Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:02:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ một con đường  (Đọc 90395 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:06:09 pm »

ĐÓN XUÂN TRÊN ĐỈNH TRƯỜNG SƠN

Đến cuối tháng 12/1961, trung đoàn được lệnh kiểm tra trang bị, chỉnh đốn đội ngũ chuẩn bị xuất phát. Đoàn công xa 24 chiếc phủ bạt, chở trong lòng những người con miền Nam nối đuôi nhau lăn bánh về phía chiến trường, tuyến đầu của Tổ quốc. Đoàn xe dừng lại nghỉ tại thành phố Vinh, sáng hôm sau tiếp tục lên đường vào Quảng Bình, lên làng Ho, trạm nghỉ quân cuối cùng ở miền Bắc. Tại đây ngoài quân trang, vũ khí cá nhân, mỗi người được nhận thêm 2 ruột tượng gạo, mỗi ruột tượng 4kg.

Mệnh lệnh: “Đường dài, cự li hành quân. Trinh sát, công binh, bộ binh, hậu cần… tất cả sẵn sàng chiến đấu, xuất phát”.

Ngày đầu hành quân các đơn vị không chịu thua kém nhau, giữ cự li vượt đoạn đường đầu tiên không ai bị rớt lại. Rừng Trường Sơn trùng điệp ôm gọn đoàn quân vào lòng. Đỉnh núi 1001 nằm giữa 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị hiện ra. Đường Trường Sơn ẩm ướt, đá tai mèo trơn trợt. Lần đầu tiên đi núi, mang vác nặng, đèo dốc, suối sâu, sên vắt, muỗi mòng đeo bám, nhiều anh em chân bị bong gân, sưng khớp, một số trường hợp nặng hơn bị vẹo cả xương sống. Mặc dù quân trang, đồ cá nhân của những chiến sĩ này được san sẻ cho những đồng chí còn khỏe hơn mang giúp, nhưng họ vẫn không theo nỗi. Ban chỉ huy trung đoàn buọc phải gởi anh em lại trạm giao liên và cử người chăm sóc, anh em nào còn đi được, chặt cây làm gậy chống đi theo đoàn. Có lẽ “chiếc gậy Trường Sơn” ra đời cũng từ những chuyến đi như vậy và truyền lại kinh nghiệm cho các đơn vị sau, làm gậy Trường Sơn nư một phương tiện tuyệt vời khi vượt Trường Sơn. Đường càng vào sâu càng gian nan, có đoạn bộ đội phải vượt thang dây. Thang dây được làm bằng dây rừng cột qua 2 mỏm đá, mặt thang là cây rừng bằng cổ tay bỏ ngang, phía dưới thang mây là vực sâu ghềnh thác, đá tai mèo nhọn sắc. Những gian khổ đó đã trở thành những bài thơ trong nhật kí người chiến sĩ quân giải phóng khi qua Trường Sơn.

Hành quân qua đỉnh Trường Sơn
Suối sâu dốc ngược mưa trơn gió ngàn
Võng treo đầu bắc đầu nam
Thương cha nhớ mẹ nặng mang chín chiều
Trường sơn áo mẹ thân yêu
Lá rừng xanh biếc nắng chiều quê cha
Nơi đây mấy bận trăng già
Vui sao khi biết đã là quê hương
(1)

Đông Trường Sơn vào mùa ẩm ướt và sương mù dày đặc. Tây Trường Sơn hanh khô gió nắng, lá rừng ngày ngày rụng xuống, mùa mùa chồng lên, chân bước phập phồng như đi trên nệm xốp. Có những đoạn đường bỗng nhiên có vô số tiếng lách tách vang lên dưới bước chân người. bộ đội gọi đó là “rừng dậy”. Rừng dậy, là khu rừng có hằng hà sa số những con vắt lá ở trên cây, vắt đất ở dưới chân, khi có hơi người, vắt ngóc đầu dậy búng lách tách về hướng có tiếng động. Những con vắt da xanh mướt, thân nhuyễn, nhỏ như cây tăm, dai như loài đỉa, bám trên cổ tay, chui vào người găm vòi hút máu rất khó phát hiện, chỉ gây ngứa ở chỗ khi vắt đã cắn no. Những đàn ruồi vàng, mỗi sắt vòi bén như đầu kim tiêm, khi đã cắn thì đến trâu bò phải lồng lộn vì nhức nhối. Đây là tình huống chưa được chuẩn bị kĩ nên không có thuốc trừ. Chúng tôi dựa vào kinh nghiệm của những năm sống ở rừng phổ biến cách trừ vắt, trừ muỗi bằng cách hái lá Suốt Cá giã dập, lấy băng cá nhân túm lên đầu que củi cột lên đầu “gậy Trường Sơn” nếu vắt cắn, chỉ cần đưa đầu gây lên chấm vào thân vắt, chúng tự nhả ra rơi xuống đất, một số anh em khác lấy tàn thuốc lá cũng trị được vắt cắn…, còn để tránh ruồi vàng, muỗi sắt thì tạm thời chống đỡ bằng lấy một nhành cây nhỏ suốt hết lá làm chổi để đập và để xua đuổi khi chúng bám vào người.

Một tháng hành quân đã trôi qua, 30 cung đường đã vượt. Phía trước đoàn quân là Tà Lê, động Phu Nhôi. Bầu trời cao nguyên trên đất Lào xanh thẳm trời mây. Dù 2 dân tộc Việt - Lào không đón Tết cổ truyền cùng một thời khắc nhưng vạn vật cùng hoa trong khí trời làm cho rừng già thắm xanh màu ngọc bích. Đoàn quân đi trong nắng tỏa và sắc hoa phù dung tím ngắt trời chiều, trong bát ngát mùi thơm hoa dại rừng Lào, qua những xóm làng, qua những ngôi chùa cổ kính. Những cao nguyên, bình nguyên đất nước Lào đẹp như tranh vẽ. Đi trên đất bạn, bộ đội được thay mũ của bộ đội Lào, và được phổ biến khẩu hiệu trả lời khi có dân bên bạn hỏi: “Cờ-hành Krongle?” Bộ đội trả lời: “Krongle Cờ-hành (Chúng tôi là lính của Krongle)”.


(1) Thơ của Thu Hồng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:08:13 pm »

Đến ngầm Tà Lê đúng vào ngày 28 Tết, trung đoàn hạ lệnh dừng quân. Bộ phận tham mưu được lệnh chọ điểm đóng quân, bộ phận chính trị chuẩn bị chương trình sơ kết thi đua đón Tết cổ truyền, chờ đợi số anh em phía sau vượt trạm vào cùng dìu dắt nhau về điểm tập kết, quyết tâm không để người nào rớt lại. Bộ phận hậu cần vào bản liên hệ với đồng bào nước bạn để mua nếp, đổi thịt lợn về lo Tết cho các đơn vị, tổ chức cho anh em một cái Tết ở Trường Sơn đầy đủ hươngvị quê nhà. Cũng không ai ngờ, mâm cổ Tết của các đơn vị giữa rừng Trường Sơn năm Nhâm Dần 1962, có thuốc lá Thăng Long, thuốc Tam Đảo, có kẹo Hải Hà, có thịt lợn, bánh chưng xanh. Hòa trong niềm vui của đồng đội trong một chiều trên đất nước lào anh em, lòng tôi chợt xao xuyến nhớ bài thơ của một chiến sĩ đi qua đây trước tôi đã viết.

Chiêu qua con sông Tà Lê
Sông chiều sóng nước trắng hoe nắng vàng
Hoa gì giống màu hoa ban
Nở xòe năm cánh sánh hàng bên sông
Lá cành bám bụi đất son
Con đường thành những lối mòn người qua
(1)

Sau hai ngày nghỉ chân chờ đợi, số anh em rớt lại trên các cung đường đã vượt thạm theo kịp trung đoàn. Đêm, trời cao nguyên đất bạn, sao dày trong xanh, cả trung đoàn hội quân trên bãi khách binh trạm Tà Lê đón giao thừa và phát phần thưởng đợt thi đua hành quân vượt Trường Sơn. Hai mươi cán bộ chiến sĩ đại biểu của 3 tiểu đoàn, 7 đại đội và 3 cơ quan trung đoàn bộ được biểu dương và nhận phần thưởng, mỗi người mười mấy cây kẹo của Bác Hồ (Phần kẹo phát thưởng này do chúng tôi đi thăm Bác đem về để giành làm phần thưởng cho bộ đội trên đường hành quân). Phần thưởng thật bất ngờ, làm cho người được nhận cũng như toàn thể ộ đội trung đoàn cảm động và phấn khởi vô cùng. Sau phần sơ kết thi đua, tổ văn ngệ xung kích của trung đoàn, góp một chương trình văn nghệ nghiệp dư đầy đủ màu sắc của anh bộ đội cụ Hồ. Thơ ca, hò vè 3 miền Trung, Nam, Bắc được khai thác tối đa. Đồng chí Phạm Tuân, quê Quế Sơn cán bộ Ban chính trị trung đoàn ngâm bài thơ Xuân 1961 của nhà tơ Tố Hữu. Bài thơ này dù trải qua 365 ngày của năm Tân Sửu đến năm Nhâm Dần 1962 này vẫn lan tỏa làm xao động lòng người. Đêm giao thừa giữa Trường Sơn hoang sơ, tuy không có loa phóng thanh nâng giọng, nhưng trong lặng im của từng hơi thở chân thành của đồng đội, chúng tôi nghe rõ từng lời:

… Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn phương
Trông lại ngàn xa, trông tới mai sau
Trông bắc trông nam trông cả địa cầu…

(Chào Xuân 61 - Tố Hữu)

Âm hưởng của bài thơ vọng đâu đây hào khí của mùa xuân Quang Trung (1789). Rừng Trường Sơn tiếp tục bước quân hành. Bộ đội đã và đang đặt chân lên mảnh đất chiến trường miền Nam, ăn một cái tết đầu tiên thật ý nghĩa, cả đơn vị nôn nóng sớm vào với đồng bào đồng chí.

Đường số 9 hiện ra - tuyến phòng thủ phía tây của địch, được trinh sát phía trước khắc phục, để từng đơn vị khi tới đây dùng ni lông trải mặt đường cho quân đi qua, tránh để lại dấu vết. Các đơn vị của trung đoàn lần lượt vượt đường số 9 an toàn, chỉ còn bộ phận trinh sát công binh khắc phục dấu vết hành quân ở lại. Đội hình trung đoàn tiếp tục dài ra, vắt qua dốc Nguyễn Chí Thanh, đỉnh cao 1.800m… sông Nậm Bác, nước bạc như một tấm kiếng khổng lồ trải ra vô tận. Trung đoàn đến Aso (Thừa Thiên Huế) đây là binh trạm phân đường cho trung đoàn về Nam bộ và về Quân khu(2). Trung đoàn của chúng tôi được tiền trạm Quân khu 5 tiếp nhận đưa về Aró (Hiên - Quảng Nam) - địa phận của chiến trường khu 5.


(1) Thơ của Thu Hồng
(2)   Từ tháng 5/1961: Liên khu 5 chia thành 2; Khu 5 và khu 6. Liên khu 5 gồm các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khu 6 gồm các tỉnh Khánh Hòa trở vô đến Lâm Đồng.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 08:02:25 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:54:15 pm »

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Trải qua 90 ngày (3 tháng ) hành quân đêm nghỉ, ngày đi trung đoàn chúng tôi đến trạm Nước Là (thuộc huyện miền núi Trà Mi) - đây là binh trạm tiếp đón phân phối lực lượng về cho các tỉnh thuộc khu 5. Trung đoàn cán bộ khung của chúng tôi được Quân khu phân công đưa về Quảng Nam, tổ chức thành Trung đoàn, kiêm tỉnh đội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam (Trung đoàn kiêm tỉnh đôi Quảng Nam có biệt danh là Dì 2). Phần tôi, được Bộ tư lệnh Quân khu quyết định đưa về nhận công tác phó chính ủy, kiêm chủ nhiệm chính trị trung đoàn 2 (Trung đoàn 2 có biệt danh là Công trường 2), lúc này đang đóng quân tại 3 khu vực: Làng Xá Lò, làng Nước Rễ, làng Suối Sem thuộc H29 (huyện 29) Kon Tum. Cùng thời gian này, 2 tiểu đoàn thực binh số 20 người dân tộc Hre và tiểu đoàn 95 vào trước, đã làm nên chiến thắng Trà No, Giá Vut, Tà Ma được lệnh sát nhập vào trung đoàn. Trung đoàn 2 bước vào thực hiện 2 nhiệm vụ: Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch, chống địch lấn chiếm bảo vệ khu căn cứ và sản xuất lương thực tự túc. Từ đây một phong trào mới ở trung đoàn ra đời - phong trào “thực túc binh cường” (có lương thực quân mới mạnh, gạo là tư lệnh, gạo là vũ khí số một). Hai nhiệm vụ quan trọng được trung đoàn 2 thực hiện song hành.

Tháng 5, tháng mùa khô ở cao nguyên, cán bộ chiến sĩ trung đoàn 2 ra quân phát rẫy làm đất, chờ trời mưa để trồng sắn, trỉa bắp, trỉa lúa… hàng trăm ha đất rừng màu mỡ đã được khai hoang. Cơ quan chính trị trung đoàn có 36 người cùng vỡ hoang được 5 ha đất. Khi cơn mưa đầu mùa trút xuống, cây sắn đã lên hai tầng lá, cây bắp cũng vừa xòe tay, cây lúa cũng vừa cắm rễ trên đất rừng. Cùng thời gian này, Ban chỉ huy trung đoàn, ban chỉ huy tiểu đoàn 95 và đại đội đặc công 406, nhận lệnh chuẩn bị chiến trường để tiêu diệt cứ điểm Nhơn Lộc, thuộc địa phận xã Hành Tín (Quảng Ngãi).

Cứ điểm Nhơn Lộc nắm trên ngã ba đường 658, đường huyện đi Mộ Đức, được quân ngụy xây dựng trên một nền đất vốn xưa kia là một thành rấm binh của quân triều đình Đồng Khánh chống quân Nghĩa Hội (1885), nên cứ điểm Nhơn Lộc cao hơn mặt ruộng hơn một mét, rộng khoảng 5 ha. Phía tây Nhơn Lộc là huyện Minh Long và Ba Tơ. Đầu năm 1962 ta mới giáo dục được xã Hành Tín, bọn địch đối phó bằng cách đưa quân lên đóng các đồn: Nhơn Lộc - Long Bình. Cứ điểm Nhơn Lộc (đồn Nhơn Lộc) tựa lưng vào đồi Cu và núi Lớn. Bên trên núi Lớn, địch đóng đồn Long Bình, dưới chân núi Lớn là sông Vệ. Có thể nói Nhơn Lộc là đồn mẹ, Long Bình là đồn con. Nằm bên tả ngạn sông Vệ, địch đóng đồn Phú Khương để hỗ trợ cho nhau khi bị ta tấn công. Cứ điểm Nhơn Lộc được quân địch bố phòng cẩn mật. Có thể nói đây là một cứ điểm bất khả xâm phạm. Bên ngoài có 3 lớp rào kẽm gai, nằm bên trong bãi mìn là hố sâu cắm chông 3 lớp, đầu hàng rào phản xung phong và giao thông hào, bên trong nữa là công sự, hầm ngầm, nhà lính, khu thông tin, trận địa cối. Cứ điểm Nhơn Lộc có hai lối vào nằm ở phía bắc và phía nam xã Hành Tín, do một đại đội cộng hòa, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, sư đoàn 1 chiếm giữ, quân số gần 120 tên. Có khi chúng tăng cường bọn ác ôn ở các xã Hành Tín, Hành Thịnh, quân số trên 120 tên. Bọn địch ở đây được trang bị cối 81mm, đại liên, trung liên, các-bin và tom-xông, do một tên trung úy chỉ huy. Cứ điểm Nhơn Lộc có nhiệm vụ chi viện cho ngụy quyền 4 xã Hành Thiện, Hành Tín, Hành Dũng, Hành Thịnh là tấm lá chắn bảo vệ chi khu quận lị Nghĩa Hành. Điểm Long Bình có 24 tên thuộc đại đội 2 chiếm giữ do một tên thượng sĩ chỉ huy. Bọn này có nhiệm vụ quan sát, phát hiện từ xa, khống chế giao thông từ cầu Cộng Hòa (Hành Thiện) về Đá Chát - Ba Tơ. Đại đội 2 cộng hòa đóng ở Nhơn Lộc là một đội quân khét tiếng về thủ đoạn gian ác, chuyên đưa quân đến những “điểm nóng” mà các đơn vị quân ngụy khác không làm được, điều đó giải thích vì sao sư đoàn 1 của chúng đóng ở Huế, bọn này lại có mặt ở một vùng sâu trên đất Quảng Ngãi.

Do đặc điểm và tính chất quan trọng của Nhơn Lộc, nên được bọn chỉ huy quân ngụy và cố vấn Mĩ thường xuyên đi kiểm tra hệ thống công sự chiến đấu tại đây. Từ khi quân địch về đóng chiếm Nhơn Lộc, phong trào cách mạng ở 4 xã gặp khó khăn, cán bộ nằm vùng hàng đi đi công tác bị quân ở Đồn Nhơn Lộc phục kích sát hại.

Sau khi cân nhắc thế lực của ta và địch, ban chỉ huy trung đoàn 2 quyết định giao cho đại đội 406 đặc công làm chủ công và tiểu đoàn 95, trung đoàn 2 làm trợ công điều tra, nghiên cứu tấn công tiêu diệt cứ điểm Nhơn Lộc. Chấp hành mệnh lệnh, đại đội 406 đặc công, tổ chức 2 mũi điêu tra cứ điểm Nhơn Lộc (cả đồn mẹ và đồn con) và lập đài quan sát ban ngày theo dõi hoạt động của quân địch ở ngoại vi, nội vị cứ điểm. Tiểu đoàn 95 tập trung ưu thế hỏa lực hơn địch, xác định chiến thuật kì tập, kết hợp với cường tập tân công, làm các chiến cụ như thang mê – giá thiết(1), phục vụ cho bộ đội vượt giao thông hòa khi tấn công. Hợp đồng với 2 đơn vị diệt điểm Nhơn Lộc, lực lượng vũ trang và dân quân du kích Nghĩa Hành phối hợp chốt chặn đường Đá Chát đi Ba Tơ, bao vây lùng bắt ác ôn, tiến hành đột nhập chiến lược, tuyên truyền cương lĩnh Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cho nhân dân vùng địch kiểm soát, vùng tranh chấp và khống chế cứ điểm Phú Khương, cắt đường tiếp viện của chúng khi quân ta đánh Nhơn Lộc, xác định cứ điểm Nhơn Lộc là điểm tấn công chính, đồn Long Bình là diện, ban chỉ huy đại đội 406 bố trí 38 cán bộ chiến sĩ chia thành 2 mũi:

Mũi chủ yếu có trách nhiệm đột sâu từ phía nam vào cửa chính cứ điểm Nhơn Lộc; mũi thứ yếu đột vào phía đông Nhơn Lộc, mũi này được tăng cường 7 khẩu DKZ 57mm, 4 đại liên, với 45 cán bộ, chiến sĩ. Khi trận đánh nổ ra, DKZ sẽ diệt lô cốt chính, diệt hỏa điểm, hầm ngầm cho bộ phận đột sâu tảo trừ quân địch. Ngoài lực lượng chủ công trên đây, ban chỉ huy tiểu đoàn 95 còn cho một đại đội bộ binh làm thê đôi dự bị, 1 trung đội bộc phá, 1 trung đội trận nôi với 6 khẩu cối 60mm, 2 cối 81mm và 2 trung đội đứng ở cánh bắc và cánh tây sẵn sàng vào trận khi có lệnh.

Ở mũi diện, ngoài 19 cán bộ chiến sĩ đặc công do đồng chí Trần Kim Hùng chỉ huy, còn có 1 trung đội bộ binh dự bị hỗ trợ đánh điểm Long Bình.

Kế hoạch tấn công cứ điểm Nhơn Lộc được phổ biến và quán triệt trong các chi bộ và hội đồng quân nhân các đơn vị tham gia trận đánh, như đại đội 406 chủ công và tiểu đoàn 95 trợ công.


(1) Thang mê:Đan bằng tre, gọi là trục trịch, dài 1,2m, ngang 0,8m. Giá thiết: Là 4 cây chống dưới thang mê.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:56:25 pm »

Ngày 29/6/1962, các đơn vị tham gi tấn công Nhơn Lộc hành quân đến địa điểm tập kết.

Về phía quân địch, ngay trong đêm đặc công 406 và tiểu đoàn 95 tổ chức tấn công, cũng là đêm chúng tổ chức đón chỉ huy mới. Cuộc đón tiếp diễn ra ồn ào trong đêm, có cả bọn thằng Hoa, thằng Một, là 2 tên ác ôn khét tiếng ở vùng giáp ranh 2 huyện Ba Tơ và Minh Long đến dự. thằng Hoa khoác lác trước đồng bọn: “Cộng sản giỏi thì đêm nay tấn công Nhơn Lộc thử coi…” Tên Một cũng a dua theo một câu: “Bọn Cộng sản tung tin tháng 6 này đánh Nhơn Lộc, nhưng hôm nay đã là ngày 07/7 rồi, có lẽ Cộng sản sẽ tấn công vào tháng 6 năm sau”.

Bọn địch vẫn say sưa trong men rượu, không hề hay biết bên ngoài quân ta đã hoàn thành công tác mật tập đang ở vị trí sẵn sàng nổ súng xung phong.

Đúng 0 giờ 35’ ngày N’ (08/7/1962), mũi tấn công cứ điểm Nhơn Lộc của đại đội đặc công 406 nổ súng phát lệnh ngay cửa chính, tiếp theo là hàng loạt những quả đạn DKZ, cối 82, băm nát mục tiêu phòng thủ của quân địch. Sau 13 phút, mũi chủ yếu đã chiếm được khu trung tâm, diệt bọn điện đài. Bọn địch ở hầm ngầm dùng đại liên chống cự quyết liệt, bọn lính trên mốc cầu bờ thành cũng bắn xối xả vào mũ đặc công của quân ta. Một số chiến sĩ ở mũi này bị thương vong. Lập tức hỏa lực DKZ bắn trúng ngay mục tiêu đề kháng của địch. Trận đánh giằng co giữa ta và địch diễn ra ác liệt. Mũi 1 phát hiện hầm ngầm, nhưng không còn bộc phá, mũi trưởng phải cho đội hình lùi lại gọi hỏa lực chi viện. Ở mũi diện (điểm Long Bình), mũi quân này tiến công thuận lợi từ bên ngoài vào, do ở trên độ cao hơn 200 mét so với mặt biển, nên bọn địch ở Long Bình rất chủ quan, là cơ hội thuận lợi cho 19 chiến sĩ đặc công giải quyết trận địa bằng bộc phá và súng bộ binh. Bọn địch ở đây bị tiêu diệt trong vòng 5 phút.

Đến 30 giờ 30’ sáng ngày 08/07/1962, trận đánh hầm ngầm và nhà thông tin kết thúc. Cứ điểm Nhơn Lộc bị diệt, 86 tên địch (có một tên trung úy và 2 tên ác ôn) đền tội, 27 tên bị bắt sống, ta thu toàn bộ quân trang, quân dụng. Các đơn vị phối hợp đã hoàn thành nhiệm vụ.

Trận đánh Nhơn Lộc là trận đầu tiên, bộ đội chủ lực Khu 5 đánh xuống đồng bằng diệt địch trong công sự tương đối vững chắc và bộ đội ta đã giành thắng lợi. Tiêu diệt được cứ điểm Nhơn Lộc, Long Bình, uy hiếp và bức rút đồn Phú Khương, thu hồi vùng giải phóng, tạo bàn đạp từ căn cứ phía tây Nghĩa Hành. Đây là một khu vực có cửa khẩu quan trọng, thu mua hàng hóa, lương thực, thuốc men, dụng cụ văn phòng phục vụ cho kháng chiến, thông đường từ Quãng Ngĩa qua sông Vệ lên Ba Tơ, đây còn là một cửa mở đưa cán bộ xuống hoạt động ở đồng bằng.

Tin chiến thắng tràn về căn cứ làm nức lòng cán bộ chiến sĩ trung đoàn 2. Đây là trận đánh tiêu diệt hoàn toàn một cứ điểm địch đầu tiên, tính từ khi tôi trở lại chiến trường miền Nam.

Trở về với nhiệm vụ sản xuất lương thực ở khu căn cứ Xà Lò, Nước Rễ, và Suối Sem. Một nỗi khổ của bộ đội lúc bấy giờ là không có công cụ để sản xuất, goài một số rựa và rìu để đốn cây rừng. Chúng tôi phải tận dụng cái kẹp rút dép râu, bẻ công lại làm cào cỏ. Khi băp khô, bẻ tay đã đành, lúa chín cũng dùng tay trút lấy hạt. Xong mùa lúa tay người nào cũng phồng rộp, tế bào tay xẻ ngang, cắt dọc, chai sần không có cảm giác. Tôi còn nhớ lúc ở miền Bắc mới vào, lương thực thiếu trầm trọng, sắn cũng không có mà ăn. Mỗi khẩu phần trong một ngày của bộ đội là một lon gạo và 2 củ sắn. Sức thanh niên như tôi lúc đó ăn chẳng thấm vào đâu, đến bữa trưa mà ăn ngay, thì buổi chiều không đủ sức vượt năng suất cùng đồng đội. Vì vậy, đến bữa trưa tôi nhận bữa rồi đi ngủ. Đến trước giờ làm chiều, tôi mới đem ra ăn để cầm cự làm đến cuối ngày. Đói bụng, còn kiếm rau củ mà đỡ lòng, nhưng lạt muối mà lên cơn sốt rét người cứ mềm nhũn ra, hai xương đầu gối như có cát ở giữa, bước đi cờm cợm đau không nhắc lên được. Người sốt mà được ngậm một hạt muối chẳng khác nào ngày ta ta ăn củ sâm Cao Li vậy! Hồi đó gạo ít, sắn nhiều, ăn sắn lạt muối lâu ngày cổ họng nóng và đắng vô cùng, nếu lấy gạo nấu với sắn thì không thể nào nhìn đâu ra hạt cơm. Anh nuôi có sáng kiến nấu sắn riêng đem đánh cho tơi, lấy hết tim sắn ra,rồi lấy cơm rắc lên bề mặt để chia cho bộ đội. Cùng với sáng kiến này, bên đại đội đặc công 406, đồng chí Trần Kim Hùng biết chế sắn thành bột để gói bánh ít phát cho anh em đi công tác, tráng mì sắn đổi bữa cho bộ đội ăn. Không có thực phẩm, đồng chí lặn xuống sông Xà Lò bắt cá, vào rừng bắn khỉ vào làm nhưn, lấy xương khỉ nấu cao bồi dưỡng cho số anh em ốm yếu. Việc làm này của Trần Kim Hùng được tập thể khen ngợi (Trần Kim Hùng, nay là đại tá về hưu, đã được Đảng và Chính phủ tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tháng 9/2000)

Trên địa bàn Liên khu 5, trung đoàn 2 là đơn vị sản xuất giỏi được nhiều đơn vị noi gương. Trung đoàn đã tự túc được hàng chục tấn lương thực, gồm bắp và lúa không kể sắn rẫy, nhờ vậy mà trung đoàn thoát được nạn đói, còn nuôi cả đoàn văn công Quân khu suốt 2 tháng trường.

Tôi nhớ lại, hồi đồng chí Trần Kiên thường vụ Khu 5 phụ trách kinh tế (Khu 5 (sau này đồng chí Trần Kiên là trưởng ban kiểm tra Trung Ương Đảng) cho mang hạt mít lên cho trung đoàn triển khai trồng. Lúc đầu, một vài anh em lạc quan “tếu”, cho rằng tình hình cách mạng miền Nam giỏi lắm là hết sáu lăm (1965) là có thể giải phóng, cần gì trồng mít (!) Thế nhưng 5 năm sau, vào Mậu Thân 1968, ta tấn công, địch phản kích, đường hành lang bị đánh phá, bộ đội không được tiếp tế, nhờ vào vườn mít đã cứu đói cho cả trung đoàn quân giải phóng. Đến lúc này anh em mới ngả ngửa ra, thán phục tầm nhìn xa của các đồng chí lãnh đạo.

Thật sự một bài học sâu sắc!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:58:48 pm »

CHƯƠNG IV

VỀ LẠI BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG

Năm 1963, phong trào cách mạng miền Nam phát triển và tấn công địch trên cả hai mặt trận quân sự và chính trị. Nổi lên như phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo liên tục nô ra ở các thành thị, gây cho ngụy quyền Sài Gòn nhiều lúng túng; trên mặt trận quân sự, binh lính và cố vấn Mĩ bị quân giải phóng liên tiếp tiến công quyết liệt, ngày càng sa lầy trên nhiều chiến trường. Đòn đánh sau thường đau hơn đòn đánh trước, đẩy chế độ Ngô Đình Diệm vào tình thế khủng hoảng trầm trọng, buộc đế quốc Mĩ phải thay ngựa giữa dòng. Chế độ Diệm - Nhu sụp đổ kéo theo sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam với công thức: “Ngụy quân, ngụy quyền tay sai + viện trợ + cố vấn”. Đế quốc Mĩ không dừng lại trước hố sâu thất bại, tập đoàn hiếu chiến lầu năm góc tiếp tục kéo dài sự dính liu chia cắt đất nước ta. Chúng đưa chế độ tay sai mà chúng gọi là “Đệ nhị cộng hòa” dồn sức thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, tăng cường lập đồn bót, xây dựng sân bay, bến cảng, kho tàng và nhiều căn cứ quân sự chuẩn bị đẩy chiến tranh xâm lược nước ta lên mức cao hơn, ác liệt hơn.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh quân giải phóng miền Nam cho các Quân khu và các mặt trận phát triển lực lượng đặc công, làm nòng cốt cho tác chiến, tiêu diệt hệ thống đồn bót của địch và cùng phối hợp với các lực lượng khác tấn công các chi khu quân sự địch. Thời kì này, quân địch tăng cường lập điểm, lập căn cứ, chiếm điểm cao, bên ngoài rào thép gai, bên trong có hệ thống công sự giao thông hào, hầm ngầm vững chắc. Quân lính bên trong các cứ điểm này thường có số lượng từ 1 trung đội đến 1 đại đội. Ở những nơi chúng lập cụm cứ điểm như thị trấn, chi khu, thường có số quân tiểu đoàn đến trung đoàn và thường xuyên thay đổi chiến thuật. Để tiêu diệt được trung đội địch trong cứ điểm, ta phải dùng đại đội tấn công, để tiêu diệt đại đội ta phải dùng lực lượng tiểu đoàn tấn công, có khi phải dùng đến trung đoàn bộ binh để đánh một tiểu đoàn địch trong công sự, đánh cứ điểm phải dùng chiến thuật hiệp đồng binh chủng: Binh gấp 3 và hỏa lực gấp 7 (bộ binh 3, hỏa lực 7). Về hỏa lực lúc này ta có khó khăn mới trang bị được DKZ 57, cối 82mm, trọng liên, đại liên, chưa có cối 106,7mm và ĐKZ 75. Do đặc điểm như vậy nên cấp trên chủ trương: Muốn tiêu diệt được cứ điểm, cụm cứ điểm, sân bay, bến cảng, kho tàng… phá hủy phương tiện chiến tranh, tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của địch, để không những có ý nghĩa về quân sự bằng những đòn bất ngờ, táo bạo mà còn mang tính tác động chính trị, thì phải sử dụng lực lượng đặc công để đánh địch, tạo thế cho các lực lượng khác của ta phát triển mạnh lên.

Sau thắng lợi Nhơn Lộc và Đồng Miếu, đại đội  đặc công 406 thuộc Trung đoàn bộ binh 2, Quân khu được cấp trên tưng cường quân số, trang bị và được huấn luyện các kĩ thuật các mặt, tiếp tục ra quân đánh một số cứ điểm địch ở Minh Long diệt 2 trung đội dân vệ, phá một số ấp chiến lược, hỗ trợ cho nhân dân bung ra trở về làng cũ làm ăn.

Sau đợt hoạt động này, đại đội 406 tiếp tục ra quân phối hợp với tiểu đoàn 95 trung đoàn 2 bộ binh Quân khu đánh địch ở Long Lếch, tiêu diệt gọn một chỉ huy sở tiểu đoàn, một đại đội bộ binh, một trung đội pháo binh thuộc sư đoàn 22 ngụy. thu 2 đại bác 105mm và dùng chính 2 khẩu pháo của địch bắn vào đồn Giá Vụt, gây tổn thất làm cho bọn chỉ huy hoang mang, lo sợ.

Từ thực tiễn chiến đấu, đại đội đặc công 406 nhanh chóng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đánh giá được đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của quân địch, nâng cao được trình độ kĩ chiến thuật của đơn vị và nắm vững tư tưởng chiến thuật đặc công là: “Luồn sâu, lót sát, bí mật, bất ngờ” đánh địch giành thắng lợi. Nhưng trên thực tế của chiến trường, lực lượng đặc công phân bổ trên địa bàn toàn Quân khu còn rất mỏng.Trước bức xúc đó, Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân khu chỉ đạo cho các địa phương và các đơn vị phát triển mạnh lực lượng đặc công cơ động, kết hợp tập trung với phân tán, đánh địch từ trận nhỏ đến lớn, đánh cao điểm để tiêu diệt sinh lực địch.

Tháng 12 năm 1963, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập tiểu đoàn đặc công 409. Tiểu đoàn đặc công có 3 có xung lực: Đại đội 30, 40, 50/409. Trên cơ sở quân số của hai đại đội 403 và 406 làm nòng cốt. Và đại đội 60/409 hỏa lực, do Quân khu tăng cường quân số và trang bị từ cối 60mm đến 81mm, đại liên, DKZ 57. Tiểu đoàn đặc công 409 do đồng chí Nguyễn Thành Tâm, tiểu đoàn trưởng; Tôi (Nguyễn Huy Chương) chính trị viên trưởng tiểu đoàn, các đồng chí Lê Sơn Hổ, Nguyễn Như Ý, quê Khánh Hòa, tiểu đoàn phó quân sự; các đồng chí Trần Tấn Ước, quê Duy Xuyên Ngô Trọng Đãi, quê Hòa Vang, tiểu đoàn phó chính trị. So với các đơn vị khác, thì tiểu đoàn đặc công bao giờ cũng được tăng cường cán bộ chỉ huy và lãnh đạo đông hơn, vì phải tác chiến liên tục. Những ngày tối trăng trong tháng là thời cơ bí mật tìm hành, độc lập tác chiến, thường không theo mùa chiến dịch, không nhất thiết phải hiệp đồng mà có thể tác chiến độc lập theo yêu cầu chính trị để mở phong trào diệt địch giành dân, làm chủ địa bàn và về quân sự, diệt sinh lực địch, diệt địch tên cao điểm, mà các đơn vị bộ binh lúc đó chưa có điều kiện đánh được. Do yêu cầu đặc biệt như vậy nên hàng tháng tác chiến các đơn vị đặc công đều có thương vong. Từ đó tư tưởng một số anh em diễn biến có mặt tiêu cực. Có người nghĩ mình chỉ sống theo tuần trăng. Nhân chuyện tôi về lãnh đạo chỉ huy đơn vị đặc công 409, có một số anh em cùng cấp cho là tôi bị khuyết điểm, bị cấp trên giáng cấp, từ phó chính ủy chủ nhiệm chính trị trung đoàn xuống làm chính trị viên tiểu đoàn, “bị” đưa vào chỗ ác liệt. Trước những lời đàm tiếu đó, tôi không hề có suy nghĩ gì vì tôi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi tham gia cách mạng, tôi đã xác định con đường và chỉ có một con đường: Chiến đấu, hi sinh cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Hơn nữa tôi là đảng viên, mà kĩ luật của Đảng là phải chấp hành mệnh lệnh của Đảng phân công, ai thoái thác nhiệm vụ, người đó tự đánh mất danh dự và uy tín chính trị của mình trước tập thể. Về tôi, tôi nghĩ rằng: Việc gì Đảng phân công cho tôi tức là Đảng đặt niềm tin ở tôi, tôi dù có hi sinh trong đội hình binh chủng, hoặc bất cứ ở chiến trường, mặt trận nào tôi cũng thanh thản và vui lòng!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 08:04:57 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 08:00:50 pm »

Từ đó, niềm vui mới của tôi là được trở về với binh chủng, gặp lại những đồng đội xưa kia, kể cả những học viên từng được rèn luyện ở trường đặc công Quân khu 4 trong những năm ở miền Bắc, đang chiến đấu chung một tiểu đoàn và nhiều đơn vị đặc công khác trên địa bàn Quân khu.

Đảng ủy tiểu đoàn đặc công 40, tiến hành đợt học tập chính trị giáo dục cho đảng viên về vai trò tiền phong, gương mẫu đối với đơn vị, mà quyết tâm xây dựng đơn vị. Một điều may mắn là số đảng viên tiểu đoàn chiếm đến 60%, đa số anh em cán bộ chiến sĩ được trưởng thành qua chiến đấu, nên một khi được khơi dậy là có sức bật và quyết tâm cao. Tiểu đoàn tiến tới xây dựng quyết tâm cho từng chi bộ, chi đoàn vững mạnh. Đối với anh em ngoài Đảng, thì xây dựng hội đồng quân nhân mạnh, để anh em rèn luyện phấn đấu. tiểu đoàn tài chính một đợt học tập gương hi sinh dũng cảm của một số đồng chí có thành tích trong đơn vị, xét khen thưởng cho tập thể và cá nhân trong tiểu đoàn, và học tập hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và bọn tay sai đối với cách mạng miền Nam, và tình hình cách mạng miền Nam trong năm 1964, nêu quyết tâm của toàn Đảng, toàn Quân trong Quân khu góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ, giữ vững vùng căn cứ địa, tiến công địch, giải phóng nhân dân, làm chủ vùng nông thôn, bao vây thành thị. Từ đó tư tưởng đảng viên và cán bộ chiến sĩ được khai thông, ban chỉ huy tiểu đoàn triển khai đợt huấn luyện kĩ thuật, chiến thuật đặc công cho toàn tiểu đoàn. Khẩu hiệu đề ra là: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt xương máu”; Tập như đánh thật! Các bộ phận từ xung lục đến cối, đại liên, ĐKZ hăng say luyện tập, từ hình thái đánh chính quy đến ứng dụng lúc đặc công đánh gần không cần bàn đến. Lúc này tiểu đoàn chưa được trang bị B40, B41, nhưng tiểu đoàn vẫn triển khai huấn luyện cơ bản kĩ thuật bắn hai loại vũ khí này, để khi được trang bị ác bộ phận có thể sử dụng được ngay. Từ đợt huấn luyện này, mỗi cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đều nắm được tư tưởng chỉ đạo chiến thuật đặc công là sử dụng lực lượng ít nhưng tinh nhuệ, để tiêu diệt số đông quân địch co cụm trong cứ điểm có công sự hầm ngầm bảo vệ, bằng chiến thuật “bí mật, bất ngờ, luồn sâu, lót sát, đánh nhanh diệt gọn” quân địch.

Về công tác hậu cần, tiểu đoàn tự sản xuất lương thực, thực phẩm tại Kon-Hà-Nừng. Những đồi sắn, ruộng lúa bạt ngàn nương rẫy. Có thể nói, kinh tế tự túc của tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu lúc này khá vững chắc, bảo đảm được cái ăn cho chiến sĩ.

Vừa mới ra đời, tiểu đoàn đã nhanh chóng ổn định tổ chức, có ban chỉ huy vững mạnh, cán bộ chiến sĩ được huấn luyện kĩ, có tinh thần quyết tâm chiến đấu cao, với nhận thức sâu: Đánh đặc công là biểu hiện đặc trưng của tư tưởng lấy ít đánh nhiều, mà thủ đoạn chủ yếu là chiến thuật tập kích phát triển đến trình độ cao. Tập kích vào nơi địch sơ hở nhất, tạo ra bất ngờ đối với địch, đánh vào nơi mà địch cho là an toàn nhất, đó là cơ quan đầu não của chúng. Trong đợt ra quân đầu tiên đánh để rút kinh nghiệm thực hiện chiến thuật mật tập, ban chỉ huy tiểu đoàn đưa đại đội 30/409 làm chủ công, kết hợp với đại đội hỏa lực và bộ binh tiểu đoàn 95, trung đoàn 2 tiêu diệt cứ điểm Bàu Mi thuộc xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Cứ điểm Bàu Mi nằm trên đồi xao, xug quanh có 3 lớp rào kẽm gai bảo vệ, lô cốt hầm ngầm được trang bị đại liên, do bọn bảo an chốt giữ. Sau khi điều tra nghiên cứu, nắm chắc cách bố trí huấn luyện trong cứ điểm, đại đội 30/409, cho 2 bộ phận bí mật tiến hành. Bộ phận 1 bám giữ lô cốt đầu cầu sẵn sàng bộc phá, bộ phận 2 tìm nhập trung tâm cứ điểm Bàu Mĩ chờ lệnh nổ sung. Đúng vào lúc 1 giờ đêm tháng 5/1964, bộ phận đột sâu trung tâm do đồng chí Nguyễn Liễm làm mũi trưởng nổ bộc phá đánh sập lô cốt trung tâm làm lệnh, liền sau đó bộc phá của bộ phận 1 đánh sập bốn pháo đài canh ở 4 góc cứ điểm, mở cửa cho bộ binh tiểu đoàn 95, trung đoàn 2 xung phong dưới hỏa lực kiềm chế của đại đội 60/409. Sau 10 phút nổ súng, đại đội 30/409 và tiểu đoàn 95, trung đoàn 2 đã san bằng cứ điểm Bàu Mi, tiêu diệt hoàn toàn quân địch, tịch thu toàn bộ quân trang quân dụng của địch. Trong trận đánh đầu tiên này, đồng chí Nguyễn Liễm, mũi trưởng thọc sâu, trong lúc lên đánh bộc phá vào lô cốt trung tâm bị chôn địch xuyên qua bàn chân. Nếu dừng lại rút chông hoặc thay xung kích, quân địch sẽ gây sát thương cho đồng đội, đồng chí Liễm đã nghiến răng chịu đau, dùng chân còn lại nhảy cò, đẩy mình lên dùng thủ pháo đánh sập lô cốt địch, hoàn thành nhiệm vụ đồng chí cho anh em rút chông ra. Thật là một hành động dũng cảm!

Ra quân trận đầu mang chiến thắng trở về, đơn vị không ai hi sinh, niềm phấn khởi dâng tràn, đơn vị rạng rỡ niềm vui. Vào tháng 6/1964, đại đội 40/409, ra quân tập kích diệt một trung đội bảo an ở núi Bé, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đại đội40/409, đánh trận này với quyết tâm cao, nhưng cũng dự kiến mức thương vong là 6 đồng chí. Đêm ra quân, địa phương xã Phổ Cường huy động 30 dân công phục vụ, trong số 10 phụ nữ của thôn Nga Mân thì 4 chị được phân công cơm nước và phục vụ đội phẫu, còn 6 chị đi đào 6 huyệt chôn liệt sĩ. Sau khi đào xong huyệt, 6 chị ngồi khóc, lo nghĩ những chiến sĩ không may hi sinh trong trậ nnày. Khi trận đánh kết thúc, đại đội 40/409, diệt xong cứ điểm, bắt tù binh mang vác vũ khí đi qua. Nghe bước đi nặng trong đêm, ai cũng tưởng anh em cáng liệt sĩ về. Nhưng quân qua không dừng lại, 6 chị được thông báo, đơn vị không ai bị thương vong. Lòng mừng rỡ, dù phải thức gần trọn đêm, nhưng 6 chị vẫn thấy không mệt mỏi, khi phải hoàn thổ 6 huyệt đã đào. Sau khi cứ điểm núi Bé phía tây đường số 1 bị diệt, cả xã Phổ Cường không còn chốt địch nào, ở thôn Nga Mân, Xuân Thành, Bàn Thạch liên hoàn vùng giải phóng mở rộng, nhân dân nô nức lo xây dựng quê hương trong niềm vui thoát khỏi vòng kìm kẹp của địch. Nơi đây cũng là nơi tiểu đoàn 409 được bà con nuôi dưỡng, trong những ngày đơn vị dừng chân huấn luyện, chuẩn bị đánh chi khu quận lị An Lão.

Phát huy thắng lợi đánh độc lập, tháng 9/1964, tiểu đoàn ra quân với đại đội 50 xung lực, và đại đội 60 hỏa lực san bằng đồn bảo an núi Diễm thuộc xã Phổ Hiệp, diệt toàn bộ quân địch, thu toàn bộ vũ khi quân trang quân dụng. Chiến công của lực lượng bộ đội đặc công, một lối đánh độc đáo, táo bạo đã làm nức lòng toàn quân, toàn dân trên từng mặt trận, góp phần cùng quân và toàn dân miền giành thắng lợi dòn dã, làm cho Mĩ - ngụy khiếp sợ, không lường trước sự thất bại và cũng khó có phương thức đối phó hiệu quả. Các đơn vị 30, 40, 50, 60 thuộc tiểu đoàn 409 được Quân khu liên tục khen ngợi về sự tiến bộ và ý chí gan đồng, dạ sắt, đánh đâu thắng đó, càng ra sức rèn luyện, nâng cao chiến kĩ thuật để xứng đáng là binh chủng tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 07:42:49 pm »

CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG AN LÃO

Với những thắng lợi liên tiếp giành được trên chiến trường, mở ra bước phát triển mới trong so sánh lực lượng giữa ta và địch trên địa bàn Quân khu 5. Bộ Tư lệnh quân giải phóng Khu 5 chủ trương mở chiến dịch Đông Xuân 1964-1965, mở rộng hoạt động tấn công tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường Quân khu, trọng tâm là bao vây tấn công địch, giải phóng quận lị An Lão, ở phía tây bắc Bình Định.

Địa hình An Lão có hai dãy núi lớn nối liền với dãy Trường Sơn - Dưới hạ lưu là đồng bằng như một dải lụa chạy dọc theo sông Lại Giang (sông An Lão). Chiều ngang của An Lão rộng hơn 1km, chiều dài hơn 22km, dân cư có khoảng 15 ngàn người. Từ năm 1962, quân địch xây dựng An Lão thành một chi khu quân sự phòng thủ ”bất khả xâm phạm” bao gồm các cao điểm: Đồi 193 mét, suối Bà Nhỏ (Hội Long), đồi Mít - Quận lị An lão và 8 ấp chiến lược trên một tuyến dài 17km, từ Hội Trung đến quận lị An Lão bao gồm ấp chiến lược Hưng Nhân, Thành Sơn, Xóm Vườn, Hưng Nhượng, Xuân Phong, Vân Khánh, Vân Lang, Hội Long, Hội Trung… để dồn dân vào đây kèm kẹp. Chi khu quận lị An Lão là pháo đài then chốt giữa miền núi và đồng bằng nam Hoài Nhơn, - làm tấm lá chắn bảo vệ thị trấn Bồng Sơn và huyện Hoài Nhơn, ngăn chặn hoạt động của ta, làm bàn đạp cho những cuộc hành quân càn quét vào vùng giải phóng và vùng căn cứ cách mạng.

Chủ trương của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở đọt hoạt động trong chiến dịch Đông Xuân này là nhằm tấn công tiêu diệt hệ thống cứ điểm của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, chủ lực và địa phương của địch, phá tan hệ thống ấp chiến lược và tiêu diệt hệ thống tề điệp, giải phóng vùng đồng bằng phì nhiêu trên lưu vực sông Lại Giang (An Lão), mở rộng vùng giải phóng nối liên từ căn cứ địa miền núi của ta, phát triển du kích chiến tranh, xây dựng căn cứ cho các đơn vị đánh tập trung hợp đồng binh chủng có chỗ trú quân khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, phát triển binh vận, làm tan rã hàng ngũ quân địch. Đây là chiến thuật đánh điểm diệt viện, vây điểm diệt viện, đánh trực thăng đổ bộ. Dùng đặc công đánh chiếm, dùng bộ binh đánh ấp, kéo địch ra để diệt, lấy đánh địch ngoài công sự là chính.

Căn cứ vào chủ trương của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân khu bổ nhiệm đồng chí Giáp Văn Cương, tham mưu trưởng Quân khu là Tư lệnh mặt trận chiến dịch Đông Xuân, Đồng chí Đặng Hòa, Bí thư Đảng ủy (chủ nhiệm chính trị Quân khu), đồng chí Giáp Văn Cương, phó bí thư, đồng chí Nguyễn Giới, Đảng ủy viên, đồng chí Đỗ Phú Đáp, Đảng ủy viên, trung đoàn trưởng trung đoàn 2, đồng chí Nguyễn Huy Chương, Đảng ủy viên, chính trị viên trưởng tiểu đoàn đặc công 409, và đồng chí Bí thư Đảng bộ quận An Lão, Đảng ủy viên.

Các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng chi khu quận lị An Lão gồm:

Đơn vị chủ công: Tiểu đoàn 40 đặc công Quân khu nhận nhiệm vụ tiêu diệt 3 cứ điểm: 193 (Hưng Nhơn), 160 (suối Bà Nhò), 150 (đồi Mít).

Đơn vị phối hợp: Trung đoàn 2 bộ binh Quân khu, bộ đội địa phương các huyện An Lão, Hoài Nhơn, Hoài Ân, dân quân du kích các xã phụ cận phối hợp đánh địch, giải phóng nhân dân trong 8 ấp chiến lược trên tuyến dài 17km, bắt đầu từ sông Lại Giang đến chi khu quận An Lão.

Các công việc đang được tiến hành thì trời đổ mưa, kéo dài suốt tháng trời. Đất rrừng trên cao dưới thấp nhão ra, nước sông An Lão hoàn toàn cách li giữa An Lão và các vùng phụ cận. Một số ngọn núi lớn ở các huyện Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi) và phía tây huyện An Lão sut lỡ, các nơi đổ sập xuống gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng của đồng bào và các đơn vị bộ đội. Trong sự thiệt hại này có một phần của cơ quan chính trị trung đoàn 2 bộ binh Quân khu, tham gia chiến dịch An Lão, đóng quân bên suối bị núi lở chôn lấp một số anh em đã hi sinh. Sau vụ núi lở, mưa vẫn tiếp tục, nước từ trên núi tràn về, gây ra trận lụt chưa từng thấy. Cả vùng đồng bằng ven biển, từ Quảng Nam trở vào chìm trong biển nước. Nạn đói có nguy cơ đe dọa, tác động chiến trường Khu 5. Trong lúc nhân dân và bộ đội giải phóng đang dốc sức đố phó với thiên tai khủng khiếp đang diễn ra, thì quân địch tung quân càn quét dồn dân lập ấp, đánh phá sâu vào căn cứ cách mạng. Bộ máy chiến tranh tâm lí của địch ra sức tuyên truyền láo toét, lôi kéo những người nhẹ dạ: “Trời ủng hộ quốc gia, trận lụt như một trận tổng phản công của quân đội quốc gia”. Khó khăn dồn dập, tưởng chừng như không thể vượt qua, đã được khắc phục bằng ý chí và lòng đoàn kết tương trợ nhau, càng làm cho nghĩa tình quân dân sáng ngời trong hoạn nạn, không những đã vượt qua, mà còn tạo ra sức mạnh chiến đấu mới, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu cứ điểm địch, quyết giành thắng lợi trong chiến dịch tấn công và giải phóng chi khu quận lị An Lão cho bằng được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 07:43:23 pm »

Những ngày lũ lụt đi qua, nhưng khó khăn vẫn còn chồng chất. Đường sá cầu cống hư hỏng, giao thông liên lạc hạn chế, nhưng không có khó khăn nào ngăn được quyết tâm của bộ chỉ huy chiến dịch và các đơn vị chủ công cũng như phối thuộc. Sau khi nghiên cứu thực địa, bộ chỉ huy chiến dịch phân lập tập đoàn cứ điểm chi khu quận lị An Lão thành 4 khu để lên sa bàn tác chiến.

Khu 1: có 2 cứ điểm, 3 ấp chiến lược. Ta sử dụng lực lượng: 1 đại đội đặc công 2 đại đội bộ binh. Đại đội đặc công chịu trách nhiệm tiêu diệt cao điểm 193, một pháo đài quan trọng bậc nhất, cánh cửa thép bảo vệ chi khu quận lị An Lão của địch. Hai đại đội bộ binh bao vây tiêu diệt bọn địch trong 3 ấp chiến lược giải phóng nhân dân, dùng hỏa lực chế áp các vị trí địch, tăng cường hỗ trợ cho đặc công.

Khu 2: có 4 ấp chiến lược phía đông sông An Lão. Ta sử dụng: 1 đại đội bộ binh, 2 đại đội địa phương tỉnh, 2 trung đội địa phương huyện Hoài Nhơn, bao vây tiêu diệt quân địch trong 4 ấp chiến lược, bao vây quận lị An Lão, đánh quân viện đường bộ, đánh địch đổ bộ trực thăng. Khu 2 có chỉ huy sở mặt trận đứng chân theo dõi, chỉ đạo các trận đánh.

Khu 3: Có 2 cứ điểm và 2 ấp chiến lược. Ta sử dụng lực lượng: 2 đại đội đặc công, 2 đại đội bộ binh, 2 trung đội địa phương có nhiệm vụ tiêu diệt 2 cứ điểm suối Bà Nhỏ, đồi Mít và 2 ấp chiến lược, sẵn sàng đánh địch từ Bồng Sơn lên và đánh trực thăng địch đổ bộ.

Khu 4: Phòng tuyến nghi binh đón lỏng quân địch chạy theo sông, tiêu diệt tàn quân, bắn máy bay, thu hút hỏa lực trên không của địch để cho các đơn vị khác hoàn thành nhiệm vụ.

Trong 4 khu tác chiến này, có cao điểm 193 khá quan trọng. Diệt được cao điểm 193 sẽ mở được cánh cửa thép, làm rúng động cả hệ thống phòng thủ chi khu An Lão. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, ban chỉ huy tiểu đoàn 409 đặc công tiến hành 3 đợt nghiên cứu cao điểm 193 ở phía tây sông An Lão, cách ấp chiến lược xóm Vườn 1.200 mét, để tìm ra cách đánh hiệu quả cao.

Đợt 1, tổ nghiên cứu tìm đường lên cao điểm. Sau 3 đêm bám hiện trường trinh sát xác định ngoài đường đột phá chính, con đường độc đạo dẫn lên cao điểm còn có hướng phụ ở phía bắc. Nhưng hướng này cũng như quanh cao điểm, dốc đứng vách đá trơn trợt, rào kẽm gai 3 lớp có móc mìn sáng, mìn sát thương, quân địch canh phòng nghiêm ngặt.

Đợt điều tra thứ 2, đơn vị nghiên cứu gặp địch tăng cường quân số và vũ khí, bảo vệ cho bọn công binh sửa đường lên điểm cao 193 sau mưa bão bị sạt lỡ. Đây là dịp may cho anh em lợi dụng sơ hở của địch đột lên điểm cao. Nhưng khi lên đến mặt đồi lại gặp địch phân tán ra nhiều chỗ. Vì vậy anh em không vào được bên trong. Cùng thời gian với cao điểm 193, hai mũi nghiên cứu cứ điểm suối Bà Nhỏ và đồi Mít đã hoàn thành điều tra thực địa. Bộ đội đang tíến hành luỵện tập chiến thuật tấn công. Từ ngày lên phương án đến lúc này, thời gian đã 60 ngày trôi qua. Điều quan trọng, là dù cho những khó khăn trở ngại về thời tiết nhưng các tổ điều tra cứ điểm địch không để lộ dấu tích.

Đợt nghiên cứu lần thứ 3, tổ chuẩn bị chiến trường lên cao điểm 193 với một tinh thần và quyết tâm khẩn trương. Kinh nghiệm của anh em là làm việc gì mà cẩn thận và có quyết tâm đều đem lại hiệu quả. Đợt nghiên cứu thứ 3 tổ trinh sát đã đột vào được trung tâm cao điểm 193.

Cao điểm 193, có 3 lớp rào, mỗi lớp cách nhau 15m, từ rào vào đến chiến hào cao 10-15m, mặt đất có mìn và pháo sáng. Mặt đồi địch chia ra làm 2 khu. Khu đồi cao hơn do một trung đội cộng hòa chiếm giữ, bộ binh địch dùng tiểu liên, trung liên và một trung đội cối 106,7mm (2 khẩu). Khu đồi thấp do một trung đội bảo an chiếm giữ quanh khu vực đóng quân có chiến hào sâu và rộng 1m, bờ đất mặt chiến hào làm bệ tì chiến đấu. Toàn khu đồi có 4 lô cốt ở 4 góc, mỗi một lô cốt rộng 2 mét, mỗi lô cốt có 4 lỗ châu mai. Toàn khu đồi có 9 khu nhà tiền chế. Vũ khí trang bị trên cao điểm 193 gồm 2 cối 196,7mm, 4 đại liên, 4 trung liên và 76 tên lính gồm hai sắc lính cộng hòa và bảo an do 2 thiếu úy chỉ huy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 07:44:06 pm »

Tầm quan trọng của cao điểm 193 khi bị tấn công, địch dùng hỏa lực khống chế và chi viện cho các cứ điểm trong phạm vi ảnh hưởng.

Cao điểm 193 bốn bên dốc đứng, hố sâu. Từ khi thành lập chi khu quận lị An Lão đến nay, cao điểm 193 chưa bị quân giải phóng tấn công lần nào, vì vậy quân địch khoác lác thách thức cho rằng: “Bao giờ nước sông An Lão chảy ngược thì Việt cộng mới đánh được cao điểm 193”.

Sau khi điều tra, Tham mưu trưởng tiểu đoàn 409 lập sa bàn giả định và chọn địa hình giống cao điểm 193 cho bộ đội luyện tập kĩ thuật tác chiến.

Căn cứ vào chủ trương, mệnh lệnh của cấp trên và kết quả điều tra của các mũi, Ban chỉ huy tiểu đoàn 409 hạ quyết tâm tiêu diệt 3 cứ điểm 193, đồi Mít, suối Bà Nhỏ và bao vây tiêu diệt quân địch trong chi khu quận lị An Lão.

Xác định tư tưởng chiến thuật trong tấn công vào cao điểm 193, ban chỉ huy tiểu đoàn 409 quyết định dùng chiến thuật kì tập, lợi dụng yếu tố bất ngờ tiếp cận sát địch, nhanh chóng đánh chiếm đầu cầu và phát triển vào trung tâm. Từ đó xác định cách đánh táo bạo: Phóng lưỡi dao nhọn vào ruột địch, nhanh chóng chia cắt địch ra mà diệt. Bộ chỉ huy chiến dịch và Đảng ủy mặt trận quyết định lấy cứ điểm 193 làm điểm cho toàn mặt trận. Xác định hướng tấn công chủ yếu lên cao điểm 193 là hướng đông, hướng thứ yếu là hướng bắc.

Theo kế hoạch, ban chỉ huy tiểu đoàn 409 đặc công bố trí lực lượng và giao nhiệm vụ cho các đại đội:

- Đại đội 50/409, được tăng cường 1 DKZ 57, 2 đại liên, chia thành hai mũi tấn công vào hướng đông và chính diện và mũi hai tấn công theo hướng bắc chủ yếu. Đây là đơn vị đột phá cao điểm 193, do đồng chí Lê Sơn Hổ, tiểu đoàn phó, kiêm tham mưu trưởng tiểu đoàn và tôi chỉ huy.

- Đại đội 40/409, được tăng cường thêm 1 trung đội xung lực của đại đội 30/409, 1 đại liên, 1 DKZ 57, tiêu diệt cứ điểm suối Bà Nhỏ, do tiểu đoàn phó Nguyễn Như Ý, và Trần Tấn Ước, phó chính trị tiểu đoàn chỉ huy.

- Đại đội 30/409 (thiếu 1 trung đội) được tăng cường 1 DKZ 57, 1 đại liên, 1 cối 60mm triển khai diệt cứ điểm đồi Mít. Do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thành Tâm và chính trị viên phó tiểu đoàn Ngô Trọng Đài chỉ huy.

Mệnh lệnh luồn sâu lót sát, bí mật bất ngờ, nổ súng diệt địch được quán triệt trong toàn tiểu đoàn 409 đặc công. Mũi dương công số 1 của đại đội 50/409 gồm 26 đồng chí nhận mệnh lệnh nổ quả bộc phá đầu tiên làm lệnh cho chiến trường, giờ nổ súng đúng 1 giờ 5 phút ngày N1 (6/12/1964), nhằm ngày Mồng 4 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1964). 19 giờ ngày 5/12/1964, từ cánh rừng đại ngàn phía tây, các đơn vị xuất phát. Đêm mùa đông ở rừng, bóng tối đến sớm hơn ở đồng bằng. Trăng Mồng 4 như chiếc lá lúa cong đỏ thẳm sau màn mây chiếu ánh sáng lờ mờ. Mũi 1 trong quá trình tiếp cận phân đội hỏa lực bị lạc đường, anh em phải dùng lại tìm mất 30 phút. Đến 11 giờ đêm thì mũi 1 mới đến rào. Kiểm tra lại lối vào, thì địch tăng cường mìn sát thương, mìn sáng. Đội hình tìm hành phải dừng lại cho trinh sát tìm cách vượt qua. Đến 2 giờ 45 phút, mũi 1 mới triển khai xong đội hình. 1 giờ sáng các bộ phận của mũi 1 đã bám sát mục tiêu chờ lệnh. 5 phút đồng hồ trôi qua nặng nề trong từng chiến sĩ. Mệnh lệnh nổ súng phát ra. Mũi 1 tung thủ pháo điểm hỏa làm lệnh. Một tiếng nổ gầm lên! Chỉ cách 3 giây sau suối Bà Nhỏ phát hỏa và 12 giây sau, cứ điểm đồi Mít nổ súng. Tiếng bộc phá nổ dây chuyên trên một tuyến dài từ cao điểm 193 đến đồi Mít, suối Bà Nhỏ làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ chi khu An Lão. Tiếp theo tiếng bộc phá làm lệnh, toàn bộ các mũi tấn công của trung đoàn 2 trên tuyến dài 17km đồng loạt nổ súng xung phong đánh chiếm 8 ấp chiến lược. Quân địch bên trong các cứ điểm và ấp chiến lược chống trả quyết liệt. Nhưng nơi nào có ổ đề kháng của quân địch đều bị hỏa lực của quân ta chế áp buộc chung phải câm họng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 07:44:52 pm »

Lần đầu tiên phối hợp tấn công quân địch trên một tuyến phòng thủ dài, nhưng tiểu đoàn 409 đặc công và trung đoàn bộ binh 2 đã làm chủ trận địa trong vòng 30 phút, cả hệ thống phòng thủ của chúng bị tiêu diệt như trở bàn tay.

Cả 3 cứ điểm 193, suối Bà Nhỏ, đồi Mít và 8 ấp chiến lược là những pháo đài ngoại vi bị tiêu diệt, nhưng chi khu quận lị An Lão chưa bị quân ta tấn công, chúng vẫn đang trong tình trạng bị bao vây. Sau khi chiếm cao điểm 193, đại đội 50/409, được lệnh của Bộ Tư lệnh mặt trận dùng cối 106,7mm khống chế chi khu, gây hoang mang cho quân địch trong suốt đêm 7/12/1964.

10 giờ sáng ngày 7/12/1964, địch cho 2 máy bay trinh sát, 4 khu trục lên ném bom và tiếp theo cho 6 trực thăng chở quân đổ bộ, bị các bộ phận thượng liên, 12,8mm bắn rát buộc chúng phải rút lui. Ngày 8/12/1964, quân địch tiếp tục cho 6 máy bay khu trục lên ném bom, tiếp theo 26 trực thăng chở quân đổ bộ cách chi khu quận lị An Lão 5km. Trên bộ địch cho tiểu đoàn 40 của trung đoàn 4, sư đoàn 2 ngụy, có chi đoàn 6 thiết giáp 12 chiếc, thuộc trung đoàn 3 thiết giáp từ Bồng Sơn lên, hợp thành với cánh quân do trực thăng chở đến ở hướng đông chi khu, thành 2 gọng kèm đánh lên giải tỏa chi khu An Lão. Bọn địch bị ta bao vây đang cố thủ trong hầm ngầm ở chi khu. Đến trưa ngày 8/12/1964, các địa đoạn phục kích của quân ta từ Hội Long đến Hoài Ân bị chặn đánh và tiêu diệt gần hết cánh quân của tiểu đoàn 40, diệt 5 xe M113. Sau thảm bại này quân địch không còn hi vọng tái chiếm An Lão, cuối cùng chúng phải mở đường máu, dùng máy bay khu trục thả bom ngoại vi chi khu, yểm trợ để bọn trực thăng liều mạng đáp xuống bốc đồng bọn trong chi khu An Lão tháo chạy. Từ đêm ngày 8/12/1964, ta hoàn toàn giải phóng quận lị An Lão. Đồng bào Kinh, Thượng ở quận An Lão mừng chiến thắng, đón bộ đội trong ngày vui giải phóng phá ấp chiến lược trở về làng cũ, đón cái Tết Ất Tị, trong một mùa xuân xuân tưng bừng chưa từng có sau bao nhiêu năm sống trong vòng kiềm tỏa của kẻ thù.

Bình luận về thất bại ở An Lão, đài UPI của Mĩ đã nói: “An Lão là một trận đại bại của quân Việt Nam cộng hòa. Cả hệ thống phòng thủ chi khu An Lão bị du kích Việt cộng tấn công tiêu diệt như trở bàn tay. Điều này bắt buộc các nhà quân sự của Sài Gòn phải xét lại cả hệ thống phòng thủ trên các chi khu khác, xem có đủ sức đứng vững không, khi du kích Việt cộng quyết tâm mở đợt tấn công nào đó”.

Chiến thắng An Lão mở ra khả năng chủ lực ta đánh tiêu diệt chủ lực ngụy, phá vỡ từng khu vực phòng thủ của địch lần đầu tiên trên chiến trường Quân khu 5. Đặc công và bộ binh thực hành một loạt trận đánh với nhiều hình thức chiến thuật linh hoạt. Đánh điểm, vây điểm, diệt viện, thể hiện một bước tiến vượt bậc trong nghệ thuật tác chiến hợp đồng binh chủng giữa đặc công, bộ binh và hỏa lực.

Sau chiến thắng Đông Xuân 1964, diễn biến tình hình trên chiến trường Khu 5 mở ra bước phát triển vượt bậc của cách mạng. Bọn ngụy quân bị dồn vào thế bị động. Đứng trước một mảng chính quyền từ thôn xã, đến huyện thị bị phá vỡ, hơn 1.500 ấp chiến lược - pháo đài chống Cộng của địch từ miền núi đến đồng bằng trên địa bàn Quân khu bị tháo tung, nhân dân hồ hởi trở về làng cũ, giúp đỡ hỗ trợ quân giải phóng và xây dựng các tổ chức quần chúng, đẩy mạnh 3 mũi giáp công trong cao trào cách mạng đang phát triển nhanh ở các vùng Khu 5. Bọn ngụy quân bị dồn vào thế bị động, càng làm cho nội bộ bọn cầm quyền mâu thuẫn trầm trọng. Chiến thắng An Lão làm nức lòng quân và dân Khu 5, góp phần từng bước đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM