Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:36:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Bông Hoa Trên Tuyến Lửa ..Mặt Trận 479 - E 25 CÔNG BINH MT  (Đọc 292521 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #270 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 09:40:57 pm »

em chi nhớ qua khỏi ngã tư kalanh , nếu từ hướng kalanh về xiêm riệp . thì những căn nhà ngói đỏ bằng nhau như 1 nằm bên tay phải đường , khoảng cách bao xa thì không nhớ , nhưng trước khi đi qua đó , trưởng đoàn thông báo anh em phải cảnh giác , nên lần đầu đi qua cũng lạnh mình , đoạn lội xuống ruộng nằm bên trái đường , 2,3 lần như thế , những thằng như em khấn mẹ giữ gìn, nhưng về tới nhà khách BTLMT ở xiêm riệp , bên cạnh 1 đơn vị thiết giáp của bạn, có 1 D của 548 đóng cạnh đó ( cách 1 sân bóng ) , cũng gặp đồng hương cùng quân trường , nói chuyện mới biết đường em và 1 người nữa mới ôm ak lộn ngược về kalanh thăm đồng hương mà không thấy ớn lạnh khi qua phum nhà ngói nữa,  đó là vào tháng 7/87
Thật ra đoạn đường trên lộ 6 từ Seamreap lên Sixepon rất an toàn,chỉ có lộ 68 là mất an toàn thôi vì lộ 68 cắt ngang qua con đường của Pot di chuyển từ bắc xuống nam về Seamreap.
Như vậy chổ đó không phải là nơi mà C tôi làm cây cầu gổ,cây cầu gổ nầy nó nằm ở hướng từ ngã tư Kralanh đi lên Sixeepon,cách ngã tư khoảng 20 km.
Nhưng đến tận năm 1987 thì có lẻ cây cầu gổ mà C tôi làm chắc cũng không còn nửa đâu!bởi đã qua 9 năm sử dụng rồi còn gì!con đường nầy là con đường xe đi rất nhiều,ngoài xe quân sự của ta còn có xe đò chở dân K đi buôn lên hướng cửa khẩu Poipet
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #271 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 10:40:49 pm »

hehe không hiểu sao  đoạn đường từ Puok đến Kralanh toàn là ổ voi mà không thấy công binh sửa gì hết , cái đoạn bác hiephoa nói có 1 cây cầu nhỏ nhưng nước sói lở gây hư hỏng nên xe phải vòng xuống ruộng đi . Đường từ XR về kralanh ban ngày thì rất an toàn nhưng chiều tối địch hay cắt từ hướng bắc vượt qua đường 6 xuống hướng nam BH , gặp xe đi muộn là nó chơi luôn chứ không bệnh gì cử . Cầu bray chruc , phum nhà ngói ( Cầm ru ) năm 86 - 87 cũng bị địch đánh thường xuyên nên cuối 87 bọn em về đứng chân ở phum Cầm ru thay cho 1 C bộ đội K bị địch đánh cho bể trận. Chiều tối  cả C kéo nhau lên đường 6 rải quân nằm phục hàng tháng trời . Càng gần thời điểm rút quân địch hoạt động càng mạnh để chiếm địa bàn làm các đơn vị lính mình chạy như con thoi từ lộ 69 ở biên giới đến hướng nam BH . Chính tại cái phum Cầm Ru này đầu 89 do hành quân tác chiến liên miên thời gian dài ba thằng lính B em chịu không xiết xin đào ngũ mình cản không được dù chỉ còn vài tháng là rút quân . Nhìn ba thằng lủi thủi kéo nhau ra đường xin quá giang xe vừa tiếc vừa thương  tụi nó , chịu cực khổ sắp thành chánh quả lại bỏ cuộc .
Những ai đi qua đoạn đường này thì thấy khung cảnh làng quê rất thanh bình nhưng thật ra nó cũng đầy máu và nước mắt .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #272 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 01:49:09 am »


Con sông Kralanh nầy bắt nguồn từ biển hồ chảy về đây đi ngoằn ngoèo chảy qua phum Pichchu rồi cắt ngang qua lộ 6 cách ngã tư Kralanh vài trăm m chảy cặp lộ 68 một đoạn rồi chảy ngược lên hướng bắc.
Không hiểu sao mỗi lần nhìn hình con sông nầy tôi thấy bồi hồi nhiều cãm xúc...!
Mùa khô có đoạn đi bộ qua được,hoặc có đoạn nước ngang thắt lưng.Nhưng khi vào mùa mưa thì nước tràn trề mấp mé bờ.
Con sông nầy cho chúng tôi không nhiều cá nhưng nhiều nhất là những con chem chép.
Mùa khô khi nước rút xuống ,chúng tôi đi tắm và tranh thủ mò lặn một lúc là có một thau nhôm chem chép để luộc ăn
nhìn con sông trước cỗng chùa kralanh ...bây giờ tôi mới lấy làm lạ..là hồi xưa..khi còn ở chùa kralanh..sao mình không leo lên bờ bên kia xem bên đó ra sao ?
tấm hình này chụp ngay con đường mòn leo xuống sông ..làm tôi nhớ về cái đồng bạc đông dương của pháp nặng 27gr mà tôi lượm được ngay mép nước sông ..khi tôi leo xuống đường mòn này để tắm sông
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #273 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 07:17:28 pm »

Bên kia sông ,tôi đã có một lần đi truy quét với đội hình C.Ở bên đó không có rừng cây ,chỉ toàn là trảng trống ,đồng không mông quạnh.
Vào mùa khô đi qua những cánh đồng hoang vu,đất nứt nẻ dưới chân,không một bụi cây xanh.Xa xa có lác đác vài lùm cây thưa,đi qua vài phum hoang không người ở,chỉ còn vài nóc nhà nhưng xiêu vẹo,không còn vách chứng tỏ ngày xưa nơi nầy có dân sinh sống nhưng do chiến tranh nên dân di tản ra vùng khác an toàn hơn.
Đồng trống tầm nhìn rất xa nên đv tôi cứ đi giửa cánh đồng và quan sát chung quanh.Thỉnh thoảng cắt vào một nơi có nhà bỏ hoang hoặc chổ nào có rặng cây thưa,lùm bụi để lùng sục Pot .
Đi từ sáng sớm cho tới chiều tối không thấy một bóng dân,không một thằng Pot và không thấy gì khả nghi.Cho đến lúc cắt ra một cái phum cặp bờ sông Kralanh ở gần cuối nguồn.Ở đây là một phum có dân sinh sống đông đúc thì chúng tôi được lệnh rẻ trái đi cặp bờ sông một đoạn thì gặp một cây cầu nhỏ.Đi qua cầu và hành quân bộ một lúc thì có xe đến chở về.
CB 479 thấy chưa?ở bên kia sông chổ D741 đóng quân không có gì ngoài những thứ đó.Theo tôi nghỉ chỉ có khu vực sát bờ sông là có người ở mà thôi!ngoài ra chỉ có đồng trống không.
Khu vực gần ngã tư Kralanh thì hai bên bờ sông đều có dân ở.Riêng ở phum Pichchu mà đv tôi đóng quân vào năm 79 thì bên kia sông lại không có người ở.Chỉ có cỏ cây ven bờ mọc lùm xùm,lưa thưa vài cây cao và nhỏ
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #274 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 08:42:54 pm »

hehe bác dathao nhớ chính xác địa hình bên kia sông lắm  Grin Trảng trống bên đó kéo dài từ hướng nam lộ 6 đến tận chông kan hoàn toàn không thấy bóng người . Vì vậy địch thường lập cứ dọc bên này suối vì có rừng và có dân cung cấp lương thực . Bọn em thường đánh dọc suối bên này chúng nó vượt suối qua bờ bên kia đi ngời ngời mà mình không làm gì được , những chiến dịch lớn cấp MT thì bên sư 5 mới cho các đơn vị đóng lõng bên bờ bên kia .
Lộ 68 đoạn từ bờ đập chap day đến Mông thường bị địch phục cũng do chỉ cách suối vài km nên tụi nó vận động nhanh ra phục xe xong thu chiến lợi phẩm rút về con suối này . Đầu năm 87 bọn em cũng đi lượm xác của 1 bác tài của 302 bị địch bắt vác bao cá khô rút ra suối theo bọn chúng sau đó nó chặt làm mấy khúc vất luôn xuống suối .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #275 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 04:52:19 pm »

Bên kia sông ,tôi đã có một lần đi truy quét với đội hình C.Ở bên đó không có rừng cây ,chỉ toàn là trảng trống ,đồng không mông quạnh.
Vào mùa khô đi qua những cánh đồng hoang vu,đất nứt nẻ dưới chân,không một bụi cây xanh.Xa xa có lác đác vài lùm cây thưa,đi qua vài phum hoang không người ở,chỉ còn vài nóc nhà nhưng xiêu vẹo,không còn vách chứng tỏ ngày xưa nơi nầy có dân sinh sống nhưng do chiến tranh nên dân di tản ra vùng khác an toàn hơn.
Đồng trống tầm nhìn rất xa nên đv tôi cứ đi giửa cánh đồng và quan sát chung quanh.Thỉnh thoảng cắt vào một nơi có nhà bỏ hoang hoặc chổ nào có rặng cây thưa,lùm bụi để lùng sục Pot .
Đi từ sáng sớm cho tới chiều tối không thấy một bóng dân,không một thằng Pot và không thấy gì khả nghi.Cho đến lúc cắt ra một cái phum cặp bờ sông Kralanh ở gần cuối nguồn.Ở đây là một phum có dân sinh sống đông đúc thì chúng tôi được lệnh rẻ trái đi cặp bờ sông một đoạn thì gặp một cây cầu nhỏ.Đi qua cầu và hành quân bộ một lúc thì có xe đến chở về.
CB 479 thấy chưa?ở bên kia sông chổ D741 đóng quân không có gì ngoài những thứ đó.Theo tôi nghỉ chỉ có khu vực sát bờ sông là có người ở mà thôi!ngoài ra chỉ có đồng trống không.
Khu vực gần ngã tư Kralanh thì hai bên bờ sông đều có dân ở.Riêng ở phum Pichchu mà đv tôi đóng quân vào năm 79 thì bên kia sông lại không có người ở.Chỉ có cỏ cây ven bờ mọc lùm xùm,lưa thưa vài cây cao và nhỏ
hơ..hơ..
ra là vậy...hèn chi..chẳng có ai rủ rê gì chuyện lội qua bên kia sông hay đi chơi nhà dân bên đó..chẳng có gì...chẳng có ai...
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #276 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 08:21:11 pm »



Theo sự khẳng định của Cung trinh sát 741 thì ngôi nhà nầy chính xác là tiểu đoàn bộ 741 ở dưới nhà ,còn bên trên là mấy nhà sư ở.CB 479 có cần suy nghỉ để nhớ lại cho chính xác không?
Và một điều nửa là tay TS Cung nầy không phải là lính nhập ngủ năm 1978 mà là lính nhập ngủ ngày 31/07/1977.
Một đợt lính thuộc diện quý hiếm còn sót lại của E 25 công binh tụi mình vì hồi đó tôi có nghe nói đợt lính 77 nầy khi vào đv mình đa số được đưa lên biên giới trong những tháng căng thẳng nhất ở biên giới .Lính 76 thì đa số được đưa đi học về kỷ thuật hoặc HSQ vào thời điểm đó.Và đa số lính 77 hy sinh vào giai đoạn nầy vì mìn.
Điển hình ở tiểu đội tôi vào tháng 12/78 có Tài lùn là chiến sỹ thi đua của trung đoàn vì thành tích dò gở mìn và can đảm trong chiến đấu.
Tôi cũng đã chứng kiến Tài dò mìn ở Snoul ,rất đáng khâm phục!!!
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #277 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:03:23 am »



Theo sự khẳng định của Cung trinh sát 741 thì ngôi nhà nầy chính xác là tiểu đoàn bộ 741 ở dưới nhà ,còn bên trên là mấy nhà sư ở.CB 479 có cần suy nghỉ để nhớ lại cho chính xác không?
Và một điều nửa là tay TS Cung nầy không phải là lính nhập ngủ năm 1978 mà là lính nhập ngủ ngày 31/07/1977.
Một đợt lính thuộc diện quý hiếm còn sót lại của E 25 công binh tụi mình vì hồi đó tôi có nghe nói đợt lính 77 nầy khi vào đv mình đa số được đưa lên biên giới trong những tháng căng thẳng nhất ở biên giới .Lính 76 thì đa số được đưa đi học về kỷ thuật hoặc HSQ vào thời điểm đó.Và đa số lính 77 hy sinh vào giai đoạn nầy vì mìn.
Điển hình ở tiểu đội tôi vào tháng 12/78 có Tài lùn là chiến sỹ thi đua của trung đoàn vì thành tích dò gở mìn và can đảm trong chiến đấu.
Tôi cũng đã chứng kiến Tài dò mìn ở Snoul ,rất đáng khâm phục!!!
he..he..
chuyện này tôi có nói qua điện thoại với bác CUNG rồi , lão đớ lưỡi khi tôi nói . bởi tôi là người ở cạnh ngôi nhà GẠCH của LỤC TA trụ trì chùa kralanh , còn bác CUNG thì cư ngụ ở ngoài hàng rào khuôn viên chùa ..và..các bác thử nghĩ xem...có bao giờ ? nhà của ban chỉ huy tiểu đoàn mà lại ở chung với nhà của dân hay của LỤC TA chùa hay không ? vấn đề ở đây không phải là chuyện ở chung mà còn là BÍ MẬT QUÂN SỰ khi thủ trưởng D 741 gọi máy PRC25 - 2WATT - HỮU TUYẾN báo cáo tình hình quân số - khí tài - vũ khí - nội tình D741 hay nhận nhiệm vụ ..họp giao ban với các cán bộ D - C ...
hic..hic..bộ hổng có ngồi nhà nào để ở hay sao ? mà lại ở chung nhà với LỤC TA chùa kralanh ?
BÁC CUNG thì tháng 7 - 1981 đã quảy ba lô rút dù về nhà rồi ...còn tôi cũng là lính 77 ...nhưng...mãi đến 20 tháng 10 năm 1982 mới được cho về phục viên . tôi ở lâu hơn bác CUNG : 1 NĂM - 3 THÁNG
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:11:03 am gửi bởi cb479 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #278 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 12:17:29 am »

Thì chỉ có CB479 và Cung mới biết được đâu là đúng và đâu là sai thôi!
Theo như CB 479 trình bày thì rất hợp lý,BCH không thể nào ở chung với người ngoài ,rất dể lộ bí mật quân sự ngay cả với mấy ông nhà sư K.Biết đâu...?
Đợt xuất ngủ năm 1981 của E mình chỉ giải quyết chính sách cho lính nhập ngủ năm 76 và 77,năm 1982 tiếp tục giải quyết cho lính nhập ngủ năm 78 .
Như vậy với lính nhập ngủ 76 thì nghĩa vụ là 5 năm còn với lính 77-78 nghĩa vụ có 4 năm thôi.
Riêng trường hợp của Cb 479 thì lại là một trường hợp khá đặc biệt(vì nhu cầu của đv) nên có lần họp mặt gặp anh Thắc C 10.Anh có nói lúc đó những ae nào xuất ngủ trể hạn thường là có vi phạm kỷ luật(như trường hợp của Hùng C 5-741) bị ở lại thêm thời gian để bù trừ thời gian vi phạm.Anh Thắc cứ tưởng Cb 479 là một lính vi phạm kỷ luật như nhiều ae khác 
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #279 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 05:20:24 pm »

Thì chỉ có CB479 và Cung mới biết được đâu là đúng và đâu là sai thôi!
Theo như CB 479 trình bày thì rất hợp lý,BCH không thể nào ở chung với người ngoài ,rất dể lộ bí mật quân sự ngay cả với mấy ông nhà sư K.Biết đâu...?
Đợt xuất ngủ năm 1981 của E mình chỉ giải quyết chính sách cho lính nhập ngủ năm 76 và 77,năm 1982 tiếp tục giải quyết cho lính nhập ngủ năm 78 .
Như vậy với lính nhập ngủ 76 thì nghĩa vụ là 5 năm còn với lính 77-78 nghĩa vụ có 4 năm thôi.
Riêng trường hợp của Cb 479 thì lại là một trường hợp khá đặc biệt(vì nhu cầu của đv) nên có lần họp mặt gặp anh Thắc C 10.Anh có nói lúc đó những ae nào xuất ngủ trể hạn thường là có vi phạm kỷ luật(như trường hợp của Hùng C 5-741) bị ở lại thêm thời gian để bù trừ thời gian vi phạm.Anh Thắc cứ tưởng Cb 479 là một lính vi phạm kỷ luật như nhiều ae khác 
ông bạn già THÂN ĐỨC HÙNG của tôi vì vi phạm kỷ luật DỄ THƯƠNG nên mới ở lại lâu hơn những ae khác . Bác HÙNG là một cán bộ cứng và rất nhiệt tình , ae rất thích . khi bác HÙNG vi phạm KỶ LUẬT ..ae rất ngạc nhiên rồi cười phì ..không chê mà còn khen nữa ấy chứ ! số là...bác HÙNG nhà ta rất nhớ nhà..nhưng..đơn vị nào có cho về phép đâu nè ! nhân chuyện cử cán bộ cứng  về việt nam học sỹ quan , bác HÙNG đã nhận đi học sỹ quan để có dịp về VN thăm gia đình ...rồi ăn chơi cho thỏa thích 6 tháng , sau đó lên lại đơn vị chịu nhận kỷ luật vì không đi học sỹ quan .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM