Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:55:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Bông Hoa Trên Tuyến Lửa ..Mặt Trận 479 - E 25 CÔNG BINH MT  (Đọc 292524 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 10:33:44 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Thế là những ngày vác cuốc xẻng đi dọc lộ 6 dặm vá các ổ gà , ổ trâu cũng qua đi.những ngày ngồi trên nhà sàn uống trà ngắm cảnh cũng không còn nửa…!E điều đv tôi về lại với đội hình của D98 đứng chân ngay chân núi Lieb. Đây là ngọn núi nhỏ nằm bên trái lộ 68 cách ngã tư Kralanh độ 5km ngay một khúc quẹo,nếu đi sâu vào trong là các phum Phnumlieb,Mong và Chongkang,Sầm rông…đến tận biên giới Thái.Lúc nầy vào khoảng tháng 9-10/79 cuối mùa mưa,chúng tôi không được ở trong nhà dân nửa nên phải làm lều nylon loại ba người ở,nhà bch C được lợp lá,có vách, rộng rải hơn kể cả nhà của khí tài đại đội cũng được che chắn bốn bên kỷ lưởng.Toàn bộ đội hình tiểu đoàn 98 của chúng tôi đóng quân tập trung tại nơi nầy,theo lộ 68 vô trong chừng 500m cũng bên trái đường là khí tài trung đoàn, đối diện bên kia lộ là trung đoàn bộ gồm các bộ phận như hậu cần, trinh sát,các ban bệ….Nơi E bộ đóng quân là vùng đất cao hơn giống như một gò đất lớn ,chung quanh đồng trống.C 10 tôi bên nầy đường ở sâu bên trong một chút so với tiểu đoàn bộ và gần một cái chùa,sau lưng chùa có một cái ao khá lớn là nguồn nước cho cư dân ở đó và cho cả C 10 chúng tôi.Thời gian đầu là cũng cố doanh trại và đội hình sau mấy tháng làm nhiệm vụ di chuyển liên tục trên lộ 6.Rồi trồng lúa tăng gia ở cánh đồng trống cặp lộ 68 phía trước E bộ.Trong thời gian nầy chúng tôi sinh hoạt A và B –C khá đều gần giống như thời ở VN,kể cả làm báo tường cho kỷ niệm ngày thành lập quân đội sắp tới.C chọn tôi và Hai, một thằng bạn nhập ngủ cùng đợt, cả hai đứa đều có chút hoa tay phụ trách viết báo tường nên có thời gian tôi ít phải làm những công tác khác.Gần trung đoàn bộ đời sống ae có khác hơn cái lúc đi cơ động độc lập, cái gì cũng có đủ,trà lá thuốc men mổi ngày đều có chứ không phải vài ba bửa mới có ấm trà.Rồi thì thư từ liên lạc gửi cũng dể, thời gian nầy tôi được gia đình gửi qua hai lần quà.Một lần do Chiếu(một thằng bạn đồng ngủ) ở hậu cần mang qua,một lần do Chi(cũng bạn đồng ngủ) ở khí tài trung đoàn mang qua,hai đứa nầy nhà gần nhà tôi nên khi được về VN thường ghé qua thăm gia đình tôi xem có gì gửi cho tôi không thì mang qua dùm.Lúc nầy khá ấm bụng và có được hai chỉ vàng má tôi gửi qua để chi xài nên có một lần đi ra chợ Kralanh chơi mua một cái quẹt zippo Thái mất đứt hết năm phân vàng.Chợ Kralanh lúc nầy là cái chợ chồm hổm mới được lập sau nầy không bao lâu,khi E tôi lên đây vào tháng 6/79 khu đất đối diện nhà bà Hương Việt kiều trãi dài vô trong lộ 68 còn trống trơn,bây giờ đông nghẹt người mua kẻ bán.Các sạp gổ  nhỏ có mái che tạm,hoặc một tấm trải bằng nylon ,hoặc bày ngay dưới đất đủ các thứ trên đời.Thời điểm nầy chưa phát hành tiền ria nên tất cả các thứ cần mua bán với nhau chỉ tính bằng vàng hoặc trao đổi đồ.Tôi và một đứa bạn đi dạo một vòng chợ thấy chủ yếu hàng hóa là hàng từ Thái về do con buôn đi mua từ ngã Poipet theo lộ 6,còn lại là các thứ gia súc và nông hải sản tại địa phương mà dân từ trong các phum đem ra bán như :gà,vịt,heo,cá,bầu, bí kể cả mướp,rau đủ loại…nói chung có gì dư ăn là người dân đem ra chợ để trao đổi lấy thứ khác mà nhà mình không có.Người bán cho tôi cái hộp quẹt Zippo là một anh thanh niên chừng 30 tuổi,hơi đen, ốm.Dùng lửa thử vàng xong, lấy cây kềm nhỏ nhắm chừng cắt cái cụp khâu vàng hai chỉ của tôi ra một khúc  ngắn rồi thẩy lên cái dỉa cân vàng nhỏ xíu,hình như cái cân bằng đồng, ngay chính giửa là cây đứng có một cây ngang gánh hai cái dỉa hai bên gát tự do lên cây đứng.Rồi anh ta thẩy một cục cân khác lên cái dỉa kia,nhìn thấy thăng bằng là xong.Tôi thấy dụng cụ có vẻ thô sơ quá có ý không tin,anh ta nói một tràng tiếng K gì đó tôi không hiểu lắm,tôi nhìn lại cái khâu vàng thấy cũng cở ¼ nên thôi và đồng ý mua vì có nói nhiều cũng chẳng biết nói sao cho rỏ ràng.Vậy đó,lần đầu tiên trong đời tôi xài vàng là vậy. Đi dạo thêm một vòng nửa thấy có chổ bán cà phê đá,hai thằng thèm quá vào hỏi giá,khi nghe giá ba phân một ly thằng bạn tôi nắm tay tôi kéo đi luôn. Đã lâu lắm rồi chúng tôi không được nếm vị lạnh của nước đá và mùi thơm của cà phê nhưng xài của cha mẹ kiểu nầy tôi và nó không yên lòng chút nào…!
Trong thời gian ở chân núi Lieb tôi ấn tượng nhất là rắn,rất nhiều,lâu lâu phải đập hay bắn một con.Có một lần vào buổi tối khi đi uống trà ở B khác về vừa vô tới lều tôi nghe tiếng phì phì như tiếng heo đang ủi mỏ dưới đất,không mang đèn pin nên tôi bước tới một chút để nhìn cho kỷ,không thấy bóng dáng con heo đâu mà tôi chỉ kịp nhìn thấy cái bóng của con rắn hổ mang cách chừng hơn thước ,cái đầu gần bằng bàn tay đang quơ qua quơ lại trước mặt tôi. Đi giật lùi trở ra tìm một khúc cây quay lại thì nó đã biến đi đâu mất rồi,hú hồn nếu không kịp nhìn thấy nó từ xa thì chắc tôi cũng tiêu luôn…
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 03:19:37 pm »

Vậy đó,lần đầu tiên trong đời tôi xài vàng là vậy. Đi dạo thêm một vòng nửa thấy có chổ bán cà phê đá,hai thằng thèm quá vào hỏi giá,khi nghe giá ba phân một ly thằng bạn tôi nắm tay tôi kéo đi luôn. Đã lâu lắm rồi chúng tôi không được nếm vị lạnh của nước đá và mùi thơm của cà phê nhưng xài của cha mẹ kiểu nầy tôi và nó không yên lòng chút nào…!
Trong thời gian ở chân núi Lieb tôi ấn tượng nhất là rắn,rất nhiều,lâu lâu phải đập hay bắn một con.Có một lần vào buổi tối khi đi uống trà ở B khác về vừa vô tới lều tôi nghe tiếng phì phì như tiếng heo đang ủi mỏ dưới đất,không mang đèn pin nên tôi bước tới một chút để nhìn cho kỷ,không thấy bóng dáng con heo đâu mà tôi chỉ kịp nhìn thấy cái bóng của con rắn hổ mang cách chừng hơn thước ,cái đầu gần bằng bàn tay đang quơ qua quơ lại trước mặt tôi. Đi giật lùi trở ra tìm một khúc cây quay lại thì nó đã biến đi đâu mất rồi,hú hồn nếu không kịp nhìn thấy nó từ xa thì chắc tôi cũng tiêu luôn…

[/quote]he..he..
bác thì xài vàng ...còn tôi thì xài bạc..chỉ có điều khác nhau là vàng của NHÀ và bạc của CHÙA mà thôi , số là ở chùa kralanh ...LỤC TA trụ trì chùa thấy cánh C5 te tua áo quần rách nát..mới thương tình mà chỉ chổ cho phép đào lấy chút ít vàng bạc ở dưới hố trong ngôi chùa chánh điện { đã bị PốTcho phá hủy nổ tanh banh ..chỉ còn trơ lại cái nền chùa } , vàng và bạc này là của phật tử cúng khi xây dựng chùa , người ta cúng xong thì chôn xuống cái hố vuông vức 1m5 ..sâu 1m8 , đồ cúng tế thì có nhanh + đèn dầu + vàng + bạc +viết mực + dầu thơm v..v..sau khi đào lên , bạc thì chia đều cho cả D BỘ và C5 , mỗi người được 1 đồng bạc đông dương 27gr + 3 đồng bạc có hình vua SIHANOUK , còn vàng thì không thấy chia..chắc lọt vô tay...
có được bạc..tôi ra chợ đổi thành tiền ria , rồi mua xà bông thái + lược + kẹo + vãi v..v..gởi về VN tặng cho gia đình { bán lấy tiền chi dụng qua ngày vì gia đình lúc đó gặp khó khăn về kinh tế } , còn một ít tiền ria ..tôi mua thuốc rê và bồi dưỡng một tô hủ tíu nam vang của bà ba răng vàng ở ngã tư KRALANH .
lần đầu tiên trong đời , tôi ăn thịt rắn hổ ngựa là ở chùa kralanh , quả thật là kralanh có nhiều rắn + ếch + cóc . hôm bắt được rắn là vì thấy nó chạy vào trú thân dưới mấy chiếc ca nô , bọn tôi hè nhau rinh cái na nô nép qua một bên rồi đập được 2 con rắn hổ ngựa , dẫu thấy ghê ghê..nhưng vì đói thịt lâu ngày nên tôi đớp tuốt ..con gì mà nhúc nhích và ăn được là cứ xơi tất .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #122 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 11:07:19 pm »

Cb479 thân mến!
Bác đi K còn có cái để thu hoạch chứ tôi thì chỉ toàn xài đồ nhà gửi qua và ít tiền lương của lính.Chủ yếu là đi cải thiện,nhớ lại thấy ớn,cái gì cũng ăn,may mà không bị gì.Cóc thì tôi cũng có ăn rồi,bỏ đầu ,bỏ da,bỏ bộ đồ lòng và bốn cái bàn chân.Thêm chút đậu xanh nấu cháo ăn, tối ngủ thẳng cẳng.Pot nó khiêng đi cũng không hay.Có lần tôi và mấy thằng nửa bắt được con mèo hoang cũng thịt rồi nấu cháo...!
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 11:10:15 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Đến khoảng tháng 1/80, C10 tôi nhận nhiệm vụ về Seamreap,không biết ý đồ chiến thuật của cấp trên là gì, tôi chỉ nhớ một điều là đv tôi phải ở đó cho đến khoảng tháng hai hoặc tháng ba năm 80 mới về lại Kralanh,có nghỉa là tôi ăn cái tết nguyên đán thứ hai ở chiến trường K tại Seamreap.Cái tết đầu tiên ở Kongpongcham ngay sát bờ sông trong một vườn xoài lớn
Nhẩm tính lại đến tháng một năm 1980 tôi lúc đó chỉ vừa mới 22 tuổi cộng một tháng,cái tuổi còn quá trẻ nếu như các con cháu tôi bây giờ thì vẩn là cái tuổi còn cắp sách đến giảng đường.Còn tôi và các bạn đồng thời lúc đó đã phải xa quê hương ở nơi xứ người,trải qua biết bao nhiêu gian nguy khổ cực, không biết ngày mai sống chết ra sao…!
Trong khoảng thời gian nầy chúng tôi chốt ở ngoài rìa thị xã Seamreap,cách trung tâm chợ Seamreap 3-4km,trong một rừng cây nhỏ biệt lập cách xa nhà dân.Nhiệm vụ là làm hầm cho tướng Đồng văn Cống nguyên tư lệnh mặt trận 479 lúc đó và một chuyến đi vào hướng lộ 67 vô chốt ở phum Chếch  gần cao nguyên Anglongven,nơi có một đv của trung đoàn 201đứng chân.B1 tôi được đại đội trưởng chọn làm hầm chử A cho tướng Cống,ngoài việc chọn kích cở cây đà ngang làm nóc hầm,cây dựng xiên hai bên làm vách hình chử A,lót lá để phủ đất cho kín…cho đến kích cở bề cao, bề ngang,bề dài ,các bậc thềm lên xuống, độ dầy của lớp đất trên nóc hầm các vách đất dẩn xuống hầm tất cả đều được chúng tôi đo đạc kỷ lưởng y như bài bản đã được học chứ không nhắm chừng đại khái .Vách và nền phải dùng xẻng vạt phẳng lỳ,thẳng đứng.Các bậc thềm bước lên xuống phải vuông góc…Hầm khá rộng và đủ cao,người bình thường đi thẳng lưng chứ không phải khom người.Bây giờ nếu ai đó hỏi tôi kích thước ra sao thì tôi cũng chịu thua không thể nhớ được,vì sau bao năm cơm áo gạo tiền tôi quên mất hết rồi.Chỉ nhớ và hình dung laị được có bao nhiêu đó!!!. Đất ở đây có màu đỏ như đá ong,tương đối cứng phải dùng cuốc chim,chổ nào cứng quá chúng tôi dùng đầu nhọn hoặc xà beng loại to và dài khoảng 2m,chổ tương đối mềm dùng đầu bằng.Xẻng chỉ dùng để xúc đất và xắn lấy mặt bằng cho vách hoặc bậc thềm.Cuốc thường chỉ dùng để cào đất lấp nắp hầm và xẻng thì đập cho đất nắp hầm chặt lại.Trong suốt thời gian làm hầm C trưởng Việt luôn theo sát ae chúng tôi nhắc nhở,anh là một sỹ quan tốt nghiệp trường lớp ra nên tôi cũng học được thêm nhiều điều.Không nhớ mấy ngày thì cái hầm hoàn thành,có một hôm khi cái hầm đã định hình chưa lát cây nóc hầm, tướng Cống bất ngờ xuống xem ae chúng tôi làm,lần đầu tiên được vị tướng thăm hỏi nói chuyện nên tất cả chúng tôi đều ngại nói chuyện nhưng qua mấy câu trò chuyện thân mật của ông tôi thấy tự nhiên thoải mái ngay.Dáng người tầm thước,không cao lắm,khuôn mặt tròn phúc hậu,khoảng 60 tuổi,nói giọng Nam rặc,chậm rải dể hiểu, đó là tất cả ký ức của tôi về ông. Ông ân cần mời chúng tôi hút thuốc rồi hỏi thăm cuộc sống ae dưới đv ra sao,nói chuyện vui vẻ một hồi,khen chúng tôi làm hầm rất tốt rồi ông chào chúng tôi và đi .
Sau khi làm hầm cho tư lệnh xong,tranh thủ lúc đv còn rảnh việc anh Việt cho xe chở chúng tôi đến xem đền Angkor Wat,một di sản văn hóa bậc nhất của đất nước nầy.Chúng tôi đi qua một cây cầu được bắt ngang một con kênh đào rất lớn bao bọc đền , đi thẳng vào một đoạn khá xa là đến ngay một bậc thềm làm toàn bằng đá có rất nhiều bậc để vào ngôi đền.Cảm giác khi tôi bước lên các bậc thềm là sợ trượt chân,vì tuy bề ngang của nó rộng đủ cho nhiều người đi cùng lúc nhưng bề sâu của mổi bậc lại ít không đủ cho bàn chân mình đặt trọn vào bậc thềm.Mà cạnh của nó lại bị mòn hơi dốc xuống, đá thì trơn.Cẩn thận đi từng bậc một tôi bước lên được và đi vào ngôi đền.thật ấn tượng với một kiến trúc độc đáo chỉ toàn bằng đá. Ở đây tôi không thấy gì ngoài đá,nền bằng đá,vách bằng đá,mái vòm,cột cũng bằng đá.Loại đá giống như đá xanh lát đường,nhưng ở đây là đá khối,từng khối rất lớn được gọt đẻo công phu gắn dính vào nhau một cách chắc chắn mà sau bao trăm năm vẩn bền vững.Theo những lối đi không rộng lắm dưới mái vòm bằng đá,tôi có cảm giác mát lạnh,trên vách có những họa tiết được chạm trổ công phu hình ảnh đặc trưng của đất nước nầy,như hình của nử thần Ap sa ra và các dòng chử ngoằng ngoèo…Đã lâu quá rồi !tôi cũng không thể nhớ được vì hồi đó tôi thưởng lảm ngôi đền nầy với tư cách của một người lính chiến bất ngờ ghé qua chớ không phải là khách du lịch nên tâm trí không tập trung cho lắm…!Thỉnh thoảng lại thấy một tượng phật rất lớn. Đi lòng vòng một hồi tôi đến một khoảng sân rộng có một cái hồ nước hình chử nhật thì đv kêu về.Chưa xem hết toàn bộ ngôi đền mà tôi đã cảm thấy đây đúng là một kiệt tác nhân tạo vỉ đại của tổ tiên nhân dân Kampuchia.Thời xưa chưa có cần cẩu,con người làm sao đưa được những khối đá to như vậy lên cao để ghép với nhau một cách chính xác như vậy được…
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #124 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 12:52:52 am »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Đến khoảng tháng 1/80, C10 tôi nhận nhiệm vụ về Seamreap,không biết ý đồ chiến thuật của cấp trên là gì, tôi chỉ nhớ một điều là đv tôi phải ở đó cho đến khoảng tháng hai hoặc tháng ba năm 80 mới về lại Kralanh,có nghỉa là tôi ăn cái tết nguyên đán thứ hai ở chiến trường K tại Seamreap.Cái tết đầu tiên ở Kongpongcham ngay sát bờ sông trong một vườn xoài lớn
Nhẩm tính lại đến tháng một năm 1980 tôi lúc đó chỉ vừa mới 22 tuổi cộng một tháng,cái tuổi còn quá trẻ nếu như các con cháu tôi bây giờ thì vẩn là cái tuổi còn cắp sách đến giảng đường.Còn tôi và các bạn đồng thời lúc đó đã phải xa quê hương ở nơi xứ người,trải qua biết bao nhiêu gian nguy khổ cực, không biết ngày mai sống chết ra sao…!
Trong khoảng thời gian nầy chúng tôi chốt ở ngoài rìa thị xã Seamreap,cách trung tâm chợ Seamreap 3-4km,trong một rừng cây nhỏ biệt lập cách xa nhà dân.Nhiệm vụ là làm hầm cho tướng Đồng văn Cống nguyên tư lệnh mặt trận 479 lúc đó và một chuyến đi vào hướng lộ 67 vô chốt ở phum Chếch  gần cao nguyên Anglongven,nơi có một đv của trung đoàn 201đứng chân.B1 tôi được đại đội trưởng chọn làm hầm chử A cho tướng Cống,ngoài việc chọn kích cở cây đà ngang làm nóc hầm,cây dựng xiên hai bên làm vách hình chử A,lót lá để phủ đất cho kín…cho đến kích cở bề cao, bề ngang,bề dài ,các bậc thềm lên xuống, độ dầy của lớp đất trên nóc hầm các vách đất dẩn xuống hầm tất cả đều được chúng tôi đo đạc kỷ lưởng y như bài bản đã được học chứ không nhắm chừng đại khái .Vách và nền phải dùng xẻng vạt phẳng lỳ,thẳng đứng.Các bậc thềm bước lên xuống phải vuông góc…Hầm khá rộng và đủ cao,người bình thường đi thẳng lưng chứ không phải khom người.Bây giờ nếu ai đó hỏi tôi kích thước ra sao thì tôi cũng chịu thua không thể nhớ được,vì sau bao năm cơm áo gạo tiền tôi quên mất hết rồi.Chỉ nhớ và hình dung laị được có bao nhiêu đó!!!. Đất ở đây có màu đỏ như đá ong,tương đối cứng phải dùng cuốc chim,chổ nào cứng quá chúng tôi dùng đầu nhọn hoặc xà beng loại to và dài khoảng 2m,chổ tương đối mềm dùng đầu bằng.Xẻng chỉ dùng để xúc đất và xắn lấy mặt bằng cho vách hoặc bậc thềm.Cuốc thường chỉ dùng để cào đất lấp nắp hầm và xẻng thì đập cho đất nắp hầm chặt lại.Trong suốt thời gian làm hầm C trưởng Việt luôn theo sát ae chúng tôi nhắc nhở,anh là một sỹ quan tốt nghiệp trường lớp ra nên tôi cũng học được thêm nhiều điều.Không nhớ mấy ngày thì cái hầm hoàn thành,có một hôm khi cái hầm đã định hình chưa lát cây nóc hầm, tướng Cống bất ngờ xuống xem ae chúng tôi làm,lần đầu tiên được vị tướng thăm hỏi nói chuyện nên tất cả chúng tôi đều ngại nói chuyện nhưng qua mấy câu trò chuyện thân mật của ông tôi thấy tự nhiên thoải mái ngay.Dáng người tầm thước,không cao lắm,khuôn mặt tròn phúc hậu,khoảng 60 tuổi,nói giọng Nam rặc,chậm rải dể hiểu, đó là tất cả ký ức của tôi về ông. Ông ân cần mời chúng tôi hút thuốc rồi hỏi thăm cuộc sống ae dưới đv ra sao,nói chuyện vui vẻ một hồi,khen chúng tôi làm hầm rất tốt rồi ông chào chúng tôi và đi .
Sau khi làm hầm cho tư lệnh xong,tranh thủ lúc đv còn rảnh việc anh Việt cho xe chở chúng tôi đến xem đền Angkor Wat,một di sản văn hóa bậc nhất của đất nước nầy.Chúng tôi đi qua một cây cầu được bắt ngang một con kênh đào rất lớn bao bọc đền , đi thẳng vào một đoạn khá xa là đến ngay một bậc thềm làm toàn bằng đá có rất nhiều bậc để vào ngôi đền.Cảm giác khi tôi bước lên các bậc thềm là sợ trượt chân,vì tuy bề ngang của nó rộng đủ cho nhiều người đi cùng lúc nhưng bề sâu của mổi bậc lại ít không đủ cho bàn chân mình đặt trọn vào bậc thềm.Mà cạnh của nó lại bị mòn hơi dốc xuống, đá thì trơn.Cẩn thận đi từng bậc một tôi bước lên được và đi vào ngôi đền.thật ấn tượng với một kiến trúc độc đáo chỉ toàn bằng đá. Ở đây tôi không thấy gì ngoài đá,nền bằng đá,vách bằng đá,mái vòm,cột cũng bằng đá.Loại đá giống như đá xanh lát đường,nhưng ở đây là đá khối,từng khối rất lớn được gọt đẻo công phu gắn dính vào nhau một cách chắc chắn mà sau bao trăm năm vẩn bền vững.Theo những lối đi không rộng lắm dưới mái vòm bằng đá,tôi có cảm giác mát lạnh,trên vách có những họa tiết được chạm trổ công phu hình ảnh đặc trưng của đất nước nầy,như hình của nử thần Ap sa ra và các dòng chử ngoằng ngoèo…Đã lâu quá rồi !tôi cũng không thể nhớ được vì hồi đó tôi thưởng lảm ngôi đền nầy với tư cách của một người lính chiến bất ngờ ghé qua chớ không phải là khách du lịch nên tâm trí không tập trung cho lắm…!Thỉnh thoảng lại thấy một tượng phật rất lớn. Đi lòng vòng một hồi tôi đến một khoảng sân rộng có một cái hồ nước hình chử nhật thì đv kêu về.Chưa xem hết toàn bộ ngôi đền mà tôi đã cảm thấy đây đúng là một kiệt tác nhân tạo vỉ đại của tổ tiên nhân dân Kampuchia.Thời xưa chưa có cần cẩu,con người làm sao đưa được những khối đá to như vậy lên cao để ghép với nhau một cách chính xác như vậy được…

he..he..
Bác DATHAO và tôi có nhiều điểm tương đồng ..khi bác làm hầm cho tướng CỐNG ..còn tôi thì cho tướng NĂM NGÀ , thế nhưng...bác còn hạnh phúc hơn tôi khi đã được đi tham quan ANGKOR WAT ..còn tôi , dẫu đã đi qua..đi lại nhiều lần trên con đường có ANGKOR WAT & ANGKOR THOM nhưng cũng chỉ biết trơ con mắt ếch mà ngắm với nhìn từ xa ở ngoài đường ..chứ có đâu..được dịp tản bộ dạo chơi trong ANGKOR !
Thời đi cưa gỗ ở trong rừng già BANTEAY SREI ..đói meo mốc..chỉ có nước chấm ĐẠI DƯƠNG , áo quần tơi tả mục nát bởi mồ hôi + khuân vác cây rừng , lâu lâu có xe vào chi viện vài hộp thịt to bằng 1/2 nắm đấm bàn tay ..khui ra cho vào chảo quân dụng khuấy đều cho cả đại đội ..em nào hên lắm thì được 1 sợi thịt ..chứ đa phần thì chỉ nghe thấy mùi thịt mà thôi .
Logged
chitrung
Thành viên
*
Bài viết: 23



« Trả lời #125 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 04:59:02 am »

.Lúc tôi ở đó có một vụ MT 479 tử hình một lính ta ở ngay chân núi Lieb vì hiếp con gái và giết hai ông bà già trước sự chứng kiến của đông đảo dân bạn và lính ta,ban xây dựng chính quyền của ta và chính quyền bạn,có đọc bản án bằng hai thứ tiếng cho mọi người cùng nghe.Nếu có thể bạn nên kiểm chứng thông tin lại cho kỷ,còn về tình hình lộ 68 sau nầy thì đúng như bạn nói,
Thân chào bạn
[/quote]
Vụ này không phải là 1 mà là 3 chứ bác, xử tại hội trường E bọn em mà. Bắn sau lưng C em luôn , trong số đó có 1 sỹ quan hình như cấp bậc thiếu úy . 3 người nhưng phạm tội khác nhau  (nếu em nhớ không nhầm)Undecided
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 04:54:47 pm »

Nói về chuyện vi phạm chính sách dân vận ở k , năm 81, D741 nhận về huấn luyện nghiệp vụ binh chủng lính mới , trong đó có đám lính thu dung tục tạc đào ngũ của các đơn vị khác ...mặc dù đã thủ trưởng đơn vị đã quán triệt điều lệnh , kỷ luật dân vận nhiều lần..thế nhưng..chứng nào tật nấy..khi ngựa quen đường củ ...có một nhóm lính thu dung , mình mẫy xăm tá lả con rắn ..con rít..dòm mà phát ghét...nhân ngày chủ nhật , đơn vị xã cảng cho rong chơi ..đám này bèn ra chợ ở ngã 4 kralanh hành nghề ĐẠO CHÍCH chôm bột ngọt , vãi..chẳng may bị dân phát hiện được..bèn tri hô lên , đơn vị biết chuyện phải ra xin lổi dân k , rồi đem đám lính trộm cắp đó về chùa kralanh kiễm điểm lên lớp..sau khi lên lớp xong thì tiến hành kỹ luật theo kiểu quân luật rừng...mỗi em ăn cắp được 4 đàn anh chăm sóc tận tình đến nơi đến chốn , từ trên mặt đất văng xuống giao thông hào , tím con mắt bên phải..bầm con mắt bên trái ...sau đó con bắt nhốt vào cốp thuyền phơi nắng cho bỏ tật , bỏ thói làm mất danh dự QDNDVN .
Gì thì gì..thà rằng nhịn đói..chứ cái chôm đồ của dân là không thể chấp nhận được .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2011, 05:08:01 pm gửi bởi cb479 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 06:49:31 pm »

.Lúc tôi ở đó có một vụ MT 479 tử hình một lính ta ở ngay chân núi Lieb vì hiếp con gái và giết hai ông bà già trước sự chứng kiến của đông đảo dân bạn và lính ta,ban xây dựng chính quyền của ta và chính quyền bạn,có đọc bản án bằng hai thứ tiếng cho mọi người cùng nghe.Nếu có thể bạn nên kiểm chứng thông tin lại cho kỷ,còn về tình hình lộ 68 sau nầy thì đúng như bạn nói,
Thân chào bạn
Vụ này không phải là 1 mà là 3 chứ bác, xử tại hội trường E bọn em mà. Bắn sau lưng C em luôn , trong số đó có 1 sỹ quan hình như cấp bậc thiếu úy . 3 người nhưng phạm tội khác nhau  (nếu em nhớ không nhầm)Undecided
[/quote]
Thời điểm xử vụ tôi kể ở trang trước là khoảng cuối năm 79 hoặc đầu năm 80 tại vách núi Lieb cách ngã tư Kralanh khoảng 5-6km.Còn vụ của Chitrung nói là xảy ra vào lúc nào và ở đâu?
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #128 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 05:59:45 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Trong khoảng thời gian nầy, đv tôi ở Seamreap làm luôn nhiệm vụ chốt các yếu điểm xung quanh thị xã.Khi nơi nầy,khi nơi khác,không được ở trong trung tâm thị xã nên chỉ ở trong rừng hoặc ở ngoài phum cách biệt với dân. Điều mà tôi cảm nhận được ở tại nơi nầy là hình như dân ở đây không mấy thiện cảm với bộ đội .Có khi đóng quân gần phum,chúng tôi vào nhà dân xin tí ớt hay thấy nhà nào có bắp chuối hoặc đu đủ,xin một bắp chuối hay một trái đu đủ xanh về làm gỏi ăn cơm cho có chút chất tươi.Thường là bị từ chối bằng câu:< ót mean tê> hoặc< o lờ ling hời> và kèm theo ánh mắt nhìn không mấy thiện cảm,mặc dù rỏ ràng trước mắt là cây ớt đầy trái,cây chuối cả một buồng lớn,cây đu đủ đầy trái…Bộ đội ta ngày ấy gạo thì không thiếu nhưng chất tươi thì quá thiếu thốn,nước chấm chỉ có một thứ duy nhất là nước pha muối, có đâu nước mắm nước tương,nên nếu có chút ớt dầm vào thì ngon lắm.Thức ăn chủ yếu là khô,loại cá khô được chở từ VN qua thì vừa mặn,vừa bủng, ăn vô chát cả lưởi.Thỉnh thoảng vào dịp lể tết thì mới có thịt heo tươi kho với đậu hủ.Rau cải thì khỏi nói,chủ yếu là các đv tự đi cải thiện.
Không xin được nên chúng tôi đi dọc theo xung quanh vườn nhà dân hái rau dền,loại nầy khá nhiều,và những dàn mướp hoang không có chủ thỉnh thoảng cũng có những trái mướp chưa già lắm còn có thể ăn được,hơi dai một chút.Có lần khi đi hái rau dền,tôi nghe chủ nhà nói vọng ra cái câu khá dài nhưng chỉ hiểu lỏm bỏm đoạn cuối là:<oi ch.rục si>(cho heo ăn).Tôi hiểu ý của họ nói rằng rau nầy họ chỉ cho heo ăn chứ người không có ăn.Vừa giận vừa mắc cở,bộ đội tình nguyện VN qua giúp họ mà phải thế nầy sao!... Định phản ứng nhưng có rành tiếng đâu để mà nói nên chỉ bực dọc nhìn họ rồi vẩn hái rau cho xong và đi.
Đv tôi chuyển chổ đóng quân nhiều nên không kịp biết tên nơi mình đã từng ở.Có một lần xe chở chúng tôi đi vào con lộ nhỏ ,rẻ vào một khu rừng dầu cây khá lớn không đường mòn mà chạy càn đại vào sâu bên trong len lỏi qua những cây dầu thưa. Đổ quân và chọn một địa điểm hơi cao triển khai đào công sự,làm lều đóng chốt.Buổi trưa tới nơi thì chiều đó chúng tôi đã ổn định xong mọi thứ.Rừng cây thưa, cỏ thấp và ít nên tầm quan sát khá tốt.Chốt ở đó vài ngày không biết làm gì,ban ngày thì cho ba tổ bung ra tuần tra,tối đến mổi A một chốt gác.Mấy ngày chốt ở đây tình hình yên tỉnh,không có gì bất thường,không nghe có tiếng súng nào. Đêm gác hơi lạnh lưng chút,khó ngủ chút.Chỉ có một điều làm tôi nhớ hoài,không biết ai gác đêm mắc đi ngoài mà lại đại tiện đúng vào công sự chiến đấu của A tôi, bực mình quyết tìm cho ra nên một tối tôi nằm võng nhưng không ngủ(thật ra lúc thức lúc ngủ),các ae đổi gác đều đúng quy định riêng có thằng Hổ  khi đầu ca gác thì ra đúng vị trí,nhưng khi tôi giật mình thức dậy lại thấy nó ngồi ngay đầu võng của tôi.Thằng nầy tánh vốn nhát lâu nay,trong A ae nào cũng biết,nhưng hầm gác có xa đâu chỉ cách có hơn chục thước,bao nhiêu chốt gác chứ đâu có một.Vậy mà…tôi sạc nó và bắt ra ngoài hầm gác. Đến sáng hôm sau khi ăn uống xong rồi tôi mới họp tiểu đội lại kiểm điểm vụ nầy,ae góp ý nhiều thì nó mới tự nhận, lòi ra thêm cái vụ đi bậy .Trong một tiểu đội mà có một hoăc hai lính nhát và làm biếng thì nhiệm vụ trở nên rất khó hoàn thành đôi khi gây nguy hiểm cho cả đv.Cũng may tiểu đội tôi lúc đó chỉ có một mình nó.
Đợt chốt nầy chỉ vỏn vẹn mấy ngày rồi rút ra,hình như đợt nầy đv tôi không có nguồn nước ăn phải chở nước theo xe và chỉ dùng cho ăn uống nên tất cả ae chúng tôi hoàn toàn không tắm trong mấy ngày đó.Bộ đồ mặc trên người bây giờ có mùi cũng nặng lắm rồi…
Logged
chitrung
Thành viên
*
Bài viết: 23



« Trả lời #129 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 11:20:01 pm »

.Lúc tôi ở đó có một vụ MT 479 tử hình một lính ta ở ngay chân núi Lieb vì hiếp con gái và giết hai ông bà già trước sự chứng kiến của đông đảo dân bạn và lính ta,ban xây dựng chính quyền của ta và chính quyền bạn,có đọc bản án bằng hai thứ tiếng cho mọi người cùng nghe.Nếu có thể bạn nên kiểm chứng thông tin lại cho kỷ,còn về tình hình lộ 68 sau nầy thì đúng như bạn nói,
Thân chào bạn
Vụ này không phải là 1 mà là 3 chứ bác, xử tại hội trường E bọn em mà. Bắn sau lưng C em luôn , trong số đó có 1 sỹ quan hình như cấp bậc thiếu úy . 3 người nhưng phạm tội khác nhau  (nếu em nhớ không nhầm)Undecided
Thời điểm xử vụ tôi kể ở trang trước là khoảng cuối năm 79 hoặc đầu năm 80 tại vách núi Lieb cách ngã tư Kralanh khoảng 5-6km.Còn vụ của Chitrung nói là xảy ra vào lúc nào và ở đâu?
[/quote]
Em không dám chắc chắn có phải vụ ấy không, vì em nhớ vụ em chứng kiến là đầu 81 cũng tại chân núi Lieb.Xử tại hội trường E26 bắn sau lưng C4,D21 tăng thiết giáp. Thời gian này các bác công binh cũng đóng ở đấy nên chắc cũng biết
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 11:30:46 pm gửi bởi chitrung » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM