Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:49:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Bông Hoa Trên Tuyến Lửa ..Mặt Trận 479 - E 25 CÔNG BINH MT  (Đọc 292852 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #80 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 11:25:30 pm »



Cho đến trưa ngày 07/01/79 khi chúng tôi từ bên kia sông về ăn cơm được một lúc thì trên C báo ta đã giải phóng Phnompenh
Mừng không thể tả nổi cả đám nhẩy lên la hét om xòm,thế là tụi mình sắp được về  rồi ,hết những ngày gian khổ.Cả đv chuẩn bị hành quân di chuyển với tâm trạng vui mừng ,lúc đó trong ba lô của tôi còn gần đủ mấy cái món đồ sứ lấy được ở Ka r ache,tôi nghỉ đem về VN làm kỷ niệm thì hay biết mấy…

lổi đưa quân qua sông chậm là lổi trinh sát không kỷ..không tính hết nước..và..không rành sông nước..không rành về vượt sông . lựa bến vượt ..mà lựa ĐỘC quá ! toàn là đá..bải ngầm không..báo hại cái C5 vừa lạnh , vừa mất ngủ vừa teo...vì đứng chơ vơ giửa sông cầm đuốc làm hải đăng cho phà khỏi vướng đá...
he..he..
bây giờ mà còn sót lại một chén kiểu đó..chắc là quí lắm..bởi nó là kỷ niệm chiến trường , bác tiếc một , tôi tiếc mười , bởi đồ tôi lượm...toàn là đồ bự ..không hà ! lượm một lúc mấy cái nồi đồng nấu cơm ..còn chén thì rất nhiều..nhưng tôi không khoái , bởi đang xài B52
[/quote] Tôi có xem trên bản đồ,đoạn sông Mekong từ Ka ra che đến Chompo toàn là bải đá ngầm,mà tháng 1 lại là tháng của mùa khô.Từ tháng 12 cho đến tháng 1 đi chiến dịch không bao giờ có mưa thì lấy đâu ra nước cho sông.Chính vì vậy D 741 cầu phà mới gặp phải khó khăn trong trận nầy
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #81 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 06:04:01 am »



 
[/quote] Tôi có xem trên bản đồ,đoạn sông Mekong từ Ka ra che đến Chompo toàn là bải đá ngầm,mà tháng 1 lại là tháng của mùa khô.Từ tháng 12 cho đến tháng 1 đi chiến dịch không bao giờ có mưa thì lấy đâu ra nước cho sông.Chính vì vậy D 741 cầu phà mới gặp phải khó khăn trong trận nầy

[/quote]TIỀN hung..HẬU kiết...
kệ..nhờ vậy mà sau này..khi đi chiến dịch NAM SẤP năm 1982...cánh D741 của tôi bắc cầu phao ngon ơ..khỏe re như bò kéo xe...vèo một cái là xong cái cầu phao ,đảm bảo thời gian hợp đồng binh chủng cho T58 qua sông ở COP TUI ...trong ngã ba con voi .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #82 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 07:17:33 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C 10 . . .
Xe chở chúng tôi đi thẳng lên Ka ra Chê, đến nơi thì trời đã xế chiều,lần đầu tiên nhìn thấy một thị xã của K với toàn nhà sàn bằng gổ,không thấy bóng một người dân, toàn lính ta.Không thấy có đánh nhau nơi đây,nhà cửa còn nguyên vẹn,một vài  chổ đồ đạc lung tung trên đường.C 10 tạm thời đóng quân trong một dảy nhà nhỏ và chuẩn bị cơm nước.Hôm đó có món vịt kho ăn thật đã,bởi ở đó có rất nhiều vịt vô chủ chạy loanh quanh ngoài đường được anh nuôi của C bắt nhốt lại và làm thịt.Trong lúc chờ cơm tôi nghe mấy đứa trong C nói có một kho chén kiểu rất lớn của tụi Pot gần đó nên đi cùng với tụi nó shoping.một bửa. Ôi thôi đủ kiểu đủ loại,từ bình trà ,tách uống trà đến chén dỉa, tô, tộ các cở to nhỏ ai thích gì lấy cái nấy không có ai đòi tiền,hoàn toàn miển phí cho các anh lính ta.Tôi chọn vài cái chén đẹp và một bộ ấm tách uống trà vì biết chắc không mang theo nhiều được.Tối đó thằng nào cũng ăn cơm bằng cái chén mới và được một bửa uống trà bằng tách tráng men
Sáng ngày hôm sau lại hành quân bằng xe, đến nơi thì biết đó là bến Chompo.Bên trái con lộ là sông Mekong mênh mông,bên phải là dảy nhà sàn bằng gổ căn nào cũng lớn.Lúc đó vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 1/79,chúng tôi các C của D 739 có nhiệm vụ cấp tốc bạt bến hai bên bờ sông cho xe và tăng chạy xuống phà qua sông truy kích Pot.Sau đó là ba ngày ba đêm liên tục hầu như không ngủ,hết bên nầy sông rồi lại qua bên kia sông bằng ca nô.Chỉ nghỉ để ăn cơm và chợp mắt một chút như là giải lao rồi lại bạt bến.Khi qua bên kia sông ,trên dảy núi nhỏ cách bờ sông chừng trăm m còn nghe tiếng súng của lính ta và Pot bắn nhau trên đó.Có một tối vì quá mệt và thiếu ngủ, trong giờ giải lao cả B tôi ngủ quên lúc nào không hay đến khi tôi giật mình thức dậy thì hởi ôi cả B trưởng Thiết cũng đang nằm ngủ khò với ae trên một đoạn dốc gần bờ sông.Một cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng khi nhìn xung quanh không một bóng lính ta,chỉ có trung đội tôi thôi.Nếu lúc đó có thằng Pot nào mò xuống thì…!.Tôi chạy lại chổ anh Thiết gọi anh dậy và sau đó là các ae khác.Trong thời gian đó bên nầy sông lính ta tập trung rất nhiều để chuẩn bị vượt sông.Chỉ huy đợt nầy là E trưởng Tùng và trực tiếp giám sát là tướng Đồng văn Cống.Nghe loáng thoáng trong đợt nầy tướng Đ.V.Cống đe nẹt E trưởng Tùng khá mạnh vì bộ phận vượt sông không đảm bảo tốc độ chuyển quân và tăng .Phà chở quân và tăng bị vướng vào các bải đá giửa sông trong lúc Pot lại ở trên núi bên kia sông rót cối ầm ầm.May mắn là chúng nó bắn không trúng nếu không thì ta sẽ bị thiệt hại khá lớn.Mặc dù D 741 cho quân mặc áo phao cầm đèn đứng ở các bải đá cạn trên lòng sông để làm cọc tiêu cho phà nhưng vẩn không cải thiện tình hình tốt cho lắm.Lần nầy có thể do trinh sát không nắm được địa hình lòng sông và thủy triều nên mới có trở ngại đến như vậy
Dù chậm nhưng D 741 và D739 chúng tôi đến sáng ngày 7/01/79 cũng đưa được một lượng lớn quân và một số tăng qua sông an toàn .Trong đời lính và cho đến bây giờ có thể có lúc lao động nặng hơn nhưng chưa bao giờ chúng tôi bị thiếu ngủ nhiều đến thế.
Cho đến trưa ngày 07/01/79 khi chúng tôi từ bên kia sông về ăn cơm được một lúc thì trên C báo ta đã giải phóng Phnompenh
nghe chuyện kể trên thấy rất quen, thực tế khi D4 E 174 đánh chiếm thị xã ka ra chê, bắn một loạt và không thấy sự đáp trả nào của pốt, thu mỗi khẩu CKC ở chòi gác vào thị xã, sau đó nống ra và ở ngoài rìa thị xã, mình nhớ rất rỏ và kỹ là B mình ở sát bờ sông, dưới sông là 6 bè cá lóc bông, trên là bếp ăn tập thể của pốt có những chum đường thốt nốt, rau muống khô, đậu đỏ... và các nhà chứa tô, chén, dĩa..từ to tới bé ê hề, rồi một nhà máy may, radio.. nói chung toàn là đồ thu nhặt cho vào cái tập thể là của cải là của chung, heo thì bụng lê sát với đất, chỉ tiếc ae lúc này không có sức để ăn, cá, heo ê hề nhưng lại khoái mon thôi, mà bắt mon đâu có dẽ, tốn cá và đường thốt nốt đổi cho thông tin lấy vài cục pin để săn mon đậu cành cây khi đêm về, lúc này có các anh lính lái xe ở chung, thuốc lá hải đảo của cánh lái xe này dồi dào lắm, tự giác biếu ae bộ binh bọn mình và chỉ một câu, gác cẩn thận các đ/c nhé, không biết Dathao có ở cánh này không, nếu có, thì 2 ae mình dẫn câu chuyện này khi đánh chiếm thị xã này nhé. thân chào

Vào khoảng ngày 3-4/01/79 sau khi chờ bộ binh đánh xong cao điểm gần cầu U tê ,đv tôi hành quân thẳng lên Ka ra chê.Tới nơi vào khoảng chiều,không biết đv của Sa paco đến đó vào lúc nào,vì khi đv tôi đến đó đã có một số lính bộ binh của ta đã ở đó rồi.Qua một số ae trong đv tôi trò chuyện với cánh lính bộ binh thì được biết đv nầy cũng vừa trải qua mấy trận đánh khá ác liệt,qua ngày hôm sau là chúng tôi lại đi tiếp.Cũng không biết cánh bộ binh nầy còn ở đó không.Nếu vào khoảng những ngày đó đv của Sa paco ở đó thì đúng là chúng ta đã ở chung chổ vào cùng một thời điểm.Sau đó chúng tôi đi lên bến Chompo làm nhiệm vụ cho đến ngày 7-1-79 mới quay về Kongpongcham
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 11:23:36 pm »

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH C 10…
Trưa ngày hôm đó 07/01/79,toàn bộ đội hình D 741 và D739 chúng tôi lên xe hành quân ngược về theo lộ 7 qua Ka ra chê, qua Snoul, qua Mimot ,qua Suong để đi đến Kompongcham. Đi được một đoạn thì tôi và đa số ae trên xe đều ngủ gà ngủ gật mặc cho xe có dằn xốc mấy,vì mấy ngày trước đó thiếu ngủ trầm trọng.Cho đến xế chiều thì xe đến khu vực của Memot ,lúc đó tôi cũng tỉnh ngủ và bắt đầu quan sát hai bên đường,phía trước và phía sau là hàng đoàn xe chở quân ta nối đuôi nhau chạy,cứ cách 50-100m,có khi cũng gần sát nhau.Tôi nhìn thấy có rất nhiều mìn chống tăng đã được công binh của ta gở lên, còn lại những hố dọc suốt hai bên vệ đường.Qua Memot một đoạn có một chiếc xe chở quân bị trúng mìn tăng ,từ xa mấy trăm m nhìn thấy chiếc xe bị hất tung lên và có nhiều bóng người bị văng lên cao. Đoàn xe chở chúng tôi phải dừng lại chờ giải phóng đường,lúc đó trời đã về chiều nhưng vẩn còn sáng.Sau một lúc xe lại chạy tiếp cho đến tối thì xe mở đèn và vẩn tiếp tục chạy mãi.Trời tối nên xe chạy chậm hơn,khi xe đến khoảng Suong trời đã tối hẳn,không thể thấy gì hai bên đường chỉ thấy phía trước qua ánh đèn xe mà thôi.Hàng đoàn dân K chạy giặc bây giờ quay về nhà nối đuôi nhau đi ngược chiều chúng tôi rất đông,họ măc toàn đồ đen, đa số là người già,trẻ em,phụ nử.Họ gồng gánh đủ thứ trên vai,có người một đầu gánh con nhỏ,một đầu gánh đồ đạc.Nhìn gương mặt mệt mỏi,hốc hác của họ cũng đủ biết họ đã có một hành trình rất xa để đi đến đây.Trời tối, đoàn người đồ đen,nước da đen,vẻ mặt u ám tạo nên một khung cảnh thê lương ảm đạm không thể nào tả hết được.Nó gây cho tôi một ấn tượng mạnh đến bây giờ,không thể nào quên.
Tối đó chúng tôi ngủ lại dọc đường chung với đám người K chạy nạn,họ đằng  nầy chúng tôi đằng kia dọc hai bên đường.Trong lúc chờ anh nuôi nấu cơm,chúng tôi tranh thủ nằm nghỉ trên những tấm nylon trải dưới đất và nhìn qua họ,những người dân thật đáng thương của một đất nước vì chiến tranh mà phải lâm vào cảnh lầm than cơ cực.Một cảm giác buồn thấm thía trong tôi…!!!
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 02:46:08 pm »


[/quote]
Vào khoảng ngày 3-4/01/79 sau khi chờ bộ binh đánh xong cao điểm gần cầu U tê ,đv tôi hành quân thẳng lên Ka ra chê.Tới nơi vào khoảng chiều,không biết đv của Sa paco đến đó vào lúc nào,vì khi đv tôi đến đó đã có một số lính bộ binh của ta đã ở đó rồi.Qua một số ae trong đv tôi trò chuyện với cánh lính bộ binh thì được biết đv nầy cũng vừa trải qua mấy trận đánh khá ác liệt,qua ngày hôm sau là chúng tôi lại đi tiếp.Cũng không biết cánh bộ binh nầy còn ở đó không.Nếu vào khoảng những ngày đó đv của Sa paco ở đó thì đúng là chúng ta đã ở chung chổ vào cùng một thời điểm.Sau đó chúng tôi đi lên bến Chompo làm nhiệm vụ cho đến ngày 7-1-79 mới quay về Kongpongcham
[/quote]

Ngày 7/1/1979, đơn vị mình đã ở bên kia sông mê kông rồi ( D 4 E 174 ) được 2 ngày rồi, ngày 8/1/1979 chiều thì những ae ốm yếu, thương binh & hội tụt tạt quay về cùng đội hình F 5 quay về hướng sau và quay ngược lên hướng lộ 6, sau mới sát vào đội hình F gần ngã tư k lanh....còn những ngày ở bờ sông là những ngày đầu tháng 1, đánh chiếm xong thị xã, thì mới đánh tiếp bắt tay với 309 quân khu 5
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 08:04:08 pm »


Vào khoảng ngày 3-4/01/79 sau khi chờ bộ binh đánh xong cao điểm gần cầu U tê ,đv tôi hành quân thẳng lên Ka ra chê.Tới nơi vào khoảng chiều,không biết đv của Sa paco đến đó vào lúc nào,vì khi đv tôi đến đó đã có một số lính bộ binh của ta đã ở đó rồi.Qua một số ae trong đv tôi trò chuyện với cánh lính bộ binh thì được biết đv nầy cũng vừa trải qua mấy trận đánh khá ác liệt,qua ngày hôm sau là chúng tôi lại đi tiếp.Cũng không biết cánh bộ binh nầy còn ở đó không.Nếu vào khoảng những ngày đó đv của Sa paco ở đó thì đúng là chúng ta đã ở chung chổ vào cùng một thời điểm.Sau đó chúng tôi đi lên bến Chompo làm nhiệm vụ cho đến ngày 7-1-79 mới quay về Kongpongcham
[/quote]

Ngày 7/1/1979, đơn vị mình đã ở bên kia sông mê kông rồi ( D 4 E 174 ) được 2 ngày rồi, ngày 8/1/1979 chiều thì những ae ốm yếu, thương binh & hội tụt tạt quay về cùng đội hình F 5 quay về hướng sau và quay ngược lên hướng lộ 6, sau mới sát vào đội hình F gần ngã tư k lanh....còn những ngày ở bờ sông là những ngày đầu tháng 1, đánh chiếm xong thị xã, thì mới đánh tiếp bắt tay với 309 quân khu 5
[/quote]
Sa paco qua sông hướng nào?theo tôi thì lúc đó ,ở khu vực đó chỉ có hai hướng qua sông Mekong
Một là theo ngả của quân đoàn 3 đánh hướng Kompongcham.Hướng nầy muốn qua sông phải đánh rất ác liệt vì đây là phòng tuyến lớn của Pot
Hai là qua sông ở bến Chompo,hướng nầy chỉ có một bộ phận nhỏ của Pot chốt chận ở bên kia  trên dảy núi nhỏ gần bờ sông
Khả năng đv của Sa paco qua sông hướng bến Chompo là cao nhất vì đây là hướng của quân khu 7
 giáp với khu vực phụ trách của quân khu 5
Đv tôi đã ở bến Chompo từ ngày 5-6-7/79,chúng tôi qua bên kia sông bạt bến cho phà của D741 chở tăng và một số bộ binh đi kèm theo .Một số khác qua sông bằng ca nô nhỏ và nhiều phương tiện tận dụng để đẩy nhanh tốc độ chuyển quân cho kịp tình hình cấp bách lúc bấy giờ
Vậy lúc qua sông đv của Sa paco đi bằng gì,và lúc đó có bị cối của Pot bắn không?qua sông rồi có đụng độ với Pot không?
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 11:32:47 pm »


Vào khoảng ngày 3-4/01/79 sau khi chờ bộ binh đánh xong cao điểm gần cầu U tê ,đv tôi hành quân thẳng lên Ka ra chê.Tới nơi vào khoảng chiều,không biết đv của Sa paco đến đó vào lúc nào,vì khi đv tôi đến đó đã có một số lính bộ binh của ta đã ở đó rồi.Qua một số ae trong đv tôi trò chuyện với cánh lính bộ binh thì được biết đv nầy cũng vừa trải qua mấy trận đánh khá ác liệt,qua ngày hôm sau là chúng tôi lại đi tiếp.Cũng không biết cánh bộ binh nầy còn ở đó không.Nếu vào khoảng những ngày đó đv của Sa paco ở đó thì đúng là chúng ta đã ở chung chổ vào cùng một thời điểm.Sau đó chúng tôi đi lên bến Chompo làm nhiệm vụ cho đến ngày 7-1-79 mới quay về Kongpongcham

Ngày 7/1/1979, đơn vị mình đã ở bên kia sông mê kông rồi ( D 4 E 174 ) được 2 ngày rồi, ngày 8/1/1979 chiều thì những ae ốm yếu, thương binh & hội tụt tạt quay về cùng đội hình F 5 quay về hướng sau và quay ngược lên hướng lộ 6, sau mới sát vào đội hình F gần ngã tư k lanh....còn những ngày ở bờ sông là những ngày đầu tháng 1, đánh chiếm xong thị xã, thì mới đánh tiếp bắt tay với 309 quân khu 5
[/quote]
Sa paco qua sông hướng nào?theo tôi thì lúc đó ,ở khu vực đó chỉ có hai hướng qua sông Mekong
Một là theo ngả của quân đoàn 3 đánh hướng Kompongcham.Hướng nầy muốn qua sông phải đánh rất ác liệt vì đây là phòng tuyến lớn của Pot
Hai là qua sông ở bến Chompo,hướng nầy chỉ có một bộ phận nhỏ của Pot chốt chận ở bên kia  trên dảy núi nhỏ gần bờ sông
Khả năng đv của Sa paco qua sông hướng bến Chompo là cao nhất vì đây là hướng của quân khu 7
 giáp với khu vực phụ trách của quân khu 5
Đv tôi đã ở bến Chompo từ ngày 5-6-7/79,chúng tôi qua bên kia sông bạt bến cho phà của D741 chở tăng và một số bộ binh đi kèm theo .Một số khác qua sông bằng ca nô nhỏ và nhiều phương tiện tận dụng để đẩy nhanh tốc độ chuyển quân cho kịp tình hình cấp bách lúc bấy giờ
Vậy lúc qua sông đv của Sa paco đi bằng gì,và lúc đó có bị cối của Pot bắn không?qua sông rồi có đụng độ với Pot không?
[/quote]theo tôi ...thì cánh quân của bác SAPACO vượt sông mekong bằng xuồng ..và...hướng vượt sông thì nằm ở phía dưới bến sambok nơi phà D741 làm nhiệm vụ ..cách nhau khoãng 3 km , bởi khi tôi lái xe chở khoang thuyền lên bến sambok thì đã thấy có rất nhiều xuồng nhỏ và dài đang được cánh bộ binh đem xuống bờ sông mekong , trong khi đó..ở ngay bến sambok thì quân ta đang tập kết để chuẩn bị đổ bộ sang bờ sông bên kia bằng phà , trên bên đen nghẹt người...xe tăng , thiết giáp , pháo...lúc đó ,tôi chợt nghĩ..nếu pốt mà có pháo ..nó nả dọc bờ sông..là quân ta tổn thất rất..rất lớn !
trong những ngày 05 - 06 - 07 tháng 01 năm 1979 ..gần bến phà sambok ..pháo binh của ta nả đạn sang bên kia bờ sông..làm tôi ngủ không được ..thế nhưng.bác SAPACO Lại không nghe thấy tiếng pháo..thật là lạ...
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #87 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 11:43:22 pm »

Tôi lúc đó mấy ngày liền đi qua bên kia sông bạt bến chỉ quay về bên nầy sông để ăn cơm rồi lại qua sông bằng ca nô liền nên không có nhiều thời gian quan sát sự kiện chung quanh nên không biết lúc đó các đv bộ binh là đv nào.Hùng C5-D741 lúc cầm đèn làm cột tiêu ở giửa sông cho phà thấy bải cạn để tránh có nói với tôi là lúc đó đạn pháo hay cối của Pot nó bắn mấy chiếc phà của mình chở tăng và lính .Đạn nổ sát bên may mà không chiếc nào bị trúng,chiếc nào mắc cạn thì phải lấy xà beng và cây nại và đẩy nó ra
Lính 741 thì ngâm mình dưới nước lạnh run,còn lính 739 thì cầm cuốc gẩy lưng trong trận ở bến Chompo nầy
Một kỷ niệm không thể nào quên trong đời tôi,vì nó gắn liền với ngày giải phóng K
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 11:54:44 pm »

Lính 741 thì ngâm mình dưới nước lạnh run,còn lính 739 thì cầm cuốc gẩy lưng trong trận ở bến Chompo nầy
Một kỷ niệm không thể nào quên trong đời tôi,vì nó gắn liền với ngày giải phóng K

Rất hoan nghênh bài viết của bác dathao. Nhờ đó mà chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về việc điều binh rất nhịp nhàng của các tướng lãnh của ta trong chiến dịch giải phóng Campuchia. Trong cuộc chiến này công binh luôn đi trước bộ binh một bước. Nếu không có cánh công binh bạt bến bắc cầu phao kịp tiến độ hành quân thì cánh bộ binh và cơ giới cũng bó tay thôi, chẳng lẽ tự bơi qua sông lớn tay không đánh giặc? Grin
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2011, 12:41:52 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 12:29:39 am »

Tôi lúc đó mấy ngày liền đi qua bên kia sông bạt bến chỉ quay về bên nầy sông để ăn cơm rồi lại qua sông bằng ca nô liền nên không có nhiều thời gian quan sát sự kiện chung quanh nên không biết lúc đó các đv bộ binh là đv nào.Hùng C5-D741 lúc cầm đèn làm cột tiêu ở giửa sông cho phà thấy bải cạn để tránh có nói với tôi là lúc đó đạn pháo hay cối của Pot nó bắn mấy chiếc phà của mình chở tăng và lính .Đạn nổ sát bên may mà không chiếc nào bị trúng,chiếc nào mắc cạn thì phải lấy xà beng và cây nại và đẩy nó ra
Lính 741 thì ngâm mình dưới nước lạnh run,còn lính 739 thì cầm cuốc gẩy lưng trong trận ở bến Chompo nầy
Một kỷ niệm không thể nào quên trong đời tôi,vì nó gắn liền với ngày giải phóng K
Trên bờ sông...quân ta trùng trùng điệp điệp ..đi như trẩy hội..hầu như các đơn vị bộ binh đều có đủ..bởi sau khi vượt sông mekong...thì cánh quân khu 7 sẽ đánh bọc vòng về kompongthom để chặn đường rút quân của pốt về hướng biên giới thái lan , giá như ..cánh quân đoàn chậm một nhịp.trong việc giải phóng nam vang.thì có lẻ hay hơn cho việc bao vây diệt gọn quân pốt .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM