Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:29:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273037 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #390 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:32:27 pm »

Hoàng đế Alekxandr chứ không phải tôi. Các ông đề nghị tôi đàm phán trong khi tôi đã chi tiêu bạc triệu, trong khi các ông liên kết với nước Anh và khi tình thế của các ông bất lợi - các ông đề nghị đàm phán với tôi - Thế thì các ông liên kết với nước Anh nhằm mục đích gì? Nước Anh đã cho các ông những gì. - Ông ta nói hấp tấp, bây giờ hẳn không còn có ý lái câu chuyện trở lại chỗ trình bày những lợi ích của việc ký kết hoà ước hay thảo luận xem có thể ký hoà ước được không, mà chỉ muốn tỏ rõ rằng mình phải, mình mạnh, và chứng minh rằng Alekxandr là trái, là sai.
   
Khi mở đầu cuộc nói chuyện ông ta chỉ có ý muốn biểu dương ưu thế của mình và cho người ta thấy rằng tuy thế mình vẫn nhận mở cuộc đàm phán. Nhưng Napoléon đã bắt đầu nói rồi, và càng nói ông càng mất tự chủ trong lời lẽ.

Bây giờ rõ ràng là ông chỉ nói để đề cao mình lên và lăng nhục Alekxandr, nghĩa là để làm chính cái việc mà lúc ban đầu ông chẳng muốn tí nào.

- Nghe nói các ông ký hoà ước với Thổ Nhĩ Kỳ rồi phải không?
   
Balasov cúi đầu tỏ ý khẳng định.

- Hoà ước đã được ký kết. - Ông ta mở đầu.

Nhưng Napoléon không để cho ông ta nói. Có thể thấy rõ rằng bây giờ Napoléon cần nói một mình, ông tiếp tục nói một cách hùng hồn và với một vẻ bực tức không hề kiềm chế, như những người quen được cuộc sống nuông chiều vẫn thường làm.

- Phải, tôi biết, các ông ký hoà ước với người Thổ tuy các ông chưa được thu lại hai tỉnh Moldavi và Valakhi. Còn như tôi thì tôi sẵn sàng cho nhà vua các ông hai tỉnh này cũng như tôi đã từng cho các ông xứ Phần Lan. Phải, - Napoléon nói tiếp. - Tôi đã hứa và tôi sẵn lòng cho hoàng đế Alekxandr hai tỉnh Moldavi và Valakhi, nhưng bây giờ thì ông ta sẽ không có được hai tỉnh giàu đẹp ấy nữa rồi. Lẽ ra vua và các ông có thể sáp nhập hai tỉnh ấy vào đế quốc Nga, và chỉ trong một triều vua ông ta đã có thể mở rộng bờ cõi nước Nga từ vịnh Botni đến cửa sông Donao. Đến Ekatemia, Đại nữ hoàng cũng không thể làm hơn được, - Napoléon càng nói càng hăng, vừa nói vừa đi trong phòng, nhắc lại cho Balasov nghe những lời gần đúng hệt như những lời ông đã nói với Alekxandr ở Tilzip.

- Giá ông ta biết giữ tình bạn của tôi thì đã được tất cả những cái đó rồi. Ô! Một triều vua như vậy đẹp đẽ biết nhường nào, đẹp đẽ biết nhường nào! - Ông ta nhắc đi nhắc lại mấy lần như vậy, rồi đừng lại, thọc tay vào túi lấy hộp thuốc lá bằng vàng và đưa lên mũi hít một cách hăm hở. - Giá được như vậy thì triều đình Alekxandr sẽ đẹp đẽ biết nhường nào!

Ông ta nhìn Balasov có vẻ thương hại và Balasov vừa hé miệng toan nói một câu gì thì ông ta đã hấp tấp ngắt lời ngay.

- Giá ông ta biết giữ tình bạn của tôi thì muốn gì mà chả được?
   
Napoléon vừa nói vừa so vai tỏ vẻ băn khoăn:

- Nhưng không, ông ta lại thích dung nạp những kẻ thù của tôi hơn, mà đó là những con người thế nào kia chứ? Ông ta dung nạp những bọn như Stanin, Amlfeld, Benrigxen, Vintxigherot. Stanin là một tên phản bội bị đuổi ra khỏi tổ quốc; Armfeld là một kẻ truỵ lạc và giảo hoạt; Vintxigherot là một công dân Pháp đào ngũ, Benrigxen thì ít nhiều còn ra con nhà võ hơn bọn kia, nhưng vẫn là một tên bất tài, dạo 1807 chẳng biết làm ăn ra sao cả và lẽ ra phải gợi lại cho Alekxandr những kỷ niệm khủng khiếp lắm mới phải… nếu quả bọn ấy có năng lực thì còn có thể dùng được. - Napoléon nói tiếp, lời nói chật vật lắm mới theo kịp những luận chứng không ngừng nẩy ra trong óc để cho Balasov thấy rõ rằng ông ta phải hay ông ta mạnh (trong quan niệm của Napoléon thì cái đó chỉ là một), - nhưng đằng này chúng nó có tài cán gì đâu: thời bình hay thời chiến chúng vẫn là đồ vụng! Nghe nói Barclay có tài nặng hơn cả bọn kia, nhưng cứ xem những cách hành quân của hắn dạo đầu thì tôi chả thấy thế. Và tất cả cái bọn triều thần ấy làm gì, chúng làm cái gì. Plul thì đề nghị, Amlfeld thì bác bỏ, Benrigxen thì khảo sát, còn Barclay, người có nhiệm vụ hành động thì chẳng biết nên quyết định làm gì, trong khi đó thì thời gian cứ trôi qua. Chỉ có một mình Bagration thật là có nhãn lực và quả quyết… thế còn nhà vua trẻ của các ông thì đóng vai trò gì trong cái đám người không ra hồn ấy? Họ làm trò gì trong cái đám người không ra hồn ấy? Họ làm cho ông ta mất thanh danh và có việc gì xảy ra họ cũng đồ hết trách nhiệm cho ông ta cả. Một nhà vua chỉ nên ở quân doanh khi nào mình là một tướng lĩnh! - Napoléon nói, hẳn là có ý ném thẳng câu này vào mặt Alekxandr như một lời thách thức. Ông ta thừa biết rằng Alekxandr rất muốn đóng vai trò thống soái.

- Chiến dịch đã bắt đầu được một tuần rồi mà các ông cũng không biết cách phòng thủ Vilna. Các ông đã bị cắt ra làm đôi và bị đuổi ra khỏi các tỉnh Ba Lan rồi. Quân đội các ông đang oán thán.

- Tâu hoàng thượng, trái lại… Balasov nói, bấy giờ ông ta chật vật lắm mới nhớ được những điều người ta nói với mình và theo kịp những lời tung ra tới tấp như pháo hoa này - Trái lại quân đội chúng tôi nức lòng muốn…
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #391 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:33:07 pm »

- Tôi biết hết, - Napoléon ngắt lời Balasov, - Tôi biết hết, tôi biết số tiểu đoàn của các ông một cách chính xác như số tiểu đoàn của tôi vậy. Quân số các ông không đầy hai mươi vạn, còn quân số của tôi thì đông gấp ba lần như thế, tôi xin lấy danh dự mà nói với ông như vậy - Napoléon quên khuấy đi rằng lời nói danh dự ấy không thể nào có nghĩa lý gì hết - Tôi xin lấy danh dự mà nói với ông rằng tôi hiện có năm mươi ba vạn quân ở phía bên này sông Vixla, các ông không thể trông mong gì vào quân Thổ được: họ chẳng làm được trò trống gì đâu và họ đã chứng minh điều đó khi ký hoà ước với các ông. Người Thuỵ Điển thì có cái số bị những ông vua điên rồ cai trị. Vua của họ điên, họ phế truất ông ta đi và tôn Bemadot lên làm vua. Vừa làm vua một cái là Beradot đã phát điên ngay, bởi vì đã là người Thuỵ Điển thì chỉ có điên mới đi liên kết với nước Nga. - Napoléon mỉm cười hiểm độc và lại đưa thuốc lá lên mũi hít.
   
Napoléon nói ra câu nào, Balasov cũng muốn bác lại; chốc chốc ông ta lại nhấp nhỏm như đang muốn nói gì, nhưng Napoléon cứ cướp lời ông ta. Khi nghe nói đến bệnh điên rồ của người Thuỵ Điển. Ông ta muốn bác bỏ lại rằng nước Thuỵ Điển là một hòn đảo khi có nước Nga làm hậu thuẫn; nhưng Napoléon điên tiết quát to lên để át giọng ông ta. Napoléon đang ở trong cái trạng thái khích động thúc đẩy ông ta thấy cần nói, nói nữa, nói mãi để chứng minh cho mình thấy là mình đúng. Balasov thấy khó xử quá: là một sứ giả, ông sợ mất thể diện nên không bác lại; nhưng là một con người, ông giữ vững tinh thần trước cơn phẫn nộ vô cớ bấy giờ đã làm cho Napoléon mất hẳn tự chủ. Ông biết rằng tất cả những lời Napoléon nói ra trong lúc này đều không có ý nghĩa gì, rằng khi trấn tĩnh lại ông ta sẽ lấy làm xấu hổ về những lời nói đó.

Balasov đứng yên, mắt nhìn xuống phía đôi chân béo đẫy của Napoléon đang đi đi lại lại, và cố tránh nhìn vào mặt ông ta.

- Nhưng tôi cần gì quan tâm đến các bạn đồng minh của các ông? - Napoléon nói. - Tôi cũng có đồng minh: đó là người Ba Lan họ có cả thảy tám vạn quân, họ chiến đấu như sư tử. Quân số của họ sẽ lên tới hai mươi vạn.
   
Và hình như càng thêm tức giận vì trong khi nói như vậy ông ta đã nói dối một cách lộ liễu và vì thấy Balasov vẫn đứng im lặng trước mặt ông với cái dáng điệu phục tùng số mệnh như cũ, Napoléon quay mặt phắt lại, đến gần sát mặt Balasov và hoa nhanh hai bàn tay trắng trẻo làm những cử chỉ mạnh mẽ và nói gàn như quát lên.

- Xin các ông biết cho rằng nếu các ông xúi nước Phổ chống lại tôi thì tôi sẽ xoá nó khỏi bàn đồ châu Âu, - Napoléon nói mặt tái nhợt và biến dạng đi vì tức giận, vừa nói vừa giơ một bàn tay nhỏ nhắn đánh mạnh vào lòng bàn tay kia. - Phải, tôi sẽ dồn các ông về bên kia sông Dvina, sông Dniepr, và để chống lại các ông, tôi sẽ lập lại bức rào mà châu Âu mù quáng đã để cho người ta phá huỷ đi. Phải, số phận của các ông sẽ như thế đấy. - nói đoạn ông ta bước mấy bước trong gian phòng, hai vai béo đẫy rung rung. Ông ta im lặng một lát, đưa mắt ngạo nghễ nhìn thẳng vào mặt Balasov và nói khe khẽ - Thế mà lẽ ra ông chủ của ông có thể có được một triều vua tốt đẹp biết nhường nào!
   
Balasov cảm thấy phải bác lại và nói rằng về phía trước Nga sự tình không đến nỗi bi đát như vậy.
Napoléon lặng thinh, tiếp tục nhìn Balasov một cách ngạo nghễ và hẳn là chẳng nghe ông ta nói gì Balasov nói rằng ở Nga, người ta chờ đợi chiến tranh đưa lại những kết quả tốt đẹp.

Napoléon gật đầu ra dáng bao dung, như muốn nói: "Tôi biết rằng ông không có nhiệm vụ phải nói như vậy, nhưng chính bản thân ông cũng không tin điều đó; ông đã bị tôi thuyết phục rồi".
   
Khi Balasov đã nói xong, Napoléon lại rút hộp thuốc lá đưa lên mũi hít và giẫm chân xuống sàn hai lần để ra tín hiệu.
     
Cánh cửa mở ra, một viên thị thần kính cẩn khom lưng đưa mũ và găng cho hoàng đế, một viên thị thần khác đưa cho ông ta, một chiếc khăn tay. Không nhìn thấy họ, Napoléon cầm lấy mũ và quay về phía Balasov nói:

- Xin ông thưa lại để hoàng đế Alekxandr tin chắc rằng tôi vẫn tận tâm với hoàng đế như cũ; tôi biết hoàng đế rất rõ và đánh giá rất cao đức tính tốt đẹp của hoàng đế. Thôi xin chào tướng quân, tướng quân sẽ nhận được bức thư của tôi gửi hoàng đế.
   
Và Napoléon bước nhanh ra cửa. Mọi người đều rời phòng tiếp tân chạy ùa xuống thang gác.

=========================================================

Chú thích:

(1) Một thứ rượu cồn nhẹ có pha nước hoa, dùng để rửa (eau - de cologne nghĩa là đen là "nước thành Colonhơ" - tức Koln: một thành phố Đức)
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #392 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:33:57 pm »

Phần IX
Chương - 7

Sau tất cả những điều Napoléon đã nói với ông ta, sau những cơn giận dữ và sau cái câu rất xẵng nói lúc từ biệt: "Thôi xin chào các tướng quân, tướng quân sẽ nhận được bức thư của tôi gửi hoàng để, Balasov đinh ninh rằng Napoléon bây giờ không những không muốn gặp ông ta, mà sẽ còn cố gắng tránh mặt ông ta, một sứ giả vừa bị lăng nhục và hơn nữa đã chứng kiến cơn nóng nảy khiếm nhã của mình. Nhưng Balasov rất lấy làm lạ vì ngay hôm ấy Duyroc đã chuyển lời mời ông đến dự bữa ăn của Hoàng đế.
   
Bữa ăn này có Bexer, Colanhcur và Beltie dự. Napoléon tiếp Balasov vui vẻ nhã nhặn, không những ông không có vẻ gì ngượng nghịu hay ân hận về cơn giận sáng nay, mà trái lại còn ra sức tìm cách khích lệ Balasov nữa là khác. Có thể thấy rõ là đã từ lâu Napoléon tin chắc rằng mình không thể làm điều gì sai lầm và trong quan niệm của ông ta thì mọi việc ông ta làm đều hay, không phải là vì những việc đó phù hợp với khái niệm tốt xấu là vì chính ông ta đã làm làm.

Hoàng đế lúc bấy giờ rất vui vẻ vì vừa đi dạo trong thành phố Vilna trở về: trong cuộc du lắm này những đám đông dân chúng đã nô nức ra đón chào và đi theo ông ta, ở các phố mà ông ta đi qua, tất cả các cửa sổ đều có treo thảm, cờ, phù hiệu của ông ta, và phụ nữ Ba Lan đã vẫy khăn tay chào mừng ông.
   
Đến bữa ăn, ông ta cho Balasov ngồi bên cạnh, và không những nói năng với viên sứ thần Nga một cách ôn tồn thân mật mà lại còn đối xử như thể Balasov cũng là một triều thần của mình, cũng là một trong số những người tán thưởng các kế hoạch của mình và chắc chắn phải lấy làm mừng về những thành công của mình sau khi nói chuyện này chuyện nọ một lúc, Napoléon quay ra nói chuyện về Moskva và hỏi Balasov về thủ đô nước Nga, không phải như một người du lịch tò mò hỏi về một địa phương mới lạ mà mình định đến thăm, mà lại có vẻ tin chắc rằng Balasov là người Nga tất phải lấy làm vinh hạnh khi được hỏi han như vậy.
   
Ở Moskva có bao nhiêu cư dân, có bao nhiêu nhà? Có đúng là người ta gọi "Moscou thần thánh" không? Có bao nhiêu nhà thờ ở Moscou? - Napoléon hỏi.

Nghe nói là có hơn hai trăm ngôi nhà thờ, Napoléon nói:

- Sao lại lắm nhà thờ như thế?

- Người Nga rất mộ đạo. - Balasov đáp - Vả chăng, có nhiều tu viện và nhà thờ bao giờ cũng là một dấu hiệu chứng tỏ rằng một dân tộc còn lạc hậu, - Napoléon vừa nói vừa đưa mắt nhìn Colanhcur đợi ông tán thưởng.
   
Balasov kính cẩn tỏ ý không tán thành ý kiến của hoàng đế Pháp.

- Mỗi nước có phong tục riêng, - Ông ta nói. - Nhưng hiện nay ở châu Âu không còn một nước nào như vậy cả, - Napoléon nói.

- Xin hoàng thượng xá lỗi cho - Balasov nói -  Ngoài nước Nga ra còn có nước Tây Ban Nha: ở đấy tu viện và nhà thờ cũng nhiều không kém.

Câu trả lời của Balasov nhằm ám chỉ cuộc thất trận gần đây của quân đội pháp ở Tây Ban Nha, và về sau, khi ông ta đem ra kể lại ở triều đình hoàng đế Alekxandr, nó đã được đánh giá rất cao; còn bây giờ, trong bữa tiệc của Napoléon thì câu trả lời đó lại ít được thưởng thức và chẳng ai chú ý đến.
   
Cứ trông vẻ mặt hững hờ và ngơ ngác của các vị nguyên soái cũng có vẻ thấy rằng họ không hiểu câu nói đó có ý vị gì mà Balasov lại phải nói bằng cái giọng đặc biệt như vậy. Vẻ mặt của họ như muốn nói "Cho là có ngụ ý gì đi chăng nữa, thì chúng tôi cũng chẳng hiểu, hoặc giả nó chẳng có gì là hóm hỉnh hết". Câu trả lời ít được thưởng thức đến nỗi Napoléon chẳng hề mảy may để ý đến và ra vẻ ngây thơ hỏi Balasov xem từ đây đi đường thẳng đến Moskva thì phải đi qua những thành phố nào, Balasov suốt bữa tiệc không lúc nào ngừng giữ miếng, đáp lại rằng cũng như mọi nẻo đường dẫn đến La Mã, thì mọi nẻo đường cùng đều dẫn đến Moskva, nghĩa là có rất nhiều đường, và trong số những con đường đó có con đường đi qua Poltava(1), con đường mà Charles XII đã chọn,
   
Balasov nói, bất giác đỏ mặt lên vì đắc ý với câu đối đáp sắc sảo của mình. Balasov chưa kịp nói hết chữ "Poltava", thì Colanhcur đã quay ra nói về những sự bất tiện trên con đường từ Petersburg đến Moskva và nhắc nhở những kỷ niệm ở Petersburg của mình.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #393 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:34:43 pm »

Sau bữa ăn, họ sang uống cà phê trong phòng giấy của Napoléon, căn phòng mà bốn ngày trước đây còn được dùng làm phòng giấy của hoàng đế Alekxandr. Napoléon ngồi xuống lấy thìa khuấy cà phê trong cái tách băng xứ Xevr(2), và chỉ cho Balasov một chiếc ghế ở bên cạnh mình.
   
Sau bữa tiệc, người ta vẫn thường có khuynh hướng hài lòng với bản thân và xem mọi người như bạn của mình, mặc dù không có lý do gì chính đáng hơn để làm như vậy. Napoléon bấy giờ đang ở trong trạng thái đó. Ông cứ có cảm tưởng là chung quanh mình toàn những người sùng bái mình cả. Ông cư yên trí rằng Balasov, sau bữa ăn với ông, cũng là người bạn và là một người sùng bái mình như thế. Napoléon nói chuyện với Balasov, trên môi nở một nụ cười thân mật và hơi nhuốm vẻ giễu cợt.

- Nghe nói phòng này trước kia chính là phòng của hoàng đế Alekxandr. Kể cũng lạ, có phải không tướng quân? - Napoléon nói, hẳn là tin rằng những lời này không thể làm cho người đối thoại với mình thích thú, vì nó chứng tỏ rằng ông ta, Napoléon hơn hẳn Alekxandr.

Balasov không biết trả lời ra sao, chỉ im lặng cúi đầu.

- Phải, trong căn phòng này, bốn ngày trước đây Vintxinghenrat và Stain đã hội bàn với nhau, - Napoléon nói tiếp, vẫn với nụ cười giễu cợt và tự tin trên môi. - Có một điều mà tôi không hiểu được, là hoàng đế Alekxandr đã dung nạp tất cả những kẻ thù riêng của tôi. Điều đó, tôi không hiểu sao được. Thế hoàng đế không nghĩ rằng tôi cũng có thể làm như vậy hay sao? - Ông ta hỏi Balasov, và hình như hồi ức này gợi lên những dấu vết của cơn giận ban sáng, hãy còn tươi rói trong tâm trí ông ta.

- Và hoàng đế Alekxandr cũng nên biết rằng tôi sẽ làm như vậy. - Napoléon vừa nói vừa đứng dậy và gạt chén cà phê ra. - Tôi sẽ đuổi ra khỏi nước Đức tất cả những người thân thuộc với ông ta, những Vuyrtemberg(3), những Baden, những Vaimar… phải, tôi sẽ đuổi tất cả. Ông ta hãy liệu mà sắp sẵn chỗ trú thân cho họ ở nước Nga đi!

Balasov cúi đầu, vẻ như muốn ngụ ý rằng mình cũng muốn lui ra và có nghe chăng cũng chỉ vì không thể nào không nghe được mà thôi. Napoléon không để ý thấy vẻ mặt của Balasov, ông nói năng với Balavos không phải như một sứ thần của kẻ địch, mà như với một người hoàn toàn phục tùng ông ta và tất phải lấy làm vui mừng khi thấy ông chủ cũ của mình bị khuất phục.

- Thế tại sao vua Alekxandr lại nắm quyền chỉ huy quân đội? Như thế để làm gì? Chiến tranh là nghề nghiệp của tôi, còn việc của ông là làm vua, chứ không phải chỉ huy quân đội. Tại sao ông ta lại lĩnh lấy một trách nhiệm như thế?

Napoléon lại rút hộp thuốc lá ra, im lặng đi đi lại lại mấy lượt trong phòng và bỗng đến gần Balasov rồi nói với một cử chỉ nhanh nhẹn, quả quyết, như đang làm một việc gì không có tầm quan trọng mà lại còn làm cho Balasov hài lòng nữa, ông ta đột nhiên giơ tay lên nắm lấy tai viên tướng Nga đã ngoại tứ tuần ấy, khẽ kéo một cái, vừa kéo vừa mỉm cười, nhưng chỉ mỉm cười bằng môi thôi.
   
Được hoàng đế kéo tai là một điều ở triều đình nước Pháp người ta xem là vinh dự tối cao và là ân sủng lớn nhất.

- Thế nào, sao ông không nói gì cả, ông hiền thần ngưỡng mộ hoàng đế Alekxandr kia?- Napoléon nói, tựa hồ lấy làm buồn cười rằng sao trước mặt ông ta mà lại còn có thể ngưỡng mộ một người nào khác ngoài ông ta, Napoléon.

- Ngựa của tướng quân đã thắng xong chưa? - Ông ta nói thêm, khẽ nghiêng đầu đáp lại cái chào của Balasov. - Đưa ngựa của ta cho tướng quân dùng nhé, tướng quân phải đi xa lắm đấy…

Bức thư do Balasov mang về là bức thư cuối cùng của Napoléon gửi Alekxandr. Tất cả các chi tiết trong cuộc nói chuyện này đều được truyền đạt cho hoàng đế Nga, và chiến tranh bắt đầu.

=====================================================

Chú thích:

(1) Trận đánh lớn ở thế kỷ 17, trong đó Piotr đại đế đánh tan quân Thuỵ Điển do vua Charle XII chỉ huy.

(2) Loại sứ quý do thủ công xưởng nổi tiếng từ xưa ở Xevrơ (thị trấn gần Paris) sản xuất.

(3) Tên những công quốc ở Đức và cũng là tên những dòng họ vương công quan hệ thân thuộc với Alekxandr.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #394 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:35:44 pm »

Phần IX
Chương - 8

Sau khi gặp Piotr ở Moskva, công tước Andrey đi Petersburg, công tước nói với người nhà là giải quyết công việc, nhưng thật ra là đi tìm công tước Anatol Kuraghin vì chàng cho là thế nào cũng phải tìm hắn cho kỳ được. Đến Petersburg, chàng hỏi thăm thì được biết rằng Kuranghin không còn ở đây nữa. Piotr đã đánh tiếng cho em vợ biết rằng công tước Andrey đi tìm hắn ta. Andrey đi tìm hắn ta. Anatol lập tức xin tổng trưởng bộ chiến tranh cử đi công cán và lên đường đến quân đoàn Moldavi với ông ta, vì vị lão tướng vừa được nhận chức tuỳ viên ở bộ tham mưu tổng hành dinh và được phái đi Thổ Nhĩ Kỳ.
   
Công tước Andrey cho rằng viết thư cho Kuraghin và thách hắn đấu súng thì không tiện. Nếu không tìm được một cớ gì khác thì việc đó sẽ tổn thương đến danh giá của bá tước tiểu thư Roxtova, công tước Andrey nghĩ như vậy, cho nên chàng tìm cơ hội gặp riêng Kuraghin và nhân đấy tìm ra một lý do mới để thách hắn đấu súng. Nhưng ở quân đoàn Thổ Nhĩ Kỳ chàng vẫn không gặp được Kuraghin, vì công tước Andrey vừa đến quân đoàn Thổ Nhĩ Kỳ được mấy hôm thì hắn trở về Nga rồi. Sống ở một xứ lạ và trong những hoàn cảnh sinh hoạt mới mẻ, công tước Andrey thấy dễ chịu hơn trước. Từ khi người vợ chưa cưới đã bội nghĩa với chàng, nỗi đau đớn mà chàng muốn dấu không cho ai biết lại càng thấm thía hơn nhiều. Những điều kiện sinh hoạt đã từng làm cho chàng đã cảm thấy hạnh phúc, và nhất là cuộc sống tự do và độc lập mà trước kia chàng rất quý thì nay lại càng trở thành một nỗi khổ đối với chàng. Lòng chàng không còn buông theo những ý nghĩ, trước kia đã đến với chàng lần đầu tiên khi chàng nhìn lên bầu trời ở chiến trường Austerlix, những ý nghĩ mà chàng thích đem bày tỏ với Piotr, những ý nghĩ đã theo chàng trong cảnh cô quạnh ở Bogusarovo, rồi sau đó ở Thuỵ Sĩ và ở La Mã; không những thế, thậm chí chàng lại còn sợ nhớ đến những ý nghĩ ấy, những ý nghĩ xưa kia đã mở ra những chân trời vô biên và sáng sủa. Bây giờ chàng chú ý đến những điều thực tiễn trước mắt không có liên hệ với những vấn đề trước kia, và những vấn đề trước kia lại càng bị che khuất đi bao nhiêu thì chàng lại càng bám lấy những vấn đề thực tiễn hiện tại một cách hăm hở bấy nhiêu. Có thể tưởng chừng như bầu trời vô tận trước kia đã từng mở rộng ra trên đầu chàng nay bỗng biến thành một cái vòng thấp hẹp, cụ thể, đang đè lên chàng, trong đó cái gì cũng rõ ràng, nhưng không có gì vĩnh viễn và bí ần hơn nữa.

Trong những hoạt động bày ra trước mắt chàng thì chàng thì việc nhập ngũ là đơn giản và quen thuộc hơn cả. Giữ chức sĩ quan trực tin trong bộ tham mưu của Kutuzov, chàng làm việc rất sốt sắng và chuyên cần, khiến cho Kutuzov phải ngạc nhiên vì cách làm việc say sưa và chu đáo của chàng. Không tìm thấy Kuraghin ở Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên chàng biết rằng dù có trải qua một thời gian dài đến bao nhiêu chăng nữa, dù chàng hết sức khinh miệt Kuraghin, dù chàng đã viện đủ các thứ lý lẽ để chứng minh cho bản thân mình thấy không việc gì phải hạ mình xuống gây gổ với hắn, chàng vẫn hiểu rằng nếu gặp Kutuzov chàng cũng sẽ không thể nào không thách đấu súng như một người đang đói không thể nào không vồ lấy thức ăn. Mối sỉ nhục chưa được rửa, mối căm hờn chưa được hả, điều đó vẫn còn đè nặng trên lòng chàng, luôn luôn đến quấy phá cái yên tĩnh giả tạo mà công tước Andrey đã cố tạo cho mình trong thời gian ở Thổ Nhĩ Kỳ, bằng một cuộc sống hoạt động say sưa và ít nhiều có tính chất tiến thân và sĩ diện.

Năm 1812, khi tin chiến tranh ở Napoli thấu đến Bucaretxo (Kutuzov đã sống ở đây từ hai tháng nay, suốt ngày đêm ở lại nhà người tình nhân Valakhi của ông ta), công tước Andrey xin Kutuzov cho chàng thuyên chuyển sang quân đoàn miền Tây.

Kutuzov bấy giờ đã chán cái sức lao động của công tước Andrey, vì nó cứ như một lời trách móc đối với cảnh sống nhàn hạ của ông ta, nên rất sẵn lòng để cho chàng đi và giao cho chàng một nhiệm vụ bên cạnh Barclay de Tolly.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #395 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:36:20 pm »

Đến tháng năm, trước khi trở về quân đội bấy giờ đang đóng ở trại Drixxa, công tước Andrey ghé về thăm nhà, vì Lưxye Gorư nằm ngay trên đường đi của chàng, cách đường cái Smolensk ba dặm. Ba năm gần đây trong cuộc đời của công tước Andrey có rất nhiều biến đổi, chàng đã suy nghĩ, đã cảm xúc, đã chứng kiến rất nhiều (chàng đã đi đây đó khắp nơi từ Đông sang Tây) nên chàng rất bỡ ngỡ và kinh ngạc khi thấy ở Lưxye Gorư tất cả đều y nguyên như cũ, cho đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất - Vẫn nếp sống xưa kia, không hề thay đổi. Khi xe rẽ vào con đường dẫn đến trang viên và vượt qua cái cổng bằng đá của toà dinh thự, chàng như bước vào một toà lâu đài đang ngủ say dưới tác dụng của phép thần thông. Trong toà nhà mọi vật cũng vẫn nghiêm trang, sạch sẽ và im lặng như xưa, cũng vẫn những bộ bàn ghế ấy và vẫn những khuôn mặt rụt rè ấy, duy chỉ có già đi đôi chút mà thôi. Công tước tiểu thư Maria là người con gái e lệ, không nhan sắc, đang già cỗi dần trong cảnh lo sợ trong những nỗi đau khổ tinh thần bất tận, sống qua những tháng năm tốt đẹp nhất cuộc đời mình một cách vô bổ và không chút vui thú. Burien cũng vẫn là cô gái đỏm dáng, tự mãn, luôn luôn vui vẻ tận hưởng từng phút của đời mình và vẫn tràn đầy những niềm hy vọng tươi sáng nhất. Chỉ có điều là nay công tước Andrey thấy cô ta có vẻ tự tin hơn trước. Dexal, người gia sư mà chàng đưa từ Thuỵ Sĩ về, bấy giờ mặc một chiếc áo đuôi tôm, trọ trẹ nói tiếng Nga với các gia đình, nhưng cũng vẫn là một nhà giáo thông minh một cách thiển cận, có học thức, có đức độ và ưa phô trương trí thức. Lão công tước thì thể chất chỉ khác xưa ở chỗ mới rụng một cái răng cửa ở bên miệng, điều này có thể trông thấy khá rõ; về tinh thần thì ông cụ vẫn như trước, chỉ có điều là thái độ hằn học và hoài nghi đối với việc xảy ra trên thế giới có phần tăng thêm. Chỉ có một mình Nikoluska là lớn lên, thay đổi đi, da dẻ hồng hào thêm, mớ tóc quăn màu nâu thẫm mọc rậm hơn, và mỗi khi reo cười vui vẻ cái một trên xinh xắn của cậu lại cong lên giống hệt như công tước phu nhân nhỏ nhắn lúc sinh thời. Chỉ có mình cậu bé là không tuân theo các quy luật bất biến trong lâu đài đang chìm trong giấc ngủ thần thông này. Nhưng tuy bề ngoài mọi vật đều vẫn như cũ, những quan hệ bên trong giữa tất cả các nhân vật kia kể từ khi công tước Andrey ra đi cho đến nay đều đã đổi khác.

Người trong gia đình chia làm hai phe, xa lạ và đối địch nhau; bây giờ chỉ vì có chàng về họ mời tụ họp lại, thay đổi nếp sống thường lệ vì chàng. Phe thứ nhất gồm có lão công tước, cô Burien và viên kiến trúc sư, còn phe kia gồm Maria, Dexal, Nikolus cùng tất cả các bà vú em và các chị giữ trẻ.

Trong thời gian công tước Andrey ghé lại Lưxye Gorư, mọi người trong nhà đều ngồi ăn chung bàn, nhưng ai nấy đều thấy ngượng nghịu, và công tước Andrey cảm thấy mình là một người khác; người ta bỏ nếp sống thường ngày vì chàng và chàng làm cho mọi người mất tự nhiên. Trong bữa ăn trưa hôm mới về, công tước Andrey đã bất giác cảm thấy điều đó nên rất ít nói, và lão công tước cũng nhận thấy vẻ gượng gạo của chàng nên cũng lầm lỳ lặng thinh, và sau bữa ăn lập tức trở về phòng riêng. Đến tối, khi công tước Andrey đến phòng ông cụ và bắt đầu kể chuyện về cuộc hành quân của tiểu bá tước Kamenxki, mong làm cho lão công tước bá tước vui lên, ông cụ bỗng nhiên quay ra nói chuyện với chàng về nữ công tước Maria, chê trách nàng đã mê tín, là thiếu thiện ý đối với cô Burien, người duy nhất - theo lời lão công tước - thật sự trung thành tận tuỵ với ông.

Lão công tước nói rằng ông ốm chẳng qua cũng vì nữ công tước Maria; rằng nàng cố tình làm khổ và trêu tức ông, rằng nàng nuông chiều và nói những chuyện nhảm nhí làm hư hỏng tiểu công tước Nikolai. Lão công tước biết rất rõ rằng ông hành hạ con gái, rằng nàng sống rất khổ sở, nhưng ông cũng biết rằng mình không thể nào không làm khổ con gái được, và như vậy cũng đáng đời cô ta.

"Tại sao công tước Andrey tuy thấy rất rõ như vậy lại không bao giờ nói gì với ta về em gái cả? - Lão công tước ngẫm nghĩ. - Thế thì anh chàng nghĩ thế nào, chắc lại cho ta là một kẻ tàn bạo hay một ông lão già ngu ngốc, bỗng dưng vô cớ xa rời con gái và đi kết thân với cô Burien kia chứ gì? Anh chàng không hiểu, cho nên phải cắt nghĩa cho anh ta rõ, anh ta phải nghe cho ra mới được". - Lão công tước thầm nghĩ. Và ông bắt đầu giải bày những nguyên do khiến ông không tài nào chịu nổi cái tính nết vô lý của con gái.
Nếu cha hỏi con, - Công tước Andrey nói, mắt không nhìn cha (đây là lần đầu tiên trong đời, chàng trách móc công tước) - Trước đây con không muốn nói, nhưng nếu cha đã hỏi thì con xin nói thẳng ý của con về việc này. Nếu có sự hiểu lầm và xích mích giữa cha với Maria, thì con không thể nào buộc tội em con được: con biết rõ nó thương yêu và tôn kính cha đến thế nào. Cha đã hỏi con, - Công tước Andrey nói tiếp, mỗi lúc một thêm cáu kỉnh, vì gần đây lúc nào chàng cũng sẵn sàng nổi cáu - Thì con có thể nói được một điều, là nếu quả có sự hiểu lầm thì đó cũng chỉ vì một người đàn bà chả ra gì, đáng lẽ không thể làm bạn với em con được.

Lúc đầu ông già nhìn con trân trân và mỉm cười gượng gạo để lộ cái lỗ hổng ở chỗ chiếc răng mới rụng mà công tước Andrey không tài nào nhìn quen được.

- Bạn nào thế hở, anh bạn? Thế các người đã bàn với nhau rồi hả?

- Thưa cha, con không muốn phê phán làm gì, - Công tước Andrey nói, giọng bực bội và gay gắt, - Nhưng cha đã gợi chuyện ra, thì con sẽ nói và bao giờ cũng vẫn sẽ xin nói rằng công tước tiểu thư không phải là người có lỗi, người có lỗi là cái… là người đàn bà Pháp kia…

- À? Thế ra mày xét xử… mày xét xử đấy phỏng! - Ông già nói khẽ và công tước Andrey có cảm tượng ông cụ luống cuống!

Nhưng bỗng nhiên ông nhảy chồm lên quát:

- Xéo! Xéo ngay! Đừng có bao giờ vác mặt về đây nữa!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #396 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:37:12 pm »

Công tước Andrey muốn lên đường đi ngay, nhưng nữ công tước Maria xin chàng ở lại thêm một ngày nữa. Ngày hôm ấy công tước Andrey không gặp cha. Bây giờ lão công tước không ra khỏi phòng và cũng không cho ai vào phòng mình, ngoài cô Burien và Tikhon, và mấy lần hỏi xem con trai đã đi chưa. Ngày hôm sau, trước khi ra đi công tước Andrey đến phòng con. Đứa bé khoẻ mạnh, tóc quăn giống mẹ, ngồi lên đùi chàng, công tước Andrey bắt đầu kể cho nó nghe chuyện lão Râu Xanh(1), nhưng đang kể dở chừng chàng bỗng dừng lại, trầm ngâm suy nghĩ. Chàng không nghĩ đến đứa con trai kháu khỉnh trong khi bế nó ngồi lên đùi, mà lại nghĩ đến mình. Chàng kinh hãi muốn tìm nhưng không hề thấy ở mình hối hận chút nào về việc mình đã làm cho cha tức giận, mà cũng không thấy chút luyến tiếc nào khi phải rời xa cha (lần này là lần đầu tiên chàng xích mích với cha đến nỗi phải bỏ đi như vậy).

- Nhưng điều quan trọng hơn cả là chàng cố tìm mà vẫn không thấy tình thương yêu đằm thắm trước kia đối với đứa con, tình thương yêu mà chàng hy vọng nhen lại trong lòng mình khi ve vuốt đứa bé và đặt nó ngồi lên đùi.

- Kìa bố kể đi chứ, - Đứa bé nói.

Công tước Andrey không đáp, đặt nó xuống đất và ra khỏi phòng.

Ngay khi công tước Andrey vừa rời bỏ những công việc thường ngày của chàng, và nhất là khi lại về với hoàn cảnh sinh hoạt cũ hồi còn hạnh phúc, nỗi chán đời lại tràn vào lòng chàng mạnh mẽ chẳng kém gì trước kia, và chàng hối hả cố sao thoát cho nhanh ra khỏi những kỉ niệm ấy và tìm một công việc gì mà làm.

- Anh nhất định đi ngay à? Anh André? - em gái chàng hỏi.

- Cũng may là anh còn có thể đi được, - Công tước Andrey nói, - Anh rất tiếc rằng em không thể đi được như anh.

- Sao anh lại nói thế! Công tước tiểu thư Maria nói. - Sao đến bây giờ mà anh lại nói như vậy, trong khi anh sắp dấn thân vào cuộc chiến tranh khủng khiếp kia, mà cha thì đã già rồi. Nghe cô Burien nói là cha có thăm anh… - Nàng vừa nói đến đây thì môi run run đã lên và nước mắt đã trào ra. Công tước Andrey quay mặt đi và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng.

- Ồ! Trời ơi, trời ơi! - Chàng nói. - Sao những con người khốn nạn như vậy lại có thể làm cho người ta khổ!
- Chàng nói với một giọng căm hờn khiến nữ công tước Maria hoảng sợ.

Nàng hiểu rằng khi nói đến những con người mà chàng gọi là khốn nạn, chàng không phải chỉ nghĩ đến cô Burien đã làm cho chàng khổ, mà còn nghĩ đến con người đã phá hoại hạnh phúc của chàng.

- Anh Andrey, em chỉ xin anh một điều, em van xin anh, - nàng nói, tay khẽ chạm vào khuỷu tay chàng, đôi mắt sáng ngời nhìn chàng qua làn nước mắt. - Em hiểu anh lắm (nữ công tước Maria cúi mặt nhìn xuống đất). Xin anh đừng nghĩ rằng những nỗi buồn khổ là do con người gây ra. Con người chỉ là công cụ của Chúa - Nàng đưa mắt nhìn vào chỗ ở phía trên đầu công tước Andrey một quãng, với cái nhìn quả quyết, quen thuộc, như khi người ta nhìn vào chỗ lâu nay vẫn treo bức chân dung. - Đau khổ là do Chúa gửi đến, chứ không phải do con người. Con người là công cụ của Chúa, con người không có lỗi. Nếu anh thấy có một lẽ nào có lỗi với anh, anh hãy quên và đi và tha thứ cho họ. Chúng ta không có quyền trừng phạt. Rồi anh sẽ hiểu được hạnh phúc của sự tha thứ.

- Giá mà anh là đàn bà, thì anh sẽ làm như vậy Maria ạ. Đó là một đức tính của phụ nữ. Nhưng một người đàn ông thì không được và không thể quên cũng như không thể tha thứ, - chàng nói và tuy cho đến giây phút ấy chàng không nghĩ đến Kuraghin, tất cả nỗi căm thù chưa trả được bỗng đấy lên mãnh liệt trong lòng chàng.

"Nếu công tước tiểu thư Maria đã phải khuyên ta tha thứ, thì ta đáng lẽ phải trừng trị hắn từ lâu mới phải"
- Chàng nghĩ thầm. Và không trả lời công tước tiểu thư Maria chàng quay ra nghĩ đến cái phút vui mừng, cái phút ghê sợ khi chàng sẽ gặp Kutaghin mà chàng biết là hiện nay đang ở trong quân đội.

Công tước tiểu thư Maria van xin anh đợi thêm một ngày nữa; nàng nói rằng nàng biết rõ ông cụ sẽ khổ tâm đến thế nào nếu công tước Andrey ra đi mà không hoà giải với cha; nhưng công tước Andrey đáp rằng có lẽ chỉ ít lâu sau nữa chàng sẽ lại về, thế nào chàng cũng sẽ viết thư cho cha, còn hiện nay thì ở lại lâu chỉ càng thêm xích mích mà thôi.

- Anh Andrey, thôi anh đi nhé! Xin anh nhớ rằng những nỗi khổ là do Chúa gửi đến, chứ không bao giờ do con người gây nên!

Đó là những lời cuối cùng mà công tước Andrey nghe em gái nói khi chia tay.
   
"Có lẽ sự thể phải như vậy! - Công tước Andrey nghĩ khi xe ra khỏi trang viên Lưxye Gorư. - Maria một người con gái vô tội đáng thương, đành phải chịu sự dày vò của ông già đã lẩm cẩm. Ông già cũng cảm thấy mình có lỗi, nhưng không thể thay đổi tính nết được. Đứa con nhỏ của ông đang lớn lên và vui vẻ đón lấy cuộc sống trong đó nó cũng sẽ như mọi người: bị người ta lừa dối hay lừa dối người ta. Ta đến quân đội để làm gì? - Chính ta cũng không biết, ta lại muốn con người mà ta khinh miệt, để cho hắn có cơ hội có thể giết ta và chế nhạo ta!" Trước kia, những hoàn cảnh sinh hoạt cũng giống như bây giờ, nhưng trước kia tất cả những cái đó gắn bó với nhau, còn bây giờ thì tất cả đều rã rời tán loạn.
   
Chỉ có những hình ảnh vô nghĩa, không mảy may liên hệ gì với nhau, lần lượt diễn qua tâm trí công tước Andrey.

=========================================================

Chú thích:

(1) Chuyện cổ tích của Perrault Charles 1628 - 1703)
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #397 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:38:15 pm »

Phần IX
Chương - 9
   
Công tước Andrey đến đại bản doanh vào cuối tháng sáu. Các đơn vị của quân đoàn thứ nhất, nơi nhà vua hiện có mặt, đóng ở doanh trại có công sự ở gần Drissa; các đơn vị của quân đoàn thứ nhất, vì bấy giờ, - như người ta nói - nó bị những lực lượng hùng hậu của Pháp, cắt đứt liên lạc với quân đoàn này. Trong quân đội Nga, mọi người đều bất bình về tình hình chiến sự; nhưng không ai nghĩ đến việc quân địch có thể tràn vào các tỉnh ở nội địa nước Nga, thậm chí không ai giả định rằng chiến tranh có thể chuyển ra ngoài các tỉnh miền Tây Ba Lan.
   
Công tước Andrey tìm được Barclay de Tolly, thủ tướng mới của chàng, đang trú chân trên bờ sông Drissa. Vì chung quanh doanh trại không có một thị trấn hay một làng nào lớn, cho nên các tướng tá triều thần bấy giờ đi với quân đoàn rất đông, đều phân tán ra ở các nhà đẹp nhất trong các làng lẫn cận xa trung tâm doanh trại đến hàng chục dặm, cả bên này lẫn bên kia sông. Barclay de Tolly ở cách nhà vua bốn dặm. Ông ta tiếp Bolkonxki lạnh nhạt và nói bằng giọng Đức lơ lớ rằng ông ta sẽ trình lên hoàng thượng về việc trao chức vụ cho chàng, và trong khi chờ đợi, ông yêu cầu chàng ở lại bộ tham mưu của ông ta. Anatol Kuraghin, và công tước Andrey hy vọng sẽ tìm thấy ở trong quân đội, lúc này không có ở đây: hắn đã đi Petersburg rồi. Nghe tin ấy, công tước Andrey thấy hài lòng. Một khi đã ở vào trung tâm của cuộc chiến tranh to lớn đang diễn ra, công tước Andrey thấy hào hứng và chàng thấy là làm mừng rằng chàng sẽ khỏi phải bận tâm nghĩ đến Kuraghin trong ít lâu.
   
Trong khoảng bốn ngày đầu, chưa phải đi đâu, công tước Andrey cưỡi ngựa dạo khắp khu doanh trại có hệ thống phòng ngự, cố vận dụng những kiến thức của mình và hỏi chuyện những người am hiểu để có được một khái niệm chính xác về vị trí này. Nhưng đóng doanh trại như thế này có lợi hay không, thì công tước Andrey vẫn cứ phân vân. Vốn kinh nghiệm quân sự của chàng đã đủ cho chàng thấy rõ ràng trong vịêc quân, các kế hoạch được suy tính kỹ lưỡng nhất đều không có nghĩa lý gì (như chàng đã từng thấy trong chiến dịch Austerlix), rằng tất cả là tuỳ ở cách ứng phó với những hành động bất ngờ và không thể đoán trước của quân địch, rằng tất cả đều tuỳ ở chỗ ai chỉ huy chiến sự và chỉ huy như thế nào. Để giải đáp cho mình câu hỏi sau cùng này, công tước hiểu thấu đáo tính chất đường lối của chỉ huy quân đội của các nhân vật tham gia vào việc chỉ huy, và chàng đã rút ra được những khái niệm sau đây về tình hình hiện thời.
     
Khi nhà vua còn ở Vilna, quân đội chia làm ba phần: quân đoàn thứ nhất dưới quyền chỉ huy của Barclay de Tolly, quân đoàn thứ hai dưới quyền chỉ huy của Tormaxov. Nhà vua đi với quân đoàn thứ nhất, nhưng không phải với tư cách tổng tư lệnh. Trong các bản nhật lệnh không nói nhà vua sẽ chỉ huy, mà chỉ nói là vua sẽ cùng đi với quân đội, thế thôi. Ngoài ra, bên cạnh nhà vua không có bộ tham mưu của tổng tư lệnh, mà chỉ có bộ tổng tham mưu của tổng hành dinh ngự tiền. Bên cạnh ngài có viên ngự tiền tham mưu trưởng là quân nhu đại thần công tước Volkonxki, những viên tướng, viên sĩ quan phụ tá ngự tiền, những quan chức ngoại giao và một số lớn người ngoại quốc, nhưng không có Bộ tham mưu quân đội. Ngoài ra còn có những người cùng đi với nhà vua nhưng không có nhiệm vụ chứnh thức gì: Arakseyev, cựu tổng thống trưởng bộ chiến tranh, bá tước Benrigxen, viên tướng cao cấp nhất trong quân đội đại công tước thái tử Konxtantin Pavlevich, bá tước Rumiantev quốc vụ đạo thần Stain, cựu tổng trưởng nước Phổ, Armfeld - tướng Thuỵ Điển, tác giả chính của kế hoạch chiến dịch, tướng hành dinh Paolutsi, một người gốc gác ở đảo Sarden, Bolxoghen và nhiều người khác. Tuy họ chẳng giữ nhiệm vụ gì trong khi theo quân đội, nhưng vì địa vị của họ nên họ cũng có ảnh hưởng, và nhiều khi một viên tư lệnh quân đoàn hay ngay cả viên tổng tư lệnh nữa, mỗi khi Benrigxen, đại công tước Arakteseyev, hay công tước Volkonxki hỏi han bàn bạc gì với mình đều chẳng biết họ lấy tư cách gì mà hỏi han bàn bạc như vậy; thậm chí cũng không biết những mệnh lệnh mà họ truyền đạt dưới hình thức những lời bàn bạc như vậy là xuất phát từ ý riêng của họ ngay từ hoàng thượng, nên cũng không rõ những mệnh lệnh đó có nhất thiết phải thi hành hay không. Nhưng đó chỉ là tình hình bề ngoài, còn ý nghĩa chủ yếu của sự có mặt của nhà vua và của tất cả các nhân vật đó (một khi nhà vua đã có mặt, mọi người đều biến thành triều thần), thì mọi người đều nói rõ. Ý nghĩa đó là như sau: nhà vua không giữ chức tổng tư lệnh nhưng vẫn nắm quyền chi phối tất cả các quân đoàn; những người ở xung quanh ngài là những người giúp việc cho ngài, Arakseyev là một kẻ thừa hành trung thành, làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự và hộ vệ cho hoàng thượng; Benrigxen là một trang chủ ở tỉnh Vilna dường như là ông quan sở tại có nhiệm vụ chiêu đãi nhà vua tại địa phương của mình, nhưng về thực chất là một viên tướng giỏi có thể góp ích những ý kiến hữu ích và được nhà vua giữ bên mình để bất cứ lúc nào cần cũng có thể cử ra Barclay. Đại công tước thì ngài thích viên cựu tổng trưởng Tain là vì có thể góp những ý kiến hữu ích và vì hoàng đế Alekxandr đánh giá rất cao những đức tính cá nhân của ông ta. Amlfeld là một người căm thù Napoléon cay độc và là một viên tướng rất tự tin, và điều này bao giờ cũng có ảnh hưởng đối với Alekxandr.  Paolutsi ở đây là vì ông ta ăn nói mạnh dạn và quả quyết. Các phó tướng ở đây là vì xưa nay các nhà vua đi đâu thì họ đi đấy và cuối cùng - điều này quan trọng nhất - Pluf ở đây là vì ông ta đã soạn ra kế hoạch chiến tranh chống Napoléon, và sau khi làm cho Alekxandr tin rằng kế hoạch này là hợp lý đã nắm quyền chỉ đạo toàn bộ chiến sự. Bên cạnh Pful có Volxoghen là người có nhiệm vụ truyền đạt các tư tưởng của Pful dưới một hình thức dễ hiểu hơn vì Pful vốn là một nhà lý thuyết phòng giấy, tính tình gay gắt và tự tin đến mức khinh miệt mọi người.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #398 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:38:57 pm »

Ngoài những nhân vật đã kể tên dưới đây, người Nga cũng như người ngoại quốc, - với thái độ mạnh dạn đặc biệt của những người đang hoạt động trong một môi trường xa lạ, ngày nào cũng đưa ra những đề nghị mới rất đột ngột - còn nhiều nhân vật thứ yếu, cũng đi theo quân đội là vì quan thầy của họ ở đấy.

Trong số tất cả những tư tưởng có ý kiến nảy ra trong cái thế giới rộng lớn, náo nhiệt, huy hoàng và kiêu căng ấy, công tước Andrey còn phân biệt được những chi phái khác hẳn nhau cửa các khuynh hướng và các đảng phái.

Chi phái thứ nhất gồm có Pful và những người theo ông ta, là những nhà lý thuyết quân sự, tin rằng có một khoa học quân sự và trong cái khoa học đó cũng có những quy luật bất biến của nó như quy luật chuyển quân đường chéo, chuyển quân đường vòng v.v… Pful và những người theo ông ta đòi phải rút sâu vào nội địa, theo những quy luật chính xác của cái gọi là khoa học quân sự, và hễ tách rời quy luật này một chút thì họ cho là man rợ, dốt nát và phản khoa học. Thuộc phái này có hai thân vương người Đức là Voltxoghen và Vintxingherot, và một số người khác, phần lớn là người Đức.

Phái thứ hai đối lập với phái thứ nhất. Thói thường xưa nay vẫn thế, hễ đã có một cực là thế nào cũng có những người theo một cực ngược lại. Những người thuộc phái này là những người chủ trương hành động táo bạo, mà còn đại diện cho tinh thần dân tộc, cho nên khi tranh luận họ còn phiến diện hơn nữa. Đó là những người Nga: Bagration, Yermcilov (bấy giờ mới bắt đầu có tiếng tăm) và một số người khác. Hồi bấy giờ người ta thường truyền tụng một câu nói đùa nổi tiếng của Yermcilov: nghe đâu ông ta có đệ lời xin hoàng thượng một đặc ân - Ông ta xin được tấn phong làm người Đức.

Những người trong phái thường nhắc đến Xuvorov và nói rằng điều cần làm không phải là suy nghĩ, không phải là cắm kim găm trên bản đồ, mà là chiến đấu, là đánh bại quân địch, không để cho chúng tiến vào nước Nga và không để cho quân đội nản lòng.

Phái thứ ba, phái được nhà vua tin cậy nhất, là phái của các triều thần chủ trương châm chước giữa hai khuynh hướng kia.

Những người thuộc phái này, trong đó có cả Arktseyev, phần lớn không phải là quân nhân, họ nghĩ và nói như những người không có chủ kiến gì nhưng vẫn muốn làm ra vẻ có chủ kiến. Họ nói rằng họ không nghi ngờ gì nữa, một cuộc chiến tranh, nhất là một cuộc chiến tranh chống lại một thiên tài như Bonaparte (bây giờ họ lại gọi ông là Bonaparte) đòi hỏi một sự suy tính sâu sắc, một kiến thức khoa học uyên thâm, về mặt này thì Pful là một thiên tài; nhưng đồng thời không thể thừa nhận rằng các nhà lý thuyết thường phiến diện, cho nên không thể hoàn toàn tin cậy họ được, phải lắng nghe cả ý kiến của những người chống đối Pful và của những người có óc thực tiễn, có kinh nghiệm về việc quân, rồi từ tất cả các ý kiến ấy rút ra một ý kiến trung bình. Những người thuộc phái này một mực chủ trương giữ trại Drissa theo kế hoạch của Pful nhưng đồng thời phải thay đổi cách vận chuyển của hai quân đoàn kia. Tuy hành động như vậy chẳng được mục đích nào cả, nhưng phái này cho rằng như thế là tốt hơn.

Khuynh hướng thư tư là khuynh hướng mà người đại diện tai mắt nhất là công tước thái tử. Đại công tước không thể nào quên được chuyện vỡ mộng của ngài ở Austerlix; trong trận này, ngài đã cưỡi ngựa đi trước hàng quân cận vệ như đi diễu binh, đầu đội mũ sắt, mình mặc áo chặn kỵ binh ngự lâm, những toán hùng dũng xông lên dày xéo quân Pháp, nhưng bỗng nhiên bị lọt vào giữa tiền duyên, và đành phải chật vật tẩu thoát trong cảnh hỗn loạn của toàn quân. Nhưng người thuộc phái này trong suy luận có cái ưu điểm của cái khuyết điểm là rất thành thật. Họ đều sợ Napoléon, họ thấy Napoléon mạnh, thấy mình yếu và nói thẳng ra như vậỵ. Họ nói: "Cơ sự này rồi cũng đưa đến tủi nhục và diệt vong mà thôi! Đấy, ta đã bỏ Vilna, bó Vitebsk, rồi đây lại bỏ Drissa cho mà xem. Bây giờ ta chì còn cách nữa là kí hoà ước, và ký sao cho thật nhanh, trong khi chưa bị đuổi ra khỏi Petersburg!".

Ý kiến này khá phổ biến ở các giới cao cấp trong quân đội, cũng ủng hộ họ ở Petersburg và được sự đồng tình của quốc vụ đại thần Rumiansev, cũng là người chủ hoà vì những lí do khác, những lí do quốc sự.
Thứ năm là những người theo Barclay de Tolly - không hẳn là theo cá nhân ông ta, mà theo vị tổng trưởng chiến tranh và vị tổng tư lệnh thì đúng hơn. Họ nói: "Dù ông ta thế nào chăng nữa (bao giờ họ cũng mở đầu như vậy)", thì đó cũng là một người trung thực, đúng đắn và không còn ai hơn ông ta nữa. Cứ cho ông ta nắm thực quyền, vì chiến tranh không thể tiến hành thắng lợi nếu không có sự tổng chỉ huy thống nhất, rồi ông ta sẽ tỏ rõ năng lực của mình như ông đã từng làm ở Phần Lan. Sở dĩ quân đội ta giữ vững được tổ chức và lực lượng hùng hậu, và rút lui cho đến Drissa mà không bị bại trận nào, chẳng qua là nhờ Barclay mà thôi. Nếu bây giờ đem Benrigxen lên thay Barclay thì mọi sự sẽ hỏng hết, vì Benrigxen đã tỏ ra bất lực từ năm 1807" - những người theo phái này nói như vậy.

Nhóm thứ sáu gồm những người Benrigxen, thì lạ nói ngược lại rằng, dù sao cũng không có người nào có năng lực và có kinh nghiệm hơn Benrigxen và dù cho có xoay sở như thế nào rồi cũng phải nhờ đến ông ta. Và những người thuộc phái này chứng minh rằng cuộc rút lui của quân ta đến Drissa từ đầu chí cuối là một cuộc bại trận hết sức nhục nhã và là một chuỗi sai lầm liên tiếp. Họ nói: "Họ càng sai lầm nhiều càng tốt: ít nhất người ta cũng sẽ sớm hiểu rằng không thể để yên như vậy được. Người mà chúng ta cần không phải là một anh Barclay nào đó mà là một người như Benrigxen, người đã chứng tỏ rõ năng lực năm 1807 mà ngay cả Napoléon cũng thừa nhận, chúng ta cần một người có đủ tư cách để cho mọi người đều vui lòng thừa nhận quyền chỉ huy, mà người như thế thì chỉ có một mình Benrigxen mà thôi!".

Thứ bảy là những nhân vật mà bao giờ người ta cũng thấy có bên cạnh các nhà vua, nhất là các nhà vua tre, và riêng hoàng đế Alekxandr thì lại càng có nhiều hơn nữa. Đó là các vị tướng và các sĩ quan hành dinh ngự tiền là những người trung thành tận tuỵ với Alekxandr không những vì ngài là bậc chúa thượng của họ mà còn vì họ coi ngài như một con người mà họ sùng bái chân thành và không vụ lợi như Roxtov đã từng sùng bái hồi 1805, họ thấy Alekxandr không những không có đủ mọi đức tính mà còn có đủ nết tốt của con người.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #399 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:39:28 pm »

Các nhân vật này tuy khâm phục cái đức tính khiêm tốn khiến nhà vua đã khước từ chức tổng tư lệnh quân đội, nhưng đồng thời họ cũng chỉ trích sự khiêm tốn quá mức này: họ chỉ muốn một điều và chỉ nằng nặc đòi vị hoàng đế kính yêu của họ từ bỏ tính thiếu tự tin quá đáng ấy đi và công nhiên tuyên bố rằng mình nắm lấy quyền chỉ huy quân đội, thành lập một bộ tham mưu tổ tư lệnh ở đại bản doanh của mình, và khi cần thì bàn bạc với các nhà lý luận và các nhà thực tiễn giàu klnh nghiệm, nhưng phải tự mình chỉ huy lấy quân đội: chỉ riêng một điều ấy thôi cũng đủ cổ vũ toàn quân đến cực độ rồi.

Nhóm thứ tám là nhóm đông người nhất, số lượng của nhóm này to lớn đến nỗi đem so với các nhóm kia thì sẽ có một tỷ lệ 99 chọi 1. Nhóm này gồm có những người chẳng chủ hoà mà cũng chẳng chủ chiến, chẳng chủ trương tiến quân mà cũng chẳng chủ trương lập doanh trại phòng ngự dù ở Drissa hay ở nơi nào cũng thế, chẳng muốn cho Barclay mà cũng chẳng muốn cho hoàng thượng chỉ huy, chẳng thích Benrigxen mà cũng chẳng thích Pful, họ chỉ muốn có một điều, và một điều trọng yếu nhất: làm sao cho mình có được lợi nhiều nhất và hưởng được lạc nhiều thú nhất.
   
Trong dòng nước đục của những tính toán giao lưu và chằng chịt với nhau ở đại bản doanh ngự, tiền người ta có thể thành công mỹ mãn trong những việc mà vào lúc khác không thể nào quan niệm được. Người này thì lo sao cho khỏi mất cái địa vị béo bở của mình, cho nên nay đồng ý với Pful, mai lại đồng ý với người phản đối ông ta, và đến ngày kia lại nói rằng mình chẳng có ý kiến gì về vấn đề đó chỉ cốt sao tránh được trách nhiệm và lấy lòng nhà vua. Người kia thì muốn thu nhiều lợi về cho mình nên cố sao cho nhà vua chú ý đến mình, bằng cách lớn tiếng đề ra một ý kiến mà hôm qua hoàng thượng đã có phảng phất nói qua, hò hét trong hội đồng và đấm ngực thùm thụp, thách thức người phản đối ra đấu súng để tỏ ra rằng mình vẫn sẵn sàng hy sinh cho công ích. Lại có người chỉ lựa lúc nghỉ giữa hai cuộc hội nghị, khi không có mặt những kẻ thù của mình ở đây, để xin một khoản tiền trợ cấp đền bù lại thời gian phục vụ trung thành của mình, vì biết rằng bấy giờ người ta chẳng hơi đâu mà từ chối. Lại có người cứ tình cờ luôn luôn bận bịu túi bụi trước mặt hoàng thượng. Lại có người, để đạt một mục đích từ lâu mong đợi là được mời đến dự bữa ngự thiện, hăm hở chứng minh những cái đúng hay những cái sai của một ý kiến mới đề ra và đưa những luận chứng ít nhiều sắc bén và chuẩn xác.
     
Tất cả những người thuộc phái này đều kiếm chác những đồng rúp, những huân chương chữ thập, những cấp bậc và trong việc kiếm chác ấy họ chỉ theo dõi chiều gió xoay về hướng nào, là cả bầy ong đực chuyển về hướng ấy, đến nỗi mà hoàng thượng cũng khó lòng mà xoay sang hướng khác được. Ở giữa một tình hình bất định, trong khi đang trải qua một nguy cơ nghiêm trọng khiến mọi việc đều có tính chất đặc biệt khẩn trương, ở giữa luồng nước xoáy của những thủ đoạn kèn cựa, những nỗi tự ái, những sự xung đột giữa các quan rùệm và tình cảm khác nhau, giữa đám người đủ các quốc tịch ấy, thì cái nhóm người thứ tám, nhóm người đông nhất này, chỉ lo đến quyền lợi của bản thân, làm cho tình hình càng thêm rắc rối và lộn xộn. Nêu ra bất cứ một vấn đề gì thì bầy ong đực này chưa hết vo ve theo nhạc điệu cũ đã vội chuyến sang một điệu mới, và tiến vo ve của họ lấn át cả những tiếng nói chân thành đang tranh luận.
Vào thời gian công tước Andrey đến, từ tất cả các phái ấy lại xuất hiện một phái nữa. Phái thứ chín, lúc bấy giờ đang bắt đầu lên tiếng. Đó là phái những người già, chín chắn, có kinh nghiệm về việc nước và trong khi không tán thành bất cứ ý kiến nào trong số những ý kiến chống đối nhau; biết một cách trừu tượng tất cả những sự việc diễn ra trong bộ tham mưu đại bản doanh và nghĩ ra những biện pháp để giải thoát khỏi tình trạng bất định, hoang mang, lộn xộn và suy yếu này.
   
Những người thuộc phái này nói và nghĩ rằng tất cả cái tình hình xấu xa này sở dĩ phát sinh chủ yếu là do sự có mặt của nhà vua và triều đình bên cạnh quân đội, do việc du nhập vào quân đội cái tính dao động và bất định thích hợp với những quan hệ triều đình nhưng rất bất lợi cho quân đội, rằng nhà vua có nhiệm vụ trị vì chứ không phải chỉ huy quân đội; rằng muốn thoát khỏi tình trạng này chỉ có một cách duy nhất là nhà vua với triều đình rời khỏi quân đội: rằng riêng sự có mặt của nhà vua cũng đã làm tê liệt năm vạn quân dành cho việc bảo vệ ngài, rằng một viên tổng tư lệnh tốt nhất nhưng được hành động độc lập cũng còn hơn một viên tổng tư lệnh tài giỏi nhất nhưng bị trói buộc vì sự có mặt và quyền lực của nhà vua.
     
Ngay từ thời gian công tước Andrey ở Dissa và chưa có chức vụ rõ ràng thì Siskov, một vị quốc vụ khanh và là một trong những người đại diện chủ yếu của phái này, đã viết lên hoàng thượng một bức thư có cả chữ ký của Balasov và Arakseyev. Vốn được nhà vua cho phép bàn luận về tình hình công việc chung, trong bức thư này ông ta viện cớ là nhà vua cần ở Moskva để cổ vũ nhân dân tham chiến và kính cẩn đề nghị nhà vua nên rời khỏi quân đội.
   
Nhà vua cần cổ vũ cho nhân dân phấn khởi và kêu gọi nhân dân đứng lên bảo về tổ quốc - chính sự phấn khởi này (trong chừng mực có mặt của bản thân nhà vua ở Moskva có tác dụng gây nên) là nguyên nhân chủ yếu khiến nước Nga thu được thắng lợi - Việc đó đã được người ta đề ra với nhà vua và được nhà vua chấp nhận làm lý do để rời khỏi quân đội.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM