Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:31:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay  (Đọc 210447 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #50 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 12:43:03 am »

Lịch sử hoạt động của máy bay vận tải An - 26
Trên thế giới máy bay vận tải An - 26 được trang bị cho không quân của nhiều nước như Liên Xô; Ba Lan; Trung Quốc... An - 26 đã tham gia vào cuộc chiến tranh tại Apganixtan với vai trò máy bay vận tải chiến thuật của KQ LX, cuộc chiến tranh Iran - Irac trong đội hình KQ của cả 2 nước tham chiến. Ngoài ra An - 26 còn phục vụ trong các hãng hàng không dân dụng như: Lao Airlines;Aerocom;Yakutia Airlines...


 Tại Việt Nam máy bay vận tải An - 26 được nước bạn viện trợ cho KQNDVN vào khoảng những năm 80 của thế kỉ trước, bao gồm 2 phiên bản là An - 26B và An - 26R. Hiện nay KQNDVN vẫn duy trì sử dụng số lượng XX chiếc An - 26 tại C - 917 và C - 918, Máy bay An - 26 được KQNDVN sử dụng cho các hoạt động vận tải, huấn luyện lực lượng dù và tham gia các chuyến bay báo bão cũng như tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển. Chiến dịch vận tải lớn nhất mà An - 26 được KQNDVN huy động là cầu hàng không vận tải hàng hóa Hà Nội - Vinh trong trận lũ lụt lịch sử xẩy ra tại các tỉnh Miền Trung năm 1999.  


Máy bay vận tải An - 26B của KQNDVN
Logged

MRK
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 07:57:30 pm »

Tại Việt Nam máy bay vận tải An - 26 được nước bạn viện trợ cho KQNDVN vào khoảng những năm 80 của thế kỉ trước, bao gồm 2 phiên bản là An - 26B và An - 26R. Hiện nay KQNDVN vẫn duy trì sử dụng số lượng XX chiếc An - 26 tại C - 917 và C - 918, Máy bay An - 26 được KQNDVN sử dụng cho các hoạt động vận tải, huấn luyện lực lượng dù và tham gia các chuyến bay báo bão cũng như tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển. Chiến dịch vận tải lớn nhất mà An - 26 được KQNDVN huy động là cầu hàng không vận tải hàng hóa Hà Nội - Vinh trong trận lũ lụt lịch sử xẩy ra tại các tỉnh Miền Trung năm 1999. 

Phải gọi là E 917 / E 918  hoặc C17 / C 18 mới đúng , E 917 là Đoàn KQ Trực thăng Đồng Tháp bay Uh-1 và các loại Mil-xx bạn ạ !
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 08:22:52 pm »

Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. Angry
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 08:45:57 pm »

Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. Angry
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
Logged

MRK
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2011, 09:35:57 pm »

Máy bay vận tải Douglas C-47 (Skytrain)

1) Thiết kế
Máy bay vận tải C - 47 được hãng Douglas phát triển cho KQ Mỹ và đồng minh trong những năm 40 của thế kỉ 20 trên cơ sở khung thân của máy bay chở khách Douglas DC - 3. C - 47 khi được sử dụng trong KQ của các nước đông minh tại Châu Âu của Mỹ thì mang tên Dakota, ngoài ra C - 47 còn được sản xuất theo giấy phép tại Liên Xô mang tên Li - 2. C - 47 không chỉ được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ 2 mà còn cả trong chiến tranh Triêu Tiên và chiến tranh Việt Nam sau nay nữa.

Máy bay C - 47 là máy bay vận tải hạng nhẹ, thân hẹp cánh bằng được thiết kế để làm nhiệm vụ vận tải và phục vụ tác chiến của lính dù, máy bay được lắp 2 động cơ bistong cánh quạt làm mát bằng gió R-1820 hoặc loại động cơ R-2000 có công suất từ 1500 - 2000 sức ngựa tùy vào phiên bản máy bay và loại động cơ được lắp đặt cho máy bay.

 


 C - 47 được thiết kế bộ càng đáp gồm 3 bánh đáp, trong đó 2 bánh đáp chính được đặt ngay dưới 2 động cơ và có thể gập vào được khi máy bay đã ồn định độ cao và trong quá trình bay của máy bay, riêng với bánh đáp thứ 3 thì không thể gập vào được, C - 47 cũng được thiết kế khoang chứa nhiên liệu nằm ngay trong 2 cánh của máy bay. Và máy bay có 2 cửa mở ra ở 2 bên thân máy bay, điểm đặc biệt là C - 47 là 1 trong những loại máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống "Auto pilot" hệ thống lái tự động, cùng các thiết bị liên lác đối đất và đối không giúp cho phi công dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc điều khiển máy bay.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2011, 09:44:36 pm gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #55 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 05:29:22 pm »

Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. Angry
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #56 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 05:41:16 pm »

Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. Angry
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Logged

MRK
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #57 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 07:49:44 pm »

Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. Angry
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
917 nhiều Mi 24 niêm cất lắm đấy Su22m4 ạ Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:24:03 pm »

Cả An-2 và An-26 đều được sử dụng làm nhiệm vụ ném bom khá nhiều trên chiến trường K. Trích LS dẫn đường KQ:

Theo yêu cầu nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-chia bảo vệ thành quả cách mạng, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1987, lực lượng An-2 của Trung đoàn 918 được dẫn bay cơ động chuyển sân từ Tân Sơn Nhất sang Pô Chen Tông. Ngày 1 tháng 10 năm 1987, tổ bay An-2 do Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh chỉ huy, từ Pô Chen Tông lên Xiêm Riệp. Ngày 2 tháng 10, trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 đưa tổ chỉ huy bay và tổ bay An-2 đi quan sát khu vực mục tiêu ở phía tây Xiêm Riệp. Tại đây tàn quân Khơ-me đỏ lập căn cứ gồm 210 nóc nhà cả trong rừng rậm và ở ven hồ. Các đơn vị bộ binh của ta đã bí mật bao vây cách căn cứ khoảng 5km và sẵn sàng chờ lệnh tiến công.

5 giờ sáng ngày 4 tháng 10 năm 1987, Tiểu đoàn giang thuyền của ta tiến vào mục tiêu ở cự ly 10 km. 6 giờ, tổ bay An-2 cất cánh và được dẫn chính xác theo đường bay: Xiêm Riệp-bát Tam Băng-mục tiêu. Từ độ cao 800 đến 1 000m, Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh cho An-2 vào bổ nhào và ném hai loạt đạn cối, mỗi loạt 16 quả đều trúng mục tiêu. Sau đó anh vòng ra để nạp thêm 32 quả nữa lên giá cối và vòng trở lại ném tiếp loạt vào mục tiêu, rồi thoát ly về hạ cánh. Tại căn cứ Xiêm Riệp lực lượng quân giới đã chờ sẵn và lắp tiếp 64 quả cối lên máy bay. 7 giờ 30 phút, An-2 cất cánh đánh đợt hai theo đường Xiêm Riệp-Cro Lanh (tây bắc Xiêm Riệp 43km)-mục tiêu. Ngay sau loạt đạn cối cuối cùng của An-2, các đơn vị bộ binh và Tiểu đoàn giang thuyền nhanh chóng tiến công, tiêu diệt địch và làm chủ căn cứ.

Đây là trận đầu ra quân của lực lượng An-2 trong nhiệm vụ mới, trên chiến trường mới, giành thắng lợi giòn giã và lập công xuất sắc. An-2 đã giữ vững truyền thống đánh thắng địch và phát huy truyền thống đó trong chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh. Đội ngũ dẫn đường trên không đã nắm chắc cách đánh của An-2, thực hiện dẫn bay chính xác, góp phần nâng cao sức mạnh hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và bộ binh.

Tính đến cuối năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không An-2 tham gia dẫn đánh 16 trận, ném 1.460 quả đạn cối. Ngoài ra, làm nhiệm vụ rải truyền đơn và gọi loa địch vận cũng đã được dẫn đường trên không An-2 thực hiện rất hiệu quả.


------
Ngày 8 tháng 3 năm 1984, Trung đoàn 918 đưa 8 An- 26 vào chuẩn bị chiến đấu tại Biên Hòa. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển và Chủ nhiệm Kỹ thuật Đặng Thí trực tiếp kiểm tra lần cuối cùng tất cả các mặt bảo đảm. 7 máy bay được lắp bom, mỗi chiếc mang 27 quả MK-81 và 1 máy bay làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy. 6 giờ sáng ngày 9 tháng 3, tổ bay An-26 của Trung đoàn trưởng chở Tham mưu trưởng Quân chủng Nguyễn Ngọc Độ bay trinh sát thời tiết khu vực chiến đấu. 10 giờ, An-26 nhận lệnh xuất kích, từng chiếc một nối nhau cất cánh. Tổ bay dẫn đầu đội hình do Trung đoàn trưởng chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Đặng Văn Lự, lập vòng chờ để tập hợp đội hình, sau đó bay lên Buôn Ma Thuột, qua Kamăng Chông (tây bắc Buôn Ma Thuột 85km) và Kaoh Nhek (Kô Nhiếch, tây Kamăng Chông 40km). 6 chiếc bay sau gồm các lái chính: Nguyễn Thành Trung, Trần Văn Quang, Nguyễn Như Nghi, Nguyễn Hồng Sơn, Phan Hữu Hùng và Mai Chí Lưu phụ trách. 1 chiếc bay cuối cùng đội hình để chuyển tiếp chỉ huy do lái chính Trần Tấn Bửu đảm nhiệm. 11 giờ 34 phút, tổ bay dẫn đầu đội hình giữ hướng bay 265 độ, qua Kaoh Nhek, tiếp cận mục tiêu ở phía trước 29km, dẫn đường trên không Đặng Văn Lự ngắm chính xác, Trung đoàn trưởng ra lệnh ném bom. Sau khi bom đã ra hết, Trung đoàn trưởng điều khiển máy bay vòng trở lại quan sát và chỉ huy các máy bay trong đội hình của mình thực hiện hết kế hoạch ném bom đã được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt. Đội hình An-26 thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, lấy hướng về Tân Sơn Nhất và lần lượt vào hạ cánh an toàn. Cấp trên thông báo bom của An-26 rơi trúng căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO.

Tin chiến thắng lan nhanh, ngày 9 tháng 3 năm 1984, được ghi nhận là ngày An-26 của Không quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu. Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 đã lập thành tích xuất sắc, ghi thêm chiến công mới cho ngành Dẫn đường Quân chủng Không quân: dẫn thành công máy bay vận tải do bạn sản xuất, được ta cải tiến mang bom hệ 2, ném trúng mục tiêu được giao với đội hình chiến đấu mới.

Phát huy các thành tích vừa đạt được, ngày 10 tháng 3 năm 1984, hai trung đoàn 918 và 917 đã tổ chức thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng đạt hiệu suất chiến đấu rất cao vào khu căn cứ quan trọng của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO nằm trên địa bàn vùng đông bắc Cam-pu-chia.

Sáng sớm 10 tháng 3, tổ bay của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 chở Tham mưu trưởng Quân chủng và Tổ tham mưu chiến dịch lên Buôn Ma Thuột nhận nhiệm vụ chiến đấu, sau đó bay trinh sát khu vực mục tiêu và thời tiết Phương án đánh địch của An-26 rất nhanh chóng được thông qua: 7 An-26 chia làm hai tốp, tốp thứ nhất 4 chiếc do Trung đoàn trưởng chỉ huy đánh vào sườn phía đông và tốp thứ hai 3 chiếc do lái chính Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy đánh vào cao điểm 208 (tây-tây nam Kaoh Nhek 36km). Đội hình chiến đấu và đường bay đánh địch, cơ bản được giữ nguyên như hôm trước.

Chiều 10 tháng 3, theo lệnh từ Buôn Ma Thuột, lực lượng An-26 cất cánh đúng kế hoạch tác chiến. Khi còn cách mục tiêu vài phút bay, Trung đoàn trưởng ra lệnh tách tốp, đánh đúng phương án. Dẫn đường trên không Đặng Văn Lự dẫn chính tốp thứ nhất và dẫn đường trên không Đỗ Tuấn dẫn chính tốp thứ hai. Cả hai tốp đồng loạt ném bom trúng mục tiêu vào lúc 14 giờ 07 phút. Cách dẫn An-26, lại một lần nữa phục vụ đắc lực cho cách đánh mới đã được nghiên cứu kỹ.

Trong năm 1985, điểm nổi bật trong cách đánh của Trung đoàn 918 là thường xuyên thay đổi đội hình chiến thuật. Ngày 31 tháng 3 năm 1985, trung đoàn sử dụng đội hình 1+2+2, trong đó, 1 chiếc bay trinh sát thời tiết và khu vực mục tiêu trước trận đánh, đôi thứ nhất mang MK-81 và đôi thứ hai mang CBU-49 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở đông bắc Bát Tam Băng 24km, làm cho chúng bị thiệt hại nặng cả về người và vũ khí. Ngày 26 tháng 4 năm 1985, trung đoàn áp dụng đội hình 1+1+3 đánh vào vị trí co cụm lực lượng của địch tại khu vực rừng núi ở đông-đông bắc Kra Chie 77km: 1 chiếc làm nhiệm vụ sinh sát thời tiết, 1 chiếc chụp ảnh khu vực mục tiêu, 3 chiếc còn lại đều mang bom MK-81. Ngày 22 tháng 9 năm 1985, trung đoàn lại vận dụng đội hình và phương án mang bom như ngày 31 tháng 3 để đánh 2 mục tiêu tại khu vực núi Chi (bắc-tây bắc Kra Chie 62km). Đến đầu tháng 12 năm 1985, Trung đoàn không quân 918 liên tiếp sử dụng 7 máy bay A-26 đánh nhiều trận với đội hình chiến thuật 1+3+3 hoặc 1+2+2+2, trong đó dùng 1 chiếc vừa trinh sát thời tiết vừa chụp ảnh khu vực mục tiêu cả trước và sau trận đánh.

Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 luôn nắm chắc ý định tổ chức đánh địch của Trung đoàn trưởng, tính toán và dẫn bay chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi đội hình chiến thuật đã trực tiếp góp phần nâng cao hiệu suất chiến đấu trong từng trận đánh của trung đoàn.

Năm 1986, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 tập trung dẫn bay cho nhiệm vụ chiến đấu là chủ yếu, còn đối với đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918, ngoài dẫn bay chiến đấu còn phải tham gia thực hiện dẫn bay chuyên chở cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện luân chuyển công tác và đón nhận thương binh về hậu phương.

Mùa khô năm 1986-1987, các đợt truy quét tàn quân Khơ me đỏ bước vào thời kỳ cao điểm. Tháng 1 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 dẫn đánh 4 trận với 25 lần/chiếc, 12 lần/chiếc trinh sát, chỉ thị mục tiêu 3 lần/chiếc yểm hộ khu vực và sẵn sàng cấp cứu, gần 200 chuyến bay chuyên chở gần 800 lượt cán bộ, chiến sĩ đi công tác, đón hơn 300 thương binh và nhận 60 hài cốt liệt sĩ về tuyến sau, vận chuyển 10 tấn hàng quân sự. Tháng 2 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918 dẫn đánh 3 trận: Trận ngày 16, 3 An-26 đánh vào mục tiêu nằm ở bình độ 1.000m cạnh điểm cao 1.771 giáp ranh 3 tỉnh Cô Công, Pô Xát và Kông Pông Chnăng. Trận ngày 21, hai đôi An-26 đánh 2 mục tiêu ở tây bắc Biển Hồ 30km trong điều kiện trời mù, tầm nhìn rất hạn chế. Trận ngày 22, hai đôi An-26 đánh tiếp 2 mục tiêu còn lại cũng nằm tại khu vực trên, nhưng trong điều kiện thời tiết tốt hơn. Tất cả các trận của An-26 đều đánh trúng mục tiêu.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 08:32:41 pm »

Thêm thông tin từ LS e918:

Trong thời gian từ năm 1981 đến năm 1983, Quân chủng Không quân thường xuyên phối hợp với các lực lượng vũ trang Quân khu 5 mở các đợt truy quét bọn phun-rô trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, gây cho chúng những tổn thất lớn và cơ bản làm tan rã các tổ chức chính trị, quân sự của phun-rô. Bị truy quét mạnh và chịu tổn thất lớn về lực lượng, chúng rút vào vùng rừng núi, tập hợp thành các nhóm nhỏ, lén lút hoạt động cướp bóc, gây rối, phá hoại.

Tàn quân phun-rô dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ tiếp tục hoạt động, câu kết với tàn quân khơ-me đỏ gây khó khăn cho bộ binh ta trong việc truy quét tiêu diệt chúng. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng máy bay ném bom và trực thăng vũ trang chi viện hoả lực cho bộ binh Quân khu 5 đánh phá căn cứ phun -rô.

Tư lệnh Không quân quyết định sử dụng một phần lực lượng của hai Trung đoàn không quân 917 và 918 cho chiến dịch truy quét phun-rô. Trung đoàn không quân 917 sử dụng 3 máy bay trinh sát U-17 và ba biên đội trực thăng MI-8, Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng lớn AN-26 tham gia chiến đấu.

Vào thời điểm đầu năm 1984, nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trên máy bay AN-26 của Trung đoàn không quân 918 có những bước tiến vững chắc, hầu hết phi công và nhân viên bay đã qua thực hành ném bom thật, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình 6 chiếc, 9 chiếc, 12 chiếc ban ngày.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, Đảng uỷ trung đoàn ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm giành thắng lợi ngay từ trận đầu, đợt đầu và từ loạt bom đầu tiên. Năm năm sau chiến công đầu ngày 28 tháng 12 năm 1979 ở mặt trận Bô-keo, lần này trung đoàn xuất quân với loại máy bay mới, đội hình mới và cách đánh mới. Đây là lần đầu tiên máy bay AN-26 trực tiếp tham gia chiến đấu. Đánh thắng giòn giã để xây dựng truyền thống và củng cố niềm tin là mục tiêu cao nhất của Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân và lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn không quân 918.

Đảng uỷ trung đoàn động viên đội ngũ phi công và nhân viên bay, cán bộ, chỉ huy và nhân viên kỹ thuật, hậu cần phát huy tinh thần tiến công, đoàn kết hiệp đồng, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi.

Trung đoàn mở đợt sinh hoạt rộng rãi, giáo dục cho bộ đội về ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời tổ chức các hội nghị dân chủ bàn cách đánh, xây dựng các phương án tác chiến phù hợp với tình hình đơn vị, địa hình và mục tiêu. Kế hoạch tìm kiếm cấp cứu và giải quyết chính sách được xây dựng chi tiết và cụ thể.

Trung đoàn lập kế hoạch sử dụng 8 máy bay AN-26 cho nhiệm vụ, trong đó 7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu (7x27 = 189 quả bom MK-81), chiếc thứ 8 làm nhiệm vụ
chuyển tiếp liên lạc trên không. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Kế hoạch chiến đấu được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt.

Ngày 8 tháng 3 năm 1984, cán bộ nhân viên kỹ thuật tiến hành công tác chuẩn bị bay cho 8 máy bay AN-26 số 285, 245, 287, 274, 276, 269, 265 và 257. Cơ số bom được đưa lên khoang máy bay. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển và chủ nhiệm kỹ thuật Đặng Thí trực tiếp kiểm tra lần cuối công tác bảo đảm kỹ thuật cho chiến đấu.

Ngày 9 tháng 3 năm 1984, từ sáng sớm, bãi huấn luyện và khu trực ban chiến đấu của Trung đoàn đã sôi động bởi tiếng xe máy, tiếng rít của động cơ máy bay và tiếng xé gió của cánh quạt Toàn trung đoàn sẵn sàng bước vào một ngày mang dấu ấn lịch sử: Ra quân đánh thắng trận đầu trên máy bay AN-26.

6 giờ sáng, tổ bay Nguyễn Xuân Hiển thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Đại tá Nguyễn Ngọc Độ, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, cùng bay trên chuyến bay trinh sát.

10 giờ sáng, sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội AN-26 xuất kích chiến đấu. Từng chiếc AN-26 nối nhau lăn ra đầu đường băng, chuẩn bị cất cánh. Máy bay số 285 của tổ bay Hiển - Châu - Lự - Minh - Quang làm nhiệm vụ dẫn đội. Máy bay của Nguyễn Thành Trung bay số 2, đồng chí Quang bay số 3, đồng chí Nghi bay số 4, đồng chí Hồng Sơn bay số 5, đồng chí Hùng bay số 6, đồng chí Lưu bay số 7. Máy bay số 257 của tổ bay Trần Tấn Bửu làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không.

Nguyễn Xuân Hiển cho máy bay cất cánh và bay vào khu chờ để tập hợp đội hình; ít phút sau, những máy bay còn lại lần lượt cất cánh, lấy độ cao. Chỉ huy biên đội tập hợp đội hình và dẫn đội bay về phía mục tiêu theo đường bay được xác định trong phương án chiến đấu. Nguyễn Xuân Hiển nhắc các tổ giữ đúng cự ly, bám sát đội hình.

11 giờ 34 phút, máy bay 285 tiếp cận mục tiêu, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh thả bom. Đặng Văn Lự ấn nút cắt bom, từng chùm bom bay ra khỏi bụng máy bay, lao xuống mục tiêu. Nguyễn Xuân Hiển cho máy bay vòng lại quan sát và chỉ huy biên đội lao vào đánh phá mục tiêu. Khói lửa bùng lên dữ dội, bao trùm một khu vực rộng, nơi có căn cứ của quân phỉ phun-rô. Số 7 đánh bom cuối cùng, thoát ly khu vực chiến đấu, biên đội bay về hướng sân bay Tân Sơn Nhất. Cả biên đội lần lượt hạ cánh an toàn. Từ nhà chờ ở bãi huấn luyện, hơn một trăm cán bộ, chiến sỹ ào ra, sung sướng chào đón các đồng chí phi công và nhân viên bay dũng cảm, chiến đấu thắng lợi trở về.

Mặt trận 579 thông báo trận oanh tạc của biên đội máy bay AN-26 đã đánh trúng căn cứ của phun-rô. Ngày 9 tháng 3 năm 1984  được ghi nhận là ngày máy bay AN-26 của Không quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu.

Phát huy truyền thống trận đầu ra quân thắng lợi, lực lượng máy bay An-26 liên tục xuất kích chiến đấu, liên tục lập công. Tối 9 tháng 3 năm 1984, thường vụ đảng uỷ và ban chỉ huy trung đoàn họp rút kinh nghiệm trận đánh và thông qua phương án chiến đấu của ngày 10  tháng 3.

Sáng sớm ngày 10 tháng 3 năm 1984, tổ bay của Nguyễn Xuân Hiển đưa đại tá Nguyễn Ngọc Độ, Tham mưu trưởng Quân chủng và tổ tham mưu tác chiến bay lên sân bay Buôn Ma Thuột nhận nhiệm vụ chiến đấu và trinh sát mục tiêu. Phương án chiến đấu nhanh chóng được thông qua: Chia hai tốp đánh vào hai sườn của mục tiêu. Tốp thứ nhất gồm 4 máy bay AN-26 do Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy, đánh vào sườn phía đông; tốp thứ hai gồm 3 máy bay AN-26, do Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy, đánh vào điểm cao 208.

Trận đánh được thực hiện vào buổi chiều ngày 10 tháng 3 năm 1984; đội hình xuất kích giữ như trong trận ngày 9 tháng 3. Nguyễn Chí Cự thay Trần Tấn Bưu bay máy bay số 7, trực tiếp tham gia chiến đấu. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển chỉ huy biên đội bay vào khu vực mục tiêu.

Cách mục tiêu hai phút bay, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh tách tốp theo phương án chiến đấu. Đặng Văn Lự dẫn đường tốp thứ nhất, Đỗ Văn Tuấn dẫn đường tốp thứ hai, cùng ấn nút thả bom xuống mục tiêu lúc 14 giờ 07 phút. Các máy bay nối tiếp nhau vào đánh bom. Khói lửa bao trùm điểm cao 208 và sườn phía đông mục tiêu. Trận đánh diễn ra chóng vánh, biên đội về sân bay Tân Sơn Nhất hạ cánh an toàn.

Bộ chỉ huy Mặt trận 579 thông báo: Không quân đánh bom trúng khu vực co cụm của phun-rô, một số bị thương vong, số còn lại tản ra thành từng tốp nhỏ. Hệ thống thông tin chỉ huy của chúng bị tê liệt hoàn toàn.

Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Không quân tiếp tục sử dụng lực lượng máy bay AN-26 đánh phá, triệt bỏ hoàn toàn các căn cứ mới của phun-rô.

Trung đoàn không quân 918 khẩn trương chuẩn bị lực lượng và lập phương án chiến đấu. Trung đoàn sử dụng 13 máy bay AN-26, chia làm ba tốp, đồng loạt đánh phá căn cứ của lực lượng phun-rô. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển là biên đội trưởng biên đội 1 trực tiếp chỉ huy trận đánh. Biên đội 1 gồm 6 máy bay, do các đồng chí Quý, Nghi, Quyết, Cao và Sáng điều khiển, đánh mục tiêu số 4.

Biên đội 2 gồm 3 máy bay AN-26, do Nguyễn Thành Trung làm biên đội trưởng, đồng chí Hùng số 2 và đồng chí Lưu số 3, đánh mục tiêu số 3.

Biên đội 3 có 4 máy bay AN-26, do Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy, đồng chí Tuyên số 2, đồng chí Quang số 3, đồng chí Bửu số 4, đánh mục tiêu số 5.

Vị trí ba mục tiêu 3, 4, 5, cách nhau không xa. Các biên đội thực hiện ném bom theo toạ độ.

Buổi trưa ngày 16 tháng 3 năm 1984, máy bay AN-26 số 278 của tổ bay Cúc - Độ - Liệu - Lưu - Lâm thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Trời đẹp, ít mây, rất thuận lợi cho nhiệm vụ đánh bom các vị trí co cụm của Phun-rô. Các biên đội AN-26 bay theo đường bay Biên Hoà - Snoul - ngã ba mục tiêu (tọa độ 106độ 35' 40" – 12độ 36') - Tân Sơn Nhất .
14 giờ 45 phút, ba biên đội AN-26 lần lượt xuất kích. Gần khu vực chiến đấu, các biên đội cải hướng bay, tiếp cận mục tiêu 15 giờ 40 phút, các biên đội đồng loạt cắt bom xuống tọa độ được đánh dấu trên bản đồ bay. Các trạm quan sát mặt đất của bộ binh thông báo: Không quân đánh bom chính xác, trúng mục tiêu của phỉ phun-rô và Sư đoàn 920 Khơ-me đỏ.

Ba biên đội AN-26 thoát ly khu vực chiến đấu, bay về đến căn cứ hạ cánh, chuẩn bị cho trận chiến đấu sau.

Sau nhiều lần bị bộ đội tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Cam-pu-chia truy quét, tàn quân Khơ-me đỏ thuộc quân khu Đông Bắc tập trung về vùng rừng núi tỉnh Krachê, đặt cơ quan đầu não cấp tỉnh để chỉ đạo các hoạt động quân sự và gây rối ở vùng biên giới thuộc địa phận Quân khu 5.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM