quảng trường Nhà Hát lớn để tham dự một cuộc đấu giá ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đang đứng phát biểu là Cố vấn Vĩnh Thụy (tức Cựu hoàng Bảo Đại). Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, trong Tuần Lễ vàng đã có 40 triệu đồng và 370kg vàng được nộp vào Quỹ Quốc phòng và 20 triệu đồng dành cho Quỹ Độc lập.


Ngày 1.1.1946, Lễ tựu chức Chính phủ được tổ chức tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Tuyên bố của Chính phủ viết: Vì muốn tranh thủ hoàn toàn nền độc lập, muốn có một sự hợp tác chặt chẽ giữa các đảng phải để làm cho Chính phủ mạnh mẽ thêm nên nay đổi thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời". Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần (người đứng quay lưng trong ảnh).


Ngày 5.1.1946, các phần tử trong Hội Phật giáo cứu quốc tổ chức tuần "Mừng Liên hiệp quốc gia" tại chùa Bà Đá để hoan nghênh sự đoàn kết của các đảng phái với Việt Minh. Chủ tịch HCM tham dự và phát biểu: …"Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ".


Ngày 11.1.1946, 7 giờ, trước UB hành chính TP Nam Định, Chủ tịch HCM nói chuyện với đồng bào về những nhiệm vụ kháng chiến, cứu đói. Sau đó, Người đến thăm và chia quà cho trẻ em mồ côi Nam Định.


Ngày 2.3.1946, kỳ họp Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được khai mạc tại Nhà Hát lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xin Quốc hội nhất trí bổ sung 70 đại biểu của các đảng phái ở hải ngoại về không kịp tham gia Tổng tuyển cử để "tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết là chúng ta đoàn kết nhất trí". Đề xuất ấy được toàn thể Quốc hội tán thành.


16h30 ngày 6.3.1946, Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ được tổ chức tại 38 Lý Thái Tổ. Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đọc to nội dung văn bản. Sau khi tất cả đại diện Việt – Pháp ký kết, Chủ tịch HCM tuyên bố: Chúng tôi không thỏa mãn vì chưa giành được hoàn toàn độc lập, nhưng chúng tôi sẽ giành được độc lập hoàn toàn".


Sau đó, đại diện hai bên cũng đại diện các nước Anh, Mỹ, Trung Hoa cùng chụp ảnh chung trước cửa tòa nhà.


Ngày 30.4.1946, Chủ tịch HCM và Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe tham dự Lễ tuyên thệ cho các vị thẩm phán mới được bổ nhiệm. Hồi ức của Vũ Đình Hòe cho biết: Buổi lễ diễn ra tại Phòng xử án của tòa Thượng thẩm. Cụ Hồ căn dặn: "Các ông là thẩm phán của dân, xử án vì dân. Hãy luôn luôn làm đúng những khẩu hiệu mà tự mình đã viết kia (Cụ chỉ lên tường): Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công Vô tư".


Ngày 19.5.1946, các tầng lớp nhân dân tập trung trước Bắc Bộ phủ để chúc mừng Chủ tịch HCM. Trước đó, ngày 18.5, báo Cứu quốc đã thông báo "Ngày 19.5 này, năm mươi sáu năm trước đây (1890) đã ra đời một người: Hồ Chí Minh…". Ngày 18.5.1946 cũng là ngày Đô đốc Pháp D'Argenlieu đến HN và chứng kiến ý chí của toàn dân VN đoàn kết quanh vị Chủ tịch của mình.


Bác Hồ thân mật ra trước sảnh Bắc Bộ phủ để tiếp các tầng lớp nhân dân đến chúc thọ sau khi biết được ngày sinh của vị Chủ tịch nước.


Ngày 26.5.1946, dự lễ khai giảng trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Bác Hồ trao lá cờ thêu dòng chữ "Trung với nước, Hiếu với dân" cho Hiệu trưởng Hoàng Đạo Thúy.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2011, 02:17:42 pm gửi bởi trukie » Logged

Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường/ Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương/ Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/ Năm cửa ô reo bước quân ca vang/
trukie
Thành viên
*
Bài viết: 63


Sống mãi với Thủ đô :)


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 02:03:16 pm »

Và đây là ảnh em chụp bằng điện thoại, mong các bác thông cảm.


Biểu tình ở Việt Nam học xá. (chữ biểu tình theo nghĩa biểu tình thị uy của quần chúng)


Chính phủ giải thích về Hiệp định sơ bộ với Pháp, ảnh chụp ngày 7-3-1946 (địa điểm chụp ảnh để em tìm hiểu thêm, xin bổ sung thông tin sau)


Hoan tống phái đoàn Đà Lạt và Ba Lê 14-4-1946


khai mạc cuộc triển lãm những tài liệu lịch sử văn hóa Việt Nam 9-2-46


Lễ cầu nguyện cho chiến sĩ Việt Nam tử trận 2-11-1945


Lễ khai giảng trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Sơn Tây 26-5-1946


Lễ xuất phát đội tuyên truyền xung phong 20-10-1945


Quân đội quốc gia Việt Nam (ảnh này em nhớ không nhầm thì Hội khoa học Lịch sử chú thích là quân đội quốc gia Việt Nam duyệt binh chung với Pháp)
Thời điểm này Quân đội ta có tên là Quân đội Quốc gia Việt Nam theo Sắc lệnh Số 71 ngày 22 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
xin tham khảo link này


Tết trung thu 20-9-1945 trẻ em làm xe tăng giấy đánh trận giả


Thanh niên diễu hành


Biểu tình


Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 6-1-1946 (hôm nay là đúng ngày kỷ niệm 65 năm Grin)


Cái chỗ này là Công an Quận Hoàn Kiếm ở Hàng Khay, Tràng Thi, còn ngày xưa gọi là gì thì bác nào biết bổ sung hộ em. Trong ảnh: trên lô cốt có sơn ngày 6-1-1946.


Tranh cổ động "Nước Việt Nam của người Việt Nam"


Tranh cổ động "Quyết độc lập"
(4 chữ Hán: độc lập hi sinh)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2011, 09:39:25 pm gửi bởi trukie » Logged

Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường/ Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương/ Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/ Năm cửa ô reo bước quân ca vang/
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 03:01:59 pm »

Ty Cảnh Sát Trung ương (thời Nhật)
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 07:43:06 pm »

Ty Cảnh Sát Trung ương (thời Nhật)

Sau CMT8 ta gọi là quận công an Hàng Trống (HN lúc đó có 3 doanh trại chính của CA là Hàng Đậu, Hàng Trống và 1 đồn nữa đâu nằm gần khu Đấu Xảo).
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 07:48:03 am »



Thanh niên diễu hành


Đây là chào kiểu gì lạ thế ạ các bác  Huh Huh
Logged
trukie
Thành viên
*
Bài viết: 63


Sống mãi với Thủ đô :)


« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 12:32:10 pm »




Đây là chào kiểu gì lạ thế ạ các bác  Huh Huh

Thấy ông em bảo ngày xưa chào thế này thể hiện sức mạnh thanh niên.

Riêng em suy luận: có thể cách chào thế này do chính quyền Pháp thuộc địa tuyên truyền từ trước, dân ta cũng học theo thôi. Vì chính quyền Pháp thuộc địa chịu chỉ đạo của chính quyền Vichy (1940-1944) thân Hitler mà. Mà ngày xưa dân ta thông tin cũng đâu có internet như ngày nay mà biết chào kiểu này nó Nazi Grin. Đấy là em suy luận thế, còn đúng hay sai phải nhờ các bác sử học phân giải ạ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2011, 01:36:15 pm gửi bởi trukie » Logged

Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường/ Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương/ Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/ Năm cửa ô reo bước quân ca vang/
trukie
Thành viên
*
Bài viết: 63


Sống mãi với Thủ đô :)


« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 10:16:45 pm »

Hôm nay vào Lao Động đọc lại thấy một bài của bác Dương Trung Quốc có mấy cái ảnh liên quan đến topic này nên em đưa lên luôn. Grin

Tham khảo bài "Nghĩ về một ngày Tổng tuyển cử" trên báo Lao Động của bác Dương Trung Quốc.


72 vị ra ứng cử chỉ lấy được 7 vị gồm những thành phần ưu tú (từ trái sang): Kỹ sư Hoàng Văn Đức, nhà cách mạng Hồ Chí Minh, bác sĩ Trần Duy Hưng, kiến trúc sư Nguyễn Văn Luyện, luật gia Vũ Đình Hoè và nữ giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên.


Quốc hội và Chính phủ mới thành lập đứng dậy tuyên thệ 2-3-1946


Các thân hào Hà Nội đăng ký đón đại biểu Quốc Hội các tỉnh về để cấp dưỡng chu toàn.


Toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước tham dự Lễ Giỗ Đức Thánh Trần quyên quà và lương thực cho người nghèo và binh sĩ.


Toàn dân chống dốt


Toàn dân coi Tổng tuyển cử là quyền lợi thiêng liêng của mình.


Xếp hàng đi góp vàng cứu nước trong “Tuần lễ Vàng”.

Logged

Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường/ Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương/ Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/ Năm cửa ô reo bước quân ca vang/
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2011, 05:54:09 pm »

Duyệt binh chung giữa quân đội VN và Pháp.



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
trukie
Thành viên
*
Bài viết: 63


Sống mãi với Thủ đô :)


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 09:59:53 pm »




Chính phủ giải thích về Hiệp định sơ bộ với Pháp, ảnh chụp ngày 7-3-1946 (địa điểm chụp ảnh để em tìm hiểu thêm, xin bổ sung thông tin sau)

Ảnh trên chụp từ Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội khi chính phủ giải thích cho quốc dân đồng bào về Hiệp định sơ bộ Mùng 6/3 với Pháp, sở dĩ phải giải thích về vấn đề này là do, các phái đối lập Việt Quốc, Việt Cách rêu rao Hiệp định Sơ bộ là văn bản bán nước.
Thời gian trên ông em đang học lớp cán bộ thanh niên tại Việt Nam học xá do Bộ trưởng thanh niên Dương Đức Hiền tổ chức và cũng tham gia nghe chính phủ giải thích về Hiệp định tại Nhà hát Lớn. Ông em nhớ rõ Bác Hồ nói câu này: "Hồ Chí Minh thà chết chứ không hề bán nước".
Còn một chi tiết nữa ông em kể lại khá thú vị cũng kể cho các bác luôn. Khi Hồ Chủ Tịch nhường micro cho Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần phát biểu, quốc dân đồng bào vốn chẳng ưa Nguyễn Hải Thần nên ồn ào không ai nghe. Nguyễn Hải Thần bực mình văng tục một câu chẳng may vào micro loa phóng thanh: "d..m.. tồng pào". Thế là quần chúng bỏ đi về hết không ai nghe Phó Chủ tịch phát biểu nữa Grin (bác Phó chủ tịch ở Trung Quốc lâu quá nên nói tiếng Việt không còn được sõi Grin)
Logged

Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường/ Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương/ Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/ Năm cửa ô reo bước quân ca vang/
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 10:06:20 pm »

À, cái vụ Nguyễn Hải Thần văng tục thì nổi tiếng rồi, có một vị "lãnh tụ" như thế nên Việt Cách mới chả được ai ủng hộ! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM