Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:10:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của cựu binh F302 ( Phần II )  (Đọc 280135 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 11:05:06 am »

Chào các bạn,
  Pháo của 262 đã nổ rồi (cũng còn giòn chán làm cái máu B 41 của ta xông lên tận óc), bây chừ tới lượt "haanh" thông tin xem mục tiêu ra sao? Đừng để mất liên lạc như trận Lò Gò Xóm Giữa mà khiến 2 E của ta dập nhau.
  E88 vẫn còn đang "huấn luyện kỹ" ở tuyến sau, có 429 và E 6 đang chốt vòng ngoài. Tôi vẫn chưa nghe tiếng chọi nhau hàng ngày ngoài chốt như năm xưa?
Ngoài ra còn có 271 đang ở đâu đó, đang phục kích, hành quân, hay đang họp quân chính?
   Bác tuoc_b41@ : Vốn liếng đạn bom của bác dày như thế mà bác cứ nhát gừng, tắc cú như thế thì phí phạm lắm,bởi vậy anh em sốt ruột mới quăng lựu đạn đấy Grin
   Bác hãy ca bài ca người lính bắt đầu từ tờ lệnh gọi nhập ngũ ,từ đêm chia tay (có thể đẫm nước mắt với người yêu) đi bác !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 11:17:42 am »

Thời bây giờ,giửa cuộc sống thanh bình,người ta có thể nói bất cứ điều gì hay ho nhất.Còn thời anh y ta 262 và rất nhiều ae khác nửa,cái thời mà rất nhiều người dùng mọi cách để khỏi phải lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,duc thao đả được chứng kiến khá nhiều,đúng là không ai cũng có thể vượt qua sự đấu tranh tâm lý nầy.Với nhiều lợi thế như vậy,mà anh yta và gia đình đấu tranh được để vượt qua,quả là rất khó.
Hiện giờ có thể những người tránh né đó có đời sống khá giả hơn ae chúng ta nhiều do có được quảng thời gian vun quén.Nhưng mải mải họ không có được sự tự hào của những người dám cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc thân yêu.
Xin cám ơn tất cả những người cầm súng nhiều thế hệ.Đặc biệt là anh y ta và gia đình,1 tấm gương sáng trong rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần yêu nước Việt Nam.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 12:04:06 pm »

hehe đến thời của em 1 số đứa bạn học cấp 3 cũng được gia đình cho vượt biên vì sợ học xong sẽ bị bắt đi NVQS bỏ xác bên K , 1 số đứa thi gia đình phải đóng hụi chết hàng năm để được hoãn . Lúc đó muốn không đi NVQS phải thi đậu ĐH mà ĐH là cánh cửa mở hẹp , cả trường đậu 1 - 2 đứa là hay lắm rồi nên đa số thi vào sư phạm . Em có ông thầy dạy anh văn học tốt nghiệp ĐHSP trước bác Tước B41 2 năm cũng thuộc diện này , năm 87 em về nước ghé thăm ổng cười nói chỉ có thằng nào ngu mới đi NVQS hehe lúc đó mặt em đơ như cây cơ  Grin ( em lại là PBT Đoàn trường tình nguyện đi mới quê chứ , nếu ổng không dạy em vài tháng chắc em đã cho ổng đo đất tại chổ rồi )
hehe nói gì thì nói năm 89 ta rút quân về các bậc phụ huynh đều thở phào nhẹ nhỏm  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 01:21:50 pm »

BÀ MẸ CHIẾN SĨ

Mẹ tôi hay kể chuyện từ nhỏ tôi đã không dành giật với anh em trong nhà, tới nỗi một hôm mẹ tôi thấy con lớn nhanh cho nên nấu bánh mì nhiều hơn mọi khi, nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc: "Hôm nay mẹ đếm lộn cho con 1 cái bánh rồi". Mẹ mắng yêu: "Cái thằng thật thà như đếm vậy, cứ ăn cho mau lớn đi con". Tôi lớn lên trong tình thương và sự đùm bọc của một bà mẹ Việt Nam bình thường như những bà mẹ khác, sau này tôi mới hiểu ra dần dần có lẽ mẹ tôi thương tôi hơn các anh em khác hơn một chút ở cái tính "thật thà cha dại" của mình. Dường như các bà mẹ thường có khuynh hướng thương đứa con chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình? Năm học 12 là năm tôi làm được một việc có thể gọi là trả hiếu cho cha mẹ tôi, tôi đã đậu vào đại học kiến trúc. Cả gia đình nội ngoại của tôi có lẽ lý lịch đen đúa quá cho nên từ ngày giải phóng đến 1978 (và cả đến 6 năm về sau), không ai đủ điểm để vào đại học cả. Ba mẹ tôi đi đâu cũng nhắc khéo đến việc tôi đậu đại học, làm tôi thiếu điều muốn chui xuống đất mà trốn mỗi dịp mẹ tôi gặp bạn bè. Mẹ có biết đâu rằng niềm vui của mẹ có thể là nỗi buồn của những bà mẹ khác chứ? Vậy mà mẹ tôi nào có ngưng cho, cứ nói mãi như thể mẹ tôi đậu đại học không bằng. Đùng một cái tôi tình nguyện vô bộ đội. Khi ấy thì khỏi phải nói, mẹ tôi lại một phen chạy vạy hết nơi này đến nơi nọ, cứ to to nhỏ nhỏ khắp nơi để hỏi cách, dù là những cách không đàng hoàng cũng hỏi. Từ khi tôi lên lớp 6, mẹ đã gởi tôi đi học thêm cốt cho tôi được vào đại học để khỏi đi lính. Bây giờ thì mẹ tôi phải ráng đủ mọi cách để tôi tránh xa cái chiến tranh đang đổ máu kia. Mẹ ơi, mẹ đâu có biết rằng ý con đã không đổi, con chỉ muốn nhập ngũ để cùng anh em hàng xóm lên đường ra biên giới. Lúc ấy trong phường 8 cả các em còn tuổi thiếu nhi cũng thi nhau khai tuổi giả, cắt máu làm đơn tình nguyện vào quân đội. Các anh hướng dẫn thiếu nhi đều làm đơn cùng với các em. Các đoàn viên và đối tượng đoàn ở các trường về địa phương sinh hoạt hè đa số đã trốn họp, tuy nhiên vẫn còn một số anh em vẫn duy trì sinh họat. Tất cả đều cùng bí thư chi đoàn điền đơn gia nhập quân đội, lấy cớ gì một phân đoàn trưởng như tôi lại rút tên không đi chứ.

Ngày tôi lên xe bus để đến quân trường, ba mẹ tôi giận nên nhất định không đi dự lễ giao quân ở sân Hồ Xuân Hương Q3, cứ nói: "Cái thằng thiệt là dại". Mãi đến khi kèn trống phát biểu vòng hoa xong đâu ra đó, xe lăn bánh trên đường Cách Mạng tháng 8 rồi tôi cũng chẳng thấy ba mẹ tôi đâu cả để mà chia tay. Tôi mãi huyên thuyên với các bạn trong chi đoàn nên vô tình không biết mẹ tôi đã rấm rứt khóc ở một góc sân Hồ Xuân Hương. Mãi đến khi xe rẽ qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì anh Trọng trong xóm chỉ cho tôi thấy ba mẹ chở đứa em 3 tuổi chạy chiếc vespa cũ theo sát xe bus của chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ như in, mẹ tôi trong chiếc áo cánh màu xám nhạt cứ thỉnh thoảng dơ tay lên quẹt mắt. Lúc đầu tôi cứ ngỡ mẹ bị bụi vô mắt, nhưng sao mẹ cứ quẹt và quẹt mãi, mắt đỏ ngầu, nước mắt của mẹ tôi đã lăn dài từ đường Hồ Xuân Huơng cho đến lúc chiếc vespa cũ của cha tôi không còn theo kịp đoàn trai trẻ đang đi đến một phương trời vô định. Tôi nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của anh Cường bí thư chi đoàn phường, hôm ấy là ngày 16/09/1978.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 03:02:57 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 02:02:28 pm »

BÀ MẸ CHIẾN SĨ

Ngày tôi lên xe bus để đến quân trường, ba mẹ tôi giận nên nhất định không đi dự lễ giao quân ở sân Hồ Xuân Hương Q3. Mãi đến khi kèn trống phát biểu vòng hoa xong đâu ra đó, xe lăn bánh trên đường Cách Mạng tháng 8 rồi tôi cũng chẳng thấy ba mẹ tôi đâu cả để mà chia tay. Tôi mãi huyên thuyên với các bạn trong chi đoàn nên vô tình không biết mẹ tôi đã rấm rứt khóc ở một góc sân Hồ Xuân Hương. Mãi đến khi xe rẽ qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì anh Trọng trong xóm chỉ cho tôi thấy ba mẹ chở đứa em 3 tuổi chạy chiếc vespa cũ theo sát xe bus đưa chúng tôi đến quân trường. Tôi vẫn còn nhớ như in, mẹ tôi trong chiếc áo cánh màu hạt dẻ nhạt cứ thỉnh thoảng dơ tay lên quẹt mắt. Lúc đầu tôi cứ ngỡ mẹ tôi bị bụi vô mắt, nhưng sao mẹ cứ quẹt và quẹt mãi, mắt đỏ ngầu, nước mắt của mẹ tôi đã lăn dài từ đường Hồ Xuân Huơng cho đến lúc chiếc vespa cũ của cha tôi không còn theo kịp đoàn trai trẻ đang đi đến một phương trời vô định. Tôi nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của anh Cường bí thư chi đoàn phường, hôm ấy là ngày 16/09/1978.

    Đọc bài viết của YTa tôi cầm lòng không được ,thương cho các bà mẹ VN có con đi bộ đội tham gia chiến trương tây nam rồi nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn...! (Tôi vẫn còn nhớ như in, mẹ tôi trong chiếc áo cánh màu hạt dẻ nhạt cứ thỉnh thoảng dơ tay lên quẹt mắt  nước mắt của mẹ tôi đã lăn dài từ đường......)
tình mẫu tử là ở chổ đó, giận ra mặt nhưng trong lòng thương con vô bờ bến ,có hai câu thơ thế nầy
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
  Trường hợp của mẹ mình cũng vậy , trong ba tháng quân trường tuần nào mẹ cũng lên thăm, thường thì mua thịt kho khô và muối tiêu, để dành ăn trong tuần cùng với bánh kẹo và thuốc hút, những năm tháng đó kinh tế gia đình hết sức khó khăn , mỗi lần như vậy mẹ phải mượn tiền hàng xóm để lên quân trường thăm, cho nên mình dặn mẹ, thôi cách một tuần hãy lên thăm con một lần, ở đây còn có anh em giúp đỡ, thế là mẹ đồng ý một tuần không lên mẹ rất nhớ và rồi đến tuần thứ hai đã đến mẹ mua cho thật nhiều đồ ăn, 4h sáng đã ra đón xe lên quân trường thăm mình , tới nơi thì nghe vệ binh và các mẹ khác nói đơn vị mình đã lên xe sang campuchia hồi 2h đêm, nghe xong mẹ mình buông hai túi đồ khóc và xỉu tại cổng vệ binh, sáng ra trên đường trở về nhà mẹ đã nhìn ra cửa sổ xe mà khóc, mình biết chuyện nầy sau hai tháng sang K do má thằng bạn cạnh nhà viết thơ kể cho nó nghe vì hai người mẹ cùng chung cảnh ngộ đêm hôm đó...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 06:54:48 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 02:17:36 pm »

Cảm ơn bác yta262 đã chia sẻ những hồi ức rất xúc động về hình ảnh người mẹ, với tình thương dành cho con bao la giống như hàng ngàn bà mẹ VN khác. Có lẽ bác đã tự dằn vặt mình 1 thời gian dài với hình ảnh người mẹ đuổi theo chiếc xe bus rồi xa dần trong khói bụi nên hình ảnh đó mới khắc sâu vào ký ức đến tận bây giờ - vì thật sự không ai muốn làm cho mẹ mình buồn cả. Nhưng với việc bác hoàn thành con đường bác đã chọn, trở về lành lặn chính là đã mang về cho mẹ 1 món quà không gì sánh bằng rồi. Đâu phải ngẫu nhiên mà khi hấp hối, người lính thường chỉ gọi mẹ mình.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 12:11:53 am »

BÀ MẸ CHIẾN SĨ

Mẹ tôi hay kể chuyện từ nhỏ tôi đã không dành giật với anh em trong nhà, tới nỗi một hôm mẹ tôi thấy con lớn nhanh cho nên nấu bánh mì nhiều hơn mọi khi, nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc: "Hôm nay mẹ đếm lộn cho con 1 cái bánh rồi". Mẹ mắng yêu: "Cái thằng thật thà như đếm vậy, cứ ăn cho mau lớn đi con". Tôi lớn lên trong tình thương và sự đùm bọc của một bà mẹ Việt Nam bình thường như những bà mẹ khác, sau này tôi mới hiểu ra dần dần có lẽ mẹ tôi thương tôi hơn các anh em khác hơn một chút ở cái tính "thật thà cha dại" của mình. Dường như các bà mẹ thường có khuynh hướng thương đứa con chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình? Năm học 12 là năm tôi làm được một việc có thể gọi là trả hiếu cho cha mẹ tôi, tôi đã đậu vào đại học kiến trúc. Cả gia đình nội ngoại của tôi có lẽ lý lịch đen đúa quá cho nên từ ngày giải phóng đến 1978 (và cả đến 6 năm về sau), không ai đủ điểm để vào đại học cả. Ba mẹ tôi đi đâu cũng nhắc khéo đến việc tôi đậu đại học, làm tôi thiếu điều muốn chui xuống đất mà trốn mỗi dịp mẹ tôi gặp bạn bè. Mẹ có biết đâu rằng niềm vui của mẹ có thể là nỗi buồn của những bà mẹ khác chứ? Vậy mà mẹ tôi nào có ngưng cho, cứ nói mãi như thể mẹ tôi đậu đại học không bằng. Đùng một cái tôi tình nguyện vô bộ đội. Khi ấy thì khỏi phải nói, mẹ tôi lại một phen chạy vạy hết nơi này đến nơi nọ, cứ to to nhỏ nhỏ khắp nơi để hỏi cách, dù là những cách không đàng hoàng cũng hỏi. Từ khi tôi lên lớp 6, mẹ đã gởi tôi đi học thêm cốt cho tôi được vào đại học để khỏi đi lính. Bây giờ thì mẹ tôi phải ráng đủ mọi cách để tôi tránh xa cái chiến tranh đang đổ máu kia. Mẹ ơi, mẹ đâu có biết rằng ý con đã không đổi, con chỉ muốn nhập ngũ để cùng anh em hàng xóm lên đường ra biên giới. Lúc ấy trong phường 8 cả các em còn tuổi thiếu nhi cũng thi nhau khai tuổi giả, cắt máu làm đơn tình nguyện vào quân đội. Các anh hướng dẫn thiếu nhi đều làm đơn cùng với các em. Các đoàn viên và đối tượng đoàn ở các trường về địa phương sinh hoạt hè đa số đã trốn họp, tuy nhiên vẫn còn một số anh em vẫn duy trì sinh họat. Tất cả đều cùng bí thư chi đoàn điền đơn gia nhập quân đội, lấy cớ gì một phân đoàn trưởng như tôi lại rút tên không đi chứ.

Ngày tôi lên xe bus để đến quân trường, ba mẹ tôi giận nên nhất định không đi dự lễ giao quân ở sân Hồ Xuân Hương Q3, cứ nói: "Cái thằng thiệt là dại". Mãi đến khi kèn trống phát biểu vòng hoa xong đâu ra đó, xe lăn bánh trên đường Cách Mạng tháng 8 rồi tôi cũng chẳng thấy ba mẹ tôi đâu cả để mà chia tay. Tôi mãi huyên thuyên với các bạn trong chi đoàn nên vô tình không biết mẹ tôi đã rấm rứt khóc ở một góc sân Hồ Xuân Hương. Mãi đến khi xe rẽ qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì anh Trọng trong xóm chỉ cho tôi thấy ba mẹ chở đứa em 3 tuổi chạy chiếc vespa cũ theo sát xe bus của chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ như in, mẹ tôi trong chiếc áo cánh màu xám nhạt cứ thỉnh thoảng dơ tay lên quẹt mắt. Lúc đầu tôi cứ ngỡ mẹ bị bụi vô mắt, nhưng sao mẹ cứ quẹt và quẹt mãi, mắt đỏ ngầu, nước mắt của mẹ tôi đã lăn dài từ đường Hồ Xuân Huơng cho đến lúc chiếc vespa cũ của cha tôi không còn theo kịp đoàn trai trẻ đang đi đến một phương trời vô định. Tôi nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của anh Cường bí thư chi đoàn phường, hôm ấy là ngày 16/09/1978.
Câu chuyện nầy làm cho tôi có thật nhiều cảm xúc,gợi nhớ buổi sáng ngày 27/11/1976 mẹ và anh tôi tiển tôi lên đường đi nghĩa vụ,mắt mẹ tôi rươm rướm nước mắt,còn tôi khi thấy mẹ mình như vậy thì bồi hồi xúc động.Khi xe lăn bánh nhiều đứa khóc như con nít.Đó là khi tôi đi nghỉa vụ đất nước ta ở thời bình,còn thời Yta đi là thời chiến.Và đây cũng là lần đầu tiên duy nhất trong đời tôi đi xa nhà nhất và lâu nhất!...
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 03:13:29 am »

Thời bây giờ,giửa cuộc sống thanh bình,người ta có thể nói bất cứ điều gì hay ho nhất.Còn thời anh y ta 262 và rất nhiều ae khác nửa,cái thời mà rất nhiều người dùng mọi cách để khỏi phải lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,duc thao đả được chứng kiến khá nhiều,đúng là không ai cũng có thể vượt qua sự đấu tranh tâm lý nầy.Với nhiều lợi thế như vậy,mà anh yta và gia đình đấu tranh được để vượt qua,quả là rất khó.
Hiện giờ có thể những người tránh né đó có đời sống khá giả hơn ae chúng ta nhiều do có được quảng thời gian vun quén.Nhưng mải mải họ không có được sự tự hào của những người dám cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc thân yêu.

...

Vâng ạ, đó là cái duy nhất đám lính tráng nhà mình đã phải cám ơn chiến tranh, nhờ có chiến tranh mới biết những ai thực sự yêu nước, phải không bác ducthao. Khi đất nước thanh bình thì xin lỗi, làm sao biết được ai thực sự yêu nước đây? Những người nói hay nhất thì thường chả làm được chuyện gì hay ho như cái họ nói. Có bao nhiêu người yêu nước đã dám đem chính sinh mạng của mình ra để chứng tỏ lòng yêu nước của mình? Có bao nhiêu đảng viên đoàn viên dám xông pha ngoài mặt trận để yêu nước đây? Hay chỉ yêu nước trên bàn đại hội hay trong bộ sa lông phòng khách sang trọng. Chiến tranh như một gáo nước dội vào đám đất đá lẫn lộn, từ trong đám đông lẫn lộn đất đá đó sẽ lộ ra nguyên hình những ai có thể trụ lại sống chết với tình yêu non sông đất nước, những ai sẽ trôi tuột đi một cách khôn ngoan nhất.

Đúng đó bác, chúng ta chứng kiến đã nhiều, và chính đây là cái đau buồn nhất, chúng ta nghe và chứng kiến quá nhiều người vỗ ngực ta đây yêu nước thương nòi, thế mà khi chiến tranh xảy ra, họ biến đi đâu cả nhỉ. Chiến tranh qua rồi, những người yêu nước lại xuất hiện phát đầy, họ lại bắt đầu vỗ ngực bình bịch ta đây yêu nước một ngàn lần hơn người khác. Giả sử như bác hàng xóm lại khuấy ta lần nữa, bao nhiêu người vẫn tiếp tục vỗ ngực ta đây yêu nước? Yta thấy cuộc đời giống như cảnh đơn vị bác binhyen húc bờ tường ủi vậy, đánh nhau chả thấy bao nhiêu lính cả, vậy mà khi bờ tường ủi bị đục thủng, cánh cửa được mở toanh ra rồi thì không biết cơ mang nào là lính tráng các nơi họ ùa về, đôi khi họ lạnh lùng đến độ chả thèm cám ơn đơn vị đã đục thủng bờ tường ủi một tiếng cho phải phép. Tử tế nhỉ? Yta thích xem quansuvn.net để soi rọi lại cuộc đời được coi là tử tế này, thú vị lắm đấy!
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 03:34:44 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 03:51:37 am »

Trích dẫn
Yta thấy cuộc đời giống như cảnh đơn vị bác binhyen húc bờ tường ủi vậy, đánh nhau chả thấy bao nhiêu lính cả, vậy mà khi bờ tường ủi bị đục thủng, cánh cửa được mở toanh ra rồi thì không biết cơ mang nào là lính tráng các nơi họ ùa về, đôi khi họ lạnh lùng đến độ chả thèm cám ơn đơn vị đã đục thủng bờ tường ủi một tiếng cho phải phép

Bác Y một tá ơi! Riêng cái đoạn này thì em thấy bác ví chưa được chuẩn lắm. Đã là lính thì phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên huống hồ đây là nhiệm vụ được phân công ( ngoài đời gọi là PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI )

23/6/80 bọn em vu hồi sang T tưởng thơm râu nào ngờ bị trực thăng rượt chay toé khói. Còn H3 Hùng ôm chính diện tưởng...bỏ con...nào ngờ chả mất viên đạn nào còn ôm nguyên kho đồ cổ ( mà bác í có chia cho em tí nào đâu )! Híc híc...em mà biết sự tình như vậy, em lên Sư xin đổi nhiệm vụ cho sướng  Wink

"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?"
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 04:28:49 am »

Trích dẫn
Yta thấy cuộc đời giống như cảnh đơn vị bác binhyen húc bờ tường ủi vậy, đánh nhau chả thấy bao nhiêu lính cả, vậy mà khi bờ tường ủi bị đục thủng, cánh cửa được mở toanh ra rồi thì không biết cơ mang nào là lính tráng các nơi họ ùa về, đôi khi họ lạnh lùng đến độ chả thèm cám ơn đơn vị đã đục thủng bờ tường ủi một tiếng cho phải phép

Bác Y một tá ơi! Riêng cái đoạn này thì em thấy bác ví chưa được chuẩn lắm. Đã là lính thì phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên huống hồ đây là nhiệm vụ được phân công ( ngoài đời gọi là PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI )

23/6/80 bọn em vu hồi sang T tưởng thơm râu nào ngờ bị trực thăng rượt chay toé khói. Còn H3 Hùng ôm chính diện tưởng...bỏ con...nào ngờ chả mất viên đạn nào còn ôm nguyên kho đồ cổ ( mà bác í có chia cho em tí nào đâu )! Híc híc...em mà biết sự tình như vậy, em lên Sư xin đổi nhiệm vụ cho sướng  Wink
Đúng là so sánh khập khiểng lắm bác Brest ạ, yta chỉ mượn tạm hình ảnh đó để ví như cuộc đời này, còn cái vụ bác binhyen trách các người lính khác cũng tội cho họ, những người lính kia chả có lỗi chi hết, họ phục tùng mệnh lệnh thôi. Của đáng tội, những người không dám xông pha ra trận tiền thì cũng có thể tự bênh vực cho mình bằng câu của Brest đấy, do phân công xã hội, do hoàn cảnh gia đình, do sức khỏe và do một ngàn lý lẽ khác nhau đó mà, và họ đã vô cùng mãn nguyện với sự phân công có lợi đó và rồi cũng tự ban cho mình cái quyền được vỗ ngực ta đang yêu nước, ở hậu phương cũng yêu nước như ai chứ bộ, ngồi sa lông nhưng yêu nước còn hơn kẻ khác đấy. Thế nên yta mới nói, cuộc đời này vàng thau lẫn lộn, thú vị lắm . Khà, khà, bác H3Hung làm như thích  thú với ba cái vụ thu đồ cổ lắm vậy, đánh chính diện run thấy tía, đồ cổ chỉ là sẵn dịp trả thù dùm cho Brest cho nó sướng vậy thôi, bổ béo bao nhiêu mà phân bì chứ  Grin.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM