Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:48:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Bông Hoa Trên Tuyến Lửa ..Mặt Trận 479 - E 25 CÔNG BINH MT  (Đọc 292749 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #190 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:15:15 am »

hehe y tá và liên lạc là những thằng buộc phải gan lì nhất đó . Nổ súng mọi người có thể nằm gốc cây , ụ mối mà bắn còn 2 chú này phải vận động liên tục từ nơi này đến nơi khác dưới làn đạn . Đấy là chưa kể những lúc C bộ đánh mũi chính diện , khối lậu sậu anh nuôi , liên lạc , y tá , cối 6 hứng hết hỏa lực của địch cho các B đánh tạt sườn .
Túm lại thằng lính ở chiến trường cứ bị bắn nhiều thì có kinh nghiệm nhiều dẫn đến phản xạ bắn trả 1 cách hết sức tự nhiên theo qui luật sinh tồn  Grin
Đấy là chưa kể tâm lý  khi bị địch đánh bất ngờ chỉ vài giây " giật mình " sau đó là cảm giác tức gận : ĐM mày dám bắn bố mầy à ..cho mày chết . ( hehe cái này là em suy bụng ta ra bụng người thôi , không biết người khác có nghĩ vậy không nghe  Grin ) Không biết bác dathao lúc bắn trả địch có cái cảm giác  giận hờn vu vơ giống em không  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #191 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 07:43:38 pm »

Phân tích như Ytá 262 và Ha anh là rất đúng!như đv tôi có một anh y tá là lính nhập ngủ 75 ,trong một trận bị phục kích ở bờ sông Kongpongcham vào năm 79,anh và một lính 77 chỉ có một khẩu súng nấp dưới bờ sông vừa chạy vừa bắn lên vậy mà anh hạ được một thằng lấy thêm được một cây ak nửa (chuyện nầy tôi có kể trong bài viết trước đó).Bản lỉnh từng người lính,mổi người mổi khác.Giửa cái sống và cái chết phải phản xạ nhanh như là bản năng mà bản năng đó nó được hình thành từ suy nghỉ ,nhận thức,ăn sâu vào tiềm thức.Khi có tình huống nguy hiểm nhất tự nhiên bộc lộ không cần phải suy nghỉ.Là người lính ở chiến trường khi đụng địch nhất là bị phục kích bất ngờ,không chiến thì chết mà chiến thì còn có khả năng sống.Tại sao mình lại không chiến nhỉ!Suy nghỉ của tôi là như vậy...!   
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #192 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 02:13:47 pm »

hehe, sorry chú yta262. Ý cháu không phải vậy đâu mà cháu viết chưa rõ ràng thôi. Cháu đang nghĩ ở trong đầu là chú Thuận yta nói riêng và y tá ở các đơn vị quân y nói chung chứ không nhớ ra y tá của các C chiến đấu. Vì như chú Dathao có nói là đơn vị của chú ấy không mấy khi chạm địch mà chỉ thuần túy làm công tác chuyên môn cầu đường nên cháu mới nghĩ trong đầu như vậy và viết ra luôn. Bây giờ nghĩ lại thì đúng là lỗi của cháu, ngần này tuổi rồi mà vẫn bộp chộp quá hehe. Chứ cháu cũng biết yta của các C chiến đấu cũng phải chiến như chú đã nói ở trên, ví dụ như chú Diễm ở đơn vị của Thủ Trưởng cháu hay chú Thắng Còng lúc đánh 772. Cháu xin rút kinh nghiệm và xin lỗi các chú,đặc biệt là các chú y tá vì phát biểu mà chưa suy nghĩ kỹ.
Hì hì, đâu có chi mà Viet+ tự trách nhiều vậy, chú chỉ nói những gì mình biết thôi, dù sao cũng khen Viet+ có can đảm nhận lỗi phần mình, thật ra thì chả có lỗi phải gì hết ráo  Cheesy.

Nếu Viet+ không trách chú khó chịu thì Viet+ ra chợ Huỳnh Thúc Kháng tậu bộ phim "The Hurt Locker" sản xuất năm 2008 về tham khảo, phim đã được trao 6 giải Oscar năm 2010, và thắng 73 giải lớn nhỏ khác, ngoài ra còn được 51 lần xứng danh trong các giải khác nữa. Phim nói đến các anh lính công binh gỡ mìn của lính Mỹ ở I-Rắc. Nhiệm vụ gỡ mìn của các chú bộ đội ngày ấy ở K. còn khó khăn gấp chục lần lính Mỹ trong phim, đâu có máy điều khiển từ xa hay xe bọc thép, công binh nhà ta gỡ mìn chỉ với thuổn hay thông nòng súng, thỉnh thoảng mới có máy dò kim loại! Lính công binh tuy không chiến đấu nhiều như bộ binh nhưng cuộc chiến cũng đầy gian nan và nguy hiểm vô cùng. Yta262 nói vậy vì lúc mới vào lính, yta262 cũng từng là lính công binh của pháo E262, cho nên yta262 thích bộ phim này lắm.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2011, 02:23:17 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #193 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 03:16:27 pm »

...
chú @cb479 : chú  Thuận yta 1 chọi 3 trong thế bị động như vậy thì quả là quá bản lĩnh và gan dạ thì mới có thể bình tĩnh tỉa lại từng em. Trường hợp bị phục như thế mà chạy có khi lại không thoát,được thưởng huân chương là quá xứng đáng nhưng không biết chú có được thưởng phép không ạ? Có phải ai lam vaò tình huống như thế cũng có thể xử lý được vậy đâu,nhất lại là y tá không nhiều kinh nghiệm chiến đấu như bộ binh. Mà mấy thằng Pốt chắc là lính mới nên mới bị hạ dễ dàng thế chứ lính già nhiều kinh nghiệm chắc gì 1 chọi 1 đã ăn được nó. 2 thằng chia 2 cánh thay nhau bắn chế áp, 1 thằng tiếp cận là căng với tụi nó đấy. Không biết địa hình ở đấy như thế nào hả chú và thằng Pốt bị thương có chạy thoát không ạ ?
Việt+ đừng quên y tá trước khi làm y tá, anh ta cũng từng là 1 người lính bình thường thôi, anh ta cũng đã từng ria AK và phụt B40, chỉ khi hết chiến dịch thì đơn vị cử 1 trong các anh em chiến đấu ra đi học y tá. Khi vào quân trường huấn luyện, hầu như không có anh em nào được cắt cử đặc biệt cho học quân y ngay từ đầu cả, kể cả các nữ y tá cũng không ngoại lệ. Đó là chưa kể khi đánh nhau, y tá cũng phải chiến đấu như mọi anh em khác cho tới khi có đồng đội bị thương hay tử thì anh ta mới tạm gát chiến đấu qua một bên và làm công việc cuả mình. Không phải y tá thì cứ nằm tuyến sau chờ, khỏi phải chiến đấu như các anh em khác đâu nhé. Cũng tùy thôi, y tá như yta262 chỉ lòng vòng E bộ pháo binh thì chiến đấu dở hơn anh em bộ binh là cái chắc, nhưng y tá chiến đấu thì ngoài công tác chuyên môn ra, anh ta cũng phải "bùng bình" để bảo vệ cái gáo của mình, cho nên kinh nghiệm của y tá cũng ngang ngữa với anh em bộ binh khác thôi. Chỉ có 1 cái duy nhất "có lợi" cho y tá, là khỏi phải làm công tác chỉ huy và ít khi phải đứng ở vị trí "đứng mũi chịu sào", ít khi ở ngay mũi nhọn chiến đấu, chả có ai đời đại đội có 1 anh biết chích và cho thuốc thì cho nó đi đầu, lỡ nó bị gì thì anh em thương binh khác thuốc men băng bó ra sao. Cho nên nói "y tá ít kinh nghiệm chiến đấu" hay thiếu bản lĩnh trận mạc thì cũng hơi oan cho y tá Thuận đó nhé.
Y TÁ ở chiến trường là những người lính trận như bao người lính khác , cũng cầm súng hành quân ra trận thế nhưng...nhiệm vụ thì nặng hơn vì phải kiêm thêm nghiệp vụ chuyên môn là cứu người ..khi có người bị thương ..là lúc y tá ĐỨNG MŨI CHỊU SÀO vì phải bỏ khẩu súng qua một bên mà lao lên cứu giúp đồng đội đang bị thương...những giây phút đó...y tá lâm vào tình huống nguy hiểm nhất...
Nếu có ai hỏi tôi rằng..y tá có gan không ? tôi sẽ nói là...RẤT GAN LÌ , VÀ những người gan lì thường chiến đấu rất dũng cảm kiên cường
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #194 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 03:29:58 pm »



chú @cb479 : chú  Thuận yta 1 chọi 3 trong thế bị động như vậy thì quả là quá bản lĩnh và gan dạ thì mới có thể bình tĩnh tỉa lại từng em. Trường hợp bị phục như thế mà chạy có khi lại không thoát,được thưởng huân chương là quá xứng đáng nhưng không biết chú có được thưởng phép không ạ? Có phải ai lam vaò tình huống như thế cũng có thể xử lý được vậy đâu,nhất lại là y tá không nhiều kinh nghiệm chiến đấu như bộ binh. Mà mấy thằng Pốt chắc là lính mới nên mới bị hạ dễ dàng thế chứ lính già nhiều kinh nghiệm chắc gì 1 chọi 1 đã ăn được nó. 2 thằng chia 2 cánh thay nhau bắn chế áp, 1 thằng tiếp cận là căng với tụi nó đấy. Không biết địa hình ở đấy như thế nào hả chú và thằng Pốt bị thương có chạy thoát không ạ ?
[/quote]Y tá THUẬN nhờ tựa vào gốc cây nên tránh được đạn nhọn của pốt bắn ..và..biết cách bắn..đó là..ngắm bắn . còn thằng pốt thì bắn lia đại nên trật , dẩu đông hơn mà bắn trật lất thì cũng bằng không . Thằng bị thương thì cũng vọt mất xác ..chỉ để lại vệt máu rãi dài trên đường mòn . địa hình ở kralanh thì em hảy xem hình ở trang 15 , bác H3 HÙNG có chụp hình khu vực kralanh ở trong phum
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #195 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 06:37:36 pm »

hehe, có gì đâu các chú, có lỗi thì phải nhận để lần sau còn biết mà sửa sai. Cháu ghét nhất là dấu dốt vì có phải ai sinh ra là biết được hết đâu nên không biết thì phải học hỏi thêm. Còn bộ phim chú yta262 giới thiệu thì cháu xem cũng lâu rồi và rất mừng là VN mình cũng đã có các robot phá bom mìn cũng như tự chế tạo được xe đó,mặc dù đang thử nghiệm thôi. Cháu cũng như chú yta262 không ở VN mà đang ở 1 đất nước khác nổi tiếng về công nghiệp nặng cũng như chế tạo máy nên không có điều kiện off cùng các chú CCB QKTD. Đang mong cuối tháng 5 này về để cháu làm chân LL cho Thủ Trưởng cháu đây. Lạc đề xa quá rồi, mong các min mod thông cảm ( Gửi riêng Thủ Trưởng : TT mà kỷ luật là LL không bảo vệ được lúc chạm "địch" đâu đấy nhá, cứ để cho TT say gục rồi LL vác về giao lại cho cô sau Wink )
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #196 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 04:30:50 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Ở gần con sông Kralanh sinh hoạt của đv tôi có phần thoải mái hơn những chổ khác rất nhiều nhất là cái việc tắm rửa,giặt giủ. Đi công tác về xong thì chỉ cần đi bộ mấy chục m là đã tới bờ sông.Nước ăn,nước tắm giặt đều lấy từ con sông nầy,con sông vào mùa mưa đầy nước,mấp mé bờ,nhưng vào mùa khô thì nước rút xuống,lòng sông cạn chỉ đứng ngang bụng mà thôi.
Cũng từ con sông nầy mà chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, ở phum Pichchu đv cũng đóng quân cặp bờ con sông bên kia mé lộ 6,về đây thì bên nầy lộ 6. Ở đây không có nhiều nhà dân nên sinh hoạt tắm rửa của chúng tôi khá ồn ào và thoải mái.Những buổi chiều có đông ae cùng tắm chung, đứa nầy chọi đất đứa kia rượt nhau la ỏm tỏi. Vậy đó mà vui! chứ cuộc sống ở K có gì giải trí, chẳng bù với thời các con cháu tụi tôi bây giờ có quá nhiều thứ giải trí mà chúng nó còn không biết chọn lựa cái nào cho phù hợp…!
Con sông này có rất nhiều chem chép,giống như nghêu nhưng vỏ đen.Loài nầy nó cắm dưới bùn,vào mùa khô khi mực nước sông chỉ còn cao ngang bụng, chúng tôi chịu khó mò dưới đáy sông một hồi là có một thau đầy .Rửa sạch bùn đất xong chúng tôi ngâm nước mấy tiếng đồng hồ cho nó nhả đất ra (giống như nghêu thì ngâm cho nhả cát).Một đứa chạy xuống chổ anh nuôi mượn cái nồi 30 ,xin một chút muối hột để pha nước chấm,nếu có chút ớt càng hay!luộc chín xong là chúng tôi có một bửa ăn ngon lành.Phải cái tội là bửa nào ăn nhiều quá thì bị chột bụng,loại nầy rất béo , đạm nhiều cho nên dù có luộc chin cách mấy mà ăn nhiều vô cũng bị như thường.
Bây giờ vào đầu mùa khô rồi!mà thật lạ !là không biết sao khi tôi ngồi viết những dòng nầy tôi lại không hề nhớ tới cái tết quân đội 22/12/1980 nầy và cái tết nguyên đán năm 1981 chúng tôi ăn tết ra sao !!!làm những gì trong thời gian nầy nửa chứ!hồi đó cứ mỗi lần sắp tới hai ngày trọng đại đó chúng tôi mong ngóng nhu yếu phẩm,cùng nhau đoán già đoán non có được những gì trong những ngày nầy.Hoặc là thời gian nầy má tôi có gửi cho tôi một số tiền khá nhiều,tới 100 đồng tiền lúc đó có lẻ cũng khá lớn nên tôi không màng những điều khác.Qua thư từ gia đình, tôi biết được lúc nầy ở nhà má tôi có hùn vốn mở một tiệm cà phê tại nhà,thu nhập cũng đở hơn, hết những ngày ăn độn cơ khổ.Còn tôi thì khi nghe trên báo chuẩn bị về phép,có viết thư về cho gia đình hay nên má tôi mới gửi tiền qua để có mua gì được thì mua vì nghe tôi kể ở bên K có hàng hóa Thái Lan bán nhiều.
Tôi không rành lắm về việc mua gì đem về nên phải nhờ Hai vệ binh E tư vấn,nó nói tốt nhất là mua mấy xấp vải quần ,vài cây thuốc gold citi hoặc samit.Còn phần tôi thì muốn mang về cho gia đình hàng đặc sản ở K là đường thốt nốt,loại đường thỏi màu vàng nhạt trông rất sach và mát mắt(dân K gọi là sa co phen) .Rồi thì mọi thứ cũng đã được tôi chuẩn bị xong cho ngày về phép.Chắc do liên hoan với ae nên thuốc lá chỉ còn có một cây đem về,vải thì hai xấp,một thùng đạn 12ly 8 đường thốt nốt loại tốt nhất(thùng đạn nầy không nhớ ở đâu mà tôi có,chắc thằng bạn khí tài cho tôi).Trước ngày về có mấy ae thân với tôi nhờ nhắn nhủ và mang thư về cho gia đình…Ngày X ,giờ Y  cũng đã đến,cái ngày mà thằng lính chiến xa nhà hơn hai năm trời sau một cuộc báo động hành quân di chuyển đột ngột rồi đi biền biệt như tôi và biết bao nhiêu đồng đội hằng mơ ước,thấp thỏm chờ mong đến mất ngủ,mong trời mau sáng.Buổi sáng một ngày trong tháng ba năm 1981 theo như trên đại đội thông báo, ăn sáng xong tôi từ giả ae đv vác balô trên vai, ngực đeo bao xe đạn,vai khoác khẩu Ak,thắt lưng ngang bụng giắt hai trái lựu đạn cầu và một cây dao găm mướn dân K làm với giá hai cái đinh cầu một cây ra đứng ngay mé lộ 68 trước chổ đv đóng quân chờ chiếc xe zeep của hai cán bộ ban tham mưu quân khu 7 đến.Hóa ra tôi được quá giang xe của hai ông nầy đi công tác qua K rồi về VN,chắc vừa quá giang vừa đi theo bảo vệ đề phòng bị phục kích nên tất cả trang bị chiến đấu của tôi phải mang theo đầy đủ. Đúng giờ xe đến ,sau khi tôi nói đúng tên họ và đv phục vụ thì hai ông kêu tôi lên xe và xe lăn bánh…
Trên đường đi, ông cán bộ ngồi đằng trước hỏi han tôi đủ điều về sinh hoạt của lính ở đây, ăn uống ra sao!vài điều về bản thân tôi,và việc hoạt động của đv.Hỏi gì ,biết gì thì tôi nói nấy chứ phần tôi cũng không dám hỏi về việc của mấy ông.Cứ thế mà suốt quảng đường dài từ ngã tư Kralanh đến Seam reap câu chuyện không dứt. Đoạn đường nầy lúc đó khá tốt,mặc dù cũng có nhiều hố gà nhưng được tráng nhựa nên vẩn hơn con lộ 68 rất nhiều.Vừa nói chuyện,vừa ngắm cảnh hai bên đường,vừa miên man suy nghỉ đủ thứ,về ae ở lại,về gia đình.Trong lòng tôi lúc đó dâng lên nhiều cảm xúc khó tả lắm!Vừa vui,vừa buồn man mác-vui buồn xen kẻ lẩn nhau.
Xe chạy tới Seam reap không dừng lại mà chạy qua luôn thẳng hướng Kongpongcham.Qua một đoạn đường dài,tôi không nhớ là qua Kongpongthom chưa! trời đã về trưa khá nắng, ông cán bộ Ban tham mưu QK nói sắp đến đoạn đường nguy hiểm,Pot nó thường phục kích xe của ta trên đoạn đường nầy,bảo mọi người cảnh giác.Tôi lên đạn sẳn sàng và đóng chốt an toàn bắt đầu quan sát kỷ hai bên đường.Không nhớ gì nhiều lắm về đoạn đường nầy chỉ nhớ nhất là có một cái cua quẹo trái rất cong và dài,trời nắng gắt, đường bụi đỏ mù,hai bên là cánh đồng trống rất ít cây.Ngay cua quẹo bên phải đường có mấy chiếc xe quân sự của ta bị địch bắn cháy được kéo bỏ qua một bên gần con lộ.Hơi căng thẳng khi xe chạy khoảng vài km qua đoạn đó,nhưng xe chở chúng tôi đi qua đó an toàn không có vấn đề gì!Tôi nhớ là có dừng lại một thị trấn nào đó (có thể là Kongpongthom)ăn cơm trưa,thị trấn khá đông đúc nhiều hàng quán.Hôm đó ăn cơm có cá,có thịt rất ngon miệng,no cứng bụng và còn được uống một ly cà phê phải nói đã hết biết,vì đã lâu lắm rồi từ khi qua K tới giờ tôi chưa được uống ly cà phê nào!Tôi định trả tiền phần mình nhưng anh lái xe (anh nầy người miền bắc,còn hai ông cán bộ đều là người miền nam)dành trả hết cho mọi người và nói với tôi để anh lo cho,bảo tôi để dành tiền về phép xài đừng ngại gì cả !(có lẻ thấy thương thằng lính trận xa nhà mấy năm như tôi,nhìn tôi bèo nhèo quá mà thương).Sau đó xe trực chỉ về Kongpongcham, đến chiều thì tới .Chúng tôi nghỉ ngơi và ăn cơm chiều ở đó,tôi cũng không nhớ quang cảnh của nơi đây ra sao nửa chỉ nhớ là có nhiều hàng quán ăn uống.Lại một bửa ăn và uống thịnh soạn miển phí cho thằng lính tôi,ngon miệng quá nên tôi ăn nhiều lắm! ông cán bộ vổ vai tôi nói : ae lính ăn khỏe thì đánh giặc mới giỏi!Tôi lúc đó thì rất vô tư, ăn uống mạnh dạn lắm.Tối đó chúng tôi ngủ nhờ một nhà dân nào đó chắc anh tài xế quen …
Sáng hôm sau ăn uống xong thì chúng tôi tiếp tục lên đường.Mà thật lạ điều nửa là tôi không thể nhớ được cái phà chở chúng tôi qua sông Mekong như thế nào!(vì theo hành trình phải đi qua phà mới về VN được).Xe chạy qua nhiều làng mạc thị trấn dọc đường đi, đường lúc nầy bụi khá nhiều ,mù trời đất đỏ.Càng ngày càng gần quê hương …tôi miên man suy nghỉ đủ thứ về gia đình trên đoạn đường cuối cùng nầy bên đất K!Tôi không nhớ được trạm vệ binh nào cả,có lẻ đi xe của cán bộ tham mưu quân khu (ông lớn mà!) cho nên khi qua trạm không vướng phải những thủ tục xét hỏi rườm rà nên tôi không nhớ gì !Tôi chỉ nhớ xe chở tôi đi qua những địa danh như Sa mat-Tân biên-Bình long-An lộc vẩn con đường bụi đỏ mịt mù nhưng không còn bóng dáng nhà sàn nửa mà là những ngôi nhà Việt Nam,những cánh đồng VN,những con người VN, ôi Việt Nam quê hương tôi!mình đã ở đất nước của mình rồi!Những cảm xúc dạt dào xen lẩn niềm vui dâng trào trong tôi,một cảm giác thanh bình -yên ổn của hậu phương…Tôi nhìn lại những thứ mà tôi đang mang trong người(súng đạn-dao găm )sao bây giờ nó có vẻ thừa thải quá…!Và kia bên trái tôi là ngọn núi Bà đen quen thuộc ngày nào (năm 1977 tôi có đi qua đây rồi)xe vẩn chạy và tôi vẩn cứ miên man trong dòng suy nghỉ bất tận .Xe chạy lòng vòng qua những con đường trong thị xã Long Hoa  (tôi không nhớ là có ăn trưa ở đây không nửa!)và bắt đầu chạy ra con đường quốc lộ tráng nhựa phẳng lỳ,cảm giác đầu tiên của tôi khi thấy con đường quốc lô là : ôi sao mà nó láng và đẹp đến vậy,tôi nghỉ trong lòng nếu có lăn ra nằm ngủ trên mặt đường như thế nầy vẩn sướng!Tôi cảm thấy đất nước mình đẹp làm sao!Trời lúc nầy đã quá trưa một chút !xe chạy bon bon trên con đường nhựa láng o rất êm ,rất nhanh đi qua Trảng bàng và trực chỉ thành phố Hồ chí Minh.Tôi chợp mắt một chút trên con đường nầy vì gió mát và xe chạy rất êm không bị dằn xóc nửa.Không biết là ngủ ngồi được bao lâu khi tôi tỉnh dậy thì xe đã về tới thành phố,xe chạy qua mấy con đường và dừng lại trước cổng ban tham mưu quân khu 7, hồi đó theo tôi nhớ là đường Lê văn Duyệt(bây giờ là đường Cách mạng tháng tám). Ông cán bộ ban tham mưu bảo tôi:Tới đây cậu về nhà được rồi!Tôi đeo ba lô lên vai,vác khẩu ak nhảy xuống xe, ông cán bộ ngồi sau lấy giùm tôi cái thùng đạn đại liên đựng đường thốt nốt. Chúng tôi chào nhau trong ánh mắt hân hoan ,tôi cảm nhận được điều đó khi nhìn trong ánh mắt của mọi người!Tôi vui mừng vì mình đã về gần đến nhà một cách bình yên và các anh ấy cũng mừng cho tôi một thằng lính trận được đoàn tụ với gia đình sau mấy năm cách biệt.Tôi đi sang bên kia đường đón xe ôm theo chỉ dẩn của anh lái xe(ừ nhỉ! bây giờ có thêm một nghề mới ở đất nước mình,hồi đó khi tôi đi sang K chưa có nghề xe ôm ), đứng chờ chút xíu là có một anh chạy xe ôm rà xe lại hỏi ,tôi cho biết địa chỉ và leo lên xe chẳng cần hỏi giá bao nhiêu!Nhiều người đi đường ngang qua nhìn tôi với ánh mắt tò mò kể cả anh xe ôm.Có lẻ trang bị trên người tôi và quần áo bạc màu sương gió,nước da đen thui cộng với đầu tóc dài thượt như người rừng hay sao đó !Trong ánh mắt của tất cả thì tôi đúng là lính chiến trường K về rồi!
Vừa chạy anh lái xe vừa hỏi thăm tôi đủ thứ và có vẻ rất thông cảm với người lính như tôi.Xe chạy lòng vòng qua nhiều con đường, nhìn người qua kẻ lại thấy thấp thoáng mấy bóng hồng Việt Nam , ôi quá xinh đẹp!bù lại cho tôi bao tháng năm mơ ước chỉ có bấy nhiêu thôi.Và nhà mình kia rồi,vẩn con đường đó,thềm nhà đó.Tôi bước xuống xe hỏi giá tiền ,vừa trả tiền cho anh xe ôm chưa kịp quay lại thì một đứa em gái đã chạy vội ra kêu lớn :anh tư về rồi !và ôm chầm lấy tôi như sợ tôi chạy mất!Hạnh phúc quá lớn với tôi khi bao nhiêu người thân vây quanh nhìn mình trong ánh mắt thân thương quá đổi!!!Tôi không kịp trả lời mọi người với bao nhiêu câu hỏi cùng lúc,chỉ đứng đó và cảm nhận đến nghẹn ngào niềm hạnh phúc đang dâng trào…!
Ngay sáng ngày hôm sau chừng 4giờ,tôi giật mình tỉnh dậy sau khi lăn từ trên giường xuống nền gạch nhà mình,vừa cứng, vừa lạnh .Lý do là ở gần nhà có một bến xe xích lô máy,mổi sáng hay mồi xăng cho dể nổ(vì lúc đó chạy bằng xăng pha dầu lửa).Tiếng nổ lớn y như đại liên bắn,theo phản xạ tự nhiên tôi lăn xuống rớt cái huỵch đau điếng,cả nhà giật mình nhao nhao hỏi cái gì vậy?tôi chỉ biết cười trừ.Một kỷ niệm khó quên khi tôi về nước ngày đầu tiên.Và sau đó là những ngày hạnh phúc của người con ,người em và người anh được gần gủi gia đình ,bao nhiêu câu chuyện để kể cho cả nhà nghe…
Sau chuyến về phép đó tôi được chuyển về sư đoàn 477 huấn luyện bộ binh ở Quang Trung và sau đó đến tháng 05/1981 tôi được giải quyết xuất ngủ theo chính sách nghỉa vụ quân sự.Và từ đó tôi bắt đầu một cuộc sống mới đời thường tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp để sống,bao nhiêu trăn trở khi về cuộc sống nầy.Nhìn quanh bạn bè đều có công ăn việc làm còn mình thì…với bản chất người lính còn trong người tôi chiến đấu để tồn tại và vượt qua mọi khó khăn và kết quả tôi đạt được cũng như bao nhiêu anh em khác …là một cuộc sống ổn định.
HẾT.
Dạ Thảo
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #197 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 05:17:22 pm »

Sau chuyến về phép đó tôi được chuyển về sư đoàn 477 huấn luyện bộ binh ở Quang Trung và sau đó đến tháng 05/1981 tôi được giải quyết xuất ngủ theo chính sách nghỉa vụ quân sự.Và từ đó tôi bắt đầu một cuộc sống mới đời thường tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp để sống,bao nhiêu trăn trở khi về cuộc sống nầy.Nhìn quanh bạn bè đều có công ăn việc làm còn mình thì…với bản chất người lính còn trong người tôi chiến đấu để tồn tại và vượt qua mọi khó khăn và kết quả tôi đạt được cũng như bao nhiêu anh em khác …là một cuộc sống ổn định.

Mừng bác dathao được hưởng vinh quang và niềm vui của người lính trở về từ mặt trận 479. Vinh quang là được thưởng phép (với súng đạn đầy đủ Grin) vì có chiến công ngoài chiến trường. Niềm vui vì đó là nỗi niềm ao ước của hàng vạn lính chiến trường luôn mang trong tim quê hương tình yêu và nỗi nhớ.

Tôi lấy làm lạ tại sao bác không phải về đơn vị để trả phép mà được chuyển về sư đoàn 477 huấn luyện vậy?
Logged
hiephoa2000
Thành viên
*
Bài viết: 377



« Trả lời #198 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 08:10:22 pm »

Sau chuyến về phép đó tôi được chuyển về sư đoàn 477 huấn luyện bộ binh ở Quang Trung và sau đó đến tháng 05/1981 tôi được giải quyết xuất ngủ theo chính sách nghỉa vụ quân sự.Và từ đó tôi bắt đầu một cuộc sống mới đời thường tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp để sống,bao nhiêu trăn trở khi về cuộc sống nầy.Nhìn quanh bạn bè đều có công ăn việc làm còn mình thì…với bản chất người lính còn trong người tôi chiến đấu để tồn tại và vượt qua mọi khó khăn và kết quả tôi đạt được cũng như bao nhiêu anh em khác …là một cuộc sống ổn định.

Mừng bác dathao được hưởng vinh quang và niềm vui của người lính trở về từ mặt trận 479. Vinh quang là được thưởng phép (với súng đạn đầy đủ Grin) vì có chiến công ngoài chiến trường. Niềm vui vì đó là nỗi niềm ao ước của hàng vạn lính chiến trường luôn mang trong tim quê hương tình yêu và nỗi nhớ.

Tôi lấy làm lạ tại sao bác không phải về đơn vị để trả phép mà được chuyển về sư đoàn 477 huấn luyện vậy?
Sư 477 huấn luyện ở phú giáo sau khi ở quang trung hả bác. năm 86 em nhập ngũ thì e 476 nhận quân và huấn luyện xong bổ sung cho 548 cbmt, lúc ấy có 2 quân trường lớn là 874 long giao và 477 phú giáo, D 3 huấn luyện của e 476 chủ yếu là bổ sung cho 548, hsq lẩn chiến sĩ  . C7 huấn luyện tân binh . C8 HSq
Logged

D Vượt sông , E 476 CB . QK7
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #199 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 11:38:34 pm »


[/quote]Sau 5 năm 2 tháng phục vụ trong quân đội nhân dân việt nam và sau 3 năm 10 tháng làm quân tình nguyện ở k { thời gian làm quân tình nguyện ở k được tính bằng cột mốc là ngày 07 tháng 01 năm 1979 } tôi được trở về xum họp cùng gia đình ở sài gòn , hành trang tôi mang theo về từ chiến trường k không có gì ..ngoài nổi nhớ về ĐẤT .. NGƯỜI..và..bài hát của chiến hữu NGUYỄN THANH LIÊM thuộc C10 - D739 cầu đường - E 25 CÔNG BINH - BTL MT 479 , bài hát đó..xin chia sẻ với bạn bè gần xa , bởi đó là bài hát tôi rất thích vì đã nói lên được cuộc đời của lính công binh MT 479 và một chút về nổi niềm của tôi ..bài hát : VIẾT VỀ ANH ..NGƯỜI CHIẾN SỸ CÔNG BINH
                                    Tôi viết bài ca , tặng anh người chiến sỹ ..sông núi là nhà..mặt đường là trận tuyến đánh quân thù
                                     Thương anh mấy thuở..nắng mưa dãi dầu..đôi mắt quầng thâm vì những đêm anh không ngủ
                                     Áo chiến bạc màu vì nắng gió phong sương..đẹp lắm anh ơi ..dù có gian lao vẫn sáng tên anh...
                                     người chiến sỹ CÔNG BINH .
                                     Nhớ lúc ra đi...em dặn anh ngàn thương nhớ
                                     Để có hôm nay...anh nối những con đường , nối liền hậu phương và tiền tuyến
                                     Gắn bó tình anh..rực cháy tình em..tình yêu đất nước...
                                     Năm tháng không phai..tình anh cùng sông núi
                                     Bài hát theo anh vang đến những con đường..
                                     Con đường tỏa khắp miền tổ quốc...
                                     Sưởi ấm lòng anh...ngời sáng niềm tin...vì hạnh phúc..mai sau .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM