Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:23:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay  (Đọc 210418 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #80 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 12:40:51 am »

Các phiên bản của máy bay vận tải tầm trung C - 130
     Máy bay vận tải tầm trung C - 130 bao gồm các phiên bản B; E;G;H; J là máy bay vận tải chiến lược của KQ và KQHQ Mỹ cũng như các nước đồng minh. Ngoài ra còn các phiên bản AC - 130 máy bay vũ trang; DC - 130 máy bay điều khiển UAV; EC - 130H Máy bay tác chiến điện tử; EC - 130J máy bay chiến tranh tâm lý; C - 130D máy bay được trang bị ván trượt tuyết phục vụ trong bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ; KC - 130 máy bay tiếp dầu; VC - 130 máy bay chở Vip; WC - 130 máy bay trinh sát thời tiết và 2 phiên bản dân sự là L - 100 - 20 và L - 100 - 30.

 

    Phiên bản C - 130B được hãng Lockheed Martin giới thiệu vào năm 1959, về hình dáng khí động học của phiên bản này không có gì khác biệt so với phiên bản trước đó. Điểm khác biệt nằm ở cánh máy bay, C - 130B được trang bị 1 bộ cánh nâng mới nhỏ hơn phiên bản đầu tiên nhưng có sức chịu tải lớn hơn cánh của C - 130 đời đầu tiên. Đồng thời bộ cánh mới của C - 130B cũng cho lực nâng tốt hơn, bộ cánh mới này có lực nâng 3.000 so với 2.050 lbf/mm2 của cánh máy bay C - 130 đời đầu. Đồng thời C - 130B cũng được trang bị bộ cánh quạt tạo lực đẩy 4 lá thay vì 3 lá trên C - 130 đời đầu, bộ cánh quạt tạo lực đẩy 4 là cho hiệu xuất lực đẩy tăng lên và cũng hoạt động ổn định hơn bộ cánh quạt 3 lá. Cũng trên phiên bản C - 130B này máy bay được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu phụ đặt dưới cánh nâng chính.

       
    Về cơ bản C - 130D là máy bay C - 130B, tuy nhiên C - 130D được thiết kế để hoạt động trong điều kiên Băng tuyết vì nó được sử dụng trong bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ phiên bản này được thay các bánh đáp bằng các ván trượt tuyết, giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh trên các tảng băng ở vùng cực. Đặc biệt là bay tiếp vận cho tram radar cảnh giới tại đảo Greenland nơi gần như quanh năm đóng băng.
     C - 130E, phiên bản này được bắt đầu sản xuất vào năm 1962. Phiên bản này đặc biệt nhấn mạnh tới việc tăng tầm hoạt động của máy bay, C - 130E được trang bị thêm 2 thùng dầu phụ lớn hơn 2 thùng dầu phụ của C - 130B. 2 thùng dầu phụ của C - 130E có tổng sức chứa lên tới 5000l, đồng thời C - 130E cũng được trang bị 4 động cơ phản lực tubo Allison T-56-A-7A cho công xuất lớn hơn so với 2 phiên bản trước đó. C - 130E cũng được cải tiến hệ thống điện tử hàng không đặc biệt là hệ thống radar dẫn đường, thiết bị cánh báo bị hệ thống PK đối phương bám bắt... Máy bay còn được trang bị thêm hệ thống bẫy nhiệt có tác dụng đánh lừa đầu dò của tên lửa không đối không và đất đối không tầm nhiệt.

     C - 130G là một nhánh của C - 130E được gia cố khung thân để tăng sức chở các loại hàng hóa hạng nặng, máy bay được thiết kế đặc biệt như vậy là vì nó chuyên dùng cho các không đoàn vận tải của KQHQ Mỹ.
     C - 130H bắt đầu được sản xuất và năm 1964, phiên bản này được thiết kế lại cánh nâng chính cũng như được trang bị động cơ mới Allison T56-A-15 đông cơ này không chỉ tăng hiệu xuất mà tuổi thọ làm việc của động cơ cũng cao hơn so với các phiên bản động cơ cũ. C - 130H cũng được nâng cấp các thiết bị trong buồng lái và được trang bị radar xung dupler APN-241  với màn hình hiện thị là màn hình CRT mầu, đầy là lần đầu tiên loại màn hình hiển thị này được áp dụng cho công nghiệp hàng không. Chiếc C - 130H cuối cùng được sản xuất và chuyển giao cho KQ Mỹ vào năm 1996.


    C - 130J hay còn được biết đến với tên gọi là Super Hercules. Trong gia đình nhà C - 130 thì đây là phiên bản máy bay mới nhất và vẫn tiếp tục được sản xuất. C - 130J có hình dang khí động học không khác gì so với các phiên bản C - 130 trước đó, tuy nhiên nó được nâng cấp toàn diện về mặt điện tử hàng không. Máy bay được trang bị máy tính số hóa, hệ thống hiển thị trung tâm HUD cùng các màn hình hiển thị thông tin bay đa chức năng LCD, cùng các hệ thống lái điện tử fly-by-wire kỹ thuật số, hệ thống thông tin liên lạc đối không và đối đất kỹ thuật số ngoài ra máy bay còn được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS. Hệ thống tác chiến điện tử ECM, C - 130J sử dụng động cơ Rolls-Royce Allison AE2100 và được trang bị các cánh tà bằng vật liệu Compodit.

   

Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 02:12:38 pm »

Các phiên bản của may bay vận tải tầm trung (C - 130 tiếp)
    AC - 130, AC - 130 là phiên bản vũ trang của C - 130, phiên bản nay được Mỹ phát triển ngay tại chiến trường Việt Nam nhằm phục vụ ngăn chặn tuyến đường vận tại chiến lược của ta. AC - 130 được hãng Lockeed sản xuất về khung thân máy bay cũng như lắp đặt động cơ, phần vũ khí và các thiết bị điều khiển hỏa lực của AC - 130 do Boeing lắp đặt và hoàn thiện. Mẫu thử nghiệm của AC - 130 được đưa tới Việt Nam vào năm 1967, kết quả thử nghiệm đã đạt được những kết quả nhất định. AC - 130 được các chiến sĩ lái xe Trường Sơn đặt cho biệt danh xin thùng.

    AC - 130 chính thức được trang bị cho KQ Mỹ vào năm 1968, cấu hình cơ bản của AC - 130 là máy bay vận tải C - 130B. AC - 130 là loại máy bay chuyên đánh đêm khi hoạt động tác chiến nó được hộ tống bởi 2 máy bay tim kích bom F - 4, AC - 130 được trang bị thiết bị thí bị nhìn đêm có khả năng khuếch đại ánh sáng mờ (khuếch đại tối đa lên đến 4000 lần), ngoài ra AC - 130 còn được trang bị thị nhìn hồng ngoại, thiết bị phát hiện tia lửa điện khi Oto đang hoạt động. Trên AC - 130 được trang bị máy tính điều khiển hỏa lực, vũ khí chính của AC - 130 được trang bị tùy theo phiên bản AC - 130. Trên AC - 130A vũ khí bao gồm: 4 khẩu súng máy 7,62mm loại GAU-2/A miniguns được điều khiển bằng máy tính; 2 khẩu súng máy 20mm loại M61 Vulcan 6-barreled gatling cannon; 2 pháo 40mm loại L/60 Bofors cannon.      


    Vũ khí trên AC - 130E và H bao gồm: 2 khẩu súng máy 20mm loại M61 Vulcan 6-barreled gatling cannon; 1 pháo 40mm loại L/60 Bofors cannon và 1 pháo loại M - 102 cỡ nòng 105mm. Trong chiến tranh Việt Nam ban đầu máy bay AC - 130 cũng gây ra khá nhiều khó khăn cho ta, nhưng sau khi nghiên cứu quy luật hoạt động và trang bị của AC - 130 ta đã có những thay đổi phủ hợp như lắp pháo cao xạ 37mm lên khung xe vận tải Zil - 157 để đi vào hộ tống đội hình đoàn xe vận tải nên đã hạn chế được khá nhiều thiệt hại do AC - 130 gây ra.
    Hiện nay trên 1 số diễn đàn ở hải ngoại có đưa tin về việc trong trận An Lộc địch dùng AC - 130 để bắn cháy xe tăng của ta, nhưng với các trang bị và vũ khí như đã nêu ở trên thì việc này được chứng minh là không thể.

 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2011, 03:01:07 pm gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 04:12:11 pm »

Máy bay điều khiển máy bay trinh sát không người lái DC - 130

   Trong những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tên lửa diễn ra tại Cu Ba năm 1961 vai trò của máy bay trinh sát trở nên vô cùng quan trọng đối trong cách tác chiến của Mỹ. Tuy nhiên cũng trong cuộc khủng hoảng này nổi lên 1 vấn đề đó là các loại máy bay trinh sát có người lái, dù hoạt động ở độ cao nào thì vẫn có thể bị bắn hạ bời hệ thống PK đối phương dẫn đến sự mất an toàn cho phi công điều khiển máy bay. Trước tình hình đó KQ và KQHQ Mỹ đã phát triển một loại máy bay trinh sát thế hệ mới dựa trên nền tảng là máy bay mục tiêu tập bắn, đó là máy bay trinh sát không người lái UAV. Tuy nhiên thời đó các hệ thống vệ tinh thông tin chưa phát triển dó đó tầm hoạt động của các máy bay trinh sát UAV này bị giới hạn, để tăng thêm tầm hoạt động của các UAV trinh sát. Bộ quốc phòng Mỹ đã đặt hàng hãng Lockheed Martin phát triển một loại máy bay có khả năng mang và điều khiển các UAV trinh sát này, sau 1 thời gian phát triển và thử nghiệm Lockheed Martin đã cho ra đời loại máy bay mang và điều khiển UAV trinh sát với tên gọi là DC - 130, DC - 130 được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải C - 130B. Chuyến bay đầu tiên của DC - 130 được tiến hành vào năm 1965 bởi phi đội số 6514, tại căn cứ không quân Hill bang Utah.


Máy bay trinh sát không người lái: BQM - 34 1 trong các loại UAV do DC - 130 mang và điều khiển
   DC - 130 được đừa vào sử dụng cho KQ và KQHQ Mỹ từ năm 1965, loại máy bay nay được sử dụng phổ biến cho các nhiệm vụ thả và điều khiển máy bay trinh sát các vị trí phòng không và đánh giá các thiệt hại sau các cuộc không kích của KQ và KQHQ Mỹ trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, ngoài ra DC - 130 còn được sử dụng trong việc do thám không phân LX; TQ và BTT trong thời kì chiến tranh lạnh. DC - 130 không được xuất khâu cho bất kì quốc gì đồng mình nào của Mỹ, DC - 130 ngừng phục vụ trong KQ và KQHQ Mỹ vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 khi các máy bay trinh sát không người lái của Mỹ được điều khiển thông qua hệ thông vệ tinh thông tin và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

DC - 130 của KQHQ Mỹ mang dưới cánh UAV BQM - 34 trên đường làm nhiệm vụ


  DC - 130 được phát triển dựa trên khung thân và các trang bị khác của máy bay vận tải C - 130B, nó được trang bị 4 động cơ Tuabin phản lực cánh quạt 4 cánh loại: Allison T56-A-15. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không công nghệ tương tự các đồng hồ hiển thị thông tin dạng cơ khí, hệ thống liên lạc đối không và đối đất. Ngoài ra DC - 130 còn được trang bị 1 radar định vị và màn hình hiển thị đơn sắc trên buồng lái, về sau này các phiên bản nâng cấp của DC - 130 được nâng cấp về cấu hình động cơ và thiết bị điều khiển theo tiêu chuẩn của máy bay vận tải C - 130H.


  Bên trong khoang chở hàng của máy bay được bố trí các thiết bị điều khiển máy bay trinh sát không người lái, hệ thống máy phát sóng truyền lệnh điều khiển của nhân viên điều khiển tới UAV. Máy tính điều khiển trung tâm, hệ thống màn hình quan sát của nhân viên điều khiển và bảng điều khiển máy bay trinh sát. Lệnh điều khiển được đưa từ bảng điều khiển tới máy tính xử lí sáu đó được chuyển thành tín hiệu điện từ và đưa tới máy phát sóng, trên máy bay trinh sát có hệ thống anten thu cũng như thiết bị xử lí và giải mã tín hiệu điều khiển, ngoài ra các UAV này còn được trang bị các Camera quan sát và máy chụp ảnh tin hiệu từ hệ thống Camera quan sát của máy bay được truyền trực tiếp về phòng điều khiển đặt trên DC - 130 và từ đó được xử lí tiếp. DC - 130 có thể màng và điều khiển cùng 1 lúc 4 máy bay trinh sát không người lái trên các mấu treo cứng đặt dưới cánh máy bay, các loại máy bay trinh sát không người lái được mang và điều khiển bời DC - 130 bao gôm: Q-2C; 147A và BQM - 34.   
Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #83 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 09:55:40 pm »

Máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H (Compass Call)

  Trong các cuộc chiến tranh gần đây, như cuộc chiến Apganixtan; Iraq; và Libya KQ Mỹ và đồng minh đưa vào sử dụng một phương tiện chiến tranh tâm lí mới đó là máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H. Nhiệm vụ chính của loại máy bay này là phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh có nội dung tuyên chuyền có lợi cho Mỹ và liên quân cũng như gửi các tin nhắn chiêu hồi tới tướng lĩnh sĩ quan của bên kháng chiến.
  Máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H, là loại máy bay được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải C - 130H. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt loại Allison T56-A-15, các thiết bị bay gồm hệ thống lái tự động. Hệ thống điều áp trong khoang, máy bay cũng được trang bị hệ thống hiển thị thông tin bay tiên tiên với các màn hình hiển thị tinh thể lỏng, máy bay được trang bị máy tính kiểm soát và điều khiển bay kỹ thuật số. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống radar cảnh báo và các cảm biến cảnh báo bị PK đối phương bắt bám kĩ thuật số. Trên máy bay có hệ thống nguồn phát điện cung cấp điện cho các thiết bị phát tín hiệu phát thanh và truyền hình khi các thiết bị này hoạt động độc lập với nguồn cung cấp cho các thiết bị điều khiển bay của máy bay.

  EC - 130H được ví như 1 đài truyền hình di động, trong khoang của nó được trang bị các thiết bị như đầu thu tín hiệu vệ tinh, trường qua phòng dựng hậu kì với các thiết bị dựng tiên tiến vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra nó còn được trang bị các máy phát sóng truyền hình công suất lớn và hệ thống tổng đài gửi và nhận tin nhắn tự động. Phía ngoài máy bay có hệ thống Angten của các máy phát sóng PTTH, phi hành đoàn của EC - 130H gồm 12 người 2 phi công và 10 người vận hành các thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng.

 
Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #84 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 11:34:44 pm »

Máy bay tác chiến điên tử EC - 130J

   EC - 130J là 1 phiển bản của máy bay vận tải tầm trung C - 130 do Lockeed Martin cùng các nhà thầu phụ phát triển cho KQ Mỹ, EC - 130j ra đời nhằm thay thế và kế thừ nhiệm vụ từ loại máy bay tác chiến điện tử EC - 121 được KQ Mỹ sử dụng phổ biến trong các chiến chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của EC - 121 và sau này là EC - 130J là tiến hành gây nhiễu hệ thống radar cánh báo sớm và radar bắt bám mục tiêu của hệ thống phòng không đối phương trong các chiến dịch không kích do KQ và KQHQ Mỹ tiến hành.

  EC - 130J ra đời vào năm 1980 và được phát triển trên khung thân của của C - 130J, nó được trang bị 4 động cơ tuabin phản lực cánh quạt loại: AE2100D3 EC - 130J cũng được trang bị máy tính điều khiển trung tâm kỹ thuật số tiên tiến, các khoang của máy bay đều được điều áp, mặt khác khoang chứa các thiết bị chiến đấu được làm mát bởi hệ thống làm mát không khí. EC - 130J được điều khiển bởi 2 phi công, bảng hiển thị trung tâm được trang bị các màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng, máy bay được trang bị ghế phóng thoát hiểm cho tất cả các vị trí của phi hành đoàn. EC - 130J được trang bị hệ thông lái tự động, hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS, cùng các hệ thống bổ trợ khác, như hệ thống cảnh báo địa hình nguy hiểm hệ thống cánh báo bị bám bắt và hệ thống thông tin liên lạc đối không đối đất và nội đàm kỹ thuật số. Điểm đặc biệt trong ngoại hình của EC - 130J là ở phía trên đuôi đứng của máy bay có 4 anten đây là hệ thống anten phát tín hiệu của các thiết bị tác chiến của máy bay.
    
    Hệ thống tác chiến điện tử của EC - 130J được đặt trong khoang hàng của máy bay, hệ thống này bao gồm bộ phận thu tín hiệu từ các đài radar mặt đấy của đối phương. Tín hiệu này sau đó được đưa vào máy tính phân tích và máy tính đưa ra các thông số trên màn hình để sĩ quan tác chiến ra quyết định lựa chọn dải tần; công xuất và hình thức gây nhiễu các hệ thống radar mặt đất của đối phương các tham số này được nạp vào trong máy tính và sau đó được đưa ra các máy phát nhiễu tín hiệu của đặt trên máy bay để phát sóng gây nhiễu, máy tính và nguồn điện của hệ thống tác chiến này hoàn toàn độc lập với máy tính và nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điều khiển của máy bay. Thiết bị gây nhiễu của EC - 130J hoạt động trên các dải tần AM; FM; HF; G; H; X...  

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2011, 12:35:44 am gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
hellboy139
Thành viên
*
Bài viết: 232


« Trả lời #85 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 02:10:55 pm »

Bác su22m4 này, bác đang viết về phần lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập đến nay, thì em thấy bác nên tập trung viết về những máy bay đã và đang phục vụ trong KQNDVN chứ không phải đi giới thiệu máy bay của Mĩ, ví dụ loại máy bay C 130 này, bác có thông tin gì về AC 130 từng biên chế trong KQNDVN không? Rồi cả EC 130J, EC 130H, DC 130 có thuộc biên chế KQNDVN không? Hay có lẽ bác nên đổi tiêu đề thành lược sử các loại máy bay từng tham chiến ở Việt Nam có lẽ hợp lý hơn
Logged

Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước, mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù...
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #86 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2011, 09:49:27 pm »

Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải C - 130


Máy bay vận tải tầm trung C - 130
Hãng sản xuất: Lockeed Martin
Năm sản xuất: 1956 tới nay
Năm đưa vào trang bị: 1956

Phi hành đoàn: 4 người
Chiều dài máy bay: 29m
Chiều cao máy bay: 11m
Chiều dài sải cánh: 40m
Trọng lượng cất cánh tối đa: 65T trong đó trọng tải hàng 20T hoặc 64 lính dù với đầy đủ trang bị
Động cơ: 4 động cơ phản lực tua bin cánh quạt 3 hoặc 4 lá loại T - 56A công suất 3000 mã lực mỗi chiếc.

Tốc độ bay tối đa: 550km/h
Tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu: 500km/h
Trần bay: 10000m
Tầm hoạt động tối đa: 3000km
Chiều dài chạy đà cất cánh: 2500m
Chiều dài chạy đà hạ cánh: 2000m
 
 


Trích dẫn
Bác su22m4 này, bác đang viết về phần lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập đến nay, thì em thấy bác nên tập trung viết về những máy bay đã và đang phục vụ trong KQNDVN chứ không phải đi giới thiệu máy bay của Mĩ, ví dụ loại máy bay C 130 này, bác có thông tin gì về AC 130 từng biên chế trong KQNDVN không? Rồi cả EC 130J, EC 130H, DC 130 có thuộc biên chế KQNDVN không? Hay có lẽ bác nên đổi tiêu đề thành lược sử các loại máy bay từng tham chiến ở Việt Nam có lẽ hợp lý hơn

Mình rất cảm ơn bạn hellboy139! Đã góp ý cho mình mình sẽ rút kinh nghiệm ở các loại máy bay sau.
Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #87 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2011, 11:38:10 pm »

Lịch sử tham chiến của máy bay vận tải C - 130

   Trên thế giới kể từ khi ra đời tới nay, máy bay vận tải C - 130 đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng không quân khác nhau. Và cùng với các lực lượng không quân này C - 130 đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh khác nhau. Cuộc chiến tranh lớn đầu tiên mà C - 130 tham gi vào là chiến tranh VN, tại miền Nam VN KQ Mỹ và VNCH đã sử dụng C - 130 vào nhiệm vụ vận tải và chống xe vận tải của ta trên đường Trường Sơn. Trong cuộc chiến tranh VN Mỹ và đồng minh đã sử dụng C - 130 vào các chiến dịch lớn như chiến dịch Lam Sơn - 719; chiến dịch Khe Sanh... Cùng với đó C - 130 còn được sử dụng trong các chiến dịch rải chất độc mầu da cam và đã có số lượng kha khá  máy bay C - 130 của địch bị quân và dân ta ở miền Nam bắn rới.

   Ngoài cuộc chiến tranh VN, C - 130 còn cùng với KQ và KQHQ Mỹ và các nước đồng minh tham gia vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh I năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003 cũng như chiên dịch không kích của Mỹ và liên quân vào Nam Tư năm 1999 và chiến dịch Bình Minh Odese đang diễn ra tại Libya hiện nay... 


  Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 - 04 - 1975, ta thu khoảng 7 chiếc máy bay C - 130 và AC - 130 của KQVNCH tại sân bay TSN. Số máy bay này sau đó mau tróng được làm lại lí lịch và đã được cán bộ chiến sĩ C - 18 sử dụng tích cực và hiệu quả trong các chiến dịch hỗ trợ bộ binh ta trong các trận đánh truy kích phỉ funro cũng như trong cuộc chiến giải phóng nhân dân Campuachia khỏi nạn diệt chủng Pôn pốt.   

  Đêm 24 rạng sáng ngày 25 - 09 - 1977 Khmer đỏ cho 2 Sư đoàn tấn công vào khu vực biên giới Tây Nam thuộc tỉnh Tây Ninh, trước tình hình đó BTL sư đoàn đã chỉ thị cho C - 18 sử dụng 2 chiếc EC - 47 và 1 chiếc C - 130 bay làm nhiệm vụ trinh sát trên chiến trường. C - 130 của KQ ta đã bay trinh sát dọc tuyên biên giới Tây Ninh và chụp hàng nghìn bức không ảnh phát hiện nhiều vị trí đóng quân của địch cũng như các trận địa pháo và chỉ thị chính xác mục tiêu cho C - 35 sử dụng máy bay ném bom A - 37 và F - 5E ném bom hỗ trợ cho bộ binh ta phản công tiêu diệt lực lượng địch.   

  Lúc 22 giờ ngày 3 tháng 1 - 1979, sư đoàn lệnh tiếp cho máy bay C-130 số 4 cất cánh từ sân bay Biên Hoà hướng về bến phà Niếc Lương, trên đường bay, thời tiết xấu, mây nhiều, tổ bay được rada mặt đất dẫn vào khu vực chiến đấu, giữ độ cao 4.000m. Qua ánh trăng mờ, phi công nhìn lấp lánh ánh bạc của dòng sông, dẫn đường bật rada, nhìn rõ mục tiêu hơn, phi công điều khiển máy bay thả hơn 40 quả bom xuống mục tiêu, tạo ra những tiếng nổ kinh hoàng và nhiều đám cháy dữ dội. Các trận đánh của không quân đều trúng mục tiêu, ngăn chặn địch tổ chức rút quân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ binh phát triển tiến công. Quân đoàn 4 áp sát phát triển thế tấn công vây chặt 2 phía, còn 1 phía giao cho không quân đánh phá quyết liệt không cho địch vượt sông.
 
 Trong hai ngày 28 và 29 tháng 12 - 1979 trên hướng tấn công của các đơn vị của QK - 5, được máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu, máy bay trinh sát điện tử EC-47, các máy bay MiG-21, MiG-19, MiG-17 bảo vệ đội hình, máy bay ném bom C-130 của C - 918 đã đánh trúng sở chỉ huy Sư đoàn 801, hai khu tập trung quân, xe pháo, một tuyến phòng ngự kiên cố gây cho chúng thiệt hại nặng nề, địch phải bỏ chạy. Sư đoàn tiếp tục sử dụng máy bay UH-1, U-17 yểm hộ đội hình bộ binh đột phá tấn công thuận lợi. Đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt trước những đòn đánh mạnh của ta, địch tiếp tục rút chạy, thành lập hai tuyến phòng thủ trên hai cầu nối ở sông Mê Công và khu vực Stung Treng.

 Trong những ngày 7, 8, 9 tháng 1, sư đoàn sử dụng 5 lần chiếc máy bay C-130, có máy bay MiG-21 yểm hộ đánh trúng vào đường băng và một số khu vực trung tâm và kho bom trong sân bay Xiêm Riệp và Bát-đom-boong. Các trận oanh tạc của máy bay C-130 gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch, khiến chúng phải rút chạy vào rừng núi trước sức tiến công của các binh đoàn chủ lực của ta và bộ đội cách mạng Campuchia gây cháy lớn dữ dội.


Máy bay C - 130 của KQNDVN sau khi được nghỉ hưu

 Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 vì nhiều lí do khác nhau mà số máy bay C - 130 trong đội hình C - 18 đã được KQNDVN cho nghỉ hưu sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và lập nên được nhiều thành tích trong chiến đấu.
Logged

MRK
thangct
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 11:02:56 pm »

f5-e  của mẽo nhà ta đã dùng nè

còn đây là mig21fm

uh1 đây
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #89 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2011, 02:28:17 am »

Trực Thăng Vận Tải Boeing CH - 47 (Chinook)

  Nửa cuối thập niên 50 của thế kỉ 20 Quân đội Mỹ cần có 1 loại máy báy trực thăng có khả năng vận chuyển lớn, dễ vận hành và bảo trì trong điều kiện chiến trường. Để đáp ứng yêu cầu đó của QĐ BQP Mỹ đã mời thầu các nhà sản xuất máy bay, cuối cùng vào năm 1956 nhà thầu Boeing với nguyên mẫu CH - 37 đã trúng thầu. Nguyên mẫu CH - 37 được tiến hành thử nghiệm cho tới năm 1962 thì chính thức được chấp nhận trang bị và đưa vào sản xuất hàng loạt , và được biết tới với tên gọi là trực thăng CH - 47 và CH - 46 khi được trang bị trong KQ, KQHQ của Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ.

   
 Trực thăng CH - 47 được thiết kế để trở thành loại trực thăng vận tải hạng nặng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Vận tải hàng hóa; đổ bộ đường không; cứu thương; cứu hỏa... CH - 47 được thiết kế để chở được tối đa 30 quân nhân với đầy đủ vũ khí, nó cũng được bố trí móc cẩu dưới bụng máy bay với móc cẩu này nó có thể cẩu được 1 khẩu pháo M - 102 hoặc 1 máy bay trực thăng UH - 1. Trực thăng CH - 47 được bố trí 2 cửa bên và 1 cửa đồng thời cũng là cầu nâng hàng hóa được bố trí dưới bụng máy bay và lui về phía sau. CH - 47 được bố trí thùng nhiên liệu ở 2 bên sườn máy bay, bên trong CH - 47 được chia làm 2 khoang khoang phía trước là buồng lái nơi làm việc của phi hành đoàn. Ở khoang phía sau là khoang chứa hàng hoặc được bố trí 2 băng ghế dành cho lực lượng đổ bộ đường không.       



  CH - 47 được thiết kế đặc biệt so với các mẫu trực thăng đương thời, nó được trang bị 2 đông cơ phản lực tua bin đặt trên nóc máy bay và bỏ đi phần cánh đuôi và trong tróng nhỏ ở phía sau máy bay, động cơ phía sau của CH - 47 được đặt cao hơn so với động cơ phía trước, 2 bên sườn của động cơ thứ 2 được bố trí 2 họng xả khí phản lực tạo lực đẩy cho máy bay. phía trên 2 động cơ máy bay được gắn 2 trong tróng nâng 3 lá với sải cánh là 18m. 2 trong tróng nâng của máy bay được thiết kế quay ngược chiều nhau, việc thiết kể kiểu này giúp triệt tiêu mô men xoắn do các trong tróng nâng này gây ra giúp cho máy bay không bi xoay tròn mà không cần dùng đến trong trong đuôi như trên các máy bay trực thăng khác. Cặp trong tróng nâng của máy bay cũng có thể được điều khiển 1 cách linh hoạt hướng về phía trước; sang phải; sang trái giúp cho máy bay có thể thực hiện nhiều kiểu bay khác nhau: Như bay treo; và bay lùi. CH - 47 được bố trí 3 càng đáp với các bánh đáp bằng cao sau, 2 càng đáp chính được bố trí phía trước và càng đáp phụ được bố trí ở phía sau.

  Trực thăng CH - 47 được trang bị hệ thống lái cơ khí, ở các phiên bản sản xuất về sau nay CH - 47 được trang bị thêm hệ thống lái điện tử, ngoài ra máy bay còn được trang bị hệ thống cân bằng bằng con quay hồi chuyển. CH - 47 được bố trí 1 radar tìm kiếm mục tiêu ở phía mũi, trên 1 số phiên bản đặc biệt CH - 47 được trang bị thêm hệ thống hỗ trợ nhìn đêm. Máy bay được trang 2 động cơ phản lực Lycoming T55-GA-712 công suất 2000 mã lực, máy bay cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đối không và đối đất hoạt động ở các băng tần sóng trung và sóng ngắn.



   

       
Logged

MRK
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM