Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:20:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #140 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:30:35 pm »

- Ba ạ, con hỏi thật nhé, cô ấy xấu lắm à? - Anatol nói bằng tiếng Pháp, dường như để tiếp tục câu chuyện đã nhiều lần bàn đến trong khi đi đường.

- Thôi đi toàn chuyện vơ vẩn! Cái chính là con phải cố tỏ ra lễ phép và biết điều trước mặt lão công tước.

- Nếu lão ấy gắt gỏng thì con đi thôi, - Anatol nói - Con không chịu nổi những lão già như thế đâu.

- Con phải nhớ rằng cả cuộc đời con là lệ thuộc vào việc này đấy.
     
Trong khi đó ở phòng gia nhân không những người ta đã biết có quan thượng thư và con trai của ngài vừa đến, mà ngay đến dung mạo của hai người cũng đã được miêu tà rất tỉ mỉ nữa. Nữ công tước Maria ngồi một mình trong phòng riêng, cố trấn áp nỗi xúc động trong tâm hồn nhưng không sao nổi.

"Sao họ lại viết thư nhỉ, sao Liza lại nói với mình việc này làm gì? Vì không thể như thế được kia mà? - nàng nhìn vào gương tự nhủ - Ta sẽ trang điểm thế nào để ra phòng khách đây? Dù mình có thích người ấy đi nữa, thì bản thân mình bây giờ cũng không thể tự nhiên trước mặt người ta được". - Chỉ nghĩ đến cái nhìn của cha thôi nàng cũng đã thấy khiếp sợ.
     
Công tước phu nhân Liza và cô Burien đã được cô hầu gái Masa cung cấp cho đủ mọi tài liệu cần thiết về hai cha con công tước Vaxili, nào là cậu con hồng hào, tuấn tú, có đôi lông mày đen rậm như thế nào, rồi nào là cha cậu ta chật vật lắm mới lê chân nổi lên thang gác, còn cậu ta thì như một con đại bàng, cứ như ba bậc một chạy theo cha. Sau khi biết được những điều này, công tước phu nhân nhỏ nhắn và cô Burien vào phòng công tước tiểu thư Maria (trước mặt khi họ vào đã nghe tiếng nói chuyện rôm rả của họ ngoài hành lang).

- Họ đến rồi đấy Maria ạ, cô có biết không? - công tước phu nhân nói, đung đưa cái bụng chửa và ngồi phịch xuống một chiếc ghế bành.
   
Nàng không còn mặc chiếc áo thụng ban sáng.  Trên người nàng bây giờ mặc một trong những chiếc áo dài nhất, đầu nàng chải chuốt rất cẩn thận, gương mặt nàng có vẻ phấn chấn nhưng vẫn không giấu được những đường nét nặng nề, mệt mỏi. Trong cách phục sức này mà nàng thường dùng khi xuất hiện trong các dạ hội ở Peterburg, người ta càng thấy rõ nàng xấu đi nhiều lắm. Cô Burien cũng diện một bộ áo khá cầu kỳ nhưng kín đáo, khiến cho khuôn mặt xinh tươi của cô càng thêm duyên dáng dễ yêu.

- Thế nào, công tước tiểu thư vẫn để thế mà ra sao? - cô Burien nói - Họ sắp đến báo là ông ấy đã ra phòng khách rồi đấy, lúc đó phải xuống thôi, tiểu thư không tô điểm đôi chút sao tiện?

Công tước phu nhân Liza rời ghế bành đứng dậy, rung chuông gọi cô hầu phòng và vui vẻ bắt đầu nghĩ cách trang điểm cho công tước tiểu thư và bắt tay vào thực hiện việc đó. Tiểu thư Maria thấy tủi cực cho lòng tự trọng của mình vì việc một người đến dạm hỏi nàng đã làm cho nàng xúc động, vả lại càng tủi cực hơn nữa vì hai người bạn gái của nàng không hề thoáng có ý nghĩ rằng có thể nào khác đi được. Nói với họ rằng nàng thấy xấu hổ cho mình và cho họ nữa, thì chỉ càng tỏ rõ mình xúc động; còn từ chối không chịu trang điểm theo ý họ thì chỉ làm cho họ đùa đai và nài ép mãi. Nàng đỏ mặt, đôi mắt đẹp đẽ đờ ra trên mặt nàng hiện lên những vết đo đỏ, và với cái vẻ nhẫn nhục rất khó coi thường thấy trên khuôn mặt nàng, công tước tiểu thư Maria phó mặc cho cô Burien và Liza muốn làm gì mình thì làm, hai người hoàn toàn thành thật cố gắng làm sao cho nàng đẹp lên. Nàng xấu đến nỗi trong hai người không có ai có thể thoáng có ý nghĩ ganh đua với nàng, vì vậy họ hoàn toàn thành tâm bắt tay sửa sang cho nàng, với cái ý nghĩ ngây thơ mà vững chắc của giới phụ nữ, vốn tin rằng trang sức có thể làm cho mặt mũi người ta đẹp lên được.

- Không, thật đấy Maria ạ, mặc áo này không được đâu, - Liza vừa nói vừa đứng né ra xa nghiêng đầu ngắm nghía: công tước tiểu thư, - cô bảo đem chiếc áo màu huyết dụ ra đây? - Phải đấy! Vì rất có thể là cả cuộc đời sẽ định đoạt lúc này đây! Chứ áo này thì màu tươi quá, không được đâu, thật đấy, không ổn đâu!

- Cái không ổn không phải là chiếc áo, mà chính là khuôn mặt và cả thân hình của công tước tiểu thư Maria, nhưng cô Burien và công tước phu nhân Liza không nhận thấy điều đó, họ cứ tưởng rằng nếu thắt một dải thanh thiên trên mái tóc chải ngược lên và vắt tấm khăn choàng thanh thiên trên chiếc áo dài nâu là sẽ ổn ngay. Họ quên mất rằng cái gương mặt sợ hãi và cái dáng người của Maria thì không thể nào thay đổi được, thành thử dù họ có thay đổi cái khung ngoài và những đồ trang sức cho khuôn mặt này đến thế nào đi nữa, khuôn mặt ấy văn thiểu não và xấu xí như thường. Sau hai ba lần thay đi đổi lại mà công tước tiểu thư Maria nhẫn nhục chịu dựng, đến lúc họ đã chải ngược mái tóc của nàng lên phía trên (cách chải này làm cho mặt nàng thay đổi hẳn và trông không còn ra thế nào nữa). Rồi mặc cho nàng chiếc áo màu huyết dụ và khoác cho nàng chiếc khăn choàng màu thanh thiên, công tước phu nhân Liza đi vòng quanh nàng hai lần, đưa bàn tay nhỏ nhắn sửa lại một nếp áo ở chỗ này, vuốt một múi khăn ở chỗ kia, nghiêng đầu bên này, rồi lại nghiêng bên kia đề ngắm nghía.
   
Không, thế này không được, - Liza chắp tay nói - Không được Maria ạ, mặc thế này không hợp với cô đâu! Cô mặc cái áo dài màu xám như mọi ngày trông xinh hơn nhiều. Thôi, tôi lạy Maria, mặc áo ấy cho tôi vui lòng đi! - Katya - nàng quay lại nói với người hầu gái - chị đem cho tiểu thư cái áo màu xam xám, rồi cô Burien thử xem tôi thu xếp nhé - Liza nói, miệng mỉm cười sung sướng như đang thưởng thức trước niềm vui nghệ thuật.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #141 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:31:05 pm »

Nhưng khi Katya đã mang chiếc áo dài lại, thì công tước tiểu thư Maria vẫn ngồi thừ người ra trước tấm gương nhìn vào mặt mình, và trong gương, nàng thấy nước mắt đang rưng rưng trên mi và môi nàng run run chỉ chực bật ra tiếng khóc.

- Kìa, tiểu thư Mari - cô Burien nói - Cô lên một tý nữa thôi mà!

Công tước phu nhân Liza lấy chiếc áo người hầu gái đang cầm vào và bước lại gần tiểu thư Maria.

- Thôi bây giờ ta sẽ mặc cho thật giản dị, dễ thương - nàng nói.

Tiếng nói của nàng, của cô Burien và của Katya bấy giờ đang cười khúc khích hoà lẫn với nhau thành một tiếng ríu rít vui vẻ nghe như tiếng chim hót.

- Không, các chị để mặc tôi! - công tước tiểu thư nói.
   
Và giọng nói của nàng nghe nghiêm trang và đau đớn đến nỗi tiếng ríu rít như chim lập tức im bặt. Họ nhìn đôi mắt to trong trẻo và đẹp một cách huỵền diệu của tiểu thư Maria, tràn đầy nước mắt và tâm hồn đang nhìn họ như van lơn cầu khẩn, và họ hiểu ra rằng bây giờ mà nài thêm thì chẳng ích gì mà lại tàn nhẫn nữa là khác.

- Ít nhất cô cũng sửa cách chải đầu lại? - công tước phu nhân Liza nói đoạn quay sang phía cô Burien có ý trách móc - Tôi đã nói khuôn mặt như Mari không thể nào hợp với lối chải tóc này được, không hợp ít nào hết. Thôi chải lại đi Mari, tôi van cô!

- Thôi mặc tôi, mặc tôi, những thứ đó đối với tôi hoàn toàn không có nghĩa lý gì hết! - công tước tiểu thư Maria đáp, khó nhọc lắm mới cầm được nước mắt.
   
Cô Burien và công tước phu nhân nhỏ nhắn cũng phải thừa nhận rằng tiểu thư Maria phục sức như thế này rất xấu, xấu hơn ngày thường rất nhiều; nhưng đã muộn quá rồi. Nàng nhìn họ với vẻ mặt mà họ đã từng biết, vẻ mặt đăm chiêu và buồn bã vô hạn. Vẻ này không làm cho họ sợ Maria (nàng không hề làm cho ai sợ mình cả). Nhưng họ biết rằng khi trên gương mặt nàng hiện lên cái vẻ buồn rầu và tư lự ấy thì nàng rất trầm lặng và không ai có thể lay chuyển được ý nàng đã quyết.

- Cô chải lại nhé? - Liza nói, nhưng không thấy công tước tiểu thư Maria đáp, Liza đành ra khỏi phòng. Tiểu thư Maria ngồi lại một mình. Nàng không chiều theo ý Liza, không những không chải lại mái tóc, mà thậm chí cũng không buồn nhìn vào gương nữa.
   
Nàng uể oải buông thõng hai tay, mắt nhìn xuống đất. im lặng ngồi suy nghĩ. Nàng hình dung ra một người chồng: một người đàn ông, một con người cường tráng, ưu việt và có một cái gì hâp dẫn một cách khó hiểu, đột nhiên đến đưa nàng về thế giới riêng của mình, một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới tràn đầy hạnh phúc. Nàng tưởng tượng thấy một đứa con của mình, giống như đứa cháu ngoại của u già mà nàng vừa trông thấy hôm qua, đang nằm trên lòng mình. Người chồng âu yếm đứng nhìn mẹ con nàng. Rồi nàng lại nghĩ: "Nhưng không, không thể như thế được, mình xấu quá".

- Xin mời tiểu thư xuống dùng trà. Công tước sắp ra ngay. - Tiếng người hầu gái từ sau cánh cửa nói vọng ra.
   
Nàng sực tỉnh và thấy hoảng sợ vì những ý nghĩ vừa rồi. Và trước khi xuống, nàng đứng dậy, bước vào phòng đọc kinh, mắt ngước lên nhìn đăm đăm vào khuôn mặt của Chúa Cứu thế tối mờ mờ dưới ánh đèn chong leo lét, và vòng tay đứng trước bức tượng một lát. Trong tâm hồn công tước tiểu thư Maria thấy ngờ vực day dứt. Nàng có thể nào hưởng được niềm vui của tình yêu, của tình yêu trần tục với một người đàn ông không? Những lúc nghĩ đến hôn nhân, tiểu thư Maria cũng có mơ ước đến hạnh phúc gia đình; đến con cái, những ước mơ mạnh nhất và thầm kín nhất của nàng là tình yêu trần tục. Nàng cố che giấu cảm giác này trước những người khác và ngay cả trước mình nữa, nhưng càng che giấu bao nhiêu thì nó lại càng mãnh liệt bấy nhiêu.

"Lạy Chúa - nàng nói - Con làm thế nào trấn áp được ý nghĩ ma quái này bây giờ. Làm thế nào từ bỏ vĩnh viễn được những ý nghĩ xấu xa để có thể yên tĩnh mà làm tròn ý Chúa?" Và nàng vừa mới hỏi như vậy thì tự trong lòng nàng Chúa đã đáp lại: "Đừng ước muốn điều gì cho bản thân mình cả, đừng tìm biết, đừng hoảng hốt, đừng ganh tị. Không thể biết được tương lai của con và số phận của mình rồi sẽ ra sao, nhưng hãy sống sao cho sẵn sàng đón lấy mọi sự. Nếu Thượng đế muốn thử thách mình trong những hốn phận của hôn nhân, hãy sẵn sàng làm trọn ý Người. Ý nghĩ này làm cho tâm hồn nàng yên tĩnh lại (đồng thời cả niềm hy vọng thực hiện được điều mơ ước trần tục bị cấm đoán), tiểu thư Maria thở dài, làm dấu thánh giá và xuống phòng khách. Nàng không nghĩ đến chiếc áo mình đang mặc, cũng không hề nghĩ đến mái tóc của mình, không hề nghĩ xem mình sẽ vào phòng khách như thế nào và sẽ nói những gì. Tất cả những thứ đó có ý nghĩ gì so với ý muốn của Thượng đế, Không có một sợi tóc nào trên dầu chúng sinh rơi xuống mà lại không do ý muốn của Người.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #142 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:31:44 pm »

Phần III
Chương - 4

Khi công tước tiểu thư Maria vào phòng khách, hai cha con công tước Vaxili đã ngồi nói chuyện với công tước phu nhân nhỏ nhắn và cô Burien. Khi nàng nặng nề bước trên gót chân tiến vào phòng, hai người đàn ông và cô Burien nhổm dậy; công tước phu nhân nhỏ nhắn giơ tay về phía nàng nói với hai người khách.

- Đây là Maria.
   
Công tước tiểu thư Maria trông thấy hết, và thấy khá tỷ mỉ. Nàng thấy gương mặt của công tước Vaxili bỗng nghiêm lại một lát khi thấy nàng vào, rồi lập tức tươi cười trở lại, và gương mặt của công tước phu nhân Liza đang tò mò theo dõi nét mặt của hai người khách, cố đoán biết cảm tưởng của họ khi trông thấy tiểu thư Maria. Nàng cũng trông thấy cô Burien với mẩu ruy-băng và khuôn mặt xinh đẹp, đôi mắt lính hoạt hơn bao giờ hết đang chăm chăm nhìn chàng; Nhưng tiểu thư Maria không thể trông thấy chàng, nàng chỉ thấy một cái gì to lớn, rực rỡ và đẹp tuyệt vời đang tiến lại phía nàng khi nàng bước vào. Trước tiên công tước Vaxili đến chào nàng. Nàng hôn lên mái đầu hói đang cúi xuống sát tay nàng, và đáp lại lời công tước rằng trái với điều ông tưởng, nàng còn nhớ rõ ông ta lắm. Rồi đến lượt Anatol đến gần nàng. Nàng vẫn không trông thấy chàng. Nàng chi cảm thấy bàn tay mềm mại đang cầm chắc tay mình, và nàng chỉ khẽ chạm môi vào vầng trán trắng trẻo dưới làn tóc hung rất đẹp xức dầu thơm. Khi nàng đưa mắt nhìn chàng, vẻ đẹp trai của chàng làm nàng sứng sốt. Anatol thọc ngón tay cái bên phải vào lô khuy để hở của chiếc quân phục, ngực ưỡn ra phía trước, lưng thóp lại, đu đưa một bên chân và khẽ nghiêng đầu im lặng và vui vẻ nhìn công tước tiểu thư, chắc hẳn là không mảy may nghĩ đến nàng. Anatol không phải là người sáng ý, nhanh miệng và hoạt bát trong khi nói chuyện, nhưng ngược lại có một khả năng rất quý báu trong khi giao thiệp là rất bình tĩnh và không có gì có thể làm chàng mất tự tin. Nếu một người thiếu tự tin trong buổi gặp gỡ đầu tiên lại im lặng và để lộ ra rằng mình thấy im lặng như vậy là khiếm nhã nên có ý muốn tìm một cái gì để nói, thì sẽ gây một ấn tượng không hay; nhưng Anatol thì cứ im lặng, đu đưa bàn chân, vui vẻ ngắm bộ tóc của công tước tiểu thư. Có thể thấy rõ rằng chàng có thể yên lặng như vậy rất lâu mà vẫn thản nhiên như không. Dáng điệu của chàng như muốn nói: "Nếu có ai thấy ngượng nghịu vì sự im lặng này thì cứ nói đi, chứ tôi đây thì chả muốn nói". Ngoài ra, trong khi tiếp xúc với phụ nữ, Anatol lại có cái phong thái gợi được trí tò mò của phụ nữ nhiều nhất, khiến họ cảm thấy sợ hãi và thậm chí yêu mình nữa là khác, - đó là cái phong thái khinh thường biết rõ ưu thế của mình. Với dáng điệu của chàng, Anatol như muốn nói với họ: "Tôi biết các cô lắm, tôi biết, nhưng việc gì tôi phải nhọc lòng vì các cô? Chắc được như thế các cô mừng lắm đấy nhỉ!". Có lẽ chàng không nghĩ như vậy khi gặp phụ nữ (có thể biết chắc chàng không nghĩ như thế thật, vì nói chung chàng rất ít suy nghĩ), nhưng dáng điệu phong thái của chàng nó như thế đấy.
   
Công tước tiểu thư cảm thấy điều đó, và dường như để tỏ cho chàng thấy rằng mình cũng không hề dám nghĩ đến chuyện làm chàng phải bận tâm, nàng quay sang nói chuyện với công tước Vaxili. Câu chuyện đi lan man nhưng rất rôm rả nhờ giọng nói và cái môi phủ lông măng hé mở trên hàm răng trắng của công tước phu nhân nhỏ nhắn. Nàng tiếp chuyện công tước Vaxili với cái lối bông lơn mà những người vui tính và hay chuyện thường dùng. Lối tiếp chuyện đó tức là giả thiết rằng mình với người nghe từ lâu đã có một số chuyện đùa và những kỷ mệm vui vẻ, ngộ nghĩnh mà nhiều người không biết, trong khi kỳ thực giữa công tước phu nhân Liza và công tước Vaxili sẵn lòng phụ hoạ theo giọng đùa này. Liza, tuy hầu như không biết Anatol cung cứ đưa luôn cả chàng vào câu chuyện, nhắc nhở lại những câu chuyện ngộ nghĩnh kỷ niệm chung và ngay cả công tước tiểu thư Maria cũng thích thú thấy mình bị lôi cuốn vào những kỷ niệm vui vẻ ấy.

- Lần này ít nhất chúng tôi cũng được lĩnh giáo công tước một cách trọn vẹn, - Công tước phu nhân Liza nói với công tước Vaxili, cố nhiên là bằng tiếng Pháp - Chứ không phải như trong cái buổi dạ hội của chúng ta ở nhà Annet những buổi đó ngài cứ bỏ trốn mãi. Công tước có nhớ chị Annet không?

- Ồ nhưng xin phu nhân dừng bắt tôi nghe chuyện chính trị như bà Annet đấy nhé!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #143 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:32:25 pm »

- Thế còn cái bàn trà con con của chúng ta nữa, ngài còn nhớ không?

- Nhớ chứ!

- Tại sao ông không bao giờ đến nhà chị Annet, - công tước phu nhân hỏi Anatol - À phải! Tôi biết rồi, biết rồi, - nàng vừa nói vừa nháy mắt, - Ông Ippolit, anh ông có kể cho tôi nghe chuyện ông. Ồ! nàng đưa ngón tay lên doạ Anatol, - Ngay những chuyện ngỗ nghịch của ông ở Paris tôi cũng biết cơ!

- Thế Ippolit không nói gì với con à? - Công tước Vaxili nói (ông quay sang phía con trai và chộp lấy tay công tước phu nhân Liza, làm như nàng toan bỏ chạy, còn ông ta thì chỉ vừa kịp giữ nàng lại) - thế Ippolit không kể cho con nghe chuyện nó mất công theo đuổi công tước phu nhân và bị phu nhân tống cổ ra ngoài à? - rồi công tước Vaxili quay sang phía Maria nói

- Ồ, phu nhân là viên ngọc của giới phụ nữ ấy, tiểu thư ạ!
   
Về phía mình, cô Burien nghe đến chữ Paris cũng không bỏ lỡ dịp tốt và lập tức chen vào câu chuyện chung về các kỷ mệm chung.

Cô ta tự cho phép mình hỏi xem Anatol rời Paris đã lâu chưa và có thích thành phố này không. Anatol rất sẵn lòng trả lời cô thiếu nữ người Pháp. Chàng nhìn cô, mỉm cười và bắt đầu nói chuyện với cô về tổ quốc của cô. Khi trông thấy cô Burien xinh đẹp, Anatol đã tự nhủ rằng ở chốn Lưxye Gorư này sẽ không đến nỗi chán.  "Con bé kháu lắm - chàng nghĩ thầm khi nhìn cô Burien - Cái cô tì nữ này trông kháu lắm. Hy vọng rằng khi lấy mình, cô Maria kia sẽ đem cô bé này theo, con bé trông dễ thương quá!".

Trong phòng làm việc, lão công tước đang thong thả mặc áo, cau mày đang suy nghĩ xem mình sẽ làm gì. Cuộc thăm hỏi này làm cho ông rất bực. "Công tước Vaxili với thằng con lão ta thì dính dáng gì đến mình mới được chứ? Công tước Vaxili là một lão huênh hoang rỗng tuếch, thì chắc thằng con cũng chả hay hớm gì" - Lão công tước làu nhàu một mình. Công tước bực tức là vì cuộc thăm hỏi này gợi lại trong tâm hồn ông một vấn đề chưa được giải quyết và luôn luôn bị vùi dập đi; vấn đề này lão công tước lâu nay vẫn tự lừa dối mình mãi. Vấn đề ấy là: liệu có lúc nào ông chịu rời tiểu thư Maria ra và để cho nàng đi lấy chồng không? Lão công tước chưa bao giờ dám tự đặt thẳng vấn đề này ra cho mình cả, vì ông biết trước rằng mình sẽ giải quyết theo lẽ công bằng, mà lẽ công bằng thì lại mâu thuẫn với một cái gì lớn hơn cả tình cảm nữa: đó là cả ý nghĩa của đời ông. Tuy lão công tước có vẻ như ít quý con gái, nhưng đối với ông cuộc đời mà không có Maria thì không thể sống nổi. "Mà nó đi lấy chồng để làm gì kia chứ? - Ông nghĩ. - Chắc chắn rồi cũng chỉ khổ thôi. Kìa xem như con Liza lấy thằng Andrey đấy (thời buổi này hình như khó mà kiếm được một thằng chồng hơn thế), thế mà nó đã hài lòng đâu. Vả chăng, có ai lấy con Maria vì tình yêu? Nó vừa xấu lại vừa vụng. Có lấy là cũng vì thế lực, vì của cải. Cũng khối người ở vậy suốt đời đấy thôi! Càng sướng chứ sao?"
   
Công tước Nikolai Andreyevich vừa mặc áo vừa suy nghĩ như vậy nhưng đồng thời, cái vấn đề lâu nay lần lữa mãi lại đòi hỏi phải được giải quyết ngay. Công tước Vaxili đưa con trai đến rõ ràng là có ý định dạm hỏi và chắc chỉ hôm nay hay ngày mai thôi ông ta sẽ yêu cầu trả lời dứt khoát. Dòng họ, địa vị trong xã hội cũng khá.

"Thôi thì cũng được, ta không có ý ngăn cản, - lão công tước tự nhủ, - Nhưng thằng ấy phái xứng đáng với con Maria mới được. Cái ấy thì phải xem đã".

- Cái ấy thì còn phải xem đã, - công tước nói to lên, - Còn phải xem đã.
   
Và với dáng đi đường hoàng, nhanh nhẹn thường có, ông bước vào phòng khách đưa mắt nhìn mọi người một lượt, nhận thấy cái áo mới thay của công tước phu nhân Liza, cái dải lụa của cô Burien và mái tóc xấu xí của công tước Maria và cả những nụ cười của cô Burien và Anatol, cả cái vẻ cô độc của con gái mình trong lúc mọi người nói chuyện. Ông đưa mắt hằn học nhìn con, nghĩ thầm: "Trang điểm như một con ngốc! Rõ không biết thẹn! Còn thằng kia thì chẳng thèm để mắt đến nó nữa!".
   
Ông lại gần công tước Vaxili.

- Nào, chào ông, chào ông; rất mừng được gặp ông.

- Bạn hiền không quản đường xa, - công tước Vaxili đáp, vẫn cái giọng nhanh nhảu, tự tin và thân mật thường ngày. - Đây đứa con trai thứ hai của tôi, mong công tước chiếu cố.

- Khá lắm! Khá lắm! - Lão công tước nói - Nào lại đây - rồi giơ má ra cho Anatol.
   
Anatol hôn lên má ông già, nhìn ông ta một cách tò mò và hoàn toàn điềm tĩnh, chờ xem ông ta có sắp giở cái tính gàn dở kỳ quái như cha mình vẫn nói ra không.
   
Công tước Nikolai Andreyevich vẫn như lệ thường ngồi chỗ góc đi văng; kéo một chiếc ghế bành lại gần mình cho công tước Vaxili ngồi, đưa tay chỉ vào ghế và bắt đầu hỏi về các công việc và tin tức chính trị. Ông làm ra vẻ chăm chú nghe câu chuyện của công tước Vaxili, nhưng không ngừng đưa mắt về phía công tước tiểu thư Maria.

- Thế là có thư ở Potxđam gửi đến à - Ông lặp lại câu nói sau cùng của công tước Vaxili rồi bỗng đứng dậy lại gần con gái. - Con ăn mặc trang điểm như thế này là để tiếp khách đây phải không? - công tước nói - xinh lắm, xinh lắm.    Trước mặt khách thì con chải đầu theo kiểu mới, còn cha thì trước mặt khách cha xin nói với con rằng từ rày con không được thay đổi cách ăn mặc nếu không có lệnh của cha.

- Thưa cha, tại con đấy ạ, - công tước phu nhân đỏ mặt nói nhỏ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #144 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:33:20 pm »

- Chị thì muốn làm gì xin cứ tuỳ ý, - công tước Nikolai Andreyevich nghiêng mình trước mặt con dâu nói, - còn con Maria thì không việc gì phải tìm cách làm cho nó xấu thêm, cứ để như thường cũng đủ xấu lắm rồi.
Rồi công tước lại trở về ngồi chỗ cũ, không để ý đến con gái bấy giờ đã rưng rưng nước mắt.
Công tước Vaxili nói:

- Không đâu, chải tóc như vậy rất hợp với tiểu thư.

- Thế nào, cậu công tước trẻ tuổi đây tên là gì nhỉ, - công tước Nikolai Andreyevich quay sang Anatol hỏi,

- Cậu lại đây nói chuyện, nào ta làm quen với nhau.
   
"Trò hề bắt đầu rồi đây" - Anatol nghĩ, và mỉm cười đến ngồi bên cạnh lão công tước. Ông già ghé sát lại nhìn chăm chăm vào Anatol nói:

- Ấy nghe nói cậu được ăn học ở ngoài thì phải. Không như cha cậu với tôi ngày trước, học chữ với một ông thầy dòng. Thế nào, bây giờ cậu tòng ngũ trong quân kỵ binh phải không?

- Không ạ, tôi đã chuyển sang bộ binh rồi ạ - Anatol đáp, chật vật lắm chàng mới nhịn được cười.

- Thế à hay lắm. Thế là cậu muốn phụng sự hoàng đế và quốc gia đấy phải không? Thời buổi chiến tranh này, trai tráng như cậu thì phải tòng ngũ, rất nên tòng ngũ. Thế nào, ra mặt trận chứ?

- Thưa công tước không ạ, trung đoàn chúng tôi xuất phát rồi. Còn tôi thì được xếp vào… Con được xếp vào cái gì thế ba nhỉ? - Anatol bật cười quay về phía cha hỏi.
   
Công tước Nikolai Andreyevich cười lớn:

- Thế mới là tòng ngũ đấy, thật là ra trò. "Con được xếp vào cái gì thế nhỉ!". Ha, ha, ha!

Và Anatol cũng cười phá lên, cười to hơn cả lão công tước nữa. Bỗng nhiên công tước Nikolai Andreyevich cau mày. Ông bảo Anatol:

- Thôi đi đi!
   
Anatol mỉm cười, trở lại ngồi cạnh ba người đàn bà.
   
Lão công tước quay sang công tước Vaxili hỏi:

- Thế là ông cho chúng nó ăn học ở nước ngoài đấy hả, công tước Vaxili? Hả?

- Tôi cũng cố gắng hết sức đấy thôi; tôi cũng xin nói rằng giáo dục ở ngoài hơn ở trong nước nhiều lắm.

- Phải, bây giờ cái gì cũng khác, cái gì cũng theo lối mới cả. Cậu con trai bảnh lắm, anh chàng giỏi trai lắm. Thôi về phòng tôi đi.

Ông cầm lấy cánh tay công tước Vaxili và dẫn ông ta vào phòng làm việc.

Công tước Vaxili ngồi một mình với lão công tước liền trình bày rõ ý muốn và hy vọng của mình cho ông ta nghe. Lão công tước gắt gỏng nói:

- Ông nghĩ thế nào thế hả, ông cho rằng tôi muốn giữ nó, không rời nó ra được à? Họ cứ tưởng tượng ra thế đấy chứ! Tôi ấy à? Mai cũng được chứ lại… Chỉ xin nói với ông rằng tôi cần phải biết con rể của tôi cho rõ hơn. Ông cũng biết cái thói của tôi rồi đấy: cái gì cũng phải cho minh bạch. Ngày mai trước mặt ông tôi sẽ hỏi con tôi: nếu nó bằng lòng thì hãy để con ông ở lại đây ít lâu. Để nó ở ít lâu để tôi xem xem - công tước khịt mũi một cái - cho nó đi lấy chồng! Tôi cần cái gì, - công tước nói như quát lên với cái giọng danh và sắc như khi chia tay với con trai.

- Tôi xin nói thẳng với công tước - công tước Vaxili với cái giọng của một người khôn ngoan mánh khoé khi biết rõ rằng không cần phải mánh khoé trước một người sâu sắc như người đang tiếp chuyện mình - Công tước là người có thể nhìn thấu vào bụng dạ người đời. Anatol chẳng phải tài ba gì, nhưng nó là một đứa trung thực, hiền hậu, rất biết đạo làm con.

- Thôi được thôi được, rồi sẽ xem.

Những người đàn bà sống cô đơn, lâu ngày không tiếp xúc với nam giới, bao giờ cũng vậy: khi Anatol xuất hiện ba người đà bà trẻ tuổi ở Lưxye Gorư đều cảm thấy rằng trước đây cuộc sống của họ chẳng phải là một cuộc sống nữa. Trong cả ba người, năng lực tư duy, cảm xúc, quan sát đều trong khoảnh khắc tăng lên gấp bội, và có thể tưởng chừng như cuộc sống của họ, bấy lâu văn trôi qua trong bóng tối nay bỗng bừng lên một ánh sáng mới mẻ, dầy ý nghĩa.

Công tước tiểu thư Maria hoàn toàn không nghĩ đến và không nhớ đến bộ tóc của mình. Khuôn mặt đẹp đẽ, cởi mở của con người có lẽ sắp trở thành chồng nàng đã thu hút sự chú ý của nàng. Nàng thấy người ấy tốt, gan dạ, quả quyết, can đảm và cao thượng. Nàng tin chắc như vậy. Hàng nghìn ước mơ về cuộc sống gia đình tương lai dồn dập hiện lên trong tưởng tượng của nàng. Nàng xua đuổi và cố che giấu nó đi.
   
"Mình có lạnh nhạt với người ta quá chăng? - công tước tiểu thư Maria nghĩ thầm. - Ta muốn kìm giữ mình lại, vì trong thâm tâm ta đã cảm thấy mình quá gần gũi với chàng; nhưng làm sao chàng biết tất cả những điều ta nghĩ về chàng, cho nên chàng có thể tưởng tượng ta có ác cảm với chàng".
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #145 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 02:33:56 pm »

Và tiểu thư Maria cố sao cho thật hoà nhã với người khách mới, nhưng nàng vụng về không biết cách làm thế nào cho phải cả.
   
"Tội nghiệp cô bé! Cô ta xấu tệ" - Anatol nghĩ thầm.
   
Anatol đến đây cũng làm cho cô Burien cảm thấy phấn chấn lên rất nhiều, nhưng ý nghĩ của cô ta đi theo một chiều hướng khác. Cô thiếu nữ xinh đẹp ấy không có địa vị rõ ràng trong xã hội, không có bạn bè thân thuộc, và cả tổ quốc cũng không. Dĩ nhiên cô ta không có ý hy sinh cả cuộc đời mình để hầu hạ công tước Nikolai Andreyevich để đọc sách cho ông ta nghe và làm bạn với tiểu thư Maria. Cô Burien đã từ lâu chờ đợi một chàng hoàng tử Nga nào đấy sẽ nhận rõ ngay được rằng cô hơn hẳn các tiểu thư Nga vụng về xấu người mà ăn mặc cũng xấu, chàng sẽ yêu ta và sẽ đem ta đi; và đây chàng hoàng tử Nga ấy nay đã đến. Cô Burien có một câu chuyện ngày trước cô đã nghe bà dì cô kể lại, rồi cô đã tự mình thêm thắt cho trọn đoạn cuối một câu chuyện mà cô rất thích nhắc nhở trong tưởng tượng. Đó là chuyện một người con gái bị quyến rũ; sau khi nàng bị sa ngã, mẹ nàng, người mẹ đáng thương của nàng, đến gặp nàng và trách móc nàng đã trao thân cho một người đàn ông mặc dầu chưa cưới xin. Cô Burien nhiều khi cảm động đến rơi nước mắt mỗi lần cô tưởng tượng mình kể lại cho chàng, người quyến rũ mình, nghe câu chuyện này. Cho đến nay, chàng ấy, một hoàng tử Nga thật(1), đã hiện đến. Chàng sẽ đem cô đi, rồi sau đó người mẹ đáng thương sẽ hiện ra, và chàng sẽ cưới cô làm vợ. Đó là câu chuyện tương lai đã hình thành trong trí óc của cô Burien ngay khi cô đang nói chuyện với Anatol về thành phố Paris. Cô Burien sở dĩ làm như vậy không phải vì tuân theo một sự tính toán nào (thậm chí cũng không có phút nào cô nghĩ mình sẽ phải làm gì), nhưng tất cả những điều đó đã từ lâu có sẵn trong trí cô ta và bây giờ chỉ có việc tụ lại xung quanh chàng Anatol vừa xuất hiện. người mà cô mong mỏi và cố sức lấy lòng.
   
Công tước phu nhân nhỏ nhắn, như một con chiến mã già của binh đoàn khi nghe tiếng kèn đồng vang lên, bỗng quên hết cảnh của mình và chuẩn bị sẵn sàng phi nước đại trên con đường làm duyên làm dáng, không hề có thâm ý gì và cũng không hề có đấu tranh, mà chỉ có một niềm vui ngây thơ và nhẹ dạ.
   
Mặc dầu trong khi tiếp xúc với phụ nữ, Anatol thường đóng vai một người được phụ nữ theo đuổi quá nhiều đâm ra phát chán, chàng vẫn thấy thích thú và hãnh diện khi thấy ảnh hưởng của mình đối với ba người đàn bà này. Hơn nữa đối với Burien xinh đẹp và lẳng lơ kia chàng còn thấy mình có cái cảm giác bồng bột, thú vật thường đến với chàng rất nhanh và thúc đẩy chàng làm những việc hết sức thô bạo và liều lĩnh.
   
Sau khi dùng trà, khách và chủ sang phòng đi văng. Họ yêu cầu nữ công tước ngồi vào dương cầm, Anatol đứng tựa khuỷu tay vào đàn ở phía trước mặt nàng, bên cạnh cô Burien và đôi mắt đùa cợt tươi vui của chàng nhìn vào công tước tiểu thư Maria. Tiểu thư Maria cảm thấy cái nhìn ấy bao phủ lên mình, lòng xúc động với một cảm gỉác vừa da diết vừa vui tươi. Bản sonata(2) thân yêu đưa nàng sang một thế giới sâu xa mà vô cùng thơ mộng và cái nhìn mà nàng cảm thấy đang đặt lên mình lại càng làm cho cái thế giới đó vô vị hơn. Còn cái nhìn của Anatol tuy hướng về phía nàng nhưng kỳ thật không liên quan gì đến nàng, mà lại có liên quan tới những cử động của đôi chân cô Burien mà chàng đang lấy chân mơn trớn ở phía dưới chiếc đàn. Cô Burien cũng nhìn công tước, và trong đôi mắt xinh đẹp của cô, tiểu thư Maria thấy ánh lên một niềm vui đầy hy vọng và lo âu mà nàng chưa hề thấy.

"Chị ấy yêu mình đến thế kia ư! - công tước tiểu thư Maria nghĩ. - Giờ này ta hạnh phúc quá, và sống bên một người bạn và một người chồng như thế thì hạnh phúc biết chừng nào! Chồng ta ư? - nàng nghĩ, không dám nhìn lên phía chàng nhưng vẫn cảm thấy cái nhìn của chàng bao phủ lên mình.

=================================================

Chú thích:

(1) Trong tiếng Pháp thứ tiếng duy nhất mà cô Burien biết chữ hoàng tử trùng với công tước (prince).

(2) Một tấu khúc soạn cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đoạn (sonata).

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #146 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 09:43:02 pm »

Phần III
Chương - 5
     
Sau bữa ăn tối, khi mọi người bắt đầu trở về phòng riêng, Anatol hôn tay công tước tiểu thư Maria. Chính nàng cũng không biết tại sao mình lại có đủ can đảm làm như vậy, nhưng nàng đã nhìn thẳng vào khuôn mặt tuấn tú đang nhích lại gần đôi mắt cận thị của nàng. Sau khi chàng công tước Anatol đến hôn tay cô Burien (như thế không đúng phép lịch sự, nhưng việc gì chàng cũng làm một cách đầy tự tin và hết sức giản dị).  Cô Burien đỏ mặt và sợ hãi đưa mắt nhìn công tước tiểu thư.
   
"Ameli thật là tế nhị! - Công tước tiểu thư nghĩ thầm (Ameli là tên riêng của cô Burien) - Chả nhẽ chị ấy nghĩ rằng mình có thể ghen với chị ấy và không biết quý trọng lòng trìu mến trong sạch và trung thành của chị ấy đối với mình sao?" - Nàng lại gần cô Burien và ôm hôn cô thật mạnh. Anatol đến gần công tước phu nhân Liza để hôn tay nàng.

- Không, không, không! Khi nào ba anh viết thư cho tôi biết là anh đã Turkestan tỉnh tôi cho anh hôn tay. Không thể trước được.
   
Rồi nàng mỉm cười giơ cao mấy ngón tay nhỏ nhắn lên và ra khỏi phòng.
   
Mọi người đều giải tán về phòng riêng, và chỉ trừ Anatol vừa đặt mình xuống giường đã ngủ ngay, còn thì đêm ấy ai cũng trằn trọc rất lâu không sao ngủ được.
   
Có thể nào chồng mình lại chính là người ấy? Người đàn ông lạ mặt, đẹp trai, tốt bụng ấy ư? Cái chính là chàng tốt bụng - công tước tiểu thư Maria nghĩ thầm, và một cảm giác sợ hãi mà nàng hầu như chưa bao giờ biết đến bỗng tràn ngập tâm hồn nàng. Nàng sợ không dám quay đầu lại nhìn, nàng có cảm giác như có ai đứng sau tấm bình phong, trong góc tường tối om. Và "ai" đây lại chính là quỉ Satan mà lại cũng chính là chàng - người đàn ông có vầng trán trắng trẻo, đôi lông mày đen, và đôi môi đỏ.

Nàng rung chuông gọi người hầu phòng và bảo chị ta ngủ lại trong phòng mình.
   
Cô Burien tối hôm ấy đi đi lại lại hồi lâu trong vườn ủ cây, bâng quơ chờ đợi một người nào không rõ, khi thì mỉm cười với một người vô hình, khi lại cảm động đến ứa nước mắt vì những lời nói tưởng tượng của người mẹ đáng thương trách móc cô sao đành sa ngã.
   
Công tước phu nhân nhỏ nhắn gắt người hầu gái dọn giường không kỹ, nằm nghiêng cũng không được, nắm sấp cũng chẳng xong. Nàng thấy năm thế nào cũng nặng nề, khó chịu. Cái bụng của nàng làm vướng víu. Chính hôm nay nó làm nàng thấy vướng víu hơn bất cứ lúc nào trước kia, vì sự có mặt của Anatol đã vụt đưa nàng trở về thời xưa cũ, khi nàng chưa như thế này, và cái gì cũng đều nhẹ nhàng vui vẻ. Nàng mặc áo dài thụng và đội mũ vải mềm ngồi ghế bành. Katya mắt ríu lại vì buồn ngủ, bím tóc rối bời bời, đang rũ và lật lại một lần thứ ba chiếc đệm độn lông chim nặng trĩu, mồm lẩm bẩm cái gì không rõ.

- Tôi đã bảo chị là chỗ nào cũng lổn nhổn, chỗ lồi, chỗ lõm, - Công tước phu nhân nhắc lại - Thật ra tôi cũng muốn ngủ lắm chứ; có phải tại tôi muốn gây ra đâu… - và giọng nói của nàng run run như giọng đứa trẻ sắp khóc như vậy, cho nên vẫn thản nhiên khi bắt gặp cái nhìn giận dữ có ý dò hỏi trên khuôn mặt vừa ló ra khỏi chiếc áo sơ mi.

- Họ ngủ rồi à? - Công tước hỏi.
   
Cũng như tất cả những người đầy tớ tốt, Tikhôn đoán biết được hướng tư tưởng của chủ. Lão biết rằng công tước đang hỏi về cha con công tước Vaxili.

- Dạ bẩm công tước, hai vị đã tắt đèn đi ngủ rồi ạ.

- Đến làm gì, đến làm gì kia chứ… - Công tước nói nhanh; rồi sau khi xỏ chân vào giày vải và khoác áo choàng, công tước bước về phía trước đi-văng ông vẫn thường nằm ngủ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #147 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 09:43:51 pm »

Tuy giữa Anatol và cô Burien chưa ai nói gì với ai, họ đã hoàn toàn hiểu nhau về phần đầu của thiên tiểu thuyết, trước khi bà mẹ đáng thương xuất hiện; họ hiểu rằng họ cần nói riêng với nhau rất nhiều, cho nên từ sáng sớm họ đã tìm cơ hội gặp riêng nhau. Trong khi tiểu thư công tước Maria đến giờ thường lệ đang đi đến phòng cha thì cô Burien cùng đi với Anatol xuống vườn ủ cây.
   
Sáng hôm sau ấy, khi tiểu thư Maria đến cửa phòng làm việc của cha, nàng run rẩy khác thường. Nàng có cảm giác là mọi người không những đều biết là hôm nay số phận của nàng sẽ định đoạt, mà còn biết những ý nghĩ của nàng về việc đó. Nàng thấy rõ điều đó trên vẻ mặt của Tikhôn và của người hầu phòng công tước Vaxili đang bưng nước nóng đi trong hành lang và cúi chào rất thấp khi gặp nàng.
     
Sáng hôm nay, khi tiếp con gái, lão công tước có một thái độ hết sức ân cần và dịu dàng. Cái thái độ ân cần tiểu thư Maria biết rất rõ. Đó chính là cái thái độ thường thấy trên gương mặt của công tước những lúc hai bàn tay khẳng khiu của ông nắm lại thành quả đấm bực tức về chỗ tiểu thư Maria không hiểu được một bài tính số học và lão công tước đứng dậy bước ra cách nàng một quãng, khẽ nhắc lại vài lân những lời giảng giải, không thay đổi lấy một chữ.

Công tước lập tức đi thẳng vào việc và bắt đầu nói: gọi tiểu thư Maria bằng "cô".

Họ vừa có lời hỏi tôi về vấn đề hôn nhân của cô đấy. - Công tước vừa nói vừa mỉm cười gượng gạo. - Tôi chắc cô đã đoán biết rằng công tước Vaxili đến đây đem theo cả cậu môn sinh (không hiểu tại sao công tước Nikolai Andreyevich lại gọi Anatol là môn sinh) không phải vì đôi mắt đẹp của tôi. Hôm qua họ có lời dạm hỏi cô. Và vì cô cũng biết những nguyên tắc của tôi, tôi xin nói lại để cô rõ.

- Thưa cha, con không biết nên hiểu ý cha như thế nào ạ, - công tước tiểu thư nói, mặt tái nhợt đi rồi lại đỏ ửng lên.

- Hiểu như thế nào à? - Công tước giận dữ quát lớn - Công tước Vaxili cho rằng mày về làm dâu thì rất hợp ý ông ta, cho nên đến dạm hỏi mày cho thằng môn sinh. Đấy hiểu như thế đấy, hiểu như thế nào à? Tao hỏi mày đấy.

- Con không được biết ý cha, - Công tước tiểu thư khẽ đáp.

- Tao à? Tao à? Tao cái gì? Tao thì hẵng cứ gạt ra một bên. Không phải tao đi lấy chồng. Còn cô? Đấy cái ấy mới cần biết chứ.
   
Công tước tiểu thư thấy rằng cha mình có ý không tán đồng việc này nhưng cũng trong giây phút ấy nàng lại có ý rằng số phận của đời nàng định đoạt ra sao chính là ở lúc này. Nàng cúi mặt xuống để tránh cái nhìn vẫn khiến nàng cảm thấy không sao có sức suy nghĩ, mà chỉ có thể phục tòng, theo thói quen, và nói:

- Con chỉ mong muốn có một điều, là làm theo ý cha, nhưng nếu cần phải bày tỏ ý muốn riêng của con…
   
Nàng không kịp nói hết, công tước đã ngắt lời:

- Hay lắm? - Ông quát. - Nó mang mày về cùng với số của hồi môn và nhân thể mang luôn cả con Burien. Con ấy sẽ là vợ nó, còn mày…

Công tước ngừng lại. Ông đã nhận thấy cái ấn tượng mà mấy lời này gây ra trong lòng con gái. Nàng cúi đầu, nghẹn ngào chỉ chực khóc.

- Nào, thôi cha đùa đấy, cha đùa đấy. - Công tước nói. - Công tước tiểu thư phải nhớ lấy một điều: ta vẫn giữ nguyên tắc là người con gái có toàn quyền lựa chọn. Ta cho con tự do đấy. Chỉ cần con nhớ lấy một điều: quyết định của con định đoạt cả hạnh phúc của đời con đấy. Còn ta thì không việc gì phải nói đến.

- Nhưng thưa cha, con không biết…

- Chả có gì phải nói nữa! Họ bảo nó lấy thì nó lấy thôi, chẳng phải nó chỉ lấy có mình mày, nó thì lấy ai cũng được, còn mày thì tuỳ ý lựa chọn… Về phòng mà suy nghĩ đi rồi một giờ nữa đến đây mà trả lời.
Trước mặt nó mày chỉ việc nói: có hay không. Tao biết thế nào về buồng mày cũng cầu nguyện. Thôi được, cầu thì cứ cầu. Nhưng tốt hơn là nên suy nghĩ đi. Thôi đi đi.
   
"Có hay không, có hay không, có hay không!" - Công tước còn quát với theo khi tiểu thư Maria đã ra khỏi phòng, bước lảo đảo như đi trong sương mù.
   
Số phận nàng đã được định đoạt, mà định đoạt một cách may mắn. Những điều cha nàng nói về cô Burien, lời ám chỉ đó khủng khiếp quá. Chắc là không đúng đâu, nhưng nó vẫn khủng khiếp quá, nàng không thể không nghĩ đến chuyện đó được. Nàng cứ thẳng phía trước mặt mà đi qua khu vườn ủ cây, chẳng trông thấy gì, mà cũng chẳng nghe thấy gì hết. Bỗng tiếng nói thì thầm quen thuộc của cô Burien làm nàng sực tỉnh. Nàng nhìn lên và cách mình hai bước, nàng thấy Anatol đang ôm cô gái người Pháp và nói thầm với cô ta một câu gì không rõ. Anatol chợt trông thấy nàng và trên khuôn mặt tuấn tú của chàng hiện lên một vẻ rất dễ sợ. Trong giây phút bàng hoàng, chàng chưa kịp buông cô Burien ra còn cô ta thì lúc ấy vẫn chưa trông thấy tiểu thư Maria.
   
"Ai đấy? Tại sao? Khoan đã nào!" - Vẻ mặt của Anatol như muốn nói. Công tước tiểu thư Maria im lặng nhìn hai người. Nàng không hiểu nổi. Cuối cùng cô Burien kêu lên một tiếng và bỏ chạy, Anatol mỉm cười vui vẻ nghiêng mình chào công tước tiểu thư Maria tưởng chừng như chàng đang mời tiểu thư Maria cùng cười để chế nhạo cái việc kỳ quái vừa xảy ra, rồi Anatol nhún vai một cái, và đi vào khung cửa dẫn về phòng mình.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #148 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 09:44:47 pm »

Một giờ sau, Tikhôn đến gọi công tước tiểu thư Maria đến gặp lão công tước và nói thêm rằng có cả công tước Vaxili Xergeyevich ở đấy nữa. Khi Tikhôn đến, công tước tiểu thư Maria đang ngồi trên chiếc đi-văng ở trong phòng riêng ôm cô Burien đang khóc sụt sùi công tước tiểu thư Maria vuốt nhẹ mái tóc của cô. Đôi mắt huyền diệu của nữ công tước, nay đã điềm đạm và sáng trong như cũ đang trìu mến và xót thương nhìn xuống gương mặt xinh xắn của cô Burien.

- Không thể được, tiểu thư ạ, tôi vĩnh viễn không còn được tiểu thư yêu thương nữa - cô Burien nói.

- Tại sao thế? Tôi càng yêu thương chị hơn bao giờ hết - công tước tiểu thư Maria nói - và tôi sẽ cố làm hết những việc thuộc quyền hạn của tôi để cho chị được hạnh phúc.

- Nhưng tiểu thư khinh tôi: tiểu thư là người trong trắng như vậy tiểu thư không bao giờ hiểu được phút lầm lạc của một tình yêu say đắm. Ôi, chỉ ái ngại cho ngưòi mẹ đáng thương của tôi…

Công tước tiểu thư Maria buồn rầu mỉm cười đáp:

- Tôi hiểu hết, chị cứ bình tâm lại, chị ạ. Tôi sang phòng cha một chút. - Nói đoạn, tiểu thư đi ra.
   
Khi nàng bước vào phòng cha, công tước Vaxili, chân ghếch cao lên, tay cầm hộp thuốc lá, đang mỉm cưòi hiền lành, có vẻ xúc động đến cực điểm, nhưng lại dường như tự lấy làm tiết và có ý chế giễu cái tính dễ xúc động đó. Ông hấp tấp đưa một dúm thuốc lá bột lên mũi hít, đoạn đứng dậy và giơ tay ra nắm lấy hai tay nàng, nói:

- Ồ, tiểu thư ơi. - Công tước thở dài nói tiếp - Số phận của con tôi đang nằm trong tay tiểu thư đấy. Xin tiểu thư quyết định cho, nếu tiểu thư là người hiền hậu, dịu dàng là xưa nay tôi vẫn yêu quý tiểu thư như con gái tôi vậy.

Công tước Vaxili bước lùi lại. Một giọt nước mắt thật long lanh trên mắt ông.

- Kh… kh… - công tước Nikolai Andreyevich khịt mũi rồi nói -Công tước thay mặt cho cậu môn sinh… À cậu con trai đến dạm hỏi con. Con có bằng lòng làm vợ công tước Anatol Kuraghin hay không? Con hãy nói: có hay không - Công tước quát lên, - rồi sau đó cha tự giành cho mình quyền nói ý kiến của cha. - Đoạn ông quay sang phía công tước Vaxili nói thêm để đáp lại cái vẻ van lơn của ông ta - Phải ý kiến của tôi, và chỉ là ý kiến của tôi thôi. Thế nào, có hay không?

- Thưa cha, ước nguyện của con là không bao giờ rời bỏ cha, không bao giờ tách lìa đời con ra khỏi cha.
Con không lấy chồng, - Nàng đáp, giọng quyết liệt, đôi mắt đẹp dẽ của nàng nhìn thẳng vào công tước Vaxili và cha nàng.

- Vớ vẩn nào! Chuyện vớ vẩn! Vớ vẩn! - Công tước Nikolai Andreyevich cau mày kêu lên, rồi cầm tay tiểu thư Maria kéo vào lòng nhưng không hôn mà chỉ khẽ đưa trán chạm nhẹ vào trán nàng, và bóp chặt tay nàng đến nỗi nàng nhăn mặt khẽ kêu lên một tiếng.
   
Công tước Vaxili đứng dậy.

- Tiểu thư thân mến ạ, tôi xin nói với tiểu thư rằng đây sẽ là một phút mà tôi sẽ không bao giờ quên. Không bao giờ; nhưng chả nhẽ tiểu thư lại không cho chúng tôi được chút hy vọng là sẽ có ngày làm siêu được tấm lòng trung hậu, bao dung của tiểu thư sao? Xin tiểu thư nói cho rằng có lẽ… Tương lai rộng lắm… Xin tiểu thư nói cho hai chữ, có lẽ…

- Thưa công tước, điều mà tôi đã thưa là tất cả những gì tôi cảm nghĩ trong lòng. Tôi xin cảm tạ tấm thịnh tình của ngài, nhưng không bao giờ tôi có thể trở thành người vợ của con ngài.

- Thôi, thế là xong rồi đấy ông bạn ạ. Rất mừng được gặp ông, rất mừng. Thôi về phòng đi con, về đi. Rất mừng, rất mừng được gặp ông - lão công tước vừa nhắc đi nhắc lại vừa ôm hôn công tước Vaxili.
   
"Chí hướng của ta khác, - Công tước tiểu thư Maria, tự nhủ, chí hướng của ta là hưởng một hạnh phúc khác, hạnh phúc của tình thương và của sự hy sinh. Và dù có phải thế nào chăng nữa, ta cũng sẽ cố đem lại hạnh phúc cho chị Ameli đáng thương ấy. Chị ấy yêu chàng tha thiết quá. Chị ấy hối hận chân thành quá. Ta sẽ làm tất cả để thu xếp cho Ameli lấy được chàng. Nếu chàng không giàu, ta sẽ cấp của hồi môn cho Ameli, ta sẽ xin cha, ta sẽ xin anh Andrey. Khi nào chị ấy thành vợ chàng rồi, ta sẽ sung sướng đến nhường nào! Chị ấy khổ quá, xa lạ, cô đơn, không nơi nương tựa! Trời ơi, chị ấy chắc phải yêu chàng tha thiết lắm mới có thể mất tự chủ đến như vậy. Có lẽ ở địa vị Ameli ta cũng thế thôi…".
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #149 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 09:45:49 pm »

Phần III
Chương - 6

Gia đình Roxtov đã từ lâu không được tin tức gì về Nikolai và mãi đến giữa mùa đông, bá tước mới nhận được một bức thư. Đọc mấy chữ đề trên phong bì, bá tước nhận ra nét chữ của con trai.
     
Cầm bức thư trong tay, bá tước hốt hoảng và hấp tấp rón rén chạy vào phòng riêng, cố không để cho ai trông thấy mình. Vào phòng, bá tước đóng kín cửa lại và bắt đầu giở thư ra đọc. Anna Mikhailovna biết tin có bức thư (trong nhà có chuyện gì phu nhân cũng biết hết), liền rón rén bước vào phòng bá tước và bắt gặp ông ta đang cầm bức thư trong tay, vừa cười vừa khóc nấc lên.
   
Tuy công việc của Anna Mikhailovna đã thu xếp ổn thoả, phu nhân vẫn ở lại nhà bá tước Roxtov như cũ.

- Ông bạn ơi - phu nhân nói, giọng buồn buồn, và sẵn sàng tỏ lòng thương cảm.
Bá tước càng nấc to hơn.

- Cháu Nikolai, có thư, bị, bị thương, bà ạ, nó được thăng sĩ quan… đội ơn Chúa… làm thế nào nói với nhà tôi bây giờ…
   
Anna Mikhailovna ngồi xuống cạnh bá tước, lấy khăn tay lau mấy giọt nước mắt trên má ông và trên bức thư, rồi lau nước mắt của mình, đọc bức thư, an ủi bá tước và quyết định rằng trước bữa ăn trưa và bữa dùng trà bà sẽ chuẩn bị tinh thần cho bá tước phu nhân, và sau bữa trà thì sẽ kể hết cho phu nhân nghe, nếu Chúa trời phù hộ.

Suốt buổi trưa bà Anna Mikhailovna nói về những tin đồn từ mặt trận về Nikolai, bà hai lần hỏi xem cái thư cuối cùng của Nikolai gửi nhận được từ hôm nào, tuy bà đã biết rõ từ trước và nói rằng có thể hôm nay lại nhận được thư. Cứ mỗi lần nghe những lời nói xa xôi bóng gió ấy, bá tước phu nhân lại bắt đầu lo lắng đưa mắt nhìn bá tước hay nhìn Anna Mikhailovna nhưng bà này lại khéo lái câu chuyện sang vấn đề linh tinh khác. Cả nhà chỉ có Nasata là tinh nhất, có cái khiếu rất nhạy có thể cảm thấy ngay những sắc thái tinh vi trong giọng nói, trong cách nhìn và vé mặt của người khác. Từ đầu bữa ăn, Nasata đã vểnh tai nghe ngóng và biết rằng có chuyện gì về anh mình đây cho nên bà Anna Mikhailovna đang nói rào trước. Nasata biết rằng mẹ mình rất dễ xúc động mỗi khi có chuyện gì liên quan đến tin tức của Nikolai nên tuy vốn rất liều lĩnh, trong suốt bữa ăn, cô cũng không dám hỏi gì nhưng sốt ruột quá nên chẳng ăn uống gì cả, cứ loay hoay trở mình trên ghế, bất chấp những lời quở trách của cô gia sư. Sau bữa ăn, Nasata hối hả chạy theo bà Anna Mikhailovna, và đến phòng đi-văng thì nhân đà nhảy lên ôm lấy cổ bà ta.

- Dì ơi, dì yêu của cháu ơi, dì nói đi, cái gì thế hở dì?

- Có gì đâu cháu.

- Không, dì yêu dấu của cháu, con bồ câu của cháu, quả đào của cháu, cháu không buông dì ra đâu. Cháu biết rằng dì đã biết chuyện ấy.

Bà Anna Mikhailovna lắc đầu nói:

- Mà thật là một con bé rất tinh đấy, con ạ.

- Có thư của anh Nikolai à? Đúng rồi! - Natasa kêu lên; cô đã đọc thấy một câu trả lời khẳng định trên vẻ mặt của bà Anna Mikhailovna.

- Nhưng dì van cháu, phải cho cẩn thận; cháu cũng biết rằng việc này có thể làm cho mẹ cháu xúc động mạnh lắm đấy.

- Vâng, vâng, nhưng dì kể đi. Không kể à? Được, thế thì cháu đi nói với mẹ cháu ngay bây giờ.
   
Bà Anna Mikhailovna liền vắn tắt thuật lại cho Natasa nghe nội dung bức thư, dặn là đừng nói với ai cả. Natasa làm dấu thánh giá nói:

- Nhất định, cháu xin thề với dì như vậy, cháu không nói với ai đâu rồi lập tức chạy đi tìm Sonya.

- Anh Nikolai, bị thương, có thư - Natasa nói, giọng long trọng và mừng rỡ.

Sonya biến sắc đi, chỉ nói được mấy tiếng:

- Nikolai!
     
Natasa, thấy cái ấn tượng mà tin anh mình bị thương gây nên trong Sonya, bấy giờ mới cảm thấy rõ cái khía cạnh đáng buồn của tin tức này. Cô chồm lại ôm lấy Sonya mà khóc:

- Chỉ bị thương một chút, nhưng lại được thăng chức sĩ quan rồi, bây giờ anh ấy rất khoẻ rồi, chính tay anh ấy viết - Natasa, vừa khóc vừa nói.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM