Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:22:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của cựu binh F302 ( Phần II )  (Đọc 279924 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 04:23:27 am »

    
   Chào các anh em đồng đội F302..!!

       Trước tiên xin thay mặt anh em chiến sĩ F302 cám ơn bạn Haanh, đơn vị thông tin Đoàn 7705,vì thời gian qua bạn đã mở và đóng góp rất nhiều bài viết trong topic ( hội ngộ 302 ) Tôi có hỏi vì sao bạn lại mở topic nầy, lý do Haanh đưa ra mình rất cảm động, là vì thứ nhất, rất mến mộ hàng xóm 302 , thứ hai một số cán bộ bên 7705 từng công tác chiến đấu trưởng thành từ 302...! thứ ba, Haanh cùng anh em trong đơn vị thường xuyên đi công tác chiến đấu phối thuộc với anh em  302 nên bạn rất rành địa bàn nơi hoạt động của đơn vị F302 và rồi mở ngay topic ( nơi hội ngộ của cựu binh 302 ) vì lẽ đó mà các bài viết của Haanh về đơn vị mình những năm tháng ấy rất rõ ràng và chính xác..
         Nơi hội ngộ của cựu binh F302 ( Phần II ), xin các thủ trưởng anh em cán bộ chiến sĩ đơn vị hãy viết, và viết thật nhiều vào đây những kỹ niệm ,những chiến công, những trận đánh, hào hùng nhất, khốc liệt nhất, của đơn vị trong những năm tháng chiến tranh, vì nơi đó máu, mồ hôi, và nước mắt, anh em cán bộ chiến sĩ đã đổ xuống rất nhiều, mặt dù ( Phần I )  anh em chúng ta đã viết và nói lên rồi,tuy nhiên theo tôi là chưa hoàn chỉnh,  vì chưa thấy anh em cán bộ chiến sĩ E201 - E271 - tham gia viết bài cùng anh em 88 và 429, tôi nghĩ một cuộc chiến kéo dài 10 năm thì hồi ký về cuộc chiến nầy còn nhiều lắm các bạn ạ....! Thắng lợi từ cuộc chiến này, là tiền đề cho sự hồi sinh và phát triển của nước bạn Campuchia lẫn nước ta,có được một cuộc sống thanh bình, nhộn nhịp của đất nước xứ sở chùa tháp hôm nay, là một phần công lao rất to lớn của quân tình nguyện VN trong đó có sự đóng góp rất nhiều của anh em cán bộ chiến sĩ sư đoàn bộ binh 302..
    Trong những năm qua, ngoài việc tham gia viết bài trên diễn đàn, các anh em CCB còn tổ chức nhiều chuyến đi về lại chiến trường xưa, thăm lại những dịa danh của một thời khắc kinh hoàng, đến viếng và đốt nhang tưởng nhớ những anh em đã ngã xuống, về lại các phum tìm thăm các má, các em , gần đây nhất là chuyến đi của anh H3Hùng anh kể ( gần 30 năm mới trở lại vậy mà các má vẫn nhận ra các con vì quá cảm động các má không nói lên lời chỉ biết nhìn các con mà khóc ) thật sự các má không thể  ngờ rằng các anh lại trở qua...và chính các anh là người mang lại bình yên cho đất nước campuchia, quê hương của các má, còn rất nhiều câu chuyện cảm động về người lính chúng ta, cho nên dù gì đi chăng nữa anh em cán bộ chiến sĩ trong sư đoàn, hãy tham gia viết bài, kể về  những trang sử oai hùng của đơn vị trong 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn.....!!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2011, 12:08:58 pm gửi bởi dongadoan » Logged

haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 08:39:20 pm »

hehe các bác 302 đâu rồi lên đi chứ  Grin bác tước vác B41 bắn trực xạ vài trái đi cho nó xôm hay là giờ bác quen vác bằng cấp nên lụt nghề rồi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 08:59:54 pm »

Không ít CCB F302 còn ấn tượng mãi mãi chiến trường K. đầy máu, lửa, hoa và nước mắt này. Tuy nhiên vì cuộc chiến đã khép lại khá lâu, các CCB F302 ít nhiều "lụt nghề" nên quên ngày tháng và các sự kiện đã qua của sư đoàn. Để các bác CCB nhớ lại một phần những năm tháng này mà ký ức lại cho nó "ngon", mời các bác tham khảo thêm cuốn "Sử F302" ở đây. Yta xin nói trước cuốn này có những sự kiện đúng và không đúng, cho nên các CCB cứ tự do trích dẫn nếu thấy đúng, còn nếu không đúng thì cứ ném đá tự do  Grin.

http://www.megaupload.com/?d=AWPLND15
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 02:58:23 am »


Chào các bạn,

Theo chiến thuật rất "cổ điển" thì trước tiên trinh sát phải lặn lội bám mục tiêu về báo cáo, xong tới phần đơn vị pháo binh phải nắm vững mục tiêu (kẻo dập lên đầu chiến sĩ).
Bây giờ Chính trị viên "VTD" đã "phát động thi đua", pháo 262 hãy cấp tập để trước là áp đảo tinh thần, tiêu diệt sinh lực địch và sau là cho lính ta lên tinh thần.

Tước B41 đang nằm dự bị, B41 đã mở chốt an toàn đầu nổ. 88 thường là đơn vị cuối cùng bước vào, xin hãy thông cảm không phải vì được "cưng" hơn mà do quyết định của cấp trên như vậy nên chỉ biết làm nhiệm vụ được giao mà thôi. Các bạn đừng ganh tị hoặc hiểu lầm.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 05:14:01 am »

...
Bây giờ Chính trị viên "VTD" đã "phát động thi đua", pháo 262 hãy cấp tập để trước là áp đảo tinh thần, tiêu diệt sinh lực địch và sau là cho lính ta lên tinh thần.
...
Chìu bác đây ...

ANH BỘ ĐỘI HỌC TRÒ

"Anh Học ơi, theo anh, em có nên đi bộ đội để bảo vệ tổ quốc không?". Ngày ấy, anh Học là phân đoàn trưởng rất được anh em trong chi đoàn phường kính nể. Năm 1976, anh đã lên đường vào bộ đội và phân công về làm nhiệm vụ kinh tế ở Bù Đăng Bù Đốp. Suốt đêm văn nghệ phường hôm ấy ở sân trường Phan Đình Phùng, hai anh em chuyện trò rỉ rả về chuyện bộ đội. Anh kể rất nhiều về cuộc sống trong quân ngũ. Tôi đang viết ở đây nhưng bên tai vẫn còn nghe rõ giọng anh trầm ngâm, đôi mắt anh xa xôi nghĩ ngợi rồi cuối cùng anh nói:"Em nghĩ kỹ đi, kinh nghiệm của anh cho thấy đi bộ đội mất thời giờ vô ích cho em lắm, nếu em học được thì hãy tiếp tục học tốt hơn, đi bộ đội em sẽ mất đà học đó".

Năm tôi vào lớp 12 cũng là năm biên giới Tây Nam nóng dần lên, máu đồng bào đã đổ, tà áo xanh của các anh bộ đội ngày càng thấy xuất hiện nhiều hơn trong thành phố. Đêm đêm, tiếng rầm rì cuả đại pháo từ hướng biên giới vọng về những con tim non trẻ đầy căng nhựa sống của tuổi thanh niên chúng tôi. Tới cuối năm lớp 12, tôi chuyển sinh hoạt Đoàn về phường 8 quận 3 thì chiến sự ở biên giới Tây Nam cách nơi tôi ở chỉ trên dưới 50 cây số đã thật sự nổ ra dữ dội. Làm sao có thể đành lòng ngồi khoanh tay để cho ông hàng xóm đem súng đạn đến đập cửa nhà mình đòi lấy đất? Chả lẽ để mảnh đất ngàn lần thân yêu của thành phố này vào tay kẻ xâm lược? Cha mẹ anh em của tôi sẽ ra sao nếu bọn xâm lược tràn đến thành phố thân yêu của mình. Cứ coi những đoạn phim và hình ảnh ở biên giới Tây Nam đăng trên báo đài là đủ hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, bọn khát máu giết sạch cướp sạch trên đường chúng qua. Kampuchia đã lớn tiếng đòi lại Miền Nam, trong đó họ dẫn chứng Lăng Ông Bà Chiểu còn 2 cây thốt nốt của vương quốc Khmer. Năm xưa, tôi vẫn thường nghe nội tôi kể lại chuyện Thổ dậy ở Bạc Liêu năm 1945, ông nội và gia đình cha tôi may mắn thoát chết chém và chạy dạt về Long Xuyên tỵ nạn. Hồi ấy ông Nội tôi tin các anh Việt Minh, tới chừng Thổ dậy thì lực lượng các anh ấy quá mỏng nên các anh rút cả vào rừng, gia đình nội tôi cũng như bao nhiêu người Việt chân chất khác, không có một tấc sắt trong tay nên bị Thổ (người Khmer Nam Bộ) cướp sạch và bắt giam để chờ ngày đem chém.

Rồi các buổi học tập chính trị chủ nghiã Mác Lênin của chi đoàn ngày càng ít đi, thay vào đó là các buổi vận động thanh niên đăng ký nghiã vụ và nghe các anh Thanh Niên Xung Phong kể chuyện chiến trường ở biên giới Tây Nam. Mẹ tôi và bà Dì ruột cứ to nhỏ chuyện gì đó, hình như đang tổ chức một việc gì lớn lắm đây. Quả thật mấy hôm sau, mẹ tôi cho biết sắp tới có chuyến vượt biên, mẹ mượn của dì vài lượng vàng để lo cho con đây, con đi theo thằng Vũ, qua bển 2 anh em nương tựa nhau mà sống, ở đây đi bộ đội là chết chắc đó con. Tôi đã cãi mẹ tôi. Con xin lỗi mẹ, con không thể để mặc mẹ và các em thơ ở lại với bọn Pôn Pốt khát máu người, cuộc đời ông nội cho con biết con phải làm việc gì xứng đáng hơn là trốn chạy đi ngoại quốc như bao thanh niên khác cùng thời. Tôi đã cãi anh Học, em phải gát lại chuyện học hành đang trên đà thuận lợi anh Học ơi. Bỏ qua giấy gọi vào học đại học kiến trúc, bỏ qua những ước mơ của một anh học trò thành thị, tôi đã viết đơn tình nguyện vào quân đội.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 09:30:18 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 06:56:41 am »

Chuyện của chú Yta hay quá, thế mới thấy được thời của bọn chú sống trong sáng và rất lý tưởng. Gác bút nghiên để lo việc binh đao, sắn tay áo khi nước nhà lâm nguy. Cháu chờ đợi những bài tiếp sau của chú và hy vọng rằng chú Tước B41 cùng phối hợp tác chiến nhịp nhàng với chú trên hướng của F302BB
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
huydang
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 07:16:50 am »

...
Bây giờ Chính trị viên "VTD" đã "phát động thi đua", pháo 262 hãy cấp tập để trước là áp đảo tinh thần, tiêu diệt sinh lực địch và sau là cho lính ta lên tinh thần.
...ANH BỘ ĐỘI HỌC TRÒ
Y tá ơi! Thời tôi (1971) chúng tôi chỉ có 1 con đường là tiến vể phía trước (mặt trận). Thời bạn có nhiều con đường quá mà bạn vẫn đi đúng con đường cần phải đi! Bạn rất xứng đáng ngẩng cao đầu đi tiếp phần đường còn lại của cuộc đời! Cảm ơn bạn.
Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 08:10:16 am »


Chào các bạn,

Pháo của 262 đã nổ rồi (cũng còn giòn chán làm cái máu B 41 của ta xông lên tận óc), bây chừ tới lượt "haanh" thông tin xem mục tiêu ra sao? Đừng để mất liên lạc như trận Lò Gò Xóm Giữa mà khiến 2 E của ta dập nhau.

88 vẫn còn đang "huấn luyện kỹ" ở tuyến sau, có 429 và E 6 đang chốt vòng ngoài. Tôi vẫn chưa nghe tiếng chọi nhau hàng ngày ngoài chốt như năm xưa?
Ngoài ra còn có 271 đang ở đâu đó, đang phục kích, hành quân, hay đang họp quân chính?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 10:10:03 am »

...
Bây giờ Chính trị viên "VTD" đã "phát động thi đua", pháo 262 hãy cấp tập để trước là áp đảo tinh thần, tiêu diệt sinh lực địch và sau là cho lính ta lên tinh thần.
...ANH BỘ ĐỘI HỌC TRÒ
Y tá ơi! Thời tôi (1971) chúng tôi chỉ có 1 con đường là tiến vể phía trước (mặt trận). Thời bạn có nhiều con đường quá mà bạn vẫn đi đúng con đường cần phải đi! Bạn rất xứng đáng ngẩng cao đầu đi tiếp phần đường còn lại của cuộc đời! Cảm ơn bạn.
Cám ơn Việt+ và bác HuyDang ủng hộ. Mẹ yta còn có một con đường nữa mà yta không dám dài dòng ở đây. Khi ấy chỉ cần mẹ "trà nước" cho anh học trò ở phường đội một chút thôi, yta có lẽ được hoãn đi đợt sau, đợt sau thì yta sẽ chuyển hộ khẩu vào ĐH Kiến Trúc, bên ĐH thì không lẽ để cả lớp đi nghĩa vụ, vậy làm sao đạt chỉ tiêu đào tạo. Đó là cách tính toán của người Miền Nam thời bấy giờ, nhưng yta không chịu làm chuyện gì khuất lấp, thấy yta hăng tiết vịt quá nên mẹ yta cũng đành nuốt lệ tiễn con lên đường!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 10:31:09 am »

Đúng như bác Huydang đã nói, với bác Yta đã có nhiều con đường, và tất cả đều nằm trong tầm tay của bác cùng gia đình! Nhưng bác đã chọn cho mình con đường hiểm nguy nhất, gia đình đã để bác đi theo con đường bác đã chọn! Không phải cá nhân, gia đình nào ở địa vị bác Yta có thể quyết định được như vậy!

Cách bác Yta tâm sự, kể chuyện cũng rất giản dị, tuy vậy, chỉ cần nghĩ một chút là đã thấy ngay bác đã làm được viẹc mà không phải ai trong hoàn cảnh bác cũng làm được
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM