Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:24:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Bông Hoa Trên Tuyến Lửa ..Mặt Trận 479 - E 25 CÔNG BINH MT  (Đọc 292504 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #100 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 12:33:47 pm »

Chổ đóng quân của đv tôi hồi đầu năm 79 cũng ở bờ tây sông cách bến phà khoảng 1km về hướng bắc,gần bờ sông và ở trong một vườn xoài khá lớn.Không biết vườn xoài đó bây giờ còn không nửa hay là bị phá bỏ xây dựng nhà cửa hết rồi.Về phía bắc bến phà củ khoảng 9km có một cái phum hồi đó không biết tên có trồng một loại xoài tượng trái rất to,đường kính hơn một tấc rưởi,dài cở ba tấc,ăn rất ngon có vị hơi chua, ngọt thanh.Những cây xoài nầy được trồng nhiều phía sau phum gần một trảng  cỏ lớn,đứng ở cuối phum ta có thể nhìn thấy dảy núi đá nằm bên trái con đường bò,đặc biệt núi chỉ toàn đá là đá,và cây gai trụi lá
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 12:40:25 pm »

Chổ đóng quân của đv tôi hồi đầu năm 79 cũng ở bờ tây sông cách bến phà khoảng 1km về hướng bắc,gần bờ sông và ở trong một vườn xoài khá lớn.Không biết vườn xoài đó bây giờ còn không nửa hay là bị phá bỏ xây dựng nhà cửa hết rồi.Về phía bắc bến phà củ khoảng 9km có một cái phum hồi đó không biết tên có trồng một loại xoài tượng trái rất to,đường kính hơn một tấc rưởi,dài cở ba tấc,ăn rất ngon có vị hơi chua, ngọt thanh.Những cây xoài nầy được trồng nhiều phía sau phum gần một trảng  cỏ lớn,đứng ở cuối phum ta có thể nhìn thấy dảy núi đá nằm bên trái con đường bò,đặc biệt núi chỉ toàn đá là đá,và cây gai trụi lá

Từ cửa khẩu Sa-mat theo đường quốc lộ đi đến cầu Kongpong Cham trên sông Mekong chỉ hơn 1 tiếng ngồi xe ô-tô. Những ngày đầu năm này nếu rỗi việc tôi nghĩ bác dathao và anh em công binh e25 nên tranh thủ du xuân thăm lại chiến trường xưa 1 chuyến.

Tháng 11 năm 2009, chỉ với 20 đô không cần trả giá chúng tôi đã thuê được 1 chiếc xe ô tô 4 chổ chở đoàn chúng tôi gồm dksaigon, H3 Hùng, Kon tiahien và angko krao trực chỉ 1 phát từ thị xã Kongpong Cham bên bờ tây sông Mekong về đến cửa khẩu Sa-mat.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #102 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 11:18:22 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C 10…
Có lẽ chỉ ở Kongpongthom độ vài tuần để chốt vòng ngoài thị xả rồi cũng trong tháng 6-79 đó chúng tôi hành quân bằng xe đi lên. Ở Seam reap một đêm qua ngày sau hành quân tiếp lên ngã tư Kralanh,tới nơi chúng tôi đổ quân ngay ngã tư đường.Kralanh lúc đó mang tên là một thị xã nhưng thật sự chỉ có một dảy nhà phía tay phải bên kia đường,bên nầy đường là đất trống.Phía trái đường ngay góc bên nầy ngả tư cũng là một bãi đất trống có một cái hố rất sâu hình chử nhật,ngang chừng 3m,dài 10m,sâu cũng chừng 3m (sau nầy đã được lấp lại).Tôi nghe nói Pot bắt dân đào  làm mồ chôn tập thể để xử những người không theo nó,dưới hố trống trơn không có gì cả chắc nó chưa kịp sử dụng.Bên kia đường chỉ toàn cây không nhà dân.Trong lúc chúng tôi đổ quân thì từ hướng Si xê pôn có một đv của sư 5 về cũng cho đổ quân tại đó, đang đi tới đi lui kiểm tra ae trong tiểu đội thì bất ngờ tôi gặp Lam thằng bạn học chung lớp với nhau 3 năm hồi trung học.Hai đứa cùng nhập ngủ chung đợt tháng 11/76 nhưng khi đi qua K mỗi đứa một đv khác đến bây giờ tình cờ gặp nhau tại đây,tay bắt mặt mừng mới nói với nhau được vài câu được biết Lam đang hành quân về hướng Seam reap, thì tôi phải đi theo đv đến nơi bố trí.Chào nhau vội vả rồi mạnh ai nấy đi,vậy mà cho đến khi xuất ngủ về VN năm 81 chúng tôi mới gặp nhau lần nửa.
Tại đây không biết lúc đó còn có những đv nào chỉ biết  một điều đội hình trung đoàn chúng tôi tất cả các D đóng quân xung quanh ngã tư nầy,lúc mới đến những ngày đầu C10 chúng tôi ở căn nhà sàn lớn đầu tiên ngay ngả tư đầu lộ 68 của một bà việt kiều tên Hương,khoảng trên 30 tuổi,biết nói chút ít tiếng việt.Cách đó chục căn nhà là kho gạo của hậu cần E,sau đó mấy ngày tôi có nhiệm vụ lên nhận gạo cho C gặp Thanh lính nhập ngủ chung đợt cùng quận 11,lúc nầy mới biết nó là lính hậu cần vì khi tôi lên biên giới nó còn ở đv tăng gia của E tuốt trên xã 25 kinh tế mới ở ngã ba Dầu Giây-Long Khánh. Ở đó mấy ngày chờ E bố trí lại đội hình nên không làm gì chỉ đi tuần tra ngắn một đoạn từ ngả tư vô lộ 68.Những ngày đầu tôi thấy bên đường gần lộ thỉnh thoảng có những cái hố tròn sâu như hình cái khạp đựng nước nhỏ,quan sát kỷ mới hiểu là đồ dân chôn giấu khi chạy giặc nay quay về đào lên .Nhưng lạ một điều là đào lên hồi nào mà không ai thấy cả,hôm trước không thấy cái hố nào mà hôm sau lại thấy.Việc nầy diển ra liên tục trong một thời gian ngắn rồi thôi.
Nhiệm vụ của trung đoàn tôi lúc nầy căn bản là như sau:thứ nhất là chốt giử khu vực ngã tư nầy,thứ hai là làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông cầu đường cho bốn hướng : từ đây về Seam reap-lên Si xê pon-vô Chung kang-một đoạn vô biển hồ.Nhưng thực tế sau nầy các đv trong trung đoàn chúng tôi ngoài thực hiện nghiệp vụ binh chủng ra còn làm luôn nhiệm vụ truy quét và chốt điểm hổ trợ cho các đv bộ binh trong MT 479 ở xa hơn khu vực nầy như: Đăng kum,Mongco bờ rây,phum Chếch gần Anglongven…theo sự điều động linh hoạt của MT
Lúc nầy người dân ở đây có một lể hội múa lâm thôn mà tôi cũng không biết là lể gì trong năm của họ,bởi tết của dân K là tết Chô sa nam tha mây thì vào ngày 13 tháng tư dương lịch,còn thời điểm nầy là vào tháng 6.Tôi thấy người nhà và bà Hương chuẩn bị quần áo rất kỹ và đeo trang sức nhiều,lể múa lâm thôn ở phía trong lộ 68 gần một cái chùa.Tối nọ dân tập trung đông đảo ở đó,tôi và một số ae ngày hôm ấy phải ở nhà không đến xem được.Nhưng vậy mà lại may mắn cho tôi,trong lúc người dân đang say mê múa hát kèn trống tưng bừng thì bị ném lựu đạn vào.Mọi người hoảng loạn chạy tứ tung,bị chết và bị thương cũng nhiều,có người nói Pot nó khủng bố,nhưng có một điều đáng ngờ là những nạn nhân bị thương vong tạị chổ mất hết trang sức đeo trên người,nghe nói bà Hương bị chết, trong người có đeo một dây nịch bằng vàng to bằng cọng dây xích cũng mất tiêu.Nhưng cũng không biết sự thật ra sao vì không có ai điều tra chuyện nầy.Rồi sự việc cũng nhanh chóng bị quên đi vì sau đó C 10 tôi được bố trí vào phum Píchchu đứng chân để chuẩn bị làm một cây cầu cách ngả tư Kralanh không xa về hướng Si xê pon…
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 12:28:20 am »

Tại đây không biết lúc đó còn có những đv nào chỉ biết  một điều đội hình trung đoàn chúng tôi tất cả các D đóng quân xung quanh ngã tư nầy,lúc mới đến những ngày đầu C10 chúng tôi ở căn nhà sàn lớn đầu tiên ngay ngã tư đầu lộ 68 của một bà việt kiều tên Hương,khoảng trên 30 tuổi,biết nói chút ít tiếng việt.Cách đó chục căn nhà là kho gạo của hậu cần E...

Ngã tư Kralanh đầu lộ 68 ngày nay, ảnh chụp lúc 8:56 AM ngày 20/12/2010.


Hôm đó do xe boòng Khôn vấp cục đá nên không dám chạy vào đường đất để vào phum Pich-chu nữa, tiếc quá! Lúc đó tâm lý của boòng Khôn và cả chúng tôi là chạy thẳng một lèo theo đường nhựa để về Phnom Penh cho boòng Khôn kiểm tra xe. Trong chuyến đi K mới đây của Dũng tây hồi trước tết Tân Mão, Dũng tây có gặp lại boòng Khôn và hỏi thăm xe hôm đó có bị gì không? Boòng Khôn trả lời là bị hở cổ pô thôi. Cũng đở cho boòng Grin

Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #104 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 12:44:46 pm »

Đây là hình của vợ chồng Lam,người bạn học thời trung học cũng là một ccb của D25 sư đoàn 5
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #105 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 12:48:58 pm »

Tôi và nhũng người bạn học củ trong ngày 14-02 2011 gặp Lam tại khu hồ bơi tòa nhà Sedona quận 1
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #106 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 12:53:45 pm »

Con trai út của Lam đang ngồi đàn piano cho chúng tôi nghe để nhớ lại hồi còn đi học chúng tôi cũng có những kỷ niệm ca hát với nhau
Cũng xin cám ơn Dũng tây và Mỹ Đen,nhờ các bạn mà chúng tôi có dịp gặp lại Lam
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #107 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 10:54:57 pm »

Tại đây không biết lúc đó còn có những đv nào chỉ biết  một điều đội hình trung đoàn chúng tôi tất cả các D đóng quân xung quanh ngã tư nầy,lúc mới đến những ngày đầu C10 chúng tôi ở căn nhà sàn lớn đầu tiên ngay ngã tư đầu lộ 68 của một bà việt kiều tên Hương,khoảng trên 30 tuổi,biết nói chút ít tiếng việt.Cách đó chục căn nhà là kho gạo của hậu cần E...

Ngã tư Kralanh đầu lộ 68 ngày nay, ảnh chụp lúc 8:56 AM ngày 20/12/2010.


Hôm đó do xe boòng Khôn vấp cục đá nên không dám chạy vào đường đất để vào phum Pich-chu nữa, tiếc quá! Lúc đó tâm lý của boòng Khôn và cả chúng tôi là chạy thẳng một lèo theo đường nhựa để về Phnom Penh cho boòng Khôn kiểm tra xe. Trong chuyến đi K mới đây của Dũng tây hồi trước tết Tân Mão, Dũng tây có gặp lại boòng Khôn và hỏi thăm xe hôm đó có bị gì không? Boòng Khôn trả lời là bị hở cổ pô thôi. Cũng đở cho boòng Grin


@ H3 Hung... Cái nhà màu hồng mái ngói màu đỏ rất có khả năng là nhà của bà Hương ngày xưa.Đối diện cái nhà đó bên kia đường,năm 80 có một nhà của trung đội vệ binh E 25 cb nằm ngay góc ngả tư.Chủ yếu kiểm tra xe chở dân K đi buôn ngang qua,lúc đó Hai, bạn đồng ngủ của tôi là B trưởng vệ binh.Thỉnh thoảng ở trong phum thiếu thuốc,thiếu trà tôi hay ra chổ nó là được nhậu và ít quà đem về.Lính vệ binh hút toàn Samit và Goldcity không hà,còn tôi lính C lúc đó chốt đường ở lộ 68 thiếu thốn nhiều thứ lắm,kể cả muối ăn có khi phải lội bộ hàng chục km ra Kralanh mua lại muối của dân để ăn
Hồi đó dảy bên kia đường đối diện với cái nhà đó là đồng trống không có nhà cửa gì hết
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2011, 11:02:59 pm gửi bởi dathao » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #108 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2011, 07:09:19 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Phum Pich chu nằm cách ngã tư Kralanh độ gần km về hướng nam lộ 6,vào năm 79-80 nếu từ Seam reap đi lên hướng Si xê pôn đến ngã tư nầy,quẹo trái hướng về biển hồ đi vô khoảng 1km bên phải có một con đường bò băng qua một trảng trống cũng chừng 1km đụng bờ sông, quẹo phải theo con đường bò đi dọc bờ sông, phum ở bên tay phải,nằm sát con đường bò.Con sông nầy là sông Kralanh rộng chừng 20m,bắt nguồn từ biển hồ chạy từ nam lên bắc cắt ngang qua lộ 6,chổ đó là một đập nước,vào mùa mưa nước hay tràn qua lộ xe chở quân ta hay bị lún và  chết máy ở chổ nầy.
Nếu tính từ nơi con đường bò gặp bờ sông và quẹo phải một đoạn ngắn thì C 10 chúng tôi đóng quân ngay đoạn đầu phum gần đoạn cua của con sông. Ở đây thời điểm đó dân sống tập trung cũng khá đông chừng mấy chục nhà sàn,bên kia sông chỉ thấy cỏ và cây nhỏ không người ở
Đây là lần đầu tiên chúng tôi sống chung với dân,không dựng lều ở riêng nửa mà xin ở dưới nhà sàn của dân. Đó là chổ người dân cột bò nên khi vào ở nồng nặc mùi phân ,chúng tôi phải quét dọn sạch sẻ khu vực và chọn nơi giăng võng,làm giá để ba lô và súng đạn cho gọn gàng . Đại đội trưởng quán triệt rất kỷ về các nguyên tắc và điều luật khi quan hệ với dân,phải tuyệt đối chấp hành chính sách dân vận để lấy lòng dân nên các A chúng tôi phải họp ae lại dặn dò thật kỷ để ae làm cho tốt
B 1 chúng tôi đóng quân ngay đầu phum,A2 của tôi ở dưới căn nhà sàn đầu tiên, đối diện căn nhà là con đường bò đi ngang qua và một lối đi xuống sông,bờ sông mọc đầy các loại cây rậm rạp như hàng rào dọc bờ sông, có các bậc thềm đất đi  xuống một cây cầu nhỏ ra mép nước để giặt giũ và tắm rửa, lấy nước.Nhà nầy có bốn người:một bà già khoảng hơn 50 tuổi,một con gái chừng 25 tuổi có chồng ở chung mỗi sáng đánh xe bò đi làm rẫy,một con gái nhỏ chừng 12 tuổi.Kế bên phải là căn nhà sàn lớn hơn,khoảng sân rộng trồng rất nhiều cây cam,nhà có hai vợ chồng tuổi trên dưới 40 không con,có một bàn máy may,bà vợ may vá cũng khéo tay nên sau nầy chúng tôi thường nhờ vá quần áo, đổi lại chúng tôi hay cho xà bông cục, loại xà bông Liên xô màu trắng đục quân đội hay phát cho lính ta  mà dân K lúc đó không có để xài.Thời gian ở đây chúng tôi nhờ chị nầy khá nhiều vì phải về rừng ở Seam reap đốn cây làm cầu nên quần áo hầu như khó lành lặn.Phía sau hai  nhà nầy là nhiều căn nhà khác tập trung san sát nhau dọc theo con sông Kralanh .
Thời gian chúng tôi ở đây sân nhà của họ luôn được chúng tôi quét dọn sạch sẽ,các lu nước của họ chúng tôi xài chung nên luôn được đổ đầy nước,thậm chí họ không cần phải gánh nước để dùng mà nước luôn có sẳn cho họ sử dụng.Trong sinh hoạt của đv không gây ồn ào,sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tránh làm phiền dân.Sau khoảng một tuần chúng tôi đã có được thiện cảm của hầu hết dân ở đây,nên bắt đầu có những sinh hoạt chung với dân và học tiếng của nhau từ những việc bình thường hay gặp phải mỗi ngày,những lần tập giã gạo chày hai ,chày ba làm tăng thêm tình cảm quân ta và dân địa phương,nhìn thấy cảnh ta và dân bạn vui vẻ nói cười với nhau trong sinh hoạt thường ngày là  cán bộ đv yên tâm
Mỗi ngày chừa lại mỗi A một đc,bộ phận C bộ còn cả đv đi xe về Seamreap vô một cánh rừng mà bây giờ tôi không nhớ là nằm ở khu vực nào,nơi đó có rất nhiều cây to, đa phần là cây dầu đường kính bốn đến năm tấc. Đại đội phân chỉ tiêu cho từng B và B phân chỉ tiêu cho từng A,các loại cây có đường kính từ 4-5 tấc,dài 5m dùng làm dầm cầu, đường kính hai tấc lát mặt cầu và các cây cọc chân cầu ,mố cầu….Nói chung hàng tháng trời mỗi ngày chúng tôi đi đi về về Kralanh –Seamreap chặt cây khiêng ra đường ,bốc lên xe chở về Kralanh,bốc xuống tập trung ven bên đường cách phum Rùm Đua không xa,phum nầy cách ngả tư Kralanh vài chục km.Nơi đây có một cây cầu củ bằng sắt bị Pot phá sập để chặn đường truy kích của ta,C10 chúng tôi dùng thuốc nổ đánh hủy cầu nầy để làm mới một cây cầu gổ thông đường lên Si xê pôn.Những ngày đầu chúng tôi làm cây dùng làm mố cầu,là những khúc cây to cở 4 tấc ,dùng dao tông và rìu đẻo bằng hai mặt đặt vào nơi hai đầu cầu để gác dầm lên.Rồi những cây dầm cũng dẻo bằng hai mặt như vậy,cọc chân cầu thì để tròn nhưng phải đẻo nhọn một đầu và đóng xuống lòng sông bằng máy đóng cọc ,chỉ có cây lát mặt cầu là không làm gì chỉ đẻo láng các nhánh và chọn cây thẳng…,Nói chung bao nhiêu cái học ở trường hạ sỹ quan cb đều được chúng tôi áp dụng và làm ,từ việc lấy mực để có dấu mà đẻo cho phẳng mặt,tới việc dùng rìu , đóng đinh cầu,lao dầm, đặt chân cọc vân vân và vân vân,bây giờ tôi cũng không thể nhớ hết bao nhiêu công đoạn để hoàn thành một cây cầu.Chỉ nhớ một điều bàn taychúng tôi phải phồng lên rồi xộp xuống chay đi chay lại mấy lần cây cầu mới hoàn thành. Đây là cây cầu dả chiến làm theo kiểu bộ đội trường sơn thời chống Mỹ chứ bây giờ tôi nghỉ chắc bộ đội làm cầu khỏe hơn nhiều,công nghệ hiện đại hơn là cái chắc.Anh em trong đv chúng tôi thời gian nầy ăn ngon ngủ khỏe nhờ lao động nặng và được một cái là rất đoàn kết nghiêm túc trong công việc nên sau một thời gian cây cầu hoàn thành tốt đẹp cho các phương tiện xe quân ta đi lên Si xê pôn tiện lợi an toàn.
Trong thời gian ở đây ngoài việc được ở nhờ nhà,chúng tôi còn được sự thương yêu đùm bọc của dân ,họ xem chúng tôi như người nhà hay con cháu của họ.Có gì ngon hay đem xuống cho chúng tôi ăn,mặc dù lúc đầu cb B dặn dò cái câu :cho không lấy,thấy không xin.Nhưng trước tình cảm chân thật của người dân nên cũng cho qua tất cả,miển là không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín của bộ đội VN.Có một lần tôi bị sốt nặng nằm liệt một chổ,ngoài thuốc men của y tá đại đội,bộ phận anh nuôi phải nấu cháo cho riêng tôi ăn.Cháo trắng và chỉ có nêm bột canh ăn hoài không lại sức nên bệnh không khỏi,tôi cũng cảm thấy bực bội nhưng không biết làm sao vì cả đv mỗi ngày đều đi làm hết cả.Một hôm đứa con gái nhỏ đem xuống cho tôi tô cháo cá,sắc lát mỏng ,hành băm nhỏ nói một câu đại ý tôi hiểu được là thấy tôi bệnh mà ăn uống tệ quá nên má nấu cho tôi ăn cho mau hết bệnh.Thấy tô cháo và nghe mùi tôi đã phát thèm rồi,cám ơn em gái nhỏ và nhận tô cháo,một loáng là hết không như mọi khi vừa ăn vừa nhăn mặt như khỉ, ăn xong thấy khỏe ngay.Tưởng chỉ có một lần ,cả mấy ngày sau cũng y như vậy cứ đến bửa ăn là em gái nhỏ lại mang cháo xuống cho đến khi tôi hết bệnh.Hôm cuối khi em Niên(tên cô con gái nhỏ)mang cháo xuống tôi nói lời cám ơn má và dặn không cần nấu cháo nửa vì tôi hết bệnh.Chuẩn bị sẳn cái khăn mặt và cục xà bông thơm là hai món duy nhất của gia đình tôi gửi qua đã lâu còn sót lại  chưa dám xài, tôi tặng má một và em Niên một kèm theo lời cám ơn và nụ cười  chân thật của mình, à Niên vui lắm!
Có lẻ đây là lần đầu tiên và duy nhất chúng tôi ở chung với dân bạn và có những tình cảm đậm đà như vậy mặc dù sau nầy cũng có những lúc ở nhà dân,hoặc gần dân,dân cũng nhiệt tình hay cho thức ăn hoặc thứ nầy thứ khác,nhưng tôi không cảm nhận được cái thứ tình cảm giống như vậy. Ấn tượng về phum Pichchu trong tôi còn mãi đến bây giờ…!
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #109 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 09:14:34 am »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C10…
Phum Pich chu nằm cách ngã tư Kralanh độ gần km về hướng nam lộ 6,vào năm 79-80 nếu từ Seam reap đi lên hướng Si xê pôn đến ngã tư nầy,quẹo trái hướng về biển hồ đi vô khoảng 1km bên phải có một con đường bò băng qua một trảng trống cũng chừng 1km đụng bờ sông, quẹo phải theo con đường bò đi dọc bờ sông, phum ở bên tay phải,nằm sát con đường bò.Con sông nầy là sông Kralanh rộng chừng 20m,bắt nguồn từ biển hồ chạy từ nam lên bắc cắt ngang qua lộ 6,chổ đó là một đập nước,vào mùa mưa nước hay tràn qua lộ xe chở quân ta hay bị lún và  chết máy ở chổ nầy.
Nếu tính từ nơi con đường bò gặp bờ sông và quẹo phải một đoạn ngắn thì C 10 chúng tôi đóng quân ngay đoạn đầu phum gần đoạn cua của con sông. Ở đây thời điểm đó dân sống tập trung cũng khá đông chừng mấy chục nhà sàn,bên kia sông chỉ thấy cỏ và cây nhỏ không người ở
Đây là lần đầu tiên chúng tôi sống chung với dân,không dựng lều ở riêng nửa mà xin ở dưới nhà sàn của dân. Đó là chổ người dân cột bò nên khi vào ở nồng nặc mùi phân ,chúng tôi phải quét dọn sạch sẻ khu vực và chọn nơi giăng võng,làm giá để ba lô và súng đạn cho gọn gàng . Đại đội trưởng quán triệt rất kỷ về các nguyên tắc và điều luật khi quan hệ với dân,phải tuyệt đối chấp hành chính sách dân vận để lấy lòng dân nên các A chúng tôi phải họp ae lại dặn dò thật kỷ để ae làm cho tốt
B 1 chúng tôi đóng quân ngay đầu phum,A2 của tôi ở dưới căn nhà sàn đầu tiên, đối diện căn nhà là con đường bò đi ngang qua và một lối đi xuống sông,bờ sông mọc đầy các loại cây rậm rạp như hàng rào dọc bờ sông, có các bậc thềm đất đi  xuống một cây cầu nhỏ ra mép nước để giặt giũ và tắm rửa, lấy nước.Nhà nầy có bốn người:một bà già khoảng hơn 50 tuổi,một con gái chừng 25 tuổi có chồng ở chung mỗi sáng đánh xe bò đi làm rẫy,một con gái nhỏ chừng 12 tuổi.Kế bên phải là căn nhà sàn lớn hơn,khoảng sân rộng trồng rất nhiều cây cam,nhà có hai vợ chồng tuổi trên dưới 40 không con,có một bàn máy may,bà vợ may vá cũng khéo tay nên sau nầy chúng tôi thường nhờ vá quần áo, đổi lại chúng tôi hay cho xà bông cục, loại xà bông Liên xô màu trắng đục quân đội hay phát cho lính ta  mà dân K lúc đó không có để xài.Thời gian ở đây chúng tôi nhờ chị nầy khá nhiều vì phải về rừng ở Seam reap đốn cây làm cầu nên quần áo hầu như khó lành lặn.Phía sau hai  nhà nầy là nhiều căn nhà khác tập trung san sát nhau dọc theo con sông Kralanh .
Thời gian chúng tôi ở đây sân nhà của họ luôn được chúng tôi quét dọn sạch sẽ,các lu nước của họ chúng tôi xài chung nên luôn được đổ đầy nước,thậm chí họ không cần phải gánh nước để dùng mà nước luôn có sẳn cho họ sử dụng.Trong sinh hoạt của đv không gây ồn ào,sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tránh làm phiền dân.Sau khoảng một tuần chúng tôi đã có được thiện cảm của hầu hết dân ở đây,nên bắt đầu có những sinh hoạt chung với dân và học tiếng của nhau từ những việc bình thường hay gặp phải mỗi ngày,những lần tập giã gạo chày hai ,chày ba làm tăng thêm tình cảm quân ta và dân địa phương,nhìn thấy cảnh ta và dân bạn vui vẻ nói cười với nhau trong sinh hoạt thường ngày là  cán bộ đv yên tâm
Mỗi ngày chừa lại mỗi A một đc,bộ phận C bộ còn cả đv đi xe về Seamreap vô một cánh rừng mà bây giờ tôi không nhớ là nằm ở khu vực nào,nơi đó có rất nhiều cây to, đa phần là cây dầu đường kính bốn đến năm tấc. Đại đội phân chỉ tiêu cho từng B và B phân chỉ tiêu cho từng A,các loại cây có đường kính từ 4-5 tấc,dài 5m dùng làm dầm cầu, đường kính hai tấc lát mặt cầu và các cây cọc chân cầu ,mố cầu….Nói chung hàng tháng trời mỗi ngày chúng tôi đi đi về về Kralanh –Seamreap chặt cây khiêng ra đường ,bốc lên xe chở về Kralanh,bốc xuống tập trung ven bên đường cách phum Rùm Đua không xa,phum nầy cách ngả tư Kralanh vài chục km.Nơi đây có một cây cầu củ bằng sắt bị Pot phá sập để chặn đường truy kích của ta,C10 chúng tôi dùng thuốc nổ đánh hủy cầu nầy để làm mới một cây cầu gổ thông đường lên Si xê pôn.Những ngày đầu chúng tôi làm cây dùng làm mố cầu,là những khúc cây to cở 4 tấc ,dùng dao tông và rìu đẻo bằng hai mặt đặt vào nơi hai đầu cầu để gác dầm lên.Rồi những cây dầm cũng dẻo bằng hai mặt như vậy,cọc chân cầu thì để tròn nhưng phải đẻo nhọn một đầu và đóng xuống lòng sông bằng máy đóng cọc ,chỉ có cây lát mặt cầu là không làm gì chỉ đẻo láng các nhánh và chọn cây thẳng…,Nói chung bao nhiêu cái học ở trường hạ sỹ quan cb đều được chúng tôi áp dụng và làm ,từ việc lấy mực để có dấu mà đẻo cho phẳng mặt,tới việc dùng rìu , đóng đinh cầu,lao dầm, đặt chân cọc vân vân và vân vân,bây giờ tôi cũng không thể nhớ hết bao nhiêu công đoạn để hoàn thành một cây cầu.Chỉ nhớ một điều bàn taychúng tôi phải phồng lên rồi xộp xuống chay đi chay lại mấy lần cây cầu mới hoàn thành. Đây là cây cầu dả chiến làm theo kiểu bộ đội trường sơn thời chống Mỹ chứ bây giờ tôi nghỉ chắc bộ đội làm cầu khỏe hơn nhiều,công nghệ hiện đại hơn là cái chắc.Anh em trong đv chúng tôi thời gian nầy ăn ngon ngủ khỏe nhờ lao động nặng và được một cái là rất đoàn kết nghiêm túc trong công việc nên sau một thời gian cây cầu hoàn thành tốt đẹp cho các phương tiện xe quân ta đi lên Si xê pôn tiện lợi an toàn.
Trong thời gian ở đây ngoài việc được ở nhờ nhà,chúng tôi còn được sự thương yêu đùm bọc của dân ,họ xem chúng tôi như người nhà hay con cháu của họ.Có gì ngon hay đem xuống cho chúng tôi ăn,mặc dù lúc đầu cb B dặn dò cái câu :cho không lấy,thấy không xin.Nhưng trước tình cảm chân thật của người dân nên cũng cho qua tất cả,miển là không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín của bộ đội VN.Có một lần tôi bị sốt nặng nằm liệt một chổ,ngoài thuốc men của y tá đại đội,bộ phận anh nuôi phải nấu cháo cho riêng tôi ăn.Cháo trắng và chỉ có nêm bột canh ăn hoài không lại sức nên bệnh không khỏi,tôi cũng cảm thấy bực bội nhưng không biết làm sao vì cả đv mỗi ngày đều đi làm hết cả.Một hôm đứa con gái nhỏ đem xuống cho tôi tô cháo cá,sắc lát mỏng ,hành băm nhỏ nói một câu đại ý tôi hiểu được là thấy tôi bệnh mà ăn uống tệ quá nên má nấu cho tôi ăn cho mau hết bệnh.Thấy tô cháo và nghe mùi tôi đã phát thèm rồi,cám ơn em gái nhỏ và nhận tô cháo,một loáng là hết không như mọi khi vừa ăn vừa nhăn mặt như khỉ, ăn xong thấy khỏe ngay.Tưởng chỉ có một lần ,cả mấy ngày sau cũng y như vậy cứ đến bửa ăn là em gái nhỏ lại mang cháo xuống cho đến khi tôi hết bệnh.Hôm cuối khi em Niên(tên cô con gái nhỏ)mang cháo xuống tôi nói lời cám ơn má và dặn không cần nấu cháo nửa vì tôi hết bệnh.Chuẩn bị sẳn cái khăn mặt và cục xà bông thơm là hai món duy nhất của gia đình tôi gửi qua đã lâu còn sót lại  chưa dám xài, tôi tặng má một và em Niên một kèm theo lời cám ơn và nụ cười  chân thật của mình, à Niên vui lắm!
Có lẻ đây là lần đầu tiên và duy nhất chúng tôi ở chung với dân bạn và có những tình cảm đậm đà như vậy mặc dù sau nầy cũng có những lúc ở nhà dân,hoặc gần dân,dân cũng nhiệt tình hay cho thức ăn hoặc thứ nầy thứ khác,nhưng tôi không cảm nhận được cái thứ tình cảm giống như vậy. Ấn tượng về phum Pichchu trong tôi còn mãi đến bây giờ…!

Trời ơi ! ân tình của bác nặng nợ quá...chắc là bác phải vác bao lô con cóc về lại phum pichu mà thăm NGƯỜI XƯA...CHỐN CỦ thôi !
làm cầu mà có máy đóng cọc là hạnh phúc , năm 82 , trong chiến dịch nam sấp , C11 - d 739 làm cầu cho tăng 40 tấn , phải dùng sức người mà đóng cọc xuống sông , ở hai bên bờ sông làm 4 cái tời để kéo căng cái cọc , trên cọc là cái mâm được khóe lổ tròng vào đầu cọc , trên mâm là 4 anh chàng SU MO của C11 hò hét hai..ba..này mà giở cái chày vồ làm bằng thân cây rất to để đóng cọc ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM