Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:25:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay  (Đọc 210437 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:33:47 pm »

Cuối tháng 3 năm 1984, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch truy quét lớn, đánh sâu vào các căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ, làm tê liệt cơ quan đầu não của chúng. Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện tích cực, đánh phá các căn cứ trong rừng sâu, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí và lương thực của địch. Trung đoàn không quân 918 nhận lệnh sử dụng lực lượng máy bay AN-26 phối hợp với Trung đoàn không quân 917 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ. Trung đoàn sử dụng ba máy bay AN-26, mang 81 quả bom MK đánh vào cơ quan đầu não địch ở tỉnh Krachê. Máy bay số 185 do tổ bay Hùng - Hồng Sơn - Vận - Đào - Mạc điều khiển. Tổ bay Cao - Hải - Sáng - Thăng - Đông điều khiển máy bay số 274. Máy bay số 268 của tổ bay Rự - Hiền - Thiên - Nghị - Cải làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiển chỉ huy toàn bộ lực lượng tham gia chiến đấu.

Sáng ngày 24 tháng 3 năm 1984, tổ bay Nguyễn Xuân Hiển bay chuyến trinh sát mục tiêu ở tọa độ 106 độ 54' 20" – 12 độ 13' 35" trên chiếc AN-26 số 284. Hồi 9 giờ sáng, ba máy bay AN-26 lần lượt cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Lộc Ninh - mục tiêu - Tân Sơn Nhất. Vào khu vực có cơ quan đầu não của Khơ-me đỏ, ba chiếc AN-26 lần lượt đánh bom từ độ cao 1.500m. Kết quả các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu, phá hủy căn cứ cơ quan đầu não của tỉnh Krachê của Khơ-me đỏ. Bọn địch tản ra các khu vực lân cận, lập lều trại mới để bám trụ.

Ngày 26 tháng 3 năm 1984 , Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng ba máy bay AN-26 mang bom MK-8 1 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở tọa độ 106 độ 59' 40" – 12 độ 15' 30", phá hủy cơ sở 4 đội sản xuất và tiểu đoàn hậu cần Khơ-me đỏ.

Ở khu vực bác Biển Hồ, tàn quân Khơ-me đỏ lợi dụng vùng sông nước để xây dựng các căn cứ, làm bàn đạp quấy phá các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và chính quyền cơ sở của bạn, chờ thời cơ mở rộng căn cứ.

Trung tuần tháng 3 năm 1984, các biên đội trực thăng vũ trang của Trung đoàn không quân 917 hoạt động liên tục , chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh ta tiến công vào căn cứ của Khơ-me đỏ ở vùng đông bắc. Ngày 26 tháng 3 biên đội ba trực thăng Mi-8T đánh phá khu vực Ba Bay. Ngày 27 tháng 3, biên đội 3 trực thăng Mi-8 đánh hai trận vào sở chỉ huy Sư đoàn 612 Khơ-me đỏ ở khu thành cổ. Tuy bị thiệt hại đáng kể, địch vẫn ngoan cố bám trụ vùng sông hồ, xây dựng căn cứ. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng lớn hơn, mạnh hơn, đánh hủy diệt căn cứ của Khơ-me đỏ.

Ngày 28 tháng 3 năm 1984, đồng chí Trần Hanh, Phó tư lệnh Quân chủng Không quân triệu tập trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 918 sang Phnôm Pênh nhận nhiệm vụ chiến đấu.

8 giờ 20 phút ngày 28 tháng 3, đồng chí Nguyễn Xuân Hiển và các tổ bay chiến đấu có mặt tại Phnôm Penh, nghe đồng chí Trần Hanh trực tiếp giao nhiệm vụ chi viện các đơn vị quân tình nguyện của Mặt trận 479 tấn công vào căn cứ Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Biển Hồ. Ngay trong ngày, công tác chuẩn bị chiến đấu được tổ chức nhanh chóng, chặt chẽ. Trung đoàn không quân 91 8 sử dụng ba máy bay AN-26 số 264, 279, 272, do các đồng chí Hùng, Tuyên, Quý điều khiển, mang theo 81 quả bom MK-81, đánh vào căn cứ địch.

6 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1984, biên đội ba máy bay AN-26 sẵn sàng cất cánh. 6 giờ 20 phút, sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội cất cánh theo đường bay Biên Hòa - Biển Hồ - Xiêm Riệp - mục tiêu (tọa độ 103 độ 30' – 13 độ 15').

7 giờ 55 phút, ba chiếc AN-26 tiếp cận mục tiêu, lần lượt đánh bom và tập hợp đội hình bay về sân bay Tân Sơn Nhất hạ cánh an toàn. Các mục tiêu đều bị phá hủy hoàn toàn.

Đầu tháng 4 năm 1984, Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện hỏa lực cho bộ binh đánh phá các căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Biển Hồ. Lần này, bộ binh yêu cầu không quân sử dụng kết hợp trực thăng vũ trang và AN-26 đánh liên tục với cường độ vừa phải trong thời gian 45 phút đến 1 giờ. Trung đoàn không quân 918 sử dụng ba máy bay AN-26 số 276, 285, 279 của các tổ bay Cao - Cự - Tiêm mang 81 quả bom MK-81 đánh phá mục tiêu ở tọa độ 12 độ 33' 40" – 104 độ 12'. Ngày 4 tháng 4, tổ bay số 276 đón các đồng chí Cao - Sơn - Mạnh - Minh - Quang - Tiêm - Cự - Địch - Vận, đi trinh sát mục tiêu. Ngày 5 tháng 4, các tổ bay AN-26 cất cánh bay theo đường bay Biên Hòa - Công-pông Chnăng - mục tiêu, lần lượt đánh bom căn cứ của Khơ-me đỏ. Cả ba máy bay đều đánh trúng mục tiêu được giao, gây cho địch nhiều thiệt hại. Tàn quân địch tổ chức di chuyển sang các vị trí mới, tiếp tục co cụm, xây dựng căn cứ.

Ngày 6 tháng 4, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 3 máy bay AN-26, đánh phá ba mục tiêu A1, A2, A3 ở khu vực tọa độ 13 độ 12' 10" – 103 độ 28' 40" trong thời gian 1 giờ 32 phút, từ 8 giờ 31 phút đến 10 giờ 03 phút.

Ngày 9 tháng 4, Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng lực lượng 3 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở phum Bát-pha-rút, tây nam Công-pông Thom 22 kilômét, ở tọa độ 12 độ 41' – 104 độ 42'. Thời gian đánh bom từ 9 giờ, chiếc nọ cách chiếc kia 5 phút. Trong trận này, đồng chí Chu Duy Kính, Phó tư lệnh về chính trị Quân chủng Không quân, cùng ngồi trên máy bay số 276 của các đồng chí Rự - Tuyên - Thọ - Vinh - Loan. Cả ba máy bay đều đánh bom bao quanh khu vực mục tiêu.

Cuối tháng 4 năm 1984, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Quân chủng Không quân sử dụng máy bay AN-26 đánh phá khu vực Núi Chi, tọa độ 105 độ 39' – 12 độ 56’. Đây là vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khơ-me đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc. Từ tháng 1 năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Cam-pu-chia chưa truy quét được tới khu vực này. Tàn quân Pôn-pốt - leng Xary tổ chức khai thác vàng ở khu vực Núi Chi, lấy tiền mua vũ khí.

 Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 của các tổ bay Trung - Quý - Tuyên - Lưu, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Ngày 25 tháng 4, máy bay số 265 đưa các tổ đi trinh sát khu vực mục tiêu, máy bay số 285 bay trinh sát khí tượng.

6 giờ 20 phút ngày 27 tháng 4, bốn máy bay AN-26 lần lượt cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Krau ran - Núi Chi.

7 giờ 23 phút, cả 4 máy bay lần lượt đánh bom mục tiêu, phá hủy hoàn toàn căn cứ Khơ-me đỏ và làm ngưng trệ việc khai thác vàng tại Núi Chi.

Trận này là hoạt động chiến đấu kết thúc mùa khô 1983 - 1984 đối với máy bay AN-26.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:35:05 pm »

Ở vùng đông bắc Cam-pu-chia, sau thất bại nặng nề trong mùa khô 1983 - 1984, quân Khơ-me đỏ bám trụ ngoại vi một số thị xã, gây dựng cơ sở, thu gom lương thực, lập các lán trại trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng.

các đơn vị quân tình nguyện với sự chi viện tích cực của không quân, liên tục mở các cuộc vây quét, xóa bỏ các căn cứ của địch trong rừng rậm, làm tan rã lực lượng chiến đấu của
chúng.

Ngày 15 tháng 6 năm 1984, Trung đoàn không quân 918 cho máy bay AN-26 số 271 đưa 4 tổ bay của các đồng chí Dương, Cự, Sáng, Hùng đi trinh sát mục tiêu ở khu vực tọa độ 103 độ 25' – 13 độ 05' đến 103 độ 30' – 13 độ 09' 50".

Ngày 16 tháng 6, biên đội 4 máy bay AN-26 cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Núi Đất - mục tiêu. Tiếp cận mục tiêu, biên đội chia làm hai tốp vào đánh bom: Máy bay 271 đánh mục tiêu Ai (tọa độ 103 độ 25' 55" – 13 độ 09' 50"), ba máy bay 272, 275, 269, đánh các mục tiêu A2, A3 và A4. Thời gian đánh bom liên tục trong 10 phút, từ 8 giờ 12 phút đến 8 giờ 22 phút. Kết quả cả hai tốp đều đánh trúng mục tiêu. Các đơn vị Khơ-me đỏ chịu tổn thất nặng nề về người và vũ khí, chúng di chuyển sang các vị trí lân cận, tiếp tục xây dựng căn cứ mới.

Ngày 19 tháng 6, trung đoàn sử dụng máy bay AN-26 số 271 trinh sát khu vực mục tiêu, nhưng do trời nhiều mây, không xác định được vị trí co cụm của địch.

Ngày 20 tháng 6, máy bay số 262 bay 3 chuyến trinh sát; ngày 21 tháng 6, máy bay số 262 bay chuyến trinh sát thứ 4 vào khu vực tọa độ 103 độ 41' – 12 độ 02' (vị trí C1), nhưng kết quả thấp. Tư lệnh Quân chủng quyết định cho Trung đoàn không quân 918 đánh mục tiêu theo phương pháp ném bom tọa độ.

Ngày 21 tháng 6 năm 1984, trung đoàn sử dụng 3 tổ AN-26 mang bom phá MK-81 và 3 chiếc khác mang bom bi CBU đánh vào tọa độ nghi có quân địch. Cả 6 tổ bay AN-26 (lái chính Sơn - Hùng - Cao - Tiêm - Tuyên - Dương) bay theo đường bay Biên Hòa - Pua-sát - Leach - mục tiêu với độ cao 3000 - 3600 mét. Thời gian đánh từ 10 giờ 05 phút, độ cao ném bom là 2500 - 2700 mét. Các đợt ném bom đều trúng mục tiêu.

Ngày 14 tháng 7 năm 1984, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh một trận ở khu vực đông bắc, tọa độ 12 độ 43' 20" – 104 độ 46' 20". Ngày 8 tháng 8, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 vào mục tiêu ở tọa độ 103 độ 27' – 13 độ 11' và 103 độ 25' – 13 độ 11'. Cả bốn máy bay đều quan sát tốt, đánh đúng tọa độ, bom nổ tốt. Máy bay số 285 của Nguyễn Xuân Hiển không thu được cửa, phải hạ cánh xuống sân bay Pô-chen-tông sửa chữa.

Suốt từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 28 tháng 8 năm 1984, không có thông báo kết quả trận đánh, lại có tin đồn đánh lệch mục tiêu tới 16 kilômét. Ngày 28 tháng 8 năm 1984, trung đoàn cử đồng chí Vũ Mạnh, chủ nhiệm dẫn đường, đi cùng với Cục Tác chiến từ trên trực thăng quan sát, xác minh vệt bom và khẳng định đợt bom ngày 8 tháng 8 năm 1984 rất chính xác, trúng mục tiêu.

Trong những ngày tháng 8 mùa thu, song song với nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia, Trung đoàn không quân 918 đẩy mạnh huấn luyện bay, chú trọng các khoa mục ứng dụng chiến đấu, vận chuyển đường dài, huấn luyện bay đêm và bay biển. Kết hợp với huấn luyện đường dài, Trung đoàn liên tục làm nhiệm vụ vận tải quân sự Bắc Nam, chở bộ đội, hàng quân sự và phục vụ kinh tế quốc dân. Trung đoàn động viên cán bộ, chiến sĩ đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, lập thành tích chào mừng cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Cùng với nhân dân Việt Nam, các tầng lớp nhân dân lao động Cam-pu-chia phấn khởi đón mừng quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tình cảm sâu nặng của người anh em cùng chung chiến hào và mong muốn bằng tình cảm chân thành góp phần củng cố tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia. Tập đoàn phản động Pôn Pốt - leng Xary tìm mọi cách phá hoại tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nhà nước, hai dân tộc và hai quân đội Việt Nam và Cam-pu-chia. Càng gần đến ngày 2 tháng 9, các hoạt động phá hoại của Khơ-me đỏ càng tăng. Ở khu vực Núi Đất, tiểu đoàn 370 Khơ-me đỏ co cụm, thường xuyên tập kích vào các phum sóc, gây rối, phá hoại, chuẩn bị cho các hoạt động táo tợn hơn trong dịp Quốc khánh Việt Nam. Các đơn vị quân tình nguyện chuẩn bị mở các đợt truy quét Khơ-me đỏ trước ngày 1 tháng 9 năm 1984. Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 , mang bom MK-81 và CBU-49 đánh vào tọa độ 130 độ 23' 36" – 13 độ 10' 02" và 103 độ 23' 10" – 13 độ 07' 40". Phi đội 2 cử hai tổ bay Quân và Phúc, hai máy bay 279 và 271; phi đội 3 cử hai tổ Lưu và Hùng, hai máy bay 265 và 269. Tổ bay Vương Văn Cao bay trinh sát hai chuyến lúc 6 giờ và 9 giờ. Trận oanh tạc bắt đầu lúc 11 giờ 38 phút, cả bốn tổ bay đều đánh trúng mục tiêu, bom nổ tốt.

Ngày 30 tháng 9, trung đoàn tổ chức trận đánh thứ hai trong tháng vào mục tiêu ở tọa độ 104 độ 22' – 13 độ 48', phía bắc Núi Hồng, nơi tập trung các kho hậu cần của địch. Bốn máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh tan các căn cứ hậu cần Sư đoàn 32- Khơ-me đỏ.

Cuối tháng 11 năm 1984, Bộ Tổng tham mưu tổ chức cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng với các nội dung "Chiến đấu hiệp đồng binh chủng, ngăn chặn và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc". Lực lượng tham gia diễn tập gồm bộ đội Không quân, Phòng không, Thông tin liên lạc, Tăng - Thiết giáp, Pháo binh, Công binh và Sư đoàn bộ binh 308.

Trên khu vực diễn tập, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước trực tiếp theo dõi diễn biến của cuộc diễn tập. Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng lớn máy bay AN-26 tham gia diễn tập. Theo kế hoạch, máy bay AN-26 thực hành ném bom trong đội hình 12 chiếc, nhưng do trời mù, không thả ném bom được, phải quay về sân bay hạ cánh và tháo bom. Cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng thành công tốt đẹp đạt được các mục tiêu đề ra.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:36:56 pm »

Ngay từ đầu năm, các hoạt động bay phục vụ chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia thường xuyên có cường độ cao. Đây là thời kỳ cao điểm của chiến dịch mùa khô 1984 - 1985, lượng hàng quân sự cung cấp cho mặt trận tăng cao, số lượng thương binh và bộ đội được vận chuyển tương đối lớn. Ngoài các chuyến bay định kỳ theo kế hoạch, Trung đoàn không quân 918 thực hiện hàng chục chuyến bay đột xuất, phục vụ các hướng chủ yếu của mặt trận. Các phương án chiến đấu được tiến hành luyện tập, sẵn sàng tham gia chi viện quân tình nguyện.

Theo yêu cầu của Mặt trận 479, ngày 31 tháng 3 năm 1985 Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở tọa độ 103 độ 22' – 13 độ 13’ và 103 độ 23' – 13 độ 10'. Tổ bay 265 của phi công Hùng thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Hai máy bay số 285 và 267 mang 54 quả bom MK-81, hai chiếc 283 và 246 mang 12 quả bom CBU-49, đánh trúng mục tiêu, gây cho địch thiệt hại nặng về người và vũ khí, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ binh đánh phá căn cứ địch.

Sau các đợt truy quét của quân tình nguyện có sự yểm trợ hỏa lực của Không quân, toàn quân Khơ-me đỏ co cụm lại khu vực rừng núi ở tọa độ 106 độ 41' 55" – 12 độ 41' 55", lập thành căn cứ lớn với âm mưu mở rộng vùng ảnh hưởng khi có thời cơ.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 26 tháng 4 năm 1985, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 3 máy bay AN-26 (285 của Châu - Hiển, 265 của Hùng - Châu, 274 của Hùng - Tuấn) đem 81 quả bom MK-8 1 đánh phá căn cứ địch. Trước trận đánh, máy bay số 283 của đồng chí Mai Chí Lưu tiến hành chụp ảnh khu vực mục tiêu; máy bay của đồng chí Cúc thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng.

Trong trận đánh này, cả ba máy bay đều đánh trúng mục tiêu Theo thông báo của Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, ta diệt 50 tên địch và nhiều cụm hỏa lực, tạo điều kiện cho bộ binh tiến vào giải phóng toàn bộ khu vực này.
...
Tại khu vực Núi Chi, sau trận đánh ngày 27 tháng 4 năm 1984 của Trung đoàn không quân 918, hoạt động khai thác vàng và đá quí của địch bị đình trệ trong thời gian dài; sau đó chúng dần dần tổ chức lại, tiếp tục khai thác vàng làm nguồn tài chính cho các hoạt động quân sự. Vào thời điểm tháng 9 năm 1985, chúng xây dựng khu vực Núi Chi thành một căn cứ lớn, đặt thêm các trạm tiền tiêu để đưa đón người ra vào căn cứ. Trên khu vực giáp ranh hai tỉnh Cra-chê và Công-pông Thom, chúng xây dựng bốn khu lán trại lớn xung quanh cao điểm 687. Ở vị trí M1 có một đại đội địch đóng giữ; ở vị trí M2 có khoảng một tiểu đoàn.

Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh vào hai mục tiêu chính M1 (toạ độ 105 độ 39' 30" -  12 độ 59') ở phía bắc Núi Chi và M2 (toạ 105 độ 37'30"-12 độ 55' ) ở phía tây cao điểm 687.

Lực lượng bộ binh Quân khu 7 đang áp sát căn cứ địch, sẵn sàng tiến công sau đợt đánh bom của Không quân.

Trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 số 285 của Hiển - Châu - Mạnh - Anh - Ninh; số 265 của Hải - Hùng - Định - Minh - Tuấn; số 266 của Tiêm - Ngân - Tống - Đô - Loan; số 262 của Dự - Bính - Thoại – Viến - Mạc - Dũng.

6 giờ sáng ngày 22/9 tổ bay 254 của đồng chí Nghiêm bay trinh sát khí tượng khu vực chiến đấu. Trời tốt, nhìn rõ mục tiêu.

Biên đội AN-26 được lệnh xuất kích bay theo đường bay Biên Hoà – Krachê - Cù Lao Preng vào mục tiêu. 7 giờ 08 phút, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh cho biên đội lần lượt vào đánh bom xuống hai vị trí M1 và M2. Tốp 285-265 đánh vị trí M1. Tốp 256-262 đánh vị trí M2. Từ trên độ cao 3500 mét, phi công nhìn rõ đỉnh Núi Chi, các điểm bom rơi chuẩn xác và nổ tốt, khói lửa bao trùm mục tiêu M1 và M2.
...
Cuối tháng 11 năm 1985, ở khu vực đông nam tỉnh lỵ Công-pông Thom, dọc theo con sông Chi Nít, tàn quân Khơ-me đỏ co cụm thành đơn vị lớn, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại, quấy rối các khu vực xung quanh. Các đơn vị quân tình nguyện mở đợt tiến công, bao vây căn cứ địch. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 6 máy bay AN-26 chia làm 2 biên đội, mang bom MK-81 đánh phá mục tiêu ở tọa độ 105 độ18’ 30” – 12 độ 26'. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Sáng sớm ngày 1 tháng 12 năm 1985, tổ bay AN-26 số 283 của đồng chí Quán bay trinh sát khí tượng và chụp ảnh mục tiêu. Hơn 6 giờ, cả hai biên đội AH-26 được lệnh cất cánh, bay theo đường bay Biên Hoà - phum Dom Nác - Công-pông Thom. Tiếp cận mục tiêu, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh cho hai biên đội lần lượt vào đánh bom từ độ cao 3000 mét. 7 giờ 21 phút, loạt bom đầu rơi trúng mục tiêu. Lần lượt các máy bay sau vào đánh bom theo toạ độ. Từ trên cao, phi công ta nhìn thấy khói lửa bao trùm mục tiêu. Đợt đánh phá chuẩn xác của biên đội AN-26 tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta tiến công đánh chiếm các căn cứ của Khơ-me đỏ.

Theo tin trinh sát của ta, tàn quân địch tản ra các khu vực xung quanh, củng cố lán trại với ý đồ bám trụ lâu dài. Bộ binh ta chưa chiếm được hoàn toàn các căn cứ của địch.

Ngày 02 tháng 12, Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng 6 máy bay AN-26 đánh trận thứ hai vào khu vực trú quân của địch. Loạt bom thứ nhất rơi chệch mục tiêu, các tổ bay vòng lại đánh loạt bom thứ hai trúng mục tiêu.

Ngày 9 tháng 12 năm 1985, trung đoàn sử dụng hai biên đội 6 máy bay AH-26 đánh phá hai mục tiêu B4 và B6 ở đông nam Bát-tam-bang. Đây là khu vực rừng rậm lúp xúp và đầm lầy, nơi có tàn quân của một trung đoàn Khơ-me đỏ. Trận đánh bắt đầu lúc 8 giờ 38 phút. Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu. Mặt trận 479 thông báo ta diệt tên trung đoàn trưởng và tốp tuỳ tùng.

Phía tây nam đồi Chung Ha cao 179 mét nằm ở phía đông thị xã Xiêm Riệp (toạ độ 104 độ 14' 40"- 13 độ 23' 50"), Khơ-me đỏ đặt căn cứ hậu cần chung cho các sư đoàn vùng đông bắc, từ đó chi viện cho các mặt trận. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho không quân đánh huỷ diệt căn cứ hậu cần Chung Ha của Khơ-me đỏ.

Ngày 10 tháng 12 năm 1985 , Trung đoàn không quân 918 sử dụng 6 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá mục tiêu. Theo tin của Cục Tác chiến, ta đã đánh trúng mục tiêu, làm thương vong rất nhiều địch và phá huỷ hầu như hoàn toàn căn cứ hậu cần Chung Ha của Khơ-me đỏ.

Ngày 03 tháng 1 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá lần thứ hai căn cứ hậu cần Chung Ha mới ở sát bờ suối, lệch về phía tây. Từ độ cao 3000m, phi công quan sát thấy rõ đám cháy lớn. Sau khi ta chiếm được căn cứ hậu cần Chung Ha, tù binh địch khai nhận: trong trận oanh tạc của không quân ngày 3 tháng 01 năm 1986, 90 lính Khơ-me đỏ bị tiêu diệt, 10 tên khác bị thương, căn cứ hậu cần bị cháy rụi, buộc địch phải rút bỏ.

Spông-luông nằm ở phía tây nam thị xã Bát-tam-bang là căn cứ của Sư đoàn 1 Khơ-me đỏ, án ngữ đường tiếp tế cho khu vực Biển Hồ, ngăn chặn tuyến giao thông trong khu vực mặt trận của bộ đội tình nguyện Quân khu 9. Lực lượng địch ở đây có khoảng 200 tên, đóng dọc theo bờ suối.

Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho không quân đánh tiêu diệt căn cứ Spông-luông, giải toả con đường giao thông huyết mạch, đồng thời cắt đứt đường giao liên từ Biển Hồ đến biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26, mang bom MK-81 đánh phá căn cứ Spông-luông. Các tổ bay của Nguyễn Xuân Hiển (285) Trần Văn Tuyên (265), Đoàn Hồng Quân (247), Vũ Ngọc Rự (287) được giao nhiệm vụ chiến đấu. Tổ bay của đồng chí Đào Hữu Ngoan (283) bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh từ trên máy bay 285.

8 giờ 08 phút ngày 28 tháng 1 năm 1986, các máy bay AN-26 lần lượt đánh bom các mục tiêu từ độ cao 2800 mét Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu.

Ngay sau tết Bính Dần, ngày 12  tháng 2 năm 1986  (mùng 4 tết) Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ địch ở đông bắc thị xã Công-pông Chnăng. Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 48 phút; các loạt bom đều trúng mục tiêu.

Ngày 20 tháng 2 năm 1986, lực lượng AN-26 của Trung đoàn không quân 918 hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn không quân 917 đánh phá căn cứ của Trung đoàn 405 thuộc Sư đoàn 519 Khơ-me đỏ ở tây bắc Xiêm Riệp. Tại đây có khoảng hơn 200 quân địch đóng dọc hai bên bờ suối Strang-cha.

Từ sáng sớm, máy bay trinh sát U-17 bay quan sát dọc hai bờ suối, phát hiện nhiều lán trại của Khơ-me đỏ, bắn đạn khói chỉ điểm cho trực thăng vũ trang Mi-24 vào bắn phá. Sau hai đợt bắn phá dữ dội; các biên đội trực thăng Mi-24 thoát ly khu vực chiến đấu. Theo kế hoạch, 8 giờ 35, 4 máy bay AN-26 của các đồng chí Hồng Sơn, Phúc, Quang, Va tiếp cận mục tiêu, ném 108 quả bom MK-81. Bom nổ dữ dội hai bên bờ suối, từng quả rơi xuống dòng suối, dựng lên những cột nước trắng xoá.

Trận đánh kết thúc lúc 9 giờ sáng, căn cứ của Trung đoàn 405 Khơ-me đỏ bị phá huỷ hoàn toàn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:38:27 pm »

Trong tháng 3 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tổ chức 6 trận đánh lớn trên chiến trường Cam-pu-chia, chi viện tích cực cho các đơn vị quân tình nguyện tiến công tiêu diệt địch. Ngày 8 tháng 3, trung đoàn sử dụng 6 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU, đánh phá căn cứ địch ở phía tây thị xã Công-pông Thom. Ngày 18 tháng 3, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 xuống căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực phía đông thị xã Công-pông Chrăng. Ngày 26 tháng 3 biên đội 3 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ cách sân bay Pô-chen-tông 54 km về phía tây. Ngày 31 tháng 3, trung đoàn sử dụng lực lượng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Pua-sát.

Nửa đầu tháng 4 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tổ chức đánh ba trận. Ngày 4 tháng 4, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 vào căn cứ Khơ-me đỏ ở Xây-ke, phía đông thị xã Bát-tam-bang. Ngày 8 tháng 4, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh phá các vị trí của Khơ-me đỏ ở phía nam thị xã Công-pông Thom. Ngày 11 tháng 4, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh 54 quả bom MK-81 và 12 bom CBU vào các vị
trí mới lập của Khơ-me đỏ ở đông nam thị xã Công-pông Thom.

Các trận đánh của lực lượng AN-26 tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đơn vị quân tình nguyện tiến công vào các căn cứ của Khơ-me đỏ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch mùa khô 1985-1986, đẩy Khơ-me đỏ vào thế hết sức nguy khốn trong mùa mưa năm 1986 đang đến gần.
...
Ngày 24 tháng 4 năm 1986, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở khu vực đông nam thị xã Bát-tam-bang. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Sau chuyến bay trinh sát khí tượng, 9 giờ sáng, biên đội AN-26 cất cánh bay theo đường bay Biên Hoà - Bát-tam-bang - mục tiêu. 9 giờ 50 phút, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh chiến đấu và điều khiển máy bay AN-26 số 279 vào đánh bom xuống mục tiêu. Lần lượt các chiếc khác tiếp cận mục tiêu và đánh bom. Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu.

Chiến sự trên chiến trường Cam-pu-chia càng diễn ra ác liệt, cường độ hoạt động của Trung đoàn không quân 918 càng cao. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, trung đoàn hàng tuần thực hiện từ 2 đến 4 chuyến bay chở bộ đội sang chiến trường và đón thương binh từ Cam-pu-chia về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng. Hàng nghìn thương binh, bệnh binh đã được cứu chữa kịp thời nhờ có những chuyến bay của máy bay AN-26. Nhiệm vụ vận chuyển đường dài tuyến Bắc-nam được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch và bảo đảm an toàn. Các chuyến bay chuyên cơ được tổ chức chặt chẽ, đúng qui định và an toàn tuyệt đối.

Mở đầu chiến dịch mùa mưa năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tham gia chiến đấu liên tục 3 trận trong các ngày 19, 21 và 26 tháng 5. Ngày 19 tháng 5, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá các căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực đông nam thị xã Bát-tam-bang. Các mục tiêu ở khu vực này bị không quân ta đánh phá nhiều lần, nhưng địch vẫn lợi dụng địa hình rừng núi và sông nước, bám trụ một cách ngoan cố. Ngày 21 tháng 5, biên đội 4 máy bay AN-26 mang bom MK-8 1 tiếp tục đánh phá các căn cứ của địch ở khu vực đông nam Bát-tam-bang; tàn quân Khơ-me đỏ rút chạy lên khu vực giáp Biển Hồ lập căn cứ mới ở vùng đầm lầy. Ngày 26 tháng 5, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 2 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và 2 chiếc khác mang bom CBU đánh phá căn cứ của địch. Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút. Các đợt đánh đều đúng mục tiêu, cơ bản xoá sổ căn cứ của Khơ-me đỏ.

Trên khu vực Crô-vanh, dọc hai bờ suối là căn cứ hậu cần của Lữ đoàn 18 Khơ-me đỏ. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AH-26, chia làm hai tốp đánh phá hậu cứ Lữ đoàn 18 ở hai vị trí 103 độ 41' - 11 độ 56' và 103 độ 44’ – 11 độ 58'. Hai máy bay số 262 của đồng chí Trung và 269 của đồng chí Phúc đánh mục tiêu số 1, hai máy bay số 269 của Mai Chí Lưu, số 241 của Phạm Văn Va đánh mục tiêu số 2.

Máy bay số 283 của Đoàn Hồng Quân thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng: Khu vực mục tiêu trời có mù nhẹ nhưng nhìn rõ các dãy nhà dọc hai bên bờ suối.

Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 32 phút ngày 01 tháng 6 năm 1986. Từ độ cao 3000 mét, hai tốp AN-26 kết hợp sử dụng bom MK-81 và bom CBU, đánh hai mục tiêu đã được xác định, khói lửa bao trùm khu vực bờ suối. Theo tin của mặt trận, ta đã đánh cháy kho của Lữ đoàn 18 Khơ-me đỏ.

Ngày 16 tháng 6 năm 1986, trung đoàn đánh tiếp một trận vào căn cứ của ba sư đoàn 801, 785 và 612 Khơ-me đỏ ở phía nam Công-pông Thom. Trong trận này, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 04 máy bay AN-26 mang bom MK-81 phối hợp với hai biên đội trực thăng Mi-24 của Trung đoàn không quân 917 đánh chi viện hoả lực cho bộ binh trong tiến công căn cứ Khơ-me đỏ.

Trận đánh của biên đội AN-26 bắt đầu lúc 7 giờ 05 phút, kết thúc lúc 7 giờ 15 phút. Bom đánh trúng các lán trại của Khơ-me đỏ, gây ra các đám cháy lớn, địch bị thương vong. Ngay sau loạt bom cuối cùng, các biên đội trực thăng Mi-24 lao đến phóng rốc-két vào khu vực mục tiêu, làm cho quân Khơ-me đỏ hoảng loạn. Các đơn vị bộ binh ém sẵn ào lên tấn công, làm chủ căn cứ của Khơ-me đỏ.
...
Từ cuối tháng 8 năm 1986, ở khu vực tây bắc Công-pông Chàm, khoảng hơn 100 tên thuộc Lữ đoàn dù 185 Khơ-me đỏ lập căn cứ và hoạt động gây rối, cướp bóc, phá hoại. Các đơn vị quân tình nguyện mở đợt vây ráp triệt phá căn cứ và làm tan rã lực lượng Khơ-me đỏ. Tuy nhiên địa hình khu vực này rất phức tạp, việc truy quét không thuận lợi. Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện hoả lực cho bộ binh ta đánh địch.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 04 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ ở toạ độ 12 độ 22' – 105 độ 23' 30”. Máy bay số 247 của tổ bay Trung - Ngoan - Mạnh - Thí - Năm. Máy bay 262 của tổ bay Đức - Láng -Thưởng - Dũng - Tuyến. Máy bay số 285 của tổ bay Hùng - Trung - Thắng - Ninh - Đường. Máy bay số 265 của tổ bay Phúc - Quang - Định - Hùng - Tuấn.

Tổ bay Nguyễn Hồng Sơn thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Khu vực mục tiêu trời nhiều mây nhưng phi công vẫn nhận rõ địa hình, xác định đúng toạ độ mục tiêu.

Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 22 phút ngày 7 tháng 9 năm 1986, 04 máy bay AN-26 đều đánh trúng mục tiêu. Theo thông báo của mặt trận, địch bị tổn thất về người và vũ khí nhưng số còn lại di chuyển sang vị trí mới, tiếp tục dựng lán trại để bám trụ.
...
Đầu tháng 2 năm 1987, một đơn vị Khơ-me đỏ khoảng hơn 100 tên, lập căn cứ trên núi cao ở bình độ 1000 mét, cạnh đỉnh 1771, giữa ranh giới ba tỉnh Cô Công, Pua-sát và Công-pông Chnăng. Ta gọi căn cứ đó là căn cứ 31. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, địch lại đóng trên đỉnh núi cao, bộ binh ta gặp khó khăn trong tổ chức vây diệt. Trung đoàn không quân 918 được lệnh sử dụng 3 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ 31, diệt các công sự phòng thủ, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch. Máy bay số 262 của đồng chí Cao, máy bay 265 của đồng chí Hùng và máy bay 267 của đồng chí Tiêm làm nhiệm vụ đánh bom; máy bay số 269 bay trinh sát.

7 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1987, tổ bay 269 cất cánh và quan sát khu vực mục tiêu, cho biết: Trời đầy mây không xác định chính xác mục tiêu. Sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội 3 chiếc AN-26 mang bom tạm thời chờ. 10 giờ 30 phút khí tượng tốt lên; lúc 12 giờ sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội xuất kích, bay theo đường bay Biên Hoà - Công-pông Spư vào tiếp cận mục tiêu. Đến khu vực chiến đấu, phi công không nhìn rõ mục tiêu do trời còn nhiều mây, phải vòng 3 vòng. 12 giờ 10 phút, cả biên đội cắt bom, từ độ cao 2000m. Máy bay 267 thả bom không ra, phải bay vòng thứ 4 mới thả khẩn cấp được. Theo xác minh của mặt trận 479, cả ba máy bay đều đánh chính xác, bom nổ đúng vị trí 31, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều địch, tạo điều kiện cho bộ binh giải quyết trận đánh.

Ở khu vực rừng núi giữa hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát-tam-bang, đầu tháng 2 năm 1987, Khơ-me đỏ tập trung một lực lượng lớn gồm 4 sư đoàn và 7, 8 lữ đoàn bộ binh. Mặt trận 479 và Bộ Tổng Tham mưu quyết định mở một đợt hoạt động lớn (mang mật danh T6), hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh, không quân và pháo binh, đánh tiêu diệt địch, xoá bỏ căn cứ và ngăn chặn địch rút chạy về phía biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.

Trung đoàn không quân 918 được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay AN-26 đánh phá 6 mục tiêu từ B1 đến B6. Trung đoàn chọn hai mục tiêu B1 và B3 cho ngày hoạt động thứ nhất của 4 máy bay AN-26. Máy bay 287 của Nguyễn Xuân Hiển và 269 của đồng chí Nghi đánh mục tiêu B1. Máy bay 261 của Vương Văn Cao và 267 của đồng chí Tiêm đánh mục tiêu B3.

Sáng sớm ngày 21 tháng 2 năm 1987, Nguyễn Hồng Sơn thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Trời mù, tầm nhìn hạn chế, nhưng sở chỉ huy quyết tâm đánh.

Tốp thứ nhất Hiển (285) - Nghi (269) đánh mục tiêu B1 lúc 9 giờ 48 phút. Tốp thứ hai Cao (261) - Tiêm (267) đánh mục tiêu B3 lúc 9 giờ 53 phút. Cả 4 máy bay đều đánh bom trúng mục tiêu, địch chịu thiệt hại nặng nề về lực lượng.

Ngày 22 tháng 2, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 của các đồng chí Hiển, Nghi, Sơn, Tiêm đánh vị trí B4 và B5. Trận đánh bắt đầu lúc 8 giờ 57 phút, các loạt bom đều trúng mục tiêu.

Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch mùa khô 1986- 1987 trên chiến trường Cam-pu-chia.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hellboy139
Thành viên
*
Bài viết: 232


« Trả lời #64 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 09:40:40 pm »

Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Mi 35 nào là phiên bản xuất khẩu của Mi 28 vậy bác, 2 loại này khác nhau bác nhé, Mi 35 là bản xuất khẩu Mi 24 hind E bác ạ
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2011, 09:44:19 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước, mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù...
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #65 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 10:13:59 pm »

Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Bác xem lại hộ em cái đoạn màu đỏ. Mi-35 là bản xuất khẩu của Mi-24V chứ ạ? Còn Mi-24D có phiên bản xuất khẩu là Mi-35P. Em nghĩ có thể ở đây bác nhầm lẫn vì theo phân loại, Mi-24 và Mi-28 đều xếp vào dòng trực thăng yểm trợ hỏa lực. Mi-24 có thêm chức năng vận tải.
Mil là họ của Tổng công trình sư đứng đầu tập thể các công trình sư chế tạo ra dòng trực thăng mà viết tắt là Mi. Khi viết, không ai viết là Mil đâu bác ạ.
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #66 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 10:45:35 pm »

Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Bác xem lại hộ em cái đoạn màu đỏ. Mi-35 là bản xuất khẩu của Mi-24V chứ ạ? Còn Mi-24D có phiên bản xuất khẩu là Mi-35P. Em nghĩ có thể ở đây bác nhầm lẫn vì theo phân loại, Mi-24 và Mi-28 đều xếp vào dòng trực thăng yểm trợ hỏa lực. Mi-24 có thêm chức năng vận tải.
Mil là họ của Tổng công trình sư đứng đầu tập thể các công trình sư chế tạo ra dòng trực thăng mà viết tắt là Mi. Khi viết, không ai viết là Mil đâu bác ạ.
À ừ! Vấn đề Mi - 35 là bản xuất khẩu của Mi - 28 thì tớ nhầm thật, còn Mi - 24 và Mi - 28 được phân loại là trực thăng yểm trợ thì tớ cũng biết điều đó. Nhưng ở NC nhà mình quen dùng là trực thăng vũ trang, nên tớ cũng gõ vậy bàn DesantnhikVDV và bạn hellboy à. 
Logged

MRK
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 08:00:46 pm »

Đọc cái tài liệu của chú Chang, toàn thấy An-26 ném bom nhỉ? Loại này to vật vã dễ dính đòn phòng không lắm, rất may là Pốt nó chỉ thích dùng...cuốc xẻng.

 Ông anh tôi, không quân 1977-1981, thợ sửa chữa máy bay của sân bay Nha trang, Cần thơ, ngày ấy toàn dùng UH-1(nhiều như quân Nguyên) đi...mua cá, mua rượu ngoài chợ,rồi ra...Phú quốc hóng mát, rồi vào U minh...bắt cá. Thỉnh thoảng cũng ngồi máy bay sang K lấy tử sĩ. Anh ta luôn khẳng định:
-Trực thăng ta bay trên bầu trời K, chưa bao giờ bị cao xạ địch bắn. Nhưng khi nào thấy súng bộ binh bắn lên thì con UH-1 vòng lại, khẩu "Mi li gân" 4 nòng(?) nhả đạn tứ tung và cũng...chẳng nhìn thấy thằng nào?
-Đánh Pốt bằng A37, có lúc đeo tới...8 bom, "thằng" Mic 21 chỉ "lăng xăng" hộ tống A37, chẳng tích sự gì.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2011, 08:11:37 pm gửi bởi GiangNH » Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 09:56:00 pm »

Các phiên bản của máy bay vận tải nhẹ C - 47
  Ngoài các phiên bản vận tải và phục vụ lính dù được phát triển từ trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh Triều Tiến, bước vào cuộc chiến tranh VN. Để chống lại các hoạt động vận tải của ta trên đường Trường Sơn, KQ Mỹ đã đặt hàng hãng Douglas phát triển phiên bản vũ trang trên cơ sở khung sườn của máy bay vận tải C - 47, phiên bản này được gọi là AC - 47. Các thiết bị điện tử hàng không và thông tin liên lạc cũng như cách bố trí trên máy bay tương tự như trên phiên bản C - 47 vận tải, tuy nhiên AC - 47 được trang bị mới động cơ. AC - 47 dùng loại động cơ Pratt & Whitney R-1830 tổng công suất động cơ là 2400 mã lực, máy bay được trang bị 3 khẩu súng máy 7,62mm loại GAU-2, cùng 2 khẩu súng máy 12,7mm được bố trí ở 2 cửa 2 bên thân máy bay đồng thời AC - 47 còn có khả năng mang bom MK - 81

  Năm 1962 để phục vụ cho việc chuẩn bị mở chiến tranh phá hoại bằng không quân ra MB, KQ Mỹ đã phát triển mẫu máy bay tác chiến điện tử EC - 47, về các phương tiện điện tử hàng không, thông tin liên lạc EC - 47 sử dụng chung với mẫu AC - 47. Điểm khác biệt nằm ở chỗ trong khoang máy bay có bố trí các thiết bị ECM để thực hiện các phương án tác chiến điện tử, đồng thời ở phía trên nóc máy bay là nơi bố trí các anten của khối thiết bị ECM trong khoang máy bay.
 
Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 11:15:13 pm »

Thống số kỹ thuật của máy bay vận tải nhẹ C - 47

                                           Hãng sản xuất: Douglas
                                           Năm sản xuất: 1941
                                           Năm đưa vào trạng bị: 1941
                                           Tổ bay: 3 người
                                           Chiều dài máy báy: 19m
                                           Chiều cao máy bay: 5m
                                           Chiều dài sải cánh: 29m
                                           Diện tích cánh: 91m2
                                           Trần bay: 8000m
                                           Trọng tải cất cánh tối đa: 15T
                                           2 động cơ pistong làm mát bằng gió R - 1830 tổng công xuất 2500 mã lực
                                           Tốc độ tối đa: 300km/h
                                           Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu: 250km/h
                                           Tầm hoạt động của máy bay: 2000km
                                               
Logged

MRK
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM